Wednesday, October 24, 2018

Hộ chiếu Nhật Bản quyền lực nhất thế giới!

“…Còn Việt Nam sau khi anh hùng quá đánh thắng Mỹ thắng Pháp, có đảng CS quang vinh muôn năm lãnh đạo, thì có hộ chiếu thuộc hạng bét, đi đến đâu cũng bị săm soi xem xét vì người ta quá sợ các thói hành xử kém văn hóa, lưu manh côn đồ của các cháu ngoan béc Hồ…”
passport_nhatban
Sau khi thảm bại dưới tay Mỹ vào thế chiến thứ 2, Nhật Bản vừa vượt qua mặt Singapore để đạt danh hiệu "hộ chiếu quyền lực nhất thế giới".
Cầm trong tay hộ chiếu của Nhật Bản, bạn có thể đi du lịch đến 190 quốc gia mà không cần xin visa. Với hộ chiếu của Singapore thì có thể đi được 189 quốc gia không cần xin visa.
Điều này có nghĩa là quốc tế nhìn nhận công dân Nhật Bản và Singapore là gương mẫu nhất, ít tiền án hình sự, hành xử lịch sự văn minh, thượng tôn pháp luật, nên có thể cho họ vào nước mình mà không cần xem xét hay lo ngại.
Còn Việt Nam sau khi anh hùng quá đánh thắng Mỹ thắng Pháp, có đảng CS quang vinh muôn năm lãnh đạo, thì có hộ chiếu thuộc hạng bét, đi đến đâu cũng bị săm soi xem xét vì người ta quá sợ các thói hành xử kém văn hóa, lưu manh côn đồ của các cháu ngoan béc Hồ.
Đến nước người ta rồi thì ăn cắp ăn trộm, làm chui làm lậu, buôn bán hàng cấm, trốn ở lại luôn không chịu về...v..v..
Hộ chiếu VN đứng hạng 84/100, còn thua cả Campuchia và Lào! Ôi vỡ òa tự hào !!! Ơn bác ơn đảng !!!
thuhang_thonghanh_vietnam
Ngọc Nhi

Cô cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm cô ạ!

“…Muốn làm người trước tiên phải có tính người, có tính người là phải biết yêu thương con người. Cháu luôn luôn dạy em mình như thế. Mà yêu thương không phải bằng miệng, cũng không phải thương thay, khóc mướn mà là hành động nhé cô. Hành động thì phải có kết quả thỏa đáng…”
nguyenthithuyduong
Cô Tâm ạ!

Cháu ném giày về hội trường phía cô vì cháu không còn tin cô nổi đấy cô ạ. Cháu tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hi vọng. Vì không hi vọng cháu biết phải làm sao bây giờ.

Cô ạ!

Gía như cô biết cháu phải bỏ bao công sức chuẩn bị cho việc tiếp xúc cử tri của hội đồng nhân dân thành phố với cử tri quận 2 cô nhỉ?

5h sáng cháu rời khỏi nhà và là một trong 10 người đến sớm nhất, đăng kí trước nhất nhưng may mắn thay. Quận 2 nơi cháu sinh ra và lớn lên lại có một nhân viên quan chức có kĩ năng tổ chức mọi việc như cô Huyền hoặc là sự cố tình nào đó. Mà người đến trước lại được ưu ái đưa cái phiếu số 39 cô ạ! Bà của cháu bệnh lên , bệnh xuống cũng phải lo lắng mỏi mòn không ngủ cả đêm trông đợi. Vậy mà được cơ quan công quyền sắp xếp thế thì còn gì bằng.

Bao năm đi thưa gửi, vào tháng 6/2018 , khi phát biểu và nộp hồ sơ tại kì tiếp xúc cử tri quận 2 cho đến nay. Cô cho cháu hỏi sao cháu không thấy bất kì một văn bản nào, một tin nhắn, cuộc gọi nào gửi cho gia đình cháu cho biết là tổ đại biểu đã nhận được thư? Đó chính là cách cư xử của quan chức hả cô? Vậy cô đi tiếp xúc cử tri có khác gì học sinh dốt vào lớp ráng cho qua giờ, hết tiết. Không có bất kì công hiệu gì cả.

Nói về kì tiếp xúc tri này đi, đi tiếp xúc cử tri là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri. Cháu đề nghị cô tắt di động hoặc đưa cho thư kí giữ. Chứ cô cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm cô ạ!
Tiếp xúc , tiếp xúc, tiếp xúc ghi nhận hẹn đây không phải lần đầu. Ông bà ta có câu nước chảy đá mòn. Cháu tặng cô câu này: lời hứa làm mòn niềm tin ! Hứa , hứa và hứa.

Từ khâu tổ chức đã sai thì mong gì ai đúng cho mình.

Cháu và người dân Thủ Thiêm cùng một quận. Ngày xưa mỗi lần đi qua Sài Gòn là phải qua phà Thủ Thiêm nên đối với cháu Thủ Thiêm là một phần kí ức tốt đẹp. Nhưng nhờ ơn của hội đồng nhân dân giám sát dự án mà từ 2011 -2016 cháu đã được chứng kiến những cuộc cưỡng chế tàn nhẫn trên mảnh kí ức đẹp đẽ này. Lúc đó , cô ở đâu cô nhỉ?

Sai ở đâu ngừng lại ngay đó để sửa thì hôm nay hậu quả cũng nhỏ hơn. Giảm bớt bao nhiêu đau đớn và nước mắt. Cô có thể cho cháu biết suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng ẩn chứa của cô khi bên kia con sông Bạch Đằng người dân kêu khóc. Những đứa trẻ đứng khóc huhu vô tội, mình mẩy lấm lem giữa trời, chứng kiến cảnh nhà mình bị đập? Ngay lúc đó đã cảnh báo mọi lời xin lỗi về sau sẽ trở thành vô hiệu.

Cháu đã chờ, đã chuẩn bị tất cả để nói về những phần đất của người dân bị mất do việc đánh tráo khái niệm, có dấu hiệu làm giả giấy tờ để cướp đất của dân mà không hề đền 1 xu nào cả. Cưỡng chế, đánh đập, chĩa súng vào đầu. Và cả câu hỏi bao năm trong lòng cháu dành cho cô. Khi thời gian cô giám sát và cô không chấp nhận chuyện chính quyền làm sai. Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cô thấy mình xứng đáng nhận hình phạt gì? Và may mắn sau cháu lại được ''sắp xếp'' để có cái số 39 thần thánh. Thì thưa cô niềm tin của cháu dành cho cô chú trong giây phút đó còn thua cả chiếc giày.

Trong lúc trăm dân phẫn nộ , mà cô chú chỉ tiếp dân 2 tiếng, tiếp dân lại thi thoảng mới nhìn mặt dân. Còn lại nhìn điện thoại. Cô chú đi xuống gặp dân chỉ để xoa dịu còn sau đó dân vẫn khổ, vẫn đấu tranh. Chỉ có một chiếc giày mà cô đã nói dân có người này, người nọ thì những ngày tháng ngồi văn phòng cách xa tiếng kêu gào của người dân Thủ Thiêm vĩnh viễn không thể bỏ qua đâu cô ạ.

Muốn làm người trước tiên phải có tính người, có tính người là phải biết yêu thương con người. Cháu luôn luôn dạy em mình như thế. Mà yêu thương không phải bằng miệng, cũng không phải thương thay, khóc mướn mà là hành động nhé cô. Hành động thì phải có kết quả thỏa đáng. Chứ không phải chỉ động động rồi thôi.

Chào cô! Chúc cô luôn luôn tự vấn lương tâm để hoàn thành tốt công việc cô nhé.
Nguyễn Thùy Dương

Luật pháp nơi “Trại súc vật”

“…Cho nên, nếu không quan tâm chính trị, chính chúng ta và con cháu muôn đời sau bị cai trị bởi những con vật tự cho mình là “bình đẳng hơn loài khác” mà thôi. Chả nhẽ chúng ta không muốn thoát kiếp làm cừu?..”
trai_xucvat01
Luật pháp chặt chẽ là luật pháp được triển khai từ trên xuống. Trên cao nhất là hiến pháp, văn bản luật này quy định những điều mang tính cốt lõi cho một bộ máy nhà nước và quyền con người. Ngắn gọn nhưng chặt chẽ.
Dưới hiến pháp có luật pháp. Đây là những bộ luật đồ sộ, quy định nhiều lĩnh vực xã hội. Nó phải đứng dưới hiến pháp và không được trái hiến pháp. Dưới luật pháp là những sắc lệnh hành pháp của người đứng đầu chính phủ. Nó không thể trái luật và trái hiến pháp được. Luật càng thấp, càng quy định chi tiết hơn.
Để đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, người ta lập nên tòa bảo hiến, tòa này hoàn toàn độc lập với hành pháp và lập pháp. Mục đích là để xem xét tính hợp hiến của những văn bản luật thấp hơn. Chính vì thế, luật pháp ở các nước này là một hệ thống rất chặt chẽ. Cho nên những văn bản trái luật xứ này sẽ bị loại bỏ khi chưa kí ban hành. Và khi pháp luật được thượng tôn, xã hội trật tự, chính trị lành mạnh.
Như ta biết cấu tạo máy tính có phần cứng và phần mềm, thì trong một nhà nước cũng thế, cũng phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tổ chức bộ máy nhà nước, phần mềm là hệ thống luật pháp. Tại xứ tự do, phần cứng là cách tổ chức bộ máy dạng phân quyền, nhà nước là nơi có nhiều đảng phái được quyền tham gia, và mọi nhánh quyền lực được đặt dưới luật. Còn tại Việt Nam thì ngược lại, tổ chức bộ máy nhà nước theo dạng tập quyền và các nhánh quyền lực thuộc về 1 đảng duy nhất, đảng đó đứng trên luật.
Về phần cứng, tổ chức bộ máy nhà nước của CS là cực kì phản khoa học. ĐCS độc chiếm nhà nước, nhưng họ tổ chức bộ máy quản lý đất nước trùng lắp. Đất nước Việt Nam phải oằn mình gánh 2 bộ máy, bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Chủ trương thì một nơi, thi hành một nẻo. Bộ máy đảng ra chủ trương, bộ máy nhà nước thi hành. Mà bộ máy nào cũng đều là của ĐCS, nên việc thực hiện mọi chính sách là chuyện đảng tự tung và đảng tự hứng chứ hoàn toàn không có sự tác động từ nhân dân. Vì thế, mọi chính sách dù phản dân đến đâu, dù hại nước đến mấy thì chính quyền phải thi hành vì đó là chủ trương của Đảng. Điều đó gây nên sức phá hoại khủng khiếp mà không có cách nào ngăn cản.
Về phần mềm, tức hệ thống luật pháp của Việt Nam thì rât lộn xộn. ĐCS tự quy định nó là nhóm thượng đẳng, tách riêng khỏi sự ảnh hưởng của hạng thứ dân. Luật riêng cho nội bộ ĐCS được viết ra nhằm ưu ái, bao che cho đảng viên, đó chính là Điều Lệ Đảng. Hiến pháp được viết ra chỉ để làm màu, trong đó điều khoản này phủ định điều khoản kia. Ví dụ, điều 2 quy định nhà nước là của dân, nhưng điều 4 lại quy định sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS, tức điều sau phủ định điều trước. Họ nói hiến pháp cao hơn luật pháp, thế nhưng hiến pháp lại dễ dàng bị luật pháp chà đạp không thương tiếc. Luật An Ninh Mạng chà đạp lên điều 25 HP là ví dụ. Dưới luật có đủ thứ văn bản quy định, nào chỉ thị, nào thông tư, nào nghị định vv…
Mỗi ngày các văn bản dưới luật được tung ra vô tội vạ để chỉ đạo trực tiếp. Cứ tung mà không xem xét tính hợp hiến hay hợp pháp của nó. Theo báo chí, mỗi này có 23,6 văn bản trái luật được ban hành, tức mỗi năm có 5.600 văn bản như thế. Như vậy pháp luật viết ra cũng như không, nó sẽ bị những thứ văn bản trái luật kia vô hiệu. Vậy rõ ràng hệ thống luật Việt Nam được viết ra là để chà đạp chứ đâu phải để thượng tôn? Văn bản dưới luật chà đạp pháp luật, pháp luật chà đạp hiến pháp. Như vậy tính ra hiến pháp là thứ luật rẻ rúng nhất trong hệ thống luật pháp CS.
Đất nước sẽ loạn khi luật pháp không được thượng tôn. Không thể sống tốt cuộc đời mình bằng cách tuân thủ luật pháp và hiến pháp CS mà yên thân. Nếu CS muốn, việc gì nó cũng dám làm vì nó tự cho nó là thượng đẳng “tất cả những con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật được bình đẳng hơn những con vật khác”.
Vâng, bên trong nhà nước CS có cách tổ chức theo kiểu Trại Súc Vật của George Orwell.Trong đó, con vật CS được “bình đẳng hơn” con cừu Nhân dân. Luật chỉ dành cho bầy cừu, là cừu thì phải phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Còn CS thì sao? Đơn giản nó là “con vật được bình đẳng hơn”, thế thôi. Chỉ có nó là được sống trong một luật riêng đầy ưu ái mà không tuân thủ thứ luật nào dành cho bầy cừu.
Cho nên, nếu không quan tâm chính trị, chính chúng ta và con cháu muôn đời sau bị cai trị bởi những con vật tự cho mình là “bình đẳng hơn loài khác” mà thôi. Chả nhẽ chúng ta không muốn thoát kiếp làm cừu?
Đỗ Ngà

Chuyện xưa chuyện nay


Đỗ Ngà|

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị ngôi Ngụy Vương của cha mình. Ngôi vương là một loại ngôi vị do Tào Tháo tự lập, danh nghĩa là dưới vua, nhưng thực tế là nắm hết quyền hành của triều đình. Tào Tháo có trong tay thực quyền là đủ, không cần lấy ngôi vua làm gì. Nhưng Tào Phi không phải thế, Phi tham vọng hơn nhiều, muốn lấy luôn ngôi vua để vừa có thực quyền vừa có chính danh. Vì thế, hắn bắt Hán Hiếu đế phải nhường ngôi. Nhẫn tâm hơn, hắn còn hành hạ nhà vua phải nhiều lần viết thư nhường ngôi đọc cho hắn nghe, đến khi nào hắn đồng ý thì mới được đọc trước lễ. Cuối cùng, lễ nhường ngôi cũng diễn ra với lá thư thống thiết của Hán Hiếu đế, rằng Hiếu Đế và các bá quan văn võ nhà Hán tha thiết muốn nhường ngôi chứ không phải do hắn có dã tâm đoạt ngôi. Trong buổi lễ diễn kịch ấy, Tào Phi vênh mặt tiếp nhận như kẻ rất được lòng dân chúng và các quần thần.
Hám danh, có thực quyền chưa thoả còn chiếm ngôi. Lập mưu kế bài bản để đoạt ngôi, nhưng hắn lại không muốn ngồi vào ngai vàng liền mà phải dựng thêm vở diễn, rằng do đó là nguyện vọng của mọi người. Tào Phi lên ngôi hoàng đế không được bao năm rồi cũng chết yểu. Và đặt biệt triều đại của họ Tào cũng lụi tàn nhanh chóng.
Hôm nay nước Vệ cũng lộn xộn, Vệ vương có thực quyền nhưng thiếu chính danh. Hắn ta lập mưu một cách công phu giết hại vua Vệ chiếm ngôi. Thế nhưng hắn không chịu ngồi vào ngôi báu ngay mà phải dựng nên vở kịch lòng dân, rằng hắn lên ngôi là do lịch sử chọn, là do nhân dân đã chọn, và do 100% bá quan văn võ đồng lòng bầu chứ hắn nào có dã tâm. Sau vở kịch lòng dân ấy hắn cũng sẽ lên ngôi hoàng đế trong sự tung hô của đám nịnh thần. Vở kịch “được dân tin yêu” đấy cũng chẳng che mắt được ai. Thái độ cúi đầu làm tay sai cho giặc cũng sẽ làm dân phẫn uất thêm. Và nếu cứ bất chấp nguyện vọng dân mãi, triều đình Sản Vệ cũng có ngày phải trả giá.
Thiết nghĩ, triều đại nào đã xảy ra cảnh tương tàn đoạt ngôi trong triều đình mà vững bền bao giờ? Giết nhau tranh giành ngôi báu là dấu hiệu của thời kì suy yếu của một triều đại. Khốn nạn, hách dịch, nhét chữ vào mồm dân để tự tung hô mình là một việc làm vô sỉ gây ức chế trong nhân dân. Đến lúc hết thời, những tên vua này khó mà thoát khỏi sự giận giữ của nhân dân. Cũng thế mà Nicolae Ceaucescu chết thảm, nhớ đấy ông “hoàng đế vĩ đại”./.

Bắt đầu có hiện tượng cướp giật ngoại tệ



Hôm nay (23.10.2018) trong Cần Thơ có vụ xử phạt 90 triệu người bán và 180 triệu đối với hai người mua bán ngoại tệ trái phép. Nếu theo luật hiện hành thì đúng là xử phạt như vậy. Tuy nhiên đây không chỉ là vụ xử phạt mua bán thông thường. Mà nó còn là thông điệp mang tính đe dọa và ép dân phải giao dịch ngoại tệ vào hệ thống tài chính dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Việc đói khát ngoại tệ và âm mưu cướp giật ngoài tệ của dân đang tồn tại trong lòng nhà nước bấy lâu nay. Vụ này do anh kia nói rằng không biết nên có thể xử mang tính răn đe vì số lược chỉ có 100 USD nhưng mức xử phạt quá nặng. Nam không biết là có phải dàn dựng chuyện này để đưa ra dịp này hay không vì đợt vừa rồi lãnh đạo đi vay quốc tế không được và dân găm ngoại tệ ngày càng nhiều. Nhưng đây là một hành động khủng bố tinh thần nhân dân. Rằng đừng có dại mà mua bán USD chợ đen. Lượng USD chợ đen rất nhiều trong khi vào mua USD ở các cơ sở tài chính hợp pháp rất khó khăn. Bán thì dễ mà mua thì phức tạp vô cùng. Nên nhu cầu sở hữu, dự trữ USD của dân càng ngạt thở thêm.
Vậy thì cấm dân mua bán chợ đen thì tại sao hệ thống tài chính, ngân hàng không cho dân mua USD thỏa mái đi. Quyền tự do của họ mà. Tại sao lại giới hạn, gây khó dễ đủ kiểu. Nhu cầu cất giữ tài sản là chính đáng mà. Chính sách ổn định tỉ giá ư? Lắm trò. Câu hỏi đặt ra là USD ở chợ đen có nguồn cung từ đâu? Ai được hưởng lợi khi buôn mặt hàng này? Hệ thống tài chính nhà nước và các mắt xích lợi ích nhóm chứ ai nữa. Độc quyền kiếm lời đây mà.
Trong thời đại loạn lạc này, USD là mạng sống, là tương lai, là cần phải được giữ chặt trong két. Cái động thái ngày hôm này của công an Cần Thơ là hành động khủng bố tinh thần nhân dân, o ép nhân dân. Và nó cũng cho thấy tình hình ngân sách, nợ nần đã ở mức báo động và đẩy nhà nước thành con chó cùn cặn rồi. Càng như vậy dân càng phải mua mạnh vào. Không mua là chỉ có thiệt thân. Giữ đồng nội tệ là thành giấy lộn như Venezuela lúc nào không biết đâu. Với cái cách điều hành kinh tế tởm lợm của nhà cầm quyền hiện nay và các khoản nợ nần đầm đìa kia thì tình trạng cướp giật ngoại tệ của dân và tiền mất giá thê thảm, kinh tế lao dốc phi mã là điều không tránh khỏi. USD number one.
À mà ngân hàng nó đua nhau tăng lãi suất tiền gửi đối với tiền Việt Nam thì đừng có gửi. Mà cũng chẳng nghe mấy thằng chuyên gia bưng bô nói rằng tiền Việt Nam là an toàn. Toàn văn thối đấy. Chính cái bản mặt chúng nó và lãnh đạo có thích tiền Việt Nam đâu. Toàn cất giữ vào vàng, đất cát và ngoại tệ mạnh. Nên đừng dại mà nghe chúng nó./.
Nhận đổi 100 USD cho ông Nguyễn Cà Rê, chủ tiệm vàng Thảo Lực bị phạt 180 triệu đồng và bị khám xét, thu giữ 20 viên kim cương, toàn bộ vàng trắng, gần 20.000 viên đá nhân tạo… Công an khám xét từ sân thượng đến phòng ngủ của chủ tiệm vàng và tịch thu nhiều kim cương, vàng bạc… mang đi (Theo báo Tuổi Trẻ)
Đọc bản tin thật sự nghĩ đây không phải cuộc xử lý hành chính mà là đánh tư sản. Dã man thiệt chứ./.

Khi nào thông qua luật đặc khu kinh tế?

FB. Nguyễn Việt Nam|

Đặc khu kinh tế thì đã làm rồi, làm lâu rồi và giờ vẫn đang xúc tiến. Chỉ là chưa ra cái luật về đặc khu kinh tế mà thôi. Vậy khi nào thì quốc hội sẽ thông qua cái luật “nhượng địa” này?
Công cuộc dọn đường khá công phu. Trước đây hồi tháng năm, tháng sáu vừa rồi bên nhà nước đã đưa ra để thăm dò dư luận và vấp phải sự phản đối dữ dội của hàng triệu người biểu tình và đa số nhân dân cả nước. Sau đó giãn lại một thời gian. Theo Nam dự đoán là khoảng tháng 1-3/2019 sẽ thông qua luật đặc khu kinh tế. Bởi vì hai cái luật an ninh mạng và luật giới nghiêm, thiết quân luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Nội dung hai cái luật này có mấy điều quan trọng Nam để dưới tấm hình.
Hai cái luật an ninh mạng và luật thiết quân luật, giới nghiêm sẽ hợp pháp hóa việc tiêu diệt bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, bắt bớ các nhà đấu tranh và hợp pháp hóa việc đàn áp, giải tán đám đông. Nó cũng giết chết luật biểu tình luôn. Luật an ninh mạng sẽ gây mất kết nối người dân yêu nước hoặc kiểm duyệt rất gắt gao nội dung trao đổi thông tin. Điều này làm suy yếu sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Luật giới nghiêm sẽ cấm tụ tập đông người, sẽ cho phép dùng hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng với nhân dân. Tịch thu tài sản của nhân dân nếu cần. Hai điều này rất nguy hiểm. Và nhất là anh Trọng lên ngai vua thì còn kinh khủng hơn nhiều.
Mọi người nên chuẩn bị tinh thần mà đối phó. Nên bảo mật tốt Facebook và các tài khoản mạng xã hội của mình. Cũng như chuẩn bị cho một năm mới đầy tăm tối về chính trị, kinh tế, và bất ổn xã hội. Nguyên nhân chính là do mấy cái luật kia đó./.

Đặt quê hương vào từng canh bạc


Tuấn Khanh – RFA

Như một tay chơi chuyên nghiệp, lúc tiến lúc thủ, luật đặc khu sẽ được ai đó tổ chức thông qua nhưng không phải là 99 năm, mà là một số năm nào đó, mục đích là làm hạ nhiệt dư luận.
Ngày 5 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với gương mặt đầy chân thành, nói với giới phóng viên trong rằng ông đã lắng nghe và đã thấu hiểu tâm ý nhân dân, về làn sóng phản đối dự án đặc khu mà chính ông thốt ra là “khủng khiếp”. Thế nhưng có thể ngài thủ tướng nghe lầm, và cũng thấu hiểu lầm. Người dân Việt Nam hoàn toàn không muốn bị đưa vào một gameshow định giá số năm, mà rõ ràng chỉ muốn dứt khoát nói “không” với một dự án đầy hiểm nguy với số phận Việt Nam.

Như một canh bạc không có đường thoái lui, người dân Việt Nam đang chỉ còn tuyệt vọng nhìn mọi thứ đi theo một quy trình “ý đảng” khác biệt với “lòng dân”. Bất chấp những thành viên của tổ tư vấn cho chính phủ, cũng như nhiều nhân sĩ, trí thức… hết lời can gián, khuyến nghị cũng như đưa ra nhiều chứng minh cho thấy mọi thứ không giống như chiếc bánh vẽ 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được tô màu Thẩm Quyến.
Thậm chí, “Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng” theo tuyên bố hùng hồn của bà Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội trong canh bạc đặc khu, cũng làm cho nhiều người chau mày, tự hỏi rằng nếu như những con số ảo giác đó có thật, thì sẽ về đâu trong một đất nước mà ngân sách quốc gia bị quốc tế đánh giá tính minh bạch thấp đến mức chỉ có 15/100 điểm. Tiền làm ra được sẽ chi xài ra sao với tình trạng tham nhũng rút xương tủy nhân dân, chẳng hạn như giá làm được một km đường bộ là đắt nhất hành tinh này.
Không  ai muốn có thêm một canh bạc nữa ở 3 đặc khu, sau khi các canh bạc “chủ trương lớn” như Bauxite Tây Nguyên mà nhân dân cháy túi hơn 3.700 tỷ đồng cũng vấn nạn môi trường đeo đẳng với hàng trăm ngàn người. Canh bạc Formosa mang đại họa cho hàng triệu người ở 4 tỉnh miền Trung và tự nhiên hàng chục năm sau cũng là một ví dụ, trong rất nhiều ví dụ khiến đất nước ngổn ngang.
Thế nhưng các “chủ trương lớn” ấy là những tay chơi không vốn, đặt vào canh bạc may rủi bằng chính vận mạng của quê hương Việt Nam. Những gì diễn ra không lường thấy, những hiểm họa và mất mát ập tới thì đất nước và nhân dân hứng chịu, chỉ thấy riêng những tay chơi thì mỗi lúc một lộng lẫy hơn ở các biệt phủ, cao sang hơn ở các căn hộ, tiền của được chuyển ra nước ngoài nhiều hơn, con cái trở thành những công chúa hoàng tử từ một quê hương oằn mình trong các canh bạc không lối thoát.
Và chắc cũng đến lúc con người Việt Nam nhận ra phía sau tấm màn nhung, chuyện gì đang diễn ra. Trong tiếng ru giấc mơ màng ấy, người ta choàng tỉnh nhận ra đất nước và con người Việt Nam suy hao từ những canh bạc như vậy.
Lịch sử ghi chép rằng người xưa lấy mạng sống của mình ra để đánh cược cho tương lai của tổ quốc, chứ không coi tổ quốc là món để đặt cược.
Nguyễn Thái Học của Quốc Dân Đảng, cùng 12 đồng chí của mình, chọn đặt cược mạng sống của mình để chống Pháp phục quốc. Họ cùng chịu bị chém đầu ngày 16-6-1930 chứ không chịu chấp nhận tổ quốc về tay kẻ khác.
Phan Bội Châu chỉ là một chí sĩ với túi chữ, cũng không ngại đặt đời mình vào canh bạc cho tương lai tự do của tổ quốc, bất chấp người Pháp từng kêu án tử hình (1925). Ngô Đình Diệm ngay khi nhận ra cần phải đứng lên giành quyền cho dân Việt, cũng lập tức từ chức Thượng Thư Bô Lại (1933) để rồi sau đó trở thành người dẫn đầu cho phong trào Cường Để (1944) với ước mơ phục hưng, độc lập cho đất nước.
Những gì của người xưa để lại, chỉ thấy họ sẵn sàng đặt cược cuộc đời của mình cho tổ quốc, bất kể sống thác ra sao. Nhưng hôm nay, nghịch lý là người cầm quyền mang quê hương vào những canh bạc – một vốn bốn lời, nhưng tai ương và khốn cùng thì chỉ thuộc về dân tộc và tổ quốc.
Nguồn: RFA

Cuộc đấu tranh này

FB Trần Trung Đạo

ột câu hỏi mà người viết thường được hỏi và cũng thường được nghe tranh luận là “Việt Nam có nhiều trăm tù nhân lương tâm bị CS bỏ tù với những bản ác khắc nghiệt nhưng tại sao nỗ lực của người Việt, trong cũng như ngoài nước, chỉ tập trung vận động cho một vài người?”
Câu hỏi đúng về mặt tình cảm nhưng có lẽ nên phân tích sâu thêm về lý luận. Cuộc đấu tranh nào cũng thế, có những người tranh đấu, có phong trào tranh đấu nhưng trên hết phải có biểu tượng của cuộc đấu tranh.
Việt Nam có một phong trào dân chủ chưa?
Định nghĩa một cách tổng quát, phong trào là tập hợp của những người cùng chia sẻ một niềm tin, một ước muốn, một mục tiêu nhất định nối kết nhau bằng tình cảm và sự tin cậy. Đặc điểm để hình thành một phong trào xã hội là các thành viên tham gia sở hữu những nhận thức căn bản về những bất công xã hội họ đang chứng kiến, có khả năng hành động tập thể, có không gian thông tin, có cơ hội bày tỏ quan điểm.
Bốn mươi ba năm trước, Việt Nam chìm sâu trong bóng tối của chủ nghĩa CS. Không có không gian và thời gian như dừng lại. Nhưng ngày nay điều kiện thế giới và cuộc cách mạng tin học đã ít nhiều làm thay đổi nhận thức nhiều người Việt. Tuy chưa đủ lớn mạnh như tại các nước độc tài CS trước 1991 hay độc tài không CS như Miến Điện, Ai Cập nhưng qua định nghĩa rộng đó, Việt Nam đã có phong trào dân chủ.
Biểu tượng của phong trào thường là một hay một số người có những hoạt động nổi bật, gây được tiếng vang quốc tế, được nhiều người biết đến và thu phục được cảm tình của các thành viên trong phong trào.
Nelson Mandela không phải là người sáng lập nên tổ chức Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) và chỉ là một trong tám người bị kết án chung thân trong phiên xử ngày 12 tháng Sáu năm 1964. Chuyến bay đêm ra nhà tù trên đảo Robben Island có bảy tù nhân chứ không phải một mình Nelson Mandela. Tuy nhiên, thế giới gần như không biết gì nhiều về Walter Sisulu, Govan Mbeki và năm người khác mà chỉ biết Nelson Mandela. Lý do, Nelson Mandela là biểu tượng đấu tranh của phong trào chống kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi.
Tương tự, thế giới nỗ lực vận động cho bà Aung San Suu Kyi và gần như bỏ qua số phận của nhiều ngàn tù chính trị bị giam giữ tại nhà tù Insein Prison ở Rangoon suốt từ năm 1962 khi tướng Ne Win đảo chánh chính phủ dân chủ và thiết lập bộ máy độc tài quân phiệt.
Trong 15 năm, ngoại trừ một thời gian ngắn bị giam trong một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực nhà tù Insein, bà Aung San Suu Kyi sống trong một biệt thự, có khu vườn rộng, không phải lao động khổ sai, không đói khát, an nhàn đọc sách. Lý do thế giới tập trung ủng hộ bà vì bà là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống độc tài quân phiệt Miến Điện.
Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là tù nhân, nhưng quan trọng hơn là tù nhân biểu tượng của cuộc đấu tranh. Ủng hộ Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là một cách ủng hộ cho phong trào dân chủ tại Nam Phi và Miến Điện.
Phong trào dân chủ Việt Nam thiếu những biểu tượng đấu tranh có nhiều tiện nghi, tầm mức và lâu dài như Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi. Nhưng nếu chưa có chẳng lẽ ngồi chờ một lãnh tụ anh minh xuất hiện dẫn dắt phong trào hay sao. Không. Thay vào đó, trong mỗi giai đoạn, phong trào dân chủ có một hay hai biểu tượng tính theo thời gian họ có những hoạt động nổi bật và bị CSVN kết án.

Nguyễn Đan Quế (1978, 1990), Hà Sĩ Phu (1996), Lê Chí Quang (2002), Phạm Hồng Sơn (2003), Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân (2007), Nguyễn Văn Hải (2008), Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (2010), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức (2010), Cù Huy Hà Vũ (2010), Tạ Phong Tần (2012), Lê Quốc Quân (2012), Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha (2013), Nguyễn Văn Đài (2015), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (2016). Đó là chưa nhắc đến các vị lãnh đạo tôn giáo và một số khá đông cá nhân và đoàn thể khác.
Báo chí và dư luận thế giới, cả người Việt ở hải ngoại, khó có thể biết hết và dành những quan tâm đúng mức cho một danh sách dài những tù nhân lương tâm đang bị CS bỏ tù tại Việt Nam, do đó, biểu tượng đấu tranh là cần thiết. Vai trò của một biểu tượng không chỉ đúng cho trường hợp Việt Nam mà là một nguyên tắc cách mạng đã chứng minh tại hầu hết các cuộc cách mạng dân chủ trên thế giới.
Những người được xem là biểu tượng của một giai đoạn đấu tranh dân chủ tại Việt Nam trước hết là vì lòng can đảm. Họ được vinh danh, ca ngợi cũng chỉ vì họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tương lai tự do dân chủ của đất nước. Mọi ca ngợi hay vinh danh dành cho họ đều chỉ giới hạn trong không gian và thời gian họ hoạt động và bị tù. Nếu họ được tự do, cám ơn họ đã đi một chặng đường cùng với phong trào dân chủ nói riêng và đất nước nói chung, sau đó nên để họ bình yên với chọn lựa của mình.
Phần đông trong số họ chẳng phải là Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Václav Havel hay Andrei Sakharov. Họ đứng lên chỉ vì bất bình trước một xã hội bất công và chấp nhận tù đày. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào họ và cũng đừng đặt họ vào những vị trí mà họ chưa thể đứng vững để rồi thất vọng, chán chường, trách móc và quay sang hằn học.
Ngay từ thời Lenin, ba phương pháp chính trị học đã được các chế độ CS dùng để vô hiệu hóa một đối tượng: cô lập hóa, trung lập hóa và thỏa hiệp. Trong tuyển tập Mao Trạch Đông, họ Mao từng nói nhiệm vụ của đảng CS không chỉ thắng kẻ thù nhưng quan trọng hơn là phân hóa kẻ thù. “Phân hóa kẻ thù” trong trường hợp đang bàn là làm cho mọi người chung quanh ghét bỏ, khinh bỉ và xa lánh một đối tượng.
Gắn cái nhãn “dân chủ cuội” hay “đấu tranh để được ra nước ngoài” là cách dễ nhất để cô lập một đối tượng. Với suy nghĩ nặng cảm tính của nhiều người Việt, không cần phải lập lại ba lần như trong chuyện “Tăng Sâm giết người” mà chỉ chụp mũ một lần cũng đủ làm mọi người xa lánh đối tượng mà chế độ CS cần cô lập. Rất buồn, cho tới nay đảng CSVN chứng tỏ rất thành công với chiến thuật rất căn bản, quen thuộc nhưng hữu hiệu này.
Đừng tự nguyện thực thi chính sách phân hóa kẻ thù giùm cho đảng CS. Đừng để lòng yêu nước bị CS khai thác như CS đã từng làm khi đẩy nhiều triệu tuổi trẻ miền Bắc vào lò lửa chiến tranh và dụ dỗ nhiều tuổi trẻ miền Nam trở thành những tay sai cho đảng lũng đoạn xã hội miền Nam trước năm 1975.
Còn những kẻ cơ hội thì sao? Vâng, những kẻ cơ hội bao giờ cũng có, ở đâu cũng có, lãnh vực nào cũng có. Trong phong trào dân chủ Việt Nam còn non trẻ, phân tán, lỏng lẻo và phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía cũng vậy, khó có thể tránh khỏi những người núp dưới chiếc dù lý tưởng tự do dân chủ để kiếm sống hay trục lợi bằng việc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác. Tuy nhiên, không nên từ vài kẻ cơ hội để suy ra hay đánh mất niềm tin vào cả một phong trào.
Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
Trong danh sách người viết kể ở phần trên, có ai biết Lê Chí Quang, người một thời đã đánh thức bao nhiêu triệu người với bài viết “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” bây giờ đang ở đâu, làm gì và còn có mặt hay không trên hành trình tranh đấu hôm nay? Chắc không nhiều người còn nhớ. Nhưng điều đó không quan trọng. Trên chặng đường tranh đấu gian nan, có những người đứng chờ ở mỗi sân ga để bước lên cùng đi với đất nước. Cũng ngay tại sân ga đó lại có người bước xuống theo chọn lựa riêng của mình. Họ mệt mỏi, họ chán nản, họ hết năng lực, họ thỏa hiệp hay có thể vì bất cứ lý do nào. Dù chọn lựa của họ là gì đi nữa vẫn cám ơn những cống hiến của họ và có họ hay không con tàu vẫn tiếp tục băng trên đường lịch sử mang theo những hành khách mới.
Hành khách mới hôm nay là Lê Đình Lượng 20 năm tù, Đào Quang Thực 14 năm tù, Hoàng Đức Bình 14 năm tù, Nguyễn Trung Trực 12 năm tù, Nguyễn Đình Thành 7 năm tù, Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Phan Trung 8 năm tù.
Ngoài ra, một danh sách trên 200 tù nhân khác trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Trần Anh Kim 14 năm tù, Trần Thị Nga 9 năm tù, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, Trương Minh Đức 12 năm tù, Nguyễn Bắc Truyển 9 năm tù, Phạm Văn Trội 7 năm tù.
Tất cả hiện đang sống trong địa ngục trần gian ở Việt Nam. Hãy làm quen và cùng đi với họ trong cuộc đấu tranh này./.

Vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu: Công an nói đúng luật, không gài bẫy

Theo VOA-24/10/2018
Công an Tp. Cần Thơ tổ chức họp báo chiều ngày 24/10/2018. Photo PLO
 Công an Tp. Cần Thơ tổ chức họp báo chiều ngày 24/10/2018. Photo PLO
Chiều ngày 24/10, Công an TP Cần Thơ nói việc một thợ điện bị phạt 90 triệu đồng do đổi 100 đôla là “đúng trình tự pháp luật,” và “không gài bẫy.”
Báo Pháp Luật TP. HCM trích lời ông Trần Văn Dương, Trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Cần Thơ cho biết tại buổi họp báo rằng vụ việc được cơ quan chức năng thẩm quyền thực hiện xử lý “theo đúng trình tự thủ tục, đúng thẩm quyền hoàn toàn đúng quy định pháp luật.”
Ngày 23/10, UBND TP.Cần Thơ đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê, một thợ điện ở Cần Thơ, lương tháng 4 triệu đồng, vì đã mang đổi 100 đôla tại tiệm vàng Thảo Lực. Ngoài ra, ông Rê còn bị tịch thu gần 2,3 triệu đồng, số tiền đã đổi được từ 100 đôla.
Truyền thông Việt Nam cho biết số tiền 100 đôla là tiền của người thân gửi cho ông Rê. Vào ngày 30/1, trước Tết nguyên đán vừa qua, ông Rê mang đến tiệm vàng đổi thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang. Sau nhiều lần mời lên làm việc, đến ngày 13/8, cơ quan chức năng mới có biên bản vi phạm.
UBND TP. Cần Thơ cũng đã phạt tiệm vàng Thảo Lực 295 triệu đồng vì nhiều vi phạm, trong đó có việc nhận đổi 100 đôla của ông Rê và tịch thu số ngoại tệ đã đổi.
Công an Cần Thơ nói có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm nên đã trình Chủ tịch thành phố ra quyết định xử phạt đối với ông Rê và công ty Thảo Lực.
Báo Tuổi trẻ trích lời ông Trần Văn Dương nói Công an Cần Thơ không “gài bẫy” vụ đổi tiền này.
Tiền 100 đôla
Tiền 100 đôla
Ngày 24/10, truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, hành vi mua bán ngoại tệ của ông Rê là vi phạm quy định của pháp luật và việc UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt là đúng.
Trả lời báo chí, ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực thắc mắc không hiểu vì sao công an lại thu cả đầu thu camera nội bộ trong nhà ông, đến hơn 8 tháng sau mới trả lại, nhưng khi nhận lại đầu thu thì đã bị hư hỏng, mất toàn bộ dữ liệu.
Theo báo Tuổi trẻ, ông Lực nói phía công an cho rằng có đơn tố giác gia đình ông kinh doanh ngoại tệ nên tiến hành khám xét và thu giữ nhiều kim cương, đá nhân tạo và vàng trắng. Tuy nhiên, ông Lực không khiếu nại.
Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội viết trên Facebook hôm 24/10: “Cho dù doanh nghiệp không khiếu nai, nhưng cấp trên và báo chí cùng VCCI phải làm rõ việc này. Doanh nghiệp không dám khiếu nại chẳng qua sợ hãi thôi. Nếu không làm ra ngô khoai, tạo tiền lệ cho mấy lực lượng chức năng làm bậy, còn bất cứ người kinh doanh nào cũng như “cá nằm trên thớt.”
Báo Zing trích lời Luật sư Nguyễn Văn Đức ở Cần Thơ nói việc áp dụng Nghị định 96/2014 của Chính phủ để xử phạt anh Cà Rê “cần được xem xét sửa đổi, bổ sung để nghị định "đi vào cuộc sống."
Luật sư Nguyễn Tấn Thi ở TP.HCM nói rằng: “Nên xử lý người nhận đổi ngoại tệ là phù hợp nhất. Ở góc độ quản lý Nhà nước, nếu để một đơn vị chưa được phép đổi ngoại tệ tồn tại như vậy là phải xử lý địa phương vì lỗi trước tiên của chính quyền, chứ không ai đi phạt người dân.”
Thời báo Kinh tế Sài gòn nhận định một khi nhà chức trách muốn “cố ý xử mạnh tay” thì sẽ lợi dụng điều luật để xử lý luôn người vô tình đi đổi tiền quà tặng.
Trang Việt Nam Thời báo nói: “có một cái gì đó không bình thường, rất không bình thường trong vụ chính quyền thành phố Cần Thơ thình lình ‘đánh úp’ công dân Nguyễn Cà Rê khi ông này vào tiệm vàng chỉ để đổi tờ 100 đôla do người thân của ông tặng.”
Trang này lý giải rằng đây dù chỉ là một vụ bắt bớ hành chính thuộc tầm vi mô, “nhưng vụ này lại xảy ra trong một bối cảnh có quá nhiều khó khăn kinh tế thuộc thượng tầng vĩ mô mà không thể tránh khỏi những suy luận rằng vụ bắt phạt công dân Rê là một hành động có chủ ý, thậm chí có thể được chỉ đạo từ… cấp trung ương.”

Tù nhân trẻ Nguyễn Văn Hóa tố cáo bị đánh đập

 RFA-2018-10-24   
Anh Nguyễn Văn Hóa tại phiên tòa ở Hà Tĩnh hôm 27/11/2017
Anh Nguyễn Văn Hóa tại phiên tòa ở Hà Tĩnh hôm 27/11/2017-AFP
Tù  nhân trẻ Nguyễn Văn Hóa, người đang phải thụ án 7 năm tù tại Trại An Điềm, Quảng Nam về cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, vào ngày 19 tháng 9 vừa qua gửi thư mới nhất về gia đình trình bày tình trạng bị đánh đập, hành hung kể từ khi bị bắt.
Bức thư được thân hữu công khai vào ngày 24 tháng 10. Theo bức thư, Phó giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã đánh đập Nguyễn Văn Hóa tại phòng cách ly của Tòa án khi anh này được đưa đến để làm chứng trong phiên xử ông Lê Đình Lượng vào ngày 16 tháng 8 vừa qua.
Hành động này được thực hiện sau khi Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng phản cung tại toà, bác bỏ mọi cáo buộc mà cả hai tù nhân trẻ này cho là qui chụp nhắm vào ông Lê Đình Lượng. Hai người làm chứng này bị lôi ra khỏi tòa và không được tiếp tục làm chứng. Tại phiên phúc thẩm ông Lê Đình Lượng, dù có yêu cầu tiếp tục đưa hai nhân chứng đến nhưng cũng không được đáp ứng.
Trong thư, Nguyễn Văn Hóa cho biết có làm đơn tố cáo về việc bị đánh đập như thế nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Bức thư của Nguyễn Văn Hóa gửi gia đình đề ngày 19/9/2018
Bức thư của Nguyễn Văn Hóa gửi gia đình đề ngày 19/9/2018 Courtesy FB Phạm Lê Vương Các
Anh Nguyễn Văn Hóa còn nêu ra việc hai điều tra viên tỉnh Hà Tĩnh đến trại giam thẩm vấn và điều tra những vụ việc mà theo anh này không hề liên quan. Không những thế, anh còn bị đe dọa là sẽ bị tiếp tục khởi tố ở các vụ án khác.
Bên cạnh đó, an ninh điều tra tỉnh Hà Tĩnh không tiêu hủy trang facebook của Nguyễn Văn Hóa theo bản án mà tòa tuyên; trái lại còn chiếm đoạt và sử dụng hoặc giả mạo để làm những điều mà Nguyễn Văn Hóa cho là bất hợp pháp.
Anh Nguyễn Văn Hóa cũng khẳng định trong thư việc lực lượng chức năng bắt anh ngay tại tòa án Thị Xã Kỳ Anh vào ngày 11 tháng 1 năm 2017 là vi phạm thủ tục tố tụng.
Trong thư anh Nguyễn Văn Hóa bày tỏ nguyện vọng được thực thi quyền tự do tôn giáo- tín ngưỡng qua việc cho một linh mục vào trại giam để giải tội cũng như làm lễ.
Anh nhắn với gia đình là nếu trong một tháng mà không nhận được 1 cuộc gọi điện thoại và hai thư gửi về gia đình theo qui định, tức anh đang gặp bất trắc trong trại giam. Trong tình huống đó gia đình phải liên lạc làm việc với giám thị trại giam cho rõ thực hư.
Vào chiều tối ngày 24 tháng 10, Đài RFA liên lạc với chị ruột của anh Nguyễn Văn Hóa và được gia đình xác nhận về lá thư được thân hữu công khai trên mạng như vừa nêu.
Chị của anh Nguyễn Văn Hóa cũng cho biết gia đình vừa đến trại thăm anh vào ngày 16 tháng 10. Lúc đó anh cho biết có khối u ở mông. Cách đây hai hôm tức ngày 22 tháng 10 anh gọi về nhà và cho biết đã được mổ.

Đề xuất thành lập Viện Đạo đức huấn luyện cán bộ: ‘Lời thú nhận đắng cay’

RFA-2018-10-24   
Quốc hội Việt Nam (Ảnh minh họa)
Quốc hội Việt Nam (Ảnh minh họa)-AFP 
Vì sao phải dạy đạo đức?
Đạo đức, từ rất lâu đã được định nghĩa là một khái niệm về hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người hiểu, biết và tự điều chỉnh cũng như chịu trách nhiệm hành vi của mình. Hành vi đó phải phù hợp và tương xứng với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Đạo đức cũng có thể được hiểu là truyền thống văn hoá. Mỗi một quốc gia, dân tộc sẽ có một chuẩn mực về đạo đức riêng phù hợp với quá trình hình thành và phát triển văn hoá, xã hội và cả chính trị của quốc gia đó.
Do đó, nếu hiểu theo đúng logic của câu nói là “thiếu cái gì, bù cái đó”, thì Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng “phải chăng những cán bộ ấy không có đạo đức nên mới phải có đề xuất để được huấn luyện?”.
Ông xác nhận mình rất ngạc nhiên với ý kiến của Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc từng đưa ra.
“Khi ông đưa ra ý kiến về cái viện dạy đạo đức học cho các cán bộ thành viên trong Đảng thì tôi rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì như vậy là ổng mặc nhiên công nhận là các vị quan chức, cán bộ cao cấp không có đạo đức. Bởi vì nếu họ có đạo đức thì lập ra cái viện để làm gì?
Ổng công nhận 1 thực tế ‘nó là như vậy đó.’ Và ổng cũng công nhận 1 chuyện nữa bấy lâu nay qua 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư, cái công thức đưa ra học tập đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mấy mươi năm trời không có kết quả sao? Tại sao phải đầu tư 1 cái viện như vậy để dạy đạo đức? Đạo đức mới là đạo đức gì?
Cho nên, đây là 1 lời thú nhận đắng cay, 1 sự bất lực về vấn đề hành xử đạo đức của cấp chính quyền ở Việt Nam.”
Khi ông đưa ra ý kiến về cái viện dạy đạo đức học cho các cán bộ thành viên trong Đảng thì tôi rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì như vậy là ổng mặc nhiên công nhận là các vị quan chức, cán bộ cao cấp không có đạo đức. Bởi vì nếu họ có đạo đức thì lập ra cái viện để làm gì? - Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
Đề xuất của vị Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Trọng Phúc được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia “Sửa đổi lối làm việc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 18/10/2018, nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947 – 10/2017) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Đạo đức” vốn là một từ Hán Việt, được ghép nối bởi từ Đạo là con đường, đức là đức tin, đức tính tốt. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Mà lối sống chân, thiện, mỹ vốn là kết quả của sự rèn luyện đức tâm. Tôn giáo đóng vai trò không nhỏ, nếu không nói là rất quan trọng.
Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì
Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên TrìCourtesy photo
Hoà thượng Thích Không Tánh, vị sư trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) chia sẻ với chúng tôi:
Bất cứ trong 1 xã hội nào, 1 đất nước nào mà nếu thiếu vấn đề đạo đức là coi như xã hội đó bị thoái hoá hoặc sa đoạ. Nếu thiếu đạo đức thì nó không còn là con người mà là những con vật thôi.
Và chính hoà thượng Thích Không Tánh cũng đặt câu hỏi về lý do vì sao phải thành lập Viện Đạo đức huấn luyện cán bộ.
Khi 1 tổ chức, 1 đất nước hay 1 chủng tộc nói là phải cổ suý đạo đức, cần phải giáo dục đạo đức hay cần phải hướng dẫn đạo đức thì tôi nghĩ xã hội đó đã bị tha hoá, bị thiếu đạo đức rất trầm trọng rồi. Và chính vì vậy người ta mới cần cái giáo dục.”
Khi 1 tổ chức, 1 đất nước hay 1 chủng tộc nói là phải cổ suý đạo đức, cần phải giáo dục đạo đức hay cần phải hướng dẫn đạo đức thì tôi nghĩ xã hội đó đã bị tha hoá, bị thiếu đạo đức rất trầm trọng rồi. Và chính vì vậy người ta mới cần cái giáo dục. - Hoà thượng Thích Không Tánh

Đạo đức được giáo dục từ đâu?

Quan niệm của việc giáo dục đạo đức đối với Thầy Thích Không Tánh là nền tảng căn bản phải có từ ban sơ, vì vốn dĩ “nhân chi sơ, tính bổn thiện.” Ông khẳng định nhân loại chúng ta cần tôn giáo, nhờ những đạo đức, luân lý, truyền thống của tôn giáo làm cho chúng ta quay về với nhân bản, đạo đức. Như thế mới thiết lập nên 1 xã hội tiến bộ.
Với một quốc gia mà tất cả hệ thống lãnh đạo, quyền lực và quyết định đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, thì chắc chắn đạo đức của người Đảng viên chính là yếu tố quan trọng trong sự phát triển. Cũng ý kiến này, nhưng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có cách gọi khác, ông nói rằng đạo đức của xã hội, con người Việt Nam phụ thuộc vào hệ giá trị của chính quyền.
Ông phê phán cách giáo dục xưa nay là lấy học đường làm cơ sở để tuyên truyền chính trị, tuyên truyền những vấn đề đấu tranh giai cấp, những lý thuyết sáo rỗng đi ngược với thực tế, chối bỏ tư tưởng tôn giáo là nền tảng của những đạo đức.
“Những chính sách phá hoại tôn giáo, lũng đoạn tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện, những cuộc phá hoại những giá trị tôn giáo của ngàn năm lịch sử ở Việt Nam phải chấm dứt. Bỏ đi chuyện quốc doanh hoá đội ngũ sư sãi. Đó là tác hại vô cùng to lớn cho tôn giáo. Giá trị của tôn giáo là giá trị của tâm hồn.”
Là nhà khoa học giáo dục, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhìn thấy tôn giáo là vị thầy của đạo đức. Giá trị của tôn giáo làm nên nền tảng của đạo đức. Điều này cũng lý giải vì sao Hoà thượng Thích Không Tánh tự hỏi ai là người đứng ra huấn luyện giá trị đạo đức cho tầng lớp cán bộ đó? Giáo dục theo hướng thế nào? Nhằm mục đích gì?
“Nếu sự giáo dục đó bị nô lệ vào 1 hệ ý thức không đặt căn bản trên nhân tính, đạo đức tiến hoá, mà hướng về vật chất, đấu tranh, hay theo những chủ nghĩa không nhân bản thì đó là 1 vấn đề khác.”
Khi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đề cập với chúng tôi về câu chuyện đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, ông nhìn thấy môi trường xã hội Việt Nam bị lũng đoạn 1 cách rất sâu đậm. Những đạo lý truyền thống của người Việt, những tập tục thói quen về đạo đức của dân tộc nó bị xói mòn 1 cách thảm hại sau 1 thời gian mà chính quyền mới ngự trị 70 năm nay. Theo như ông nói, những cái mất mát đắng cay này này cũng phát xuất từ hệ thống giáo dục có nhiều khiếm khuyết, sai lầm và có thể nói là đi lạc đường.
Nếu sự giáo dục đó bị nô lệ vào 1 hệ ý thức không đặt căn bản trên nhân tính, đạo đức tiến hoá, mà hướng về vật chất, đấu tranh, hay theo những chủ nghĩa không nhân bản thì đó là 1 vấn đề khác. - Hoà thượng Thích Không Tánh
Con đường giáo dục sai lạc theo lời ông là sự thiếu vắng dạy dỗ về tình thương yêu từ những nơi chốn cơ bản nhất
“Đó là cha mẹ, là anh em, là họ hàng, là gia đình, thương yêu con đường làng, dòng sông bến cũ, đồng lúa bờ đê . Sau đó mới là tình yêu lớn hơn, tình yêu Tổ quốc.”
Ông khẳng định, cán bộ, hay bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần được huấn luyện những giá trị đạo đức căn bản của người Việt. Giá trị đó xuất xứ từ nguồn đạo lý Việt Nam. Ông mong mỏi tất cả hệ giá trị truyền thống dân tộc của Việt Nam phải trở lại và phải được đề cao. Như thế, mới gọi là huấn luyện đạo đức.

Hà Nội xe buýt 2 tầng: Khách mặc áo mưa, đội mũ, cầm dù che nắng


Tuyến xe buýt City Tour tại Hà Nội khai trương ngày 30 Tháng Năm, 2018. (Hình: Kenh14)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mỗi lượt xe buýt hai tầng (hop-on hop-off bus) chạy tuyến City Tour ở Hà Nội chỉ đón được bảy khách, trong lúc chiếc xe này trị giá hơn 6 tỷ đồng (hơn $256,939).
Hôm 24 Tháng Mười, 2018, báo Tiền Phong cho hay, đến nay chính quyền Hà Nội được cho là đã chi mua ba xe buýt hai tầng, với tổng số tiền là $770,787.
Ông Vũ Văn Viện, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội, được báo Tiền Phong trích lời giải thích: “Tuyến City Tour 1 chỉ có ba xe, giãn cách chạy xe lớn (30 phút/lượt), mức phí khá cao với nhiều người Việt Nam, nên chưa thu hút được nhiều người dân và du khách.”
“Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội dù là đơn vị chủ lực trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, nhưng do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch này nên đã liên kết với Công Ty Ảnh Việt để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, điều hành dẫn đến mức phí cao,” ông Viện cho hay.
Thoạt đầu, ba mức vé đi xe buýt này là từ 300,000 đồng đến 650,000 đồng (khoảng $12.8 đến $27.8), nhưng sau hai tháng vận hành, có thêm loại vé dùng trong 2 giờ với giá 196,000 ($8.3).
Tuyến xe buýt này được ghi nhận chạy qua 30 điểm du lịch, hơn 25 tuyến đường chính của Hà Nội.
Khách đội nón, mặc áo mưa ngồi ngắm Hà Nội trên xe buýt hai tầng. (Hình: Beat.vn)
Trong bối cảnh tuyến xe buýt nêu trên có lượng khách “đếm trên đầu ngón tay,” hồi cuối tháng trước, báo Kinh Tế Đô Thị cho biết, chính quyền Hà Nội lại mở thêm tuyến buýt City tour Thăng Long-Hà Nội “hai tầng thoáng nóc” số 2 tại Hà Nội sẽ lăn bánh ngày 10 Tháng Mười. Đáng lưu ý, tuyến mới mở được ghi nhận “trùng đến 90% lộ trình” với tuyến ban đầu.
Thời điểm khai trương tuyến xe buýt City Tour vào ngày 30 Tháng Năm, 2018, truyền thông ở Việt Nam ca ngợi phương tiện này là “món ngon” cho du lịch Hà Nội để thu hút khách nước ngoài. Một số dư luận viên thì tâng bốc trên mạng xã hội rằng Hà Nội bây giờ đã có xe buýt hai tầng thì “kém gì London, Hồng Kông hay Singapore.”
Trong khi đó, nhiều blogger tiên đoán tuyến xe buýt hai tầng ở Hà Nội sẽ sớm “chết yểu” vì cái nắng kinh hoàng 39, 40 độ C vào mùa Hè cũng như vì bầu không khí của thủ đô chứa PM2.5 thuộc hàng top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Hình ảnh đăng tải trên báo chí Việt Nam sau đó cho thấy nhiều khách đi xe buýt hai tầng ở Hà Nội phải mặc áo mưa hoặc áo chống nắng cũng như đội nón, cầm dù che nắng. Một số người vì tò mò mà mua vé đi xe buýt này thời gian đầu cũng kể về “trải nghiệm” khi ngồi trên tầng trên, chỉ cần đưa tay, chạm nhẹ là tới dây điện hoặc bị cây lá trên đường “quẹt nhẹ” vào mặt.

Facebooker Nguyễn Tiến Anh Tuấn bình luận trên trang cá nhân: “Ở Hà Nội mà chạy xe buýt hai tầng thì không biết họ đã tính phương án giúp du khách tránh bị dây điện căng ngang cổ hoặc cành cây gãy rơi vào đầu không nhỉ? Mà quan trọng nhất là phải cải tiến xe buýt thành cano đi trên nước ngay khi mưa ngập.” (T.K.)

Bất chấp người dân chống đối, CSVN quyết làm ‘Khu Kinh Tế Vân Đồn’

Khu vực Vân Đồn. (Hình: báo Quảng Ninh)
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Trong lúc Luật Đặc Khu chưa biết kết cục thế nào sau khi bị công luận phản đối kịch liệt, báo Quảng Ninh khiến người ta giật mình khi cho biết Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy vừa tổ chức một cuộc họp để nghe và cho ý kiến về công tác triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng “Khu Kinh Tế Vân Đồn”.
Sự kiện này do ông Nguyễn Văn Đọc, bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh này chủ trì.
Tờ báo mang tính tuyên truyền của tỉnh Quảng Ninh viết: “Mục tiêu xây dựng Khu Kinh Tế Vân Đồn là có nền kinh tế hướng ngoại, độ mở cao với bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; áp dụng các cơ chế thông thoáng và hiệu quả để đủ sức cạnh tranh toàn cầu…”
Như vậy, khái niệm này gần như không có gì khác với mô tả về Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn từng gây xôn xao dư luận mấy tháng trước.
Cũng theo báo Quảng Ninh, ông Đọc “yêu cầu đơn vị tư vấn cùng các đơn vị liên quan phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch để sớm triển khai các bước tiếp theo”.
Dường như sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân, nhà cầm quyền CSVN hiện vẫn đang cân nhắc các bước kế tiếp về Luật Đặc Khu.
Theo báo Tiền Phong hôm 23 Tháng Mười, Luật Đặc Khu “sẽ được trình Quốc Hội CSVN vào thời điểm thích hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của nhà nước, nhân dân và xã hội”.
Theo các nhà quan sát, “thời điểm thích hợp” ở đây được hiểu là Luật Đặc Khu sẽ được chỉ thị cho Quốc Hội CSVN thông qua trong kỳ họp đầu tiên ngay sau khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 Tháng Giêng, 2019.
Thời điểm đó đánh dấu việc bất kỳ người nào đưa ra ý kiến phản biện, phản đối Luật Đặc Khu trên mạng xã hội đều có nguy cơ bị trấn áp, thậm chí bị khép tội và phạt tù.
Hồi Tháng Sáu, 2018, khi cao trào biểu tình phản đối Luật Đặc Khu (và Luật An Ninh Mạng) diễn ra tại các thành phố, báo điện tử Dân Việt gây khó chịu dư luận khi dẫn lời ông Nguyễn Văn Thành, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh: “99.6 % người dân Vân Đồn đồng ý thành lập đặc khu kinh tế, còn Hội Đồng Nhân Dân thì nhất trí 100%.Việc lập đặc khu “là mục tiêu phát triển lớn của tỉnh.”
Đến nay, nhiều blogger vẫn suy đoán rằng chính Trung Quốc đứng sau quyết tâm thông qua Luật Đặc Khu của nhà cầm quyền Việt Nam. Suy đoán này không phải là không có cơ sở, vì một bài trên Tân Hoa Xã từ hồi 2016 đã khẳng định cần $12 tỷ rót vào việc xây dựng Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn trước năm 2030.
Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết thêm: Quảng Ninh đến năm 2016 đã huy động được gần $1.8 tỷ để đầu tư vào hạ tầng sân bay, đường cao tốc… ở khu vực này.
“Chính phủ Việt Nam đã đồng ý thành lập ba đặc khu về nguyên tắc, gồm Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc ở Kiên Giang,” Tân Hoa Xã cho hay. (T.K.)