Friday, March 16, 2018

Phía sau uy lực của xe khách “Phương Trang” và dòng họ “Phan – Trương” Phan văn Khải – Trương Mỹ Hoa

Những chuyến xe hãi hùng và sự thật kinh hoàng của xe khách “Phương Trang”
Trong khoảng thời gian khoảng 15 năm trở lại đây, quý vị thấy sự trỗi dậy thật nhanh chóng và mạnh mẽ cũng như sự thống lĩnh thị trường về lãnh vực giao thông vận tải của nhà xe “Phương Trang” đi kèm theo đó là những sự việc bê bối không tôn trọng khách hàng, phóng nhanh vượt ẩu và bi đát hơn nữa là sự coi thường tính mạng của hành khách và người đi đường để liên tục xảy ra hàng loạt vụ tai nạn chết người.
Vì sao không bị sờ gáy khi tồn tại quá nhiều vi phạm???
Liên tục trong nhiều năm, xe khách Phương Trang gây ra mỗi năm không dưới 10 tai nạn lớn nhỏ, trong số đó có hàng loạt vụ chết nhiều người, gây thiệt hại ghê gớm đến hành khách và than nhân, nhưng sau đó mọi việc vẫn tái diễn.
Ai đứng đàng sau công ty Phương Trang?
Ông Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Việt Nam.
Theo lời tố cáo của nhiều cán bộ, người dân thì xe khách Phương Trang luôn luôn được đúng ngoài vòng pháp luật trên cả nước, cảnh sát giao thông hầu như ngó lơ trước những vi phạm như phóng nhanh vượt ẩu, tranh giành khách, đánh nhau và cuối cùng là những tai nạn chết hàng chục mạng người, trong giới tài xế đồn thổi rằng cứ thoải mái chạy, tông thì phải tông cho chết rồi mọi sai phạm sẽ có người lo, hay nói đúng hơn là không có giới chức có thẩm quyền nào……. dám đụng vào nhà xe Phương Trang.
Thế lực ngầm nào mà mạnh vậy?
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Bà Nguyễn Thanh Phượng
Trở lại với tên “Phương Trang”, một cách đặt tên rất khéo léo theo họ của 2 vị quan chức lớn nhất trong chính quyền đảng cộng sản VN, Phan-Trương. Phan Văn Khải cựu Uỷ viên Bộ chính trị, thủ tướng. Trương Mỹ Hoa, cựu Uỷ viên Bộ chính trị phó chủ tịch nước, là chị vợ ông Lê Thanh Hải, bí thư thành uỷ Thành phố Sài Gòn. Kể cả 5% phần hùn vốn của cô Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ đã dùng mọi quan hệ, quyền lực của gia đình ra để điều hành một công ty bất chấp những quy định của pháp luật, tính mạng con người để thu lợi về cho gia đình.
Sau hết, chức vụ, quyền lực rồi cũng qua đi, hy vọng những ngày cuối đời, nằm trên giường bệnh của các vị này có cảm thấy hối lỗi để thay đổi cách làm ăn chân chính đễ bớt đi những con người bị tai nạn chết oan vì những chuyến xe của họ.
T.T.B.H

Nhóm tham nhũng với quỷ kế đút lót muộn màng

Theo VOA-16/03/2018 
Bùi Tín 
Ngay hôm 14/3 Thanh tra chính phủ yêu cầu công an mở ngay cuộc điều tra và truy tố những bị can trong vụ đại án MobiFone – AVG để có thể sớm đưa ra tòa xét xử, coi chiêu kế hủy bỏ hợp đồng muộn màng là vô giá trị.
Ngay hôm 14/3 Thanh tra chính phủ yêu cầu công an mở ngay cuộc điều tra và truy tố những bị can trong vụ đại án MobiFone – AVG để có thể sớm đưa ra tòa xét xử, coi chiêu kế hủy bỏ hợp đồng muộn màng là vô giá trị.
Vụ án Mobifone-AVG được coi là một đại án cần nhanh chóng xét xử công khai, khẩn trương và triệt để, sau khi Ban Bí thư nhận định đây là một vụ án lớn, nghiêm trọng, nhạy cảm cần tập trung giải quyết đúng luật, thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mạnh mẻ tới phía trước, không có vùng nào là vùng cấm.
Ở trong nước có nhà bình luận và luật sư nhận định vụ đại án này có thể lớn hơn các vụ đại án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh vì liên quan đến số tiền kỷ lục là cả chục nghìn tỷ đồng (gần nửa tỷ đôla), lại dính đến một lọat quan chức cấp cao như bộ trưởng Thông tin Truyền thông kiêm phó Ban Tuyên huấn TƯ đảng Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn, đại tá Tổng cục 2 Phạm Nhật Vũ em tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Lê Nam Trà cầm đầu Mobi Fone, và cô Nguyễn Thanh Phượng tổng giám đốc công ty Bản Việt, con gái nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người nhận làm tư vấn cho vụ chuyển nhượng mờ ám này. Số tiền biển thủ của công quỹ lên đến con số gấp hơn 10 lần giá trị thực, từ 600 tỷ phóng lên thành 8.889,8 tỷ đồng, số tiền trội ra được biết là đã chia chác cho 6 người thụ hưởng, nhưng chưa rõ đó là những ai, mỗi người bao nhiêu, ít nhất cũng phải trên 1 tỷ. Đúng luật, phải rơi 6 cái đầu.
Ngày 12/3/2018 một sự kiện bất ngờ xảy ra. Đại diện MobiFone và AVG vội họp với sự có mặt của bộ trưởng Trương Minh Tuấn, sau 6 giờ thảo luận đi đến quyết định chung là hủy bỏ việc chuyển nhượng đã thỏa thuận vì chưa thanh tóan hết, sẽ nộp trả lại công quỹ số tiền 11.000 tỷ trong vòng 10 ngày tới. Thế là xong, là sòng phẳng, họ nghĩ thế. Chắc hẳn họ tin ở quy định rằng trong vụ án nào nếu khắc phục hậu quả tốt, thu về cho ngân quỹ Nhà nước 3 phần tư trở lên số tiền thất thóat bị cáo sẽ được giảm án hoặc cho trắng án. Khôn thật !
Nhưng mọi người không nghĩ thế. Nhiều người cho rằng đây là vụ án hình sự rõ ràng, xâm phạm ngân sách nhà nước với quy mô lớn, đã chia chác cho nhau hàng năm trời với thủ đọan gian lận phạm pháp, không thể hủy hợp đồng muộn màng sau hơn 18 tháng, khi sắp ra tòa, biết là nuốt không trôi rồi mới nhả ra. Cung cách bịp bợm trốn tội như thế là tình tiết ‘’tăng nặng’’ chứ không thể là tình tiết ‘’giảm nhẹ’’ tội. Đây là một kiểu đút lót trá hình, nhưng quá muộn!
Hơn nữa việc chuyển nhượng lớn như thế theo quy định phải xin ý kiến chuẩn y của thủ tướng.
Một vụ án tham nhũng lớn tệ hại vào lọai nhất. Việc trả lại ngân quỹ sau khi phạm pháp chỉ là thêm một tội đút lót lớn nữa để hòng thóat tội.
Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng theo đúng luật, kiểu gỡ tội chạy tội như trên là không ổn, là phi pháp và phạm pháp. Vụ án vẫn cần được xét xử nghiêm minh. Nó chỉ chứng minh thêm đây là vụ đại án rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm được dư luận rất quan tâm theo dõi chặt từng bước đi.
Nhưng cũng có nhiều người lo. Vì số tiền gần cả chục nghìn tỷ đồng là rất cao, khi ngân sách còm bị thâm thủng, các nhà cầm quyền dễ híp mắt trông chờ một khỏan tiền lớn. Người có quyền quyết định trong vụ này là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ‘’nhà đốt lò vĩ đại’’, trưởng Ban phòng chống tham nhũng trung ương, ông sẽ nghe theo cố vấn nào. Hay ông cũng mê mẩn ngắm nghía số tiền gần cả nghìn tỷ đồng đầy hấp dẫn.
Cũng may mà ông Trọng không tỏ ra lú lẫn trong sự việc này. Ngay hôm 14/3 Thanh tra chính phủ yêu cầu công an mở ngay cuộc điều tra và truy tố những bị can trong vụ đại án MobiFone – AVG để có thể sớm đưa ra tòa xét xử, coi chiêu kế hủy bỏ hợp đồng muộn màng là vô giá trị. Chắc chắn đã có ý kiến của ông tổng Trọng. Thanh tra chính phủ chỉ rõ bộ Thông tin Truyền thông cùng MobiFone và AVG đã vi phạm rất nghiêm trọng Luật đầu tư và Luật kinh doanh, làm ăn lỗ rất lớn, kéo dài, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế- tài chính, cần đưa ra xét xử theo đúng luật.
Dư luận các mạng tự do cho rằng ông Trương Minh Tuấn ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng Thông tin truyền thông kiêm Phó ban Tuyên huấn TƯ là kẻ bày ra mưu kế ngớ ngẩn đã bị ‘’lỡ tàu’’ trong vụ này. Đây chỉ là bị quả báo, Trời có mắt, vì ông quá ác với làng báo VN, nhất là với các bloger tự do; trong năm qua ông đã chống tự do ngôn luận, phạt các báo 2 tỷ đồng, ra lệnh đình bản 5 tờ báo, lột thẻ hành nghề của 10 nhà báo, còn hý hửng khoe sẽ vào Bộ Chính trị trong kỳ họp TƯ thứ 7 sắp đến, khi có vài ủy viên Bộ Chính trị sẽ bị ông Trọng chiếu tướng, cho về nghỉ, từ ông Trần Đại Quang, ông Tô Lâm đến ông Nguyễn Văn Bình, chưa kể ông Đinh Thế Huynh có tin xác thực từ một số nhà báo lão thành của báo Nhân Dân là ông bị bệnh tâm thần nặng từ tháng 4/2017, gần như điên do thiên triều không ưa vì hồi xưa ông từng tâng bốc quá đáng ông M. Gorbachov, người bị thiên triều cho là tên tội phạm đầu sỏ làm sụp đổ phe XHCN lừng lẫy một thời.

Âm binh đang điều hành quốc gia

Theo VOA-16/03/2018 
Trân Văn 
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh?
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh?
Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.
Theo những bài viết ấy thì cô Nguyễn Thanh Phượng (ái nữ của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam từ 2006 đến 2016) và các thân hữu đã tìm nhiều cách để rút ruột Mobifone…
Lúc đầu (2012), cô Phượng và các thân hữu dự trù mua Gtel (một tập đoàn viễn thông đã đầu tư 450 triệu Mỹ kim vào hạ tầng mạng viễn thông nhưng đang thua lỗ) với giá 50 triệu Mỹ kim rồi nâng giá trị của Gtel lên 500 triệu Mỹ kim. Sau đó, Mobifone sẽ hỏi mua Gtel và qua vụ sát nhập này, nhóm chủ Gtel đương nhiên sẽ sở hữu 20% cổ phần của Mobifone (tổng giá trị tài sản khoảng hai tỉ Mỹ kim). Bước tiếp theo, nhóm Gtel sẽ góp thêm vốn vào Mobifone để phát triển mạng 4G – nâng tỉ lệ cổ phần lên 30%. Bởi Mobifone đã có kế hoạch sẽ phát hành rộng rãi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, theo tác giả của những bài viết vừa kể, do giá trị IPO (Initial Public Offering – lần phát hành đầu tiên) của Mobifone được ước đoán khoảng 10 tỉ Mỹ kim, nhóm cô Phượng và thân hữu sẽ bán sạch số cổ phiếu Mobifone mà họ nắm giữ cho giới đầu tư ngoại quốc và thu về chừng… ba tỉ Mỹ kim.
Tuy nhiên kế hoạch vừa kể bất thành vì ông Lê Ngọc Minh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone thời điểm đó – kháng cự quyết liệt. Trong tình huống chẳng còn gì để sợ, ông Minh – người bị ung thư giai đoạn cuối – đã gửi hồ sơ cho nhiều nơi, nhiều người, tố cáo những điểm bất minh của dự tính sát nhập Gtel vào Mobifone.
Giờ chót, kế hoạch đem Gtel sát nhập với Mobifone bị hủy.
Các tác giả của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG cách nay hai năm bảo rằng, thất bại trong việc đem Gtel gắn vào Mobifone không làm cô Phượng và các thân hữu nản lòng. Họ đã tìm được một con đường khác. Con đường mới với sự hợp tác toàn diện của ông Lê Nam Trà – người được Bộ Thông tin Truyền thông bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone – là chuyển qua mua AVG nhằm “phát triển lĩnh vực truyền hình” (1)…
Có một điểm cần lưu ý là hai năm trước, không ai có thể kiểm chứng về tính chính xác, mức độ trung thực của những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG mà nhiều trang web, diễn đàn điện tử từng đăng tải. Chỉ có thể xếp những bài viết ấy vào dạng tham khảo, chờ thêm thông tin, dữ liệu để đối chiếu.
***
Tuy vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trở thành scandal, râm ran trong dư luận từ đầu năm 2016 nhưng đến bây giờ, Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công khai xác nhận thương vụ này có “nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng” và đề nghị công an Việt Nam “khởi tố để điều tra”.
Đáng lưu ý, diễn tiến, những tình tiết liên quan tới các “sai phạm” mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới xác định là “đặc biệt nghiêm trọng” và nhận định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG không hề… mới. Chúng đã được nhiều trang web, diễn đàn điện tử bị xếp vào loại “thù địch, phản động” nêu ra từ… hai năm trước! Khác biệt duy nhất giữa kiến nghị mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới công bố với nội dung những bài viết mổ xẻ thương vụ Mobifone mua AVG hồi 2016 chỉ nằm ở chỗ kiến nghị không đề cập đến cô Phượng và một số cá nhân mà tác giả các bài viết mổ xẻ thương vụ ấy cáo buộc là thân hữu của cô…
Tính một cách rộng rãi (chưa định giá lại những khoản mà AVG đã đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông) thì vào cuối tháng 3 năm 2015, tổng giá trị tài sản của AVG chỉ chừng 1.983 tỉ đồng, dẫu tình hình tài chính của AVG “rất xấu” nhưng Mobifone đã đồng ý trả tới 8.890 tỉ đồng để sở hữu 95% cổ phần của AVG và sở hữu cả… trách nhiệm thanh toán khoản 1.134 tỉ đồng mà AVG đang nợ thiên hạ. Thanh tra Chính phủ Việt Nam ước đoán, thiệt hại tối thiểu mà thương vụ này gây ra cho công quỹ khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ngoài việc xác định Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính - Kế toán của Mobifone phải thu hồi 1,5 tỉ đồng đã chi cho hai công ty AMAX và VCBS để… tư vấn thực hiện thương vụ này, Thanh tra Chính phủ Việt Nam nhận định thêm là việc “lựa chọn tư vấn để xác định giá trị của AVG, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp” rồi “nghiệm thu, lập dự án, trình – phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình” có dấu hiệu “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái”.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ Việt Nam thì có tới bốn… bộ tham gia trợ giúp để thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thành công.
Bộ Thông tin – Truyền thông chấp nhận “báo cáo” của AVG: Dự tính bán cho “nhà đầu tư ngoại quốc” với giá 700 triệu Mỹ kim, không hề thẩm tra về mức độ chính xác của “báo cáo” mà AVG đệ trình đã tạo điều kiện cho Mobifone dễ dàng mua hớ. Bộ này còn khẳng định Dự án đầu tư của Mobifone vào lĩnh vực truyền hình (mua 95% cổ phần của AVG) “đảm bảo hiệu quả kinh tế”. Cho dù Thủ tướng chưa phê duyệt “chủ trương đầu tư” nhưng Bộ Thông tin – Truyền thông vẫn ban hành “Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone”, trong đó cho phép Mobifone mua cả hai dự án đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông, truyền thông của AVG (giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty Giống tằm Mai Lĩnh cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần, giá nhận chuyển nhượng dự án Công ty An Viên B.P – khai thác bauxite – cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần).
Để ngăn chặn “kẻ xấu” dòm ngó, kích động, Bộ Thông tin – Truyền thông đã đề nghị Bộ Công an cho nhiều ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Dù ngoài phạm vi trách nhiệm nhưng Bộ Công an vẫn tỏ ra hết sức nhiệt tình, xếp thương vụ này vào loại “Mật”, sau đó liên tục “cho ý kiến” khi Bộ Thông tin – Truyền thông thỉnh thị về… chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư, giá mua cổ phần, hiệu quả đầu tư – những nội dung chưa bao giờ thuộc thẩm quyền của ngành công an!
Khi lược thuật kiến nghị của Thanh tra Chính phủ Việt Nam, tờ Tuổi Trẻ trích dẫn một chi tiết hết sức đáng giá, trong quá trình thanh tra
Mobifone, cơ quan thanh tra đã soạn văn bản đề nghị Bộ Thông tin – Truyền thông xem xét giải mật thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG theo thẩm quyền mà pháp luật đã quy định nhưng bộ này không đáp ứng mà chỉ… “đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng” (2)!
Tương tự, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (cơ quan đảm nhận vai trò thẩm định các chủ trương đầu tư tầm vóc quốc gia) không những làm ngơ để Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ Công an làm thay phần việc của mình mà còn hợp thức hóa chuỗi hoạt động phi pháp ấy bằng đề nghị Thủ tướng “chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”. Khi thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã được ký kết, thương vụ này bắt đầu bị mổ xẻ trên mạng xã hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư mới “đề nghị dừng thực hiện dự án” vì có nhiều rủi ro (ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cổ phần hóa, giảm giá trị cổ phiếu Mobifone, giảm nguồn thu của Nhà nước…).
Bộ Tài chính (cơ quan đảm nhận vai trò quản lý trong lĩnh vực tài chính, kiểm soát cổ phần hóa) cũng hành xử giống y như vậy. Tuy công khai bày tỏ lo ngại về hiệu quả nhưng vẫn “thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin – Truyền thông về chủ trương đầu tư dự án phát triển truyền hình của Mobifone”.
***
Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh – những thế lực đen tối – đang giựt dây cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chuyển động theo ý của chúng?
Chú thích
(1) https://danlambaovn.blogspot.com/2016/02/le-nam-tra-va-ai-tham-nhung-o-mobifone.html
(2) https://tuoitre.vn/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-khoi-to-vu-mobifone-mua-avg-20180314180939763.ht

Quan trường hung hiểm

Theo VOA-16/03/2018
 Trân Văn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73.
“Giang hồ hung hiểm” là thành ngữ phổ biến trong giới du đãng vốn “vô pháp, vô thiên”, thường xuyên gạt bỏ cả trật tự lẫn đạo lý theo lẽ thường, tôn sùng - thực thi triết lý “mạnh được, yếu thua” và “thắng làm vua, thua làm giặc”.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, chẳng riêng “giang hồ” mà “quan trường” – nơi trật tự, đạo lý lẽ ra luôn phải bên trên, ở trước nhưng cuối cùng cũng… “hung hiểm” chẳng khác gì giang hồ!
***
Tội lỗi của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm công nghệ cao (C50) đang được báo giới phơi bày…
Bốn năm trước, VTC Online hợp tác với Công ty Đầu tư - Phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) để tổ chức đánh bạc trên Internet: Phía VTC Online cung cấp cổng vào một khu vực “giải trí” trên Internet và phần mềm vận hành khu vực này cho CNC. CNC dùng cổng và các phần mềm mà VTC Online chuyển giao để phát triển cờ bạc trực tuyến.
Ông Phan Sào Nam – Chủ tịch Hội đồng Quản trị VTC Online đã ký với ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị CNC một hợp đồng, xác định sẽ phân chia lợi nhuận thu về từ chuyện tổ chức, điều hành hoạt động đánh bạc trên Internet theo tỉ lệ: VTC Online hưởng 60%, CNC hưởng 40%.
Sau đó, ông Dương ký riêng một hợp đồng với tướng Hóa, cam kết chia cho ông tướng đứng đầu lực lượng chống tội phạm công nghệ cao 20% số tiền mà CNC kiếm được từ sự “hợp tác” với VTC Online. Còn ông Nam thú nhận đã cho Cục trưởng C50 “mượn” một khoản tiền (hiện vẫn chưa rõ ông Nam cho mượn từ lúc nào, tổng số là bao nhiêu) và không có ý định… đòi lại. Theo logic, sự hào phóng của ông Nam tất nhiên cũng vì ông là một bên trong liên doanh tổ chức, điều hành mạng lưới cờ bạc trên Internet.
Tính tới khi mạng lưới đánh bạc trên Internet do VTC Online và CNC tổ chức và điều hành bị “lộ”, “liên doanh” vừa kể đã thiết lập được 25 đại lý ở 13 tỉnh, thành phố của Việt Nam với hàng chục triệu tài khoản. Theo ước tính do “lực lượng bảo vệ pháp luật” của Việt Nam công bố, giá trị giao dịch của hoạt động cờ bạc mà VTC Online và CNC tổ chức, điều hành tối thiểu là 2.700 tỉ đồng (đây là mức mà “lực lượng bảo vệ pháp luật” của Việt Nam chứng minh được). Trong 2.700 tỉ đó “liên doanh” đã đổi và chuyển ra ngoại quốc tối thiểu 3,6 triệu Mỹ kim.
Cũng theo báo giới Việt Nam, “liên doanh” VTC Online và CNC tổ chức đánh bạc trên Internet từ 2014, đến 2016, Bộ Thông tin – Truyền thông đã thu thập được một số chứng cứ và đề nghị Bộ Công an điều tra. Kết quả duy nhất từ đề nghị vừa kể là “liên doanh” bỏ cổng đang dùng vào lúc đó (Rikvip) để mở một… cổng mới (Tip.club) cho tới ngày hoạt động của “liên doanh” bị Công an tỉnh Phú Thọ phanh phui (1).
***
Chuyện liên doanh VTC Online và CNC được công an bảo kê để tổ chức, điều hành mạng lưới cờ bạc đã rộ lên trong dư luận và trên mạng xã hội từ cuối năm ngoái, sau khi Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng C50 cùng nghỉ hưu.
Tại một cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức hồi trung tuần tháng giêng năm nay, ba ông tướng từ một sao tới ba sao cùng xuất hiện để tăng thêm sức nặng cho việc bác bỏ tin đồn Trung tướng Vĩnh và Thiếu tướng Hóa có liên quan đến hoạt động của “liên doanh” VTC Online – CNC vì “vô căn cứ, thiếu cơ sở” (2).
Vào thời điểm ấy, trên hệ thống truyền thông chính thức còn xuất hiện những bài viết như: “Nửa ngày rau dưa với Trung tướng Phan Văn Vĩnh” (3), “Trung tướng Phan Văn Vĩnh: Chuyện của một người Anh hùng” (4),… nhằm “giải độc dư luận”. Ngoài việc khắc họa tướng Vĩnh, tướng Hóa như hai nhân vật phi thường đang gặp nạn, những bài viết như thế trên Giáo Dục, An Ninh Thủ Đô,… còn miệt thị thiên hạ, gọi chung là “chúng nó” bởi bịa đặt, loan truyền những thông tin đầy ác ý.
Chưa tròn hai tháng tính từ ngày Bộ Công an tổ chức cuộc họp báo vừa kể thì Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN chỉ đạo “điều tra mở rộng vụ án đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền mà Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố” để “làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, khách quan, chính xác, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật” (5).
Ngay sau đó tướng Hóa bị khởi tố, bị tạm giam.
Tới lúc này, hệ thống truyền thông chính thức mới bu vào để bày ra, mổ xẻ tội lỗi của tướng Hóa, từ bảo kê cho liên doanh VTC Online – CNC tổ chức đánh bạc, tới xây dựng trái phép. Giữa lúc thân nhân ông tướng mới bị tống vào tù và chủ thầu đang vội vàng đập bỏ phần xây thêm ngoài phạm vi giấy phép, đại diện chính quyền phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, tuyên bố, biệt thự của ông tướng hết thời còn “vi phạm quy hoạch cùng một số sai phạm khác” nên “sau khi rà soát”, các cơ quan hữu trách ở quận Nam Từ Liêm sẽ “xử lý dứt điểm toàn bộ vi phạm” (6). Có tờ báo còn cử phóng viên “điều tra” và nêu ra… nghi vấn, hồi còn cư trú ở Khu Tập thể Quận ủy Đống Đa, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, ông tướng mới ngã ngựa từng… bị tố lấn chiếm vỉa hè (7).
***
Dẫu đã được dư luận xác định là “đồng hội, đồng thuyền” với tướng Hóa nhưng cho đến giờ, hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam chưa chĩa mũi dùi vào tướng Vĩnh. Có thể vì họ đang chờ… đèn xanh!
Khác với thiên hạ, ngoài hệ thống đèn điều khiển hoạt động giao thông, ở Việt Nam còn có hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” của quan chức. Hệ thống tư pháp tại Việt Nam không có cả thẩm quyền lẫn chức năng vận hành hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” của quan chức. Chúng nằm trong tay Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Với một số cá nhân như ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thì hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” luôn xanh...
Một số trường hợp thì đèn chuyển từ xanh sang vàng rồi… thôi, như đã từng xảy ra đối với ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành phố Đà Nẵng, ông Phạm Văn Vọng – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Lê Phước Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, hoặc ông Vũ Huy Hoàng – cựu Bộ trưởng Công Thương.
Cũng đã có vài trường hợp, hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” của quan chức chuyển từ xanh sang vàng, sau đó trở thành đỏ như đã từng xảy ra với ông Đinh La Thăng – Bí thư Thành ủy TP.HCM, hoặc mới xảy ra với tướng Nguyễn Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, có cả những trường trường hợp đèn chuyển từ xanh sang vàng rồi đột nhiên… xanh trở lại, chẳng hạn như ông Phạm Sỹ Quý, sau hàng loạt sai phạm nghiêm trọng và dù không thể thuyết minh rành mạch về phương thức thủ đắc khối tài sản khổng lồ mai ai cũng có thể đoán từ đâu mà ra, vẫn chỉ phải thôi làm Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái để chuyển qua làm… Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh này!
Không cần soát xét kỹ lưỡng cũng có thể thấy, tại Việt Nam, việc xử lý những quan chức phạm pháp dường như không theo logic đã được xác lập tại hệ thống pháp luật hiện hành mà phụ thuộc vào tâm ý của người hoặc nhóm đang nắm giữ hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” của quan chức. Bảo việc cảnh cáo “ông” này, cách chức “ông” kia, tống “ông” nọ vào khám là nghiêm minh dường như hơi… quá!
“Lò” mà Tổng Bí thư Đảng CSVN đã “nhóm” và đang vận hành rõ ràng sẽ khiến nhiều quan chức run, sợ. Đó cũng là lý do tại sao “quan trường hung hiểm” chẳng khác… giang hồ.
***
Sáu năm trước, hàng trăm triệu người Trung Quốc công khai bày tỏ sự hoan hỉ của họ khi ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” và thề “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Hơn một triệu viên chức thuộc đủ mọi cấp của hệ thống công quyền Trung Quốc đã bị xử lý theo nhiều hình thức khác nhau.
Từ vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bình được giao kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Cuối tuần vừa qua, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết về giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thay vì phải thôi làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2022 bởi đã ngồi tại đó đủ hai nhiệm kỳ thì có tới 2.964 đại biểu của Quốc hội Trung Quốc, nhất trí “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước”, tạo điều kiện để ông Bình - nhân vật đề ra cam kết “tứ toàn” (Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện. Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện. Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện. Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện) có thể làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho tới hết đời. Chỉ có hai đại biểu phản đối “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước” và ba đại biểu bỏ phiếu trắng!
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” và thề “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân” ở Trung Quốc đã tạo ra một “hào kiệt”. “Hào kiệt” ấy giờ có thể “trường trị” như Mao Trạch Đông, hoặc Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật của Bắc Hàn
Đừng coi thường người và nhóm vận hành hệ thống đèn điều khiển “sinh mạng chính trị” của quan chức.
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/he-lo-hop-dong-bao-ke-danh-bac-ngan-ti-cua-tuong-cong-an-20180313081622222.htm
(2) http://plo.vn/thoi-su/bo-cong-an-noi-ve-tin-don-bat-trung-tuong-phan-van-vinh-750841.html
(3) http://thoibao.today/paper/nua-ngay-rau-dua-voi-trung-tuong-phan-van-vinh-2743588
(4) https://vn.sputniknews.com/vietnam/201801124632486-trung-tuong-phan-van-vinh-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung/
(5) http://soha.vn/ban-bi-thu-vu-danh-bac-rua-tien-o-phu-tho-co-lien-quan-den-can-bo-nganh-cong-an-20180311144145665.htm
(6) https://tuoitre.vn/thao-do-phan-vi-pham-biet-thu-cua-tuong-cong-an-to-chuc-danh-bac-20180312163649793.htm
(7) http://www.nguoiduatin.vn/nha-ong-nguyen-thanh-hoa-o-tung-bi-to-lan-chiem-via-he-a362110.html

Bộ TTTT: Thanh tra CP ‘sai kiến thức chuyên môn, áp đặt, suy diễn’

 Khánh An-VOA/15/03/2018 
Bộ TTTT nói “cho tới nay, chưa có bất cứ căn cứ nào cho thấy Dự án [Mobifone mua cổ phần AVG] gây thiệt hại về kinh tế đối với Mobifone và với Nhà nước”
Bộ TTTT nói “cho tới nay, chưa có bất cứ căn cứ nào cho thấy Dự án [Mobifone mua cổ phần AVG] gây thiệt hại về kinh tế đối với Mobifone và với Nhà nước”
Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) hôm 15/3 mạnh mẽ phản bác kết luận của Thanh tra Chính phủ về thương vụ Mobifone mua Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), nói rằng cơ quan này đã đưa ra các nhận định “không có căn cứ pháp lý”, “sai về chuyên môn”, “sai về thẩm quyền”, “suy diễn”, “có tính dẫn dắt để hiểu sai mục đích”.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đăng tin về báo cáo phản bác này, các trang tin trong nước đã đồng loạt gỡ bài.
“Giãy chết”
Trước những phản ứng qua lại “gay cấn” xung quanh thương vụ liên quan đến cơ quan quản lý truyền thông-báo chí, một số nhà quan sát thời sự cho đây là phản ứng “giãy chết” và “không còn đường lùi” của các quan chức liên quan.
Kết luận thanh tra kỳ này có cơ sở, có vẻ thuyết phục và khó phản bác, nếu không muốn nói là vẫn còn hơn nhẹ, ví dụ như phần nhận xét về trách nhiệm của Bộ TTTT hay Bộ Công an, đặc biệt là không nêu tên một quan chức nào cả.
TS. Phạm Chí Dũng.
Từ Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định với VOA:
“Tôi cho đây là một trong những nỗ lực cuối cùng, vớt vát được gì thì vớt vát. Hình dung nôm na giống như con gà bị cắt tiết, nó giãy rất mạnh trước khi chết. Nhưng tôi chắc chắn rằng công chúng Việt Nam, những người có hiểu biết về luật pháp, sẽ không ai công nhận điều đó cả”.
Theo đánh giá của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà kinh tế và nhà báo độc lập ở Việt Nam, kết luận của Thanh tra Chính phủ lần này “thuyết phục” và “khó phản bác”. Ông nói:
“Tôi cho rằng kết luận thanh tra kỳ này có cơ sở, có vẻ thuyết phục và khó phản bác, nếu không muốn nói là vẫn còn hơn nhẹ, ví dụ như phần nhận xét về trách nhiệm của Bộ TTTT hay Bộ Công an, đặc biệt là không nêu tên một quan chức nào cả”.
TS. Phạm Chí Dũng cho rằng phản bác của Bộ TTTT là một phản ứng “không còn đường lùi”.
“Được ăn cả, ngã về không. Bây giờ không còn là 5 ăn, 5 thua nữa mà gần như thua rồi nên họ chỉ còn cách phản ứng mạnh, không còn đường lùi. Trước đây cũng có những vụ mà phía bị tố cáo phản ứng mạnh mẽ nhưng cuối cùng vẫn thua vì bên nguyên đưa ra những chứng cứ không thể phủ nhận”.
Theo chuyên gia kinh tế này, con số thất thoát hơn 7.000 tỷ đồng trong thương vụ này là khá rõ ràng.
Thương vụ “nghìn tỷ”
Vụ Mobifone mua AVG bị dư luận chú ý sau khi doanh nghiệp nhà nước này bất ngờ công bố đã hoàn tất mua lại 95% cổ phần của AVG vào tháng 1/2016, nhưng lại không tiết lộ giá trị hợp đồng mua bán. Con số 8.898,3 tỷ đồng (gần 400 triệu USD) mua AVG chỉ được tiết lộ vào tháng 11/2016, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc thanh tra toàn diện vụ việc.
Trước áp lực từ dư luận cho rằng mức giá chuyển nhượng trên đã bị đội lên gấp nhiều lần so với giá trị thực của thương vụ để “ăn chia”, “lại quả”, tháng 7 năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng phải “khẩn trương” thanh tra vụ việc và ra hạn 50 ngày để báo cáo kết quả. Tuy nhiên, thời hạn này đã bị kéo dài cho tới hôm 8/3 vừa qua, khi ông Trọng một lần nữa lặp lại và nhấn mạnh đến mức độ “nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” của vụ việc.
4 ngày sau, Bộ TTTT ra thông báo Mobifone và AVG đồng ý hủy bỏ hợp đồng mua bán. Nhưng động thái bất ngờ này tiếp tục bị công luận phản ứng mạnh và yêu cầu phải truy rõ trách nhiệm của các quan chức liên quan.
Ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra và đề nghị khởi tố sau khi chỉ ra nhiều sai phạm “đặc biệt nghiêm trọng” của thương vụ Mobifone mua cổ phần AVG và đề nghị khởi tố điều tra.
Theo kết luận này, có rất nhiều khuyết điểm, vi phạm xảy ra ngay từ việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG, trong lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; việc lập dự án đầu tư, trình Bộ TTTT phê duyệt; trong ký kết thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và trong việc thanh toán chi phí dự án.
Kết luận cho biết tình trạng tài chính của AVG rất xấu tại thời điểm Mobifone mua 95% cổ phần, nhưng công ty viễn thông lớn thứ hai của Việt Nam đã không những không nêu lên tình trạng này trong báo cáo đầu tư, mà còn “đánh giá khả quan” về tình hình tài chính, kinh doanh của công ty này.
Kết luận thanh tra nói vi phạm của Mobifone đã gây “nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước” khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó có khoản thiệt hại do mua lại nợ của AVG là 1.134 tỷ đồng.
“Sai chuyên môn, phỏng đoán, suy diễn”
Phản bác nhận định trên, Bộ TTTT nói “cho tới nay, chưa có bất cứ căn cứ nào cho thấy Dự án gây thiệt hại về kinh tế đối với Mobifone và với Nhà nước”. Trong văn bản công bố ngày 15/3, Bộ này nói “Thanh tra là một việc làm đòi hỏi tính chính xác, cụ thể, có căn cứ rõ ràng. Do đó, việc sử dụng khái niệm ‘nguy cơ’, một khái niệm mang tính chất phỏng đoán, diễn tả một sự việc chưa chắc đã xảy ra là không phù hợp”.
Văn bản của Bộ TTTT cho rằng phương pháp xác định thiệt hại vốn Nhà nước mà Thanh tra Chính phủ thực hiện bằng cách sử dụng giá mua cổ phần trừ đi giá trị vốn chủ sở hữu của AVG tại thời điểm 31/3/2015 là “sai kiến thức chuyên môn”.
Tôi cho đây là một trong những nỗ lực cuối cùng, vớt vát được gì thì vớt vát. Hình dung nôm na giống như con gà bị cắt tiết, nó giãy rất mạnh trước khi chết. Nhưng tôi chắc chắn rằng công chúng Việt Nam, những người có hiểu biết về luật pháp, sẽ không ai công nhận điều đó cả.
Nhà báo Võ Văn Tạo.
Tương tự, với việc Mobifone mua số nợ phải trả của AVG, Bộ này nói “Pháp luật về tài chính không quy định khi mua cổ phần của doanh nghiệp thì phải loại trừ (không thừa nhận) các khoản nợ phải trả". Cơ quan này còn đưa ra các ví dụ của Vietcombank, Vietttinbank, là những ngân hàng có số nợ phải trả cao hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, và nói rằng “nếu theo cách hiểu của Thông báo Kết luận thanh tra là phải loại trừ các khoản nợ phải trả thì giá mua cổ phần các ngân hàng này là dưới 0 đồng”.
Đối với việc thẩm định giá mua cổ phần AVG, phản bác lại kết quả thanh tra cho rằng Bộ TTTT đã “thiếu trách nhiệm” khi sử dụng mức định giá mà AVG báo cáo lên mà không có tài liệu chứng minh tính chính xác, trung thực của báo cáo này, Bộ TTTT nói “việc xác minh thông tin AVG đưa ra là không cần thiết” vì theo Bộ này, mức giá 8.898,3 tỷ đồng Mobifone đề xuất thấp hơn khoảng 7.000 tỷ đồng so với mức giá thấp nhất mà các tổ chức thẩm định giá đưa ra là 16.565 tỷ đồng (AMAX). Từ đó, Bộ TTTT cho rằng kết luận của Thanh tra Chính phủ “không đầy đủ, có tính chất dẫn dắt để hiểu sai mục đích”.
Riêng về kết luận cho rằng Bộ TTTT đã tự đưa ra quyết định phê duyệt dự án khi chưa được Thủ tướng phê duyệt, Bộ này viện dẫn Luật Đầu tư nói Luật “không quy định Bộ TTTT phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hay chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án. Mặc dù vậy, Bộ TTTT vẫn thận trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Mobifone đầu tư mua cổ phần AVG”.
Ngoài ra, văn bản của Bộ TTTT nói việc Thanh tra Chính phủ kết luận Bộ này “thể hiện cố ý làm trái” khi có các khoản đầu tư bên ngoài truyền hình trong cổ phần mua lại của AVG là một sự “suy diễn theo hướng có lỗi”, vì “không có khái niệm mua cổ phần ‘một bộ phận’" trong việc mua lại doanh nghiệp.
Động thái phản bác của Bộ TTTT sau khi được một vài tờ báo đăng tin đã đồng loạt bị gỡ xuống chỉ trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Các nhà quan sát cho rằng đây là một hành động “can thiệp” rõ ràng phải ở cấp cao hơn cả Bộ TTTT, là cơ quan 'nắm' báo chí Nhà nước.
“Nếu quả thực báo chí phải gỡ bài vì chuyện này thì chắc chắn là có ý kiến chỉ đạo ít nhất là từ Ban Tuyên giáo Trung ương, nếu không muốn nói là từ Ban Bí thư”, TS. Phạm Chí Dũng nói.
Theo nhận định của nhà quan sát này, phản ứng mạnh của Bộ TTTT còn cho thấy việc “dàn xếp” hủy bỏ hợp đồng theo kiểu “nhả ra để thoát tội” không phải là “kịch bản được đạo diễn bởi Ban Bí thư”.
Ngoài ra, theo TS. Phạm Chí Dũng, phản bác theo kiểu tập thể của Bộ TTTT là không hợp lý, vì không phải quan chức nào trong Bộ TTTT cũng bị quy trách nhiệm trong vụ này.

Việt Nam ‘lộ’ tin một hòa thượng có 50 năm tuổi Đảng

VOA Tiếng Việt/16/03/2018 
Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Hòa Bình viếng Hòa thượng Thích Thanh Sam (TTXVN)
Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Hòa Bình viếng Hòa thượng Thích Thanh Sam (TTXVN)
Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng.
Hòa thượng Thích Không Tánh, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nói với VOA rằng có lẽ đây là lần tiên chính quyền Việt Nam chính thức thừa nhận một trong các lãnh đạo của giáo hội được Hà Nội hậu thuẫn là đảng viên của Đảng Cộng sản.
“Hồi trước tới giờ, họ âm thầm đào tạo các nhà sư, trong những nhà sư được thăng quan tiến chức, đảm nhận các chức danh lãnh đạo tôn giáo đều có tuổi Đảng cả, nhưng họ không nói rõ ra.”
Hồi trước tới giờ, họ âm thầm đào tạo các nhà sư, trong những nhà sư được thăng quan tiến chức, đảm nhận các chức danh lãnh đạo tôn giáo đều có tuổi Đảng cả, nhưng họ không nói rõ ra.
Hòa Thượng Thích Không Tánh
Truyền thông Việt Nam hôm 14/3 loan tin Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ đến viếng Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Sam, qua đời hôm 12/3 tại tỉnh Bắc Ninh.
Trước đó vào hôm 13/3, báo Nhân dân cho biết bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, cũng đã đến viếng đám tang Hoà thượng Thích Thanh Sam.
Theo Báo Bắc Ninh, vào năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng Nhất, cho Hoà thượng Thích Thanh Sam.
Cáo phó Hòa thượng Thích Thanh Sam trên Đài Truyền hình VTV (Facebook NKYN)
Cáo phó Hòa thượng Thích Thanh Sam trên Đài Truyền hình VTV (Facebook NKYN)
Trong một cáo phó, báo Giác Ngộ nói Hòa thượng Thích Thanh Sam sinh năm 1929, xuất gia vào năm 1942 và được kết nạp vào đảng năm 1962.
Trang này cho biết vào năm 1966, khi quân đội Mỹ bắn phá miền Bắc Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Sam đã “trực tiếp chỉ đạo một mũi nhọn xung kích dân công xã Cao Đức tham gia chiến dịch thủy lợi đào sông Đồng Khởi tại huyện Gia Lương do Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc phát động.”
Hòa thượng Thích Không Tánh nói một khi đã thọ giới thì không nên tham gia chính trị đảng phái nào cả:
“Khi quy y Phật là không còn tham gia vào đảng phái chính trị của thế gian. Nếu tham gia là phạm giới. Nhưng ở Việt Nam thì bị như vậy. Quần chúng hiện nay nói rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một giáo hội quốc doanh: nhà nước lập lên, làm cánh tay nối dài của Đảng để nắm giữ quần chúng, vì họ biết rằng đa phần người dân có tín ngưỡng là Phật giáo. Họ dùng tôn giáo làm phương tiện để nắm giữ quần chúng.”
Khi quy y Phật là không còn tham gia vào đảng phái chính trị của thế gian. Nếu tham gia là phạm giới. Nhưng ở Việt Nam thì bị như vậy.
Hòa Thượng Thích Không Tánh
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình An Viên thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, lúc sinh thời Hòa thượng Thích Thanh Sam nói: “Đã là người đi xuất gia thì phải lấy luật Phật làm đầu. Đã tu hành thì phải giữ đúng luật pháp của Phật dạy.”
Ông còn nói rằng trong thời chiến tranh ông đã xây hầm làm nơi trú ẩn cho cán bộ “giúp đỡ anh em ẩn nấp, thậm chí đưa cả cán bộ ẩn nấp ngay cả trên ban Tam Bảo, nằm trên Đại tượng.”
“Trong chiến tranh chống Pháp, giặc bắt tôi giải ra Phả Lại, bị tra trấn nhưng tôi quyết không khai báo một điều gì vì sợ sẽ làm lộ bí mật của cơ sở Đảng. Tôi vận động Phật tử đóng góp mọi mặt cho tiền tiến, chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.”
Trong chiến tranh chống Pháp, giặc bắt tôi giải ra Phả Lại, bị tra trấn nhưng tôi quyết không khai báo một điều gì vì sợ sẽ làm lộ bí mật của cơ sở Đảng. Tôi vận động Phật tử đóng góp mọi mặt cho tiền tiến, chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
Hòa thượng Thích Thanh Sam trả lời phỏng vấn Truyền hình An Viên
Hòa thượng Thích Không Tánh nói rằng việc cài cắm Đảng viên Cộng sản vào các tổ chức tôn giáo đã có từ trước năm 1975 và kéo dài cho đến ngày nay, nơi đó họ ẩn mình dưới bóng nhà Phật để hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức Đảng.
“Từ trước năm 1975 họ đã cho những người Cộng sản vào nằm vùng, hoạt động trong các chùa chiền tôn giáo, làm theo chỉ đạo của Đảng. Điều này là một chứng thực rằng dưới chế độ Cộng sản, Việt Nam không có tự do tôn giáo và tín ngưỡng.”
Trước khi qua đời, Hòa thượng Thích Thanh Sam từng đảm nhiệm các chức danh như Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, Chánh Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong 4 nhiệm kỳ, và nhiều chức danh khác.
Nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thuần túy, Đạo Cao Đài Chân truyền… vẫn chưa được chính quyền Việt Nam công nhận.
Trong phúc trình thường niên về tự do tôn giáo, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chính quyền Việt Nam thường xuyên hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các nhóm tôn giáo không được công nhận. Việt Nam phản bác rằng phúc trình của Mỹ về tình hình tôn giáo Việt Nam ‘bị sai lệch.’

Vụ ‘Mobifone mua AVG’: Những ai bị “xử” trước Hội Nghị 7?

Phạm Chí Dũng/Người Việt
Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN đang là trung tâm điểm của dư luận tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Động thái Thanh Tra Chính Phủ kiến nghị chính phủ chỉ đạo Bộ Công An “khởi tố điều tra” mà không phải là “xem xét và có thể khởi tố điều tra” vụ “Mobifone mua AVG” cho thấy có thể bản kết luận thanh tra đã được chỉ đạo từ Tổng Bí Thư Trọng từ trước khi được hoàn tất và công bố, còn chính phủ chỉ làm một thao tác hành chính là ban hành văn bản gửi Bộ Công An.
Mặc dù kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” của Thanh Tra Chính Phủ không nêu tên cụ thể một quan chức nào liên quan đến các sai phạm, nhưng có những dấu hỏi đương nhiên phát sinh: đó là những quan chức nào, thuộc các Bộ TT-TT, Bộ Công An, Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính…
Đặc biệt, liệu có sự cấu kết giữa những quan chức của Bộ TT-TT và Bộ Công An nhằm “nuốt gọn” 7 ngàn tỷ đồng?
Hoảng loạn Trương Minh Tuấn?
Vào những ngày này, Bộ Trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn – nhân vật đã leo lên bậc thang danh vọng và trở thành một trong những đầu ngành quan trọng của chế độ cầm quyền, được một số dư luận xem là “trùm thông tin” khi nắm giữ quyền sinh quyền sát đối với gần hết khối báo chí nhà nước, cũng là người đặc biệt tỏ ra “cực đỏ” và “kiên định chủ nghĩa xã hội” từ năm 2016 khi chính thức nhậm chức bộ trưởng, thậm chí còn lấp ló cơ hội soán cái ghế của Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Võ Văn Thưởng, lại trở thành tâm điểm của dư luận xã hội và mạng xã hội như “người có liên quan chính trong vụ Mobifone mua AVG.”
Vào Tháng Bảy, năm 2017, khi Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên phát biểu công khai về yêu cầu sớm công bố kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG,” đã xuất hiện nhiều tin tức trên mạng xã hội khẳng định ông Trương Minh Tuấn – khi còn là thứ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông – đã đứng ra phê duyệt bản hợp đồng “Mobifone mua AVG.” Theo đó, dư luận đồn đoán nhiều tầng nấc “liên quan” của ông Tuấn: “ngây thơ đổ vỏ” cho bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông khi đó là Nguyễn Bắc Son,” hoặc “dính vừa,” hoặc “dính đậm”…
Chưa rõ là trong thực tế ông Trương Minh Tuấn có dính dáng sâu đậm nào đến vụ “Mobifone mua AVG” với mức giá mua được kê khống đến hàng chục lần so với giá trị thực tế, chỉ biết rằng cấp trên của ông Tuấn là Nguyễn Bắc Son bị xem là “dính cực đậm.”
Không phải vô cớ mà vào những ngày gần đây, đã loan truyền tin tức về một nhân vật có tên là NBS đã phải âm thầm ôm 800 tỷ đồng đến nộp lại cho nhà chức trách để “khắc phục hậu quả.”
“Khắc phục hậu quả” là một khái niệm được đề cập khá nhiều trong khối đảng và Quốc Hội vào thời gian gần đây, đặc biệt đối với các vụ án tham nhũng. Tuy chưa chính thức, nhưng đang xuất hiện nhiều ý kiến trong Quốc Hội cho rằng nếu quan chức tham nhũng trả lại 3/4 số tiền đã “ăn” thì có thể được giảm án hoặc thoát tội.
Cũng đã xuất hiện một luồng tin tức hành lang về một vị luật sư nào đó đã tham vấn cho Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn, dẫn đến kết quả là ông Tuấn “đạo diễn” kịch bản hủy hợp đồng vụ “Mobifone mua AVG” và được quảng bá rùm beng – diễn ra chỉ 4 ngày sau cuộc họp của Tổng Bí Thư Trọng và Ban Bí Thư về xử lý vụ việc bị Thanh Tra Chính Phủ xem là gây thiệt hại đến 7 ngàn tỷ đồng này. Tức các quan chức quản lý lẫn kinh doanh sẽ không còn phải chịu trách nhiệm hình sự nào về cú thiệt hại “ăn không được thì nhả” đó.
Nhưng sau khi ngân khố quốc gia đã được “khắc phục hậu quả,” nghĩa là tiền ngân sách không còn bị thất thoát quá lớn trong vụ “Mobifone mua AVG,” liệu những nhân vật bị xem là “sai phạm rất nghiêm trọng” và đang tìm cách “ói ra để thoát tội” có phải chịu mức kỷ luật hành chính và trách nhiệm hình sự thích đáng như  “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” và những tội danh khác có thể cả “lừa đảo”?
Bịt miệng “người bịt miệng”
Một số dấu hiệu cho thấy có vẻ ông Trọng không muốn “cho qua” vụ các quan chức dính vụ “Mobifone mua AVG.”
Dấu hiệu rõ nhất là chỉ 2 ngày sau sự kiện hủy hợp đồng vụ “Mobifone mua AVG,” Thanh Tra Chính Phủ đã công bố toàn văn kết luận thanh tra vụ việc này, đồng gửi cho báo chí đăng tải, bấp chấp việc bản kết luận thanh tra này đang được trình cho thủ tướng chính phủ nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc lại đang công du ở Úc và New Zealand mà chưa kịp trở về nước để “xem qua.”
Cái cách công bố kết luận thanh tra có vẻ vượt cấp như thế đã khiến Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn dường như càng thêm hoảng loạn. Hình bóng Đinh La Thăng sau chấn song đang chợt ập đến.
Một ngày sau đó đã hiện ra một văn bản dài đến 30 trang về “Bộ Thông Tin và Truyền Thông phản bác kết luận thanh tra của Thanh Tra Chính Phủ.” Tuy nhiên và trái với nguyên tắc, văn bản này chỉ đóng dấu treo của Bộ TT-TT mà không có chữ ký của bất kỳ quan chức nào.
Đến lúc này, điểm bùng nổ bắt đầu phát tác. Chỉ ít giờ sau khi văn bản phản bác trên được công bố trên báo chí nhà nước, hầu hết các tờ báo đã lột gỡ tin này.
Vì sao gỡ? Ai hay cơ quan nào dám chỉ đạo gỡ bài của “trùm báo chí” Trương Minh Tuấn?
Trong một lần hiếm hoi của chế độ độc đảng ở Việt Nam, bộ trưởng thông tin tỏ ra “kiên định cộng sản” và thường ra lệnh bịt miệng báo chí phản biện đã bị chính những đồng chí của ông ta bịt miệng.
Chỉ có thể hiểu rằng cấp cao hơn của Bộ TT-TT là Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Thậm chí lệnh gỡ tin về văn bản của Bộ TT-TT có thể xuất phát từ Ban Bí Thư.
Cũng như Đinh La Thăng thẳng tay đàn áp nhân quyền nhưng đã bị đảng tước mất quyền công dân, có lẽ Trương Minh Tuấn đang thật sự cám cảnh thân phận một nô bộc bị thất sủng bởi chế độ.
Có thể lý do đơn giản là nếu trong vụ bắt tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, dường như ông Trọng muốn phát đi thông điệp “chống tham nhũng cả phe ta,” thì “phe ta” trong vụ “Mobifone mua AVG” cũng có thể phải “lên thớt,” mà nhẹ nhất là “luân chuyển cán bộ.”
Những ai bị “xử” trước Hội Nghị 7?
Chẳng phải tự nhiên mà ngay sau khi công bố kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG,” báo Tuổi Trẻ bỗng tỏ ra dũng khí khi rút tít “MobiFone mua AVG, Bộ Thông Tin-Truyền Thông có nhiều vi phạm” – như một cách gián tiếp “phang” Bộ Trưởng TT-TT Trương Minh Tuấn.
Theo đó và căn cứ vào bầu  không khí “sẵn sàng chiến đấu” của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An, có vẻ như quy trình lẫn hồ sơ tố tụng hình sự vụ “Mobifone mua AVG” đã cơ bản hoàn tất, chỉ còn đợi lệnh từ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và “Phó Tổng Bí Thư” Trần Quốc Vượng.
Một tiến độ mang tính tốc độ đang diễn ra trong “chuyên án Mobifone mua AVG”: từ cuộc họp của Tổng Bí Thư Trọng và Ban Bí Thư yêu cầu xử lý vụ này cho đến thời điểm công bố kết luận thanh tra chỉ có 6 ngày.
6 ngày cũng là khoảng thời gian kỷ lục mà Viện Kiểm Sát Tối Cao hoàn tất bản cáo trạng vụ “Đinh La Thăng và đồng phạm,” trong khi trước đó cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An đã hoàn thành báo cáo kết luận điều tra đối với ông Thăng chỉ trong vỏn vẹn 11 ngày.
Còn bây giờ, chỉ còn đợi lệnh từ ông Trọng…
Theo đó, việc Bộ Công An phát lệnh khởi tố và bắt bớ một số nhân vật vụ “Mobifone mua AVG” có thể diễn ra trong không bao lâu nữa, thậm chí có thể ngay trong Tháng Ba, năm 2018.
Môt chi tiết khác, tuy không được Thanh Tra Chính Phủ nhấn mạnh, nhưng lại đầy nguy hiểm và nguy biến đối với các đối tượng của chiến dịch “đốt lò” lần này: Thanh Tra Chính Phủ đã báo cáo, và trong thực tế đã chuyển toàn bộ bản kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” cho Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương từ Tháng Giêng năm 2018. Vô hình trung, ủy ban này chẳng cần phải làm gì nhiều mà chỉ kế thừa một kết quả thanh tra và biến nó thành kết quả kiểm tra đảng, dùng để “xử” những cán bộ cao cấp nằm trong diện Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư quản lý.
Tức từ cấp thứ trưởng trở lên.
Những quan chức nào sẽ bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “điểm danh”?
Liệu có tái hiện hình ảnh một ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng bị kết luận kiểm tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “loại khỏi vòng chiến đấu” vào Tháng Tư năm 2017?
Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra Hội Nghị Trung Ương 7 của đảng cầm quyền – dự kiến vào Tháng Năm, năm 2018, một hội nghị mà mà có thể tương tự Hội Nghị Trung Ương 5 vào Tháng Năm năm, 2017, là “xử tham nhũng.”
Cũng bởi thế, có thể sẽ xảy ra những bất ngờ và thay đổi lớn về mặt nhân sự, kể cả nhân sự rất cao cấp, từ đây đến Tháng Năm, 2018. (Phạm Chí Dũng)

Đắk Lắk: Nhiều giáo viên mất tiền hối lộ còn mất luôn chỗ dạy

Các giáo viên phản ánh với báo chí về việc bị chấm dứt hợp đồng lao động. (Hình: Báo Người Lao Động)
ĐẮK LẮK, Việt Nam (NV) – Để được đi dạy, nhiều giáo viên cho biết phải chung chi nhiều lần từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nhưng sau đó lại bị cắt xén lương và đang đứng trước nguy cơ mất việc.
Nói với báo Người Lao Động chiều 14 Tháng Ba, ông Trần Kỳ Rơi, giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đang xác minh việc một số giáo viên huyện Krông Pắk tố cáo phải hối lộ chung chi tiền mới được ký hợp đồng lao động. Cùng lúc, một số cán bộ của trung ương cũng về huyện Krông Pắk để “tìm hiểu thông tin liên quan” đến việc ồ ạt ký hợp đồng dạy học khiến huyện này dôi dư 578 giáo viên.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Minh, xã Ea K’Mút, huyện Ea Kar, đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng tố cáo ông Huỳnh Bê, hiệu trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Ngô Mây, xã Vũ Bổn, Krông Pắk, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Dân, phó trưởng công an huyện Krông Pắk, xác nhận đang điều tra vụ ông Huỳnh Bê , bị tố cáo “ăn chặn” tiền lương của nhiều giáo viên hợp đồng ở trường.
Theo đơn tố cáo, ông Bê đã nhận của ông Minh 120 triệu đồng để “chạy” việc cho con ông Minh. “Dù trong đơn tố cáo ông Minh khẳng định số tiền 120 triệu đồng là tiền chạy việc, nhưng trong giấy biên nhận của ông Bê thể hiện là tiền vay nợ và hứa sẽ trả lại đầy đủ.
Cô H., một giáo viên tiểu học ở huyện Krông Pắk, cho biết: Năm 2011, cô phải chi 15 triệu đồng cho hiệu trưởng để được ký hợp đồng lao động ngắn hạn 9 tháng. Sau đó, cô phải đưa cho ông hiệu trưởng này thêm 40 triệu đồng để được “tái ký hợp đồng ngắn hạn.”
Năm 2013, sau khi được gợi ý hối lộ để được ký hợp đồng vào biên chế, cô H. tiếp tục gom 40 triệu đồng đưa cho một cán bộ thuộc huyện Krông Pắk nhưng cuối cùng vẫn không được vào biên chế và sắp mất việc.
Tương tự, thầy D.X.S, giáo viên dạy tin học khối tiểu học, cho biết năm 2010, nghe thông tin huyện nhà có tuyển giáo viên hợp đồng nên làm hồ sơ ứng tuyển. Từ năm 2010-2012, để được dạy hợp đồng, thầy S. phải đưa 3 lần tiền, tổng cộng 35 triệu đồng. Đến Tháng Sáu, 2012, thầy S nhận được quyết định hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của ủy ban huyện Krông Pắk. Tiếp đó, năm 2014, được sự gợi ý của một hiệu trưởng ở thị xã Buôn Hồ, thầy S. đưa tiếp 110 triệu đồng để “chạy” vào biên chế.
Cô Nguyễn Thị Thanh Diệu, giáo viên trường Ngô Mây, chỉ ra sự chênh lệch giữa các bảng lương thực nhận và bảng do kho bạc duyệt. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Khi nhận tiền, người này có viết giấy “vay tiền” đưa cho thầy S. Tuy nhiên, đến nay thầy S. vẫn chưa được vào biên chế mà còn mất việc. “Tôi đã nhiều lần yêu cầu trả lại tiền nhưng người này tìm cách kéo dài thời gian và nói tiền đã chia ra nhiều nơi phải có thời gian lấy lại,” thầy S. rầu rĩ nói.
Bi đát hơn, thầy N.T.H, giáo viên hợp đồng dạy mỹ thuật tại một trường tiểu học cho biết, ngoài việc đưa tiền để “chạy” biên chế thì mỗi lần ký hợp đồng ngắn hạn, thầy H còn phải “tốn” cho hiệu trưởng từ 5-10 triệu đồng.
Điều đáng nói, theo thầy H., đầu năm 2013, trường của thầy có 28 lớp với 2 giáo viên mỹ thuật, 3 giáo viên thể dục. Căn cứ quy định như vậy đã đủ giáo viên, thậm chí không đủ số tiết theo quy định. Sau đó, dù số lớp không tăng nhưng khi ông hiệu trưởng mới về liền ký thêm 2 giáo viên thể dục, 2 giáo viên mỹ thuật dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên như hiện nay.
Cũng  báo này cho biết, không chỉ mất tiền, mất việc, nhiều giáo viên hợp đồng còn có đơn tố bị nhà trường ăn chặn lương.
Cụ thễ, cô Lương Thu Hằng, giáo viên toán trường Ngô Mây, nghẹn ngào khi đưa ra 2 bảng lương, 1 của bảng truy lĩnh lương hợp đồng của trường Ngô Mây dành cho giáo viên ký nhận, 1 bảng lương là của trường này thực nhận từ kho bạc nhà nước.
Theo đó, từ Tháng Tám đến Tháng Mười Hai, 2017, cô Hằng nhận được 2,052,000 đồng, song bảng lương thực lãnh của cô ở kho bạc có chữ ký của hiệu trưởng là 9,675,000 đồng.
Theo danh sách các giáo viên cung cấp, tại trường Ngô Mây có tổng cộng 7 giáo viên bị chi trả lương sai so với số thực nhận từ kho bạc. Trong 5 tháng trên, tổng số tiền của 7 giáo viên này nhận tại trường là 17 triệu đồng, còn ở kho bạc là gần 70 triệu đồng, chênh lệch 53 triệu đồng.
Thế nhưng, ông Dương Đăng Sơn, phó hiệu trưởng trường Ngô Mây, cho biết việc các giáo viên cung cấp bảng lương chênh lệch ông mới nắm thông tin. “Hiệu trưởng là ông Huỳnh Bê đang nghỉ ốm nên nhà trường và công đoàn đang vào cuộc xác minh, cụ thể thế nào thì phải chờ,” ông Sơn nói. (Tr.N)