Monday, May 9, 2016

Vì đâu nên nỗi?

Theo Người Việt- 09-05-2016 2:43:37 PM 
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Không, bài này không viết về chuyện Việt Nam, dù ngạn ngữ của tiểu tựa khiến chúng ta tự hỏi là người Việt Nam đã phạm những tội gì để ngày nay có một chính quyền như vậy. Trong cột mục “Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài,” bài này viết về nước Mỹ và cuộc bầu cử năm nay.

Ngoại trừ một biến cố hết sức bất thường, cuộc tranh cử tổng thống trong hai đảng chính đã ngã ngũ, với Hillary Clinton có thể là ứng cử viên Dân Chủ và Donald Trump là ứng cử viên Cộng Hòa. Ðiều quái gở là cả hai đều có “tỷ lệ tiêu cực” cao nhất, nói cho đơn giản là cả hai đều ít được cử tri trong đảng tin tưởng và là nhân vật đáng ghét nhất. 

Rốt cuộc, loại cử tri có tinh thần “chiến lược” đôi khi lại dồn phiếu cho người này chỉ để người kia thất cử, cho bõ ghét.

Ða số còn lại có khi lại ngao ngán ngồi nhà.

Tuy nhiên, căn cứ trên chuỗi bất ngờ dồn dập từ tám tháng qua, chưa ai có thể đoán kết quả và mọi người ngạc nhiên là các cuộc thăm dò dân ý đều trật lất. Vì sao nên nỗi? Chúng ta nên trở lại đầu nguồn, rồi những biến thái về sau.

***
Nền Cộng Hòa Hoa Kỳ được các nhà lập quốc xây dựng theo nguyên tắc lạ: thu hẹp ảnh hưởng của chính quyền và trao nhiều quyền hạn cho cơ chế “gần dân” nhất là Hạ viện, mỗi hai năm bầu lại toàn phần theo ý người dân - vào lúc đó. Nét thứ hai, lạ không kém là bậc tổ phụ không coi chính trị là sinh hoạt chính của dân chúng: đời sống người dân thể hiện qua các trung tâm khác, như gia đình, nhà thờ, hiệp hội, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, v.v....

Ðã vậy, từ xưa, các vòng sơ bộ của nền dân chủ ở cấp cơ sở lại thường bỏ phiếu vào một ngày Thứ Ba giữa mùa giá lạnh đầu năm, khi người dân còn bận việc nhà, việc sở, chuyện con cái hay chợ búa. Chính trị là phụ và đời sống mới là chính! Trong các nền dân chủ trên thế giới, Hoa Kỳ là nơi mà tỷ lệ đi bầu thuộc loại thấp cũng vì những lẽ đó.
***
Khi ấy, ai thật sự quyết định về vị đại diện dân cử cao cấp nhất cho quốc gia là tổng thống?

Ðấy là thẩm quyền của từng tiểu bang qua đại hội đảng ở địa phương, khi lãnh đạo của đảng dưới cơ sở chọn các đại biểu đi dự Ðại hội Toàn quốc. Tập thể đại biểu này, hay cử tri đoàn ở địa phương, sẽ thay dân bầu lên tổng thống. Thể thức gián tiếp ấy trao thẩm quyền cho các bậc trưởng thượng của đảng, là những người sẽ chọn đại biểu và ứng cử viên qua các vòng sơ bộ mà ta gọi là “primaries.”

Trong thế kỷ 20, thể thức đó cho nước Mỹ nhiều tổng thống xuất sắc như Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt, Harry Truman, Dwight Eisenhower hoặc nhiều người kém tài mà cũng chẳng thể làm nước Mỹ suy sụp: bề nào thì bốn năm sau lại có bầu cử và người mua hớ có quyền đổi ý.

Kết luận sơ khởi là hệ thống bầu cử gián tiếp - và hơi mờ ám vì vai trò quá lớn của các bậc trưởng thượng trong đảng - thật ra cũng không đến nỗi tệ!

Nhưng sau ba kinh nghiệm tai hại, John Kennedy, Lyndon Johnson và Richard Nixon, từ năm 1972, thành phần lý tưởng hay tiến bộ trong đảng đã cải cách thể thức bầu cử theo tinh thần thân dân: quyền dân được thể hiện trực tiếp hơn là ảnh hưởng của bậc trưởng thượng trong đảng. Các trưởng tràng địa phương bị lột mão từ vòng sơ bộ, thay vào đó là đại hội đại biểu “caucus,” mỗi tiểu bang lại có một thủ tục riêng và thủ tục này thường thay đổi, gọi là được cải tiến.

Khốn nỗi, và ta trở lại đầu nguồn, bậc quốc phụ của Hoa Kỳ không coi chính trị là trung tâm của sinh hoạt quốc gia. Và thực tế thì đa số dân Mỹ chỉ chú ý đến cuộc bầu cử tổng thống vào vài tháng cuối mà thôi. Cho nên việc cải cách thể thức bầu bán dẫn tới một hậu quả bất lường.

Ðó là trước sự thờ ơ của đa số, một thiểu số quan tâm nhất đến chính trị hoặc có nhiệt tình nhất với sinh hoạt dân chủ lại tích cực tham gia từ rất sớm. Ðấy là thành phần coi trọng ý thức hệ và thường liên lạc với nhau qua các phương tiện thông tin ngày càng hiện đại. Hiện đại mà thô thiển vì đặc tính tức thời, chớp nhoáng, và thiếu chiều sâu của hệ thống thông tin.

Qua điện thư hay mạng điện tử, họ không thể trình bày bối cảnh rạch ròi của từng hồ sơ lớn với những giải pháp khả thể quá chuyên môn, mà chỉ trao nhau các thông điệp ngắn ngủi hay phản ứng quy tụ vào khẩu hiệu. Hiện tượng mới là điện thoại di động còn làm cho việc khảo sát ý kiến bị sai lệch: dân số mẫu có thể phản ảnh “lòng dân” là một đám mây mơ hồ lơ lửng chứ không được neo vào một địa phương hay ngành nghề nhất định của kỹ thuật thăm dò cổ điển.

Vì vậy mà vòng sơ bộ khởi sự rất sớm đã dẫn tới nhiều kết quả bất ngờ.

Các bậc trưởng thượng trong đảng thì vẫn còn đó, nhưng phải đổi nghề, tham gia vào ban tham mưu tranh cử hoặc trở thành tư vấn về truyền thông và bắt mạch cử tri qua phản ứng tức thời nên dễ đoán trật! Họ là đại gia lỡ thời và chính trường là nơi tung hoành của thiểu số tích cực. Thiểu số ấy có tinh thần triệt để, bị thiểu số bên kia đả kích là có chủ trương cực đoan, nên cuộc tranh cử khiến hai ứng cử viên bị nhiều người ghét nhất lại dẫn đầu. Ða số còn lại thì bàng hoàng ngao ngán!

Nhìn từ bên ngoài, chúng ta có thể nêu câu hỏi, rằng thiểu số đầy nhiệt tình ấy có đại diện cho nước Mỹ thâm sâu không? Câu hỏi ấy chẳng có giải đáp nhưng chắc chắn là đang ám ảnh những người đòi cải cách thể thức tuyển cử. Họ muốn lòng dân có cơ hội thể hiện nhưng đấy là lòng dân sao?

Qua thể thức mới, từ năm 1972, nước Mỹ có bầu lên tổng thống xuất sắc mà cũng gặp người kém tài, Ronald Reagan hay Jimmy Carter là hai thí dụ trái ngược. Nhưng chưa khi nào, ít ra qua khả năng nhận định của người viết, lại có ứng cử viên bị căm thù như trường hợp năm nay!

Dĩ nhiên là ta phải nói đến các yếu tố chi phối khá đặc biệt như kinh tế, xã hội, an ninh hay đối ngoại, nhưng các yếu tố ấy lại được thiểu số suy diễn theo kiểu “mì ăn liền” với kết luận nóng hổi, hoặc nông nổi nếu nhìn từ giác độ của thiểu số tích cực ở bên kia “chiến tuyến.” Họ tích cực đến độ vượt rào, nhảy vào phá hoại vòng sơ bộ của đối phương, để bảo vệ nền dân chủ hay lý tưởng của họ.

Cột lại cho gọn thì trước đây, người ta ủy thác cho các bậc trưởng thượng trong đảng việc cầu hiền và bầu ra các đại biểu sẽ bỏ phiếu cho vị đại diện dân cử cao cấp nhất. Thế rồi, vì không tin vào các đại gia ấy, hoặc vì muốn quần chúng trực tiếp tham gia vào tiến trình tuyển chọn, họ lại trao quyền quyết định cho một thiểu số tích cực nhất qua các vòng sơ bộ bất tận.

Ða số còn lại đang chưng hửng với hậu quả dị thường vì vòng sơ bộ chọn ra hai khuôn mặt tiêu cực nhất, đáng ghét nhất!

Nạn ách tắc chính trị từ 10 năm qua có thể khiến quần chúng hết tin vào các chính khách nhà nghề, trong đó có các bậc trưởng thượng trong đảng. Vì vậy, nhiều ứng cử viên sáng giá bên đảng Cộng Hòa đã bị tắt đèn và Nghị Sĩ Bernie Sanders bên đảng Dân Chủ mới làm một chính khách nhà nghề là Hillary Clinton vất vả. Nhưng thể thức tuyển cử đã được cải tổ từ hơn 40 năm trước rồi. Và khoa học kỹ thuật của thông tin ngày nay làm nốt phần vụ còn lại, là khuếch đại quan điểm của thiểu số tích cực trước sự cổ võ của truyền thông có nhiệt tình hốt bạc mỗi khi tường thuật các đòn đốp chát kỳ cục như trong một hài kịch truyền hình.

Nhiệt tình ấy làm nền Dân Chủ Hoa Kỳ bốc khói.

Thủ tướng CSVN 'chưa xem xét siêu dự án sông Hồng'

HÀ NỘI (NV) Một phó thủ tướng chính phủ CSVN lên tiếng “truyền đạt” ý kiến ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc là “chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư” dự án sông Hồng “vì chưa đủ căn cứ, cơ sở.”



Sông Hồng nhìn từ trên cao chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai. (Hình: Tuổi Trẻ)


Một số báo tại Việt Nam loan tin như vậy đồng thời với bản tin trên trang mạng 'chinhphu.vn' phản ứng khi dư luận quần chúng có vẻ tức giận về một dự án chỉ nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc và cái túi tham của những kẻ nghĩ ra cái trò này.

Ngày 5 tháng 5, 2016, một số báo tại Việt Nam trong đó có tờ Tuổi Trẻ cho hay, “Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm. Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.” Dự án ước lượng tốn phí đầu tư khoảng 1.1 tỉ đô la mà nhà đầu tư bỏ ra 30%, phần còn lại đi vay.

Tuổi Trẻ viết rằng, “Theo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7 tháng 1, 2016 của công ty Xuân Thiện được Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư (KH-ÐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện được khẳng định ‘rất cần thiết’ để đầu tư.”

Lập luận của công ty Xuân Thiện là “sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua nhiều tỉnh thành từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội... ra đến cửa Ba Lạt (Nam Ðịnh). Con sông có tổng chiều dài 556 km, là tuyến sông lớn duy nhất của miền Bắc có thể tổ chức liên vận hàng hóa. Chủ đầu tư cũng không giấu tham vọng sẽ kết nối thẳng thủy lộ với Trung Quốc để từ đây có thể tổ chức vận tải hàng hóa từ Trung Quốc ra các cảng biển VN cũng như từ các cảng biển VN tới Trung Quốc qua đường thủy.”

Theo báo điện tử VNExpress ngày 8 tháng 5, 2016, “Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư đã có công văn ngày 26 tháng 4 đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO, song thủ tướng chưa xem xét vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.”
Phóng viên tờ Tuổi Trẻ phỏng vấn ông Hoàng Xuân Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái thì được ông này cho biết là “tỉnh này đã có văn bản đồng ý.” Còn “về cơ bản Bộ Quốc Phòng cũng không phản đối chủ trương đầu tư.”

Nhưng khi dẫn lại bản tin của báo VNExpress, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện - chủ blog Tễu, bình luận rằng “động đến sông Hồng-sông Cái-sông Mẹ là lập tức đầu não Hà Nội và toàn bộ châu thổ Bắc Bộ thất thủ. Dự án này, có thể đằng sau là những điều khủng khiếp đang rình rập nhằm triệt hạ Việt Nam. Giữ Sông Hồng như ngàn năm nay vốn vậy là công đức mà chính phủ và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc để lại cho dân tộc và nhân dân. Nếu phá hủy sông Hồng, thì tội ác đó là tội ác hủy diệt mà muôn đời sẽ được ghi vào lịch sử, kể cả khi Việt Nam không còn có tên trên bản đồ thế giới.”

Bình luận trên đài BBC, ông Ngô Ðình Tuấn, chuyên gia về thủy lợi từ Ðại Học Thủy Lợi, Hà Nội gọi đây là dự án “vớ vẩn.”

“Dự án giao thông ấy chỉ làm lợi cho Trung Quốc thôi. Rồi nạo vét như thế, hạ thấp mực nước, mà hạ thấp mực nước xuống, thì tất nhiên lấy nước vào đồng ruộng của đồng bằng sông Hồng thì càng khó mà đưa vào được. Cái này, suy nghĩ nó vô lý, chỉ là nghĩ một lợi ích riêng của nhà đầu tư thôi,” ông Tấn nói với BBC.
Ngoài chuyện nạo vét lòng sông khơi sâu luồng lạch, nhà đầu tư muốn kết hợp xây 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang 'cột nước thấp' với tổng công suất thiết kế là 928MW, xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên Lào Cai.

Giáo Sư Ngô Ðình Tuấn nói tiếp trên BBC: “Thủy điện mấy trăm Megawatt làm tan nát cả một hệ thống dòng sông mà đem lại hơn chín trăm Megawatt thì làm một hồ chứa nhỏ thôi ở miền Trung thì cũng đã đảm bảo hơn một nghìn Megawatt, hoặc mấy trăm Megawatt, chứ không cần gì cái dự án thủy điện như thế này, đó là một.”
“Thứ hai, người ta còn nhiều cách làm năng lượng, giờ thì có năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hoặc ngay ven biển. Nếu như Việt Nam làm đập khai thác thủy triều, khai thác thủy điện thủy triều, thì kém gì. Ngay Bắc Bộ này có các vịnh, các eo hẹp ấy, làm đập để ta phát điện, thì có chuyện gì đâu, nếu như có đủ năng lực, thì có rất nhiều chuyện. Chứ không phải như thế, dự án này là vớ vẩn thôi.”


Biển đã bị đầu độc, phần nhiều sông rạch của Việt Nam cũng đã bị các nhà máy xả thải đầu độc, giờ thì đến “siêu dự án sông Hồng.” (TN)
09-05-2016 6:50:13 PM 

PIC& VIDEO:Tường thuật các cuộc xuống đường vì môi trường 08.05.2016

Nha Trang: Biểu tình yêu cầu minh bạch vụ cá chết, nhiều người bị bắt

Video cận cảnh đàn áp, đánh đập người biểu tình bảo vệ môi trường sáng 8/5/2016 tại Sài Gòn.

Video do bạn đọc Danlambao cung cấp.

Tại Sài Gòn: Khoảng hơn 100 người biểu tình ôn hòa đã bị công an bắt và giam giữ tại sân vận động Hoa Lư (Số 2 Đinh Tiên Hoàng), Đa Kao, quận 1.


Bạn Nguyễn Phương, người kêu gọi tuổi trẻ thức tỉnh đã bị bắt. Phương bị bắt giữ ở đối diện nhà hát Thành phố (sân vận động Hoa Lư).

Cận cảnh đàn áp, bắt bớ người biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn:



CA đàn áp, bắt bớ hàng trăm người biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn.



Bé Simpa sáng nay tiếp tục xuống đường biểu tình cùng mẹ. Photo: FacebookNguyễn Thiên Kim


Photo: Nickie Tran

Trong hình là chị Hoàng Mỹ Uyên cùng con gái Saphia. 

Vi Trần - Bé Saphia dũng cảm và đầy ý thức. Saphia tự biết đọc tin tức và thương xót các bạn Tôm, Cá nên xin phép mẹ tham gia biểu tình bảo vệ môi trường. 

Sáng nay bé đã bị đánh vì lẽ phải. Mẹ em cũng bị đánh, nhưng với bản năng làm mẹ, chị vẫn ôm chặt con vào lòng. 

Tại Sài Gòn, lực lượng cơ động đã sử dụng hơi cay để sịt trực tiếp vào người dân biểu tình ôn hoà. Cùng lúc, có rất nhiều người bị bắt đem đi đâu chưa rõ.


Một bạn trẻ bị sịt hơi cay vào mắt. Photo Nguyễn Quang

10h30, tại Sài Gòn, rất nhiều người bị bắt lên xe Bus đưa lên đâu không rõ.


Photo: Bạn đọc Danlambao

Cùng thời điểm, tại Hà Nội, theo anh Trần Xuân Bách, nhóm người gần đây nhất bị bắt đưa đi đâu không rõ (khả năng là cũng đưa về CA phường Long Biên) gồn có:

Facebooker Xéng Phan, Facebooker Uong Thanh Ngoc, Nguyễn Trung (Người Hà Nội), Facebooker Viethung Hienlinh Trịnh Văn Tuấn, em vợ anh Thinh Nguyen, facebooker Trịnh Hoàng ThanhNguyễn Thúy HạnhLã Việt DũngNguyễn Văn PhươngThao Teresa.


Hình ảnh đẹp 2 cha con lặng lẽ cầm biểu ngữ đi ở hn sau khi mọi người bị hốt hết lên xe buýt. Photo Thuỳ Linh

DS những người bị bắt (đang tiếp tục cập nhật):

Tại Sài Gòn:

1. Vũ Huy Hoàng
2. Trần Hoàng Hận
3. Huỳnh Chí Trung
4. Dương Thị Tân
6. Huỳnh Thành Phát
7. Trần Tử Long

Tại Hà Nội:

1. Nguyễn Thị Kim Chi
2. Nguyễn Thúy Hạnh
3. Lê Dũng
4. Lê Hồng Phong
5. JB Nguyễn Hữu Vinh
6. Ngô Duy Quyền
7. Lê Thị Phương Anh
8. Facebooker Xéng Phan
9. Facebooker Uong Thanh Ngoc
10. Nguyễn Trung (Người Hà Nội)
11. Facebooker Viethung Hienlinh
12. Trịnh Văn Tuấn, em vợ anh Thinh Nguyen
13. Facebooker Trịnh Hoàng Thanh
....

Tại Nha Trang:

1. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
2. Phạm Văn Hải
3. Đan Thanh
4. Nguyễn Lai
5. Khiêm Cung
6. Kim Thoa
7. Trương Hải Lương
8. Nguyễn Văn Đức
9. Bá Vinh
10. Tiến Luật
11. Dương Văn Hải

Và một số người đi đường chụp hình cũng bị bắt đưa về đồn công an Xương Huân. Tại đây, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đánh trong khi bị bắt. Số điện thoại công an phường Xương Huân : +84 58352 7060

Danlambao - Trước thảm hoạ về môi trường, nhiều công dân Việt Nam khắp 3 miền đất nước đã cùng nhau kêu gọi mọi người xuống đường để đòi hỏi đảng CSVN và nhà cầm quyền của đảng phải chấm dứt những hành động đàn áp người dân lên tiếng bảo vệ môi trường; công bố nguyên nhân, thủ phạm đầu độc biển miền Trung và khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường.

Cuộc xuống đường lần thứ 2 dự trù xảy ra vào 9 giờ sáng, Chủ Nhật, 8/5/2016 tại Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.

Danlambao sẽ cập nhật cùng các bạn đọc diễn tiến của các cuộc xuống đường bảo vệ môi trường này. Ngoài việc tham gia xuống đường, các bạn có thể hỗ trợ thêm về mặt thông tin bằng cách gửi tin tức, hình ảnh, clip vềlienlacdanlambao@gmail.com hay ở trang Facebook của Danlambao: https://www.facebook.com/danlambaovn/

Hàng loạt những người đấu tranh dân chủ bị bao vây tại nhà

Ba ngày trước cuộc biểu tình, công an, mật vụ đã tung lực lượng đông đảo chốt chặn, canh gác nhà riêng, nơi ở của hầu hết những người đấu tranh dân chủ, tham gia xuống đường lần I hoặc bày tỏ quan điểm bảo vệ môi trường trên mạng xã hội.

Tại Sài Gòn, những gương mặt quen thuộc như Trần Bang, Sương Quỳnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Đức Long, Nguyễn Hoàng Vi, Dương Thị Tân, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Trang Nhung... đều bị canh gác rất chặt.

Đêm thứ Bảy 7/5, rất đông công an đã xông vào nhà vợ chồng ca sĩ Diên An & Việt Bách và đòi “kiểm tra hành chính”. Côn an gây khó khăn cho khách của anh Diên An là anh Hành Nhân. Sau khi bị chủ nhà mời ra ngoài, côn an, mật vụ và dân phòng đã tập trung ngay ngoài ngõ và gây ồn ào. Ngay lúc đó, nhà anh Diên An cũng bị cúp điện. Anh Diên An đã phải dùng quạt tay để quạt cho cậu con trai anh mới mười tháng tuổi. Hiện cả nhà anh và người bạn là Hành Nhân đều đang bị công an giam lỏng.


Kỹ sư Trần Bang, một trong những người hoạt động rất tích cực đã loan tin trênFB cá nhân rằng: “Tôi là một công dân của TP Sài Gòn, tại sao từ tối qua (18h tối ngày 6-5-16) nhà tôi bị một lũ người không sắc phục canh cửa nhà ngày đêm 24/24, không cho tôi đi ra ngoài đường? Tôi mở cửa định đi ra ngoài để làm việc riêng thì bị bọn họ tới đe dọa -"không được ra ngoài", một tên áo đen còn nói: nếu cố tình đi sẽ cho giang hồ xử"...?”.

Tại Hà Nội, blogger Nguyễn Lân Thắng thông báo tối qua, thứ Bảy, nhà anh đã bị hắt đầy sơn và mắm tôm. Truyền đơn tung trắng ngõ với nội dung đe doạ... Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định sẽ hẹn gặp bạn bè tại nhà hát lớn để tham gia xuống đường bảo vệ môi trường. Cùng lúc anh Trịnh Bá Phương ở Hà Nội từ lúc 12h đêm qua đã bị CA vào nhà ngăn cản cấm không cho biểu tình bày tỏ thái độ trước hiểm hoạ môi sinh.


Riêng luật sư Lê Thị Công Nhân đã nhắn tin cho Blogger Phạm Thanh Nghiên  rằng “Lúc 1 giờ sáng ngày 8/5, công an đã mang xe thùng (loại hay dùng để đi càn chợ, bắt người bán hàng rong) và một tiểu đội canh gác ở cầu thang”.

Một người hoạt động khác là ông Bùi Tuấn Dương cũng cho biết rằng vợ chồng ông bị giam lỏng trong nhà. Thái độ của những tên công an canh gác ông rất vô lễ, hống hách.


Nhiều nơi, barie, hàng rào kẽm gai cũng được dựng lên tại nhiều ngả đường từ ngày hôm trước. Đặc biệt các ngã tư Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Cao Vân, Điện Biên Phủ, Pasteur, Nhà hát Lớn và khắp các con phố đi bộ, công an chìm nổi dày đặc.


Tại Trung tâm Sài Gòn, nhiều quán coffee phải đóng cửa, các ngã đường dày đặc côn an, mật vụ. Đường Sách Nguyễn Văn Bình cũng bị đóng. Các bãi giữ xe đều không làm việc... Mọi cử chỉ của người qua đường đều được công an, mật vụ chú ý. Sài Gòn ngày 8/5/2016 khiến nhiều người liên tưởng đến thời chiến.


Những người yêu biển...

Tại Nha Trang,  xuất phát từ đại lộ Phạm Văn Đồng, một số bạn đã bắt đầu khởi hành biểu tình đi bộ dọc theo đường ven biển. 

Các biểu ngữ được mang theo với nội dung: "Save Our Sea", "Minh bạch thông tin Formosa", "Hãy giữ biển trong lành", "Save the fish"... 

Sau khi đi vượt qua cầu Trần Phú, đoàn biểu tình rẽ vào lối xuống Chợ Đầm.



Photo: Nguyễn Lai

Tin từ CTV Danlambao tại Nha Trang cho biết vào lúc 8:45 sáng mọi người đang bị chặn ở đường Tôn Thất Tùng. Hiện tại công an đang kéo đến rất đông.

Tại Sài Gòn, một trong những hình ảnh xúc động nhất tại Sài Gòn trước giờ biểu tình, là hình ảnh Nhạc sĩ Tô Hải ( 90 tuổi) ngồi xe lăn, giơ biểu ngữ:



Và những người yêu môi trường, bảo vệ môi sinh trong cô đơn:



Tại Hà Nội, theo thông báo của FB Bùi Tiến Hưng, Blogger Nguyễn Hữu Vinh JB đang đi đường thì bị 1 số công an ép buộc về số 7 Nguyễn đình Chiểu.

Hàng trăm người đã xuống đường tại Sài Gòn

Đúng 9 giờ sáng, cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại Sài Gòn. Bất chấp sự kềm toả và bao vây của lực lượng CA, hàng trăm người dân đã tập trung về công viên 30/4 để biểu tình và giơ cao các khẩu hiệu phản đối ô nhiễm môi trường.

Theo ghi nhận, số lượng người biểu tình mỗi lúc một đông hơn.



Photo - FB Sương Quỳnh





Tại Hà Nội, vào lúc 9 giờ sáng, quanh khu vực nhà hát lớn, bờ hồ công an đã huy động xe phá sóng điện thoại, lực lượng an ninh dày đặc.

An ninh yêu cầu người dân không được tập trung quanh khu vực Nhà Hát Lớn.



Theo FB Nguyễn Lân Thắng thì một số người đã bị bắt trong đó có chị Tuyết Anh (Facebook Tuyet Anh Jethwa), anh Hùng giáo viên cùng 2 người nữa.

Chị Nguyễn Thị Nga, Fb là Nga Nguyễn, bị bắt lên xe bus số 10, biển số 30K-1291.

Theo FB Trịnh Bá Tư, 2 người dân từ Hải Phòng là cô Vân và cô Hằng đã bị an ninh bắt đi khi vừa xuống tàu tại ga Long Biên. Hai cô đi từ Hải Phòng lên Hà Nội để tham gia tuần hành vì môi trường.

9h30: mọi người đang đi quanh khu vực bờ Hồ sau đó ngồi toạ kháng trước UBND TP Hà Nội.



Tính tới thời điểm này, tại Hà Nội có khoảng 40 người dân đã bị đưa về công an quận Long Biên. Trong đó có Thúy Nguyễn (dân oan Hải Phòng), Phan Cẩm Hường, Ngô Duy Quyền, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Nga, Tuyết Anh...



Mọi người ngồi toạ kháng trước UBND TP Hà Nội. Photo Facebook Hoàng Bình


Khoảng 40 người đã bị bắt lên xe bus và đưa về đồn Long Biên - Hà Nội. Photo: Facebook Ngô Duy Quyền

Những người biểu tình tại Hà Nội bị bắt đưa về đồn công an Long Biên. Photo:Ngô Duy Quyền

Tại Sài Gòn, 2 blogger Trần Hoàng Hận, Vũ Huy Hoàng cũng đã bị an ninh chặn bắt.


10h00, tin từ CTV Dân Làm Báo báo về, hiện hàng trăm công an đang dồn người biểu tình bên hông nhà thờ, đối diện Bưu điện để cà khịa. Một số người đang bị đánh.  





Hình: Bạn đọc Dân Làm Báo



Cảnh hỗn loạn trước nhà thờ Đức Bà. Photo: Bạn đọc Danlambao

Quang cảnh buổi biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn. Photo Bạn đọc Danlambao


Tiếp tục cập nhật...


-----------------------------------------------------------------------------

Hà Nội: NHỮNG CÔNG DÂN BIỂU TÌNH BỊ BẮT VỀ CÁC ĐỒN CÔNG AN




Hình ảnh đòi thả người tại trụ sở của Công an Tp Hà Nội, số 6 Quang Trung, Q. Hà Đông.

Sáng nay, công an Hà Nội đã tung 100 % lực lượng thuộc đủ các "binh chủng" để ngăn chặn, đàn áp cuộc biểu tình phản đối Công ty FOrmosa hủy hoại môi trường biển Miền Trung, đòi chính phủ phải minh bạch và công bố kết luận biển Miền Trung bị đầu độc như thế nào, thủ phạm là ai và xử lý tiếp theo sẽ như thế nào.


Ngay từ sáng sớm, công việc ngăn chặn những người biểu tình đã được tiếp tục triển khai. Có những người bị tới 20 nhân viên công vụ các loại chặn cửa, dùng đủ mọi thủ đoạn bỉ ổi nhất để cản trở. Một số người vừa ra khỏi nhà hoặc vừa khi đến được Bờ Hồ đã bị bắt đưa lên xe chở về các phường, xã, như ông Nguyễn Hữu Vinh, ông Phan Tất Thành, bà Đặng Bích Phương, ông Nguyễn Anh Tuấn...Linh mục Nguyễn Văn Toản cũng nằm trong trường hợp này.
Mặc dù vậy, vẫn có khoảng gần 1000 người tới được khu vực Hồ Gươm. Họ không đến được Nhà hát lớn như dự định, do khu vực này bị phong tỏa, cấm đường. Những người biểu tình nhanh chóng bị xé lẻ và đưa lên xe bus như lệ thường. Cuộc đàn áp biểu tình sáng nay được coi là rất thô bạo. Một số người đã bị hành hung, trong đó có cả trẻ em và phụ nữ.

Một số anh chị em khác tiếp tục tụ lại và ngồi xuống hè phố tiếp tục phản đối cả việc hủy hoại môi trường lẫn việc đàn áp biểu tình.

Xe bus chở họ đến các nơi...tập kết là: Trụ sở CA TP HN ở số 6 Quang Trung, Hà Đông, HN và trụ sở Công an Quận Long Biên. Mỗi nơi giữ hàng chục người, trong đó có cả bà già, phụ nữ và em nhỏ.

Tại đồn Công an quận Long Biên (44 người)
.
























Tại trụ sở Công an Hà Nội, số 6 Quang Trung, Q. Hà Đông, HN:




HÀ NỘI - SÀI GÒN BIỂU TÌNH VÌ MÔI TRƯỜNG 8/5/2016


Hà Nội biểu tình ngồi, đòi minh bạch vụ Biển Miền Trung bị đầu độc.


Sài Gòn lúc 10h00:

Nhân Dân SG đã vượt vòng vây để tuần hành lúc 9h45 - 10h00. Theo tin mới nhận nhiều người đã bị hốt lên xe. 10 giờ 15 biểu tình bị tan và kết thúc.Chùm ảnh: Nguyễn Nhân.


















10h00 - HÀ NỘI VẪN TIẾP TỤC BIỂU TÌNH






Những người XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG hôm nay là để đòi hỏi Chính phủ và Nhà nước Việt nam phải:

1. Chấm dứt mọi hành động sách nhiễu, bắt bớ, đánh đập, giam cầm những phóng viên tự do về vùng biển chết để đưa tin.

2. Kêu gọi nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự chung tay cứu trợ ngư dân miền Trung

3. Ngay lập tức công bố nguyên nhân & thủ phạm đầu độc biển miền Trung. Khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường.


Dù bị chặn bắt, nhưng khoảng 30 người còn lại vẫn quyết giương biểu ngữ:








HÌNH ẢNH HÀ NỘI BIỂU TÌNH NGỒI (TỌA KHÁNG):



 
Đặng Bích Phượng

Mọi người tọa kháng trước UBND thành phố. Nhiều người bị bắt, đang trên xe buýt gồm:

Nguyễn Thúy HạnhTuyen Chí NguyenNguyễn Văn PhươngThao Teresa, Kim Chi Nguyễn, Nguyen TrungTrịnh Hoàng Thanh, Cao Vĩnh Thinh, Thái Hoàng Hiệp, Trịnh Tuấn, Hà Anh, Mã Thị MếnTrương, Đức Thanh và nhiều người khác.

Hoa TD bị bắt trc khi mọi người tọa kháng. Nguyễn Anh Tuấn cũng bị bắt.

Có tin một số người bị đánh đập.


HÀ NỘI 40 NGƯỜI BỊ BẮT GIỮ VÀ ĐƯA ĐI GIA LÂM


Hình ảnh Biểu tình tại Sài Gòn:
  











09h25: HÀ NỘI ĐÃ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH


09h25: Hà Nội bắt đầu biểu tình

09h35: Một số sinh viên đã bị đưa lên xe bus. 










SÀI GÒN ĐÃ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH


0920: Công an định bắt một cô gái. Mọi người xúm lại giải vây thành công. 






Ông Phan Tất Thành bị áp giải bằng xe 4 chỗ về công an Phường Trung Liệt.

Quanh Hồ Gươm, vườn hoa Lý Thái Tổ, Nhà hát lớn..., là hàng ngàn an ninh và dân phòng chìm nổi, dùi cui trên tay. Đường vào Nhà hát lớn bị chặn. 





Sài Gòn - Hồ Chí Minh lúc 08h45.

09h00:
Sài Gòn đã bắt đầu biểu tình. 

Hà Nội:

Ông Phan Tất Thành bị áp giải bằng xe 4 chỗ về công an Phường Trung Liệt.
Quanh Hồ Gươm, vườn hoa Lý Thái Tổ, Nhà hát lớn..., là hàng ngàn an ninh và dân phòng chìm nổi, dùi cui trên tay. Đường vào Nhà hát lớn bị chặn. 



Trước 9 giờ

Hà Nội: Bây giờ là 8 giờ 20 phút ngày chủ nhật mồng 8/5/2016.Chúng tôi đã có mặt trước tượng đài Lý Thái Tổ sẵn sàng chờ mọi người cùng đồng hành bảo vệ biển. Trước nhà hát lớn công an đông nghẹt. (FB Kim Chi Nguyễn).



Trần Thị Thảo 

SOS . 6h sáng tôi chửi nhau với chúng một trận và tuyên bố : " 8h tôi sẽ đi ". Quả nhiên chúng đề phòng sợ 8h tôi đi thật, vì vậy chính quyền phường huy động một lực lượng đông hơn lúc sáng , với lại lúc này một số đi ăn sáng đã về nên chúng đứng ngồi chật ních chỗ lối lên cầu thang + hai bên vỉa hè tầng 1 nữa . Chính bé Phương là người giục tôi nhanh xuống cầu thang xem chúng giở trò gì . Đứng dưới đường có thể nhìn rõ hai chúng tôi từ tầng 4 đi xuống ,nên tất cả bọn chúng đều đứng cả dậy và áp sát cầu thang tầng 1. Khi tôi và bé Phương xuống đến nơi chụp vội được một kiểu ảnh , quay lên tầng 2 tôi lại chụp tiếp một kiểu nữa.






Sài Gòn: Trung tâm Sài Gòn sáng nay (8h, ngày 8/5) như thời chiến. Tất cả quán coffee phải đóng cửa, các ngã đường bố trí các lực lượng chặn, giữ. Hàng chục cặp mắt soi mói vào bất cứ 1 ai đi bộ trên đường. (FB Annam Dương Lâm)

08h45 tại Sài Gòn:




 .
Hình ảnh lúc 08h20 tại Tràng Tiền (HN):
.





08h00: FB Nguyễn Anh Tuấn

Mới dạo một vòng từ phố đi bộ, đến các ngã tư từ Pasteur ra công viên. Chưa thấy ace đâu, nhưng csgt, áo xanh, áo vàng, hàng rào... nhiều vô kể.
Sướng nhé! Xuống đường có lực lượng an bảo vệ. 
 

07h00: Hà Nội, không khí trước nhà hát lớn vẫn khá yên ắng.











Đêm qua, các đoàn các hội tay sai rầm rầm đến các gia đình có người đã từng đi biểu tình. Sáng sớm nay, các chốt chặn tại nhiều nhà. Có nhà có tới 20 nhân viên tay sai các loại chặn.

Sài Gòn: 
Manh Kim

Sài Gòn thời chiến? Một lực lượng cảnh sát, an ninh và dân phòng... đông khủng khiếp đang vây kín trung tâm Sài Gòn. Rào chắn khắp nơi. Toàn bộ các ngã tư khu vực Hai Bà Trưng, Nhà thờ Đức Bà, Phạm Ngọc Thạch... đều có rất nhiều công an. Tất cả quán cafe khu vực Hồ con rùa đều bị lệnh đóng cửa không bán. Đường Sách Nguyễn Văn Bình cũng bị đóng. Các bãi giữ xe đều không làm việc... Một không khí hệt như tình trạng thiết quân lực. Có cần phải đối phó với dân như thế này?
.....
 
Ảnh do Huỳnh Phương Ngọc chụp lúc 7g30 sáng nay.





Nguồn: