Thursday, February 5, 2015

Ngân hàng Phương đông 66A Trần Hưng Đạo đang có biểu tình đòi tiền

Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.kim.56





Ngân hàng Phương đông 66A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội đang có biểu tình đòi tiền. 
Ảnh chụp lúc 10 h ngày 6/2/2015










Philippines: Trung Quốc bắt đầu nạo vét cải tạo trái phép ở đá Vành Khăn

HỒNG THỦY 06/02/15 06:59
(GDVN) - Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động nạo vét cải tạo (bất hợp pháp) quanh khu vực đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).


Công sự nhà nổi kiên cố Trung Quốc xây bất hợp pháp ở đá Vành Khăn, Trường Sa làm nơi đồn trú trái phép lâu dài sau khi cưỡng chiếm năm 1995.

Reuters ngày 5/2 đưa tin, Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động nạo vét cải tạo (bất hợp pháp) quanh khu vực đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), một chỉ huy hải quân Philippines cho biết hôm Thứ Năm, báo hiệu Bắc Kinh có thể chuẩn bị mở rộng căn cứ quân sự bất hợp pháp của họ trong khu vực.

Năm ngoái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố gắng thiết lập vai trò trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, những công việc cải tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Trường Sa đã nhấn mạnh nỗ lực của Trung Nam Hải thúc đẩy tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông. Bắc Kinh đã thực hiện việc nạo vét, cải tạo, xây dựng (bất hợp pháp) đá thành đảo trên 6 bãi đá họ đánh chiếm bất hợp pháp (của Việt Nam), mở rộng diện tính gấp 5 lần.

Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh Bộ tư lệnh Miền Tây Philippines nói với các phóng viên hôm Thứ Năm rằng một tàu nạo vét Trung Quốc đã được phát hiện tại đá Vành Khăn. "Chúng tôi không biết họ dự định làm những gì ở đá Vành Khăn. Từ lâu họ đã làm điều đó, có rất nhiều sự chú ý đã đổ dồn về đá Chữ Thập, nơi các hoạt động cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc diễn ra với quy mô lớn hơn".

Tháng 11/2014 hình ảnh vệ tinh IHS Jane có được cho thấy đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở đá Chữ Thập có chiều dài ít nhất 3000 mét và rộng từ 200 đến 300 mét. Ảnh chụp vệ tinh thời điểm này cho thấy không có hoạt động cải tạo nào diễn ra ở đá Vành Khăn. Trung Quốc cất quân đánh chiếm bất hợp pháp đá Vành Khăn vào năm 1995 và xây dựng nhà dàn trái phép ở đây dưới cái cớ lấy chỗ trú ẩn cho ngư dân trong mùa mưa bão.

Nhưng sau đó Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng một đơn vị đồn trú trong khu vực, công sự nhà nổi kiên cố và triển khai các tàu quân sự, hải cảnh đến khu vực này. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) nhằm ngăn chặn các hoạt động chiếm giữ và xây dựng các đơn vị đồn trú quân sự ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã phớt lờ và bất chấp DOC - PV.

Năm ngoái Việt Nam và Philippines đã phản đối hoạt động cải tạo, xây dựng căn cứ quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn quân đội Philippines, Đại tá Restituto Padilla gọi hành động của Trung Quốc là đáng "báo động" khi Trung Quốc xua tàu hải cảnh đâm 3 tàu cá Philippines và đuổi họ khỏi ngư trường truyền thống ở Scarborough.

Đã vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng yêu cầu Philippines "tăng cường giáo dục ngư dân của mình để ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra lần nữa".

Cán bộ nhận quà tết trót lọt, lỗi tại dân?

(Baodatviet) - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi”.

a
Người dân phát hiện cán bộ nhận quà tết phải gọi điện báo ngay...(Ảnh minh họa) 
Mấy hôm nay, Tết Ất Mùi đã gần kề, đường sá đông đúc, ở Hà Nội đi đến đâu cũng tắc đường. Có người nói vui: “Các công chức, cán bộ địa phương về đi lễ tết thủ đô khiến tắc cả đường”.
Ấy là nói vui thế thôi. Chứ ai rảnh rỗi tới mức ngồi đếm biển số xe trên đường xem xe nào xe địa phương, xe nào xe trung ương, có mà đếm cả ngày hoa mắt cũng không hết. Về chuyện quà tết biếu xén nhau mỗi dịp tết đến xuân về, năm nay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng đã đưa ra lời kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 080.48228”.
Trên mặt báo, ông Cục trưởng khẳng định: “Chúng tôi luôn khuyến khích người dân phát giác việc cán bộ, công chức, viên chức tặng quà hoặc nhận quà Tết trái quy định. Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà, tặng quà trái quy định thì hãy phản ánh ngay tới cơ quan chúng tôi. Nếu có kèm theo những bằng chứng nữa thì việc xác minh, xử lý của chúng tôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.
Chết nỗi, sao dạo này các bác cán bộ lại gửi trọn niềm tin nơi dân chúng em nhiều thế nhỉ. Còn nhớ năm 2012, chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đưa ra đề nghị: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”.
Bây giờ lại đến lượt lãnh đạo Cục Chống tham nhũng cũng tin tưởng và giao cho người dân một trọng trách vô cùng nặng nề: Phát hiện cán bộ, công chức tặng quà hoặc nhận quà trái quy định, gọi điện thoại cấp báo ngay.
Cơ khổ, nói thì dễ thế đấy, đề cao và tin tưởng vai trò quần chúng tố giác tội phạm thật đấy. Nhưng ông Cục trưởng cứ nghĩ mà xem. Việc này khó hơn lên trời. Xưa nay thiên hạ tặng quà biếu xén nhau, cốt là để đền ơn hay nhờ vả kiểu “bánh ít đi bánh quy lại”, người ta phải làm kín đáo, thậm chí là bí mật như hoạt động tình báo. Dân nào được vào chốn ấy mà bắt quả tang hay phát hiện giúp cơ quan chức năng?
Dân nào trèo vào được những cơ quan công quyền đồ sộ hoành tráng có người canh gác? Dân nào trèo vào được mà rình rập những biệt thự bề thế của cán bộ chức trọng quyền cao để biết xem ai tặng gì, giờ nào ngày nào, quà nặng hay nhẹ, quà nhỏ hay to mà báo cáo với Cục Chống tham nhũng.
Dân gian có câu: “Ai biết ma ăn cỗ”. Thành ra các bác nói cứ nói cho vui thế thôi, làm được theo yêu cầu của các bác, dân chúng em cứ gọi là “bó toàn thân toàn tập”.
Lại nữa, ông Cục trưởng bảo phát hiện người nhận hay tặng quà tết trái quy định là  phải báo ngay. Ô hay, thế đúng quy định là như thế nào thì cũng phải công bố rõ ràng công khai cho dân biết. Chẳng hạn cấp nào được nhận hộp mứt tết, cấp nào được nhận hộp chè, chai rượu, con gà, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh… Cứ y như tem phiếu thực phẩm thời bao cấp hồi xưa, công bố rõ ràng minh bạch hết cả ra để dân còn biết đường theo dõi.
Còn cứ kêu gọi chung chung thế này, e lại giống chuyện cười thời xưa. Chuyện kể ông quan huyện nọ, ngoài mặt thì dặn vợ không được nhận quà, đến khi vợ trót nhận một con chuột bằng vàng (vì ông huyện tuổi Tý) thì bèn gầm lên: “Bà dốt thế, sao không bảo tôi tuổi Sửu?”
Khi tham nhũng đã khó bề chữa trị, đã thành bệnh nặng mà nguy nhất là chính bệnh nhân chẳng hề muốn chữa thật tâm, cứ thích…ủ bệnh, nuôi bệnh thì tất cả những biện pháp hô hào tuyên truyền chung quy cũng chỉ là hình thức.
Sao chuyện quà tết với một bộ phận công chức cán bộ lại nặng nề đến thế, lại phải có quy định, để đến mức hễ ai nhận quà, tặng quà trái quy định, dân phải cấp báo với Cục Chống tham nhũng? Phải chăng vì ai cũng biết, mỗi dịp tết nhất là một dịp để các vị đền ơn biếu xén nhờ vả nhau. Có người nói “mùa xuân cũng là mùa thu” là vậy.  Cái “mùa thu” này cũng nhiều vàng lá chẳng kém “mùa thu lá vàng bay” kia là mấy.
Nghĩ đến lại thương các thầy cô giáo đang bám bản ở vùng cao, mỗi năm nói đến chuyện thưởng tết lại chạnh lòng muốn khóc. Quà tết của thầy cô là chai nước mắm, chai dầu ăn, gói mì chính, có nơi còn chẳng có gì.
Nghĩ lại thương những phận đời công nhân, quà tết là món nợ lương của công ty, lao đao không có cả tiền về quê ăn tết. Những người ấy, bảo họ nếu thấy cán bộ công chức nhận quà trái quy định phải báo cho Cục Chống tham nhũng, thật quá đỗi xót xa.
Thôi thì các bác cứ tuyên bố thế thôi, sức mấy mà dân chúng em làm theo được. Mà đã không làm theo được thì cũng đừng trách cứ ai nữa hết. Cán bộ, công chức nhận quà tặng trái quy định là lỗi tại dân. Ai bảo dân không đi mà thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ?
Bà con nào theo đạo Thiên Chúa hẳn đều biết một nghi thức sám hối, khi giáo dân phải đấm tay vào ngực mà xưng tội: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Cán bộ có hư cũng là lỗi tại dân. Chứ không thể nào khác được.
  • Mi An

Xin tiền không được, nghịch tử dùng chày đập chết mẹ

(Kiến Thức) - Vụ nghịch tử Nông Văn Thùy nhẫn tâm dùng chày đập đầu mẹ đẻ khiến nạn nhân tử vong đang làm dư luận Bắc Giang vô cùng phẫn nộ

Công an tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với Công an huyện huyện Sơn Động (Bắc Giang) và các đơn vị liên quan để nhanh chóng làm rõ vụ án mạng kinh hoàng xảy ra vào khoảng 7h sáng ngày 1/2, tại gia đình bà N.T.Q. (SN 1953, ở thôn Chẽ, xã An Lập, huyện Sơn Động).

Theo tài liệu của cơ quan Công an, khoảng thời gian trên, đối tượng Nông Văn Thùy (SN 1982), là con của bà Q. xuống bếp xin bà Q. tiền để đi "giải quyết việc" nhưng bà Q. không cho. Bực tức Thùy đã nhẫn tâm dùng chiếc chày gỗ đánh thật mạnh vào gáy mẹ.

Xin tien khong duoc, nghich tu dung chay dap chet me
  Ngôi nhà xảy ra vụ việc.

Không chỉ vậy, nghịch tử này còn đánh liên tiếp vào thái dương và đập liên tiếp vào đầu của bà Q. khiến nạn nhân gục ngã.

Đối tượng Nông Văn Thùy đã rời khỏi hiện trường sau khi có những hành vi tàn độc với mẹ đẻ. Còn nạn nhân mặc dù được người dân xung quanh đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, đến ngày 2/2 bà Q., đã tử vong.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng Công an xã An Lập đã có mặt tại hiện trường tiến hành bảo vệ hiện trường, điều tra và báo cáo lên cấp trên.

Riêng đối tượng Thùy, khi nghe tin mẹ tử vong đã đến Công an huyện Sơn Động đầu thú. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Thùy đã cúi đầu trước hành vi tội ác của mình.

Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
17:16 05/02/2015
Lê Na

Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya 0h20 ngày 6/2

Vào 0h20 ngày 6/2, một kho hàng rộng hàng ngàn m2 tại khu hồ Kỳ Hoà (quận 10, TP HCM) bùng cháy. Hàng chục chiếc xe nước của cảnh sát PCCC đang tiếp cận hiện trường
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Theo người dân xung quanh, đám cháy bùng phát vào khoảng 0h20 ngày 6/2 tại một kho hàng gần hồ Kỳ Hoà trên đường Cao Thắng (phường, 12, quận 10). 
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Theo thông tin của người dân cung cấp, ví trí cháy là kho hàng rộng hơn 4.000 m2.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Ngay sau đó ngọn lửa lan rộng ra các xưởng xung quanh, nhà dân bên cạnh. Sau khi nhận tin báo, nhà chức trách lập tức đến phong toả hiện trường, phục vụ công tác cứu hộ. Lực lượng PCCC TP HCM điều nhiều xe nước đến để dập lửa. Nhà dân xung quanh sơ tán tài sản ra ngoài. Chưa có thông tin về thương vong.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Cảnh sát PCCC phun vòi rồng từ mặt sau của kho hàng. Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM đến hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Nhà chức trách cùng người dân đập tường để tiếp cận đám cháy.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Một chiến sĩ đập mái tôn để đưa vòi nước vào.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Khói lửa bao trùm khu vực. 
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Đến 1h cùng ngày, có hơn 10 xe chữa cháy tiếp cận từ hướng các đường Sư Vạn Hạnh, Cao Thắng nối dài, Tô Hiến Thành.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
2h30, Cảnh sát PCCC TP HCM tổ chức họp báo để thông tin về vụ cháy. Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc PCCC TP HCM - cho biết khu vực cháy thuộc phần kho của công ty Minh Thành chứa chủ yếu là đồ trang trí nội thất. Diện tích cháy khoảng 800 m2 trong tổng số hơn 4.000 m2 của cả kho.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Nhà chức trách huy động khoảng 150 chiến sĩ thuộc các phòng Cảnh sát PCCC quận 1, 3, 8, 11 và phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Cảnh sát PCCC TP HCM. Lực lượng hỗ trợ của quận 10 khoảng 150 người gồm công an, dân quân, bảo vệ dân phố.
Kho hàng 4.000 m2 ở Sài Gòn cháy cực lớn giữa khuya
Thời điểm xảy ra khoảng 0h20. Khi nhận được tin báo thì 10 phút sau, lực lượng PCCC có mặt. Lúc này ngọn lửa đã bao trùm kho hàng, gần hiện trường có 14 ôtô và kho hàng điện máy của công ty Thiên Hoà. Đến khoảng 1h, đám cháy được khống chế, tuy nhiên lửa vẫn còn bốc khói, các chiến sĩ PCCC tiếp tục phun nước. Nguyên nhân vụ hoả hoạn đang được điều tra.

Phá cửa cứu bé 7 tuổi trong ngôi nhà cháy ở Sài Gòn

"Phát hiện nhà hàng xóm đang bị cháy, nghe tiếng trẻ con gào khóc bên trong. Lập tức tôi dùng búa phá ổ khóa cửa ngoài bế cháu bé ra ngoài", ông Danh kể.

Cổ phiếu ngân hàng “đo sàn” hàng loạt, VN-Index bốc hơi 13 điểm!

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục là “tội đồ” kéo sập điểm số thị trường trong phiên. Có tới 5 trong tổng số 9 mã cổ phiếu ngân hàng niêm yết “đo sàn” và 3 mã còn lại đều giảm sâu.

Cổ phiếu ngân hàng “đo sàn” hàng loạt, VN-Index bốc hơi 13 điểm!
Được coi là dòng cổ phiếu dẫn dắt TTCK giai đoạn đầu năm, song với những cú "sốc" liên tiếp, các mã ngân hàng khó có thể hồi phục mạnh ngay

1 giờ giao dịch cuối cùng của phiên 3/2 đã trở thành thảm họa khi chỉ số VN-Index đột ngột bị bẻ gãy và gần như lao dốc không phanh, đồ thị sàn thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) tưởng chừng dựng đứng.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục là “tội đồ” kéo sập điểm số thị trường trong phiên. Có tới 5 trong tổng số 9 mã cổ phiếu ngân hàng niêm yết “đo sàn” và 3 mã còn lại đều giảm sâu.

Cụ thể, VCB giảm sàn 2.400 đồng, STB, CTG, BID giảm sàn 1.200 đồng, EIB giảm sàn 900 đồng. Rất hiếm khi cả 5 mã này “mặc đồng phục” màu xanh xám. Cuối phiên hầu như không có dư mua và xuất hiện dư bán sàn tại VCB, CTG và BID. Trong khi đó, MBB mất 5%, SHB mất 5,68% và ACB mất 5,36% thị giá.

Theo đánh giá của CTCK Rồng Việt (VDSC), thông tin đáng chú ý nhất liên quan đến nhóm cổ phiếu này có lẽ là tin về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng. 

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, VNCB có thể xem như đã “phá sản kỹ thuật”. Một số nhà đầu tư tham gia thị trường còn quan ngại thêm về các ngân hàng đã nhận cầm cố các cổ phiếu VNCB của các cổ đông này. Nếu quan ngại trên là đúng, các khoản nợ được thế chấp bằng cổ phiếu VNCB sẽ có rủi ro vì xem như giá trị tài sản thế chấp bằng 0 đồng. 

Một điểm đáng quan ngại mang tính hệ lụy trong giao dịch là cổ phiếu ngân hàng cũng được cầm cố rất nhiều trong các ngân hàng. Đồng thời, “thương vụ” này như một hồi chuông cảnh báo lên các ngân hàng yếu kém, cũng như phá bỏ quan niệm “too big to fail” tồn tại trong ngành này.

Đồ thị chỉ số VN-Index gần như rơi tự do trong nửa cuối phiên chiều (Đồ thị: VNDirect)
Đồ thị chỉ số VN-Index gần như rơi tự do trong nửa cuối phiên chiều (Đồ thị: VNDirect)

Trở lại với thị trường chứng khoán, việc giảm sâu của các mã ngân hàng đã khiến cho tình trạng giảm giá lan rộng trên cả hai sàn. HoSE có 166 mã giảm so với 59 mã tăng; trong khi HNX có 121 mã giảm so với 59 mã tăng. Chỉ số VN-Index ghi nhận mất 12,9 điểm tương ứng 2,26% còn 557,47 điểm còn HNX-Index thì mất 1,86 điểm tương ứng 2,2% còn 82,56 điểm.

Thanh khoản có tăng đáng kể tại các mã ngân hàng tuy nhiên trên thị trường nhìn chung, mặt bằng thanh khoản vẫn ở mức thấp. Sàn HoSE chỉ có xấp xỉ 97 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.550,3 tỷ đồng, trong khi khối lượng giao dịch trên HNX là 44,4 triệu cổ phiếu tương ứng 531,4 tỷ đồng.

Mặc dù giảm sâu nhưng khớp lệnh tại các mã ngân hàng lại đạt cao. Chẳng hạn SHB được khớp tới 6,8 triệu cổ phiếu, MBB khớp xấp xỉ 4,8 triệu cổ phiếu, BID khớp 4,76 triệu cổ phiếu… Qua đó cho thấy, dòng tiền đổ vào bắt đáy những mã này là không hề nhỏ.

Nhóm ngân hàng giảm giá cũng tác động mạnh lên VN30-Index khiến chỉ số này giảm 12,99 điểm tương ứng 2,17%. Trong đó, các mã bluechips như VNM cũng bị giảm 2.000 đồng, KDC và MSN mất 1.500 đồng, HPG, VIC, SSI, DPM… đỏ sàn. PVD, BVH và KDH lạc lõng sắc xanh (riêng PVD tăng giá 1.500 đồng).

Mặc dù có thanh khoản tốt nhưng theo hiệu ứng chung, FLC, OGC, VHG, HAI, HQC…phiên này đều chấp nhận giảm giá. Thậm chí DLG, TTF giảm sàn.

Theo VDSC, trong năm 2015, dòng cổ phiếu ngân hàng liên tục được nhắc đến như là trụ cột giúp thị trường vượt qua các rào cản kỹ thuật lẫn tâm lý. Tuy nhiên, với cú “shock” tâm lý từ dòng cổ phiếu ngân hàng hôm nay, cùng với các e ngại trong tuần đầu áp dụng Thông tư 36, dòng cổ phiếu dẫn dắt trong đầu năm nay sẽ khó có thể hồi phục mạnh ngay.

Mai Chi

Không quân Nhật 'sẽ tuần tiễu Biển Đông'?

Theo BBC-2 giờ trước
Bản đồ các quốc gia và các đảo có tranh chấp chủ quyền
An ninh tại Biển Đông, nơi Trung Quốc nhận phần lớn chủ quyền, đang ảnh hưởng tới lợi ích của Nhật Bản và có thể khiến đi tới việc phải tính lại có nên triển khai phi cơ tuần tiễu ại khu vực này hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật được hãng tin Reuters trích thuật lên tiếng.
Phát biểu này được đưa ra sau khi Chỉ huy Hạm Đội Bảy hải quân Mỹ nói rằng chính phủ Mỹ chào đón sự hiện diện của Nhật tại vùng.
Những cuộc tuần tiễu thường lệ của không quân Nhật chỉ giới hạn ở vùng biển Hoa Đông nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền xung quanh một quần đảo. Những chuyến bay mở rộng phạm vi sang vùng Biển Đông chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tướng Nakatani nói với các phóng viên hôm thứ 3/2 rằng hiện nay Nhật Bản không tuần tiễu tại vùng Biển Đông và không có kế hoạch làm diều đó, tuy nhiên Nhật Bản đang tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và "tình hình tại Biển Đông có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Nhật Bản và chúng tôi ý thức được cần phải tính toán phản ứng của mình".
Phát biểu này của tướng Nakatani được đưa ra sau khi Chỉ huy Hạm Đội Bảy, ông Robert Thomas, trong cuộc phỏng vấn do Reuters đăng tải nói rằng các chuyến bay giám sát của Nhật Bản tại Biển Đông sẽ giúp kiểm soát đội ngũ ngày càng gia tăng tàu thuyền của Trung Quốc đang vượt qua khả năng giám sát của các quốc gia Đông Nam Á.
Phản ứng lại trước phát biểu của ông Thomas, Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Nhật Bản chớ có "gây căng thẳng".
Hải quân Trung Quốc tập trận ở phía Đông nước này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại phần lớn vùng Biển Đông
Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài loan, Malaysia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông trong đó Trung Quốc đưa ra bản đồ với đường chín đoạn chiếm 90% vùng biển này trong đó Việt Nam và Philippines là hai nước lớn tiếng nhất chỉ trích các tuyên bố nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Cả hai nước đều không muốn thấy Trung Quốc mở rộng kiểm soát tại vùng Biển Đông và cùng nhận ra rằng Trung Quốc là mối nguy hiểm lớn hơn cho chính họ chứ không phải họ là mối đe dọa của nhau.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Philippines hôm nay nói rằng Trung Quốc đã đâm ba tàu cá của Philippines ngoài khơi tại Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng chủ quyền tại vùng biển có tiềm năng xảy ra tranh chấp này.
Trước đó tại diễn đàn an ninh ở Manila hôm qua, thứ Tư 4/2, một chuyên gia về an ninh, ông Michael Tkacik thuộc trường Đại học Stephen F. Austin State, nói: "Trung Quốc chủ ý chiếm cứ nhiều nhất tại Biển Đông khi có thể."
Trong khi Nhật Bản không nhận chủ quyền tại vùng này nhưng Nhật là quốc gia cung cấp 10% lượng cá đánh bắt được trên toàn cầu và lượng tàu bè đi qua vùng biển này mang một lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đô la, mà một lượng lớn là đi tới và từ Nhật Bản.

Manila phản đối TQ lấn lướt ở Trường Sa

Theo BBC-1 giờ trước
Philippines hôm thứ Năm cáo buộc Trung Quốc đã đâm vào các tàu cá của Philippines ở vùng bãi ngầm đang có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Bộ Ngoại giao nước này nói đã hai lần gửi phản đối về vụ việc xảy ra hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough, mà Manila gọi là bãi cạn Panatag còn Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham đảo, cũng như việc các ngư dân Trung Quốc bắt các con trai sò cỡ đại, vốn đang bị đe dọa tuyệt chủng, ở cùng khu vực trước đó một tuần.
Theo Philippines, ba tàu cá có treo cờ nước này đã bị một tàu mang số hiệu tàu tuần duyên Trung Quốc "cố tình đâm vào", khiến hỏng tàu và đe dọa tính mạng các thủy thủ, hãng tin AFP nói.
Manila cũng nói trước đó một tuần, 24 tàu Trung Quốc đã đánh bắt các con trai sò cỡ đại ở cùng khu vực.
Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough từ 2012 tới nay, nơi cách 220km về phía tây của đảo chính Luzon của Philippines, sau cuộc đối đấu căng thẳng giữa hải quân Philippines và các tàu hải giám Trung Quốc.

'Nạo vét bãi Mischief Reef'

Cùng ngày, Manila nói Trung Quốc đã bắt đầu nạo vét một khu vực khác ở vùng biển có tranh chấp, bãi Mischief Reef, nơi Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn.
Hãng tin Reuters dẫn lời một chỉ huy hải quân Philippines nói hôm thứ Năm, cảnh báo việc Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị mở rộng các cơ sở của mình tại khu vực.
Trung Quốc bị cáo buộc là đã lấn biển ở sáu bãi cạn và đảo ngầm ở Trường Sa, mở rộng diện tích nổi lên gấp năm lần
Đến nay, Trung Quốc đã tiến hành lấn biển ở sáu bãi cạn và đảo ngầm mà nước này chiếm giữ ở Trường Sa, mở rộng diện tích nổi ở các nơi này lên gấp năm lần, nếu dựa trên những hình ảnh ghi được từ trên không.
Thiếu tướng Hải quân Alexander Lopez, chỉ huy lực lượng quân sự vùng miền tây của Philippines hôm thứ Năm nói với các phóng viên rằng một tàu nạo vét của Trung Quốc đã được phát hiện có mặt tại Mischief Reef, nằm cách đảo Palawan chừng 135km của Philippines về phía đông nam.
"Chúng tôi không biết họ định làm gì ở Mischief," ông nói.
Lopez không nói Trung Quốc bắt đầu nạo vét từ khi nào, cũng không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về quy mô lấn biển ở Mischief Reef, chỉ nói những hoạt động đó là "đáng kể".
Trung Quốc đã chiếm Mischief Reef hồi 1995, xây các chòi tạm mà Bắc Kinh nói là để làm nơi trú ẩn cho ngư dân trong mùa bão.
Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã xây một trại lính trong khu vực, triển khai các tàu khu trục và tàu tuần duyên tới nơi.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông, nơi có tuyến hải hành quan trọng, đồng thời có nguồn hải sản dồi dào và trữ lượng tài nguyên phong phú.
Cả Philippines, Việt Nam, Brunei và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng nước ở biển này.
Hồi năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nỗ lực xoa dịu các nước Đông Nam Á về tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiến hành lấn biển tại Trường Sa đã càng chứng tỏ quyết tâm của mình trong việc xác lập chủ quyền ở vùng biển này, hãng tin Reuters nói.

Phụ nữ VN bị cưỡng hiếp tại Malaysia

Theo BBC-9 giờ trước

Đây là lần thứ hai công dân Việt Nam bị cưỡng hiếp và hành hung tại Malaysia trong vòng 6 tháng qua.
Một nữ lao động Việt Nam bị cưỡng hiếp và cướp tài sản ở bang Penang, Malaysia, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur xác nhận với BBC ngày 5/2.
"Chúng tôi đã liên hệ với cảnh sát địa phương để đề nghị điều tra vụ việc", một đại diện phòng lãnh sự nói qua điện thoại.
"Đại sứ quán cũng đã cử đại diện đến thăm hỏi tại bệnh viện, hỗ trợ tiền và thực hiện công tác bảo hộ công dân", người này nói thêm.
Trong khi đó, thông tin từ phòng quản lý lao động của tòa đại sứ cho biết nữ lao động này sang Malaysia dưới hợp đồng xuất khẩu lao động, nhưng đã tự ý bỏ ra ngoài làm riêng.
Trước đó, hôm 4/2, báo Thanh Niên dẫn lời bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, hiện đang làm việc tại Tamboi, Johor, Malaysia, cho biết con gái bà đã bị hai người đàn ông địa phương "đánh đập, cướp tài sản và cưỡng hiếp".
Theo lời kể của bà Thúy, hôm 27/1, người đàn ông ở phòng trọ đối diện đã cùng với một người khác đã xông vào nhà trọ của con gái bà, khi người bạn cùng nhà của cô, ông Hoàng Viết Vương, đi vắng.
"Khi vào được trong phòng, một người lục tung đồ đạc để cướp, một người bóp cổ đè chị K. ra cưỡng hiếp ... Hai người đàn ông này thay nhau đạp chân lên mặt, bụng và dìm đầu chị K. vào thùng nước trong nhà tắm khiến chị ngất xỉu tại chỗ", Thanh Niên cho biết.
Đến chiều, ông Vương về tới nhà và phát hiện ra nạn nhân trong tình trạng "bất tỉnh, người ướt nhẹp nước, cơ thể tím tái".
Sau khi nhận thông báo từ ông Vương, cảnh sát Malaysia đã khám xét căn hộ đối diện, nhưng hai nghi phạm đã bỏ trốn, Thanh Niên cho biết thêm.
Nạn nhân hiện đang được điều trị tại bệnh viên Seberang, ở thành phố Bukit Mertajam.
Tên tuổi chính xác của nạn nhân vẫn chưa được công bố.

Xảy ra liên tiếp

Đây là lần thứ hai công dân Việt Nam bị cưỡng hiếp và hành hung tại Malaysia trong vòng 6 tháng qua.
Trước đó, một nữ sinh viên Việt Nam 22 tuổi đã bị ba người đàn ông xưng là cảnh sát bắt cóc và cưỡng hiếp tập thể ở thành phố Johor Bahru, nam Malaysia.
Báo The Star của Malaysia khi đó dẫn các nguồn tin điều tra cho hay nạn nhân này đi taxi cùng với một người bạn nữ khác cũng đến từ Việt Nam đến một căn hộ trên đường Pasir Pelangi vào lúc 3 giờ sáng thứ Bảy ngày 25/10.
Cảnh sát Malaysia cho biết ba người đàn ông sau đó đã đến gần hai nữ du khách Việt Nam này yêu cầu kiểm tra hộ chiếu. Khi đó họ đang mặc thường phục.
Các nguồn tin cho biết người bạn của nạn nhân đã bỏ chạy bỏ mặc bạn của mình vì hai người đều không mang theo hộ chiếu bên mình lúc đó.
Sau đó, ba người này đã ép cô lên xe và đưa về nhà của một trong ba người và thay phiên cưỡng hiếp cô.
Các nguồn tin cho biết thủ phạm đã nhốt nạn nhân ít nhất 12 tiếng trước khi đưa cô trở lại căn hộ vào ngày hôm sau.
Nạn nhân đã trình báo cảnh sát và được đưa đi kiểm tra y tế.
Một đơn vị cảnh sát đặc biệt đã được thành lập và chỉ trong vài giờ họ đã truy ra nghi phạm dựa trên hình ảnh camera an ninh ở khu căn hộ ghi lại được.
Cả ba nghi phạm sau đó đã bị bắt và cảnh sát đang điều tra.

Bắt nghi phạm 'tống tiền Tân Hiệp Phát'

Theo BBC-7 giờ trước

Tân Hiệp Phát chuyên sản xuất nước giải khát (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Một người đàn ông ở tỉnh Tiền Giang đã bị công an bắt vì đã có ‘hành vi đe dọa để đòi một số tiền lớn’ từ một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có tên tuổi, báo chí trong nước đưa tin.
Theo đó, hôm 27/1, ông Võ Văn Minh, bị ‘bắt quả tang về hành vi cưỡng đoạt tài sản’ khi đang gặp đại diện công ty Tân Hiệp Phát để nhận số tiền 500 triệu đồng, theo tờ Tuổi Trẻ.
Tang vật thu được là một chai nước dán nhãn Tân Hiệp Phát và bên trong có một con ruồi cùng số tiền 500 triệu đồng, cũng theo tờ báo này. Hiện nay, chai nước này đã được đưa đi giám định và chưa có kết quả chính thức.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng công an không thể bắt ông Minh vì ông và Tân Hiệp Phát đang thực hiện một thỏa thuận dân sự theo đó công ty này đồng ý đền bù thiệt hại mà sản phẩm của họ gây ra cho ông Minh.

‘Bị hăm dọa’

Trao đổi với BBC, ông Phạm Lê Tấn Phong, giám đốc đối ngoại tập đoàn Tân Hiệp Phát, nói rằng giữa công ty ông và ông Minh ‘không có thỏa thuận dân sự mà là sự hăm dọa của người tiêu dùng’.
“Anh ta nói nếu không thỏa mãn nhu cầu thì sẽ in hàng ngàn tờ rơi rồi phân phát khắp nơi và sẽ đưa lên báo chí để bôi nhọ Tân Hiệp Phát,” ông nói và cho biết Tân Hiệp Phát có ‘lưu giữ bằng chứng về việc này’.
“Tân Hiệp Phát nhờ các cơ quan chức năng để tư vấn và các cơ quan quyền lực của Nhà nước thực hiện bắt người,” ông nói thêm.
Ông Phong nói Tân Hiệp Phát ‘không hứa hẹn gì cả’ với ông Minh về việc đưa tiền mà ‘chỉ hẹn gặp để xem chai nước như thế nào’.
“Chúng tôi không hứa hẹn gì cả. Khi nào đem chai nước tới thì mới có thỏa thuận với nhau,” ông nói, “Chứ không phải hứa trước mà đem chai nước tới.”
“Tôi chưa biết anh đưa cho tôi cái gì thì làm sao tôi hứa hẹn được?” ông Phong giải thích và nói giữa Tân Hiệp Phát và ông Minh ‘chỉ có giao kết bằng miệng’.
Hiện tại, Tân Hiệp Phát đang chờ kết quả giám định của cơ quan chức năng, ông cho biết.
Hiện chưa rõ có con ruồi trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát hay không (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Khi được hỏi công ty muốn giải quyết như thế nào, ông Phong nói: “Với công nghệ hiện đại của Tân Hiệp Phát hầu như không thể xảy ra chuyện như thế được nhưng chúng tôi chờ cơ quan giám định công bố thì mới chắc chắn 100%.”
“Chúng tôi mong những điều anh ta làm là sự bốc đồng nào đó,” ông nói.
“Còn nếu như có điều gì thiệt hại cho người tiêu dùng đó thì trong khả năng của mình Tân Hiệp Phát có thể bảo vệ cho anh ta thì chúng tôi sẵn sàng.”

‘Có quyền thương lượng’

Khi được đặt vấn đề nếu giả sử con ruồi trong chai nước là có thật, ông Phong nói rằng công ty của ông ‘sẽ ứng xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như theo tập quán của người sản xuất với người tiêu dùng’.
Trong trường hợp lỗi ở phía ông Minh, ông Phong nói rằng việc Tân Hiệp Phát có bãi nại hay không còn tùy thuộc vào ‘thái độ anh ấy thế nào’. “Chúng tôi luôn luôn có thiện chí,” ông nói thêm.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi, người đại diện cho ông Võ Văn Minh, được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng: “Luật quy định trong thương lượng, anh Minh có quyền sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật không cấm, đồng thời có quyền đưa ra số tiền tùy ý.”
Theo lời giải thích của Luật sư Thi thì ông Minh đang trong quá trình thương lượng với Tân Hiệp Pháp để đòi bồi thường và việc thương lượng này hoàn toàn hợp pháp theo Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Ông Thi cũng bác bỏ việc ông Minh ‘đe dọa’ vì ‘nếu anh Minh có nói sẽ gây thiệt hại cho công ty Tân Hiệp Phát thì thật ra chỉ là cảnh báo hậu quả để giành lợi thế trong thương lượng’.
“Công ty Tân Hiệp Phát chấp nhận vì lợi ích của công ty chứ không bị khống chế hay đe dọa gì,” luật sư Thi được dẫn lời nói, “Công ty Tân Hiệp Phát lựa chọn phương thức giải quyết thông qua thương lượng thì phải tuân thủ các quy định liên quan phương thức này.”

Ông Dũng bức xúc dự luật tị nạn cộng sản

Theo BBC-5 giờ trước



Báo Canada nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư cho Thủ tướng Stephen Harper hồi trung tuần tháng 12/2014 để phản đối Dự luật S219
Thủ tướng Việt Nam đã viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại về một dự luật coi ngày 30/4 là ngày chính thức kỷ niệm người tị nạn cộng sản bỏ nước ra đi sau khi Sài Gòn thất thủ, trang tin globeandmail.com của Canada tường thuật.
Thủ tướng Dũng trong lá thư được gửi cho Văn phòng Thủ tướng thông qua Tòa đại sứ Canada tại Hà Nội hồi trung tuần tháng 12/2014 nói rằng dự luật này đưa ra cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam và sẽ làm tổn hại đến quan hệ song phương mà cả hai nước đã nỗ lực bồi đắp, theo bài viết của tác giả Kim Mackrael.
Dự luật S-219, hay còn gọi là Dự luật Ngày Con đường tới Tự do, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng và đã được Thượng viện Canada thông qua hôm 8/12/2014.
Các dân biểu ở Hạ viện được trông đợi sẽ thảo luận về dự luật này vào hôm thứ Năm 05/02/2015.

'Phản ứng mạnh'

Ngay khi được Thượng viện Canada thông qua, Dự luật đã gây những phản ứng dữ dội từ phía giới chức Việt Nam.
Báo chí Canada hôm 9/12/2014 dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã bày tỏ quan ngại với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ gửi thông điệp không đúng tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Hải tuyên bố Dự luật S219 "có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân", trang tin VietnamNet tường thuật.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.
Tuy nhiên, không thấy truyền thông trong nước nhắc tới lá thư của Thủ tướng Dũng.
Luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang sống tại Canada nhận xét: "Những lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của quốc hội Canada.
"Tôi nghĩ Hà Nội đang làm trò hề vì thứ nhất họ không hiểu luật chơi, thứ hai họ không biết lobby vì không biết ai là nhân vật cần tác động và thứ ba là điều quan trọng nhất là họ không có thực tâm hoà giải dân tộc và cải thiện cách điều hành quản trị đất nước."

'Hợp tác và tôn trọng'


Chính phủ của ông Harper nói Canada coi Việt Nam là thị trường ưu tiên trong mảng đầu tư

Canada hiện đang nỗ lực phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam và các nước Á châu khác.
Chính phủ của ông Harper coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên cho các hoạt động đầu tư và rất muốn tỏ thái độ quan tâm tới khu vực qua việc đàm phán về thỏa thuận thương mại TPP.
Bộ trưởng Lao động Jason Kenney, người chịu trách nhiệm về vấn đề đa văn hóa của Canada trong một tuyên bố nói rằng "Canada tiếp tục tôn trọng những quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" nhưng ông ủng hộ dự luật bởi nó kỷ niệm 60 ngàn người "đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do, và đã tìm được tự do tại Canada".
Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn.
Hồi đầu tuần, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Canada để bày tỏ quan ngại về việc cờ Việt Nam Cộng hòa được sử dụng trong một sự kiện tại Mississauga ở ngoại vi Toronto dịp cuối tuần qua, là sự kiện có mặt ông Harper.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên và quan ngại về chuyện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto," tuyên bố của Tòa đại sứ viết.
Tuy nhiên, ông Kenney nói rằng cờ vàng là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn, còn luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng việc đồng ý cho sử dụng cờ vàng là chỉ dấu cho thấy ông thủ tướng Canada ủng hộ Dự luật 219: "Quan điểm chính thức của Thủ tướng Harper là bằng mọi giá phải thông qua dự luật này vì đây là năm bầu cử quốc hội liên bang. Bằng chứng là cuối tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên 10.000 người tham dự."
"Dự luật được thông qua rồi bầu cử, sau đó mọi người sẽ quên đi. TPP kết thúc đàm phán, 2016 tất cả sẽ trở lại bình thường. Và mọi chuyện sẽ rơi vào lãng quên," luật sư Khanh nhận xét.