Saturday, February 20, 2016

Bản lên án Công an Việt Nam bất chấp luật pháp, bạo hành với dân

GNsP (19.02.2016) – Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm lên án “thuộc hạ của Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an (người vừa được Đại hội đảng CSVN bầu chọn làm Chủ tịch nước) ngày càng ngang nhiên phạm nhiều tội ác ở nhiều nơi trên đất nước mà xem ra không có dấu hiệu suy giảm cũng như không bị trừng trị, khiến toàn thể nhân dân sống trong hoang mang lo sợ và công luận trong lẫn ngoài nước phẫn nộ phản đối.”

Untitled




“Lực lượng gọi là bảo vệ “an ninh công cộng” này thường xuyên phối hợp với côn đồ hay thậm chí giả dạng côn đồ để chà đạp luật pháp, sách nhiễu cuộc sống người dân, hăm dọa đánh đập cướp bóc những ai đấu tranh cho nhân quyền và công lý, kể cả các luật sư và các nhà tu hành…” Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm nhấn mạnh.
Sau đây xin gửi đến quý vị ‘Bản lên án Công an Việt Nam bất chấp luật pháp, bạo hành với dân’ của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm:
Bản lên án Công an Việt Nam bất chấp luật pháp,
bạo hành với dân
Kính gởi:
– Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
– Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế
            Trong năm vừa qua (2015) và đầu năm nay (2016), thuộc hạ của Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an (người vừa được Đại hội đảng CSVN bầu chọn làm Chủ tịch nước) ngày càng ngang nhiên phạm nhiều tội ác ở nhiều nơi trên đất nước mà xem ra không có dấu hiệu suy giảm cũng như không bị trừng trị, khiến toàn thể nhân dân sống trong hoang mang lo sợ và công luận trong lẫn ngoài nước phẫn nộ phản đối.
            Lực lượng gọi là bảo vệ “an ninh công cộng” này thường xuyên phối hợp với côn đồ hay thậm chí giả dạng côn đồ để chà đạp luật pháp, sách nhiễu cuộc sống người dân, hăm dọa đánh đập cướp bóc những ai đấu tranh cho nhân quyền và công lý, kể cả các luật sư và các nhà tu hành. Đặc biệt và cụ thể, chúng đã:
– hành hung đến đổ máu hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân ngày 03-11-2015 tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
– đánh đập vàcướp máy móc của luật sư Nguyễn Văn Đài ngày 06-12-2015 tại Nam Đàn, Nghệ An.
– chặn đường và hành hung linh mục Đặng Hữu Nam ngày 31-12-2015 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.
– trấn lột của cải và đánh bất tỉnh dân oan Nguyễn Huy Tuấn ngày 07-01-2016 tại Hưng Yên.
– bắt cóc và đoạt tài sản của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam ngày 09-01-2016 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.
– chận bắt và tạm giam nhà hoạt động Ngô Duy Quyền để xông vào nhà vợ (luật sư Lê Thị Công Nhân) cướp máy móc và tiền bạc ngày 04-02-2016 tại Hà Nội.
            ……….
            Giữa bối cảnh “nhà nước khủng bố”, “công an hành hung” và “côn đồ cướp giật” như thế, nổi lên một vụ việc kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, liên quan đến bản thân và gia đình cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, hiện trú tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Qua 3 lá thư kêu cứu liên tục (08-01, 10-02 và 17-02-2016), anh Trần Minh Nhật đã mạnh mẽ tố cáo những tội ác của công an Lâm Hà như sau:
          – Ngày 28-08-2015, sau khi đón anh ra khỏi trại giam, các bạn bè của anh đã bị chặn xe, đánh đập dã man và phá hủy tài sản trên đường từ Lâm Hà về Sài Gòn.
            – Ngày 08-11-2015, khi đi khám bệnh và lấy bằng tốt nghiệp từ Sài Gòn về, anh Nhật và bạn tù Chu Mạnh Sơn đã bị bắt vào đồn công an thị trấn Đinh Văn rồi bị hành hung tàn bạo.
            – Ngày 17-11-2015,vừa rời khỏi phòng khám vết thương do công angây ra, anh đã bị 8 tên lần trước hành hung mình ập vào đánh ngay giữa phố trước sự chứng kiến của người cha.
            – Ngày 25-12-2015, vườn của anh trai là Trần Khắc Đạt đã bị phá hủy: 155 cây café và 11 cây bơ đã bị chặt không thương tiếc. Riêng nhà anh Nhật bị nhổ 7 gốc tiêu.
            – Ngày 01-01-2016, vườn của anh trai Trần Khắc Đường bị thuốc chết một rẫy hồ tiêu khoảng 382 trụ. Riêng vườn nhà anh Nhật bị xịt thuốc khoảng 400 gốc tiêu.
            – Ngày 08 và 09-02-2016 (tức đêm giao thừa và mồng 1 tết Bính Thân), nhiều kẻ giấu mặt đã ném đá vào nhà anh.
            – Ngày 10-02-2016 (mồng 2 Tết, khoảng gần 1 giờ sáng), đống củi café khô trong sân cạnh nhà anh đã bị phóng hỏa, cháy lớn, mãi đến 3 tiếng đồng hồ sau mới có thể dập tắt, suýt nữa thiêu sống cả gia đình.
            – Ngày 11-02-2016 những kẻ phá hoại lại ném đá dữ dội và liên tục vào mái tôn nhà.
            – Ngày 12-02-2016 cả nhà anh và nhà hàng xóm bị xịt thuốc sâu ngay trước sân, khiến ai ra ngoài cũng bị đau đầu và ói mửa.
            – Ngày 13-02-2016, khoảng 23g45, các tên ‘côn đồ’ lại ném đá vào nhà, làm bể cửa kính và bóng đèn điện khiến các mảnh vỡ bay tứ tung. Cùng ngày, người anh trai là Trần Khắc Đường đã bị 5 công an chặn xe đòi đánh. Chúng còn đứng trước cổng, chửi bới lăng mạ gia đình với những lời lẽ tục tĩu nhất, cuối cùng còn dọa đốt nhà.
            – Ngày 14-02-2016, gà nuôi trong vườn nhà anh bị chếtdo ăn phải cơm và cám bị tẩm thuốc độc. Những gốc chè và hồ tiêu sát ngay hàng rào cũng héo do bị xịt thuốc. Gia đình hết sức lo sợ bị đầu độc vì hóa chất.
            Ngoài ra, cả các cháu anh Nhật và những trẻ em đến thăm lẫn học với anh đều bị đe dọa và cấm cản, vì công an luôn canh gác trước nhà ngày đêm. Cha anh đã bị ép xe hai lần, một lần ngay ngày mồng 1 tết. Gia đình anh hiện sống trong cực độ căng thẳng vì sự lộng hành của bọn người quyết tâm triệt hạ đường sống của họ.
            Trong đám công an – côn đồ trên, nổi lên hai khuôn mặt tàn độc: trung tá Đinh Huy Thai – trưởng công an huyện Lâm Hà, số hiệu 396-296 và công an viên Minh Long. Hai tên này từng đánh anh Trần Minh Nhật và nhiều lần đe dọa gia đình Anh.
            Tất cả sự lộng hành trên của công an, đặc biệt tại Lâm Hà, rõ ràng cho thấy:
– Nhà nước Cộng sản Việt Nam, qua bàn tay sắt máu của bộ Công an, tiếp tục dùng những thủ đoạn thâm độc đê hèn giấu mặt và biện pháp bạo lực dã man công khai để gieo rắc khiếp hãi giữa quần chúng, ngõ hầu nhân dân im tiếng trước bao sai lầm, thất bại và tội ác ngày càng chồng chất của chế độ.
– Đảng Cộng sản Việt Nam đang muốn đưa ra thông điệp: bọn thảo dân yếu đuối và bọn giặc cỏ dân chủ hãy nhớ rằng nền chuyên chính vô sản và bạo lực nhà nước vẫn là phương sách cai trị tại Việt Nam, vì nó cần thiết để duy trì sự thống trị của đảng và sự tồn tại của chế độ. Đất nước điêu linh, dân tình khốn khổ và Tổ quốc lâm nguy đều chẳng đáng quan tâm!
          Làm tại Việt Nam ngày 17-02-2016, kỷ niệm Tàu cộng xâm lăng biên giới phía Bắc năm 1979.
          Ban điều hành Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm

Sẽ thêm nhiều tàu chiến Mỹ chạy trên Biển Đông

SAN DIEGO (NV) - Sẽ còn có nhiều chiến hạm Hoa Kỳ chạy trên Biển Đông và Hạm Ðội 7 của lực lượng Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng, một vị tư lệnh hạm đội của Hoa Kỳ phát biểu.
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, ngày 29 tháng 1, 2016. (Hình: AFP)

Đô Đốc Scott Swift, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương phát biểu trong một cuộc hội thảo tại thành phố San Diego, tiểu bang California hôm Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016, như vậy nhưng từ chối cho biết cụ thể về các “vụ hoạt động tự do hải hành” sẽ diễn ra ở khu vực Biển Đông đang căng thẳng vì chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc.

Ngày 21 tháng 12, 2015, khu trục hạm USS Lassen đi vào bên trong 12 hải lý của một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Sau đó, ngày 29 tháng 1, 2016, khu trục hạm USS Curtis Wilbur đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo cực Nam của quần đảo Hoàng Sa. Báo chí Bắc Kinh giận dữ lên án Hoa Kỳ khiêu khích quân sự và đe dọa sẽ có phản ứng thích đáng.

Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. Đến năm 1988 mới xua quân chiếm một số bãi đá ngầm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Ông Swift cho hay ông không thể nói trước chiến hạm này và lúc nào thì một hành động bảo vệ “tự do hải hành” trên Biển Đông sẽ diễn ra. Ông cho hay, quyết định được đưa ra ở tầm mức quốc gia mà lực lượng Thái Bình Dương là lực lượng thi hành.

“Chúng tôi có lực lượng rộng lớn và sẵn sàng thực hiện các hoạt động nhiều mặt tại bất cứ thời điểm nào khi nhận được chỉ thị,” Đô Đốc Swift cho hay.

Trong khi Tổng Thống Barack Obama mở cuộc họp với lãnh tụ 10 nước ASEAN về vấn để tranh chấp và sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông thì có tin Trung Quốc đưa hai giàn hỏa tiễn phòng không tối tân HQ-9 đến bố trí trên đảo Phú Lâm, bản doanh của lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông. Phi cơ bay trong phạm vi 200 km quanh đảo này sẽ bị uy hiếp, bất kể là dân sự hay quân sự.

Không bao lâu trước đây, Trung Quốc đã đưa một số máy bay chiến đấu tới Phú Lâm. Các tin tức và không ảnh mới được trưng dẫn cho thấy không những Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà còn bồi đắp mở rộng một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa. Một số đảo này có cả bãi đáp cho trực thăng quân sự, không kể phi đạo dài hơn 2,000 mét cho phi cơ chiến đấu ở đảo Phú Lâm.

Tuy ngày càng bố trí nhiều phương tiện quân sự ở Phú Lâm, Bắc Kinh lại la lối rằng Mỹ đang “quân sự hóa” khu vực Biển Đông. Hôm Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016, Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ngang ngược nói rằng việc Mỹ cho chiến hạm đi gần, máy bay bay gần các đảo của họ ở Trường Sa cũng như Hoàng Sa bên cạnh các vụ tập trận với các nước khu vực mới là “làm tăng thêm căng thẳng” và mới thật là “quân sự hóa.” (T.N.)

02-19- 2016 5:07:27 PM

Hỏa tiễn Trung Quốc ở Hoàng Sa là ‘rạch mặt ăn vạ’

VIỆT NAM (NV)  - Song song với những chỉ trích mãnh liệt về chuyện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn địa-không ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa là nhận định, Trung Quốc làm như thế chỉ nhằm “ăn vạ.”

Phân tích không ảnh chụp bãi đặt hỏa tiễn của Stratfor. (Hình: Stratfor)

Việt Nam vừa gửi công hàm cho cả Trung Quốc lẫn Liên Hiệp Quốc, khẳng định, chuyện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn địa-không ở đảo Phú Lâm là “hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh an toàn và tự do hàng hải-hàng không.”

Ông Malcolm Turnbull, thủ tướng Úc, nhắc lại điều ông Tập Cận Bình từng đề cập là Trung Quốc không muốn sự trỗi dậy của mình gây lo ngại cho các quốc gia khác, để khuyến cáo rằng, nếu Trung Quốc thật sự không muốn như thế thì phải tôn trọng luật pháp quốc tế và tham gia giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông bàng những cơ chế hiện có.

Ông Turnbull còn cùng với ông John Key, thủ tướng New Zealand kêu gọi, Trung Quốc phải biết kiềm chế tại biển Đông, không xây dựng và cũng không quân sự hóa các đảo. Những hành động làm xáo trộn biển Đông cũng sẽ gây nguy hại cho an ninh và kinh tế của khu vực.

Giống như từng ứng xử với Hoa Kỳ, Trung Quốc phản bác những khuyến cáo này vì Úc và New Zealand không liên quan đến những vấn đề tại biển Đông. Trung Quốc cũng khuyến cáo Úc và New Zealand nên nhìn lịch sử một cách khách quan.

Đáp lại chỉ trích của ông John Kerry về việc ông Tập Cận Bình “bội tín” (hồi tháng 9 năm ngoái từng cam kết không quân sự hóa biển Đông, nay lại bày bố hỏa tiễn ở đảo Phú Lâm), Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân thuộc về Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ là phía... có lỗi do đã điều chiến hạm, phi cơ vào sâu vùng biển, vùng trời của Trung Quốc. Chưa kể còn gây sức ép để các đồng minh và đối tác tham gia tập trận.

Giữa bối cảnh như thế, Stratfor - một công ty tư vấn và tình báo công bố bản phân tích các không ảnh cho thấy Trung Quốc đã bày bố một giàn radar, hai cụm hỏa tiễn địa không loại HQ-9, mỗi cụm tám bệ phóng ở đảo Phú Lâm. Theo đó, chưa chắc Trung Quốc thật sự muốn leo thang về quân sự.

Với sự hỗ trợ của AllSource Analysis - một công ty khác cùng loại, Stratfort đã phân tích nhiều yếu tố và nhận xét, dẫu sự xuất hiện của các hỏa tiễn loại HQ-9 ở đảo Phú Lâm rất đáng quan tâm, song việc hai cụm hỏa tiễn này được đặt sát mép biển, trên nền cát và rất gần nhau dường như chỉ nhằm “biểu diễn sức mạnh,” chứ không thật sự là một bãi bắn đúng nghĩa để có thể “đáp trả khi cần.”

Dựa vào chính các không ảnh đã được công bố, Stratfor nhận định, nền cát nơi đặt hai cụm hỏa tiễn chỉ mới được bồi đắp xong cách nay chưa lâu. Starfor đã kiểm chứng những không ảnh được chụp hồi tháng 12 năm ngoái và phát giác lúc đó, nơi hiện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn vẫn còn đang được các tàu bơm hút cát của Trung Quốc bồi đắp.

Theo Stratfor, có thể do ý định đặt hỏa tiễn chỉ nhằm gửi một “thông điệp” nên nền của hai cụm hỏa tiễn không chắc và cát ở một số chỗ đã rã. (G.Đ)
02-19-2016 2:41:22 PM 

Đồng bằng sông Cửu Long ‘lưỡng đầu thọ địch’

VIỆT NAM - Khô hạn trầm trọng kèm nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền có thể khiến hàng triệu người cư trú tại đồng bằng sông Cửu Long trở thành đói, nghèo.

Lúa chết khô trên một cánh đồng ở Vĩnh Thuận, Kiên Giang. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hạn và mặn đã đe dọa đồng bằng sông Cửu Long cách nay vài năm song năm nay, mức độ khốc liệt của tình trạng này được xem như chưa từng có.

Cuối năm ngoái, hạn và mặn đã hủy hoại 34,000/58,000 héc ta lúa mùa ở Kiên Giang. Chưa kể 32,000 héc ta lúa Thu Đông ở Bạc Liêu và Cà Mau.

Sang năm nay tình hình còn tồi tệ hơn. Hạn và mặn đe dọa hủy hoại lúa vụ Đông Xuân của nông dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang.

Đông Xuân là vụ lúa chính của đồng bằng sông Cửu Long nhưng theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam thì có thể có tới 339,234 héc ta lúa không gặt hái được gì vì hạn và mặn.

Ngoài thiệt hại về lúa, các vườn cây ăn trái ở Vĩnh Long, Hậu Giang cũng bị thất bát đe dọa vì nước mặn tràn vào.

Những số liệu đo đạc cho thấy, trên sông Tiền, nước mặn đã lấn sâu vào đất liền khoảng 65 cây số. Nước mặn cũng đã đã xâm nhập vào sông Hậu một đoạn chừng 60 cây số. Những nhánh nhỏ như sông Vàm Cỏ ở Long An, nước mặn đã tràn vào một đoạn dài đến 95 cây số. Tương tự, nước mặn đã xâm nhập sông Cái Lớn ở Kiên Giang khoảng 60 cây số.

Hạn và mặn còn đẩy hàng trăm ngàn gia đình vào tình cảnh thiếu nước ăn uống, tắm giặt dù sống bên cạnh sông rạch. Ngay cả cư dân của những thành phố lớn ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thiếu nước dùng. Tình trạng này đã kéo dài hai tháng và chưa biết đến lúc nào mới chấm dứt.

Tại một hội nghị bất thường vì hạn và mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đang trở thành đặc biệt trầm trọng, ông Trần Công Chánh, bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, cảnh báo, chỉ hạn hạn không thì hết hạn, có thể khôi phục lại sản xuất. Còn bị nước mặn xâm nhập thì hậu họa có thể kéo dài tới hàng chục năm.

Đáng nói là theo dự báo của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam, trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, năm nay, tất cả các nơi còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn.

Trong khi giới lãnh đạo các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hối thúc chính quyền trung ương cấp tiền để xây dựng các con đê ngăn nước mặn thì ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn bảo rằng, công quỹ đã cạn. Muốn thực hiện các công trình chống hạn và ngăn mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì phải có khoảng bốn tỷ Mỹ kim.

Trong bối cảnh ngặt nghèo và cần hành động cấp bách, ông Phát chỉ hứa sẽ... bàn bạc với Bộ Tài Chính rồi... đề nghị thủ tướng Việt Nam chỉ đạo... Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư làm việc với... Ngân Hàng Thế Giới xin... vay tiền.

Tại sao hạn và mặn ở đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng trầm trọng? Các chuyên gia khí tượng-thủy văn và thủy lợi của Việt Nam, cho rằng do hai nguyên nhân: (1) Vì tác động của El Nino (trời khô nóng nhiều ngày, ít mưa, lưu lượng nước trong vùng giảm từ 30% đến 60%) kéo dài từ 2014 đến nay và (2) Do Trung Quốc trữ nước để vận hành các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, nước vốn đã thiếu lại còn thiếu trầm trọng hơn, đó cũng là lý do nước biển ồ ạt tràn vào. (G.Đ)
02-19-2016 2:59:26 PM 

Đại gia dầu khí tháo chạy khỏi Việt Nam

Nhiều “ông lớn” dầu khí nước ngoài đang lần lượt rút lui khỏi các dự án lọc dầu nhiều tỷ đô ở Việt Nam do một phần lo ngại giá dầu khó phục hồi.

Trì hoãn và rút lui
“Hiện nay nhà đầu tư vẫn chưa có động thái gì mới để triển khai dự án. Chúng tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án này. Nhà đầu tư hẹn đến giữa năm 2016 sẽ tính các bước tiếp theo”, một lãnh đạo của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định nhắc đến dự án lọc dầu Nhơn Hội với vốn đầu tư đề xuất lên tới 22 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT).
Trong khi đó, vị lãnh đạo này cũng cho biết, việc chọn nhà đầu tư trong nước để cùng tham gia dự án cũng chưa có tín hiệu nào mới. 
Dầu khi, lọc dầu, Nguyễn Mại, hóa dầu, đại gia, tăng trưởng, công nghiệp hóa, Bộ Công Thương, vốn lớn, FDI
Siêu dự án lọc hóa dầu luôn gây tranh cãi
Đã hơn 4 năm kể từ khi siêu dự án lọc dầu này được hé lộ và gây xôn xao dư luận, tiến độ dự án này vẫn chỉ dừng lại ở bản kế hoạch trên giấy. Cũng phải nói thêm, khởi điểm nhà đầu tư đề xuất dự án này là số vốn 28-30 tỷ USD và khi đó giá dầu vẫn cao ngất ngưởng.
Dù chưa thể nói gì về tương lai đại dự án này nhưng một trong những nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 được Ban Quản lý khu kinh tế Bình Định đặt ra là “tập trung phối hợp, hỗ trợ Tập đoàn PTT Thái Lan lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai Dự án Tổ hợp Lọc - Hóa dầu Nhơn Hội; Xúc tiến thu hút các dự án phụ trợ cho Dự án Tổ hợp Lọc – Hóa dầu”.
Cách đây ít lâu, Tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) đã chính thức có thông báo không tiếp tục đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Khi bày tỏ ý định mua 49% cổ phần của lọc dầu Dung Quất, Gazprom Neft đã đã đề xuất các gói ưu đãi với nhiều phương án khác nhau, trong đó phương án được Gazprom Neft trả giá cao nhất là khi được nhiều ưu đãi. Nhưng với sự rút lui này thì có vẻ các yêu cầu ưu đãi đã không có được sự gật đầu đồng ý.
Một tập đoàn khác cũng lặng lẽ rời bỏ dự án lọc dầu gần 4 tỷ USD ở Bà Rịa Vũng Tàu là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Qatar (QP). QP đã chính thức rút khỏi dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển của QP. 
Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn là dự án liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn QP. Vào tháng 9/2015 tại Qatar, đại diện của PVN, SCG và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) đã làm việc với QP về các điều khoản chuyển nhượng phần vốn của QP trong dự án lọc dầu Long Sơn.
Giá giảm: Mạo hiểm đầu tư lọc dầu?
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp Hội DN đầu tư nước ngoài cho rằng: Tôi ủng hộ việc các nhà đầu tư ngoại rút khỏi những dự án lọc dầu ở Việt Nam. Bởi vì trữ lượng dầu của Việt Nam không nhiều lắm, mỗi năm khai thác 14-15 triệu tấn dầu thô, như vậy chỉ 15-20 năm nữa là hết dầu. Nếu nhập dầu thô để sản xuất dầu tinh ở Việt Nam, rồi xuất khẩu thì giá trị gia tăng chỉ thêm 10%.
Dầu khi, lọc dầu, Nguyễn Mại, hóa dầu, đại gia, tăng trưởng, công nghiệp hóa, Bộ Công Thương, vốn lớn, FDI
Khu kinh tế Nhơn Hội
“Gần đây trên thế giới nguồn cung dầu thừa, giá dầu giảm mạnh, cho nên DN đầu tư cũng không lãi bao nhiêu nên họ rút” – GS Nguyễn Mại chia sẻ.
Tại hội thảo ở Đại học Kinh tế Quốc dân cách đây ít lâu, chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực cho rằng: Giá dầu giảm mạnh nên nhiều chủ đầu tư không đầu tư thêm vào dầu nữa. Tập đoàn PTT của Thái Lan ở Bình Định nói luôn giá dầu giảm chúng tôi đầu tư làm gì. Hiện nay cả Mỹ, Trung Đông ngừng không triển khai tiếp các dự án như vậy.
Thực tế, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua đang khiến các DN năng lượng thế giới phải cắt giảm đầu tư. Hãng tư vấn Wood Mackenzie cho hay có đến 68 dự án dầu khí lớn với tổng trị giá 380 tỉ USD đã và đang bị trì hoãn.
Những dự án lọc dầu ở Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình chung này. Song, GS.TSKH Nguyễn Mại lại có góc nhìn tích cực trước thực tế này.
Theo GS Nguyễn Mại, các dự án lọc dầu cần vốn đầu tư lớn, song giá trị gia tăng không cao, lại tạo ra không nhiều công ăn việc làm, nên đóng góp ngân sách cũng không lớn.
“Một dự án như lọc dầu Nhơn Hội phải sử dụng hàng trăm ha đất, nhưng số lao động trong chỉ khoảng dăm nghìn người. Trong khi đó, 100 ha đất, mới chỉ sử dụng 65 ha song nhà máy điện tử Samsung ở Bắc Ninh đã có 45 nghìn người có việc làm. Trong lúc đó, lọc dầu ô nhiễm môi trường ghê gớm. Do đó, những dự án lọc dầu của các nước như Singapore thường làm ngoài đảo, hoặc làm ở biển.
“Quan điểm của tôi từ lâu là không nên thêm nhà máy lọc dầu nữa. Công suất các nhà máy như trong quy hoạch dầu khí đã là đủ rồi. Chúng ta có nhiều hiệp định thương mại tự do mới, có cơ hội chọn các nhà đầu tư vào công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, dại gì chọn lọc dầu", GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.
Cùng quan điểm này, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển lưu ý: tình huống này chính là cơ hội để thay đổi. Đó chính là cơ cấu lại kinh tế để chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
17/02/2016  01:00 
Hà Duy

Bình cứu hỏa phát nổ trong ôtô con ở Thanh Hoá

Theo baogiaothong-20/02/2016 - 15:11
Ngày 20/2, một chủ xưởng sửa chữa ô tô ở Thanh Hóa cho biết, mới đây đã xảy ra một vụ nổ bình cứu hỏa trong chiếc xe ô tô của khách hàng mang đến gây hư hỏng nhẹ.
Bình- cứu- hỏa- phát- nổ- trong- xe- ô- tô- con (2
Bình cứu hỏa mi ni nổ tung làm đèn và hộp đèn phanh phía sau bị vỡ nát (Ảnh P.Tuấn)
Theo anh Nguyễn Trọng Thuận – Chủ xưởng sửa chữa ô tô Thuận Hòa ( có địa chỉ tại xã Quảng Thịnh, TP.Thanh Hóa) cho biết, cách đây ít hôm, khi nhóm thợ đang làm việc tại xưởng thì bất ngờ nghe một tiếng nổ lớn từ phía trong xe ô tô 38A-053.51 của một khách hàng đem đến sửa máy trước đó.
Bình- cứu- hỏa- phát- nổ- trong- xe- ô- tô- con.jp
Xe ô tô 38A-053.51 bị hư hỏng nhẹ sau khi vụ việc bình cứu hỏa phát nổ (Ảnh: P.Tuấn).
 “Khi đến xem thì chúng tôi phát hiện phía trong đằng sau xe chiếc bình cứu hỏa mi ni có nhãn hiệu Fire đã nổ bung nắp. Đèn và hộp đèn phanh phía sau bị vỡ vụn, kính bị om rạn, tấm che nắng và một số giấy tờ trong xe cũng bị rách toạc”, anh Thuận cho biết.
Bình- cứu- hỏa- phát- nổ- trong- xe- ô- tô- con (1
Sức công phá của vụ nổ khiến tấm che nắng trong xe bị rách toạc (Ảnh P.Tuấn).
Cũng theo anh Thuận, chiếc xe ô tô 38A-053.51 được đậu trong xưởng có mái che, không có tác động gì đến bình cứu hỏa để trong xe ô tô.
Ngay sau sự việc xảy ra, cơ quan Công an xã Quảng Thịnh cũng đã đến ghi nhận vụ nổ bình cứu hỏa nói trên.

Khởi tố BLĐ Liên kết Việt lừa đảo hơn 45.000 người

Theo Zing.vn- 20/02/2016 06:33 AM

Chỉ trong hơn 1 năm hoạt động, các bị can tại Công ty Liên kết Việt đã lừa đảo hơn 45.000 người với số tiền trên 1.900 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh đa cấp...

Tiến hành điều tra những hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Liên kết Việt), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 7 lãnh đạo và tổng đại lý của công ty này về tội danh trên.

Các bị can bị tạm giam gồm Lê Xuân Giang (Lê Xuân Hà), Chủ tịch HĐQT; Nguyễn Thị Thủy, Lê Văn Tú, đều là Phó tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Trường, Vũ Thị Hồng Dung, Lê Thanh Sơn, đều thuộc nhóm quảng bá, tuyên truyền, phát triển hệ thống đa cấp ở các tỉnh; Trịnh Xuân Sáng, phụ trách công nghệ thông tin của công ty này.

khoi to ban lanh dao lien ket viet lua dao hon 45.000 nguoi hinh anh 1
Bị can Lê Xuân Giang (mặc quân phục) tại một cuộc hội thảo của Liên kết Việt. Ảnh: lkv.com.vn

Thuê người phát triển hệ thống đa cấp lừa đảo

Bị can Lê Xuân Giang bị xác định là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt; đồng thời bị can này cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.

Các mặt hàng kinh doanh của Công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng.

Tháng 4.2014, Lê Xuân Giang đã ký hợp đồng với Nguyễn Thị Thủy mang nội dung thuê Nhóm “Quản lý, phát triển, kinh doanh của doanh nghiệp” để nhóm của Thủy thực hiện nhiệm vụ quảng bá bán hàng.
Cụ thể, nhóm này có trách nhiệm tổ chức phát triển hệ thống kinh doanh của Công ty Liên kết Việt, tư vấn thu hút khách hàng, tổ chức sự kiện (chi phí này do Giang chi trả); tư vấn thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, cố vấn chiến lược phát triển, phương pháp kinh doanh...

Để thực hiện những công việc, nhóm của Thủy được cấp mã số đứng đầu toàn bộ hệ thống kinh doanh cộng tác viên. Các cộng tác viên này thực chất là những người đóng tiền mua mã hàng dưới hình thức đa cấp của Liên kết Việt.

Nhóm này còn được độc quyền hệ thống cộng tác viên, được hưởng quyền lợi mãi mãi trong hệ thống. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, công ty của bị can Giang phải trả cho nhóm của Thủy 25 triệu đồng/tháng và 300.000 đồng mỗi mã hàng phát sinh trong hệ thống của Công ty Liên kết Việt.

Mạo danh doanh nghiệp Bộ Quốc phòng, đón bằng khen giả

Sau một khoảng thời gian để cho nhóm của Thủy tung hoành phát triển thị trường với mạng lưới cây đa cấp phủ khắp hàng chục tỉnh, thành phố, đến tháng 6.2015, Lê Xuân Giang đã bổ nhiệm Nguyễn Thị Thủy làm Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty.

khoi to ban lanh dao lien ket viet lua dao hon 45.000 nguoi hinh anh 2
Lễ đón bằng khen giả do Ban lãnh đạo Liên kết Việt dựng lên. Ảnh: lkv.com.vn

Khi có chức danh, Thủy và các thành viên trong nhóm làm ăn liều mạng hơn khi không e dè, mạo danh là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, tổ chức rầm rộ việc đón các bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhưng thực chất do các bị can làm giả... nhằm tạo uy tín để lòe người dân.

Bên cạnh đó, Thủy cho thực hiện viết các kịch bản tuyên truyền gồm những chương trình khuyến mại, thi đua như: Hoa hồng đại thắng, Hoa hồng nhân văn, Mã đáo thành công... nhằm khuếch trương việc chi trả tiền hoa hồng ở mức cao kỷ lục, thậm chí còn thưởng nhà, thưởng ôtô... cho đại lý.

Thực chất, những khoản thưởng khổng lồ này chỉ là lấy tiền của người nộp vào hệ thống sau trả hoa hồng cho người nộp tiền trước. Thủy còn xác định thu hút người tham gia vào cây đa cấp của mình với mức chi hoa hồng lên đến 65%, vượt cả mức quy định của Chính phủ là 40%.

khoi to ban lanh dao lien ket viet lua dao hon 45.000 nguoi hinh anh 3
Bị can Lê Thanh Sơn đang quảng cáo cho công ty trên truyền hình.

Từ những việc khuếch trương này, Thủy tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo quảng bá và mở rộng mạng lưới đến 21 tỉnh, thành phố trên cả nước, thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia mua mã hàng nộp tiền để chiếm đoạt. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có 1 chi nhánh tại TP.HCM và văn phòng đại diện ở 19 tỉnh thành.

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an xác định từ tháng 6.2014 đến tháng 7.2015, riêng Thủy và các thành viên trong nhóm là Trịnh Xuân Sáng, Lê Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Trường, Vũ Hồng Dung đã phát triển hệ thống đa cấp khổng lồ với hơn 45.000 người tham gia, tổng số tiền thu được trên 1.900 tỷ đồng.

Đáng chú ý, các cá nhân tham gia mua mã hàng hầu hết đều không nhận hàng mà để tích điểm thưởng nhằm nhận được hoa hồng theo sự chỉ dẫn từ nhóm của Thủy. Thông qua phát triển hệ thống, nhóm này nhận được số tiền thù lao cùng hoa hồng lên đến gần 44 tỷ đồng.

Khi cơ quan điều tra vào cuộc, tổng số dư trong tài khoản của Liên kết Việt chỉ còn hơn 45,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định các bị can đã thông qua hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp để lừa đảo số tiền trên 1.900 tỷ đồng.

Minh Quang

Hà Nội: “Bà hỏa” tấn công, 6 ki ốt bị thiêu rụi

Xuân Lực- 20/02/2016 13:09 PM
(Dân Việt) 6 ki ốt bán hàng tạp hóa tại ngã ba Biển Sắt (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị ngọn lửa thiêu rụi sau vụ hỏa hoạn sáng nay (20.2).

Thông tin ban đầu, khoảng 8h30 sáng nay, người dân đi chợ ở khu vực ngã ba Biển Sắt phát hiện khói đen bốc ra từ ki ốt 281 bán hàng tạp hóa. Người dân liền hô hoá và dùng bình cứu hỏa mini định dập lửa, nhưng bất thành vì ki ốt khóa cửa.

ha noi: “ba hoa” tan cong, 6 ki ot bi thieu rui hinh anh 1
Vụ hỏa hoạn thiêu rụi 6 ki ốt bán tạp hóa tại ngã ba Biển Sắt.

Ngay sau đó, người dân đã báo lực lượng PCCC và cơ quan quan chức năng địa phương. Một số chủ ki ốt kế bên vội vã di chuyển tài sản. Tuy nhiên, chỉ trong ít phút, ngọn lửa bùng phát sang các ki ốt xung quanh và có nguy cơ cháy lan rộng ra toàn bộ 20 ki ốt ở khu vực này.

ha noi: “ba hoa” tan cong, 6 ki ot bi thieu rui hinh anh 2
Nhiều chủ ki ốt kịp thời chuyển hàng hóa ra ngoài khi xảy ra hỏa hoạn.

Ngay sau đó, Phòng PCCC số 3 (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm) thuộc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã điều 6 xe chữa cháy, xe chở nước cùng lực lượng đến hiện trường triển khai dập lửa, chống cháy lan.

Tuy nhiên, nhận thấy đám cháy có diễn biến phức tạp, Phòng PCCC số 3 đã yêu cầu chi viện thêm. Ngay sau đó, 2 xe chữa cháy từ Phòng Cảnh sát PCCC Hà Đông cùng xe chữa cháy của Bộ Chỉ huy quân sự quận Nam Từ Liêm đến phối hợp dập lửa. Đến 10h sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã dập tắt hoàn toàn đám cháy.

ha noi: “ba hoa” tan cong, 6 ki ot bi thieu rui hinh anh 3
Vụ hỏa hoạn may mắn không gây thiệt hại về người, nhưng 6 ki ốt và hàng hóa đã bị thiêu rụi.

Theo thông tin ban đầu từ Phòng Cảnh sát PCCC số 3, vụ hỏa hoạn may mắn không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hoàn toàn 6 ki ốt kinh doanh hàng tạp hóa từ số 281 đến 287 ngã ba Biển Sắt, diện tích cháy khoảng hơn 200m2.

Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được điều tra, làm rõ.

Đại hạn 100 năm ở ĐBSCL: Dân khát cháy cổ, cây trồng héo hon

Huỳnh Xây -20/02/2016 06:32 AM
(Dân Việt) Không chỉ gây thiệt hại trầm trọng trên vựa lúa đồng bằng, tình trạng hạn, mặn gay gắt còn khiến người dân ở đồng bằng sông Cửu Long quay quắt vì thiếu nước sạch sinh hoạt, vườn cây ăn trái bị thất thu năng suất...


Dân khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt

Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, hạn, mặn đã gây ra tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt ở các huyện phía đông của tỉnh. Tỉnh đang cho triển khai mở các vòi nước công cộng và chuyển nước ngọt từ các địa phương khác về cho dân sử dụng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, do không có nước ngọt sử dụng nên hàng ngàn hộ dân ở thị xã Gò Công phải đi đổi nước ở nhiều nơi. Ông Lê Văn Tỷ ngụ ở xã Bình Đông, thị xã Gò Công cho biết: Do nắng nóng kéo dài, nguồn nước dưới sông bị thiếu nên nhà máy nước không cung cấp đủ. “Người dân trong xã phải chở can nước đi nhiều nơi để đổi nước về sử dụng với giá 1.500 đồng/can (30 lít). Nguồn nước đã trở nên khan hiếm từ trước Tết Nguyên đán đến nay” – ông Tỷ nói.

dai han 100 nam o dbscl: dan khat chay co, cay trong heo hon hinh anh 1
Người dân thị xã Gò Công, Tiền Giang phải đi đổi nước sinh hoạt. Ảnh: HUỲNH XÂY

Để có nước sử dụng, nhiều người dân ở xã Bình Đông đã đi sang xã khác (xã Bình Xuân) đổi nước nhưng cũng bị từ chối đổi vì không đủ cấp cho xã nhà. Theo UBND thị xã Gò Công, ngoài xã Bình Đông và Bình Xuân, nhiều hộ dân ở các xã lân cận như Long Hưng, Long Chánh, Long Hòa, Tân Trung cũng đang chịu tình cảnh tương tự.

Trước tình hình trên, thị xã Gò Công đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang cấp kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng để kéo đường ống từ nguồn nước máy đô thị đến các khu vực trên để cấp cho dân. Được biết, tình trạng thiếu nước ngọt cũng đang xảy ra gay gắt ở huyện Tân Phú Đông.

Để giảm bớt khó khăn cho người dân, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương thực hiện nhiều kế hoạch lấy nước ngọt về cho dân. “Ngoài việc thuê sà lan vận chuyển nước ngọt vùng Mỹ Tho cho dân sử dụng, tỉnh triển khai các dự án dẫn nước vượt sông để cung cấp sang các huyện cù lao. Đồng thời, đề nghị T.Ư hỗ trợ 81 tỷ đồng để triển khai các phần việc có liên quan” – ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nói.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, trong Tết Nguyên đán vừa qua, các hồ nước ngọt trên địa bàn tỉnh cũng không lấy được nước, khiến việc sinh hoạt của người dân trở nên vô cùng khó khăn… Hiện các cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang đã gấp rút triển khai các phương án hỗ trợ cho người dân tìm nguồn nước sạch sử  dụng trước mắt.

Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cũng cho biết, độ mặn trên 4‰ xâm nhập sâu trên các sông chính và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Trong thời gian tết, nước máy cung cấp cho người dân ở nhiều địa phương đã bị nhiễm mặn. Để ứng phó trước tình hình trên, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các  đơn vị có liên quan bố trí nguồn lực triển khai lắp đặt đồng hồ nước cho hộ dân ngay khi có yêu cầu trên mạng lưới cấp nước hiện hữu, đặc biệt đối với những vùng mà nhân dân đang thiếu nước sinh hoạt gay gắt…

Vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng

Sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bến Tre vừa quyết định công bố thiên tai xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bến Tre. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. 
Nhiều năm qua, tình trạng hạn, mặn chỉ ảnh hưởng phần lớn đến diện tích lúa ở những địa phương ven biển. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, hạn, mặn lại xâm nhập vào những địa phương nằm sâu trong nội đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến phần lớn diện tích cây ăn trái.

Cụ thể là Vĩnh Long - địa phương chưa từng bị mặn xâm nhập, trong dịp tết vừa qua, huyện Vũng Liêm và Trà Ôn đã bị mặn tấn công, ảnh hưởng trên 23.000ha diện tích. Nhiều vườn cây ăn trái, đặc biệt là cam bị héo, rụng lá vì nhiễm mặn bất thường.

Theo Phòng NNPTNT huyện Vũng Liêm, trong những ngày tết vừa qua,  xâm nhập mặn xuất hiện bất ngờ với độ mặn cao nhất là 9,2‰ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt và cây trồng. Mặc dù cơ quan chức năng đã phát hiện, cho đóng các cống ở các xã Trung Thành Tây, Quới An, Trung Thành Đông, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung Hiệp, Trung Hiếu và thị trấn Vũng Liêm, nhưng cũng đã có 17ha của 36 hộ dân trồng bưởi da xanh, sầu riêng, xoài bị thiệt hại.

Không riêng gì Vĩnh Long, thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy:  Huyện Châu Thành (Hậu Giang) và huyện Kế sách (Sóc Trăng) cũng đã có hiện tượng nước mặn xâm nhập vùng cây ăn quả, độ mặn có nơi lên đến 3‰. Trước tình hình trên, ngành chức năng các địa phương đang khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân.

“Tỉnh Hậu Giang đã chủ động phân ra 3 vùng sản xuất để phân công theo dõi diễn biến của nguồn nước và tuyên truyền người dân tiết kiệm nước, hạn chế thất thoát… Tới đây, tỉnh Hậu Giang có kế hoạch khoan 6 giếng ngầm, xây dựng 1 trạm cấp nước để đảm bảo tưới tiêu cho người dân” – ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang thông tin.

 Về tình trạng hạn, mặn ở ĐBSCL, PGS-TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng, người dân phải chấp nhận thiệt về năng suất cây trồng, để lấy nước ngọt sử dụng cho các phần việc khác. Đồng thời, phải biết sử dụng nước tiết kiệm và thay dần những loại cây trồng chịu hạn, mặn.

“Cơ quan chức năng cần có những đầu tư lớn trong công tác phòng chống như xây dựng hệ thống ngăn mặn và trang bị nhiều về máy đo độ mặn, nếu có thể đầu tư cho cả người dân nông thôn. Tránh chủ quan để rồi thiệt hại không hay” - PGS-TS Lê Anh Tuấn cảnh báo. /.

Sữa Kiều Liên và chuyện La Thăng

Hiệu Minh-20/02/2016
Ông Đinh La Thăng vừa nhậm chức Bí thư TpHCM, ngồi chưa nóng chỗ đã có những động thái tích cực. Thăm người nghèo, chỉ đạo xây đường cho bà mẹ VN anh hùng, tuyên bố ai làm hại thanh danh chính quyền sẽ bị “trảm”.

Ảnh: Soha
Lãnh đạo nên như thế thì mới mong thay đổi đất nước. Ngồi nhà nghe quân dưới báo cáo láo toàn chuyện chiến thắng, tô hồng rồi nịnh bợ, đút tiền, mới có chuyện Vinashin chìm nghỉm mà cha đẻ “quả đấm thép” không biết.
Sáng 18-2, ông Thăng thăm Củ Chi biết được đàn bò 40 ngàn con mà chỉ có 1/3 bán được sữa, nông dân ngao ngán. Ông lập tức muốn nối máy nói chuyện với TGĐ Vinammilk nhưng tiếc thay chủ tịch huyện không có số. Vinamilk là công ty sữa của bà Mai Kiều Liên sáng lập.
Ông Thăng ngao ngán nói với lãnh đạo UBND huyện Củ Chi “Không có số của TGĐ Vinamilk làm sao bán sữa?” và cho rằng, lãnh đạo huyện không liên lạc trực tiếp với Vinamilk thì làm sao giải quyết được vướng ở khâu nào.
Ngay sau đó đại diện Vinamilk cho biết, dù ông Đinh La Thăng có gọi điện thoại yêu cầu hỗ trợ nông dân Củ Chi thì Vinamilk sẽ phải đánh giá nhiều mặt, chứ “không thu mua ngay được”.
Giám đốc điều hành của Vinamilk, bà Bùi Thị Hương cho biết thêm “Nếu Bí thư Thành ủy yêu cầu Vinamilk hỗ trợ thì chúng tôi cũng phải kiểm tra thực tế. Những người dân không bán được sữa rơi vào những hộ nào, từ trước đến giờ có ký hợp đồng sữa với Vinamilk không hay đang bán cho doanh nghiệp khác? Hay họ chăn nuôi tự phát, quy trình chăn nuôi và chất lượng sữa có đảm bảo hay không?”.
Dù ông Thăng là bí thư thành ủy nhưng cũng coi là đại diện cho chính phủ vì ở nước mình đảng lãnh đạo…toàn diện. Việc ông yêu cầu chính quyền địa phương xem xét tại sao Vinamilk không mua sữa là hoàn toàn chính đáng.
Phía Vinamilk cũng khá chuyên nghiệp khi trả lời với công luận. Là công ty, lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu, không thể có chuyện vì nể bí thư thành ủy hay vì nhà nông mà cố mua sữa không rõ nguồn gốc. Hoặc gia đình nào phá vỡ hợp đồng thì không thể thương được.
Trách nhiệm của chính quyền đối với hoạt động doanh nghiệp và công ty như sau: (1) Cấp phép (Permission); (2) Chế tài hợp đồng (Contract Enforcement); (3) Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection); (4) Bảo vệ người làm thuê (Employee Protection); (5) Bảo vệ môi trường (Environmental Protection); (6) Thu thuế (Taxation); (7) và Bảo vệ nhà đầu tư (Investor Protection).
Trong trường hợp này, chính quyền huyện Củ Chi chỉ cần yêu cầu Vinamilk thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với từng gia đình. Nếu Vinamilk không thực hiện dù sữa đã đủ tiêu chuẩn thì Vinamilk phải đền bù như thỏa thuận. Đây chính là lúc chính quyền bảo vệ nhà đầu tư.
Nếu hộ nông dân nào hủy hợp đồng, bán sữa cho công ty khác thì chính quyền và Vinamilk không thể “thương” được. Kinh tế thị trường phải có chữ tín làm đầu nếu không muốn bị phá sản.
Hoặc nuôi bò không theo một qui trình để sữa không đảm bảo chất lượng thì cả chính quyền và Vinamilk nên mở các lớp đào tạo hướng dẫn cho nông dân làm thế nào cho đúng.
Về phía Vinamilk, đã đóng gói là sữa tươi thì nhất định phải là sữa tươi, không thể là sữa bột nhập từ Ba Lan, mang về Hà Nội pha nước đun sôi, đóng gói và gọi đó là sữa…tiệt trùng. Chính quyền phải mạnh tay nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Đạo đức kinh doanh cần cả hai phía, người cung cấp sữa và người sản xuất sữa. Trọng tài đứng giữa là chính quyền cần có luật pháp nghiêm minh và khách quan trong phán xét. Không thể chờ đợi đạo đức kinh doanh tự đến nếu quan tòa xử không công minh.
Người tiêu dùng cần nâng cao dân trí để đảm bảo “tiền nào của nấy”, không thể trả tiền mua sữa tươi bằng giá sữa bột pha nước sôi.
Làm được điều đó sẽ hết chuyện anh La Thăng phải ca bài sữa Mai Kiều Liên tại Củ Chi.
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160220/sua-kieu-lien-va-chuyen-la-thang#sthash.tVj2GROp.dpuf

Không được lăng mạ nhân dân

Xích Tử-20/02/2016
tuyentruyen.jpg

Năm ba năm gần đây, trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, nhất là trong các nội dung hoạt động sự nghiệp có tác động đến việc nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng, người ta hay nói đến việc nâng cao nhận thức người dân, nâng cao ý thức của cộng đồng.

Hiện tượng/quá trình đó hình như bắt đầu từ các dự án có nguồn lực tài chính từ nước ngoài; theo yêu cầu của các nhà tài trợ, cơ cấu các hợp phần của nội dung dự án phải bao gồm trong đó, thường ở vị trí đầu tiên, là nâng cao nhận thức. Hợp phần này chiếm một khoản kinh phí quan trọng.

Học tập từ đó, các dự án có nguồn gốc bản địa, bao gồm cả hoạt động quản lý, hoạt động sự nghiệp của nhà nước, cả hoạt động của đảng, các đoản thể “nhân dân” cũng rất chú trọng đến hợp phần này; có khác là trước cụm từ “nâng cao nhận thức”, có thêm “tuyên truyền” để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức mà chắc chắn sẽ ngốn nhiều tiền chi cho những người làm công tác tuyên truyền, một số nhận xét về dân/nhân dân như thiếu ý thức, nhận thức/ý thức thấp, kém, dân trí thấp ...trở thành phát ngôn quen miệng ở những người có trách nhiệm ở nhiều cấp khác nhau trong các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hễ có một hiện tượng tiêu cực nào đó xảy/diễn ra như về môi trường, giao thông, lễ hội, ..là người ta thi nhau đổ tội cho dân.

Lạ thật, lịch sử quan phương của chúng ta từ năm 1930 của thế kỷ XX đều nhất quán đánh giá nhân dân ta có nhiều ưu điểm, nhất là có lòng yêu nước nồng nàn, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một lòng một dạ đi theo con đường cách mạng mà đảng và Bác Hồ đã chọn, lại bị nhận xét đang ở trong tình trạng nhận thức kém, dân trí thấp, thấp đến mức chưa đủ để được hưởng những quyền tự do, dân chủ bình thường như các nước gần gũi khác.
Chỉ riêng giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, giác ngộ cách mạng thôi, có dân tộc nào bằng dân tộc chúng ta? Ưu điểm chính trị tinh thần đó có ngay từ những đưa trẻ 10 – 12 tuổi như Kim Đồng, Lê Văn Tám (sic) kia mà.

Có thể các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu/chiến lược diễn biến hoà bình lợi dụng sự tài trợ để nói xấu nhân dân ta; còn chúng ta, không nên vì sự bất lực của mình, vì sự không hoàn thiện của việc cai trị, hoặc vì sự cần thiết cho dự toán của dự án để tạo công ăn việc làm cho mình mà miệt thị, lăng nhục nhân dân mãi như vậy.

Xích Tử
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160219/khong-duoc-lang-ma-nhan-dan#comment-149379