Wednesday, January 20, 2016

Con rắn được thả ra từ tuyên giáo Vũ Ngọc Hoàng

Người Quan Sát (Danlambao) - Trò chơi thả rắn là để nhắm vào 1510 đại biểu cộng sản về tham dự đại hội tranh giành quyền lực. Mục tiêu của trò này là để tạo tâm lý của những người ủng hộ cho phe này (Nguyễn Tấn Dũng), tưởng là phe kia (Nguyễn Phú Trọng) đã thắng nên chọn thái độ gió chiều nào ta theo chiều đó cho nó lành...

*

Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương trả lời phóng viên báo lề đảng cho biết (1):

(1) Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và bỏ phiếu đề cử bổ sung hai đồng chí ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” giới thiệu tái cử khóa XII;

(2) Một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII. Đồng thời bỏ phiếu giới thiệu bốn đồng chí để Trung ương khóa XII xem xét phân công ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung.

(3) Đối với bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt, mỗi chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội) được Hội nghị Trung ương 14 bỏ phiếu hai lần.

*

Thông tin được viết một cách ma mãnh, mập mờ giữa 2 chủ thể Ban Chấp Hành Trung ưng (BCHTƯ) và Bộ Chính trị (BCT). Nếu đoạn (1) nói rõ chủ thể là BCHTƯ thì ở đoạn (2) lại mập mờ, cố tình tạo ấn tượng chủ thể của nó cũng là BCHTƯ.

Do đó, Vũ Ngọc Hoàng đã thả rắn, định hướng dư luận trong khi nội dung của "câu chuyện" đúng ta phải là:

Tại Hội nghị Trung ương 14:

a - Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu đề cử bổ sung hai ủy viên TƯ khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII.

b - Bộ Chính trị đề cử một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp “đặc biệt” ra tái cử khóa XII và đề cử 4 ứng viên vào 4 chức vị chủ chốt. 

Sau đó, Vũ Ngọc Hoàng lại nhập nhằng danh sách 4 chủ chốt của Bộ Chính trị với việc bỏ phiếu của BCHTƯ cho 4 chức vị này với đoạn (3) theo ngay sau đoạn (2):

"Đối với bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt, mỗi chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội) được Hội nghị Trung ương 14 bỏ phiếu hai lần." 

Ông ta tạo sự hiểu lầm cho một số người là BCHTƯ đã bỏ phiếu 2 lần cho danh sách 4 người mà BCT đưa ra.

Trong khi thực tế xảy ra là BCHTƯ có thể đã phủ quyết danh sách 4 người do Nguyễn Phú Trọng / BCT đề nghị và đã xoá bài làm lại, đề cử, bầu cử 2 lần cho bốn chức danh TBT, CTN, TT, CTQH.

Trò chơi thả rắn là để nhắm vào 1510 đại biểu về tham dự đại hội và sẽ tham gia vào cuộc bầu bán, đấu đá nội bộ. Mục tiêu của trò này là để tạo tâm lý của những người ủng hộ cho phe này, tưởng là phe kia đã thắng nên chọn thái độ gió chiều nào ta theo chiều đó cho nó lành.

Bên cạnh hành vi thông tin mập mờ một cách... chính thức, chúng ta còn thấy có sự thông tin ông nói gì bà nói chuột.

Cũng trong bài Bỏ phiếu hai lần cho 4 chức danh chủ chốt đăng vào ngày 18.01 có đoạn:

"Đối với câu hỏi: Liệu quy chế bầu cử do Trung ương ban hành có hạn chế quyền ứng cử, đề cử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII hay không? Câu trả lời là “không”.

Tại đại hội thì thực hiện theo quy chế bầu cử do đại hội thông qua. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.

Đại hội mới là cơ quan có quyền quyết định cao nhất các vấn đề của Đảng, trong đó có nhân sự. Còn tất nhiên Trung ương có nhiệm vụ tham mưu cho đại hội xem xét.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ ĐH12 thì (2):

"Theo quy chế bầu cử được thông qua, ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 nếu không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử." 

Nói chung, không có gì là ngạc nhiên về những trò dơ bẩn của những tên học trò xuất xắc của chương trình sống chiến đấu học tập theo gương Hồ Chí Minh. Nhưng chúng ta cần quan tâm và vạch trần ra cho mọi người cùng biết, cùng rõ bản chất của con cháu Trần Dân Tiên khi chúng vì chức quyền đã đấu đá, sát phạt nhau như thế nào giữa các đồng chí, đồng rận.



______________________________________

Chú thích:

http://vneconomy.vn/thoi-su/1510-dai-bieu-du-dai-hoi-12-deu-du-tu-cach-2016012007263766.htm

Dùng xác “cụ” Hồ để hoá giải điềm gở “cụ” rùa?

Lăng Ba Đình sáng 20/1/2016. Ảnh: Tuổi Trẻ Online

Bảng Đỏ (Danlambao) - Sáng 20/1/2016, phiên họp trù bị chuẩn bị cho đại hội toàn quốc lần thứ 12 của đảng cộng sản đã diễn ra trong một bầu không khí căng thẳng chưa từng có.

Từ lúc 5 giờ sáng, hơn 1500 đại biểu – đại diện cho 4,5 triệu đảng viên cả nước đã phải có mặt trước lăng Ba Đình để làm thủ tục viếng “cụ” Hồ.

Hình ảnh do báo chí nhà nước phổ biến cho thấy, hầu hết các đại biểu đều thể hiện một khuôn mặt u ám khác thường.

Không rõ điều này là do cái lạnh của buổi sáng mùa đông Hà Nội, hay do lo sợ trước “hung tin” về cái chết của “cụ” rùa Hồ Gươm?


Dù luôn tự nhận là vô thần, nhưng giới chóp bu CSVN lại chính là những kẻ mê tín dị đoan nhiều nhất. 

Điều này đã được chứng minh khá rõ vào chiều ngày 19/1/2016, khi giới chóp bu cộng sản liên tục ra lệnh cho báo chí, lúc thì phải gỡ tin, rồi lại đăng tin về cái chết của rùa Hồ Gươm.  

Nguyên nhân của hành động thập thò này được giải thích qua đoạn tin nhắn “chỉ đạo thông tin” ngắn gọn:

“Trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón đại hội đảng, báo chí tạm thời không đăng tin cụ rùa ở Hồ Gươm chết” (Theo ảnh chụp tin nhắn đăng trên trang facebook Chú Tễu.)

Dù sau đó đã để cho các báo được đưa tin trở lại, nhưng vụ việc đã tạo nên tâm lý hoang mang cực độ đối với các đảng viên và giới quan chức chóp bu Ba Đình.

Trong quá khứ, đảng CSVN đã nhiều lần sử dụng sự xuất hiện của rùa Hồ Gươm nhằm mục đích tuyên truyền cho các sự kiện trọng đại của chế độ. 

Đơn cử là vào ngày khai mạc đại lễ ngàn năm Thăng Long 1/10/2010, “cụ” rùa được cho là đã nổi lên mặt nước 

Cơ quan ngôn luận của ban tuyên giáo cộng sản khi ấy còn khẳng định “cụ” rùa xuất hiện vì muốn “chứng kiến và hướng về một sự kiện trọng đại”, khiến cho không khí đại lễ “càng trở nên linh thiêng”.

Các sự kiện tương tự cũng nhiều lần bị đảng cộng sản mang ra để lợi dụng và tuyên truyền có lợi cho đảng. Thậm chí, câu truyện về rùa thần trong truyền thuyết khi qua tay các thầy mo cộng sản bị biến tấu thành hình ảnh gắn liền với sự “linh thiêng” của chế độ. 

Điển hình là bài “Cụ Rùa và những lần nổi không ngẫu nhiên” đăng trên báo Tiền Phong đã khiến cho các ông bà đảng viên cộng sản – dù miệng nói vô thần, nhưng trong bụng thì tin sái cổ. 

Tuy nhiên, cộng sản chơi dao cũng có ngày đứt tay. Trò tuyên truyền lừa đảo sặc mùi mê tín đã bị phản đòn trước cái chết bất ngờ của rùa Hồ Gươm hôm 19/1/2016, đúng một ngày trước hôm khai mạc đại hội lần thứ 12.

Các đảng viên cộng sản hiểu rất rõ đây là một điềm gở, báo hiệu cho cái chết sẽ đến sớm đối với chế độ. 

Thêm vào đó, những lời bàn tán một cách cường điệu của dư luận cũng khiến tay chân của đảng lo sốt vó. Thái độ hoang mang, run sợ được thể hiện rõ qua những gương mặt u ám xuất hiện trước lăng Ba Đình vào buổi sáng 20/1/2016.

Có lẽ 16 ông bà thầy mo cộng sản cho rằng, điềm gở từ cái chết của “cụ” rùa có thể được hoá giải bằng cách viếng lăng “cụ” Hồ?

Chắc hẳn, nếu “cụ” Hồ có đội mồ sống dậy cũng phải bó tay trước các “đồng chí cháu” của mình - những kẻ đang chuẩn bị đánh nhau chí tử để tranh giành quyền lực.

Đêm qua em mơ gặp cụ Rùa

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tin cụ Rùa vừa chết ngay trước ngày Đại hội Đảng, Cu Tèo nghe như sét đánh ngang tai, suýt la lên, hỏi “Đất trời biết không”, giống như nhà thơ lớn Tố Hữu khóc cố tổ Xít Ta Lin của ông ấy chết.

Cu Tèo “bức xúc” không phải vì thương cụ Rùa được một phần của cái tình thương của đại thiên tai thi hào “Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một, thương ông (Xít Ta Lin) thương mười”

Cu Tèo “bức xúc” vì thương Đảng ta, lo Đảng bị chết trùng với cụ Rùa thì tương lai đất nước không biết đi về đâu; Cu “cầm chắc trong tay” là tổ quốc Việt Nam XHCN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới, vì như lời Trung tướng Nguyễn Quốc Thước dạy dỗ mới đây, “Trước Cách mạng Tháng 8, không hề có tên nào là Việt Nam trên bản đồ thế giới. Cho nên ngắn gọn mà nói thì có 2/9 mới có tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.” (Sic) * 

Cu “bức xúc” như rứa, không phải do cảm tính, quen thói hễ nghe nhắc đến “rùa” là nổi hứng lên - nổi hứng cũng là một dạng của “bức xúc” - nhưng là do “hội chứng” Lịch sử: Cách đây non nửa thế kỷ, bác Hồ chết đúng vào ngày quốc khánh nước VNDCCH nay là nước CHXHCNCC; Đảng ta vốn là trí tuệ, nhận ra ngay bác chết như vậy là không đúng quy trình, và đã quyết định cho bác sống thêm một ngày, hầu tránh được “Đảng ta” phải chết trùng theo Bác.

Bác (Hồ) chết không đúng quy trình mà còn nguy hiểm cho sinh mệnh của Đảng như thế, huống chi Cụ (Ruà) là bậc trên Bác, đáng kính hơn Bác, tầm ảnh hưởng từ cái chết của “Ông Cụ” (Rùa) đương nhiên là hoành tráng hơn Bác. Nhưng kẹt một điều là bọn báo Lề Đảng cứ nghĩ là cái chết của một con vật không liên can gì đến số phận của con người, nên đã láu ta láu táu đồng loạt đưa tin tràn lan trên mạng mà không hỏi xin ý kiến lên Ban Tuyên Giáo, khiến cả nước xôn xao, khiến không ít người vì thương yêu Đảng, gắn bó với Đảng bấy lâu nay đã đi đặt vòng hoa phúng điếu Đảng cho kịp ngày Đảng đi chầu cụ Rùa. 

Bây giờ Đảng ta phải làm sao đây để “Thoát Trùng”, tức là thoát khỏi cảnh chết trùng với cụ Rùa? (Xin đừng lộn với “Thoát Trung” là nguy hiểm cho bác Cả Lú đó). 

Theo sáng kiến của Cu Tèo thì có hai “phương án”: hoặc là cho báo Lề Đảng đính chính lại rằng, cụ Rùa sau khi được đưa vào bệnh viện để làm tắm rửa chuẩn bị mổ bụng, ướp xác đưa ông Cụ vào lăng nằm cạnh ông Bác, thì “Người” đã sống lại, tức là chưa chết. Cái này cũng dễ thôi, đồng chí “Hốt Tất Liền” Nguyễn Bá Thanh tắt thở tại bệnh viện của Trường UW ở Thành phố Seattle, Bang Washington mấy ngày rồi mới được “anh trở về trong hòm thiếc”, nhưng tại bệnh viện Đà Nẵng, “Tau vẫn khỏe, có chi mô”, Đảng ta còn làm được huống chi cụ Rùa. Hoặc là cho “Cụ Rùa chết từ lâu lắm rồi, nhưng bị kẹt dưới rác người ta đổ xuống hồ, nay “ông Cụ” mới nổi lên”. Thực hiện thành công một trong hai phương án trên, may ra Đảng ta “Thoát Trùng” một lần nữa.

Mặc dầu đã tìm ra giải pháp cứu Đảng khỏi chết theo cụ Rùa như thế, Cu Tèo vẫn không an tâm. Nhưng thao thức với việc nước mãi rồi cũng phải nhớ đến việc nhà là cái Hĩm nằm đó cũng đang thức, lâu lâu xoay qua xoay lại thở dài, hỏi “thao” ông không chịu đi ngủ, gần sáng mất rồi!”. Thế là Cu Tèo buông việc nước để đi thăm cụ rùa nhà...

Cu Tèo lăn đùng ra ngủ. Đang ngáy khò khò thì Cu mơ thấy Cụ Ruà hiện về. Thấy cái đầu ”ông cụ” lở loét, Tèo hơi ơn ớn, chưa kịp chào Cụ thì Cụ đã lên tiếng người, “Chào Tèo, Rùa đây” làm Tèo càng teo.

(Còn tiếp)



_____________________________________

Ghi chú:

Đại hội 12 và các đỉnh cao trí tuệ của loài sản

CTV Danlambao - Về họp đại hội toàn cướp lần này có 1510 mạng. Trong số này, từ kẻ vào rừng lúc mới lên 10 cho đến anh mười thiến lợn, đa số là những kẻ danh giá, bằng cấp đầy mình, trên tiến sĩ dưới cử nhân. Phân loại các đỉnh caotheo thông tin từ đội hại như sau:

- 55 giáo sư, phó giáo sư. 
- 241 tiến sĩ. 
- 511 thạc sĩ. 
- 757 đại học (không nói rõ đã mua bằng xong chưa. Tạm xem là học đại). 

Nói chung, nhờ theo đuổi chương trình xoá dốt giảm nghèo của đảng đặc biệt dành cho đảng viên, cán bộ, tất cả các đồng chí đại biểu đại diện cho đảng cướp của ta đều thành công rực rở trong sự nghiệp (trước là) giảm nghèo và (sau đó) xoá dốt với những mảnh bằng chuyên ngu tại chức và bằng cấp chuyên mua tại chợ trời.

Trong số 1510 đại biểu, về trình độ lý luận chính trị (tức là nghề dư luận viên), cử nhân, cao cấp (tức là thạc sĩ, tiến sĩ dư luận viên) có tới 1501 mạng. Còn lại 8 mạng còn ngu ngơ nên mang bằng trung cấp lý luận... sản. 

Tất cả những ông bà giáo sư, tiến sĩ, lý luận cao cấp này được cầm đầu bởi một tên đầu đảng. 

Bí danh của nó là 

Đảng hội XII-2016: Liêm, sỉ trên “đất nước Hồ Chí Minh”

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - "Nói đến đạo đức Hát Xê Em, người ta nhớ ngay tới 8 chữ "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư" trong Khổng giáo, nhưng sao thiếu chữ Sỉ? Trong hai ấn bản Hát Xê Em toàn tập, 1980 (10 tập) và 2000 (12 tập) không có chữ Sỉ. Kể cả chục cuốn Giáo trình chính thống về tư tưởng Hát Xê Em trong tủ sách của ông ngoại để lại cũng không một lần nhắc tới chữ Sỉ! Sỉ (dấu hỏi): hổ thẹn, tự mình lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong lòng. Vô sỉ: không biết xấu hổ."

*


Thưa các đồng chí (đ/c) trung ương,

Thưa các đ/c đại biểu,

Như chúng ta đã biết, Hội nghị trung ương lần thứ 14 đã thành công tốt đẹp. Về khâu nhân sự chủ chốt cho đảng hội khóa 12 này, Hội nghị đã "làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao"; đã biểu quyết với "số phiếu rất tập trung". Nói gọn là thành công rực rỡ!

Thưa các đ/c,

Trước khi bắt đầu cuộc biểu quyết dứt điểm theo tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa (Ếch Hát Xê En) cho kỳ đảng hội 12, tôi xin nhắc sơ các đ/c là ngày 27/06/2006, khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ 1, đ/c Nguyễn Tấn Dũng đã hứa trước đảng viên chúng ta, trước nhân dân là sẽ “kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, đ/c ấy xin từ chức ngay". Lịch sử và hệ lụy về tham nhũng, thất thoát trong mấy "quả đấm thép" Vinashin, Vinalines, Bô-xít Tây Nguyên nói riêng hiện vẫn còn đó. 

Nay, sau 10 năm đứng đầu chính phủ, đ/c Dũng đang sống những giờ phút cuối cùng của nhiệm kỳ 2, để lại món nợ công Hai triệu bốn trăm bảy mươi lăm ngàn tỷ đồng tức tương đương 110 tỷ USD và tham nhũng đã biện chứng thành quốc nạn, thành ung thư, thành nguy cơ chính làm suy vong đảng ta vốn đạo đức, văn minh và chế độ Ếch Hát Xê En vốn ưu việt của ta. Hơn nữa, mới đây đ/c Dũng còn hứa với tôi cùng BCT, BCH TƯ bằng văn thư hẳn hoi là đ/c “Xin Không Tái Cử” trong đảng hội XII-2016 này, có thể vì tự ý thức đã trọng tuổi, ngụ ý là đ/c Dũng đã dứt khoát xin ngưng thường trực phục vụ đảng. Là người đại diện đảng và nhân danh BCT, BCH TƯ tôi chuẩn thuận nguyện vọng hợp thời hợp lý hợp tình của đ/c Dũng.


Và để tránh làm mất thời giờ của đại hội, tôi chân thành giản dị đề xuất các đ/c hiện diện, nhân kỳ đảng hội 12 này, chúng ta đồng giương cao thẻ đảng, chúc cho đ/c Dũng sớm được hưởng thú điền viên bên đứa cháu ngoại Mc Lênin ngộ nghĩnh, tương tự đ/c Nguyễn Thánh Gióng an nhàn bên chòi trông tổ yến; hoặc tích cực hơn, noi gương đ/c Truyền Bến Tre lấy "lao động thối cả móng tay" làm lẽ sống lúc cuối đời.

Tiếp theo, kính mời đ/c UV BCT, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên phát biểu.

*


Thưa các đ/c trung ương,

Thưa các đ/c đại biểu,

Trước khi bắt đầu cuộc biểu quyết dứt điểm, cụ thể theo tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa (Ếch Hát Xê En) cho kỳ đại hội này, tôi cũng xin nhắc các đ/c là, khi nhậm chức Tổng Bí thư vào ngày 19/01/2011, đ/c T$ chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng đã 67 tuổi, hôm đó đ/c có bày tỏ trước đảng viên chúng ta, trước nhân dân lòng “tri ân với những người do quá tuổi đã không ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới để tạo điều kiện và cơ hội cho những người trẻ”. Nay, 5 năm sau dưới sự xây dựng của đ/c TBT Trọng, đảng ta biện chứng ra đa phe, đạo đức Hồ Chí Minh (Hát Xê Em) vĩ đại hoá thành đạo đức đa... lô. Tuy nhiên, dù nay đã 72 tuổi, song vì đ/c Trọng là "người miền Bắc, biết lý luận Ếch Hát Xê En, lại không có tham vọng quyền lực" mặc dù cả đời đ/c ấy chỉ chuyên ngành mưu sinh bằng quyền lực chính trị, do đó tôi chân thành đề xuất toàn thể đảng hội chúng ta nên nhất trí đại 100% cho đ/c Trọng tái đắc cử trên ghế TBT ít nhất qua đến thế kỷ 22, ấy vì có như thế vừa giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng ta, vừa phòng chống thế lực diễn biến hoà bình trong và ngoài đảng, vừa khớp mõm bè lũ cờ vàng bị dải phóng khắp nơi và, quan trọng nhất là may ra trả hết món nợ 110 tỷ USD, cũng như Xê En Ếch Hát được hoàn thiện trên "đất nước Hát Xê Em"!

Thưa các đ/c,

Trong thư gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, BCT và BCH TƯ ngày 10/12/2015, bản thân tôi có hứa "TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ" trong kỳ đảng hội XII này. Đó là sự thật. Tôi nay vẫn cương quyết không xin tái cử, không bởi tôi cũng đã tròm trèm 67 - theo đảng quy là tuổi đã "hoàn thành nhiệm vụ", phải về, học tập làm nguyên là hay Thái thượng hoàng. Tôi theo đảng vô rừng từ năm 12 tuổi. Từ đó đảng sở hữu linh hồn tôi. Trước nay, tôi chưa bao giờ xin xỏ đảng bất cứ điều gì, mà chỉ biết cúc cung bịt mắt, bịt tai, bịt não phục tùng sự phân công anh minh của đảng. Đảng đặt đâu, tôi ngồi đó. Hồi mới vỡ giọng, đảng cho tôi ăn, tôi ăn; đảng biểu tôi ngủ, tôi ngủ. Và trăm linh tinh nhiêu khê khác. Rồi từ khi quen mui đặc quyền đặc lợi, đảng lệnh tôi lên, tôi lên; đảng truyền tôi xuống, tôi xuống. Đảng định hướng tôi chửi, tôi chửi (te tua bất luận kẻ đó là ai). Đảng quyết tôi về, tôi về; nay giả sử đảng bấm tôi ở lại, đùn tôi lên đỉnh để đảng tiếp tục ấy ấy lên đầu hơn 90 triệu sinh linh mít đặc khốn khổ khốn nạn này thì tôi sẵn sàng răm rắp chấp hành ý đảng, kệ mẹ lòng dân. Đó cũng là sự thật. Biết làm sao bây giờ!

*

Nói đến đạo đức Hát Xê Em, người ta không thể không nhớ ngay tới 8 chữ "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư" trong Khổng giáo made in Tàu phù, nhưng sao thiếu chữ Sỉ? Trong hai ấn bản Hát Xê Em toàn tập - 1980 (10 tập) và 2000 (12 tập) không có chữ Sỉ. Kể cả chục cuốn Giáo trình chính thống về tư tưởng Hát Xê Em trong tủ sách của ông ngoại để lại cũng không một lần nhắc tới chữ Sỉ! 恥 (Sỉ, dấu hỏi): hổ thẹn (Avoir honte, indignité), tự mình lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong lòng. Vô sỉ: không biết xấu hổ (theo 1/ Huình Tịnh Paulus Của: Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Tome 2, trang 296 * Nxb Imprimerie Rey, Curiol & Cie, Saigon 1896; 2/ JFM Génibrel: Dictionnaire Annamite-Français, trang 695 * Nxb Imprimerie de la Mission à Tân Định, Saigon 1898; 3/ Thiều Chửu: Hán-Việt tự điển, trang 204 * Nhà in & Nxb Đuốc Tuệ, Hà Nội 1942 và 4/ Nguyễn Kim Thản (chủ biên): Từ điển Hán-Việt hiện đại, trang 123 * Nxb Thế Giới, Thành Hồ 1996. Lưu ý: Từ điển Tiếng Việt (xb tại HN năm 2002, trang 826) và Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3 N-S, xb tại HN năm 2003, trang 757): không có chữ Sỉ (dấu hỏi, độc lập).

Vô Danh thị có lưu lại đoản văn như sau (1): [Liêm, sỉ (2) là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, vô sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.

Nghĩ cho kỹ, thì Sỉ cần hơn Liêm: người vô liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.

Khổng nói: “Hành kỷ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Thầy Mạnh nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.

Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ. Không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.

Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tùng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà sống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê, vẫn có người tỉnh: Ai?

Thực đã là một tiếng than cho đời mà ngán cho cái con người. Người đời bây giờ có phải đa số là người “vô liêm sỉ”, “bất tri sỉ” không? Nếu quả thật vậy thì người ta ngậm ngùi than thở là chí phải. Là kẻ hậu sinh, nhưng ít nhiều HY em cũng hiểu rằng Liêm, Sỉ là nền tảng của đạo làm người ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời đại nào. Ở đời còn có Sỉ thì hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm còn được; chớ liêm, sỉ đã mất, nhất là sỉ, thì còn gì là luân thường đạo lý, và mong cậy vào đâu nữa. Con người mà đã đến vô sỉ thì tuy mặc quần lót, bận sơ-mi trắng, khoác vét đen, thắt cà vạt, mang giày da, đeo kiếng cận…, nhưng xử sự như con chim, con muông, thì còn cái gì là kiêng nể, là không dám làm!] (1).


(Mót lại từ những gì đã loáng thoáng đọc qua và lõm bõm nhớ được, 20/01/2016)


________________________________________

(1) Ninh nêm lại từ sách Cổ học tinh hoa, T2, bài 63 trang 105, 106 – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Từ An Trần Lê Nhân * Xuất bản lần đầu tại Hà Nội năm 1926, Nxb Tinh Hoa Miền Nam tái bản tại Hoa Kỳ năm 1978.

(2) Liêm: tính phân minh ngay thẳng, không lấy của bất nghĩa. Sỉ (dấu hỏi): hổ thẹn, tự mình lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong lòng.

Ngô Bảo Châu "yêu nước" như thế nào?

Hoàng Ngọc Tuấn - Đọc bài "Yêu nước" do Ngô Bảo Châu viết trên BBC, tôi thấy rất khôi hài.

Ngô Bảo Châu cho rằng "yêu nước" là cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình.

Vì cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình, nên anh ta cảm thấy rất quan tâm đến Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII.

Anh ta cảm thấy rất quan tâm đến cái Đại hội Đảng đó vì anh ta chính là người đã ra sức bảo vệ cho Điều 4 Hiến Pháp để duy trì sự cai trị độc tài của Đảng CSVN.

Trong bài "Góp ý về một bản góp ý về Hiến pháp", anh Phạm Quang Tuấn đã nhận định về thái độ của Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn: "... Có ai có thể ngờ hai nhà khoa học nổi tiếng, từng được đào tạo và hiện đang phục vụ trong những đại học lớn của Tây phương, nơi mà truyền thống tự do ngôn luận và tư tưởng được coi là mục tiêu tối thượng, lại lên tiếng ủng hộ sự bịt miệng cả một nước 90 triệu dân! Nếu những lời viết về Điều 4 của hai GS Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn được dịch ra tiếng Anh và quảng bá trên thế giới, liệu các lãnh đạo đại học, các đồng nghiệp và thậm chí các sinh viên của hai GS sẽ nghĩ gì về họ?..."

Ngô Bảo Châu cảm thấy rất quan tâm đến Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, thế thì anh ta mong chờ điều gì ở cái Đại hội Đảng đó?

Anh ta mong chờ cái Đại hội Đảng đó chọn ra một "người lãnh đạo".

"Người lãnh đạo" mà Ngô Bảo Châu mong chờ là ai?

Tất nhiên anh ta mong chờ một ông Tổng bí thư nào đó được Đảng CSVN chọn ra từ một trong những kẻ đang ngồi trong Bộ Chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Thế nhưng, Ngô Bảo Châu lại viết rằng: "người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự"!!!

Ủa, cái Bộ Chính Trị đó mà lại có một người "cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự" ư?

Lẽ nào Ngô Bảo Châu là một kẻ đang ngủ mớ hay là một thằng Cuội vừa từ cung trăng bước xuống?

Không, Ngô Bảo Châu chẳng phải là một kẻ đang ngủ mớ hay là một thằng Cuội. Anh ta chỉ là một kẻ ôm chân chế độ CSVN, vì anh ta đã và sẽ tiếp tục nhận được những đặc quyền và đặc lợi mà chế độ đó ban cho anh ta. Vì thế, anh ta tiếp tục ra sức cho đồng bào ăn bánh vẽ và uống thuốc lú dưới cái chế độ độc đảng toàn trị CSVN. Bài viết "Yêu Nước" của Ngô Bảo Châu là một thứ bánh vẽ và thuốc lú.

Nói tóm lại, đó là cái kiểu "yêu nước" của Ngô Bảo Châu, một kẻ giỏi giả nhân giả nghĩa, luôn tránh né việc phản biện đối với những hành vi sai trái và tàn ác của nhà cầm quyền CSVN, một kẻ đã từng tuyên bố rằng "Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”, và đồng thời lại ra sức bảo vệ cho Điều 4 Hiến Pháp để duy trì sự cai trị độc tài của Đảng CSVN.

Hoàng Ngọc Tuấn

Trung Quốc: Giàn khoan không hoạt động trong vùng biển tranh chấp

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói 'giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng biển do Trung Quốc kiểm soát, hoàn toàn không nằm trong khu vực tranh chấp'.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói 'giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng biển do Trung Quốc kiểm soát, hoàn toàn không nằm trong khu vực tranh chấp'.
VOA-20.01.2016
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (20/1) nói rằng giàn khoan dầu nước sâu của họ không hoạt động trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, sau khi Việt Nam phản đối và cảnh báo Bắc Kinh chớ nên tiến hành các hoạt động khoan tại nơi này.
Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, nói rằng “giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng biển do Trung Quốc kiểm soát, hoàn toàn không nằm trong khu vực tranh chấp.”
Ông Hồng Lỗi nói: “Tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ xem xét tình hình một cách bĩnh tĩnh, và cùng Trung Quốc tiến tới một giải pháp tương nhượng để dồn nỗ lực làm việc hầu xử lý đúng đắn các vấn đề trên biển có liên quan.”
Việt Nam đang theo dõi sát những động thái của giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc vừa đưa vào vùng biển ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam hôm qua (19/1) cảnh báo Trung Quốc sau khi giàn khoan tiến vào khu vực chưa phân định rõ ràng giữa hai nước.
Cục Hải Sự Trung Quốc hôm nay cho biết giàn khoan sẽ hoạt động tại địa điểm cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 140 km, và cách quần đảo Hoàng Sa 150 km về hướng Tây, hiện do Trung Quốc chiếm đóng, nhưng Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của mình. Cục Hải sự Trung Quốc cho hay giàn khoan sẽ hoạt động tại đây cho tới ngày 10/3 và khuyến cáo tàu bè chớ nên tiến vào khu vực trong phạm vi 2.000 mét xung quanh địa điểm này.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Việt Nam hôm qua, 19/1, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong một thông cáo đang trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam tối thứ ba, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển đến vị trí vào tối ngày 16/1, ngày 18/1 đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để nêu quan ngại về động thái này, và đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa của hai nước, và chưa được phân định rõ ràng.
Ông Lê Hải Bình nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này; đồng thời Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.”
Việt Nam đang tiếp tục theo dõi sát hoạt động của giàn khoan mà vào khoảng giữa năm 2014 đã gây ra sự cố ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong 10 tuần tại vùng biển Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Hai quốc gia cộng sản láng giềng có kim ngạch mậu dịch hàng năm lên tới 60 tỉ đô la nhưng tâm lý bài Trung Quốc vẫn mạnh mẽ ở Việt Nam, nơi mọi người vẫn coi Bắc Kinh luôn chèn ép Việt Nam về vấn đề chủ quyền ở biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này.

Reuters, MOFA, AP, Panarmenian.net

Đảng CSVN sẽ đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí thư?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, ngày 20/1/2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, ngày 20/1/2016.
VOA-20.01.2016
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài 8 ngày sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội ngày thứ Năm 21/1, và vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất đang là đề tài nóng, không những đối với người Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn được các cơ sở truyền thông quốc tế có uy tín mang ra bàn luận.
Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình. Nguồn tin, theo AP là một trong những nhân vật bên trong Đảng Cộng sản, muốn được giấu tên vì không được phép tiết lộ thông tin ra ngoài.
Theo AP, trong cuộc tranh giành quyền lực ít khi bị tiết lộ ra ngoài trong năm nay giữa đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy cao vọng tự cho là có lập trường cải cách, dường như ông Trọng đã thắng thế.
Tin tức hôm qua thì cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may giành được chức vụ này.
Bản tin của AP dẫn lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đang thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore, nói trong khi ông Trọng là một nhà lý luận cộng sản trung kiên có mục tiêu chính là duy trì quyền độc tôn cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là một nhà lãnh đạo thực tiễn hơn, dựa trên kết quả và hành động, và ít dựa trên những lý thuyết cứng nhắc.
Và do đó, phe ông Trọng coi ông Dũng là một mối đe doạ đối với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam về lâu về dài.
Tuy nhiên, vì tính cách bí mật của tiến trình bầu chọn lãnh đạo mà người dân không được phép trực tiếp tham gia, nên có lẽ từ giờ cho tới khi kết quả đại hội được chính thức công bố, sẽ tiếp tục có những đồn đoán trái ngược về nhân sự cấp cao nhất sẽ lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới vào một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước.
Báo Time của Mỹ hôm nay tải lên mạng một bài viết về đề tài nóng này, nói rằng có 3 điều nên biết về đại hội đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.
Thứ nhất, đảng Cộng sản Việt Nam không luôn luôn nhất trí với nhau, thứ nhì, tình cảm bài Trung Quốc giờ đây đã trở thành một lực chính trị trong nước, và thứ ba, kết quả của Dại hội Đảng sẽ tác động đến các vấn đề địa chính trị khu vực cũng như các quan hệ đang tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Theo Time, Abcnews, AP.

Trung Quốc tìm cách tác động tới Đại hội Đảng ở Việt Nam?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 5/11/2015.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 5/11/2015.
Hãng tin chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới “ổn định xã hội”.
Trong bài bình luận về Đại hội đảng 12, Tân Hoa Xã viết rằng mối quan hệ hợp tác bùng nổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã “đóng vai trò quan trọng”, giúp quốc gia Đông Nam Á đạt được các thành tựu về kinh tế.
Hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn" với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Xinhua cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam có thể tận dụng “kinh nghiệm kỹ thuật và đầu tư lớn của Trung Quốc”.

Thêm nữa, theo cơ quan báo chí được coi là lớn nhất Trung Quốc này, Bắc Kinh đã dành “sự ủng hộ không suy suyển” cho “nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước khác” của Việt Nam.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng Việt Nam không nên theo đuổi các mục tiêu ngoại giao bằng mọi giá, kể cả việc “đánh đổi mối quan hệ truyền thống khó khăn lắm mới đạt được với Trung Quốc” cũng như việc “gây tác động tiêu cực tới các quyền lợi tổng thể của đôi bên”.
Theo các nhà quan sát, Tân Hoa Xã là hãng tin do nhà nước quản lý mà người đứng đầu là một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên ý kiến đưa ra phần nào đó thể hiện quan điểm của chính quyền Bắc Kinh.
Lời bình luận bị một số người coi là “giọng điệu kẻ cả, bề trên” xuất hiện hôm 20/1, đúng ngày Việt Nam bắt đầu đại hội đảng 12, vạch ra các chính sách quan trọng cho 5 năm sắp tới.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”."
Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc."-Giáo sư Tương Lai nói.
Ông nhận định với VOA Việt Ngữ về vị thế của Việt Nam trong tương quan với quốc gia liền kề khổng lồ: “Khi bàn một chuyện lớn gì đó, thì trước hết người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng đấy cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ".
Nhà phân tích này nói thêm: "Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc”.
Trong bài bình luận, hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng mối quan hệ song phương đã “chống chọi các thách thức” và “vẫn ổn định” dù bị “một số quốc gia cụ thể của phương Tây và các nhóm dân tộc chủ nghĩa chi phối”.
"Tự hại mình"
Xinhua kết luận rằng cho dù đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thay đổi thì cũng “không nên lay chuyển quyết tâm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai nước”.
“Cần phải làm rõ rằng bất kỳ ai thổi bùng tinh thần dân tộc trong mối quan hệ Việt – Trung sẽ chỉ tự hại mình,” hãng tin nhà nước nhấn mạnh.
Bình luận của Tân Hoa Xã được đưa ra trong bối cảnh đa phần các bình luận về Đại hội Đảng 12 ở Việt Nam đều cho rằng đang có cuộc đối đầu giữa phe thân Trung Quốc và phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, mà đại diện cho hai phe này là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”.
"Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ."Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nhận định.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có ý kiến thiên về ủng hộ quan hệ tốt với Trung Quốc nhiều hơn, và có phía muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ và phương Tây nhiều hơn để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi không nghĩ sự khác biệt này quá là lớn, tới mức chúng ta phải coi là có hai phe thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ".
Ông Hiệp nói thêm: "Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ”. 
Về các tin đồn về sự chi phối của Trung Quốc đối với việc lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới đây đã gọi đó là thông tin “xuyên tạc”.
“Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào đại hội 12 của Đảng", ông Huynh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một lưu học sinh ở Trung Quốc những năm 60, nói với VOA Việt Ngữ rằng “từ trước tới nay, yếu tố Trung Quốc bao giờ cũng rất là lớn".
“Mọi sự đạo diễn rồi ý kiến can thiệp thì thường là ảnh hưởng rất lớn tới các hoạch định đường lối của Việt Nam, của Đảng cộng sản Việt Nam,” ông Thành nói.