Friday, December 19, 2014

Ba giáo sư Việt tại Mỹ đề nghị cho 'Bọ Lập' tại ngoại

CHICAGO (NV) - Ba giáo sư người Việt đang dạy đại học tại Mỹ vừa gửi một thư ngỏ, kêu gọi hệ thống tư pháp của Việt Nam hãy để nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Ông Nguyễn Quang Lập (có bút danh là Bọ Lập), 58 tuổi, vừa là một nhà văn, vừa là tác giả nhiều kịch bản điện ảnh, sân khấu. Các tác phẩm của ông Lập đã đem lại cho ông nhiều giải thưởng. Cách nay vài năm, ông Lập thực hiện blog “Quê Choa.”


Ông Nguyễn Quang Lập chống gậy đi biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 vừa qua tại Sài Gòn. (Hình: Internet)

Blog này là một trong những trang web dẫn đầu về số lượng truy cập tại Việt Nam. Ông Lập bị bắt ngày 6 tháng 12, 2014 khi đang bị bán thân bất toại, đi lại và sinh hoạt cần có người giúp. Sau 9 ngày bị “tạm giữ,” hôm 17 tháng 12, 2014, Bộ Công An CSVN công bố quyết định khởi tố ông Lập vì “tuyên truyền chống nhà nước.”

Trong thư ngỏ gửi bộ trưởng Công An, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao và chánh án Tòa án Tối Cao CSVN, các ông Ngô Bảo Châu, Ðàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn nhận định, việc bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập khiến hình ảnh của Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế xấu đi.

Cả ba tự nhận là đã đọc nhiều tác phẩm và bài viết của ông Lập và chỉ thấy “có tâm với đất nước.” Ông Lập bị bắt giữ khi tình hình sức khỏe rất tệ, việc tạm giam ông không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam trong khi công an có khả năng thực hiện những biện pháp ngăn chặn khác mà không ảnh hưởng đến công việc điều tra. Cũng vì vậy, cả ba đề nghị hãy để ông Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Blogger Osin (Huy Ðức) - một thân hữu của ông Lập, vừa kể trên facebook rằng, một đại biểu Quốc Hội (chưa muốn nêu tên) cho biết cũng đã gửi thư đến bộ trưởng Công An Việt Nam, đề nghị thả các bloggers trong đó có ông Nguyễn Quang Lập.

Ngoài những thư vừa kể, một kiến nghị khác của công chúng yêu cầu trả tự do cho ông Nguyễn Quang Lập đã thu được hang ngàn chữ ký của nhiều người, thuộc nhiều giới, ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam.

Kiến nghị này được gửi cho ba nhân vật là chủ tịch nhà nước, thủ tướng và bộ trưởng Công An của chế độ Hà Nội. Ðề cập đến tính chính đáng của việc bắt giữ ông Lập khi blog Quê Choa chỉ phản biện một cách ôn hòa. Chưa kể việc đột nhập tư gia, bắt giữ ông Lập khi ông đang viết tiểu thuyết trên máy tính rồi tuyên bố “bắt quả tang” là một điều phi lý.

Những người ký tên vào kiến nghị cũng lưu ý chính quyền Việt Nam về tình trạng sức khỏe của ông và nhấn mạnh, giam giữ một người mà sức khỏe đang trong tình trạng như thế là trái với tinh thần nhân đạo của những quốc gia văn minh.

Kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải quan tâm đến sự xúc động mạnh mẽ trong dân chúng khi ông Lập bị bắt giữ. Ðồng thời yêu cầu trả tự do cho một số blogger khác như: Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, cũng đang bị cầm giữ với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.”

Kiến nghị yêu cầu xem xét và sớm sửa đổi Luật Hình Sự và Luật Tố Tụng Hình Sự, hủy bỏ các điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước) và 258 (Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước) vốn dễ bị lạm dụng để thủ tiêu quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận.

Trước đó, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) và Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đã đồng loạt loạt lên tiếng chỉ trích Việt Nam đàn áp các blogger.

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 vừa qua, gần một ngàn nhân sĩ trí thức trong ngoài nước, gồm cả một số đảng viên đảng CSVN đã cùng ký tên chung trong một bản kiến nghị đòi chế độ Hà Nội trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập. Họ bày tỏ “hết sức bất bình” về việc bắt giữ ông Lập cũng như nhiều người viết blog phản biện xã hội khác. (G.Ð)
12-19- 2014 3:30:05 PM

Chủ tịch xã ép học sinh lấy lời khai để báo cáo lấy thành tích?

chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai

Các cháu có trong hình bị lấy “lời khai”, hiệu trưởng không trả lời câu hỏi.

Tại trường tiểu học chuẩn quốc gia (Quảng Bình), học sinh bị ép lấy lời khai khi không có phụ huynh và người giám hộ, vì các cháu xuất hiện trong hình ảnh kê bục giảng viết bài. Liên quan vụ việc, ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch xã đã ký văn bản số 56 "báo cáo láo" lên huyện.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Đồng đã cử Phó Chủ tịch xã Võ Doãn Doãn - phụ trách văn xã -cùng thanh tra nhân dân xã, cán bộ văn phòng xã kiểm tra tài sản nhà trường.

Tuy nhiên ông Đồng lại báo cáo khác đi những gì ông Doãn cùng cán bộ xã và đại diện nhà trường thống nhất ký vào biên bản làm việc.
Theo đó, về bàn ghế học tập, ông Đồng cho hay: “Bàn ghế 100% làm từ gỗ từ nhóm 3 trở lên, đảm bảo các kích cỡ, phù hợp với học sinh tiểu học”.
Trong khi đó, biên bản làm việc có nhiều chữ ký của cán bộ xã, nhà trường do ông Võ Doãn Doãn, Phó Chủ tịch xã thừa lệnh ông Đồng đi kiểm tra vào ngày 10.12 thì ngược lại: “Thiếu 40 bộ bàn ghế đạt chuẩn. Trong đó số bàn ghế hiện có chỉ 40% bàn ghế đạt chuẩn, 60% chưa đạt chuẩn”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Doãn cho biết, văn bản của ông khách quan, còn lưu ở văn phòng xã, có chữ ký văn phòng và cán bộ thanh tra nhân dân xã.
Như vậy, ông Nguyễn Văn Đồng đã “chế biến” lại qua báo cáo gửi lên UBND huyện Quảng Ninh là bàn ghế đầy đủ để “chạy” theo thành tích!?.
chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai

chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai
Văn bản của ông Võ Doãn Doãn kiểm tra thực tế nói thiếu bàn ghế.

chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai
chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai
Văn bản báo cáo sai sự thật của Chủ tịch xã lên cấp trên nói bàn ghế đủ.
Bà Nguyễn Thị Thủy, hiệu trưởng nhà trường thì khăng khăng không có bất cứ ghi âm nào nói vật chất thiếu, 10 năm qua không đầu tư. Khi chúng tôi đưa băng ghi âm ra, bà Thủy thừa nhận có băng ghi âm nhưng lại phân bua rằng có đầu tư chứ, có đầu tư hơn hơn 433 triệu đồng từ địa phương cho cơ sở vật chất.
Về vấn đề vì sao nhà trường lại ép học sinh lấy lời khai, bà Thủy không trả lời mà giải bày nhà vệ sinh có 2 nhà đầy đủ chức năng.
Tuy nhiên tại hiện trường cho thấy, một nhà vệ sinh dành cho học sinh không có mái che, chỉ là nơi đi tiểu tiện, không có đại tiện, không có hố ga. Nhà vệ sinh thứ 2 được phân bua là của học sinh thì các cháu cho biết, học sinh không dám tới đó mà chỉ dành cho nhà trường. Ở khu nhà này vừa cho quét vôi, một ngăn đóng, một ngăn mở. Ngăn mở tù đọng nước thải bốc mùi…
Thế nhưng, trong báo cáo gửi UBND xã, để ông Đông gửi huyện cả bà Thủy và ông Đồng cho rằng nhà vệ sinh đã xuống cấp cần đầu tư từ 250-300 triệu đồng để xây dựng.
Câu hỏi đặt ra là vì sao cả hiệu trưởng và chủ tịch xã đều báo cáo láo về cơ sở vật chất nhưng vẫn cứ xin kinh phí? Và theo như bà Thủy là cơ sở vật chất đủ nhưng lại vẫn nói học sinh học trong phòng “bán kiên cố” với phóng viên để làm gì? Mặt khác, qua các văn bản bà Thủy gửi lên trên, có khoản đầu tư hơn 433 triệu đồng mấy năm qua thì nó “bay đi đâu” để nay lại biến báo xin thêm kinh phí hàng trăm triệu đầu tư nhà vệ sinh?
Ngoài ra, sự việc các học sinh có mặt trong hình kê vở viết trên bục giảng trong phòng học nghệ thuật, bị bắt lấy “lời khai” mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ, bà Thủy không trả lời mà cãi đó là hình chụp lúc tan trường.    
chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai
Khu vệ sinh của học sinh không có mái, không có hố ga, không có đại tiện vừa được vôi ve để làm màu mè.
chu tich xa, bao cao lao, hoc sinh, lay loi khai
Nhà vệ sinh còn lại một buồng bị khóa. Buồng kia bốc mùi.

Quốc Nam

Hiểm họa đằng sau "ngoại giao thủy điện" của Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

thuy dien Trung Quoc
Đập Nọa Trác Độ của Trung Quốc, 1 trong số 6 đập thủy điện trên sông Mekong.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khi xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn, đó là Trung Quốc muốn chi phối được dòng chảy, khiến các nước phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mới đây, trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong cho biết, ngoài 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, mới đây, một công ty Trung Quốc còn giúp một nước trong khu vực xây thủy điện trên sông Mekong. 
Theo các chuyên gia kinh tế, khi xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn, Trung Quốc không chỉ nhằm vào mục tiêu kinh tế như giải phóng máy móc lạc hậu, giải quyết lao động mà họ còn muốn hiện diện ở những vùng “hiểm yếu” của các quốc gia khác. Và từ đây, nắm được vùng quan trọng cũng như chi phối được dòng chảy khiến nhiều nước phải phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiểm họa từ những quả “bom nước” khổng lồ
Khoảng một thập kỷ kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử, Trung Quốc không chỉ phát triển mạng lưới thủy điện trên toàn quốc mà còn mở rộng đầu tư vào các dự án ở khắp các khu vực trên thế giới từ châu Phi đến Đông Nam Á, Mỹ Latinh... Thậm chí có những dự án, Trung Quốc tỏ ra “hào phóng” đến bất ngờ khi cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ cả phần thiết kế và thi công. Đây là điều khiến không ít các nước trên thế giới cảm thấy ngạc nhiên và đặt ra những nghi vấn.
Thủy điện chỉ là cái cớ để tăng cường sự hiện diện ở các nước khác?

Dẫn lời TS. Lê Kim Sa (viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), khi quốc gia nào bị Trung Quốc “nắm thóp” thì nguy cơ phụ thuộc vào kinh tế nước này là tương đối lớn. Xây dựng công trình thủy điện chỉ là cái cớ để Trung Quốc thâm nhập, tăng cường sự hiện diện và chi phối các nước khác. Có thể nói Trung Quốc đã khéo léo vận dụng “ngoại giao thủy điện” để tạo nên sự phụ thuộc từ các nước vào quốc gia này và các nước sẽ phải nhượng bộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề. 
Theo tài liệu của trung tâm Con người và Thiên nhiên Việt Nam gửi đến PV, hàng loạt đập thủy điện được xây trên phía thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, môi trường mà còn ẩn chứa những tai họa kinh hoàng đối với hàng chục triệu người dân sinh sống dưới hạ nguồn, trong đó có ĐBSCL. 
Đại diện trung tâm Con người và Thiên nhiên Việt Nam cho hay, nếu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận các nước trong khu vực được xây hoàn thành thì tổng dung tích nước điều tiết của toàn hệ thống này ước tính khoảng 30 tỉ m3. 
Trong điều kiện vận hành bình thường, chắc chắn với số lượng đập thủy điện lớn như vậy sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông. Tuy nhiên, điều quan ngại nhất chính là nguy cơ vỡ đập. 
Nếu vỡ một đập thì hàng loạt đập khác sẽ vỡ dây chuyền. Trong đó có đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở một nước trong khu vực, trong trường hợp xảy ra sự cố, lượng nước tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành “quả bom” nước khổng lồ giội xuống, có thể san phẳng cả ĐBSCL.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Phó Tổng Thư ký ủy ban sông Mekong cho biết, tại thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây xong 6 thủy điện, có dự án rất lớn như Mãn Loan 1.500 MW, Tiểu Loan 4.200 MW và đặc biệt đã có dự án cực lớn là Nọa Trác Độ 5.860 MW... 
Không chỉ dừng lại ở đó, nhà đầu tư Trung Quốc đang dự định làm thêm thủy điện ở khu vực này. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho ĐBSCL. Lợi ích từ thủy điện trên dòng chính Mekong đem lại cho các nước không đáng kể, mỗi đập thủy điện chỉ vài chục triệu USD/năm, nhưng tổn thất về môi trường, sinh thái vĩnh viễn không thể phục hồi lại được, cả cộng đồng hàng chục triệu dân sống bên lưu vực dòng sông này sẽ phải gánh chịu hậu quả”.
Được biết, những năm gần đây, tại Việt Nam, lượng nước trên sông Hồng đoạn chảy qua TP. Lào Cai từng bị biến đổi khác thường. Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, chế độ vận hành các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm căng thẳng thêm tình trạng cạn kiệt, thiếu nước trên các sông của Việt Nam, trong đó có sông Hồng. Những kết quả quan trắc tại các trạm thủy văn trên sông Đà, sông Lô và sông Thao cho thấy đã có hiện tượng suy giảm lượng nước từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam.
Trước đây, sông Mekong chở phù sa xuống các nước khu vực hạ lưu thì nay không còn nữa vì đã bị Trung Quốc tích hết ở thượng nguồn. ĐBSCL của Việt Nam cũng đang phải đối phó với tình trạng xâm mặn, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
“Hầu hết người dân ở ĐBSCL đang sống chủ yếu vào nông nghiệp. Khi mà nguồn nước bị tác động gây ảnh hưởng thì sinh kế của từng ấy người cũng sẽ bị ảnh hưởng”, ông Nguyễn Nhân Quảng bày tỏ.
“Không chỉ đơn thuần vì kinh tế”
Trao đổi với PV, một chuyên gia ngành môi trường (đề nghị giấu tên - PV) dẫn một ví dụ về việc xây đập thủy điện để “nhắm” vào nhiều mục đích của các công ty Trung Quốc. Đó là đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo ở vùng cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ, Bangladesh có độ cao 116m, tổng công suất lên đến 510.000 KW. Vừa đi vào vận hành, đập này đã khiến hai nước láng giềng này “sốt vó” bởi nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dưới hạ nguồn. “Tương tự như vậy ở sông Mekong, khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt và giúp các nước xây dựng đập thủy điện sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái. Khi dòng nước thay đổi chắc chắn sẽ kéo theo nhiều thứ khác nữa như môi trường, giao thông và việc bố trí dân cư...”, vị này phân tích.
thuy dien Trung Quoc
Ths. Bùi Ngọc Sơn  
Về vấn đề Trung Quốc mở rộng các nhà máy thủy điện ra thế giới, trả lời PV, Ths. Bùi Ngọc Sơn (Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới) cho rằng có ba nguyên nhân. Đầu tiên, Trung Quốc nhắm vào những nước đang phát triển thiếu cả về cơ sở hạ tầng và năng lượng. Sau đó, họ sẽ kiếm tiền từ những công trình này... Thứ hai, sau khi Trung Quốc xây dựng xong hàng loạt các đập như Tam Hiệp, Tiểu Loan... họ đã bị dư thừa hàng vạn lao động và máy móc chuyên xây dựng thủy diện. Do vậy, Trung Quốc phải đi tìm những công trình thủy điện khác để thi công và đây là cách di dân khôn khéo của họ.
Thứ ba, đối với những công trình lớn, ở khu vực “nhạy cảm”, quan trọng ở bất cứ quốc gia nào, Trung Quốc sẽ “hào phóng” cho các nước khác vay vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp và lao động của mình vào. Và khi đã vào được, ai biết được họ làm những công việc gì ở đó.
“Đây là mối nguy hại đối với các nước mà có công ty của Trung Quốc thi công. Nếu không nhận ra được vấn đề này, các nước sẽ phải trả giá và lãnh hậu quả lớn về an ninh, kinh tế, môi trường...”, Ths. Bùi Ngọc Sơn cảnh báo.
Nói về việc Trung Quốc giúp một số nước xây dựng các đập thủy điện, ông Sơn phân tích: “Ý đồ của Trung Quốc khi xây các công trình thủy điện ở trong nước cũng như nước ngoài rất rõ ràng. Họ sẽ chọn những khu vực hiểm yếu nhất của đất nước đó để thực hiện các dự án. Dự án này không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn phục vụ nhu cầu chính trị. Bởi nắm được khu vực này, họ có thể kiểm soát toàn bộ những khu vực khác. Còn đối với các đập thủy điện trên sông Mekong, họ thực hiện quá nhiều dự án, sợ bị dư luận thế giới phản ứng nên “lôi kéo” thêm các nước khác để làm cùng bằng cách giúp đỡ về vốn, thiết bị và cả nhân lực...
Ai cũng biết ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của nước ta. Việc thay đổi dòng chảy, tích tụ phù sa ở thượng nguồn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước và xâm mặn. Nông nghiệp mà thiếu nước, đất kém màu mỡ thì làm sao mà phát triển được. Nguy hại hơn nữa là việc ĐBSCL đang đứng trước nguy hiểm bởi có thể phải gánh chịu những quả “bom nước” từ thượng nguồn. Hành động này khiến tôi và nhiều chuyên gia cảm thấy nghi ngờ”.  
Cũng theo ông Sơn, từ trước đến nay, báo chí đã rất nhiều lần lên tiếng về những công trình, dự án có tầm ảnh hưởng lớn, các doanh nghiệp Trung Quốc đều ra sức thầu cho bằng được. Các dự án Trung Quốc đầu tư ra ngoài đều nằm trong chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này.
Theo Văn Chương - Trần Quyết
(Báo Đời sống & Pháp luật)

Báo Đài Loan:Trung Quốc cải tiến chiến đấu cơ ném bom để chuẩn bị cho xung đột Biển Đông

Bien Dong, Trung Quoc, nem bom

Chiến đấu cơ ném bom JH-7 đang được cải tiến hệ thống điện, động cơ và thân làm bằng composite

Do không gắn được tên lửa made in China vào chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2, Trung Quốc đang ráo riết cải tiến chiến đấu cơ JH-7 - được coi là thế hệ chiến đấu cơ ném bom thứ tư kể từ cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7, theo tờ báo nhận định, là “để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng với Việt Nam tại Biển Đông”
Trong tựa đề “Chiến đấu cơ ném bom JH-7 của PLA được cải tiến cho cuộc xung đột Biển Đông”, tờ báo Đài Loan dẫn nguồn từ mạng Sina Military từ Bắc Kinh loan tải những tấm ảnh được đăng công khai cho thấy một phiên bản mới của chiến đấu cơ JH-7 đang được phát triển tại Nhà máy Công nghiệp Hàng không Xian với chất liệu vỏ được làm từ vật liệu composite.
Tờ báo nhận định không chỉ có vật liệu vỏ, hệ thống điện và động cơ của chiếc JH-7 này cũng đã được nâng cấp từ phiên bản JH-7B với động cơ phản lực LM6.
Want China Times nhận định ý tưởng phát triển một chiến đấu cơ ném bom hiện đại của Trung Quốc xuất phát từ cuộc chiến Hoàng Sa bất chính do Bắc Kinh phát động với Việt Nam vào năm 1974. Trong cuộc chiến này, các máy bay tấn công Q-5 và các chiến đấu cơ J-6 của hải quân PLA bị hạn chế tầm bay đã không thể hỗ trợ các chiến hạm tham chiến trong khu vực.
Chính vì thế, Trung Quốc đã không dám điều máy bay ném bom H-5 tấn công các chiến hạm của quân đội miền nam VN vì sợ bị các chiến đấu cơ F-5E của không quân Nam VN bắn hạ. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đã cưỡng chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà không có không quân yểm trợ.
Với radar và động cơ nhập khẩu từ Mỹ, JH-7A đã đi vào hoạt động từ năm 1988, đóng vai tân chiến đấu cơ ném bom thay thế chiếc Q-5 lỗi thời. Chiếc này được triển khai tại 3 trung đoàn không quân và 3 trung đoàn hải quân. Mỗi trung đoàn này, theo tờ báo Đài Loan, ước tính có từ 18-20 chiếc JH-7A. Đây cũng là loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể tiếp liệu trên không.
Tờ Want China Times nhận định sở dĩ TQ nâng cấp JH-7A vì thế hệ chiến đấu cơ ném bom Su-30MMK2 TQ đặt mua của Nga không thể phóng được tên lửa “made in China”. Loại Su này không chỉ có khoang không đủ lớn để  nạp tên lửa mà còn quá đắt so với chiếc JH-7 được cải tiến này.
 
L.H.L

Canada tăng cấm vận với kỹ nghệ dầu khí của Nga

OTTAWA, Canada (NV) - Canada hôm Thứ Sáu loan báo biện pháp cấm vận mới chống lại nước Nga, gồm giới hạn thêm việc xuất cảng sang Nga kỹ thuật dùng trong kỹ nghệ khai thác dầu khí, theo tin của Reuters.

Ngoại trưởng Canada, ông John Baird cũng nói, biện pháp chế tài cũng áp dụng đối với 11 người Nga và 9 người Ukraine do hành động của Nga ở Ukraine.

Ngoại trưởng Canada, ông John Baird, vừa loan báo sẽ thắt chặt biện pháp chế tài Nga bằng cách giới hạn xuất cảng kỹ thuật dầu khí sang nước này. (Hình: Hasan Jamali/AP Photo)

Biện pháp của Canada là đầu tiên từ khi đồng rouble của Nga bị mất giá trầm trọng so với đồng đô của Mỹ, bắt nguồn từ dầu thô bị sụt giá.

Tổng Thống Mỹ Barack Obama hôm Thứ Năm nói, sau khi vừa ký xong một luật cấm vận mới, ông chưa có ý định áp đặt thêm biện pháp chế tài mới nào vào lúc này.

Khối Liên Âu hôm Thứ Năm chấp thuận siết chặt hơn đối với việc đầu tư của Âu Châu ở Crimea.

Ðược hỏi liệu việc cấm vận có thay đổi ảnh hưởng ở Nga hay không hay chỉ để trêu chọc, ông Baird đáp: “Canada tin tưởng họ buộc phải nói ra sự thật dù có bị áp lực trước sức mạnh.”

Ngoại trưởng Canada thêm: “Theo tôi, chúng ta đã thấy được tác động của cấm vận, nào tư bản chạy ra nước ngoài, thị trường suy sụp, đồng rúp mất giá. Nay với sự mất giá nặng nề của dầu hỏa, hậu quả quá lớn, và tôi hy vọng Tổng Thống Putin sẽ chọn con đường khác.” (TP)
12-19-2014 4:22:55 PM

Việt Nam thừa nhận 'bó tay' với việc chống mại dâm

 HÀ NỘI (NV) - Sau 10 năm đổ nhiều công sức, tiền của để “thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm”, mới đây nhà cầm quyền CSVN đã thừa nhận “vẫn chưa làm chuyển biến được tình hình.”

Báo điện tử News Zing đưa tin, tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm sáng 19 tháng 12, 2014 ở Hà Nội, để né tránh trách nhiệm, ông Nguyễn Trọng Ðàm, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng đã biện minh: “Mại dâm tại Việt Nam cũng sử dụng công nghệ cao nên khó kiểm soát.”


Dù bị bắt bớ nhưng mại dâm ở Việt Nam vẫn diễn ra hàng ngày. (Hình: News Zing)

Ông Ðàm cho biết, mới đây 63 tỉnh, thành phố báo cáo hiện có gần 12,000 người bán dâm có hồ sơ quản lý (người bán dâm từng bị xử phạt, bắt giữ).

“Ðây là số người có hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng, còn con số thực tế về số người bán dâm có thể còn cao hơn nhiều do đây là một hoạt động khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó,” ông Ðàm nói.

Theo ông Ðàm, tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn cao, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng...

Ngoài ra, tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương.

Ðặc biệt, theo ông Ðàm, thời gian gần đây còn xuất hiện các đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới như gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng Internet, Facebook.

“Phải thừa nhận việc phòng, chống mại dâm còn nhiều bất cập, hạn chế. Thậm chí còn có biểu hiện làm ngơ của nhà cầm quyền. Nhiều địa phương, chính quyền chưa chỉ đạo quyết liệt dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm thách thức dư luận,” ông Ðàm nhận định.

Ông Hoàng Văn Vĩnh, phó cục trưởng Cục Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về Trật Tự Xã Hội, Bộ Công An cũng khẳng định, tình hình hoạt động mại dâm vẫn là vấn đề nhức nhối và về cơ bản vẫn chưa làm chuyển biến được tình hình.

“Từ năm 2008 đến nay, hoạt động mại dâm phát triển theo phương thức ‘gái gọi’ với việc sử dụng công nghệ cao để hoạt động liên tỉnh. Ðáng lưu ý là những tổ chức, đường dây hoạt động mại dâm có sự tham gia của một số người mẫu, diễn viên, ca sĩ. Thậm chí gần đây trong Sài Gòn có cả mại dâm nam,” ông Vĩnh nói. (Tr.N)

12-19- 2014 2:14:35 PM

Hai cây cầu tiền tỷ xây chưa xong đã bỏ phế

TIỀN GIANG (NV) - Trong khi nhiều nơi ở miền Trung, Tây Nguyên phải đu dây qua sông vì không có cầu, thì hai cây cầu bạc tỷ ở huyện Châu Thành, Tiền Giang có cũng như không.

Ðó là cầu Kháng Chiến và cầu Bé Ðây, bắc qua kênh Kháng Chiến thuộc ấp 3, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Cầu Bé Ðây đang bị bỏ phế nửa chừng. (Hình: báo Lao Ðộng)

Hiện nay, nhà cầm quyền và người dân nơi đây rất bực tức và quan ngại trước tình trạng hai cây cầu bê tông kiên cố xây chưa xong đã bỏ phế, gây khó khăn cho việc giao thông và lãng phí. Cả hai cây cầu này do Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh làm chủ đầu tư và doanh nghiệp tư nhân Văn Sáu, thành phố Mỹ Tho trúng thầu xây dựng.

Theo kế hoạch, hai cây cầu nói trên sẽ thông xe phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa của người dân Tam Hiệp vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay cả hai cây cầu chỉ xây xong phần thân, còn phần mố hai bên đầu cầu nối với đường giao thông và thân cầu chưa được làm. Do vậy hơn một năm qua, người dân địa phương phải qua sông bằng cầu tạm cũ kỹ, hư hỏng thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Ông Cao Văn Sạch, một người dân xã Tam Hiệp bày tỏ: “Hai cây cầu này xây mấy năm trời mà vẫn chưa xong, khiến dân chúng rất bực tức, không biết bao giờ chúng tôi có cầu để đi...”

Nguyên nhân là do chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc giải tỏa mặt bằng, tổ chức thi công công trình. Hiện tại, trên công trình chỉ có vài công nhân làm việc cho có.

Ông Nguyễn Văn Nâu, chủ tịch xã Tam Hiệp quan ngại nói: “Không biết bao giờ hai cầy này được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, nguồn vốn do trung ương đầu tư xây dựng hai cầu rất lớn, hơn 8 tỷ đồng (khoảng $390,000 USD).” (Tr.N)

12-19-2014 2:18:19 PM

Hàng loạt cán bộ nhận‘lót tay’, trạm đăng kiểm dừng hoạt động

THANH HÓA (NV) - Sau khi 4 cán bộ đồng loạt bị đình chỉ vì nhận “lót tay,” chi nhánh đăng kiểm Bỉm Sơn, thuộc Trung Tâm Ðăng Kiểm Xe Cơ Giới Thanh Hóa đã tạm dừng hoạt động, gây xôn xao dư luận.

Theo VTC News, chiều 18 tháng 12, ông Lâm Minh Phúc, giám đốc Trung Tâm Ðăng Kiểm Xe Cơ Giới Thanh Hóa cho biết, chi nhánh đăng kiểm 3602S đóng tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, phải dừng hoạt động vì nhiều cán bộ bị đình chỉ công việc, thiếu nhân lực.


Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Thanh Hóa. (Hình: VTC News)

Các cán bộ bị đình chỉ gồm: ông Nguyễn Ngọc Thái, phó giám đốc Trung Tâm Ðăng Kiểm Xe Cơ Giới Thanh Hóa, kiêm giám đốc chi nhánh đăng kiểm 3601S; ông Lê Thanh Tùng, phó giám đốc Trung Tâm Ðăng Kiểm Xe Cơ Giới Thanh Hóa, kiêm giám đốc chi nhánh đăng kiểm 3602S; Phạm Thanh Minh, đăng kiểm viên bậc cao và ông Phạm Tuân, đăng kiểm viên, chi nhánh đăng kiểm 3601S.

Lý do đình chỉ là các cán bộ nói trên do đã nhận tiền “lót tay,” vi phạm quy trình kiểm định xe bồn, về thùng xe tự đổ, các loại xe tải chạy đường bộ...

Theo ông Phúc, sau khi hàng loạt cán bộ của trung tâm này bị đình chỉ, ông Phúc đã ký phúc trình gởi Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Thanh Hóa đề nghị cho tạm ngừng hoạt động chi nhánh 3602S vì thiếu cán bộ cán bộ lãnh đạo, không đáp ứng được các điều kiện hoạt động.

Trên cơ sở đó, Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định tạm dừng hoạt động kiểm định tại Trung Tâm Ðăng Kiểm Xe Cơ Giới chi nhánh 3602S.

Về thời gian hoạt động trở lại của chi nhánh và có bổ sung, thay thế nhân sự hay không, ông Phúc cho biết, hiện trung tâm đang chờ ý kiến của Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Thanh Hóa và Bộ Giao Thông Vận Tải.

Báo chí tại Việt Nam đã rất nhiều lần nêu lên qua các bản tin, phóng sự về tình trạng nhận tiền “lót tay” của cán bộ để cho các loại xe tải chở quá trọng lượng gấp đôi, thậm chí gấp ba luật lệ quy định chạy hư nát hết đường lộ. Ðồng thời, các xe chở hàng lậu cũng chỉ cần dúi tí tiền cho các trạm kiểm soát là đi lọt hết. (Tr.N)

12-19- 2014 2:20:00 PM 

Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?

Diệu Hương-19 tháng 12 2014
Gửi cho BBC từ London 
Chưa kịp mừng vui vì có được tấm bằng giỏi của trường Đại học Sư phạm trong tay, Minh lại đối mặt với gánh nặng thất nghiệp khi gia đình không có mối quan hệ trong ngành cũng như 300 triệu VNĐ để giúp sinh viên vừa tốt nghiệp như cô được đứng lớp ở một trường THCS với mức lương 2 triệu VNĐ một tháng.
Có chăng trường hợp của Minh không phải là duy nhất khi hàng vạn sinh viên ra trường mỗi năm phải ‘chạy vạy’ xin việc nếu có nguyện vọng xin việc vào các công ty nhà nước, mà điển hình rõ ràng nhất tồn tại trong ngành giáo dục, ngân hàng, hàng hải, hoá dầu.
Đầu tư cho tấm bằng đại học đã là chuyện không đơn giản, nhất là đối với con em những gia đình không khá giả, hay khó khăn hơn nữa với sinh viên diện vay tiền ngân hàng để đóng học phí. Sau khi ra trường, con đường tìm việc đối với họ khó khăn hơn nhiều lần khi không có sự hỗ trợ của gia đình về mối quan hệ trong ngành nghề mà mình yêu thích hay một khoản tiền lớn đi kèm.
Để có việc ‘dễ dàng hơn’, ‘chi phí’ cho từng ngành nghề ở mỗi khu vực được cho là khác nhau. Không ai khác, những cựu sinh viên đang mỏi mắt tìm việc trong thị trường hiện nay là người nắm thông tin này rõ nhất.
Thực tế chứng minh rằng để xin việc vào các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật, dịch vụ công, quản lý hành chính, những bộ máy được hưởng lương từ ngân sách nhà nước như giáo dục, hải quan hay y tế,... sinh viên có năng lực, bằng cấp thôi là chưa đủ.
Để trở thành nhân viên hải quan cảng Hải Phòng hưởng mức lương tối thiểu 1.115.000 VNĐ một tháng, Đạt, sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu, người được hỏi cũng xác nhận rằng con số này có thể dao động từ 900 triệu đến 1 tỉ 200 triệu VNĐ, trước khi theo học nghiệp vụ, ‘tùy vào mối quan hệ với các lãnh đạo trong ngành’.
Anh cho hay ‘nhân viên hải quan có cơ hội tiếp xúc nhiều với hàng hóa’, sẽ có thêm ‘các nguồn thu khác’ nên người muốn làm ngành này cũng phải ‘đầu tư cao hơn’ khi khả năng ‘thu hồi vốn’ là ‘trong tầm tay’.
Hay như trường hợp của Thư, dù đã qua vòng phỏng vấn, cũng vẫn phải nộp 200 triệu để được vào làm kĩ thuật viên Tập đoàn dầu khí hưởng lương 30 triệu một tháng hay Bình bỏ ra 400 triệu để làm việc ở phòng kế toán.
Ba trường hợp kể trên là ví du điển hình trong vô vàn những ví dụ khác, khắc họa thực trạng chung của xã hội, nói như Minh, cựu sinh viên Đại Học Sư phạm Hà Nội là ‘ra trường bây giờ muốn có việc làm phải biết điều, biết thích nghi mới mong có hợp đồng hay vào biên chế’.

Hưởng thụ an nhàn

Do đâu những sinh viên này chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn ban đầu để tìm việc trong doanh nghiệp nhà nước, cũng đồng nghĩa với ‘làm không lương trong vòng nhiều năm’?
Đạt cho hay nghề của anh ‘an nhàn và ổn định lắm’, lại có thêm nhiều ‘khoản khác’ nên sẽ ‘nhanh chóng giàu có mà không phải lo nghĩ nhiều’.
Có phải một bộ phận không nhỏ những người trẻ hiện nay đã sớm hình thành tâm lý ỷ lại, sống dựa dẫm, muốn giàu sang nhanh chóng nhưng lại lười lao động, tìm công việc ‘an nhàn và ổn định lắm’, ‘mức lương chính và phụ cao’, thay vì tìm kiếm ngành nghề phù hợp với đam mê và sở thích cá nhân để được cống hiến và sáng tạo?

Rất khó cống hiến

Quay trở lại trường hợp của Minh, vì không có đủ số tiền để ‘chạy vạy’, cô phải làm nhiều việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp để chờ cơ hội kiếm đủ số tiền 300 triệu VNĐ.
Vậy là sau bao năm đèn sách trên giảng đường đại học, giấc mơ làm giáo viên của Minh cũng đành hoãn lại.
Minh cho hay một số người bạn của cô lựa chọn học cao lên bậc thạc sỹ, tiến sỹ để ‘né thất nghiệp’, tìm kiếm cơ hội khác, thế nhưng thành phần tìm được công việc như mong muốn trong số này cũng không nhiều.
Người người chạy việc, nhà nhà chạy việc, thế nên đây đã trở thành một quy tắc ngầm đối với bất kể ngành nào có sự góp mặt của yếu tố nhà nước.
Nhìn vào báo cáo quý 1 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam ghi nhận tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trình độ chuyên môn ngày càng tăng, cụ thể có 79.100 người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp, 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp.
Biết được thực tế, để tồn tại trong môi trường lao động khắc nghiệt như hiện nay, ‘nguồn nhân lực của đất nước’ cũng chỉ biết ‘sống chung với lũ’ , có người chấp nhận và hùa theo, coi việc bỏ tiền ra là đáng làm, cũng có người tìm cách thích nghi hay tìm cơ hội làm việc khác.
Suy cho cùng, để có công việc như mong muốn, được đóng góp cho xã hội, phát huy được sáng tạo và nâng cao kĩ năng mà vẫn không đánh mất bản thân không phải là chuyện dễ dàng.
Họ, những người trẻ đầy nhiệt huyết trước ngưỡng cửa lập nghiệp, đang trở thành ‘nạn nhân’ hay ‘kẻ tiếp tay’ cho một tệ nạn trên thị trường lao động Việt Nam?
Tác giả đã phỏng vấn các bạn nêu trên trong bài nhưng xin không nêu cả họ tên vì lý do tế nhị.

Thủ quỹ biến mất cùng 650 triệu đồng của người mù

PHƯƠNG NAM - Thứ Bảy, ngày 20/12/2014 - 01:15
(PL)- Ngày 19-12, một nguồn tin cho biết ông Mai Công Hiến (34 tuổi), thủ quỹ Hội Người mù tỉnh Bình Thuận (hội), đã ôm hơn 650 triệu đồng của hội bỏ đi mất.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hội không gửi tiền vào tài khoản mà để lại cho thủ quỹ giữ tiền mặt trong một thời gian dài và điều này tạo điều kiện cho ông Hiến ôm tiền đi mất.
Từ năm 2007, hội mở cơ sở xoa bóp tạo việc làm cho người khiếm thị. Đến đầu năm 2013, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận đã thẩm định tiền quỹ của hội có tổng cộng gần 750 triệu đồng, trong đó có hơn 710 triệu đồng là tiền lao động của anh chị em khiếm thị làm trong các dịch vụ xoa bóp, số còn lại là tiền đóng góp. Tuy nhiên, khi hội yêu cầu ông Hiến xuất tiền để kế toán nộp vào tài khoản thì ông khai đã dùng toàn bộ số tiền này để mua hơn nửa hecta đất để trồng thanh long!
Với một tiếng đồng hồ làm việc, người khiếm thị kiếm được 24.000 đồng. Ảnh: PN
Tính đến tháng 5-2014, số tiền mặt mà ông Hiến giữ gần 950 triệu đồng thu từ bán vé massage mà anh chị em khiếm thị lao động có được. Sau nhiều lần trả nhỏ giọt và bất ngờ mới đây ông bỏ đi mất cùng với hơn 650 triệu đồng tiền quỹ.
Được biết mỗi vé xoa bóp do người khiếm thị thực hiện bán với giá 60.000 đồng, trong đó người khiếm thị được hưởng 24.000 đồng, phần còn lại được trích cho quản lý, chi phí và nộp về hội để nâng cao đời sống cho người mù nhưng bị ông Hiến ôm rồi bỏ đi.
Hội đã cử người đến nhà, liên lạc qua điện thoại, gửi giấy mời đến làm việc nhưng không gặp ông Hiến. Vợ ông Hiến thì cho rằng lâu nay bà không liên lạc với chồng nên không biết chồng ở đâu.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã chính thức tiếp nhận vụ việc và vào cuộc điều tra làm rõ.

PHƯƠNG NAM

VIDEO:Tự do cho Hồng Kông

NTD Tiếng Việt 19 Tháng Mười Hai , 2014
Đây là Hong Kong, nơi tôi sinh ra

Một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, một nền điện ảnh có dấu ấn khắp toàn cầu.
Gần đây tôi bị sốc trước những hình ảnh chiếu trên truyền hình, dường như sự bất mãn của công chúng với chính phủ Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh đã gần đến đỉnh điểm.
Nên tôi quyết định trở lại … để tìm hiểu chuyện gì thực sự xảy ra
Lý do trực tiếp nhất của biểu tình là do quyết định của Đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc về bầu cử năm 2017 mà Hồng Kông công bố cuối tháng Tám
Mọi ứng viên phải được phê duyệt bởi ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh
Người Hồng Kông không thể chấp nhận, và chưa đầy một tháng sau, Cuộc Cách mạng Dù được khởi xướng
Người biểu tình dùng ô để tự vệ trước hơi cay từ cảnh sát.
Bất chấp những nỗ lực san phẳng khu vực của chính phủ
Ngày thứ 40, vẫn có hàng nghìn người cắm trại tại Kim Chung và Vượng Giác
Kể từ khi người biểu tình tuyên bố dựng trại, lều của tôi đã ở đây
Tôi ở đây 22 ngày
Tôi ở đây từ những ngày đầu, hơn 40 ngày rồi
Bước qua những con đường vắng vẻ khu Kim Chung, tôi có một tâm trạng khó tả, như lời nhắc nhở về tính trọng yếu của phong trào này
Tôi phỏng vấn một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào, Joshua Wong, cậu giải thích tình hình hiện tại.
[Joshua Wong – Lãnh đạo Phong trào]: Lương Chấn Anh và Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ không cho phép phổ thông đầu phiếu
Đúng là họ không có thẩm quyền hoặc quyền rút lại quyết định ngày 31 tháng 8, tuy nhiên họ phải có trách nhiệm tái khởi động cải cách chính trị, sau khi đề xuất bị hội đồng từ chối
Có gì đó mách bảo những cuộc biểu tình không phải tự phát, mà là kết quả từ sự xói mòn tự do kéo dài của Hong Kong kể từ khi trao trả
Người Hồng Kong nói không gì thay đổi cho đến năm 2003
[Albert Ho – nhà lập pháp]: Lúc đó, Bắc Kinh có một kế hoạch, trước khi cho phép cải cách chính trị tại Hồng Kông, họ muốn có Dự luật An Ninh Quốc Gia, đó là Điều 23
Lúc đó, người dân Hồng Kông đã biết khá nhiều về Đại Lục, nhớ rất rõ những gì xảy ra, như vụ thảm sát năm 1989 và cuộc cách mạng văn hóa
Vì vậy, người Hồng Kông đã thực sự phản đối Dự luật An Ninh Quốc Gia
Tất nhiên chúng tôi lo lắng rằng Dự luật này sẽ được sử dụng để đàn áp những người có quan điểm chính trị khác nhau bao gồm những việc như thắp nến buổi tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn chúng tôi tổ chức hàng năm kể từ khi trao trả, mỗi năm cuộc tưởng niệm thu hút hơn 200 nghìn người đến tham dự
Ngoài ra còn có Pháp Luân Công, đây rất dễ là mục tiêu
Điều 23 không được cơ quan lập pháp Hồng Kông thông qua, nhưng bị coi là sự tấn công tự do của người Hồng Kông, theo chính sách không thay đổi trong 50 năm mà Anh và Trung Quốc thoả thuận
Họ tiếp tục vào năm 2010
[Albert Ho – nhà lập pháp]: Vấn đề năm 2010 là về giáo dục chủ nghĩa dân tộc
Họ muốn mang đến loại hình giáo dục này
Nó vốn được dùng để tẩy não thế hệ trẻ kế tiếp
ĐCS cũng tác động một loại ảnh hưởng vô hình lên Hồng Kông
[Edward Chin-Người tổ chức nhóm Tài chính của Chiếm Trung Tâm]: Trong hai năm qua, chúng tôi nhận thấy tự do báo chí ngày càng đi xuống, và tôi thực sự lo lắng nếu chúng ta chỉ có thể có một lập trường chính trị duy nhất tại Hồng Kông

Putin giải các bài toán khó thế nào?

 DẠ THẢO - Thứ Bảy, ngày 20/12/2014 - 04:00
(PL)- Dự kiến sau hai năm Nga mới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Ngày 18-12 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc họp báo thường niên tại Moscow.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) đưa tin có 1.259 phóng viên dự họp báo, trong đó có 38 phóng viên đặt câu hỏi (30 nhà báo Nga và tám nhà báo nước ngoài).
Trả lời các vấn đề nóng bỏng của Nga hiện nay, Tổng thống Putin đưa ra các nhận định như sau:
Tình hình kinh tế: Tổng thống Putin khẳng định kinh tế Nga bị tác động chủ yếu từ các tác nhân bên ngoài, trong đó có các yếu tố như giá dầu giảm, lệnh cấm vận của phương Tây.
Ông dự báo phải mất hai năm kinh tế Nga mới thoát khỏi khủng hoảng. Dù vậy, ông lạc quan cho rằng kinh tế có thể cải thiện sớm hơn vào nửa đầu hoặc nửa sau năm tới, thậm chí vào giữa năm tới.
Trước tình hình đồng rúp mất giá, ông nói Ngân hàng Trung ương và chính phủ đang tiến hành nhiều biện pháp thích hợp.
Ông cam kết sẽ tăng lương và tiền hưu trí bằng nguồn dự trữ quốc gia 419 tỉ USD.
Để đối phó với lệnh cấm vận phương Tây và quyết định của Nga ngừng nhập khẩu nhiều mặt hàng lương thực, ông cho biết chính phủ sẽ tăng trợ cấp cho nông dân lên đến 200 tỉ rúp trong năm 2015.
Phản đòn của cấm vận (= sanctions). Biếm họa của PARESH NATH, báo The Khaleej Times (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất)
Khủng hoảng Ukraine: Tổng thống Putin thông báo Nga sẽ tiếp tục giúp đỡ vùng Donbass. Ông cho biết từ ngày 11-8 đến nay, Nga đã gửi hơn 11.000 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho nhân dân miền Đông Ukraine.
Ông lên án chính phủ Ukraine đã tiến hành chiến dịch trừng phạt đối với lực lượng ly khai ở miền Đông.
Ông nhấn mạnh: “Nếu Ukraine muốn hòa bình lặp lại, yên bình và toàn vẹn lãnh thổ thì phải tôn trọng những người đang sống ở vùng đông nam Ukraine bằng cách tiến hành đối thoại chính trị sòng phẳng và công khai với họ”.
Ông khẳng định những người tình nguyện chiến đấu bên cạnh lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine không phải là lính đánh thuê.
Ông cho rằng Nga sẵn sàng làm trung gian để tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các bên xung đột ở Ukraine.
Ông giải thích quan điểm cứng rắn của Nga trong các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng Ukraine nhằm làm cho các đối tác của Nga hiểu rằng con đường chính đạo duy nhất là ngừng xây dựng các bức tường và chung tay xây dựng một không gian chung về nhân đạo, an ninh và tự do kinh tế.
Quan hệ quốc tế: Trả lời câu hỏi 25 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, một bức tường mới đã được dựng lên giữa Nga và phương Tây, Tổng thống Putin đã chỉ trích phương Tây tự xem mình như đế quốc và xem các nước khác như chư hầu.
Ông nhắc đến các ví dụ về bức tường ngăn cách như phương Tây đã dựng lá chắn chống tên lửa ở Đông Âu, NATO mở rộng đến tận cửa ngõ nước Nga.
Đối với NATO, ông giải thích Nga tham gia vào căng thẳng chỉ duy nhất nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ông cho biết ngân sách quốc phòng Nga trong năm 2015 sẽ đạt gần 50 tỉ USD, tức 10 lần ít hơn ngân sách quốc phòng của Mỹ (575 tỉ USD).
Ông khẳng định Nga không tiến hành chính sách gây hấn và chỉ có hai căn cứ quân sự ở nước ngoài tại các nước có nguy cơ khủng bố cao là Kyrgyzstan và Tajikistan.
Các vấn đề khác: Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Về những gì liên quan đến đảo chính cung đình, tôi đảm bảo chúng tôi không có cung đình, vậy không thể có đảo chính cung đình”.
Trả lời câu hỏi ông có tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ tư năm 2018 hay không, ông đáp: “Còn quá sớm để quyết định”.
Là người rất kín kẽ về đời tư, ông đã làm cử tọa ngạc nhiên khi thú nhận ông đang yêu. Ông thông báo đã ly hôn với bà Lyudmila năm 2013 sau 30 năm chung sống. Ông nói: “Các bạn đừng lo, mọi việc đang diễn ra tốt đẹp”.
Mỹ và EU không trừng phạt thêm đối với Nga
Ngày 19-12, Bộ Ngoại giao Nga đã ra thông cáo khẳng định Luật Ủng hộ tự do Ukraine 2014 vừa được Tổng thống Obama phê chuẩn hôm trước đó có khả năng cản trở quá trình hợp tác Nga-Mỹ trong tương lai. Luật cho phép chính phủ tiếp tục trừng phạt đối với Nga và cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Hôm 18-12, Tổng thống Obama giải thích luật này đã trao cho chính phủ thêm quyền trừng phạt nhưng đến giờ này ông không có ý định áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Ông kêu gọi Nga “chấm dứt chiếm đóng và thôn tính Crimea” đồng thời ngừng hỗ trợ cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine. Ông khẳng định Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận nếu Nga tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn ký kết ở Minsk và có giải pháp bền vững tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Trong khi đó, hội nghị cấp cao của EU ở Brussels (Bỉ) hôm 18-12 đã nhất trí không quyết định thêm biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố: “Chúng ta lên án mạnh mẽ thái độ của Nga ở Ukraine nhưng chúng ta phải thương lượng”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết EU cần một chiến lược dài hạn liên quan đến Nga. Tổng thống Pháp François Hollande cho biết tình hình giảm thang cấm vận sẽ phụ thuộc vào tình hình Ukraine.
Cùng ngày, EU đã thông qua đợt cấm vận thứ ba đối với Crimea và Sevastopol (đã sáp nhập vào Nga từ tháng 3). Từ ngày 20-12, mọi đầu tư và thương mại vào Crimea và Sevastopol đều bị cấm. Các hợp đồng hiện tại được kéo dài đến ngày 20-3-2015. Lệnh cấm liên quan đến giao thông, viễn thông, sản xuất dầu mỏ và khí đốt cùng các nguồn khoáng sản khác.
53 câu hỏi đã được Tổng thống Putin trả lời trong cuộc họp báo, tức hơn một câu hỏi so với năm 2013. Từ tháng 7-2001, ông thường xuyên tổ chức họp báo hằng năm. Đây là cuộc họp báo thường niên thứ 10 của ông. Thời gian họp báo năm nay dài ba tiếng 10 phút so với bốn tiếng năm phút năm ngoái. Năm 2008 là năm kỷ lục với thời gian họp báo dài bốn tiếng 40 phút, 1.364 nhà báo tham dự và 106 câu hỏi được trả lời.

DẠ THẢO

Obama hạ bút kí trừng phạt, Putin có còn tự tin?

(Baodatviet) - Ngay sau tuyên bố lạc quan của Tổng thống Putin về tình hình kinh tế Nga, ông Obama đã ký ban hành luật trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào nước này.

Mỹ, EU cứng rắn
Luật Hành động ủng hộ tự do tại Ukraine được Tổng thống Mỹ ký ban hành ngày 18/12. Trước đó, luật này đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước, theo đó cho phép chính phủ của Tổng thống Obama áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công ty năng lượng và quốc phòng của Nga để trừng phạt đối với sự tiếp tục can dự của Nga vào cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Luật này cũng cho phép ông Obama cung cấp viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, với các vũ khí chống tăng và thiết giáp có trong danh mục.
Cũng trong ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Theo đó cấm toàn bộ hoạt động đầu tư và hạn chế thương mại với Crimea và Sebastopol nhằm phản đối việc sáp nhập vào Nga. 
Các biện pháp trừng phạt mới được công bố vài giờ trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh mùa Đông của EU tại Brussels, bổ sung vào gói các đòn trừng phạt đặc biệt đối với Crimea mà EU đưa ra hồi tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua như cấm một số nhân vật nhập cảnh vào EU và đóng băng tài sản của họ ở EU, đồng thời cũng cấm một số thực thế kinh tế và ngân hàng đầu tư vào châu Âu trong đó có tập đoàn dầu khí Rosneft.
Mỹ đã quyết định tiếp tục trừng phạt Nga trong bối cảnh nền kinh tế Mátxcơva đang rơi vào khủng hoảng
Mỹ đã quyết định tiếp tục trừng phạt Nga trong bối cảnh nền kinh tế Mátxcơva đang rơi vào khủng hoảng
Theo thông báo của EU, kể từ ngày 20/12, các biện pháp trừng phạt bổ sung này sẽ có hiệu lực. Theo đó, việc đầu tư vào Crimea và Sebastopol bị cấm hoàn toàn. Cá nhân và doanh nghiệp ở châu Âu không thể mua tài sản cố định hoặc các công ty tại Crimea, cũng như không thể cung cấp các dịch vụ liên quan. 
Ngoài ra, các công ty du lịch tại châu Âu cũng không thể khai thác dịch vụ du lịch ở Crimea hoặc Sebastopol. Đặc biệt, kể từ ngày 20/3/2015, du thuyền châu Âu không thể cập cảng nằm trong bán đảo Crimea, trừ trường hợp khẩn cấp. 
Điều này áp dụng với tất cả tàu thuyền được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một chủ tàu châu Âu hoặc treo cờ của một quốc gia thành viên EU. 
Hơn nữa, EU cũng cấm xuất khẩu các công nghệ và hàng hóa châu Âu trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, khảo sát, thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khí.
Sự cứng rắn của Mỹ và  EU là đòn giáng mạnh vào nước Nga trong bối cảnh đồng Rúp của nước này đã mất giá khoảng 45% so với đồng USD từ đầu năm đến nay. Trước đó, Bộ Tài chính Nga đã tuyên bố bán dự trữ ngoại hối để cứu đồng Rúp, tuy nhiên các nhà đầu tư tỏ ra không mấy lạc quan.
Dự trữ ngoại hối của Nga được công bố hiện ở mức gần 415 tỷ USD. Từ đầu năm tới nay, Nga đã chi khoảng 80 tỷ USD cho việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá đồng Rúp nhưng chưa mấy hiệu quả. Sau đó, Ngân hàng Trung ương Nga cũng chỉ bán với khối lượng nhỏ, đồng thời cố gắng “hãm phanh” đồng Rúp bằng cách tăng lãi suất thêm 7,5 điểm phần trăm trong 2 lần tăng.
Những người có quan điểm bi quan cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không còn bán ra ngoại tệ với khối lượng lớn nữa là bởi vì dự trữ ngoại hối đã vơi đi nhiều hơn so với con số thống kê chính thức.
Trong khi đó, một số ngân hàng phương Tây trong tuần này bắt đầu ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến đồng Rúp nhằm tự vệ trước nguy cơ đồng tiền này giảm giá thêm.
Cụ thể, các ngân hàng như Goldman Sachs từ chối yêu cầu của khách hàng thực hiện một số giao dịch dài hạn bằng đồng rúp trong khi hoạt động ngắn hạn, dưới 1 năm, vẫn diễn ra như trước. Ngân hàng Forex (Thụy Điển) cũng ngưng mua đồng rúp.
Còn người dân Nga đang đổ xô đi đổi tiền tiết kiệm từ Rúp sang USD và Euro, đồng thời tích trữ hàng hóa và trang sức nhằm đề phòng trường hợp đồng nội tệ giảm giá sâu hơn.
Putin tự tin
Ngay trước khi diễn ra hành động cứng rắn của Mỹ và EU, Tổng thống Nga Putin vẫn tỏ ra đầy tự tin và lạc quan tại cuộc họp báo thường niên lần thứ 10 với sự tham dự của hơn 1.200 nhà báo Nga và nước ngoài.
Tổng thống Nga nhận định lệnh trừng phạt của phương Tây chỉ tác động đến kinh tế Nga khoảng 25%-30%. Ông khẳng định: “Kinh tế đi xuống không phải là cái giá phải trả cho việc sáp nhập Crimea. Chúng ta đã bảo vệ độc lập, chủ quyền và quyền tồn tại - đó là điều tất cả đều phải hiểu”.
Tổng thống Putin quả quyết trong thời gian tới, châu Âu sẽ không thể tìm được một nguồn cung ứng khí đốt giá rẻ và đáng tin cậy hơn Nga. Ông hứa hẹn sẽ hợp tác với phương Tây nếu các đối tác của Nga muốn điều đó.
“Trong kịch bản kinh tế bên ngoài xấu nhất, tình hình hiện nay (của Nga) sẽ kết thúc sau khoảng 2 năm. Nhưng nền kinh tế có thể sẽ khởi sắc vào quý 1, giữa hoặc cuối năm sau”, ông Putin lạc quan.
Tuy nhiên, trong lúc Tổng thống Nga phát biểu, đồng Rúp vẫn giảm giá, mất khoảng 3% giá trị trong phiên giao dịch. 
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev nói với một tờ báo, các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể sẽ duy trì “trong một thời gian rất dài”, và Nga đang phải trả giá vì đã không thể thực hiện thành công các cải cách cơ cấu. Ông nói Nga đang ở trong một “cơn bão hoàn hảo”.
Khải An (Tổng hợp)

Trung Quốc dựng mới loạt tai mắt ngoài Biển Đông, Hoa Đông

(Baodatviet) - Ngày 19/12, báo chí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ tiến hành xây dựng thêm hệ thống quan sát ngoài khơi mới.

Hệ thống quan sát dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020, được quan chức Cục Hải dương Trung Quốc đánh giá “là nền tảng bảo vệ cho lợi ích hàng hải của Bắc Kinh”.
Theo đó, mạng lưới sẽ kiểm soát các vùng nước ven biển, khu vực ngoài khơi và gần địa cực. Song song đó, Trung Quốc còn xây dựng nhiều trạm cảnh báo sóng thần và thực hiện hàng loạt hoạt động quan sát dưới đại dương, theo Reuters.

Động thái này được cho là sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực. Nhiều quốc gia láng giềng, gồm Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quân đội và gia tăng các hành động hiếu chiến trên biển.
Tờ báo cho biết mạng lưới sẽ giúp Trung Quốc thấy rõ tiềm năng tài nguyên tại những vùng biển của nước này nhưng không tiết lộ chi phí xây đựng.
Tàu hải giám Haijian 66 của Trung Quốc đối đầu với tàu Kiso của lực lượng tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012.
Tàu hải giám Haijian 66 của Trung Quốc đối đầu với tàu Kiso của lực lượng tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, khu vực được cho là giàu tài nguyên và có trữ lượng dầu khí lớn, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng và dư luận thế giới.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu tuần tra và chiến đấu cơ hai nước luôn theo dõi lẫn nhau ở gần quần đảo không người này, làm dấy lên lo ngại xảy ra va chạm, có thể leo thang thành đụng độ quy mô lớn.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 12/12, theo Đài TNHK, Trung tâm Thông tin Kanwa, cơ quan tin tức có trụ sở tại Canada, đưa tin Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối.
Báo Want China Times của Đài Loan, 10/12 dẫn nguồn tin trên cho biết Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch thiết lập 2 ADIZ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông sau sự cố đảo Hải Nam hồi năm 2001, khi một chiến đấu cơ J-811 của Trung Quốc va chạm với một máy bay do thám của Mỹ trên không, khiến 1 phi công Trung Quốc thiệt mạng.

Khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông cũng được nhiều quan chức, chuyên gia quốc tế chỉ ra.
Hồi tháng 10/2014, nguồn tin của đài Tiếng nói nước Nga cho biết, một khi có căn cứ quân sự ở Biển Đông, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thiết lập một ADIZ.
Phó Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines John Andrews đã từng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực và Bắc Kinh có thể thiết lập một ADIZ mới trên biển Đông.
Gần đây nhất, ngày 7/12, Trung Quốc đã ra tuyên bố tái khước từ vụ kiện do Philippines khởi xướng lên Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông.
Trước đó, tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tìm cách trấn an các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương về sự thay đổi chiến lược đối với khu vực. Ông cam kết tiếp tục những nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh với các quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Việt Nam.
Washington tháng trước còn kêu gọi Bắc Kinh ngừng dự án cải tạo, bồi đắp đất ở quần đảo Trường Sa sau khi các báo cáo phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trên một bãi cạn với diện tích đủ lớn cho một đường băng.
Trung Quốc lại ngang ngược cho rằng nước này có "chủ quyền không tranh cãi" với quần đảo Trường Sa và nói Mỹ đưa ra "những lời nhận xét vô trách nhiệm".
Ngày 11/6, Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) công bố tuyên bố về tình trạng vi phạm leo thang tại biển Đông, đồng thời sẵn sàng giúp đỡ, ủng hộ mọi hành động của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.
Thái Linh (Tổng hợp)