(Kiến Thức) - Ít ai nhận thấy nghịch cảnh giàu - nghèo đang tồn tại giữa khu đất vàng TP HCM, dự kiến được đầu tư tới 70 triệu USD.
"Khu đất vàng" tại 4 trục đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp (quận 1, TP HCM) vừa được UBND TP HCM đề nghị xây dựng dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn cao cấp. Từ lâu, đây được xem là điểm kinh doanh đông đúc, là điểm tham quan, mua sắm của du khách quốc tế đến Sài Gòn.
Nguyên nhân chính là các mặt tiền tại 4 trục đường này vô cùng đắc địa. Theo tiết lộ của một hộ kinh doanh tại đây thì giá thuê ở đây thấp cũng phải vài nghìn USD/tháng, còn cao thì lên đến hàng chục nghìn USD (tùy theo vị trí, diện tích khu đất). Trong ảnh là tòa cao ốc Opera View 8 tầng, có giá thuê hơn 25 USD/m2/tháng.
Tuy nhiên, khác với sự hào nhoáng bên ngoài thì cách đấy không xa, ngay bên trong khu đất này lại là hình ảnh hoàn toàn trái ngược...
Những căn hộ lụp xụp, cũ kỹ, xuống cấp theo thời gian vẫn chưa được sửa chữa...
Đây là một lối lên tầng lầu nhà của những hộ dân sống trong khu đất vàng này.
Hình ảnh nhem nhuốc của một hộ dân tầng 2 trên đường Nguyễn Huệ.
Mái tôn nhiều căn hộ đã gỉ sét, cũ kỹ.
Ngay chân cầu thang, cuộc sống của một cụ ông chỉ gói gọn trên căn gác xép gần 2m2.
Hệ thống ống cấp nước sinh hoạt trong khu đất vàng lộn xộn, chằng chịt và cũ kỹ.
Hình ảnh tường bám đầy rêu phong, bẩn thỉu... "Trước sau gì rồi cũng phải giải tỏa, vì vậy chúng tôi ở đây ngày nào hay ngày đó chứ không sửa chữa, xây dựng gì nữa", chủ một hộ dân sống tại khu đất này cám cảnh nói.
Gần 2 km đường Tạ Quang Bửu, quận 8, TP HCM bị xe container, xe ben, xe tải cày nát khiến đường xuống cấp trầm trọng
Có mặt tại tuyến đường Tạ Quang Bửu (đoạn từ giao lộ Phạm Hùng đến cầu Tạ Quang Bửu, phường 5, quận 8) trong một buổi sáng, chúng tôi ghi nhận trung bình khoảng 15 phút có từ 3-5 xe ben nối đuôi nhau ra vào 2 bãi tập kết đá, cát dọc rạch Hiệp Ân (khu vực gần cầu Tạ Quang Bửu) để chở vật liệu. Hai bãi tập kết này có quy mô rộng hàng ngàn mét vuông, nằm liền kề nhau, hoạt động từ nhiều năm nay.
Chằng chịt “ổ trâu”, “ổ voi”
Theo người dân phản ánh, các xe này không chỉ lưu thông ở đường chính mà còn luồn lách qua nhiều tuyến hẻm trong các khu dân cư như đường 817A Trần Quang Bửu, đường 1011… khiến đường xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường bong tróc, nhếch nhác như đường nông thôn.
“Ở những đoạn đường hẻm, xe ben cũng chạy, bụi bay mù mịt. Riêng đoạn dẫn vào 2 bãi khai thác đá, cát đã bị xe ben cày nát, xuống cấp nặng nề. Xe ben chở quá tải, không phủ bạt, khi lưu thông làm các loại đá dăm, cát, sạn rơi vương vãi khắp mặt đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác. Không những vậy, nhiều tài xế xe ben chạy ẩu, đêm khuya vắng người là phóng bạt mạng khiến nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể tiếng ồn, khói bụi. Có khoảng hơn chục căn nhà ở đoạn này phải xây tường cao kín mít để chắn bụi nhưng không ăn thua” - ông Bùi Văn Thế (ngụ phường 5) ngán ngẩm.
Đường Tạ Quang Bửu xuống cấp nghiêm trọng do bị xe ben, xe container, xe tải… cày nát Ảnh: GIA MINH
Chưa hết, đường Tạ Quang Bửu đoạn cắt qua Quốc lộ 50 vào khu dân cư Bình Đăng (phường 6, quận 8) bị xe container, xe tải, xe rác… băm nát với hàng trăm “ổ trâu”, “ổ voi” cùng những đống đất đá cao ngang người.
Theo thống kê sơ bộ, trên đoạn đường này có gần 50 công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải, ô tô, container… chở hàng hóa ra vào các công ty, xí nghiệp nêu trên khiến đoạn đường bị phá nát. Một số đoạn người dân tự mua đất, đá lấp tạm vào hố trũng trước nhà để đi lại khiến mặt đường không khác gì “manh áo vá”. Chưa kể, do không có hệ thống thoát nước nên nước thải sinh hoạt từ nhà dân, các công ty, xí nghiệp… chảy thẳng ra đường, đọng trong các ao tù gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
“Nhà báo đến lúc nắng ráo còn đỡ chứ ngày mưa thì nước ngập quá đầu gối, thậm chí trời không mưa nhưng nước đọng lại thành những “ao” lớn lầy lội, sâu gần nửa mét nằm ở giữa đường như những cái bẫy, luôn chực chờ gây họa cho các phương tiện lưu thông. Rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra do các phương tiện đi trúng vào những “ổ voi” trên mặt đường” - một người dân cho biết.
Tiền nhiều chưa chắc hết hư
Theo ông Võ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận 8, đường Tạ Quang Bửu do Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 (gọi tắt là Khu 4) quản lý, quận chỉ quản lý vỉa hè và một số tuyến đường nhỏ, hẻm… Con đường này đã xuống cấp nhiều năm nay, để bảo đảm an toàn cho người dân, năm nào quận cũng có văn bản kiến nghị Khu 4 dặm vá, sửa chữa. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ mang tính tạm thời vì đường không có hệ thống thoát nước nên mau xuống cấp.
Ông Bùi Trần Cường, Trưởng Phòng Duy tu của Khu 4, cho biết vừa qua, Khu 4 đã trình Sở GTVT kế hoạch sửa chữa lớn con đường này, nếu UBND TP đồng ý rót vốn sẽ triển khai ngay. Qua khảo sát, dự kiến cần 15 tỉ đồng để nâng cấp, sửa chữa đoạn hư hỏng nặng dài hơn 1,6 km từ Quốc lộ 50 đến hẻm 2385. Đoạn đường này không có hệ thống thoát nước cộng thêm lượng phương tiện lưu thông dày đặc nên xuất hiện nhiều “ổ voi”. Việc nâng cấp, dặm vá chỉ mang tính tạm thời.
Riêng xe ben ngày đêm lấy cát, đá dọc rạch Hiệp Ân gây bất an cho người dân bởi tiếng ồn, bụi bẩn và nguy cơ tai nạn giao thông, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết 2 bãi cát, đá dọc rạch Hiệp Ân chỉ 1 bãi có giấy phép mở bến ven sông, còn 1 bãi không phép do vi phạm hành lang an toàn bảo vệ cầu. Theo Đội Thanh tra giao thông số 2 (Thanh tra Sở GTVT), bãi này đã 2 lần được giao cho UBND phường và Phòng Quản lý đô thị quận vận động, cưỡng chế nhưng đến nay vẫn hoạt động. “Tháng nào Đội Thanh tra giao thông số 2 cũng xử phạt chủ bãi 1-2 lần về hành vi mở bến không phép, số tiền phạt 3 triệu đồng/lần” - đại diện đội này cho biết.
Nhiều người dân cho rằng nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng “xe tải phá đường” thì dù có đầu tư lớn để sửa chữa cũng không hiệu quả.
Theo ông Bùi Trần Cường, để hạn chế tình trạng đường Tạ Quang Bửu xuống cấp nhanh, Khu 4 đã kiến nghị Sở GTVT giao Thanh tra sở tăng cường tuần tra, xử lý các phương tiện chở quá tải thiết kế cho phép.
Thứ Sáu, 23:14 19/12/2014
THU HỒNG - GIA MINH
Theo NLĐO
Dân tríPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/12 khuyên Mỹ và Canada “suy nghĩ về hậu quả của các lệnh trừng phạt Nga”, đe dọa sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa. Ông cũng so sánh các lệnh trừng phạt Nga với chính sách cấm vận Mỹ đã tiến hành với Cuba trước đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố Nga có thể sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa Mỹ và Canada.
“Mỹ và Canada đã không thể can thiệp vào kết quả của các cuộc trưng cầu dân ýở Crimea và Sevastopol. Bởi vậy, họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên các quan chức Nga với các mức độ khác nhau và mở rộng các lệnh cấm hợp tác kinh tế với Mátxcơva”, hãng tin Itar- Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich ngày 20/12.
Phát biểu trước báo giới, ông Lukashevich nhận định: "Những hoài nghi về tính thỏa đáng của các lệnh trừng phạt này đang ngày càng gia tăng. Những người ủng hộ các biện pháp cấm vận Nga sẽ dần dần hiểu rõ rằng chúng không có tác dụng gì, dù rằng việc này sẽ tốn thời gian".
Ông Lukhasevich dẫn trường hợp của Cuba và nói: “Nhà Trắng đã mất hơn nửa thế kỷ để học được bài học rằng những lệnh trừng phạt phong tỏa đảo quốc này chẳng đem lại kết quả gì. Bởi vậy, chúng tôi cũng sẽ chờ đợi xem bao giờ Washington mới nhận ra rằng các sắc lệnh trừng phạt Nga cũng sẽ vô dụng”.
Cũng trong buổi họp báo ngày 20/12, phát ngôn viên Lukashevich tái khẳng định rằng: “Crimea là một phần lãnh thổ mang tính lịch sử và không thể tách rời của nước Nga. Hiện người dân Crimea đã đoàn tụ với người dân Nga, những con người chưa và cũng sẽ không bao giờ khuất phục trước những áp lực bên ngoài”.
Ông Lukashevich khuyên chính phủ Mỹ và Canada suy nghĩ kỹ về hậu quả mà các lệnh trừng phạt mới sẽ gây ra và cảnh báo Mátxcơva có thể sẽ “tiến hành các biện pháp trả đũa”.
Ngày 18/12, Tổng thống Mỹ đã ký ban hành một đạo luật áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Nga với lưu ý loại trừ việc tiến hành những bước đi bổ sung vào thời điểm này.
Đến ngày 19/12, Canada đã ban hành lệnh cấm đi lại với 11 công dân Nga (bao gồm 10 nghị sỹ Nga). Ngoài ra, nước này còn đưa ra những hạn chế mới về xuất khẩu công nghệ sử dụng trong lĩnh vực dầu mỏ và một số quy định về vay nợ đối với nước Nga.
Dân tríHơn một năm nay, hơn 30 hộ dân ở phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng vì tình trạng biển xâm lấn, ảnh hưởng đến đời sống đặc biệt là những ngày mưa bão.
Theo chị Lê Thị Hải (tổ 4, phường Hòa Hiệp Bắc) cho biết, tình trạng biển xâm thực diễn ra hơn 1 năm nay – từ khi Kho xăng dầu 83 được xây dựng. Nước biển cứ ăn dần ăn dần khiến cây cối nhà chị bị trốc hết. Đặc biệt là những ngày mưa bão.
“Năm vừa rồi có bão, nước lên đến tận nhà. Cả gia đình phải ôm nhau chạy lên nhà hoang của công nhân đã tạm lánh. Chờ nước rút mới dám về. Giờ đêm nằm ngủ thấy sóng to là sợ”, chị Hải nói.
Từ khi Kho xăng dầu 83 được xây dựng và xây bờ kè lấn ra biển làm thay đổi dòng chạy tự nhiên nên xảy ra tình trạng biển xâm thực
Chị Hải cũng cho biết, chị và người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương rồi nhưng chỉ thấy họ đến ngó rồi thôi chứ chưa làm gì cả. Chị mong thành phố sớm xây dựng bờ kè chắn sóng để người dân yên tâm sinh sống. Còn nếu không được thì cho giải tỏa, bố trí nơi ở mới cho dân.
Cô Hoàng Thị Lý (tổ 4, phường Hòa Hiệp Bắc) cho biết, bốn ngôi nhà gần nhau này là nhà của vợ chồng cô và gia đình 3 người con trai. Trước đây, vợ chồng cô thấy nơi này rộng rãi nên lên đây mua đất xây nhà và chia phần cho các con, lúc đó nước biển còn xa, cách vườn nhà cô khoảng 40- 50m. Nhưng từ năm ngoái đến nay, nước biển ăn lần ăn lần mỗi lúc một ít, giờ đã sát vườn cây của gia đình cô.
Biển xâm thực lấn sâu vào đất liền
Cô Lý còn nhớ, bão năm ngoái, 2h giờ sáng, nước biển tràn vào nhà nên cả ra đình phải chạy ra đường lớn. Gió lớn không sợ mà sợ nước nên phải chạy. Lần đó, cây cối trong vườn nhà cô cũng đổ sập hết.
“Cách đây 3 ngày, nước tràn lên tận sân nhà con trai cô. Mấy người con cô phải bỏ cát vào bao tải làm bờ kè nhưng cũng bị sóng đánh trôi luôn. Lo nhất là mấy đứa nhỏ, nếu không cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm”, cô Lý cô biết.
Ông Nguyễn Như Nghĩa, tổ trưởng tổ 4 (phường Hòa Hiệp Bắc) cho biết, cơn bão Nari vào tháng 10/2013 đã khiến thủy triều xâm thực mạnh vào khu vực bờ biển này cuốn đi hàng cây phi lao dài 600m trên bãi biển nhằm chắn sóng được nhà nước trồng vào năm 2010. Dù những hộ dân này đã được di tản, nhưng sóng dữ đã cuốn trôi nhiều tài sản, nhà cửa dân hư hỏng nặng.
Người dân bỏ cát vào bao tải làm bờ kè nhưng cũng bị sóng cuốn trôi
Trước tình trạng biển xâm thực, một số người dân sợ quá nên đã bỏ nhà đi hoặc thuê nhà chỗ khác để sinh sống.
Theo ông Thân Đức Minh, phó chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, khu vực này gồm 2 tổ 4 và 5 với 60 hộ dân trong đó có khoảng 30 hộ ảnh hưởng trực. Trước đây, nước biển cách nhà dân rất xa. Nhưng từ năm 2013, khi kho xăng dầu 83 được xây dựng và họ xây dựng bờ kè lấn ra biển làm thay đổi dòng chạy tự nhiên nên xảy ra tình trạng biển xâm thực. Hiện nay, biển đã xâm thực cuốn trôi cả dãy thông trồng để chắn sóng, cây cối, hoa màu của dân. Trước tình trạng này, năm 2013, thành phố đã cử các cơ quan, ban ngành đến kiểm tra và giao cho cơ quan, ban ngành dự toán kinh phí để xây dựng kè chắn sóng tại khu vực này. Hiện thành phố đang làm thủ tục xin nguồn viện trợ của Trung ương để xây dựng (dự kiến kinh phí là 41,5 tỷ đồng).
Dân tríThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Để chủ động cân đối cung cầu, bảo đảm đủ các mặt hàng thiết yếu, không để biến động lớn về thị trường, giá cả và chuẩn bị tốt các điều kiện để mọi người dân được đón Tết Nguyên đán Ất Mùi vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ.
Bảo đảm cung ứng hàng hóa, tránh neo giá
Theo chỉ đạo của Thủ tướng , Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời trong phạm vi vùng, miền và trên cả nước. Tổ chức tốt hệ thống phân phối, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng, có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tham gia bình ổn giá, chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và chất lượng tốt.
Bộ Công Thương tích cực tổ chức các chuyến hàng lưu động phục vụ tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng bị thiên tai trong dịp Tết; gắn kết việc triển khai chương trình bình ổn thị trường giả cả với các hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, kết nối cung cầu nhằm hưởng ứng sâu rộng, hiệu quả việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, các thủ đoạn gian lận do đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính theo đúng quy định của pháp luật, kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ mức giá đối với hàng dự trữ quốc gia, hàng hóa mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc được trợ giá, hàng hóa, dịch vụ công ích, các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng tăng giá cục bộ, điều chỉnh giá mặt hàng vào các thời điểm nhất là trong dịp trước và sau Tết; chủ động kiểm tra giá cước vận tải phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý.
ATM hoạt động thông suốt, trả lương kịp thời
Mỗi dịp cận Tết lại dễ gặp cảnh ATM hết tiền, trở chứng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng dư nợ tín dụng. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế trước và sau Tết Nguyên đán; đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của hệ thống máy rút tiền ATM và các biện pháp trả lương kịp thời vào dịp Tết.
Bên cạnh đó, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng; tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.
Tăng phương tiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân
Chỉ thị nêu rõ, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, kiên quyết không để hành khách không kịp đón Tết cùng gia đình do thiếu phương tiện, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo; có biện pháp khắc phục tình trạng ùn tắc tại các vị trí giao thông trọng điểm, thành phố lớn; cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
Đồng thời kiểm tra, rà soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; kiên quyết không cho phép các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật lưu thông trên đường; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tầu, vé xe và đảm bảo vé tầu, vé xe đến đúng đối tượng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tầu, vé xe theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; thường xuyên tổ chức các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát các địa bàn trọng yếu, các bến xe, bến tàu..; tăng cường các giải pháp phòng ngừa tội phạm; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, tệ nạn xã hội,… bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ; tăng cường kiểm tra, thanh tra bảo đảm an toàn cháy, nổ nhất là các địa bàn trọng điểm, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhà chung cư cao tầng và khu dân cư đông người; chủ động công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các tình huống phức tạp.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành thực hiện kịp thời đầy đủ các chế độ, chính sách đồng thời tổ chức tốt việc hỗ trợ lương thực, thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, đối tượng chính sách, người già, neo đơn trên địa bàn để mọi người đều no đủ, vui xuân đón Tết; vận động khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia hỗ trợ cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai bão lũ.
Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chủ động bố trí kế hoạch trực tết, kế hoạch sản xuất, kinh doanh để bảo đảm các hoạt động thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục, tập quán của từng địa phương; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động thu lợi bất chính.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả...đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết; chủ động có biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng, bảo vệ phát triển sản xuất một cách hiệu quả, kịp thời để không làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm.
Reuters ngày 21/12 đưa tin, Nga sẽ không thể bị đe dọa vì các hành động của mình tại Ukraine và Crimea, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ngày hôm qua trong khi Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo sẽ trả đũa các lệnh trừng phạt mới của phương Tây.
Cả Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã thông qua các biện pháp trừng phạt hạn chế chặt chẽ hơn đầu tư vào Crimea trong tuần này. Trong khi đó Canada lên danh sách các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với Moscow. Lệnh trừng phạt cùng với giá dầu sụt giảm đang gây lo ngại cho nền kinh tế Nga với đồng rúp mất giá hơn 40% và nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ gia tăng trong năm tới.
Putin vẫn thách thức mọi áp lực nhằm vào Nga, nhiều lần bảo vệ sự sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 và những hỗ trợ tiếp theo cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine đang chiến đống chống lại Kiev. Phát biểu tại một buổi hòa nhạc tôn vinh lực lượng an ninh, Tổng thống Nga cho biết ông đã nghe người ta đe dọa, Nga phải trả giá đắt cho việc sáp nhập Crimea, trong khi thực tế Nga vẫn tồn tại.
"Rõ ràng không có ai thành công trong việc đe dọa chúng ta hay ngăn chặn, cô lập Nga", Putin nói khi được hãng truyền hình nhà nước Rossiya 24 TV phỏng vấn. Trong một động thái riêng rẽ, Bộ Ngoại giao Nga hôm Thứ Bảy cho biết, lệnh trừng phạt mới của phương Tây là nhằm vào những người dân áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crimea vào Nga. "Thật đáng buồn cho những những nước tự coi mình là dân chủ lại đưa ra những phương pháp như vậy trong thế kỷ 21", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
"Chúng tôi khuyến cáo Washington và Ottawa hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả của các hành động như vậy. Trong khi đó, chúng tôi sẽ làm việc về các biện pháp trả đũa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết. Nga đã trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây trước đó bằng cách hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ một loạt quốc gia này.
Trước đó cũng trong ngày hôm qua Điện Kremlin cho biết, ông Putin đã kêu gọi các lực lượng an ninh bí mật của Nga ra tay giải quyết "những thách thực hiện đại và các mối đe dọa cũng như sự xuất hiện của các yếu tố mới gây mất ổn định". Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng này là chống lại khủng bố quốc tế và bất kỳ nỗ lực nào của các lực lượng đặc biệt nước ngoài tìm cách giáng đòn vào lợi ích chính trị và kinh tế của Nga.
BOSTON (AP) - Thư Viện Tổng Thống Kennedy cho phổ biến nội dung một bức thư do cố TT Kennedy viết năm 1961, có nội dung khẳng định căng thẳng nguyên tử không làm cho ông già Noel ngưng đi phát quà.
Tổng Thống Kennedy (giữa), hình chụp ngày 28 tháng 10, 1962. (Hình: AP Photo/John Rous)
Thư viện cho phổ biến nội dung bức thư viết năm 1961, do TT John F. Kennedy viết cho bé gái 8 tuổi, Michelle Rochon, khi cô bé lo âu hỏi ông về các vụ thử nguyên tử của Liên Xô tại North Pole.
Bức thư viết rằng Tổng Thống chia sẻ âu lo của Rochon, nỗi lo âu không chỉ dành riêng cho ông già Noel mà cho tất cả mọi người. Tổng thống còn khẳng định với bé Rochon là ông vừa nói chuyện với ông già Noel ngày hôm qua; mọi chuyện vẫn OK.
Thư Viện Tổng Thống Kennedy cho phổ biến bức thư này để làm quà Giáng Sinh trên YouTube. (Đ.B.)
12-20- 2014 3:43:51 PM
SEOUL/WASHINGTON (Reuters) - Bắc Hàn hôm Thứ Bảy nói rằng việc Mỹ cáo buộc họ liên hệ đến vụ tấn công tin tặc nhắm vào Sony vừa qua là “vu cáo vô căn cứ” và đòi tham dự một cuộc điều tra chung với Mỹ về vụ này.
Bên ngoài building Sony Pictures Studios, Culver City, California, 19 tháng 12. (Hình: AP Photo/Damian Dovarganes)
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn đe dọa sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” nếu Washington từ chối cuộc điều tra chung và tiếp tục cáo buộc Bình Nhưỡng, theo hãng thông tấn KCNA của nhà nước Bắc Hàn.
Hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Barack Obama cáo buộc Bắc Hàn chủ mưu cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề cho công ty điện ảnh trực thuộc Sony, khiến họ phải hủy bỏ kế hoạch phát hành cuốn phim hài hước “Cuộc Phỏng Vấn - The Interview,” nói về một vụ ám sát giả tưởng nhắm vào lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Vân.
Trong phản ứng rõ rệt đầu tiên kể từ khi có các cáo buộc, Bắc Hàn cho hay có thể chứng minh được rằng họ không liên hệ tới cuộc tấn công.
“Chúng tôi đề nghị tiến hành một cuộc điều tra cùng với Mỹ để đáp trả lại sự vu cáo vô căn cứ của chính phủ Mỹ qua hình thức dư luận quần chúng,” theo phát ngôn viên Bắc Hàn.
“Nếu Mỹ từ chối không chấp nhận đề nghị có cuộc điều tra chung và tiếp tục nói về biện pháp trả đũa thì phải nhớ rằng sẽ có các hậu quả nghiêm trọng,” phát ngôn viên này cho hay.
Trước đó, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) loan báo họ đã xác nhận được rằng Bắc Hàn chủ mưu cuộc tấn công điện toán nhắm vào Sony, cho hay hành động của Bình Nhưỡng “vượt ra ngoài giới hạn của các hành động có thể chấp nhận được của một quốc gia.”
Ông Obama nói Bắc Hàn có vẻ đã hành động một mình. Washington khởi sự tham khảo với Nhật, Trung Quốc, Nam Hàn và Nga để tìm trợ giúp từ các quốc gia này nhằm kiềm chế Bắc Hàn.
Ông cũng nói rằng việc Sony loan báo không phát hành cuốn phim là một điều sai lầm và tạo ra tiền lệ xấu.
Tổng giám đốc công ty Sony Pictures, Michael Lynton, nhấn mạnh rằng họ không đầu hàng tin tặc và nói rằng vẫn đang xem xét việc phổ biến cuốn phim, dù có thể không chiếu ở rạp. (V.Giang)
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của lực lượng không quân Mỹ - U.S. Air Force
Cuối năm thường là dịp để các phương tiện truyền thông lập ra những bản tổng kết. Báo mạng Đài Loan Want China Times vào hôm nay 20/12/2014 đã nêu lại một bảng xếp hạng của tạp chí Mỹ National Interest (ngày 09/12) về các lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Hoa Kỳ dĩ nhiên chiếm thứ hạng đầu, nhưng Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ tư, trong lúc Nhật Bản chỉ xếp hạng 5.
Điểm độc đáo trong bảng xếp hạng do chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami thực hiện, là không lực Mỹ chiếm hai thứ hạng đầu, với Lực lượng Không quân Mỹ USAir Force đứng nhất, theo sau là Lực lượng không quân của hai binh chủng Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại. Đứng thứ ba là Nga, theo sau là Trung Quốc, và ở vị trí cuối trong Top 5 là Nhật Bản.
Đối với tác giả bài viết, với 5.600 phi cơ trong tay, Lực lượng Không quân Mỹ xứng đáng với vị trí số một trên thế giới, đã đưa hai loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 vào hoạt động. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ còn dự định mua thêm 1.763 máy bay chiến đấu F-35 và có khả năng mua đến 100 oanh tạc cơ Long-Range Strike Bomber.
Ngay sau Lực lượng Không quân Mỹ USAF, Mizokami đã xếp không lực của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại thành lực lượng không quân hùng hậu thứ hai trên thế giới, theo sau là Nga với khoảng 1.500 chiến đấu cơ, và 400 trực thăng quân sự. Vấn đề tuy nhiên là đội máy bay của Nga đa phần là loại phi cơ đời cũ như Mig 29, Mig 31, Su 27, sản xuất từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng trên tờ National Interest là vị trí thứ tư của Trung Quốc, gộp chung lực lượng không quân của cả hai binh chủng Không quân và Hải quân, với tổng cộng 1321 chiến đấu cơ các loại, 134 oanh tạc cơ hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu ...
Trung Quốc cũng là nước hiếm hoi, tương tự như Hoa Kỳ, sở hữu và chế tạo ra hai kiểu phi cơ tàng hình, J-20 và J-31. Loại J-31 được cho là bản copy của F-35 của Mỹ, được thiết kế dựa theo một số tài liệu mà tin tặc đánh cắp được từ một số nhà thầu cung cấp cho Không quân Mỹ.
Sự mô phỏng Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa vì loại chiến đấu cơ tàng hình J-31, từng được cho bay thử nhân Triển lãm Hàng không Châu Hải ở Trung Quốc tháng 11 vừa qua, sẽ được cải tiến để dùng trên tàu sân bay Trung Quốc tương tự như loại F-35C của Hải quân Mỹ hiện nay.
Đứng thứ năm trong danh sách là Nhật Bản, đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trên vùng Biển Hoa Đông. Không quân Nhật có hơn 300 máy bay chiến đấu tối tân và đa chức năng. Vị trí khiêm tốn của Nhật Bản so với Mỹ, Nga hay Trung Quốc có thể được giải thích bằng sự kiện là cho đến nay, vai trò chủ yếu của không quân Nhật là phòng thủ chứ không phải là tấn công.
Thủ tướng Việt Nam trong lần tiếp các Giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn và các nhà khoa học trẻ
BBC-8 giờ trước
Trong lúc nhiều thanh niên Việt Nam còn 'dè dặt', 'chưa dám lên tiếng' về nhiều vấn đề cần quan tâm của đất nước, thì việc các nhà khoa học trẻ người Việt quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước là một điều 'đáng mừng.'
Đó là bình luận của một số nhà quan sát nói với BBC nhân việc Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng các đồng nghiệp là các nhà khoa học Vũ Hà Văn và Đàm Thanh Sơn gửi thỉnh nguyện thư cho chính quyền bày tỏ quan điểm về vụ nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt.
Trao đổi với BBC hôm 20/12/2014 từ Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là cha đẻ của Giáo sư toán học Vũ Hà Văn, nói:
"Tôi thấy những người làm khoa học, nhất là khoa học trẻ mà quan tâm đến những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, là điểm mừng.
"Tôi rất hoan nghênh tinh thần biểu lộ những cái lo lắng, lo toan, góp ý với đất nước của những anh em trẻ, nhất là những anh em trẻ làm khoa học mà lại sống ở nước ngoài.
"Đúng sai tính sau, nhưng việc đó là thái độ mình phải tôn trọng vì những anh em đó để lòng mình lo đến những việc ở trong nước, đến những số phận của những người khác ở trong nước, thì riêng cái đó bản thân tôi rất cảm phục và tôi cũng trân trọng họ," nhà thơ nói.
'Khuynh hướng ngược?'
Gần đây có ý kiến cho rằng dường như trong xã hội Việt Nam đang diễn ra một 'khuynh hướng ngược' khi giới lão thành, cao niên, cựu quan chức 'dám lên tiếng' về các vấn đề gai góc của đất nước, thì trong giới trẻ, thanh niên, đặc biệt là trí thức, doanh nhân, lại có khuynh hướng dè dặt.
Bình luận về điều này, nhân lá thư của nhóm ba trí thức trẻ từ Mỹ gửi chính quyền, nhà báo Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục - Truyền thông, Ủy ban Quốc gia về Dân số và Gia đình, nói:
"Tôi nghĩ đấy thể hiện thực trạng về giác ngộ công dân trong xã hội Việt Nam. Những người trí thức, những người đã trải nghiệm rất nhiều trong cuộc sống chính trị và xã hội ở dưới chế độ toàn trị thì họ đã có một trải nghiệm, họ có được sự so sánh giữa lý tưởng mà họ từng theo đuổi với những thực tại mà người ta thấy.
"Và tôi cho rằng họ bây giờ không còn quan tâm nhiều đến vấn đề vị trí của họ sẽ bị đe dọa, bị ảnh hưởng như thế nào. Còn lớp trẻ hiện nay cũng rất nhiều bạn trẻ có vẻ cũng không bằng lòng những chuyện gì đó, nhưng họ nghĩ rằng thôi thì bây giờ cứ 'an phận thủ thường' thì hơn.
Giáo sư Châu (thứ hai, trái sang) và các đồng nghiệp từ Mỹ đề nghị tạm thả ông Nguyễn Quang Lập (ngoài cùng)
"Nhỡ ra mình nói ra lại bị công an theo dõi, lại bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm, và thực tế là cũng có một số bạn trẻ đã tham gia vào rồi nhưng bị ảnh hưởng tới nơi ở hay việc làm, nên tôi nghĩ áp lực rất là lớn, cho nên có khi họ không dám lên tiếng, mặc dù trong thâm tâm họ thấy rằng đấy là những điều bất bình đối với họ," cựu nhà báo ở Ban Khoa giáo, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) nói.
'Cảm thông tình thế'
Hôm thứ Bảy, nhà thơ Vũ Quần Phương nói với BBC rằng cũng cần cảm thông với những người 'có tình thế' mà chưa thể 'lên tiếng' được.
Ông nói: "Mỗi người có một cách suy nghĩ của người ta, cái suy nghĩ của những người biết lo đến nỗi đau của người khác, cái hạnh phúc của người khác, thì thường là một thái độ rất được nhân loại người ta khen.
"Thế còn những người người ta chưa muốn làm như thế, hoặc không muốn làm như thế, thì họ có những tình thế của họ, cảnh ngộ của họ mình cũng cần biết để mà cảm thông."
Còn nhà báo Trần Tiến Đức nêu quan điểm về hậu quả đối với đất nước và 'cái giá phải trả' trong tương lai của việc không dám lên tiếng. Ông nói:
"Nếu một khi mỗi người dân không biết lên tiếng bảo vệ công lý, thì cuối cùng sẽ dấn đến sự lũng đoạn của một xã hội toàn trị. Và cuối cùng thì chắc là người ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành động của nhà cầm quyền và thái độ thờ ơ đối với thời cuộc.
"Cũng có những bạn trẻ đã tham gia rất nhiều, nhưng có một hệ thống mà người ta gọi là 'hệ thống chính trị', tức là đảng cộng sản và một số những tổ chức chính trị - xã hội họ có chân rết đến tất cả các phường xã, xóm làng.
"Và như thanh niên chẳng hạn, bị kiểm soát rất chặt và nhất là những thanh niên trí thức đang học đại học hay đang công tác tại các cơ quan nhà nước, họ rất sợ bị mất việc làm, thậm chí bị đuổi học. Cho nên cái đó ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của họ.
"Nhưng tôi nghĩ rằng rồi đến lúc nào đó họ cũng phải cảm thấy cái giá họ sẽ phải trả cho việc thờ ơ đối với thời cuộc như thế nào và không dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ những người dám đấu tranh vì dân chủ, tự do, vì quyền con người, vì công lý," ông Trần Tiến Đức nói.
'Xấu mặt chế độ'
Nhà thơ Vũ Quần Phương (trái) tự hào vì trí thức trẻ biết quan tâm tới đất nước, thời cuộc.
Hôm thứ Sáu, bức thư của ba giáo sư trẻ người Việt Nam từ Mỹ nêu bốn lý do chính quyền nên cho phép ông Nguyễn Quang Lập được 'tại ngoại điều tra', nhấn mạnh bắt ông Lập khi đang ốm đau như vậy có thể tạo 'hình ảnh xấu' về Việt Nam ở quốc tế.
Bức thư viết: "Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.
"Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.
"Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra."
Một nhà quan sát ở Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nói với BBC, có vẻ như 'mục tiêu răn đe' của an ninh đã không đạt được, khi xuất hiện các làn sóng phản ứng mạnh của dư luận như vậy, đặc biệt khi giới trẻ Việt Nam hiện đã rất quen thuộc với việc chia sẻ các thông tin trên Internet.
Ông nói: "Nhà văn Nguyễn Quang Lập có hàng ngàn, nếu không nói là cả hàng trăm ngàn người yêu thích mà đọc thường xuyên trang Quê Choa của anh ấy.
"Và đến bây giờ người ta thấy một sự kỳ cục như thế này, thì có khi chính những bạn đọc ấy cũng sẽ làm những blog riêng của mình, hoặc nếu không phải là blog, thì họ cũng mạnh bạo hơn nữa ở trong viết trên Facebook của họ.
"Thì tôi nghĩ khó có thể đánh giá ngay lập tức là liệu mục đích răn đe của an ninh có đạt được hay không," Tiến sỹ Quang A nói với BBC.
Viễn Xứ (Danlambao)-Đã bao nhiêu năm, từ cái ngày bè lũ cướp, hiếp, giết tràn vào miền Nam Việt Nam, cũng từng đó ngày tháng người dân miền Nam chúng tôi đã phải sống trong cuộc đời không nhìn thấy tương lai trước mặt hoặc phải đánh đổi tất cả để “bị sống”. Đúng là như thế, từ một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp và giàu nhân bản, trong phút chốc trở thành miếng mồi ngon cho bầy thú dữ xâu xé, nuốt chửng. Ngỡ chừng sau chiến tranh, mọi thứ sẽ dần thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp nên ai nấy lòng dặn lòng “Thôi thì ráng sống cho qua con truông này, tới đâu thì tới, biết đâu từ từ sẽ dễ thở hơn!” Và rồi già, trẻ, lớn, bé nai lưng ra làm như trâu ngựa để được lãnh bobo, khoai sắn về ăn “độn” và cứ thế "cắn răng mà chịu”. Hic! Có điều, cắn từ lúc còn răng cho tới lúc rụng hết răng rồi vẫn không thấy “dễ thở” hơn mà thấm thoát đã 40 năm...
Không biết bao mùa trăng, bao nhiêu cái Tết, cả tỉ “con truông” qua mà con người không còn được là người mà là những con lừa, những con chuột bạch, những kẻ liệt kháng, tâm thần phân liệt, thiểu năng toàn bộ như những kẻ “đui, mù, câm, điếc” trong một chế độ mà mới sáng chưa thức đã nghe ra ra những lời tuyên truyền, láo lếu trên các loa mở hết công suất đến nhức cả đầu, đinh cả óc. Tuyên truyền. Cộng Sản rất giỏi tuyên truyền, chúng nói to, nói nhỏ, nói những lời nghe rất hay, rất nhân bản, nhưng ai nấy cũng đều té ngửa, té nghiêng khi biết ra sự thật đó chỉ là những lời nói láo và thật “tâm phục, khẩu phục” cho cái bọn mà như tác giả Đặng Chí Hùng đã từng có bài viết “Nói láo không biết ngượng mồm” này. Chúng “tự sướng” vì đã đánh thắng Mỹ, đuổi sạch Pháp và truyền cái “tự sướng” đó vào trường học là ta đây rất anh hùng, bách chiến bách thắng. Chúng nhồi vào đầu học sinh những lịch sử dối trá, khoe khoang, tô hồng những thứ không có thật. Thế mà người dân vẫn nghe, vẫn tin và vẫn... hy vọng như “Bài ca hy vọng” ngày nào vang trên các đài phát thanh ông ổng điếc cả tai với âm hưởng một giọng ca miền Bắc đặc sệt, và mới đây lại có chương trình “tự sướng” cũng lại với Bài ca hy vọng này nữa. Nghe mà ngán tới óc không. Hic!
Sau khi tuyên truyền cho người dân “ngất ngư con tàu đi”, chúng hí hửng rủ nhau “tự sướng” bằng cách bán non sông, Tổ quốc để làm giàu, mặc cho dân tình thống khổ; điêu linh. Lên truyền thông, chúng thi nhau “thủ dâm chính trị”... hô hào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ bằng... nước bọt mặc cho người dân trong nước và Quốc tế nhìn chúng như lũ bại não, đười ươi nói tiếng người.
Ngày xưa còn đi học, tôi luôn thích câu nói của Thầy: “Khi ta ngồi trên thuyền bơi ngược dòng nước, nếu ta không chèo thì không phải ta đang đứng yên ở vị trí cũ mà ta đã bị thụt lùi cho nên chúng ta phải luôn chèo thì mới mong tới được nơi ta mong muốn”. Thế mà gần một thế kỷ nay, chúng ta bám vào những mảnh ván mục để được tồn tại và bọn ngồi trên thuyền kia chúng đâu màng nước xuôi hay ngược(?!). Chúng chỉ biết ăn chơi rồi phá. Chúng không thấy nhục mà cũng không quan tâm việc ai đó xem chúng là những tên hề rẻ tiền đang lãnh đạo, cầm nắm vận mệnh của một quốc gia đẹp vào hàng nhất, nhì Đông Nam Á từ 3/4 thế kỷ trước. Và vì chúng cứ mãi lo “tự sướng” cho nên chúng cứ nghĩ: “Đối với cái bọn dân ngu, cu đen này thì 40 năm trước hay 40 năm sau gì thì cùng rứa. Cứ tuyên truyền mạnh vào, cứ lấy tiền thuế của chúng làm phim lịch sử trăm tỉ, nghìn tỉ gì cũng được rồi nhét vào đầu chúng, bắt chúng xem, bảo chúng tin, khiến chúng nể phục... còn bằng như ngược lại thì chúng cũng nằm im an phận chờ chết chứ có dám ho hen, hó hé gì(?!)"
NHƯNG....
Ở đời luôn có chữ “nhưng”, chữ NHƯNG tuyệt vời cho cái thời kỳ Anh Tẹt Nách xuất hiện, và như Bat Man hay Spider Man luôn xuất hiện đúng lúc để “diệt gian trừ bạo” và rõ ràng bọn chúng đã lầm(!) Mải lo “thủ dâm chính trị” và “tự sướng" với những khối tài sản kếch xù không phải lao động cực nhọc mà có, chúng quên đi một điểm cực kỳ quan trọng là KHÔNG CÒN AI TIN CHÚNG NỮA. Trước đây, chúng biến người dân thành những người máy vô cảm với chế độ ngu dân, côn đồ trị thì ngày nay “gậy ông đập lưng ông”. Qua bao năm bị lừa đảo liên tục, người dân đã “sáng mắt sáng lòng” mà nhổ toẹt vào cái dòng lịch sử nặng mùi tử khí của CCRĐ, Nhân văn giai phẩm, các tội ác trời không dung, đất chẳng tha cho đến giới trẻ ngày nay cùng “ói lên, ói xuống" mà tránh xa môn thi lịch sử trong học đường (1).
Thế giới tiến hóa không ngừng, vũ trụ xoay chuyển với bao điều mới lạ, văn minh... thế mà dân tôi ngày nay vẫn i tờ ngụp lặn trong tối tăm, nghèo đói, lạc hậu, cùng đinh... dù họ biết rằng thế giới ngoài kia có nhiều, rất nhiều điều để khám phá, vươn tới... Một triệu Mỹ kim cho bộ phim “Sống cùng lịch sử” chết tiệt làm ra cho những xác chết biết đi xem hả đảng? Dân tộc VN giờ có khác gì những thây ma vô cảm chỉ biết sống vật vờ cho qua ngày, đoạn tháng dưới cái chế độ khốn nạn, phi nhân tính này? Miệng thì hô hào “tiết kiệm” mà tay thì hốt vàng, ngoại tệ gửi ra nước ngoài cho con cái tẩu tán. Ôi, tiền thuế của dân đảng hốt để xây mà xây cầu thì cầu sập, làm đường thì đường lún... Trên thế giới, tàu không gian đã đưa người du lịch lên cung trăng và sao Hỏa thưởng ngoạn rồi mà giờ này dân tôi vẫn xắn quần tới háng mà lội nước đi làm, chui bao nilon để vượt thác tới trường... Thật là đau xót!
Thôi thì, trăm lạy đảng, ngàn lạy đảng... xin đảng đừng “tự sướng” bằng tiền mồ hôi nước mắt của dân lành nữa. Dân tôi sợ chết nên không dám đứng lên vặn họng đảng chứ thật ra họ đã chết từ lâu rồi mà họ chưa biết đó thôi. Thôi thì, đảng cứ để cho họ sống trong ảo tưởng đó đi và đừng tuyên truyền láo lếu nữa. Họ đã lăn ra đường để xin được buôn bán kiếm miếng cơm hàng ngày mà đảng vẫn không cho, họ đã gào khóc đến lạc giọng chỉ vì một vài mớ rau bầy bán bên vệ đường, một cái xe kem hay một thùng giải khát dưới trưa hè nắng cháy da cháy thịt. Họ uất ức đến nỗi tự tử cùng con và đổ xăng đốt chúng để không là gánh nặng cho ai cả. Họ treo cổ, uống thuốc trừ sâu bỏ lại vợ dại con thơ vì quá tuyệt vọng trong mưu sinh... Còn gì nữa đâu đảng ơi! đảng ăn hại, đái nát trên quê hương này; đảng đào mồ cuốc mả, đảo lộn luân thường đạo lý trong xã hội này, đảng nuôi lũ cướp ngày, cướp đêm để làm giàu và bảo vệ cho đảng. Dân căm phẫn lột trần, cởi truồng phản đối cướp đất, cướp chén cơm trên tay đảng cũng mặc kệ cho lính lôi đi như một con vật hoang dã ở thế kỷ 21 này, miễn là có đất cho đảng bán làm dự án (2) Con cháu đảng nắm tay nhau lấy chồng Mỹ ngụy rần rần không ai dám ho một tiếng. Các “cậu ấm, cô chiêu” của đảng thì ăn chơi nghiện ngập, đua xe cán chết người vô tội cũng chẳng sao, học ngu như bò cũng đậu cử nhân, thạc sĩ chẳng cần thi cử... Giờ thì dân không ngu để bị đảng lừa nữa nhưng ngày nào đó dân điên lên, không còn sợ đảng nữa thì lúc đó cả nước sẽ ngập trong biển lửa; những còn chuột cống trong bộ sậu “thủ dâm chính trị” của đảng chắc chẳng còn mạng để xin tha đâu. Chỉ là chuyện sớm muộn thôi, thưa đảng!
Lời cuối, với chủ đề “ tự sướng” này, xin được thưa riêng cùng bác Lú: “Bài này tiện nhân viết đã lâu nhưng chưa kịp gởi, nhân tiện hôm nay thấy bác đăng đàn TỰ SƯỚNG cái dzụ giàn khoan mình hay ta gì đó “đã thắng lợi hoàn toàn"(3) (???) nên tiện nhân thành thật khuyên bác tuổi đã già yếu, sâm nhung bổ thận hoàn dù có là thần dược đi nữa nhưng bác cứ “thủ dâm” kiểu này hoài coi chừng đứt bóng đó bác ơi, thà lên thì lên luôn, xuống thì xuống hẳn chứ cứ giống như đi coi mấy cái sexy show bên Thái Lan thấy mấy em chuyển giới “cởi” rồi ngồi đó cứ “lên rồi xuống, xuống rồi lên” liên tục là chết chắc nha bác(!) rồi sẵn với cái họ Đổ tên Thừa mấy bác lại bảo với dân là "trên bảo dưới hổng nghe" thì càng tội nghiệp cho dân đi khiếu kiện nữa. Với lại, mới đây bác qua xứ Hàn “tung chưởng trở mặt” xong giờ mà tụi nó chơi thâm gởi qua vài thùng sâm cho bác cứ “thủ” rồi “sướng” quá đi luôn thì tội cho... sân khấu hài kịch nhà sản thiếu CON SÂU LÚ cũng buồn. Vậy nha bác. Chào bác!
Tái bút: Nếu tiện nhân nhớ không lầm thì mấy tháng trước, lúc cái dzụ giàn khoan này ì xèo ngoài biển Đông thì nghe đồn có cuốn vở (tập) ở gần(cận) cái chum (bình) tự nhiên biết nói, nó la lên mỗi ngày vầy nè: "Lú ơi, mày trốn đâu mất tiêu rồi Lú? Bớ ba hồn bảy vía mày về đây Lú ơ. i. i..i…ơi..i..i. Lú…à..à…à..” Hú hồn!!!
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong một xã hội toàn trị, khi đa số người dân vì sợ hãi trước bạo quyền nên đành phải chọn thái độ thờ ơ, "mackeno" thì bất kỳ nỗ lực tranh đấu nào cho những người bị đàn áp, bắt giam một cách phi pháp bởi chế độ độc tài, công an trị đều cần thiết và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa (1) tranh đấu cho công lý, lẽ phải, sự thật và (2) thái độ xin cho trong đó hàm chứa sự thỏa hiệp với bất công, sai trái và láo khoét. Thư ngỏ của 3 ông Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn về việc tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập (*) thể hiện thái độ thứ 2.
Lá thư của 3 ông kính gửi đến Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công An), Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) nhằm xin cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại, viết:
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khỏe yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam."
Nếu 3 ông vì thương mến nhà văn Nguyễn Quang Lập nhưng vì hoàn cảnh, sự nghiệp và bản lãnh cá nhân chỉ cho phép 3 ông viết thư kính đề nghị Bộ trưởng, Viện trưởng, Chánh án cộng sản thì các ông cứ đề nghị. Tuy nhiên, khi nói rằng hành động bắt giam ông Lập "không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật" là các ông đã tiếp tay tuyên truyền cho guồng máy mị dân.
Các ông có thực sự nghĩ rằng:
- Hệ thống pháp luật hiện nay mang tính nhân đạo? Và CHỈ CÓ hành động bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập mới KHÔNG phản ảnh đúng tính nhân đạo của nó?
- Nếu nhà văn Nguyễn Quang Lập sức khỏe tốt, không bị liệt nửa người thì việc ông Lập bị nhốt trong cái quy trình "người dân tố cáo, tạm giam, điều tra, xét xử công khai nhưng người dân không được phép tham dự, bỏ tù với bản án bỏ túi", tương tự như nhiều người khác, là bình thường? là VẪN "phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật"?
- Và nếu"việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khỏe như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế" như các ông e rằng, thì trong trường hợp ông Lập sức khỏe tốt, hoặc nếu không phải ông Lập mà là một công dân Việt Nam nào khác bị "quần chúng tố cáo", bị bắt giam thì sẽ không tạo hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế? Hình ảnh của nước CHXHCNVN do đảng CSVN thâu tóm lãnh đạo bằng điều 4 HP vẫn đẹp xinh? (Cũng xin các ông phân biệt rạch ròi giữa hình ảnh của bộ máy nhà nước CHXHCNVN trong đó không có tam quyền phân lập - đảng cộng sản "làm chủ" toàn bộ với đất nước Việt Nam).
Là những người có bằng cấp cao, có kiến thức, chỉ cần với sự ngay thẳng và cương trực các ông chỉ cần viết:
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khỏe yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập là một hành động vô nhân đạo".
Nếu có một chút can đảm để có được sự khách quan các ông có thể viết thêm:
"Việc bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập là vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân và những quyền con người căn bản được Hiến pháp nước CHXHCNVN bảo vệ và được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia."
Tuy nhiên, các ông đã không viết như vậy vì các ông là "trí thức". Các ông đã "chọn" trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Lập, SAU KHI khi dư luận phản ứng mạnh mẽ và rộng rãi, để lên tiếng khẩn thiết đề nghị trong khi các ông im lặng như tờ việc bắt giữ, giam cầm những người như nhà văn Phạm Viết Đào, nhà báo Trương Duy Nhất, blogger Basam, blogger Hồng Lê Thọ; đó là những người tương đối còn chân trong chân ngoài với chế độ, chứ chưa nói đến những người như Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu... mà các ông tránh xa như tránh hủi.
*
Hãy xứng đáng với những con người can đảm bằng thái độ tranh đấu can đảm. Hoặc cứ tiếp tục yên lặng trong tháp ngà với bảng hiệu trí thức, giáo sư được lộng kiếng. Đừng khẩn thiết đề nghị theo kiểu xin cho để phải lách, phải léo, phải thòng thêm cho nó lành những câu cú tô hồng hệ thống pháp luật rừng rú và phi nhân mà chính nó đã dẫn đến việc các ông phải viết thư kính gửi những tên đầu sỏ đang lộng hành và đứng trên đầu cái hệ thống "nhân đạo" ấy. Bọ Lập chưa thấy được thả chỉ thấy có 3 ông giáo sư gián tiếp ca tụng bản chất nhân đạo của nền pháp lý cộng sản!
Hãy hành xử như một người dân bình thường hoặc tầm thường đi nữa nhưng có chính tâm. Các ông đi đầu trong danh tiếng lẫn danh vọng nhưng chưa bao giờ tiên phong tranh đấu chống lại bất công và phi pháp. Các ông chỉ xếp hàng lấp ló theo sau, nhìn trước ngó sau, cẩn thận trong việc xin cho để cho thiên hạ biết rằng giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Đàm Thanh Sơn, giáo sư Vũ Hà Văn cũng lên tiếng... xin cho Bọ Lập.
Cộng sản có thả Bọ Lập hay không là do sự tranh đấu của chúng ta, của sức ép dư luận trong và ngoài nước, hay vì những thay đổi trong bàn cờ đấu đá nội bộ của những thành phần bám Tàu hoặc thoát Tàu, hoặc thương thảo đổi chác với Tây phương... Bọ Lập không đời nào có được tự do bởi vì 3 tên Trần Đại Quang, Nguyễn Hòa Bình, Trương Hoa Bình muốn phản ánh đúng tính nhân đạo vốn không bao giờ có, muốn giữ hình ảnh tốt đẹp của nhà nước CHXHCNVN (khác với đất nước Việt Nam) như 3 ông Châu, Sơn, Văn khẩn thiết đề nghị.