Tuesday, June 30, 2015

Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 1)

Đôi lời về tác giả: Ông Đỗ Đức Mậu năm nay 83 tuổi. Ông nguyên là một giáo viên dạy sử tại Hải Phòng. Trong khi còn công tác và nhiều năm sau khi đã nghỉ hưu, ông đã không dám lên tiếng nhưng đến lúc cuối đời ông phải một lần nói lên sự thật - dù sự thật đó chỉ là một bài viết nhưng ông muốn nhiều người, nhất là thế hệ trẻ biết được chân dung thật sự của Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một người dạy sử đã từng phục vụ chế độ. Bài viết này là một bản đánh máy 18 trang chữ rất nhỏ mà tác giả muốn được đăng trên Danlambao. Danlambao đánh máy lại và chia ra từng phần để gửi đến các bạn đọc.

*


Việt Nam sau ngày 15/08/1945

Ngày 15/8/1945 kết thúc thế chiến thứ 2, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh. Ở Nam vĩ tuyến 16, quân Anh giải giới xong quân Nhật thì đùn đẩy nhiệm vụ cho nước Pháp, nên quân đội Pháp đã ở lại miền Nam Việt Nam. Điều này đã mở đầu cho cuộc chiến chống lại người Pháp của những người Việt yêu nước. Trong khi đó, quân đội Tưởng Giới Thạch được giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh phá được cuộc mitting do ông Phan Kế Toại tổ chức, nhằm vận động Tổng hội viên chức ủng hộ lá cờ vàng ba vạch đỏ (của vua Bảo Đại). Khi mitting khai mạc thì người của Mặt trận Việt Minh đã được cài vào, trưng cờ đỏ sao vàng ra, nhảy lên cướp lễ đài và ném lá cờ vàng ba sọc đỏ từ nóc nhà hát lớn Hà Nội xuống (2). Cuộc mitting thành cuộc biểu tình tuần hành và bắt đầu cuộc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (3). Ít ngày sau, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch kéo sang. Ngày đó tôi mới hơn 10 tuổi, nghe người lớn nói nhiều điều không hay về quân “Tầu Ô” nhưng tôi không thấy họ nhũng nhiễu, hay làm điều xằng bậy ở đường phố.

Dưới áp lực của quân Tàu Tưởng, Hồ Chí Minh phải thực hiện tổng tuyển cử tự do, có các đảng đối lập tham gia và thành lập một chính phủ liên hiệp.

Bố tôi nhận xét: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thực sự do dân bầu. Đại biểu quốc hội đó là những nhân sĩ có tài có đức được dân tin như các ông: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tường Tam (4). Số đại biểu là đảng viên Cộng Sản chẳng có là bao nên hoàn toàn bị lép về, các đảng phái đối lập thì được quân Tàu bênh che, ông Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất ghế chủ tịch nước và như ông từng diễn tả tình thế bấy giờ là “thù trong giặc ngoài”, “ngàn cây treo sợi tóc”. Đó là tình thế của Hồ Chí Minh và ĐCSVN (chứ không phải tình thế đất nước).

Tình thế VN lúc bấy giờ cũng như các nước khác ở Đông Nam Á: hòa bình, yên ổn. Vì đồng minh đã thỏa thuận để các dân tộc nhược tiểu tự quyết. Vậy mà sao ông Hồ Chí Minh lại rên rỉ “Tình thế ngàn cân treo sợi tóc”? Xin để bạn đọc nhận định (5).

Lẽ đương nhiên là Hồ Chí Minh phải ra tay hóa giải cái tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" này đối với ĐCSVN. Ông ta đã làm cách nào? Không phải khổ công suy nghĩ cũng phải thấy rằng những việc Hồ Chí Minh và ĐCSVN phải làm là đẩy quân Tưởng Giới Thạch đi, tiêu diệt các đảng phái đối lập, lôi kéo cho được đông đảo dân chúng ủng hộ. Đối với tầng lớp trí thức lừng chừng thì dùng các biện pháp buộc những người này phải đi theo lá cờ đỏ sao vàng và khéo léo lợi dụng họ sao có lợi cho đảng cộng sản.

Và ông Hồ Chí Minh đã thực hiện được các điều trên một cách thành công phải gọi là “Quỷ khốc thần sầu”!

Đó là một đêm cuối năm 1945 hoặc đầu năm 1946 tôi không biết chính xác ngày nào - dân Hải Phòng nghe tiếng súng nổ ran (không lớn lắm) ở phía sông Cửa Cấm. Sau này mọi người biết là có hai chiến hạm Pháp bị quân Tàu bắn chìm đêm đó. Dân Hải Phòng được ăn đồ hộp móc lên từ các chiếm hạm (bày bán ở hai bên đường phố Phan Bội Châu - từ phố Bắc Ninh đến cổng chợ Sắt, suốt năm 1946).

Gần đây một bộ phim truyền hé lộ chi tiết Mặt trận Việt Minh đã thỏa thuận với St. Teney là đại diện của nước Pháp ở Hà Nội để quân Pháp vào thay quân Tàu làm nhiệm vụ sau giải giới. Báo chí khi đó thì đưa tin là Tàu và Pháp đánh nhau vì tranh nhau cướp nước Việt Nam! Không may cho Hồ Chí Minh là chẳng có chuyện đánh nhau gì cả. Còn quân Pháp thì ngậm cay mà lui vì biết mình sai do nhẹ dạ.

Sau đó, Lư Hán (tướng Tàu) hoạnh họe Hồ Chí Minh sao lại như vậy? Hồ Chí Minh phải vét kho dâng cho tướng Tàu là Lư Hán, Trương Phát Khuê, Bạch Sùng Hy (và cả Bộ trưởng ngoại giao của Tưởng là Hà Ứng Khâm) không biết bao nhiêu là vàng. Riêng Lư Hán còn được Hồ Chí Minh tặng thanh kiếm của Bảo Đại (Đàm Quang Trung kể lại) và sự việc đã được cho qua.

Vậy là kế hoạch lui quân Tàu của Hồ Chí Minh đã thất bại lần đầu.

Thế thì Hồ Chí Minh đã lui được 20 vạn quân Tàu bằng cách nào? Hồ Chí Minh đã cho ngài Bidault - thủ tướng Pháp ăn một quả lừa đắng.

Tục ngữ Việt Nam có câu “thua keo này, bày keo khác”. Hồ Chí Minh đã nghĩ ra một kế khác và đã thành công ngoài ý muốn.

Tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh dẫn đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm nước Pháp. Ông đã ký với nước Pháp một tạm ước tại Fontaineblau (6/3/1946) theo đó 5 vạn quân Pháp thay thế 20 vạn quân Tàu, đóng ở 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn và Huế trong 5 năm để làm nhiệm vụ sau giải giới quân Nhật. Còn những điều khoản gì gì nữa dân thường đâu mà biết được.

Thế là 20 vạn quân Tàu phải nhanh chóng rút lui êm ru!

Các đảng đối lập cũng nhanh chóng bị quét sạch sau vụ án “Ôn Như Hầu”. Quân pháp, quân Tàu cũng êm ru, dân không hề biết (như bộ phim “Ngọn nến hoàng cung” cho thấy cảnh” lính Pháp được đóng vào hòm gỗ to, mỗi hòm có 3-4 người”!).

Chuyến đi Pháp đó Hồ Chí Minh cũng thu lợi lớn: Chính phủ Pháp cho theo ông về nước không biết bao nhiêu là“ Lính khố đỏ” mà người pháp đã điều sang Châu Âu để đánh nhau với Đức, ngày ấy gọi là lính kiều bào về đóng đầy ở các trường học, các đình làng Hàng Kênh, làng Vẻn, Miếu Hai Xã... Cùng về nước với ông còn có rất đông các trí thức du học ở Châu Âu như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Học Lễ, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm... để trở thành những thứ trang trí cho uy danh của Hồ Chí Minh.

Quân Pháp ở Hải Phòng như ếch bị bỏ giỏ cua: Nay chỗ này quân Pháp đụng độ với tự vệ, mai chỗ kia trại đóng quân Pháp bị đột nhập, đại bác bị kéo xuống sông… Người Pháp phải yêu cầu hàng ngày có xe liên kiểm đi tuần, trên xe lính Pháp ngồi một bên, vệ quốc đoàn ngồi một bên. Tình trạng này kéo dài chừng 8 tháng thì ngày 20/12/1946 ông Hồ Chí Minh la lên “Ta đã nhân nhượng mà giặc Pháp ngày càng lấn tới... Đồng bào hãy đứng lên! Toàn quốc kháng chiến!”

Tôi xin mạn phép có lời bàn: nếu người Pháp là giặc có dã tâm xâm lược nước ta thì hẳn là bọn giặc này quá ngu, chẳng biết gì về binh pháp cả! Khi đã ngồi trong nhà chủ mà lại dùng dằng từng bước, từng bước để cho chủ nhà có thời gian chuẩn chị đối phó (từ tháng 3 đến 12 năm 1946). Việc ông Hồ Chí Minh nói giặc Pháp “ngày càng lấn tới” chỉ là lời của ông ta thực hiện các điều đã cam kết trong Tạm ước 6-3. Nếu làm theo thì hóa ra cũng chẳng khác gì khi có người Tàu: hẳn là bất lợi cho Hồ Chí Minh và DCSVN nên Hồ chí Minh đã lần nữa trì hoãn kéo dài thời gian chuẩn bị để… đánh thì đánh! Đó mới là sự thật, vì việc, đánh nhau với người Pháp đã là lựa chọn của Hồ Chí Minh từ trước khi đi Pháp.

Ông ta từng nói với thuộc hạ “đánh nhau với Tàu thì khó vì nước Tàu ở sát nước ta mà quân Tàu lại đông, nhưng đánh nhau với Pháp thì không khó vì nước Pháp ở xa và quân không nhiều” (Đàm Q Trung nói).

(Còn tiếp)

Không những để ngư dân bơi một mình mà còn cho... chết một mình

Hạ Trắng (Danlambao) - Ngư dân bám biển, đảng bám bờ, lãnh đạo bám ghế - chủ trương lớn này luôn được tái khẳng định rất nhiều lần bằng các phát ngôn hoa mỹ tương tự như "cùng bơi với ngư dân" của ông Trương Tấn Sang vừa qua...


*

Trong buổi tiếp xúc với cử tri Quận 1, thành phố (bị gọi) là Hồ Chí Minh sáng 29/6/2015, Chủ tịch (cái gọi là) nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang, đã nhấn mạnh: “Chắc chắn, chúng ta sẽ không thể để cho ngư dân tự bơi một mình được”.

Thực tế là: “Chúng ta không những để cho ngư dân tự bơi một mình mà phải để chúng nó chết một mình”. Thế mới phù hợp với chủ trương chính sách của đảng “ta” trong việc cho nhân dân ăn bánh vẽ, uống nước đóng chai chưa mở nắp và xứng đáng với danh hiệu công dân đất nước Hồ Chí Minh đời đời khốn khổ. Càng phù hợp với mười sáu “cục” vàng và bốn máng “tốt” dâng cống thiên triều của đứa con hoang qùy trước giặc cưỡi trên dân.

“Không để tự bơi” còn được hiểu là nhà nước (lấy tiền của dân) cho ngư dân... vay vốn để nâng cấp tầu đánh cá. Có nâng cấp tầu thì mới có thể đánh bắt xa bờ, mới đủ miếng ăn nuôi gia đình và nhất là không bị tai nạn chết oan trên biển vì tầu cũ, hỏng và lạc hậu. Nhưng để được lọt vào danh sách “con nợ” thì ngư dân phải bơi ngửa, bơi nghiêng, bơi ếch, bơi trên cạn và ngụp lặn trong hàng đống quy định để chứng minh mình “đủ điều kiện” vay vốn. Một trong những “điều kiện” để được vay là cần chứng minh tài sản thế chấp ngân hàng và phải có “vốn đối ứng” (tức phải có 30% vốn đóng mới tầu vỏ gỗ và từ 5 đến 10 % đóng mới tầu vỏ thép). Không có tài sản thế chấp ngân hàng thì đừng hòng mơ chuyện vay tiền. Chẳng khác nào đánh đố kiểu “mày không có tiền mày phải vay tao, nhưng mày muốn tao cho vay thì mày phải có tiền”. 

Ngư dân nào may mắn lọt vào danh sách con nợ cũng sẽ thấp thỏm, chết sặc trong cả đống chính sách bủa vây như mạng nhện. Thắc mắc sẽ nhận được câu trả lời“hồ sơ gửi ngân hàng chưa hoàn thiện”. Cũng đừng tưởng vay được tiền rồi là đóng được tầu ngay. Phải chờ mẫu thiết kế tầu hoàn thiện và được công bố. Tức là từ chờ đợi cho đến... đợi chờ, dài bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm không nằm trong quyết định của ngư dân. Nó thuộc quyết định của các quan to quan nhỏ, quan lớn quan bé mà quan nào cũng là những con sâu béo ngậy Khi nào các quan sắp xếp ổn thỏa xong phần ăn chia nội bộ thì sẽ giải quyết cho dân. “Thằng dân” sau hàng loạt thử thách đã không còn sức để chạy theo cả mớ “luật chẳng ra luật” của các quan nhà cộng sản, đành bỏ cuộc. 

Các quan chơi trò “Chúng mày đang đứng dưới hố, tao cho mượn cái thang nhưng cứ chèo lên là tao chặt từng bậc” thì đố thằng ngư dân nào ngoi lên được. Oái oăm thế đấy!

Sau khi ngư dân hụt hơi để hoàn thành phần “bơi trên cạn” sẽ chuyển sang màn“bơi dưới nước”, tức là thật sự chuyển qua “bơi một mình và chết một mình”. Ra khơi sẽ có “tàu lạ” của láng giềng tốt nghênh đón. “Tầu lạ” là cách gọi của báo chí đảng “ta”, chứ người dân ai cũng biết và chỉ đích danh tên thằng Tầu Khựa. Vì biển của ta từ lâu rồi đã được đảng “ta” bán cho đồng chí tốt, từ thời còn chưa có mồ ma ông Hồ, ông Đồng lận. Ngư dân Việt Nam không biết sự thật này nên cứ vô tư lao đầu vào chỗ chết.

Hải quân Trung cộng đã bắt, bắn, giết, tra tấn, cướp tầu, cướp tài sản của không biết bao nhiêu ngư dân Việt Nam nhiều năm nay dưới sự im lặng, đồng lõa và tiếp tay của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng nhà nước vẫn sẽ tiếp tục lùa và lừa ngư dân ra biển với những mỹ từ nghe đến sướng lỗ tai “ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Và không tiếc lời ca ngợi họ là những nhà ái quốc.

Ngư dân bám biển, đảng bám bờ, lãnh đạo bám ghế - chủ trương lớn này luôn được tái khẳng định rất nhiều lần bằng các phát ngôn hoa mỹ tương tự như "cùng bơi với ngư dân" của ông Trương Tấn Sang vừa qua.


Hạ Trắng
danlambaovn.blogspot.com

Chống chế về việc làm sai phạm đường sắt trên cao

Nguyễn Dư (Danlambao) - Để bào chữa cho việc làm sai quấy hay là một quan điểm lệch lạc, người ta hay dùng những lời nói với nhiều lý lẽ, hoặc có những hành động làm sao thuyết phục mọi người tin theo những điều của mình là đúng. Chỉ có những người ngu xuẩn, tưởng ai cũng ù ù cạc cạc như mình; hoặc là vô trách nhiệm, không dám nhận là sai, nên thường có những lời nói chống chế vụng về, khó thuyết phục.

Đọc một bài trên báo Dân Trí, phỏng vấn ông Ts. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản giao thông vận tải - trả lời về việc tại sao đường sắt trên cao đoạn từ Cát Linh đến Hà Đông có hình dáng uốn lượn giống như rồng lộn.

Ông tiến sĩ bảo rằng ông "cũng bất ngờ khi họ làm đường sắt uốn lượn như vậy". Rồi ông còn phán thêm: làm như thế là khó lắm, đòi hỏi kỹ thuật cao (!). Ông giải thích: sở dĩ uốn lên và oằn xuống như thế là vì theo ban quản lý dự án cắt nghĩa rằng đó là kỹ thuật của công trình để tiết kiệm năng lượng: khi đông khách thì tàu vẫn có thể chạy nhanh, khi xuống dốc thì không cần phải đạp ga nạp điện, đến khi lên dốc thì có thể chạy từ từ rồi đến trạm sẽ dừng hẳn. Ông còn nói thêm là ở nước ngoài người ta cũng làm như thế...

Thôi rồi bà con cô bác láng giềng hàng xóm ơi, ông tiến sĩ này đi "hợp đồng" với cái đám nhà thầu gian để rồi giải thích về công trình của quốc gia cái kiếu này thì dân tộc ta sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc đến tận cùng con đường bác đi!

Ông tiến sĩ nói ở nước ngoài là nước ngoài nào mà người ta cũng làm như thế!? Có phải ý ông muốn nói ở nước ngoài là nước ngoài... hành tinh không!? Tôi dám cược, nếu ông chỉ cho ra là nước nào thiết kế đường sắt kiểu như thế, thua ông cái gì tôi cũng chịu. Không hiểu sao, mỗi lần có vấn đề là cán bộ các ông hay lấy "nước ngoài" ra so sánh mà không dám chỉ rõ là nước nào. Hình như nếu cần thuyết phục, các ông phải lấy nó ra hù thiên hạ, thế mới linh!

Sở dĩ đường sắt của các nước uốn lượn là vì chướng ngại vật bắt buộc, chớ không phải vì tiết kiệm năng lượng như các ông tưởng tượng ra đâu. Đồng bọn các ông chấm mút cho đã rồi suy diễn ra nhiều cách chống chế như trẻ con đi lừa người lớn, ai mà tin. 

Nếu theo như lời ông giải thích, làm cho người ta thắc mắc là trường hợp lên dốc thì phài đạp ga, với số lượng điện tiêu thụ là là bao nhiêu, có bù lại được đến khi thả dốc mà không cần nạp điện? Mức độ tiêu thụ điện trong việc leo dốc và thả dốc, để tiết kiệm nặng luợng, trong khoảng chênh lệch này là bao nhiêu? 

An toàn giao thông mới là điều quan trọng cho hành khách nếu một con đường thẳng tắp và êm ái. Các ông xây đường sắt để phục vụ cho nhu cầu lưu thông mà tưởng chừng như đường sắt tàu lượn ở công viên giải trí Suối Tiên. Rồi còn thẩm mỹ nữa!

Trong "kỷ thật mới" này thì các nước trên thế giới nhất là Nhật và cộng đồng Châu Âu cần phải tìm ông tiến sĩ mà học hỏi để... tiết kiệm năng lượng. Bởi vì nhiều nước còn dốt lắm, chưa thấy nước nào áp dụng kỹ thật cái kiểu này giống như Việt Nam.


Rừng Trường Sơn đang kêu cứu

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-06-30
Hàng quán như thế này đầy rẫy hai bên đường Hồ-Chí-Minh
Hàng quán như thế này đầy rẫy hai bên đường Hồ-Chí-Minh- RFA

Rừng Trường Sơn cách đây chưa đầy ba năm còn rậm rạp, dày ken những gốc cổ thụ bây giờ hiện ra trước mắt chúng tôi là những đồi trọc và cây con chưa tới nửa tuổi. Chúng tôi tiếp tục đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh, một cảnh tưỡng tiêu điều hiện ra trước mắt, không còn những cánh rừng cổ thụ như cách đây ba năm mà thay vào đó là những nông trường và những đồi cây mới mọc liu phiu, chưa chắc đã trụ qua được mùa nắng hạn và gió Lào này.

Còn đâu chuyện “hạt muối bỏ biển”

Có thể nói rằng với tốc độ khai thác kinh hồn bạt vía mà cho đến hiện tại, không thể nói được là ai đã biến núi rừng Trường Sơn thành đất trống đồi trọc, hầu như toàn bộ các loại danh mộc trên tuyến đường Trường Sơn đã biến mất. Rừng cũng đã trơ trọi, thay vào đó là hàng ngàn ngôi nhà mới mọc và hàng triệu lô đất đợi người mua dọc hai bên đường.

Một người chuyên cung cấp các loại dịch vụ địa ốc trên tuyến đường Trường Sơn từ Nghệ An đến Ninh Bình, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Xây dựng thì dễ chứ có gì mà khó. Mình có đất thì mình xây. Chẳng hạn mình có 200 mét thổ cư, 800 mét lâm nghiệp chứ có ai cấp cho mình cả ngàn mét thổ cư. Nhưng đất của mình thì mình muốn làm gì mình làm, ai lấy của mình chứ!”

Theo ông này, chuyện mua đất ở hai bên đường mòn Hồ Chí Minh rất dễ dàng bởi đây là một trong những chính sách mở của nhà nước. Người mua sẽ không được cấp chủ quyền xây dựng nhà ở, chỉ được cấp giấy đất trồng rừng nhưng cứ im lặng mà xây dựng, kinh doanh, biết chung chi một chút thì mọi chuyện sẽ suông sẻ, cũng chẳng có ai hỏi han hay cấm kị xây dựng gì. Cứ im lặng mà làm thì được.

Có thể nói rằng với tốc độ khai thác kinh hồn bạt vía mà cho đến hiện tại, không thể nói được là ai đã biến núi rừng Trường Sơn thành đất trống đồi trọc, hầu như toàn bộ các loại danh mộc trên tuyến đường Trường Sơn đã biến mất

Trong trường hợp có khả năng mua đất, xây nhà nhưng cảm thấy khó khăn, sợ nhà cầm quyền địa phương sờ gáy thì tốt nhất nên mua những ngôi nhà hoặc những nhà trọ, khách sạn đã được xây dựng, đã đi vào hoạt động vài ba năm nay. Điều đó chứng tỏ một điều là những ngôi nhà, khách sạn hay nhà trọ này không bị sờ gáy, vẫn ăn nên làm ra và có độ ổn định.

Hơn nữa, hiện tại, số lượng lô đất đã được bán dọc hai bên đường mòn Hồ Chí Minh đã lên đến hàng trăm ngàn lô đã được xây dựng kiên cố, có hàng triệu lô đang chuẩn bị xây dựng. Chuyện này chắc chắn phải nằm trong chính sách của nhà nước, nếu không nằm trong chính sách nhà nước thì không ai dám xây dựng như vậy. Theo người đàn ông này, chuyện xây dựng, kinh doanh trên đường Trường Sơn đã là chuyện gạo đã thành cơm, khó bề thay đổi. Hơn nữa, có con đường thì phải có người ở, có người làm ăn, kinh doanh và có những khu phố sầm uất, đó mới là con đường.

Hiện tại, đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh, người ta có thể bắt gặp đủ các loại hàng quán phục vụ du lịch, phụ vụ dân ăn chơi và có thể nếm tất cả các loại đặc sản rừng như thịt nai, thịt cầy rừng, thịt nhím, thịt lợn rừng, thịt mang, thịt gà rừng, thịt sóc, thịt thỏ, thịt chồn, thậm chí thỉnh thoảng có cả thịt hổ, thịt báo, thịt các loại kì đà, rắn… Nói chung, các loại thú quí hiếm đang nằm trong danh sách đỏ đều được biến thành đặc sản trong các hàng quán hai bên đường mòn Hồ Chí Minh.

Và điều này không phải giấu diếm hay dấm dúi gì, mọi bảng hiệu quảng cáo của các nhà hàng, trạm dừng chân hay quán cơm xe đường dài đều có ghi tên các loại đặc sản rừng. Một số quán ghi tên cả loại thú bị giết thịt, một số quán chỉ ghi nội dung là có đặc sản rừng và đặc sản biển. Và cách kinh doanh của các hàng quán ở đây khá công khai, hầu như không có gì phải ngần ngại mặc dù trên các phương tiện thông tin báo chí nhà nước luôn kêu gọi, hô hào bảo vệ rừng và bảo vệ động vật quí hiếm. Và nhà nước cũng từng tuyên bố sẽ đóng cửa rừng để bảo vệ cây cối cùng hệ động vật của Trường Sơn.


Mua bán đất ở Trường Sơn rất dễ

Trước đây ba năm, khi chúng tôi đi dọc trên đường Trường Sơn, ghé thăm những bản Mường, một vị trưởng lão trong bản đã nói với chúng tôi rằng sở dĩ miền Bắc thắng miền Nam, đưa quân vào miền Nam được là nhờ rừng núi Trường Sơn, nơi đây, với hệ thực vật phú, có thể cứu đói và chữa bệnh, với lượng cây rừng dày đặc, nếu máy bay phe đối phương ném bom, chỉ cần chạy vào rừng cây thì bao nhiêu bom dội xuống cũng chẳng khác gì muối bỏ biển.
Nhưng hiện tại, cũng vị trưởng lão này nhận xét, ông lắc đầu ngao ngán, nói rằng Trường Sơn bây giờ là những quả đồi trọc, nếu có chiến tranh thì không cần bỏ bom vì bom đã được cài sẵn trong núi. Những quả bom mà vị trưởng lão này muốn nói đến có cái tên khá quen thuộc là “china boom”.

"Mỗi ngày mà phá cả rừng, không có kiểm lâm, không có chuyện gì thì cưa được khoảng 2 hecta. Nhưng mà tùy cây, loại có đường kính khoảng cái thùng nước thì quá đơn giản, đi cái rẹt. Chứ loại cây mà đường kính to cả mét thì ngày hạ được vài chục cây"-Một thợ rừng

China boom

Một người không muốn nêu tên, sống ở Nghệ An, từng là thợ rừng thuộc hàng có số có má trong giới lâm tặc, chia sẻ với chúng tôi: “Mỗi ngày mà phá cả rừng, không có kiểm lâm, không có chuyện gì thì cưa được khoảng 2 hecta. Nhưng mà tùy cây, loại có đường kính khoảng cái thùng nước thì quá đơn giản, đi cái rẹt. Chứ loại cây mà đường kính to cả mét thì ngày hạ được vài chục cây.”

Theo anh, chuyện rừng Trường Sơn bị đốn hạ là chuyện chẳng có gì phải ngạc nhiên, bởi có những cánh rừng ở sát sườn cơ quan quản lý nhà nước như rừng thông ở Lâm Đồng, người ta vẫn ngang nhiên chặt phá trơ trọi thì nghĩa lý gì những cánh rừng bạt ngàn cây quí như Trường Sơn. Chỉ riêng bản thân anh ta, mỗi đêm có thể dùng cưa lốc để phang từ bốn đến sáu hecta rừng già. Điều này hoàn toàn trong khả năng, chẳng có gì là đặc biệt.

Vì với giới lâm tặc, động cơ đồng tiền thôi thúc họ mạnh nhất. Chỉ cần bên nhà cầm quyền bật đèn xanh, thông báo tỉ lệ (thường thì tỉ lệ lâm tặc hưởng trong vài năm trở lại đây rất thấp, kiểm lâm hưởng 80% để chung chi cho các quan chức, còn lâm tặc hưởng 20%, khỏi phải chung chi cho ai nhưng nếu có sự cố báo giới thì lâm tặc phải hy sinh, chịu làm tốt thí) và tiến hành khai thác rừng. Việc khai thác luôn diễn ra vào ban đêm và phải diễn kịch theo kiểu rừng bị khai thác trộm, đây là kịch bản bắt buộc.

Và khi cầm chiếc cưa lốc trên tay, chỉ cần nghĩ đến những khối gỗ quí mà trong đó mình được hưởng chừng 5% sau khi chia lại trong số 20% kia, trong đó nếu may mắn sẽ gặp những cây gỗ huỳnh đàn, chỉ cần giấu một khúc thì giàu to, tay chân lâm tặc trở nên mạnh mẽ khác thường, mỗi nhát cưa của anh ta trở nên có thần lực và điều anh ta mong mỏi duy nhất là đụng phải một cây gỗ mà thớ gỗ khiến cho lưỡi cưa tóe lửa, cứng đến độ hỏng cả máy. Đó chắc chắc là gỗ huỳnh đàn lâu năm. Anh ta chỉ mong như vậy thôi! Và cứ như thế, chiếc máy cưa trở nên linh hoạt lạ thường, đi phăng phắc, càng lâu bị tóe lửa, anh ta cưa càng hăng say. Rừng đổ gục sau lưng.

Với đà này, cả trăm Trường Sơn cũng chết chứ nghĩa lý gì một Trường Sơn. Và nguồn gỗ này về đâu? Anh ta nói rằng phần lớn bán cho Trung Quốc và chỉ có Trung Quốc rộng lớn mới cần đến số gỗ của Trường Sơn. Nhà buôn đồng bằng có tích trữ thì cũng chỉ để bán cho Trung Quốc mà thôi.
Và không những vậy, người Trung Quốc đã tiến hành thuê đất dọc Trường Sơn với thời hạn 49 năm để trồng rừng. Họ xây dựng cũng khá nhiều, theo cách của người Việt đang xây dựng hai bên đường Hồ Chí Minh bấy lâu nay. Sắp tới đây, việc xây dựng của họ sẽ thuận lợi hơn khi luật nhà đất 2014 có hiệu lực. Và rồi đây Trường Sơn sẽ ra sao? Có lẽ chỉ có lịch sử mới trả lời được.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/barren-truong-son-jungle-06302015072938.html/06302015-barren-truong-son-jungle.mp3

HƠN 50 LẦN ĐẬP PHÁ NHÀ HÀNG XÓM: Cơ quan chức năng bất lực, vô cảm!

30/06/2015 15:55
(NLĐO)- Sáng 30-6, bà Châu Thị Ba, bị can đã bị truy tố cùng đồng phạm trọng vụ đập phá tài sản nhà hàng xóm hơn 50 lần ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục xâm phạm đến tài sản, nhà ở của bà Liên Mỹ Lén nhưng cơ quan chức năng ngó lơ, không can thiệp

Trước đó, ngày 26-6, bà Liên Mỹ Lén (ngụ ấp 1, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) có đơn yêu cầu gửi Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Giá Rai nhờ can thiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà.

Theo đơn của bà Lén, sau thời điểm đồng phạm của bà Ba là Nguyễn Thị Liên bị bắt tạm giam, bà có hợp đồng với thầu sửa lại nhà nên đã mua số cừ tràm hơn 500 cây với giá hơn 18 triệu đồng. Tuy nhiên, số tràm này không đưa vào nhà được do bị bà Ba ngăn cản.

“Lúc đó, mẹ tôi là bà Lê Thị Sương có điện báo cho ông Nguyễn Văn Hận (trưởng công an huyện Giá Rai) thì ông Hận khuyên mang tràm đi gửi chỗ khác, để vài bữa giải quyết. Ông Hận còn nói mọi chi phí vận chuyển, công an huyện Giá Rai sẽ chịu. Nghe vậy, mẹ tôi đồng ý mang đi gửi chỗ khác. Do số tràm để phơi mưa nắng gần 2 tháng mà cơ quan chức năng không giải quyết, tôi sợ tràm mục hết nên mới làm đơn xin được mang về đóng cừ, rồi chờ cơ quan chức năng xử lý tiếp”, bà Lén trình bày.

Bà Ba lợi dụng cả các cháu vị thành niên để cùng bà tham gia xâm phạm tài sản người khác
Bà Ba lợi dụng cả các cháu vị thành niên để cùng bà tham gia xâm phạm tài sản người khác


Sáng 30-6, bà Lén thuê xe chở số cừ tràm về. Không lâu sau, bà Ba phát hiện liền kêu các cháu của mình vào nhà bà Lén khiêng hết số cừ tràm quăng ra đường.

Trước hành động ngang ngược, bất chấp pháp luật của bà Ba và những người cháu, gia đình bà Lén trình báo Công an xã Tân Phong, Công an huyện Giá Rai và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày không có bóng dáng lực lượng chức năng nào đến xử lý.
Công an lo ngại bà Ba bị bệnh cao huyết áp nên không bắt giam, song bà vẫn bất chấp sức khỏe hì hục khiêng những cây tràm hàng chụ ký của hàng xóm
Công an lo ngại bà Ba bị bệnh cao huyết áp nên không bắt giam, song bà vẫn bất chấp sức khỏe, hì hục khiêng những cây tràm hàng chục ký của hàng xóm


Quá bức xúc, gia đình bà Lén chở số cừ tràm lên UBND huyện Giá Rai yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp cho gia đình bà được mang vào nhà của mình. Tuy nhiên, không có đại diện của cơ quan nào ra mặt mà chỉ có lực lượng CSGT đến dọa xử phạt chủ xe nên họ đành phải ngậm ngùi quay về.

Chiều cùng ngày, số cừ tràm của bà Lén vẫn nằm lăn lóc trước sân, gia đình bà chạy hết cơ quan này đến cơ quan khác yêu cầu giúp đỡ nhưng chỉ nhận được sự lạnh lùng, vô cảm.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, bà Châu Thị Ba có nhiều em, cháu ruột công tác trong ngành công an ở tỉnh Bạc Liêu và huyện Giá Rai. Ngoài ra, gia đình bà Ba còn có người thân đã và đang giữ chức vụ quan trọng ở TP Cần Thơ và Trung ương.

Xúi giục trẻ vị thành niên làm bậy
Kể từ khi đồng phạm Nguyễn Thị Liên bị bắt, không rõ bà Ba tự ý thức hay được tư vấn mà luôn lôi kéo các cháu của bà còn tuổi vị thành niên cùng tham gia xâm phạm tài sản của bà Lén. Chứng kiến cảnh các em nhỏ vô tư giúp bà Ba làm điều phạm pháp mà nhiều người dân ở ấp 1, xã Tân Phong không khỏi xót xa. “Tụi nhỏ có biết gì đâu mà xúi chúng làm bậy, đó là tội ác không thể dung thứ. Chính quyền địa phương không thể vô trách nhiệm với trường hợp này”, ông N.T, một người dân địa phương bức xúc.

 DUY NHÂN

Quận "cầm đèn chạy trước ôtô" thu phí xe máy

TTO - Dù UBND TP.HCM thông báo bắt đầu thu phí từ ngày 1-7, nhưng Q.9 đã triển khai thu phí trên toàn bộ 13 phường của quận này từ ngày 20-5.


   Tờ biên lai thu phí sử dụng đường bộ của ông Nguyễn Tiến Bính  (P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9) ghi ngày 16-6-2015 - Ảnh: G.Minh
Tờ biên lai thu phí sử dụng đường bộ của ông Nguyễn Tiến Bính  (P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9) ghi ngày 16-6-2015 - Ảnh: G.Minh

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, từ ngày 1-7, các địa phương mới bắt đầu thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ với xe máy.

Nhiều chuyên gia băn khoăn về tính pháp lý của việc thu phí này, vì quyết định của UBND TP về việc thu phí sử dụng đường bộ có hiệu lực sau ngày 1-5-2015 nhưng thời điểm tính phí lại bắt đầu từ ngày 1-1-2015.

Vì sao mỗi nơi thực hiện khác nhau?

“UBND TP thông báo bắt đầu thu phí từ ngày 1-7, nhiều địa phương chưa thu, và mới đây chúng tôi nghe thông tin HĐND TP chỉ đạo tạm ngưng thu phí để chờ cuộc họp HĐND tới đây, vậy nhưng người dân trong phường chúng tôi đã phải đóng loại phí này. Vì sao trong cùng TP mà mỗi nơi thực hiện khác nhau, chúng tôi nộp phí trước trong khi những nơi khác chưa nộp, thậm chí còn có thể không phải nộp nếu HĐND kiến nghị Chính phủ không thu loại phí này. Vậy tiền của chúng tôi nộp phải làm sao, có được trả lại không?” - ông Nguyễn Chí Dũng (55 tuổi, ngụ P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9) thắc mắc.

Tương tự, ông Nguyễn Tiến Bính (61 tuổi) bức xúc nói: “Xe gắn máy mua thì chịu đủ loại thuế, phí rồi, mua xăng cũng “gánh” đủ thuế, phí khác mà nay còn thu thêm phí sử dụng đường bộ, lại còn thu sớm hơn quy định nữa. Quy định thì chúng tôi phải chấp hành chứ chúng tôi không thể đồng tình với các quy định vô lý này”.

Liên quan tới những thắc mắc của người dân, ông Lê Tấn Hồng, trưởng Phòng tài chính - kế hoạch UBND Q.9, nói: “Văn bản của UBND TP quy định hiệu lực thi hành sau ngày 1-5, trong văn bản nêu rõ các bước thực hiện, quy định về mức thu, đối tượng nộp, số tiền cho từng loại phương tiện…

Theo đó thì các loại xe đã đăng ký từ trước ngày 1-1-2015 sẽ phải nộp phí nguyên năm 2015. Các xe đăng ký từ 1-1 tới 30-6-2015 thì sẽ nộp phí sáu tháng cuối năm, thời hạn cuối cùng phải nộp phí là ngày 31-7. Văn bản không quy định ngày thu bắt đầu từ 1-7, mà hiệu lực của văn bản phát sinh từ sau 1-5 nên chúng tôi thực hiện thu từ ngày 20-5”.

Theo ông Hồng, việc thống kê số lượng xe máy trên địa bàn đã được thực hiện từ đầu năm 2015, các kế hoạch thực hiện cũng chuẩn bị từ trước nên đã triển khai đồng bộ trên toàn bộ 13 phường từ 20-5.

“Tính tới nay, cả 13 phường đã triển khai nhưng kết quả rất khác nhau. Có phường thu đạt khoảng 40% như P.Tăng Nhơn Phú A, thu được khoảng 320 triệu đồng. Một số phường khác thu được 20-30%, một số phường thu được 1-3%, còn có phường mới chỉ thu được 1 triệu đồng”, ông Hồng nói.

Đánh giá về việc thu phí, ông Hồng nói: “Một người có khi có 2-3 loại phương tiện, họ chỉ sử dụng một xe thường xuyên nhưng phải đóng phí cho tất cả. Các loại thuế, phí có quá nhiều, chất lượng đường chưa đồng bộ mà lại thêm phí nữa. Trong dự thảo báo cáo UBND TP của UBND Q.9, chúng tôi đã kiến nghị TP nên kiến nghị trung ương có hình thức thu phí khác, có thể thông qua các kênh hữu hiệu hơn như thu qua giá xăng, dầu vì xe đi bao nhiêu phải trả phí qua xăng, dầu bấy nhiêu. Chứ thu phí qua chính quyền địa phương thế này phát sinh bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả, không công bằng và không thuyết phục” - ông Hồng nói.

Tính thời điểm áp dụng theo văn bản nào?

Nghị định của Chính phủ và các thông tư, thông tư liên tịch liên quan tới quy định về thu phí sử dụng đường bộ với xe máy có hiệu lực từ trước năm 2015. Ngày 30-12-2014, HĐND TP ban hành nghị quyết về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu xe đối với xe máy trên địa bàn TP.

Tiếp đó, ngày 21-4-2015, UBND TP có quyết định về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy, văn bản có hiệu lực sau 10 ngày. Vậy thời điểm nào là mốc để bắt đầu tính phí, thu phí là phù hợp?

Luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng văn bản có hiệu lực thi hành ở đây là quyết định của UBND TP, tức sau ngày 1-5, là ngày văn bản phát sinh hiệu lực.

Theo luật sư này, dù nghị định của Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch của các bộ, nghị quyết của HĐND TP đều đã có hiệu lực từ trước đó, nhưng các văn bản đó chưa thể áp dụng vào thực tiễn mà phải chờ văn bản cuối cùng của UBND TP mới được thi hành. Do đó quyết định của UBND TP về việc tổ chức thu phí là văn bản cuối cùng, có giá trị tính thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản.

Như vậy, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ với xe máy chỉ có thể được tính bắt đầu từ sau ngày 1-5, thời điểm văn bản của UBND TP có hiệu lực chứ không thể thu phí bắt đầu từ ngày 1-1-2015, như vậy là áp dụng hồi tố cho văn bản quy phạm pháp luật.

Nguyên tắc là chỉ áp dụng hồi tố trong một số trường hợp đặc biệt, và nguyên tắc hồi tố chỉ áp dụng khi điều luật, quy định đó có lợi cho người dân. Quy định về thu phí là quy định buộc người dân phải lấy tiền của mình để nộp cho ngân sách là không có lợi trực tiếp cho dân nên không thể áp dụng hồi tố trong trường hợp này.

Không đồng tình với quan điểm của luật sư Hải, bà Đào Thị Hương Lan, giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, cho rằng ngay khi nghị quyết của HĐND TP có hiệu lực thì thời điểm tính phí cho xe máy trên địa bàn TP đã phát sinh. Dù 10 ngày sau khi ban hành, nghị quyết của HĐND mới phát sinh hiệu lực nhưng quy định thu phí là thu phí theo năm, do đó không thể tính thu phí cả năm 2015 rồi trừ đi 10 ngày văn bản chưa phát sinh hiệu lực để tính số tiền phải đóng lẻ ra như vậy được.

Văn bản này đã được Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND TP ký, như vậy là quy trình ban hành văn bản đã rất thận trọng.

Bà Lan cũng cho biết việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ với xe máy không đơn giản, công tác chuẩn bị kéo dài, phải có kế hoạch thực hiện, bộ máy vận hành, văn bản phải qua các bước theo trình tự nên việc UBND TP ra văn bản vào cuối tháng 4, sau đó quy định bắt đầu thực hiện từ 1-7 là phù hợp.

Trước thông tin một số địa phương đã tổ chức thu phí trước ngày 1-7, bà Lan cho biết việc này chưa có báo cáo cụ thể nên chưa thể trả lời, phải chờ ý kiến của UBND TP.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Chung - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiêm chủ tịch Quỹ Bảo trì đường bộ TP, cho biết: “Chúng tôi vẫn đang triển khai theo đúng kế hoạch của UBND TP, chưa có đơn vị nào báo cáo cụ thể về việc thu phí trước hạn, thu được bao nhiêu, thuận lợi, khó khăn ra sao. Chúng tôi đang chờ tổng hợp báo cáo để trình UBND TP và chưa có kế hoạch gì khác”.
30/06/2015 15:22
GIA MINH

Hàng trăm tiểu thương bãi thị vì bị di dời

Theo Vnexpress - thứ ba, 30/6/2015 | 22:09
Các tiểu thương ở chợ Tam Kỳ (Quảng Nam) đồng loạt bãi thị kéo lên trụ sở UBND tỉnh để phản đối việc bị thành phố yêu cầu di dời dẫn đến tình trạng ế ẩm, trong khi phần lớn khu chợ hiện vẫn bỏ không.

Ngày 30/6, Ban tiếp công dân tỉnh Quảng Nam đã phải tổ chức tiếp hàng trăm tiểu thương của chợ Tam Kỳ để ghi nhận ý kiến. Các tiểu thương yêu cầu được gặp Chủ tịch tỉnh để phản ánh về việc ế ẩm và yêu cầu không được di dời các mặt hàng đang kinh doanh ở đây.

Theo phản ánh của các tiểu thương, mấy ngày trước Ban quản lý chợ Tam Kỳ đã bắt các hộ kinh doanh gian hàng cá, mực, rau củ phải di dời về chợ An Sơn khiến chợ Tam Kỳ vốn ế ẩm lại càng ế hơn vì mặt hàng thiếu đa dạng. Chính vì vậy, họ yêu cầu không được di dời bất cứ mặt hàng nào ở chợ, để nguyên hiện trạng.

anhtt1-8067-1435675199.jpg
Bức xúc vì bị đuổi đi nơi khác dẫn đến ế ẩm, các tiểu thương đã đổ mực, cá ươn trước phòng Ban quan lý chợ để phản đối. Ảnh: Tiến Hùng.

"Nếu UBND TP Tam Kỳ và ban quản lý chợ kiên quyết di dời các mặt hàng đi khỏi chợ thì phải trả lại tiền cho các tiểu thương để đi tìm nơi khác buôn bán", bà Lê Thị Trâm nói và cho hay từ khi chợ Tam Kỳ đưa vào sử dụng hơn 8 tháng nay, các tiểu thương luôn phải đối mặt với tình trạng ế ẩm. Nếu di dời các mặt hàng thực phẩm nữa thì khách sẽ không ghé chợ và tiểu thương buôn bán các mặt hàng khác sẽ phải lao đao vì không có ai mua.

Ông Trương Bốn, Trưởng ban tiếp công dân UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết do các tiểu thương kéo lên đường đột nên lãnh đạo tỉnh bận không thể tiếp được. Ban đã điện cho thành phố Tam Kỳ, nhưng lãnh đạo thành phố báo bận hết nên không tham dự được. "Ban sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến của các tiểu thương để báo cáo tình hình lên UBND tỉnh xem xét có hướng xử lý", ông Bốn nói.

Trước đó ngày 29/6, bức xúc vì bị chuyển chỗ kinh doanh, tiểu thương buôn bán hàng thủy hải sản ở chợ Tam Kỳ đã đổ hàng chục kg cá, mực ươn ngay trước phòng Ban quản lý chợ để phản đối. Theo họ, từ sáng sớm khi đưa hàng ra chợ bán đã bị đội trật tự đô thị, ban quản lý chợ, dân phòng đuổi không cho buôn bán và buộc các hộ này phải di dời lên chợ An Sơn theo quy hoạch của thành phố. Lý do là chợ quá tải và ảnh hưởng đến môi trường, trật tự.

anhtt2-1747-1435675200.jpg
Hàng trăm tiểu thương bị đuổi đi nơi khác kinh doanh trong khi hơn một nửa gian hàng tại ngôi chợ gần 100 tỷ đồng này hiện vẫn bỏ không, chưa ai thuê. Ảnh. Tiến Hùng.

Tuy nhiên, khi lên chợ An Sơn các tiểu thương lâm vào cảnh ế ẩm, không bán được vì vắng khách. Trong khi đó, toàn bộ tầng 3 và hơn một nửa kiốt ở tầng 2 của chợ Tam Kỳ vẫn bỏ không.

Đại diện Phòng quản lý thương mại, Sở Công thương Quảng Nam, cho hay việc đầu tư xây mới chợ Tam Kỳ là chủ trương đúng nhưng đến nay việc sắp xếp buôn bán là chưa phù hợp, chưa phát huy hết công năng sử dụng. "Việc tiếp công dân nhưng không có người của UBND TP Tam Kỳ chứng tỏ chưa quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của người dân. UBND TP Tam Kỳ cần khẩn trương họp các ngành chức năng, họp với tiểu thương để giải quyết các vấn đề", vị này nói.

Tiến Hùng

Biển Đông diễn biến phức tạp, tàu cá Việt Nam liên tiếp bị uy hiếp

HÙNG VÕ (VIETNAM+) LÚC : 30/06/15 16:54
Ảnh minh hạ. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Thông tin từ Cục Kiểm ngư (Tổng Cục Th​ủy sản) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình trên Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, mức độ uy hiếp của cơ quan hải giám Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam khai thác hải sản ở ngư trường truyền thống (như vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta) ngày càng gia tăng, phức tạp.

Nghiêm trọng hơn là, nhiều tàu cá của ngư dân ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị một số lượng lớn tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc liên tiếp đâm uy hiếp và đe d​ọa. Trong đó, riêng tại Quảng Ngãi, Trung Quốc đã uy hiếp, tấn công 23 tàu cá của ngư dân.

Ngoài ra, từ ngày 1/6/2015, khi Trung Quốc còn thực thi lệnh cấm biển trái phép, trong đó có cả vùng biển của Việt Nam, số lượng tàu cá Trung Quốc vi phạm trên vùng biển tăng hơn so với cùng kỳ năm 2014.

Tàu cá Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam

Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) diễn ra ngày 30/6, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết trong 6 tháng đầu năm, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, giúp ngư dân bám biển dài ngày.

Tuy nhiên, tình hình trên Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, với không ít vụ vi phạm liên quan đến hành vi xâm hại của Trung Quốc đối với các tàu cá của Việt Nam.

Cụ thể, tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trong Sáu tháng đầu năm 2015, Cục Kiểm ngư đã chỉ đạo Chi cục Kiểm ngư vùng I tổ chức 6 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy sản trên biển bằng 2 tàu kiểm ngư, huy động 12 lượt tàu kiểm ngư và 12 lượt xuồng cao tốc thực hiện nhiệm vụ tuần bám biển.

Qua công tác thanh-kiểm tra, đoàn kiểm tra của Cục Kiểm ngư đã lập biên bản cảnh cáo 11 trường hợp; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 18 trường hợp, thu gần 26 triệu đồng nộp Kho bạc nhà nước.

Đối với tàu cá Trung Quốc vi phạm, Cục Kiểm ngư đã lập biên bản, chụp ảnh xác nhận vi phạm, trục xuất về phía Trung Quốc và yêu cầu không được phép khai thác th​ủy sản ở phía Tây đường phân định khi không đủ các thủ tục khai thác trong Vùng đánh cá chung.

Tương tự, tại vùng biển Trung Bộ, Cục Kiểm ngư đã chỉ đạo Chi đội kiểm ngư số 2,3,4 thực hiện 8 chuyến tuần tra, kiểm soát, quản lý trên các vùng biển được phân công. Qua đó, lực lượng kiểm ngư đã xua đuổi 137 lượt/chiếc tàu cá Trung Quốc xâm phạm (Khu vục Đông Bắc Cồn Cỏ 40-50 hải lý có 53 lượt/chiếc; Khu vực Đông Bắc đảo Sơn Trà 40-50 hải lý có 84 lượt/chiếc).

Về việc xử lý các tàu cá vi phạm của Trung Quốc, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, thời gian qua, số lượng các tàu cá của Trung Quốc và các tàu cá giả dạng Trung Quốc xâm lấn và vùng biển của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, khi phát hiện các tàu cá này xâm lấn vào vùng cấm, lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã tiến hành xua đuổi.

“Đối với các tàu cá lấn sâu, chúng tôi đã lập biên bản và xử lý cho ‘phóng thích’ về Trung Quốc. Cũng phải nói, đây là việc làm rất nhân đạo của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc, chứ không phải chúng tôi không xử lý được,” ông Huy nói.

Từ góc độ quản lý vùng, ông Đinh Văn Tráng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng 1 cũng cho biết, trong ​6 tháng đầu năm 2015, số lượng tàu cá của Trung Quốc vi phạm trên vùng biển Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Vì thế, lực lượng kiểm ngư vùng I đã phải làm việc rất vất vả.

Cụ thể, “chỉ trong hai ngày 14 và 15/6, Chi cục kiểm ngư vùng I đã tuần tra, xua đuổi và cho phóng thích khoảng 40 tàu cá bọc sắt của Trung Quốc lấn sâu vào khu vực Bạch Long Vỹ, Cô Tô ra khỏi vùng biển của nước ta,” ông Tráng thông tin.

Lập đường dây nóng xử lý

Trước tình hình vi phạm tàu cá trên biển, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết ngành kiểm ngư đã ban hành Quyết định quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển thông qua đường dây nóng giữa Việt Nam-Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Cục Kiểm ngư cũng phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, xây dựng dự thảo nội dung Biên bản Th​ỏa thuận và Quy định sử dụng đường dây nóng giữa Việt Nam-Philipines.

Thông qua đường dây nóng, Cục Kiểm ngư (cụ thể là Trung tâm Thông tin Kiểm ngư) đã tiếp nhận và xử lý thông tin 8 vụ việc đột xuất trên biển; trong đó có 5 vụ về sự cố tàu cá và ngư dân, 1 vụ việc về tranh chấp nghề cá được tiếp nhận, 1 vụ xử lý tàu cá vi phạm thông qua đường dây nóng Việt Nam-Trung Quốc, 1 trường hợp cung cấp thông tin qua đường dây nóng Việt Nam-Philipines.

Về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm, ông Huy biết Cục Kiểm ngư sẽ tập trung vận hành đường dây nóng, tổ chức 24/24 giờ để tiếp nhận và kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển đối với các tàu cá và ngư dân các nước Trung Quốc, Philipines và các nước.

Mặt khác, Cục Kiểm ngư cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chi cục Kiểm ngư vùng 1, Chi đội Kiểm ngư số 2,3,4 bám sát kế hoạch tuần tra, kiểm tra và giám sát hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ở vùng biển xa Trường Sa, Hoàng Sa, Nhà giàn DK1, vùng Cửa Vịnh và Vịnh Bắc Bộ để hỗ trợ ngư dân khai thác tại ngư trường truyền thống.

Ngoài ra, “chúng tôi cũng xây dựng các định mức, tiêu chuẩn về kỹ thuật như kiến nghị tăng cường thêm tàu kiểm ngư để phục vụ cho công tác tuần tra, giúp đỡ ngư dân yên tâm bám biển, đánh bắt th​ủy hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc," ông Huy nói./.

Facebook, mạng xã hội và đời sống chính trị

Theo BBC-3 giờ trước

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói những người dùng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước thì cần phải nghiêm trị"
Chủ đề "bảo vệ lợi ích quốc gia trên mạng", một trong bảy nhóm vấn đề chính trong Dự luật An toàn thông tin được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam lần này, càng trở nên nóng khi Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son mới đây tuyên bố phải 'nghiêm trị' đối với việc sử dụng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước".
Trong lúc thừa nhận rất khó áp dụng các biện pháp chế tài đối với hoạt động trên Facebook, Bộ trưởng Son khẳng định giới chức vẫn đang "tìm cách giải quyết" bởi "nếu đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác".
Facebook là mạng xã hội được ưa chuộng tại Việt Nam, với tổng số người dùng hàng tháng lên đến 30 triệu người, theo số liệu được đưa ra gần đây.
Phản ứng ngay lập tức của Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị ở TP. HCM, là: "Tôi và cộng đồng mạng thấy bất bình về câu nói của Bộ trưởng Son. Cộng đồng mạng phản đối chuyện này."
Theo Tiến Trung, "cần phân biệt giữa 'nói xấu, bôi nhọ' với việc nói ra sự thật. Nếu người dân nói ra sự thật và sự thật đó đúng là xấu xa thì chúng ta không thể nói rằng đó là họ nói xấu được. Đó là họ nói thật."
"Không thể cấm dân phê phán chính phủ. Chính phủ là do dân bầu ra, thậm chí dân có quyền phế truất, thay đổi chính phủ thông qua lá phiếu của mình. Bản thân tôi khi ở trong quân đội thì suốt ngày phải phê bình và tự phê bình. Vậy khi người dân phê bình Đảng Cộng sản thì không thể quy chụp là họ nói xấu Đảng được."
Ông Đinh Đức Hoàng, một chuyên gia về truyền thông xã hội ở Việt Nam, cũng cho rằng tuyên bố của ông Son là không cần thiết. "Các hoạt động xâm phạm lợi ích của Đảng và Nhà nước trước nay vẫn đang được điều chỉnh bởi các điều 258 và điều 88 Bộ luật Hình sự."
"Việc điều chỉnh này trên bất kỳ môi trường nào, dù là Facebook hay báo chí chính thống cũng không có gì khác nhau."

Sự kiểm soát của nhà nước

Giới chức cho rằng việc các trang mạng như Facebook đặt máy chủ ở nước ngoài khiến công tác kiểm soát thông tin trở nên khó khăn. Đó là một trong những lý do khiến chính phủ quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất là một máy chủ ở Việt Nam để "dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh", theo lời Bộ trưởng Son.
Nguyễn Tiến Trung nêu quan điểm "chính quyền không thể làm cảnh sát mạng được".
Giải pháp thích hợp nên là "những người cảm thấy bị xúc phạm hãy tự đưa đơn lên tòa yêu cầu phân xử, thay vì chính quyền phải đi theo dõi từng tài khoản Facebook xem có ai nói xấu ai, rồi bắt bớ đàn áp", tuy Tiến Trung nói anh thấy việc nhà nước có kiểm soát ở chừng mực nhất định là điều hợp lý.
null
Ông Đinh Đức Hoàng thì cho rằng trong lĩnh vực kiểm soát thông tin và chống tình trạng bôi nhọ, nói xấu, giới chức cần bảo vệ quyền lợi các công dân như nhau.
"Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại thông tin mang tính công kích cá nhân hoặc tung hoang tin về vấn đề sức khỏe, thậm chí cả về sự sống hay cái chết của một số cá nhân. Tôi cho rằng đó là vấn đề cần có sự quản lý của nhà nước, không phân biệt đó là thông tin nhắm vào lãnh đạo Đảng và nhà nước hay nhắm vào người bình thường."
Sự kiểm soát quá chặt chẽ là điều không chỉ không phù hợp với xu thế phát triển xã hội, mà còn là không khả thi, theo đánh giá của ông Hoàng.
"Việc đặt trang chủ ở bất kỳ đâu trên thế giới là xu hướng tất yếu, không thể tạo ra một biên giới cứng nhắc về lãnh thổ trong lĩnh vực này được. Ở Việt Nam, có một giai đoạn người dùng khó vào Facebook và người ta giải thích đó là do lỗi kỹ thuật," ông Hoàng nói.
"Tôi cho rằng ở Việt Nam, việc mọi người gặp khó khăn khi vào một trang nào đó không phải là do biện pháp quản lý của nhà nước. Bởi một khi Facebook còn hoạt động, Google còn hoạt động thì việc chặn một vài trang web sẽ là không có ý nghĩa--thông tin vẫn lây lan trên internet mà hoàn toàn không thể kiểm soát được, trừ phi đóng cửa hoàn toàn như Trung Quốc."
"Tôi tin rằng để hạn chế tự do trên internet thì giới chức sẽ có nhiều cách. Chúng ta từng chứng kiến mô hình Trung Quốc, nơi họ áp dụng chính sách rất thẳng thắn, mạnh tay. Nếu muốn thì [giới chức Việt Nam] đã áp dụng mô hình như thế, giống như Trung Quốc cấm Facebook và Google hoạt động vậy. Chính phủ Việt Nam đã không chọn phương thức này," ông Hoàng nói thêm.

Vai trò của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tuy nhiên, theo ông Hoàng thì truyền thông xã hội chưa thực sự đóng vai trò quan trọng vào đời sống chính trị ở Việt Nam.
Ông nói: "Cho đến giờ, truyền thông xã hội chưa phát huy tốt hiệu quả trong hoạt động phản biện hay tham gia vào đời sống chính sách của Việt Nam. Các hoạt động phản biện mới chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ. Việc này cần có thêm thời gian mới có thể thấy tác động của truyền thông xã hội lên đời sống chính trị Việt Nam."
null
Nguyễn Tiến Trung: "Nếu như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."
Về vấn đề này, cựu tù nhân Nguyễn Tiến Trung cho rằng nhiều người dân vẫn có tâm lý e dè, không dám bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội là bởi "Đảng Cộng sản từ trước tới nay thường đàn áp những người lên tiếng phản kháng nhà cầm quyền".
Tuy nhiên, Tiến Trung nhận xét rằng ngày càng có nhiều người nhận thức được "quyền làm chủ" của mình. "Họ không sợ hãi và dám công khai lên tiếng phê phán chính quyền. Đó là điều đáng mừng bởi nó thể hiện là người dân đã ý thức mạnh mẽ về dân chủ, chính quyền không thể tiếp tục quản lý xã hội theo cách thức cũ được nữa," Tiến Trung nói.
Với những kinh nghiệm từng trải qua, Tiến Trung cho rằng những ai đang còn ngần ngại "hãy cứ nói thẳng, nói thật những gì họ nghĩ".
"Họ cần hiểu rằng chúng ta, những người dân bình thường, chính là những người làm chủ đất nước. Những gì chúng ta nói ra là để góp phần làm đất nước tươi đẹp hơn, không có gì sai trái hay vi phạm pháp luật. Họ không cần phải lo lắng."
"Nếu như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."
"Tuy nhiên, chúng ta có quyền bày tỏ chính kiến của mình trên Facebook hay các mạng xã hội khác, nhưng chúng ta không nên nói chuyện cực đoan, thù hận hay kích động bạo lực. Khi phê phán bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cũng nên đề ra giải pháp để giới chức và Đảng Cộng sản thấy rằng chúng ta là những người đàng hoàng, biết nói chuyện phải trái chứ không phải chỉ đả phá, chống đối," Tiến Trung nhấn mạnh.

Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ trên biên giới

Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.
Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.
VOA Tiếng Việt
30.06.2015
Người dân Việt Nam và Campuchia mới lên tiếng cáo buộc lẫn nhau khiêu khích và tấn công bạo lực trong vụ xô xát trên biên giới, làm nhiều người bị thương.

Vụ việc xảy ra hôm 28/6 giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.

Ông Thạch Ny, một nhà sư Khmer Krom chứng kiến vụ việc, cho VOA Việt Ngữ biết:

“Dân biểu Đảng Cứu Quốc đi coi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Lúc đó mình đi khoảng 200 người tới cột mốc biên giới. Chưa tới biên giới mà bộ đội biên phòng, dân Việt Nam cầm những cây gậy, còn bộ đội thì cầm súng nhào vào đất Campuchia và ngăn chặn lại không cho dân biểu qua cái cột mốc giữa hai nước. Lúc đó, bên dân biểu, thanh niên và sư sãi Campuchia xô đẩy nhau với bộ đội biên phòng và dân Việt Nam để qua bên kia xem cột mốc, nhưng mà bộ đội biên phòng không cho qua. Mấy người dân của Việt Nam lấy cái gậy đập lại mấy thanh niên, mấy dân biểu và mấy nhà sư. Có đánh nhau và dân biểu, một nhà sư và vài thanh niên bị thương nặng. Bên Campuchia không có ai cầm gậy hay gì hết”.

"Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu"-Ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây, giáp với Campuchia

Nhà sư này cho biết thêm rằng đoàn của ông chưa đi tới cột mốc phân chia giữa hai nước thì đã bị tấn công.

Trong khi đó, ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây giáp với Campuchia, phản bác lời cáo buộc. Quan chức này nói rằng lực lượng của Việt Nam đã bị hành hung trước.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Vụ việc xảy ra ở địa điểm chỗ cột mốc 203. Đồn biên phòng kết hợp với chỗ dân quân tự vệ của xã ngăn chặn đoàn khoảng 250 chục người của Đảng Cứu Quốc Campuchia. Đảng Cứu quốc với một số người kêu là sư sãi xô đẩy anh em ra và lấn về phía biên giới của Việt Nam rồi người dân mới tràn ra. Bên mình có khoảng 100 người thôi. Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu”.

Ông On cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ xô xát giữa hai bên như vậy và ông cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu Việt Nam và Campuchia không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết tình hình.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng đã chỉ trích Đảng Cứu Quốc đối lập “gây ra tình trạng bất an trên biên giới với Việt Nam”.

Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.

Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".

Tình hình trên biên giới chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á nóng lên thời gian qua sau khi phía Campuchia cáo buộc Việt Nam đã đào trái phép 8 ao sâu bên trong vùng lãnh thổ đông bắc thuộc tỉnh Ratanakiri.

Ngoài ra, Phnom Penh cũng tố cáo Hà Nội cho xây dựng một đồn quân sự tại khu vực biên giới chưa phân định nằm giữa tỉnh Kandal của Campuchia và tỉnh An Giang của Việt Nam.

Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi 3 công hàm phản đối tới Việt Nam trong tháng này.