Tuesday, June 3, 2014

Trung Quốc sợ bị G7 chỉ trích về Biển Đông

Theo tin tức của báo chí Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ thông qua tuyên bố chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Sau khi bị lên án mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-la về hàng loạt những hành động gây hấn với các nước láng giềng, dư luận Trung Quốc đang thể hiện mối lo ngại sâu sắc nước này sẽ tiếp tục là đối tượng bị chỉ trích tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (viết tắt là G7) sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong 2 ngày 4 và 5 tháng 6 tới.
Trung Quốc sợ bị G7 chỉ trích về Biển Đông - Ảnh 1
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Sau khi một số tờ báo của Nhật Bản ngày 2/6 tiết lộ thông tin Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ thông qua Tuyên bố chung chỉ trích các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, dư luận Trung Quốc đặc biệt lo ngại.
Tin tức này nhanh chóng được đăng tải trên các tờ báo chính thống của Trung Quốc.
Trong ngày 3/6, Tân Hoa xã, mạng Nhân dân Nhật báo, tờ Thời báo Hoàn Cầu cùng nhiều tờ báo lớn khác của Trung Quốc đều trích đăng thông tin từ báo chí Nhật Bản về việc “G7 sẽ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc”.
Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 4/6 tại Bỉ sẽ thông qua Tuyên bố cấp cao chỉ trích đích danh Trung Quốc. Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc kiềm chế trong các hành động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Còn tờ Thời báo Hoàn Cầu thì trích dẫn phát biểu của chuyên gia quan hệ quốc tế Trung Quốc Kim Xán Vinh bày tỏ lo ngại việc Hội nghị thượng đỉnh G7 thông qua Tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, chuyên Gia Kim Xán Vinh cũng tìm cách giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề, cho rằng “Mỹ và Trung Quốc đối đầu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn thể hiện thận trọng không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ”.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6 tại Brussels, Bỉ. Mặc dù tình hình Ukraine mới là nội dung nghị sự chính của Hội nghị, song trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua, Hội nghị dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố cấp cao trong đó đề cập nội dung yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế t07:05 AM, 04-06-2014rong các hành động tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

THEO VOV.VN

“Giấc mơ Trung Hoa”- đừng là “ác mộng” đe dọa láng giềng!

ANTĐ - Giới lãnh đạo Trung Quốc thế hệ hiện nay hay nói về “Giấc mơ Trung Hoa”. Ông Jyrki Kallio - một nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Phần Lan mới đây có bài viết cho rằng, trong quá trình hiện thực hóa “giấc mơ” đó, nếu không cẩn thận thì có vẻ như nó sẽ biến thành những “cơn ác mộng”.

“Giấc mơ Trung Hoa” gắn với mục tiêu phục hưng dân tộc của Trung Quốc. Đối với nhiều nhà quan sát ở phương Tây, việc hiện thực hóa “giấc mơ” đó có nghĩa là Trung Quốc, cũng như Nga, sẽ không bao giờ chấp nhận chơi trò chơi trong quan hệ quốc tế theo luật do Mỹ thảo ra.

Jyrki Kallio - nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Phần Lan

“Lừa đối phương” là chiến lược cơ bản?
Hiện nay, người ta nói quá nhiều về sự nổi lên của Trung Quốc, thứ được coi như một nguy cơ đối với sự ổn định của trật tự quốc tế, và người ta liên tưởng đến câu nói “nói nhiều đến quỷ thì quỷ sẽ xuất hiện”. Ở Trung Quốc cũng có câu ngạn ngữ tương tự nhưng không phải là nói về quỷ mà nói về Tào Tháo, một chiến lược gia quân sự nhiều mưu kế sống trong thời kỳ giữa thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Các nhà quân sự kinh điển của Trung Quốc coi việc “lừa đối phương” là một trong những chiến lược cơ bản, và bảo bối trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cải cách là “giấu mình chờ thời”. Phải chăng Tào Tháo đang quay lại?

Câu trả lời đương nhiên là: đúng. Tuy nhiên, Tào Tháo không phải là kẻ khờ dại và sẽ là không công bằng khi so sánh ông ta với ma quỷ. Nhưng liệu, “Giấc mơ Trung Hoa” có cần thiết nếu nó tạo ra cơn ác mộng cho người khác? 

Có nhiều tình tiết cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” không đến nỗi tồi tệ như vậy. Thứ nhất, người ta có cảm giác lãnh đạo Trung Quốc đang tập trung quyền lực, hoặc thậm chí cá nhân một nhà lãnh đạo cũng có khả năng đưa ra những quyết định vô lý. Khác với 2 thập kỷ trước, giới lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã giữ được tính tập thể và đấu tranh giữa những quan điểm khác biệt được thể hiện qua ngôn ngữ chứa đựng sự nhân nhượng trong nhiều tài liệu quan trọng. 

Thứ hai, các phương tiện truyền thông thường thổi phồng về sự tăng lên của ngân sách quốc phòng Trung Quốc và khả năng quân sự của Trung Quốc là đáng lo ngại. Mục tiêu phát triển quân sự của Trung Quốc không có gì thay đổi. Trung Quốc còn lâu mới đủ khả năng thách thức Mỹ trên các vấn đề toàn cầu và cũng không tỏ ra mình đang cố làm điều đó.  Theo báo cáo gần đây cho thấy, gánh nặng chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm từ 2 đến 2,1% GDP.

Thứ ba, nội bộ Trung Quốc còn nhiều vấn đề cả về kinh tế, môi trường, xã hội và hòa hợp dân tộc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường phải hô hào muốn phát triển kinh tế thì phải ổn định, cả bên trong lẫn bên ngoài. 

Phải rũ bỏ tàn dư của thực dân 
Nhưng có điều hiển nhiên là Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa của khu vực. Việc tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt ở Biển Đông, có thể đưa đến khủng hoảng. Trung Quốc coi vấn đề chủ quyền quốc gia là quan trọng. Trong khi, khái niệm tổng thể của phục hưng dân tộc là dựa trên quan niệm Trung Quốc phải rũ bỏ tất cả những gì gọi là tàn dư của chế độ thực dân để lại. Những bài học lịch sử của thế giới sẽ được nghiên cứu kỹ. Nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc sẽ biến những bài học đó thành hiện thực.

Đối với khu vực, mặc dù Trung Quốc có cứng rắn lên trong vấn đề đòi hỏi chủ quyền biển đảo, song Trung Quốc không muốn để các vấn đề trên biển ảnh hưởng đến kinh tế khu vực. Có thể, khi lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy đất nước đã đủ mạnh, họ có thể sẵn sàng nhượng bộ đôi chút với các nước láng giềng. Tuy nhiên, nếu bị đe dọa, các quốc gia láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ không hề nhân nhượng.
Thứ tư 04/06/2014 07:06


Hàn Thủy
(Theo FIIA)

Nhân viên cảng vụ hàng không tự ý kiểm mở hành lý thất lạc!

ANTĐ - Một số hành khách vô cùng bức xúc khi biết hành lý của mình sau khi thất lạc bị phá khóa, kiểm mở tùy tiện.

Theo thông tin ban đầu, vào hồi 20h30 ngày 29-5, tại khu vực kho hành lý thất lạc tại khu cách ly Quốc tế đến cánh A nhà ga T1 của Sân bay quốc tế Nội Bài, có 4 người tự xưng là đại diện của Cảng vụ hàng không miền Bắc (thuộc Cục Hàng không Việt Nam) và Cảng Hàng không Sân bay Quốc tế Nội Bài (thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam) đã tự ý cùng nhau kiểm tra thủ công 4 kiện hành lý của khách hàng.

Các kiện hành lý bị kiểm mở mang số thẻ VN055352, VN805235, VN558201, VN001961. Toàn bộ số hành lý này đã được vào sổ theo dõi, niêm phong Hải quan từ số AA/13-502502 đến AA/13-502505 và chờ đưa vào kho để làm tiếp thủ tục khi có chủ hàng đến nhận.

Hành lý thất lạc của hành khách bị cắt phá khóa, kiểm tra
Việc tự ý kiểm tra được thực hiện khi không có mặt chủ các kiện hàng hay đại diện hãng hàng không vận chuyển. Cơ quan Hải quan và các đơn vị có chức năng mở kiểm hành lý khi có dấu hiệu nghi vấn cũng không được thông báo về việc. Theo đánh giá, việc tự ý phá niêm phong Hải quan đối với các kiện hành lý nêu trên để kiểm tra đã vi phạm Luật Hải quan nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Điều đáng nói là tại thời điểm đó, dù đã được công chức Hải quan thừa hành nhiệm vụ tại khu vực đó cảnh báo và yêu cầu dừng ngay việc làm tuỳ tiện, tuy nhiên người của Cảng vụ hàng không miền Bắc và Đội an ninh trật tự nhà ga vẫn tự ý kiểm mở.
Biết sự việc, ông Nguyễn Đức Minh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tiếp tục yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm luật Hải quan, nhưng sự việc trên vẫn tiếp diễn. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã yêu cầu lập biên bản để báo cáo các cơ quan cấp trên.
Liên quan đến sự việc, lãnh đạo Cục hàng không cho biết, đã nắm được sơ bộ nhưng đang đợi báo cáo chính thức để xem mức độ vi phạm. “Việc kiểm tra an ninh đối với hành lý thất lạc khi đưa vào kho lưu giữ của sân bay là theo quy định. Trong việc thực hiện cần phải có sự phối hợp”.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội: “Việc mở kiện hành lý không thể đơn phương tiến hành mà không có sự phối hợp giữa các bên. Không nên tiến hành đơn phương mở hành lý của khách hàng với bất cứ mục đích gì”. Lãnh đạo Cục hải quan thành phố Hà Nội cho biết, trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong hành lý cần báo cáo cho lực lượng Hải quan hoặc các cơ quan có chức năng, không được phép tự ý kiểm mở.
Sau khi sự việc xảy ra, PV đã liên hệ với các cơ quan trực tiếp có liên quan. Tuy nhiên, đại diện các cơ quan này đều nại lý do đang “đi họp, đi học”, chưa nắm rõ sự việc, sẽ cho kiểm tra xác minh. Theo nguồn tin riêng của ANTĐ, một hành khách mang quốc tịch New Zealand đã vô cùng tức giận khi biết valy của mình bị cắt phá. Người này đã viết thư phản hồi về sự việc và được bồi thường 500.000 đồng. Một hành khách khác ở TP Hồ Chí Minh cũng bày tỏ sự bất bình khi không được thông báo về việc hành lý bị tự ý kiểm tra.

Thứ tư 04/06/2014 10:00

Bá Chiêm

Trung Quốc thừa nhận đâm thủng tàu Việt Nam

 Báo South China Morning Post của Hong Kong hôm qua dẫn nguồn từ kênh quân sự thuộc Đài Phát thanh Quốc gia của Trung Quốc khẳng định, các tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu Việt Nam ở gần vị trí giàn khoan Hải Dương 981
Cảnh sát biển trên tàu 2016 che chắn lại những vị trí bị đâm thủng.
Cảnh sát biển trên tàu 2016 che chắn lại những vị trí bị đâm thủng.
Theo Đài Phát thanh Quốc gia của Trung Quốc, vụ đâm va đầu tiên xảy ra vào khoảng 12h30 hôm Chủ nhật, khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc phun nước vào một tàu kiểm ngư của Việt Nam trong 5 phút, rồi tàu Việt Nam mang số 635 rời đi.
Hai tàu khác của Trung Quốc đã chặn các tàu hỗ trợ của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang đến để giúp đỡ tàu bị tấn công.
Khoảng 5h chiều hôm đó, một tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu CSB-2016 bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 46015 va vào, khiến tàu Việt Nam bị 4 lỗ thủng bên mạn phải và bị nghiêng, nhiều thiết bị như ống khí bị hỏng, Đài Phát thanh Trung Quốc nói.
Nhật Bản khẩn trương giải thích lại Hiến pháp
Chính phủ Nhật Bản hôm qua đệ trình lên liên minh đảng cầm quyền những điều kiện mà Nhật Bản được phép mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ (SDF) nhằm trợ giúp các đồng minh an ninh.
Chính phủ Nhật Bản nói rằng, SDF có thể trợ giúp các đồng minh khi đáp ứng đủ 4 điều kiện rõ ràng về đối tượng sẽ giúp đỡ, giúp đỡ như thế nào, ở đâu và hình thức gì. Nếu các đề xuất này được chấp nhận, Nhật Bản sẽ cung cấp đồ tiếp tế và dịch vụ cho các đồng minh tham chiến.
Chính phủ Nhật Bản hôm qua cũng hoàn tất việc giải thích 15 bối cảnh cụ thể của những mối đe dọa an ninh mà Nhật Bản có thể mở rộng chiến dịch của SDF. Hai đảng cầm quyền của Nhật Bản sẽ bàn bạc để quyết định những cách lý giải đó trong tuần này.
Thủ tướng Shinzo Abe hối thúc hai đảng LDP và New Komeito sớm đồng ý nhằm dỡ bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ tập thể hoặc bảo vệ đồng minh bị tấn công bằng cách giải thích lại Hiến pháp.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị bàn tròn Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 28 khai mạc tại Manila hôm 1/6, Thủ tướng Malaysia Najib Razak khẳng định, luật pháp phải được đặt trên hết trong giải quyết các vấn đề trên biển Đông. Ông Razak nói: “Chúng ta phải kiên định với nguyên tắc không sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
Ông Najib tuyên bố, Malaysia cam kết mạnh mẽ với tuyên bố chung gần đây của các bộ trưởng quốc phòng châu Á về hợp tác quân sự vì một cộng đồng châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Thủ tướng Malaysia nêu rõ, đây là bước đi quan trọng để đẩy mạnh trụ cột an ninh – chính trị của Cộng đồng ASEAN. Ông Najib nhấn mạnh, chỉ có đảm bảo hòa bình thì khu vực này mới có thể thu hút đầu tư, khuyến khích đổi mới và tạo việc làm cho người dân.
Philippines hôm qua nói rằng, họ đã đạt được “tiến bộ quan trọng” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chánh Văn phòng Tổng thống Philippines Herminio Coloma Jr. nói rằng, chính phủ nước này nhận thấy những phát biểu gần đây của quan chức Mỹ, Úc và Nhật Bản “khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng pháp quyền là yếu tố then chốt cho ổn định khu vực”.
“Chúng tôi được khuyến khích bởi những phát biểu của các đồng minh và nhiều nước khác khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đó chính xác là cách thức hành động mà chúng tôi lựa chọn”, ông Coloma phát biểu trong cuộc họp báo trên truyền hình.
Ông Coloma nhấn mạnh ý nghĩa của việc “hầu hết các nước thành viên ASEAN” cùng bày tỏ ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ, và các ngoại trưởng ASEAN đưa ra tuyên bố chung kêu gọi các nước kiềm chế. “Có thời điểm tình thế không được như thế này, mọi việc đã thay đổi”, ông Coloma nói.
Philippines trước đó bảo vệ phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hồi cuối tuần qua rằng, Trung Quốc đang gây bất ổn ở khu vực tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston chia sẻ quan điểm này của quan chức Mỹ.
Hạ nghị sĩ Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam về biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, sáng 3/6 tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Hạ nghị sĩ Mỹ John Kline.
Ông Kline và các thành viên trong đoàn khẳng định, Nghị viện Mỹ quan tâm sát sao, chia sẻ với Việt Nam và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Việt Nam, đồng thời ủng hộ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Ông John Kline, thành viên đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ, cũng bày tỏ mong muốn các bên sớm có giải pháp giải quyết tình hình hiện nay bằng con đường ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ tư, 04/06/2014, 06:30 (GMT+7)
http://nguyentandung.org/trung-quoc-thua-nhan-dam-thung-tau-viet-nam.html
Chiều 3/6, tàu CSB-2016 cập cảng Đà Nẵng để sửa chữa 4 lỗ thủng do bị tàu Trung Quốc đâm. Lỗ 1 dài 40cm, rộng chừng 7cm, cách vạch mớn nước 50cm, lỗ thủng 2 dài 4cm, rộng 6cm, cách vạch mớn nước 40cm, lỗ 3 rách rộng 5cm, rộng 7cm, cách vạch mớn nước 50cm, lỗ 4 dài 35 cm, rộng 3cm, cách mớn nước 1 m. Chiều 1/6, tàu Trung Quốc số hiệu 46105 áp sát, xịt vòi rồng và đâm va liên tục vào tàu CSB-2016.
Nhiều vết đâm có diện tích lớn gần vạch mớn nước, đe dọa bị nước tràn vào.
Nhiều vết đâm có diện tích lớn gần vạch mớn nước, đe dọa bị nước tràn vào.

Hãy hành động ngay nếu không chuyện mất nước là cầm chắc


Nguyên Thạch (Danlambao) - Là người Việt Nam, bất luận là quốc nội hay hải ngoại, bất luận là đảng viên hay người dân thường, đây là thời điểm mà tất cả chúng ta hãy gạt bỏ qua tất cả những dị biệt về thành phần, vị thế trong xã hội lẫn ý thức hệ...mà cùng chung thống nhất với nhau một quan điểm: Tổ Quốc là trên hết. Còn Tổ Quốc, chúng ta mới còn những thứ khác, mất đất nước là mất tất cả, thiết nghĩ, không ai là không thấu hiểu.

Trước khi đất nước sẽ hoàn toàn bị mất vào tay giặc, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân và sự thật để từ đó có những hành động thật sự hầu may ra cứu vãn được tình thế trước khi quá muộn. Căn cứ vào những sự thật và dữ kiện của quá khứ để biện minh rằng nếp suy nghĩ của chúng ta không hề mơ hồ, cùng những hy vọng viển vông nếu có.

- Nhắc lại một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Dân tộc Việt Nam bị quân Tàu cai trị 998 năm qua bốn thời kỳ Bắc thuộc.

Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

1. Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán nhà Hán lập quốc vào khoản năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam việt).

2. Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương.


3. Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

4. Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh. (1)

- Thời kỳ chiến tranh trước 1975, qua câu nói để đời của cựu Tổng bí thơ Lê Duẩn cũng đã chứng minh: Ngay tại cổng của ngôi đền thờ Lê Duẩn mới xây ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một tấm bảng lớn trang trọng ghi lại một câu nói của cậu Lê Duẩn. Hàng chữ rất lớn được đặt giữa ngoặc kép, tức là nguyên văn câu nói của Lê Duẩn, không thêm, không bớt như thế này: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.”

Vậy thì, theo chính Lê Duẩn tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc chiến ở miền Nam làm chết hơn hai triệu người Việt của cả hai miền, chỉ là việc làm của Hà Nội theo lệnh của Liên Xô và Trung Quốc chứ không hề là để giải phóng miền Nam như Hà Nội đã tuyên truyền láo khoét từ bao nhiêu năm nay. Hà Nội chỉ làm công việc đánh thuê, theo lệnh, theo chỉ thị của Liên Xô và Trung Quốc chứ chẳng vì độc lập của đất nước, giải phóng dân tộc.

* Đường phân khúc 9 đoạn, hay còn gọi là: “Đường lưỡi bò” chiếm gần 80% tổng thể diện tích biển Đông mà Trung cộng ngang nhiên tự tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.

* Điểm đặc biệt đáng ghi nhớ trong giai đoạn này là: Trận hải chiến Hoàng Sa chống lại ngoại bang Trung cộng ngày 19/1/1974, có 74 chiến sĩ Hải quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong sự reo mừng của cs Hà Nội.(2)

- Thời kỳ sau 1975:

* Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 “dạy cho Việt Nam một bài học” (lời Đặng Tiểu Bình) Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000 người.(3)

* Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988, 68 chiến sĩ tay không đã làm bia đỡ đạn.(4)

*Trung Quốc giết ngư dân Việt Nam: Jan 27, 2005 9 ngư dân tỉnh Thanh Hóa bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn chết và còn bắt giam 8 người khác.

* 2011. Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, Trung Quốc phá hoại cáp của tàu Viking II và Tàu Bình Minh 02.

* 2014. Vụ việc HD 981 ngang ngược xâm lấn đặc khu kinh tế thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam cùng những thái độ hống hách kế tiếp mà nó sẽ xảy ra trong nay mai.

Trên là những dữ kiện chính, ngoài ra còn những vụ đâm tàu, bắn giết, đánh đập, đòi tiền chuộc...mà tác giả không thể liệt kê hết ra đây được.

Xuyên suốt những vụ việc cụ thể đó, cho chúng ta thấy rằng ý đồ muốn chiếm lấy nước ta đã có từ lâu và tham vọng đó sẽ không bao giờ giặc Trung cộng từ bỏ. Từ những sự thật hiển hiện này, bắt buộc tất cả người Việt Nam không thể không cảnh tỉnh.

Vừa qua, về mặt chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những phản ứng: “Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ.”

“Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.” (5) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Biết rằng do trải qua nhiều kinh nghiệm đau thương...khiến chúng ta không thể tin hết những gì cộng sản nói...(Nguyễn Văn Thiệu) nhưng ít ra ông Dũng cũng đã nói được những điều trên trước công luận nhằm gởi thông điệp đến nhà cầm quyền Trung cộng một cách rõ ràng.

Ngược lại về phía mặt đảng, Nguyễn Phú Trọng cùng những tên trong BCT đều giữ thái độ lặng im một cách nhục nhã, không hề có một thái độ phản ứng nào trước sự xâm lấn trắng trợn của ngoại bang xâm lược Trung cộng!.

Càng hèn đốn hơn khi sự thể đã rành rành, Cảnh sát biển bị vòi rồng xịt tơi bời, bị rượt ép banh xác, ngư dân bị bao vây húc chìm, mất tài sản và mất ngay cả mạng sống mà tên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, tượng đái Phùng Quang Thanh đã tuyên bố tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore rằng: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc vềtổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp” !. (6) Tốt đẹp cái gì khi ngoại bang đã cướp lấy biển đảo của mình, đã xâm lấn chủ quyền của quốc gia mình một cách trắng trợn, giết dân mình một cách dã man mà gọi là tốt đẹp à?. Một tên Đại tướng hèn mạt, đáng để bị cách chức hay bỏ tù. Thật là một sự thất vọng não nề cho một tên đại diện quân đội.


Những nguy khốn của ngày hôm nay, sẽ đẩy đưa Việt Nam vào con đường tiệt lộ mà đảng CSVN thường huyênh hoang là giới lãnh đạo đất nước toàn diện và triệt để...thế thì trong hoàn cảnh tận cùng của đất nước hôm nay, đảng cộng sản, hay nói rõ một cách cụ thể hơn là 16 tên trong BCT cùng 175 tên ủy viên trung ương phải chịu trách nhiệm toàn diện và triệt để chứ không thể thối thoát.

Với đất nước có gần 90 triệu dân, chúng ta không thể nào cúi mặt trước một thiểu số chưa tới 200 tên phản quốc bán đứng non sông này. Với tập thể đại đa số dân tộc, đảng cộng sản là kẻ thù đã hiện rõ nguyên hình mà Hội nghị Thành Đô trong hai ngày 3-4/9/1990 đã ngầm ký giao Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng như một tỉnh hay một khu tự trị vào năm 2020 theo tài liệu tối mật giữa Tổng cục 2 và Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam, TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS(7).

Gián điệp Trung Nam Hải đã chuẩn bị và bao trùm khắp đất nước, từ Thủ đô cho đến các tỉnh thành, từ các ủy viên trung ương cho đến các sĩ quan cao cấp của công an và quân đội với quân hàm Đại tá trở lên. Trong trường hợp chinh biến có xảy ra thì lực lượng cách mạng chỉ nên tin tưởng ở các cấp Thượng tá trở xuống và chỉ sử dụng quân số ở cấp tiểu đoàn hoặc đại đội chứ tuyệt đối không nên huy động đến sư đoàn hoặc quân đoàn bởi chúng đã thuộc lệnh của thiên triều.

Bài viết này, ngoài việc gởi đến toàn dân như một lời cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng, nó còn mong muốn được chia sẻ những suy nghĩ cùng các chiến sĩ và đảng viên mà tận trong thâm tâm vẫn còn là người Việt với một Tổ Quốc là Việt Nam yêu dấu. Không, triệu lần không, chúng ta không thể nào để mất nước. Các bạn là những người chiến sĩ mà trong tay hiện có vũ khí, có phương tiện để chiến đấu. Biết rằng với sự bao vây một cách có hệ thống cùng vô số mưu đồ thâm độc, chúng ta không thể chủ quan bởi lẽ chúng ta có thể phải vị quốc vong thân. Nhưng cái chết thì không ai có thể tránh khỏi, được chết một đời cho quê hương ngàn đời sống mãi, đó là những cái chết vô cùng vinh dự.

Đảng CSVN, hay nói đúng hơn là 200 tên trong BCT và UVTW là thiểu số đã đưa toàn thể dân tộc vào con đường tiệt lộ cùng cực nô lệ, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác hơn là vùng lên tự vệ cho chính mình và cho thế hệ về sau. Tương lai của Việt Nam, phải do dân tộc Việt Nam quyết định, sau những chứng cứ bán nước quá rõ ràng, ĐCSVN không là những gì mà toàn dân mong đợi. Chúng ta phải hành động ngay, bằng không chuyện mất nước là cầm chắc, và đó là những điều mà không ai muốn nhìn thấy.


________________________________

Ghi chú:

Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958


VRNs (04.06.2014) – Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:

- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.
140604-CH PVD

 Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (xem hình trên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một “công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là “cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”!

- Vì vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.

Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.

1/ Một Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?

2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?

Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.

- Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.

- Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ này lúng túng bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ, vô tình hay hữu ý tránh né việc phê phán sai lầm của chế độ.

- Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Nhưng giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng – Hồ Chí Minh thì đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không?

Khó khăn cốt lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng! Chỉ có nhân dân đứng lên, trong một thể chế của nhân dân, mới vô hiệu hóa được mọi ký kết phản quốc, vi hiến, đã ký kết sau lưng nhân dân như Công hàm PVĐ!

3/ Thoát Cộng được lợi những gì?

Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất.

Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì?

- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.

- Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…

- Còn giữ Cộng sản thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh? Giữ được nước hay không chủ yếu là do có sức mạnh hay không, đừng trông chờ quá nhiều ở công pháp quốc tế.

Trái lại, chỉ cần thoát Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.

4/ Thoát Cộng dễ hay khó?

- Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống?

- Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không?

Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…

H.S.P. (2-6-2014)

Hà Sĩ Phu

Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/26882

Mỹ điều máy bay tàng hình F-22 tới Malaysia tập trận

(BĐV) - Mỹ đang triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay tấn công F-15C/D tới Malaysia để tập trận Cope Taufan.
F-22 và F-15 của Không quân Mỹ sẽ tham gia tập trận cùng với MiG-29 và Su-30MKM của Không quân Malaysia.
F-22 và F-15 của Không quân Mỹ sẽ tham gia tập trận cùng với MiG-29 và Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Tại căn cứ không quân Barnes của Malaysia, Không quân Mỹ đang bắt đầu triển khai các phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor đến đây để tham gia cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Cope Taufan kéo dài trong 3 tuần.
Theo tờ WGBB cho biết hôm 3/6 thì một số máy bay chiến đấu F-15C/D cùng với hơn 100 thành viên của Phi đội tiêm kích số 104, thuộc lực lượng Phòng không quốc gia Massachusetts của Không quân Mỹ đang bắt đầu triển khai đến Malaysia từ hôm 1/6.
Trong khuôn khổ tập trận Cope Taufan sẽ các hoạt động chiến đấu liên hợp giữa các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Phi đội tiêm kích 104 và các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Mục đích Không quân Mỹ điều các máy bay chiến đấu F-15C/D và F-22 Raptor tới Malaysia tập trận nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời thực hiện các bài tậptrên không với các máy bay chiến đấu không đồng dạng MiG-29 và Su-30 của Không quân Malaysia nhằm phát triển chiến thuật cho các phi công lái F-15 và F-22 trong các hoạt động trên khu vực Thái Bình Dương.

F-15 và F-22 là hai loại  máy bay chiến đấu tối tân và đang hoạt động trong vai trò chiến đấu chủ lực của Không quân Mỹ hiện nay. Trong khi đó, MiG-29 và Su-30MKM là hai loại máy bay chiến đấu hạng trung và hạng nặng do Liên Xô/Nga phát triển, vốn vẫn được coi là đối thủ số 1 của các máy bay chiến đấu Mỹ và NATO từ thời Chiến Tranh Lạnh tới nay. Do vậy, cuộc tập trận Cope Taufan cũng sẽ là cơ hội tốt để Không quân Mỹ kiểm tra khả năng chiến đấu của các máy bay của họ so với máy bay do Nga sản xuất.
Thứ Tư, 04/06/2014 07:14
PVD

Tàu Trung Quốc lại tấn công ngư dân

TT - Hai tàu Trung Quốc liên tục vây ép, phun vòi rồng vào một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa suốt hơn một giờ. Chỉ khi tàu kiểm ngư của Việt Nam xuất hiện thì tàu Trung Quốc mới chịu bỏ đi.

Các ngư dân chỉ những vết va chạm trên thân tàu cá QNg 90567 sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào - Ảnh: Trần Mai

Ngày 3-6, tàu cá QNg 90567 của chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Sa Kỳ.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tàu QNg 90567 ở đuôi mạn phải bị tông gây rạn nứt nhiều vết, nhiều ngư cụ trôi xuống biển, bị hỏng. 14 ngư dân mệt mỏi, phờ phạc sau chuyến biển dài với con tàu mang nhiều vết thương, khuôn mặt rám nắng vẫn chưa nguôi sự tức giận.
Ngư dân Trương Lục (39 tuổi) bức xúc: “Lúc đó, nếu anh Cu không nhanh tay bẻ lái, sự việc giờ chẳng biết như thế nào. Có khi tàu này cũng chung cảnh chìm như tàu ĐNa 90152 rồi”.
Cố tình đâm chìm tàu
Thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu kể lại: 8g ngày 5-5, khi tàu đang đánh bắt ở đảo Tri Tôn, cách nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép khoảng 6 hải lý, bất ngờ hai tàu Trung Quốc số hiệu 4001 và 37101 lao tới rượt đuổi hơn 30 phút. Anh em kiên trì chạy tránh né.
Sau đó, tàu 4001 chạy song song tiếp tục kè, còn tàu 37101 lùi về phía sau. Bất ngờ tàu 37101 tăng tốc rất nhanh, tông trực diện vào tàu cá. Ngay lập tức, tàu cá bẻ lái tránh nên chỉ bị tông phía đuôi mạn phải. Anh Cu nói thêm: “Rõ ràng họ cố tình tông vào tàu cá chứ không phải va quẹt bình thường”.
Sau khi tàu QNg 90567 tránh được cú tông đó, tàu Trung Quốc số hiệu 37101 tăng tốc đi song song, tiếp tục cùng tàu 4001 ép tàu cá vào giữa.
Tàu 37101 phun vòi rồng xối xả về phía tàu cá hơn 40 phút. Vừa chống lại “bom nước”, vừa phải tránh không cho tàu áp sát, va quẹt, các ngư dân phải dùng những vật dụng che chắn trên tàu để bảo vệ cửa kính cabin, bảo đảm tầm nhìn để thuyền trưởng Cu chạy tàu.
“May là ban ngày, chứ ban đêm thì khó mà thoát được” - anh Cu nói.
Thuyền trưởng Cu cho biết sau hơn một giờ vừa né tránh va chạm, vừa chống đỡ vòi rồng phun mạnh vào cabin thì thấy một tàu kiểm ngư Việt Nam tiến đến. Lúc này tàu Trung Quốc mới rút đi, toàn bộ máy móc, ngư cụ ướt hết, một số rơi xuống biển.
“Họ có chủ ý tấn công mình rõ ràng, phối hợp một tàu kèm, một tàu tông, rồi kẹp tàu cá ở giữa để dùng vòi rồng tấn công, quyết không cho tàu chạy thoát” - anh Cu phân tích.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND xã, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu - cũng nói: “Nhìn những vết trầy méo mó ở đuôi tàu, có thể thấy tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu của ngư dân mình. Đây là hành động không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ cho tàu đi theo đoàn để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố ở Hoàng Sa”.
Sẽ kiện Trung Quốc
Hôm qua, ông Nguyễn Quốc Chinh - chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) - cho biết sẽ gửi đơn kiện Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vì gián tiếp gây thiệt hại về kinh tế, đe dọa tính mạng của ngư dân khi đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông Chinh, từ đầu tháng 5-2014, khi CNOOC hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa (gần khu vực đảo Tri Tôn) của Việt Nam đã gây khó khăn cho việc đánh bắt của ngư dân, khiến sản lượng thủy hải sản của các đoàn viên nghiệp đoàn sụt giảm nghiêm trọng (giảm khoảng 1/3 so với trước đó).
Ngoài việc không được đánh bắt trực tiếp tại vùng biển trên, các tàu cá của Việt Nam trên đường đi đánh bắt hoặc trở về bờ phải đi vòng tránh các tàu Trung Quốc nên hao tổn nhiên liệu nhiều hơn.
Nghiêm trọng hơn, từ khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, hơn 10 tàu cá của Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận bị các tàu Trung Quốc tấn công cướp tài sản, phá hủy các thiết bị liên lạc, bị đâm chìm, gây tổn hại về tinh thần và vật chất nặng nề đối với các ngư dân và gia đình.
“Chính các tàu tham gia bảo vệ giàn khoan của CNOOC gây nên. CNOOC phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của ngư dân và phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để ngư dân trở lại đánh bắt bình thường” - ông Chinh khẳng định.
04/06/2014 07:36 
TRẦN MAI - TRÀ GIANG
Lo lắng sự an toàn của ngư dân trên biển
Sáng 3-6, phát biểu tại diễn đàn “Phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung” diễn ra tại Hội An (Quảng Nam), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Chính phủ rất lo lắng cho sự an toàn của ngư dân.
Phó thủ tướng nói: “Trong những ngày qua Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế khu vực. Tàu cá ngư dân bị xua đuổi, thậm chí bị đâm chìm, chúng ta kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Kêu gọi quốc tế để biết rằng chúng ta đang đấu tranh hòa bình, nhưng chúng ta cũng lo lắng cho ngư dân về sự an toàn. Từ bao đời nay, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống, nhưng nay đang bị đe dọa bởi việc Trung Quốc kéo giàn khoan trái phép cùng việc vẽ đường lưỡi bò”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa cho ngư dân bảo vệ biển đảo. “Chúng ta có trung tâm nghề cá, việc đầu tư còn hạn chế. Tôi đề nghị lập trung tâm ngư trường, Chính phủ đầu tư trọng tâm sau đó mở rộng ra trên toàn quốc” - ông Tuấn nói. Cùng ý tưởng với ông Tuấn, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh nhấn mạnh: “Nên cho vay đầu tư nhiều hơn nữa để ngư dân có điều kiện đóng mới tàu thuyền, vừa đánh bắt xa bờ, vừa đảm bảo an ninh trên biển, bảo vệ chủ quyền”.
TẤN VŨ

Lần đầu tiên sau 17 năm, G-7 họp vắng mặt Nga

PNO – Ngày 4/6, bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) lần đầu tiên sau 17 năm đã nhóm họp mà không có Nga, một sự trả đũa cho việc Moscow thâu tóm Crimea và gây mất ổn định ở miền Đông Ukraine.
    Tổng thống Mỹ Obama gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung và Đông Âu ở Warsaw (Ba Lan) ngày 3/6 - Ảnh: Reuters
    Cuộc họp thượng đỉnh hai ngày của nhóm G-7 diễn ra tại Brussels, thay vì ở thành phố nghỉ mát Sochi của Nga trên Biển Đen như dự kiến, sẽ tập trung vào các vấn đề chính sách đối ngoại, kinh tế, thương mại và an ninh năng lượng – một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với châu Âu sau nhiều tháng căng thẳng với Moscow vì Nga cung cấp gần một phần ba lượng dầu mỏ và khí đốt cho châu Âu.
    Mặc dù không tham dự hội nghị, tuần này ông Putin sẽ vẫn tiến hành hội đàm song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande, bên lề lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ D-Day của Đồng minh trong Thế chiến II.
    Quyết định “bỏ rơi” Nga khỏi Hội nghị thượng đỉnh G-7 được các thành viên khác của nhóm - Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản và Italia – thông qua hồi tháng Ba, sau khi Moscow sáp nhập Crimea, một động thái bị quốc tế phản đối mạnh mẽ. Kể từ đó, EU và Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản các quan chức cấp cao của Nga và Crimea, và đe dọa sẽ áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn hơn đánh vào kinh tế và thương mại nếu Moscow tiếp tục là nhân tố gây mất ổn định ở miền Đông Ukraine.
    Mặc dù Nga vẫn duy trì một lực lượng đáng kể trên biên giới phía Đông của Ukraine và lực lượng dân quân ủng hộ Nga đang hoạt động tại nhiều thị trấn ở khu vực này, cuộc bầu cử tổng thống Ukraine đã diễn ra tương đối hòa bình trên cả nước, một sự việc được phương Tây xem như tín hiệu “xuống thang” của Moscow.
    Cảm giác hợp tác tăng lên đã đặt ra câu hỏi về việc liệu Liên minh châu Âu (EU), một khu vực đang có các mối quan hệ thương mại và năng lượng quan trọng với Nga, có thể sẽ sớm tìm cách lôi kéo Moscow, chẳng hạn như cho phép nó tái gia nhập nhóm G-8.
    Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ bắt đầu với một bữa ăn tối để thảo luận về chính sách đối ngoại , bao gồm cả việc hỗ trợ của Nga và EU cho Ukraine, cũng như Syria, Afghanistan, Mali , Cộng hòa Trung Phi và Triều Tiên.
    Phiên cuối cùng của hội nghị, vào ngày 5/6, sẽ tập trung hỗ trợ phát triển, bao gồm cả việc kiểm soát dịch bệnh, các chương trình tiêm chủng ở châu Phi và an ninh lương thực.

    04-06-2014 07:13:30
    VIỆT HƯNG (Theo Reuters, AFP)

    Tình hình Biển Đông: Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn?

    TQ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng quanh Biển Đông có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ.

    Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn?
    Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn?

    Nhận định trên được ông Abraham M. Denmark, Phó Chủ tịch Các vấn đề Chính trị và An ninh tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á và từng là người đừng đầu Ủy ban Các vấn đề về Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra trong bài viết "Could Tensions in the South China Sea Spark a War?" (Liệu căng thẳng Biển Đông có thể biến thành chiến tranh?) đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ.
    Theo ông Denmark, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố "chủ quyền" thông qua "đường chín đoạn" đầy tham vọng trên Biển Đông cùng hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa, đã khiến tình hình căng thẳng không ngừng leo thang và nguy cơ nổ ra các cuộc giao tranh trong khu vực.

    Với âm mưu bá chủ Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành một loạt tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines. Sự hung hăng và hiếu chiến của Trung Quốc đã đẩy nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và xung đột tiềm năng trên Biển Đông giữa Trung – Mỹ trở thành hiện thực khi Bắc Kinh cố tình chọc giận Philippines – một đồng minh thân thiết của Washington.

    Chỉ sau vài ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du tới 4 nước châu Á, ngay đầu tháng Năm, Trung Quốc đã ngang nhiên lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Thậm chí, Bắc Kinh còn điều động một lực lượng hùng hậu gồm hơn 100 tàu các loại và chiến đấu cơ tới hỗ trợ hoạt động trái phép cho giàn khoan dầu cũng như nhiều lần tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc còn đánh chìm một tàu cá của Việt Nam khi đang hoạt động gần vị trí giàn khoan Hải Dương-981.

    Sự cố tương tự cũng đã xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines trong những tháng gần đây. Năm 2012, Bắc Kinh đã trái phép giành quyền kiểm soát bãi cạn bãi Scarborough – khu vực mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.


    Không dừng lại, Trung Quốc còn tiếp tục muốn xâm chiếm cả bãi Cỏ Mây.

    Hồi tháng Tư, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel cho rằng sự trơ tráo và đầy tham vọng của Bắc Kinh khi tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn" bao trùm gần hết diện tích Biển Đông đã "bất chấp luật pháp quốc tế" mà ở đây chính là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

    Kinh tế phát triển, gia tăng tranh chấp

    Dưới thời cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tạm gác chuyện tranh chấp chủ quyền để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng trở nên thịnh vượng và hùng mạnh, những toan tính riêng và quan điểm về chủ quyền của Trung Quốc đã có những thay đổi lớn. Trung Quốc nhắm tới, gây căng thẳng Biển Đông để thỏa mãn cơn khát năng lượng và thực phẩm.

    tinh hinh bien dong, tau ca bi trung quoc dam chim, gian khoan hd 981, gian khoan hai duong, dich chuyen gian khoan, trung quoc, ngu dan viet nam, bao ve ngu truong,
    Tàu cá là một trong những chiến thuật tranh chấp biển đảo được Trung Quốc áp dụng trên Biển Đông.

    Ngoài ra, khi tầm ảnh hưởng quân sự, kinh tế và chính trị ngày càng tăng, Bắc Kinh cũng giành ưu thế vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Trong đó, một số nước còn e dè không dám công khai phản đối Trung Quốc do lo sợ làm sứt mẻ mối quan hệ kinh tế mật thiết cũng như lo ngại trước sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh.

    Thậm chí, một học giả Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng: "Đây là lãnh thổ của Trung Quốc, chúng tôi có quyền sử dụng mọi biện pháp kể cả vũ lực để giành lại một cách hợp pháp".

    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa muốn phát động một cuộc chiến tranh. Chiến thuật hiện nay được Trung Quốc áp dụng là điều động các tàu cá và tàu bảo vệ bờ biển phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của các nước láng giềng. Hành động này nhằm kìm hãm một cuộc xung đột tiềm năng có thể xảy ra ngay lập tức. Ngoài ra, Trung Quốc còn cố gắng che dấu các hành động hung hãn, khiêu khích của mình dưới chiêu thức phòng ngự và đổ lỗi cho các bên tranh chấp.

    Nhận định trên được thể hiện rõ qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi nhấn mạnh: "Việt Nam cần ngay lập tức ngừng mọi hành động gây nguy hiểm". Phát ngôn hoàn toàn sai sự thật này được Bắc Kinh đưa ra chỉ sau một ngày các tàu Trung Quốc bao vây tấn công và đánh chìm một tàu cá của Việt Nam.

    Thậm chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cho rằng không một quốc gia nào được phép nghi ngờ sự quyết tâm của Trung Quốc cũng như nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Thông điệp của Trung Quốc đã hoàn toàn rõ ràng rằng: các bên tranh chấp nên công nhận toàn bộ những tuyên bố chủ quyền được Bắc Kinh đưa ra, và mọi sự đối đầu phản kháng đều thuộc trách nhiệm của các bên tham gia tranh chấp với Trung Quốc.

    Theo tác giả Denmark, việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine và sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea dường như chứng minh cho giới lãnh đạo tại khu vực Đông nam Á thấy rằng sự phụ thuộc kinh tế và năng lực quân sự yếu kém là một trở ngại trong lĩnh vực địa chính trị và trong thế kỷ 21, sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm.

    Một số nước trong khu vực lo ngại rằng Nga đang trở thành hình mẫu cho Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ tranh chấp. Do đó, các nước trong khu vực Đông nam Á đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng như tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.
    tinh hinh bien dong, tau ca bi trung quoc dam chim, gian khoan hd 981, gian khoan hai duong, dich chuyen gian khoan, trung quoc, ngu dan viet nam, bao ve ngu truong,

    tinh hinh bien dong, tau ca bi trung quoc dam chim, gian khoan hd 981, gian khoan hai duong, dich chuyen gian khoan, trung quoc, ngu dan viet nam, bao ve ngu truong,
    Philippines mua 12 chiến đấu cơ FA-50 mới của Hàn Quốc.

    Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga, máy bay tuần tra bờ biển của Cananda và các tàu hộ vệ Sigma của Hà Lan. Phía Philippines cũng tuyên bố kế hoạch tăng cường ngân sách chi tiêu quốc phòng và mua thêm 3 xuồng cano không còn được sử dụng lớp Hamilton từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển
    Mỹ cùng 12 chiến đấu cơ FA-50 hoàn toàn mới của Hàn Quốc.

    Ngoài ra, cả Việt Nam và Philippines cũng tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ. Mới đây, Manila đã ký thêm một Bản hiệp ước Hợp tác Quốc phòng tăng cường với Washington cũng như mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

    Trên thực tế, cả Việt Nam và Philippines đều không mong muốn chiến tranh với Trung Quốc mà chỉ tập trung vào kiềm chế nỗ lực bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh và kéo dài thời gian để nâng cao năng lực quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như lôi kéo sự can thiệp của cộng đồng quốc tế.

    Theo đó, Manila đã nộp đơn kiện yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông lên Tòa án Hình sự quốc tế. Dự kiến, một phán quyết về vụ kiện này sẽ được đưa ra vào cuối năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng đang hối thúc ASEAN đưa sức nặng địa chính trị vào các cuộc đàm với Bắc Kinh để xúc tiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

    Toan tính sai, chiến tranh bùng nổ

    Tác giả Denmark nhận định điều nguy hiểm nhất hiện nay là cách Bắc Kinh leo thang căng thẳng trong khu vực. Bởi Trung Quốc coi leo thang căng thẳng Biển Đông là công cụ hữu hiệu để giành quyền kiểm soát và dự báo phản ứng của các nước có tranh chấp.

    Tuy nhiên, các nhà chiến lược và chính sách tại Trung Quốc lại không hề ý thức được bài học kinh nghiệm từ Mỹ và Nga trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh rằng leo thang căng thẳng là một công cụ vô cùng nguy hiểm và phản ứng của các bên liên quan là không thể lường trước được do đó căng thẳng sẽ nhanh chóng vượt qua ngoài tầm kiểm soát.

    Điển hình là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trước việc lực lượng chức năng Philippines hôm 6/5 bắt giữ và truy tố 9 ngư dân Trung Quốc về tội đánh bắt trộm rùa quý hiếm tại bãi Trăng Khuyết nằm cách đảo Palawan 111 km về phía tây.
    tinh hinh bien dong, tau ca bi trung quoc dam chim, gian khoan hd 981, gian khoan hai duong, dich chuyen gian khoan, trung quoc, ngu dan viet nam, bao ve ngu truong,
    tinh hinh bien dong, tau ca bi trung quoc dam chim, gian khoan hd 981, gian khoan hai duong, dich chuyen gian khoan, trung quoc, ngu dan viet nam, bao ve ngu truong,
    Tàu vận tải hải quân BRP Sierra Madre của Philippines tại bãi Cỏ Mây.

    Điều chắc chắn là Bắc Kinh sẽ có động thái đáp trả và tìm cách trừng phạt Manila cũng như củng cố các tuyên bố chủ quyền. Phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc có thể sẽ là bắt giữ các ngư dân Philippines hoạt động tại vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

    Trước đó, Trung Quốc đã chặn không cho Manila tiếp viện lương thực và nhu yếu phẩm cho các binh sĩ Philippines sống trên tàu vận tải hải quân BRP Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây, nhằm buộc họ rút quân về nước. Hành động của Bắc Kinh đẩy nguy cơ nổ ra các vụ đấu súng, tấn công hay đánh đắm tàu lên cao hơn bao giờ hết và nguy cơ thương vong về người.

    Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Philippines, dù Bắc Kinh tìm cách ngụy biện hành động này là phòng thủ hay phản ứng, Mỹ cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng này, ít nhất là thông qua biện pháp ngoại giao và thậm chí là quân sự.

    Mỹ dường như sẽ không lùi bước trước tình huống trên, kể cả hiện nay mức độ sẵn sàng can thiệp ở nước ngoài của đang bị đặt nghi vẫn sau khi Washington quyết định không can thiệp chuyện Nga đưa quân vào Ukraine và chính quyền của Tổng thống Syria Assad vượt qua "giới hạn đỏ" vũ khí hóa học được Tổng thống Obama đưa ra. Trong khi vừa cố gắng làm giảm leo thang căng thẳng và loại bỏ việc sử dụng vũ lực, Washington chắc chắn sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm trong việc ngăn chặn tình trạng đối đầu và trấn an các đồng minh châu Á.

    Mặc dù, Mỹ không phải là một bên tham gia các tranh chấp căng thẳng Biển Đông, song Washington vẫn mong muốn các bên giải quyết mâu thuẫn theo phương pháp hòa bình. Bởi một cuộc xung đột trên Biển Đông sẽ là thảm họa đối với hoạt động thương mại trong khu vực và cả mối quan hệ Trung - Mỹ. Đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng với Washington.

    Do đó, Mỹ sẽ tăng cường khả năng kiềm chế Bắc Kinh thông qua việc mở rộng mối quan hệ quân sự, cơ chế hỗ trợ đào tạo và tập trận chung với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

    Ngoài ra, Washington cũng sẽ giữ vai trò trung gian cho các nước có tranh chấp
    trên Biển Đông nhằm tìm kiếm cơ hội hạ nhiệt căng thẳng và tiến tới lộ trình giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Trong đó, diễn đàn Đối thoại Kinh tế và Chiến lược sắp tới sẽ là nơi để Trung Quốc và Mỹ thẳng thắn đưa các vấn đề trên ra thảo luận cũng như tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm năng.

    Chuyên gia Denmark nhấn mạnh nếu các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không thể chuyển hóa tình hình căng thẳng và coi việc hạ nhiệt là một công cụ chiến lược hữu ích, việc bùng nổ một cuộc xung đột chỉ còn là vấn đề thời gian khi Bắc Kinh đưa ra những tính toán sai lầm và leo thang căng thẳng lên đỉnh điểm "giới hạn đỏ".

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí The National Interest của Mỹ. Được thành lập năm 1985, tạp chí The National Interest không hề bị giới hạn nội dung mà tập trung khai thác sự khác biệt văn hóa xã hội, đổi mới công nghệ, lịch sử và tôn giáo tác động tới hành vi của các quốc gia.
    Thứ ba, 03/06/2014 08:37
    Nguồn Infonet.vn