Monday, July 20, 2015

Thủ tướng VN thay chủ tịch Petrovietnam

Theo BBC-20 tháng 7 2015


Ông Nguyễn Xuân Sơn công tác tại ngành Dầu khí Việt Nam từ năm 1984, tại Vụ Tài chính kế toán thuộc PVN, phó Tổng giám đốc PVN phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược; Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank)
Thủ tướng Dũng quyết định thôi để Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) giữ ghế mà ông mới nắm khoảng một năm.
Truyền thông tại Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Xuân Sơn thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương theo điều được mô tả là đề nghị từ bộ này và bộ nội vụ.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/07 và Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ về việc: Giao ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc PVN (được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVN từ tháng 11/2014), tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, theo truyền thông trong nước.
Ông Nguyễn Quốc Khánh sinh năm 1960 tại Hà Tĩnh, từng là Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam PV Oil.
“Ông Nguyễn Xuân Sơn công tác tại ngành Dầu khí Việt Nam từ năm 1984, tại Vụ Tài chính kế toán thuộc PVN.
“Trước khi giữ chức Chủ tịch PVN, ông Nguyễn Xuân Sơn từng làm phó Tổng giám đốc PVN phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược; Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank),” Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin.
Một nhà quan sát tại Hà Nội muốn ẩn danh nói với BBC không loại trừ khả năng quyết định thay nhân sự có thể xem là đột ngột này có liên quan tới tới hoạt động điều tra Ngân hàng Đại Dương nơi ông Nguyễn Xuân Sơn từng lãnh đạo.
null
Ông Sơn từng lãnh đạo Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) nơi doanh nhân Hà Văn Thắm, cựu lãnh đạo (trong ảnh) đang bị giam để phục vụ điều tra các cáo buộc về bê bối kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 8/5 chính thức công bố quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) theo đó chuyển từ hình thức ngân hàng thương mại cổ phần thành ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Hôm 25/4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo sẽ mua lại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng sau cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên của OceanBank ngày 25/4.
Sau khi nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị bắt vào tháng 10 năm ngoái, OceanBank đã liên tiếp thay lãnh đạo.
Ông Thắm bị khởi tố và bắt tạm giam (tính đến nay đã khoảng 7 tháng) vì tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Đến tháng 12, 2014 một phó Tổng Giám đốc ngân hàng này cũng bị khởi tố và bắt giam để điều tra.
Sau khi ông Thắm bị bắt, trên mạng internet xuất hiện một số đoạn băng ghi âm.
Những người tung clip ghi âm lên một trang mạng có tên "Chân dung quyền lực" đã mô tả đây là những cuộc hội thoại của ông Thắm khi ông trao đổi việc làm ăn với các "nhóm lợi ích".
Người bị ghi âm, trong các đoạn băng, đã đề cập tới tên của một số vị lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam.
Trang "chân dung quyền lực", vốn có nhiều thông tin nhạy cảm về chính trị, đã không cập nhật thông tin từ giữa tháng Một năm 2015 và không hề bị chặn tại Việt Nam.

Đắk Nông: 10 cán bộ của một xã bị phát hiện sử dụng bằng giả



Dân trí -Mặc dù đã học hết cấp 3, nhưng do không thi không đậu để lấy bằng tốt nghiệp THPT nên để đủ tiêu chuẩn làm cán bộ xã, 10 vị cán bộ của xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức, Đắk Nông) đã nhờ người làm bằng giả.

Chiều 20/7, ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy huyện Tuy Đức (Đắk Nông) - cho biết, trong đợt rà soát nhân sự Đại hội Đảng cấp huyện, đã phát hiện được 10 người đang là cán bộ xã Quảng Tân sử dụng bằng cấp 3 không hợp pháp.

10 cán bộ xã này gồm có: ông Điểu Srang (Phó Bí thư Đảng ủy xã), ông Nguyễn Văn Tám (Phó Chủ tịch UBND xã), ông Hà Huy Đoàn (Phó Chủ tịch UBND xã), ông Nguyễn Đình Thuyên (Phó Chủ tịch HĐND xã), ông Hoàng Văn Lãng (Chủ tịch Hội Nông dân xã), ông Dương Văn Châu  (Trưởng Công an xã), ông Nguyễn Văn Thông (công an viên xã), Châu Phúc Tuấn (công an viên xã), bà Trần Thị Thúy Hằng (Chủ tịch Hội Phụ nữ xã) và ông Châu Phúc Quang (chuyên viên UBND xã).
Theo đó, tất cả những cán bộ xã này đều đã học hết cấp 3 nhưng thi tốt nghiệp để lấy bằng lại không đậu, nên đã nhờ người quen giúp làm được bằng cấp 3 nhằm đủ tiêu chuẩn làm cán bộ. Theo ông Mạnh, sau khi bị phát hiện 10 cán bộ xã đã tự nguyện rút khỏi Ban chấp hành Đảng bộ và không tham dự đại hội Đảng bộ xã Quảng Tân nhiệm kì 2015 – 2020.
“Huyện sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp và sẽ không bố trí họ vào những vị trí chủ chốt của xã. Đồng thời, sẽ vận động các cán bộ này đi học lại và bố trí công việc phù hợp vì mặc dù sử dụng bằng bất hợp pháp nhưng họ đã có nhiều đóng góp cho xã mấy chục năm qua”, ông Mạnh thông tin.
Thứ Hai, 20/07/2015 - 16:40  
Thúy Diễm - Đức Cường

Tướng Phùng Quang Thanh còn sống hay đã chết?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-07-20

Hình chụp trang bìa tờ báo online DPA-International, trong tin có phần ghi: Một báo cáo trước đây của DPA cho biết ông tướng đã qua đời hôm Chủ Nhật sau khi được điều trị tại bệnh viện, dựa theo một nguồn tin tại bệnh viện.

Hình chụp trang bìa tờ báo online DPA-International, trong tin có phần ghi: Một báo cáo trước đây của DPA cho biết ông tướng đã qua đời hôm Chủ Nhật sau khi được điều trị tại bệnh viện, dựa theo một nguồn tin tại bệnh viện.(ngày 20 tháng 7, 2015)- Screenshot
Hãng tin DPA của Đức vào ngày 19 tháng 7 loan tin ông bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh qua đời trong cùng ngày tại một bệnh viện ở Pháp, nơi ông này đang chữa bệnh ung thư phổi.
Vào ngày 20 tháng 7, truyền thông trong nước loan đi phát biểu của phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, trung tướng Võ Văn Tuấn là sức khỏe của ông bộ trưởng vẫn ổn định và sẽ về nước trong vài ngày tới. Bên cạnh đó là tin bộ trưởng quốc phòng họ Phùng gửi thư chúc mừng hai đơn vị quân đội nhân ngày truyền thống.
Tin hai lề
Sau khi thông tin trên mạng loan tải về sự vắng mặt của người đứng đầu ngành quốc phòng tại những sự kiện quan trọng của quân đội trong thời gian gần đây; truyền thông chính thống Nhà nước Việt Nam vào đầu tháng 7 mới trích dẫn phát biểu của một thành viên trong Ban Chăm sóc Sức khỏe cho cán bộ cấp trung ương, giáo sư Phạm Gia Khải, xác nhận là ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đang hồi phục sau phẩu thuật khối u lành tính trong phổi.
Báo mạng DPA nhắc lại tuyên bố của giáo sư Phạm Gia Khải nói rằng ông Phùng Quang Thanh sẽ về nước trong vòng hai tuần lễ nữa. Tuy nhiên, hơn hai tuần lễ sau khi có tuyên bố này thì DPA loan tin ông Thanh từ trần theo một nguồn từ chối không nêu tên vì không được phép cho báo giới biết.
Quan tâm về bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ngay sau khi đọc tin của DPA cũng có một bài viết ngắn đưa lên mạng với tựa (Tin dè dặt ) Phùng Quang Thanh qua đời.
Ông cho biết quan tâm của ông đối với người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam hiện nay:
“ Tôi cũng như nhiều người khác ở nước ngoài quan tâm đến ông bộ trưởng quốc phòng vì ông ấy có những quan điểm nói thẳng ra là thân với bên Tàu. Điều đó hình như bên Tàu họ cũng không có giấu diếm gì cả, họ cũng nói thẳng như thế.
Và như tất cả chúng ta đều biết gần đây kết của của một điều tra xã hội do Trung tâm PEW công bố cho thấy rằng đa số, gần 80%, người Việt xem Tàu là một mối đe dọa và không có thiện cảm. Điều đó trong công chúng, trong người dân thành ra người ta quan tâm; kể cả tôi nữa đến ông bộ trưởng vì có vẻ ông có một quan điểm rất khác với người dân nên người ta quan tâm rất sát sao đến sức khỏe của ông ấy.
Ở trong nước người ta không công bố, chắc cũng có lý do, về tình hình sức khỏe của ông bộ trưởng…. Nhưng một tin quan trọng như thế thì khó mà nói phía bên Việt Nam không công bố được, thành ra tôi xem tin đó rất dè dặt chứ không xem tin đó là một tin chính xác
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Nhưng ở trong nước người ta không công bố, chắc cũng có lý do, về tình hình sức khỏe của ông bộ trưởng…. Nhưng một tin quan trọng như thế thì khó mà nói phía bên Việt Nam không công bố được, thành ra tôi xem tin đó rất dè dặt chứ không xem tin đó là một tin chính xác. Quan điểm của tôi là vậy.”

Hình chụp trang bìa tờ báo online DPA-International, trong tin có phần ghi: Một báo cáo trước đây của DPA cho biết ông tướng đã qua đời hôm Chủ Nhật sau khi được điều trị tại bệnh viện, dựa theo một nguồn tin tại bệnh viện.
Hình chụp trang bìa tờ báo online DPA-International, trong tin có phần ghi: Một báo cáo trước đây của DPA cho biết ông tướng đã qua đời hôm Chủ Nhật sau khi được điều trị tại bệnh viện, dựa theo một nguồn tin tại bệnh viện.

Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng có những đánh giá cụ thể về ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh như sau:
“ Với Phùng Quang Thanh tôi nghĩ ông ta gắn liền với việc ‘Phùng Quang Thanh- Phùng Quang Hải với hơn 100 héc ta đất của Gia Lâm, của Tân Sơn Nhất. Tôi quan tâm đến chuyện ấy.
Đấy là một ông võ biền chứ không phải một nhà chính trị. Một nhà chính trị với cương vị bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì không thể nói năng như thế được. Tất cả những nói năng như thế chứng tỏ là một ông võ biền, quan điểm thiển cận và chỉ biết lợi ích cá nhân cục bộ chứ không biết lợi ích đất nước. Trung Quốc đe dọa xâm lược Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam từ lớn đến nhỏ đều căm phẫn lên án Trung Quốc; thì ông ấy lại lo lắng tâm lý ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc. Nói như thế thì ông chưa đủ tư cách là người Việt Nam chứ chưa nói đến một ông bộ trưởng quốc phòng có trách nhiệm giữ nước. Tức không phải một chính khách, một nhà chính trị.
Ông ấy nói thế vì Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đến ‘số phận, vị trí’ chính trường Việt Nam. Trước đại hội 12 ông ấy nói thế để lấy lòng Trung Quốc nhằm có được vị trí thèm muốn của ông trên chính trường, chứ không phải vì lợi ích của đất nước.”
Kỳ vọng về một bộ trưởng quốc phòng cũng như lớp lãnh đạo sắp đến.
Tin tức chính thức cho biết vào đầu sang năm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội 12 và dịp này sẽ quyết định lớp nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ 5 năm sắp đến.
DPA nhắc lại rằng ông Phùng Quang Thanh 66 tuổi trước khi đi chữa bệnh được xem là một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam, là một ứng viên cho chức vụ chủ tịch nước tại kỳ đại hội đảng 12 sắp đến.
Nhưng ít ra đứng trước tình trạng ngư dân của mình bị ức hiếp và thậm chí có thể dùng chữ rất thẳng thừng là bị bên phía Tàu ăn cướp; thì đáng lẽ quân đội của mình phải có mặt đâu đó để cho người ta thấy rằng mình cũng có quan tâm đến ngư dân của mình. Còn ở VN trong những ngày tháng gần đây thì ngư dân chúng ta bị ức hiếp, bị ăn cướp, thậm chí bị tông chìm tàu suýt chết; nhưng không có sự can thiệp của quân đội mặc dù là gián tiếp thôi
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ kỳ vọng về một vị bộ trưởng quốc phòng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
“ Tôi nghĩ rằng Việt Nam không muốn bạo lực hay chiến tranh với nước láng giềng. Đó là nguyên tắc đương nhiên. Nhưng ít ra đứng trước tình trạng ngư dân của mình bị ức hiếp và thậm chí có thể dùng chữ rất thẳng thừng là bị bên phía Tàu ăn cướp; thì đáng lẽ quân đội của mình ( Việt Nam) phải có mặt đâu đó để cho người ta thấy rằng mình cũng có quan tâm đến ngư dân của mình. Còn ở Việt Nam trong những ngày tháng gần đây thì ngư dân chúng ta bị ức hiếp, bị ăn cướp, thậm chí bị tông chìm tàu suýt chết; nhưng không có sự can thiệp của quân đội mặc dù là gián tiếp thôi. Thậm chí không có phát biểu nào từ mấy người trong Bộ Quốc phòng liên quan đến chuyện ngư dân mình bị ức hiếp.
Thành ra tôi nghĩ rằng, là người dân chỉ ở ngoài thôi, một ông bộ trưởng quốc phòng cũng phải có tiếng nói nào đó, một phát biểu nào đó để làm cho người dân cảm thấy an tâm coi như vẫn có một lực lượng đứng đàng sau mình, bảo vệ  mình. Đàng này điều đó không xảy ra nên tôi nghĩ đó là điều đáng tiếc!”
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng tỏ ra không mấy lạc quan về một vị bộ trưởng quốc phòng mới cũng như cả lớp lãnh đạo mới tại Việt Nam trong thời gian tới:
“ Hiện nay tôi cũng chưa rõ những người mới đó như thế nào bởi vì những phái đoàn tướng công an, tướng quân đội nối nhau, thay nhau đi Trung Quốc tập huấn ở Tây An. Tức sang Trung Quốc chỉ để nhồi nhét về chính trị, về giai cấp thôi chứ không phải dân tộc. Mà mấy chục năm, gần cả thế kỷ, chúng ta đã đặt giai cấp lên trên dân tộc và đã dẫn đến tình trạng như ngày nay rồi; thì với những tướng, tá của quân đội và công an sang chỉ để ( được) giáo dục về giai cấp về đảng thôi; đó là điểu chả chờ đợi gì cả! Vừa rồi đưa lên đầu những người xuất phát từ lợi ích của Đảng tức trung thành với Đảng nên khó có những người ở lập trường quốc gia, đất nước. Thứ hai có thể có nhưng người ta không dám xuất hiện, không dám bộc lộ vì bộc lộ thì sẽ bị chặn đứng ngay.”
Tuy nhiên, nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng nói rằng ông lạc quan về xu thế dân chủ không thể đảo ngược tại Việt Nam.
Và theo lẽ tự nhiên, trước một xu thế tất yếu như thế những vị lãnh đạo nếu thức thời bao giờ cũng phải thuận theo.

2.000 người Campuchia tới biên giới Việt Nam

 Theo BBC Tiếng Việt-07-20-2015

2.000 người Campuchia tới biên giới Việt Nam
 Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.

Đây là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nơi có cáo buộc rằng Việt Nam “vi phạm đất đai của Campuchia”.

Hôm 28/6 chính tại đây đã có xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động Campuchia do dân biểu Real Camerin dẫn đầu với người dân Việt Nam làm gần 20 người bị thương.

Lần này con số người Campuchia đông hơn gấp bội.

Một nhân chứng có mặt tại đó nói với BBC rằng đoàn người Campuchia đã được xe chở tới từ Phnom Penh.

Những người này tụ họp tại công viên Tự do ở thủ đô Campuchia từ sáng sớm và được hàng chục xe chở tới Svay Rieng.

Họ tới huyện Kompong Ro vào khoảng 14:00 giờ chiều.

Theo các nguồn tin, chính quyền Campuchia đã tìm cách ngăn cản đoàn người nhưng họ vẫn tới được nơi dự định là cột mốc số 203.

Thường dân mang gậy

Nơi đây là địa điểm mà ông Real Camerin nói ông đã bị người Việt Nam đánh bị thương hôm 28/6.

Tại đó có hiện diện của binh lính và cảnh sát Campuchia. Tuy nhiên một nhóm thường dân Campuchia có mang gậy đã chặn đoàn người của đảng đối lập.

Theo nhân chứng, một cuộc xô xát nhỏ đã xảy ra giữa những người có gậy gộc và người của phe đối lập nhưng không ai bị thương.

Ông Real Camerin được các dân biểu cùng đảng Cứu quốc là Um Sam An, Cheam Channy và Nuth Rumduol tháp tùng.

1

 Ông nói với đám đông là cột mốc 203 đã được dựng sai vị trí.

Ông dân biểu cũng tuyên bố rằng đây là “một ngày lịch sử cho Campuchia”.

Đám đông đối lập rút lui khoảng 20:00 tối.

Bất đồng về biên giới lâu nay đã được đảng Cứu quốc dùng làm chiêu bài để công kích đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen cũng như chính phủ Việt Nam.

Với các hoạt động như thế này, dường như căng thẳng đường biên chưa có chiều hướng suy giảm.

Đâu là sự thật vụ "máy xúc cán qua người dân" ở Hải Dương?

NGỌC QUANG 20/07/15 07:44 
 (GDVN) - Chính quyền tỉnh Hải Dương khẳng định máy xúc không chèn qua người dân như trong clip, nhưng nhiều người chứng kiến và cả nạn nhân thì khẳng định ngược lại.

Xuất hiện từ ngày 10/7 nhưng cho tới hôm nay clip máy xúc cán qua người dân ở Khu Công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vẫn đang thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận.

UBND tỉnh Hải Dương đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, các cơ quan Trung ương về việc triển khai thực hiện dự án tại Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), khẳng định theo thông tin thu thập ban đầu thì người dân có va chạm với máy xúc chứ không bị máy xúc chèn qua người.

Báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương do ông Nguyễn Dương Thái - Phó chủ tịch UBND tỉnh ký khẳng định: Khoảng 8h ngày 10/7, một xe ủi bánh xích của nhà thầu di chuyển từ quốc lộ 5 vào khu công nghiệp, khi qua rãnh đào nêu trên gặp số đông người dân ngăn cản, có xảy ra va chạm.

Hình ảnh trong clip lan truyền trên mạng cho rằng bà Lê Thị Châm bị xe xúc chèn lên người.

Theo thông tin ban đầu, bà Lê Thị Châm (thôn Hoàng Xá, Cẩm Điền) bị ngã có chạm vào xe ủi, sau đó được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Thông tin từ bệnh viện cho biết, bà Châm bị xây sát và chấn thương mẻ xương mỏm ở vai, không nguy hiểm đến tính mạng.

Người lái xe ủi là ông Nguyễn Văn Sinh (xã Thúy Lâm, Thanh Hà, Hải Dương) bị nhiều người dân tập trung đánh đập. Ông Sinh được đưa đến Bệnh viện Quân y 7 tỉnh Hải Dương điều trị. Ông Sinh bị chấn thương ở mặt và đầu, xây sát toàn thân, tạm thời xác định không nguy hiểm đến tính mạng.

Báo cáo này khẳng định: “Như vậy, không có xảy ra việc xe ủi đất đè lên người như một số báo mạng đã phản ánh”.

Trước đó, trong buổi họp chiều ngày 10/7, Trung tá Nguyễn Trọng Hiển - Phó trưởng Công an huyện Cẩm Giàng khẳng định thông tin: Qua xác minh ban đầu, bà Châm không bị xe máy xúc cán qua người như clip phát tán trên mạng internet.

Tuy nhiên, đối với thông tin và hình ảnh trong clip đang phát tán trên mạng internet cho rằng bà Châm bị xe ủi chèn qua nửa người, Trung tá Hiển nói rằng: “Để khẳng định hình ảnh người dân bị chèn qua bánh xe ủi thì phải chờ cơ quan chức năng giám định, kết luận”.

Như vậy là chính ông Hiển cũng không khẳng định chắc chắn bà Châm có thực sự bị máy xúc cán qua người hay không?

Và trên thực tế cho đến thời điểm này, Công an tỉnh Hải Dương cũng chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc gây ra tai nạn cho bà Lê Thị Châm, vậy thì UBND tỉnh Hải Dương căn cứ vào đâu để khẳng định chắc chắn: Xe ủi không đè lên người dân? Báo cáo này của UBND tỉnh Hải Dương liệu có phải là một “gợi ý” cho kết luận của Công an tỉnh Hải Dương hay không?

Trái ngược với thông tin báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, một số người dân và chính nạn nhân là bà Lê Thị Châm vẫn khẳng định bị máy xúc cán qua người.

Họ một mực cho rằng sở dĩ bà Châm may mắn sống sót đến hôm nay là do bánh xích chiếc máy xúc đè lên hai mô đất nổi khiến bà Châm bị lọt thỏm xuống nên không ảnh hưởng đến tính mạng.

Bà Châm khi tỉnh lại cũng cho biết, tại hiện trường lúc đó còn có một số đối tượng lạ mặt dọa nạt áp đảo người dân.

Ngoài chuyện bà Châm bị gãy xương vai thì còn bị vỡ xương quai hàm, tuy nhiên thông tin này đã không được nhắc đến trong buổi họp của UBND tỉnh Hải Dương ngay sau khi xảy ra sự việc, và cũng không được đề cập trong báo cáo gửi Chính phủ.

Mấu chốt của sự việc đặt ra là: Có đúng là bà Châm bị xe xúc chèn lên người không? Và nếu có thì do lỗi của ai?

Trước những thông tin hoàn toàn đối lập giữa chính quyền và người dân, rất cần sự vào cuộc của một cơ quan cấp cao hơn để làm rõ sự việc theo hướng khách quan, minh bạch nhất; xử lý những kẻ gian dối và cũng để tránh sự việc kéo dài làm phát sinh những hệ lụy khác địa phương.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam vào tối 19/7, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng xác nhận, thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, đình chỉ toàn bộ việc thi công tại dự án Khu Công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền để tiếp tục ổn định tình hình tại địa phương. Sau khi chính quyền giải quyết xong những vướng mắc, chủ đầu tư mới tiếp tục thi công.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, hiện Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra, làm rõ về vụ việc và khi nào thu thập đủ chứng cứ, nếu xét thấy cần thiết sẽ phải khởi tố, làm rõ trách nhiệm của hai phía (người lái máy xúc và người dân).

Các đồng chí công an đã đến bệnh viện thăm hỏi bà Châm và đồng thời cũng là để nắm tình hình. Các đồng chí cho biết, bà Châm đang trong giai đoạn phục hồi tốt. Nhưng cho đến nay, phía công an chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc này.

Báo Hồng Kông lại kích động Trung Quốc lặp lại "bài học 1979"

HỒNG THỦY 20/07/15 14:52
(GDVN) - Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu.


Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp người đồng cấp Campuchia Tea Banh, ảnh: Mod.gov.cn

Tờ Phương Đông thuộc Tập đoàn Báo chí Phương Đông, Hồng Kông ngày 19/7 đăng bài bình luận của Phùng Hải Văn, một bình luận viên thời sự khá có tiếng của hãng này kích động Trung Quốc lôi kéo Campuchia chống phá Việt Nam.

Phùng Hải Văn cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu sang Trung Quốc đúng thời điểm này là một động thái rất đáng chú ý.

Hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 80%, chỉ hơn 20% đang tiếp tục. Phùng Hải Văn tuyên truyền kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, xuyên tạc lịch sử:

"Xét về thực lực quân sự mà nói, Campuchia căn bản không phải đối thủ của Việt Nam, do đó mới phải cầu viện nước lớn cũng là điều bình thường. Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh nhất của Campchia, năm xưa Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công (xâm lược toàn tuyến) biên giới Việt Nam cũng là vì mục đích ngăn chặn Việt Nam 'thôn tính' Campuchia"?!.

Thái độ hằn học, chống phá Việt Nam quyết liệt của những tay "hỏa lực mồm" như Phùng Hải Văn không có gì lạ bởi nó được tiêm nhiễm hàng ngày từ chính luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử của truyền thông Trung Quốc về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 và kéo dài mãi đến năm 1990.

Một trong những nguyên nhân chính khiến Đặng Tiểu Bình quyết "dạy cho đồng chí, anh em một bài học" là để hỗ trợ cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn, giật dây chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam.


Người Việt Nam sẽ không thể quên bài học mà Đặng Tiểu Bình đã "dạy". Ảnh: SCMP.

Vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam lại phải gồng mình giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ và đảm bảo an ninh cho chính mình ở biên giới Tây Nam đất nước, vừa phải đánh trả cánh quân xâm lược hùng hổ từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi.

Hậu quả nặng nề của cuộc chiến này đến nay vẫn còn ám ảnh không ít gia đình Việt Nam cũng như những người lính Trung Quốc bị chính Đặng Tiểu Bình lừa gạt đẩy vào chỗ hòn tên mũi đạn với cái cớ lừa phỉnh: "phản kích tự vệ".

Đã không rút được bài học xương máu từ quá khứ, Phùng Hải Văn và một bộ phận truyền thông Hoa ngữ lại đang kích động chiến tranh, lấy xương máu của chính con em người dân Trung Quốc lương thiện ra làm trò đùa, vật thí nghiệm cho tư tưởng bành trướng đại Hán là một việc làm trời không dung, đất không tha, chỉ đẩy dân tộc họ đến chỗ thân bại danh liệt, núi xương sông máu hao tổn vô ích mà thôi.

Phùng Hải Văn kích động tiếp: "Do đó lần này đoàn đại biểu quân đội Campuchia mới sang Trung Quốc cầu viện, hy vọng Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Campuchia để cân bằng với (cái gọi là) áp lực từ Việt Nam.

Đối với Trung Quốc mà nói, mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là một cơ hội (?!). Một mặt Campuchia là đồng minh chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mấy lần ra tay giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.

Mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông được Việt Nam hoặc Philippines đưa ra ASEAN bàn bạc, Campuchia đều gạt đi, chống lại các đề nghị từ Việt Nam và Philippines. Có thể nói nếu không có bàn tay của Campuchia ở ASEAN, Trung Quốc rất có khả năng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông. Do đó để có đi có lại, Trung Quốc nên giúp Campuchia cũng là chuyện đương nhiên"?! Phùng Hải Văn kích động.

"Mặt khác, giúp Campuchia cũng là cách Trung Quốc chống lại (cái gọi là) bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á và cân bằng với sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Vài năm gần đây Việt Nam liên tục hoan nghênh Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, hai bên ngày càng tiến lại gần nhau, đặc biệt là sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm lịch sử chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Mỹ không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng vẫn đang bị một số người xem như cái cớ để cổ súy chiến tranh, chống phá Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Đối với vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia lần này, Trung Quốc hoàn toàn có thể động thủ trói chặt chân tay Việt Nam từ bên sườn Tây Nam, buộc họ trông chỗ này thì mất chỗ nọ", một âm mưu can thiệp tàn độc mà Phùng Hải Văn xúi giục Trung Nam Hải.

Bàn tay can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia không phải dư luận không nhìn ra. Các học giả quốc tế đã nhìn thấy điều này, nhưng nói sổ toẹt ra như Phùng Hải Văn cùng với những luận điệu chống phá điên cuồng nhằm vào Việt Nam thì quả thực chưa từng có.

Không cần phải đợi đến khi những hỏa lực mồm như Phùng Hải Văn dọa nạt người Việt mới cảnh giác. Với những bài học xương máu trong lịch sử về bảo vệ biên cương, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cảnh giác đã có sẵn trong huyết quản của mỗi người con đất Việt.

Cách đây không lâu, ông Trương Cao Lệ, một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc khi thăm Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi hai nước giảm thiểu bất đồng, tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Mặc dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động bành trướng bất hợp pháp ngoài 7 bãi đá họ xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 ở Trường Sa và nay đã trở thành các đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép.

Ông Lệ cũng nhắc đến tình đồng chí anh em, sự tương đồng về chính trị giữa hai nước là "rất quan trọng" đối với quan hệ song phương. Nhưng nếu Trung Quốc không có những bước đi thiện chí xuống thang trong thực tế mà lại tiếp tục giương đông kích tây, tìm cách chống phá Việt Nam thì bản chất bành trướng ngày càng bại lộ.

Mặc dù về mặt ngôn từ ngoại giao, truyền thông nhà nước Trung Quốc hết lời ca ngợi chuyến đi này cũng như muốn củng cố quan hệ giữa hai nước, nhưng xã luận trên Tân Hoa Xã ngày 16/7 vẫn "thòng" vào những luận điệu đầy ẩn ý: tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?!

Còn một tờ báo khác của người Trung Quốc ở hải ngoại, tờ Đa Chiều ngày 17/7 thì nói thẳng ra rằng, ông Trương Cao Lệ vội vã sang Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Mỹ là để "thăm dò thực hư".

Người Việt Nam không muốn chiến tranh bởi đã từng phải gánh chịu quá nhiều đau khổ vì bom đạn chiến tranh. Nhưng khi cần người Việt sẽ bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá.

Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu cho những mưu đồ chính trị đen tối, tham vọng bành trướng, vị kỷ hẹp hòi của các thế lực muốn xâm phạm bờ cõi Việt Nam hay thò tay can thiệp, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng gây bất ổn đối với Việt Nam - PV.

Đại gia bỏ trốn, 8 ngân hàng ôm hận món nợ 1.600 tỉ đồng

Theo Người lao động-07-20-2015
Ôm nợ gốc gần 1.600 tỉ đồng của 8 ngân hàng rồi cùng vợ trốn sang Mỹ, đại gia thủy sản miền Tây khiến 25 lãnh đạo, cán bộ ngân hàng phải ra tòa.

Đại gia bỏ trốn, 8 ngân hàng ôm hận món nợ 1.600 tỉ đồng
 Biệt thự bề thế như tòa lâu đài của Lâm Ngọc Khuân đang được một ngân hàng quản lý.

Sáng nay, 20-7, TAND tỉnh Sóc Trăng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại các ngân hàng (NH). Đây là 1 trong 10 vụ “đại án” đặc biệt nghiêm trọng từng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo xử lý.

Lấy tiền lừa đảo… xây lâu đài

Công ty TNHH Phương Nam được thành lập vào năm 1998, 2 năm sau chuyển thành Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam). Ngành nghề kinh doanh của công ty là thu mua, chế biến tôm; mua bán thức ăn cho tôm, vật tư phục vụ nuôi tôm. Cổ đông của công ty gồm: bị can Lâm Ngọc Khuân (SN 1953, nguyên chủ tịch HĐQT), Trần Thị Mỹ (vợ Khuân), bị can Lâm Ngọc Hân (con gái Khuân, Việt kiều Mỹ, nguyên giám đốc công ty) và Huỳnh Phúc Quế (cháu Khuân).

Từ năm 2008 đến cuối tháng 9-2012, dù kinh doanh thua lỗ trên 996 tỉ đồng nhưng Khuân chỉ đạo cho con gái và cấp dưới thực hiện nhiều hành vi gian dối để vay tiền các NH. Theo đó, Khuân chỉ đạo lập 19 báo cáo tài chính khống cho thấy công ty kinh doanh có lãi gần 41 tỉ đồng và nâng khống lượng hàng hóa tồn kho có giá trị từ 123 tỉ đồng lên trên 747 tỉ đồng để thế chấp tại các NH vay vốn.

Ngoài ra, Khuân còn chỉ đạo sử dụng một bộ chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất rồi copy ra thành nhiều bản, sau đó xác nhận sao y bản chính từ con dấu của công ty để gửi đến các NH giải ngân, sau đó chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân.

Cụ thể, từ năm 2008-2011, bị can Khuân và vợ dùng trên 28 tỉ đồng từ nguồn vay của các tổ chức tín dụng để xây biệt thự bề thế tại TP Sóc Trăng. Sau đó, Khuân làm thủ tục hợp thức hóa biệt thự cho vợ đứng tên chủ sở hữu. Cũng trong thời gian này, bị can Khuân chỉ đạo con gái và kế toán trưởng là bị can Lâm Ngọc Mẫn chi tạm ứng gần 72 tỉ đồng với lý do đi công tác nước ngoài, tiếp khách…

Cuối năm 2011, Khuân và vợ lấy lý do xuất cảnh sang Mỹ để trị bệnh. Khi các NH phát hiện Công ty Phương Nam mất khả năng trả nợ, yêu cầu Khuân trở về giải quyết công nợ nhưng bị can này vẫn bặt tăm cho đến nay.

Sau hơn 8 tháng thay cha điều hành công ty, giữa tháng 7-2012, bị can Hân cũng xuất cảnh sang Mỹ, để lại món nợ trên 1.752 tỉ đồng tại 8 NH, trong đó nợ gốc gần 1.600 tỉ đồng.

Cha con bị can Khuân đang bị Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.

Cán bộ ngân hàng tiếp tay

Trong tổng số nợ gốc của Công ty Phương Nam, có 3 NH bị nợ nhiều nhất là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Chi nhánh Sóc Trăng trên 498 tỉ đồng (làm tròn số), NH TMCP Bưu điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang) 328 tỉ đồng và NH Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng) 341 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi có kết luận điều tra của Bộ Công an, VKSND Tối cao chỉ truy tố 25 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ của 5 chi nhánh NH, gồm: VDB Sóc Trăng, LPB Hậu Giang, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Sóc Trăng (Sacombank Sóc Trăng), NH TMCP An Bình Chi nhánh Bạc Liêu (ABBank Bạc Liêu) và NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VCB Sóc Trăng). Riêng sai phạm tại NH NN-PTNT Chi nhánh Sóc Trăng cùng với NH Liên doanh Việt Thái và NH Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng đang được Cơ quan CSĐT Bộ Công an tách riêng để điều tra xử lý sau.

1
Bị can Khuân cùng con gái là bị can Lâm Ngọc Hân đang trốn ở Mỹ

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, căn cứ vào tài liệu điều tra, có cơ sở xác định hành vi vi phạm quy định cho vay của cán bộ tại 5 chi nhánh NH nói trên. Điển hình, mặc dù biết việc cán bộ tín dụng và tổ thẩm định tài sản thế chấp không kiểm tra thực tế, chỉ dựa vào báo cáo của Công ty Phương Nam để lập báo cáo thẩm định nhưng bị can Nguyễn Thế Thắng (nguyên giám đốc VDB Sóc Trăng) vẫn ký duyệt giải ngân 19 lần với số tiền 135 tỉ đồng.

Tương tự, bị can Đỗ Hùng Sở (nguyên giám đốc LPB Hậu Giang) không chỉ đạo cấp dưới kiểm tra, xác minh tài sản của Công ty Phương Nam đem thế chấp cho NH khác, không chỉ đạo kiểm tra thực tế hàng tồn kho, khi ký giải ngân đã không kiểm tra lại hồ sơ mà cán bộ cấp dưới trình, dẫn đến hồ sơ giải ngân phần lớn là chứng từ mua hàng hóa photo copy… Bị can Sở là người chịu trách nhiệm chính trong việc ký giải ngân 33 khế ước trị giá gần 120 tỉ đồng và 4.585.000 USD.

Đối với bị can Nguyễn Thanh Long (nguyên giám đốc Sacombank Sóc Trăng), mặc dù biết Công ty Phương Nam sử dụng vốn sai mục đích nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới giải ngân, dẫn đến việc bị Khuân và đồng bọn chiếm đoạt nợ gốc gần 147 tỉ đồng. Trong khi đó, bị can Nguyễn Văn Sơn (nguyên giám đốc ABBank Bạc Liêu), dù biết rõ Công ty Phương Nam còn nợ trên 42 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục giải ngân trên 83 tỉ đồng để công ty trả nợ cũ, qua đó bị chiếm đoạt trên 80 tỉ đồng.
Ngoài 25 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ NH còn có 2 bị can giúp sức cho Khuân lừa đảo cũng bị truy tố trước tòa. Đó là Lâm Minh Mẫn (nguyên kế toán trưởng) và Trần Thị Hồng Phương (nguyên phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty Phương Nam).
Theo kế hoạch, phiên tòa sẽ diễn ra trong 10 ngày.

Ba ngân hàng từng bị chiếm đoạt tài sản

Vào giữa tháng 1-2015, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt 20 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH An Khang, trụ sở đặt tại KCN Trà Nóc II, TP Cần Thơ) vì đã cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt trên 190 tỉ đồng của 5 NH, trong đó có NH TMCP An Bình, NH TMCP Công Thương và NH Phát triển Việt Nam. Liên quan đến vụ án, 8 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của chi nhánh một số NH đã bị phạt từ 3 năm tù treo đến 10 năm tù giam.

Mỹ – Nhật – Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?

Theo Bloomberg, News.au/ baotintuc.vn-07-20- 2015
Tại một bờ biển hẻo lánh ở Australia, các sĩ quan Trung Quốc theo dõi cả đoàn xuồng cao su chở đầy các binh lính có vũ trang của Mỹ, Australia, Nhật Bản thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển.
Mỹ – Nhật – Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?

 Mỹ – Nhật – Úc tập trận: Một cảnh báo nhằm vào Trung Quốc?
Binh sĩ Australia thực hiện khoa mục đổ bộ đường biển. (Ảnh: Bloomberg)

Cuộc tập trận có tên gọi Talisman Sabre (Kiếm bùa) từ 5-21/7 tại vùng biển Top End của Australia được xem là một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, có sự tham dự của 30.000 quân, 200 máy bay, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến, với các nội dung diễn tập về đổ bộ bờ biển, nhảy dù, tác chiến đường phố, tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt… Có sự tham dự của các quan sát viên Trung Quốc, hoạt động tập trận này như thể là một “màn khiêu vũ tinh tế” tại khu vực bị co kéo bởi những căng thẳng tranh chấp lãnh thổ.

Trung Quốc là một trong 30 nước cử quan sát viên theo dõi cuộc diễn tập. Phó đô đốc Australia David Johnston nói rằng “cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên giữ liên lạc với phía Trung Quốc. Không có bất kì hoạt động nào có thể khiến Trung Quốc quan ngại”. Trong chuyến thăm chớp nhoáng tới địa điểm diễn tập, Thủ tướng Tony Abott nói rằng Trung Quốc hiểu rất rõ thực tế Australia là đồng minh của Mỹ, nhưng kèm theo đó là lời khẳng định “cả Australia và Mỹ đều là bạn Trung Quốc và chúng tôi đều vui mừng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cách nói ngoại giao.

Đứng theo dõi cuộc tập trận, Trung tướng John Wissler, Tư lệnh Lực lượng viễn chinh số 3 của Mỹ đóng tại Okinawa (Nhật Bản) nói rằng, ông chào đón sự hiện diện của Nhật Bản vì “chúng ta sẽ lớn mạnh hơn khi chỉ đứng riêng một mình”. Lần đầu tiên cử 40 binh lính, sĩ quan tham gia tập trận Talisman Sabre, Tokyo cho thấy họ sẵn sàng tìm kiếm mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với các đồng minh. Hôm 16/7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về an ninh, cho phép quân đội Nhật có quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai. Dự luật này vẫn còn chờ Thượng viện thông qua, nhưng các chuyên gia nhận nó chắc chắn được thông qua do liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiếm đa số ghế ở Thượng viện.

Nằm ở cực Nam Thái Bình Dương, nhưng Australia vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. Thách thức với quốc gia được xem là “cường quốc bậc trung” tại châu Á nằm ở chỗ vừa phải tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược với Nhật Bản – một đồng minh song phương của Mỹ, nhưng lại không làm Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất, phật ý. Bắc kinh từng nói rằng, Australia chính là “móng vuốt phương Nam” của Mỹ trong chiến lược mới tại châu Á – Thái Bình Dương.

1
Máy bay vận tải MV-22 Osprey hiện đại nhất của hải quân Mỹ tham gia diễn tập. (Ảnh: ABCnews)

Ở một chiều hướng khác, sự hiện diện của binh sĩ Nhật Bản tại Talisman Sabre lần này tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng với Bắc Kinh. “Mỹ, Nhật Bản, Australia ngày càng cho thấy họ là một liên minh ba bên thực sự và lý do ẩn sau đó là cả ba muốn đối phó với thách thức mà Trung Quốc có thể tạo ra trong một trật tự tại châu Á. Trung Quốc cũng nhận rõ xu hướng này và đương nhiên là họ không thích”, Hugh White – giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia nhìn nhận.

Trung Quốc hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông. Nước này cũng đã tiến hành xây dựng “đảo nhân tạo” trái phép quy mô lớn ở Biển Đông – tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, sát với lãnh hải Australia. Tàu tuần tra của Mỹ, Trung Quốc nhiều phen đối đầu nhau ở Biển Đông – vùng biển mà Australia cũng tiến hành tuần tra. Euan Graham, Giám đốc chương trình An ninh Quốc tế tại Đại học Lowy (Sydney) bình luận: Liên kết Mỹ – Nhật – Australia rõ ràng là một cân bằng mang tính hệ thống, với Nhật Bản là mỏ neo ở phía Tây, còn Australia là mỏ neo ở phía Nam, cả ba nước đều có quan ngại đối với các tranh chấp lãnh hải ở khu vực.

Trung Quốc: Hoa Kỳ có thể gây ‘tai nạn’ ở biển Ðông

BẮC KINH (NV) - Việc các phi cơ và chiến hạm của Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động giám sát ở biển Ðông gây tổn hại nghiêm trọng về sự tin cậy giữa hai quốc gia và có thể dẫn tới “tai nạn.”

Ðó là nhận định của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc sau khi có tin Ðô Ðốc Scott Swift, tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thị sát biển Ðông trong một phi vụ tuần thám. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói thêm rằng, các hoạt động giám sát cả trên biển lẫn trên không của Hoa Kỳ tại biển Ðông đe doạ các lợi ích an ninh của Trung Quốc.


Hình chụp tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương trong cuộc thị sát biển Ðông hôm 18 tháng 7, 2015. (Hình: philstar.com)

Trung Quốc nhấn mạnh, họ phản đối tất các các phi vụ tuần thám và hy vọng Hoa Kỳ không ngả về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông.

Ngoài Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Cục An Toàn Hàng Hải Trung Quốc cũng vừa phát thông báo cấm các loại tàu không được qua lại khu vực phía Ðông và Ðông Nam đảo Hải Nam, trong khoảng thời gian từ 22 tới 31 tháng 7, 2015 vì Trung Quốc sẽ thực hiện tập trận tại đó.

Tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã rời Philippines và đang ở thăm Nam Hàn. Tại Nam Hàn, ông xác nhận đã thị sát biển Ðông trên một chiếc P-8A Poseidon. Hôm 18 tháng 7, chiếc P-8A Poseidon chở Ðô Ðốc Swift đã thực hiện một phi vụ tuần thám kéo dài bảy tiếng.

Hạm Ðội Thái Bình Dương cho biết mục tiêu của cuộc thị sát vừa kể nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại phi cơ P-8A Poseidon và Ðô đốc Swift đã tỏ ra “rất hài lòng” với loại phi cơ tuần thám này.

Ðô Ðốc Swift thì nhấn mạnh, Hoa Kỳ đã triển khai lực lượng trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để chứng tỏ quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của mình. Cuộc thị sát là cơ hội giúp ông trực tiếp đánh giá khả năng hoạt động của hạm đội mà ông chỉ huy.

Ðô Ðốc Swift mô tả liên lạc giữa lực lượng tuần thám của Hoa Kỳ với Trung Quốc là “tích cực và bài bản,” thậm chí có thể mô tả là đã ‘bình thường hoá.”

Cần nhắc lại là cách nay hai tháng, qua vô tuyến điện, Trung Quốc đã đuổi một phi cơ tuần thám Hoa Kỳ ra khỏi biển Ðông với lý do là phi cơ tuần thám đó đang xâm nhập không phận thuộc “chủ quyền” của Trung Quốc. Vụ đuổi một phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ ra khỏi không phận quốc tế mà Trung Quốc đòi xác lập chủ quyền đã được các phóng viên của CNN được Hải quân Mỹ mời tháp tùng tường thuật cặn kẽ, khiến Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt.

Cuối tuần trước, tại Philippines, nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sau khi được bổ nhiệm làm tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương hồi tháng 5 vừa qua, Ðô Ðốc Swift, tuyên bố, Hoa Kỳ đã sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ ở biển Ðông. Tại một cuộc họp báo ở Manila, thủ đô Philippines, tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, ông rất hài lòng với các nguồn lực mà ông hiện có.

Ðô Ðốc Swift bảo rằng, trong chuyện tranh chấp chủ quyền tại biển Ðông, Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào nhưng sẽ tìm mọi cách để bảo vệ tự do hàng hải và dứt khoát “không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay chiến thuật mang tính ép buộc.” (G.Ð)

07-20-2015 2:36:43 PM

Trung Quốc khởi động “kịch bản 1979” với Việt Nam?

Thiên Điểu (VNTB)-07-19-2015
Trung Quốc khởi động “kịch bản 1979” với Việt Nam?
Một cuộc bất ổn toàn diện khiến VN đi vào hỗn loạn và suy kiệt mọi năng lực kinh tế và quân sự là bài toán có lợi nhất cho TQ. Khi đó, lá bài ngửa người TQ tại VN sẽ được công khai áp dụng kèm chiêu bài “bảo vệ dân TQ tại VN” là cơ sở tốt nhất để TQ chính thức phát động âm mưu thôn tính hay không sau khi cân nhắc đầy đủ các khả năng can thiệp của Mỹ và quốc tế. Chiến thuật này cũng chính là chiến thuật mà Nga đã áp dụng hiệu quả đối với Ucraina gần đây.

Sau những thủ đoạn ẩn sau chiêu bài “hợp tác” kể từ khi bình thường hóa quan hệ với VN năm 1990, TQ luôn tìm cách để vừa thao túng kinh tế, vừa tung ra các âm mưu thâm độc nhằm phá hoại nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, quân sự ở Việt Nam. Những dấu hiệu gần đây cho thấy TQ đã và đang thực hiện âm mưu tiến hành cuộc chiến tranh kiểu mới với kịch bản chiến tranh mới hết sức thâm độc.

Phải chăng động thái can thiệp của Mỹ vào Biển Đông đã khiến TQ mất kiên nhẫn và quyết định xuống tay sớm hơn?

Kịch bản mới khác 1979

Năm 2014, Việt Nam và cả thế giới chứng kiến hành động leo thang một cách ngang ngược ở Biển Đông qua việc đưa giàn khoan HY 981 vào thăm dò dầu khí rất sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ttrước tinh thần phản kháng của người dân, sau khi đạt được mục tiêu gây sức ép lên ĐCSVN. TQ rút giàn khoan HY 981 về Hải Nam.

Những tưởng sau khi thu về khoản lợi lớn qua cái gọi là “đền bù” cho các thiệt hại vì hành động quá khích của công nhân VN gây ra trong đợt biểu tình dẫn đến bạo động hồi tháng 5/2014, TQ sẽ chùn tay phần nào. Nhưng trái với dự đoán, TQ lại ung dung gia tăng sự hiện diện qua lực lượng công nhân đông đảo ở các khu vực công trình đầu tư lớn do TQ thắng thầu. Số lượng công nhân TQ tăng lên một cách nhanh chóng. Các nghi ngờ cảnh báo đây chính là lực lượng quân đội được che giấu mà TQ đang tìm cách cài cắm vào VN.

Mấy hôm nay trên mạng liên tục có thông tin về chuyện Trung-Việt động binh. chuyện biên giới Tây Nam có loạn.v.v.

Chuyện lộn xộn ở biên giới Việt-Miên là có thật. Chuyện VN di chuyển quân vào Đà Nẵng và một vài nơi cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, câu chuyện “kịch bản 1979″ như nhiều người phỏng đoán thì trước 2014 có vẻ là hiện thực cao. Nhưng sau biến cố HY 981 hồi tháng 4/2014 thì chiến thuật của TQ có lẽ đã khác đi rất nhiều. Những diễn biến qua các thông tin trên mạng nói trên nếu có liên quan ý đồ gây chiến càng chứng tỏ TQ sẽ áp dụng một chiến thuật hoàn toàn mới. Thậm chí khác biệt rất nhiều so với kịch bản 1979.

TQ đương nhiên có nhiều lý do để muốn “dạy cho VN bài học” ngay trong thời đại thế giới phẳng. Và sẽ luôn có những lý do bất ngờ cho kịch bản mà chỉ có trong cung đình hai bên với nhau mới biết được.

Việc quan sát, nhận định bên ngoài chỉ có thể đúng một phần. Trong âm mưu thôn tính VN, kịch bản 1979 đúng là thâm độc và là ngón đòn nham hiểm, nhưng không nham hiểm bằng những ngón đòn thay kẹo đồng bằng kẹo ngọt kinh tế mà TQ áp dụng ngày nay. Thời đại phát triển, sự thâm độc của nhà cầm quyền TQ đương nhiên cũng phát triển là điều bình thường.

Khoản nợ chiến tranh trước 1979 mà TQ đổ vào cuộc chiến “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” không thấm tháp vào đâu nếu so với khoản nợ vay khổng lồ và sức lệ thuộc kinh tế Việt-Trung bây giờ.

Nếu để chuẩn bị chiến tranh thì ngày nay TQ đang nắm những quân bài nào ở VN?

Những quân bài phục kích

Người ta có thể biết: Nợ viện trợ Xô-Việt được trả qua liên doanh Dầu khí Vietsopetro, nhưng với TQ là gì thì từ trước đến nay chưa có bất kỳ thông tin nào được nói tới, ngay cả một manh mối khả dĩ để nghi ngờ cũng không! Chắc chắn khi bình thường hóa quan hệ qua Hiệp ước Thành Đô, khoản nợ này không thể không được nhắc tới và đương nhiên không thể không có điều kiện đi kèm. Lá bài này là lá bài ẩn không dễ để tìm ra. Vấn đề liên quan TS-HS, cắm mốc biên giới có liên quan gì hay không chỉ là một giả thuyết khó tìm dữ liệu để liên kết.

Trường hợp TQ ra tay bằng vũ lực với VN lúc này, ngoài mục tiêu dằn mặt Mỹ-Việt và độc bá Biển Đông, chắc chắn chính quyền TQ sẽ phải cân nhắc đến các khoản nợ và đầu tư của TQ hiện đã đổ vào VN.

Liên quan khoản tiền này, TQ nắm một lá bài ngửa không hề nhẹ: Hàng triệu người TQ đang có mặt khắp VN. Trong đó có rất nhiều những vị trí nhạy cảm được tập trung tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người dưới danh nghĩa “công nhân”.

Năm 1979, yếu tố người Hoa khi bị chính quyền VN trục xuất về nước, Phía TQ không chịu tiếp nhận là nằm trong tính toán thâm độc: Ngoài yếu tố chính trị, TQ còn nhằm đẩy lực lượng người Việt gốc Hoa vào thế cùng sẽ quay ngược lại phối hợp với quân chính quy tấn công VN. Chuyện này đã không xảy ra không phải vì chính quyền VN đủ mạnh để siết chặt, ngăn chặn được mà may mắn đến từ chính cộng đồng người Việt gốc Hoa lúc đó đều vẫn đang trong trạng thái sợ hãi, mệt mỏi sau cuộc chiến 1975 cách đó chưa lâu. Bản thân người Việt gốc Hoa lúc đó vốn không mấy ai thân thiện với nhà cầm quyền TQ.

Ngày nay thì khác, các công nhân TQ vào VN trong những năm gần đây đều sống trong môi trường tẩy não của chế độ đương quyền. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình không chỉ tạo được lòng tin của người dân trong nước mà với cả cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, đương nhiên là cả người Việt gốc Hoa ở VN. Một tâm lý chính trị được chuẩn bị trước kỹ càng sẽ cho phép chính quyền TQ có lòng tin lớn hơn ở lá bài này.

Chỉ cần TQ dùng vũ lực với VN hay thậm chí là trong tranh chấp Biển Đông với Mỹ trong phạm vi hẹp thì lực lượng công nhân TQ nói riêng và người Hoa nói chung chắc chắn có phản ứng. Với số lượng đông lên tới hàng triệu người thì tình huống bất ổn, bất lợi cho VN ở mức nghiêm trọng là điều chắc chắn không tránh khỏi và không dễ xử lý.

Việc gây chiến trực tiếp với VN trong bối cảnh hiện nay, phải thẳng thắn thừa nhận là TQ có nhiều lợi thế nhưng cũng không phải không có nguy cơ rủi ro. Trong đó rủi ro mà TQ quan ngại nhất chính là nguy cơ đẩy VN ngả hẳn sang Mỹ. Điều này chính là cái giá mà TQ hoàn toàn không mong muốn dù được lợi về mặt kinh tế hay quyền lực ở trong nước lớn đến đâu.

Yếu tố tinh thần chống TQ của người dân VN là yếu tố lịch sử không thể đảo ngược sẽ đẩy cuộc xung đột đến mức quyết liệt. Trong đó yếu tố bất hợp tác với chế độ do bất mãn tích tụ nhiều năm qua sẽ đẩy chính quyền VN vào lựa chọn một mất một còn về mặt thể chế và tư tưởng chính trị. Ý thức hệ của chủ nghĩa cộng sản chắc chắn không còn đủ thuyết phục để tập hợp nhân dân trong tình trạng lòng tin gần như đã mất hoàn toàn.

Ở khía cạnh này, giả thuyết về một hay nhóm lãnh đạo chóp bu tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để dựng cờ giành cơ hội khả dĩ có hiệu quả. Nhưng nó cũng đồng nghĩa sự thao túng của TQ vào chính trường VN sau này sẽ tụt về mức không đáng kể. Đây cũng là cái giá mà TQ không hề muốn phải trả.

Cuộc tranh giành Biển Đông giữa Trung-Mỹ cũng là lá bài ngửa nhưng không phải là con bài mà VN có thể thò tay chạm vào vì Trung-Mỹ có nhiều cách, nhiều phương án lẫn lựa chọn để giải quyết với nhau nên không bàn.

Chờ bất ổn toàn diện

Chiến thuật nào sẽ được chọn, mục tiêu nào là có lợi nhất cho TQ đối với VN?

Cuộc xung đột (nếu có) chắc chắn không có kịch bản xua quân ồ ạt như 1979 vì TQ bây giờ có nhiều cách, nhiều năng lực tiến hành chiến tranh đơn giản, ít tốn kém hơn nhờ tiềm lực quân sự đang có trong tay. Mặt khác, yếu tố quốc tế sẽ không cho phép TQ thực hiện chiến thuật này. Chiêu trò mượn tay lực lượng đối lập Campuchia khích động tranh chấp biên giới Tây Nam sẽ dừng lại ở mức gây bất ổn, tiêu hao, kéo giảm sức mạnh phòng thủ của VN hơn là một cuộc chiến quân sự như năm 1978.

Một cuộc bất ổn toàn diện khiến VN đi vào hỗn loạn và suy kiệt mọi năng lực kinh tế và quân sự là bài toán có lợi nhất cho TQ. Khi đó, lá bài ngửa người TQ tại VN sẽ được công khai áp dụng kèm chiêu bài “bảo vệ dân TQ tại VN” là cơ sở tốt nhất để TQ chính thức phát động âm mưu thôn tính hay không sau khi cân nhắc đầy đủ các khả năng can thiệp của Mỹ và quốc tế. Chiến thuật này cũng chính là chiến thuật mà Nga đã áp dụng hiệu quả đối với Ucraina gần đây.

Kịch tính của các giả thuyết đúng sai đến đâu cũng sẽ xảy ra trong tương lai không xa trước các khó khăn mà chính quyền TQ đã và đang phải đối mặt. Nó phụ thuộc một phần không nhỏ là thái độ của Mỹ và các nước khác ở Biển Đông trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ tới đây chứ không thể mạo hiểm trong lúc này.

Những con ma ẩn mình chờ chết

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2015-07-20
daituongphungquangthanh.png
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Photo: RFA
The Thorn Birds của nhà văn nữ người Úc, bà Colleen McCullough khi được dịch ra tiếng Việt trở thành “Những con chim ẩn mình chờ chết”.  Theo nhà báo Trần Trọng Thức thì “The Thorn” là một loài chim huyền thoại, cái chết của chúng đã thi vị hóa từ nhà thơ Phạm Thiên Thư trong Đưa em tìm động hoa vàng khi viết “Chim ơi chết dưới cội hoa, tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà….”
Đảng cộng sản Việt Nam ngoài công việc chính trị “nặng nhọc” khả năng viết tiểu thuyết của họ không hề kém thế giới tư bản. Tựa quyển tiểu thuyết diễm tình của Colleen McCullough được cải biên rất hay, rất phù hợp với thể trạng cộng sản: Quyền sinh sát của tập thể lãnh đạo đối với đồng chí của mình là tuyệt đối. Họ cho sống thì sống họ bắt chết thì phải chết.
Khi họ bắt chết thì trăm phương ngàn kế nạn nhân sẽ trở thành một cái xác nằm im bất động dưới lòng đất hoặc sống mà như đã chết trong các nhà tù nổi tiếng. Họ có biệt tài đối phó với người đồng chí khiến nạn nhân có miệng mà như không lời, đến khi được thả ra khỏi nhà tù rồi vẫn còn sợ không dám thở mạnh huống chi là tố cáo.
Đó là người sống, những con người.
Còn những con ma thì sao?
Vâng, ma là tiếng dùng để chỉ con người đã chết, mà theo y học thì “chết” thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống, không thể phục hồi, của một cơ thể. Tim, phổi và não khi ngưng không hoạt động nữa thì bác sĩ sẽ xác nhận là đã chết. Và sau khi chết thì không thể gọi là người mà phải gọi là ma.
Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận cách khám nghiệm của y khoa trước một xác chết mà nó phải được Đảng có chấp nhận cho nó chết thì mới được chết. Những con ma này trong tiểu thuyết nhiều tập có tên “Những con ma ẩn mình chờ chết”.
Sở dĩ chúng ẩn mình vì không thể lên tiếng công khai cho cái chết của chúng và vì vậy chưa được gia nhập vào thế giới ma. Những con ma ấy thường là cấp lớn nhất trong hệ thống lãnh đạo và do đó Đảng phải đắn đo ngày giờ phù hợp cho nó chết. Trong lịch sử Đảng “đương đại” con ma gây tốn giấy mực nhất là Nguyễn Bá Thanh, đã chết từ bên Mỹ và xác được chở về Việt Nam nằm đó chờ thủ tục được gia nhập “tập đoàn ma” tức là các đồng chí của ông ta. Ông ta nằm trong tư thế một thi hài nhưng Đảng nằng nặc nói là ông ta chưa chết.
Trước tiên thẩm quyền nhất là ông GS Phạm Gia Khải, bác sĩ riêng của Bộ chính trị, người chuyên bắt mạch cho toàn bộ cấp lãnh đạo khi họ đã vào một bệnh viện nào đó ở ngoại quốc. Vì bắt mạch từ xa nên có khi “nhiễu sóng”. Ông Khải bảo ông Nguyễn Bá Thanh sức khỏe tốt đang diễn tiến thuận lợi. Vài ngày sau ông Bá Thanh rất thuận lợi nằm trên máy bay riêng hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng.
“Tau khỏe mà có chi mô” là lời kể của một ông Đảng viên ưu tú tại thành phố khi ra đón ông Thanh để rồi vài ngày sau đó, phái đoàn cao cấp của Đảng lục tục xếp hàng phúng điếu, xác nhận ôngThanh đã chết, đã thành ma.
Con ma thứ hai cũng tên Thanh nhưng chưa được phép chết.
Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh không ai biết. Tin đồn râm ran trên trang mạng xã hội ngày càng nhiều khiến GS Phạm Gia Khải lại được lệnh Đảng một lần nữa ngồi tại Hà Nội, bắt mạch một con ma tận Paris để rồi đưa ra kết quả rất khả quan: Phùng tướng quân đã hoàn toàn bình phục.

Tin đồn bổng trở thành tin nóng sốt khi hãng tin DPA của Đức chính thức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã trở thành ma, tức là đã chết vào chiều ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris.

Sở dĩ chúng ẩn mình vì không thể lên tiếng công khai cho cái chết của chúng và vì vậy chưa được gia nhập vào thế giới ma. Những con ma ấy thường là cấp lớn nhất trong hệ thống lãnh đạo và do đó Đảng phải đắn đo ngày giờ phù hợp cho nó chết. Trong lịch sử Đảng “đương đại” con ma gây tốn giấy mực nhất là Nguyễn Bá Thanh, đã chết từ bên Mỹ và xác được chở về Việt Nam nằm đó chờ thủ tục được gia nhập “tập đoàn ma” tức là các đồng chí của ông ta. Ông ta nằm trong tư thế một thi hài nhưng Đảng nằng nặc nói là ông ta chưa chết.
Trước tiên thẩm quyền nhất là ông GS Phạm Gia Khải, bác sĩ riêng của Bộ chính trị, người chuyên bắt mạch cho toàn bộ cấp lãnh đạo khi họ đã vào một bệnh viện nào đó ở ngoại quốc. Vì bắt mạch từ xa nên có khi “nhiễu sóng”. Ông Khải bảo ông Nguyễn Bá Thanh sức khỏe tốt đang diễn tiến thuận lợi. Vài ngày sau ông Bá Thanh rất thuận lợi nằm trên máy bay riêng hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng.
“Tau khỏe mà có chi mô” là lời kể của một ông Đảng viên ưu tú tại thành phố khi ra đón ông Thanh để rồi vài ngày sau đó, phái đoàn cao cấp của Đảng lục tục xếp hàng phúng điếu, xác nhận ôngThanh đã chết, đã thành ma.
Con ma thứ hai cũng tên Thanh nhưng chưa được phép chết.
Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh không ai biết. Tin đồn râm ran trên trang mạng xã hội ngày càng nhiều khiến GS Phạm Gia Khải lại được lệnh Đảng một lần nữa ngồi tại Hà Nội, bắt mạch một con ma tận Paris để rồi đưa ra kết quả rất khả quan: Phùng tướng quân đã hoàn toàn bình phục.
Tin đồn bổng trở thành tin nóng sốt khi hãng tin DPA của Đức chính thức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã trở thành ma, tức là đã chết vào chiều ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris.
Đảng lại một lần nữa không cho ông Thanh Phùng chết vào lúc này, lúc mà bọn phản động đang chăm chăm nhìn vào hoạt động thay ngựa giữa dòng của Đảng. Lập tức Thứ trưởng Bộ quốc phòng Võ Văn Tuấn yêu cầu DPA cải chính vì ông Thứ trưởng xác nhận như đinh đóng cột rằng ông vừa gọi điện cho ông Thanh và ông ấy vẫn còn khỏe sẽ về Việt Nam vào cuối tháng này.
Hảng tin DPA ghi lại nguyên văn lời ông tướng Tuấn nói, và vẫn giữ ý chính của bản tin đã được loan đi vào ngày hôm qua, nguyên văn như sau:
“An earlier dpa report said the general died Sunday after receiving treatment at the hospital, citing a source at the hospital.”
“Bản tin của dpa trước đó tường thuật rằng Tướng (Thanh) đã chết vào ngày Chúa Nhật sau khi được chữa trị tại bệnh viện, trích từ một nguồn tin của bệnh viện”’
Có nghĩa là DPA chả cải chính gì sất mà nó còn mượn lời phát biểu của ông Thứ trướng quốc phòng để khoáy sâu thêm vào sự ngờ vực của dư luận về một con ma chưa được Đảng cho chết.
Con ma họ Phùng vậy là còn “ẩn mình” chờ chết.
Nhưng một con ma khác, lớn hơn và “vĩ đại” hơn sẽ không bao giờ được chết mặc dù ông có lăng có miếu đường bệ. Ông là Hồ Chí Minh, vẫn sống mãi trong lòng các Đảng viên và vì vậy ông sẽ không bao giờ chết.
Đảng không cho ông chết mặc dù khi lâm chung ông đã yêu cầu được hỏa thiêu và nhất là không được làm rầm rộ trên xác chết của ông. Nhưng Đảng muốn rầm rộ thì toàn dân phải rầm rộ. Đảng muốn ông chưa được chết thật sự thì dù ông là ma cao cấp nhất vẫn phải ẩn mình chờ chết.
Ông đợi hơi lâu, vì duy nhất chỉ có một sức mạnh khẳng định cho cái chết của ông chính là lịch sử. Lịch sử đến từ từ nên ông vẫn còn phải vật vạ ẩn mình.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điềm của RFA.

Tan sương đầu ngõ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-07-20
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC  AFP
Hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du đã vượt qua lũy tre làng Việt nam vào đến tận phòng khánh tiết của Bộ ngoại giao Hoa kỳ, khi Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden cất lời chào đón Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam trong mùa hè năm nay.
Nếu như trong tuần lễ ông Trọng có mặt ở nước Mỹ, người ta bàn nhau về những toan tính chiến lược giữa các bên, những phỏng đoán chính trị thâm sâu cho tương lai,… thì một tuần sau đó dư âm trên các trang blog tiếng Việt về chuyến đi mà ông Trọng xem là lịch sử ấy lại là hai câu thơ của một thi nhân, người cũng từng gánh những trọng trách ngoại giao không dễ dàng hai trăm năm trước.
Có blogger nói là nước Mỹ chơi thâm, vì ví von ông Trọng với nhân vật trùng tên với ông trong truyện Kiều là Kim Trọng, một nhân vật nhạt nhẽo, không bản lĩnh.
Nhưng đa số những bình luận về câu chuyện văn chương- ngoại giao này là tích cực.
Kỹ sư Tô Văn Trường viết trên blog Bauxite Việt nam rằng người Mỹ đã chuẩn bị buổi gặp gỡ một cách kỹ lưỡng đến độ tra cứu cả kho tàng cổ văn Việt nam để tìm ra áng văn mà học giả Phạm Quỳnh từng cho rằng nó tồn tại cùng dân tộc Việt nam. Ông Tô Văn Trường cho là hai câu thơ mà ông Biden trích dẫn là rất thích hợp của cuộc tái hợp ngày hôm nay của hai quốc gia Việt Mỹ. Song ông Trường lại tiếc cho ông Trọng, người ắt hẳn am hiểu truyện Kiều vì đã tốt nghiệp khoa ngữ văn ở Hà nội, là không đem được sở học ấy ra mà đối đáp trong buổi tương giao.
Có blogger nói là nước Mỹ chơi thâm, vì ví von ông Trọng với nhân vật trùng tên với ông trong truyện Kiều là Kim Trọng, một nhân vật nhạt nhẽo, không bản lĩnh
Người cựu sinh viên tranh đấu trước năm 75 Hạ Đình Nguyên lại đặt câu hỏi quanh câu chuyện Tan sương đầu ngõ của ông Trọng.
Hạ Đình Nguyên dùng lại từ xoay trục mà giới phân tích chính trị thường dùng để chỉ chính sách Á châu của nước Mỹ để nói về câu chuyện của ông Trọng, rằng có phải thực sự ông Trọng đã thay đổi hay không, vì ông vốn là một người luôn tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác Lê Nin, có phải ông thực sự xoay trục hay không!
Và ông Nguyên nhận xét rằng trong mấy ngày ở đất nước của nữ thần tự do, ông Trọng không hề nhắc đến cả tên của các vị tiền bối cộng sản của ông.
Cũng bàn về Tan sương đầu ngõ, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, sau khi điểm lại lịch sử bang giao Việt Mỹ, cũng có nhận xét rằng con người gắn chặt với hình ảnh cương định chủ nghĩa Mác Lê Nguyễn Phú Trọng không mảy may đề cập đến việc kiên định xã hội chủ nghĩa, hay là chống Tam quyền phân lập,… vốn là những câu nói đầu môi trước đây của ông Tổng bí thư đảng.
Nhưng đâu đó vẫn còn có sự hoài nghi, Ông Hạ Đình Nguyên nghi vấn là với tính giáo điều và sự tự mãn trí thức xã hội chủ nghĩa, liệu ông Trọng có dấn thêm bước đi nữa để tạo nên đột phát cho bế tắc chính trị xã hội ở Việt nam hay không?
Còn Giáo sư Nguyễn Đình Cống lại có thêm một góc nhìn khác trong câu chuyện Tan sương đầu ngõ. Ông cho rằng sương ngoài ngõ có thể tan rồi nhưng câu chuyện trong nhà mới là quan trọng. Ông viết:
Quan trọng hơn là sự hòa thuận và ngăn nắp trong nhà, là xây dựng nhà nước pháp quyền, là tự do hạnh phúc, là nhân quyền cho toàn dân.
Những chuyện trong nhà
Ngay trong ngày ông Trọng kết thúc chuyến thăm nước Mỹ, một người nông dân biểu tình đòi đất ở Việt nam bị xe ủi cán trọng thương.
So sánh hai câu chuyện, câu chuyện tan sương của ngoại giao, với câu chuyện bế tắc của nông dân và đất đai, blogger Viết từ Sài gòn viết rằng mình có một cảm giác bất an! Bất an vì sự trí trá trong đối nội đối ngoại, và bất an về một vụ Thiên An Môn tiềm ẩn trên đất Việt.
Trong một bài viết khác của tuần này, Viết từ Sài gòn đánh giá những động thái đối ngoại của đảng cộng sản trong thời gian gần đây là:
Chuyển loại hình chính trị mà lợi ích nhóm vẫn được bảo đảm.
Bài toán nan giải nhóm lợi ích nhóm đó, một lần nữa lại được ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó ban Tuyên giáo trung ương đảng đề cập trên truyền thông chính thống.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống viết bài Trao đổi thêm với ông Vũ Ngọc Hoàng, trong đó ông cho rằng:
Công trình Văn Miếu Vĩnh Phúc trị giá gần 300 tỉ đồng
Công trình Văn Miếu Vĩnh Phúc trị giá gần 300 tỉ đồng
Muốn trừ diệt được về cơ bản sự tham nhũng, nhóm lợi ích, ngăn ngừa sự phát triển “chế độ tư bản thân hữu” thì hay nhất, có hiệu quả nhất là Đảng phải tự đổi mới, từ bỏ độc quyền, từ bỏ chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp, thực thi chế độ dân chủ với Tam quyền phân lập, nghĩa là phải thay đổi thể chế để có thể xây dựng một chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Ông Cống vốn là người công khai yêu cầu xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin với tư cách ý thức hệ lãnh đạo tại Việt nam.
Cũng nói về các nhóm lợi ích và chủ nghĩa tư bản thân hữu, blogger Mạnh Kim viết bài phân tích về cái gọi là sở hữu toàn dân mà đảng cộng sản vẫn hay lên tiếng ca ngợi, rằng Nó tạo ra lãnh chúa và sự chia chác thống trị của lãnh chúa với các thế lực kinh tế mang màu sắc giang hồ.
Muốn trừ diệt được về cơ bản sự tham nhũng, nhóm lợi ích, ngăn ngừa sự phát triển “chế độ tư bản thân hữu” thì hay nhất, có hiệu quả nhất là Đảng phải tự đổi mới, từ bỏ độc quyền, từ bỏ chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp, thực thi chế độ dân chủ với Tam quyền phân lập
Giáo sư Nguyễn Đình Cống
Các nguồn lực kinh tế bị chia chác bởi các nhóm lợi ích, không chừa cả những vùng quê nghèo khó nhất, đó là câu chuyện lạm thu trên những nông dân nghèo khó tại tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của nhà thơ Nguyễn Du.
Và cũng chính trên mảnh đất nghèo khó này một miếu thờ Khổng tử nguy nga sắp mọc lên. Blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh viết:
Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu... thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?
Bình luận về sự tình cảnh bế tắc hiện nay của chính trị và xã hội Việt nam, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cho rằng đảng cộng sản đang tước bỏ vai trò lãnh đạo của mình vì độc ác và hung bạo.
Một chuyện khác cũng có thể xem là chuyện trong nhà đó là sự hòa giải giữa chính quyền của đảng cộng sản hiện nay với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Giáo sư Lê Xuân Khoa từ California viết bài Hòa giải với người chết.
Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng...Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu... thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?
Blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh
Giáo sư Khoa là người từng gặp gỡ nhiều giới chức cao cấp của đảng cộng sản Việt nam để xúc tiến việc trùng tu nghĩa trang quân đội Việt nam cộng hòa trước đây. Đây là ý tưởng xuất phát từ một trí thức người Việt sống tại Mỹ, cho rằng có lẽ phe thắng trận trong cuộc chiến Việt nam nên bắt đầu việc hòa giải bằng cách hòa giải với những người đã khuất, vì đó có thể là bước đi dễ dàng được chấp nhận.
Nhưng theo bài viết của Giáo sư Khoa thì những cố gắng hòa giải dù là với những người đã mất đó, cho tới nay vẫn gặp vô vàn trở ngại từ phía các giới chức Việt nam.
Không rõ trong chuyến đi của ông Trọng tới Mỹ, ông có muốn tiếp tục xúc tiến sự hòa giải giữa đảng của ông và những người Việt hải ngoại hay không, nhưng trong những phát biểu của ông hướng tới chính quyền Mỹ ông nói rằng ông mong muốn đất nước này tạo điều kiện cho các đồng bào của ông được thuận lợi trong việc làm ăn sinh sống.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng lời phát biểu đó là theo một công thức có sẳn, và theo ông thì nó có tính chất trịch thượng đối với một cộng đồng hằng năm gửi về quê hương một số tiền, mà ông gọi là viện trợ không hoàn lại, trị giá đến 15 tỉ đô la Mỹ, giúp đỡ rất nhiều cho nền kinh tế yếu kém của Việt nam do đảng cộng sản lãnh đạo.
Nhìn vào những xung đột đối đầu giữa người Việt với nhau dù chiến tranh đã chấm dứt 40 năm, từ Pháp Giáo sư Cao Huy Thuần viết rằng:
Chẳng lẽ chúng ta cũng cứ ở mãi trong tình trạng bất bình thường từ bốn chục năm qua? Cứ chiến tranh với nhau hoài? Cứ hận thù hoài? Cứ đánh gục mọi ý kiến khác, dù đầy thiện chí, như nã súng cối vào kẻ thù? Cứ đặt vòng kim cô trên đầu xã hội với mệnh lệnh và khẩu hiệu?
Ông viết thêm rằng ông chỉ mong có hai điều cho xã hội Việt nam hiện tại là nó sẽ trở nên bình thường và tìm thấy một sự đồng thuận.
Lời kết
Có lẽ cũng khó thấy thế nào là thành công hay không thành công sau chuyến đi gọi là lịch sử của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, vì có những góc nhìn những quan điểm hãy còn rất khác nhau. Nhưng trang Bauxite Việt nam nhận định rằng chuyến công du Hoa kỳ của ông Tổng bí thư là một vết son đậm nhất trong cuộc đời chính trị tẻ nhạt của ông.
Blogger Hạ Đình Nguyên cũng có hy vọng:
Theo đạo Phật, những ngày tháng cuối mùa, cuối đời thường có những thay đổi đáng giá, gọi là ánh sáng của giai đoạn “cận tử nghiệp”. Tình hình này ứng vào bản thân ông, vào thể chế, và cũng là tình hình đất nước.
Lành thay! 

Đáng hoan nghênh thay!
Đó là lời kết trong bài viết Tan sương đầu ngõ của ông mà chúng tôi cũng xin mượn để đặt tựa đề cho bài điểm blog tuần này.

Chủ nghĩa 'Xúc'

Theo Người Việt-07-20-2015 12:55:46 PM
Lê Diễn Ðức

Ngày 10 tháng 7 trên mạng xã hội Facebook lan truyền một hình ảnh, tiếp theo là video clip cho thấy một người phụ nữ nông thôn đang nằm dưới xích sắt của xe xúc đất.

Bức ảnh gây phẫn nộ dư luận, có người còn xem nó như một “Thiên An Môn” nhỏ!

Riêng tôi nhìn tấm hình, đã ngao ngán viết mấy câu thơ:

Người nông dân cơ cực, hiền lành
Xích sắt nghiền lên cùng với cờ của đảng
Hai cuộc chiến tranh theo đảng làm cách mạng
Ðể hôm nay bị đảng dập vùi...

Sự sôi động của cộng đồng dư luận khiến Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương đã phải họp khẩn cấp về vụ việc. Công an địa phương và báo cáo gửi Văn Phòng Chính Phủ, các cơ quan trung ương của ủy ban tỉnh một mực khẳng định rằng, người dân chỉ va chạm với máy xúc chứ không bị máy xúc chèn qua người.

Thực tế là vào ngày 10 tháng 7, trong cuộc cưỡng chế thu hồi đất tại khu công nghiệp Cẩm Ðiền, thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, công ty xây dựng và thương mại Thành Trung sử dụng máy xúc thi công san lấp mặt bằng cho công ty liên doanh của Việt Nam và Singapore VSIP. Việc thu hồi đất và đền bù không thoả đáng khiến hàng chục nông dân biểu tình phản đối.

Tại xã Lương Ðiền, còn 4 hộ có tài sản trên đất chưa có phương án bồi thường. Xã Cẩm Ðiền còn 115 hộ chưa nhận tiền bồi thường, với số tiền trên 8.8 tỷ đồng; 56 hộ có diện tích trong khu vực đã cưỡng chế chưa nhận tiền.

Suốt 7 năm nay, từ năm 2008, trên mảnh đất này nông dân không thể trồng trọt hoặc thu hoạch bất cứ thứ gì vì bị cấm. Công ty đầu tư trả giá đền bù rẻ mạt trong khi giá trị thực sự hơn hai trăm triệu cho mỗi sào. Họ đã gửi nhiều đơn khiếu nại từ địa phương tới trung ương, nhưng không được giải quyết. Vì vậy họ tự thủ, cắm trại ngày đêm giữ đất.

Khi những lá cờ bị ủi sập, bà Trâm đã ra gom lại và ngã, xe xúc cứ tiếp tục tiến tới chèn lên người bà. May mắn bà nằm lọt vào chỗ trũng nên không bị đè bẹp, chỉ bị gãy xương vai, bể xương hàm và mặt bị bầm tím.

Ngày 17 tháng 7, tờ VNExpress cho hay, “Ðại Tá Bùi Như Luyến, trưởng công an huyện Cẩm Giàng, cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ việc ông Nguyễn Văn Sinh (42 tuổi, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương) bị cáo buộc điều khiển xe xúc bánh xích cán trọng thương bà Lê Thị Trâm (55 tuổi, trú xã Cẩm Ðiền, huyện Cẩm Giàng).”

Như vậy là cả bộ máy nhà nước đã không có cách nào che giấu lấp liếm một sự việc tai tiếng, dã man. Bà Lê Thị Trâm bị xe xúc chèn lên là sự thật.

Dĩ nhiên không ai sai khiến chỉ đạo tên Sinh lái máy xúc chèn lên nông dân, nhưng cần phải được hiểu rằng, một chế độ cai trị bằng luật lệ của bầy sói, sẽ đẻ ra những con sói. Tên Sinh là hậu quả tất yếu của chế độ đó.
Ðây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dùng bạo lực thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Tại Tiên Lãng, Hải Phòng vào tháng 1 năm 2012, nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm công an, quân đội thực hiện một cuộc cưỡng chế bất hợp pháp, thu hồi ao vườn của anh Ðoàn Văn Vươn, khiến anh Vươn và người thân phải nổ súng chống cự.

Ngày 24 tháng 4 năm 2012, nhà cầm quyền sử dụng một lực lượng hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động đàn áp nông dân để lấy đất giao cho doanh nghiệp tư nhân làm dự án Ecopark tại Văn Giang, Hưng Yên. Trong sự kiện này, cảnh lực lượng công an xúm vào đánh trọng thương hai phóng viên của đài phát thanh Việt Nam (VOV) được ghi lại qua một video clip mà nhà cầm quyền lớn tiếng cho là giả mạo, cắt xén. Nhưng một năm sau đó, công an tỉnh Hưng Yên đã phải nhìn nhận và xin lỗi hai phóng viên.

Cuộc đàn áp nông dân với quy mô lớn và hung hãn đến mức mà cụ Lê Hiền Ðức, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã nổi giận viết bài “Phản cách mạng đã rõ ràng”:

“Ðảng Cộng Sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất tròng tréo, rắc rối, có nhiều thiếu sót

và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ.”
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng.”

Còn nhà văn Thùy Linh, một người đang sống ở Hà Nội, đã viết trong bài “Ðất Vỡ”:

“Lửa đã cháy và máu đã đổ không phải từ ngoại xâm mà từ những người họ hay gọi là đồng chí. Ôi người dân quê tôi lam lũ nhiều đời sẽ còn bị bần cùng tới khi không còn nước mắt để khóc, không còn máu để chảy trong huyết quản. Ngày mai những thân phận người không còn được bú mớm dòng sữa Ðất Mẹ sẽ vất vưởng ra thành phố lay lắt kiếm sống qua ngày. Những kiếp sống tàn đời không biết đến ấm no.”

“Con ơi... Ông bà cha mẹ ngàn lần xin lỗi vì đã không thể giữ lại mảnh đất này... Khi ông bà cha mẹ chết đi con hãy viết trên mộ chí dòng chữ ‘thế hệ chỉ biết nhân nhượng’ là điều các con nên tránh. Con sẽ phải học bước vào đời với hai bàn tay trắng cái đầu lạnh và trái tim máu nóng không biết bước quỳ. Con hãy ghi nhớ những gì hôm nay ông bà cha mẹ đã phải chịu đựng thất bại ê chề đớn đau tủi nhục để biết sống và tìm cho mình một lối đi khác. Không còn Ðất nhưng tương lai của con phải được gieo trồng trên những cánh đồng của tự do, hạnh phúc, công bằng, yêu thương.”

“Ðất đang vỡ như trái tim đang vỡ... Từng mảnh tim ứa máu rải khắp quê hương này... Và người ta đang lấy máu Ðất để sơn phết những gương mặt quỷ đang nhảy múa cuồng điên trong cơn khát tiền tài danh vọng.”

Trong bài “Vietnams Bauern wehren sich” trên tờ “Neue Zürcher Zeitung” của Thụy Sĩ, ngày 3 tháng 4, 2012, có đoạn:

“Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện (...). Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì ‘lợi ích công cộng’ nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng.” (*)

Suốt nhiều thập niên qua, phổ biến tình trạng người nông dân khiếu nại, phản đối thu hồi đất, nhiều trường hợp chống đối dẫn đến thương vong cho cả người dân và lực lượng của nhà cầm quyền.

Chính sách “Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý” thực chất là quyền sở hữu đất đai bị thâu tóm vào một thiểu số cầm quyền, gây ra oan trái chồng chất. Người nông dân chỉ được quyền sử dụng có thời hạn nhưng có thể bị cưỡng chế thu hồi bất cứ lúc nào khi nhà cầm quyền cần đến.

“Ðền bù” là giải pháp duy nhất cho việc vi phạm hợp đồng cho thuê và hoa màu trên mảnh đất của họ, nhưng thường được giải quyết qua các cơ quan hành chính tham nhũng và quan liêu thay vì phán quyết của toà án độc lập, công bằng. Cho nên mới có chuyện khiếu nại kéo dài vô tận, như quả bóng đá qua đá lại giữa trung ương và địa phương từ năm này qua năm khác, trong khi lòng tham của quan chức liên quan tới giá đất và giá trị đền bù cũng vô đáy.

Tự bản thân luật đất đai đã tạo ra khe hở cho các quan chức thao túng thị trường đất, làm giàu bất chính, bất chấp mọi quyền lợi tối thiểu, thậm chí tính mạng của nông dân, những người mà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã gửi nhiều nhất con cháu của mình ra trận, chỉ vì momg muốn đất nước độc lập, tự do và “người cày có ruộng.” Họ đã bị phản bội và lừa gạt trắng trợn!
Một người quen nói với tôi rằng, ở Việt Nam bây giờ quan chức không còn “ăn” bằng muỗng, muôi hay xẻng nữa mà xúc bằng máy, để nếu có hề hấn gì thì còn có tiền chạy án. Vì thế, những “cỗ máy xúc” tràn ngập trong bộ máy công quyền. “Chủ nghĩa xúc” hoành hành khắp mọi nơi, từ dưới lên trên.

Bà nông dân Hải Dương bị chèn hôm 10 tháng 7, 2015, là hình ảnh sống mà “chủ nghĩa xúc” dã man và bất nhân ấy thể hiện.

[*]: http://www.nzz.ch/vietnams-bauern-wehren-sich-1.16238721