Sunday, March 12, 2017

Chí phèo thời đại

Năm xích lô (Danlambao) - Chúng ta không nên trách hành động côn đồ của Đoàn Ngọc Hải (ĐNH). Cây đắng khó sinh trái ngọt, loài chuột phủ/độn bao nhiêu lông, nhét bao nhiêu tiền để đội lốt cọp? May chăng là dựa hơi nhất thời để rồi sẽ đắng cay bị trảm thành dê tế thần khi đảng có nhu cầu xoa dịu lòng dân và lợi ích nhóm như màn kịch già Hồ vệ-sinh-mắt sau khi giết trăm ngàn dân miền Bắc trong cải cách ruộng đất. Lợi ích nhóm đang bị xâm hại vì muốn côn an để yên thì dân phải chung chi, đã chung chi bây giờ bị dẹp là sao thưa các "đồng chí"? Chúng ta nên "thương" những con người ngu dại như ĐNH vì họ vô tình đại diện cho chế độ vô pháp bất luân để người dân và thế giới cận ảnh hơn về chế độ. Nhưng nhìn về hướng đấu tranh thì chúng ta cũng vô tình bị họ hướng dư luận vào những chuyện chẳng có gì đáng quan tâm để quên đi những gì cấp thiết hơn trong cuộc sống hiện tại.

Ông Hải đã thể hiện một Chí phèo thời đại, được "nâng lên tầm cao mới" vì vừa điên vừa nắm quyền sinh sát trong tay thì khỏi suy tư cũng biết "đoạn kết cuộc tình" khi hắn chẳng dựa vào luật nào để thể hiện tư cách đảng về thể chế "luật là tao, tao là luật" theo diễn giải bình dân học vụ là đảng nói và làm sao cũng được. Qua đó sẽ dễ hiểu hơn khi chúng ta thấy có những "quần chúng tự phát" hành xử côn đồ với những anh chị em đấu tranh ôn hòa nhưng côn an chẳng bao giờ thắc mắc và khởi tố. Nhân nói qua "quần chúng tự phát" xin được gợi ý với những anh chị em bị họ bạo động khủng bố, tại sao không trình tố chúng với nhà cầm quyền dẫu chưa, trên nguyên tắc chứng minh sự quan hệ họ ra sao nhưng nhà cầm quyền phải giải trình. Nếu đã đấu tranh "hợp pháp" thì phải dựa luật pháp để đòi hỏi những gì luật cho phép, nếu thấy chẳng hy vọng đạt trên khía cạnh luật pháp thì đấu tranh "hợp pháp" của bạn, xin lỗi là vô ích với chế độ, là sự hy sinh đáng tiếc.

Chúng ta hãy bình tâm để suy tư, đơn cử về trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga,... những người đấu tranh ôn hòa cho đất nước. Những Chị luôn thượng tôn pháp luật để rồi pháp luật hành xử ra sao với những Anh Thư này? Chúng ta nói những gì ưu tư lo lắng nhưng nhà cầm quyền có những quan tâm khác hơn nhưng xin hỏi chế độ biện chứng ra sao khi không quan tâm những gì nhân dân đang ưu tư? Nhà cầm quyền không quan tâm những nhu cầu cấp thiết của người dân thì nhà cầm quyền đại diện cho ai và phục vụ cho thứ gì? Tạm giữ/giam của chế độ hiện nay chứng minh một nhà nước độc tài.

Xin lỗi trở lại chuyện Chí phèo ĐNH. Có trách thì hãy trách cha mẹ của hắn từng buôn thúng bán bưng nhưng chế độ cũ chẳng bắt bớ xua đuổi để nuôi hắn phì thây và hãy lên án chế độ hiện nay đang dung dưỡng cho hắn mắng mẹ chửi cha thiên hạ. Không phải sao, cả nước đang thi đua học tập "giành lại vỉa hè" như vào chiến dịch "phỏng giái miền Nam" khi đất nước còn nhiều chuyện cần lưu tâm hơn. Chúng ta đừng để họ hướng dư luận vào những chuyện vô ích thay vì tập trung với những gì thực sự ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Xin lập lại, chúng ta đừng để chế độ CS dẫn vào những chuyện vô bổ mà quên bản chất của họ và những gì đáng ưu tư đang từng ngày xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân. Chủ quyền đất nước biển đảo, kinh tế an sinh xã hội, thực phẩm độc hại, Formosa, hạ tầng cơ sở đất nước và quan trọng nhất là hệ thống chính trị. Đã là hệ thống thì ai đáp ứng sẽ cùng đồng hành và đào thải nếu không đúng quy trình, đó là hệ thống khép kín có bảo chứng. Để thay đổi hay xóa bỏ hệ thống hiện hữu bạn phải biết làm gì.

Với một chế độ từ rừng rú man rợ phải đập đầu vỗ trán nghĩ vẫn chưa ra vì họ có óc và tâm đâu với đất nước mà suy với nghĩ, nhưng luôn đòi độc quyền lãnh đạo đất nước thì chẳng lạ đất nước trôi về đâu thì ĐNH chỉ là biểu tượng đại diện cho chế độ, ít nhất cũng ngang tầm tư tưởng HCM. Đất nước chúng ta chỉ có tự do dân chủ khi chế độ CS bị đào thải! Muốn là một chuyện nhưng làm sao là một quá trình cần tất cả những con tim yêu tự do dân chủ chung vai góp sức. Hãy tin thì sẽ đạt, có muốn thì hãy bước hỡi các bạn tôi yêu.

Đảng CSVN với hơn 40 năm cai trị miền Nam và hơn 70 năm toàn trị đất nước thì không thể viện chứng bất kỳ lý do nào cho sự bất lực của chế độ qua những lập luận "tàn dư Mỹ Ngụy để lại" hoặc "xây dựng khi Mỹ cấm vận",... bản chất của đảng CSVN là tay sai bán nước nên chưa bao giờ nghĩ đến quyền lợi đất nước nên sản sinh ra những con người như ĐNH.

Điều quan trọng xin được phép nhắc các bạn là luôn tỉnh táo để đấu tranh cho một VN tự do dân chủ. Muốn đạt ước nguyện thì ít nhất bạn phải hướng dẫn và đồng hành trong đấu tranh dẫu bận rộn cỡ nào! Bạn sẽ cảm nhận và khẳng định là chính nghĩa luôn thắng hung tàn! Tự do dân chủ sẽ đơm bông kết trái khi chúng ta cùng chăm sóc nuôi nấng và bảo vệ!

12/3/2017


Chuyên án rút ruột dầu máy bay được triển khai như thế nào?

Nguyễn Hoài Nam - Để thông tin chính xác hơn, giờ thì không còn là bí mật nữa, tôi post lên một phần thông tin trong chuyên án này, mong các báo tham khảo đưa tin cho chính xác cũng như quy mô của vụ việc.

Tháng 7/2016 từ nguồn tin, tôi thâm nhập điều tra tệ nạn rút ruột xăng dầu ở cảng Cát Lái. Tại đây cảnh rút ruột xăng, dầu công khai giữa ban ngày mà không cơ quan chức năng phát hiện. Trong số xe bồn vận chuyển xăng dầu, có những xe bồn vận chuyển dầu dầu máy bay (còn gọi là JET A.1) đi sân bay Tân Sơn Nhất, Liên Khương và Buôn Mê Thuột. Những xe bồn này sau khi ra khỏi kho đều tấp vào lề để tài xế cấu kết với hai băng chuyên rút ruột dầu thực hiện hành vi phạm tội.

Mở rộng điều tra ở kho A,B,C và Thành Lễ (huyện Nhà Bè), cảnh rút ruột dầu máy bay cũng y như ở Cát Lái. Kho A thì chỉ có xe chở xăng dầu thường. Còn ở kho B, C và Thành Lễ thì ngày nào cũng vận chuyển dầu máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất. Bỏ qua những xe bồn chở xăng thường vì đây là tài sản tư nhân, tôi chỉ tập trung đeo bám xe bồn vận chuyển dầu máy bay. 

Những đơn vị có xe vận chuyển dầu máy bay có tài xế cấu kết với Băng nhóm rút ruột dầu là Công ty nhiên liệu hàng không Việt Nam, Công ty đầu tư VOLANT, DN tư nhân Hoàng Nguyên, Binh Đoàn 18 và Petrolimex. Mỗi ngày có khoảng 50 chuyến về tân Sơn Nhất Còn lại sân bay Cần Thơ, Buôn Mê Thuột và Liên Khương mỗi ngày 1 chuyến. Riêng những chuyến xe bồn vận chuyển về các sân bay Liên Khương, Buôn Mê Thuột và Cần Thơ thì bị rút ruột nhiều gấp đôi các xe bồn về sân bay Tân Sơn Nhất.

Chứng minh bằng hình ảnh (clip) rõ như ban ngày, có 4 băng nhóm thực hiện hành vi rút ruột dầu máy bay ở các kho như Cát Lái (2 băng), kho B (1 băng) kho C và Thành Lễ (cùng 1 băng). Hằng ngày mỗi xe dầu máy bay ra khỏi kho là băng nhóm này rút ruột 4 can dầu máy bay (mỗi can 30 lít). Số dầu này được đại lý mang đi tiêu thụ ở Công ty xăng dầu, đổ vào bồn mang giao cây xăng trong TP, giao ở chợ Bình Điền và giao lẻ cho tiệm tạp hóa, lò bành mỳ trong TP...

Tính bình quân mỗi ngày có từ 50 - 70 lần chuyến xe bồn, cao điểm 160 chuyến/ngày và như vậy khoảng 10.000 lít dầu máy bay bị rút ruột/ngày. Theo giá nhập khẩu cho loại dầu này, mỗi ngày nhà nước bị rút ruột từ 150 đến 200 triệu đồng.

Có đầy đủ chứng cứ, phân tích và đánh giá vụ việc, dầu máy bay không chỉ là chuyện cháy nổ xe mà còn uy hiếp an toàn trong những chuyến bay nên tôi quyết định làm sâu, làm tận gốc để khi cung cấp, cơ quan Công an chỉ việc bắt tay thực thi nhiệm vụ. Tôi vẽ 1 sơ đồ đường đi và các điểm tập kết, cũng như những điểm rút ruột dầu máy bay mà tài xế cấu kết với băng nhóm thực hiện hành vi phạm tội, rất rõ ràng cụ thể. Tiếp đến là lập kế hoạch triệt phá để phía Công an tham khảo.

Ngày 30/12/2016 tôi bàn giao cho Cục CSHS Bộ Công an. Đánh giá chứng cứ, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng) báo cáo lãnh đạo Bộ xin xác lập chuyên án nâng từ cấp Cục lên cấp Bộ. Các Cục như Cục CSHS chủ công, Viện KHHS, Cục Trinh sát ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (Tổng Cục an ninh) được điều động tham gia chuyên án.

Ngày triệt phá ấn định là ngày 9/3. Lực lượng tham gia gồm 60 CSCĐ, 20 cán bộ trinh sát được điều động từ Hà Nội vào, 20 cán bộ Viện KHHS và 30 cán bộ trinh sát Cục CSHS ở TPHCM đồng loạt tấn công 7 điểm là quận 2 2 điểm, quận 7 2 điểm, Nhà Bè 4 điểm. Bắt quả tang 3 xe bồn, trong đó có 1 xe biển quân đội KP - 3632, đều được di lý về trụ sở Bộ Công an ở 258 Nguyễn Trãi. Tang vật hơn 30 ngàn lít dầu các loại được niêm phong ở nhiều kho khác nhau, chờ Viện KHHS giám định chất lượng. Gần 20 đối tượng bị bắt quả tang và khám xét khẩn cấp hết đêm qua mới hoàn tất.
Vụ việc đang điều tra mở rộng, chắc chắn sẽ có nhiều đối tượng bị bắt. Những lãnh đạo đơn vị vận chuyển sẽ bị điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm. Binh Đoàn 18 có 4 chiếc xe bồn thì 3 xe sẽ bị điều tra.

Có thể nói, chuyên án này là 1 tác phẩm báo chí điều tra kinh điển mà tôi đang xây dựng. Nó sẽ được viết thành sách, trong đó phải kể đến quá trình tác nghiệp gian nan, vất và và nguy hiểm, cũng như quá trình phối hợp triệt phá cùng cơ quan chức năng. Đó cũng là góp một phần nhỏ đẩy lùi cái xấu trong xã hội hiện nay.


Vũng Áng: Các đại gia bỏ của chạy lấy người, dân nghèo ở lại ôm Vũng Lầy mà sống

Tháng Chín (Danlambao) - Thảm trạng môi trường do Formosa gây ra và chủ trương mặc kệ những hệ luỵ, để biển tự phục hồi của nhà cầm quyền đã dẫn đến tình trạng thê lương của Vũng Áng. Nhiều dự án đã bị đình trệ hoặc hủy bỏ, các hoạt động thương mại, du lịch xuống đụng đáy, thất nghiệp đụng trần. Các doanh nhân, con buôn, đại gia bỏ của chạy lấy người. Còn lại là những người dân đang vất vưởng qua ngày.

Nhiều người dân Vũng Áng đã phải bỏ làng, bỏ xóm chài ra đi tha phương cầu thực. Số còn lại vẫn chờ nhà cầm quyền thanh toán tiền bồi thường đã được chung chi bởi Formosa. Đến giữa tháng 3, 2017 các quan cộng sản chỉ mới đưa lại 157.7 triệu USD cho người dân, 30% của 500 triệu đô mà Formosa đã ký trả.

1 năm ròng rã trôi qua người dân 4 tỉnh miền Trung vẫn chịu trận với "đảng tai" sau tai ương do Formosa gây ra.

Hiện nay tại Khu kinh tế Vũng Áng đã có 20 dự án bị hủy bỏ. Những dự án lớn như như nhà máy liên hợp gang thép của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh với vốn đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng), dự án nhà máy sản xuất than cốc của Công ty CP Công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh, với vốn đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng cũng đã tan thành mây khói. 51 mỏ đá hiện nay chỉ còn 5 mỏ hoạt động cầm hơi và các chủ mỏ khác phải bán tháo tài sản để tháo chạy. Còn lại là các công nhân không biết ngày mai, tháng tới, năm sau cuộc đời sẽ ra sao.

Với tình trạng du lịch xuống cấp thành con số không, nhiều trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng đã đóng cửa, bỏ hoang. Những thiệt hại gián tiếp từ thảm họa Formosa như hạ tầng cơ sở bỏ hoang, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng không sử dụng đã không nằm trong danh sách được bồi thường và không nằm trong mối quan tâm của đảng.

Mối quan tâm của đảng trong thời gian qua và những ngày tháng sắp tới là đầu tư công sức để thanh trừng lẫn nhau, giành lại những chiếc ghế làm ra tiền, những vỉa hè từ tay phe khác về tay phe mình để thu phí, tiếp tục cúi đầu nhắm mắt cho Formosa tiếp tục hoạt động và trấn áp, ngay cả bỏ tù những công dân đòi hỏi nhà nước phải bồi thường cho dân, phải bảo vệ môi trường và tống xuất Formosa.

12.03.2017

Kẹt quá bác ơi!!!

Tư nghèo (Danlambao) - Ngày con cháu bác hoàn thành sứ mệnh đánh cho chết mẹ đồng bào Việt Nam, má Tư giàu (lúc đó còn giàu) mừng quá, đi khắp làng khắp xóm mà rằng: nhờ mấy ông cách mạng vào nên Việt cộng hết pháo kích! Riêng Tư tui thì "những ngày xưa thân ái, tui trả lại cho ai"; tui bỏ hết những em Trưng Vương, Gia Long, bắt chước chú Tố Hủ: "Trái tim anh chia ba phần tươi... rói, anh dành riêng cho đảng phần nhiều", rồi thì "thương em thương một thương ông (bác) thương mười". Sau ngày được giải phóng sạch trơn, không còn gì quý hơn bác Hồ, nên cháu Tư vắt giò lên háng đâm đầu chạy theo bác.

Chạy theo bác không dễ! Bác suốt đời còn trinh nên cứ phải gân cỗ lên cãi với lũ phản động xóm Bàn Cờ rằng: Bác chui vào mùng đồng chí Minh Khai là vì đồng chí ấy... lạnh; Bác xoa xoa bóp bóp cô Xuân vì cô ấy bị trúng gió, thương hàn; Bác thụt thò với Tăng Tuyết Minh là để đêm đêm vừa ngửi mùi hương vừa học tiếng Tàu ngộ ái nị; Bác biểu chú Tiên viết đời hoạt động của bác cho trung thật thì chú Tiên thương hòn bi của bác nên mơn mê hơi nhiều, sau này bác có gọi riêng vào phòng phê bình dữ dội; Còn cái dzụ bác bịt râu đi xem các đồng chí ở dưới bẻ cổ bà Cát Hanh Long là vì bác tưởng nhớ đến ân nhân, phải có mặt vào giờ phút cuối cho có nghĩa ơn tình...

Chạy theo bác không dễ! Chạy được vài năm thì Tư giàu biến thành Tư nghèo cho đúng con đường bác-đi. Tư vẫn tin (và) tưởng (tượng) bác tốt, mấy chú đời sau xấu. Không có bác bên cạnh để dạy dỗ trực tiếp cho các chú sống và chiến đấu theo gương bác vĩ đại nên lãnh đạo lớn nhỏ bây giờ tự diễn biến, tự thoái hóa hết trơn.

Tiếc thương cho cái sự nghiệp tổ chảng của bác để lại, Tư tui cũng viết kiến nghị, kiến cò gửi các đồng chí lãnh đạo đời nay xấu hơn đời xưa chút chút. Lúc nào Tư cũng rình rình nhét vào một câu bác Hồ dạy cái này, bác Hồ biểu cái kia để tìm đường cứu đảng. Ruồi bu kiến đậu được vài năm, thấy không xong Tư tui bèn rón rén bước ra khỏi vòng tròn phản biện, nhảy xuống vỉa hè biểu tình phản đối lãnh đạo này và bênh lãnh đạo kia cho nó lành. Xách theo cái hình tổ chảng của bác để các chú công an thấy mà nể. Mà dễ nể thiệt. Tư tui ôm đầu máu chạy về nhà với tấm hình của bác tả tơi như quần xì líp của thím Nông Thị Xuân sau khi bác giao thím ấy cho chú Trần Quốc Hoàn vừa quy hoạch vừa quản lý.

Vậy mà Tư tui vẫn nhất quyết... không có gì quý hơn bác Hồ.

Bắt chước bác hay giao hợp với các cô nước ngoài, Tư tui ít bản lãnh hơn, chỉ giao lưu với một đồng chí gái Cu Ba mà Tư bốc được khi cô ấy bắt xe ôm của Tư đi rong khắp thành phố mang tên người.

Thư qua thư lại, tiếng Anh của Tư tui cũng cỡ như đồng chí Thủ tướng madzê in của mình, nhưng cuối thư lúc nào Tư cũng kết bằng một câu vinh danh bác.

Nào là: Live, fight, learn following mirror of great Uncle Ho;

Rồi thì: The Great Uncle Ho lives forever in our pants;

Có lúc: We celebrate the 105th anniversary of Uncle Ho's journey to save our homeland;

Xài nhiều nhất là: Life life remember thank the great Uncle Ho.

Xong lại còn tái bút rằng: yêu you yêu một yêu Uncle Ho yêu mười. Mới ghê chớ!

2 đứa bạn từ thời Tư nghèo còn mặc quần xà lỏn là Út vịt lộn và Sáu thợ hồ biết chiện, nói woài với Tư nghèo rằng Tư mi ăn phải bả bác Hồ. Tư nghèo không tin, nhất định hổng chịu, cho đến ngày hôm qua nhận được thư của em Cu Ba gửi sang rằng:

Anh Tư rất yêu dấu,

Hôm trước em ngồi gú gồ qua lại Việt qua Anh, Anh qua Việt đống thư của anh Tư để em học ngôn ngữ nước anh. Dịch một hồi lòi ra mấy cái câu về Uncle Ho anh viết nó ra vậy nè anh:

Live, fight, learn following mirror of great Uncle Ho: Sống, chiến đấu học tập theo gương Bả chó vĩ đại.

The Great Uncle Ho lives forever in our pants: Bả chó vĩ đại sống mãi trong quần em.

We celebrate the 105th anniversary of Uncle Ho's journey to save our homeland: Chúng em chào mừng kỷ niệm 105 năm ngày Bả Chó ra đi tìm đường cứu nước.

Life life remember thank the great Uncle Ho: Đời đời nhớ cám ơn Bả Chó vĩ đại!

Sao kỳ vậy anh!!!

Em rất yêu của anh!

Celia de la Cruz


Ps. Yêu em yêu một yêu Bả Chó yêu mười là sao anh!!!

Dzậy là thấy mẹ Tư nghèo rồi bác ơi! Làm sao trả lời em gái thành đô đây Bác!

Và rồi, chẳng lẻ con Út vịt lộn, thằng Sáu thợ hồ nói nói Tư tui ăn phải Bả Chó!!! 

Kẹt! Và kẹt quá trời wơơơiiii!!!

12.03.2017

Đinh La Thăng cởi truồng chiến dịch giải phóng vỉa hè của Đoàn Ngọc Hải

CTV Danlambao - Giải phóng vỉa hè được phe nhóm truyền thông lề đảng mặc cho một bộ đồ trang trọng, ý nghĩa, văn minh, dấn thân với hành động cương quyết "được nhiều người dân tán thành" của Đoàn Ngọc Hải. Đùng một cái, chúa tể thành Hồ đã cởi sạch sành sanh bộ áo này để lòi ra chân dung dơ dáy của toàn sự việc: các quan chức cộng sản bán vỉa hè cho dân và bắt dân nộp tiền hàng tháng.

Tại hội nghị quán triệt thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị thành Hồ vào sáng ngày 11.03.2017, Đinh La Thăng đã tiết lộ rằng: người dân gửi tin nhắn cho Chủ tịch UBND thành Hồ là hằng tháng đều nộp tiền cho phường để được sử dụng vỉa hè. (*)

Điều cần ghi nhận là trong cú cởi truồng sự việc này, Đinh La Thăng dùng "lời nhắn của người dân" để tung ra những điểm sau:

"Dân thắc mắc tại sao đóng tiền rồi còn bắt người ta dẹp". Đây là một cách gián tiếp chửi vào mặt Phó quận Đoàn Ngọc Hải. Ai là người "còn bắt người ta dẹp"? nếu không phải là Đoàn Ngọc Hải. Thế mà Đinh La Thăng lại đểu thêm 1 câu: "đừng để anh (Đoàn Ngọc) Hải như một ngôi sao cô đơn"! Chuyển dịch ý của Thăng là: chỉ có một mình tên Đoàn Ngọc Hải là đi bắt người ta dẹp khi mà người ta đã đóng phí vỉa hè!

"Nếu người dân không nộp tiền thì liệu có bày biện, lấn chiếm tràn lan như hiện nay không?" Rõ ràng là Đinh La Thăng tung hê toàn bộ nguồn cơn của vấn nạn vỉa hè. Rõ ràng là Đinh La Thăng xác nhận tệ trạng tồn tại là do các quan tham của đảng ông ta dung dưỡng, bảo kê để  biến thành một dịch vụ làm giàu.

"Quyết liệt nhưng phải nhân văn, thấu tình đạt lý." Một lần nữa, Đinh La Thăng mắng vốn cung cách cường hào ác bá của Đoàn Ngọc Hải và đám hồng vệ binh quận 1.

Đàn em của Đinh La Thăng là Nguyễn Ngọc Tường, phó Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông thành phố đã hỗ trợ đàn anh bằng cách bồi thêm một nhát:

"Ai chống lưng? Phải có người chứ? Nội bộ mình chắc chắn có vấn đề. Để người dân tự giác, tự tháo dỡ thì mới bền vững. Mình xuống đập phá, dọn dẹp thì không có hiệu quả lâu dài." Còn gì lộ liễu hơn với cụm từ "Mình xuống đập phá""Mình" là ai nếu không phải là "ngôi sao cô đơn" Đoàn Ngọc Hải mà ông quan lớn Đinh La Thăng vừa đểu xéo!?

Thế thì việc mình vừa thu tiền và mình vừa xuống đập phá đến bây giờ "thành quả" ra sao? Theo ông Trần Thế Thuận, chủ tịch UBND quận 1: "từ ngày 16/1 đến nay, quận đã ra quân 23 lượt, lập lại trật tự ở 45 tuyến đường trên 10 phường, đã lập biên bản xử lý trên 1.200 trường hợp vi phạm, với số tiền xử phạt hơn 800 triệu đồng."

Vậy là người dân phải chịu cảnh một cổ tới 3 tròng: mỗi tháng đóng tiền, 1 lần nộp phạt và 1 lần phải sửa sang những gì đã gây ra bởi cái đám mà ông Nguyễn Ngọc Tường nói "Mình xuống đập phá".

Khó mà có thể tin rằng Đinh La Thăng và bầy đàn đang ngồi ở thành ủy từ trước đến giờ không biết gì về chuyện kinh doanh vỉa hè của các cán bộ đảng nằm trong địa bàn cai quản của ông ta. Do đó, cái gọi là "tin nhắn của người dân" chỉ là cớ. Đây lại vẫn là chiêu trò lấy nhân dân ra làm phương tiện để đập nhau. Nộp tiền cũng là nhân dân, gây ra tệ trạng cũng là nhân dân, lãnh búa tạ cũng là nhân dân, nộp phạt cũng là nhân dân, và phương tiện để đồng chí đập đồng rận cũng là nhân dân.

Chuyện Bí thư thành cởi truồng phó quận cũng cho thấy trong đảng trên dưới chẳng tên nào chịu thua tên nào và giải phóng vỉa hè chỉ là cuộc chiến tranh giành lãnh địa kinh doanh giữa các phe nhóm. Vỉa hè rồi cũng sẽ như cũ. Hụi chết vẫn không thay đổi. Nếu có thay đổi thì chỉ thay đổi những tên "vỉa chủ" đang nắm chủ quyền khống chế vỉa hè.



________________________________

Chú thích:


Bài liên quan đã đăng:










Quyết chiến với dân


Lang thang trên mạng mấy hôm nay lòng tự hỏi, không biết có phải đất nước đang chuyển mình cho một cuộc thay da đổi thịt nữa hay không bởi chưa bao giờ người dân “tự do” đến như thế.
Cứ tạm so sánh với ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì sẽ thấy rằng dân bây giờ tự do hơn nhiều mặc dù vẫn còn hàng ngàn vụ bất công thái quá đối với người dân.
Lúc đó người dân Sài Gòn tuy chào đón một đội quân mới vào tiếp quản với thái độ chừng mực vì nỗi lo lắng đối với đạo quân xa lạ vẫn lảng vảng chung quanh hàng xóm láng giềng của họ, nhưng dù sao những người bộ đội xem rất hiền lành, hơi ngố, và nhất là họ tránh tiếp xúc với người dân đã mang lại chút ít tin cậy vào thời gian đầu, rồi mọi sự dần qua.
Qua với người này nhưng không qua với người khác.
Người dân Sài Gòn biết được cái giá của chiến thắng là học tập cải tạo, là đánh tư sản là kinh tế mới.
Nhưng họ cam chịu bị vây khốn với hy vọng một ngày nào đó đất nước sẽ đổi thay vì dân tộc này đã kéo dài sự bất công quá lâu. Họ im lặng và cúi xuống làm việc vì sinh nhai.
Rồi những thay đổi cũng đến, nhưng chỉ thay chứ không đổi được bức tranh ảm đạm, bất công của đất nước.
Đất nước chuyển mình không xuất phát từ ý chí của nhà cầm quyền mà từ khuynh hướng hội nhập của thế giới vào Việt Nam. Những khu kinh tế mới biến mất thay vào đó là các Khu chế xuất, tập trung hãng xưởng nước ngoài thành lập nhà máy của họ tại Việt Nam. Người dân vui mừng vì cơ hội đổi đời hé ra một tương lai sáng sủa hơn. Những khu đất được đền bù khiến hàng ngàn gia đình lột xác, xe cộ máy móc nhà cửa nổi lên như một dòng cuồng lưu kéo theo hàng triệu con người bỏ ruộng, bỏ vườn hòa vào dòng chảy của các đại gia “hai lúa”. Dòng chảy ấy mau chóng cạn kiệt sau một thời gian ngắn, những nông dân may mắn sau khi tiêu tốn tiền đền bù giải tỏa vào những phung phí của cuộc đổi đời, bị đạp trở lại cột mốc zero của chặng đường làm giàu không cần lao động.
Cho tới thập niên 2010 thì mọi chuyện hình như bước vào giai đoạn mới. Bây giờ là thời của đại gia, thời của Bí thư các loại.
Và bây giờ dân cũng đã không còn im lặng.
Người dân bây giờ tự do khai quật những điều bị cho là cấm kỵ trước đây với hai cái tên điển hình sự cho thối nát của thể chế hôm nay: Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.
Với tựa đề "Luật sư kinh doanh", Tạp chí Forbes phiên bản Việt số tháng 7/2014 đã có bài viết về Trịnh Văn Quyết, một luật sư ra làm nghề kinh doanh, nhân vật gây chú ý với một loạt thương vụ đầu tư, mua bán bất động sản.
Đại gia tỷ phú đô la lên trang nhất của báo Forbes Việt Nam ngày càng đông. Những cái tên Nguyễn Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết không còn xa lạ như cách đây một thập niên. Họ là những tay kinh doanh bất động sản thành công lớn và tài sản của hai “danh nhân” này tuy được nói là cả tỷ đô la nhưng thực tế bên trong còn hơn thế nữa.
Nếu Nguyễn Nhật Vượng lấy sức mạnh của Vingroup dể thanh toán những mảnh đất màu mỡ nằm trong nội ô các thành phố lớn thì Trịnh Văn Quyết lại chỉa mục tiêu vào các khu du lịch tiềm năng, Không phải tự nhiên mà bạc tỷ chạy vào túi nếu họ kinh doanh bất động sản “hiền lành” như cả triệu người khác. Họ có chiêu, tay phải họ cầm gươm đi “mua đất” tay trái họ cầm cái khiên che chắn mọi chống đối của người dân hay những phát hiện gian trá do truyền thông khui ra.
Họ biết ăn và biết chia. Họ thành công vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.
Dĩ nhiên làm ăn ở Việt Nam là phải biết “bôi trơn”. Từ một chị bán hàng rong cũng phải móc ra năm bảy ngàn cho bọn dân phòng, quản lý thị trường rồi bây giờ là trật từ đường phố. Những đồng tiền nhỏ nhoi và tội nghiệp ấy vẫn hàng ngày được “nhẹ nhàng” gửi cho các anh uống café để chúng em kiếm tiền cho con ăn học.
Đối với trọc phú đỏ, họ có cách khác để chi tiền vừa bài bản, thông minh lại được tiếng là giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Đó là vẽ dự án, những khu đô thị mới cần phải nổi lên để đẹp mặt thành phố. Phải tạo những khu resort làm mát mặt địa phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Những bài bản ấy báo chí không lạ, người dân không lạ và dĩ nhiên, lãnh đạo các tỉnh cũng hoàn toàn không lạ.
Vài ngày nay người ta công khai mang những tấm ảnh khó tin phát tán trên mạng xã hội trong đó không ít tấm đã miêu tả dược chân dung của các đại gia làm giàu như thế nào và các quan đầu tỉnh kiếm tiền ra sao, do ai cung cấp.
Liên hệ mật thiết môi răng ấy cho thấy toàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Tả tơi phía sau những khu đô thị hoành tráng vẫn chưa có người ở.
Tấm ảnh chụp ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC tươi cười trong một sự kiện khiến cho cả nước cay đắng. Cay đắng vì ông bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang bị dư luận lôi ra ánh sáng vì cung cấp hàng trăm tỷ cho bồ nhí Trần Vũ Quỳnh Anh.
Còn ông Trịnh Văn Quyết, chủ nhân ông với các “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự. Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc giàu nhất nước.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn thuộc phạm vi do ông Bí thư Trịnh Văn Chiến quản lý trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã xua đuổi hàng ngàn hộ dân đang sinh họat tại vùng biển này không thể không có sự tiếp tay của ông mà FLC thành công được.
Hai con người ấy kề cận tươi cười chụp hình bên nhau tuy không có giá trị là bằng chứng để truy tố nhưng nó có giá trị của sự liên tưởng, một giá trị tuyệt đối làm cho người dân tỉnh ngộ.
Ông Quyết lấy đâu ra tiền cho gái nếu không kề vai kẹp cổ Trịnh Văn Chiến?
Ông Chiến lấy đâu ra đất để xây resort nếu không cặp cổ ông Quyết dúi những phong bì dười gầm bàn trong những lần gặp gỡ công khai giữa thanh thiên bạch nhật?
Cái tinh thần “quyết chiến” ấy thể hiện trên ánh mắt uất hận của người dân Thanh Hóa. Nó nằm trên các trang mạng xã hội và người dân đã dần biết được câu hỏi “tại sao họ giàu như thế?”
Những đại gia lớn nhất nước Việt luôn là người tin cẩn của hệ thống chính trị Việt Nam. Bất cứ một dự án lớn nào cũng được “nghiên cứu” rất kỹ giữa hai “đối tác”. Từ việc vẽ ra mục đích cho có vẻ hợp với nhu cầu phát triển, cho tới cách tiến hành dự án ấy đều được rà soát kỹ lưỡng cho phù hợp với pháp luật và thủ tục ăn chia với nhau.
Càng giàu thì người ta càng ác. Chính bản thân họ dù sao cũng là con người họ không thế ác như thế nếu phía sau không có những cái đầu điều hành đất nước “ác” hơn.
Đó là định luật phát triển của mafia và dĩ nhiên mafia đỏ vẫn nguy hiểm hơn mafia tư bản nhiều bởi chúng có điều 4 trong hiến pháp.
Ngày hôm qua, có thêm một tấm ảnh khác: người dân Đông Yên lặn lội dưới bầu trời tím tái vì mưa gió để biểu tình chống Formosa vào sáng ngày 11 tháng 3.
Trong cuộc biểu tình ấy người ta mang lên trang mạng xã hội những video clip cho thấy một việc rất mới vừa xảy ra: người dân hô vang dội “đả đảo cộng sản”.
Cái thời người dân lẳng lặng lên xe đi kinh tế mới đã qua, bây giờ họ đã không còn biết sợ. Hình ảnh quan lại cấu kết với các tập đoàn “quyết chiến” với dân đã kích thích sự nổi dậy.
Bắt đầu cuộc nổi dậy nào cũng có khẩu hiệu rất quen thuộc: “đả đảo”.
Chế độ cũ sụp đổ vì những tiếng “đả đảo” giữa lòng Sài Gòn. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng sẽ không thể thoát khỏi sụp đổ từ những tiếng hô đả đảo của người dân bị áp bức giữa miền Trung tang thương ấy.

Formosa và sự tồn vong của chế độ chính trị


« Formosa là tử huyệt của chế độ », câu này tôi nghe rất nhiều người nói, trong số đó có nhà văn Võ Thị Hảo, là người mà tôi trực tiếp được nghe phát ngôn. Không riêng gì chị Võ Thị Hảo, rất nhiều người nghĩ như vậy. Những người này có cái lý của họ. Bởi vì rõ ràng là sự tồn tại của Formosa gắn với sự huỷ hoại toàn bộ môi trường sống, tức là Formosa chuẩn bị cho sự diệt vong của toàn bộ dân tộc. Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ. Nếu họ để cho Formosa tồn tại thì chính họ tự đẩy mình vào chỗ chết. Người Việt Nam quá hiểu điều này, và không ai muốn chịu chết.
Câu hỏi là : hệ thống lãnh đạo Việt Nam có hiểu điều này không ? Họ có hiểu rằng bảo vệ Formosa chính là dọn đường cho sự tiêu vong của chế độ không ? Nếu những người dân bình thường như chúng ta hiểu điều đó, thì họ cũng hiểu thôi. Nhiều người trong số đó rất thông minh, được học hành, có kiến thức. Hơn nữa đã có vô số các phân tích của các chuyên gia về môi trường, chuyên gia về xã hội và các nhà bình luận. Lãnh đạo không thể không biết.
Vậy thì, câu hỏi tiếp theo : tại sao họ không giải quyết vấn đề Formosa để bảo vệ chế độ ? Thử hình dung là bây giờ đảng và chính phủ tuyên bố kiện và đóng cửa Formosa, thì điều gì sẽ xảy ra ? Thì ngay lập tức họ sẽ khôi phục lòng tin của nhân dân, ngay lập tức họ sẽ củng cố niềm tin vào chế độ. Nhưng lãnh đạo không làm thế, trái lại họ dựng rào dây thép gai, họ cho công an trùng điệp đến bảo vệ Formosa, một doanh nghiệp nước ngoài cỏn con đầy tai tiếng, bằng cách đó họ tạo dựng hình ảnh họ là một chế độ chống lại chính dân tộc của mình, chống lại chính nhân dân của mình, một chế độ đang đẩy nhân dân vào chỗ chết.
Phải cắt nghĩa điều này như thế nào ? Tại sao chính quyền lại nuôi dưỡng chính cái tử huyệt của chế độ ? Họ mù quáng hay họ sáng suốt ?
Câu trả lời dĩ nhiên là bỏ ngỏ cho mọi khả năng. Ở đây tôi đưa ra hai phán đoán, hai trong số những phán đoán về các trường hợp khả dĩ có thể xảy ra, hai phán đoán hoàn toàn trái ngược nhau.
Phán đoán thứ nhất : Có thể đấy là một lựa chọn cố ý nhằm đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ. Một lựa chọn của một người hay một nhóm người có đầu óc cải cách, nhưng không thể cải cách nổi, do hệ thống tham nhũng đã trở thành một mạng lưới dày đặc, mạng lưới này kiên quyết bảo vệ chế độ để hưởng lợi cho chính họ và gia đình họ. Đồng thời các hợp tác quốc tế, lợi ích của các quốc gia có hợp tác với VN, lợi ích của các tập đoàn đầu tư vào VN cũng khiến cho chế độ này được bảo vệ và được duy trì, bởi vì các đối tác nước ngoài muốn tiếp tục thu lợi nhuận dựa trên sự ổn định chính trị tại VN.
Các lý do đó khiến cho những người muốn cải cách trong hệ thống lãnh đạo không thể làm được gì. Và vì không thể cải cách nên họ chọn những giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh các phản ứng của nhân dân, họ hiểu rằng giờ đây, chỉ duy nhất các phản ứng xã hội là có thể tạo áp lực để buộc thay đổi cơ chế chính trị, chỉ duy nhất sự vùng dậy của nhân dân VN là có khả năng tác động tới bộ máy quản lý. Và người dân sẽ có ý thức vùng dậy khi mà họ bị đẩy vào chỗ không còn đường sống nữa.
Vậy, bảo vệ Formosa là một hình thức bật đèn xanh cho nhân dân tiếp tục xuống đường, tiếp tục phẫn nộ, tiếp tục phản ứng, tiếp tục bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ Formosa là một hình thức thúc đẩy người dân VN đứng lên bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc. Đó không phải là một ý tưởng tồi. Đó có thể là một ý đồ nhằm cải cách chế độ, một mong muốn đến từ bên trong và từ trên cao của hệ thống lãnh đạo. Làm sao chín mươi triệu người VN lại có thể chấp nhận bị huỷ diệt vì một công ty cỏn con như Formosa ?
Bằng cách lộ liễu bảo vệ Formosa bất chấp hậu quả, có lẽ một số người nào đó từ trên cao của hệ thống đang ngầm khuyến khích người dân VN tiếp tục xuống đường để bảo vệ tương lai của các thế hệ VN mai sau. Có thể đấy là một giải pháp hữu hiệu trong thời điểm tận cùng bế tắc của nền chính trị VN hiện tại.
Phán đoán thứ hai, có tính phổ biến hơn, nhiều người đã đưa ra : chính tham nhũng là nguyên nhân khiến chính quyền không thể giải quyết vấn đề Formosa. Bởi nếu đem Formosa ra kiện thì sẽ phải đối diện với những lời khai của tập đoàn lãnh đạo Formosa. Những lời khai đó chắc chắn sẽ phải liên quan đến những lãnh đạo đã cấp giấy phép cho Formosa hoạt động, đó có thể là những lãnh đạo cao cấp nhất. Trong một hệ thống chính trị lành mạnh thì không một ai có thể thoát khỏi sự điều tra và xử lý của pháp luật, và chính điều này làm nên sức mạnh của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ở VN hiện nay, do quan niệm sai lầm rằng cần phải bảo vệ hệ thống chính trị nên không được đụng đến các lãnh đạo hay đảng viên lãnh đạo cao cấp, vì thế hầu như luật pháp không thể đụng đến được các lãnh đạo cao cấp. Và chính điều này đã bảo vệ cho Formosa.
Tuy nhiên, nếu phán đoán thứ hai này là chính xác, thì nó cũng không hề làm thay đổi vai trò của Formosa đối với sự tồn vong của chế độ. Nó chỉ khiến cho sự bế tắc của chính quyền càng trầm trọng hơn mà thôi. Người dân sẽ tiếp tục xuống đường để tự cứu mình, cứu tương lai của con cháu mình. Chính quyền sẽ làm gì đây ? Sẽ đàn áp ư ? Sẽ làm đổ máu dân để bảo vệ Formosa ư ? Hay sẽ giăng giây thép gai và đứng nhìn như chủ nhật 5/3 vừa rồi ? Với trí tuệ của nhân dân, không một mưu mẹo nào có thể bẻ gãy được họ.
Một điều nữa mà những người muốn bảo vệ chế độ cần phải đối diện là : Formosa đang khiến cho người Việt hải ngoại đoàn kết lại với nhau. Từ hàng chục năm nay họ luôn ở trong tình trạng chia rẽ, nhưng Formosa và thảm hoạ mà dân tộc đang phải gánh chịu đã khiến họ bắt đầu vượt qua ranh giới bên trong để tìm đến với nhau. Thực ra người Việt hải ngoại không có ranh giới bên ngoài, không có áp lực bên ngoài. Họ chỉ cần vượt qua rào cản nội tâm của họ thì mọi chuyện đều có thể. Chủ nhật 5/3 vừa qua, nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến cảnh người Việt tập hợp lại với nhau, vượt qua những bất đồng và hiềm khích vốn có trước đó, để đứng cạnh nhau. Trước hiểm hoạ diệt vong của dân tộc thì việc người Việt sẽ phải liên kết lại với nhau chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Sẽ đến ngày mọi đau buồn, tổn thương, mất mát trong quá khứ sẽ biến thành một sức mạnh chung phục vụ quá trình kiến tạo một tương lai chung cho Việt Nam.
Dù muốn hay không, dù cố tình hay không, sự tồn tại của Formosa đang và sẽ làm lung lay chế độ chính trị.
Paris, 11/3/2017
Nguyễn Thị Từ Huy

“Ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông”

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-03-11  
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
 Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.  AFP photo 

Đấu tranh bảo vệ môi trường

Hình ảnh dây kẽm gai vây kín nhà máy thép Hưng Nghiệp-Formosa tại Hà Tĩnh với sự bảo vệ của lực lượng chức năng, ngư dân và giáo dân ở miền Trung tuần hành cùng rất nhiều gương mặt trẻ biểu tình tại Sài Gòn vào hôm mùng 5 tháng 3, phản ảnh rõ nét sự không đồng thuận giữa chính phủ và người dân trong việc giải quyết hậu quả sự cố thảm họa môi trường biển xảy ra gần tròn 1 năm.
Cuộc biểu tình bị giải tán chóng vánh với sự đánh đập và bắt bớ. Tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do ghi nhận những tiếng nói vì một môi trường sống trong sạch của dân chúng tại Việt Nam không bị dập tắt mà càng hun đúc tinh thần bảo vệ môi trường mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Những tiếng nói đó lại cất lên phản biện chủ trương của chính phủ Hà Nội qua chỉ thị vừa được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ban hành vào ngày 8 tháng 3, cần phải giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường của Formosa đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải. Một thính giả từ trong nước nói rằng thật khó hiểu với những chỉ thị như thế “Chất thải lỏng, chất thải rắn của Formosa vẫn thải ra đều đều. Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều...Còn nhà nước thì cũng đều đều ra chỉ thị giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải của Formosa. Sao mà khó hiểu vậy?” Thính giả Dong Le lý giải cần phải hiểu chỉ thị này có ý nghĩa là “Giám thị chặt chẽ người dân, đừng làm lớn chuyện nữa, mọi việc đã có nhà nước lo”. Trong khi đó, qua trang Facebook RFA, rất nhiều ý kiến khẳng định Chính phủ Việt Nam phải đóng cửa Formosa theo ý nguyện của đa số người dân. Thính giả Michael Tran bày tỏ “Chẳng cần phải giám sát làm gì. Tốt nhất theo ý dân là đóng cửa Formosa vì gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển. Tôm cá chết. Dân cũng sắp chết theo rồi. Yêu cầu dẹp ngay Formosa”.

Hô hào chống tham nhũng

Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy
-Thính giả RFA
 
Kể từ khi thảm họa môi trường xảy ra tại khu vực biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái, dư luận cho rằng công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động càng có bằng chứng cho thấy đây chỉ là những lời hô hào sáo rỗng dù Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố điều tra, kỷ luật quan chức vi phạm liên quan và chính ông Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Sau đây, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến của quý khán thính giả và độc giả xoay quanh lời phát biểu vừa rồi của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ nêu ra một trường hợp của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, đã ký quyết định bổ nhiệm 97 người vào các chức vụ lãnh đạo của Bộ này. Tôi không biết rõ mỗi chức vụ cao cấp đáng giá bao nhiêu, nhưng người dân chúng tôi tin rằng ông Vũ Huy Hoàng thu về một số tiền rất lớn qua việc bổ nhiệm đó. Một con sâu tham nhũng khổng lồ như thế mà ông Tổng Bí thư cứ loay hoay mãi không xử lý một cách dứt điểm, công tâm và thỏa mãn đúng mức theo sự mong đợi của dân chúng. Hay là ông sợ bứt dây động rừng? Cuối cùng, ông chống cái gì, vậy ông?”
“Hệ thống đã mục nát thì khiển trách vài người làm gì mà cứu được muôn người, thưa ông Nguyễn Phú Trọng! Lời ông nói thiếu thực tế quá đi! Thêm 5 năm nữa, tôi cam đoan ông cũng chẳng làm được gì khá hơn bây giờ đâu.”
image-400.jpg
Từ trái qua: bà Trần Thi Nga, bà Cấn Thị Thêu, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, blogger mẹ Nấm. RFA
“Chào quý vị! Tôi nghe tin tức từ Đài Á Châu Tự Do nói quý vị đang cầm quyền trong nước cổ súy, cổ động diệt trừ tham nhũng. Nhưng quý vị kiếm những tham nhũng đó không ra đâu. Nếu có ra thì cũng chỉ là le ke, lục chốt mà thôi.
Nếu quý vị thật tình, thật tâm thì quý vị yêu cầu đồng hương hải ngoại cung cấp các tài liệu của những tay tham nhũng trong nước chuyển tiền ra quốc ngoại mua từng khu thương mại ở các nơi trên toàn thế giới.
Nếu quý vị muốn, quý vị cứ nói lên đi. Đồng hương quốc ngoại, họ sẽ cung cấp các tài liệu nhà cửa, phố xá, khu thương mại làm ăn như thế nào của những cán bộ tham nhũng ở trong nước. Rồi họ cho con, cho cháu của họ ra nước ngoài du học để về lại trong nước tiếp tục tham nhũng.
Khi muốn đả hổ thì phải đả cho đến nơi đến chốn. Thành ra, hy vọng ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nếu thật tình các ông thương dân thương nước thì các ông hãy thực hiện điều này đi.”
“Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy; chứ dân tộc Việt không phải mất thời gian một cách vô bổ vào việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ lẩn quẩn trong cái vòng ‘thấy sai thì sửa mà càng sửa thì lại càng sai’.”
“Giờ này tại Việt Nam, bất cứ người dân nào yêu quê mẹ cũng phải xót xa đau lòng. Người dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Thúy Nga-Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”

Những phụ nữ can trường

Giờ này tại Việt Nam, gười dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
-Thính giả RFA
 
Trong ngày kỷ niệm 8/3-Ngày Quốc tế Phụ nữ, những cái tên: Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Minh Thúy được nhiều người Việt trân trọng nhắc đến. Họ bị chính quyền Hà Nội giam giữ vì những hoạt động cho dân quyền-nhân quyền và xã hội tại Việt Nam. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái chuyển lời tri ân của quý thính giả Đài RFA đến những người phụ nữ can trường này cũng như tất cả nhà hoạt động nữ giới vì tự do, dân chủ cho Việt Nam với thông điệp “Lòng can đảm của quý vị vì sự đổi thay cho quê hương, đất nước luôn được sự ủng hộ của những người yêu nước Việt Nam”
Hòa Ái trả lời hai tín nhắn sau:
“Tôi tên là Tân Dân. Tôi liên lạc với đài để hỏi thăm việc viết bài. Thành thật cảm ơn.”
Cảm ơn quý thính giả Tân Dân liên lạc với Ban Việt ngữ. Quý vị có thể gửi những bài viết đến “Mục Bạn Đọc Viết” qua địa chỉ email: vietweb@rfa.org. Kính.
“Chào các anh chị em trong đài. Tôi tên Sanh. Xin quý đài vui lòng cho tôi số điện thoại mới để tôi nghe đài mà không bị tính tiền. Trước đây, tôi gọi các số cũ thì bị T-Mobile tính tiền. Cảm ơn.”
Quý thính giả Sanh quý mến, số điện thoại mới để nghe các chương trình phát thanh tiếng Việt của Đài RFA dành cho quý thính giả sử dụng dịch vụ viễn liên của công ty T-Mobile tại Hoa Kỳ là số: 360-398-4204. Quý thính giả ở Hoa Kỳ sử dụng dịch vụ viễn liên do các công ty điện thoại khác cung cấp có thể nghe các chương trình phát thanh qua số 641-552-5011.
Quý thính giả Đài Á Châu Tự Do trên toàn thế giới cũng có thể nghe các chương trình phát thanh bằng điện thoại di động một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào qua RFA Mobile Streamer App. Quý vị có thể sử dụng RFA Mobile Streamer App, miễn phí cho cả IOS và Android. Quý thính giả cũng có thể chia sẻ các chương trình phát thanh ưa thích qua email, twitter, facebook, Google + và các công cụ mạng xã hội khác.
Cùng với chương trình phát thanh một giờ đồng hồ mỗi ngày, Ban Việt Ngữ còn có chương trình truyền hình trực tiếp 30 phút mỗi tối thứ tư và thứ sáu hằng tuần vào lúc 10 giờ tối giờ Việt Nam truyền qua các công cụ mạng xã hội Facebook, Twitter và trang chủ của RFA.
Mọi bài vở, video đều được lưu trên trang nhà của Ban Việt Ngữ ở địa chỉ www.RFA.org/vietnamese, mời quí vị truy cập vào để nghe và xem lại.

CSVN đột nhiên lôi 5 ca khúc trước 1975 đang cho phép hát ra cấm

CSVN đột nhiên lôi 5 ca khúc trước 1975 đang cho phép hát ra cấm
Trước sự ngỡ ngàng của dư luận trong và ngoài nước, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn CSVN quyết định tạm thời cấm dân chúng hát 5 ca khúc trước năm 1975 trước đây đã được cho phép.
Đây là những ca khúc không hề mang ý tưởng chính trị nào, và có ca khúc đã trở nên hết sức phổ thông cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Năm bài hát mới bị cấm gồm “Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh- Minh Kỳ, “Rừng xưa” và “Chuyện buồn ngày xuân” của Lam Phương, “Đừng gọi anh bằng chú” của Diên An, và “Con đường xưa em đi” của Châu Kỳ- Hồ Đình Phương.
Các bài hát được nêu tên trong một công văn mới đây, từ Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch CSVN, gửi cho Sở Văn Hóa TPHCM. Ngoài ra, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cũng đột nhiên yêu cầu Sở Văn Hóa ở Sài Gòn cung cấp danh mục các bài hát trước 1975 trong nước, và trước năm 2013 do người Việt Nam định cư tại nước ngoài sáng tác, mà sở này đã cho phép, để cục rà soát và cấp phép lại.
Phản ứng của nhiều người, nhiều giới trên mạng Internet là ngạc nhiên. Số đông cho rằng việc cấm các ca khúc này không có ý nghĩa gì, chỉ là trò “vạch lá tìm sâu”, hoặc đơn giản là vô ích. Báo mạng VnExpress hôm Chủ Nhật dẫn lời ông Nguyễn Thu Đông, một trưởng phòng chuyên về kiểm soát băng đĩa của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, nói rằng nhà chức trách cần nghiên cứu lại các phiên bản ca từ khác nhau, để xem sẽ cho phép dân chúng hát phiên bản nào.
Huy Lam / SBTN