Monday, November 26, 2018

Phản biện với Phản động

Huỳnh Hoàng Nhật

Thời gian rồi tôi nhận được khá nhiều lời chất vấn, ngay cả từ người thân của mình, đại loại như: dù sao thì hòa bình vẫn tốt hơn, đấu tranh làm gì để xã hội bất ổn, có muốn loạn lạc như Syria, Iraq không?
Thực sự thì họ vẫn lầm tưởng về một xã hội bình yên. Bình yên không khi mà nạn trộm cướp hoành hành khắp các đường phố, bình yên không khi cả quan chức cũng nhảy vào cướp đất của dân, bình yên không khi hàng ngày những người chết vì đâm chém, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ô nhiễm không khí, thực phẩm như là cái chết được báo trước treo lơ lửng trên đầu dân ta? Tất cả bởi vì đâu?
Trả lời: họ đổ lỗi cho số phận! Do dân tham và tuyệt đối họ không dám đụng vào quan chức, có chăng chỉ là reo mừng khi có một quan chức nào đó thực sự “tới số” khi không thể bao che được nữa còn không thì chính họ nhìn những người dân oan, những người tố cáo sai phạm y như là những kẻ ăn không ngồi rồi, bị các phần tử phản động xúi giục…
hời gian rồi tôi nhận được khá nhiều lời chất vấn, ngay cả từ người thân của mình, đại loại như: dù sao thì hòa bình vẫn tốt hơn, đấu tranh làm gì để xã hội bất ổn, có muốn loạn lạc như Syria, Iraq không?
Thực sự thì họ vẫn lầm tưởng về một xã hội bình yên. Bình yên không khi mà nạn trộm cướp hoành hành khắp các đường phố, bình yên không khi cả quan chức cũng nhảy vào cướp đất của dân, bình yên không khi hàng ngày những người chết vì đâm chém, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ô nhiễm không khí, thực phẩm như là cái chết được báo trước treo lơ lửng trên đầu dân ta? Tất cả bởi vì đâu?
Trả lời: họ đổ lỗi cho số phận! Do dân tham và tuyệt đối họ không dám đụng vào quan chức, có chăng chỉ là reo mừng khi có một quan chức nào đó thực sự “tới số” khi không thể bao che được nữa còn không thì chính họ nhìn những người dân oan, những người tố cáo sai phạm y như là những kẻ ăn không ngồi rồi, bị các phần tử phản động xúi giục…
hời gian rồi tôi nhận được khá nhiều lời chất vấn, ngay cả từ người thân của mình, đại loại như: dù sao thì hòa bình vẫn tốt hơn, đấu tranh làm gì để xã hội bất ổn, có muốn loạn lạc như Syria, Iraq không?
Thực sự thì họ vẫn lầm tưởng về một xã hội bình yên. Bình yên không khi mà nạn trộm cướp hoành hành khắp các đường phố, bình yên không khi cả quan chức cũng nhảy vào cướp đất của dân, bình yên không khi hàng ngày những người chết vì đâm chém, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ô nhiễm không khí, thực phẩm như là cái chết được báo trước treo lơ lửng trên đầu dân ta? Tất cả bởi vì đâu?
Trả lời: họ đổ lỗi cho số phận! Do dân tham và tuyệt đối họ không dám đụng vào quan chức, có chăng chỉ là reo mừng khi có một quan chức nào đó thực sự “tới số” khi không thể bao che được nữa còn không thì chính họ nhìn những người dân oan, những người tố cáo sai phạm y như là những kẻ ăn không ngồi rồi, bị các phần tử phản động xúi giục…

Thành tích vĩ đại !

Fb. Ngô Trường An

Vì thành tích mà cô giáo Thủy bắt học sinh tát bạn học cùng lớp 231 cái tát. Vì thành tích mà hiệu trưởng không dám kỷ luật cô Thủy mà còn giấu nhẹm hành động phi giáo dục của cô giáo này trong một thời gian dài.
Không phải đây là lần đầu, mà trước đó, cô Thủy cũng bắt học sinh trong lớp tát 10 em như thế. Trong một thời gian ngắn, lớp 6.2 có 11 em bị tát tổng cộng đến 901 cái tát nảy lửa.
Thi đua lập thành tích bằng mọi giá, đó là căn bệnh di truyền của cộng sản. Không phải mới đây, mà trong thời chiến ở Miền Nam, họ cũng phát lệnh «thi đua giết giặc», thế là từng tóp quân nhân giải phóng ban đêm mò vô làng bắt người đập đầu, cắt cổ. Bọn họ sẵn sàng xả súng vào xe chở khách, ném bom vào trường học, đặc mìn trong chợ… Với mong muốn giết càng được nhiều người càng tốt để lập công dâng bác, lập thành tích chào mừng, thi đua giết giặc…
Vì thành tích, người cs họ sẵn sàng bỏ qua mọi giá trị đạo đức, luân thường, chà đạp lên lẽ phải, lương tâm để đạt cho bằng được thành tích. Năm nào họ cũng tổ chức báo cáo thành tích từ các ban ngành, để rồi họ tổng hợp lại thành tích đó cho cả nước (?!)

Thế nước vẫn đang lên!



"Thế nước đang lên!"
         Sài Gòn mưa trắng trời, phố xá chìm trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh thế nước vẫn đang lên.
Bỗng nhiên nhớ lại một bài báo cách đây hơn 17 năm trên VnExpress, bài “Hà Nội lại chìm trong nước” đăng ngày 3/8/2001. Trong đoạn mở đầu (lead, hay chapeau, sa-pô) của bài ấy, tổng biên tập đầu tiên của tôi chính là người đã viết thêm câu này vào bản thảo gốc của phóng viên: “Trận mưa lớn rạng sáng nay (3/8) một lần nữa tái diễn sự bất lực đến thảm hại của công tác tổ chức đời sống đô thị ở Hà Nội”.
Khi bài báo lên mạng, và đọc được câu ấy, tôi – năm đó đã 23 tuổi – sửng sốt, ngỡ ngàng, thán phục lắm, xuýt xoa mãi vì không ngờ Tổng biên tập của mình dám viết như vậy. “Trời ơi, sao anh ấy liều thế, “gấu” thế?”. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một câu phản biện, phê phán chính quyền trong một bài báo. Trước đó, tôi cứ ngỡ báo chí không được phép nói gì viết gì tiêu cực về nhà nước.
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi nghe nói tới khái niệm “tổ chức đời sống đô thị”, và lờ mờ hiểu ra rằng ngập lụt, thiên tai là những vấn đề có thể xử lý được và trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà nước; chứ không phải đó là chuyện của trời đất, phải ai nấy chịu.
Ba năm sau, đến năm 2004, khi đã 26 tuổi, tôi mới lại lần đầu tiên nghe đến thuật ngữ “xã hội dân sự”, và cũng không hiểu, cứ tưởng “civil society” là một hiệp hội gì.
Tôi đã mất không biết bao nhiêu năm để hiểu được những khái niệm, những vấn đề sơ đẳng nhất trong chính trị.
Cho nên thực lòng mà nói, điều tôi luôn hối tiếc là đã không thể trở thành “phản động” sớm hơn. Tôi đã mất quá nhiều thời gian. Và cũng vì thế, giờ đây, tôi không muốn bạn trẻ nào phải mất thì giờ như tôi để hiểu, để tham gia, để trải nghiệm, và góp phần thay đổi thể chế này, xã hội này.
Hôm nay, đọc tin về chuyện cô giáo bắt học sinh tát tập thể một bạn trong lớp, tự hỏi những đứa trẻ ấy lớn lên sẽ nghĩ gì về “kỷ niệm tuổi học trò” này, sẽ hiểu gì về chính trị, về xã hội dân sự, trách nhiệm của nhà nước, quyền con người…?
Rồi nhìn Sài Gòn ngập lụt trong khi Thành phố Hồ Chí Minh thế nước vẫn đang lên, nhớ lại 17 năm trước mình đã sửng sốt và thán phục thấy Tổng biên tập dám viết một câu phê phán nhà nước.
Chỉ biết nói câu: “Than ôi!”.

Ăn hết phần con cháu

Fb. Nguyễn Việt Nam

Báo chí đang đưa tin là nhiều nhà máy nhiệt điện có nguy cơ đóng cửa vì thiếu than. Thiếu là đúng vì giấy phép và sản lượng khai thác có định mức, trong khi đó các ông đua nhau bán sạch cho nước ngoài xong lại nhập về. Đặc biệt là bán cho thằng Tàu xong nhập về với giá cao gấp ba bốn lần giá xuất đi. Không hiểu là đầu óc quản lý cái kiểu gì? Chỉ nghĩ đớp là nhanh, cứ xuất đi lấy tiền xong nhập về cũng có tiền thế là sướng.
Mấy chục năm nay cải tổ đất nước, cải cách kinh tế, nói phét như rồng leo mà cuối cùng bán sạch sành sanh. Mà cái khốn nạn là cứ tài nguyên thô nó đào lên nó bán với số lượng rất lớn nhưng giá vô cùng rẻ mạt. Từ dầu mỏ, quặng kim loại, than…đều bán thô. Cái vấn đề là tại sao lại cứ để thằng Trung Quốc nó thâu tóm khoáng sản của mình? Tội nợ gì với nó à? Trong nước cũng cho nó vào khai thác bừa bãi. Mình đào lên cũng bán cho nó giá rẻ. Đầu tư công nghệ lọc dầu thì tham nhũng bét nhè với nhau rồi thua lỗ, phá sản, đóng cửa. Than cũng thế, cứ đào lên là bán thôi cũng chẳng chú trọng công nghệ tinh chế.


Bao nhiêu năm nay đào bới tan tành đất nước. Than, dầu mỏ, quặng cũng sắp cạn. Thử hỏi đời con cháu lấy gì mà dùng? Tài nguyên, khoáng sản là tài sản của nhân dân và nó có hạn chứ không phải vô hạn. Mất hàng triệu năm mới hóa thạch được thành như vậy. Mà bây giờ nhằng một cái mấy chục năm có bàn tay cộng sản nhúng vào là cạn đến đáy. Kiếm củi ba năm đốt đúng một giờ . Quang vinh, tài tình, vĩ đại là như thế ư? Ăn của dân không còn chừa một thứ gì. Ăn cả đến đời con đời cháu . Thử hỏi rằng có ai tài giỏi như cộng sản chưa?
Khốn nạn./.

Usagi, rồi Sài Gòn thê thảm lắm em ơi!

Theo VOA-Trân Văn/26/11/2018 
Một con đường ngập lụt ở Sài Gòn, 25 tháng 11.
Usagi – trận bão thứ 9 trong năm nay – đã tan nhưng ở nhiều nơi tại Sài Gòn, dân chúng không bì bõm di chuyển trong nước thì cũng đang hì hục dọn dẹp nhà cửa. Sài Gòn lại bị dìm trong biển nước.
Đến sáng 26 tháng 11, có không ít nơi giống như đường Phan Huy Ích, đoạn chạy ngang phường 15, quận Tân Bình, các loại xe bốn bánh vẫn nằm ngổn ngang, bập bềnh giống như đồng loạt rớt xuống sông (1).
Đâu chỉ có sinh hoạt hàng ngày của tất cả các giới thuộc mọi lĩnh vực bị xáo trộn, ngập đã hủy hoại đủ loại tài sản của hàng trăm ngàn gia đình (xe hai bánh gắn máy, xe hơi, giường, tủ, bàn, ghế, ti vi, tủ lạnh,…). Ngập không còn là chuyện nhỏ khi người ta có nhà mà không thể về, vật dụng rẻ tiền hay đắt giá đều trở thành đồ vứt đi...
Tuy các cơ quan dự báo khí tượng – thủy văn giải thích, Sài Gòn ngập trên diện rộng, ngập lâu và ngập sâu vì vũ lượng do các trận mưa liên quan đến bão Usahi thuộc loại chưa từng có trong lịch sử (400 mm) nhưng điều đó không chính xác.
Bão Usagi đổ nước xuống Sài Gòn từ 25 tháng 11 nhưng trước đó, Sài Gòn đã không ít lần ngập trên diện rộng, ngập rất sâu và ngập rất lâu, kể cả ở những khu vực được xem là hết sức sang trọng như Thảo Điền (phường An Phú, quận 2).
Vài tháng trước bão Usagi, báo chí Việt Nam đã từng thi nhau tường thuật cảnh “nhà giàu cũng khóc” vì những khu dân cư cao cấp như Thảo Điền liên tục chìm trong nước mưa hòa cùng nước cống rãnh, kênh rạch (2). Sang hay hèn giờ cũng khốn khổ như nhau.
***
Có một điều đáng ngạc nhiên là báo chí Việt Nam đã thôi không đả động gì đến trách nhiệm chống ngập ở Sài Gòn dù hết núi tiền này tới núi tiền khác đã thi nhau trôi sạch theo nước cống.
Chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, hệ thống công quyền đã dùng hết 24.300 tỉ vào chuyện chống ngập cho Sài Gòn, trong đó có 15.000 tỉ vay ngoại quốc và riêng khoản này, mỗi năm phải trả 4.250 tỉ cho cả nợ gốc lẫn lãi (3).
Bởi ngập lụt tại Sài Gòn không những không giảm mà liên tục leo từ chỗ chưa từng có này lên chỗ chưa từng có khác, năm 2015, chính quyền Việt Nam phê duyệt một kế hoạch khác vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục chống ngập ở Sài Gòn!
Ba khu đất ở quận 7 và quận 9 đã được đem đổi lấy các công trình chống ngập theo quy hoạch mà các chuyên gia từng cảnh báo nhiều lần rằng sẽ chẳng đi đến đâu. Thêm 68.000 tỉ đồng nữa để đổi lấy một Sài Gòn dễ ngập và ngập trầm trọng hơn như vừa chứng kiến (4).
Tương lai của Sài Gòn không chỉ thê thảm với các công trình chống ngập! Làm sao chống được ngập khi những cá nhân soạn, lập – phê duyệt qui hoạch đã thiếu kiến thức lại không bận tâm đến phát triển bền vững và chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm.
Dẫu việc thoát nước ở Sài Gòn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng dựa trên… qui họach, từ 1996 đến 2008, hệ thống công quyền ở TP.HCM đã ra lệnh lấp khỏang 30% diện tích sông và kênh, rạch (tổng diện tích khoảng 4.000 héc ta) (5).
Rồi cũng theo… qui hoạch, lại chi thêm 3.000 tỉ để khôi phục lại một phần những dòng kênh, đoạn rạch đã từng lấp để chống ngập (6). Bao nhiêu trăm ngàn tỉ thì đủ cho việc lấp và khôi phục lại theo các qui hoạch hoặc sửa chữa chúng?
Một số người bảo rằng, Sài Gòn tan nát, thê thảm vì những cá nhân vừa ngu dốt, vừa tham lam nhưng có quyền định đoạt mọi thứ mà giới lãnh đạo hệ thống công quyền ở TP.HCM hiện nay gọi là “thế hệ tiền nhiệm”!
Nhận định ấy đúng nhưng chưa đủ. Liệu giới lãnh đạo hệ thống công quyền ở TP.HCM hiện nay có tâm và có tầm hơn? Cứ nhìn vào thực tế sẽ thấy câu trả lời là không. Sài Gòn vốn đã nát sẽ nát hơn.
Tháng 8 vừa rồi, ông Laurent Umans, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, cảnh báo, trong vòng từ 30 năm đến 100 năm nữa, phần lớn Sài Gòn sẽ thành đầm lầy (8).
Cảnh báo đó thật ra không mới, nhiều chuyên gia đã đề cập đến viễn cảnh này cách nay hàng chục năm vì mỗi năm, bề mặt Sài Gòn lún khoảng 7cm. Trong bối cảnh mực nước biển dâng lên cao hơn, bề mặt lún nhanh và đều như thế thì thảm họa là tất nhiên.
Tuy các chuyên gia đã đề ra nhiều giải pháp để hạn chế thiệt hại: Ngưng khai thác nước ngầm, hạn chế bê tông hóa bề mặt, kiểm soát kỹ lưỡng việc cho phép xây dựng các công trình đồ sộ,… kềm giữ tốc độ sụt lún nhưng có viên chức hữu trách nào bận tâm không?
Câu trả lời là không! Chẳng riêng “thế hệ tiền nhiệm” mà “thế hệ đương nhiệm” cũng làm ngơ. Dựa trên qui hoạch, hàng loạt cảng được di dời nhưng cũng dựa trên qui hoạch, hàng loạt cao ốc mọc lên thế chỗ với giá ngất ngưởng vì có… “view” (9).
Các siêu dự án kiểu như Vinhomes Central Park chễm chệ sát các bờ sông không chỉ đẩy nhanh quá trình sụt lún mà còn thay đổi dòng chảy, gia tăng nguy cơ sạt lở, thu hẹp hành lang thoát lũ (10).
Khuyến cáo, bao gồm các dẫn chứng vi phạm luật pháp hiện hành, kể cả phân tích thiệt - hơn, hay – dở,… vẫn như những tiếng kêu trong hoang mạc. Tương lai của một đô thị như Sài Gòn không quan trọng bằng giá trị tài sản của một số cá nhân.
***
Năm 2000, hồ Bình Tiên, kênh Hàng Bàng ở quận 6 bị lấp. Quan tâm hay không cũng ít ai nghĩ chỉ 15 năm sau, sự im lặng trước quyết định này khiến hàng trăm ngăn căn nhà tọa lạc trong các quận 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh bị dìm trong nước và làm chừng hai triệu người cư ngụ ở khu vực này lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười. Chưa ai biết dùng xong 3.000 tỉ để khôi phục những thứ đã bị lấp có hiệu quả hay không?
Giờ có khác gì? Các qui hoạch vẫn được lập, vẫn được duyệt theo khuynh hướng y hệt như vậy. Chẳng lẽ tương lai, tài sản, thậm chí tính mạng của nhiều triệu người vẫn không đáng bận tâm, không đáng để dõi theo và cương quyết nói không với những qui hoạch mà ai cũng có thể thấy chỉ khiến Sài Gòn càng ngày càng thê thảm?
Chú thích

Từ 231 cái tát nhớ về một cú đạp

Theo VOA-Nguyễn Hùng/26/11/2018 
Từ đầu năm nay ông Phùng Xuân Nhạ đã bị cáo buộc dối trá trong khoa học.
Từ đầu năm nay ông Phùng Xuân Nhạ đã bị cáo buộc dối trá trong khoa học.
Ngoài bóng đá, mạng xã hội vừa râm ran vụ cô giáo lệnh cho 23 học sinh tátmột bạn học cùng lớp sáu cả thảy 230 cái. Rồi cô bồi thêm cái thứ 231. Quảng Bình quê ta ơi, nếu ai hỏi vì sao thì ta biết trả lời thế nào?
Thì cô giáo Thuỷ ấm đầu đã giải thích rồi đấy. Cô chịu “áp lực thi đua quá lớn” nên phải tát thôi. Lớp cô phụ trách đứng cuối bảng xếp hạng của trường và cô nghĩ phải tát học sinh để còn lên hạng. Cô hiệu trưởng cũng được báo chí dẫn lời nói cô mong báo chí đừng đưa tin vụ này vì trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Còn một học sinh cùng lớp với bạn bị tát nói trước đó đã có tới gần 10 bạn khác bị tát như thế rồi.
Bạo lực học đường, dù là từ thầy cô hay từ bạn bè, đáng tiếc đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Không ăn à. Bốp. Biếng học à. Bốp. Bướng à. Bốp.
Thời tôi đi học, chuyện cô giáo dùng thước kẻ vụt vào tay học sinh, véo tai nhấc lên hay ném phấn vào mặt là điều bình thường. Dĩ nhiên không phải trường nào cũng thế và thầy cô nào cũng thế. Nhưng nó không phải là điều gì hiếm hoi. Có lẽ chính các thầy cô cũng được giáo dục bằng những cái vụt, cái tát, cú ném. Cả ở nhà, ở trường và trong xã hội. Vậy mong gì hơn họ sẽ hành xử khác đi.
Cùng lúc thiên hạ ồn ào vụ cô giáo Thuỷ, ở Thanh Hoá ba thanh niên đã đánh và đạp ngã một nữ nhân viên ở sân bay Thọ Xuân trong vụ đòi chụp ảnh chung với nhân viên hàng không mà không được đáp ứng. Báo Người lao động đưa tin một trong ba tên côn đồ là con trai cựu chủ tịch huyện Thọ Xuân Lê Văn Biền.
Chuỗi vụ việc này làm tôi nhớ lại chuyện mà một anh bạn tôi bảo là mặt người biểu tình đập hỏng dép Biti’s “nâng niu bàn chân Việt” của một đại uý công an. Chính quyền Hà Nội sau đó kết luận “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”.
Còn chính anh Nguyễn Chí Đức được Đài Á châu Tự do dẫn lời nói: “[S]au sự việc này thì tôi quá buồn. Tôi chả còn gì để mất cả. Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc nhưng mà bây giờ họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh.”
“Mình không muốn mơ mộng vì ở hoàn cảnh thế này, một đất nước như thế này ở mặt bằng thế giới, mình cũng chỉ là người bình thường thôi,” anh Đức được dẫn lời nói tiếp. Anh cũng nói thêm bố mẹ anh đã thốt lên “quân phát-xít” khi xem video quay cảnh anh bị đạp vào mặt.
Và vấn đề chính là ở chỗ “quân phát-xít” đấy đấy. Trong một xã hội mà người ta chỉ được phép lên đồng về những vấn đề nhất định, trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, xã hội đó luôn có nhiều vấn đề bị đắp chiếu. Những người tài cũng không muốn tham gia hoặc không được trọng dụng để giải quyết những vấn đề mà người ta muốn che đậy.
Hãy nhìn lãnh đạo ngành giáo dục “nờ nờ nẫn nộn” mà người ta vẫn hay trêu “ăn thì nắm, nàm thì nười mà suốt ngày cứ ní nuận, ní nuận”. Từ đầu năm nay ông Phùng Xuân Nhạ đã bị cáo buộc dối trá trong khoa học. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, người đưa ra cáo buộc, nói với VOA hồi tháng Hai năm 2018: “Theo tôi, một người đã là giả khoa học thì không xứng đáng với một chức vụ nào hết. Nếu hội đồng thẩm định công nhận chuyện ông Phùng Xuân Nhạ là một người giả khoa học, thì theo tôi ông ta sẽ không đủ tư cách để giữ một chức vụ quản lý nào hết”.
Thậm chí còn có cáo buộc người ta làm giả giấy tờ để đủ tuổi ở lại Bộ Chính trị và rồi từ bộ trưởng công an leo lên chủ tịch nước. Cáo buộc này đầy rẫy trên không gian mạng nhưng báo chí cũng không được và không dám vào cuộc để làm rõ trắng đen hay minh oan cho ông chủ tịch nay đã lìa trần. Trong một xã hội có những chuyện tày đình như thế mà người ta nhắm mắt làm ngơ thì việc làm bậy ở học đường và nhiều chuyện chướng tai gai mắt khác đương nhiên có thể xảy ra. Nhà đã dột từ nóc rồi làm sao có thể chỉ đem xô, chậu đi hứng mà mong nóc sẽ tự lành.

Vương quốc bóng đêm

Theo RFA-Tuấn Khanh -2018-11-25
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức
  Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức-RFA edit
Cảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ.
Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẵn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi.
Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng “vậy thì ăn mì sống cũng được”.
Dĩ nhiên, đó là bản lĩnh của người trong cuộc, nhưng với người bên ngoài, thì nghe quặn đau. Bởi tự do của một con người bị tước đoạt, giờ lại nghe đâu cuộc sống cũng dần bị cấu xé từng phần, theo kiểu vô luân nhất mà hiện thực Việt Nam được biết.
Lần đầu tiên, từ trại giam Nghệ An ra sân bay, gia đình ông Thức đã viết thư khẩn cho bạn bè, người quen. Ngay trong đêm, khi máy bay chưa cất cánh về Sài Gòn, thư đã đến với từng người. Có nhiều người đã không ngủ được. Những lời nhắn từ các luật sư, bác sĩ, giới truyền thông… liên tục qua lại với nhau trong đêm ấy.
Những hình ảnh về phong trào tiếp sức tuyệt thực, đòi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức
Những hình ảnh về phong trào tiếp sức tuyệt thực, đòi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức
“Sau khi đọc bài hát của ảnh tặng Ba, ảnh nói ngay là cách đây 4 ngày (tức Thứ Ba), lúc 5h15, thức dậy ảnh thấy chao đảo, đo huyết áp rất cao: 150/110, mồ hôi ra rất nhiều, uống nước thì bị ộc ra, ộc ra có lẫn một vài sợi máu tươi. Nằm một lát thì ộc ra rất nhiều mật vàng, mật xanh, chao đảo, nghiêng ngã, quay cuồng. Y tế trại giam cho uống 2 viên thuốc thì ộc ra hết. Họ nói "bị tuần hoàn não".
Đến 7h, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn cơm bình thường nhưng cả ngày hôm đó mệt lắm. Đếm hôm sau thì trở lại bình thường đến hôm nay.
Anh Thức nói nhờ bác sĩ xem như vậy là bị gì.
Anh Thức dặn tháng sau gia đình đi thăm vào ngày 8/12 nhưng nếu bác sĩ thấy tình hình sức khoẻ của ảnh gấp thì ra thăm ảnh ngày 1/12.
Anh Thức nói bây giờ ảnh cảm thấy không an toàn, không dám ăn cơm trại, chỉ ăn mì gói cầm cự kêu cứu nhân dân, bạn bè quốc tế. Nếu trại không phát nước sôi thì ăn mì sống.
Anh Thức cho biết bây giờ trại giam gây khó khăn cho ảnh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây, họ chỉ cần nói "lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết" để trả lời các phản đối, yêu cầu căn cứ luật của anh Thức.
Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư. Họ không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh và nói với anh Thức sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết. Anh Thức hỏi căn cứ thì họ không trả lời. "Những gì tốt đẹp trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa", anh Thức nói vậy.
Về thư yêu cầu luật sư Trần Vũ Hải lo cho vụ án của ảnh và đề nghị luật sư vào gặp, anh Thức nói là sẽ làm nhưng bây giờ thư từ nó chậm lắm (trại giam làm chậm duyện hoặc không gửi đi)” (trích)
Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư. Họ không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh và nói với anh Thức sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết.
Có chi tiết đáng chú ý, là khi ông Thức kể về chuyện ông bị ngộ độc, các nhân viên của trại giam để yên cho ông nói, như một cách mượn ông Thức truyền đạt sự kinh sợ cho gia đình. Nhưng khi bàn về các vấn đề luật pháp, và việc pháp lý được giao cho luật sư tìm hiểu thì họ lập tức ngăn cản. Cũng vậy, mọi đơn từ hợp pháp của ông Thức gửi cho các cơ quan công quyền và luật sư đều bị ách tắc, cản trở.
Nhà tù ở Việt Nam lạ lùng như vậy đó. Nó không khác gì kiểu vương quốc của bóng đêm, mọi thứ được điều khiển bằng ý chí của một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà cái ác và sự bất lương được lấy làm căn bản. Luật pháp chỉ là thứ để giới thiệu về cái bóng của sự văn minh, được nhà cầm quyền luôn trình diễn sự rượt đuổi.
Tương tự như bộ phim Monster Inc của trẻ con – về những giống loài chỉ có thể tồn tại và lớn lên bằng năng lượng tạo ra từ sự sợ hãi của kẻ khác - nhà tù Việt Nam cũng thích tạo ra sợ hãi như vậy, không chỉ cho người bị giam giữ, mà còn nhắm đến cả người thân của họ ở bên ngoài.
Chúng ta vẫn nghe chuyện nhà tù Việt Nam ngăn chận không cho tù nhân gặp người nhà trong nhiều tháng, không cho gọi điện thoại về, cho tù thường phạm đe dọa, đánh đập, chuyển trại giam thật xa, heo hút để làm khổ người bên ngoài, khủng bố tinh thần người bị giam, đau bệnh không được chăm sóc đúng mức cần thiết… Những điều đó, ắt phải có mục đích tạo ra cảm giác bất lực và đau đớn cho cả gia đình của người bị giam hãm. Vương quốc bóng đêm ấy không chỉ dành cho người tù, mà nó tạo nên sự thì thầm sợ hãi và đau đớn cho cả một xã hội quen sống với nhân ái và luật pháp.
Nhưng đừng quên, trong đau đớn ấy, con người còn biết nuôi dưỡng cả sự căm giận và sự nhận thức về đổi thay.
Lấy sợ hãi làm nền tảng cho sự tồn tại cho mình, thế kỷ này, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ. Hãy chạm vào nhận thức, về một nền văn minh phải đi tới và mọi sự tồn tại của các chế độ đều có giới hạn nhất định, thì bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự ấu trĩ đang sụp đổ trong vương quốc, mà bóng đêm không bao giờ là vĩnh cửu.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Giáo viên hành xử bạo lực với học sinh!

 RFA-2018-11-26  
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. AFP
Vụ việc mới nhất xảy ra hôm 19/11, chỉ một hôm trước ngày Nhà Giáo Việt Nam. Theo phản ánh của nhiều học sinh tại trường Trung học Cơ sở Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, một nam sinh lớp 6 vì nói bậy trong giờ học nên giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy phạt bằng cách yêu cầu 23 bạn khác trong lớp mỗi người tát 10 cái vào mặt em này. Kết quả người học sinh bị bạn cùng lớp tát 230 cái và cô chủ nhiệm tát cái cuối cùng phải nhập viện để điều trị.
Ngay sau vụ việc xảy ra, nhiều em học sinh cùng lớp cho biết đã từng có 10 bạn học sinh khác cũng từng bị tát như vậy trong lớp theo quy định của cô chủ nhiệm, nếu tát nhẹ sẽ bị phạt ngược lại.
Truyền thông trong nước dẫn lý do của cô chủ nhiệm cho rằng vì áp lực thi đua, học lực của học sinh yếu, thành tích của lớp luôn đứng cuối bảng xếp hạng toàn trường và dẫn đến giáo viên sẽ bị khiển trách, phê bình.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội chia sẻ với chúng tôi rằng, hành động này là quá tàn ác đối với cư xử của một giáo viên đứng trên giảng đường, mà đó là sự lạm dụng quyền lực. Thầy cho biết:
 Giáo viên phải coi học sinh là những đối tượng được phục vụ, nghề giáo là một nghề được coi là dịch vụ phục vụ người dân, chứ không phải nghề để ăn trên ngồi tróc bắt nạt các cháu.
- Đỗ Việt Khoa
“Đối với biện pháp phạt này nếu đổ lỗi cho bệnh thành tích trong trường học theo tôi là không đúng, mà ở đây là bản chất của nó là một sự lạm dụng quyền lực. Tôi xin nhắc lại đó là sự lạm dụng quyền lực tại Việt Nam. Người giáo viên trên lớp luôn tự coi mình là một cái gì đó cao lắm hơn cả cha mẹ, hơn cả cảnh sát, hơn cả công quyền và họ coi học sinh là những đối tượng phải phục tùng, sai thì phạt và phạt rất nặng. Từ đó họ những biện pháp hành xử đối với những học sinh vi phạm lỗi nhỏ như là tội phạm. Thay vì giáo viên phải coi học sinh là những đối tượng được phục vụ, nghề giáo là một nghề được coi là dịch vụ phục vụ người dân, chứ không phải nghề để ăn trên ngồi tróc bắt nạt các cháu.”
Đồng ý với ý kiến của thầy Khoa, anh Nguyễn Minh Hùng một người dân sống tại Khánh Hòa nói với chúng tôi rằng, không thể chấp nhận đối với hành vi đó vì đó là hành vi bạo lực chứ không phải ‘giáo dục, uốn nắn’:
“Mình thấy đó là bạo lực của học đường, hồi xưa mình gọi là học sinh cá biệt nay mình gọi cái này là giáo viên cá biệt. không thể nào cho các bạn cùng lớp đánh một bạn khác như vậy được nó giống như là tập cho các em một thói quen là bạo lực, mà ở đây mới chỉ là phổ thông trung học mới lớp 6 mà thôi.”
Một giáo viên không muốn nêu tên trao đổi với chúng tôi qua tin nhắn rằng nghề giáo quan trọng nhất là đạo đức và phải có tâm. Vị này đặt vấn đề nếu biện pháp đó áp dụng với con mình thì sẽ phản ứng ra sao.
“Những cái tát đó sẽ ám ảnh em học sinh này suốt đời. Nếu đó là học sinh cá biệt thì người giáo viên phải có cách ứng xử khác để học sinh và phụ huynh nể trọng. Hành xử như vậy, chứng tỏ cô giáo này không có tâm và ko có tình thương. Nói đến áp lực công việc, thi đua ai cũng có nên đừng lấy những cái cớ đó ra để che lấp hành vi sai trái của mình”
Những hình phạt như vừa nêu diễn ra tại trường Duy Ninh không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, mà còn có một số sự việc liên quan cũng được dư luận, báo chí bức xúc phản ánh liên tục trong những năm gần đây.
Theo báo Người Lao Động đưa tin, một giáo viên của trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng đã dùng hình phạt bằng cách bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng, sau khi học sinh này vi phạm lỗi nói chuyện riêng trong giờ học. Một sự việc khác diễn ra tại trường tiểu học Kỳ Liên, Hà Tĩnh do phụ huynh bức xúc tố giáo viên chủ nhiệm đánh con mình đến tím lưng lên mạng xã hội.
Ngoài ra, một số vụ việc bị báo chí phản ánh về những hình thức phạt của các giáo viên đối với học sinh như tát vào mặt, véo tai, cầm cây đánh và nhiều loại hình phạt khác với lý do được cho là vi phạm nội quy của lớp.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. AFP
Thầy Đỗ Việt Khoa khẳng định với chúng tôi rằng, nhận thức của các giáo viên Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm thay đổi.
“Ngoài chuyện đánh học sinh bằng những cách như là tát, đấm đá, bạo hành học sinh bằng thể xác thì giáo viên còn hành hạ học sinh về mặt tinh thần như là mắng, chửi, sỉ nhục học sinh trong nhiều vụ việc mà báo chí vẫn thường xuyên đưa lên. Tôi cũng đã từng xử lý vài vụ giáo viên như vậy nên tôi thấy rằng nhận thức của giáo viên VN mình từ trước đến nay vẫn còn chậm thay đổi rất nhiều nơi vẫn diễn ra việc đó.”
Ngoài ra, thầy Khoa còn cho biết thêm, tại Việt Nam lâu nay người ta coi nghề nhà giáo ghê gớm lắm nên những ngày lễ mà không quà cáp thì sẽ không xong với thầy cô, họ công khai vòi vĩnh phụ huynh.
Anh Nguyễn Minh Hùng cũng đồng ý điều đó cho rằng, ngành giáo dục của Việt Nam hiện nay đã thương mại hóa.
“Ngành giáo dục của mình hiện nay nó thương mại hóa và chạy theo thành tích là nhiều. Nó không chú tâm như hồi xưa là tiên học lễ hậu học văn, cái câu khẩu hiệu như thế rồi thế mà những người giáo viên đại diện giáo dục đảm bảo nhân cách của một con người sau này phát triển mà làm thế này thì làm cho càng ngày càng đi xuống.”
Qua các vụ việc diễn ra, ban giám hiệu nhà trường luôn lên tiếng cho rằng sẽ họp kỷ luật và khiển trách trước toàn trường đối với những hành vi vi phạm với đạo đức của nghề giáo như thế.
Tuy nhiên, thầy Khoa cho rằng kỷ luật và khiển trách thì vẫn sẽ xảy ra nên cần phải xử lý nghiêm và khởi tố để làm gương cho các giáo viên khác.
“Trước hết các cơ quan chức năng, báo chí, dư luận, phụ huynh học sinh cùng nhau giám sát những biểu hiện đó ở trong nhà trường để có biện pháp ngăn chặn. Căn dặn nói với cha mẹ, người thân, những người có chức có quyền để người ta can thiệp. Chứ không nên im lặng, nhịn để cho cái bạo hành ấy tiếp diễn. Tại VN người ta im lặng trước các sự việc bạo hành, khủng bố của những người có chút quyền lực cho nên lâu nay nó không được xử lý triệt để.”
Đến ngày 26 tháng 11, có ý kiến thắc mắc tại sao người đứng đầu ngành giáo dục là ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn chưa lên tiếng gì về trường hợp cô giáo cho 23 học sinh cùng lớp tát bạn trước khi cô tát cái cuối cùng như thế!

231 cái tát vào mặt học sinh và “chuẩn quốc gia” Viết từ Sài Gòn

Theo RFA-2018-11-25  
Học sinh bị tát 231 cái đang ở trong bệnh viện
 Học sinh bị tát 231 cái đang ở trong bệnh viện-Courtesy Báo Tiền Phong
Chuyện trở nên “đáng bàn” từ việc cô giáo Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2 ở trường trung học cơ sở Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bắt 23 học sinh trong lớp, mỗi em tát bạn 10 cái và sau khi nhận 230 cái tát vì “tội văng tục” thì cô giáo tiếp tục tát bồi một cái “ân huệ” khiến em phải đi bệnh viện. Vụ việc chưa dừng ở đó, hiệu trưởng nhà trường còn kêu gọi báo chí đừng làm lớn chuyện vì trường đang đón nhận “chuẩn quốc gia cấp độ II”! Đến đây thì mọi chuyện trở nên hãi hùng hơn người ta tưởng, bởi nó khiến cho ai từng học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đều phải suy nghĩ về cách dạy và học, về các chỉ tiêu thi đua, bệnh thành tích đang tràn lan từ mọi ngõ ngách.
Và những cái tát kia không đơn thuần là cái tát của những học sinh tát vào mặt bạn mình trong lớp học mà là những cái tát vào nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Em học sinh bị tổn thương bởi những cái tát cũng không đơn giản là một tổn thương cá nhân mà là một tổn thương thế hệ, tổn thương chung của học trò thời xã hội chủ nghĩa. Liệu nói vậy có quá đáng? Và vì sao lại “nâng quan điểm” lên như vậy?
Có thể nói rằng hoàn toàn không có chuyện nâng quan điểm ở đây. Bởi người viết cũng từng là một học sinh xã hội chủ nghĩa, từng trải qua quá trình học, có năm làm lớp trưởng, có năm làm lớp phó học tập, rồi làm sao đỏ (bây giờ gọi là cờ đỏ). Có thể nói rằng trong lớp học, hiền nhất là lớp phó học tập, sau đó là lớp trưởng, còn đội trưởng đội sao đỏ là đáng sợ nhất, quyền lực nhất, một kiểu quyền lực đấu tố được người ta ký thác vào những đứa trẻ non nớt, chưa biết gì và khiến chúng xem đó là việc tốt, là điều gương mẫu, đạo đức…
Vụ việc chưa dừng ở đó, hiệu trưởng nhà trường còn kêu gọi báo chí đừng làm lớn chuyện vì trường đang đón nhận “chuẩn quốc gia cấp độ II”!
Chúng được đấu tố ra sao? Đơn giản, đội trưởng đội Sao Đỏ (tức cờ đỏ bây giờ) không cần học giỏi, chỉ cần nhanh nhẹn, to con một chút và chịu soi mói. Đội trưởng và các thành viên đội sao đỏ sẽ đi từng lớp, soi xem lớp này quét lớp sạch sẽ chưa, góc bàn nào còn dính bụi, có cái rác nào sót lại dưới chân bàn, lớp nào có học sinh không mang khăn quàng, nếu đã mang đầy đủ thì soi tiếp đã mang đúng hướng dẫn chưa… Rồi chuyện bạn nào nói tục, bạn nào nói chuyện phản động (chỉ cần xưng “ông Hồ” thay vì xưng Bác Hồ hoặc chỉ cần nói Mỹ tốt hơn Liên Xô, tốt hơn Trung Quốc thì bị cờ đỏ, sao đỏ xếp vào loại phản động, ghi vào sổ). Tất cả những ghi chép của Sao Đỏ (cờ đỏ) sẽ được mang về văn phòng, giao cho Hội đồng thi đua của trường (lúc tôi học thì Chủ tịch hội đồng thi đua là một ông cà ngất, làm thủ thư kiêm Chủ tịch hồi đồng thi đua, không có chuyên môn dạy học, hình như chưa tốt nghiệp cấp 2 nhưng là đảng viên Cộng sản. Và vị trí Chủ tịch hội đồng thi đua phải là đảng viên), hội này sẽ chấm điểm thi đua từng lớp và đưa kết quả này ra trước lễ chào cờ vào đầu tuần sau. Thường thì các lớp từ khá đến trung bình được điểm sơ qua, riêng lớp nào bị chê, bị kỉ luật thì hội đồng thi đua sẽ không tiếc lời giáo huấn. Những lúc như vậy, cô giáo chủ nhiệm của lớp bị giáo huấn sẽ ngồi như trời trồng, thậm chí không biết giấu mặt vào đâu.
Tôi còn nhớ chuyện một thằng bạn thân năm tôi học lớp 8, vì tội đi trễ nhiều lần nên nó bị “giáng chức” từ lớp phó học tập xuống đội trưởng sao đỏ. Từ việc chỉ biết học và theo dõi các chương trình thi đua học tốt của trường để phổ biến cho lớp, nó buộc chuyển sang đi soi mói người khác. Nhưng được tuần đầu tiên soi mói theo ‘đúng chuẩn’, qua tuần thứ hai, tuần thứ ba và những tuần sau đó, nó bảo hình như nó không có khả năng làm sao đỏ nên cứ tới buổi trực của nó thì hầu hết các lớp đều khăn quàng xộc xệch, quét lớp sơ sài cho có quét nhưng trong sổ trực luôn ghi điểm Tốt cho mọi lớp. Có lẽ vì vậy mà anh em lớp trưởng các lớp khoái nó nên cứ mỗi lần nó trực thì cách gì họ cũng lén rủ mai mốt đá banh, đi bơi hoặc vào vườn nhà bạn nào đó hái trái cây… Chuyện trở nên phức tạp khi nó được nước cứ như vậy mà ghi Tốt tất tần tật. Và rồi đi đêm nhiều cũng gặp ma, có một ông thầy mới ra trường, vừa nhận lớp, rất hăng say thi đua… chiếu tướng nó mà nó không biết.
Một bữa nọ không thấy nó đi học, hỏi ra tôi mới hay là hôm trước nó tuyên bố bỏ học. Ra là ông thầy nọ bắt nó dùng tay hốt rác của một lớp dọn chưa sạch. Lý do là vì nó hoàn thành không tốt chức năng của sao đỏ, không đôn thúc, bắt ép các lớp dọn sạch rác, vậy nên chính nó phải hốt. Nó bảo không có cái hốt rác thì nó không hốt, thầy trò lời qua tiếng lại vì chuyện hốt rác bằng tay và ki hốt rác, cuối cùng thầy đòi đánh nó, đuổi học nó, nó bực quá tuyên bố bỏ học luôn.
Nói là làm thật, nó nghỉ học đến tận gần hai tuần lễ và sau này đi học lại sau vài lời xin lỗi gượng gạo của ông thầy mê thành tích kia.
Chuyện gần 30 năm nhưng giờ lâu lâu gặp lại, ngồi nhâm nhi ly cà phê, thi thoảng bàn về chuyện giáo dục, nó cũng còn nhắc lại bởi theo nó thì gương mặt vừa lạnh lùng vừa có chút gì đó hèn hèn khi xuống nước đến nhà nó xin cho nó đi học lại khiến nó không thể nào quên, mãi cho đến bây giờ, mỗi khi nghe chuyện gì liên quan đến tiêu cực trong giáo dục, nó vẫn thấy gương mặt của ông thầy kia.
Mà vấn đề đáng bàn ở đây là hiệu trưởng nhà trường, ban thi đua nhà trường đã làm gì, đã thúc đẩy thi đua để đạt chuẩn quốc gia cấp độ II ra sao để đến mức một giáo viên chủ nhiệm ngang nhiên ra lệnh các học sinh thay phiên nhau mỗi đứa tát bạn mình 10 cái.
Nói như vậy để thấy mức độ kinh khủng cũng như sức ép của thành tích giáng xuống đầu giáo viên, học sinh ra sao. Miễn bàn về hành vi thú tính của cô giáo Thủy, người đã ra lệnh tát học sinh 231 cái. Mà vấn đề đáng bàn ở đây là hiệu trưởng nhà trường, ban thi đua nhà trường đã làm gì, đã thúc đẩy thi đua để đạt chuẩn quốc gia cấp độ II ra sao để đến mức một giáo viên chủ nhiệm ngang nhiên ra lệnh các học sinh thay phiên nhau mỗi đứa tát bạn mình 10 cái. Thiết nghĩ, thời lượng diễn ra 10 cái tát không thể là tích tắt và 230 cái tát không thể diễn ra trong vài phút để qua mặt nhà trường, ban giám hiệu. Trong khi đó, chức năng của ban giám hiệu theo luật giáo dục hiện hành, ngoài việc quản lý hành chính thì quản lý chuyên môn được đặt lên hàng đầu. Trong quản lý chuyên môn, có phần chống bạo lực học đường và cấm đánh đập học sinh.
Ở phần quản lý chuyên môn, bất kì giáo viên nào đánh học sinh mà bị phản ánh đến hiệu trưởng thì bắt buộc hiệu trưởng phải mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường (vào thứ Năm, tuần thứ 4 mỗi tháng) để răn đe, kỉ luật. Nhưng ở đây, trong cậu học sinh bị tát 231 cái ở trường Duy Ninh, thay vì Hiệu trưởng đứng ra xin lỗi cha mẹ học sinh, xin lỗi trước công luận và kỉ luật giáo viên, thậm chí phải từ chức hiệu trưởng vì tự thấy mình quản lý kém, làm ảnh hưởng đến số phận của một học sinh… Thì bà ta lại kêu gọi báo chí đừng nói nhiều để được “công nhận chuẩn quốc gia”. Vậy cái chuẩn quốc gia này là cái gì mà bà hiệu trưởng dám đạp qua dư luận, đạp qua lương tri, đạp qua số phận, tương lai của người khác để đoạt cho bằng được?!
Mọi thứ cũng bắt đầu từ cái “chuẩn quốc gia” ngớ ngẩn kia, khi đạt chuẩn quốc gia thì lương bổng cũng được khá hơn, chính sách bảo trợ nhà trường từ phía nhà nước cũng khá hơn, nhận thưởng thi đua hằng năm cũng tốt hơn… Nhìn chung là béo bở hơn. Chính cái miếng mồi béo bở mang tên chuẩn này chuẩn nọ, danh hiệu này danh hiệu kia đã đẩy cả một nền giáo dục vào chỗ thi đua, thi đua và thi đua, điểm số học sinh thì cứ nâng khống giỏi, xuất sắc cho dù học sinh lớp 5 vẫn chưa đánh vần được để đọc, giáo viên thì bất chấp mọi thứ để đạt danh hiệu, đạt thành tích. Mà cái thành tích thì lại chẳng liên quan gì đến giáo dục, đến nhân cách, đạo đức của học sinh, thậm chí cũng không liên quan đến cả chuyên môn dạy và học!
Thiết nghĩ, đã đến lúc ông Chủ tịch nước kiếm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải vào cuộc, phải xóa bỏ gấp những cái chuẩn vớ vẩn cũng như bệnh thành tích điên rồ này đi. Vì muốn cho tương lai tốt thì phải có giáo dục tốt, muốn có giáo dục tốt thì giáo dục phải mang tính người, muốn giáo dục mang tính người thì phải dẹp bỏ mọi thứ bệnh hoạn trong ngành giáo dục. Có như vậy thì đội ngũ thầy cô sẽ bớt suy thoái, ngừng suy thoái và níu kéo được chút lương tri còn sống sót trong mỗi người!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung và Nguyễn Hoàng Nam bị đánh đập và chuyển trại

Tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung và Nguyễn Hoàng Nam bị đánh đập và chuyển trại
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo - Ảnh: Reuters
Theo tin từ tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì chùa Quang Minh Tự thuộc Phật giáo Hoà Hảo tỉnh An Giang, thì hai tù nhân lương tâm, ông Bùi Văn Trung và anh Nguyễn Hoàng Nam bị đánh đập và chuyển đi trại giam xa nhà hơn sau khi họ phản đối việc bị cưỡng ép lao động trong khi thi hành án tù.
Theo đó, ông Bùi Văn Trung bị chuyển đến trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương; còn anh Nguyễn Hoàng Nam bị đưa đi Trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau khi bị kết án tù năm ngoái, họ bị giam ở Trại giam Phước Hoà thuộc tỉnh Tiền Giang.
Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm cho biết, khi bị chuyển trại, ông Trung bị còng tay chân, còn người anh Nguyễn Hoàng Nam thì dính đầy máu. Người tu sĩ này cho biết hai tù nhân lương tâm này bị đối xử tàn nhẫn vì họ đã phản đối việc bị buộc phải lao động khổ sai trong tù và không thừa nhận tội.
Trước đó, khi còn bị giam giữ ở Trại giam Bằng Lăng thuộc tỉnh An Giang, Nam đã phản đối việc công an tại cơ sở này đã còng chân ông Bùi Văn Trung rồi chuyển đến Trại giam Phước Hoà. Chính vì việc lên tiếng này mà anh đã bị hai công an dùng roi điện bắn vào mắt của anh. Đến nay anh Nam vẫn còn bị đau mắt và nhức đầu thường xuyên mà không được chữa trị.
Ông Bùi Văn Trung, con trai Bùi Văn Thâm, vợ Lê Thị Hén, con gái Bùi Thị Bích Tuyền, anh Nguyễn Hoàng Nam và cô Lê Thị Hồng Hạnh bị bắt ngày 26/6/2012 tại tư gia của ông Trung trong ngày cúng giỗ cho mẹ của ông. Họ bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và riêng ông Trung và anh Thâm bị thêm cáo buộc “chống người thi hành công vụ.”
Trong phiên toà sơ thẩm ngày 09/02/2018, hai cha con ông Trung đều bị kết án 6 năm tù giam, anh Nam bị án 4 năm, cô Hạnh và cô Tuyền mỗi người bị ba năm. Riêng bà Hén bị án treo hai năm. Trong phiên phúc thẩm ngày 24/5, toà án tỉnh An Giang giữ nguyên mức án.

Quang Tuấn

Tín hữu Tin Lành người H’Mong bị đàn áp ở Nghệ An

Tín hữu Tin Lành người H’Mong bị đàn áp ở Nghệ An
Theo tin từ Mục sư Hoàng Văn Pá, người H’Mong, đang tỵ nạn tại Thái Lan, trong gần 1 năm qua, ông liên tục nhận được những lời kêu cứu từ nhóm tín hữu Tin Lành gồm 33 người H’Mong sống tại bản Phá Lóm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Được biết 33 người dân tộc H’Mong này đã cải đạo từ cúng ông bà tổ tiên sang đạo Tin Lành, và Chủ Nhật hàng tuần mượn nhà của bà Lầu A Xía làm nơi thờ phượng Chúa. Chính quyền xã Tam Hợp kết hợp với cảnh sát duyên phòng đồn 551 đã nhiều lần đến quấy phá không cho họ thờ phượng và bắt họ đến đồn công an xã lập biên bản, thu giữ sách Kinh Thánh và tất cả các tài liệu về Chúa.
Ngày 29/04 /2018, chính quyền xã Tam Hợp tiếp tục đến quấy phá và thu giữ sổ hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân và tuyên bố với toàn dân trong xã rằng, 33 người H’Mong theo đạo Tin Lành từ nay về sau không còn là người Việt Nam.
Ngày 11 và 12/ 06 /2018, công an xã Tam Hợp đã đánh đập 4 tín hữu Tin Lành  trọng thương trong đó có ông Xồng Bá Chò là trưởng nhóm.
Từ hôm đó đến nay, nhóm tín hữu Tin Lành gồm 33 người này sợ bị công an xã đánh đập, nên Chủ Nhật hàng tuần phải ở nhà thay vì phải đến nhà thờ tạm để cầu nguyện.
Thuyết Nguyễn

Học sinh Việt Nam bị bệnh tâm thần gia tăng

Học sinh Việt Nam bị bệnh tâm thần gia tăng
Ảnh: Thanh Niên
Viện trưởng Viện sức khoẻ tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội cho biết, trước đây mỗi ngày bệnh viện chỉ có 20 đến 30 bệnh nhân đến khám về các vấn đề tâm lý, tâm thần, thì nay mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 200 đến 250 bệnh nhân, trong đó rất nhiều bệnh nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh.
Truyền thông trong nước ngày 23 tháng 11, loan tin, sáng cùng ngày, tại Hội nghị khoa học tâm lý lâm sàng tại Viện Sức khoẻ Tâm thần lần thứ nhất, ông Ngô Quý Châu, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân bệnh tâm thần đến điều trị nội trú ngày càng tăng, trung bình mỗi ngày có 200 đến 250 lượt người đến khám, trong đó có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, còn đang ở độ tuổi đi học.
Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị các rối loạn liên quan đến stress, thuộc Viện Sức khoẻ Tâm thần chia sẻ, nhiều bệnh nhân còn đi học đến khám có hành vi tự huỷ hoại bản thân, cưỡng bức bản thân như dứt mảng tóc, cào xước tay chân… thậm chí có cháu còn rạch tay như một cách để giải toả stress vì căng thẳng học hành.
Đặc biệt, trong đó có rất nhiều cháu là học sinh giỏi, học ở những trường chuyên, lớp chọn nhưng gặp nhiều áp lực do tác động môi trường, do áp lực học hành khiến trẻ bị nhiễu thông tin, nhiều trăn trở và dẫn tới mất định hướng. Mặt khác, nhiều gia đình vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới con em mình, và họ có những khó khăn trong viện nhận diện các vấn đề hướng nội, vấn đề tư duy của trẻ.
An Nhiên

Ông Trần Huỳnh Duy Thức nghi bị đầu độc trong tù

Bích chương với chân dung và lời tuyên bố của ông Trần Huỳnh Duy Thức được phổ biến rộng rãi trên mạng. Nhiều người còn lấy tấm chân dung này làm hình đại diện cho mình trên trang facebook cá nhân. (Hình: FB Lê Công Định)
SÀI GÒN 26-11 (NV) .- Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức nghi bị đầu độc khi đang bị cầm tù tại trại giam số 6 thuộc huyện miền núi Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Luật sư Lê Công Định thuật lời thân nhân của ông Trần Huỳnh Duy Thức khi họ đi thăm ông hôm 24/11/2018 vừa qua theo định kỳ thăm gặp hàng tháng.

“Sau khi đọc bài hát viết tặng cha mình, anh Thức nói ngay rằng cách đây 4 ngày (tức thứ Ba vừa rồi 20/11/2018), lúc 5 giờ 15 khi thức dậy vào sáng sớm hàng ngày, anh thấy chóng mặt chao đảo, đo huyết áp thì kết quả rất cao (150/110), mồ hôi tuôn ra rất nhiều, nước uống vào bị ộc ra, có lẫn một vài sợi máu tươi. LS Lê Công Định kể lại trên trang Facebook cá nhân. “Khi anh nằm nghỉ một chút thì bỗng rất nhiều mật vàng, mật xanh trong người trào ta, khiến quay cuồng đầu óc. Nhân viên y tế của trại giam khám, nói anh bị ‘tuần hoàn não’ và cho uống 2 viên thuốc, nhưng ngay lập tức lại trào ra hết.”
LS Đinh thuật tiếp rằng “Đến 7 giờ sáng, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn trưa bình thường, nhưng cả ngày hôm đó anh rất mệt. Sang hôm sau thì sức khoẻ anh trở lại bình thường cho đến hôm nay. Tuy nhiên, từ hôm đó anh không dám dùng thức ăn mà trại cung cấp, vì không còn an toàn nữa. Thấy anh dùng mì gói, trại giam lại dùng thủ đoạn đê tiện là không phát nước sôi cho anh như từ trước đến nay vẫn làm.”
Theo ông Định thuật lại “Ban giám thị trại giam chỉ thị gây khó khăn cho anh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây. Cán bộ quản giáo chỉ đơn giản bảo ‘lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết’ để trả lời các phản đối và yêu cầu viện dẫn luật của anh Thức.”
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, nay 52 tuổi, đã ở trong tù đến năm thứ 9 của bản án 16 năm vì bị vu cho tội “hoạt động lật đổ” chế độ độc tài và cực kỳ tham nhũng tại Hà Nội, cùng một vụ với các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Cả ba người này đã ra khỏi tù với các bản án nhẹ hơn nhiều và lại còn được thả sớm trước thời hạn dưới các áp lực của các chính phủ tây phương.
Ông đã ba lần tuyệt thực trong nhà tù. Lần tuyệt thực thứ ba hồi Tháng 8 vừa qua kéo dài từ ngày 13/8 đến ngày 15/9 mới ngưng lại theo lời khuyên của gia đình và bạn bè khắp nơi.
Ông tuyệt thực để phản đối chế độ Hà Nội áp lực ông ký giấy “nhận tội” để được “đặc xá”. Nhà cầm quyền CSVN muốn trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách “đặc xá” như một thứ “ân huệ” vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền. Đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” liên quan đến cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà bản án chỉ từ 1 năm đến 5 năm.
Ông Thức luôn lặp lại nhiều lần với vợ và em trai rằng: “Có đặc xá anh cũng không chấp nhận bởi vì đơn giản anh không có tội. Anh không bao giờ chấp nhận đặc xá, không bao giờ. Không chờ đợi hay xin xỏ gì hết. Ở hết án, rục xương cũng được, nhưng dứt khoát không cần đặc xá,” LS Lê Công Định kể lại.
Thông tin về cuộc tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kéo dài gây xúc động và phẫn nộ của mọi người khắp nơi. Nhiều người đã tuyệt thực theo ông để phản đối sự lươn lẹo của nhà cầm quyền CSVN. Ban hành luật nhưng áp dụng tùy tiện.
Nhiều chính phủ tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nhiều lần thúc hối chế độ Hà nội trả tự do cho ông nhưng không hề thấy nhúc nhích. (TN)