Monday, July 14, 2014

Quân đội Mỹ thử nghiệm thành công đạn bắn tỉa tự dẫn đường đầu tiên trên thế giới


 ​banner_sniper.

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ quốc phòng Mỹ, nhóm nghiên cứu tại Cục các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) đã phát triển và thử nghiệm thành công thế hệ đạn tự dẫn đường đầu tiên trên thế giới. Đây là thế hệ đạn bắn tỉa mang tên EXACTO 50 với khả năng khóa mục tiêu trong khoảng cách 2000 mét và có thể tự điều chỉnh đường bay nhằm tạo ra độ chính xác cực đại khi thực hiện phát súng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và ngay cả đối với các mục tiêu di động.

Đối với các tay súng bắn tỉa, các điều kiện thời tiết như sức gió, độ ẩm không khí,... là những tác nhân vô cùng quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cú bắn. Do đó, phương án thường được sử dụng là tiếp cận với mục tiêu gần hơn nên cũng dễ để lộ sơ hở và tỷ lệ nguy hiểm cũng theo đó tăng lên rất nhiều. Đây chính là một trong những nhược điểm khiến các nhà nghiên cứu quân sự luôn quan tâm khắc phục.
exacto_50. ​
Trong đoạn video vừa được cho đăng tải trên website của DARPA mới đây đã mô tả thử nghiệm bắn thế hệ đạn mới. Thử nghiệm đã sử dụng viên đạn EXACTO dành cho súng trường cỡ nòng 12,7 ly và đã bắn chính xác mục tiêu trong cả 5 phát súng. Theo mô tả, hệ thống đạn EXACTO được trang bị hệ thống dẫn đường theo thời gian thực bằng laser trong suốt quá trình bay cho tới khi tiếp cận tới mục tiêu dù đó là một mục tiêu đang di chuyển. Hệ thống sẽ tự cảm nhận được những lực cản của gió giật, mưa,... để điều chỉnh quỹ đạo bay của viên đạn nhằm tạo độ chính xác cao nhất. cong ty thiet ke web tphcm

Kết quả của thử nghiệm cho thấy viên đạn có thể bắn chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2000 mét trên nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau. Đây là giai đoạn thứ 2 trong dự án thuộc chương trình vũ khí siêu chính xác (EXACTO) do Bộ quốc phòng Hoa Kỳ khởi xướng với mục tiêu chính là cải tiến độ chính xác của các thế hệ vũ khí của quân đội. Ở giai đoạn tiếp theo, DARPA sẽ tiếp tuc thực hiện thêm các thử nghiệm và bổ sung thêm nhiều cải tiến nhằm nâng cao hiệu suất của hệ thống trước khi chính thức áp dụng vào thực tế chiến đấu.


Theo Theverge, LS, DARPA
Theo nguồn: Tinhte

Hoàn Cầu: Đừng ảo tưởng liên minh Mỹ - Nhật kiềm chế được TQ

My Lan - theo Trí Thức Trẻ | 11/07/2014 13:43

Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Hải giám Trung Quốc


(Soha.vn) - Hoàn Cầu cảnh báo rằng "Washington rồi cũng sẽ nhận ra rằng liên minh này chẳng thể giúp nó hoà nhập vào châu Á mà chỉ nuôi lớn một Nhật Bản đi trệch đường".

Trong một bài viết ngày 11/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã nhắc tới quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản để chỉ trích liên minh quân sự Mỹ - Nhật trong thời điểm hiện nay. Bài báo cho rằng, Nhật Bản không dại gì kích động chiến tranh, song nước này muốn sử dụng liên minh quân sự làm công cụ để giành được vị trí một quốc gia bình thường.
Hoàn Cầu tự nhận định rằng "không quốc gia châu Á nào thực tâm chấp nhận một liên minh quân sự như vậy để hỗ trợ về an ninh trong tương lai. Một liên minh thô bạo sẽ dẫn tới việc nhiều liên minh hơn nữa được thành lập hoặc gây leo thang các cuộc đối đầu quân sự".
Hoàn Cầu không ngần ngại nhận định liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã tới hồi thoái trào và sẽ bị "sự phát triển chung của kinh tế và thương mại châu Á đẩy ra ngoài lề", và rằng "về bề nổi, liên minh giữa 2 quốc gia này sẽ phát triển một cách vững chãi hơn, song trên thực tế, nó đã bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình lịch sử của nó".
Đồng thời, tờ này tự tin khẳng định rằng: "Thật là ảo tưởng khi cho rằng liên minh quân sự này có thể ngăn chặn một Bắc Kinh đang phát triển. Không khó có thể dự đoán trước được hậu quả do một liên minh quân sự Mỹ - Nhật nhằm vào Trung Quốc gây ra. Không có lí do gì cho sự tồn tại của nó nếu nó chỉ nhằm bảo vệ an ninh châu Á".
Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Campuchia, Philippines, Australia... đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình với việc Nhật Bản thông qua nghị quyết gỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, vốn được áp dụng tại nước này từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Phó Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Chúng tôi thấy điều này rất hữu ích và quan điểm của chúng tôi là không có lý do để tin hay lo lắng rằng nó sẽ làm cho căng thẳng tồi tệ hơn. Ngược lại, chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp cho an ninh và ổn định trong khu vực".
Đồng quan điểm này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhận định Nhật Bản đã có một bước đi đúng hướng và rằng Tokyo sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức an ninh chung.
Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle, Tiến sĩ sử học Jeremy A.Yellen từ Đại học Harvard cho rằng, một trong những lý do khiến Thủ tướng Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hoà bình, nới lỏng hoạt động của quân đội, là nhằm vào việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh lấn át trên các vùng biển, trong đó có cả biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông này, quyền tự vệ tập thể của Nhật có thể mở rộng đến một số quốc gia như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ... trong trường hợp có các mối đe doạ từ Trung Quốc hoặc các quốc gia khác.

Thế giới đã quá chán ngán nhà thầu Trung Quốc

 theo Tuổi trẻ | 14/07/2014 20:41

Công nhân Trung Quốc tại Ethiopia. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Phi cho biết đầu tư của Trung Quốc tại lục địa đen chẳng đem lại lợi ích gì về việc làm cho địa phương - Ảnh: AFP


Chính quyền Iran đã hủy hợp đồng trị giá 2,5 tỉ USD ký với Tổng công ty Dầu khí TQ (CNPC) vì công ty này cung cấp thiết bị và dịch vụ khoan chất lượng quá thấp so với tiêu chuẩn.

Theo trang The Malaysian Insider ngày 12-7, chính quyền Malaysia đã phải có cam kết việc “không làm gì” với phía Singapore về hai dự án lớn trên đất nước mình. Trước đó, người Singapore phản ứng rất mạnh về việc Malaysia hợp tác với công ty Trung Quốc Country Garden Holdings xây dự án đảo sinh thái nhân tạo tại eo biển Johor.
Còn báo Wall Street Journal hôm 1-5 đưa tin chính quyền Iran đã hủy hợp đồng trị giá 2,5 tỉ USD ký với Tổng công ty Dầu khí Trung Quốc (CNPC). Theo đó, CNPC phải khoan 185 giếng dầu tại mỏ nam Azadegan. Đến hạn, chỉ có bảy giếng hoạt động. Một quan chức Iran (giấu tên) tiết lộ nguyên do: CNPC cung cấp thiết bị và dịch vụ khoan chất lượng quá thấp so với tiêu chuẩn khiến dự án trì hoãn.
Chào giá cực rẻ
Những câu chuyện lo lắng với nhà thầu Trung Quốc giờ đây không còn là cá biệt. Tờ Front Page Africa hồi tháng 6 đề cập việc nhà thầu Trung Quốc trùng tu công trình dinh tổng thống Liberia đã đem lại kết quả ra sao. “Hàng triệu USD được chi cho dự án cải tạo này, nhưng kết quả sau cùng rất khiêm tốn” - tờ này nhận định. Một số kỹ sư (giấu tên) còn tố cáo “nhà thầu Trung Quốc tuồn vật liệu xây dựng kém chất lượng vào tòa nhà. Họ thay gạch hoa cương lát nền kiểu Do Thái bằng thứ gạch gốm có chất lượng thấp hơn. Thang máy Otis và hệ thống đèn chùm chiếu sáng nhập từ London cũng bị thay bằng thang máy và đèn kém chất lượng nhập từ Trung Quốc”.
Hai trường hợp trên nằm trong làn sóng chiếm lĩnh các dự án quan trọng của nhà thầu Trung Quốc từ châu Phi sang Trung Đông và Đông Nam Á. Như dẫn chứng từ Front Page Africa: trong dự án xây chỗ ở cho công nhân Công ty mỏ Bong (Liberia) gần đây, 4/8 hồ sơ dự thầu đến từ Trung Quốc. Tại Malaysia cũng ghi nhận thời kỳ bùng nổ các dự án do công ty Trung Quốc làm chủ thầu sau năm 1990.
Điều gì khiến các công ty này tạo nên lợi thế áp đảo? Tờ Globes của Israel chạy tít “Trung Quốc chào thầu dự án xây cảng ở mức thấp nhất”, khi nhà thầu thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc chào giá dao động từ 3,1-3,4 tỉ USD, còn các công ty Israel chào giá 4 tỉ USD cho mỗi cảng xây tại hai thành phố Ashdod và Haifa. Nếu chọn nhà thầu Trung Quốc, Israel tiết kiệm đến 1,5 tỉ USD - một con số khổng lồ. Chính giá chào thầu cực rẻ tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Trang Simplymalaysia còn nhận định chính nhu cầu phát triển hạ tầng tại các nước đang phát triển là nền tảng vững chắc cho các nhà thầu Trung Quốc phát triển. Ngoài ra, các nhà thầu này còn tiếp cận được nguồn tài chính dồi dào do Chính phủ Trung Quốc bảo trợ. Những ngân hàng như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank) đứng ra bảo lãnh các khoản vay với điều kiện “dễ thở” giúp các nhà thầu Trung Quốc tự tin tham gia dự án ở nước ngoài.
Có đủ giải pháp ngăn chặn
Trước làn sóng lấn át của nhà thầu Trung Quốc với các dự án trọng điểm, giải pháp được nhiều nước đặt ra là minh bạch hóa quy trình đấu thầu, siết chặt các quy định về chất lượng công trình. Trang tin allafrica.com nhận định chính phủ các nước nên mở cửa cho các nhà thầu khác tham gia thay vì chỉ dựa vào nhà thầu Trung Quốc.
Dẫn chứng tại Sierra Leone, allafrica.com cho biết những dự án xây đường do Liên minh châu Âu tài trợ mà các công ty Trung Quốc không được tham gia đấu thầu, tiến độ xây dựng được tuân thủ. Chọn đúng nhà thầu có năng lực và trách nhiệm, vì thế quan trọng hơn chênh lệch về giá chào thầu.
Khi nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, một số nhà thầu Trung Quốc đã “bỏ cuộc”. Tờ Saudi Gazette đưa tin một số nhà thầu Trung Quốc đã rút khỏi các dự án của Chính phủ Saudi Arabia khi không đáp ứng được nguồn cung vật liệu xây dựng chất lượng. Điều này cho thấy lợi thế chào thầu giá cực thấp bị phá vỡ khi yêu cầu nâng chất lượng lên. Khác biệt về hình thái kiến trúc xây dựng khác nhau ở các nước cũng khiến những nhà thầu thiếu kinh nghiệm chùn bước.
Các biện pháp khác như đảm bảo nhà thầu phải sử dụng một lực lượng lao động địa phương nhất định trong các dự án xây dựng do các nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm cũng đang được các nước cân nhắc. Hôm 4-7, báo chí Zambia đưa tin lãnh đạo địa phương ở Choma đã yêu cầu một nhà thầu Trung Quốc ở tỉnh Giang Tô (trúng thầu làm 30km đường tại Choma) phải nhận nhân công địa phương vào làm việc và họ đã được đáp ứng.
Tuy nhiên, xét về phương diện tổng thể, các biện pháp kể trên sẽ mất tác dụng nếu còn tồn tại quan liêu, tham nhũng. Quá trình đấu thầu không minh bạch là con đường để những nhà thầu kém chất lượng thò tay vào những dự án trọng điểm.
Hai lợi thế
Tờ Financial Times đã quy về hai nguyên nhân để Trung Quốc tự tin chào thầu rẻ: giá thuê nhân công rẻ và đồng nhân dân tệ được Bắc Kinh kìm giá thấp.
Nhân công rẻ khiến giá thành xây dựng giảm. Đồng nhân dân tệ được định giá thấp giúp các nhà thầu Trung Quốc lãi to khi nhập vật tư, trang thiết bị xây dựng, máy móc, công nghệ “made in China” sang công trường xây dựng ở nước thứ hai (nơi trúng thầu). Ở những quốc gia mà quy định về tiêu chuẩn nhân công và nguồn gốc vật tư xây dựng không được giám sát chặt, nhà thầu Trung Quốc dễ dàng lợi dụng.

Đại biểu chơi game khi họp: Phạt tiền cũng không sợ!

 theo Infonet | 14/07/2014 14:51


Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khi trao đổi với PV về tình trạng cán bộ, đại biểu chơi game, làm việc riêng khi họp.

Thưa bà, mới đây hình ảnh đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh vừa giơ tay biểu quyết vừa chơi game khiến dư luận rất bất bình. Đáng buồn là tình trạng làm việc riêng trong giờ họp này cũng xảy ra ở nhiều địa phương, bà có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo tôi việc đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh vừa chơi game vừa giơ tay biểu quyết tại kỳ họp lần thứ 14 của HĐND TP Hồ Chí Minh như báo chí đưa tin mới đây là không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng việc tham gia họp nghiêm túc của cán bộ, công chức là thể hiện trách nhiệm của người cán bộ, công chức đối với công việc và người cán bộ, công chức này phải biết rằng tiền lương của anh ta là do người dân đóng thuế cho nhà nước mà có.
Theo tôi biết, ngày xưa còn có quy định cán bộ, đại biểu đi họp trễ giờ bị cơ quan, bảo vệ đóng cửa không cho vào họp. Còn bây giờ cán bộ, đặc biệt là đối với những người là đại biểu HĐND là do cử tri, do người dân bầu thì khi anh đi họp, anh phải thể hiện tính tự giác, trách nhiệm của anh với nhân dân, với cử tri. Việc anh đi họp là thay mặt cử tri đưa ra những kiến nghị của cử tri. Khi anh biểu quyết bất cứ vấn đề gì thì anh phải nghiên cứu kỹ và phải có trách nhiệm đối với những lá phiếu biểu quyết của anh, chứ không thể vừa chơi game vừa biểu quyết như vị đại biểu HĐND của TP Hồ Chí Minh vừa qua.
Bà Nguyễn Thị Khá (Ảnh: Xuân Hải)
Phải chăng do chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp cán bộ công chức vừa họp vừa làm việc riêng nên tình trạng này vẫn tái diễn?
Đúng vậy. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ai là người thực hiện việc giám sát, xử lý những người làm việc riêng trong khi họp, rồi xử lý những trường hợp đó như thế nào thì là cả một vấn đề cần phải bàn.
Có người cho rằng những trường hợp cán bộ, đại biểu làm việc riêng trong cuộc họp thì nên xử phạt bằng hình thức trừ lương?
Việc này cũng không phải dễ thực hiện, quy định phạt như thế nào, trừ bao nhiêu tiền, thu chi từ số tiền này ra sao... theo tôi việc này rất khó thực hiện.
Theo tôi quan trọng hơn cả là trách nhiệm kỷ luật kỷ cương của người đảng viên, người đại biểu trước Đảng, trước cử tri như thế nào.
Hình ảnh một vị đại biểu vừa chơi game vừa giơ tay biểu quyết trong cuộc họp HĐND TP.HCM gây bức xúc trong dư luận.
Hình ảnh một vị đại biểu vừa chơi game vừa giơ tay biểu quyết trong cuộc họp HĐND TP.HCM gây bức xúc trong dư luận.
Vậy theo bà cần phải có chế tài như thế nào để chấm dứt tình trạng cán bộ, đại biểu làm việc riêng khi đang họp?
Theo tôi, đối với HĐND cần phải xem xét để ban hành nội quy kỳ họp. Nội quy, quy chế này sẽ được đưa ra HĐND địa phương biểu quyết.
Giống như quy định của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức khi đến cơ quan phải tuân thủ nội quy ra sao, ăn mặc thế nào thì HĐND phải ban hành nghị quyết để mọi người tuân thủ. Khi đã có nghị quyết rồi thì căn cứ vào đó để xử lý. Chứ còn ý kiến đưa ra hình thức xử lý phạt tiền thì người ta có thể không sợ bằng hình thức cảnh cáo, phê bình trực tiếp trước cuộc họp, hội nghị.
Ví dụ: Cán bộ làm việc riêng trong khi họp nếu vi phạm lần thứ nhất thì bị nhắc nhở trước hội nghị, lần thứ 2 thì cảnh cáo...
Xin trân trọng cảm ơn bà!

Ba việc cần làm để đối phó Trung Quốc

Philippines phải nhờ cậy Đại hội đồng LHQ vì không thể trông chờ Hội đồng Bảo an.
Các nước cùng tranh chấp với Trung Quốc nên tự thân tìm cách ngăn ngừa xung đột trên biển Đông chứ không chỉ trông chờ vào Mỹ. GS Richard Javad Heydarian ở Đại học Ateneo De Manila (Philippines) nhận định như trên trong blog của ông được trang tin Yahoo News Philippines ngày 13-7 đăng lại.
Ông nhận định Đối thoại Kinh tế và chiến lược Trung-Mỹ ở Bắc Kinh vừa rồi (ngày 9 và 10-7) cho thấy Mỹ theo đuổi một nhiệm vụ khó khăn. Một mặt Mỹ muốn duy trì quan hệ kinh tế mạnh với Trung Quốc, mặt khác Mỹ muốn gây áp lực hơn nữa đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khi ngân sách quốc phòng lại bị cắt giảm.
Về phía Trung Quốc, nước này nhận ra Mỹ lệ thuộc ngày càng lớn vào đầu tư Trung Quốc nên đối phó với Mỹ tự tin hơn. Chủ nghĩa dân tộc cũng là một yếu tố thúc đẩy Trung Quốc không thỏa hiệp.
Máy bay tiêm kích F/A-18 của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington trên biển Đông. Ảnh: REUTERS
Bởi thế, theo GS Richard Javad Heydarian, mục tiêu cấp thiết nhất là thành lập một cơ chế tạm thời làm giảm căng thẳng. Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách thực hiện cùng lúc ba yếu tố:
 Biến biển Đông thành khu vực phi khiêu khích: ASEAN phải gây áp lực để Trung Quốc thực hiện đúng đắn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Như vậy, các nước cùng tranh chấp phải ngừng triển khai giàn khoan; ngừng cải tạo các bãi, đá, đảo; kiềm chế sử dụng lực lượng bán quân sự và quân đội để khẳng định tuyên bố chủ quyền.
 Thương lượng để đạt được cơ chế hợp tác khu vực: Qua đó, các nước tranh chấp có thể cùng hợp tác trong các vấn đề không liên quan đến chủ quyền như bảo vệ môi trường và nguồn lợi hàng hải.
 Các nước bị Trung Quốc chèn ép cần nhanh chóng tăng cường năng lực quốc phòng, hợp tác về chiến lược và quân sự lớn hơn nữa với các sức mạnh khác ở Thái Bình Dương vốn có chung quyền lợi về an ninh hàng hải trên biển Đông như Nhật, Úc, Ấn Độ.
Trong khi đó, riêng đối với Philippines, báo Philstar ngày 14-7 cho biết chuyên gia Harry Roque Jr, Giám đốc Viện nghiên cứu pháp lý quốc tế trực thuộc Trung tâm Luật (Đại học Philippines), đã đưa ra hai đề xuất với Tổng thống Aquino:
 Tìm kiếm ủng hộ từ một trong sáu cơ quan chính của đại hội đồng LHQ:Mục đích nhằm xây dựng đồng thuận để đạt được một nghị quyết của đại hội đồng LHQ phản đối Trung Quốc bởi Philippines không thể trông chờ vào Hội đồng Bảo an LHQ.
Philippines nên chuẩn bị một sáng kiến ngoại giao tại LHQ. Ngoài ra, Philippines cũng cần tranh thủ sự ủng hộ từ các nước khác ngoài các đồng minh; kêu gọi các nước Mỹ La tinh, châu Phi và các nước khác ở châu Á đoàn kết đứng lên phản đối Trung Quốc bắt nạt.
Song song đó, Tổng thống Aquino cần xem xét khả năng đàm phán với Trung Quốc và tận dụng mọi phương tiện tiến tới giải pháp hòa bình.
 Ưu tiên quốc phòng và tranh thủ công chúng ủng hộ: Chính phủ cần đầu tư thiết bị, tàu chiến và máy bay thông qua nhiều nguồn lực chính phủ như quỹ Malampaya thì mới đủ sức bảo vệ lãnh thổ. Thay vì chỉ dựa vào Mỹ, Tổng thống Aquino nên tập hợp nhân dân, kêu gọi nhân dân bảo vệ lãnh hải, loại trừ tham nhũng.
Chuyên gia Harry Roque Jr. nhận định sự kiện Philippines gửi biên bản luận chứng kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế vẫn là giải pháp chưa đủ mạnh mà tổng thống cần đưa thêm nhiều lựa chọn nữa trong bài phát biểu về thông điệp quốc gia sắp tới.
Thứ Ba, ngày 15/7/2014 - 03:00
ĐĂNG KHOA - DUY KHANG

Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên có quyền phủ quyết, bởi thế Hội đồng Bảo an có thể sẽ không hành động nếu căng thẳng trên biển Đông biến thành xung đột vũ trang. Chiếu theo Nghị quyết Đoàn kết vì hòa bình năm 1950, Đại hội đồng LHQ có thể hành động khi xảy ra nguy cơ đe dọa hòa bình hay hành động xâm lược nếu Hội đồng Bảo an thất bại.

Châu Á lo ngại tranh chấp với Trung Quốc sẽ trở thành xung đột quân sự

Theo AFP, ngày 14/7, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ cho biết các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng lo ngại rằng những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự.
Dẫn kết quả nghiên cứu được tiến hành tại 44 nước, Pew cho hay: "Tại toàn bộ 11 quốc gia châu Á được thăm dò trong năm nay, khoảng một nửa (hoặc hơn) số người được hỏi lo ngại rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự". 

Người Philippines lo ngại nhiều nhất với 93%, tiếp theo là Nhật Bản với 85%, Việt Nam là 84% và Hàn Quốc là 83%. Ngay cả ở Trung Quốc, con số này cũng là 62%.

Cũng theo cuộc thăm dò của Pew, Nhật Bản, Philippines coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Malaysia và Pakistan coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất. 

Tất cả các quốc gia châu Á còn lại được khảo sát, trong đó có Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, lại coi Mỹ là đồng minh quan trọng nhất - mặc dù Indonesia cũng coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất.

Trong số 44 nước được thăm dò, 40% người dân cho rằng Mỹ là siêu cường vào thời điểm hiện tại, thấp hơn so với con số 49% vào năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ người dân coi Trung Quốc là siêu cường hàng đầu đã tăng từ 19% vào năm 2008 lên 31%. 50% số người trả lời nói rằng Trung Quốc sẽ hoặc đã thay thế vị trí siêu cường của Mỹ, trong khi 32% nói là Trung Quốc sẽ không bao giờ thực hiện được điều này.

Loại trừ Trung Quốc, trong số các nước còn lại được thăm dò thì có tới 49% thể hiện cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc và 32% không có thiện cảm với nước này./.

Thứ Ba, ngày 15/7/2014 - 09:13
Theo vietnam+

Giàn khoan Trung Quốc sẽ không tháo chạy để tránh bão Rammasun

 N.Huệ - theo Trí Thức Trẻ | 15/07/2014 07:24


(Soha.vn) - Bão Rammasun không vào thẳng khu vực giàn khoan Hải Dương 981 mà chỉ ảnh hưởng tới khu vực đó và gây ra gió cấp 6, cấp 7 có thể tăng lên cấp 8, cấp 9.

Theo dự báo của hải quân Mỹ, một cơn bão mới có tên là Rammasun sẽ đi vào vùng Đông Bắc biển Đông của Việt Nam và trở thành cơn bão số 2 trong năm 2014. Đây là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp.
Thông tin của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Bản tin khí tượng của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vào tối 14/7Bản tin khí tượng của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vào tối 14/7
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương thông tin thêm: Tất cả hiện nay vẫn còn đang trong dự báo. Tới thời điểm này, bão Rammasun chưa đi vào biển Đông. Dự báo ngày 16/7, bão Rammasun sẽ vào biển Đông, sau đó sẽ mạnh lên cấp 11, cấp 12 ở mắt bão. Còn ở xa như Hoàng Sa thì chỉ có gió cấp 7, cấp 8, có thể lên tới cấp 9.
Cũng theo ông Hải: Bão Rammasun không vào thẳng khu vực giàn khoan Hải Dương 981 mà chỉ ảnh hưởng tới khu vực đó và gây ra gió cấp 6, cấp 7 có thể tăng lên cấp 8, cấp 9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm mai (15/7), vùng biển phía Đông Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.

Cơn bão mạnh kinh hoàng trên biển Đông: Gió giật cấp 14, cấp 15

 Khánh Hà - theo Trí Thức Trẻ | 15/07/2014 07:20

Hình ảnh cơn bão do Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương phát đi.


(Soha.vn) - Đến 1 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 118,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông Đông Nam.

    Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phát đi lúc 2giờ30 ngày 15/7, vào hồi 1 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 650km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 122,8 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippine. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
    Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 1 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 118,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
    Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km.
    Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm nay (15/7), vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.
    Đây là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp.

    Ai 'tiếp tay' cho hoa quả độc Trung Quốc thoải mái tuồn vào Việt Nam?

    (VTC News) – Mỗi năm có hàng trăm tấn rau quả độc hại từ Trung Quốc dễ dàng tuồn vào Việt Nam chính là do “lỗ hổng” của Thông tư 13/2011/TT- BNNPTNT.
    Gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng liên tiếp đưa thông tin về việc hoa quả độc hại Trung Quốc  ngày càng tuồn vào thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. 
    Nhiều bài điều tra, nhiều phóng sự truyền hình được thực hiện nhằm làm rõ những kẽ hở - căn nguyên khiến hàng độc Trung Quốc vô tư tràn vào Việt Nam qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.
    Mới đây nhất, một phóng sự ngắn do VTV thực hiện đã chỉ rõ, chính lỗ hổng trong khâu kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu tại biên giới Việt – Trung là nguyên nhân khiến mỗi ngày có hàng chục tấn hoa quả độc Trung Quốc tràn vào, đầu độc người dân Việt Nam.
    Câu hỏi vì sao hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng lại có thể lọt vào thị trường Việt Nam dễ dàng tiếp tục được dư luận đặt ra, chờ câu trả lời từ cơ quan quản lý nhà nước.

    Nhiều loại hoa quả độc Trung Quốc đang được bày bán tràn lan ở thị trường Việt Nam  - Ảnh minh họa  
    Thực tế, không phải chờ đến khi phóng sự của VTV phát đi, hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam mới giật mình vì “lỗ hổng” khủng khiếp ở khâu kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu tại biên giới Việt – Trung.
    Trước đó, vào đầu tháng 6/2014, khi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNN) công bố có tới 280 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đã được đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2013, nhiều người đã giật mình đặt câu hỏi “Kẽ hở nào cho hàng độc hại Trung Quốc vào Việt Nam quá dễ dàng”?
    Không những thế, nhiều người còn thắc mắc vì không hiểu sao việc công bố gần 300 tấn rau, quả Trung Quốc nhiễm độc vào Việt Nam lại được thực hiện sau những một năm? Điều đó đồng nghĩa với việc, chắc chắn mấy trăm tấn hàng hóa độc hại đã được người tiêu dùng vô tư sử dụng mà không hề biết mình đang bị đầu độc trắng trợn.
    Trả lời báo chí về việc gần 300 tấn hàng hóa độc hại được công bố đó giờ đang ở đâu, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNN) hồn nhiên: “hiện gần 300 tấn đã ra thị trường hết rồi” và… cơ quan quản lý hoàn toàn vô can (!)
    Lý do mà ông này đưa ra là việc xử lý, kiểm định mẫu thực phẩm nhập khẩu được tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT.
    Như vậy rõ ràng Thông tư 13 của Bộ Nông nghiệp đang “tiếp tay” cho thực phẩm độc Trung Quốc dễ dàng chảy vào tiêu thụ tại Việt Nam?
    Quả thật, theo quy định tại điều 14 của thông tư này, thì phương thức kiểm tra, lấy mẫu thông thường được áp dụng theo cách: “Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa”.
    Ngoài ra, “việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu” và “lô hàng kiểm tra được phép làm thủ tục thông quan không phải chờ kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP”, thông tư nêu rõ.
    Như vậy, rõ ràng, khi hàng Trung Quốc được nhập về Việt Nam chờ thông quan tại các cửa khẩu, cơ quan kiểm định chỉ việc lấy mẫu ngẫu nhiên vài kg rồi mang đi kiểm định, và ngay lập tức xe hàng sẽ được làm thủ tục thông quan dù chưa biết kết quả lô hàng đó có an toàn hay không.
    Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) khẳng định “đó là quy định hoàn toàn đúng, theo thông lệ quốc tế” nhưng với những người dù không nắm chắc cũng nhìn ra kẽ hở của thông tư này. 
    Tại sao hàng hóa lại dễ dàng được thông quan, được cho phép bán ra trong khi kết quả kiểm định chưa có? Làm vậy chẳng hóa đồng nghĩa với việc kiểm định chỉ để “cho vui”, hay nói theo cách của cơ quan quản lý là “để cảnh báo những lô hàng sau”?
    Vấn đề là mỗi ngày có biết bao nhiêu tấn hoa quả độc được cơ quan quản lý cho phép chuyển đến tay người tiêu dùng Việt Nam và ai chịu trách nhiệm về sự nguy hại này nếu cơ quan quản lý cứ một mực “chúng tôi thực hiện đúng theo Thông tư”?
    Kẽ hở tại Thông tư 13 đã rất rõ ràng và vấn đề đặt ra là cần thiết phải điều chỉnh ngay Thông tư này cho phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
    Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này, lãnh đạo Cục BVTV đã khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Trong trường hợp này Việt Nam đã làm theo đúng trình tự quy định theo thông lệ quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ không phải sửa đổi gì quy định hiện hành”.
    Dư luận cho rằng, trước một sự việc dù “đúng theo quy định”, nhưng chắc chắn đang có hại cho dân thì với người có trách nhiệm, không bao giờ được phép trả lời dửng dưng như thế!
    Điều 14, Thông tư 13 quy định về Phương thức kiểm tra, lấy mẫu kiểm định: 
    Hàng hóa nhập khẩu phải được lấy mẫu tại địa điểm do cơ quan kiểm tra quyết định (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc trong kho bảo quản). Phương thức kiểm tra, lấy mẫu được áp dụng như sau:
    1. Kiểm tra thông thường: Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa. Tần suất này được áp dụng đối với từng địa điểm nhập khẩu. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu. Lô hàng kiểm tra được phép làm thủ tục thông quan không phải chờ kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP.
    2. Kiểm tra chặt: Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất 30% khi phát hiện 01 (một) lô hàng kiểm tra trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP; tần suất 100% khi phát hiện 02 (hai) lô hàng kiểm tra liên tiếp trước đó vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP. Trong các trường hợp này, chủ hàng phải tự bảo quản hàng hóa (tại cửa khẩu, nơi tập kết hoặc kho bảo quản) và chỉ được thông quan khi có chứng nhận về ATTP do cơ quan kiểm tra cấp hoặc được cơ quan kiểm tra cho phép.
    Trường hợp kiểm nghiệm mẫu 02 (hai) lô hàng kiểm tra liên tiếp có kết quả đạt yêu cầu thì sẽ áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.

    Lan Uyên

    Hàng trăm người đập phá trụ sở công an cướp nghêu tang vật

     theo Pháp luật TPHCM | 15/07/2014 07:38


    Khoảng 500 người đã đến bao vây trụ sở công an và phòng Tiếp dân UBND xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (Bến Tre). Một số đối tượng đã ném vỡ toàn bộ cửa kính trụ sở công an xã.

    Ngày 14-7, bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Chủ tịch UBND xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (Bến Tre), cho biết: Hơn một tuần nay, bãi nghêu của Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm (HTX) có hàng ngàn người và hàng trăm ghe cào tràn vào lấy nghêu. Trong số người trộm nghêu có cả dân địa phương. Một số thương lái từ nhiều nơi cũng tụ về thu mua nghêu giống với giá khoảng 1 triệu đồng/kg.
    “Theo ước tính, đến nay HTX đã thiệt hại khoảng 10 tấn nghêu giống và 1.000 tấn nghêu thịt với giá trị trên dưới 20 tỉ đồng. Khi lực lượng chức năng địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát cơ động tỉnh tuyên truyền vận động người dân không tham gia bắt nghêu trái phép và bảo vệ bãi nghêu, nhiều cán bộ đã bị nhóm người cướp nghêu hành hung. trong đó có trường hợp bị thương khá nặng như ông Mai Văn Yên, ấp đội trưởng ấp Thừa Tiên, bị đánh sưng phù mắt” - bà Thơ cho biết.
    Cũng theo bà Thơ, tối 12-7, sau khi lực lượng chức năng thu giữ hơn hai tấn nghêu khai thác trái phép mang về trụ sở công an xã để bàn giao lại cho HTX thì khoảng 500 người đã đến bao vây trụ sở công an và phòng Tiếp dân UBND xã. Một số đối tượng đã la hét, dọa tấn công lực lượng công an và dùng đá ném vỡ toàn bộ cửa kính trụ sở công an xã, tràn vào cướp hơn 1,5 tấn nghêu tang vật.
    Đến chiều 13-7, khoảng 1.000 người trộm nghêu tiếp tục đến khu vực bãi nghêu của HTX để khai thác trái phép. Đã xảy ra ẩu đả giữa một số nhóm trộm từ nơi khác với dân địa phương.
    Trước tình hình này, từ ngày 12-7, tàu kiểm ngư VN-90701 KN của Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre được tăng cường đến khu vực bãi nghêu này. Nhiệm vụ của tàu kiểm ngư là phối hợp với biên phòng và lực lượng chức năng địa phương tuần tra, phát hiện các đối tượng sử dụng ghe cào nghêu trái phép.
    Lực lượng chức năng địa phương và các lực lượng phối hợp huyện, tỉnh vẫn đang túc trực tại khu vực HTX để ổn định an ninh trật tự. Hiện đã lập biên bản tạm giữ ba phương tiện với 21 đối tượng từ địa phương khác dùng máy hút cát để bắt nghêu trái phép. Đây là kiểu khai thác tận diệt mới, rất nguy hiểm cho khu vực nuôi nghêu.
    Về việc dân tràn vào trụ sở công an xã cướp nghêu, Đại tá Võ Hùng Dũng, Trưởng Công an huyện Bình Đại, cho biết: Cơ quan điều tra đang xác minh một số đối tượng và sẽ có hướng xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Đây là vụ cướp nghêu đầu tiên ở huyện Bình Đại, công an huyện cũng đang điều tra, thống kê lại mức độ thiệt hại thực tế đối với các bãi nghêu của HTX hiện nay.
    Ông Dũng lý giải nguyên nhân vụ cướp nghêu một phần là do cách làm của HTX. Lẽ ra sau khi công an bàn giao số nghêu tịch thu, HTX phải đưa số nghêu này trở lại bãi hoặc có hình thức xử lý phù hợp. Đằng này họ lại cử nhân viên đến và bán đấu giá ngay tại trụ sở công an xã gây hiểu lầm cho người dân.
    “Chúng tôi sẽ sớm có kết luận điều tra và thông tin cho báo” - ông Dũng nói.

    PICS:Nhà cầm quyền phường 1 quận Gò Vấp liên tục sách nhiễu gia đình thành viên Khối 8406

    VRNs (14.07.2014) – Sài Gòn – Ngày 7/7/2014 Bà Lư Thị Thu Thủy và Bà Lư Thị Thu Vân, hai người chị của Bà Lư Thị Thu Trang, thành viên Khối 8406 đã viết đơn tố cáo ông Nguyễn Ngọc Minh (30/24 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.1, Q. Gò Vấp) vì đã có hành vi đưa người vào gây rối trong khu đất thổ mộ của gia tộc họ Lư và đã cho người đánh hai chị em Bà. Nội dung đơn như sau:
    Vào lúc 11 giờ trưa ngày 06/07/2014 ông Minh dẫn theo 8 người gồm 4 người đàn ông và 4 người đàn bà, xe chở tôn và xà gồ vào để sửa căn nhà nằm trong phần đất thổ mộ đang tranh chấp 39 năm nay của gia tộc họ Lư. Nên hai Bà kiên quyết ngăn không cho ông Minh sửa chữa và ông Minh ra lệnh cho đàn em “chơi luôn, san bằng luôn không cần chính quyền gì cả”. Được lệnh của ông Minh đàn em của ông sấn tới đánh con trai của Bà Thu Vân là cháu Tăng Trí Nhân mới 13 tuổi. Nóng ruột Bà Thu Vân cản lại thì hai người đàn bà cùng một người đàn ông nhào tới đánh hai mẹ con Bà Thu Vân.
    Bà Thu Thủy cũng bị hai người đàn bà đánh nằm ngã xuống trên tấm tôn và một người đàn ông xông tới dùng chân đạp lên người và bụng Bà Thu Thủy hai, ba lần trước sự chứng kiến của rất nhiều đứng xung quanh, trong đó có cả ông Minh với thái độ rất đắc ý. Sau đó ông Tâm tổ trưởng và công an viên Vũ Thanh Hà đến và chứng kiến sự việc tận mắt. Hai chị em Bà yêu cầu lập biên bản vụ việc vừa xảy ra và ghi tên họ 6 người vây đánh hai mẹ con Bà Thu Vân và Bà Thu Thủy, nhưng ông Hà nói không cần thiết. Bà Thủy hỏi lại: “Vậy ông xuống hiện trường lập biên bản để làm gì mà những tình tiết và chứng cứ quan trong lại không ghi vào?” Vừa lúc đó, một người đàn ông đánh hai chị em Bà rồi lên xe bỏ đi, hai Bà yêu cầu ông Hà giữ ông ta lại nhưng ông Hà vẫn làm thinh và để cho ông ta bỏ đi. Rõ ràng có sự cấu kết giữa công an viên tên Hà và ông Minh.
    Ông Hà chỉ lập biên bản khi những người đánh đập gia đình hai Bà đã bỏ đi hết. Không những thế, đám côn đồ do ông Minh đưa tới còn ăm dọa sẽ xử hai chị em Bà Thủy và Vân. Hai Bà viết trong Đơn tố cáo: “Tôi cho rằng đây không phải là lời nói suông, vì ông Hà CA không ghi rõ họ tên những người do ông Minh dẫn vào, cố tình vây đánh hai chị em chúng tôi nên chúng tôi không biết họ là ai còn họ thì biết rất rõ về hai chị em tôi và cả gai đình của chúng tôi nên sau này hai chị em tôi có chuyện gì xảy ra thì ông Minh sẽ là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
    Bà Lư Thị Thu Thủy và Bà Lư Thị Thu Vân phản đối ôn hòa
    Bà Lư Thị Thu Thủy (phải) và Bà Lư Thị Thu Vân phản đối ôn hòa
    140714-Thu Van 2
    Có công an Phường 1 Gò Vấp chứng kiến
    140714-Thu Van 3
    Bà Thu Vân bị đánh ngay trong đất nhà mình
    Cháu Tăng Trí Nhân, 13t bị côn đồ đánh gây thương tích trên mặt
    Cháu Tăng Trí Nhân, 13t bị côn đồ đánh gây thương tích trên mặt
    Văn phòng Công lý – Hòa Bình DCCT Sài Gòn đã tiếp nhận vụ việc liên quan đến đất đai của gia tộc họ Lư từ ngày 3/10/2013. Theo đó, Bà Lư Thị Thu Thủy khiếu nại “đất của gia tộc họ Lư, do Ông Lư Kim Bài đứng tên. Sau khi Ông mất đã để lại cho con là Ông Lư Đồng Sắt. Sau đó, Ông Sắt đi kháng chiến, trở về năm 1975. Quận Gò Vấp có hứa trả nhưng đến nay không giải quyết”.
    Theo hồ sơ gia đình cung cấp, Văn bản số 8573/UBND-PC ngày 20/11/2006 của UBND TP “về trả lời đơn khiếu nại của bà Lư Thị Thu Trang, quận Gò Vấp” (“Văn bản số 8573”) rõ ràng là sai pháp luật, bịa đặt nhiều nội dung để gán ép cho Quyết định số 3991/QĐ-UB ngày 2/7/2001 của UBND TP v/v giải quyết đơn của Bà Lư Thị Thu Trang (“Quyết định số 3991”).
    Trước hết, UBND TP giải quyết khiếu nại bằng “văn bản số 8573” là không phù hợp qui định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thứ hai, toàn bộ Quyết định số 3991- kể cả phần căn cứ pháp luật- không có bất kỳ nội dung nào đề cập đến Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Chính Phủ (Văn bản số 8573 ghi sai là năm 1997). Quyết định số 3991 xác định bác yêu cầu đòi đất của Bà Trang là do “gia tộc họ Lư đã không khiếu nại nữa…”, và phần đất khiếu nại khác thì “không liên quan đến phần đất có nguồn gốc của gia đình họ Lư”. Quyết định số 3991 xác định giao cho Ông Sắt 100m2 đất (sau này là 82m2) là do các hộ dân lấn chiếm, chỉ còn đất trống này. Quyết định số 3991 cũng xác định “xen kẽ với nhà ở có 9 ngôi mộ: 3 mộ của gia đình Ông Đỗ Tấn Ty, một mộ xây và một bia mộ họ Lư…một mộ đá ong. Ngoài ra còn có một miếu thờ nhỏ cạnh nhà dân”. Thế nhưng, Văn bản số 8573 lại bịa đặt: gia tộc Bà Trang cho người người khác mướn từ năm 1944, nên phần đất này thuộc diện NN quản lý…UB TP bác đơn Bà Trang là căn cứ Quyết định số 111/CP… Giao trả 82 m2 là do gia đình có người tham gia cách mạng và khó khăn về chỗ ở… Có một số ngôi mộ của gia tộc họ Lư… nhưng đã được bốc đi từ lâu.” Ngoài ra, Quyết định số 3991 hoàn toàn không căn cứ vào Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 25/7/1991 của UBND TP qui định về giải quyết tranh chấp đất đai. Bởi lẽ, như Quyết định số 3991 ghi rõ ở phần căn cứ, thời điểm này, năm 2001 đã có Luật Đất đai 1993 và Luật khiếu nại, tố cáo 1998…
    Chúng tôi sẽ theo dõi vụ việc và tiếp tục đưa tin.

    Hiếu Minh, VRNs