Sunday, March 23, 2014

Mạng Trung Quốc đưa ảnh nữ cảnh sát Việt xinh đẹp

Rồi xong. Mấy em chuẩn bị làm dâu xứ Khựa đi nhé. Liệu hồn mà bắt trước chị..Nguyễn Thanh Phượng con đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà mình mà cưới ..Việt Kiều đi nhé, không kẻo thì làm vợ...3 thế hệ nhà Khựa..thì chết mẹ em luôn. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Mạng Trung Quốc đưa ảnh nữ cảnh sát Việt xinh đẹp



Loạt ảnh về quá trình tập luyện của các nữ cảnh sát Việt xinh đẹp được đăng tải trên báo chí đã thực sự gây sốt cộng đồng mạng tại Trung Quốc. 
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Tờ ChinaDaily (Trung Quốc) vừa đưa tin cùng nhiều hình ảnh về các nữ cảnh sát Việt Nam. Với tựa đề "Vietnamese female soliders", bài viết đề cập đến những hoạt động huấn luyện thường ngày của các cô gái.
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Theo đó, mặc dù phải tập luyện vất vả như tập bắn súng, lăn xả nhiều giờ trên đất... trong môi trường khắc nghiệt nhưng nữ cảnh sát Việt vẫn cho thấy vẻ rạng ngời, xinh đẹp cùng làn da trắng mịn
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Các cô gái dù vất vả tập luyện nhưng vẫn cho thấy được vẻ xinh đẹp, nữ tính. Sau khi thông tin này được đăng tải, ngay lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người không tin những hình ảnh này đúng là của cảnh sát thực sự, mà chỉ là của diễn viên trên phim trường.
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Ngọc Bích - một trong những nữ sinh nổi tiếng của học viện Cảnh sát nhân dân cũng xuất hiện trong bài viết này
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Tuy nhiên bên cạnh đó, phần lớn mọi người đều ca ngợi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của con gái Việt Nam, đặc biệt là khi làm những nghề cao cả như cảnh sát.
nữ cảnh sát, xinh đẹp, nước ngoài
Trước đó, những hình ảnh đẹp không tì vết của hot girl boxing Khả Ngân cũng được trang tin này đăng tải, từng gây sốt trong suốt thời gian dài tại Trung Quốc
(Theo Zing)

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Yêu cầu giải trình hàng loạt

Anh Thăng nhà mình mắc cười thiệt. Anh là thằng ăn cướp, anh cũng là thằng điều tra. Vậy thì vụ án này sẽ đi đến đâu? 
Mấy anh nên nhớ rằng, ăn tiền thuế của người Nhật...khó nuốt lắm đó. Vụ này tệ gì lắm thì cũng là một anh tổng giám đốc hay hàng thứ trưởng..rớt đài đó. Chuẩn bị ngồi đếm lịch đi!!!
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Yêu cầu giải trình hàng loạt

 - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong vòng 1 tuần những người có liên quan và từng tham gia vào quá trình thực hiện dự án sẽ phải có tường trình.
Theo Thứ trưởng Đông, hiện Bộ GTVT đang hết sức khẩn trương yêu cầu tất cả các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý, thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội (Chủ đầu tư là Tổng công ty đường sắt VN, Ban quản lý dự án đường sắt trực thuộc tổng công ty, các Cục vụ tham mưu của Bộ GTVT) phải rà lại tất cả quá trình thực hiện dự án...
“Đến nay, đã có một số kết quả ban đầu về rà soát những thông tin tổng hợp cũng như quá trình thương thảo, tuyển chọn tư vấn trong ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng vởi JTC”, ông Đông cho biết.
Thứ trưởng Đông cũng nói rõ, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong vòng 1 tuần, những người có liên quan và từng tham gia vào quá trình quản lý, thực hiện dự án phải có tường trình.
đường sắt; hối lộ; Nhật Bản; Bộ GTVT;
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong vòng 1 tuần những người có liên quan và từng tham gia vào quá trình thực hiện dự án sẽ phải có tường trình.
“Chúng tôi cho rằng phải xử lý công khai, minh bạch và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan có liên quan nếu có vi phạm”, ông Đông bày tỏ quan điểm.
Theo Bộ GTVT, Công ty Japan Transportation Consultant, Inc (JTC) hiện là Nhà thầu của Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên.
Dự án được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA Nhật Bản.
Giai đoạn 1 của Dự án có quy mô xây dựng mới đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm với chiều dài 15,36km và khu Tổ hợp Ga Ngọc Hồi dài 3,85km.
Tổng mức đầu tư là 19.460 tỷ đồng (gần 14.000 tỷ vay JICA, còn lại là đối ứng). Dự án do Tổng Công ty Đường sắt VN là chủ đầu tư, quản lý dự án là Ban Qản lý các dự án Đường sắt (RPMU) thuộc ĐSVN, tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ năm 2008 - 2017.
Hiện giai đoạn này đã ký hiệp định vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lần 1 với giá trị 4,683 tỷ Yên cho công tác thiết kế kỹ thuật (TKKT) và hỗ trợ đấu thầu.
ĐSVN đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn từ tháng 4/2008, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do JTC đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác gồm JARTS, JRC, JEC, KOKEN và các Công ty tư vấn Việt Nam gồm: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng GTVT (TRICCO), TEDI và TEDI-South, viết tắt là liên danh JKT.
Giá trúng thầu là hơn 2,9 tỷ Yên và hơn 320,5 tỷ đồng. RPMU và liên danh tư vấn đã ký hợp đồng ngày 9/9/2009, thời gian thực hiện từ 1/10/2009 đến 30/11/2011.
Trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn, do có một số nội dung thay đổi, phát sinh (như tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng theo khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của JICA về phát triển đô thị kết hợp với vận tải khối lượng lớn cho TP Hà Nội,...). Tổng giá trị hợp đồng tư vấn sau điều chỉnh là 3,6 tỷ Yên và hơn 236 tỷ đồng, thời gian thực hiện kéo dài thêm 11 tháng đến ngày 31/10/2012.
Đến nay, tư vấn đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, nhưng do cầu vượt sông Hồng và đoạn tuyến phía Bắc cầu sông Hồng chưa được TP Hà Nội và các Bộ ngành thống nhất hướng tuyến nên Tổng công ty đường sắt VN chưa thể phê duyệt được toàn bộ.
Hợp đồng tư vấn đã giải ngân khoảng 80% phần tiền Yên và 69% phần tiền Việt (giá trị hợp đồng còn lại là hơn 705,3 triệu Yên và gần 72 tỷ 400 triệu đồng).
Giai đoạn 2a, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư Tiểu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội giai đoạn 2a với phạm vi tiểu dự án từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,649 km và kết nối với giai đoạn 1.
Tổng mức đầu tư là 24.825 tỷ VNĐ (gồm 75,667 tỷ Yên và 4.477 tỷ VNĐ). Hiệp định vay JICA lần 2 cho Dự án đã ký ngày 22/3 vừa qua với giá trị là 16,588 tỷ Yên.
ĐSVN đã tổ chức đấu thầu gói thầu Tư vấn TKKT giai đoạn 2a, hiện đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự kiến sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7/2014.
Gói thầu xây lắp chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu Tổ hợp Ngọc Hồi đã xong bước sơ tuyển, dự kiến phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 24/3/2014, các gói thầu còn lại chưa triển khai đấu thầu.
Theo Bộ GTVT, tổng thể, dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay JICA với tổng giá trị 21,271 tỷ Yên, các giai đoạn của Dự án đã bắt đầu triển khai từ năm 2008. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn theo quy định phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và Luật Đấu thầu của Việt Nam.
Đến nay dịch vụ tư vấn đã cơ bản hoàn thành công tác TKKT giai đoạn 1 và đang lựa chọn và thương thảo hợp đồng tư vấn giai đoạn 2a, công tác đấu thầu xây lắp chưa được triển khai.
Tạm dừng công việc 2 phó tổng giám đốc đường sắt
Liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng, trao đổi với phóng viên Tiền Phong sáng 24/3, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết sẽ ký quyết định tạm dừng công việc của 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Người thứ nhất là ông Ngô Anh Tảo, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt của Tổng Công ty. Người thứ hai là ông Trần Quốc Đông, từng có thời gian phụ trách Ban Quản lý dự án nói trên.
Thời gian tạm dừng công việc với 2 Phó Tổng Giám đốc này là 10 ngày để làm rõ các thông tin.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt đã bị tạm dừng công việc 15 ngày. Tuy nhiên, về khả năng đề nghị công an vào điều tra, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN nói: “Hiện chỉ làm trong nội bộ tổng công ty”.
(Theo Tiền Phong)



Thủ tướng: Đừng để thanh niên thất nghiệp

Nguyễn Tấn Dũng phản đảng rồi áhh. Chủ trương của dcs là..bóp chặt hầu bao & bao tử của dân, có như vậy dân đen mới nghe lời đảng chứ. Bây giờ mà cho dân đen nó no, nó bóp dẹp lép ..bác hồ của đảng rồi sao. 
Những gì mà Nguyẽn tấn Dũng nói, làm ơn nhớ lấy câu này:
"Đừng nghe những gì cs nói, mà thấy những gì cs làm."
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thủ tướng: Đừng để thanh niên thất nghiệp

- Nói chuyện với cán bộ Trung ương Đoàn và các bộ ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dù nước nghèo vẫn cố gắng chăm lo cho thế hệ trẻ việc học tập và tạo việc làm.
Làm việc với Đoàn Thanh niên CS HCM hôm nay (22/3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện, vượt khó, sáng tạo của thanh niên, những rường cột tương lai của đất nước. Vì vậy, các bộ ngành chức năng phải thông qua các đoàn hội đội, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cần thiết cho thanh niên.
Thủ tướng, Đoàn, thanh niên
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân.
                    
“Chăm lo lợi ích chính đáng cho thanh niên trước hết là việc học tập, trong đó có rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực”, Thủ tướng khẳng định chăm lo không có cách nào tốt hơn là bằng chính sách giáo dục.
“Không có kiến thức thì không sánh vai, cạnh tranh với ai được, không đưa đất nước phát triển nhanh mạnh được”, Thủ tướng nói.
Về tăng cường chất lượng giáo dục, Thủ tướng nhấn mạnh đến dạy nghề, cao đẳng và đại học. Nhắc đến chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn học tập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng và Nhà nước cam kết không để cho học sinh nào thi đỗ mà không thể học vì không có tiền.
“Đất nước còn nghèo nhưng chi vào đây là đúng, phải chắt chiu, dành dụm mà chi vì thế hệ trẻ”, Thủ tướng tỏ ý vui mừng với thông tin những sinh viên vay vốn đợt đầu nay đã trả được đủ.
Đưa thanh niên ra lập nghiệp ở đảo
Vấn đề thứ hai là tạo việc làm, Thủ tướng yêu cầu “đừng để thanh niên thất nghiệp”.
“Thanh niên thành thị hiện thất nghiệp dưới 4%, thanh niên nông thôn thiếu việc làm nhiều hơn, năng suất lao động thấp hơn. Thanh niên nông thôn hiện bức xúc nhất là việc làm, họ đi xuất khẩu lao động chỉ là bất đắc dĩ, vì thu nhập không cao mà ẩn chứa nhiều nguy cơ”, Thủ tướng nói.
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công tác dạy nghề với thanh niên nông thôn phải đảm bảo: người tiếp tục làm nông nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, ứng dụng được khoa học kỹ thuật; đồng thời chuyển từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng vốn cho Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, trong đó nâng tỉ lệ cho thanh niên nông thôn vay.
Về việc tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp, Thủ tướng đồng tình với ý kiến của Bộ NN&PTNT về việc đưa thanh niên xung phong ra xây dựng các đảo.
Trước đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám của Bộ NN&PTNT đề nghị Trung ương Đoàn cân nhắc thay vì thành lập các làng thanh niên lập nghiệp, nên đưa thanh niên xung phong ra xây dựng các đảo.
“Các mô hình đảo thanh niên như ở Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ rất hay, thấy rõ vai trò của Đoàn Thanh niên. Tới đây, Bộ NN và Quốc phòng sẽ triển khai xây dựng các làng chài, Đoàn cũng nên nghiên cứu phối hợp để đưa thanh niên xung phong ra đó, có chế độ chính sách”, ông Tám nói.
Thứ trưởng NN cho rằng những hoạt động như thanh niên xung kích trên biển, tôn vinh các ngư dân trẻ… cũng góp phần giáo dục tình yêu biển đảo và ý thức bảo vệ chủ quyền trong thanh niên.
Báo cáo về đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch UBND xã tại 63 huyện nghèo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết: Trong năm 2013, gần 85% số trí thức trẻ này được đánh giá là xuất sắc và tốt, 142 người được kết nạp Đảng. Bộ Nội vụ và Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục thực hiện đề án này đến năm 2017.
Bên cạnh đó là đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về đảm nhận 5 chức danh công chức chuyên môn ở các xã miền núi trong năm 2014, cũng như đề án tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và các nhà khoa học trẻ, dự kiến thu hút 1000 người từ nay đến năm 2020.

Xây nhà văn hóa ấp 20 m2 hết... 300 triệu đồng

Nói là nhà, nhưng thực ra chỉ là căn phòng rộng 20 m2, tính luôn cả thềm (diện tích do PV đo là 4 m chiều ngang và 5 m chiều dài), được xây dựng tại ấp 3, xã Hiệp Phước (H.Nhà Bè, TP.HCM) với kết cấu tường gạch, mái tôn, nền gạch men.

 
Nhà văn hóa - thể thao ấp 3 xã Hiệp Phước được xây với giá 300 triệu đồng - Ảnh: Bùi Chiến
Trước đó, tại đây đã có một căn phòng rộng 15 m2 là phòng phát thanh của ấp. Khoảng giữa năm 2013, UBND xã Hiệp Phước được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM cấp kinh phí xây dựng thêm căn phòng trên và ghép lại thành “Nhà văn hóa - thể thao ấp 3 xã Hiệp Phước”.
Sáng 20.3, trả lời Thanh Niên về kinh phí xây dựng và chi tiết các hạng mục công trình, ông Huỳnh Quốc Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Phước phụ trách kinh tế, cho biết ông không nhớ chính xác tổng kinh phí xây dựng là bao nhiêu, chỉ áng chừng 300 triệu đồng.
Theo ông Dũng, công trình này do Công ty dịch vụ công ích huyện Nhà Bè thực hiện, gồm xây nhà văn hóa (tức căn phòng rộng 20 m2 như đề cập ở trên) và san lấp mặt bằng. Ông Dũng nói: “Tiền san lấp mặt bằng mới nhiều chứ tiền xây dựng chỉ khoảng 100 triệu đồng…?”. Trong khi đó, thông tin với Thanh Niên, chủ đất cũ (đã bị thu hồi) và đang ở Long An lại khẳng định khu đất trên là đất gò, không phải đất trũng, phải san lấp nhiều như ông Dũng nói.
 B.C

Công khai danh tính quan chức không chịu trả nhà

Phạm Tuyên-06:04 ngày 24 tháng 03 năm 2014
TP - TS Lê Đăng Doanh cho rằng, với quan chức cố tình chây ỳ, không chịu trả lại nhà sau khi nghỉ, cần có biện pháp mạnh như: Công khai danh tính trên báo chí hoặc thậm chí có thể sử dụng đến biện pháp cuối cùng là cưỡng chế.
Thời gian gần đây, báo Tiền Phong đã có nhiều bài viết về tình trạng các quan chức đương nhiệm dùng nhà công vụ được phân giao cho người khác sử dụng hoặc quan chức đã về hưu nhưng vẫn không chịu trả lại nhà. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Việc những quan chức, kể cả đương nhiệm hay đã về hưu, được phân sử dụng nhà công vụ nhưng lại không sử dụng mà chuyển cho con cái, họ hàng, thậm chí đem cho thuê... là có vi phạm về việc sử dụng không đúng mục đích của nhà công vụ. Điều này có thể diễn ra do các quy định hiện hành của pháp luật chưa được chặt chẽ. 

                                                                               Ông Lê Đăng Doanh 

Các quan chức được phân công quản lý tài sản nhà nước mà cảm thấy e ngại thì cần xem lại. Chính họ mới là người cần gương mẫu đầu tiên trong việc nhắc nhở các quan chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Lê Đăng DoanhNên có quy chế nêu rõ chỉ được sử dụng nhà công vụ cho những người được phân công theo chức vụ. Nhà công vụ thường là những khu nhà riêng biệt, được xây dựng chất lượng tốt hơn. Việc thiếu quy định chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng người đương chức thừa nhà, đem nhà cho con cái, cho người khác sử dụng trong khi những người khác lại không được sử dụng.

Nhưng điều đáng nói nữa là vẫn có không ít quan chức đã nghỉ hưu nhưng vẫn sử dụng, chưa bàn giao lại các căn nhà công vụ đã được phân trước đó.
Báo Tiền Phong đã nêu ra nhiều trường hợp quan chức có vi phạm trong sử dụng nhà công vụ. Cái sai này là rõ ràng. Anh đã nghỉ hưu đương nhiên phải bàn giao lại nhà công vụ. Nếu anh lại tiếp tục cho con cháu đến ở, cái sai này còn nặng gấp đôi. Điều này cũng cần quy định tường minh trong quy chế sử dụng nhà công vụ. 
Hy vọng những quan chức đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ lại nhà công vụ để sử dụng cho cá nhân hoặc cho con cháu ở, hãy gương mẫu thực hiện việc trả lại nhà công vụ cho Nhà nước để phân cho người khác sử dụng. Dứt khoát phải bàn giao lại, không được để cho con cháu tiếp tục ở như hiện nay.
Thói quen sử dụng nhà công vụ, được nhiều quan chức cho rằng, đây là “tiêu chuẩn” của tôi. Quan điểm suy nghĩ này là tàn dư của thời bao cấp. Họ nghĩ, Nhà nước giao cho tôi thì tôi có quyền sử dụng. Tôi cho rằng, những người xây dựng các quy định về nhà công vụ cần lưu ý ở điểm này. Nếu trong quy chế hiện nay chưa có thì cần sửa đổi, bổ sung.
Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với một số cựu Thứ trưởng của các Bộ: NN&PTNT, Tài nguyên – Môi trường và các cựu quan chức này khẳng định: “Trả lại nhà thì không biết ở đâu”. Ông đánh giá thế nào về các ý kiến này?
Đây là do sơ hở trong quy định trước đây. Họ trả lời như vậy khó chấp nhận được. Bảo trả nhà thì không biết ở đâu. Vậy trước kia anh ở đâu? Trước khi được phân nhà công vụ, chả nhẽ anh ở ngoài đường sao? Không nên suy nghĩ như vậy.
Phải chăng do một số quan chức đang được các chế độ như: có lái xe, người giúp việc, được ở nhà công vụ nên họ đã quen và có cách suy nghĩ như vậy?
Thực tế đã có nhiều trường hợp lãnh đạo rất cao đã trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trả lại căn nhà ở 72 Phan Đình Phùng sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng trả lại nhà. Căn nhà này hiện đã được phân cho người khác ở. Các lãnh đạo cấp cao đã chấp hành như vậy, tại sao một số quan chức khác lại suy nghĩ và không chấp hành quy định. Theo tôi, đây là điều rất không nên.
Trước tình hình hiện nay, cơ quan chức năng nên đưa ra lời nhắc nhở đồng thời có một thời hạn nhất định cho các quan chức đang đương nhiệm cũng như đã về hưu chấn chỉnh lại việc sử dụng nhà công vụ. Với những người đã nghỉ hưu, đưa ra thời gian cụ thể của việc thu hồi nhà, có thể là trong khoảng thời gian 3 – 5 tháng, để họ có sự chuẩn bị. Lập luận như trên là cách suy nghĩ không phải. Các cơ quan quản lý, pháp luật phải thực thi quy định một cách nghiêm minh, nghiêm chỉnh. Ở các nước không thể có chuyện như vậy.
Thời ông còn công tác, ông cũng như nhiều cán bộ khác có được hưởng tiêu chuẩn nhà công vụ và việc thu hồi nhà này được thực hiện thế nào?
Thời tôi còn công tác, chúng tôi có tiêu chuẩn về nhà công vụ. Nhưng như tôi thì không được ở nhà công vụ. Tôi chỉ được phân một căn hộ ở nhà chung cư. Sau đó, khu nhà này được hóa giá và ai có điều kiện thì mua. Tôi đã trả tiền và mua lại căn hộ này. Giờ căn hộ đã có sổ đỏ và là tài sản của tôi.
Một số quan chức Bộ Xây dựng khi được hỏi, đều cho rằng, họ cảm thấy tế nhị và ngại đụng chạm do hầu hết các cán bộ được phân nhà công vụ đều có hàm từ Thứ trưởng trở lên ở các bộ ngành. Để việc thượng tôn pháp luật được nghiêm chỉnh chấp hành, theo ông cần làm gì?
Các quan chức được phân công quản lý tài sản nhà nước mà cảm thấy e ngại thì cần xem lại. Chính họ mới là người cần gương mẫu đầu tiên trong việc nhắc nhở các quan chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Việc yêu cầu quan chức trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác nên thực hiện ngay. Nhưng cũng cần có thông báo nhắc nhở trước và có thời gian để họ chuẩn bị để bàn giao nhà. Sau đó cũng cần có chế tài với những quan chức không chịu bàn giao lại nhà. Những người cố tình chây ỳ, ban quản lý cần có báo cáo các cơ quan có liên quan đồng thời nếu cần thiết, có thể công khai danh tính các quan chức không chịu trả lại nhà để người dân và mọi người cùng biết.
Thậm chí, sau 6 tháng hay 1 năm, nếu quan chức không trả nhà dù đã được thông báo, có thể dùng các lực lượng cưỡng chế để thu hồi nhà.
Cảm ơn ông.

Ở các nước cũng có nhà công vụ giao cho các quan chức sử dụng trong thời gian công tác. Nhưng quy định của họ rất chặt. Chỉ cần quan chức đó hết nhiệm kỳ hay chuyển công tác là phải bàn giao lại nhà công vụ cho Chính phủ trong thời gian khoảng 3 tháng sau đó. Nếu không bàn giao sẽ bị xử phạt, phải bồi thường. Đây là những quy định mà Việt Nam cần áp dụng.

Cưỡng chế, 1 người nhập viện, 3 người bị tạm giữ

24/03/2014 08:24 GMT+7

Khi làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT buổi cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A tại địa phận xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) giữa công an huyện và nhiều hộ dân xảy ra va chạm khiến 1 người nhập viện.
Người phải nhập viện là anh Lương Văn Kiên (SN 1979, xóm 10, xã Kỳ Phong). Theo người dân phản ánh, vụ cưỡng chế diễn ra sáng 21/3, đối với những hộ chưa nhận tiền đền bù tại xóm 9, xóm 10. Quá trình cưỡng chế xảy ra xô xát giữa công an và người dân.

Anh Lương Văn Khương (SN 1985, em trai anh Kiên) cho biết, lý do gia đình anh chưa nhận tiền đền bù vì phía UBND xã Kỳ Phong đưa ra mức giá không công bằng, diện tích bị đo đạc bị sai lệch trước và sau thi công rất nhiều. 
Cưỡng chế, nhập viện, tạm giữ, Hà Tĩnh
Anh Lương Văn Kiên cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
“Chúng tôi yêu cầu phải có sự trình bày rõ ràng mới được phép thi công thì đã bị lực lượng công an cưỡng chế. Công an dùng roi điện dí vào người dân, trong đó có anh trai tôi. Khi anh tôi ngã xuống còn bị đạp lên cổ, lên ngực nên ngất xỉu” - anh Khương nói.

Một số người dân địa phương khác cũng cho rằng, ở xã Kỳ Phong có hơn 30 hộ không được đền bù thỏa đáng nên họ yêu cầu chưa được thi công.“Cùng mảnh đất sát sườn nhau nhưng nhà tôi chỉ được đền bù 1 triệu đồng còn nhà bên cạnh lại được 1,5 triệu đồng” - chị Trần Thị Lan ở xóm 10 xã Kỳ Phong nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại tá Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh cho biết, sáng 21/3 Công an huyện huy động 30 cán bộ chiến sĩ tham gia bảo vệ thi công giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A.

Còn ông Nguyễn Xuân Tào, Trưởng Công an xã Kỳ Phong cho biết, lúc đó có khoảng vài trăm người dân đứng ra ngăn cản thi công. Để bảo đảm an toàn cho đoàn cưỡng chế, lực lượng công an huyện, xã phải ngăn cản, khống chế người dân để sớm hoàn thành dự án.

Ông Tào cũng xác nhận có việc xô xát giữa người dân và lực lượng công an. “Lúc đó rất nhiều người dân chạy ra ngăn cản việc thi công, tạo nên tình huống lộn xộn. Hiện chúng tôi chưa thể khẳng định việc anh Kiên phải đi cấp cứu có phải do công an đánh như phản ánh hay không?” - ông Tào nói. 

Cũng theo ông Tào, Công an xã đưa 3 người ngăn cản thi công lên tạm giữ tại trụ sở UBND xã để đảm bảo buổi cưỡng chế.
(Theo Tiền phong)

Muôn kiểu ép dân để lấy ruộng ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

10:24 | 24/03/2014

(PetroTimes) - Không xác minh lý lịch kết nạp Đảng, gửi công văn yêu cầu nhà máy, xí nghiệp, cơ quan hành chính Nhà nước cho công nhân viên chức nghỉ việc để “vận động” gia đình nhận tiền đền bù… Đó là những “thủ đoạn” mà chính quyền huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã và đang dùng để ép người dân nhận tiền bồi thường thu hồi ruộng đất.
Công văn ép cô giáo dạy tiểu học phải nghỉ việc ở nhà đề "vận động" chồng nhận tiền đền bù, giao đất cho dự án.
Không giao đất thì… nghỉ việc
Muốn thuyết phục người dân thuận theo một chủ trương nào đó thì phải đến tận nhà trò chuyện, khuyên nhủ, giải thích… đó là cách mà người ta hay gọi là vận động. Thế nhưng, chính quyền huyện Hiệp Hòa lại nghĩ ra một cách để người dân nhận tiền bồi thường do thu hồi đất một cách rất… khác người, in đậm “cái tôi của người có quyền”.
Để thu hồi đất nông nghiệp của gần 200 hộ dân, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng khu dân cư số 3. Theo đó, mức giá bồi thường do thu hồi đất là 277 nghìn đồng/m2. Với giá đề bù như vậy, mỗi một sào ruộng (tương đường 360 m2) người dân được nhận 100 triệu đồng.
Với giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn/m2, nhà đầu tư chỉ san ủi làm mặt bằng và sau đó bán lại ngay với giá cắt cổ: 4-5 triệu/m2. Người dân vừa mới bị thu hồi đất muốn mua lại thửa ruộng của mình cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.
Bên cạnh đó, nông dân Hiệp Hòa không được hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất. Chính những bất cập này khiến người dân không đồng tình với dự án. Để dự án được triển khai êm thấm, thay vì thương lượng, tìm phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý thì các cán bộ huyện Hiệp Hòa lại không từ bất cứ thủ đoạn để ép người dân phải nhận tiền, giao đất.
Gia đình Nguyễn Văn Hợi có hơn 5 sào ruộng nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án khu dân cư số 3. Tháng 6/2013, bất ngờ ông nhận được giấy mời lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa) để nhận tiền bồi thường do bị thu hồi ruộng. Đến lúc này, gia đình người nông dân này mới hay về dự án và việc mình bị thu hồi đất ruộng.
Không chấp thuận mức giá đến bù quá thấp, gia đình ông Hợi quyết không chấp thuận nhận tiền bồi thường. Bị ông cự tuyệt tiền bồi thường, chính quyền nơi đây tìm đủ mọi cách để ép ông phải nhận. Một mặt chính quyền cho người vận động, mặt khác cho đơn vị san lấp xới tung những thửa ruộng của nhà ông.
“Thấy tôi nhất quyết không nhận tiền đền bù, chính quyền nơi đây tìm cách ép tôi bằng mọi cách. Tôi có một người con trai tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, đang công tác tại Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Vừa qua, trên huyện có gửi công văn đến nơi con trai tôi làm việc yêu cầu cơ quan cho nó nghỉ làm một thời gian để về nhà vận động gia đình nhận bồi thường thu hồi đất” - ông Hợi nói.
Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều tháng qua, anh Nguyễn Văn Quỳnh phải sống trong lo âu, dằn vặt giữa công việc của vợ mình và những thửa ruộng nuôi sống gia đình bao năm qua. Theo lời kể của anh Quỳnh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương hiện đang làm giáo viên tại Trường Tiểu học Hùng Sơn. Gia đình anh bị thu hồi 3 sào ruộng, do mức giá quá thấp nên anh quyết không nhận.
Không thuyết phục được anh nhận tiền, chính quyền nơi đây quay sang ép vợ anh.
Rất nhiều công văn "gây sức ép" được gửi đến nơi công tác của những người dân không nhận tiền đền bù.
Ngày 12/3, cô giáo Nguyễn Thị Hương nhận được một công văn của Trưởng phòng Giáo dục huyện gửi cho lãnh đạo nhà trường với nội dung yêu cầu cô thuyết phục gia đình mình nhận tiền đền bù thu hồi ruộng. Đồng thời công văn này cũng yêu cầu hiệu trưởng cho nghỉ việc, bố trí người khác thay thế cô để cô "tập trung thực hiện nhiệm vụ thuyết phục vận động gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng".
Trước đó, cô đã nhiều lần bị Trưởng phòng Giáo dục huyện mời lên phòng để... "uống nước". Sau đó đích thân Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính cùng với ông Nguyễn Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Sơn làm việc trực tiếp với cô.
Điều đáng nói thêm, cô Hương không phải là nhân vật chính trong việc nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà là chồng cô. Thuyết phục không được anh Quỳnh, chính quyền huyện gây áp lực lên cô.
“Họ làm đủ cách để gây áp lực lên vợ tôi. Nếu cô ấy không đồng ý thì trường sẽ bị cắt thi đua. Họ còn bắn tiếng sẽ chuyển công tác vợ tôi đi xa. Bây giờ tinh thần cô ấy rất mệt mỏi” - anh Quỳnh nói.
Không chỉ những trường hợp trên phải nhận tiền đền bù theo kiểu “đè đầu cưỡi cổ”. Con trai và con dâu của ông Nguyễn Văn Châu đang công tác tại Điện lực Bắc Giang cũng bị huyện Hiệp Hòa gửi công văn lên cơ quan đề nghị cho nghỉ việc ở nhà vận động bố nhận tiền bồi thường.
“Biết tôi không đồng ý nhận bồi thường nên họ cũng chẳng vận động tôi chấp thuận. Nhiều khi thấy hai vợ chồng chúng nó về thăm bố mẹ mà mặt nặng mày nhẹ. Làm cha, làm mẹ ai không thương con, nhưng nhận số tiền đó rồi mất ruộng vĩnh viễn, không nghề nghiệp lấy gì để tồn tại” - ông Châu nói.
Không chỉ dùng phương pháp ép từ nơi con cái của những người nông dân đang công tác, làm việc. Theo phản ánh của người dân, chính quyền nơi đây còn có những động thái không được minh bạch cho lắm, coi thường nông dân.
Thông báo kiểu lén lút, thiếu tôn trọng người dân của chính quyền địa phương. Mẩu giấy thông báo bồi thường không to bằng bao thuốc lá.
Để thông báo mức giá đền bù và phương án đền bù, chính quyền Hiệp Hòa in bằng một tờ giấy bé bằng bao thuốc lá. Là dự án xây dựng khu dân cư với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, thế mà gần 200 hộ dân bị thu hồi đất lại nhận được thông báo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bé tẹo. Tờ giấy ghi 2 phương án bồi thường để người dân lựa chọn, ngoài ra không có bất kì thông tin gì về cơ quan phát hành thông báo, chữ ký của người có thẩm quyền…
Công khai “dùng vợ ép chồng, dùng con ép cha”
Để làm rõ các vấn đề trên, chiều ngày 19/3/2014, nhóm phóng viên PetroTimes có mặt tại trụ sở UBND huyện Hiệp Hòa để làm việc với bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch và một số lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn huyện Hiệp Hòa.
Một cô giáo tiểu học, một công nhân nhà máy phân đạm chẳng liên quan gì đến dự án, vậy mà họ cũng bị chính quyền huyện Hiệp Hòa lôi vào cuộc. Để rồi nảy sinh bi kịch phải lựa chọn giữa công việc và tình thân máu mủ.
Để yên ổn làm việc, họ phải ép buộc người thân trong gia đình nhận tiền bồi thường, nhiều người đã rớt nước mắt cầm tiền vì con cái. Nhiều người quyết giữ đất, họ phải đối mặt với chuyện “tình máu mủ bị sứt mẻ”, bố con cãi nhau, vợ chồng cãi chửi… Ấy vậy mà các “ông” trên huyện vẫn bảo “đó là chủ trương chính sách”.
Như lời ông Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính quả quyết: “Chúng tôi vận động theo đúng pháp luật chứ có phạm pháp gì để phải tù tội đâu mà sợ”.
Về những “quái chiêu” này, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Chính thừa nhận đã có những công văn gửi đến các cơ quan của người dân để yêu cầu các cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu những người này thực hiện chủ trương của chính quyền. Tuy nhiên, ông cho biết: “Đây là vấn đề đạo lý để vận động người nhà mình phải có trách nhiệm với chủ trương, nhất là các Đảng viên. Gửi công văn là một trong những biện pháp mà chính quyền huyện dùng để tác động cho người dân chấp nhận tiền bồi thường”.
Khu đất 12 hecta của dự án.
Lý giải về việc, những người bị gửi công văn không liên quan trực tiếp đến mảnh đất giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chính cho biết, tuy những người này không phải là chủ thể trực tiếp, nhưng họ phải có trách nhiệm thuyết phục người nhà thực hiện chủ trương của chính quyền. Những người này dứt khoát phải có trách nhiệm. “Nếu không gửi công văn cho nghỉ việc để ở nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù thì chúng tôi biết làm thế nào”.
Liên quan đến công văn đề nghị cho cô giáo Hương nghỉ dạy để vận động chồng nhận đền bù, ông Phạm Văn Nghị - Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa khẳng định: “Đây là chủ trương, chính sách của huyện nên phòng phải chấp hành. Sau khi nhận được công văn của UBND huyện về việc tạo điều kiện cho cô giáo Hương nghỉ dạy để có thời gian vận động chồng nhận đền bù, tôi đã mời cô Hương lên phòng nói chuyện 3 lần. Chính tôi là người yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Sơn cho cô hương nghỉ dạy một thời gian”.
Như vậy, qua buổi làm việc với PetroTimes, chính quyền Hiệp Hòa đã công khai việc họ ép dân. Để người dân chấp thuận bán ruộng với giá rẻ mạt 277 ngàn đồng/m2, các cán bộ nơi đây đã không từ một thủ đoạn nào…
(Còn tiếp)
Nhóm phóng viên PetroTimes