Tuesday, March 4, 2014

PICS - VTV1 Còn Sai Chính Tả ... Huống Chi Ai !

“Thủ phạm” không ngờ trong một vụ “trộm” vàng

Hoan hô công an Việt Nam, phải công nhận công an VN ..giỏi nhất thế giới. Thủ phạm ăn trộm vàng chi'nh là ....lủ chuột trong nhà của khổ chủ, thế mà công an VN cũng tìm ra được.
Đề nghị truy tố hình sự ..lũ chuột này đi.
----------------------------------------

(Dân trí) - Ngày 3/3, Công an huyện Hoài Ân, Bình Định cho biết đã điều tra làm rõ vụ mất vàng vừa xảy ra trên địa bàn. Kết quả điều tra khiến ai nấy đều bất ngờ.

Vụ mất trộm vàng xảy ra tại ông Đinh Văn Dư (SN 1978, ở xã Bok Tới, huyện Hoài Ân). Theo ông Dư, ông có 7 chỉ vàng 24K và 5,4 chỉ vàng 18K đựng trong túi vải, cất trong tường nhà, nhưng bị mất lúc nào không hay. Nghi có trộm đột nhập nên ông Dư đã trình báo với cơ quan công an.

Qua kiểm tra, xem xét hiện trường, Công an huyện Hoài Ân nhận định, không có vụ trộm nào xảy ra tại đây. Sau đó công an đã cùng gia đình nạn nhân tìm kiếm và phát hiện “thủ phạm” chính là… lũ chuột trong nhà ông Dư. Chúng đã tha túi vải đựng vàng của ông Dư vào hang.

Nhận lại đủ số vàng tưởng đã bị mất, ông Dư vô cùng phấn khởi.

Khuất Hậu

Hơn 40 công nhân ngộ độc do... ăn trưa trễ

Công ty nảy rất là ..thương công nhân cho nên cho phép công nhân được ..ăn chưa trễ (500 người chứ không phải 1 hay vài người). Chính vì...ăn chưa trễ nên cơm bị ..thiu..đây chính là nguyên nhân gây ra ngộ độc cho 40 công nhân này...chứ không phải là do ..ngô độc thực phẩm đâu nhá...đừng đổ lỗi cho mấy nhà cung cấp thực phẩm & công ty nữa nhé...lỗi tại công nhân ăn chưa trễ không nhá, nhớ nhá...Thứ gì đâu không ahhh..
---------------------------------
TTO- Ngày 4-3, sau khi lấy mẫu thức ăn và bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm, tìm nguyên nhân làm 46 công nhân công ty TNHH Lạc Tỷ 2 (KCN Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A) phải cấp cứu sau ăn trưa ngày 1-3, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang xác định nguyên nhân không phải do ngộ độc thực phẩm.
Ông Võ Hoàng Hận - Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang, cho biết: "qua các yếu tố dịch tễ, cũng như thăm hỏi và phân tích các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, chúng tôi khẳng định đây không phải là ngộ độc thực phẩm mà công nhân bị hạ đường huyết và hạ canxi (do sự cố bị đói vì ăn trưa trễ và mệt mỏi)".
Các triệu chứng như mệt, chóng mặt, buồn nôn... là do phản ứng của cơ thể. Bữa trưa hôm đó có trên 500 công nhân cùng ăn, nhưng chỉ có hơn 40 người có triệu chứng này và đến cấp cứu. Có thể lúc đó, một số công nhân quá mệt, yếu nên thức ăn ăn vào với lượng nhiều sẽ gây phản xạ nôn ói. Sau khi nôn ói, một số bệnh nhân cảm thấy đau thượng vị cũng như đau thành bụng.
Về công thức máu thì bạch cầu không tăng, chứng tỏ không có dấu hiệu nhiễm trùng và tất cả các chỉ số về dấu hiệu sinh tồn và các chỉ số huyết học khác không có gì bất thường. Hiện nay tất cả công nhân đã xuất viện, sức khỏe ổn định.
T. LŨY

Chiêu nâng giá thiết bị 1.300 lần của cựu quan chức ngân hàng

Hèn chi, việt kiều về nước cũng phải ngán ngẫm cách ăn chơi của đám việt cộng. Bây giờ mới biết đám việt cộng làm ăn như thế nào!
-------------------------

Vừa lĩnh án tử hình vì làm thất thoát 530 tỷ đồng, cựu tổng giám đốc Công ty Tài chính II Vũ Quốc Hảo cùng các thuộc cấp còn bị điều tra về hành vi nâng khống thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ.

Vào cuối năm ngoái, ông Vũ Quốc Hảo (59 tuổi), nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính II (ALC II) thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cùng đồng bọn đã bị đưa ra xét xử về hành vi làm thất thoát hơn 530 tỷ đồng của nhà nước. Bị cáo buộc về 3 tội danh và với vai trò là chủ mưu, ông Hảo đã phải nhận mức án cao nhất.
Liên quan đến những sai phạm tại công ty này, cơ quan chức năng đã tách ra để điều tra riêng về hành vi của ông Hảo khi "thổi" giá một thiết bị lặn trị giá 100 triệu lên gấp 1.300 lần để hợp thức hóa việc giải ngân trái phép tiền Nhà nước, giải quyết nợ xấu và đầu tư bất động sản. Hành vi này đã bị cơ quan chức năng cáo buộc vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
quan-tham-8606-1393897045.jpg
Cựu tổng giám đốc Công ty cho thuê Tài chính II đã bị tuyên phạt mức án tử hình về hành vi làm thất thoát 530 tỷ đồng. Hiện ông sẽ tiếp tục đối diện với 2 bản án khác đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và đưa ra xét xử trong thời gian tới. Ảnh: Hải Duyên.
Ngoài ông Hảo còn có 4 lãnh đạo cấp dưới của Công ty ALC II gồm Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc), Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Đinh Nguyên Tý (nguyên trưởng phòng, phó phòng cho thuê tài chính của ALC II) cùng 5 bị can khác nguyên là giám đốc, lãnh đạo các công ty đối tác của ALC II đều bị truy tố về cùng tội danh.
Theo cơ quan điều tra, tháng 12/2003, ông Hảo thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải nhưng giao cho Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Hoà làm giám đốc. Đến năm 2006, ông Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty ALCII.
Trong thời gian này, để có tiền giải quyết nợ xấu cho một số công ty "sân sau" đã lập ra trước đó cũng như đầu tư mua 89,5 nghìn m2 đất thuộc trạm dừng chân miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), ông Hảo đã dùng thiết bị lặn Tinro 2 mà trước đây một doanh nhân người Nhật góp vào công ty Cát Long Hải sử dụng để nâng khống giá và bán lại cho ALCII nhằm hợp pháp hóa việc giải ngân.
Do thiết bị này không có giấy tờ đăng ký, đăng kiểm về hàng hải nên ông Hảo đã bàn với Phạm Minh Tuấn thuê tàu vận chuyển Tinro 2 ra Hải Phòng và cố tình để hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng. Hành vi này được cho là để hợp thức hóa nguồn gốc Tinro 2.
Sau khi có giấy tờ hợp pháp, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc (nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam - Vivaco) để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỷ đồng.
Đến tháng 12/2007, ông Hảo tổ chức họp với các lãnh đạo cấp dưới của ALC II để thông qua phương án mua thiết bị lặn của Cát Long Hải, sau đó cho chính công ty này thuê lại. Mặc dù biết việc giá thực tế chiếc tàu lặn chỉ có 100 triệu đồng, song những người này đều đồng ý và phê duyệt thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính.
Sau khi giải ngân số tiền 130 tỷ, Hảo chỉ đạo mua lại hơn 86.000 m2 đất tại Tiền Giang với giá 79 tỷ đồng. Số còn lại dùng để chi cho chi phí sửa chữa, giải quyết nợ xấu cho các công ty sân sau của Hảo đối với ALC II… Thiệt hại mà Hảo và đồng phạm gây ra trong vụ án này được xác định là hơn 82 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, VKSND TP HCM đã chuyển qua tòa cùng cấp để truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi xem xét, TAND TP HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì cho rằng hành vi của các bị cáo có dấu hiệu "phạm vào một tội khác nặng hơn". Đến nay vụ án tiếp tục được cơ quan chức năng xem xét lại về mặt tội danh.
Hải Duyên

Quân đội Trung Quốc ‘sẽ đáp trả các khiêu khích về lãnh thổ’

VOA-04.03.2014
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân OánhPhát ngôn viên của Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẵn sàng đáp trả tất cả mọi mối đe dọa liên quan tới chủ quyền của nước này trong bối cảnh có tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) và Hoa Đông.
 
Bà Phó Oánh, phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và quân đội được coi là lớn nhất thế giới của nước này chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các nước khác không nên thách thức quyết tâm của Trung Quốc.

Bà Oánh nói rằng ‘nếu nước nào đó muốn khiêu khích hoặc làm tổn hại tới an ninh và trật tự khu vực thì chúng tôi phải hành động’.

Người phát ngôn này nói thêm rằng một trong các mục tiêu của hành động đó là để ‘duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc’.
Bà Oánh cũng nói rằng các nước khác cần phải xem xét nghiêm túc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nếu ‘họ thực sự quan tâm tới an ninh và hòa bình khu vực’ đồng thời chỉ đích danh Hoa Kỳ.

Các phát biểu của bà Oánh được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hiện có các tranh chấp với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, tại vùng biển Ðông cũng như với Nhật ở vùng biển Hoa Đông.

Ngày 5 tháng 3, Trung Quốc sẽ công bố ngân sách quốc phòng mới nhất của nước này.

Năm ngoái, chi tiêu dành cho lực lượng quân sự tăng hơn 10% lên tới khoảng 114 tỷ đôla.

Nguồn: AP, Kyodo

Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kyiv, ngày 27/2/2014.
Mấy tuần vừa qua, biến cố gây chấn động và thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới nhiều nhất chắc chắn là cuộc cách mạng tại Ukraine. Báo ngoại quốc viết. Báo tiếng Việt viết. Sáng, thức dậy, vào internet, mở các trang báo mạng khắp nơi, đều thấy tin tức về Ukraine nằm ở trên cùng.

Các bài tường thuật trên báo chí thường tập trung vào bốn khía cạnh chính:

Một, sự đoàn kết và can đảm tuyệt vời của dân chúng Ukraine, những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh, kiên trì theo đuổi cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại nhà cầm quyền độc tài có khuynh hướng đi ngược lại lịch sử nhằm biến Ukraine thành một chư hầu của Nga. Cuối cùng, họ đã thắng: Tổng thống Viktor Yanukovych phải bỏ trốn.

Hai, sau khi Viktor Yanukovych chạy trốn, người ta mới phát hiện ra sự giàu có và xa hoa vô độ của ông. Với số lương chính thức của một Tổng thống trên 20.000 Mỹ kim một năm, ở một đất nước thu nhập bình quân của dân chúng chỉ có khoảng từ 3000 đến 6000 Mỹ kim, Yanukovych lại sở hữu những ngôi nhà giống như cung điện của vua chúa ngày xưa: tất cả các vòi nước trong phòng tắm và nhà vệ sinh đều nạm vàng rực rỡ; riêng bộ sưu tập xe hơi và xe gắn máy của ông đã lên đến mấy triệu Mỹ kim. Sự giàu có và xa hóa ấy đến từ đâu? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: tham nhũng!

Ba, sự thức tỉnh của giới cai trị tại Ukraine thể hiện qua việc Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn giết những người biểu tình, sau đó, đồng ý truất phế 
Tổng thống Yanukovych; việc các công an quỳ gối xin lỗi đã nổ súng vào các đám biểu tình trước đó.
Bốn, gần đây nhất, người ta bàn tán rất nhiều về nguy cơ đổ máu tại Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua. Liên quan đến nguy cơ đổ máu, có hai khả năng: thứ nhất là nội chiến giữa các phe phái và sắc tộc tại Ukraine; và thứ hai là khả năng Tổng thống Putin của Nga sẽ xua quân tràn qua biên giới xâm lược Ukraine với lý do là để bảo vệ cộng đồng người Nga đang sống tại Ukraine. Hai khả năng này, thật ra, song hành với nhau: Khi quân độ Nga đã tràn vào lãnh thổ Ukraine, chắc chắn họ sẽ sử dụng yếu tố sắc tộc làm một thứ vũ khí chính để làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine.

Xuyên suốt bốn khía cạnh nêu trên là một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất là chiến thắng của đám đông, của những người dân không có vũ khí nào khác ngoài sự can đảm và quyết tâm. Giới bình luận chính trị quốc tế cho đó là một chiến thắng vang dội, không thua bất kỳ chiến thắng nào trong các cuộc cách mạng màu trước đây cũng như cách mạng mùa xuân ở Ả Rập. Gắn liền với chiến thắng ấy là sự thất bại của các thế lực chính trị đầy quyền uy. Trước hết là của cựu Tổng thống Yanukovych, người tìm mọi cách để duy trì chiếc ghế của mình: cuối cùng, ông đã thất bại. Tổng thống Putin, người muốn duy trì ảnh hưởng của Nga tại Ukraine, cho đến nay, đã thất bại. Các nước Tây phương trước đây từng khuyên dân chúng chấp nhận chính phủ của họ cũng thất bại. Thứ hai, cũng giống mọi cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng mới bùng nổ tại Ukraine cũng chứa rất nhiều bất trắc. Không ai dám chắc nó sẽ kết thúc một cách êm thắm với một nền dân chủ và thịnh vượng như một số quốc gia Đông Âu hậu-cộng sản khác.

Ẩn giấu đằng sau tính chất bất trắc trong tình hình chính trị tại Ukraine hiện nay là một yếu tố rất đáng quan tâm: địa chính trị (geopolitics). Có thể nói, một cách đơn giản, số phận của Ukraine hiện nay tùy thuộc phần lớn vào yếu tố địa chính trị ấy. Không chú ý đến yếu tố địa chính trị, mọi sự lạc quan của chúng ta đều dễ trở thành lạc quan tếu. Sự thật sẽ phức tạp hơn nhiều. Với tư cách người Việt Nam, quan sát các xung đột chính trị tại Ukraine, chúng ta càng cần phải suy nghĩ về yếu tố địa chính trị vì đó chính là một trong những điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai nước.

Nhìn trên bản đồ thế giới, chúng ta dễ thấy ngay địa thế chiến lược của Ukraine: Nó nằm ngay ở bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Một bên, nó giáp biên giới với Nga; bên kia, với Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan và Belarus (bốn nước đầu thuộc khối NATO). So với Belarus, vị trí của Ukraine đối với Nga quan trọng hơn nhiều: Nó đông dân hơn (khoảng 45 triệu so với dân số của Belarus chỉ có gần 10 triệu); hơn nữa, nó có một bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, vốn được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải của Nga. Với châu Âu, Ukraine cũng rất cần thiết: Khoảng 25% số lượng khí đốt tại Châu Âu được nhập cảng từ Nga, và 60% số đó đi ngang qua lãnh thổ Ukraine.

Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều Nga tuyệt đối không muốn. Chính vì vậy, năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraine như một cách giúp đỡ nước này và cũng là một cách mua chuộc Tổng thống Yanukovych để ông đừng ngả sang châu Âu. Sự mềm lòng của Yanukovych trước số tiền lớn lao ấy đã gây phẫn nộ cho dân chúng Ukraine, cuối cùng dẫn đến sụ sụp đổ của chính phủ do ông lãnh đạo và bản thân ông phải chạy sang Nga trốn.

Vấn đề gai góc nhất hiện nay là: Liệu Putin có chấp nhận thua cuộc?

Hiện nay, không ai biết các tính toán của Putin: Về phương diện ngoại giao, với Tây phương, ông vẫn giữ giọng hòa hoãn; nhưng về phương diện đối nội, ông lại ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraine; ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công Ukraine; và mới đây, 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea mà không gặp bất cứ một sự chống cự nào.

Nằm giữa châu Âu và Nga là một bất hạnh cho Ukraine. Nước này lại có thêm một bất hạnh khác: sự phân hóa trầm trọng về sắc tộc, lịch sử và chính trị trong nội bộ. Phần lớn dân chúng ở phía đông Ukraine - đa số theo Chính thống giáo và nói tiếng Nga - có truyền thống gắn bó với Nga trong khi phần lớn dân chúng ở phía Tây - đa số theo Thiên Chúa giáo và nói tiếng Ukraine - vốn chỉ bị nhập vào khối Liên Xô từ năm 1939 lại có khuynh hướng ngả về châu Âu.

Sự phân hóa về sắc tộc, lịch sử, văn hóa và chính trị ấy rất dễ bị Nga khai thác, từ đó, Ukraine hoặc có nguy cơ bị chia làm hai hoặc không đủ sức mạnh thống nhất để chống cự lại sự xâm lược của Nga.

Trong khi đó, sự giúp đỡ của Mỹ và Cộng đồng Âu châu đối với chính phủ lâm thời tại Ukraine còn khá dè dặt, chủ yếu là những lời hứa hẹn. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Về phương diện địa chính trị, Ukraine còn nằm ngoài sự quan tâm của châu Âu. Vẫn còn đang khủng hoảng cả về tài chính lẫn về bản sắc, Cộng đồng Âu châu hiện đang bận tâm với việc phục hồi kinh tế và củng cố các thành viên mới vốn là các quốc gia hậu – cộng sản như Bulgaria, Romania, Hungary... Việc mở rộng biên giới sang tận Nga, tuy rất hấp dẫn, nhưng còn khá xa. Không ai dám chấp nhận rủi ro cho một tương lai xa như vậy cả. Nếu, sau khi chiếm bán đảo Crimea, Nga liều lĩnh mở rộng cuộc tấn công vào Ukraine, tất cả những gì Mỹ, và cùng với Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, có thể làm được là tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự định được tổ chức tại Nga vào tháng 6 sắp tới, trì hoãn một số hiệp định thương mại với Nga, loại trừ Nga ra khỏi khối Bát đại cường (Group of 8), v.v... Nhưng tất cả các việc làm ấy đều không thể ngăn cản được tham vọng của Nga.

Chính vì vậy, mọi người đều biết rõ Ukraine đang đối diện với rất nhiều thử thách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn đi sâu vào tình hình hay viễn ảnh chính trị của Ukraine. Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn đề: Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine. Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949, vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975, Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn công Việt Nam cũng lại vì lý do địa chính trị.

Để tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài.

Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc.

Và mọi thách thức đối với Trung Quốc đều là một thủ thách gay gắt đối với Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc

Hãy vì tướng Ngọ mà điều tra đến nơi đến chốn


 Thứ Tư, ngày 05 tháng 3 năm 2014


Người Việt ta có tục lệ “đám cưới chạy tang”, nghĩa là khi trong nhà đã lên chương trình đám cưới cho con nhưng bất ngờ lại có bậc cha mẹ qua đời nên phải gấp rút làm lễ cưới trong vòng vài người trong gia đình trước khi phát tang. Nếu không sẽ phải chờ ngày mãn tang đến 3 năm nữa. Loại “đám cưới chạy tang” này rất buồn thảm, ngắn gọn, chỉ có lệ cho xong.

Đám tang “cấp cao” mà lãnh đạo đảng làm cho tướng PhạmQuý Ngọ vào chủ nhật 23/2/2014 cũng diễn ra trong không khí và mang đầy ấn tượng của một đám cưới chạy tang nói trên. Có người đã đặt tên đây là một “đám tang chạy án”, nghĩa là làm cho có lệ, chóng vánh để đóng gấp vụ án lại.

Nhưng liệu có đóng được không và nhất là có nên đóng việc điều tra ông Ngọ lại hay không?

Đối với lãnh đạo đảng

Đúng ra thì lãnh đạo đảng đã phải ban chỉ thị mở rộng thêm việc điều tra về tướng Ngọ để bảo vệ thanh danh của đảng, cụ thể là Bộ Chính Trị, mới phải. Vì bên cạnh tố cáo hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưỡi đôla nay lại có thêm quá nhiều câu hỏi quanh cái chết của tướng Ngọ.

Hiện giờ câu hỏi lớn nhất là chính lãnh đạo đảng mới 6 tháng trước cũng xem tướng Ngọ là người có đầy đủ phẩm chất, kể cả phẩm chất sức khỏe, để nâng lên hàng thượng tướng. Nay đột nhiên lăn ra chết sau khi có các tố cáo thuộc loại có thể lây lan lên đến các thành viên Bộ Chính Trị. Và ngay cả chết vào giờ nào cũng không ai biết chắc được, … Một người dân thường nếu đột tử một cách bí ẩn như vậy cũng đáng được điều tra, huống chi đây là một ủy viên Trung ương Đảng kiêm thượng tướng công an kiêm thứ trưởng công an. Dân chúng sẽ đặt dấu hỏi vĩnh viễn: tại sao Bộ Chính Trị cố tình đóng vụ án lại? Phải chăng đó là sự thừa nhận rằng kẻ, hoặc những kẻ, mà tướng Ngọ sẽ đóng tiền “chạy án” đang ngồi tại Bộ Chính Trị?

Kết quả điều tra cũng cần thiết để giảm bớt sự uất ức nơi rất nhiều người khi nhìn ảnh đám tang của tướng Ngọ. Tại sao một thứ trưởng đang có nhiều nghi vấn tham nhũng khủng khiếp lại có hàng chữ “Vô cùng thương tiếc” treo thật cao, thật to trong khi lãnh đạo đảng cứ ra lệnh giật cho bằng được 4 chữ đó ra khỏi cả những băng vải nhỏ bé đính vào các vòng hoa tại các tang lễ từ tướng Trần Độ đến Luật gia Lê Hiếu Đằng. Dân chúng vẫn đang hỏi cái chết của ông Ngọ có được thanh sạch bằng sự ra đi của những vị như Trần Độ, Lê Hiếu Đằng, Hoàng Minh Chính, … không? Đó là chưa kể đảng còn cử cán bộ đến đọc lời nhục mạ người quá cố!

Và lãnh đạo phải cho điều tra tận tường vì ngay trong hàng ngũ đảng viên cũng vẫn còn nhiều nghi vấn là ông Ngọ chưa chết. Với việc kiểm soát chặt chẽ 100% mọi thông tin về ông Ngọ suốt từ lúc ông Dương Chí Dũng tiết lộ trước tòa số tiền hối lộ hơn 1 triệu rưỡi đôla dài cho đến tang lễ hôm 23/2 vừa qua, dân chúng chỉ thấy những tấm hình cũ của ông Ngọ. Không ai biết được xác ai hoặc có xác nào nằm trong quan tài không. Một nguồn tin khác phát xuất từ hàng ngũ đảng viên là ông Ngọ đã rời Việt Nam đi Singapore và từ đó đã bay sang Nam Phi. Theo nguồn tin này thì ông Phạm Quý Ngọ đang ung dung ngồi lướt mạng về buổi đám tang cấp cao của chính mình.

Đối với gia đình tướng Ngọ

Đúng ra bà Ngọ và Đại uý Phạm Mạnh Hùng, con trai của tướng Ngọ, phải là những tiếng nói công khai đầu tiên đề nghị, thỉnh cầu, nài nỉ, đòi hỏi Bộ Chính Trị phải tiếp tục và mở rộng cuộc điều tra để (1) biết ai đã giết hại tướng Ngọ vì ông rất khỏe mạnh, hồng hào và mới đứng ra làm lễ cưới tưng bừng cho con trai chỉ mới 2 tháng trước; và (2) rửa sạch thanh danh cho tướng Ngọ trước các tố giác của ông Dương Chí Dũng. Ông Ngọ không còn nói được nữa (dù còn sống trong ẩn núp hay đã chết thật) thì trách nhiệm trả lại danh dự cho ông nằm trọn trên vai Đại úy Phạm Mạnh Hùng.

Không những thế, ông Dương Chí Dũng còn cung cấp chi tiết rất rõ và cụ thể về ngày giờ, nơi chốn mà Đại úy Phạm Mạnh Hùng làm việc giao liên cao cấp cho tướng Ngọ, dẫn người đi chạy án. Do đó, chính Đại uý Hùng cũng cần đòi cuộc điều tra phải tiếp tục để trả lại thanh danh và sự nghiệp tương lai cho mình. Nghi can Ngọ đã chết nhưng nghi can Hùng còn sống.

Sự im lặng của bà Ngọ và Đại uý Hùng trước quyết định đóng vụ điều tra lại của Bộ Chính Trị phải chăng chính là sự thừa nhận rằng tay ông Ngọ và tay ông Hùng đều có dính chàm thật và vì thế mới không muốn bị lòi ra thêm các chi tiết khác nữa?

Đối với Trưởng và Phó ban Nội Chính

Liệu có còn ai sợ những tuyên bố “bắt hết, hốt hết, không cần nói nhiều” của Trưởng ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh và Phó ban Phạm Anh Tuấn nữa không, khi vừa có chỉ dấu đường dây tội phạm có gốc từ Bộ Chính Trị là lập tức trở thành “dẹp hết, đóng hết, cấm nói nhiều” ?

Ban Nội Chính khó có thể giải thích vì ông Ngọ chết nên mất đầu mối để điều tra tiếp. Bà Lan, người đưa tiền hối lộ hơn một triệu đôla, còn đó. Đại úy Phạm Mạnh Hùng, người giao liên tín cẩn nhất của ông Ngọ, còn đó. Và hầu hết những người mà ông Dương Chí Dũng nhắc đến tên tuổi, còn đó. Nếu nhắm mắt làm ngơ trước bằng đó đầu mối thì rõ ràng Ban Nội Chính chỉ là một thứ đồ chơi riêng của vài lãnh tụ ở thượng tầng. Còn cách giải thích nào khác không?

Riêng cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh cũng cần chứng minh cho quần chúng thấy bản chất “Bao Công” của ông mà nhiều người vẫn đồn thổi và đặt kỳ vọng. Tại sao ông rất thẳng tay với tướng công an Trần Văn Thanh năm 2009 – dù bị tai biến mạch máu não vì bị xe cứu thương chở đến tòa để xử – nhưng nay lại im ngay về vụ Tướng Ngọ khi còn đủ loại đầu mối? Hay cọp Bá Thanh chỉ ở rừng Đà Nẵng là hết cỡ, ra tới Hà Nội chỉ còn là mèo?

Đối với những cán bộ thân cận dưới quyền tướng Ngọ

Có lẽ đây là những người cần lên tiếng yêu cầu lãnh đạo đảng tiếp tục điều tra hơn ai hết, vì đây không còn là chuyện thanh danh nữa mà là chuyện sinh mạng của họ và gia đình họ.

Ai cũng biết tướng Ngọ không thể và không muốn lộ mặt trong mọi khâu làm ăn. Chắc chắn ông Ngọ phải tuyển mộ và dùng nhiều đàn em thân tín để “chạy việc” và mỗi đàn em đó đều phải biết ít nhiều những bí mật của ông Ngọ. Những kẻ đã dám dàn xếp cái chết bất ngờ và đầy bí ẩn cho một thượng tướng kiêm thứ trưởng thì chẳng ngại ngùng hay thương xót gì những cán bộ cấp thấp hơn để bịt cho kín mọi lỗ rò. Và những kẻ này có nhu cầu làm nhanh trước khi các bí mật lan ra xa hơn vì người sợ thường đi kiếm rượu và kiếm bạn.

Vấn đề là không phải ai dưới quyền ông Ngọ đều được ông tin cẩn cho làm đàn em chạy việc đặc biệt. Có người biết bí mật của ông Ngọ và có người không. Tuy nhiên những người muốn bịt kín các bí mật không phân biệt được 2 loại cán bộ nói trên và cũng không tin những người tự khai báo là họ không biết gì. Chuyện giết quá tay cho chắc ăn kiểu Tào Tháo không còn là điều xa vời. Chỉ cần nhìn cảnh tướng Ngọ nằm nghe văn tế là cảm được.

Sự sợ hãi trong hàng ngũ dưới quyền tướng Ngọ hẳn đang ở mức rất cao, không chỉ cho cá nhân mà cho cả gia đình họ. Vì không cao cấp như ông Ngọ nên cái chết nếu đến với gia đình họ nhiều phần sẽ rất âm thầm và được gọi là “tai nạn”. Sự sợ hãi này có thể thấy được ở sự trống vắng các cán bộ dưới quyền ông Ngọ tại tang lễ ngày 23/2, theo lời tường thuật của vài người có mặt.

Chính vì vậy mà những cán bộ từng làm việc dưới quyền ông Ngọ nhưng không dính dáng gì đến các vụ chạy án, các vụ làm ăn riêng của ông, cần lên tiếng chung thỉnh cầu lãnh đạo đảng điều tra và công bố kết quả. Khi chẳng còn gì là bí mật thì nhu cầu “triệt khẩu” cũng không còn nữa.

Ở mức tối thiểu, các cán bộ vô can này cần tìm đến gõ cửa Trưởng và Phó Ban Nội Chính, tình nguyện hợp tác trong việc điều tra và cùng lúc cho thấy rõ mình không dính dáng gì với các đường dây làm ăn của tướng Ngọ.

Đối với những người có vẻ thương xót tướng Ngọ

Những người đặc biệt quan tâm đến thanh danh của tướng Ngọ như Đại tá công an kiêm Tổng biên tập báo Petro Times Nguyễn Như Phong lại càng phải dùng mọi phương tiện truyền thông trong tay để yêu cầu mở lại và mở rộng cuộc điều tra về các tố giác đối với tướng Ngọ.

Ông Phong quan tâm đến độ vừa cho đăng luôn bản tự khai viết tay của ông Dương Chí Dũng trong tù. Đây là một tài liệu cho một vụ án chưa xong nên theo luật định, việc tung ra là hành động phạm pháp, nhưng ông Phong vẫn làm vì tướng Ngọ. Việc có người cung cấp tài liệu này cho ông Phong cũng cho thấy trong ngành công an có người chia sẻ quan điểm của ông Phong. Nhưng liệu các sĩ quan công an cấp tá này có vượt qua được nỗi sợ khi bước điều tra kế tiếp trên Thứ trưởng Ngọ phải là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang không?

***
Tóm lại, rõ ràng vì lợi ích của Bộ Chính Trị, của Gia Đình ông Ngọ, của Ban Nội Chính, và của nhiều người khác, lãnh đạo Đảng cần điều tra vụ tướng Ngọ cho đến nơi đến chốn. Đóng vụ án này là tự hại mình đấy!

© Ngô Đình Thu

(DienDanCTM)

Trung Quốc lo khủng bố lan rộng

Thứ Ba, 04/03/2014 22:33

Vụ tấn công đẫm máu bằng mã tấu tại nhà ga ở TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam cảnh báo mối đe dọa đáng lo ngại: bất ổn từ Tân Cương đã vượt khỏi khu tự trị phía Tây và lan rộng tại Trung Quốc.

Cho đến nay, các vụ tấn công phần lớn xảy ra ở Tân Cương và thường nhắm vào cảnh sát. Tuy nhiên, sự việc tại Côn Minh cho thấy cả quy mô, địa điểm và mục tiêu tấn công đều thay đổi. Dân thường giờ đây đã lọt vào tầm ngắm.

Người dân cầu nguyện cho các nạn nhân ngày 3-3
Ảnh: CHINA NEWS
Người dân cầu nguyện cho các nạn nhân ngày 3-3 Ảnh: CHINA NEWS

Dù vậy, một số chuyên gia hồ nghi về sức mạnh của các “tổ chức khủng bố” này. Họ cho rằng các nhà chức trách Bắc Kinh thổi phồng mối đe dọa để hợp thức hóa việc siết chặt an ninh ở Tân Cương. Dù vậy, ngày 4-3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi vụ tấn công Côn Minh là “hành động khủng bố”.
Tối 3-3, cảnh sát Trung Quốc cho biết đã bắt giữ 3 nghi phạm tham gia vụ tấn công khiến 29 người chết và 143 người bị thương nói trên. Theo nhà chức trách, tổng cộng có 8 thành viên của nhóm “khủng bố”, 4 trong số đó bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường, một phụ nữ bị thương bị bắt giữ.
Kẻ cầm đầu được xác định là Abdurehim Kurban nhưng chưa rõ tên này bị giết hay bị bắt. Theo Tân Hoa Xã, ít nhất 8 kẻ tấn công có thể được huấn luyện bài bản từ trước.



Huệ Bình

Tổng thống Obama: "Ông Putin chẳng gạt được ai”

Thứ Tư, 05/03/2014 09:14

(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-3 nói rằng tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về Crimea không “gạt được ai” và việc can thiệp quân sự sẽ cô lập Moscow.

Theo ông Obama, với những hành động gần đây, Nga đang đẩy các nước ra xa. “Rõ ràng hành động của Nga vi phạm luật quốc tế”. Theo Tổng thống Obama, Liên hiệp châu Âu (EU) cũng như các đồng minh của Mỹ như Canada hay Nhật cũng tin rằng Nga đang hành động sai lầm.
“Tôi biết Tổng thống Putin dường như có một đội ngũ luật sư khác, có lẽ là một bộ diễn giải khác. Thế nhưng, tôi không nghĩ rằng điều này có thể lừa gạt được bất kỳ ai” - ông Obama nói.
Tuyên bố trên được đưa ra vài tiếng sau cuộc họp báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình Ukraine. Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cũng cho rằng Mỹ và EU đang hậu thuận một chính phủ không thống nhất, không đại diện cho mọi sắc tộc tại Ukraine.
Truyền thông quốc tế đưa tin ông Obama đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel tối 4-3 về tình hình ở Ukraine và khả năng Đức đóng vai trò như trung gian hòa giải.

Image: John Kerry visits the Shrine to the Fallen in Kiev, Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trò chuyện cùng người dân trong chuyến thăm Kiev ngày 4-3.
Ảnh: REUTERS

Russian troops near the village of Perevalnoye outside Simferopol.
Quân nhân không phù hiệu được cho là lính Nga tuần hành ở làng Perevalnoye,
bên ngoài thành phố Simferopol. Ảnh: REUTERS

Một quan chức Mỹ cho biết ông Obama sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G-8 tại Sochi vào tháng 6 tới trừ khi có sự thay đổi của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Quan chức này nói Tổng thống Obama đã thảo luận với ông Putin về cái gọi là "đường phụ" cho Nga, theo đó nước này rút các lực lượng ở Crimea về căn cứ và cho phép thanh sát viên quốc tế giúp đảm bảo quyền lợi của cộng đồng gốc Nga tại khu vực này.
Nhân chuyến thăm Kiev ngày 4-3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cam kết cung cấp khoản vay 1 tỉ USD cho Ukraine, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương của Ukraine.
Ngoài ra, Washington hối thúc quốc hội thông qua một kế hoạch trợ giúp kinh tế cho chính quyền lâm thời ở Kiev, vốn không được Nga công nhận. Mỹ muốn Nga “đưa quân trở lại doanh trại” và tái khẳng định cam kết về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ông Kerry nói. Trong trường hợp Nga tiếp tục gia tăng căng thẳng, các đối tác của Mỹ cũng sẽ tham gia mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Nga cả về chính trị lẫn kinh tế.
Về phía EU, Ủy viên phụ trách năng lượng Guenther Oettinger cho biết sẽ giúp Ukraine trả khoản tiền 2 tỉ USD mà nước này nợ Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga.
Cùng ngày 4-3, Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết chính phủ nước này và Nga đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về khủng hoảng ở Ukraine nhưng không cho biết chi tiết.


H.Bình (Theo Telegraph, AP)

CSGT Hàng Xanh từ chối làm rõ việc móc ví người đi đường!

Thứ tư, 05/03/2014 09:46:40(GMT+7)
(Congluan.vn) - Đã có rất nhiều bức xúc xung quanh việc “CSGT Hàng Xanh thản nhiên vạch ví lấy tiền người đi đường” được dư luận lên tiếng qua các phương tiện truyền thông, từ lúc NB&CL đăng tải clip nói trên.

 Vụ CSGT Hàng Xanh thản nhiên thu tiền mãi lộ: Dư luận bức xúc…
 
 
 
Chỉ sau vài giờ xuất hiện trên mặt báo, clip “CSGT Hàng Xanh thản nhiên vạch ví lấy tiền người đi đường” đã nhanh chóng được rất nhiều độc giả truy cập và bình luận. Phần lớn các nhận định, đóng góp và cảm xúc mà bạn đọc gửi gắm sau khi xem qua clip trên đều thể hiện sự bức xúc và sững sốt.
 
Trên một số trang mạng xã hội, trang điện tử, những lượt bình luận từ cộng đồng mạng liên tiếp được đổ về. Một nick name tên H.O.L cho biết: “Chuyện này thường ngày vẫn thấy, nhưng khi xem qua clip vẫn có cảm giác sững sốt. Lộ liễu quá”. Nick name khác tên C.P phản ánh: “Sự việc này đã tồn tại ở đoạn đường nói trên từ lâu, ngày nào đi làm ngang qua đây cũng thấy cảnh tượng tương tự. Bây giờ mới bị phanh phui chi tiết và cụ thể đến thế thì hơi trễ”.
 
Đi kèm, còn có rất nhiều bạn đọc cho rằng mình cũng từng bị tổ CSGT nói trên “làm luật” ngay tại tuyến đường mà báo chí đã phản ánh. “Tôi đã bị rồi, 200.000 đồng là cho đi dù mình không bị lỗi gì”, “Bị lấy một lần rồi… kêu mình mở bóp ra kiểm tra cái thò tay lấy tiền rồi kêu mình đi đi, không thôi lập biên bản” hay “Tôi nhận ra người đầu tiên bên trái. Lúc Tết tôi ra bến xe đã liên tục bị chặn 2 lần”… là những comment thể hiện sự bức xúc, thông qua trang mạng xã hội facebook.
 
Ngoài ra trên trang congluan.vn sau khi đăng tải bài và video clip cũng nhận được khá nhiều bình luận về vụ việc trên: “quốc nản, quốc nản, cả nước CSGT đứng đường đều làm vậy. Ngành CA phải xử lý nghiêm, đầu tiên là đuổi việc 4 CSGT này gấp” một bạn đọc bức xúc chia sẻ.
 
“Bây giờ 100% công an giao thông là cướp rồi vì họ phải bỏ ra từ 1-2 tỷ để làm công an giao thông ; cho nên họ cướp ngang nhiên, nếu không họ sẽ phải điều chuyển làm công an hình sự hay ma túy; tôi có người nhà trong ngành tâm sự thế”; “99% các chốt giao thông được lập ra điều làm luật như vậy. Người dân sợ nộp phạt mất nhiều thời gian đi lại và hành hạ về thủ tục nên chấp nhận chung tiền để đi ấy mà. Tồn tại như vậy mấy chục năm nay rồi, tất cả người dân khi tham gia giao thông điều biết”; “Phải xem lại thái độ làm việc của các quan.tất cả đều nhìn rõ mặt.”
 
Ngoài ra còn rất nhiều bình luận khác nội dung cũng chỉ xoay quanh sự bức xúc và chờ đợi các cơ quan ban ngành liên quan sẽ xử lý như thế nào.
 
Trước đó, cũng vào ngày 4/3, trong quá trình thực hiện clip, nhóm PV NB&CL đã có những ghi nhận đối với người tham gia lưu thông qua tuyến đường nói trên. Trả lời PV, chị T., (29 tuổi) một người đi đường phản ánh: “Xuyên suốt, mỗi buổi sáng là hay thấy mấy anh ấy (CSGT – PV) đứng chốt, qua cua, rẽ phải không bật xi-nhan kịp là thế nào cũng bị kêu vào”. Một phụ nữ khác tên A. kể lại như sau: “Buổi sáng đèo con đi học, sợ trễ giờ nên chạy vội, qua khúc này lại gặp CSGT. Lúc đó biết là mình bị “vòi tiền” nhưng đành chấp nhận vì nếu không sẽ bị phiền hà”.
 
Cũng chung nhận định với những người trên, tuy nhiên với ông H. (50 tuổi) thì sự bất bình lại lộ rõ trên khuôn mặt, ông thắc mắc: “Tại sao các chú CSGT lại đứng ngay vị trí này. Đường 17 là đường một chiều, nó chỉ có chiều dài khoảng chừng vài chục mét. Từ Kha Vạn Cân rẽ vào, chưa kịp thả số đã hết đường 17 và đến đường Phạm Văn Đồng. Đường Phạm Văn Đồng bên phần này cũng là một chiều. Trong khi đó, việc CSGT đứng “núp” vào một ngôi nhà để “phục” người đi đường, có khi đến 4 chú đứng dàn ra cả lòng đường, rồi yêu cầu xe ngừng lại để xử lý vi phạm. Làm như vậy không phải là gây ách tắc giao thông và làm khó người di đường hay sao?”.
 
Đối với một số hộ dân cùng một số quày buôn bán xung quanh điểm đứng chốt của tổ CSGT Hàng Xanh (Phạm Văn Đồng – đường 17), khi được chúng tôi hỏi về “tình hình” tại đây thì họ trả lời với vẻ mặt ngán ngẩm: “Ngày nào không vậy, nói chẳng được gì, có khi còn vạ lây…”.
 
Cuối cùng, một số bình luận yêu cầu các cơ quan chức năng lập tức có kết quả xác minh, xử lý đến nơi đến chốn nhằm dẹp bỏ vấn nạn mãi lộ người đi đường trong thời gian sớm nhất.
 
Như tin đã đưa, ngày 4/3/2014, NB&CL đã đăng tải clip cho thấy hành vi thản nhiên “vòi tiền”, mãi lộ một cách công khai của một tổ công tác thuộc Đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ (PC 67), Công an TPHCM, diễn ra tại điểm giao nhau giữa đường số 17 và Phạm Văn Đồng (sát cầu Bình Lợi, Q.Thủ Đức). Các viên CSGT thuộc tổ công tác nói trên gồm 02 thiếu úy; 01trung úy; 01 thượng úy. 
 
 
 
CSGT Hàng Xanh từ chối làm rõ vụ việcLiên quan đến vụ việc, chiều ngày 4/3, PV NB&CL đã chủ động liên hệ với Đội CSGT Hàng Xanh để làm rõ vấn đề báo chí vừa nêu. Tuy nhiên, đáp lại tinh thần trên, đại diện của Đội SGT Hàng Xanh cho biết Phòng CSGT đường sắt – đường bộ (PC 67), Công an TPHCM sẽ trả lời báo chí về vụ việc này?

NB&CL sẽ tiếp tục thông tin diễn biến tiếp của vụ việc…

PIC - Nguyễn Tấn Dũng xem tập thơ Xóm Điếm !

Xem thơ Xóm Điếm bên cạnh bình gốm China




Làng Quỳnh Đôi có nhiều xóm.  Cùng với xóm Ao, xóm Đình, xóm Bà Cả, xóm Chợ Nồi, Bờ Rậm… còn có xóm Điếm. Gọi là xóm điếm vì xóm ở đầu làng, có cái điếm canh của làng.  Xóm Điếm là xóm quê của bà Chúa Thơ Nôm - nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cái tên Xóm Điếm từ bao lâu nay đã cùng con em mình đi khắp bốn phương trời. Và, địa danh này mới đây đã đứng tên cho một tập thơ của năm người con xóm mình. Đó là Thơ Xóm Điếm của Dương Huy, Văn Như Cương, Hồ Phi Phục, Dương Danh Dũng, Lam Giang.

Trang 2 bìa sách ghi “Cách đây gần 3 thế kỷ, ông sinh đồ Hồ Phi Diễn từ đây khăn gói ra kinh thành Thăng Long dạy học, lấy vợ và sinh ra bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, còn bây giờ, không thể kể hết tên những tác giả thơ xóm Điếm”. Kỹ sư “3D” Dương Danh Dũng đã xuất bản 8 tập thơ, 3 giải thưởng thơ của tuần Báo Văn Nghệ và báo Người Hà Nội. Ông từng là Tổng giám đốc một đơn vị  giao thông lừng danh – Cienco4, nhưng tâm hồn lại rất thơ. Nhớ về Hồ Xuân Hương ông viết: “Vinh quy chỉ một tấm bia/Hồn thiêng nữ sĩ đã chia phương nào… Mấy đời thi sĩ Quỳnh Đôi/ Câu thơ đóng cọc giữa đời mà lay”, Trước khi trở thành kỹ sư cầu đường, ông đã từng là bộ đội Cụ Hồ, trải qua những năm tháng trận mạc, ra trận trong chiến dịch Mậu Thân đợt 3 năm 1968, “Sờ vết thương vừa kéo da non”, trước giờ tiến công đồn thù, quê hương hiện về trong ông: “Cứ mỗi lúc vào sâu trận đánh/ Lại mơ về mái lá vườn rau”. Nàng thôn nữ bên dậu mồng tơi ngày nào vẫn chờ đợi chàng: “Anh vẫn chưa về em đợi mãi/ Đồng trơ gốc rạ nhện giăng sương”.

  Cũng là người lính làm thơ, Lam Giang (Hồ Sỹ Thành) “ Đêm chợp mắt, nhập nhoàng đạn lửa/ Vẫn thương về ngọn cỏ mướt bờ ao” từ thành phố mang tên Bác xa cách đã xuất bản 18 tập thơ, truyện ký và tiểu thuyết, đoạt 2 giải thưởng thơ của Tuần báo Văn Nghệ 1975-1976. Ông khôn nguôi nhớ về làng “Xa quê ngày tháng tha hương/ Chiêm bao thức giấc còn vương hương Quỳnh (Hương Quỳnh). Khi đưa con gái về làng, bố phải “phiên dịch” hết làng ngoài, thôn trong. Làng Quỳnh như có phép màu với Lam Giang: “Với con đẹp nhất quê mình/ Có hòn lèn Bảng, có hình hòn Nghiên/ Đat văn hiến mãi lưu truyền/ Xuân Hương nữ sĩ tuổi tên lẫy lừng”.

   Trong mạch nhớ quê hương hà thơ Dương Huy, nguyên Quyền Chủ Tịch hội văn nghệ Nghệ An – Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam (xuất bản 13 tác phẩm thơ thiếu nhi và châm biếm – 5 giải thưởng thơ) khi “bước chân líu ríu về làng/ Thêng thang đường nhựa, rơm vàng vấn vương” không quên chùa cổ Đồng Tương có nghĩa trang khói hương mờ mịt, nhớ về luỹ tre xưa và “Chợ nồi ăm ắp tiếng cười/ Bánh đa, bánh đúc, đâu rồi mẹ ta” (làng ơi có nhớ). Từ tình yêu quê hương, ông càng yêu trẻ thơ khi viết thơ cho thiếu nhi khá hóm hỉnh “Thêm râu bỗng phát phì/ Số 0 thành số 9/ Treo ngược lên mà đếm/ Số 9 rơi mất ba/ chơi chồng nự chồng hoa/ Số 0 thành số 8/ chống gậy đi thăm bạn/ Số 0 hoá số 10 (Số 0 tinh nghịch). Tâm hồn nhạy cảm, sự quan sát tinh tế, nhà thơ Duong Huy đã có hai bài thơ được chọn vào Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiêu học “Chú ở bên Bác Hồ , sách lớp 3 và bài thơ “Thuyền ngủ bãi” sách lớp 1: Bác thuyền ngủ cũng lạ/ chẳng chịu trèo lên giường/ Úp mặt xuống cát vàng/ Nghiêng tai về phía biển”. Phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sĩ toán học giảng dạy hơn 30 năm ở Đại học Sư phạm Vinh và Đại học Sư phạm Hà Nội từ 1957. Năm 1989 ông sáng lập trường Lương Thế Vinh, trường tư thục đầu tiên của cả nước, 55 năm gắn bó sự nghiệp trồng người thầy giáo già đặc biệt với bộ râu quai nón trăng như nước “Năm chục như ta cũng khối người/ Hơn nhau chỉ mỗi bộ râu thôi… thơ viết dăm bài vui với bạn/ Sách in mươi cuốn góp cho đời” luôn nhớ về quê hương. Những năm làm luận án tiến sĩ tại Mạc Tư Khoa, ông nhớ da diết làng Quỳnh với những câu thơ xúc động: “Bông như đâu đây hoa nhài thoang thoảng đưa hương/ Chắc quê ta mùa này hoa nở trắng…Ôi quê hương, ta sẽ về/ Vượt hố bom sâu, vượt cầu giặc phá” (Hoa nhài). Cũng xuất phát từ khoa học tự nhiên, kĩ sư Hồ Phi Phục đã xuất bản 4 tập thơ và có giải thưởng thơ của tuần báo Văn nghệ 1998-2000. Ông nhiều năm hoạt động trong ngành công nghiệp Hà Nội rồi chuyển về quê làm công tác đảng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, nay ở “xóm thợ” Trường Thi-TP Vinh. Quỳnh Đôi vẫn canh cánh và nỗi niềm hoài cổ trong ông: “Luỹ tre làng/Đi biệt tăm/Mang theo khung cửi vày chày giã lụa/Mang theo chữ Nho/Của thầy đồ/Của ngàn người đậu đạt” (Tre làng). Một xóm chỉ có mấy chục nóc nhà cùng với cộng đồng các xóm trong xã đã làm nên tên tuổi của làng Quỳnh với những nhà thơ nổi tiếng Hoàng Trung Thông, các nhà thơ trào phúng Dương Quân (Dương Tự Cường), Sỹ Giang (Hồ Sỹ Giàng), Hồ Sỹ Khuê, Dương Huy…Phải chăng, phong cách nghệ thuật tài hoa, bản lĩnh, tính nhân văn của nữ nghệ sĩ Xuân Hương, là “bệ phóng” cho thế hệ thơ xóm điểm cảm thụ, vận dụng vào sáng tác của mình. Nói đến nhà thơ Dương Huy (Huỳnh Cương), trước hết là mảng thơ trào phúng. Ông đã từng đạt giải nhất cuộc thi “Thơ châm và tranh biếm hoạ” do tuần báo Văn nghệ-Hội Nhà văn tổ chức. Hãy đọc bài “Thủ trưởng hắt hơi” trong xóm điếm thơ: “Bỗng dưng thủ trưởng hắt hơi/Làm phòng hành chính rối bời cả lên/Y tá xóc xóc ống tiêm/Văn thư hốt hoảng đi tìm lá xông”. Chuyện móc ngoặc, tham nhũng tưởng chỉ có khi đương chức, đương quyền, vậy mà chốn lao tù vẫn xẩy ra: “Ngồi tù tưởng thế là xong/ Ai ngờ còn móc qua song cửa tù” (Móc). Một số bài thơ châm biếm ông sáng tác đã lâu vẫn mang tính thời sự “Lẳng lặng mà nghe họ sửa sai/ Sửa đi sửa lại sửa lai rai/ Người đã lên lương dăm bảy đợt/ Khuyết vẫn trơ trơ mọc rễ dài” (Lẳng lặng mà nghe).

Không đậm chất trào phúng như Dương Huy, thơ Lam Giang tự họa theo kiểu Bà chúa thơ Nôm “Đam mê nặng nợ giấy nghiên/ Làm thơ, làm lính đâu phiền lụy ai”. Hay khi nói về “Bạn bè một thuở”, ông viết “Kẻ khôn ngoan có chức quyền/ Người thì lam lũ đến nhìn không ra…Rong chơi cõi tạm xa gần/ Đời như một giấc mơ xuân hảo huyền”

Còn tiến sỹ toán học Văn Như Cương thì: “Văn Như Cương, Toán cũng Như Cương/ Một cuộc đời hai nửa vấn vương/ Toán, Văn nhiều lúc không đa dụng/ Nay quyết ra tay mở mái trường” (Mở trường Lương Thế Vinh). Ông hài hước “Sáu mươi chưa chịu về đâu nhé/ Khối cụ tám mươi vẫn cứ ngồi”(Tuổi sáu mươi). Thật trân trong khi đọc bài thơ “Nịnh vợ” của ông: “Tuổi già cứ đến không sao hết/ Bà vẫn như xưa trong mắt tôi”.

Ở một mạch thơ khác của Xóm Điếm-thơ, ta cảm nhận thơ giàu triết lý của kỹ sư Hồ Phi Phục. Thường từ một sự vật, hiện tượng, thơ ông gợi nhiều suy tư. Ông trăn trở về môi trường sống của Quỳnh Đôi bây giờ: “Bốn lũy tre làng/ Đi biệt tăm/ Giờ đang thưa thớt trở lại/ Làm sao xanh hơn” (Tre làng). Và: “Ngày lại qua ngày/ Ổ mối ruỗng chân đê/ Người đi không ngoái lại/ Sọt rác đầy thơ vô đề” (Ngày lại qua ngày). Đọc thơ ông khiến người ta cũng phải nâng tầm hiểu biết để tư duy: “Triết học là nơi ẩn náu tốt nhất/ cho những ý kiến thiểu số”.

Thơ Dương Danh Dũng thiên về trữ tình và nhiều khi trăn trở nỗi niềm thế sự: “Heo may - một thoáng da gà/ Giật mình mới biết là ta muộn màng”(Tháng mười). Hay: “Qua sông chẳng biết lụy đò/ Gặp ngay sóng lớn, gió to/ Lật thuyền”(Qua sông). Khép lại tập thơ 225 trang gồm 123 bài với nhiều thể loại của 5 nhà thơ Xóm Điếm ở làng Quỳnh Đôi khoa bảng xưa. Văn Như Cương hàm súc với thơ Đường luật, Dương Danh Dũng tài hoa với lục bát truyền thống, Lam Giang biểu đạt giản dị nhiều thể thơ, Dương Huy đặc sắc phong vị đồng dao, Hồ Phi Phục tìm tòi ở thơ tự do, thơ văn xuôi nhưng cả 5 tác giả đều đồng điệu trong chiều sâu văn hóa và gắn bó tha thiết với quê hương, xứ sở, cuộc đời. Bởi thế, Xóm Điếm-thơ còn lan tỏa! 

Bình Phước: Bị giết vì... bỏ tay trong túi quần cho ấm

(LĐĐS) - Số 7 Đ.S 
ảnh minh họa
Công an tỉnh Bình Phước vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với ba đối tượng Bùi Ngọc Hoàng (sinh năm 1993), Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1991) và Trần Văn Quân (sinh năm 1983, cùng ngụ ấp Ruộng 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành, để điều tra, làm rõ hành vi giết người.
    Theo điều tra ban đầu, khoảng 19h ngày 13.2, một số công nhân đang chuẩn bị bữa nhậu để chia tay một công nhân nữ xin nghỉ việc, tại khu vực phía trước cổng chính của Trại gà Bình Phước ở ấp Ruộng 3 (thuộc Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, trụ sở tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai).
    Cùng lúc này, xuất hiện 3 thanh niên lạ mặt đến và tự ý ngồi vào tấm bạt làm chiếu ngồi ăn uống. Lúc này anh Trần Văn Hải (sinh năm 1994, quê Hà Tĩnh) là công nhân, đi từ khu tập thể ra chỗ tiệc nhậu.
    Thấy anh Hải đút tay vào trong túi quần, 3 đối tượng này liền yêu cầu anh Hải bỏ tay trong túi ra nhưng anh Hải không bỏ với lý do mới tắm xong bỏ tay vào cho ấm. Cho rằng anh Hải cứng đầu vì tiếp tục bỏ tay lại vào túi quần nên 3 thanh niên liền dùng chân đạp vào người anh Hải. Sợ gặp chuyện không hay nên anh Hải bỏ chạy vào phòng bảo vệ trốn. Tuy nhiên, 3 tên côn đồ vẫn không chịu dừng lại mà tiếp tục đuổi theo dùng dao đâm liên tiếp vào người anh Hải khiến nam công nhân này ngã gục.
    Thấy đồng nghiệp bị đánh hội đồng, anh Thạch Sây Ha (sinh năm 1990, quê Trà Vinh) là công nhân làm chung với anh Hải cùng một số người bạn vào can ngăn liền bị một đối tượng cầm dao đâm vào người khiến anh Ha bị thương.
    Gây án xong, 3 tên côn đồ bỏ trốn khỏi hiện trường. Ngay sau đó, anh Hải và anh Sây Ha được mọi người đưa đi cấp cứu, nhưng anh Hải đã tử vong trên đường do vết thương quá nặng.
    Nhận được tin báo, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Công an huyện Hớn Quản nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phong tỏa các khu vực truy tìm hung thủ gây án. Ngay trong đêm, với sự quyết tâm cao, truy bắt bằng được 3 tên côn đồ gây án, lực lượng Công an đã tóm gọn được 2 đối tượng khi đang lẩn trốn tại xã Tân Khai, huyện Hớn Quản.
    Tại cơ quan Công an, bọn chúng khai tên Bùi Ngọc Hoàng (sinh năm 1993) và Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1991, cùng ngụ ấp Ruộng 3, xã Quang Minh, huyện Hớn Quản). Riêng đối tượng Trần Văn Quân đã nhanh chân trốn thoát. Bước đầu cơ quan chức năng xác định Nguyễn Văn Sơn là đối tượng chính cầm dao gây án.
    Sau gần một ngày lẩn trốn, được sự vận động của gia đình, chính quyền địa phương, đến trưa 14.2, đối tượng Quân đã ra đầu thú tại cơ quan Công an.

    Chẻ “quan tài tang vật” làm củi!

    (LĐ) - Số 48 HOÀNG TƯ 
    Ngày 3.3, chủ trại hòm T.P ở TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, sau hơn 1 năm “giữ giùm” tang vật là 2 cái quan tài cho Công an (CA) TP.Mỹ Tho, phía CA đã tới trại hòm này để xử lý tang vật.
      Theo đó, 2 cái quan tài được tháo niêm phong, chẻ thành củi, không đem ra bán đấu giá hay tiêu hủy như nhiều loại tang vật khác. “Khi CA đến kiểm tra, 2 cái quan tài này đã mục nát, không còn sử dụng được nữa” - chủ trại hòm nói.
      Theo hồ sơ, trưa 16.9.2012, bà Huỳnh Thị Lệ Trinh (chủ khách sạn 2222 ở TP.Mỹ Tho) mua 2 cái quan tài ở trại hòm T.P rồi chở đến bỏ trước cửa nhà thiếu tá Hồ Văn Phước (CA phường 5, TP.Mỹ Tho).
      Trước đó, bà Trinh mâu thuẫn với thiếu tá Phước vì cho rằng thiếu tá Phước hay kiểm tra khách sạn của bà. Xác định đây là hành vi “đe dọa giết người”, CA TP.Mỹ Tho khởi tố vụ án để điều tra. Tuy nhiên, đến tháng 10.2012, khi có kết luận điều tra, CA gửi sang Viện KSND cùng cấp đề nghị khởi tố bị can thì cơ quan này cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên không khởi tố được. Trước khi là chủ khách sạn, bà Trinh từng là cán bộ CA.

      Liệu có thêm 7 “ông Chấn” ở Sóc Trăng?

      (LĐ) - Số 49 HỮU DANH 
      Bị can Thạch Sô Phách đi tù, vợ lấy chồng khác, bỏ lại đứa con trai và ngôi nhà nát.
      Báo Lao Động số ra ngày 24.12.2013 có đăng bài "Đang tạm giam 7 bị can, thêm 2 thiếu nữ đồng tính ra đầu thú" trong một vụ án giết người. Chính tình tiết này đã đẩy vụ án sang một ngã rẽ bất ngờ, bởi trước đó cả 7 bị can đều kêu oan, có tình tiết ngoại phạm nhưng vẫn bị tống vào trại giam…
      Đâm 7 nhát, bắt 7 người
      Ngày 3.3, ông Huỳnh Thế Đức – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Sóc Trăng - đã công bố quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can Trần Hol (SN 1986, ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trong vụ án “giết người” xảy ra trên địa bàn huyện Trần Đề. Như vậy, sau 7 tháng bị tạm giam, lần lượt 7 bị can là Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Muol, Nguyễn Thị Bé Diễm và Khâu Sóc được trở về nhà. Trong số này, bị can Nguyễn Diễm, Cua, Muol và Sóc được cho về trước Tết Giáp Ngọ.
      Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại tá Thái Văn Đợi – Phó Giám đốc CA tỉnh Sóc Trăng - cho biết, vụ án vẫn hết sức phức tạp và “rất rối”. “Sau khi cho các bị can tại ngoại, chúng tôi sẽ thực hiện các bước theo đúng quy trình tố tụng. Nói oan hay không, giờ vẫn chưa có kết luận, những người này vẫn là bị can” - ông Đợi nói. Cũng theo ông Đợi, 2 thiếu nữ đồng tính tự thú hành vi giết người thay cho 7 bị can trên là Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP.Rạch Giá, Kiên Giang) và Nguyễn Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) hiện bị tạm giam để điều tra tội “giết người”.
      Như Lao Động đã thông tin, rạng sáng 6.7.2013, người dân phát hiện anh Lý Văn Dũng (lái xe ôm, 42 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) chết ven con lộ gần cầu Kênh 2, ấp Lâm Dồ, thị trấn Trần Đề. Khám nghiệm tử thi xác định nạn nhân bị đâm 7 nhát, trong đó có vết thương thấu ngực và một vết ở đỉnh đầu. Gần hiện trường, xe máy của anh Dũng còn nằm cặp lộ. Điện thoại, ví tiền của nạn nhân không bị mất. Cơ quan điều tra nhận định, khả năng hung thủ ra tay để cướp tài sản là không có, tập trung theo hướng mâu thuẫn cá nhân.
      Lần theo các mối quan hệ, trinh sát phát hiện trước lúc bị sát hại, anh Dũng chở 2 thanh niên, trong đó có người tên Trần Cua mới được ra tù về tội che giấu tội phạm. Sau quá trình điều tra, CA bắt tạm giam Trần Cua và 5 người khác (cùng ngụ huyện Trần Đề) để điều tra hành vi giết người. Sau đó, đến lượt Bé Diễm (bạn gái Đỡ) bị bắt vì “không tố giác tội phạm”.
      Tình tiết bất ngờ
      CA điều tra gần nửa năm, ban chuyên án sắp sửa được thưởng nóng, bất ngờ, giữa tháng 12.2013, Lê Thị Mỹ Duyên đến CA P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân (TPHCM) đầu thú hành vi giết người. Duyên khai, Duyên và người tình đồng tính Nguyễn Kim Xuyến giết anh Dũng với mục đích cướp tài sản nhưng không thành.
      Sau khi cả hai bỏ trốn lên TPHCM, Xuyến quan hệ tình cảm với người khác, Duyên bị Xuyến hắt hủi nên rất đau khổ. Để được gần người yêu, Duyên nghĩ ra cách là đi đầu thú, với mong muốn cả hai bị bắt sẽ có thời gian bên nhau, nếu ở tù thì ở cùng nhau và nếu có chết cũng chết bên nhau cho... hạnh phúc. Dù 7 bị can kia đã “khai nhận” toàn bộ hành vi phạm tội qua các bản cung, mô tả hành vi, hiện trường, lời khai của 2 cô gái đồng tính sau khi bị bắt cũng “khớp” với vụ án nên CA đã bắt giam 2 người này để điều tra. Các bị can can tội giết người bị bắt trước đó lần lượt được tại ngoại, nhưng vẫn mang thân phận bị can và được địa phương quản lý.
      Trao đổi với phóng viên xung quanh việc liệu có oan sai hay không khi có người ra nhận tội, 7 bị can này được tại ngoại, đại tá Thái Văn Đợi nói: “Cái này phải chờ Tổng cục VI (Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - PV) làm rõ trong ngày 7.3 tới”. Trong khi đó, ông Võ Văn Dinh – Viện trưởng Viện KSND tỉnh - cho biết, vụ này chỉ có CA trả lời.
      Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.