Sunday, May 28, 2017

Tường thuật của chị Nguyễn Thị Trà: Tôi bị đánh đập tàn nhẫn và nhục mạ

Ông Nguyễn Văn Khanh thuộc Giáo xứ Phú Yên vì đi cứu em Nguyễn Thị Trà, đã bị công an bắt và bị đánh đổ máu
Terexa Nguyễn Thị Trà - Sáng nay ngày 28 tháng 5, khoảng 10 giờ, lúc tôi đi ngang qua cầu Sơn Hải, vô tình thấy có nhóm người rất đông đứng dưới cầu, bao gồm công an, phụ nữ và đàn ông hò hét chửi bới và đánh đập 1 người phụ nữ thuộc giáo xứ Song Ngọc. Thấy vậy tôi liền đứng lại xem, xem khoảng chừng 2 phút thì có một người đàn ông hét lên và cầm đá ném tôi.

Tôi hoảng sợ chạy đi, lúc đó cả một đám người vừa đuổi theo vừa ném đá. Chạy liệt sức nên tôi đã né vào một quán cà phê và vào nhà vệ sinh lánh đi.

Nhóm người đó ùa vào chửi bới, đập cửa, ném đá và ném chai thủy tinh vào. Chai thủy tinh trúng phải đầu tôi, nhưng vì có mũ bảo hiểm nên không sao. Khi phá được cửa, họ xông vào lôi tôi ra công an, đàn ông và phụ nữ lao vào đánh tôi tới tấp và bắt tôi cởi áo ra để lục soát và thu của tôi 3 chiếc điện thoại.

Khi thỏa mãn cơn hành hung thì công an xã Sơn Hải chở tôi tới quán cà phê Mê Trang, bảo tôi mở mật khẩu điện thoại để kiểm tra, và bắt tôi phải chửi bới, nhiếc mắng Cha Nam với Cha Thục rồi mới thả tôi ra. Nhưng tôi không nói gì cả. Vừa ra khỏi quán, dân tập trung lại đánh tôi tiếp. Rồi họ lại chở tôi tới nhà máy làm đá, dân cùng một số công an mặc sắc phục tiếp tục đánh tôi, nắm tóc, xé áo, đấm vào ngực và lôi tôi từ trên xe máy xuống. Lần này họ bảo về UBND xã Sơn Hải làm việc, tới cổng thì lại có một đám người lao vào vừa đánh vừa chửi bới. Họ dẫn tôi vào phòng làm việc, cùng lúc đó công an xã, công an huyện cùng vào chất vấn, dọa nạt tôi và bắt lập biên bản.

Vì có rất nhiều cuộc gọi từ người thân và gia đình gọi tới, nên tôi đề nghị họ trả điện thoại cho tôi. Nghe nói tôi đang bị giữ ở Ủy ban xã nên bà con trong xứ Phú Yên sang đòi người, muốn cứu tôi ra khỏi hang cọp, nên họ đã thả tôi ra và cho về. Đang lúc đòi thả người thì đám người phụ nữ cũng như thanh niên dân Sơn Hải dùng dùi cui, đánh đập giáo dân xứ Phú Yên đến đổ máu. Họ đánh người không thương tiếc, họ đánh đập dã man, bất kể người già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, trai gái đều bị đánh trước mặt rất nhiều công an. Nhưng họ không hề can ngăn hay hòa giải, mà chỉ tròn mắt đứng nhìn.

Nhìn thấy ông bà, anh chị em mình máu me chảy rất nhiều phải cấp cứu tôi vừa thương, thương vì dân lành bị oan. Vừa cảm ơn vì tình yêu thương của mọi người trong xứ dành cho nhau. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, theo dõi tình hình.

Cũng xin tất cả anh chị em cầu nguyện cho những người đang phải gánh chịu cơn đau này.

Chị Trà đang tường thuật lại việc mình bị hành hung

Terexa Nguyễn Thị Trà

Bản án thọc gậy bánh xe

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Tại Mỹ. Năm ngày trước khi Thủ tướng nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở thủ đô Washington D.C. trong chuyến công cán đến nước Mỹ, ngày 25.5.2017, Hạ viện Mỹ liền tổ chức buổi điều trần để nhìn nhận những diễn biến rất xấu về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam nhằm kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đề cập đến những vi phạm nhân quyền tồi tệ và nghiêm trọng này trong cuộc gặp sắp tới với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng giá trị nhân quyền là điều kiện để mở ra những quan hệ tốt đẹp, những giao thương cởi mở với nước Mỹ.

Tại Việt Nam. Bốn ngày trước chuyến đi mong đợi và vô cùng quan trọng nhưng cũng đầy trắc trở của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến nước Mỹ tìm một lối thoát cho nền kinh tế đang kiệt quệ lưng vốn, đang nợ nần như chúa Chổm và đang nguy khốn vì không vay đâu được tiền nữa. Mọi hy vọng mở lối thoát gửi vào chuyến đi Mỹ của ông Thủ tướng Phúc. Vậy mà sát ngày ông Phúc đi Mỹ tìm một tia hy vong cho nền kinh tế thì tòa án phúc thẩm Việt Nam lại điệu hai khí phách Việt Nam kiên cường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng ra xử rồi mau lẹ tuyên y án sơ thẩm hai bản án tàn bạo chà đạp lên dân chủ và nhân quyền. 13 năm tù, 5 năm quản chế với Trần Anh Kim. 12 năm tù, 4 năm quản chế với Lê Thanh Tùng. 

Tuyên hai bản án nặng nề chà đạp lên dân chủ và nhân quyền, tư pháp Việt Nam đã minh họa, đã công nhận với công luận thế giới và với nước Mỹ rằng điều quan ngại mà Hạ viện Mỹ nêu ra trong cuộc điều trần ngày 25.5.2017 về dân chủ và nhân quyền Việt Nam đang diễn biến rất xấu là hoàn toàn đúng.

Bản án tàn bạo của nhà nước cộng sản Việt Nam dành cho Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng cũng là bản án tàn bạo đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và Nhân quyền Việt Nam. Bản án đó cũng sẽ là chiếc gậy đầy hiểm ác thọc vào bánh xe chiếc ô tô bon bon trên đường phố Washington D.C. đưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến gặp Tổng thống Donald Trump.

Chọn thời điểm tuyên bản án tàn bạo đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam ngay trước chuyến đi Mỹ đầy khấp khởi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải là kẻ xác ở Việt Nam mà hồn ở phương Bắc.

28/5/2017

Động cơ của 2 bà Xuân Thuỷ

Trần Thảo (Danlambao) - Trong mấy ngày gần đây, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước dành khá nhiều thời giờ để nói về hai đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thủy của đơn vị Bắc Kạn, và Nguyễn Thị Xuân của đơn vị Đắk Lắk. Nguyễn Thị Thủy là một tiến sĩ về Luật Hình Sự, và trong ngày 24 tháng 5 vừa qua, tại buổi họp quốc hội đã đề nghị bổ sung vào bộ luật hình sự, quy định luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết thân chủ của mình xâm phạm an ninh quốc gia, Thủy ví von tội này từ thời phong kiến đã được coi là tội đại nghịch, bất trung bị trừng trị rất nặng. Về đại biểu Nguyễn Thị Xuân, bà này là một đại tá công an, ủy viên an ninh và quốc phòng của quốc hội VN, phó giám đốc sở công an Đắk Lắk, cũng đề nghị bổ sung vào luật việc xử lý hình sự cho những hành vi bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo đảng, nhà nước.

Sở dĩ tôi gom hai vị nữ đại biểu quốc hội này vào trong cùng một bài viết vì trong cái nhìn của tôi, động cơ của hai cộng cái này hoàn toàn giống nhau. Động cơ đó là gì?

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, những đảng viên phấn đấu cả đời để leo lên cao, họ không bao giờ thỏa mãn với cái chức vị hiện tại. Nước chảy xuống chổ thấp, người có khuynh hướng lên cao, việc thăng tiến trong xã hội không có gì sai trái, nếu dùng chính khả năng của mình một cách chính đạo, nhưng việc đó rất hiếm hoi trong bộ máy của chế độ cộng sản.

Khi người cộng sản bắt đầu nắm quyền cai trị ngoài miền bắc VN sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, người dân miền bắc Việt Nam một số ít đã bắt đầu nhìn ra phần nào bộ mặt cộng sản của tập đoàn cầm quyền Hồ Chí Minh. Chính vì việc này, cộng thêm phong trào đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin do Nikita Khrushchev cầm đầu đã ảnh hưởng tới miền bắc VN, nhiều nhà văn nhà thơ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã lên tiếng đả kích những thói hư tật xấu của giới cầm quyền miền bắc, trong đó thói nịnh bợ, đội trên đạp dưới của những cán bộ đảng viên cộng sản cơ hội được mô tả nổi cộm lên như một vết rách trên mặt của chế độ. Chế độ nhà sản ra sức biện hộ cho những biểu hiện tiêu cực này bằng lối tuyên truyền giải thích rằng đó là những hiện tượng chứ không phải bản chất của chế độ!

Sau 1975, những cán bộ đảng viên cộng sản tiếp cận với đời sống vô cùng phong phú của miền nam VN, tình trạng biến chất từ từ lan rộng. Lời biện hộ "Hiện tượng chứ không phải bản chất" lại được sử dụng để bảo vệ đảng. Nhưng cho tới ngày nay thì lời biện hộ ấy đã quá lỗi thời. Cả bộ máy của chế độ CSVN hiện nay là một đống rác ngập ngụa, tanh tưởi từ trên xuống dưới. Trong bức tranh sống này, những đảng viên cộng sản tìm mọi cách để leo lên cao và không từ bỏ một thủ đoạn nào. Có tài nịnh bợ cấp trên thì tha hồ vuốt đuôi ông lớn, không có tài thổi ống đu đủ thì dùng vốn tự có của mình để thăng tiến cũng chả sao. Cách đây không lâu, có một bà hiệu trưởng của một trường học tại Nghệ An đã công khai tố cáo Bà Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo tại Nghệ An đã lấy sex để đổi lấy chức Giám Đốc Sở GD và ĐT. Đây là do chúng ghen ăn tức ở mà tố cáo lẫn nhau, chuyện rất thường trong chế độ nhà sản.

Thế thì trong việc bà Nguyễn Thị Thủy đề nghị bổ sung luật để bắt luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu thân chủ đó phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, mục tiêu của bà Thủy là gì, có phải như bà Thủy trả lời báo chí rằng mục tiêu của bà là vì lợi ích chung của quốc gia?

Xin thưa rằng chỉ có những người cuồng đảng cuồng Hồ, nhắm mắt nhắm mũi cho người ta dẫn xuống hố mới tin nổi câu trả lời mị dân của bà Nguyễn Thị Thủy.

Bà Thủy là một tiến sĩ luật về hình sự. Ở đây chúng ta đừng quan tâm tới văn bằng tiến sĩ của bà Thủy, vì bằng tiến sĩ ở VN chẳng đáng kể gì, Trọng,Quang, Lâm cũng tiến sĩ đầy mình đấy thôi! Nhưng tôi chắc một điều là bà Thủy này cũng thâm mưu viễn lự ghê lắm chứ chả chơi. Bà muốn vẽ đường cho đảng một cách khéo léo đấy mà thôi!

Này nhé, hiện nay giới luật sư tại Việt Nam, ngoài những vụ án dân sự (civil cases), theo kiểu xe cán chó, chó cán xe, thì ở những vụ án lớn có tính cách chính trị, luật sư chỉ được cho phép có mặt để làm cảnh cho ra vẻ có công lý ở tòa án, chứ mọi phán quyết đã có đảng ủy lo từ trước. Theo dõi những vụ án có tính cách chính trị, thí dụ vụ án của ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, do Luật Sư Võ An Đôn đại diện, chúng ta thấy gì? Rõ ràng tòa án không có đủ bằng chứng kết tội hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, nhưng ra phúc thẩm vẫn cứ y án. Luật Sư Võ An Đôn làm được gì trong hoàn cảnh chế độ ngồi ỉa vào pháp luật như thế? LS Võ An Đôn là người nhiệt tâm, nhưng nói cho cùng ông cũng chỉ là một nhân tố giúp người đứng trước tòa án cộng sản cảm thấy bớt cô đơn, vậy thôi! Chính vì nhìn thấy rõ hiện thực này mà LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Luân đã tìm cách tiếp cận người dân và truyền bá cho họ ý thức về nhân quyền. Chế độ CSVN rất sợ vụ này, và kết quả là LS Nguyễn Văn Đài phải ngồi tù.

Với đề nghị của bà Nguyễn Thị Thủy, nếu được quốc hội thông qua, sẽ đưa đến tình trạng như thế nào?

Nếu điều đó xảy ra, từ nay giới luật sư có lòng vì chính nghĩa, vì công lý, đã ít sẽ lại càng trở nên ít hơn. Tại sao? Tất cả chúng ta đều biết những bộ luật hình sự của CSVN đều được diễn dịch một cách tùy tiện, nói sao cũng được, có vậy côn an và an ninh mới có thể tùy nghi gom người ta vào thành phần nghi phạm chứ? Khi chế độ đã quyết anh A là nghi phạm của tội chống phá cách mạng, theo như lời bà Thủy là xâm phạm an ninh quốc gia, thì còn có luật sư nào dám đứng ra bào chữa cho nghi can đó? Bởi bào chữa cho nghi can thì có khác gì bao che cho nghi can. Chẳng những không được bào chữa cho thân chủ xâm phạm an ninh quốc gia mà còn phải tố cáo thân chủ đó trước pháp luật, vì nếu không tố cáo, theo đề nghị của bà Thủy, người luật sư sẽ bị phán xét trước pháp luật. Bà Thủy dù là tiến sĩ luật giả cầy đi nữa, bà cũng hẳn biết một nền tư pháp tiêu chuẩn sẽ được vận hành như thế nào chứ, đâu đến nỗi cả vú lấp miệng em bằng cách trả lời dụ hoặc rằng bà hoàn toàn là vì lợi ích chung. Chỉ là bà Thủy muốn vẽ đường cho đảng, trói tay giới luật sư, triệt tiêu những mầm mống chống đối đảng. Giới luật sư Việt Nam bao nhiêu năm nay sinh hoạt dưới con mắt lom lom của đảng, bây giờ mà quốc hội thông qua đề nghị của bà Ủy Viên Thường Trực Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Thị Thủy thì coi như là giới luật sư lại phải bị cô lập thêm trong một vòng đai thật nhỏ, chả làm được cái gì. Đây mới là ý đồ lập công dâng đảng của bà Thủy. Bà Thủy chỉ vào đảng 12 năm nhưng tầm mắt của bà khá cao, bà mong muốn ít nhất cũng phải nắm cái ghế cỡ Chủ Tịch Quốc Hội như bà Ngân hiện tại, bà Thủy còn trẻ chán, nếu chịu khó len lỏi thì biết đâu bà chẳng có được cơ hội sinh vi chủ tịch quốc hội cơ chứ?

Còn bà đại tá công an Nguyễn Thị Xuân? Thay vì khôn ngoan đi một đường Lăng Ba Vi Bộ như bà Nguyễn Thị Thủy, bà công an cái này quen thói kiểu Trần Đại Quang hay Tô Lâm, nói thẳng tuồng tuột ý đồ bưng bô cho đảng. Bà Xuân phán rằng nói xấu, bôi bác, bôi đen đảng và lãnh đạo là có tội, cần phải trừng trị. Bà Xuân còn ra vẻ thông thái khi thông tin rằng ở trên thế giới đã có những nước đem việc này vào luật. 

Tôi không biết bà Xuân có thể định nghĩa thế nào là nói xấu không nhỉ? 

Theo tôi, nói xấu tức là đặt điều, bịa chuyện, không nói thành có với mục đích triệt hạ một người nào đó. Thí dụ như tự nhiên có người phóng lên mạng cái tin bà Nguyễn Thị Xuân, phó giám đốc sở công an Đắk Lắk, vừa đi chuyển giống từ đàn bà ra đàn ông thì đó mới là cố ý bôi nhọ bà Xuân. Chứ nếu mọi việc là đúng như vốn có thì người dân phản ảnh sự thật đấy thôi chứ đâu có nói xấu bôi đen gì đâu? Nói như bà Xuân thì từ nay chương trình học môn Văn của các trường trung học chắc phải loại bỏ các giòng văn học hiện thực, nào văn học hiện thực tiền cách mạng, văn học hiện thực cách mạng, bởi nói thực trở thành nói xấu rồi, bôi đen rồi, không tốt, học làm gì?

Hồ Chí Minh lấy tên Trần Dân Tiên viết sách Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, hay lấy tên T. Lan để viết Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, cả hai cuốn đều cùng mục đích là tự mặc áo thụng rồi vái mình lia liạ. Chuyện đó cũng như chuyện HCM tình ái lăng nhăng tùm lum, ai cũng biết, người dân có bàn tán thì cũng là phản ánh sự thật, nói xấu chỗ nào? Chỉ có đầu óc u tối, suốt ngày chỉ muốn biến thành cục gạch nóng để sưởi ấm cho bác trong đêm tuyết rơi mới luôn mong muốn đem bác về, cho mặc đồ đại cán ngồi một đống sáng lóa trên bàn thờ nhà mình?

Có một bạn trên mạng bình loạn vụ bà Xuân nịnh đảng rất là dzui. Bạn ấy nói, chả lẽ hai vợ chồng người ta đang hăng hái làm baby, tới giai đoạn cao trào, ông chồng hét loạn lên "Sướng quá bác ơi!"
thằng hàng xóm đàn em của Tô Lâm rình ngoài hè nghe thấy rồi đi trình làng rằng tên đó, tên đó bôi nhọ bác? Người ta lúc khổ lúc sướng gì cũng nghĩ tới bác, đó là tinh thần cách mạng cao ấy chứ, bác sống mãi trong quần chúng ta mà lị!

Nói túm lại, hai bà Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Thị Xuân là tiêu biểu cho bộ mặt của quốc hội Việt Nam hiện nay. Ngoài ông Trương Trọng Nghĩa tôi thấy hơi khá khá, còn lại toàn một lũ không ra gì. Chúng ăn lương của dân, mang tiếng đại diện cho dân, nhưng vô hội trường quốc hội thì ngửa đầu ra ngáy, nếu không thì cũng gật đầu giơ tay theo lệnh Nguyễn Phú Trọng. Quốc Hội ở một nước thực sự tự do dân chủ là cơ quan lập pháp tối cao, ở đó những đại diện của dân mang những nguyện vọng chung của dân đạo đạt lên chính phủ, bàn thảo nghiên cứu để đưa ra những luật có ích cho dân cho nước. Còn ở Việt Nam, quốc hội chỉ là nơi cho những nghị quyết của đảng được hợp pháp hoá theo lệnh đảng, ngoài ra thì giờ của các đại biểu là để ngủ, tỉnh dậy thì bi bô nâng bi đảng, tìm mọi cách để leo cao trong cái cơ chế đã quá rệu rã vì nợ công, tham nhũng, bóc lột, áp bức. Đất nước càng ngày càng sa lầy vào vòng vây của lũ giặc bắc phương, môi trường sống của con người và thiên nhiên sinh vật càng ngày càng thê thảm, một tiến sĩ luật như bà Nguyễn Thị Thủy lại chỉ biết nịnh nọt đảng, vẽ đường cho đảng trói tay những người còn có chút niềm tin vào công lý, ai thắc mắc thì bà Thủy trả lời rằng bà đề nghị như thế là vì lợi ích chung của quốc gia. Bạn có tin không?

28/5/2017

Tầu cộng xây nhiều “căn cứ sinh hóa”, ngay trên đất Việt Nam

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Trong khi thế giới đang từng bước chuyển sang công nghệ "xanh", thì Hà Nội lại bất chấp sự an toàn sinh mạng của dân Việt, tình nguyện hấng lấy kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch lỗi thời do Bắc Kinh thải ra, để mong Trung Nam Hải hài lòng, mà tiếp tục che chắn cho sự tồn tại của đảng và chế độ. Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một trong hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm được cài đặt với thời hạn 70 năm để tàn phá nước Việt Nam. Lee & Man dù cho ngoài quy hoạch, không thu lợi kinh tế, nhưng lại được chính thức cho hoạt động vào tháng 8 tới đây. Từ tháng 03 đến nay, Lee & Man đang trong giai đoạn chạy thử với công xuất thấp, nhưng đã gây hôi thối trong không khí, làm ô nhiễm nguồn nước uống và làm cho các loại hải sản bị chết hàng loạt như một thảm họa Formosa thứ hai.

Trung cộng đang theo đuổi dự án “một vành đai, một con đường” mà Việt cộng đã gởi Chủ Tịch Nước Trần đại Quang đến dự đại hội này (May 11– 15) [1]. Ở khu vực Đông Nam Á, vòng đai này sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung cộng, điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải, bên Tàu. Ngay trong phạm vi khu vực, Trung công sẽ rất “vất vả” để đưa các nước vào “vòng đai”. 

Nhưng với Việt Nam, từ lâu, Trung Cộng đã kiểm soát hàng trăm dự án kỹ nghệ chạy bằng than, gây ô nhiễm đó đây khắp Việt Nam. Cài đặt các dự án gây ô nhiễm cao, giá trị như các căn cứ sinh hóa, cung cấp cho Bắc Kinh những địa điểm chiến lược trọng yếu ngay trên đất Việt Nam: 

Bauxit Tây Nguyên, thải bùn đỏ chế ngự vùng sườn phía Tây, xương sống Việt Nam; 

Formosa, xả thải một vùng biển bao la Miền Trung, và kiểm soát cảng nước sâu Sơn Dương. Hậu quả của thảm họa Formosa còn kéo dài hàng chục năm cho cư dân ít nhất 4 tỉnh Miền Trung.

Lee & Man, xả thải làm chết hệ sinh thái và môi trường nông, ngư nghiệp sông rạch, đưa đến nguy cơ mất trắng nguồn nước ngọt và triệt tiêu toàn bộ nguồn lợi thủy sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (VĐBSCL), nơi có hệ thống sông rạch chằng chịt thông nhau trong vòng trên 40 ngàn cây số vuông, và là vùng của khoảng 20 triệu người Việt sinh sống [2]. Lee & Man cũng đang xây một cảng quốc tế chuyên dụng ngay bên bờ sông Hậu.

Không còn nghi ngờ gì, cũng như Formosa miền Trung, Bắc Kinh đang âm mưu biến Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu và Nhà máy giấy Lee & Man thành 3 căn cứ quân sự sinh hóa liên hoàn, để từ đó vừa kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia

Đầu tháng 5, các loài hải sản ven biển ở khu vực Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) bỗng nhiên chết hàng loạt [3]. Giám đốc Hợp Tác Xã nuôi nghêu ấp Hòa Phầu, ông Vĩnh Kiêm cho biết, chỉ qua vài ba ngày nghêu, sò trong khu vực kéo dài 20 cây số, cũng khoảng 100 tấn, bị phơi xác phơi trắng bãi đến 50 tấn, thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng”. Mẫu nước nhiễm độc đã thử nghiệm, nhưng chưa thấy công bố kết quả.

Lee & Man Việt Nam là nhà máy nằm trong hệ thống sản xuất giấy Lee & Man của Trung cộng, lớn thứ 5 trên thế giới. Năm 2008, từng bị cơ quan bảo vệ môi trường Trung cộng buộc nhà máy Lee & Man tại Changshu ngừng hoạt động do xả thải trái phép vào lưu vực sông Changjiang [4].

Đại diện Lee & Man cũng nhìn nhận 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng tại Việt Nam. Muốn có 330.000 tấn bột giấy mỗi năm, phải trồng 600 mẫu cây rừng. Nhưng nhà máy giấy lại đặt một nơi rất xa vùng có cây rừng dùng làm bột giấy. Xem ra nhà máy giấy Lee & Man không màng đến mối lợi kinh tế. Nhưng đối với Trung cộng, Lee & Man mang sứ vụ xả thải giết kinh tế và nòi giống Việt Nam. Đây chính là lý do Trung cộng tìm đủ cách mua chuộc quan tham Việt cộng để Lee & Man hoạt động ngay vùng ĐBSCL, dù cho nhà máy này không có trong quy hoạch của Hà Nội.


Theo cách sản xuất lạc hậu của Trung cộng, để sản xuất một tấn giấy, Lee & Man phải sử dụng từ 100 đến 350 mét khối nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 đến 15 mét khối. Một nhà máy hoạt động quanh năm sử dụng một khối lượng nước lớn (20.000 m3 nước/ngày đêm) như Lee & Man VN, thì mỗi năm sẽ xả ra môi trường đến 28.500 tấn xút (NaOH), hóa chất độc hại.

Kỹ nghệ giấy lạc hậu của Lee & Man không chỉ gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước ngọt vốn đang khan hiếm tại vùng Đồng Bằng Cửu Long, mà còn làm ô nhiễm sông rạch qua việc xả nước thải hóa học khổng lồ, ảnh hưởng đời sống hàng triệu cư dân trong vùng. Thảm họa môi trường này sẽ hủy hoại vùng trọng điểm chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất cảng của toàn Việt Nam.

Các chuyên gia về công nghệ môi trường cho rằng không nên có bất cứ một nhà máy sản xuất giấy, bột giấy nào ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong lưu vực sông Mekong, nhất là sông Tiền và sông Hậu, hai con sông cung cấp nước ngọt cho tất cả các nhu cầu của đồng bằng sông Mekong.

Ngoài 3 dự án thải độc, gây ô nhiễm như trên đã nói, Trung cộng hiện đang đầu tư 8 tỉ Mỹ Kim cho các dự án sản xuất than. Riêng nhiệt điện than tại Việt Nam ước lượng khoản 40 tỉ Mỹ Kim. 52% đến từ nước ngoài trong đó Trung cộng chiếm đến một nửa, Nhật Bản 23% và Đại Hàn 18%.


Thực tế trên cho thấy, Hà Nội theo đuổi đường lối kinh tế, kỹ nghệ lệ thuộc Bắc Kinh, bất chấp thảm họa môi trường. Và duy trì một thể chế nảy sinh tham nhũng để các quan chức sống chết bảo vệ đảng. Hà Nội chỉ “giơ cao đánh khẽ” với các quan tham nằm ngoài “vòng đai” chia chác của nhóm cầm quyền, nhưng tỏ ra “biết điều”. Thí dụ rõ nhất là chỉ thị báo chí làm ồn ào vụ án Trịnh xuân Thanh, kéo theo cảnh cáo vài quan tham như Đinh la Thăng, vũ huy Hoàng. Những việc này có tính cách xoa dịu sự giận dữ trong dân chúng.

Cộng đảng bảo vệ thể chế độc tôn cả về kinh tế và lề lối tổ chức gồm những văn kiện điều hành mang tính “không ai phải chịu trách nhiệm” về mọi quyết định, nên các sai phạm, nếu muốn họ đều có thể giải thích là “làm đúng quy trình”.

Sau 30 năm thử nghiệm các “quả đấm thép” trong kinh tế bị “tan chảy”, và những thất bại cay đắng về tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đã mất hẳn hướng đi. Sự thua lỗ, thất thoát và cực lãng phí hàng trăm, ngàn tỉ đồng đã bị biển thủ, hoặc để trôi ra sông ra biển trong thập niên qua, do kiểu sở hữu công của các DNNN đã đem lại cho đảng một bài học khá đau lòng. 

Người vừa thâu tóm toàn bộ quyền hành, đảng trưởng Nguyễn phú Trọng đưa ra lời “công nhận vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân (KTTN) đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Nhưng cơ chế độc tôn, kinh tế chủ đạo và đất đai còn do cộng đảng quản lý vẫn còn dược áp dụng thì lời của ông Trọng chỉ mang ý nghĩa “nói cho qua chuyện”.

Lịch sử của cộng đảng là một chuỗi tráo trở, gian dối. Ông Hồ từng khóc sau cải cách ruộng đất giết hại dã man gần hai trăm ngàn người. Vụ lừa dối bầy ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đưa hàng triệu người Việt thiêu sống trong chiến tranh. Sáu lần cộng đảng cam kết với dân chúng “không có đổi tiền”, nhưng chỉ sau ít giờ là giới nghiêm để thực hiện việc cướp ngày qua các cuộc đổi tiền.... [5]

Thành ra những gì Tổng bí Thư cộng đảng Nguyễn phú Trọng nói trong dịp bế mạc hội nghị 5, khóa XII vừa qua “sẽ coi trọng kinh tế tư nhân”, cũng chỉ vì lúc này ngân sách thất thu, bội chi, nợ nần không còn thuốc chữa, nên muốn tư nhân bỏ tiền ra đầu tư thêm để VC lập lại gian ý “vỗ béo rồi làm thịt một mẻ mới”. 

Hãy nhìn, Việt cộng đã trấn áp, gạt gẫm ra sao để cướp hết tài sản làm cho phong trào hàng triệu dân oan vẫn đang tăng số, trong đó gồm cả gia đình “liệt sĩ” của chính họ.

Hà Nội còn không ngần ngại cho phát động lại lối đấu tố dã man ngay trong tháng 5 này, khi thuê hàng trăm người dân bằng tiền để góp mặt trong tập thể do cán binh VC lúp phía sau xách động nhằm tố khổ, đòi án tử hình các Linh Mục Công Giáo dám đứng ra bênh vực cho nạn nhân thảm họa Formosa.

Điều rất thật đang diễn ra là Việt cộng hết mực bảo bọc, coi trọng “kinh tế tư nhân của người Tầu” làm trên đất Việt. Còn KTTN mấy năm nay bị cộng đảng ‘chèn ép” hụt hơi, khiến hàng trăm ngàn công ty bị giải thể, vỡ nợ.

May 18-2017


___________________________________________

Chú thích:





[5] Ba lần đổi tiền tại Miền Bắc : 15-05-1947; 06-05-1951; 02-1959. Ba lần sau 1975 : 22-09-1975; 02-05-1978; 16-04-1985

Công an Quỳnh Lưu diễn tập bắn vào nhà thờ, bắt cô giáo dạy giáo lý

Công an Quỳnh Lưu diễn tập bắn vào nhà thờ, bắt cô giáo dạy giáo lý
Cô giáo Nguyễn Thị Trà
Một cuộc diễn tập mang tính đe dọa bạo lực một cách vô lý vừa được nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu phối hợp với những nhóm côn đồ ở địa phương tổ chức.
Tin từ trang Facebook Thanh Niên Công Giáo và trang mạng của Hội Anh Em Dân Chủ cho hay vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật 28/05, nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu tổ chức cuộc diễn tập, gợi ý một kịch bản tấn công vào nhà thờ giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc, trong địa phận xã Quỳnh Ngọc. Các dân phòng cầm súng núp quanh nhà thờ, còn lực lượng côn đồ trang bị tuýp sắt và gạch đá. Các giáo dân nói họ không biết các lực lượng diễn tập bắn đạn thật hay đạn giả, nhưng có người tìm thấy vỏ đạn trong khuôn viên nhà thờ.
Cô Nguyễn Thị Trà, một cô giáo dạy giáo lý đến từ xã An Hòa, đã bị bắt khi đi qua cầu thuộc xã Quỳnh Ngọc. Theo lời kể của cô trên trang mạng của Hội Anh Em Dân Chủ, khoảng 10 giờ sáng cô đang đứng trên cầu thì bị một số người dân bắt giữ và đánh đập. Sau đó, công an đưa cô về trụ sở xã Quỳnh Ngọc lập biên bản. Công an bắt cô phải mở điện thoại cho họ xem vì nghi cô đã chụp hình cảnh cuộc diễn tâp, nhưng cô không đồng ý. Họ tiếp tục đe dọa. Có người còn đe dọa rằng nếu cô không chịu mở điện thoại cho họ xem, thì họ sẽ “thả ra cho người dân đánh chết”.
Ông Nguyễn Văn Khanh, một giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, nghe tin cô giáo Trà bị bắt liền đến hỏi thăm thì bị đám đông xúm vào dùng đá và gậy gộc đánh chảy máu khắp người. Vẫn theo trang mạng của Hội Anh Em Dân Chủ, trong ngày Chủ Nhật còn có nhiều người khác bị đánh đập khi đi đến xã Quỳnh Ngọc. Nhiều người bị thương nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Thời gian gần đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức đấu tố các linh mục, và kích động xung đột lương giáo, liên quan đến thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra.
Huy Lam / SBTN