Monday, November 17, 2014

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường

Theo thống kê, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.Theo thống kê, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.
VOA-17.11.2014
Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.
Báo Tuổi Trẻ trích khuyến cáo của IDF nói trong số khoảng 3,3 triệu người Việt đang bị bệnh tiểu đường có sự góp mặt ngày càng đông của giới trẻ và số ca tiểu đường gia tăng nhanh chóng không chỉ ở thành thị hay các khu công nghiệp mà cả ở các vùng núi.
Cứ 5 ca tiểu đường trên thế giới thì có 4 ca xuất phát từ các nước đang phát triển, và Việt Nam, một trong những quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, đang dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân tiểu đường.
Giới chuyên môn trong nước nói các yếu tố phát sinh từ lối sống như tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn trao đổi chất, và thiếu tập thể dục đã khiến số người bị tiểu đường loại 2 gia tăng.
Truyền thông trong nước cho hay theo một thống kê hồi tháng trước, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đã tăng hơn 200% trong thập niên qua.
TPHCM là khu vực có nhiều người bị tiểu đường nhất. Trong 10 năm qua, số ca bị tiểu đường trong thành phố gia tăng ở mức báo động là 300%.
Theo Tân Hoa xã, 65% bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam không được chẩn đoán chính thức trong khi đa phần những người đã được chẩn đoán chưa được điều trị đúng mức.
Tiểu đường là nguyên nhân gây chết người hàng thứ tư trên thế giới, làm giảm tuổi thọ con người từ 5 tới 10 năm.
Trên toàn cầu, cứ 6 giây có 1 người tử vong vì tiểu đường và cứ 20 giây lại có một người bị cắt cụt chân-tay vì biến chứng phức tạp của căn bệnh chết người này.
Tiểu đường làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như mù mắt hay suy thận, suy tim.
Giới chuyên môn nói tiểu đường có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị sớm, ăn uống lành mạnh, và rèn luyện thể chất.

Tương lai trẻ em Việt ‘nhuộm màu sắc’ Trung Quốc

000_Hkg10098959.jpg
Một gian hàng bán đồ chơi Trung Quốc sản xuất tại Đông Kinh, thị trấn phía bắc Lạng Sơn giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 23/9/2014.AFP photo

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

Đồ chơi trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc và những tác hại khôn lường của nó đối với sức khỏe cũng như tương lai trẻ em Việt Nam vốn là đề tài đã được nhắc đến nhiều lần. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đó, trẻ em Việt vẫn phải tiếp tục chơi đồ chơi Trung Quốc với nguy cơ nhiễm độc chì rất cao và đáng sợ hơn cả là tâm lý trẻ em Việt ngày càng trở nên manh động, bạo lực hơn bởi những mẫu đồ chơi kích thích bạo lực này. Đáng sợ hơn cả là đa phần trẻ em Việt Nam đều không có lựa chọn nào khác với đồ chơi Trung Quốc!
Đồ chơi Trung Quốc tràn lan thị trường Việt
Một người mẹ trẻ tên Hằng, ở Yên Bái, chia sẻ: "Có những gia đình nhà giàu thì họ không sợ con mình bị ảnh hưởng bởi đồ chơi Trung Quốc, mà họ sợ nó ảnh hưởng bởi Mỹ, Holywood... Trẻ con nhà nghèo như em thì khó tránh khỏi mua đồ chơi Trung Quốc. Việc này hầu như là đương nhiên...".
Theo chị Hằng, việc mua đồ chơi cho trẻ em trong nhà đối với những người làm nông, lao động như chị là một việc thắt lưng buộc bụng, chị phải nhín nhịn nhiều thứ để có đồ chơi cho con. Với mức lương trung bình từ hai triệu rưỡi đến ba triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào công ty có tăng ca hay không, cộng thêm một ít thu nhập từ đồng ruộng, chị không tài nào mua được đồ chơi Việt Nam để cho con của mình chơi, nếu là đồ chơi có xuất xứ Nhật bản và các nước châu Âu, châu Mỹ thì càng không dám mơ tới.
Bởi trẻ em chơi đồ chơi rất nhanh hỏng, không biết giữ gìn nên việc mua đồ chơi phải diễn ra hằng tháng nếu không muốn con buồn. Trong khi đó, đồ chơi Trung Quốc có giá rẻ, dao động từ hai mươi ngàn đồng đến năm mươi ngàn đồng, mỗi tháng, chị Hằng chỉ cần nhịn một ngày đi chợ thì con của chị đã có đồ chơi. Hơn nữa, ở các chợ quê, thị trấn, đồ chơi trẻ em cũng không có gì khác ngoài đồ chơi Trung Quốc như súng nhựa, lựu đạn nhựa, robot nhựa, xe tăng nhựa, kiếm nhựa, mã ấu nhựa...
Có những gia đình nhà giàu thì họ không sợ con mình bị ảnh hưởng bởi đồ chơi Trung Quốc, mà họ sợ nó ảnh hưởng bởi Mỹ, Holywood...
- Chị Hằng,  Yên Bái
Nhìn chung, các loại đồ chơi này đa phần kích động bạo lực trẻ em. Chỉ có một số món như đàn guitar nhựa, piano nhựa và xe hơi nhựa là không kích động bạo lực nhưng lại có giá tiền cao hơn rất nhiều so với mấy loại đồ chơi kia. Hơn nữa, đồ chơi Trung Quốc tiềm ẩn mối hiểm họa chết người, đã có nhiều trẻ em chơi súng hoa cải nhựa, khi bắn thì phát nổ và gây thương tích. Nhưng cho đến thời đểm bây giờ, chị Hằng vẫn không hiểu vì sao đồ chơi Trung Quốc lại hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường.
Cũng theo chị Hằng, chỉ có một thời gian ngắn chưa đầy ba tháng là ít có hàng hóa Trung Quốc nói chung và đồ chơi Trung Quốc nói riêng trên thị trường Việt Nam, đó là khoảng thời gian mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hầu như suốt thời gian này mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc rất ít xuất hiện trong các chợ. Nhưng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan đi, hàng hóa Trung Quốc lại tiếp tục ồ ạt đổ sang các chợ Việt Nam.
Chị Hằng nói vui rằng theo logic mà chị nhận thấy, phải có thêm một cái giàn khoan nào đó của Trung Cộng khoan sâu vào vùng biển Việt Nam, cái này đi thì cái kia lại thế vào, càng lúc càng lấn sâu vào gần bờ Việt Nam thì mới hy vọng giảm bớt hàng hóa Trung Quốc ở các chợ. Nhưng lúc đó người Việt lại đối mặt với một nỗi lo khác còn ghê gớm hơn nhiều.
Nhà buôn Trung Quốc tung tăng bỏ tiền Việt Nam vào túi
Cô Thủy, chủ của một trung tâm giữ trẻ tư nhân tại Yên Bái, chia sẻ: "Cái đời sống có rất nhiều đồ chơi Trung Quốc, rất khó mà thoát Trung, ngay cả hàng hóa xách tay từ Mỹ về cũng đề made in China thôi! Rất khó, có điều là mình phải ý thức về đồ chơi độc hại, cái nào nên tránh thôi... Em nghĩ rất là khó!".
Theo cô Thủy, sở dĩ đồ chơi trẻ em của Trung Quốc xuất hiện quá nhiều tại Việt Nam là vì nhiều lý do, trong đó có hai lý do không thể chối cãi: Nhà nước đã làm ngơ hoặc quan tâm không đúng mức về vấn đề trẻ em; Kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay đã hoàn toàn phụ thuộc vào trung Quốc, nếu dứt ra, sẽ liên lụy đến nhiều vấn đề khác.
Ở nguyên nhân thứ nhất, chỉ cần nhìn chính sách thuế đối với các mặt hàng nhập từ châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khu vực với mức thuế cao ngất trong khi có rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc trốn thuế, du nhập Việt Nam bằng con đường không chính ngạch hoặc chính ngạch nhưng đã qua chung chi, có thể dễ dàng nhận ra rằng hàng Trung Quốc cũng như nhà buôn, nhà sản xuất của Trung Quốc được ưu ái gấp trăm lần hàng hóa, nhà buôn, nhà sản xuất các nước khác.
Và ngay cả đồ chơi trẻ em sản xuất tại Việt Nam, không hiểu mức thuế được ưu tiên bao nhiêu nhưng giá thành của đồ chơi trẻ em Việt Nam luôn đắt gấp ba lần, bốn lần so với đồ chơi trẻ em Trung Quốc cùng chủng loại. Và nếu tính theo thu nhập, sẽ khó có người lao động phổ thông nào dám mua đồ chơi Việt Nam cho con mình. Trong khi đó, số lượng người lao động nghèo có thu nhập thấp, dưới mức ba triệu đồng trên mỗi tháng tại Việt Nam chiếm con số ít nhất cũng trên 70% dân số trong độ tuổi lao động.
Thử hỏi, một khi đồ chơi các nước tiên tiến có giá quá cao, đồ chơi Việt Nam cũng có giá cao không kém trong khi chất lượng sử dụng lại rất kém so với ngay cả đồ chơi do Trung Quốc sản xuất bán giá rẻ ngoài thị trường thì cơ hội lựa chọn nào dành cho người nghèo nếu không phải là đồ Trung Quốc? Hơn nữa, với ngưởi có mức thu nhập thấp, cái ăn, cái mặc và chỗ ở còn là nỗi lo toan hằng ngày, huống gì chuyện tác hại sức khỏe mà chỉ nghe đài, báo nói chứ không được nhìn thấy cụ thể! Thói quen ăn mì tôm cứu trợ, ăn mì tôm thay canh, xài hàng rẻ tiền vốn là thói quen được huông tập bởi cái nghèo và thất nghiệp.
Cái đời sống có rất nhiều đồ chơi Trung Quốc, rất khó mà thoát Trung, ngay cả hàng hóa xách tay từ Mỹ về cũng đề made in China thôi!
- Cô Thủy, Yên Bái
Ở nguyên nhân thứ hai, từ năm 1990 đến nay, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam với giá rẻ bèo đã xô dạt mọi thức hàng hóa của các quốc gia khác cùng với tính cẩn thận, coi trọng sức khỏe của người Việt. Hiện tại, giả sử nhà nước có làm một cuộc vận động bài trừ hàng Trung Quốc thì cũng chẳng mấy ai hưởng ứng tuyệt đối. Bởi chính sách nhà nước đã ưu tiên cho hàng hóa Trung Quốc độc chiếm, độc diễn trên thị trường Việt Nam đã gần hai mươi lăm năm.
Nói cho cùng, những người Việt lớn tuổi đã tích tập một lượng lớn độc hại từ vật chất đến tinh thần bởi hàng hóa Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện của người lớn, trẻ em vô tội, chúng vẫn đang nhận chịu những tác hại từ hàng hóa Trung Quốc từng ngày, từng giờ vào thân thể, trí não. Và nguy cơ tương lai Việt Nam bị vong thân vì Trung Quốc đang đến rất gần!

CÁCH LÀM LUẬT CÒN THỦ CÔNG, NGHIỆP DƯ

Báo điện tử Tầm nhìn- Để có một nhà nước pháp quyền,trước tiên cần một hệ thống pháp luật thống nhất, không triệt tiêu, chồng chéo lẫn nhau làm trung tâm quyền lực. Quá trình đó ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và gian khổ, cần rất nhiều quyết tâm để hoàn thiện.



Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2013 Bộ đã kiểm tra, rà soát 251002 văn bản, phát hiện 3.960 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp trong đó có 528 văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung và thẩm quyền. Các văn bản pháp luật đó hoặc trái với hiến pháp ( chẳng hạn Bộ Xây dựng ban hành văn bản “ không xây dựng các công trình  nhại kiến trúc cổ điển Pháp và châu Âu” đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách), trái với các văn bản Luật khác ( chẳng hạn Bộ GD-ĐT phát hành văn bản qui định “ Người có bằng chứng về vi phạm qui chế trong thi cử phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo qui định kể từ khi kết thúc kỳ thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào- vi phạm Luật Khiếu nại và Tố cáo); hoặc những qui định không sát với thực tế, không thể áp dụng được ( Bộ GD-ĐT phát hành văn bản cộng 2 điểm cho bà mẹ VNAH và người có công với cách mạng nếu họ thi đại học. Bộ NN-PTNT phát hàng văn bản chỉ được bán thịt chưa qua chế biến trong vòng 8 giờ và thịt sống được bảo quản lạnh trong vòng 72 giờ từ khi giết mổ) vv… Các văn bản qui phạm pháp luật này có thể do QH, CP, các cơ quan, Bộ, Ngành  thuộc chính phủ  ở Trung ương hoặc tương đương, Liên cơ quan của Chính phủ ở Trung ương (  Nghị định 105-2012 /NĐ-CP qui định tang lễ của cán bộ, công nhân, viên chức chỉ có 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài, không rắc hoặc đốt vàng mã trong  đám tang…) hoặc của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ ban hành.

Nguyên nhân của những sai phạm, chồng chéo này chủ yếu là do trình độ của những cán bộ làm luật còn hạn chế, thiếu thông tin, thiếu thực tế , nặng dầu óc cục bộ, thiếu trách nhiệm trong công việc. Thứ hai, chúng ta qui trình làm luật khoa học, chuyên nghiệp, thiếu kiểm tra,  đôn đốc, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Thứ ba, do tư tưởng cục bộ, địa phương, tư duy nhiệm kỳ, thậm chí là tư lợi, cả nể. Vì những lý do đó, luật ta nhiều nhưng vẫn thiếu, rất cụ thể chi tiết nhưng khả năng thực thi kém,chồng chéo, vô hiệu hóa lẫn nhau . Hậu quả của nó là rất nhiều tồn đọng nhưng luật ban hành rất chậm, xử lý cũng chậm, nhiều khi không giải quyết được, hiệu lực pháp luật không cao, nhiều trường hợp rất khó vận dụng hoặc ngược lại có  nhiều sơ hở,vận dụng cách nào cũng được.

Đổi mới ban hành văn bản  Luật và văn bản  qui phạm pháp luật là  một khâu quan trọng hàng đầu, đồng thời là khâu quyết định trong cải cách hành chính. Muốn cải cách hành chính thành công, phải xây dựng hệ thống qui phạm không chồng chéo, triệt tiêu nhau, thống nhất từ trên xuống dưới, tránh rườm rà, khó hiểu, nhiều cách vận dụng và ngày càng gần với qui phạm pháp luật và tập quán pháp luật quốc tế.. Muốn như thế cần xử lý nghiêm những người có trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu về những sai sót của văn bản (cho đến nay chưa xử lý được ai). Cũng cần chuyên nghiệp hóa quá trình làm luật, dành nhiều trí tuệ và thời gian để nghiên cứu, thu thập thông tin, bàn thảo, chuẩn bị văn bản luật trong đó những cuộc cho ý kiến, thảo luật trên hội trường QH như trong những ngày này  chỉ là một khâu quan trọng. Nếu không, ta khó thoát khỏi cách làm Luật thủ công, nghiệp dư hiện nay.
14:13 | 16/11/2014
 Vũ Duy Thông

Trung Quốc tham vọng “lập trật tự quốc tế mới”

Trung Quốc và Úc ngày 17-11 đã ký thỏa thuận thương mại tự do (FTA) sau hơn 10 năm đàm phán nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cũng trong dịp này, nhà lãnh đạo Trung Quốc và Thủ tướng Úc Tony Abbott chứng kiến việc ký kết 14 thỏa thuận thương mại song phương trị giá hơn 17,56 tỉ USD. Canberra gọi đây là thỏa thuận tốt nhất đạt được giữa nền kinh tế số 2 thế giới với một quốc gia bên ngoài, theo đó mở cửa thị trường của Trung Quốc cho các nhà xuất khẩu nông sản cũng như lĩnh vực dịch vụ ở Úc.

Thỏa thuận cũng góp phần giảm bớt hạn chế đối với đầu tư từ Bắc Kinh vào xứ sở “chuột túi” giàu tài nguyên. Một khi thỏa thuận được triển khai toàn diện, 95% hàng xuất khẩu của Úc sẽ được miễn thuế vào Trung Quốc.

Thủ tướng Úc Tony Abbott (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại quốc hội Úc hôm 17-11 Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Úc Tony Abbott (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại quốc hội Úc hôm 17-11.Ảnh: REUTERS

Phát biểu trước quốc hội Úc cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình còn tuyên bố Bắc Kinh không bao giờ dùng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình, trong đó có tranh chấp hàng hải.

Tuy nhiên, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) nhận định có những dấu hiệu rõ ràng rằng ông Tập đang theo đuổi tham vọng táo bạo trong và ngoài nước nhằm thiết lập một trật tự quốc tế mới thách thức vai trò dẫn đầu của Mỹ.

Tham vọng này thể hiện rõ từ sự tích cực của Bắc Kinh trong việc dẫn đầu các sáng kiến đa phương bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) trị giá 50 tỉ USD và Quỹ Con đường tơ lụa trị giá 40 tỉ USD. Những sáng kiến này được cho không ngoài mục đích làm lu mờ vai trò của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới, đồng thời làm lung lay nền tảng trật tự khu vực do Mỹ thiết lập sau Thế chiến II.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang đẩy mạnh mặt trận thương mại đa phương như thúc đẩy thành lập Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) - nhiều khả năng sẽ cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân tố chính trong chính sách xoay trục sang châu Á của Washington.

Tuy nhiên, TS Darren Lim thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc cho rằng Bắc Kinh không thể trở thành lãnh đạo khu vực nếu chỉ sử dụng chính sách ngoại giao kinh tế. “Nếu muốn lãnh đạo, Trung Quốc phải thuyết phục được các nước láng giềng là an ninh của họ không bị đe dọa” - ông Lim nhấn mạnh.

Thứ Hai, 22:17  17/11/2014
Thu Hằng
Theo NLĐO

Người đào tị yêu cầu Thụy Sĩ phong tỏa tài sản giới lãnh đạo Triều Tiên

LHQ đã gởi một văn thư cho lãnh tụ Kim Jong Un để yêu cầu ông thực hiện những biện pháp để cải thiện nhân quyền, nếu không sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm về các tội ác trong quá khứ và hiện tại.
LHQ đã gởi một văn thư cho lãnh tụ Kim Jong Un để yêu cầu ông thực hiện những biện pháp để cải thiện nhân quyền, nếu không sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm về các tội ác trong quá khứ và hiện tại.
Một nhóm 20 người Bắc Triều Tiên đào tị đang thúc giục Thụy Sĩ phong tỏa ngay toàn bộ tài sản của giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng, những người mà họ nói là chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những vụ chà đạp nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Trong lá thư công khai gởi cho Tổng thống Thụy Sĩ, nhóm này nói rằng việc phong tỏa tài sản có thể góp phần làm giảm bớt những vụ vi phạm nhân quyền có hệ thống và trên diện rộng trong nhiều thập niên nay. Từ Geneve, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Những người đào tị nói rằng có những tiền lệ pháp lý để phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên. Họ cho biết hành động như vậy trong quá khứ đã được thực hiện nhắm vào nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài, trong đó có ông Bashar al-Assad của Syria, Hosni Mubarak của Ai Cập, Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Muammar Gadhafi của Lybia.
Tuy nhiên, chính phủ Thụy Sĩ không chấp nhận lập luận đó. Tổng thống Thụy Sĩ nói rằng tuy ông có sự cảm thông đối với nội dung của thỉnh nguyện thư, nhưng ông không thể phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên mà không có chỉ thị rõ ràng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ông Ahn Myeong Chul, một nhân vật nổi tiếng trong giới những người Bắc Triều Tiên đào tị, cho biết ông thất vọng trước sự phúc đáp của Tổng thống Thụy Sĩ. Ông Ahn, người từng làm nhân viên canh tù ở Bắc Triều Tiên từ năm 1987 đến năm 1994, đã có kinh nghiệm thực tế về sự đối xử tàn bạo mà những tù nhân chính trị phải trải qua. Giờ đây ông làm giám đốc của NK Watch, một tổ chức phi chính phủ ở Nam Triều Tiên chuyên theo dõi tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.
Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter nói ông không thể phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên mà không có chỉ thị rõ ràng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter nói ông không thể phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên mà không có chỉ thị rõ ràng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
x
Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter nói ông không thể phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên mà không có chỉ thị rõ ràng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter nói ông không thể phong tỏa tài sản của Bắc Triều Tiên mà không có chỉ thị rõ ràng của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ông Ahn nói rằng không ai biết rõ lãnh tụ Kim Jong Un và những thành viên cấp cao khác của chế độ ở Bắc Triều Tiên đã ký thác bao nhiêu tiền vào các trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ. Nhưng ông cho biết nhiều nguồn tin nói rằng tài sản của Bắc Triều Tiên có thể lên tới 3 hoặc 4 tỉ đô la.
Ông phát biểu như sau qua lời một thông dịch viên.
"Tài sản của Bắc Triều Tiên ở Thụy Sĩ là tiền xương máu mà họ đã gom góp, nhưng họ đã kiếm được qua 4 con đường khác nhau. Đường thứ nhất là người lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài và đường thứ nhì là những nhà hàng Bắc Triều Tiên ở những nước khác. Đường thứ 3 là tiền của mà họ kiếm được qua việc bán ma túy và những thứ khác, và đường thứ tư là bán vũ khí bất hợp pháp cho các nước khác. Do đó, tài sản của Bắc Triều Tiên ở Thụy Sĩ quả thật là tiền đen."
Ông Ahn đã ra làm chứng trước Ủy ban Điều tra Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên tại Geneve hồi năm ngoái. Ông cho biết ông đã nhấn mạnh tới một việc rất quan trọng là phải đưa các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Ông cho rằng điều đó sẽ đánh đi một thông điệp mạnh mẽ để người dân ở Bắc Triều Tiên biết rằng lãnh tụ của họ là một kẻ phạm tội hình sự.
Theo dự liệu, Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ biểu quyết vào ngày mai về một nghị quyết để đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Liên hiệp quốc đã gởi một văn thư cho ông Kim Jong Un để yêu cầu ông thực hiện những biện pháp để cải thiện điều kiện nhân quyền ở nước ông. Văn thư này cảnh báo rằng nếu không làm như vậy, ông Kim Jong Un sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm về những tội ác trong quá khứ và hiện tại.
Nhiều nguồn tin nói rằng tài sản của Bắc Triều Tiên có thể lên tới 3 hoặc 4 tỉ đô la trong các ngân hàng Thụy Sĩ.Nhiều nguồn tin nói rằng tài sản của Bắc Triều Tiên có thể lên tới 3 hoặc 4 tỉ đô la trong các ngân hàng Thụy Sĩ.
x
Nhiều nguồn tin nói rằng tài sản của Bắc Triều Tiên có thể lên tới 3 hoặc 4 tỉ đô la trong các ngân hàng Thụy Sĩ.
Nhiều nguồn tin nói rằng tài sản của Bắc Triều Tiên có thể lên tới 3 hoặc 4 tỉ đô la trong các ngân hàng Thụy Sĩ.
Nhà tranh đấu Ahn Myeong Chul nói với đài VOA rằng ông tin chắc là việc 3 tù nhân người Mỹ được thả hồi gần đây là một phần của thủ đoạn làm hòa của chính phủ ở Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục một số nước không bỏ phiếu tán đồng nghị quyết của Liên hiệp quốc. Ông Ahn cho biết thêm như sau qua lời một thông dịch viên.
"Nếu Kim Jong Un, nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, trở thành một tên tội phạm của cộng đồng quốc tế, thì điều đó sẽ có một ảnh hưởng rất xấu cho Bắc Triều Tiên, bởi vì một khi dân chúng nước này biết được điều đó thì nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho sự kiểm soát của chế độ. Đó chính là lý do tại sao chính phủ Bắc Triều Tiên đang cố gắng hết sức để loại bỏ câu văn đó ra khỏi nghị quyết."
Ông Ahn nói thêm rằng tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên không hề được cải thiện sau vụ phóng thích các tù nhân người Mỹ, mặc dù có một số tin tức cho rằng tình hình đã được cải thiện. Ông Ahn cho rằng Bình Nhưỡng chỉ lợi dụng điều này để đánh bóng hình ảnh của họ.
Ông cho biết các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dễ bị tổn thương bởi áp lực quốc tế, cho nên Đại hội đồng Liên hiệp quốc cần phải thông qua nghị quyết để đưa vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Ông cho rằng việc phong tỏa tài sản Bắc Triều Tiên ở Thụy Sĩ sẽ là một điểm khác để gây sức ép mà giới lãnh đạo của nước này không thể nào làm ngơ.

Nancy Nguyễn: '... để mỗi người có quyền bảo vệ lá cờ của mình'

WESTMINSTER, California (NV) - Một buổi chuyện trò nhỏ cùng Nancy Nguyễn, người đã trải qua một tuần đến Hồng Kông để tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên nơi đó, được Nhóm Đồng Hành tổ chức tại Viện Việt Học, Westminster, vào tối Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một.


Nancy Nguyễn được một người biểu tình ở Hồng Kông gắn chiếc nơ vàng.(Hình: Facebook Nancy Nguyễn)

Trong gần 2 giờ, cô Nancy Nguyễn, một người trẻ sinh sống tại miền Nam California, tốt nghiệp đại học UCI, đã chia sẻ những điều cô nhìn thấy, cảm nhận từ Hồng Kông trong tâm tình của một người có sự trăn trở, suy tư về phương thức đấu tranh cho nền tự do dân chủ tại Việt Nam.

Việt Nam không thể có cuộc xuống đường như Hồng Kông

Điều được Nancy nhắc đi nhắc lại nhiều lần là, “Nếu hỏi Việt Nam có thể có cuộc xuống đường giống như Hồng Kông hay không thì theo tôi có lẽ là không có.”

“Mình có thể học được từ họ những điều hay gì đó nhưng cuộc xuống đường ở Việt Nam, nếu có, sẽ khác hơn rất nhiều. Mình nhìn vào Hồng Kông bởi nó gần với mình quá, nhưng thực tế thế giới đã có nhiều cuộc xuống đường rồi, ở Ukraine, ở Tunisia, mới đây nhất là ở Mexico... Mỗi cuộc xuống đường màu sắc đều rất khác nhau,” Nancy giải thích thêm.

Cũng theo cô, “Con đường đấu tranh sẽ phải do mình chọn lấy, còn cách làm thì học hỏi từ những cuộc xuống đường khác để từ đó mình biết mình có đặc điểm gì, có sở trường sở đoản gì để mình xác định con đường đi cho mình, chứ mình không thể đi theo đúng con đường của họ.”

Qua những trải nghiệm từ Hồng Kông, cũng như bằng kinh nghiệm bản thân trong kinh doanh, Nancy nhận xét, “Thực sự Hồng Kông đã xuống đường rất nhiều lần, trải dài suốt mười mấy năm nay nhưng không thành công. Mình thấy thế giới thực sự chỉ biết đến một sự kiện khi nó đã ở đến tầm vóc quốc tế, thành ra khi mình nhìn thấy nó tức nó đã ở chặng cuối cùng rồi.”

“Xuống đường là giải pháp cuối cùng của đấu tranh. Bởi khi đã nhắm vào việc xuống đường thì mình phải sẵn sàng mọi thứ hết rồi, nghĩa là phải có tổ chức, đoàn thể, có xã hội dân sự để mình hướng dẫn cho người dân hiểu hơn về những điều mình quan tâm, để đến khi mình kêu gọi xuống đường thì tất cả đều đã sẵn sàng, chứ không phải kêu gọi biểu tình mà mình chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thêm nữa, khi nền kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu thì có dân chủ không có nghĩa là có sự thịnh vượng, nên phải chuẩn bị cho những điều như vậy.”

Biểu tượng đấu tranh: Sẽ nảy sinh một cách tự nhiên khi sự kiện xảy ra

Nói về biểu tượng của “chiếc dù” trong cuộc biểu tình tại Hồng Kông, Nancy giải thích theo những điều cô biết, “Lúc đầu cảnh sát dùng hơi cay để tấn công người biểu tình, nên dù đã được dùng để che. Chiếc dù được dùng làm biểu tượng từ đó, mặc dù về sau những hóa chất mà cảnh sát dùng để trấn áp người biểu tình thì dù không còn có tác dụng bảo vệ được nữa.”

Với chiếc nơ vàng được đeo trên áo những người biểu tình thì theo Nancy, “Nơ là biểu tượng chung của quốc tế về niềm hy vọng (hope), còn màu vàng từ xưa giờ là biểu tượng của dân chủ (democracy). Nơ vàng tức là 'Hope for Democracy.'”

“Điều khâm phục ở đây chính là tinh thần sáng tạo của họ. Cái gì cũng có thể trở thành công cụ tuyên truyền được hết, từ cây dù cho đến cái nơ,” Nancy nêu cảm nghĩ.

Với thắc mắc của một thính giả tham dự về việc “người biểu tình Hồng Kong có khẩu hiệu không?” cô nói, “Có hay không tôi không dám đoan chắc nhưng suốt một tuần ở đó thì tôi không thấy họ hô khẩu hiệu, cũng không có cờ xí gì hết.”

Cô tâm sự, “Trước khi sang Mong Kok, tôi luôn nghĩ một cách hiển nhiên là đi biểu tình phải có cờ, phải hô khẩu hiệu, không nghĩ gì có thể khác hơn. Tôi cũng nghĩ đến ngày Việt Nam cùng nhau xuống đường thì sẽ như thế nào? Cờ vàng cờ đỏ đứng chung nhìn có vẻ không đẹp mắt. Suy nghĩ hoài nhưng khi qua tới nơi thì hoàn toàn không thấy người ta phất cờ. Họ chọn một biểu tượng hoàn toàn mới cho cuộc đấu tranh. Mình thấy đó là một hướng mở, một hướng đi mới.”

Một thính giả khác góp ý, “Trước 75 khi xuống đường người ta không cầm cờ, vì chỉ có một lá cờ duy nhất thôi thì họ đâu cần cầm nữa. Ra đến hải ngoại khi đi biểu tình, chúng ta luôn cầm cờ vì đó là biểu tượng cho chúng ta là người lưu vong.”

“Vấn đề cờ cần được xác định trong mục tiêu đấu tranh. Đó là biểu tình đấu tranh cho mục tiêu sinh tồn của dân tộc hay mục tiêu đấu tranh cho một thể chế chính trị,” một vị khác nêu suy nghĩ.

Nancy cho rằng, “Trước khi cuộc biểu tình xảy ra, không ai nghĩ đến biểu tượng của cái dù. Cũng như mình từng nghĩ khi Việt Nam có cuộc biểu tình tương tự thì mình sẽ chọn biểu tượng gì đây. Nhưng từ Hồng Kông mình thấy, khi cuộc biểu tình nổ ra thì tự nó sẽ nảy sinh ra biểu tượng một cách rất tự nhiên và được sự ủng hộ của tất cả mọi người tham gia.”

Thông điệp từ một người trẻ gốc Việt

Trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt về việc “Nancy Nguyễn sang Hồng Kông cũng như những gì chia sẻ trong cuộc trò chuyện này là với tư cách cá nhân hay thuộc về một tổ chức nào?” Cô cho biết, “Tôi không dám đại diện cho bất cứ ai và cũng không là thành viên của tổ chức nào. Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân - cá nhân một người trẻ, tiếng nói của một người trẻ mà tôi ví như một chiếc lá, nhưng cũng có thể còn hàng triệu chiếc lá khác cũng muốn cất lên tiếng nói của mình.”

Và trong tinh thần của cá nhân một người trẻ có nhiều tâm tư về đất nước, quê hương, Nancy cũng có những thông điệp muốn được gửi đến mọi người, “Thứ nhất, dân chủ không có nghĩa là thịnh vượng. Thứ hai, cần phải tập trung hơn nữa để phát triển xã hội dân sự, bởi vì đó là nền tảng của xã hội dân sự sau này. Chúng ta không thể nào đòi hỏi dân chủ mà chúng ta không có một nền tảng. Khi đã có xã hội dân sự rồi thì việc đạt được dân chủ sẽ dễ dàng hơn, vững vàng hơn.”

“Điều cuối cùng,” cô nhấn mạnh. “Nếu chúng ta là người Việt quốc gia, chúng ta tôn trọng cờ vàng, chúng ta nghĩ cờ vàng đại diện cho tự do, đại diện cho dân chủ thì tôi thiết tha mong mỏi chúng ta đấu tranh cho dân chủ, cho tự do! Chúng ta không đấu tranh để bảo vệ tư tưởng của mình mà hãy đấu tranh để mỗi người có quyền bảo vệ tư tưởng của họ.”

“Không nên đấu tranh để chỉ bảo vệ cho lá cờ của mình mà nên đấu tranh để mỗi người đều có quyền bảo vệ lá cờ của mình. Đó là tự do, đó là dân chủ,” cô kết thúc buổi trò chuyện khi đồng hồ điểm 9 giờ tối.

Bình Nhưỡng cầu cứu Nga để tránh bị truy tố vì nhân quyền

RFI-Mai Vân
Ngày 17-11-2014 14:30
media
Ông Choe Ryong-hae (giữa) công du nước Nga trong 7 ngày - REUTERS /KCNA

Đặc sứ Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae đã đến Matcơva vào hôm nay, 17/11/2014, trong một chuyến công du kéo dài một tuần lễ. Theo hãng tin Itar Tass trích dẫn Bộ Ngoại giao Nga, chủ đề thảo luận giữa hai bên bao gồm các vấn đề hạt nhân, thương mại và chính trị. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng thực chất chuyến thăm là cầu viện đến Nga để giúp bảo vệ Bắc Triều Tiên trước Liên Hiệp Quốc.

Theo dự kiến trong tuần lễ này Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu về dự thảo mà Nhật và Châu Âu trình lên, yêu cầu truy tố Bắc Triều Tiên về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế.

Dự thảo dựa trên báo cáo của Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền ở Bắc Triều Tiên công bố tháng 2 năm nay, phơi bày nạn tra tấn, lao động khổ sai, giết hại người ở các trại cải tạo lao động.

Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên Darusman trong tuần qua khẳng định là phải truy tố Bình Nhưỡng, không thể bỏ qua.

Theo giới quan sát, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có thể dễ dàng bỏ phiếu thông qua dự thảo của Nhật và Châu Âu. Quyết định của cơ chế này tuy nhiên không có tính ràng buộc và trái với Hội đồng Bảo An, các quốc gia không có quyền phủ quyết.

Nhưng muốn đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế thì phải có nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, được cho là có thể xem xét vấn đề sau quyết định của Đại hội đồng.

Vì vậy, Bắc Triều Tiên đã cử cố vấn thân cận của Kim Jong Un đến vận động Nga bảo vệ mình.

Trước chuyến đi này Bắc Triều Tiên đã cố chống đỡ tại Liên Hiệp Quốc, đề nghị sẵn sàng hợp tác, tiếp đón các nhà điều tra quốc tế, nếu quốc tế bỏ đi vấn đề Tòa an hình sự Quốc tế.

Theo chương trình dự kiến, đặc sứ Bắc Triều Tiên sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Putin. Sau Matxcơva, ông Choe sẽ đến miền Viễn Đông Nga, thăm các thành phố Vladivostok và Khabarovsk, ở vùng biên giới hai bên.

Hồng Kông - Thượng Hải giao dịch chứng khoán hai chiều

RFI-Tú Anh
Ngày 17-11-2014 14:39
media
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông - REUTERS /Bobby Yip

Hệ thống đầu tư chứng khoán hai chiều Hồng Kông và Thượng Hải đã được khởi động ngày hôm nay 17/11/2014. Luồng vốn đầu tư được cho phép là 4 tỷ đôla Mỹ mỗi ngày tính chung hai chiều.

Hệ thống « Connect » bắt đầu hoạt động kể từ hôm nay cho phép các nhà đầu tư và đầu cơ quốc tế có thể từ Hồng Kông mua bán cổ phần trên sàn giao dịch Thượng Hải và người Trung Quốc ở Hoa lục buôn bán cổ phần các công ty niêm yết tại Hồng Kông.

Giới tài chính Hồng Kông và Hoa Lục xem biện pháp kết nối hai thị trường chứng khoán này là một sự kiện lịch sử và sẽ cho phép mở cửa thị trường tài chính Hoa lục cho người nước ngoài, quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Hồng Kông cũng được phúc lợi không nhỏ vì theo giải thích của Sam Lau, chủ tịch công ty đầu tư Heung Kong Financial, thì hiện nay, nhiều công ty lớn của Trung Quốc như Tencent, Galaxy không được lên sàn giao dịch Thượng Hải nhưng được niêm yết tại Hồng Kông. Do vậy, nhiều người Trung Quốc có tiền muốn mua cổ đông các công ty này có thể qua « Connect » đổ tiền vào Hồng Kông.

Tuy nhiên, cánh cửa đầu tư này chỉ he mở một phần. Để kiểm soát nguồn vốn tránh nạn tẩu tán tài sản, chính quyền Trung Quốc đặt nhiều điều kiện hạn chế : tổng số vốn đầu tư từ ngoài vào Thượng hải không được vượt ngưỡng 300 tỷ nhân dân tệ và luồng vốn chạy qua Hông Kông phải ở dưới mức 250 tỷ tiền Trung Quốc ( 38 và 30 tỷ đôla Mỹ).

Giới hạn thứ hai làm Hồng Kông bị kém lợi thế hơn Thượng Hải là tuy có đến 1.700 công ty được niêm yết nhưng chỉ có 266 công ty Hồng Kông được phép buôn bán cổ phần với Hoa lục. Còn Thượng Hải tuy chỉ có 970 công ty niêm yết nhưng có đến 560 công ty trong số này, được phép bán cổ đông cho giới đầu tư quốc tế.

Tình đến 10 giờ 30 sáng nay, giới đầu tư quốc tế đã bỏ ra gần 1 tỷ đôla Mỹ để mua cổ phần Trung Quốc và trong chiều ngược lại dân Hoa lục chi ra khoản 130 triệu đôla Mỹ để đầu tư vào Hồng Kông.

Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc: Mình kém, họ cao tay?

(Baodatviet) - Trung Quốc cố biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa chất lượng trung bình, thậm chí chất lượng kém của họ.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) nói như vậy khi trao đổi về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc.

PV: - Bộ Công thương vừa cho biết, tính đến 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất siêu 1,9 tỷ USD. Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng qua, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc 20,17 tỷ USD. Nếu đà nhập siêu này vẫn duy trì ở mức này, hết năm nay, còn số nhập siêu từ Trung Quốc có thể chạm hoặc vượt mốc 27 tỷ USD, tăng gần 3,3 tỷ USD so với mức nhập siêu cả năm 2013.

Thưa ông, trong khi vấn đề xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã được chỉ rõ là do đối tác làm khó, việc nhập khẩu vẫn tăng mạnh như vậy biểu hiện mối quan hệ của nền kinh tế Việt Nam - Trung Quốc như thế nào? Lựa chọn hiện nay của Việt Nam có phù hợp không và vì sao?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc đã từ lâu và mức độ ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu là doanh nghiệp trong nước chứ không phải doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các sản phẩm Việt Nam nhập từ Trung Quốc bao gồm hàng tiêu dùng và một lượng lớn phụ tùng, nguyên phụ liệu, đặc biệt là các thiết bị toàn bộ của các dự án nhà máy, công trình Việt Nam mà Trung Quốc đấu thầu được, từ nhiệt điện đến hóa chất, nhà máy đường, thép, xi măng... Thậm chí, Việt Nam còn chủ động đi mua thiết bị toàn bộ, nói là hàng EU nhưng thực ra toàn là hàng Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa nền kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, nói theo kiểu thế giới, là mối quan hệ bắc-nam, giữa một nước phát triển và một nước kém phát triển. Xét về kinh tế hiện nay, mặc dù Trung Quốc, Việt Nam đều gọi là những nước đang phát triển nhưng so với Việt Nam, Trung Quốc trình độ phát triển cao hơn rất nhiều. Trong mối quan hệ này Việt Nam ở thế yếu.

Đó là điều người ta vẫn hay nói. Còn một điều mà người ta ít nói đó là chính sách, thủ đoạn ngoại thương của Trung Quốc cao tay hơn Việt Nam nhiều. Trung Quốc cố biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa chất lượng trung bình, thậm chí chất lượng kém của họ. Bởi vậy, cả một thời kỳ dài Việt Nam nhập thép, xe máy... Trung Quốc và giờ là nhập đồ điện, điện tử Trung Quốc. Ô tô Trung Quốc trước đây không vào nổi Việt Nam nhưng một hai năm trở lại đây tăng mạnh. Trong 10 tháng qua, lượng ô tô Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu nhìn bề ngoài chỉ thấy đấy là các doanh nghiệp Trung Quốc rất giỏi kinh doanh nhưng thực chất ở đây có hẳn chủ trương, chính sách của chính quyền Trung Quốc. Dĩ nhiên các cơ quan chức năng Việt Nam không thể nào chứng minh được vì làm việc với Trung Quốc không bao giờ biết được văn bản của họ. Họ luôn bảo đó là do địa phương, cơ sở làm, họ không biết.

Ô tô nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc tăng mạnh
Ô tô nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc tăng mạnh

Nói đi thì phải nói lại, bản thân doanh nghiệp Việt Nam ăn xổi ở thì, chỉ biết lợi ích trước mắt, không có chiến lược phát triển lâu dài, cho nên cứ thấy mua hàng Trung Quốc vừa rẻ vừa lợi, lại có nhiều khuyến mại, được ưu ái nên cứ rước về.

Đằng sau đó, các nhà quản lý Việt Nam gần như vô trách nhiệm, bất lực, các bộ, ngành dù biết nhưng không hề có chủ trương, chính sách gì cụ thể để ngăn chặn, thậm chí còn tiếp tay. Vấn đề nhập thiết bị đồng bộ Trung Quốc để làm các dự án cầu đường, các dự án nhà máy nọ kia không có sự phê duyệt từ bên trên làm sao mà vào được.

Khi dư luận căng thẳng, báo chí nói nhiều thì bao giờ cơ quan quản lý Việt Nam đều có phản ứng bằng một chỉ thị hay một công văn và coi như thế là hết trách nhiệm. Công văn có ý nghĩa gì đâu, có công văn đâu phải đã xong chuyện? Vấn đề là tổ chức thực hiện thế nào, có chương trình, kế hoạch cụ thể để ngăn chặn nhập khẩu những công nghệ lạc hậu.

Nhiều người cho rằng tiềm lực kinh tế Việt Nam còn yếu, không có tiền, công nghệ kém nên buộc phải lựa chọn như thế. Đấy chỉ là cách nói mà thôi, là cách để giải thích sự tham lam, tiêu cực của bộ máy. Đây là quan hệ bắc-nam giữa 1 người giàu và 1 người nghèo. Nhưng người nghèo khi làm cái gì cũng phải tính toán kỹ lưỡng để phát triển lên chứ không phải đi hót rác cho người khác.

PV: - Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, cùng với việc chuyển đầu tư dệt may, giày da từ Trung Quốc sang Việt Nam, đang có một làn sóng nhập công nghệ rác thứ hai từ Trung Quốc. Điều đó liệu có lý giải cho con số nhập siêu nói trên hay không? Ông bình luận như thế nào về thực tế này?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Sự chuyển hướng này không phải do Trung Quốc mà là những nhà đầu tư nước ngoài như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Trước đây họ đầu tư vào các lĩnh vực dệt may, giày da ở Trung Quốc nhưng bây giờ lương công nhân Trung Quốc đã tăng cao lên còn Việt Nam vẫn rẻ hơn 1/3, 1/4 lần nên họ chuyển hướng sang đầu tư vào Việt Nam.

Không chỉ vậy, các nhà đầu tư nước ngoài còn có được xuất xứ của Việt Nam. Việt Nam sắp vào TPP, ký hiệp định với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan, ký với EU hiệp định thương mại tự do... Hàng Việt Nam vào các thị trường này sẽ được dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Đấy là lý do các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và đó là một xu hướng.

Đối với Trung Quốc, họ không đầu tư thực sự vào Việt Nam. Họ biết được lợi thế của xuất xứ thị trường Việt Nam nên lợi dụng làm những đầu tư ảo để dán mác, dán nhãn Việt Nam vào hàng của họ để xuất đi Mỹ, EU... Cái này đã có từ lâu, Mỹ, EU có một thời kỳ phản đối Việt Nam xuất hộ hàng cho Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc biến Việt Nam thành một anh chuyên đi xuất khẩu hộ.

Một "lợi thế" khác của Việt Nam khiến các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng là môi trường quản lý của Việt Nam rất lỏng lẻo nên họ làm được nhiều trò như trốn thuế, chuyển giá...

Những điều này rất nguy hiểm nhưng các nhà quản lý của Việt Nam hầu như chưa có biện pháp xử lý nào rõ ràng, đúng mực để ngăn chặn ngoài chuyện hô hào, nào là kiểm soát, nào là đừng bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu tầm nhìn, ham lợi ích trước mắt cứ lao vào để mà nhập.

PV: - Xét về lợi ích, Việt Nam đang là đối tác "vàng" của Trung Quốc khi đang có dự định nhập về những sản phẩm Trung Quốc muốn thải đi trong quá trình tiến lên nền sản xuất phát triển hơn của họ. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với nền kinh tế này, Việt Nam dường như lại luôn chịu lép vế. Để xảy ra tình trạng đó, lỗi là do phía doanh nghiệp Việt Nam hay từ phía nào, thưa ông? Xin ông phân tích cụ thể về vấn đề này.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Đấy là lỗi của các nhà quản lý Việt Nam và đây mới là yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp Việt Nam dẫu có thế nào, nếu quản lý nghiêm thì họ có dám làm không?

PV: - Trong khi đó, đứng từ góc độ của Việt Nam, chỉ đi sau tiếp nhận công nghệ Trung Quốc, hiện Việt Nam đang bó tay với những đơn hàng của các doanh nghiệp FDI lớn trên địa bàn, kết quả chỉ tham gia trong chuỗi sản xuất với vai trò gia công (vụ việc Samsung, doanh nghiệp ôtô Nhật, Hàn Quốc... đầu tư ở Thái Lan, Malaysia thay vì Việt Nam).

Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất của Việt Nam đang ở mức nào thưa ông? Liệu Việt Nam có thể hội nhập được khi cứ mãi phụ thuộc vào Trung Quốc như vậy?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Việt Nam cứ hô hào công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng làm lại rất ít hoặc không làm, không có chính sách cụ thể gì. Ngay cả mấy khu công nghiệp hỗ trợ cứ hô thế nhưng đã làm được khu nào ra hồn? Hay việc hô hào khi đầu tư ngoại vào phải đảm bảo tỉ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm đến nay cũng bó tay. Như công nghiệp ô tô, lúc đầu yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa 20, 30% nhưng thực chất chỉ làm được 7-8%.

Rõ ràng Việt Nam thiếu những chính sách cụ thể, thiết thực, khả thi để triển khai, có tác dụng rõ ràng. Chính vì vậy mà năng lực công nghiệp của Việt Nam không tăng lên được. Những sản phẩm làm được đều phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, còn trong nước chỉ là gia công, lắp ráp, từ ô tô đến dệt may, giày da, điện tử...

Do Việt Nam không có một chính sách nuôi dưỡng những công ty lớn chuyên sâu những lĩnh vực ấy, mà công ty Việt Nam hễ có tý tiền là bỏ tiền vào ngân hàng, đầu tư bất động sản tức đầu tư ngoài ngành, gọi là đa dạng hóa nhưng nghề của mình thì không nâng cao được.

Việt Nam cứ nói hội nhập nhưng hội nhập này mang lại lợi ích rất ít là vì tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp Việt Nam rất thấp. Chưa nói công nghệ cao, khó như công nghiệp ô tô, điện thoại di động, những cái đơn giản nhất như dệt may thôi, Việt Nam cũng không tiến được bao nhiêu dù đã bao nhiêu năm đổi mới. Cái kém cỏi ở đây không phải từ doanh nghiệp mà từ chính sách nhà nước, từ quản lý nhà nước.

Bởi vậy, nếu hội nhập Việt Nam cũng chỉ là anh cửu vạn, kẻ bị bóc lột lao động chứ chẳng làm gì hơn được, chất xám ở Việt Nam cứ tiếp tục chảy máu bởi trong nước có dùng gì đến chất xám đâu, chỉ dùng lao động chân tay mà thôi. Việt Nam sẽ ngày càng kém cỏi đi, còn tăng trưởng chỉ tí ti, chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư công.

PV: - Cũng ý kiến trên cho rằng, Việt Nam dù đặt quyết tâm vẫn khó thoát khỏi việc nhập công nghệ lạc hậu bởi lẽ: về giá bán, Trung Quốc sẵn sàng bán giá siêu rẻ; về yêu cầu kỹ thuật để vận hành, công nghệ Trung Quốc rất dễ tính, phù hợp với trình độ nhân lực thấp như Việt Nam. Nếu đồng tình với quan điểm trên, liệu có thể hiểu, việc "thoát Trung" phải dựa vào nội lực của bản thân nền kinh tế mà điều này đang thiếu ở Việt Nam?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Trung Quốc bán rẻ là một chuyện, họ còn sẵn sàng đút lót. Cái "chết" của Việt Nam là biết thua lỗ vẫn cứ ngậm tăm mà làm vì đó là tiền chùa, tiền nhà nước, còn tiền 'hoa hồng' thì đút túi riêng.

Nước nào cũng phải dựa vào nội lực kinh tế để đi lên nhưng phải có chính sách cụ thể, sát sao. Vấn đề của Việt Nam là biết như thế nhưng không có một chính sách cụ thể nào, chỉ hô khẩu hiệu. Nước khác chỉ mất 10 năm là bứt lên được, còn Việt Nam 30 năm vẫn chưa thể bứt lên được.

PV: - Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Thứ Hai, 17/11/2014 10:28
Thành Luân

Mỹ, Nhật, Úc thắt chặt liên minh quân sự, Trung Quốc lo lắng

Ông Tập cảm thấy lo lắng trước liên minh 3 nước của Mỹ

Ông Tập cảm thấy lo lắng trước liên minh 3 nước của Mỹ
Bất chấp những lo lắng từ phía Trung Quốc, lãnh đạo ba nước Mỹ, Úc và Nhật Bản đã lên kế hoạch cho một cuộc họp nhằm thắt chặt các cam kết liên minh quân sự giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16.11, một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được các thỏa thuận thống nhất về biến đổi khí hậu và thương mại, cùng với đó là những dấu hiệu “tan băng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đã khiến giới chức Bắc Kinh bất ngờ.

Trong khi đó, các quan chức Nhà Trắng khẳng định mối quan hệ ba chiều giữa Mỹ, Úc và Nhật Bản trong các cuộc đàm phán bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 không phải là một thông điệp nhắm đến Trung Quốc mà chỉ nhằm duy trì mối quan hệ đồng minh giữa ba nước.Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Washington đang có những nổ lực nhằm tăng cường liên minh với các nước trong khu vực, đặc biệt là về vấn đề an ninh, để ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trước khi cuộc họp diễn ra, Tổng thống Obama đã có những phát biểu yêu cầu Trung Quốc “tuân thủ các quy tắc chung  giữa các quốc gia, cho dù là trong thương mại hay các vấn đề trên biển”.
“Nhờ tầm vóc và sự tăng trưởng nhanh chóng của mình, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ có xem nặng các vai trò đó hay không?” Ông nói trong một bài phát biểu tại Đại học Queensland, Úc.
Một quan chức chính phủ Mỹ khác cũng cho biết cuộc họp giữa lãnh đạo ba quốc gia đã được dự kiến trước đó một năm, nhằm tăng cường liên minh quân sự và giúp đỡ các nước Đông Nam Á nâng cao năng lực hải quân của họ. Đồng thời, các vấn đề an ninh mạng, Ebola và Nhà nước Hồi giáo IS cũng là chủ đề trong cuộc đàm phán.
Úc là nơi dừng chân cuối cùng của Tổng thống Obama trong chuyến công du kéo dài 8 ngày của mình ở châu Á, trước đó ông từng đặt chân đến Trung Quốc và Myanmar. Tại Bắc Kinh, ông đã thỏa thuận với các quan chức Trung Quốc về các vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính, mở rộng hiệu lực thị thực cho công dân và giảm thuế quan cho hàng hóa công nghệ cao.
Nhưng bất chấp những thỏa thuận đạt được, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển bên ngoài biên giới với các quốc gia láng giềng đã gây nên những căng thẳng giữa các cường quốc.
Tiêu biểu là cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Tokyo xung quanh quần đảo Senkaku ở phía tây Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Cuộc xung đột sau đó “nóng” lên khi Bắc Kinh thiết lập một khu vực phòng không vào năm ngoái.
Đáp lại trong chuyến thăm Tokyo vào đầu năm nay, Tổng thống Obama cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ hiệp ước của Mỹ để bảo vệ Nhật Bản trước các cuộc tấn công của Trung Quốc.
Riêng với Úc, nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G20, đóng vai trò quan trọng trong chính sách xoay “trục” châu Á của Mỹ.  Tổng thống Obama đã công bố kế hoạch tăng cường 2.500 quân đến một căn cứ quân sự ở thành phố phía bắc Darwin trong chuyến công du đến Úc năm 2011.
 
Hàn Giang (theo KSL)

Cán bộ cao cấp' bị bắt khi đang nhận quà tại hội nghị

'Cán bộ cao cấp' bị bắt khi đang nhận quà tại hội nghị

Với tài ăn nói, đối tượng này thường lân la đến các nơi tổ chức sự kiện, giả danh là cán bộ cao cấp Văn phòng Chính phủ, hoặc của tỉnh Thanh Hóa để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.
Ngày 17.11, Công an TP Thanh Hóa đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Công Hợp (sinh năm 1978, trú tại xã Quảng Đông, TP Thanh Hóa), để điều tra về hành vi giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để lừa đảo.
Trước đó ngày 15.11, Lê Công Hợp đến khách sạn Mường Thanh- Thanh Hóa (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa- là nơi đón tiếp các đại biểu trung ương về dự lễ công bố quyết định TP Thanh Hóa lên đô thị loại I), tự xưng là cán bộ Văn phòng Chính phủ để nhận quà, tài liệu và tiền mặt 5 suất quà là 2,2 triệu đồng.
Trong lúc Hợp đang nhận quà, liền bị các trinh sát của Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) phát hiện, phối hợp với Công an TP Thanh Hóa bắt giữ.
Kết quả điều tra ban đầu của công an cho thấy, Lê Công Hợp không có việc làm ổn định, nhưng với tài ăn nói, đối tượng này thường lân la đến các nơi tổ chức sự kiện, giả danh là cán bộ cao cấp Văn phòng Chính phủ, hoặc của tỉnh Thanh Hóa để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.
Trong đó có nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đã bị đối tượng này lừa để chạy dự án, công trình xây dựng.
Khi khám xét nơi ở của Lê Công Hợp, công an đã thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin việc, hồ sơ đấu thầu các công trình xây dựng, các dự án có dấu hiệu lừa đảo.

Đối tượng Lê Công Hợp vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ về hành vi giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để lừa đảo.
Công an TP Thanh Hóa hiện đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án nêu trên.
20:41 17-11-2014
Tin, ảnh: An Bình

Công Lý hài và Công Lý cán cân

Việc in hình ảnh diễn viên hài Công Lý mặc quần lót lên bìa cuốn sách luật là do phía đối tác của NXB LĐXH tự ý thêm vào.

Báo Tuổi trẻ, Thanh niên, VN Exprees, Một Thế Giới… đồng loạt đưa tin về việc diễn viên hài Công Lý bức xúc khi thấy hình của mình bị cắt xén, trần như nhộng với chiếc quần xà lỏn và hai tay dang rộng làm cán cân công lý trên bìa của cuốn sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014”. Có bài viết giễu nhại rằng có thể người viết sách “xem công lý chỉ là chuyện hài hước, giống như tên của một diễn viên hài”, cũng có bài thể hiện quan điểm công kích người đã cho in cuôn sách đã hành xử thiếu văn hoá… Nhìn chung, mọi hướng nhìn đều không thiện cảm với cuốn sách kì quái này!

Và, có một điều gây ngạc nhiên, đây là cuốn sách luật, cuốn sách để làm tư liệu giảng dạy và thực thi công lý nhưng lại hội tụ đủ ba yếu tố: Vô Văn Hoá; Không có tính khoa học và; Phi nhân quyền.

Ở khía cạnh thứ nhất, sự vô văn hoá không phải đến một chiều giữa nhóm làm sách, người chịu trách nhiệm ấn loát cuốn sách với diễn viên hài Công Lý mà là hành xử vô văn hoá mang tính tập thể có tác động đến cộng đồng, hay nói khác đi là nhóm làm sách, chịu trách nhiệm xuất bản không những không tôn trọng diễn viên Công Lý mà còn không tôn trọng cả bạn đọc và các thế hệ làm luật, học luật tại Việt Nam (ở khía cạnh này không có yếu tố thiếu tôn trọng các thế hệ học luật của nước ngoài vì chưa chắc họ đã xem Việt Nam là nước có công lý/pháp luật!?).

Với diễn viên Công Lý, việc dùng photoshop để dán một phần thân thể trần trụi, cơ bắp nào đó vào gương mặt của anh rồi sau đó đeo hai dĩa cân công lý vào bàn tay của anh, biến anh thành một trò hề trên bìa sách là một việc không những không thể tha thứ được mà nó còn lột trần bản chất vô văn hoá của một tập thể in ấn, kiểm duyệt và phát hành cuốn sách này. Trong đó không ngoại trừ Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và Thủ tướng Việt Nam.

Ngược lại, với nhân dân, với những người bỏ tiền ra mua cuốn sách này để về đọc, đương nhiên là kẻ in sách đã hoàn toàn không có thái độ nghiêm túc, xem thường bạn đọc, xem thường công lý cũng như xem thường nguyện vọng thực thi và áp dụng công lý trong nhân dân. Điều này như một chỉ dấu cho thấy Việt Nam không có một hệ thống khoa học về công lý cũng như không có đội ngũ có trách nhiệm để chuyển hoá công lý thành một môn khoa học thường thức.

Và, xét trên góc độ khoa học, ngay từ bìa cuốn sách cùng với hình ảnh minh hoạ trên đó đã cho thấy đây là cuốn sách thiếu tinh thần khoa học, đặc biệt là khoa học về luật pháp/công lý. Bởi lẽ, ngay cả yếu tố đơn giản và căn bản nhất là tôn trọng sự thật, tôn trọng nguyên bản, bìa sách đã không có được điều này.

Kiểu chơi lắp ghép hình ảnh đầy chất vô văn hoá của cuốn sách cộng với thông điệp về công lý trên đó cho thấy cuốn sách chỉ là sự giễu nhại một cách vô ý thức về tinh thần khoa học cũng như nội dung pháp luật chứa bên trong. Người ta không thể nào tin và xem là bình thường một khi công lý lại đánh đồng với gương mặt của diễn viên hài Công Lý để rồi sau đó là một chuỗi dài ý niệm vừa bôi nhọ đối tượng trong hình bìa cũng như  phần nội dung bên trong cuốn sách.

Một khi tinh thần khoa học không có trong một cuốn sách, và hơn nữa đây là cuốn sách không mang tinh thần văn hoá lành mạnh ngay từ cái bìa thì e rằng nó không thể là một cuốn sách có tính dân chủ được. Vì dân chủ hàm chứa cả văn hoá và khoa học, đây là hai tố chất làm nên cơ thể dân chủ. Mà cũng chính vì thiếu dân chủ nên những người in sách về công lý mới dám mạo phạm đến tính riêng tư, quyền riêng tư của người khác một cách không còn gì để bàn như vậy (cụ thể ở đây là diễn viên hài Công Lý). Nhìn chung, đây là cuốn sách “khoa học” có hình bìa khôi hài thuộc vào bậc nhất trong lịch sử ấn loát Việt Nam. Nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn chưa nằm ở đây. Mà là: Tại sao người ta có thể giễu nhại một cách vô tội vạ như vậy?

Câu trả lời là: Mặc dù người chịu trách nhiệm xuất bản, người thiết kế bìa, người kiểm duyệt sách có mù vẫn nhìn thấy sự sai quấy trong bìa sách nhưng người ta vẫn cho in. Vì lẽ, sách thời thị trường, in ra thì phải bán cho chạy, nhắm vào tâm lý vốn rất coi thường đội ngũ biên soạn sách giáo khoa của nhà nước cũng như  sự mất niềm tin, tính khôi hài trong cái nhìn của trí thức về phía cơ quan thi hành pháp luật Việt Nam (với hàng loạt oan sai, thiểu năng và yếu kém trong hàng trăm phiên toà phi lý) để mà biến sản phẩm thành hàng hoá trên thị trường. Không có cách nào bán nhanh chạy hơn một cái bìa sách khôi hài và có chút gì đó giễu cợt chính bản thân nó (pháp luật Việt Nam) theo kiểu “cán cân công lý là hai quả cân treo trên hai cánh tay của Công Lý, vậy thôi! Chẳng có gì hơn ở xứ sở này đâu!

Và ở đây cho thấy, có một sự đồng cảm giữa người biên soạn sách về pháp luật với những người tiêu thụ nó. Dường như giữa họ có chung sự mất niềm tin và xem nó như một thứ trò hề, không hơn không kém! Rất tiếc là cuộc chơi này đã đi quá đà dẫn tới một biểu niệm khác, làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm!
11/17/2014 - 17:35
VietTuSaiGon's blog

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm: Việc làm chẳng giống ai?


Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có nói đại ý rằng: ở Việt nam cái gì mấy ông lãnh đạo cũng làm ngược với thế giới, đó là nguyên nhân chính làm cho dân mình cứ phải khổ mãi.

Liên hệ với việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội trong hai lần vừa qua thì thấy, việc này cũng thấy đã và đang tiến hành chẳng giống ai. Điều đó đã làm sai mục đích của việc đánh giá tín nhiệm các chức danh lãnh đạo do Quốc hội bầu hoặc chỉ định là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy nhà nước.

Vài nét về việc đánh giá tín nhiệm

Các khái niệm bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm hay lấy phiếu tín nhiệm... là những thuật ngữ để chỉ các hoạt động nghị trường ở các quốc gia theo chế độ dân chủ nghị viện. Đó là việc làm mang tính tổng kết sự đánh giá tín nhiệm của cơ quan Lập pháp - Quốc hội đối với cơ quan Hành pháp - Chính phủ trong một  nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc làm này được tiến hành thông qua một cuộc họp các Đại biểu Quốc hội chất vấn và bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Việc làm này là những hoạt động nhằm đảm bảo việc giám sát và điều chỉnh quyền lực trong cơ chế tam quyền phân lập. Nguyên tắc đó là "Cơ quan Hành pháp - Chính phủ chỉ có thể tồn tại khi có sự đồng thuận và tín nhiệm của cơ quan Lập pháp - Quốc hội".

Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Và kết quả tín nhiệm cũng là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền và việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội không còn tín nhiệm. Nói đơn giản là, sau một thời gian Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, thì đến lúc Quốc hội sẽ chỉ ra các khiếm khuyết để buộc Chính phủ phải tự xem xét và sửa đổi đổi cách làm việc, kể cả việc thay đổi người đứng đầu hoặc nhân sự của Chính phủ.

Việc đánh giá tín nhiệm các chức danh lãnh đạo cao cấp do Quốc hội bầu hoặc chỉ định là một công việc hoàn toàn mới, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2013, đó là lần đầu tiên Quốc hội Việt nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Tuy vậy, ít ai biết rằng, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới đã từng diễn ra cách đây 232 năm tại Anh, vào tháng 3.1782. Việc làm này của Quốc hội Việt nam dù cho đã quá chậm, nhưng cũng vẫn được coi là một tín hiệu tốt, là điều đáng mừng thể hiện cho sự thay đổi. Cho dù nó vẫn mang phong cách của lãnh đạo Việt nam, đó là làm chẳng giống ai.

Ở xứ người...

Ở các quốc gia theo chế độ dân chủ nghị viện, Quốc hội là cơ quan lập pháp, chịu trách nhiệm xây dựng và thông qua các dự luật. Thông thường, trong Quốc hội chia làm hai phe, phe chiếm đa số bao gồm các dân biểu của một (hoặc các) đảng cầm quyền nắm quyền thành lập Chính phủ để điều hành hoạt động của đất nước. Và phe còn lại nắm số dân biểu của các đảng còn lại giữ vai trò kiểm soát hoạt động của phe Chính phủ gọi là phe đối lập. Phe đối lập đóng vai trò cốt lõi trong Quốc hội để tiến hành giám sát các hoạt động của Chính phủ. Hoạt động bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ là vũ khí hết sức lợi hại của phe đối lập, đồng thời cũng là điều bất cứ Chính phủ cầm quyền cũng luôn luôn phải hết sức lo ngại.

Trong nhiệm kỳ của Quốc hội, thường khi nào có tối thiểu 20% dân biểu phe đối lập không hài lòng với cách làm việc và điều hành của Chính phủ, đặc biệt khi họ nắm được các bằng cho thấy có sự hoạt động bất minh, trái luật hoặc có biểu hiện tham nhũng của Chính phủ. Lập tức phe đối lập sẽ trình Quốc hội một nghị quyết, yêu cầu Quốc hội tổ chức cuộc họp để chất vấn và bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành viên Chính phủ bị nghi ngờ. Công việc này thuộc thẩm quyền của phe đối lập, không bị giới hạn về số lần hoặc bị hạn chế thời gian (số ngày họp chất vấn) cho một lần. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là thủ tục cuối cùng của cuộc họp, thông qua việc bỏ phiếu công khai (bấm nút) với các nội dung: tín nhiệm, bất tín nhiệm, bỏ phiếu trắng (no vote).

Nội dung của cuộc họp chất vấn trước đó phải được phe đối lập gắn cùng với nghị quyết để nghị mở phiên chất vấn Chính phủ, đó là yêu cầu chất vấn thành viên X,Y, Z.... về các nghi vấn cụ thể A, B, C... Trên cơ sở đó phe đối lập và phe Chính phủ sẽ trao đổi và thảo luận để đi đến thống nhất sẽ chất vấn ai, về vấn đề gì? Song vấn đề quan trọng nhất là các tài liệu, chứng cứ tố cáo của phe đối lập có đủ căn cứ, chứng lý đáng phải bỏ phiếu bất tín nhiệm hay không? Cũng có trường hợp không quan trọng thì Quốc hội chỉ chất vấn Chính phủ mà không kèm theo việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trên cơ sở đó, hai bên thống nhất cụ thể thời gian dành cho việc chất vấn của phe đối lập, thời gian trả lời chất vấn của phe Chính phủ. Tất cả các điều nêu trên phải được một Uỷ ban của Quốc hội thông qua và chuẩn thuận.

Cuộc họp chất vấn này kéo dài nhiều ngày và thường kết thúc bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm cho một số thành viên của Chính phủ, kể cả Thủ tướng. Trong trường hợp nếu các chứng cứ buộc tội của phe đối lập quá chặt chẽ và rõ ràng thì ngay sau cuộc họp đảng cầm quyền phải cải tổ nội các, thay các Bộ trưởng đó. Tuy vậy, kết quả để dẫn tới việc phế truất hoặc thay thế các thành viên Chính phủ là rất hãn hữu, ít xảy ra vì số phiếu bất tín nhiệm của phe đối lập thường không quá bán (do luôn chiếm thiểu số). Trừ trường hợp dân biểu của một hay vài đảng trong liên minh cầm quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm, đưa tỷ lệ bất tín nhiệm lên quá bán thì sẽ dẫn đén việc thay đổi chính phủ. Khi đó đảng cầm quyền cũ sẽ trở về làm vai trò đối lập trong Quốc hội.

Các cuộc họp chất vấn Chính phủ và bỏ phiếu bất tín nhiệm là sinh hoạt chính trị quan trọng, sẽ thu hút sự chú ý và theo dõi của một bộ phận lớn dân chúng. Do vậy, sự kiện này luôn được truyền hình trực tiếp và đây cũng là cơ hội lấy điểm của cả phe đối lập lẫn Chính phủ. Cái quan trọng nhất của vấn đề này là ở chỗ có tác dụng răn đe đối với các chính trị gia nói chung và những người đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo nói riêng. Phe đối lập thì bằng các chứng cứ, tài liệu bằng hình ảnh, âm thanh ra sức cáo buộc và chứng minh phe chính phủ có các việc làm phi pháp và vi phạm pháp luật, ngược lại phe Chính phủ cũng cố gắng chứng minh được rằng, mọi cáo buộc của phe đối lập là vu cáo, giả tạo nhằm mục đích hạ uy tín của chính phủ. Việc này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của đảng cầm quyền và đảng đối lập, điều có ý nghĩa và sẽ ảnh hưởng rất lớn cho cuộc bầu cử nhiệm kỳ sắp tới. Và cuối cùng, vấn đề ai đúng, ai sai, ai là người có lỗi hay ai là người vu khống quyền phán xét cuối cùng là thuộc về cử tri. Họ sẽ trả lời rằng họ tin ai, không tin ai qua lá phiếu bầu của họ.

Và ở xứ mình

Việc đánh giá tín nhiệm ở Việt nam thông qua 02 bước: lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc lấy tín nhiệm gồm 03 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm trung bình, tín nhiệm thấp. Còn việc bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm có hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm. Theo Nghị quyết số 35 của Quốc hội thì lấy phiếu tín nhiệm là bước đi thứ nhất hoặc là bước đệm cho việc bỏ phiếu tín nhiệm. Đáng tiếc là rất nhiều người trong số chúng ta nhầm lẫn và cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là một công việc chung với hai tên gọi khác nhau. Mà không hiểu rằng đây là 02 bước riêng biệt để phục vụ cho việc đánh giá tín nhiệm các chức danh lãnh đạo do Quốc hội bầu hoặc chỉ định.

Hiện nay, với cách lấy phiếu tín nhiệm với 03 mức lấy phiếu tín nhiệm, đó là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp là cách để chọn lựa các đối tượng yếu kém để dành cho bước tiếp theo là bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, cách lấy phiếu tín nhiệm ở 03 mức tín nhiệm như trên cho thấy việc những người tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm ngay từ đầu có ý đồ nhằm làm cho là tất cả đều được tín nhiệm, chỉ khác nhau ở mức độ cao hay thấp. Nói một cách khác, nếu lấy phiếu tín nhiệm ở 03 mức như kể trên thì hoàn toàn triệt tiêu cơ hội cho việc bỏ phiếu tín nhiệm, nghĩa là việc làm theo kiểu "Đầu Voi, đươi Chuột".

Lần đầu tiên Quốc hội Việt nam đánh giá tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc chỉ định vào tháng 6 năm 2013 và chỉ dừng lại ở bước lấy phiếu tín nhiệm. Ngay sau đó, trước ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm ở 03 mức tín nhiệm là việc làm mang tính hình thức, không thực chất và không có tác dụng răn đe hay cảnh báo đối với các đối tượng bị lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội đã dừng việc này để xem xét và nghiên cứu một phương án khả thi hơn. Tiếc rằng, thay cho việc có một giải pháp tối ưu hơn thì Quốc hội đã thay việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm bằng việc chỉ lấy phiếu tín nhiệm cho một lần vào giữa kỳ nhưng 03 mức tín nhiệm thì vẫn giữ nguyên. Không những thế việc lấy phiếu tín nhiệm là được tổ chức trong một phiên họp kín, điều mà được dư luận coi là một bước thụt lùi của Quốc hội Việt nam.

Việc Quốc hội chỉ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mà không tổ chức họp chất vấn, để các Đại biểu Quốc hội có điều kiện chất vấn các vấn đề mà họ có nghi ngờ đối với các đối tượng lấy phiếu tín nhiệm. Đặc biệt là tổ chức họp kín không tường thuật trực tiếp phiên họp là một thiếu sót lớn cần được khắc phục. Nếu không sửa đổi thì mục tiêu răn đe của việc đánh giá tín nhiệm sẽ hoàn toàn mất tác dụng.

Kết

Trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm của Đại biểu Quốc hội đối với 50 vị lãnh đạo cao cấp của bộ máy nhà nước, thì Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, người được coi là nhân vật nắm quyền lực cao nhất trong bộ máy chính quyền Việt nam không có tên trong số 50 vị lãnh đạo chủ chốt. Đây được coi là bằng chứng ở Việt nam Đảng CSVN đứng trên tất cả, không ai giám sát quản lý họ, kể cả Quốc hội. Điều đó cho thấy việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo do Quốc hội bầu hoặc phê duyệt thực sự đang có vấn đề.

Cách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt nam có quá nhiều điều bất cập, có lẽ đấy chính là nguyên nhân khiến cho kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội là một việc làm vô ích và không có hiệu quả như mong muốn. Kết quả cuối cùng thì cũng đã thấy, tức là chẳng có ai mất chức, hay bị cách chức như nhiều người kỳ vọng, nghĩa là mọi cái vẫn giữ y nguyên. Đây cũng chính tồn tại lớn nhất, khi những người lãnh đạo cũng chính là những đối tượng để lấy và bỏ phiếu tín nhiệm, còn tránh né đến vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất đối với họ, đó là vấn đề quyền lực.

Nguyên nhân sâu xa là do thiếu một thiết chế Tam quyền phân lập và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN về mọi mặt, là điều đã khiến cho Quốc hội, Chính phủ hay các cơ quan Tư pháp cũng chỉ là một bộ phận chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Điều đó đã làm tê liệt toàn bộ cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực đối với bộ máy nhà nước hiện nay.

Ngày 17 tháng 11 năm 2014

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh

000_Hkg10109834.jpg
Đại biểu Quốc hội xếp hàng vào lăng CT Hồ Chí Minh trước phiên họp Quốc Hội hôm 20/10/2014. AFP photo

Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-11-17

Năm hết tháng hết nhưng có lẽ những câu chuyện tiếu lâm về Quốc hội chưa bao giờ hết. Dư luận chưa hết bàng hoàng vì lời đề nghị của một vị Hòa thượng đại biểu quốc hội rằng quân đội Việt Nam phải mạnh như Bắc Triều Tiên, thì lại đến chuyện đại biểu Hoàng Hữu Phước bị cho là có triệu chứng tâm thần nhẹ. Thế cho nên có lời bàn rằng nếu muốn ứng cử đại biểu quốc hội thì nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe tâm thần.
Blogger Hiệu Minh không đồng ý chuyện này:
Thiển nghĩ, đây là bình luận và giải pháp có hơi hướng về … tâm thần. Một người được nhân dân giao phó trọng trách, đại diện cho khu vực bầu cử, được MTTQ giới thiệu và đảng duyệt lý lịch, thì khó mà nói, người được chọn qua nhiều vòng sơ tuyển lại có vấn đề về sức khỏe.
Ngoài chuyện tâm thần ra thì trình độ để giải quyết những chuyện trọng đại của quốc gia ở nơi được gọi là có quyền lực cao nhất đất nước ra sao?
Quốc hội Việt Nam vốn có một cơ cấu giống như Mặt Trận Tổ quốc, một cơ cấu thường được gọi là cơ cấu mặt trận, tức là ai cũng có phần. Nhưng quyền lực thì lại nằm ở chổ khác! Nó nằm ở Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mà nơi chót vót là Bộ chính trị. Và trên thực tế, chính đảng cộng sản Việt Nam đề ra danh sách các ứng cử viên của quốc hội cho dân chúng đi bầu. Người Việt Nam gọi đó là cơ chế đảng cử dân bầu.
Có người thắc mắc là tại sao đảng quyết định mọi thứ thì cứ hãy quyết định, sao lại đặt ra quốc hội làm gì? Mà thành viên Quốc hội cũng là đảng viên đảng cộng sản? Tại sao lại có hai bộ phận, mỗi bộ phận có hàng trăm con người, rất là tốn kém. Blogger Kami là một trong những người có ý kiến như thế:
Quốc hội hiện nay ở Việt Nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định.
- Blogger Kami 
Quốc hội hiện nay ở Việt Nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định. Sự có mặt của Quốc hôi ở Việt Nam thực ra có cũng thế mà không có thì cũng vẫn như vậy. Nó chỉ là bình phong, và phương tiện nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN và là vật tô điểm cho bức tranh độc đảng toàn trị  ở Việt Nam. Mà ở đó tất cả mọi quyền hành điều khiển đất nước chỉ do một nhóm người nắm quyền lực chi phối.
Vậy thì ở Việt Nam, sao không để Đảng làm hết mọi việc, cần gì phải có Quốc hội cho tốn tiền thuế của dân?
Và thế là tiền thuế của dân được chi ra xuân thu nhị kỳ cho vài trăm đại biểu tập trung tại Hà nội, năm ngoái thì chuyện rau muống, năm nay thì chuyện đặt tên cho trẻ em. Câu chuyện quan trọng nhất liên quan đến việc tồn vong của quốc gia là sự dòm ngó của nước láng giềng phương Bắc thì rất ít khi nào được bàn đến trong tòa nhà Quốc hội mới tinh khôi vừa được đưa ra sử dụng trong năm nay.
Ngay lúc này đây, một địa điểm mệnh danh là yếu huyệt của nước Việt Nam là đèo Hải Vân đang được giao cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng khu du lịch. Đây là một địa điểm mà khi có chiến tranh ai kiểm soát được nó thì sẽ chia nước Việt Nam ra làm đôi.
Cho đến giờ này cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có ý kiến gì cả.
Họ đang bận tâm vì những chuyện khác.
Các ông tướng
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, và cũng là đại biểu quốc hội đang tha thiết đề nghị Quốc hội Việt Nam chuẩn thuận việc thăng cấp tướng cho nhiều vị có liên quan đến quân đội, trong đó có những vị đang giảng dạy … chủ nghĩa Mác Lê nin.
Blogger Cánh Cò viết
Ông quên xin những điều cần thiết cho người lính là ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Ông quên lính để nghĩ tới quan, tới tướng. Ông quên chuyện phòng thủ lãnh thổ mà đem chuyện Mác-Lê Nin ra xin xỏ. Ông làm như Mác-Lê Nin là vũ khí giết được kẻ thù và cố tình không thèm biết cái chủ thuyết ấy nó đã hôi ê từ lâu lắm rồi
Cây bút Thiên Điểu nhận xét:
Phong tướng làm gì khi mà biển đảo, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm hại nhưng không thấy một phát ngôn nào chính danh xứng đáng mặt một tướng lĩnh?
Nói cho công bằng thì các viên chức Việt Nam cao cấp của Chính phủ, kể cả của đảng cộng sản cũng rất tích cực tìm đến những nơi có thể nhờ vả, có thể mua vũ khí hiện đại là châu Âu, là Hoa Kỳ, là Nhật bản,… nhằm chống lại sự đe dọa từ Trung quốc trong một chiến lược gọi là đu dây của họ. Nhưng nếu thế thì lại trở về câu hỏi mà blogger kami đặt ra trong bài viết mới nhất của mình: Đặt ra Quốc hội làm gì cho tốn tiền?
... và Hồ Chí Minh
Ngoài những chuyện vui đùa liên quan tới quốc hội do đảng cộng sản đặt ra, đảng còn tốn nhiều tiền để phong thánh cho các vị tiền hiền của mình nữa, trong đó tốn kém nhất là số lượng tiền của dùng để đánh bóng tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng.
000_Hkg10109836-400.jpg
Từ trái sang: Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng chụp trước lăng CT HCM hôm 20/10/2014. AFP photo
Blogger Hoàng Ngọc Tuấn đã làm một việc nghiên cứu tài liệu rất công phu để biết rằng Đảng cộng sản Việt Nam tung ra rất nhiều tiền để tạo dựng các bức tượng của ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài.
Đảng Cộng Sản đã ra sức đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh để lừa mị lòng tin của người dân Việt Nam bằng đủ trò dối trá.
Họ liên tục vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài tặng cho những địa phương nghèo đói và dốt nát (như quận Cerro Navia ở Chile, chẳng hạn), hay vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài để chơi trò trao đổi chính trị và mua chuộc bằng kinh tế đối với những nước nghèo đói (như Cuba, chẳng hạn), rồi họ về nước chỉ thị cho hệ thống truyền thông Việt Nam tung ra hàng loạt tin láo khoét rằng “nhân dân” của nước nọ, nước kia trên thế giới đã tự ý dựng tượng đài Hồ Chí Minh để bày tỏ sự “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ”.
Kỳ thực, chẳng có “nhân dân” nước nào mà “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ” cả. Thậm chí ở Cuba, một trong vài nước Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, thì nhân dân ở đó chẳng những không cần biết Hồ Chí Minh là ai, mà còn bất bình rằng nhà cầm quyền Cuba đã vì những lợi lộc nhỏ nhặt cấp thời mà chấp nhận đặt bức tượng Hồ Chí Minh một cách thiếu thẩm mỹ và vô lối trên đất nước của họ, tại địa phương của họ, chẳng hề tham khảo ý kiến của nhân dân.
Đảng Cộng Sản đã ra sức đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh để lừa mị lòng tin của người dân Việt Nam bằng đủ trò dối trá.
- Blogger Hoàng Ngọc Tuấn 
Của đáng tội là với thời buổi thông tin điện tử, khi càng ra sức phong thánh cho ông Hồ Chí Minh thì thiên hạ lại ngày càng đàm tiếu. Từ chuyện ông có vợ, cho đến chuyện ông bị các nhân vật đàn em vô hiệu hóa. Từ chuyện ông ra lệnh xử tử ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm, cho đến chuyện có thể ông là một điệp viên Trung hoa giả dạng. Tất cả những lời đồn đoán hư hư thực thực đó cũng chính là kết quả truyền thông tô hồng của đảng cộng sản, cho ra một kết quả là người ta không tin những gì họ nói nữa mà lại thích nghe những lời đồn.
Những người điềm tĩnh hơn, như dịch giả Phạm Nguyên Trường thì nói với chúng tôi rằng, ông Hồ là một nhân vật lịch sử, nhưng phải xem là ông có công như thế nào, và từ khi ông lên cầm quyền thì có quá nhiều chết chóc. Còn nhà báo Huy Đức thì nói là đừng xem một nhà lãnh đạo có sức thu hút như thế nào mà hãy nhìn xem ông ta để ại di sản gì?
Đương nhiên những câu chuyện đàm tiếu về những đại biểu quốc hội Việt Nam, về những phát ngôn gây cười của họ cũng là di sản của ông Hồ Chí Minh vì đảng của ông cầm quyền từ hơn nửa thế kỷ nay chứ không ai khác.
Nhiều người nhận xét là sự suy yếu dần của trình độ đại biểu quốc hội, hay sự tham chức danh hảo của các vị tướng, suy cho cùng cũng là do sự tha hóa của quyền lực độc tôn.
Xin mượn lời blogger Hiệu Minh nhận định về cơ cấu đảng cử dân bầu, một di sản chính trị trọng đại của đảng sau mấy mươi năm cầm quyền, để kết thúc chương trình điểm blog của tuần này:
Vấn đề là xem ai tâm thần: người cử, người duyệt, người đi bầu hay người được bầu. “Quá trình tuyển chọn” mà tâm thần thì người được bầu dễ mắc thần kinh, dù trước đó anh ta là người bình thường vì cứ phải nói ngược những gì anh ta nghĩ, với thời gian cũng làm cho cho đầu óc không bình thường.

Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng

danang.gov.vn.jpg
Hầm Hải vân-Courtesy of danang.gov.vn
 Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-11-17
Thừa Thiên-Huế đẩy quả bóng trách nhiệm cho Thủ tướng về việc cho phép nhà đầu tư Trung Quốc khai thác 200 ha đất ở vị trí chiến lược trên đèo Hải Vân.
Nhà phản biện độc lập TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng, cho dù Thủ tướng chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt qui hoạch, thì nay cũng là lúc phải thu hồi ngay lập tức giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, trao quyền cho họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí chiến lược, có thể khống chế vịnh Đà Nẵng và chia cắt đất nước. Từ Hà Nội TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Chắc chắn phải như vậy nếu ông ấy đã ký thì phải có trách nhiệm, về việc không nhìn ra thì có thể có nhiều lý do, một lý do là do sơ xuất vì sơ xuất là chuyện con người. Nếu mà là sơ xuất thì có thể bỏ qua mà chỉ có thể đánh giá là năng lực hơi kém. Còn nếu không phải là sơ xuất mà biết mà vẫn làm như thế thì trách nhiệm càng nặng hơn.”
Phát biểu gay gắt của TS Nguyễn Quang A được ghi nhận tiếp sau thông tin: ngày 14/11/2014 ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định với VnExpress rằng Thừa Thiên-Huế làm đúng qui định của Nhà nước. Suốt hai tuần qua trên báo chí, Thừa Thiên-Huế đã lập luận rằng, dự án 200 ha ở mũi cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn xa nhất ra biển Đà Nẵng là nằm trong Qui hoạch chung về xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771 ngày 5/12/2008.
Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Chính quyền Thừa Thiên - Huế không trả lời dư luận về việc Dự án mũi Cửa Khẻm giao cho nhà đầu tư Trung Quốc nằm ở vị trí chiến lược khống chế vùng trời, vùng núi, vùng biển Đà Nẵng và nếu xảy ra chiến tranh sẽ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Chính quyền Thừa Thiên-Huế chỉ biện giải về khu vực tranh chấp địa giới giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Theo các chuyên gia địa phương nào quản lý mũi Cửa Khẻm không phải là điều quan trọng, cốt lõi ở đây Thừa Thiên-Huế đã bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng trao quyền khai thác 200 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 50 năm, mà cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã phản ứng mạnh mẽ về điều ông là góp phần làm tăng nguy cơ mất nước. Ông nói:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Từ đầu tháng 11, chính quyền Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng rút giấy phép đầu tư mà Thừa Thiên-Huế cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc từ năm 2013 để xây dựng một quần thể nghỉ dưỡng du lịch chiếm 200 ha ở mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn ra xa nhất trên biển Đà Nẵng. Hai lý do Đà Nẵng đưa ra là vị trí chiến lược ảnh hưởng an ninh quốc phòng và dự án nằm trên vùng tranh chấp địa giới giữa hai địa phương.
Ngày 17/11/2014, Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 được VnExpress trích lời khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự  cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn  làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến của Thủ tướng. Tướng Chiêm nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng khu nghỉ dưỡng là “dứt khoát không được”.
Chuyện thu hồi giấy phép
31102-a2740-400.jpg
Vị trí dự án khu nghỉ dưỡng World Shine
Đáp câu hỏi của chúng tôi là chính quyền Việt Nam có vẻ không chú ý tới yếu tố an ninh quốc phòng khi kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế và để đến khi dư luận lên tiếng lúc đó mới tính chuyện sửa sai. Nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề an ninh quốc gia, người ta có những qui trình rất chặt chẽ về những chuyện như vậy. Nhưng thực tế người ta có thể lách những qui trình ấy một cách rất ngoạn mục, hoàn toàn do ý định của người ta mà thôi. Ngay cả việc hủy một dự án, bất kỳ dự án nào cũng có hàng trăm điều kiện mà tôi tin là không có nhà đầu tư nào không vi phạm đến khoảng 30% các điều kiện qui định trong giấy phép. Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.”
Việt Nam có chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế, người Trung Quốc chọn được nhiều vị trí mà dư luận cho là nhạy cảm về an ninh quốc phòng là vì nhờ các mánh lới đặc biệt. Làm thế nào để giảm bớt tình trạng nguy hiểm này. TS Nguyễn Quang A trả lời câu hỏi này:
“Nếu chúng ta kỳ vọng vào những người cánh hẩu với Trung Quốc để người ta bớt đi thì không bao giờ cả, số người như thế ở Việt Nam không phải là ít. Chỉ có mỗi một cách như vừa rồi là dư luận của công chúng, của các giới khác nhau, kể cả những người đương quyền mà còn thực sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Những người ấy, các thế lực ấy phải lên tiếng và chỉ có như thế mới có thể chặn được những sự móc ngoặc với những thế lực nước ngoài mà để làm tổn hại đến đất nước mà thôi.”
Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.
- TS Nguyễn Quang A 
Được biết, Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu từ tháng 10/2013 với thời hạn 50 năm. Thế Diệu đã giải ngân 80 tỷ để khởi sự thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng du lịch có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Tại Cửa Khẻm nơi núi Hải Vân vươn ra biển xa nhất, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023, Thế Diệu đã xây dựng trụ sở điều hành dự án tại khu vực Cửa Khẻm. Còn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đã chi 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm.
Cho tới ngày 17/11/2014 chưa có thông tin về việc thu hồi giấy phép dự án đầu tư trên núi Hải Vân của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng báo chí phản ứng dư luận hết sức gay gắt đòi dừng ngay dự án vì ảnh hưởng an ninh quốc phòng, đặc biệt có yếu tố Trung Quốc. Theo ý kiến chuyên gia một quyết định hợp lòng dân là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải tính tới trong giai đoạn này.