Friday, March 4, 2016

Phú Thọ: Biểu tình phản đối việc thu phí cầu Việt Trì quá cao

Bạn đọc Danlambao - Sáng ngày 4/3/2015, đã có một cuộc biểu tình xảy ra tại cầu Việt Trì mới để phản đối việc thu phí quá cao.

Cầu Việt Trì mới (tên gọi là Hạc Trì) được thông xe ngày 19/5/2015, thuộc tỉnh Phú Thọ là cây cầu bắc qua Sông Lô nằm trên quốc lộ 2.

Theo các tài xế chuyên đi cung đường này, mức phí 35,000đ/lượt cho loại xe dưới 9 chỗ, trên đoạn đường dài 2km là quá đắt.

Trong khi đó, các ngã đường khác đi qua tỉnh Phú Thọ đều bị cấm, chặn và chỉ có duy nhất một lựa chọn phải qua cầu Việt Trì mới.

Cầu Việt Trì cũ tuy còn sử dụng được nhưng cũng bị dựng các trạm bê tông để ngăn người dân qua lại đường này.





Nguồn ảnh: Otofun

Không còn đường mưu sinh

LĐ - 47 XUÂN HÙNG  8:10 AM, 02/03/2016
Hàng trăm ngư dân bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ biển khơi lên ngồi lỳ trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá.
Ba ngày qua, hàng trăm người dân thuộc xã Quảng Cư và một số phường thuộc thị xã Sầm Sơn liên tục vây quanh trụ sở UBND tỉnh để phản ánh việc họ bị gây khó trong hoạt động đánh bắt cá truyền thống, bế tắc sinh kế và đứng trước tương lai mờ mịt. Con thuyền mưu sinh của hàng trăm hộ ngư dân không biết sẽ đi về hướng nào? Hàng trăm người vẫn ngồi trước cửa UBND tỉnh như trông chờ một hướng đi cụ thể.
    Thu hồi, giải tỏa đã đẩy ngư dân vào ngõ cụt
    Người dân xã Quảng Cư, Quảng Tiến (nay là P.Quảng Tiến) bao đời nay gắn bó với nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Ngư dân ở đây chủ yếu đánh bắt ven bờ bằng các phương tiện nhỏ như thuyền thúng, mảng và thuyền dưới 30CV. Vì vậy, nghề biển đã là kế sinh nhai nuôi sống bao thế hệ. Năm 2014, đại dự án sân golf, khu du lịch nghỉ dưỡng của Cty CP Tập đoàn FLC triển khai đã gây cú sốc lớn về sinh kế với hàng trăm hộ, hàng ngàn ngư dân địa phương này, đặc biệt ngư dân xã Quảng Cư.
    Theo ông Vũ Thanh Trường - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Cư, để dành đất cho đại dự án, 100% bãi nuôi tôm, cua, hải sản đã bị san lấp, hầu hết đất trồng lúa phía trong cũng được chuyển đổi, san lấp thành các khu tái định cư. Nghề nuôi trồng hải sản và trồng lúa bị khai tử. Việc buôn bán kinh doanh bám vào thị xã du lịch Sầm Sơn ngày càng khó khăn khi họ không có vốn, không có kiến thức. Việc buôn thúng bán bưng phục vụ du khách ngày càng bị siết chặt và ngăn cấm triệt để. Số người được tuyển vào làm trong khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của Tập đoàn FLC không được bao nhiêu vì không đáp ứng được yêu cầu.
    Gần 10.000 người dân xã này chỉ trông chờ, bám víu vào nghề đi biển. Tuy nhiên, kể từ ngày khu du lịch đi vào hoạt động, nghề biển của cư dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, sau khi Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có quyết định giao toàn bộ 3,5km chiều dài bãi biển từ Vạn Chài, cổng FLC đến chân đền Độc Cước cho Tập đoàn FLC cải tạo, nâng cấp. Theo đó, sẽ không còn nơi cho tàu thuyền neo đậu. Theo ông Lê Văn Hinh - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn, chủ trương của lãnh đạo tỉnh là không để tồn tại bến thuyền trong khuôn viên bãi biển vì “tỉnh đang phấn đấu thu hút mỗi năm từ 3,5 - 4 triệu lượt khách, phấn đấu 5 triệu lượt thì không thể còn chỗ cho các hoạt động khác nữa”.
    Cũng theo ông Hinh, lãnh đạo tỉnh, thị xã đã đưa ra phương án thành lập bến thuyền cho bà con ngư dân tại xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương. Tuy nhiên, phương án này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của ngư dân. Anh Lường Văn Ngọc (thôn Hồng Thắng, xã Quảng Cư), cho hay: “Bắt ngư dân chúng tôi phải di chuyển tới 10km mới tới được bến thuyền là điều không thể vì xa quá đối với nghề đánh bắt ven bờ”.
    Theo quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng của FLC, sẽ có đường cho ngư dân ra biển nhưng đến nay, không có bất cứ con đường nào để ngư dân đi qua khu du lịch này. Việc cào ngao ven bờ sát khu resort, sân golf bị bảo vệ Tập đoàn FLC ngăn cấm quyết liệt. Tập đoàn FLC còn cho thả phao trên phần nước biển phía trước và không cho thuyền bè hoạt động.
    Phải đi xa 10km mới được đánh bắt gần bờ
    “Làm gì để sống đây?”, “Chúng tôi biết bấu víu vào đâu bây giờ?”... Đó là những câu hỏi cháy lòng của hàng trăm ngư dân đang tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá. Đại dự án của Tập đoàn FLC đã thay đổi hoàn toàn diện mạo, tính chất và chất lượng của thị xã du lịch Sầm Sơn, đánh thức tiềm năng và hứa hẹn thu hút ngày càng nhiều du khách, đặc biệt khách quốc tế và những người có nhiều tiền. Nguồn thu, uy tín và điều kiện nghỉ dưỡng của Sầm Sơn ngày càng cao hơn.
    Vậy nhưng, đâu là hướng đi cho hàng ngàn ngư phủ? Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn, hiện có 705 phương tiện phải di dời khỏi bãi biển. Đi liền với số phương tiện đó là hàng nghìn con người. Họ thiếu kiến thức, thiếu vốn và đang thiếu một hướng đi.
    Đến nay, chưa có phương án nào cụ thể được sự đồng thuận của ngư dân.
    Nên chăng, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ cho ngư dân đầu tư nâng cấp các phương tiện đánh bắt nhỏ lẻ, những tàu thuyền dưới 30CV lên trên 30CV và quy hoạch bến đậu tàu thuyền ngay trong cảng Hới gần đó - nơi đã có sẵn âu tàu được xây dựng với kinh phí hàng trăm tỉ đồng. Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ ngư dân được tiếp cận vốn, đóng tàu dịch vụ hậu cần theo Nghị định 67 của Chính phủ.
    Có tàu lớn, tổ chức sản xuất tốt, ngư dân vẫn bám được biển mưu sinh, bảo vệ biên giới trên biển của tổ quốc mà hiệu quả đánh bắt ngày càng cao hơn, có thể làm giàu từ biển. Và như vậy, hàng trăm ngư phủ sẽ vẫn ra khơi bám biển, trần mình hạnh phúc với những mẻ cá lớn chứ không phải ngồi lỳ nhiều ngày trước cổng UBND tỉnh.
    Và nên chăng, giữa bãi biển hiện đại vẫn có bãi đậu thuyền, bè được quy hoạch cụ thể để du khách cùng hoà mình với ngư dân đánh rùng, kéo lưới?

    LHQ ra kiến nghị về việc bắt giữ tùy tiện tại 14 quốc gia

    RFA 03.03.2016   
    000_8E87L
    Một cuộc họp tại văn phòng Liên Hợp Quốc hôm 02/3/2016  AFP photo
    18 kiến nghị về 29 cá nhân đang bị giam giữ tại 14 quốc gia, trong đó có 2 kiến nghị liên quan đến hai công dân Việt Nam, được một tổ chức của Liên Hiệp Quốc về việc bắt giữ tùy tiện công bố hôm qua.
    Thông cáo từ Hiệp hội nhân quyền thế giới cho biết như thế.
    Hai người Việt Nam có tên trong danh sách này là Nguyễn Viết Dũng, người bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật hình sự, và Nguyễn Hùng Linh, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thương mại Kiên Giang về hành vi “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
    Những khuyến nghị này được một nhóm chuyên gia thông qua trong phiên họp cuối cùng ở Geneva từ ngày 30 tháng 11  đến 4 tháng 12 năm 2015.
    Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về việc bắt giữ tùy tiện là nhóm hoạt động có nhiệm vụ điều tra về những cáo buộc của cá nhân bị tước mất tự do một cách tùy tiện hoặc không đúng với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

    Giới trẻ với bầu cử tại Việt Nam

    Chân Như, phóng viên RFA 2016-03-03 
    000_Hkg4923735.jpg
     Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử được thành lập tại một ngôi đền ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 22 năm 2011.  AFP PHOTO
    Vào ngày 22 tháng 5, 2016 tới đây cử tri Việt Nam sẽ bỏ phiếu chọn ra người có tài có đức để đại diện cho người dân trong cơ quan nhà nước, nhưng liệu hệ thống bầu cử tại Việt Nam đã thực sự đúng theo hiến pháp hay còn khá nhiều khuyết điểm cần phải thay đổi. Đó là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này do Chân Như thực hiện cùng với các bạn trẻ khách mời từ Việt Nam.
    Chân Như: Theo bạn, bầu cử có ý nghĩa thế nào đối với đời sống chính trị của một nhà nước dân chủ thực sự?
    Tôi nghĩ là tôi cũng như các khách mời ở đây và đông đảo cử tri Việt Nam không hài lòng về hệ thống bầu cử của Việt Nam hiện nay. Về cơ chế Đảng cử - Dân bầu cũng như những ngôn từ hoa mỹ của một nền bầu cử chỉ mang tính chất hình thức!
    - Hương
    Hương: Theo ý kiến cá nhân tôi, bầu cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt, đối với chính trị, bầu cử mang ý nghĩa sống còn, quyết định tầm vóc và sự lành mạnh của thể chế được bầu, quyết định đối tượng hưởng lợi từ các quyết sách của các nhà lãnh đạo, từ đó cũng quyết định luôn cả vận mệnh dân tộc. Điều này đặc biệt đúng đối với cục diện chính trị của đất nước ta hiện nay. Chỉ cần có một cơ chế bầu cử minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, thì rất nhanh thôi dân tộc Việt Nam chúng ta sẽ chọn được những người tài lãnh đạo đất nước, tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Rồi mỗi người dân ta sẽ hiểu ra giá trị và quyền lực của mỗi một lá phiếu do mình tự tay bầu. Tôi tin là như vậy.
    Lâm Duy: Đối với bất kỳ quốc gia nào hoặc một thể chế chính trị nào, bầu cử luôn luôn là dịp người dân dựa vào lá phiếu của mình để quyết định người sẽ thừa hành họ để quyết định những quyết sách của quốc gia trong một nhiệm kỳ nhất định. Bầu cử thực sự tự do dân chủ và công bằng, theo tôi là một cột trụ vững chắc của một nền dân chủ và một thể chế dân chủ. Đó được xem như là một điểm khởi đầu để hình thành nên một chính phủ ổn định hay một chính phủ có đủ tính chính danh để bảo vệ các quyền của những người thiểu số, đảm bảo những quyền về tự do ngôn luận, tôn trọng pháp quyền, và thúc đẩy một xã hội dân sự mạnh mẽ.
    Thomas Võ: Em đồng tình với ý kiến của hai bạn, bầu cử dân chủ là điều kiện tiên quyết để người dân của một đất nước có thể chọn ra được một nhà lãnh đạo đủ tài, đủ đức để lèo lái đất nước phát triển. Qua hình thức bầu cử một quốc gia người ta có thể ít nhiều đánh giá được mức độ dân chủ ở quốc gia đó, ở thế chế chính trị đó.
    Chân Như: Cảm nhận của bạn về hệ thống bầu cử tại Việt Nam hiện nay ra sao?
    Hương: Tôi nghĩ là tôi cũng như các khách mời ở đây và đông đảo cử tri Việt Nam không hài lòng về hệ thống bầu cử của Việt Nam hiện nay. Về cơ chế Đảng cử - Dân bầu cũng như những ngôn từ hoa mỹ của một nền bầu cử chỉ mang tính chất hình thức! Các bạn có nhận thấy sự thay đổi nào trong đời sống nhân dân vào những ngày bầu cử hay không? Tôi cá là không, hoặc có thì cũng thay đổi rất ít. Hàng năm con số công bố của chính phủ đều là trên 90% cử tri đi bầu, tôi hoàn toàn không tin con số đó. Ngay ở địa phương, số người tự ứng cử rất ít, có thì cũng gần như không thể trúng cử. Không phải đất nước chúng ta không có người tài, mà rất nhiều người tài không có cơ hội hoặc không tin rằng mình có thể góp sức thay đổi một hệ thống với cơ cấu về lợi ích chồng chéo, cơ chế kiểm phiếu không minh bạch. Đặc biệt, người dân không trực tiếp được bầu ra những người đứng đầu nhà nước, mà hoàn toàn phải thông qua các cấp bầu cử. Ngoài ra, tôi lấy ví dụ như chuyện ứng cử đại biểu quốc hội, quốc hội được cho là đại diện cho 90 triệu dân Việt Nam hay đang đại diện cho đảng? Tại sao hơn 3 triệu đảng viên với tỷ lệ chỉ có hơn 3% dân số mà lại chiếm gần trọn quốc hội? Hay người ngoài đảng thì không có đủ tài đủ đức, hay chính cơ chế bầu cử thếu minh bạch và thiên về bảo vệ lợi ích của chế độ tạo ra sự nực cười này.
    000_Hkg4923732.jpg
    Khi đến ngày bầu cử, cử tri đi đến tiếp xúc với danh sách ứng cử viên, và thực sự họ không biết danh sách ứng cử viên đó là những ai mặc dù biết lý lịch, thậm chí chưa từng tiếp xúc qua. (minh họa)
    Thomas Võ: Em thấy nhận xét của bạn Hương đúng. Hiện tại, những người ngoài đảng mà có năng lực rất nhiều. Tuy nhiên, để lọt vào vòng trong rất khó, hơn nữa như ý kiến của Hương chia sẻ, thật ra theo thống kê mỗi lần bầu cử quốc hội, thì tỉ lệ thống kê hầu như 100%, nhưng con số đi bầu rất ít, chính quyền vẫn vận động người dân đích thân đi bầu đại biểu quốc hội họ yêu thích. Thực tế, theo bản thân mình cũng như theo ý kiến của những người khác thì đa phần họ đi bầu giùm, hoặc không quan tâm người ứng cử là ai, mà chỉ bầu đại dẫn tới vô tình họ bầu ra những đại biểu không đủ đức đủ tài dẫn đến quản lý hiện này chồng chéo. Thậm chí, bản thân mình cảm thấy hơi bị trì trệ trong giai đoạn hiện nay; một phần do cơ chế, thể chế chính trị ở Việt Nam có vẻ như đang phản ứng không phù hợp đối với tình hình kinh tế xã hội diễn biến nhanh chóng như hiện nay. Vừa rồi Bộ trưởng kế hoạch đầu tư là ông Bùi Văn Vinh có phát biểu trước quốc hội rằng trong 30 năm đổi mới thì Việt Nam mới đạt được một số thành tựu về kinh tế nhưng về thể chế chính trị thì chưa thay đổi nhiều. Ông không nói nhiều nhưng ai cũng hiểu ý của ông như thế nào.
    Lâm Duy: Hai bạn Thomas và Hương cũng đã nói sơ qua về một số điểm mà mình cũng chia sẻ với hai bạn. Mình cũng muốn nhắc thêm một ý đó là mình có đọc được bài phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc, tiến sĩ và từng là bộ trưởng của bộ tư pháp. Trong bài phỏng vấn với Vietnamnet, ông đánh giá hệ thống bầu cử ở Việt Nam là dân chủ hình thức bởi vì khi đến ngày bầu cử, cử tri đi đến tiếp xúc với danh sách ứng cử viên, và thực sự họ không biết danh sách ứng cử viên đó là những ai mặc dù biết lý lịch, thậm chí chưa từng tiếp xúc qua. Sau khi bỏ phiếu dựa trên danh sách mà vốn được ấn định bởi cánh tay nối dài của đảng Cộng sản, thông qua nhiều lần hiệp thương thực chất một quá trình sàn lọc rất kỹ lưỡng. Mình sẽ không nói qua về số lượng thống kê đối với các tỉ lệ cử tri đi bầu cử, ngày bầu cử thì có thể không kiểm chứng được vì ở Việt Nam những cuộc bầu cử không có quan sát viên độc lập. Và một tình trạng lâu nay đó là một người mà đi bầu cho cả gia đình thì đó cũng là tình trạng có thật. Vì vậy, sau khi ngày bầu cử xong, hỏi thì có thể nhiều người sẽ không còn nhớ được tên đại biểu họ bầu. Thực tế này đã chứng minh được là hệ thống bầu cử ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều khuyết điểm và cần phải được chỉnh sửa rất nhiều.
    Chân Như: Các cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp hiện nay tại Việt Nam đều theo “cơ cấu, thành phần” ứng viên và đại biểu được đề ra từ trước. Bạn nghĩ sao về điều này? Đó có phải là điều phù hợp với các giá trị dân chủ, tiến bộ
    Hương: Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ ai cũng có câu trả lời của mình. Với cá nhân tôi, tôi hết sức bất bình trước cách thức tổ chức kiểu cơ cấu - thành phần, bao nhiêu phần trăm người thế này, bao nhiêu phần trăm người nhóm kia, và đặc biệt danh sách được đề cử trước! Tôi e rằng chính sự thờ ở của các cử tri, họ không có một phản ứng mạnh mẽ nào để thúc ép thay đổi cơ chế trên, thì còn rất lâu nữa chúng ta mới tiến được bắt kịp được với kinh tế thế giới và văn minh nhân loại. Thực sự đây là điều tôi thấy đáng buồn nhất!
    Lâm Duy: Mình cũng có chia sẻ về điều bạn Hương vừa đề cập đến.Thể chế bầu cử Việt Nam cần phải có những cải cách lớn để sao cho đạt được những tiêu chí của một cuộc bầu cử tự do và công bằng như những chuẩn mực quốc tế. Ở đây mình có trình bày một ý là hãy xem đại hội đảng vừa kết thúc thì họ đã thống nhất thông qua danh sách gọi là đề cử dành cho những chức danh chủ chốt của nhà nước bên cạnh chức danh Tổng Bí thư đảng Cộng sản vốn là công việc nội bộ của đảng Cộng sản. Bên cạnh đó họ còn bầu cử những chức danh của nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng, danh sách đề cử nhiều khả năng là sẽ được quốc hội khóa mới mặc dù chưa được bầu lên thông qua. Đây cũng là một minh chứng cho việc tình trạng đảng cử dân bầu là có thật. Mình chưa thấy ở một đất nước nào có những cuộc bầu cử gọi là thực sự tự do dân chủ và công bằng hay nói là “dân chủ đến thế là cùng” thì lại có một chuyện là đảng lại quyết định những chức danh của nhà nước khi quốc hội mới chưa được bầu lên. Đó là một điều phi dân chủ rất hiển nhiên và kể cả những đại biểu trong đảng và ngoài đảng khóa mới có 95% đại biểu sẽ là đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam và nó cũng vi phạm nguyên tắc đảng phái chính trị không phải đối mặt với bất kỳ một cuộc sàng lọc nào của cử tri như ở những quốc gia có những cuộc bầu cử dân chủ khác. Do không cạnh tranh chính trị nên đảng Cộng sản sẽ không đối mặt với bất kỳ một thách thức từ quyền lực nào, mà những thách thức về quyền lực đó vốn là động lực rất mạnh mẽ cho những nước đa đảng cải tiến chính sách, cương lĩnh hành động của mình để đưa đất nước đi lên. Do động lực này đối với quốc gia Việt Nam không có, nên đây là một thiếu sót rất trầm trọng và mình nghĩ cần phải thay đổi trong tương lai.
    Mình nghĩ phong trào tự ứng cử hiện này cũng là một trong những nhân tố để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hay sửa phương thức bầu cử lạc hậu, nó trở nên càng hoàn thiện hơn. Đó sẽ là một động lực để khiến người khác quan tâm nhiều hơn đến với cơ chế bầu cử lỗi thời hiện nay.
    - Lâm Duy
    Chân Như: Bạn mong muốn hệ thống bầu cử của Việt Nam trong tương lai thay đổi thế nào?
    Lâm Duy: Như đã phân tích từ đầu, mình cho rằng so với những nước trong khu vực nói riêng và cũng theo chính lời của những quan chức Việt Nam mà các bạn đã có dẫn lời thì mình nhận định là thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay được quyết định một phần bằng phương thức bầu cử quá lạc hậu cho nên đó là một lực cản rất lớn cho việc hội nhập kinh tế. Hệ thống bầu cử này sẽ phải được thay đổi nếu muốn giải quyết những vấn đề khác to tát hơn và quyết định vận mệnh của đất nước. Sự thay đổi phải có lộ trình và nó phải cần có những điều kiện cần và đủ để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử thật sự tự do và công bằng. Mình quan sát ở Myanmar họ mới vừa tổ chức thành công một cuộc bầu cử dân chủ được quốc tế đánh giá rất cao sau nhiều thập kỷ. Để tổ chức được như vậy họ đã phải chuẩn bị rất nhiều thứ không thể trong ngày một ngày hai, nhưng ít ra nó xuất phát từ thiện chí hòa giải và mong muốn đất nước phát triển của cả hai phe. Hy vọng rằng tiến trình thay đổi Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó và sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt. Mình nghĩ phong trào tự ứng cử hiện này cũng là một trong những nhân tố để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hay sửa phương thức bầu cử lạc hậu, nó trở nên càng hoàn thiện hơn. Đó sẽ là một động lực để khiến người khác quan tâm nhiều hơn đến với cơ chế bầu cử lỗi thời hiện nay.
    Thomas Võ: Em cũng đồng ý với ý kiến của bạn Duy. Hiện tại, Việt Nam cũng đang có một số quy chế cho những đại biểu ngoài đảng Cộng sản có thể ửng cử vào quốc hội và hiện tại đang là một phong trào mặc dù không chắc họ có thể giành được một vị trí ở quốc hội hay không. Tuy vậy, ít ra cũng gây được sự chú ý của dư luận cũng như tạo áp lực để quốc hội có thể hoạt động hiệu quả hơn. Về lâu dài, mình hy vọng rằng chính quyền có thể cải cách hình thức bầu cử nhiều hơn nữa và hy vọng một ngày nào đó (mình không dám nghĩ Việt Nam sẽ có nhiều đảng để bầu cử giống như ở nước ngoài) có thể cầm lá phiếu trên tay và bầu ra được vị lãnh đạo cao nhất của đất nước, thay vì giao cho quốc hội như hiện tại.
    Hương: Tôi cũng xin góp thêm một chút ý kiến nho nhỏ vì vừa rồi bạn Duy có nhắc đến cuộc bầu cử ở Myanmar. Nhắc đến yếu tố thiện chí đến từ nhà cầm quyền, tôi e rằng ở Việt Nam mình rất khó để có được thiện chí ấy từ đảng Cộng sản chính. Vì vậy, ngoài yếu tố đến từ nhân dân ra tôi không nghĩ có yếu tố nào khác có thể thay đổi được, tôi chỉ có thể góp ý được như vậy thôi.
    Cám ơn Lâm Duy, Hương và Thomas Võ đã dành thời gian cho diễn đàn kỳ này.

    ĐCSVN vẫn muốn duy trì chủ nghĩa Mác Lê Nin

    Việt Hà, phóng viên RFA 2016-03-03 
    000_Hkg9826169
    Một công an và một dân phòng đứng bảo vệ trước bức tượng Lenin tại công viên bên cạnh đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 5 năm 2014.  AFP photo
    Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã kết thúc với sự ở lại của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và ra đi của những vị trí chủ chốt khác. Trong năm nay, Việt Nam sẽ có một dàn lãnh đạo mới bao gồm chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng và các bộ trưởng trong chính phủ. Hiện đã có những thông tin đồn đoán về những người sẽ nắm giữ các chức vụ quan trọng này. Vậy ai là những người có nhiều khả năng nhất nắm giữ các chức vụ quan trọng sắp tới, và liệu những thay đổi này có ý nghĩa thế nào đối với đường lối đối nội, đối ngoại trong 5 năm tới của Việt Nam?
    Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ.
    Việt Hà: Thưa ông, đại hội đảng cộng sản VN 12 đã kết thúc, nhìn vào danh sách những ủy viên trung ương đảng và bộ chính trị, ông có thấy điểm gì khác biệt so với đại hội lần trước? liệu điều này có mang đến thay đổi nào đáng kể trong chính sách đối nội và đối ngoại của VN?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Trong bộ chính trị và nhất là trong Ban Chấp hành TƯ mới số người ủng hộ ông Dũng không nhiều như trước. Tại Đại hội này giải quyết tranh chấp cá nhân và loại ông Dũng quan trọng hơn sự thảo luận về chính sách. Thành phần của bộ chính trị lần này gồm một số người có khuynh hướng giáo điều (TBT Nguyễn Phú Trọng, Thường Trực ban Bí thư  kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng.). Tương đối nhiều người có gốc công an nắm các chức vụ trọng yếu (Đại tướng Trần Đại Quang, Trung tướng Tô Lâm, ông Phạm Minh Chính), và khá nhiều người có kiến thức hoặc kinh nghiệm quản lý kinh tế (bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hang nhà nước Nguyễn Đức Bình, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng, Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải.).
    Người phụ trách tuyên giáo, ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970 là người trẻ nhất và, nếu cần, có thể trụ trong Bộ chính tri nhiều nhiệm kỳ. Với việc đặt ông Đinh thế Huynh, nguyên trưởng ban tuyên giáo TƯ vào chức vụ Thường trực ban Bí thư với triển vọng kế nghiệp ông Trọng khi ông rút lui trước nhiệm kỳ và đặt một người trẻ tuổi nhất kế nhiệm ông Huynh ở chức vụ trưởng ban tuyên giáo, ông Trọng hay đảng của ông ấy sắp xếp nhân sự để kiên trì chủ nghĩa cộng sản, kiên định con đường Mác Lê nin, duy trì sự độc tôn của đảng, không đi chệch hướng, không bị tự diễn biến.
    Việt Hà: Có thông tin cho rằng ông Trọng sẽ chỉ ở khoảng nửa nhiệm kỳ để đảng tìm người thay thế, theo ông, ai là những gương mặt sáng giá cho vị trí này, vì sao?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Trước đại hội 12 ông Trọng muốn ông Nghị làm tổng Bí thư nhưng ông Nghị không làm được thì người ta thấy là ông Trọng nghiêng về phía ông Đinh Thế Huynh. Ông này mới được đôn lên làm Thường Trực ban Bí Thư, nhân vật thứ hai sau TBT Trọng. Tuy nhiên, nếu muốn gộp hai chức vụ Chủ Tịch nước và TBT đảng thành một để có thể chỉ huy thống nhất và làm dễ dàng thủ tục ngoại giao đồng thời tăng uy thế cho TBT khi tiếp xúc với các nguyên thủ khác, đảng có thể bầu luôn ông Trần Đại Quang vào chức vụ TBT đảng.
    Việt Hà: Đại hội đảng đã kết thúc nhưng danh sách của những người đứng đầu chính phủ, nhà nước về mặt chính thức vẫn phải chờ đến khi quốc hội 14 nhóm họp vào giữa năm nay để quyết định. Tuy nhiên đã có những thông tin đồn đoán về những người sẽ nắm các vị trí quan trọng là thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch nước,… ông có những thông tin gì có thể chia sẻ về những lãnh đạo mới của VN sắp tới?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Tại hội nghị toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN, đảng đã quyết định giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thi Kim Ngân làm Chủ tích Quốc Hội, và ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng chính phủ. QH chỉ làm công việc chính thức hóa quyết định của đảng mà thôi, vấn đề là làm lúc nào. Trên nguyên tắc thì tháng 5 bầu cử quốc hội, tháng 7 quốc hội mới họp thì lúc bấy giờ mới có mấy ông mới. Nhưng ông Obama sang thăm tháng 5, không có gì cấm quốc hội hiện tại họp tín nhiệm mấy ông này. Như vậy khi ông Obama sang thì có dàn lãnh đạo mới để tiếp. Đó là một giải pháp, nếu không thì đến tháng 7 mới làm. Còn đến tháng 7 thì mấy nhân vật này gần như là chắc chắn.
    000_Hkg9081458-400
    Thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. AFP photo
    Việt HàTheo ông di sản mà ông Nguyễn Tấn Dũng để lại cho người kế nhiệm là gì, đâu là những thuận lợi và khó khăn cho thủ tướng VN tiếp theo?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Ông Nguyễn Tấn Dũng là một người quyết đoán và dám làm, nhưng với kỷ luật “cá nhân lãnh đạo, tập thể chỉ huy” ông không có toàn quyền làm những điều ông muốn. Dưới chính quyền của ông Dũng, người ta thấy có mấy điểm đặc biệt sau đây: Về ngoại giao thì khuynh hướng thân Mỹ tăng khuynh hương thân Tàu giảm.
    Về kinh tế thì VN đẩy mạnh chính sách hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế với một số các thương ước quan trọng, nhưng đồng thời nền kinh tế củng có một số khó khăn: tăng trưởng thấp, lệ thuộc nhập cảng vào TQ tăng nợ công lớn, ngân sách thiếu hụt, các công ty nhà nước không được cải tổ đến nơi đến chốn và hoạt động thiếu hiệu quả.
    Về xã hội thì nạn tham nhũng lan tràn làm xói mòn tính chính thống và lòng tin vào chế độ đồng thời là một sức cản cho cải tổ kinh tế. Về chính trị thì người ta thấy sự hình thành và lớn mạnh của các nhóm lợi ích song song với hình thức vận động chính trị qua internet và sự lấp ló của các tổ chức dân sư. Đó là những vấn đề mà chính quyền kế nhiệm sẽ phải đối phó.
    Việt Hà: Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng một số ủy viên trung ương đảng là những nhà kỹ trị, trong đó có thủ tướng mới, ông có đồng ý với ý kiến này không? Nếu có theo ông điều này mang lại thuận lợi và bất lợi gì cho VN sắp tới?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Ứng cử viên thủ tướng duy nhất đảng đưa ra là ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông này có thể coi là một nhà kỹ trị. Trong Bộ Chính Trị mới người ta thấy một số người hoặc có kiến thức chuyên môn về kinh tế hoặc đã từng có kinh nghiệm thi hành chính sách kinh tế, như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đức Bình, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng, Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải.
    Sự hiện diện của các nhà kỹ trị rất cần thiết vì VN đã ký một số thương ước quan trọng với những cam kết cải tổ cụ thể; họ sẽ phải thực hiện các cải tổ kinh tế cần thiết để nền kinh tế VN có khả năng cạnh tranh và lợi dụng được cơ hội do các hiệp ước mở rộng thị trường này mang lại.
    Việt Hà: Vai trò của chủ tịch nước từ trước đến nay vẫn rất mờ nhạt, có chuyên gia nước ngoài cho rằng trong cương vị chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang không làm được gì nhiều nhưng ông cũng cho thấy vai trò nhất định của mình trong việc ủng hộ đổi mới doanh nghiệp nhà nước, xích lại gần hơn với Mỹ qua TPP. Theo ông vị chủ tịch nước mới có thể làm được gì để khẳng định vai trò của mình?
    Nguyễn Mạnh Hùng: Hiến Pháp VN cho Chủ tịch nước nhiều quyền hành, nhưng ông Sang chọn không thi hành hết các quyền ấy.
    Hiến Pháp 2013 giao cho Chủ tịch nước tư cách “đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại,” và quyền đề cử để Quốc Hội bầu và mãn nhiệm các vị trí quan trọng của nhà nước, kể cả Phó chủ tịch nước và Thủ tương.
    Chủ tịch nước “thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân,” giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
    Với tư cách nguyên Bộ trưởng CA, ông Trần Đại Quang có căn cứ quyền lực lớn hơn ông Sang và, nếu ông ấy có bản lĩnh, ông có triển vọng đóng vai trò quan trọng hơn so với ông Sang trong chính quyền mới trong khi đó người ta không nghĩ rằng ông Phúc sẽ là một Thủ tướng có nhiều quyền uy như ông Dũng.
    Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

    Phiên tòa sơ thẩm (lần 2) xét xử dân oan Nguyễn Văn Thông

    Ảnh Dân Làm Báo
    CTV Danlambao - 10:50: Chủ toạ phiên toà công bố mức án dành cho anh Nguyễn Văn Thông là 3 năm 6 tháng tù giam... Kết thúc phiên tòa sơ thẩm lần 2 chị Trần Thị Kim Đơn (vợ dân oan Nguyễn Văn Thông) nói trong phẫn uất "Đây là một phiên toà bóp cổ chồng tôi của chính quyền. Đã cướp hết đất mà còn nhẫn tâm bắt bỏ tù chồng tôi. Pháp luật ở đâu???" Với bản án bất công trong phiên toà sơ thẩm lần 2 hôm nay, hai cô con gái của dân oan Nguyễn Văn Thông khiến nhiều người không giấu được xúc động khi những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cả hai và lời nhắn gửi thật thống thiết: "Ba ơi về với con!"


    *

    Ngày 4/03/2016, Tòa án Nhân dân huyện Gò Dầu (Tây Ninh), mở lại phiên sơ thẩm (lần 2) vụ án dân oan Nguyễn Văn Thông bị xét xử theo điều 258 BLHS – “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

    Anh Nguyễn Văn Thông, sinh năm 1956, thường trú tại ấp Phước Hội B, xã Phước Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh, là một trong nhiều người khiếu kiện dự án khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông (Khu liên hợp Phước Đông - Bời Lời).

    Dự án Phước Đông - Bời Lời do Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư đã vấp phải sự phản đối của bà con Tây Ninh vì trong quá trình thực hiện thu hồi, tái định cư đã bỏ qua quyền lợi của dân. Gia đình anh Nguyễn Văn Thông bị thu hồi 11.175m2 đất trồng lúa, bồi thường với giá 68.000 đồng/m2 đất.

    Anh Thông cùng bà con đã kiên trì ra tận Hà Nội để tiếp tục gửi đơn tố cáo sau rất nhiều lần khiếu nại, khiếu kiện nhưng không được giải quyết vì các cấp chính quyền đều trả đơn yêu cầu bà con về tỉnh đối thoại với người bị tố cáo.

    Trong một lần đi gởi đơn thư tố cáo ở Mặt trận Tổ quốc, trên đường về anh Thông cùng bà con Tây Ninh đã bị công an Hà Nội bắt lên xe đưa về trụ sở tại Quang Trung. Anh Thông đã bị công an đánh sụn đốt sống L1 tại đây.

    Ngày 3/02/2015, khi đang đi trên đường, anh Nguyễn Văn Thông đã bị công an tỉnh Tây Ninh kết hợp cùng công an Tp Hà Nội thực hiện hành vi bắt cóc giữa đường và khởi tố anh về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

    Ngày 22/9/2015, trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra nhanh chóng tại TAND huyện Gò Dầu, anh Nguyễn Văn Thông bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù giam khi không có nhân chứng, không có bị hại, không có luật sư, người tham gia phiên tòa duy nhất là anh Thông. Gia đình, vợ con anh Thông không hề biết chồng, cha mình đã ra tòa.

    Ngày 16/12/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 22/9/2015 của Tòa án huyện Gò Dầu, với lý do cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tục tố tụng: Biên bản nghị án được thực hiện trước 5 ngày diễn ra phiên tòa. Cũng trong phiên phúc thẩm này, anh Thông đã công bố việc chủ tọa không cho anh nói, miệng anh bị dán băng keo, hai tay bị còng. Anh Thông cho rằng lý do anh và bà con lâm vào cảnh tù tội là vì đã tố cáo những sai phạm của Chủ tịch huyện Võ Văn Dũng trong việc thu hồi đất. Hiện nay ông Võ Văn Dũng đang đảm nhiệm vị trí Bí thư huyện Gò Dầu.

    Ba luật sư tiếp tục bào chữa cho anh Nguyễn Văn Thông trong phiên sơ thẩm (lần 2) là LS Nguyễn Khả Thành, LS Võ An Đôn (Đoàn LS Phú Yên) và LS Nguyễn Văn Kiệm (Đoàn LS Hà Nội).

    Ảnh Facebook Dương Lâm
    Ảnh Dân Làm Báo

    Phiên toà sơ thẩm lần 2 sáng nay thu hút sự quan tâm của nhiều người dân Tây Ninh và gần 20 nhà hoạt động khắp cả nước đến tham dự. 

    Với lý do hết chỗ ngồi như ở phiên toà phúc thẩm, lực lượng an ninh tỉnh Tây Ninh đã hạn chế một số người từ xa đến tham dự phiên toà vào phòng xét xử.

    Sau khi hoàn tất thủ tục khai mạc phiên tòa, các luật sư yêu cầu HĐXX triệu tập các nhân chứng có liên quan đến vụ án. Nhưng yêu cầu này không được đáp ứng, chủ tọa phiên tòa công bố lời khai của các nhân chứng theo hồ sơ. 

    Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt dân oan Nguyễn Văn Thông mức án 3 - 4 năm tù giam, theo khoản 2, Điều 258 BLHS.

    9h10: Bắt đầu bước vào phần tranh tụng.

    Có mặt tại phiên tòa, anh Trần Bang, nhà hoạt động đến từ Sài Gòn cho biết: “Thông qua phần xét hỏi, người theo dõi có thể thấy sự áp đặt chủ quan của cơ quan tố tụng theo hướng buộc tội cho anh Thông. Khép tội anh Thông theo điều 258 là bịt miệng anh, tước các quyền tự do biểu đạt của anh. Đây là hành vi áp đặt nhằm bảo vệ lợi ích của chính quyền. Bản thân điều 258 đã là điều luật vi phạm nhân quyền.”

    Quan điểm bào chữa của LS Nguyễn Khả Thành, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Văn Kiệm trước toà là: Anh Nguyễn Văn Thông vô tội vì khiếu nại là quyền hợp pháp của công dân. 

    Phát biểu trước tòa, anh Thông tiếp tục khẳng định mình vô tội, nhưng chủ tọa phiên tòa lại liên tục cắt lời anh không cho nói. Trước đó, khi các luật sư nêu câu hỏi với thân chủ của mình thì chủ tọa phiên tòa cũng liên tục ngắt lời anh Thông không cho phát biểu.



    Phần tranh tụng giữa các luật sư và đại diện VKS diễn ra khá căng thẳng khi chủ toạ phiên tòa liên tục ngắt lời LS Nguyễn Khả Thành. 

    Phần âm thanh của phiên toà hôm nay luôn bị can thiệp có chủ ý mỗi khi các luật sư cất lời, hoặc anh Thông phát biểu. Âm thanh rõ nhất mà tất cả những người tham dự bên trong và ngoài phiên tòa có thể nghe chính là lời của chủ toạ và đại diện VKS. 

    10:20: Toà tạm nghỉ để chuyển sang phần nghị án. 

    10:50: Phiên toà tiếp tục, chủ toạ phiên toà công bố mức án dành cho anh Nguyễn Văn Thông là 3 năm 6 tháng tù giam - tức là giữ nguyên mức án sơ thẩm lần 1 mà TAND huyện Gò Dầu đã tuyên hồi tháng 9/2015 trong phiên toà vi phạm nghiêm trọng luật Tố tụng Hình sự.

    Kết thúc phiên tòa sơ thẩm lần 2 chị Trần Thị Kim Đơn (vợ dân oan Nguyễn Văn Thông) nói trong phẫn uất: Đây là một phiên toà bóp cổ chồng tôi của chính quyền. Đã cướp hết đất mà còn nhẫn tâm bắt bỏ tù chồng tôi. Pháp luật ở đâu???

    Với bản án bất công trong phiên toà sơ thẩm lần 2 hôm nay, hai cô con gái của dân oan Nguyễn Văn Thông khiến nhiều người không giấu được xúc động khi những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cả hai và lời nhắn gửi thật thống thiết: "Ba ơi về với con!"

    2 con gái dân oan Nguyễn Trung Thông



    Bí ẩn nào phía sau “Gạc Ma, vòng tròn bất tử”?

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-03-03 
    000_Hkg8376704
    Những người biểu tình mặc áo thun với các áp phích ghi nhớ 64 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng ngày 14 Tháng 3 năm 1988 trong trận Gạc Ma. Ảnh chụp hôm 14/3/2013 tại Hà Nội. AFP photo
    Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” có lẽ là một tác phẩm kỳ lạ nhất trong lịch sử in và phát hành sách của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, vì nó được soạn thảo nhằm tôn vinh các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma do một tướng lĩnh đương nhiệm biên tập và đích thân mang tới Nhà xuất bản nhưng hơn một năm sau vẫn không hề xuất hiện trên giá sách của độc giả khắp nơi có quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc Lâm tìm hiểu sự việc qua lời của thiếu tướng Lê Mã Lương, người trực tiếp biên tập cuốn sách, với các chi tiết sau đây.
    Sách viết về lịch sử nước ta, dù là một giai đoạn mới đây hay những điều đã xảy ra hàng trăm năm trước nếu có dính tới yếu tố Trung Quốc thì hầu như những cụm từ được xem là “nhạy cảm” đương nhiên biến mất hay được chỉnh sửa thành “nước ngoài” hay “nước lạ” . Báo chí tuy dần dần quen với cung cách này trong nhiều năm qua nhưng đâu đó vẫn có những bài viết “lách” luật bất thành văn này cho tới khi bị phát hiện, khiển trách hay rút bài viết xuống.
    Đối với sách thì việc nhắc tới vấn đề Trung Quốc có khó khăn hơn nhiều. Sách muốn phát hành công khai hợp pháp phải được Cục Xuất bản cấp giấy phép đó là chưa kể trong trường hợp có giấy phép rồi đôi khi vẫn bị cấm phát hành vì lý do “nhạy cảm”. Người đọc cũng dần dần quen với cung cách làm việc này và ít có người chú ý tới.
    Tuy nhiên, đối với một cuốn sách viết về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc mà phải bỏ mình thì việc trù dập, ém nhẹm không cho xuất bản nó lại là một việc khác. Nó là sự phản bội lại xương máu người lính và không một công dân nào có lương tri lại chấp nhận cho việc làm tắc trách này.
    Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” nằm trong trường hợp này. Cuốn sách được soạn thảo dưới hình thức ghi lại toàn bộ sự việc xảy ra trong và sau trận chiến năm 1988 tại Gạc Ma, khi ấy 64 anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống tại vùng biển quê hương, một số khác bị Trung Quốc bắt làm tù binh và trao trả sau nhiều năm trong trại giam khắc nghiệp của chúng.
    “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” được soạn thảo công phu và biên tập do chính tay thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, bỏ công sức xem xét. Bên cạnh đó nhà sử học Dương Trung Quốc, đương kim đại biểu quốc hội viết lời bạt, và đặc biệt hơn nữa cuốn sách được chính ông Đào Văn Lừng - Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM - viết lời giới thiệu.
    Thực sự mà nói tôi cũng không hiểu tại sao lại có cái chuyện như vậy. Khi tôi biên tập cuốn sách này sau đấy tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại tài liệu để bổ sung vào làm cho phong phú hơn.
    - Thiếu tướng Lê Mã Lương
    Sau một năm, cuốn sách vẫn không có một động tĩnh gì cho thấy đang được xem xét hay chờ đợi quyết định nào đó của giới chức trách nhiệm, thiếu tướng Lê Mã Lương bộc bạch với chúng tôi:
    Thực sự mà nói tôi cũng không hiểu tại sao lại có cái chuyện như vậy. Khi tôi biên tập cuốn sách này sau đấy tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại tài liệu để bổ sung vào làm cho phong phú hơn. Phong phú chỉ có từ ngữ, kỹ thuật mà còn làm cho trang viết sinh động, chân thực gắn với lịch sử. Lịch sử diễn ra với những sự kiện sinh động hơn và có thể nói cuốn sách này chỉ nhằm để tôn vinh 64 anh hùng liệt sĩ cũng như những người bị Trung Quốc bắt hơn 3 năm mới trao trả.
    Trước đại hội 12, mọi diễn biến chính trị trong nước tạm thời đóng băng một thời gian và sau khi đại hội kết thúc với kết quả một dàn nhân sự mới, người dân quan sát thấy có sự thay đổi đáng chú ý về cách mà báo chí loan tải vụ việc có liên quan tới Trung Quốc. Từ ngữ không còn né tránh, sự việc không còn mù mờ, ẩn dụ và nhất là có hẳn những bình luận đanh thép về các hành vi mà Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề Biển Đông.
    Tuy nhiên đối với cuốn sách “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” hình như không có một cái nhìn toàn diện như các tác giả của nó. Thiếu tướng Lê Mã Lương kể lại tình trạng đông lạnh của tác phẩm này:
    Tôi đã tham gia đưa đến một vài nhà xuất bản và cuối cùng tôi đưa đến nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Sau 5 tháng tôi cũng không thực sự theo dõi vì tôi cứ đinh ninh rằng nhà xuất bản Quân đội Nhân dân thành lập Hội đồng đọc và sau đó thì sẽ trình lên lãnh đạo Tổng cục Chính trị, lãnh đạo Bộ quốc phòng, nhưng sau đấy tôi có nghe nói Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chưa có ý định phát hành cuốn sách này.
    Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân biết vai trò của mình có giới hạn tới đâu khi nó đương nhiên nằm dưới quyền của ông Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, lời đồn đoán nào rồi cũng có lúc được bạch hóa. Cơ may tới cho Thiếu Tướng Lê Mã Lương, người theo dõi, đôn đốc cho số phận cuốn sách khi ông gặp chính người cần gặp là Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Thiếu tướng Lê Mã Lương thuật lại:
    Trong một lần tình cờ làm việc với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tôi có nhắc lại câu chuyện này thì Đại tướng Phùng Quang Thanh nói ông hoàn toàn chưa hề biết. Ông nói “tôi còn không biết là anh tham gia vào việc viết cuốn sách này chứ chưa nói Nhà xuất bản Quân đội có báo cáo gì với tôi”. Khi ấy lập tức tôi đưa cái tập bản thảo cực kỳ nghiêm túc mà tôi đã biên tập và hy vọng nó thông qua bộ trưởng sẽ được xuất bản.
    Thế mà suốt từ bấy cho đến giờ nó đã trải qua đến nửa năm rồi, tức là từ khi tôi chuyển cho nhà xuất bản Quân đội cho đến khi tôi gặp Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh cho đến bây giờ cũng đã một năm. Cho nên thực sự tôi muốn nói là không hiểu vì sao nó lại như thế. Trong khi đó vừa qua tôi có nhận được một cuốn sách viết về Đặng Tiểu Bình tôi thấy rất lạ và tôi không tự giải thích được.
    Cuốn sách mà Thiếu tướng Lê Mã lương vừa nhắc tới có cái tên rất kêu: “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” đã được xuất bản và phát hành tràn lan tại Việt Nam.
    Đặng Tiểu Bình chính là người nói câu nói nổi tiếng: “dạy cho Việt Nam một bài học” vài ngày trước khi xua quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết chết hàng chục ngàn chiến sĩ, đồng bào Việt Nam.
    Hai cuốn sách với hai mục tiêu rõ rệt. Một cuốn tôn vinh xương máu của anh hùng liệt sĩ Việt Nam, cuốn thứ hai lại tôn vinh người trực tiếp giết chết những người lính chiến ấy. Đây là tình huống mà Thiếu tướng Lê Mã Lương cho là khó hiểu, ngay cả khi ông là người được huân chương anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân.