Wednesday, June 22, 2016

Mỹ có đứng về phía Philippines trong tranh chấp Biển Đông?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
VOA-22-06-2016
Ông Rodrigo Duterte, tổng thống vừa đắc cử của Philippines, hôm 21/6 cho biết mới đây ông đã hỏi đại sứ Mỹ liệu Washington có ủng hộ Philippines hay không trong trường hợp có thể xảy ra đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở thành phố Davao ở miền nam, ông Duterte cho rằng Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 giữa Philippines và Mỹ không đương nhiên buộc Mỹ phải giúp đỡ ngay lập tức nếu Philippines rơi vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ.
Ông Duterte nói ông đã hỏi Đại sứ Mỹ Philip Goldberg trong một cuộc họp gần đây: “Các ngài đứng cùng chúng tôi hay không,” và nói thêm rằng ông Goldberg đã trả lời: “Chỉ khi nào các ngài bị tấn công”.
Tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ nói họ sẽ không bình luận về các chi tiết của các cuộc đàm thoại ngoại giao hay về khả năng Mỹ đến bảo vệ Philippines ở Biển Đông. Song bộ nói liên minh Mỹ-Philippines vững như thép và Mỹ sẽ làm đúng các cam kết trong hiệp ước.
Bà Anna Richey-Allen, nữ phát ngôn viên của Vụ Đông Á-Thái Bình Dương của bộ, nói: “Tổng thống Obama đã nêu rõ chúng ta sẽ làm đúng các cam kết đối với Philippines, cũng như chúng ta vẫn làm với bất cứ hiệp ước phòng thủ chung nào. Tính đáng tin cậy và trông cậy được của chúng ta với tư cách là một đồng minh đã được xác lập trong nhiều thập kỷ. Ngoài điều đó ra, chúng tôi không bình luận về các giả thiết”.
Hải quân Mỹ, Philippines tập trận đổ bộ lên bãi cạn Scarborough.
Hải quân Mỹ, Philippines tập trận đổ bộ lên bãi cạn Scarborough.
Hiệp ước giữa Philippines và Mỹ viết mỗi nước sẽ “hành động để giải quyết những mối nguy hiểm chung” nếu như một trong hai nước bị tấn công.
Đại sứ Goldberg chưa đưa ra bình luận về cuộc gặp của ông với ông Duterte.
Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Hiện các bên tranh chấp gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hồi đầu tháng này, ông Duterte nói ông sẽ đưa ra chính sách đối ngoại độc lập “và không lệ thuộc vào Mỹ”, đồng minh lâu năm của Philippines.
Theo Japantimes, Dailymail.co.uk

Trung Quốc sẽ đưa du khách thường xuyên đến Trường Sa

BẮC KINH (NV) - Trung Quốc sẽ đưa du khách đến Trường Sa trên những chuyến tàu du lịch được tổ chức thường xuyên, nơi đang có các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam và Philippines.

Máy bay của hãng hàng không dân sự China Southern Airlines đáp xuống đảo nhân tạo Đá Thập hồi Tháng Giêng, 2016. (Hình: Xinhua)
Báo chí Trung Quốc đưa tin như vậy về một đề án được chuẩn bị vào lúc các dấu hiệu căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở khu vực ngày một nóng hơn.

Theo tờ Trung Quốc nhật báo, các chuyến tàu chở du khách đến Trường Sa sẽ được tổ chức từ năm 2020 và cũng khởi hành từ tỉnh đảo Hải Nam.

Từ Tháng 7 năm 2015 Bắc Kinh đã tổ chức các chuyến tàu tới du lịch ở quần đảo Hoàng Sa, từ cảng Tam Á trên đảo Hải Nam, mà họ cướp của Việt Nam từ năm 1974. Đến Tháng Ba 2016, họ đã mở các chuyến bay đưa du khách đến quần đảo này. Nhà cầm quyền Việt Nam chỉ đưa ra các lời phản đối suông nên không hề có tác dụng.
“Nam Sa quần đảo là vùng lãnh thổ vẫn còn trinh nguyên cho kỹ nghệ du lịch của Trung Quốc.” Một viên chức ngành du lịch của tỉnh Hải Nam nói với báo chí.

Nam Sa (Nansha) là tên Trung Quốc đặt lại cho quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc mới chỉ cướp được 7 bãi đá ngầm của Việt Nam hồi năm 1988 rồi mới đây bồi đắp chúng thành các đảo nhân tạo khổng lồ. Các nhà phân tích thời sự dựa trên vị trí và các không ảnh do vệ tinh chụp báo động nhiều lần rằng Bắc Kinh đang biến những nơi này thành những căn cứ khổng lồ trên biển gồm cả cảng biển và phi trường để khống chế toàn bộ Biển Đông.

Hồi Tháng Hai 2006, Trung Quốc đưa một máy bay quân sự đến đảo nhân tạo Đá Thập nhằm từ từ tăng cường độ thử phản ứng của các nước tranh chấp trong khu vực cũng như của Mỹ. Trước đó khoảng một tháng, hai máy bay dân sự của hai hãng hàng không dân dụng Trung Quốc đã chở một số thân nhân các người lính đang đồn trú tại đây tới thăm viếng, tuyên truyền.

Một bản tin trước đây của tờ Trung Quốc nhật báo khoe rằng cho đến thời gian gần đây đã có khoảng 30,000 du khách đến viếng thăm quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, họ chỉ tổ chức cho du khách Trung Quốc, không cho du khách nước ngoài tham dự.

Hồi giữa năm ngoái, người ta thấy nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ tổ chức du lịch đến một số đảo tại quần đảo Trường Sa với phí tổn ước tính 17.5 triệu đồng (khoảng gần $800) mỗi đầu người và dự trù khởi hành từ năm 2016. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy bắt đầu. (TN)

22-06-2016 4:41:30 PM

Xe cứu thương tông xe chở công nhân, 10 người lâm nạn

QUẢNG NINH (NV) - Một xe cứu thương đang chở bệnh nhân đã tông vào xe buýt đang chở công nhân, khiến tài xế chết tại chỗ và 9 người khác bị thương. 

Chiếc xe cứu thương nát bét đầu sau vụ tai nạn, biến dạng hoàn toàn phần đầu. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Theo báo Pháp luật Sài Gòn, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23 giờ 30 ngày 21 tháng 6, trên quốc lộ 18, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả.

Tại hiện trường, cả hai xe bị hư hỏng nặng. Chiếc xe cứu thương của bệnh viện đa khoa Cọc 7 biến dạng toàn bộ phần đầu, một số vỏ xe bị văng ra ngoài, xe ca bị vỡ kính, phần đèn trái. Lái xe của xe cấp cứu chết tại chỗ. 4 người còn lại gồm y sĩ trực cấp cứu bị gãy 2 chân, 1 tay; nam bệnh nhân hơn 30 tuổi, trú ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả bị thương ở đầu đưa lên bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh; 2 người nhà đi theo bệnh nhân bị gãy chân được đưa vào bệnh viện đa khoa Cẩm Phả cấp cứu.

Trong khi đó, chiếc xe buýt chở công nhân bị nát một phần đầu và hông xe, 5 công nhân của một công ty than ở thành phố Cẩm Phả đang trên xe cũng bị thương. Người dân đã đưa đi cấp cứu. Công an thành phố Cẩm Phả đã huy động người để giải tỏa, bảo vệ hiện trường điều tra làm rõ.

Báo Thanh Niên ngày 21 tháng 6 dẫn phúc trình tại “Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2016” do Cục Cảnh Sát giao thông tổ chức tại Sài Gòn ngày 17 tháng 6 cho hay, chỉ mới 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xảy ra 10,254 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4,320 người và 9,116 người bị 
thương. Nguyên nhân chủ yếu là do chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường làn đường... (Tr.N)

22-06-2016 6:05:02 PM 

Đem cả xác chết của các quân nhân làm món quà!


Mai Tú Ân (Danlambao) - Mới đây, đại sứ Mỹ Ted Osius đã cho hay rằng phía Mỹ đã đề nghị được giúp Việt Nam trong việc tìm kiếm, cứu hộ 2 chiếc máy bay rơi và 10 quân nhân trên đó. Nhưng cũng giống như vụ cá chết ở miền Trung, lời đề nghị của phía Mỹ xin được giúp cũng bị phớt lờ đi không có lý do. Song song với việc lờ đi đó thì động thái chạy đi mời Trung Cộng đến giúp, và Bắc Kinh đã OK và 4 tàu chiến của TC đã lên đường vào cuộc.

Đến giờ này thì cả Trung Cộng lẫn Việt Nam đều chẳng tìm được gì và một câu hỏi nghi vấn cứ lớn dần lên, mà bất cứ người dân nào cũng thấy nghi ngờ, khó hiểu trước các động thái của nhà cầm quyền trong việc giải quyết vấn đề. Từ vụ cá chết cho đến vụ rơi 2 máy bay này.

Lẽ ra khi vụ việc xảy ra, khi 2 máy bay rơi và 10 quân nhân mất tích thì nhà cầm quyền sẽ mau chóng chấp nhận bất cứ sự trợ giúp nào nhằm tìm kiếm cứu nạn nào, của bất cứ ai có thể. Chẳng hạn như máy bay rơi ở biển Đông thì chúng ta phải mau chóng nhờ các quốc gia xung quanh như Philippines, Đài Loan, Brunay... đương nhiên có cả Trung Cộng và Hoa Kỳ nữa, bởi sự hiện diện của họ trong vùng. Vì càng có nhiều nước tham gia thì khả năng tìm được nạn nhân càng cao, nếu họ còn sống. Đó là việc bình thường phải làm của bất cứ nhà cầm quyền nào nếu họ thực sự quan tâm tới số phận các nạn nhân.

Nhưng thực sự không thể hiểu nổi khi nhà cầm quyền Việt Nam đã mau chóng hành xử không giống ai, không giống con giáp nào khi từ chối sự trợ giúp của người Mỹ, và cũng mau chóng chạy kêu cứu tới người Trung Cộng. Điều này hẳn làm buồn lòng người bạn Mỹ khi có sự phân biệt đối xử, nhất bên trọng, nhất bên khinh cho một công việc hoàn toàn mang tính thiện nguyện, bất vụ lợi...

Tại sao vậy? Có phải nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa tai nạn bi thảm này thành một món quà lợi lộc, tính toán rồi dùng nó để tặng lại cho ai mà họ thích, hay muốn chứng tỏ lòng thành. Trong trường hợp tai nạn máy bay cùng 10 quân nhân mất tích này, phần thắng đã nghiêng về phía Trung Cộng, và nhà nước Việt Nam đã trao việc tìm kiếm cứu hộ này cho ông bạn láng giềng phương Bắc như một món quà thể hiện sự tin cậy, cùng lúc với việc tảng lờ đi đề nghị được trợ giúp của Hoa Kỳ. Một gáo nước lạnh, gáo thứ hai sau vụ cá chết đã được tạt thẳng vào măt ông bạn phương xa, người bạn vừa cởi bỏ lệnh cầm bán vũ khí sát thương, và trở thành một người bạn hợp tác toàn diện.

Qua hành động trao quyền tìm kiếm cứu nạn cho Trung Cộng và từ chối người Mỹ thì đến trẻ con cũng biết rằng, CSVN chẳng còn chơi trò đu dây giữa hai siêu cường nữa mà đã chọn một hẳn một bên với 4 tốt 16 chữ vàng rồi. 

Và vụ tai nạn 2 máy bay với 10 quân nhân thiệt mạng đã được CSVN biến thành một thứ quà cống xứng đáng cho lòng thành được trao cho Trung Cộng, với tất cả sự hèn hạ...

22.06.2016

Thảm họa biển miền Trung và những tội đồ dân tộc

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Biển miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển, nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận có mục đích gì nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay. Thảm họa môi trường biển miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam...

*

Môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẳng đã bị nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển từ đầu tháng 4/2016 đến nay đã hơn hai tháng nhưng nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra vẫn bặt vô âm tín.

"...Sinh hoạt đánh bắt thủy hải sản để mưu sinh từ bao đời nay của hàng ngàn hộ dân đã bị hoàn toàn đình trệ. Hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản và làm muối đang lâm vào cảnh khốn đốn. Thực phẩm độc hại lan tràn, dịch vụ nghề cá và du lịch đang chịu những hậu quả tai hại. Nghiêm trọng nhất, sức khỏe và mạng sống của hàng triệu người dân trong và ngoài nước đang bị đe dọa. Tương lai của nòi giống Việt sẽ đi về đâu khi phải sống trong một môi trường tệ hại mà ngay cả tôm cá, với bản năng tự nhiên mãnh liệt của nó, cũng không sống nổi.

Sự kiện này không còn là một biến cố nhất thời, mà là một thảm họa cho thế hệ hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai..." (*)

Trước thảm họa có tầm mức quốc gia như thế, lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước của nó đã ở đâu, làm gì đến nổi người dân phải tuyệt vọng kêu lên rằng: "Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?" (**)

Thì đây:

1- Nguyễn Phú Trọng - UV/BCT/TUĐ - Tổng Bí Thư đảng CSVN:

Ngày 22/4 (16 ngày sau khi vụ thảm họa xảy ra), Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh, khu liên hiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tỉnh, nhưng y không có một lời nào đề cập đến thảm họa biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt tại tỉnh này.

Khi trở về lại Ba Đình thì công việc cần làm ngay của Trọng là: "Chỉ thị ủy ban Kiểm Tra trung ương, ban Nội Chính trung ương, ban Tổ Chức trung ương, bộ Công An, ban Cán Sự đảng bộ Công Thương, bộ Tài Chính, Kiểm Toán nhà nước, ban Thi Đua Khen Thưởng trung ương, tỉnh ủy Hậu Giang và tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam (huy động gần như nguyên cả hệ thống đảng!?) khẩn trương kiểm tra, xem xét và báo cáo kết quả với Ban Bí thư về câu chuyện siêu xe Lexus biển số xanh của Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh".

2- Trần Đại Quang - UV/BCT/TUĐ - Chủ Tịch nước CHXHCNVN:

Thô bạo đàn áp biểu tình, khủng bố công dân đòi "biển sạch, nhà nước minh bạch" trong suốt hai tháng qua.

3- Nguyễn Thị Kim Ngân- UV/BCT/TUĐ - Chủ Tịch Quốc Hội và 500 đại biểu Quốc Hội:

Ngậm miệng ăn tiền, xem như biển miền Trung, các tỉnh thành miền Trung, dân miền Trung là phần biển, phần đất, là cử tri của một nơi xa lạ nào đó ngoài lãnh thổ Việt Nam.

4- Nguyễn Xuân Phúc - UV/BCT/TUĐ - Thủ Tướng Chính Phủ:

Cổ vũ, tán dương hành động xúi dục nhân dân ăn cá, tắm biển nhiễm độc của tay chân bộ hạ: "...Hoan nghênh hình ảnh các bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương trực tiếp ăn cá, tắm biển. Những hành động này đã củng cố niềm tin, động viên người dân, khách du lịch yên tâm sử dụng các sản phẩm thủy hải sản và dịch vụ du lịch..."

5- Trương Minh Tuấn - Bộ Trưởng TT&TT, Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng, Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng:

Trình diễn màn ăn cá, tắm biển tại Quảng Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng làm guơng cho người dân noi theo.

6- Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế:

"...Theo kết quả mới nhất, các loại thủy hải sản tươi sống hay nước biển ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đều ở mức an toàn..."

7- Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

"...Khẳng định, ngư dân hoàn toàn có thể ra khơi, đánh bắt cá xa bờ trong phạm vi ngoài 20-30 hải lý..."

8- Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường:

"...Có hai nguyên nhân gây ra thảm họa là hóa chất hay "tảo nở hoa chứ không chắc chắn chất độc thải ra từ nhà máy thép Formosa..." 

9- Hoàng Dương Tùng - Cục phó Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT):

"...Cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất..."

10- Nguyễn Hùng Long - Cục phó cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế:

"...Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa Phenol không gây hại sức khỏe..."

11- Nguyễn Thành Phát - Phó đồn công an huyện đảo Lý Sơn:

"...Nguyên nhân 40 tấn cá chết ở huyện Lý Sơn là do trời nắng nóng và có dòng nước nóng của hải lưu đi qua không phải do bị chất độc..."

12- Trương Việt - Chủ Tịch phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiêu Đà Nẵng:

"...Gà chết vì ăn quá no không phải vì ăn cá nhiểm độc..." 

13- Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh:

"...Nước biển 6 bãi tắm ở Hà Tĩnh đều đạt chỉ tiêu an toàn..."

Ngoài những phần tử đầu não điển hình trên, bọn "ruồi xanh bu quanh xác cá" để kiếm ăn còn nhiều, nhiều vô số kể, cụ thể như hệ thống báo chí lề đảng, hệ thống truyền thanh truyền hình nhà nước, các tổ chức, đoàn thể nối dài, tay sai của đảng như Mặt Trận Tổ Quốc, đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh, Dư luận viên... và ngay cả một số cá nhân gọi là trí thức XHCN cũng nhào vô phụ họa với bọn đồ tể để hại dân.

Biển miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển, nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận nêu trên có mục đích gì nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay trong trách nhiệm lãnh đạo đất nước của mình.

Thảm họa môi trường biển miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam.

23.06.2016


_____________________________________

Chú thích:

(*) Trích từ Thông cáo về thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung của ban Công lý và Hòa bình Giáo Phận Vinh ngày 27/04/2016.

(**) Câu hỏi trên tấm biểu ngữ của một cô gái thuộc gia đình ngư dân Hà Tĩnh mang theo trong lúc đi biểu tình trước thảm họa môi trường biển miền Trung:"Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?"

Tố cáo phái đoàn Hà Nội che giấu những đàn áp người biểu tình tại Việt Nam


Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy

Quê Mẹ - Chiều ngày thứ tư, 22-6-2016, nhân danh Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), thành viên của Liên Đoàn đã trình bày một loạt đàn áp các xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền tại các nước Việt Nam, Bahrein, Egypte, Arabie Saoudite, Iran, Trung quốc, Cambodge và Turquie.

Riêng về Việt Nam, ông Ái tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, sự im lặng vô tâm của bà Phó chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh liên quan đến những “đàn áp thô bạo” chống những người biểu tình ôn hòa.

Ông Ái nói: “Ở địa vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam phải có can đảm đến đây giải thích những lạm quyền và bạo hành đối với những công dân chỉ muốn nói lên mối quan tâm chính đáng về thảm họa ô nhiễm chưa từng có dọc bờ biển miền Trung. Thế nhưng bài diễn văn của bà Phó chủ tịch Nước chỉ tán dương sự hợp tác và đối thoại để cải tiến việc bảo vệ nhân quyền, trong khi ấy thì tại Việt Nam, sự đối đầu và bạo động là chính sách của nhà cầm quyền”.

Từ tháng Tư năm 2016, thảm họa ô nhiễm sinh thái xảy ra dọc bờ biển miền Trung, hàng trăm tấn cá chết lềnh bềnh trên bãi biển. Nạn ô nhiễm làm phá sản ngư dân và nghề nuôi trồng thủy sản của đại đa số nhân dân địa phương. Khoảng 200 cây số bờ biển miền Trung bị ô nhiễm qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Huế.

Thảm nạn sinh thái đã gây bất nhẫn trong lòng dân chúng. Trên toàn quốc nhiều cuộc vận động thông qua các mạng xã hội kêu gọi xuống đường biểu tình đòi hỏi nguyên nhân. Mỗi ngày chủ nhật, hàng nghìn người xuống đường trong các thành phố lớn, yêu cầu chính quyền minh bạch hóa thảm nạn và tố cáo những thủ phạm gây ô nhiễm.

Sự hồi đáp duy nhất của nhà cầm quyền là những cuộc đàn áp và bạo hành đối với người biểu tình ôn hòa, hay bắt bớ họ tùy tiện, hay dùng mọi biện pháp ngăn chặn đường sá, hoặc ngay tại nhà không cho dân đến nơi tập họp biểu tình.

Ngày 8 tháng 5 vừa qua, nhiều người chứng kiến cho biết hàng trăm người xuống đường biểu tình tại các thành phố Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội đã bị đánh đập dã man rồi dẫn độ về đồn công an giam giữ. Hàng trăm người biểu tình hôm 15 tháng 5 tại Sài Gòn và Hà Nội đã bị bắt đưa vào “Trại Xã hội” chẳng khác chi nhà tù. Qua ngày 22 tháng 5, thời gian Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, nhà cầm quyền mở những cuộc đàn áp lớn rộng để ngăn ngừa các cuộc biểu tình, nhiều nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị quản chế, hay bắt bớ phi pháp. Ngày 5 tháng 6, công an ngăn cấm các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Saigon, ít nhất đã có 30 người hoạt động nhân quyền bị bắt.

Trong cùng thời gian nói trên, các mạng xã hội như Faceboock, Instagram và Twitter bị khóa. Đây là những đường dây người biểu tình sử dụng để gọi kêu nhau xuống đường phản đối.

Mặc dù nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ chất độc thải vào nước biển từ nhà máy thép ở Vũng Áng, nhưng chính quyền vẫn chưa công khai đưa ra lời kết luận, dường như để bao che các thủ phạm.

Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẽ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xẩy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội.

Genève, 22.06.2016

*

Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy

Oslo, 22-6-2016 (UBBVQLNVN) - Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 tại thủ đô Oslo, Na Uy, quy tụ 1300 người tham dự đến từ 80 quốc gia trong thế giới, kể cả 20 Bộ trưởng, 200 Dân biểu Quốc hội, học giả, luật sư và thành viên thuộc các xã hội dân sự.

Đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR), bà Ỷ Lan Penelope Faulkner lên tiếng chống lại việc sử dụng hình phạt bất nhân, tàn bạo, hạ giá nhân phẩm qua án tử hình, và kêu gọi Việt Nam thực hiện tức khắc lệnh tạm ngưng như bước đầu tiến đến hủy bỏ Án Tử hình. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thành viên FIDH, là một trong những tổ chức đỡ đầu cho Hội nghị.

Bản Phúc trình “Án Tử hình tại Việt Nam” 
của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam 
công bố tại Hội Nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 
ở thủ đô Oslo, Na Uy 

Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình họp mỗi 3 năm một lần. Trọng tâm năm nay nhắm vào Án tử hình và nạn khủng bố, thiểu số và sức khỏe tâm thần. Tại khóa họp đặc biệt về “Tiến bộ và sự thất bại tại Á châu”, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam, là một trong khoảng 25 quốc gia còn thi hành án tử hình. Bà nói “Sử dụng án tử hình tại Việt Nam đã đặc biệt gây ra nhiễu loạn vì thiếu quá trình luật pháp. Tại một nước độc đảng như Việt Nam, ngành tư pháp không độc lập nên các án tòa thường xử bất công. Một số án tử hình vừa qua căn cứ trên lời thú tội vì bị tra tấn”.

Bà Ỷ Lan Faulkner cho công bố tại Hội nghị bản phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Án tử hình tại Việt Nam” - The Death Penalty in Vietnam - cho thấy một cái nhìn tổng quan về chính sách, hành xử án tử hình, những điều kiện vô nhân đạo qua hàng loạt cách chết, và những trường hợp kết tội sai lầm. Tính đến năm 2010, các án tử hình bị xử bắn. Từ đó Quốc hội thông qua việc sử dụng chích thuốc độc như một tiến trình “nhân đạo hơn”. Sau cuộc cấm chỉ xuất cảng thuốc độc của Liên Âu, Việt Nam cho phép sử dụng “thuốc độc bản địa” chưa được thử nghiệm, để giảm thiểu số tù nhân bị án. Tù nhân đầu tiên bị xử theo thể thức mới năm 2013 là Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, phải mất 2 giờ đồng hồ mới chết.

Tháng 11 năm 2015, Việt Nam cho biết đã bỏ án tử hình cho 7 loại tội trong cuộc sửa đổi bộ Luật Hình sự, làm giảm con số án tử hình tử 22 xuống 15. Tuy nhiên, bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát giác 18 tội vẫn còn bị xử án tử hình tại Việt Nam hôm nay; một tội mới được thêm vào, còn những tội khác, chẳng hạn như xúc phạm ma túy, chỉ đơn giản được thay đổi vị trí trong bộ luật. Bản phúc trình nêu rõ danh sách 18 tội phạm này. Bộ Luật Hình sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay 2016.

Mặc bao áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn không bãi bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ dưới đề mục “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự sửa đổi. Trái lại, còn thêm tội mới gọi là “những hành vi khủng bố nhằm chống đối chính quyền nhân dân” (Điều 115). Thực vậy, Chương XIII của bộ luật về “Những tội xâm phạm An ninh Quốc gia” bao gồm 6 tội bị tuyên án tử hình, hơn tất cả mọi hạng mục tội phạm khác.

Bà Ỷ Lan Faulkner nói: “Dưới những điều luật nguy hại về “an ninh quốc gia”, hoàn toàn trái chống với các điều luật nhân quyền quốc tế, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều có thể bị kết án tử hình mà lý do chỉ vì phê phán Đảng Cộng sản hay ôn hòa đề xuất những quan điểm chính trị khác”.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra những trường hợp như Phan Văn Thu, bị kết án chung thân năm 2013 bằng Điều 79 của bộ Luật Hình sự (tức Điều 109 trong bộ Luật sửa đổi) về “những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà thực tế ông chỉ kêu gọi bảo vệ môi sinh.

Quê Mẹ

Nguyễn Xuân Phúc: đọc báo ĐẢNG để lắng nghe DÂN

CTV Danlambao - Ông thủ tướng tóc gió thôi bay thủ thỉ rằng: “Người làm lãnh đạo như tôi ngày nào cũng đọc báo để lắng nghe ý kiến, tâm tư của nhân dân. Tôi thật sự trân trọng tinh thần lao động hăng say, nhiệt huyết, trách nhiệm của các phóng viên trong các sự kiện lớn của đất nước” (1). 

Nghe ổng ba đía thấy mà ghét! Đọc báo lề đảng thì làm cóc gì mà nghe được ý kiến của dân!

Báo đảng có nhân dân nào được thò tay vào múa bút vài câu!? Toàn là những kẻ có cái lưng cong cong, cái mồm dẻo dẻo và bàn tay cầm viết như cầm tay lái xe ôm, lạng lách thượng thừa, lương tâm không bằng lương tháng, cũng một loài còn đảng còn tiền.

Đôi khi lạng lách quá mạng, "lao động hăng say, nhiệt huyết" quá làm cho máy bay của đảng tan xác thì phóng viên nhà đảng của tan đời. Không tin hỏi chàng Mai Phan Lợi, chàng sẽ cho biết đảng đã Phan cho Lợi một cú như thế nào (2).

Ông Thủ tướng, trong bài phát biểu cho ngày Báo chí Kắt mạng Việt Nam, cũng đã đem chuyện cá chết ra để nổ rằng: "nhiều địa phương chưa nhận thức được vấn đề nghiêm trọng thế nào, cũng chưa kịp thời báo cáo sự việc, nhưng nhờ báo chí Thủ tướng nhanh chóng nắm bắt sự việc và chỉ đạo quyết liệt tìm ra nguyên nhân và sẽ công bố."

Nghe có được không!!!???. Nhờ báo chí Thủ tướng mới nhanh chóng nắm bắt sự việc!!! Rồi nắm và bắt xong thì chỉ đạo "quyết liệt" để rồi: SẼ CÔNG BỐ!!!??? Sao không "quyết liệt" công bố liền cho phóng viên báo chí khỏi phải ngồi chờ tin tức từ phủ thủ tướng ban xuống như đồng chí Như Phong ngồi chờ phân... bón? (3)

Trong bài phát biểu, thủ tướng Fúc (viết theo phong thái Hồ Quang) có nói một điều gần với sự thật. Đó là chuyện đồng chí Fúc đã "nêu lên một thực trạng sự phát triển như vũ bão của internet" và "chia sẻ với báo chí những khó khăn, vất vả khi phải cạnh tranh khốc liệt với mạng xã hội". Gần đúng thôi chứ đúng chính xác là không những chỉ chia sẻ mà còn tìm mọi cách để cấm, cấm không được thì ngăn, ngăn không được thì chặn, chặn không được thì bắt vài đứa ồn ào trong mạng xã hội làm đảng ăn ngủ không yên để làm gương... khủng bố.

Đọc báo để lắng nghe nguyện vọng của dân? Tin chết liền! Chưa chết vì tin thì hãy nghe ông tưởng thú Fúc cột câu kết luận vào ngòi bút cong cong của các nhà báo xã hội chủ nghĩa: “Mỗi nhà báo hãy là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Các Nhà báo hãy giữ vững tâm sáng, lòng trong, vì mục tiêu xây dựng xã hội phát triển. Chính phủ sẽ đồng hành cùng báo chí trên con đường khó khăn nhưng đầy ý nghĩa đó”.

Đã là "một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng" thì còn chỗ nào để chứa ý kiến và tâm tư của người dân!? Trong cái mặt trận tư tưởng "máy bay tan xác không được nói tan xác" này thì còn đất nào để tiếng nói của dân được cất lên và sống còn?

Chú thích:




22.06.2016


Thảm họa diệt chủng đang ở ngay trước mắt

GNsP‬ – Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán.
Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5 triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khơ me đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Quốc ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Quốc đã thực hiên chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán. Ở Việt Nam cuộc diệt chủng đang bước vào giai đoạn khốc liệt.
Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng số 1400 triệu người ởTrung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?
1. Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 – 1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay còn 10,68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.
2. Chữ „Hồi“ dành cho 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người. (xem Tân Cương – Wikipedia)
3. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, tùng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông – Wikipedia).
4. Người Tạng với nền văn hóa đồ sộ sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người, trong đó một phần đáng kể đã là người Hán (xem Tây Tạng – Wikipedia).
Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán, hàng trăm triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách!
Ở Việt Nam, thảm họa mất nước đã đến, thảm họa diệt chủng đang đến nhưng nhiều người chưa nhận ra.
Các thủ đoạn hủy diêt đã và đang diễn ra ở Việt Nam:
1. Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Đổ chất độc dọc bờ Biển Đôngđể hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt, ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!
3. Hủy diệt các sông trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bâu xit, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.
4. Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.
5. Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam dùng thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.
6. Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cúng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ còn có thể tiêu thụ thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người mắc bệnh ung thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã tới mức cao nhất thế giới.
Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Trung Quốc năm 2020, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra sau 4 năm tới đây? Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tạng không?
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.
HÃY XIẾT CHẶT VÒNG TAY LỚN – DÂN TỘC VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG!
22.06.2016 - 12:06pm 
Phạm Hồng Thúy

Văn Hóa du lịch Trung Quốc tại Khánh Hòa

GNsP – “Khánh Hòa giờ đây tràn ngập người Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc và văn hóa ứng xử của Trung Quốc, mà chúng tôi đang rất sợ văn hóa của họ đang diễn ra tại đây”, đó là nhận định của một tài xế taxi tại thành phố biển đẹp nhất Việt Nam này.
Một trong những nhà hàng đầy người Trung quốc tại Khánh Hòa
Một trong những nhà hàng đầy người Trung quốc tại Khánh Hòa
Chúng tôi đi một số điểm du lịch nổi tiếng tại Nha Trang và tận mắt chứng kiến những sự “kì vĩ” không phải của cơ sở du lịch mà là người Trung Quốc và cách họ thể hiện tại các địa điểm này.
Chúng tôi có chuyến đi cùng một tài xế Taxi có kinh nghiệm, hiểu biết với một giọng nói nhẹ nhàng, êm đềm và thu hút người nghe, cho biết “khách Trung Quốc thường đi từng đoàn khá đông, ít nhất là 6 người và họ rất thích thú khi tạo ra những sự ồn ào náo nhiệt ở khắp mọi nơi, họ ngồi xổm như ngồi bệ xí ở bất cứ chỗ nào”.
“Với kinh nghiệm lâu nay phục vụ khách du lịch của tôi thì bây giờ khách Trung Quốc sang Việt Nam đông nhất trong các khách du lịch đến từ quốc gia khác, mỗi tháng lên tới hàng chục ngàn người”.
Anh kể tiếp “ Khách Trung Quốc họ rất thiếu tế nhị trong lúc ăn uống, vào nhà hàng thì tranh giành nhau ăn và ăn rất hỗn, ăn như kiểu chưa bao giờ được ăn, nhiều du khách khác quay đi quay lại đã thấy hết đồ trên bàn tiệc buffet, vừa ăn vừa cười nói rất nhiều đôi khi còn phọt thức ăn vào người khác”.
Tôi khá bất ngờ về những chia sẻ của tài xế Taxi về người Trung Quốc. Tôi đặt một vấn đề hết sức cụ thể “ anh có nói quá lên không đấy”. “ ồ không, dĩ nhiên là không thưa anh, tân mắt tôi chứng kiến và phục họ nên đôi khi cũng âm thầm lắc đầu ngao ngán”.
Nỗi buồn bắt đầu nặng trĩu hơn trên đôi mắt và khuôn mặt của anh tài xế Taxi khi anh nói về cái cách dân Trung Quốc coi dân mình không ra gì, anh nói “ họ không hề tế nhị chút nào cả anh ạ, họ xem người Việt Nam như đàn em, họ rất trịch thương, nhiều khi tôi nghĩ tại sao họ đi du lịch trên quê hương chúng ta mà họ khinh thường chúng ta như vậy chứ. Vì họ biết người Việt Nam không đụng tới họ được đâu”.
Tôi buột miệng hỏi vì sao chúng ta không đụng tới người Trung Quốc nếu họ làm sai ? Anh Taxi nói “họ làm sai nhiều lắm, nhưng vì sao chúng ta không dám phản ứng thì tôi chưa biết rõ nguyên nhân  tôi nghĩ chắc có điều gì uẩn khúc”.
Câu trả lời của anh tài xế Taxi tuy không rõ ràng nhưng khiến người ta liên tưởng đến ‘Nghi án’ bảo kê khách Trung Quốc đến Nha Trang có  thông tin về việc tố cáo doanh nghiệp ở tỉnh này đòi “bảo kê” đưa khách Trung Quốc đến Nha Trang mà báo chí Việt Nam mới phanh phui gần đây.
Chúng tôi  khách du lịch đến Nha Trang và quả nhiên thấy điều này, một đoàn du lịch Trung Quốc khoảng hơn 10 người đến một đảo, họ lên nhà bè trong một tâm thế hùng hổ, họ nói tiếng ầm ầm hơn cả động cơ máy chiếc xuồng máy vừa cập bến, họ cởi đồ và nhảy xuống biển tắm một cách tự nhiên và rành rọt không cần biết đến ai.
Trên chuyến đi bằng ô tô từ Nha Trang lên Đà Lạt, chúng tôi ngồi chung với mấy cô gái Trung Quốc trẻ  đẹp, trắng mịn, mới đầu nghĩ là người Hàn Quốc, nhưng khi họ cất tiếng nói  Trung Quốc mới biết quốc tịch của họ, và từ đó chuyến xe lên Đà Lạt trở nên rôm rả hơn, cả một không gian tràn ngập không gian, tiếng nói và văn hóa Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê  của tổng cục du lịch tính chung 5 tháng năm 2016 ước đạt 4.005.878 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng tại Khánh Hòa, chỉ trong 3 tháng đầu năm, có trên 107.000 lượt khách Trung Quốc đến Nha Trang, tăng 492,37% so với cùng kỳ năm trước.
Những sự kiện lùm xum không được tốt đẹp lắm như mệt mỏi với khách du lịch Trung Quốc hay họ đến Việt Nam không chỉ vì mục đích du lịch đã được báo giới Việt Nam nhắc đến khá nhiều, mới đây là vụ việc khách Trung Quốc đốt tiền tại Đà Nẵng.
Bầu trời và cảnh sắc Khánh Hòa đi sâu vào lòng người, mơn man trong suy cảm của những thoải mái và vui sướng, ấy vậy sao trong lòng người vẫn lợn cợn cái cảm cảm văn hóa Trung Quốc tại đây sao nặng nề đến vậy.
22.06.2016 - 12:25pm
Paulus Lê Sơn

Người dân trong chế độ chủ nghĩa xã hội

Mảnh vỡ rúm ró, và biến dạng của chiếc máy bay tuần thám CASA 212 8983 của cảnh sát biển Việt Nam.
Mảnh vỡ rúm ró, và biến dạng của chiếc máy bay tuần thám CASA 212 8983 của cảnh sát biển Việt Nam.

Hoàng Giang
Theo VOA-22.06.2016

Vụ 2 máy bay SU-30MK2 và CASA 212 bị rơi cũng như cái chết của anh Trần Quang Khải và 9 người lính vẫn còn đang mất tích trên những chuyến bay đó khiến cả nước bàng hoàng. Rất nhiều người đã gọi sự ra đi của những người lính không quân này là một “sự hy sinh” dù chưa hề biết nguyên nhân tại sao máy bay rơi, như một sự ám chỉ về một cuộc chiến mơ hồ đang diễn ra ngoài biển khơi.
Từ xưa đến nay, hình tượng người lính trong chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng rất đẹp đẽ. Đài VTV có hẳn một chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được tổ chức và lên sóng hàng tuần để khán giả được gặp gỡ và tiếp xúc với những người lính đang vất vả ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm, các các bộ cấp cao nhà nước, các cơ quan báo chí đã qua kiểm duyệt được phép ra quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thăm viếng lính biển đảo như một niềm vinh dự lớn lao. “Người chiến sĩ công an”, “anh bộ đội cụ Hồ” cao cả đến mức trở thành ước mơ tuổi nhỏ của bất cứ đứa trẻ Việt Nam nào. Và cái chết của các anh, cũng đẹp và đáng trọng hơn người khác. Ngày 21/06, ngày nhà báo Việt Nam, một nhà báo đã chính thức bị tước mất thẻ nhà báo và đình chỉ chức vụ, chỉ vì lỡ sử dụng từ “tan xác” để miêu tả chiếc máy bay CASA, bị cho rằng quá tàn nhẫn và phản cảm trong không khí “quốc tang.”
Những người lính, người chiến sĩ không quân, hải quân kia, họ đáng thương hay đáng trách khi mà trong những ngày Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, tôi không thấy bóng dáng một cuộc tập trung đội quân nào? Khi mà trong những năm gần đây, hơn 4000 tàu cá bị đâm, 2000 ngư dân Việt đã thương vong, trong đó có những người bị chết khi đang đánh cá ngoài khơi, chiếc “tàu lạ” chỉ cách đất liền 500 hải lý giết chết các ngư dân đó chưa bao giờ được tìm hiểu, và cũng không còn được nhắc đến nữa? Cá chết trắng bờ, ngư dân vẫn hoang mang ròng rã hàng tháng trời, có những người buộc phải rời bỏ biển khơi để kiếm sống.
Việt Nam tự hào là quốc gia của biển cả, của tôm cá. Cứ đến mùa du lịch, hàng chục ngàn lượt khách từ các nước phát triển đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển xanh sóng vỗ và thưởng thức hải sản đánh bắt tươi ngon ngay bờ. Nhưng buồn thay không chỉ cá, mà chính người dân đã và đang chết ngay trên vùng biển của đất nước, bằng cách này hay cách khác. Ta đọc tin tức về những người lính hy sinh trong thời bình, trên mặt biển của Tổ quốc nhưng chúng ta cũng cần đặt câu hỏi, rằng họ đang “hy sinh” vì ai, và vì điều gì vậy? Nếu sự ra đi của họ là có ý nghĩa, thì cái chết của biết bao người dân nơi biển cả mênh mang là vô nghĩa hay chăng?
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay rơi xuống biển đến từ phía quân đội Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại biển Đông. Từ sự kiện đặt giàn khoan 981 đến việc đất nước láng giềng quân sự hóa, đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa, động thái từ phía lãnh đạo Việt Nam là sự im lặng nhún nhường. Dẫu đúng hay sai, những nghi vấn đó thỏa mãn “quyền được biết” của công dân đang sinh sống trên một đất nước có chủ quyền. Vì cớ gì, mà tất cả người dân đất Việt buộc phải nhỏ những giọt nước mắt thương cảm cho “sự hy sinh” không rõ đầu cuối của những người lính quân đội của nhân dân “trung với Đảng”?
Tháng 5/2016, sau sự kiện cá chết Formosa, cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam) quyết định phạt 140 triệu đồng vì bài viết “Nhân dân mãi mãi là người đến sau” của nhạc sĩ Tuấn Khanh được đăng tải trongNông Thôn Ngày Nay, Câu chuyện “Lời than thở của các loài cá” trên báoThế Giới Tiếp Thị cũng ngay lập tức bị xóa bỏ trên blog cá nhân của nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong đó ông viết: “Nhân dân mãi mãi là người đến sau. Và đến chỉ để nhận biết sự thiệt hại hay tai ương đang rót xuống đầu mình, xuống gia đình mình […] Như những con cá chết oan ức trên bờ biển, chỉ biết sau cùng rằng đại dương không còn là nhà, mà chỉ còn đầy độc dược, những người dân Việt Nam cũng chỉ biết được phần đen đủi nhất được gieo về phía mình, dù chung quanh đầy lâu đài và dự án vĩ đại, như đang phát triển cho ai khác.”
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.