Sunday, December 2, 2018

Phép thắng lợi tinh thần của Thủ tướng


JB. Nguyễn Hữu Vinh – RFA
Thủ tướng và bệnh hoang tưởng?
Ngày 27/11, hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói:  Việt Nam là trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới .
Sau đó, phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) tối 29/11 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nói rằng: “Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam”.
Những câu nói này, lại góp phần dày thêm trong bộ sưu tập những câu nói “để đời” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian chưa lâu kể từ khi ngồi ghế Thủ tướng – Những câu nói có tác dụng gây cười nghiêng ngả trong xã hội.
Kiểm lại quá trình phá biểu của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều nhà báo, mạng xã hội đã tổng kết nhiều câu nói của ông, những câu nói mà khi người ta nghe, hết thảy đều ngạc nhiên không thể hiểu ông ta đang nói nhằm mục đích gì?
Để ru ngủ ư? Xưa rồi, ngày nay thông tin toàn cầu đã phổ cập khắp nơi, làm sao có thể ru ngủ người dân bằng những câu nói ngớ ngẩn?
Nhằm “chỉ đạo, gợi hứng” như một số báo chí cộng sản đang nịnh hót tô vẽ bưng bô chăng? Hoàn toàn không, chẳng có thể có sự chỉ đạo nào vượt ra khỏi thực tế cuộc sống, chẳng có điều gì có thể “gợi” khi mà không thể nào có “hứng”.
Nhiều người cố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân nào những câu nói của Thủ tướng Chính phủ lại trở thành những câu chuyện hài cho muôn nhà?
Đặc điểm chung của những câu nói từ miệng Thủ tướng, là những câu nói sáo ngữ, hoàn toàn xa rời thực tế, lủng củng và dẫm đạp logic, đối chọi lẫn nhau không chỉ từ ngữ mà cả ý tứ.
Kèm theo đó, người ta phát hiện ra căn bệnh hoang tưởng thâm căn cố đế hoặc chứng “tự sướng” – nói theo ngôn ngữ dân gian hiện đại.
Đến bất cứ tỉnh, thành, địa phương nào, Thủ tướng cũng đều gào lên rằng nơi đây, tỉnh này phải là đầu tàu của cả nước, chỗ kia phải là “Trung tâm” hoặc “thủ phủ” của thế giới...
Người ta tính sơ sơ những bài phát biểu của Thủ tướng, thì con tàu Việt Nam ít nhất phải có 6 cái đầu là Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An và Cần Thơ... Và thực tế thì với nạn cát cứ một phương như hiện nay, thì Thủ tướng nói còn thiếu, bởi cả nước phải có 64 đầu tàu ở mỗi tỉnh, thành... mới đủ.
Cũng tương tự, cho đến nay Thủ tướng hứa rằng Việt Nam sẽ là thủ phủ của tôm, của đồ gỗ, của đồ điện tử và của... nông nghiệp cho toàn thế giới.
Nghe những lời phát biểu của ông Thủ tướng với những từ ngữ ông ta dùng, người ta có cảm giác ông ta thiếu khả năng về ngôn ngữ. Không đòi hỏi khả năng sáng tạo mà khả năng sử dụng của ông ta cũng rất yếu kém. Do vậy học được từ nào nghe lạ tai, ông ta bám vào đó như một thành ngữ quen thuộc mà không thể bỏ ra khỏi đầu óc, rồi cứ thế phun ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào.
Điều này cũng không lạ, trước đây, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã một thời nổi tiếng với căn bệnh của con vẹt khi bất cứ đến đâu, ông ta cung chém tay như thật: Cần phải tỉm hiểu xem “Nuôi con gì? Trồng cây gì?”. Đến mức người dân đã ngao ngán trả lời: Thời dại Cộng sản tham nhũng hối lộ này thì tốt nhất chỉ nuôi con cave, trồng cây thuốc phiện là hiệu quả nhất, thưa Tổng bí Thư.
Thế nhưng, nghĩ vậy chắc chưa đủ và chưa đúng. Bởi cha ông ta vẫn dặn: “Cháu lú thì có chú nó khôn”. Chẳng lẽ một quan chức cộng sản cỡ bộ trưởng còn có cả bầy thư ký, mà Thủ tướng hết viện nọ, bộ kia, ban này ban nọ giúp việc lại để ông ta thiếu ngôn từ?
“Phép thắng lợi tinh thần”
Cách đây gần 100 năm, năm 1922, nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc cho ra đời tập truyện vừa “A Q chính truyện”. Tác phẩm này được coi là một kiệt tác văn học của Trung Quốc thời hiện đại.
Câu chuyện kể lại những hoạt động trong cuộc đời của nhân vật A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không nghề nghiệp. A Q nổi tiếng vì phép thắng lợi tinh thần”.
Nhà văn Lỗ Tấn đã khéo nêu bật được tính cách của những kẻ sử dụng “phép thắng lợi tinh thần” nhằm giải quyết những bế tắc, thất bại trong thực tế cuộc sống của chính mình.
Lần lượt tìm hiểu về nội dung “Phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn đã nêu ra qua nhân vật AQ, chúng ta không khỏi bàng hoàng về sự sao chép đến chuẩn mực như thế ở chế độ chính trị Cộng sản Việt Nam ngày nay.
Chẳng hạn, về xuất xứ nguồn gốc của AQ, Lỗ Tấn viết: “AQ không những tên, họ, quê quán đều mập mờ, cho đến "hành trạng" trước kia ra sao cũng không rõ ràng nốt”.
Thì quá đúng, hầu hết xuất xứ, tiểu sử của các nhân vật lãnh đạo Cộng sản Việt Nam kể từ Hồ Chí Minh cho đến các lãnh đạo ngày nay, đó là điều hết sức mập mờ và “hành trạng” cũng đều mập mờ nốt.
Chỉ có điều khác ở chỗ, với AQ, khi cãi lộn với ai, thì y mới trừng ngược mắt lên mà rằng: “Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy mày kia! Thứ mày thấm vào đâu!”
À, dù sao thì AQ còn tự hào được với bề thế nhà hắn. Còn lãnh đạo của Việt Nam thì khi cãi nhau, ra tòa đâu dám khoe bề thế mà chỉ thưa tòa rằng ngày xưa nhà tôi chỉ buôn chổi đót, chạy  xe ôm, trồng cây cảnh mà bây giờ tài sản khủng khiếp như vậy đấy.
Thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo, tướng tá như Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh từng giữ chức nọ ngành kia mà chỉ cho đến khi ra tòa, dân mới ngã ngửa ra rằng hắn không hề biết một chút gì dù là a,b,c trong lĩnh vực được giao phụ trách.
Thậm chí, trước Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội. Thượng tướng Võ Trọng Việt từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vẫn hồn nhiên đọc “Phê tê bốc” và đòi “chở đám mây điện tử” từ Hongkong về Việt Nam.
Chính vì thế, mới đây, quốc hội đã đưa dự thảo bàn bạc rằng thông tin về thân thế các lãnh đạo cũng sẽ là “bí mật quốc gia” đấy thôi.
Một đặc điểm nữa của “Phép thắng lợi tinh thần” của AQ là sự khiếp nhược, hèn hạ trước kẻ mạnh, nhưng chèn ép và hà hiếp những kẻ yếu, kém may mắn hơn mình.
Ai cũng biết chính phủ của Thủ tướng hèn hạ ra sao trước giặc ngoại xâm. Hàng loạt các cuộc biểu tình yêu nước bị đàn áp dã man, sự khiếp nhược khi bọn bành trướng xâm lược lãnh thổ và bắt bớ, tù đày những người cất tiếng nói vì Tổ Quốc, vì dân tộc đã thể hiện điều này. Thậm chí, có một thời, ngay cả cái tên Hoàng Sa – Trường Sa, Biển đảo... cũng đều bị coi là “phản động” nếu ai đó trót lỡ miệng nói ra.
Quan sát những hiện tượng này, người ta nhớ đến đoạn sau đây của nhà văn Lỗ Tấn: “Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở hữu của y, nhưng xem trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý báu gì, bởi vì y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng "sẹo" và tất cả những tiếng âm gần giống âm "sẹo". Về sau cứ mở rộng phạm vi dần, tiếng "sáng", tiếng "rạng" cũng kiêng, rồi tiếng "đèn", tiếng "đuốc" cũng kiêng tuốt”.
Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải huý là A Q nổi giận, cái đám sẹo đỏ ửng lên, y nhìn để đánh giá đối thủ rồi kẻ ít mồm ít miệng là y chửi, kẻ sức yếu là y đánh. Nhưng chẳng biết thế quái nào, A Q thường vẫn thua nhiều hơn là được. Do đó y thay đổi dần dần chính sách, về sau chỉ lườm kẻ thù bằng một cặp mắt giận dữ nữa mà thôi”.
Nhìn những vụ án trả thù người yêu nước cách đẫm máu và sự quỵ lụy hèn hạ của chính phủ Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược, người ta có thể nghĩ rằng những chi tiết đó, Lỗ Tấn đã từng viết cho chính phủ Việt Nam từ trăm năm trước.
Bởi ở đó, người ta thấy hình ảnh AQ khi bị đánh te tua thì tự an ủi: "chúng đang đánh bố của chúng". Nhưng khi bị đánh tiếp thì:
“AQ hai tay cố giữ lấy cái đuôi sam, nghếch đầu lên nói:
- Đánh con sâu ! Được chưa ! Tớ là sâu ! Chưa thả ra à!”
"Phép thắng lợi tinh thần" là một sự tự an ủi bản thân, tự huyễn hoặc bản thân, tự thôi miên bản thân để giúp bản thân dễ dàng chấp nhận, bỏ qua cái thất bại.
Những thực tế cuộc sống người dân từ Thủ Thiêm cho đến mọi miền Tổ Quốc đang trở thành dân oan, những cảnh người dân cơ cực kéo nhau hàng ngàn hàng vạn người đi ra nước ngoài làm nô lệ. Lẽ ra đó là những nỗi nhục không che mặt vào đâu được, lại đã và đang trở thành niềm tự hào của chính phủ và Thủ tướng, ông cho rằng việc xuất khẩu lao động tới 135.000 người là “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là Bộ hiện thân lòng nhân văn của một chính phủ phục vụ nhân dân”.
Thế rồi, khi nghe Thủ tướng chính phủ đến các địa phương và phát biểu những “giấc mơ” của mình, không chỉ có một cảm giác về một Thủ tướng hoang tưởng, mà người ta thấy rõ rằng cái “Phép thắng lợi tinh thần” đã được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức nào.
Đã gần 100 năm trôi qua, quan sát tình hình chính trị hiện đại ở Việt Nam, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một điều thú vị: Con cháu AQ không bị tiêu tán, trái lại đã phát triển rất rộng rãi sang tận Việt Nam, thậm chí đã trở thành những người lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Thủ tướng chính phủ...
Ngày 30/11/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh
P/s: Tham khảo:
 
- Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới
Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ
Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước
- Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại
Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài
- Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới
Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới
Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên
Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện
Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước
- Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao
Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo
Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam
- Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
- Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới
- Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong
Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước
Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh
Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế
Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước
Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng
- Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”

Cần nâng cao năng lực chiến đấu với tuyên giáo cộng sản trên mạng xã hội


Nguyễn Việt Nam

ộng sản họ tồn tại được là có phần rất lớn góp sức của ngành tuyên giáo. Tuyên giáo là lá chắn, là vỏ bọc mỹ miều che những xấu xa của họ. Họ càng ngày càng đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiểu mị dân này làm cho nhận thức của người dân bị dao động, lệch lạc, mụ mị. Đây là thách thức đối với tất cả những người con yêu nước chân chính đang cất tiếng nói góp phần tạo nên một tương lai đất nước đổi thay, tươi sáng. Chúng ta cần phải cố gắng hơn rất nhiều.
Nhiệm vụ này không phải là do ai áp đặt lên vai các bạn. Mà chính là đất nước, dân tộc trao nhiệm vụ này cho các bạn. Các bạn cần có trách nhiệm gánh vác trọng trách chung này.
Chúng ta cần luôn luôn cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng phản biện để phá vỡ âm mưu mị dân, tuyên truyền sai lệch của bên tuyên giáo cộng sản. Chúng ta đang làm tốt những việc này. Nhưng cần phải làm tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa. Sẵn sàng cầm bút bẻ gãy bất kỳ luận điệu bịp bợm nào mà bên tuyên giáo cộng sản đưa ra bằng mọi hình thức. Ai giỏi mảng nào, có thế mạnh ở mảng nào thì nên chú trọng, tăng cường phát huy sức mạnh ở mảng đó. Đi sâu, đi sát từng bài báo, thông tin có dấu hiệu bịp bợm, bao che, lừa đảo lòng tin của nhân dân.
Mỗi một người là một ngọn nến. Hàng triệu người là hàng triệu ngọn nến thắp sáng dân tộc này, đất nước này. Nhất là các bạn trẻ có tư duy nhanh nhạy, có trình độ cao, có độ tiếp cận kiến thức , thông tin tốt thì cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta làm việc này không chỉ cho riêng chúng ta mà cái chính là cho tương lai của thế hệ sau, của dân tộc, của đất nước. Và hãy nhớ rằng chúng ta đang đấu tranh cho chính nghĩa chứ không phải phản động hay chống phá như cộng sản họ nói. Chúng ta đấu tranh để đem tự do, công bằng, nhân quyền về cho mỗi chúng ta. Chúng ta đấu tranh để hướng đến các giá trị tốt đẹp mà lẽ ra chúng ta được hưởng từ lâu rồi. Chúng ta đấu tranh để thoát khỏi sự cai trị của một đảng phái độc tài, man rợ. Đó là trách nhiệm cao cả của mỗi người dân Việt Nam.
Hãy dũng cảm lên, hãy nói đi. Khi chưa đủ can đảm để nói thì sẽ chưa đủ can đảm để hành động. Chúng ta thờ ơ với chính trị là tự giết bản thân mình, dân tộc mình và đất nước mình. Thế giới hiện đại đã cho các bạn internet , mạng xã hội. Hãy tận dụng nó để biểu đạt tâm tư nguyện vọng, để phản bác, bẻ gãy những điều bất lợi , nguy hại cho chính chúng ta. Hãy dùng nó để bóc trần sự thật mà cộng sản muốn che giấu. Dù là kín đáo hay công khai, dù là anh dũng hay sợ hãi, hay chọn cho mình một phương cách đấu tranh phù hợp để cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. Chúng ta yêu nước, yêu dân tộc chứ không phải yêu đảng cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một đảng phái chính trị, đó không phải là đất nước, là tổ quốc, nó có thể bị phế truất chứ không phải muôn năm. Và cái chết của nó là tất yếu bởi vì bản chất của nó, hành động của nó không phù hợp với sự phát triển của loài người và đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Chúc các bạn sức khỏe, bền chí, kiên cường. Công cuộc chiến đấu này còn lâu dài, đầy thách thức. Hãy chuẩn bị một tinh thần tốt để tạo nên một sự kiên trì. Hãy nắm chặt tay nhau dù ở bất kỳ quan điểm nào (không chơi với quan điểm cộng sản). Tất cả phải xác định vì một mục đích chung mà thôi: Đất nước-dân tộc-tương lai./.

Tàu thủ còn ta thì buông thả



Đỗ Ngà

Nhập siêu trong 11 tháng là 22 tỷ USD. Đây là một sự buôn bán có cán cân lệch quá nhiều. Ai cũng nhìn thấy, những mặt hàng mà Trung Quốc đưa vào Việt Nam toàn là những mặt hàng kém chất lượng. Trên thế giớỉ, hàng Trung Quốc có mặt tất cả cả nhưng sản phẩm Trung Quốc nhập vào các thị trường đó có kiểm soát chất lượng. Nghĩa là những nước đó khi làm ăn với Trung Quốc thì họ phải có chính sách để gạn lại những thứ rác rến từ xứ làm đồ dỏm này. Còn Việt Nam thì sao? Chính quyền CS làm ngược lại, buông thả tất cả.
Chính quyền Việt Nam đã làm gì cho dân khi chính sách làm ăn với Trung Cộng bị thả nổi? Những mặt hàng Trung Quốc đưa vào Việt Nam rất kém chất lượng và là những thứ hàng hoá mà Việt Nam có thể sản xuất được. Chỉ trong 11 tháng Việt Nam phải bỏ ra gần 60 tỷ đô rước những thứ kém chất lượng về để làm gì? Để đánh chết hàng Việt, thua thiệt đủ đường. Trong đó một lượng không nhỏ là Trung Cộng mượn đường Việt Nam xuất đi nước khác để kiếm ưu đãi thuế.
Nhập của Tàu 60 tỷ, xuất qua Tàu 38 tỷ. Vì sao cán cân lệch đến thế? Vì đơn giản, hàng Tàu vào Việt được mở toang, nhưng hàng Việt vào Tàu thì được kiểm soát chặt chẽ, bị điều tiết bởi chính sách của phía Tàu. Nếu nói như Nguyễn Phú Trọng thì Việt Nam – Trung Quốc là “anh em”, nhưng sao không có sự công bằng trong đó? Thấy giống như sự cam chịu xuất kẻ nô lệ chứ không phải anh với em gì cả. Hàng nông sản Trung Quốc vào được miễn thuế, còn gạo Việt Nam vào Trung Quốc bị đánh thuế đến 50%.
Muốn phát triển kinh tế, ngoài những chính sách khuyết khích sản xuất trong nước thì còn phải có những chính sách bảo vệ nền sản xuất. Đến Trump còn đánh mạnh hàng Tàu để bảo vệ hàng Mỹ cơ mà, sao Việt Nam thả nổi? Một chính quyền quản lý kinh tế mà không ra được chính sách khuyến khích và cũng không ra được chính sách sách bảo vệ. Vậy chính quyền này tồn tại để làm gì? Chỉ để phá hoại thôi hả?!

Du lịch Việt Nam là cái bẫy với khách quốc tế

Du lịch Việt Nam là cái bẫy với khách quốc tế
Ảnh: Vnexpress
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Google trả lời hơn 100 triệu kết quả trong 0,51 giây khi tìm kiếm cụm từ “không bao giờ quay lại Việt Nam,” lý do được đưa ra là trộm cắp, tắc nghẽn giao thông, vệ sinh thực phẩm kém, tài xế taxi thô lỗ.
Báo Vnexpress ngày 02 tháng 12 loan tin, Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương đưa ra thống kê, tỷ lệ khách quay lại Việt Nam khoảng 10 đến 40%, trong khi ở Thái Lan tỷ lệ này là 80%. Ngoài nguyên nhân du khách bị lừa đảo, chèo kéo, an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn có nguyên nhân khác như Việt Nam không phải là trung tâm trung chuyển quốc tế, du khách sẽ khó đến nơi mình muốn nếu qua Hà Nội hay Sài Gòn; mặt khác, muốn đến Việt Nam, khách ở nhiều nước phải xin visa trước. Khách có thể làm thủ tục để đến Việt Nam một lần nhưng trong các chuyến du lịch sau, họ sẽ ưu tiên tới các nước miễn visa hoặc cấp visa cửa khẩu tiện lợi hơn nhiều.
Một du khách tên Jorn đến từ Na Uy cho biết, anh sẽ không quay lại Việt Nam vì nơi đây là “bẫy du lịch.” Có lần Jorn thuê taxi, khi anh hỏi cước phí, hai bên đồng giá 80, tức là 80,000 đồng hay 4 Mỹ kim; nhưng khi đến nơi tài xế đòi 80 Mỹ kim. Hay trong một chuyến xe đò, phụ lái thu anh và bạn gái mỗi người 60,000 đồng, trong khi những người khác chỉ phải trả 40,000 đồng. Đây chỉ là một trong số ít trường hợp mà Jorn và bạn gái gặp phải trong thời gian ở Việt Nam.
Một du khách đến từ Mỹ chia sẻ, khi anh bị tấn công và cướp vào tháng 9 năm 2017, anh đã gọi đường dây nóng dành cho du khách, nhưng không có người bắt máy.
An Nhiên

Người dân tố cáo Ngân hàng Vietcombank cướp tiền

Người dân tố cáo Ngân hàng Vietcombank cướp tiền
Hoá đơn đổi tiền - Ảnh: Chinhtrivn
Tin Sài Gòn, Việt Nam – Một người phụ nữ mang 200,000 KRW (South Korean Won) ra ngân hàng Vietcombank Hà Nội đổi sang tiền Việt Nam đồng, bị mất 1/4 số tiền. Sự việc khiến chủ nhân số tiền trên bất mãn, cho rằng ngân hàng này đã cướp tiền “đúng quy trình.”
Trang Chính trị Việt Nam ngày 01 tháng 12 loan tin, sự việc một người dân ở Cần Thơ bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 Mỹ kim ở tiệm vàng đã khiến một người phụ nữ đang số ở Hà Nội lo sợ, vì vậy bà không dám mang ngoại tệ ra chợ đen đổi mà phải mang vào ngân hàng theo quy định nhà cầm quyền CS.
Vào ngày 22 tháng 11, người phụ nữ này thấy trên Website của Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua tiền mặt KRW của Nam Hàn là 19,08 nên bà mang 200,000 KRW ra ngân hàng này đổi sang tiền Việt Nam đồng. Tuy nhiên, tại đây phía ngân hàng nói chỉ mua vào với giá 14,08 tức chỉ được 2,816,000 đồng thay vì 3,816,000 đồng như giá mua vào bằng tiền mặt mà ngân hàng niêm yết. Với giá này, vị khách hàng mất 1 triệu đồng tức là 1/4 số tiền chị đổi, nên chị cho rằng Ngân hàng Vietcombak đã ăn cướp tiền của người dân một cách trắng trợn “đúng quy trình.”
An Nhiên

Điện lực CSVN lộ bộ mặt xảo quyệt

Tin Sài Gòn, Việt Nam – Sau khi tuyên bố đầu năm 2019 sẽ cắt điện trên cả nước vì thiếu điện, thì nay Tập đoàn Điện lực và bộ Công thương CSVN lại đưa ra thông tin nếu giá điện bán cho người dân được tăng thì sẽ không cắt điện.
Báo Tuổi Trẻ ngày 01 tháng 12 loan tin, giá bán điện thương phẩm bình quân hiện tại khoảng 1,660 đồng/kWh. Sau khi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện, bộ công thương sẽ có chỉ đạo Tập đoàn Điện lực xây dựng phương án điều chỉnh giá điện năm 2019. Nếu chi phí tăng từ 3% trở lên mới được điều chỉnh.
Điện lực CSVN lộ bộ mặt xảo quyệt
Trước đó, để dọn đường cho việc tăng giá bán điện cho người dân sau nhiều lần tăng giá, Điện lực đã tung tin 2 nhà máy nhiệt điện than sắp phải ngưng hoạt động vì thiếu than. Tiếp đó, họ đã tuyên bố đầu năm 2019 có thể cắt điện trên cả nước. Thông tin này ngay lập tức bị Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản tố cáo, vẫn cung cấp đầy đủ than cho Điện lực theo hợp đồng. Tuy nhiên, phía Điện lực không chịu ký hợp đồng dài hạn để Tập đoàn Than- Khoáng sản chủ động nguồn than bán.
Khi bị lật tẩy bộ mặt thật thì phía Điện lực và bộ Công thương CSVN “chơi bài ngửa” tuyên bố tăng giá bán điện vào năm 2019.
Trong một bối cảnh khác, ngày 30 tháng 11, tổ chức quốc tế Carbon Tracker công bố, theo cam kết Paris về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, và có thể nâng lên 25% nếu có sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Đồng nghĩa, các nguồn phát thải lớn như nhiệt điện than phải bị cắt giảm, trên thực tế nhà cầm quyền CSVN vẫn quy hoạch, đồng ý cho nhiều dự án nhiệt điện than được xây dựng trong tương lai.
An Nhiên

Những trận đánh không có thương binh

Một truyền đơn của VNCH đành cho cán binh VC, nhắm vào nỗi sợ hãi của thương binh phải bị bỏ lại ngoài mặt trận. (Hình: Huy Phương cung cấp)
Một trận đánh không có thương binh có nghĩa là chỉ có lính tử trận, hoặc là một trận đánh mà cấp chỉ huy không muốn đem thương binh về. Thương binh bị bỏ lại trận địa, vì quá xa hậu cứ, không có phương tiện và nhân lực tản thương, không đủ bệnh viện hay thuốc men để săn sóc họ. Do vậy, thương binh có thể bị phát đạn ân huệ cuối cùng của đồng đội, để khỏi bị vào tay giặc, giữ kín được tin tức tình báo.
Việt Cộng thường có chủ trương nghiên cứu kỹ chiến trường, đánh mạnh và rút nhanh vì sợ viện binh, pháo binh tiếp ứng hay phi cơ thả hoả châu soi sáng trận địa, nên vấn đề đem thương binh theo khi rút khỏi chiến trường, là chuyện bất khả thi.
Nếu đem những con số chênh lệch khó tin giữa con số binh sĩ tử thương và thương binh của cả hai phía, Bắc Việt và VNCH cũng như quân đồng minh, chúng ta sẽ thấy rõ chủ trương của Bắc Việt, thường không coi mạng người là quý.
Không thể có một cấp chỉ huy vô lương tâm nào hơn những cấp chỉ huy quân sự của Bắc Việt. Tướng Giáp đã từng nói: “Mỗi một phút, có hàng trăm ngàn người chết trên khắp thế giới. Cái sống hay cái chết của hàng ngàn người, ngay cả khi họ là người cùng quê hương, có ý nghĩa rất ít trong thực tế.”
Ở một chỗ khác: “Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không?
Thử nhìn lại những con số về binh sĩ tử trận và thương binh của cả hai bên:
– Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 310,000 tử trận và 1,170,000 người bị thương. Tính ra 1 người tử trận, có 4 người bị thương.
– Hoa Kỳ khoảng 58,200 tử trận và hơn 304,000 bị thương. Tính ra 1 người chết có đến 5 người bị thương.
– Nam Hàn có 5,099 tử trận và 11,232 bị thương. Tính ra 1 chết thì có hơn 2 người bị thương.
– Thái Lan có 351 tử trận và 1.358 bị thương. Tính ra 1 chết có gần 5 người bị thương.
– New Zealand có 55 tử trận và  212 bị thương. Tính ra 1 chết có 4 người bị thương.
Về phía Cộng Sản Bắc Việt, theo tài liệu thống kê chính thức của Cục Chính Sách – Tổng Cục Chính Trị – Bộ Quốc Phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1,146,250 “liệt sĩ” và chỉ có khoảng 600,000 thương binh. Tính ra số tử trận của quân Bắc Việt cao gấp hai lần số thương binh, trong khi phía tự do cứ 5 thương binh đem về hậu cứ mới có một người tử trận. Điều này cho chúng ta thấy rõ thế nào là “một trận đánh không có thương binh!”
Sau chiến thắng Tháng Năm, 1975, Bắc Việt ngoài hàng triệu “bộ đội” tử trận chưa được thông báo, để cho dân chúng thấy được bộ mặt huy hoàng của người thắng trận, Bắc Việt đã “cách ly” tất cả thương binh đến những vùng xa, khỏi những nơi dân cư đông đúc.
Không phải chỉ có thương binh, mà ngay cả tù binh sau khi lọt vào tay địch, được giải thoát mang về, để khỏi bị lộ những bí mật quân sự, cũng được Cộng Sản thủ tiêu. Theo Phan Ba‘s Blog, ngay cả trong chiến tranh biên giới Hoa- Việt, năm 1989, được biết Quân đội Bắc Việt có đến 10% nữ làm tù binh, nhưng chính quyền Việt Cộng dối trá chưa bao giờ tuyên bố con số tù binh nằm trong tay Trung Cộng, vì Cộng Sản hẹp hòi tính dân tộc, yếu hèn sợ mất lòng Trung Cộng.
Những nữ tù binh này không được về lại quê hương, sau khi trao trả tù binh, Việt Cộng lập tức phi tang họ trong rừng sâu. Cho đến ngày nay nhân dân Việt Nam không hề biết thân phận của tù binh chiến tranh sống chết thế nào! Việt Cộng không công bố lấy lý do là vì “bí mật quốc phòng.”
Trong một cuộc họp mặt của cán bộ Cộng Sản cũ với nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng tại Vũng Tàu vào Tháng Sáu, 2017, một cán bộ ly khai đã phát biểu về những gì ông biết về thương binh bộ đội. Người cộng sản ly khai này, dù không là Đảng viên, nhưng cũng là một nhân viên cao cấp, đã xác nhận việc giết sạch các thương phế binh bộ đội. Và nhiều chuyện kinh hãi khác nữa!!
Theo ông thời chống Pháp, như Phạm Duy đã viết “Nạng thương binh chống rổ mặt đường làng,” nhưng vào thời chống Mỹ, thương binh bị giết sạch, y như Trung Cộng sau chiến tranh biên giới, thương binh của họ bị tập trung lại, rào dây thép gai và đốt cháy. Sau năm 1975 chỉ thấy thương binh chế độ cũ mà không thấy thương binh chế độ mới. Vậy thì họ ở đâu? Đều bị thủ tiêu ở chiến trường! Không lẽ bộ đội khiêng nhau mà đi hành quân? Cuộc gặp gỡ và lời phát biểu này có quayy phim và đưa lên youtube. (*)
Dương Thu Hương, một người “ở trong chăn” Bắc Việt cũng đã tiết lộ: “Đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa… Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (“Ký 2” của Đinh Quang Anh Thái.)
Chính vì vậy mà sau này, Bắc Việt đã quy tập hàng chục nghìn mộ tử sĩ để lập nên những nghĩa trang “hoành tráng” nhưng phần lớn chỉ là những “mộ gió” hay chôn xương trâu xương bò, tất cả đều là những nấm mồ vô danh, không tên tuổi. Vì với trận địa rải rác quá lớn, thời gian và thời tiết tàn phá, thiên nhiên thay đổi và vì chính sách đã có từ trước, gia đình tử sĩ hầu hết chỉ nhận được một cái giấy ghi công, công nhận là gia đình liệt sĩ, nhưng xương cốt chưa bao giờ được về nhà!
Không phải lúc nào kẻ thiện cũng thắng phe tà! (Huy Phương)
(*)www.youtube.com/watch?v=y50xHWjcC7U

Từ theo cộng đến chống cộng (71): Đổi mới Đảng, tránh nguy cơ sụp đổ!

"...Tổ quốc cấp thiết đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải lựa chọn giữa hai con đường: Tìm đồng minh cho dân tộc hay giữ đồng chí cho Đảng. Thật ra thì bọn bành trướng Bắc Kinh đâu có xem Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí..."
statue-lenine
Tổ quốc trước hai hiểm họa
Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặt nội xâm. Mọi người Việt Nam yêu nước có trách nhiệm tìm đường đưa dân tộc thoát khỏi hai hiểm họa đó.
Chúng ta đã từng gọi một cách chính xác bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm. Những hành động lấn lướt khiêu khích gần đây ở Biển Đông chứng tỏ bản chất của chúng không hề thay đổi. Ngày 2-7-2009 trả lời ký giả Mặc Lâm của Đài Phát thanh RFA, nhà ngoại giao Dương Danh Dy từng làm việc nhiều năm ở Trung Quốc nhận định: Trung Quốc là anh láng giềng to khỏe, tham, lại xấu tính và “sau thời điểm 2010 trở đi chưa biết họ làm cái gì đâu. Họ kinh khủng lắm”.
Từ theo cộng đến chống cộng
Hai mươi năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức cố gắng xây dựng với Bắc Kinh mối quan hệ đồng chí kèm theo “16 chữ vàng” (do Giang Trạch Dân đặt ra, Lê Khả Phiêu tán thành đưa vào tuyên bố chung tháng 2-1999: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Mấy năm sau lại bổ sung “tinh thần 4 tốt” là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Để tỏ lòng trung thành với mối quan hệ đó nhà nước việt Nam đã bắt bớ những công dân của mình xuống đường biểu tình với khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Đó là thủ đoạn ngoại giao khôn khéo hay chỉ là sự đớn hèn? Tình trạng này còn kéo dài bao lâu? Rồi bằng cách nào để có thể thực hiện được di chúc thiêng liêng của Đức Trần Nhân Tôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Không làm được điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thoát khỏi trách nhiệm trước lịch sử là để đất đai thấm máu cha ông lọt vào tay giặc.
Sáu mươi năm trôi qua, tham nhũng hồi ấy chỉ như ruồi muỗi, ngày nay đã trở thành hùm beo, mặc dù ở mọi cấp mọi ngành đều có cơ quan chống tham nhũng! Cứ xem chế độ tiền lương, chủ tịch nước cũng chưa đạt mức phải đóng thuế thu nhập, thế mà cán bộ nào cũng có nhà cao cửa rộng tiêu xài hoang phí thì có thể biết tham nhũng là bệnh của cả hệ thống! Nguyên nhân nào đẻ ra tình trạng đó? Biện pháp nào để ngăn chặn đây?
Người ta có thể nêu thêm hiểm họa về môi trường, nhưng thực tế cho thấy vụ Vedan và nhiều vụ khác đều là con đẻ của quan liêu tham nhũng.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử 80 năm của đảng Cộng sản Việt Nam để đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của đảng và tìm lại sức sống cho Đảng, hòng cứu dân tộc thoát khỏi hai hiểm họa nói trên.
Ba thế mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam
1- Mọi đảng viên Cộng sản kể cả chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt đầu từ chủ nghĩa yêu nước mà đến với chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ nhiều người cho đó là chọn nhầm đường, lạc đường, hoặc nặng lời hơn, có người lên án Đảng Cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, rằng nhân dân theo Việt Minh, theo mặt trận Dân tộc giải phóng, chớ không phải theo cộng sản. Có người cho rằng con đường cộng sản không phải là một tất yếu lịch sử để giải phóng dân tộc, rằng nếu…
Tiếc rằng lịch sử không cho chúng ta chứ nếu! Tôi thích câu nói của cựu bí thư đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas: “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, đến 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”. Và cũng ông ấy đã nói: “Không thể nói rằng họ (người cộng sản) đã cố tình lừa dối, rồi sau đó không chịu thực hiện. Sự thật là họ không thể thực hiện được những điều mà họ đã nhiệt liệt tin tưởng”. Dù gì thì lịch sử cũng phải ghi nhận việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám và đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến “Điện Biên chấn động địa cầu”.
Tất cả những điều ấy làm cho số đông người Việt Nam tin theo Đảng Cộng sản, từng thật lòng khi nói “ơn Bác, ơn Đảng”, thật lòng gọi hai tiếng “Đảng ta”! Tuy nhiên, vào đầu những năm 50 trở đi đã nảy mầm tai họa:
– Nhầm đồng minh thể chế, đồng minh giai đoạn, là đồng minh chiến lược, lâu dài; trong khi Bắc Kinh từ đầu đã có ý đồ bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
– Đường lối cách mạng uống dần theo ý thức hệ cộng sản.
Hậu quả là niềm tin của nhân dân đối với Đảng nhiều lần bị hẫng hụt. Nhà văn Đào Hiếu nhận xét: “Trừ một số tư sản mại bản, tư sản đỏ, thì đại đa số nhân dân Việt Nam đều căm ghét chế độ hiện nay”. Nếu nhận định đó là đúng thì sự sụp đổ của chế độ đã không thể cưỡng được.
2- Chính giai đoạn “Đổi mới” đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam gượng dậy.
Ông Lê Hồng Hà, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Công an nhận định về tình hình đất nước 20 năm qua: “20 năm qua, cuộc đấu tranh giữa một bên là Đảng Cộng sản và một bên là toàn dân Việt Nam, kết quả là dân thắng Đảng trên hai mặt trận kinh tế và tư tưởng, nhưng dân chưa thắng về chính trị, vì hệ thống chuyên chính vô sản vẫn còn nguyên”. Cũng phải nhìn lại, nếu không có những đảng viên như Kim Ngọc, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch thì không có đổi mới. Chúng ta có thể lấy Bắc Triều Tiên, Cuba làm đối chứng cho nhận định này! Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, điều ấy không ngoa. Nhưng dùng cái chữ “Đổi mới” là thủ đoạn đánh tráo khái niệm, thực ra phải nói là “trở lại như cũ trên con đường văn minh của nhân loại”.
Chính vì chỉ đổi mới chứ không chịu trở lại như cũ cho nên những người lãnh đạo Đảng Cộng sản luôn luôn ngập ngừng, Cứ hai bước tiến lại một bước lùi, chỉ vì sợ bị mất độc quyền lãnh đạo. Ở đây xảy ra cuộc đấu tranh giữa những người muốn đổi mới toàn diện mạnh mẽ như Trần Xuân Bách, Trần Độ với lực lượng bảo thủ muốn ghìm lại, nhất là lĩnh vực chính trị. Dù gì thì “Đổi mới” đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Hệ thống chuyên chính vô sản cũng mềm đi chứ không cứng rắn được như trước. Ví dụ, trong vụ giới trí thức kiến nghị dừng dự án Bauxite Tây Nguyên, ban đầu đã có ý đe dọa, gán cho tội chịu ảnh hưởng của bọn phản động, nhưng rồi đã phải lùi lại. Một trang Web Bauxite việt Nam có danh sách gần 3000 người ký tên trong tám đợt kiến nghị, có hàng trăm ý kiến phản biện sắc bén, được hàng triệu người truy cập, quả là một hiện tượng chưa từng có.
Tự do kinh tế đem lại một số công ăn việc làm, cuộc sống vật chất của người dân dễ chịu hơn, bộ mặt đất nước cũng có phần thay đổi. Do đó số đông tầng lớp trung lưu và trí thức chưa quá bức xúc đòi hỏi tự do dân chủ. Công nhân đình công, nông dân biểu tình đều vì quyền lợi vật chất cụ thể chứ chưa phải đòi được tự do lập hội, lập công đoàn. Có tài liệu cho rằng trung bình mỗi người dân Việt Nam có chân trong 2,33 tổ chức hội, đoàn, làm cho họ cứ tưởng rằng mình đã được nhiều tổ chức của một xã hội dân sự bảo vệ lợi ích khi cần thiết.
3- Đảng Cộng sản Việt Nam nắm chắc lực lượng quân đội và công an bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống tận cơ sở và buộc họ đồng nhất đảng với tổ quốc. Nhận định của ông Lê Hồng Hà rất đúng khi cho rằng không thể dùng bạo lực để lật đổ chế độ này.
Tuy nhiên ba thế mạnh kể trên đang bị ba điểm yếu bào mòn từng ngày. Nếu không kịp thời có giải pháp sáng suốt và mạnh mẽ để đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam, về lâu dài nguy cơ sụp đổ khó tránh khỏi.
III. Ba điểm yếu của Đảng Cộng sản
1- Do “ngu trung” với ý thức hệ, Đảng Cộng sản Việt Nam không rút được bài học nhầm lẫn chọn bạn đồng minh, đã tiếp tục phạm sai lầm lớn hơn ở cuộc gặp Thành Đô năm 1990, cầu hòa với Bắc Kinh trong thế yếu. Từ đó, hai kẻ thù mang mặt nạ “đồng chí” giả vờ kết giao trên “16 chữ vàng”. (Do quá phẫn nộ trước hành động ngang ngược gần đây của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhân dân đã nhại lại thành 16 chữ đen là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai”). Nhầm lẫn trước năm 1954 còn có thể thông cảm, nhưng từ khi Bắc Kinh liên tục gây chiến tranh biên giới với tất cả quốc gia láng giềng Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam mà vẫn còn cho rằng “từng là xã hội chủ nghĩa với nhau vẫn tốt hơn” thì thật là mù quáng. Năm 1974 chúng đã chiếm Hoàng Sa, năm 1984 chúng bất ngờ tập kích Lão Sơn giết chết 3700 chiến sĩ Việt Nam, năm 1988 chúng chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa, giết chết 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam. Chúng liên tục lấn tới, lập cơ quan hành chính Tam Sa gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, liên tiếp bắn giết, cướp thuyền, bắt ngư dân chúng ta đánh cá trên vùng biển của mình. Những ai có trái tim yêu nước đều cảm nhận chúng chỉ chực chờ cơ hội để đánh úp chiếm đoạt cả Trường Sa của chúng ta!
Từ tháng 3 năm 2009 đến nay, cả nước sôi sục một phong trào đòi hủy bỏ dự án Bauxite mở đường cho hùm dữ vào nhà. Các bậc đại công thần của chế độ, đại tướng Võ Nguyên giáp, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, các thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Văn Cương và hàng ngàn trí thức đã lên tiếng cảnh báo những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước phải thức tỉnh. Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, trong “Bài học bất ngờ từ Trung Quốc” đã viết: “Năm 2008, tập đoàn Tân Tạo đưa Trung Quốc vào quần đảo Nam Du xây dựng cảng than. Cũng năm 2008, Đài Loan thành công với dự án xây dựng khu luyện thép bên vịnh Sơn Dương. Cuối năm 2008, việc xây dựng nhà máy luyện nhôm Tân Rai, Nhân Cơ giúp Trung Quốc gài quả bom bùn độc trên thượng nguồn sông Đồng Nai. Nếu một ngày nào đó thực hiện kịch bản chiến tranh bất ngờ như năm 1979, họ sẽ nổ quả bom bùn đã gài sẵn ở Tân Rai làm các tỉnh miền Đông và thành phố Hồ Chí Minh chết khát. Họ chiếm Sơn Dương-Hà Tĩnh, chặn cả đường biển lẫn đường bộ từ Nam ra Bắc. Họ chiếm quần đảo Nam Du cắt đường biển quốc tế đến Việt Nam. Một tình huống vô cùng nguy khốn đang diễn ra trước mắt ta đó!”
Báo chí và người phát ngôn Việt Nam không dám nêu tên tàu Trung Quốc mà gọi là “tàu lạ”. Trong khi đó, báo mạng Hoàn Cầu thuộc Tân Hoa Xã bình luận rằng: Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp quân sự! Vậy mà nhà nước Việt Nam vẫn sợ mất lòng Trung Quốc, không dám đưa vụ bắt ngư dân của mình ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Dư luận trong và ngoài nước đều chê trách những người lãnh đạo Việt Nam quá ngờ nghệch đã tự chui vào thế kẹt rồi đâm ra hèn nhát trước sức ép của Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc có bài viết tựa đề “Sao bỗng dưng họ lại hèn vậy?” trong đó ông nhắc lại nhiều hành xử anh hùng của người cộng sản Việt Nam trước đây, nhưng không lý giải câu hỏi mới đặt ra.
Ở những cuộc chiến tranh cứu nước trước đây, chúng ta luôn luôn có đồng minh thân thiết và được nhiều quốc gia khác ủng hộ. Trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc 1979, chúng ta còn có đồng minh Liên Xô. Trái lại trong cuộc đối đầu với bọn bành trướng Bắc Binh hiện nay, Việt Nam hoàn toàn không có đồng minh chiến lược! Tiến sĩ Storey chủ biên tạp chí Đông Nam Á Đương Đại cho rằng: “Vấn đề biển Đông là chủ đề nan giải” (ý nói đối với Việt Nam) và nhận định: “Các nhà lãnh đạo Ba Đình không thể dựa vào một quốc gia nào khác ngoài bản thân mình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không thể dựa vào Mỹ, không thể dựa vào Nga, và càng không thể dựa vào khối ASEAN”. Tại sao ông nhận định như vậy? Bởi vì Cộng sản Việt Nam đã tự xếp mình là đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc. Khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Lý Nguyên Triều, trưởng ban Tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảm ơn họ đào tạo cán bộ cho Việt Nam thì cơ quan an ninh Việt Nam bắt luật sư Lê Công Định. Khi Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đến Hà Nội thì Đài Truyền hình Việt Nam phát lời thú tội của bốn nhà hoạt động dân chủ, trong đó lời khai bổ sung của Lê Công Định là có gặp nhiều quan chức Mỹ, đại sứ Mỹ cho rằng tổ chức tư pháp cần tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều tờ báo và đài truyền hình bình luận rằng, những người hoạt động dân chủ bị bắt đều có liên hệ với các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Các động thái kể trên đã cho thế giới hiểu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng về phía nào trên bàn của khu vực và toàn cầu!
Ông Lê Tuấn Huy trong bài “Bài ngửa biển Đông và bài bản về tư duy”, nhận xét rất đúng rằng: “Trong tương quan biển Đông đã bị đặt vào thế phải tranh chấp, Việt Nam lại không có đồng minh cơ hữu lẫn đồng minh thể chế, khi mà đồng minh lớn nhất về chính trị văn hoá chính là chủ thể muốn tước đoạt biển đảo. Việt Nam cũng hầu như không có được sự hậu thuẫn của công luận thế giới trong vấn đề này và đó cũng là một phần hậu quả từ việc thiếu vắng tương tác đồng minh”. Ông nhận định: “Chần chừ, đối với Việt Nam lúc này đồng nghĩa với việc tiếp tục đẩy mình vào cảnh thân cô thế cô!”
Tổ quốc cấp thiết đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải lựa chọn giữa hai con đường: Tìm đồng minh cho dân tộc hay giữ đồng chí cho Đảng. Thật ra thì bọn bành trướng Bắc Kinh đâu có xem Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí. Cách hành xử trịch thượng của họ đối với ta thật sự như minh chủ đối với chư hầu! Nếu không mau chóng trả lời dứt khoát câu hỏi trên, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ngày càng bị mất niềm tin của dân tộc và càng lâm vào thế kẹt.
2- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa chỉ thích hợp cho một xã hội có nền kinh tế công hữu và tập thể, phân phối bao cấp từ hạt gạo đến bó rau và đóng cửa với thế giới bên ngoài. Đổi mới kinh tế đã làm cho hệ thống chính trị không còn tương hợp, trở thành chiếc áo cũ rách. Các giá trị hôm qua đặt vào thực tế hôm nay hóa ra khôi hài.
Suốt 20 năm “đổi mới”, các kỳ Đại hội Đảng cứ khất lần khất lữa việc định nghĩa “cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nội dung gì?” Và “vai trò vị trí của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng” có gì thay đổi? Nếu chỉ nêu mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì không có gì khác các quốc gia dân chủ, nhưng so ra mình không làm được như họ! Đến khoá 10 này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thấy không thể kéo dài mãi, đã tìm cách giải đáp ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 6 từ ngày 14 đến 22 tháng một năm 2008 như sau:
“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội” (tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa 10, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2008, trang 33). Các nhà lý luận của đảng quên rằng: “Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ra đời và bắt đầu phát sinh tác dụng cùng với việc xây dựng thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; phạm vi hoạt động của nó được mở rộng theo đà củng cố và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tư liệu sản xuất trở thành sở hữu công cộng làm cho nên sản xuất không phải để phục vụ cho việc phát tài và làm giàu của cá nhân hay một giai cấp” (Từ điển kinh tế, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1976, trang 455). Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân phát triển, xung khắc với quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội như nước với lửa, làm sao chịu được sự chi phối của nó?
Giai cấp công nhân đang nơm nớp lo bị mất việc làm. Nghe nói mình có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, họ bảo nhau: “Mấy ông này hay thiệt, vừa đại diện cho công nhân lại vừa là tư bản đỏ!” Hơn 2500 cuộc đình công (chỉ tính đến giữa năm 2008) của công nhân không có sự chỉ đạo của tổ chức công đoàn do Đảng lãnh đạo, đã nói lên niềm tin của họ đang đặt vào đâu.
Nói về chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx Kornai János người Hungary cho rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc trình bày ý thức hệ giả mạo khi dẫn chiếu đến Chủ nghĩa Marx. Cái hệ thống mà Đảng Cộng sản ngự trị về cơ bản mang tính tư bản chủ nghĩa, vì sở hữu tư nhân đã trở thành hình thức sở hữu áp đảo, và bởi vì cơ chế điều phối chính là cơ chế thị trường”. Nhận định đó hoàn toàn đúng đối với đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do không chịu công nhận đổi mới là vứt bỏ những nguyên lý về kinh tế của chủ nghĩa xã hội và do tiếp tục duy trì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin, Đảng đã làm cho xã hội đầy dẫy những hiện tượng thực giả lẫn lộn, nói một đằng hiểu một nẻo, đạo đức xuống cấp trầm trọng!
Nói “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, người dân thắc mắc: “Trong lịch sử chưa có ai làm chủ mà không được lãnh đạo, lại còn bị người khác lãnh đạo!”
Nói “thông qua dân chủ bầu cử Quốc hội”, người dân bảo: “Lâu nay vẫn là đảng cử dân bầu!”
Nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, người dân bảo: “Quốc hội bao giờ cũng họp sau khi Đảng đã họp và đề ra nghị quyết chỉ đạo cho Quốc hội phải làm gì. Vừa qua Bộ Chính trị quyết định đại dự án Bauxite đâu có cần thông qua Quốc hội!”
Nói đảng viên cán bộ là đầy tớ của nhân dân, mấy ông “hai lúa” cười: “Cả đời mình làm chủ mệt mỏi quá rồi, cầu mong mấy đứa nhỏ sau này có đứa được làm đầy tớ cho cả dòng họ được nhờ!”
Nói “sống và làm việc theo pháp luật”, “mọi người bình đẳng trước pháp luật”, người dân bảo: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa, tư pháp do Đảng lãnh đạo. Người có chức có quyền mới tham nhũng, mà có chức có quyền thì phải là đảng viên, vậy tư pháp làm sao dám xét xử tham nhũng? Hãy coi Tòa án Hà Nội, rồi Tòa án Tối cao cứ như gà mắc tóc trước vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì biết tư pháp Việt Nam được độc lập cỡ nào!”
Nói chúng ta đã thực hiện tốt quyền tự do báo chí, người dân hỏi, không nghe ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông bảo: “Phải đi đúng lề phải mới có tự do báo chí” đó sao? Mới đây ông Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đảng giao cho nhiệm vụ vận động nhân dân phản biện các chính sách của Đảng, nhưng suốt mấy năm, Mặt trận vẫn chưa làm tốt. Xin hỏi, có cách nào để làm tốt được đây, khi mà phản biện chỉ được phép nói trong cái vòng kim cô của nghị quyết Đảng? Ai chẳng sợ lỡ miệng ra ngoài vòng sẽ bị thiệt thân? Các ông Nguyễn Mạnh Tường luật sư Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kim Ngọc bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, Trần Xuân Bách ủy viên Bộ Chính trị, là những nhà phản biện dũng cảm đã bị trừng phạt như thế nào, ai chẳng biết!
Mới đây, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS do giáo sư Hoàng Tụy làm Chủ tịch Hội đồng, tiến sĩ Nguyễn Quang A làm viện trưởng, đã phải tuyên bố tự giải thể để phản đối Nghị quyết 97 của thủ tướng chính phủ hạn chế quyền được nghiên cứu và phản biện. Ngày 15 tháng 9 năm 2009, Mặt trận Tổ quốc họp báo về Đại hội lần thứ 7, có nội dung “tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng đại đoàn kết toàn dân”. Làm sao đồng thuận được khi không có phản biện dân chủ mà chỉ có quyết định từ trên dội xuống?
Các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa. Cách hiểu, cách làm của Việt Nam trái với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà nhà nước Việt Nam đã cam kết thực hiện. Năm nào Việt Nam cũng bị lên án vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền và bị xếp hạng vào cuối bảng của các nước trên thế giới. Phản ứng của nhà nước Việt Nam luôn luôn là “nhận thông tin sai lạc với thực tế Việt Nam”, hoặc “can thiệp vào nội bộ Việt Nam”, nặng nề hơn nữa là “âm mưu của các thế lực thù địch hòng chống phá Việt Nam”! Chúng ta chấp nhận hội nhập với cộng đồng nhân loại, làm bạn với tất cả các nước, nhưng lại không đồng ý với người ta về những giá trị phổ biến của nền văn minh nhân loại là: xã hội công dân, sở hữu tư nhân, nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ đại nghị. Chủ nghĩa xã hội thế giới đã thất bại vì phủ định những giá trị phổ biến đó, cố tìm những giá trị khác (xã hội toàn trị, công hữu, kế hoạch hóa quan liêu bao cấp, chuyên chính vô sản, dân chủ tập trung xã hội chủ nghĩa) hòng thay thế, rồi lâm vào ngõ cụt và bị sụp đổ!
Trong bài phát biểu với Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày30-6-2009) ông Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quá trình cầu nguyện với hình thức quản lý chuyên chính vô sản, với nguyên tắc tập trung dân chủ, xã hội chưa bao giờ được hưởng quyền tự do dân chủ đích thực”. Và ông lưu ý: “Nếu xã hội… họ cảm thấy áp lực chuyên chế nặng nề lắm thì không thể tránh được những biến động xấu, rất xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Chính hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin đã làm suy yếu các khả năng chống tham nhũng, hiểm họa nội xâm của đất nước.
Nhiều người già ở Sài Gòn cho rằng tham nhũng hiện nay đã vượt xa chế độ Sài Gòn cũ. Có thể bào chữa rằng tham nhũng là vấn đề toàn cầu chứ có riêng gì mình. Vâng, nhưng tham nhũng ở các quốc gia dân chủ có nhiều thuốc trị mà ta không có. Khi báo chí đưa tin Hoa Kỳ vừa bắt 44 người tham nhũng thì các ông già thạo tin bảo: “Nếu nước ta có cơ quan tư pháp độc lập như họ thì chỉ riêng quận mình thôi, số tên tham nhũng bị bắt cũng vượt xa con số của cả nước Mỹ!”
Có lẽ trên thế giới không nước nào có nhiều cơ quan có chức năng chống tham nhũng bằng nước ta. Đảng có Ủy ban Kiểm tra, nhà nước có Tổng Thanh tra, các bộ, các ngành, các đoàn thể, ở từng cấp đều có tổ chức thanh tra, kiểm tra. Có rất nhiều nghị quyết chỉ đạo chống tham nhũng. Một ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng làm trưởng ban Chống Tham nhũng Trung ương. Các đảng ủy được nhắc nhở phải coi chống tham nhũng là trách nhiệm lớn. Thế nhưng, tham nhũng đã xảy ra ở ngay các đảng bộ đạt tiêu chuẩn bốn tốt, danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh như: Văn phòng Chính phủ, đảng ủy Bộ Giao thông Vận tải, đảng ủy PM18, Đảng ủy Dự án Đại lộ Đông Tây. Vì sao tham nhũng ở Việt Nam “kháng thuốc” ghê gớm vậy?
Có ba nguyên nhân:
(a) Ở các quốc gia dân chủ họ có nền tư pháp độc lập, có thể buộc tội cả tổng thống, còn pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là vừa đá bóng vừa thổi còi. Tay này sao nỡ chặt tay kia!
Trả lời sao đây khi bao nhiêu vụ án lớn không nhúc nhích:
– Vụ PM18 còn đó mà các nhà báo viết về nó đã phải đi tù;
– Vụ PCI dù người Nhật đã khai hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ, nhưng sau nửa năm, Sĩ chỉ bị khởi tố về tội cho thuê nhà! Dư luận tin rằng sĩ không thể nuốt trôi khối đô la khổng lồ nếu không chia cho các vị thượng cấp có liên quan trách nhiệm đối với công trình này;
– Năm 2006, cảnh sát Đức phát hiện Siemens chuyển hơn 241.000 Euro vào tài khoản ở Singapore của một quan chức Việt Nam. Đến nay cảnh sát Việt Nam chưa động đậy;
– Năm 2008, một Việt kiều bị truy tố “hối lộ 150 nghìn đô la để bán được thiết bị cho một dự án ở Vũng Tàu”. Đến nay phía Việt Nam chưa có ý kiến gì;
– v.v…
(b) Ở các nước dân chủ có hệ thống báo chí được gọi là “quyền lực thứ tư”. Báo chí lề phải của chúng ta luôn luôn phải chờ được phép mới dám đưa tin. Trước đây các phóng viên viết bài chống tham nhũng cứ chờ cơ quan điều tra của Bộ Công an cung cấp tài liệu. Từ khi hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên dùng tài liệu của công an để viết bài mà vẫn bị xử tù thì những cái bút chống tham nhũng của báo chí Việt Nam càng co lại giữ mình.
Các quốc gia dân chủ đều có các đảng đối lập luôn luôn săm soi mọi hành vi sai trái của đảng cầm quyền. Do đó các đảng cầm quyền phải có nhiều biện pháp quản lý đảng viên giúp họ tránh các cạm bẫy. Còn ở nước ta, đảng một mình một chợ, đảng viên chẳng cần giữ ý, không sợ bất cứ ai!
Nêu bốn câu hỏi, trước khi nêu giải pháp
1- Ông Lý Quang Diệu cho rằng năm 1975, Sài Gòn có tiềm lực kinh tế ngang với Băng Cốc, nhưng 20 năm sao Sài Gòn tụt hậu so với Băng Cốc (thủ đô của Thái Lan) 20 năm. Vì sao? Có phải chỉ vì Băng Cốc có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công thương nghiệp tư bản, trong khi đó Sài Gòn ra sức cải tạo công thương nghiệp tư bản? Nhìn rộng ra, tại sao tất cả các nước theo chủ nghĩa xã hội đều nghèo đói so với các nước phát triển tư bản? Nhiều nhà lý luận Mác-Lê sang các nước tư bản phát triển thừa nhận rằng ở các nước này có nhiều xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu! Cứ xem hai quốc gia bị chia cắt là Đức và Triều Tiên, bên theo chủ nghĩa xã hội thì nghèo đói, bên phát triển tư bản chủ nghĩa thì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh. Nước ta từ khi đổi mới, tức là từ bỏ những nguyên lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa tự do kinh tế thì sức sản xuất có được giải phóng đôi chút, đời sống nhân dân có từng bước cải thiện.
Như vậy làm sao có thể nói đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa là ưu việt? Lênin từng cho rằng trong cuộc cạnh tranh ai thắng ai, chiến thắng sẽ thuộc về bên nào có năng suất lao động cao hơn. Nếu chủ nghĩa xã hội có năng suất cao hơn thì đâu đã bị “hạ gục” (chữ của Tổng thống Mỹ Obama)? Có phải chế độ công hữu triệt tiêu động lực cá nhân trong lao động sáng tạo làm cho năng suất lao động xã hội sa sút?
2- Ngày nay, toàn thế giới đều biết trước đây ở Liên Xô, chính quyền xô viết đã thủ tiêu hàng vạn cán bộ cao cấp, hàng triệu dân lành, cấm phát hành nhiều tác phẩm tiến bộ và đày ải các tác giả của nó, kể cả những người đoạt giải Nobel. Ở Trung Quốc, Đại Cách mạng Văn hóa vô sản đã giết hàng triệu người, trong đó có cả chủ tịch nước, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng và các nhà văn hóa lớn. Ở Campuchia, đảng Cộng sản từng là đồng minh của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ đã gây ra họa diệt chủng chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tất cả các đảng Cộng sản ở Đông Âu, Cuba, Bắc Triều Tiên đều có những trang sử đen về nhân quyền. Ở nước ta cũng đâu có thiếu những ngày tháng nhắc tới không hỏi nhói đau: Cải cách ruộng đất; chống Nhân văn-Giai phẩm; cải tạo công thương nghiệp ở miền Bắc; chỉnh đốn tổ chức; thanh trừ bọn xét lại chống Đảng; cải tạo tư sản miền Nam và những cán binh của chính quyền Sài Gòn, gây ra cảnh hàng triệu người vượt biển, một thảm họa “thuyền nhân”! Có phải vì ý thức hệ cộng sản, độc quyền tư tưởng, triệt tiêu tư duy độc lập tự do sáng tác, phát minh, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực tiến bộ, coi lập trường giai cấp, một khái niệm rất mơ hồ là nền tảng đạo đức, từ đó đẻ ra tình trạng tay phải chặt tay trái, đồng chí giết nhau, lương giáo nghi kỵ, con tố cha, vợ tố chồng?
3- Qua hơn 20 năm đổi mới, một lớp doanh nhân (Đảng muốn gọi tránh, chứ đúng ra phải gọi đúng tên là giai cấp tư sản) đã hình thành, trong đó có khá đông đảng viên cộng sản và con em họ.
Dù cho rằng phải đổi mới nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng đổi mới thế nào cũng không thể vượt khỏi các nguyên lý của nó. Trước đổi mới, chỉ cần diễn đạt khác với các nguyên lý giáo điều chút xíu đã bị lên án là xét lại, chống D)ảng, đã phải đi tù. Đó là “tội” của các đồng chí Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Kiến Giang. Đổi mới đến mức không còn các nguyên lý cũng tức là từ bỏ chủ nghĩa xã hội; đường lối kinh tế của đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ đại hội 6 đến nay thực sự đã từ bỏ hết các nguyên lý về kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Bởi vì Marx và Engels đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản phải xóa bỏ buôn bán, xóa bỏ chế độ sản xuất tư sản, xóa bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nhà xuất bản Sự Thật năm 1974, trang 70) và “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước” (sách trên, trang 78).
Vậy nếu không phải là từ bỏ vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sách lược, cho phép giai cấp tư sản tồn tại trong giai đoạn quá độ thì có nghĩa là rồi đây Đảng sẽ có chính sách từng bước một đoạt lấy như đã từng làm trong quá khứ? Nhưng lần này liệu những đảng viên Cộng sản (số rất đông) và con em họ, những “tư sản đỏ” có chấp nhận chính sách đó hay chống lại? Và toàn dân Việt Nam đều có đồng ý thực hiện cái chính sách từng kéo lùi Sài Gòn tụt hậu 20 năm so với Băng Cốc? Nếu tính chung cả nước ta thì sự tụt hậu và nỗi đau đớn do chủ nghĩa xã hội theo mô hình Stalin gây ra còn ghê gớm hơn nhiều!
4- Vậy thì vì lý do gì Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết kiên trì chủ nghĩa xã hội?
Rốt lại, chỉ vì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản. Tháng 7 năm 2009, ông Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, có bốn bài viết và trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam, nêu những tiêu đề: “Giờ là lúc phải đổi mới toàn diện”“tôi mong lãnh đạo quốc gia có tầm nhìn của Lý Quang Diệu”(ông Lý Quang Diệu từng có ý kiến cho rằng việc hoạch định chính sách phát triển đất nước đừng để ảnh hưởng của ý thức hệ); “dân là gốc, pháp luật là tối thượng”; “dân là gốc thuộc phạm trù vĩnh viễn, Đảng và nhà nước thuộc phạm trù lịch sử”; “không ai độc quyền chân lý”, “qua tranh luận, thử thách trong cuộc sống có khi phải thay đổi nhận thức tới 180 độ”. Những ý kiến trên đây của ông Nguyễn Văn An gợi ra nhiều điều quan trọng cho nội dung đổi mới toàn diện.
Thiết nghĩ, đổi mới toàn diện cần theo những nguyên tắc sau đây:
“Đổi mới phải phù hợp với trào lưu thời đại của nhân loại ở thế kỷ 21; phải có tác dụng tăng cường đại đoàn kết dân tộc nhằm đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;  phải đổi mới tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và chính trị”.
1- Đổi mới Đảng, từ bỏ ý thức hệ cộng sản sẽ là phép màu san bằng rào cảng, hòa giải hòa hợp với 3 triệu đồng bào ở nước ngoài, những người yêu nước, có tri thức, có tấm lòng, nhưng không tán thành chủ nghĩa cộng sản và bị ám ảnh rất nặng nề bởi nỗi oán hận từ quá khứ. Từ đây sẽ không còn những cuộc biểu tình chống đối chính quyền trong nước, ngăn cản bà con muốn về xây dựng quê hương. Từ đây các em sinh viên ưu tú du học ở các nước tiên tiến, tiếp thụ các lý tưởng dân chủ không còn nỗi bức xúc, quay ra hoạt động chính trị đối lập với nhà nước rồi lâm vào cảnh tù tội oan uổng.
Sức mạnh toàn dân tộc sẽ tăng lên gấp bội giúp cho sự nghiệp canh tân đất nước có hiệu quả hơn bao giờ hết. Lịch sử sẽ ghi nhận hành động dũng cảm triệt để đổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam là mở ra con đường đại phúc cho dân tộc!
2- Đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên, liệu sự lựa chọn này có làm mất quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam sau khi đã là đảng của dân tộc hay không? Đã đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên thì không nên tính toán hơn thiệt. Là một đảng lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, rồi chủ xướng đổi mới, cuối cùng dám từ bỏ ý thức hệ lỗi thời để tự biến mình hoàn toàn thành Đảng của dân tộc. Vậy thì trong tâm tưởng người Việt Nam yêu nước còn có thế lực nào đáng gửi gắm niềm tin là có đủ tài, đủ đức lãnh đạo đất nước hơn một đảng như thế?
3- Khi đã có cương lĩnh đề ra mục tiêu và nội dung đổi mới, Đảng sẽ định một lộ trình thật khoa học để từng bước thực hiện sự nghiệp trong đại này một cách chắc chắn.
Nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: Nên trở về với Hiến Pháp 1946, đó là hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Vậy nên trở về với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, là đảng của người lao động cũng là của nhân dân Việt Nam. Như vậy không phải tạo ra đảng mới nào cả mà vẫn là mới so với hiện nay. Nên khôi phục lại hai Đảng Xã hội và Dân chủ đã từng có, để tập hợp những người trí thức yêu nước và giữ vai trò phản biện dân chủ.
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng nên từ thực tế hôm nay mà tìm lối ra thích hợp hơn là quay lại cái cũ. Ví dụ, bắt đầu luật hóa Điều 4 để sự lãnh đạo của Đảng không là đảng trị. Xây dựng luật bầu cử đảm bảo quyền tự do ứng cử bầu cử của nhân dân, để Quốc Hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hệ thống chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân. Xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập để chính phủ điều hành việc nước bằng pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân theo pháp luật. Cuối cùng khi đến lúc đủ điều kiện sẽ soạn lại hiến pháp theo đúng tinh thần dân chủ cộng hòa, đáp ứng nguyện vọng của toàn dân và phù hợp với lương tri của đa số các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể theo cách của Đảng Xã hội Pháp hồi 1920: Những người muốn đảng trở thành đảng của dân tộc và những người muốn giữ nguyên Đảng Cộng sản tách nhau ra thành hai đảng. Sau đó, tổ chức trưng cầu ý dân bằng một cuộc bỏ phiếu kín chọn đảng lãnh đạo từ giai đoạn này. Đảng không được nhân dân chọn làm lãnh đạo sẽ trở thành đảng đối lập. Tôi muốn nhắc lại bài học của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia trước đây để càng thêm tin tưởng việc để đổi mới đảng:
Khi chấp nhận hình thức chính phủ liên hiệp, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã mở đại hội đề ra cương lĩnh mới, tuyên bố từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, đổi tên đảng thành Đảng Nhân dân Campuchia (bỏ từ cách mạng với ngụ ý trở thành đảng của dân tộc). Đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam dự đại hội này là ông Lê Đức Anh, nguyên cố vấn cho đảng bạn, đã tức giận cho rằng “chưa thua mà đã cuốn cờ” (ý nói cờ cộng sản). Lúc ấy, thế và lực của Đảng Nhân dân Campuchia rất yếu so với Đảng Bảo hoàng của Ranariddh được uy tín của Sihanouk và nhà nước vương quốc yểm trợ. Vậy mà từ vị thế chia đôi quyền lực nhà nước (hai ông thủ tướng, hai ông bộ trưởng cho tới các cấp dưới…) Đảng Nhân dân Campuchia đã vươn lên sau mỗi nhiệm kỳ và ngày nay hoàn toàn ở thế thượng phong so với các đảng đối lập.
Đảng Cộng sản Việt Nam có những ưu thế tuyệt đối mà Đảng Nhân dân Campuchia ngày ấy không thể sánh. Do đó giải pháp triệt để đổi mới đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, trở thành đảng của dân tộc, không hề là phiêu lưu mà là một hành động sáng suốt, bắt đúng nhịp của thời đại, đáp ứng đúng nguyện vọng của dân tộc, nhất định Đảng sẽ cùng dân tộc đồng hành tới tương lai vô cùng xán lạn.
Bài trên được đăng trên mạng Diễn Đàn ngày 17-9-2009. Lập tức báo Quân đội Nhân dân (ngày 19-9-2009) đăng bài: “Mưu đồ thâm hiểm sau lời góp ý” của Tân Việt (nghe nói là một phó tổng biên tập). Sau khi khẳng định “mục tiêu hết sức thâm độc toát lên từ bài góp ý đó là hạ bệ Đảng Cộng sản Việt Nam”, “cắt xén và cố tình xuyên tạc những yếu tố lịch sử, để phục vụ cho ý đồ chính trị đen tối”, Tâm Việt kết luận: “Sự tàn bạo và xảo trá chưa bao giờ là hệ giá trị của văn minh nhân loại. Mưu đồ xấu xa đằng sau những lời ‘góp ý’ của những người tự cho là có ‘thiện ý’ đó nhất định sẽ bị vạch trần. Không khó để những người Việt Nam nhận rõ chân tướng và mưu đồ đen tối của họ”. Bài của Tâm Việt làm cho người đọc nghĩ người viết là một kẻ trong lực lượng thù địch ở nước ngoài.
Tôi bàn với nhà thơ Hoàng Hưng, tình thế này đòi hỏi mình phải công khai danh tính. Hoàng Hưng chấp bút “Về tác giả bài viết Đổi mới đảng tránh nguy cơ sụp đổ”, đăng trên Talawas, cho biết đó là nhà báo Tống Văn Công đang ở trong nước.
Tống Văn Công