Wednesday, May 14, 2014

Thanh Hóa:Hàng trăm công nhân bị ngộ độc

Dân Việt - 10 giờ sáng 15.5, hàng trăm công nhân thuộc công ty TNHH giày Hong Fu Việt Nam (Khu công nghiệp Hoằng Long, Thanh Hóa) có biểu hiện bị ngộ độc sau khi uống nước.

Thông tin ban đầu, hiện đã có hơn 100 công nhân có hiện tượng bị ngứa họng, nôn mửa và ngất xỉu sau khi uống nước do nhà máy này cung cấp. Con số công nhân bị ngộ độc đang tiếp tục gia tăng từng giờ, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ công tác cấp cứu, quản lý trật tự.

Theo chị Nguyễn Thị Toán - công nhân hậu kiểm ở chuyền C trong nhà máy này: Thông thường nguồn nước uống phục vụ công nhân thường do chính công ty cung cấp. Nước này được dẫn vào các bình lọc trước khi cho công nhân uống.

“Lâu nay chúng tôi uống không bị sao cả, hôm nay khi nghỉ giữa ca, các công nhân ra uống nước chỉ sau từ 10-15 phút thì có hiện tượng ngứa, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu” - chị Toán cho hay.

Năm 2011, công ty này cũng từng xảy ra vụ ngộ độc nghiêm trọng

Công ty TNHH giày Hong Fu Việt Nam là công ty chuyên xuất giầy da do chủ đầu tư là doanh nghiệp Đài Loan - Trung Quốc làm chủ. Công ty này có gần 15 nghìn công nhân làm việc. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, có 9 dây chuyền đang hoạt động với 100% công nhân đang làm việc. Hiện tại, tất cả các công nhân đã bỏ làm, các lực lượng công an, nhân viên y tế của Bệnh viện Hợp Lực đã vào cuộc hỗ trợ cấp cứu nạn nhân.

Trước đó, tháng 3.2011 công ty này đã xảy ra vụ ngộ độc nghiêm trọng làm gần 300 công nhân bất tỉnh phải đi cấp cứu.
15/05/2014 10:53

AI LÀ NGƯỜI ĐEM NƯỚC UỐNG CÓ CHỨA ĐỘC TỐ CHO NGƯỜI BIỂU TÌNH?

Sáng nay ngày 15/5/2014, các công nhân và đồng bào biểu đang tình chống Trung Quốc tại Thanh Hóa thì có 2 người lạ mặt chở nước chai, cung cấp nước UỐNG MIỄN PHÍ cho người biểu tình.
Những nước uống nầy có chứa độc tố, đã làm cho nhiều người nôn mửa, ói và đổ mồ hôi lạnh. Một số đông đã kịp thời đưa vào bệnh viện.
Các anh chị nào đi biểu tình tại Thanh Hóa sáng nay, nếu có nhớ được mặt 2 người CUNG CẤP NƯỚC chai nầy, hoặc chụp được hình đám đông, xin đưa lên mạng giúp để Công an làm việc.
Nguyễn Thùy Trang

Cảnh giác trước tin động thái quân sự của TQ ở biên giới



Ảnh tư liệu về một cuộc tập trận binh chủng hợp thành của quân khu Quảng Châu, TQ

Ngày 15/5/2014, xuất hiện thông tin quân đội Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên với Việt Nam.

Thông tin này được Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn từ nguồn tin của đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông. >> Xem chi tiết tại ĐÂY

Theo đó tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).

Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác bởi động thái này bởi Trung Quốc vốn là “bậc thầy” của những toan tính và thủ đoạn nham hiểm và chúng ta đã có những bài học trong quá khứ.

Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn sử dụng chiến thuật dương đông kích tây, chỉ hành động vào lúc, vào thế khi đối phương hoàn toàn bị bất ngờ.

Một nhà quan sát ở Hà Nội cho biết dù thế nào đi nữa các thông tin như vậy cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng cao độ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có đối đầu trên Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đưa lực lượng và phương tiện của mình xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nếu đây là động thái thật từ Bắc Kinh, có thể nhận định đây là một trong những động thái gia tăng áp lực, tăng cường đe dọa từ phía Trung Quốc hòng buộc láng giềng phải xuống thang, nhượng bộ.

Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ trút giàn khoan 981 và đội hình tàu hải quân, hải giám của mình ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chiến tranh biên giới 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc là một bài học chưa thể nào quên

Về lý thuyết quốc phòng, khi một quốc gia có chung đường biên giới trên bộ thì khi xảy ra mâu thuẫn, các bên sẽ có phương án phòng thủ của riêng mình nên thông tin Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng giáp biên với Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Tình hình Ucraine, Syria vẫn đang có những diễn biến phức tạp, dư luận thế giới bị phân tán và đây là thời điểm chúng ta cần hết sức cảnh giác, phải luôn sẵn sàng chủ động giải quyết, đối phó với tất cả các nguy cơ có thể xảy ra.
Theo Giaoduc.net.vn

Nguồn: http://tinvn.info/ca-nh-gia-c-truo-c-tin-ng-tha-quan-su-cu-tq-o-bien-gio.html

Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới Việt – Trung

 Từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa tới biên giới Tây Nam tại tỉnh Vân Nam để “điều tra, nghiên cứu” tình hình.



Thông tấn xã Đài Loan ngày 15/5 cho biết, quân đội Trung Quốc đã báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 3 đối với các đơn vị quân đội ở sát biên giới Việt – Trung, tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).

Dẫn nguồn tin đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông sáng nay, Thông tấn xã Đài Loan cho biết bắt đầu từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ 3.

Theo Wikipedia Trung Quốc, quân đội nước này có 4 cấp độ trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong đó cấp 1 là cấp cao nhất – bước vào trạng thái chiến tranh; cấp 2, trạng thái động viên sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chuẩn bị cho chiến tranh; cấp 3 toàn đơn vị cấm trại 100% quân số, chuẩn bị vật tư, bố phòng trận địa công sự; cấp 4 là duy trì trực ban, canh gác, tuần tra tăng cường.

Ngoài ra, Tân Hoa Xã hôm 12/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gần đây đã tới “điều tra nghiên cứu” tại các huyện Đức Hoằng, Bảo Sơn, Nộ Giang của tỉnh Vân Nam.

Trong thời gian Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ông Toàn nhấn mạnh các đơn vị chủ lực tại Vân Nam cần phải nhận thức rõ “tính phức tạp và nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, tăng cường nỗ lực làm tốt công tác biên phòng ở Vân Nam”, củng cố ổn định biên giới.

Động thái này của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các trang báo người Hoa hải ngoại như Đa chiều (Duowei News) ở Mỹ, IASK tại Canada trong đó cho rằng việc này có liên quan đến căng thẳng Việt – Trung trên Biển Đông (vụ giàn khoan 981).

Trong lúc tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng và nhà cầm quyền Trung Quốc chưa có dấu hiệu xuống thang trong vụ giàn khoan 981, những thông tin chưa rõ thực hư như trên cần đề cao cảnh giác, theo dõi chặt chẽ tình hình, tránh mắc mưu Trung Quốc – PV.

Theo Giaoduc.net.vn

Nguồn: http://tinvn.info/trung-quoc-bao-dong-chien-dau-cap-3-o-bien-gioi-viet-trung.html

Vụ giàn khoan 981: Nhà Trắng kêu gọi đối thoại

(GDVN)- Căng thẳng Việt - Trung trong vụ giàn khoan 981 nhấn mạnh một trong những thách thức lớn nhất ở châu Á mà ông Obama phải đối mặt


Một nhân viên Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi tàu Trung Quốc lởn vởn xung quanh giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Reuters ngày 15/5 đưa tin, Nhà Trắng hôm Thứ Tư cho biết căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam (sau khi Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) cần phải được giải quyết thông qua đối thoại chứ không phải đe dọa.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng Mỹ không phải một bên tranh chấp, nhưng Tổng thống Obama đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu đối thoại hòa bình về các tranh chấp khác nhau liên quan đến Trung Quốc trên Biển Đông (Trên thực tế vụ giàn khoan 981 là Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam theo UNCLOS, đây không phải vùng biển tranh chấp - PV).

Carney cho biết "tranh chấp" cần phải được giải quyết thông qua đối thoại chứ không phải bằng các hành động đe dọa. Những tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra khi chính sách của Obama đối với châu Á đang vấp phải một số chỉ trích ở Mỹ.

Washington Post cho biết trong một bài xã luận công bố hôm Thứ Hai tuần này rằng, phản ứng của Mỹ trong vụ giàn khoan 981 "chẳng có gì mới ngoài hùng biện".

Tờ báo này cho rằng Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục hành động đơn phương leo thang nguy hiểm hơn nữa trong khu vực cho đến khi họ vấp phải phản kháng phù hợp, dù là ngoại giao hay quân sự.

Căng thẳng Việt - Trung trong vụ giàn khoan 981 nhấn mạnh một trong những thách thức lớn nhất ở châu Á mà ông Obama phải đối mặt khi đang chịu áp lực từ các đồng minh về việc thúc đẩy một trục quân sự đến khu vực để chống lại sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Vụ Nga sáp nhập Crimea và nhận thức về các lựa chọn hạn chế của Mỹ đã gây khó chịu trong một bộ phận các quốc gia châu Á về khả năng, liệu Bắc Kinh có được kích thích sử dụng vũ lực để hiện thực hóa tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông hay không.
HỒNG THỦY-15/05/14 06:18

Bạo loạn ở Hà Tĩnh: đã có người chết

4:36 GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014

 Đám cháy vẫn tiếp diễn đến sáng

Đã có người chết, trong số đó công dân Trung Quốc, trong cuộc bạo loạn tại Hà Tĩnh nhắm vào một nhà máy thép của Đài Loan trong đêm 14/5, các hãng tin quốc tế đưa tin.
Đại diện ngoại giao của Đài Loan ở Việt Nam nói với hãng tin Mỹ AP rằng ít nhất một công nhân Trung Quốc đã thiệt mạng và 90 người khác bị thương sau khi những những người bạo loạn tấn công nhà máy thép thuộc sở hữu của Tập đoàn Formosa - nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam.

Ông Hoàng Trí Bằng nói cuộc bạo loạn diễn ra vào chiều thứ Tư ngày 14/5 và sớm thứ Năm ngày 15/5.
Hàng trăm người đã xông vào bên trong nhà máy ở tỉnh Hà Tĩnh thuộc Trung phần Việt Nam trước khi quân đội và công an can thiệp, Reuters dẫn nguồn từ tờ Commercial Times của Đài Loan cho biết.
Một bác sỹ từ bệnh viện đa khoa TP. Hà Tĩnh nói với BBC hơn 50 người đã được đưa vào bệnh viện trong đêm 14/5- rạng sáng 15/5."Nhiều người trong số này mặc đồng phục màu xanh của công nhân và có 7 đến 8 người đang trong tình trạng nguy kịch", vị bác sỹ này cho biết.
Còn hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn từ một bác sỹ ở bệnh viện địa phương cho biết có năm công nhân Việt Nam và 16 người khác được cho là người Trung Quốc đã thiệt mạng.

“Có khoảng 100 người được đưa vào bệnh viện vào tối qua. Nhiều người là người Trung Quốc. Sáng nay (ngày 15/5) có thêm nhiều người nhập viện,” một bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nói với Reuters qua điện thoại.
Hiện vẫn chưa có thông báo chính thức từ Formosa về vụ việc.

'Ban đầu ôn hòa'

Theo phản ánh của truyền thông trong nước, cuộc diễu hành chống Trung Quốc chiều 14/5 tại Hà Tĩnh với sự tham gia của hơn 1.000 công nhân đã bắt đầu khá ôn hòa.
"Rất nhiều người dân hai bên đường, những người tham gia giao thông cùng hưởng ứng ủng hộ. Tất cả đều diễn ra trong ôn hòa, trật tự", báo điện tử Dân Trí tường thuật.
Tuy nhiên, nguồn tin của BBC từ Hà Tĩnh cho biết tình hình sau đó đã mất kiểm soát và lực lượng an ninh đã rơi vào thế bị động.
"Các cảnh sát cơ động được điều đi kèm với người biểu tình để giám sát tình hình và giúp cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa. Tuy nhiên, họ không đủ đông để kịp phản ứng trước một cuộc bạo động."
Tin vẫn đang được tiếp tục cập nhật
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140515_ha_tinh_riot.shtml

Philippines: Biểu tình ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc vụ 981

(GDVN)- Roilo Golez cảnh báo, nếu Trung Quốc mà "uy hiếp được Việt Nam" thì mục tiêu tiếp theo sẽ là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines..
Bà Loida Lewis dẫn đầu một đoàn người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 14/5 đưa tin, các tổ chức hội đoàn dân sự Philippines hôm Thứ Tư tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Manila bày tỏ ủng hộ Việt Nam, phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Hôm qua người đứng đầu tổ chức USP4GG, Nicolas Lewis đã tổ chức họp báo cho biết, USP4GG cùng với một số tổ chức xã hội tại Philippines đã lên kế hoạch tập trung biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc vào trưa ngày mai 16/5. Lewis cho biết, hoạt động này nhằm củng cố mối đoàn kết giữa người dân Philippines với Việt Nam trong lập trường chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Dự kiến sẽ có khoảng 500 người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông, trong đó có một số Việt kiều tại Philippines.

Cũng trong buổi họp báo này, USP4GG lên án Trung Quốc là "Hitler châu Á", kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hành động ngăn chặn mối uy hiếp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo, nếu Trung Quốc mà "uy hiếp được Việt Nam" thì mục tiêu tiếp theo sẽ là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
 HỒNG THỦY- 15/05/14 06:33

SOS:Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới Việt - Trung

Từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu


Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa tới biên giới Tây Nam tại tỉnh Vân Nam để "điều tra, nghiên cứu" tình hình.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa tới biên giới Tây Nam tại tỉnh Vân Nam để “điều tra, nghiên cứu” tình hình.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 15/5 cho biết, quân đội Trung Quốc đã báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 3 đối với các đơn vị quân đội ở sát biên giới Việt – Trung, tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Dẫn nguồn tin đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông sáng nay, Thông tấn xã Đài Loan cho biết bắt đầu từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ 3.
Theo Wikipedia Trung Quốc, quân đội nước này có 4 cấp độ trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong đó cấp 1 là cấp cao nhất – bước vào trạng thái chiến tranh; cấp 2, trạng thái động viên sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chuẩn bị cho chiến tranh; cấp 3 toàn đơn vị cấm trại 100% quân số, chuẩn bị vật tư, bố phòng trận địa công sự; cấp 4 là duy trì trực ban, canh gác, tuần tra tăng cường.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã hôm 12/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gần đây đã tới “điều tra nghiên cứu” tại các huyện Đức Hoằng, Bảo Sơn, Nộ Giang của tỉnh Vân Nam.
Trong thời gian Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ông Toàn nhấn mạnh các đơn vị chủ lực tại Vân Nam cần phải nhận thức rõ “tính phức tạp và nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, tăng cường nỗ lực làm tốt công tác biên phòng ở Vân Nam”, củng cố ổn định biên giới.
Động thái này của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các trang báo người Hoa hải ngoại như Đa chiều (Duowei News) ở Mỹ, IASK tại Canada trong đó cho rằng việc này có liên quan đến căng thẳng Việt – Trung trên Biển Đông (vụ giàn khoan 981).

Trong lúc tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng và nhà cầm quyền Trung Quốc chưa có dấu hiệu xuống thang trong vụ giàn khoan 981, những thông tin chưa rõ thực hư như trên cần đề cao cảnh giác, theo dõi chặt chẽ tình hình, tránh mắc mưu Trung Quốc – PV.

Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa

TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".

LTSBiện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về "cái gọi là chủ quyền "của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN - 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v... Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong "địa lý chí" thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa.
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
Ông Phạm Hoàng Quân
Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của "địa phương chí" trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.
"Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ." - ông Quân khẳng định.
Chỉ đến năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc".
Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể."
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
Ông Đinh Kim Phúc
Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã "khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc" đối với các quần đảo. Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: "Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa."
Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.
Những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đó là những khẳng định liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.
Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng. 
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử - pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.
Rõ ràng, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng những cuộc tấn công quân sự vào năm 1956 và 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: "lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp".
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
Bà Monique Chemillier Gendreau: "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực."
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền. "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực."
Như vậy, tất cả các hành động nhằm củng cố quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đề được xem là vô giá trị. Không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, không có chủ quyền ở đảo Tri Tôn, Trung Quốc không thể vận dụng Công ước của Liên Hợp quốc năm 1982 để xác định vùng biển thuộc quyền đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng biển đó. Chính vì vậy ngụy biện khi cho rằng: "vị trí đặt giàn khoan Hải dương 981" cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng là không có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính cách vùng biển xung quan quần đảo Hoàng Sa chỉ có Việt Nam - quốc gia có chủ quyền hợp pháp quốc với quần đảo Hoàng Sa mới có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển đó.
Hơn nữa, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 lại nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam, cách đường cơ sở được vạch ra theo Công ước luật biển 119 hải lý, tức là vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 81 hải lí. TS luật học Trần công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính Phủ nhấn mạnh: "Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính toán vị trí Trung đặt giàn khoan 981 thì thấy rằng vị trí này nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bởi vì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn, một điểm nằm trên đường cơ sở của VN 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế là 80 hải lí và cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Chúng Kiến là 18 hải lý nghĩa là nó nằm ngoài 12 hải lý. Căn cứ vào công ước luật biển thì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam họ chiếm đóng trái phép là vô lý rồi nhưng ngay chuyện Trung Quốc tính đường cơ sở để tính các vùng biển là hoàn toàn áp dụng sai về luật biển để tạo ra vùng chồng lấn, tạo ra vùng tranh chấp thì đó là hoàn toàn vô lý. Chúng ta không thể nào chấp nhận cái quan điểm đó!"
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".
Như vậy, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 vừa qua của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Nó chỉ là những bước đi tiếp theo những hoạt động sai trái của Trung Quốc như chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này vào năm 1974, các hoạt động quân sự để chiếm đóng một số đảo ở quần đảo của Việt Nam vào năm tháng 3 năm 1988 cũng như yêu sách đường lưỡi bò phi lý và các hành động nhằm kiểm soát thực tế yêu sách này.
Hạ đặt giàn khoan hải dương 981 là một việc làm trái phép nối tiếp các việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển đông với một mưu đồ thống nhất nhằm biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc. Với việc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước luật Biển 1982, vi phạm tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận liên quan giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN - TQ.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam hiểu hơn ai hết những đau thương, mất mát của chiến tranh cũng như những giá trị của hòa bình. Những ngày qua, mọi biện pháp hòa bình trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp quốc đã được phía Việt Nam tận dụng để đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phái của quốc gia trước hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề thiêng liêng nhất đối với mỗi người dân Việt Nam và Việt Nam sẵn sằng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia./.
Lê Bình (theo VOV)

Trung Quốc đưa thêm tàu chiến lớn đến dàn khoan HD981

Căng thẳng gia tăng, tàu Việt Nam vẫn bám biển

ĐÀ NẴNG (NV) .- Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng ở sát hơn khu vực Bắc Kinh đặt dàn khoan HD981 phía Nam quần đảo Hoàng Sa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Tàu Hải Cảnh 46001 của Trung Quốc đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. (Hình: VNExpress)


Tin mới nhất cho hay, chiều ngày 14 tháng Năm, ngoài 2 tàu hộ vệ tên lửa, Trung Quốc còn điều 2 tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và 999.

Hai tàu vận tải đổ bộ này có lượng giãn nước 17,000 tấn. Trên tàu được trang bị một bệ với 8 ống phóng tên lửa đối không, một bệ pháo 76mm, hai bệ gồm 4 khẩu pháo 30mm. Đặc biệt, tại hiện trường, số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc tăng từ 15 chiếc lên 40 chiếc.
Trong buổi sáng ngày 14 tháng Năm, Trung Quốc đưa máy bay tuần thám bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 và tàu 4033 ở độ cao chỉ khoảng 300 - 350m.

Việt Nam đưa hai tàu Cảnh sát biển (CSB) lớn nhất, cùng một số tàu nhỏ hơn, ra đối phó với một đoàn tàu hùng hậu của Trung Quốc bảo vệ dàn khoan. Vì vậy, Bắc Kinh đã tăng cường thêm số lượng tàu chiến bảo vệ, đặc biệt, đưa hai tàu đổ bộ lớn nhất của họ đến khu vực tranh chấp.

Theo tin các báo tại Việt Nam, thay vì lập vòng đai bảo vệ dàn khoan HD 981 trên bán kính từ 8 đến 10 hải lý, đoàn tàu Trung Quốc thu gọn lại trên phạm vi trên dưới 6 hải lý nhưng tăng cường thêm tàu để vòng đai kiểm soát chặt chẽ hơn, có lúc số lượng lên hơn 80 tàu các loại. Mỗi khi có tàu Cảnh Sát Biển hay Kiểm Ngư của Việt Nam tới gần, họ xua từ 3 tới 6 tàu tới bao vây tấn công một tàu, từ xịt vòi rồng đến đâm thẳng vào tàu.

Phía Việt Nam dùng loa phóng thanh bằng ba ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh kêu gọi họ rút dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì họ “triển khai theo thế gọng kìm, tăng cường cản mũi, hú còi, cản trở tàu Việt Nam”, theo bản tin VNExpress.

Nguồn tin này hôm Thứ Tư 14/5/2014 nói, ngày này, “các biên đội của cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục mở hai đợt cơ động tiếp cận sâu vào vị trí phía Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.

Một số tàu của Việt Nam tránh được sự cố ý đâm tàu của Trung Quốc, tuy vậy, tàu CSB 4032 của Việt Nam đã bị tàu hải cảnh 46001 của Trung Quốc đâm “làm gãy khoảng 10m lan can bên mạn trái, hỏng ba thông gió”, theo tin tờ Tuổi Trẻ. Thậm chí, khi tàu hai phía sát nhau, lính Trung quốc còn “ném vật cứng” sang tàu Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Đạm, thiếu tướng tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam được thuật lời trên mạng VNExpress cho biết cho đến sáng ngày Thứ Tư “hoạt động của Trung Quốc vẫn rất quyết liệt, chưa có dấu hiệu họ sẽ rút dàn khoan”. Tuy nhiên, ông Đạm nói rằng cảnh sát biển Việt Nam “vẫn quyết tâm bám trụ”.


Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị các tàu Trung Quốc chận đường và uy hiếp. (Hình: VNExpress)

Trên mặt báo chí chính thống tại Việt Nam người ta thấy xuất hiện một vài bài viết phân tích thời sự chống Trung Quốc, tuy không phải là quan điểm chính thức nhưng nó được cho phép xuất hiện, đưa một tín hiệu nào đó trong tình thế nhân dân vô cùng quan tâm đến diễn biến trên biển cũng như cách ứng phó của nhà cầm quyền.

Trên tờ Giáo Dục Việt Nam, một ông tên Phạm Cao Cường, thấy đề là TS (tiến sĩ) viết một bài dài gián tiếp đưa ra lời kêu gọi “Sự kiện này một lần nữa đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc lựa chọn quan hệ chiến lược với các nước lớn để bảo vệ tối thượng lợi ích quốc gia, trong đó đó sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ”.

Hồi năm ngoái, ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ CSVN tại Trung quốc nói với báo chí nhân Hội nghị ngoại giao 28 khai mạc chính thức sáng ngày 16/12/2013 tại Hà Nội, rằng “Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới”.

Bây giờ, chỉ 5 tháng sau, Trung quốc đem dàn khoan khổng lồ xuống vùng biển Việt Nam tìm dầu khí, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi đó là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam khi tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tai Miến Điện.

Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm Ngư của Việt Nam tất tả đối phó trong thế yếu, dân chúng phẫn nộ biểu tình chống phương bắc, “Chính sách nhất quán của Việt Nam” như lời cả quyết của ông Nguyễn Văn Thơ sẽ còn không? Và cái “không có hai lòng” với Trung Quốc đang đem đến cái hệ quả đang diễn ra.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Giáo Dục Việt Nam hôm Thứ Tư, ông Trần Lê Bảo (tiến sĩ, phó giáo sư) cho rằng Trung Quốc “...muốn nhân dịp này hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng việc cắm giàn khoan trên vùng biển Việt Nam như một mốc biên giới di động, một mặt phá vỡ thế bao vây của Mỹ và các đồng minh, một mặt vươn lên làm chủ biển Đông, án ngữ đường hàng hải huyết mạch quốc tế.”

Tại Bắc Kinh, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phó bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo) đưa ra bài bình luận đe dọa rằng những người biểu tình bạo động chống Trung quốc ở Việt Nam “cuối cùng sẽ làm cho cả nước (VN) gánh chịu hậu quả. Hà Nội dung thứ quá mức (người dân chống TQ) không thể thử thách sự kiên nhẫn của Trung quốc quá giới hạn chịu đựng”. (TN)
05-14-2014 4:29:48 PM

Tổ quốc lâm nguy - Lúng túng đối nội đối ngoại

Nam Nguyên, phóng viên RFA-2014-05-14
000_Hkg9809372-600.jpgNhững người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Bình Dương hôm 14/5/2014-AFP photo
Nhà nước Việt Nam bối rối trước làn sóng biểu tình chống Trung Quốc dẫn tới bạo động, trong bối cảnh chưa đạt được sự ủng hộ quốc tế để đối phó với vụ giàn khoan Trung Quốc tạo đặt bất hợp pháp ngoài khơi Bình Định và được 80 tàu vũ trang bảo vệ. Nhiều ý kiến cho rằng tổ quốc đang thực sự lâm nguy và chưa nhìn thấy đối sách thích hợp.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên luật quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng đất nước đang trong một giai đoạn rất khó khăn có thể hiểu là lâm nguy. Ông nói:
"Theo tôi, Việt Nam đang trong tình trạng nhiều lâm nguy, nhưng lâm nguy ở đây không phải là tình trạng tan vỡ đến nơi. Lâm nguy ở đây là chúng ta có rất nhiều vấn đề từ nội địa và cho đến vấn đề từ bên ngoài. Kẻ thù bên ngoài thì đang tấn công trên biển, mặc dù chưa nổ ra tiếng súng, nhưng cá nhân tôi vẫn gọi đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng, nó cũng khốc liệt không kém gì chiến tranh cả.
Thứ hai là những vấn đề nội địa, trong đó liên quan đến phát triển kinh tế và gần đây là phong trào biểu tình dẫn tới bạo động, hôm qua (13/5) có một số vùng vẫn còn khó khăn trong việc kiểm soát, nhưng bây giờ Việt Nam đã kiểm soát được. Tuy vậy nó cho thấy chính phủ Việt Nam có nhiều vấn đề không lường tới trước được, để mà phản ứng tới những vấn đề như vậy.
Tình trạng biểu tình dẫn tới bạo động đúng là Chính phủ có lẽ còn lúng túng và gần như không có một chiến lược trước, để đối phó trước khi biểu tình đó xảy ra. Còn vấn đề bên ngoài thì rất là khó khăn và nếu chúng ta không có thái độ kiên quyết làm việc với Trung Quốc để họ thấy rõ rằng họ sẽ thất bại khị họ có âm mưu đó với Việt Nam, thì khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục những hành động như vậy và nó sẽ ở một mức độ cường độ cao hơn, thậm chí còn khốc liệt hơn.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp vừa rồi không nêu vấn đề Biển Đông … tôi nghĩ về đối nội là một thiếu sót quá lớn.
- GSTS Nguyễn Thế Hùng 
Trò chuyện với chúng tôi, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động dân quyền hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng cho rằng Việt Nam lúc thì cấm người dân biểu tình dù ôn hòa, lúc thì để mất kiểm soát. Một trong những yếu kém lớn nhất về đối nội của Việt Nam xuất phát từ chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan lãnh đạo toàn diện của đất nước. GSTS Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp vừa rồi không nêu vấn đề Biển Đông, một người đứng đầu…với chế độ cộng sản Tổng Bí thư là người cao nhất mà trong vấn đề trọng đại giặc đã đến sân cắm chốt, vi phạm chủ quyền nghiêm trọng đến thế mà không có ý muốn dứt khoát gì trong đại hội… tôi nghĩ về đối nội là một thiếu sót quá lớn.”
GSTS Nguyễn Thế Hùng phân tích thêm về chuyện Việt Nam không tranh thủ được sự ủng hộ cụ thể của các nước thế giới. Ông nói:
“Đối ngoại thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Hội nghị ASEAN vừa rồi, tôi thấy chỉ  là những phát biểu bình thường, không thể khác được. Và bây giờ tại sao thế giới người ta thờ ơ với Việt Nam, người ta nói chung chung, nói ủng hộ nhưng không có gì mạnh mẽ. Trước đây khi Philippines bị Tàu giành bãi Cỏ May thì Việt Nam cũng không lên tiếng ủng hộ, đảo Senkaku của Nhật Bản bị Trung Quốc tranh giành thiết lập ADZ thì Việt Nam cũng không lên tiếng.
Như vậy chuyện đúng với người ta mà mình làm im ngậm miệng ăn tiền, tới lúc mình bị thì ai hô hào cho mình. Rồi tới chuyện một nước thù địch chiếm đất lấy dần lãnh thổ mình, nó đầu độc dân mình bằng nhiều hình thức, như thực phẩm độc hại, rồi lấn đất lấn rừng, lấn biên giới thì mình lại nói đó là quan hệ “4 tốt 16 chữ vàng” là nước anh em, có gì đóng cửa cùng giải quyết. Bây giờ người ngoài nhìn vào người ta nói anh em chúng nó, để chúng nó đóng cửa giải quyết với nhau. Kiểu như thế, kiểu mình nói nửa nạc nửa mỡ thì thế giới văn minh đâu có cơ sở nào để ủng hộ mình mạnh mẽ.”

Làm sao để được quốc tế ủng hộ?

000_Hkg9800331-200.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đi cùng với các thành viên của đoàn đến địa điểm tổ chức lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Myanma hôm 11/5/2014. AFP photo
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt nam là một thành viên cũng không thể hiện sự ủng hộ Việt Nam một cách cụ thể, trong việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như đưa một lượng tàu vũ trang hùng hậu để bảo vệ giàn khoan này. Việt Nam đã kiềm chế, chỉ sử dụng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để đối phó, nhưng hai tuần lễ vừa qua đã không thể vượt qua vành đai bảo vệ của giàn khoan Trung Quốc. Việt Nam phải làm gì để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Tôi nghĩ là Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thì Việt Nam phải có một chiến dịch truyền thông, một chiến dịch ngoại giao rõ ràng. Vấn đề ở đây là Trung Quốc muốn kéo vấn đề này trở thành song phương, nghĩa là về Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tôi nghĩ là Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thì Việt Nam phải có một chiến dịch truyền thông, một chiến dịch ngoại giao rõ ràng.
- Thạc sĩ Hoàng Việt
Nhưng mà việc Việt Nam mong muốn tranh thủ công luận quốc tế, thì Việt Nam phải có một chiến dịch đối ngoại để cho thế giới thấy rằng, đây không phải là vấn đề song phương, mà Hoàng Sa liên quan đến vấn đề rộng hơn là toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó liên quan tới an ninh và an toàn hàng hải Biển Đông. Nó có ảnh hưởng tới những vấn đề khác như tự do hàng hải tự do thương mại và đặc biệt là nó ảnh hưởng toàn bộ tới hòa bình và  an ninh toàn bộ khu vực Đông Á cũng như là Châu Á Thái Bình Dương. Có như vậy các quốc gia mới bừng tỉnh mới có hành động thích hợp hơn.”
Theo lời Thạc sĩ Hoàng Việt, Việt Nam phải có chiến lược thật dài thật lâu để đối phó với các hành động của Trung Quốc. Bởi vì thứ nhất nói thẳng thừng các lực lượng của Việt Nam bao giờ cũng yếu hơn của Trung Quốc và không thể so sánh ngang bằng.
Những hành động này của Trung Quốc cũng mới chỉ khởi đầu và nó sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Việt Nam vẫn đang cố gắng để đẩy cái giàn khoan mặc dù vẫn chưa thành công. Hơn nữa ngay ở trong đất nước cũng đang có nhiều vấn đề, trong đó có nhiều phong trào biểu tình qui tụ từ hàng ngàn tới hàng chục ngàn người, dẫn tới hành động quá khích đốt phá tài sản của doanh nghiệp Trung Quốc. Trong một số trường hợp chính quyền địa phương đã không kiểm soát được tình hình.
Vẫn theo Thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình thực tế cả phía ngoài phía trong đều gặp khó khăn. Và điều mà nhà nước cần làm ngay là phải xây dựng một chiến lược để đối phó với tất cả các hành vi này trong một thời gian kéo dài.   

BÀI TẬP LÀM VĂN.........RẤT HỒN NHIÊN !



viết về...bố !



Bệnh nói dối ...!

TN-Bệnh không nói thật, nói một cách trần trụi nhưng đúng bản chất hơn, đó là bệnh nói dối đang khá phổ biến trong nhiều việc, nhiều ngành. Bệnh nói dối từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đang trở thành một căn bệnh trầm kha, đục khoét, làm xuống cấp hệ thống hành chính, tiếp tay cho tệ tham nhũng và rất nhiều tiêu cực khác, gây tác hại vô cùng lớn, cần kiên quyết ngăn chặn.
Còn nhứ trên trang nhất báo Thanh Niên cách đây ít lâu  đã đăng phóng sự với ảnh đinh và tít lớn :” Sự mờ ám kinh tởm” về sự việc phóng viên báo này sau 2 tháng đóng vai ngư dân theo dõi tường tận đã phát hiện  một số đơn vị nạo vét bùn trên sông Thị Vải đã vét bên này xả xuống bên kia dòng sông thay vì phải chở bùn ra đổ ngoài phao số không cách đó 10 km. Hành vi gian dối trắng trợn, kinh tởm này đã “làm lợi” cho những công ty nạo vét vì bùn được xả tại chỗ, nhưng làm hại cho dòng sông và tiền của dân chưa thể tính hết bao nhiêu mà kể.
Nhân đây, muốn nói đến nhiều sự việc khác tương tự như vậy. Đó là bệnh không nói thật, nói một cách trần trụi nhưng đúng bản chất hơn, đó là bệnh nói dối đang khá phổ biến trong nhiều việc, nhiều ngành. Bệnh nói dối từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đang trở thành một căn bệnh trầm kha, đục khoét, làm xuống cấp hệ thống hành chính, tiếp tay cho tệ tham nhũng và rất nhiều tiêu cực khác, gây tác hại vô cùng lớn, cần kiên quyết ngăn chặn.


Bệnh nói dối đang khá phổ biến trong nhiều việc, nhiều ngành
Có thể thấy tình trạng nói dối rải rác ở khắp mọi nơi. Hội nghị, hội thảo phải nói dối số ngày họp, số người dự nếu không sẽ thiếu kinh phí từ ngân sách. Đi chơi, phải nói dối là đi làm để còn có lương và không bị kỷ luật. Các kỳ thi tốt nghiêp, thi tuyển phải nói dối điểm để đủ chỉ tiêu, không ảnh hưởng tới “thành tích”. Các công trình, dự án phải nói dối về khối lượng san lấp, vật liệu, ngày công để có tiền lo lót và tiền lãi. Xin việc làm, xét biên chế, chạy lên chức, chạy quyền, chạy án phải nói dối rằng không có đi đêm, hối lộ dù phải chi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Các con số được “chế biến” đầy rẫy trong các bản báo cáo khiến các con số thống kê cũng không còn mấy tin cậy. Không chỉ trong các cơ quan nhà nước,  các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân, thậm chí nhiều cá nhân cũng quen nói dối và quen nghề nói dối để trốn thuế, có tiền hỗ trợ, bán được hàng xấu, hàng rởm. Người ta chỉ biết than phiền và ngán ngẩm khi biết đến tiền từ thiện cũng bị quỵt, hàng từ thiện cũng là hàng quá hạn, hàng chất lượng kém và ngay đến lễ vật dâng lên thần linh cũng là đồ dởm.


Hậu quả của những chuyện gian dối là người ta mất tin vào nhau, mất tin
vào sự nghiêm minh, liêm chính mà xã hội nào cũng cần có

Hậu quả của những chuyện gian dối là dần dần, người ta mất tin vào những con số. Từ mất tin vào con số đến mất tin vào nhau. Từ mất tin vào nhau, mất tin vào sự nghiêm minh, liêm chính mà xã hội nào cũng cần có. Cho nên, phải coi bệnh nói dối là một nguy cơ, Không thể có cải cách hành chính, tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội thành công nếu còn bệnh nói dối. Bởi thế, phải coi việc triệt phá nói dối là một khâu không thể bỏ qua khi làm bất cứ việc gì, triển khai bất kỳ chủ trương, kế hoạch gì. 

Nhưng chống nói dối không phải là việc dễ dàng, một người, một ngành, một địa phương đơn lẻ có thể làm được. Chống nói dối là công việc lâu dài, phải có cơ chế chống nói dối, có sự minh bạch trong quản lý xã hội và phải có sự làm gương, cả gương xấu bị vạch mặt lẫn gương tốt được biểu dương ./.

Thứ hai, 12/5/2014 14:35 GMT+7
Thành Tâm

DIỄN BIẾN CUỘC BIỂU TÌNH TẠI TP BÀ RỊA - VŨNG TÀU




Khoảng 8h30 sáng nay, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược xuất phát tại KCN Gò Dầu tỉnh Đồng Nai, rất nhanh, đoàn biểu tình đã huy động được khoảng gần 3 nghìn người tại các KCN, Gò Dầu (Long Thành ĐN), Mỹ Xuân A, Mỹ xuân A2, Mỹ Xuân B1 (Tân Thành BR-VT) do các công nhân của các Cty Đài Loan, Trung Quốc tại đây đang được nghỉ việc đột xuất.
Đoàn biểu tình tự phát nên rất ít băng rôn, khẩu hiệu. Với thái độ ôn hòa (chỉ có Cty gốm sứ Toàn Quốc KCN gò Dầu bị xô đổ cổng vì bảo vệ ngăn cản không cho công nhân tham gia biểu tình) đoàn biểu tình đã diễu qua các  KCN dọc quốc lộ 51 như  KCN Phú Mỹ, KCN Cái Mép…không gây ách tắc giao thông, trong trật tự đoàn đã tuần hành khoảng 50 km đến TP Vũng tàu lúc 13h tại trạm trung chuyển xe khác Hoa Mai có một số người phát nước uống và biểu ngữ cho đoàn biểu tình.

Tại KCN Đông Xuyên có CSGT chặn xe ngang đường ngăn người biểu tình tràn vào vì tại đây có vài Cty Đài Loan, Trung Quốc. Sau khi vào trung tâm TP Vũng Tàu đoàn tập trung tại chân đài Tổ quốc ghi công phường 8 TP Vũng Tàu. Lúc này do có một tốp lạc đường, do nhiều người dừng lại đổ xăng nên đoàn biểu tình chỉ còn khoảng 1 nghìn người. Tại đây đoàn tập trung hô khẩu hiệu đả đảo TQ xâm lược và hát quốc ca. Công an, dân phòng xuất hiện rất đông nhưng không có hành động cản trở, cũng không đến gần đoàn biểu tình, sở VHTT còn cho đoàn mượn  loa để hô khẩu hiệu ( vì loa của đoàn biểu tình hết pin).


Đoàn biểu tình đã đến cửa ngõ TP Vu ̃ng Tàu


CSGT chặn đường vào KCN Đông Xuyên TP Vũ ng Tàu vì tại đây có một số Cty  Đài Loan , Trung Quốc

Biểu tình viên giương biểu ngữ

Biểu ngữ dẫn đầu

Đoàn biểu tình dừng chân tại đài liê ̣t sĩ Bãi Sau  Vũng Tàu



Xe biển quân đội xuất hiện


Sở VHTT cho mượn loa vì loa của đoàn bi ểu tình hết pin












Một dân phòng bụng phệ quát nạt người biểu tình nhưng bị phản ứng dữ dội 

Sợ bị cướp phá 1 Cty tại KCN Mỹ Xuân A 2 dán vội mấy chữ này

Lúc này xuất hiện một số quan chức thành phố, đài phát thanh BRVT cũng đến tác nghiệp (có cảm giác chính quyền tham gia tổ chức hoặc bật đèn xanh cho cuộc biểu tình này), bí thư thành ủy ông Lê xuân Tươi đã xin phép đoàn biểu tình lên phát biểu đại ý ủng hộ tinh thần yêu nước của anh em công nhân, rất cảm động vì đoàn tuần hành dưới trời nắng nóng, mong muốn đoàn không gây mất trật tự, đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, không xâm hại các doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn tại VN, thể hiện là những thanh niên có văn hóa và hướng dẫn đoàn tuần hành dọc bờ biển.

Sau khi tuần hành dọc trục đường chính ven biển của TP Vũng tàu, đoàn tập trung tạii công viên Bãi Trước. Do đường xa (có một số người ở Sài Gòn), nắng nóng nên sau một lúc nghỉ ngơi đoàn đã tự giải tán và quay về Tân Thành vào khoảng 15h.
Tin và Ảnh: Lê Tri Điền

Tễu: Bao giờ thì Ông Nghị, ông Thảo của TP Hà Nội xuống đường cùng nhân dân nhỉ?
Thứ Tư, ngày 14 tháng 5 năm 2014
http://xuandienhannom.blogspot.ca/2014/05/dien-bien-cuoc-bieu-tinh-chong-trung.html

Nhiều học sinh ngất xỉu khi sử dụng đồ chơi lạ

Chiều ngày 13/5, hơn 40 học sinh của Trường Tiểu học Tiến Thành 1, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bị ngất xỉu khi sử dụng đồ chơi có chứa chất lạ bên trong.
Vào khoảng 13h30 các em học sinh Trường Tiểu học Tiến Thành 1 rủ nhau đi mua đồ chơi từ 1 người bán hàng rong trước cổng trường, khi nhìn thấy 1 loại đồ chơi có nhiều hình thù khác nhau, màu sắc lại sặc sỡ khiến các em rất thích nên mua về chơi. Trong lúc đùa giỡn các em lấy loại đồ chơi này ném vào nhau làm chất lỏng bên trong chảy ra và bốc hơi. Nhiều học sinh khi hít phải thì bắt đầu có biểu hiện đau đầu, khó thở, nôn ói và ngất. Một số em hít trực tiếp thì có biểu hiện nặng hơn.
 

Đồ chơi lạ gây ngộ độc
 

Các em đang được điều trị tại bệnh viện

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền-Hiệu trưởng nhà trường cho biết tính đến chiều cùng ngày thì có 43 em biểu hiện đau đầu khó thở, 19 trường hợp phải điều trị tại các Trung tâm Y tế, có 7 trường hợp ngộ độc nặng nên phải đưa các em vào bệnh viện An Phước (TP Phan Thiết).

Hiện tại sức khỏe các em đã dần hồi phục, nhưng các bậc phụ huynh rất lo ngại về loại đồ chơi nguy hiểm này đang được bày bán tràn lan và hầu hết đều xuất xứ từ Trung Quốc. Công an và Trung tâm Y tế dự phòng TP Phan Thiết đã tiến hành thu giữ loại đồ chơi này để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc.
Hồng Nhi

VIDEO : Trung quốc đòi đánh vỡ mặt Việt Nam kìa

Báo nước ngoài bình vụ Bình Dương




Nhân viên của một công ty Hàn Quốc ở Bình Dương xin người biểu tình không vào bên trong
Các kênh truyền thông lớn của quốc tế đã đưa tin về cuộc biểu tình trên diện rộng ở khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương, đề cập và phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của vụ việc.
Các nhà chức trách Bình Dương hôm 14/05 ra thông cáo cho biết "hàng loạt đối tượng gây rối" đã bị bắt giữ, sau khi cuộc diễu hành phản đối Trung Quốc hôm 13/5 trên địa bàn tỉnh chuyển thành bạo động.

Từ Úc, trang Hãng BấmCNN của Hoa Kỳ trong cùng ngày dẫn lời một chủ tịch tập đoàn nước ngoài muốn giấu tên, nói cảnh sát địa phương và chính quyền không hề phản hồi trước cảnh bạo lực, và được cho là phát biểu rằng họ không thể làm gì để kiểm soát tình hình.
BấmABC dẫn nguồn tin AP nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo với người dân Trung Quốc khi vào Việt Nam.
Thông báo khuyên người Trung Quốc “cần xem xét kỹ kế hoạch di chuyển và phải thật thận trọng”, đối với người dân và các tổ chức Trung Quốc đang đặt tại Việt Nam “nâng cao cảnh giác và tăng cường an ninh.”
ABC nhận định, nếu căng thẳng giữa hai quốc gia còn tiếp diễn, cả hai sẽ chịu thiệt hại về kinh tế.

Trú ẩn trong khách sạn


Nhiều công ty Đài Loan cũng bị tấn công do có chữ bằng tiếng Trung Quốc
Bài đăng trên BấmBloomberg cùng ngày dẫn lời ông Trần Bách Tú (Chen Bor-show), Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Sài Gòn, cho biết hơn 200 người Đài Loan đã phải trốn vào một khách sạn ở Thủ Dầu Một, và một người bị thương nhẹ.
Cũng theo ông Chen, ở quanh khu vực này có tới hơn 1.000 doanh nghiệp Đài Loan, và các hãng hàng không đang huy động máy bay cỡ lớn đưa công dân về nước.
“Các công nhân không chọn xem nhà máy đó thuộc quốc gia nào,” theo ông Bob Hsu, tổng giám đốc công ty Trách nhiệm Hữu hạn Great Super Enterprise của Đài Loan.
Công ty đã phải đóng cửa các nhà máy dệt may ở tỉnh Đồng Nai. Người biểu tình nhìn vào tên công ty “chỉ để tìm một từ tiếng Trung Quốc. Trong đó có cả các nhà máy của Hàn Quốc và Nhật Bản.”
“Tôi yêu cầu cảnh sát địa phương bảo vệ công nhân của mình,” ông Hsu nói từ thành phố Hồ Chí Minh.
“Chúng tôi đưa công nhân ra ngoài. Tôi rất lo lắng nên chúng tôi đã phải bỏ tất cả các từ tiếng Trung trên nhãn hiệu của mình.”
Raymond Wu, một nhà tư vấn kinh doanh nói với Bloomberg từ Đài Bắc rằng, nếu các vụ tấn công doanh nghiệp Đài Loan không lắng xuống, “sẽ xảy ra hậu quả lâu dài”.
“Đây là ngạc nhiên lớn. Chúng tôi mong rằng đây chỉ là một vụ việc riêng lẻ và sẽ không gây ra tổn hại lâu dài nào tới sự tự tin trong đầu tư của không chỉ riêng các nhà đầu tư Đài Loan mà cả các nhà đầu tư từ các quốc gia khác.”

Cuộc biểu tình 'hiếm có


Một chủ doanh nghiệp Đài Loan nói cảnh sát đã không đáp ứng dù có yêu cầu bảo vệ công nhân
Báo BấmNew York Times cũng có đoạn nhận định rằng, “biểu tình cũng đôi khi xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực cưỡng chế đất đai đối với các công ty được cho là có mối quan hệ sâu sắc với chính phủ chuyên chế, độc đảng.
“Nhưng hiếm có biểu tình ở mức hàng ngàn người. Cho tới hôm thứ Tư vẫn chưa rõ liệu hoạt động ở Bình Dương có được sự cho phép của nhà nước hay không, và liệu cảnh sát địa phương có hoàn toàn kiểm soát được các công nhân biểu tình hay không.”
Mạng xã hội mấy ngày nay cũng ngập tràn các bình luận về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trên biển Đông, và các vụ biểu tình của công nhân và người dân ở một số khu vực phía Nam bắt đầu từ ngày 12/05.
Helen Phambình luận trên Facebook: “Thật kinh khủng! Không có từ nào để diễn tả nữa. Không chấm dứt bạo động chắc nền kinh tế Việt Nam mình sẽ xuống trầm trọng vì e rằng các công ty nước ngoài bỏ của chạy lấy người và chính phủ ta phải bồi thường cho những tổn thất của họ mất. Hãy dừng lại ngay khi còn có thể!”
"Phẫn nộ vì biển đảo quê hương, cộng với sự áp bức lâu nay của giới chủ mà không biết kêu ai đã khiến công nhân có những hành vi quá khích."
Bá Duy, bình luận trên Facebook của BBC Tiếng Việt
Bá Duy, viết trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt: “Không có thế lực thù địch nào lôi kéo được nhân dân, chỉ có sự bất công trong xã hội mới khiến nhân dân phản kháng.
“Phẫn nộ vì biển đảo quê hương, cộng với sự áp bức lâu nay của giới chủ mà không biết kêu ai đã khiến công nhân có những hành vi quá khích.”
Trọng An viết, “các doanh nhân đầu tư vào Việt Nam, đem lại công ăn, việc làm cho người Việt Nam, họ đâu có ra lệnh tấn công Việt Nam.”
Độc giả của BBC Tiếng Việt cũng cho rằng hành động như vậy là “thêm thù, bớt bạn”, “tạo hình ảnh không tốt cho Việt Nam trên thế giới.”
Trang Facebook của Hội những người ủng hộ “Liên ngành 141 truy quét tội phạm cho đăng lời bình luận bày tỏ sự lo lắng của các công nhân bị mất việc làm vì vụ việc:
“Những công nhân không tham gia bạo động, cướp phá nhưng vẫn bị mất việc làm. Mắt ai nấy cũng đỏ hoe, mặt đầy sự buồn lo vì cuộc sống mưu sinh chưa biết đi đâu về đâu. Họ sẽ lấy gì để ăn? Con cái họ sẽ lấy gì để học?"
Duy Tân bình luận từ một đoạn đăng trên Facebook của nhà báo Huy Đức, cho rằng công an Bình Dương đã “phản ứng quá chậm”.
Việt Nam nên “cần ra gấp luật biểu tình, vận nước đã tới, có cấm hay không cấm thì Việt Nam vẫn sẽ biểu tình.”
“Hiến pháp thì không cấm, nhưng ta chưa có cơ chế để xử lý, vì vậy cần phải ra gấp luật biểu tình để đưa mọi thứ vào pháp luật, chứ ko thể nào chậm trễ luật biểu tình được nữa.”

Việt Nam 'đừng có mơ'

Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải "bình tĩnh, tôn trọng chủ quyền và quyền quản trị, kiềm giữ cho tình hình không lan rộng và diễn biến phức tạp hơn.
Hoàn cầu Thời báo có bài viết định hướng biên tập hôm 13/05 cảnh báo Trung Quốc sẽ cho Việt Nam nếm mùi 'tan vỡ': "Việt Nam cho rằng, bằng việc gây rắc rối, Trung Quốc sẽ nhượng chút quyền trên biển Đông cho chiến lược lớn của mình. Đừng có mơ. Lần này, Trung Quốc sẽ cho họ nếm mùi giấc mơ tan vỡ."
Trên mạng xã hội Weibo, nhà bình luận chính trị người Đài Loan Qiu Yi viết: "Vụ bạo động chống Trung Quốc, với sự thông đồng của chính phủ Việt Nam đã lan rộng ra ngoài tầm kiểm soát.
"Nó đã ảnh hưởng không chỉ tới các doanh nghiệp Đài Loan và Trung Quốc mà cả của Hong Kong, Nam Hàn và Nhật Bản. Nó tung ra một cú tàn phá môi trường đầu tư ở Việt Nam... Đài Loan có thể chung tay với Trung Quốc để kịch liệt tăng cường áp lực lên Việt Nam, khiến chính phủ Việt Nam phải hành động nhanh chóng để giải tán bạo động và tăng mức đền bù cho các doanh nghiệp chịu mất mát do cuộc bạo loạn.
Cũng trên Weibo, Toward_BAT so sánh vụ Bình Dương với sự kiện người Trung Quốc đập phá hàng do người Nhật sản xuất: "Người Việt Nam đang đối xử với chúng ta theo cách chúng ta từng đối xử với người Nhật Bản."
Một độc giả từ Thâm Quyến gửi tới trang BBC Tiếng Trung: "Cái gọi là chiến dịch yêu nước sẽ kết thúc bằng mâu thuẫn xã hội. Đây là con dao hai lưỡi."


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140514_phan_ung_truyen_thong_ve_bieu_tinh_vietnam.shtml