Monday, April 16, 2018

Tin đồn bủa vây gia đình cựu bí thư Sài Gòn Lê Thanh Hải

Đêm 15 Tháng Tư, mạng xã hội rộ tin ông Lê Trương Hải Hiếu, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 của Sài Gòn và là con trai của ông Lê Thanh Hải (cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn), bị kỷ luật.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, việc kỷ luật ông Hiếu về “sai phạm trong đời tư” đã diễn ra từ Tháng Mười Một, 2017 nhưng không được các báo “lề phải” đưa tin.

Một ngày trước, cũng có tin đồn diễn viên Lý Nhã Kỳ “bị bắt vì rửa tiền” cho gia đình ông Lê Thanh Hải. Bà Kỳ được biết đến là đang có quan hệ tình cảm với ông Lê Trương Hiền Hòa (giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Du lịch Sài Gòn và là con trai khác của ông Hải). Bà Kỳ sau đó đã bác tin đồn trên trang Facebook cá nhân.

Dường như truyền thông Việt Nam thời gian qua đã được Ban Tuyên Giáo “bật đèn xanh” khi liên tục đưa tin về những sai phạm trong gia đình của ông Hải. Tháng trước, các báo công khai tin ông Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (Sagri) và là em trai ông Hải, bị kỷ luật đảng vì “vi phạm nguyên tắc kế toán.”

Theo báo Người Lao Động hôm 12 Tháng Tư, Thanh Tra thành phố Sài Gòn đang “kiến nghị giao cơ quan chức năng điều tra làm rõ hành vi ký và chi khống 13.3 tỷ đồng ($585,200) của ông Hùng cho hai công ty du lịch.”

Cùng với các tin đồn, mạng xã hội cũng dấy lên cáo buộc ông Hiếu và ông Hùng, người từng làm chỉ huy trưởng lực lượng Thanh Niên Xung Phong Sài Gòn, từng điều động quân trấn áp người xuống đường trong các đợt biểu tình chống Trung Quốc và phản đối Formosa tại Sài Gòn diễn ra các năm trước.

Thời điểm mới được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 hồi năm 2015, ông Hiếu được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: “Khi nhận quyết định bổ nhiệm, tôi xúc động, nhiều trăn trở về trách nhiệm. Tôi cũng bất ngờ nhưng về chuyện mình có được ưu ái hay không thì không dám tự đánh giá. Nhưng tôi thấy các quy trình hồ sơ, thủ tục của mình đều như những người khác. Cha tôi là bí thư Thành Ủy, tôi cảm thấy mình càng phải trách nhiệm hơn để ngoài giữ uy tín cho bản thân còn giữ uy tín cho gia đình nữa.”

Có suy đoán những tin đồn trong thời gian qua sẽ dẫn đến việc ông Lê Thanh Hải trở thành “củi” trong “lò” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vì bị “khui ra” các vụ bê bối tham nhũng đất đai khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 của Sài Gòn và quan hệ “lợi ích nhóm” với Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan.

Vạn Thịnh Phát được truyền thông Việt Nam mô tả là “đế chế” vì tập đoàn này làm chủ những dự án đất vàng của Sài Gòn. Đáng lưu ý, các thành viên trong gia đình bà Lan từng có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 2014. (T.K.)

Theo Việt Nam Thời Báo

Cán bộ công an sao chép tài liệu mật, tìm cách bán cho Trung Quốc


Dương liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia và Đài Á châu tự do để tìm cách bán các tài liệu mật đã sao chép được, lấy tiền đánh bạc.

Ngày 16.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Dương (33 tuổi, nguyên cán bộ Đội 9, phòng 3 Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A70, Bộ Công an) 7 năm tù về tội “gián điệp”, 1 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt là 8 năm tù.

HĐXX nhận định Dương có nhiều tình tiết giảm nhẹ, như: bị cáo sinh ra trong gia đình cách mạng, hậu quả vụ án chưa xảy ra… nên tuyên mức án như trên.
Theo cáo trạng, Dương được cơ quan đồng ý cho nghỉ phép từ ngày 29.8 đến ngày 26.9.2016.

Khoảng 20 giờ ngày 18.9.2016, Dương đến trụ sở cơ quan tại TP.HCM, lấy một đĩa CD trắng tại tủ tài liệu của Đội phó Đội 9, rồi vào mạng máy tính nội bộ của Đội 9 sao chép một số tài liệu mật nhằm mục đích mang theo sang Camphuchia, nếu bị cáo đánh bạc thua sẽ dùng tài liệu này bán để kiếm tiền tiếp tục đánh bạc.
Ngày 19.9.2016, Dương đi theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia để đánh bạc và thua hết tiền.

Từ ngày 22 – 27.9.2016, Dương sử dụng tài liệu trong chiếc đĩa CD để nhắn tin, đe dọa, uy hiếp tinh thần em gái mình là Nguyễn Hoàng Phương và lãnh đạo Đội 9, sau đó đã chiếm đoạt được 5 triệu đồng của ông Dương Danh Kiểm (Đội trưởng Đội 9).

Ngoài ra, trong các ngày 22, 29 và 30.9.2016, Dương liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia, Đài Á châu tự do để tìm cách bán các tài liệu mật đã sao chép được, lấy tiền đánh bạc.

Ngày 2.10.2016, Dương bị Công an Campuchia bắt tại sòng bài, bàn giao cho Công an Việt Nam. Trên đường đi, Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD chứa tài liệu mật.

Ngoài các hành vi trên, theo HĐXX, Dương đã có hành vi: Xuất cảnh trái phép nhưng chưa bị xử lý hành chính về hành vi này; đánh bạc, trộm cắp tài sản, nhưng địa điểm xảy ra phạm tội tại Campuchia nên cơ quan An ninh điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng pháp luật.

Công an bao vây buổi lễ kỷ niệm 1 năm khủng hoảng Đồng Tâm

RFA-2018-04-16 
Một góc khung cảnh buổi lễ kỷ niệm 1 năm khủng hoảng đất đai Đồng Tâm.
 Một góc khung cảnh buổi lễ kỷ niệm 1 năm khủng hoảng đất đai Đồng Tâm.Ảnh chụp màn hình video trên Facebook.
Hàng ngàn người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 15 tháng 4 tổ chức buổi lễ kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra biến cố mâu thuẫn đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương, bất chấp việc chính quyền trước đó đã tìm đủ mọi cách cản trở buổi lễ.
Người dân địa phương cho RFA biết có khoảng 2 ngàn người dân từ các thôn xóm khác nhau đã tới tham dự. Buổi lễ có sự tham gia của cụ Lê Đình Kình, một trong bốn người năm ngoái bị bắt giữ liên quan đến vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm. Ngoài ra còn có bà Nguyễn Thị Lan, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch xã Đồng Tâm. Bà Lan được nói bị bãi nhiệm vì đứng lên bảo vệ người dân khi mâu thuẫn xảy ra.
Vào chiều tối ngày 16 tháng 4, cụ Lê Đình Kình cho RFA biết chính quyền đã làm nhiều biện pháp để ngăn cản buổi lễ nhưng đều thất bại:
"Những khu vực họ tưởng mình dự kiến làm là họ tổ chức suốt các hoạt động khép kín từ hôm mùng 10 đến chiều hôm 15. Thí dụ, nhà văn hóa thôn Hoành là nơi giữ 38 cán bộ cảnh sát, là họ cho hoạt động từ mùng 10. Phụ nữ họp, rồi thanh niên họp, rồi họ san sửa lát gạch lại, cho đông y về khám bệnh cấp thuốc miễn phí."
Cũng theo lời cụ Kình, mặc dù chính quyền tìm cách cản trở như vậy nhưng buổi lễ vẫn diễn ra thành công bởi vì ban tổ chức giấu kín thông tin về địa điểm tổ chức đến tận phút chót.
Cụ Kình nói rằng hàng ngàn công an đã được sắp xếp vây kín mọi nẻo đường đến xã Đồng Tâm, cũng như bao quanh khu vực lễ kỷ niệm:
"Công an họ về bao vây ở khu vực chung quanh, tập trung khoảng 200 công an có cả vòi rồng, có cả xe bắt người. Còn ở trong xã hôm qua cũng phải vài ba trăm công an nữa. Tất cả phải đến hàng ngàn công an bao vây chung quanh."
Một số nguồn tin cho biết trước đó cơ quan chức năng đã thuyết phục người dân đừng tổ chức buổi lễ này, và còn có những lời lẽ răn đe họ.
Một ngày trước buổi lễ, lực lượng an ninh đã canh cửa nhiều nhà hoạt động, không cho họ ra khỏi nhà như nhà hoạt động Trần Thị Thảo, nhà báo Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyên Bình, Phan Khang,…
Vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền xảy ra đã lâu nhưng lên đỉnh điểm vào tháng 4 năm ngoái khi công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm trong đó có cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi và khiến cụ bị thương nặng trong quá trình bắt giữ. Người dân phẫn nộ với việc làm này của chính quyền nên họ đã giam 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.
Sau đó đích thân chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, phải về xã Đồng Tâm nói chuyện với người dân, đưa ra cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân địa phương về vụ bắt giữ. Tuy nhiên đến ngày 13 tháng 6 năm ngoái, Cơ quan Điều Tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Đồng Tâm về hai tội danh ‘bắt giữ người trái pháp luật’ và hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản’.
Người dân Đồng Tâm luôn cho rằng họ phải đấu tranh giữ đất và mong muốn chính quyền giữ đúng cam kết, cũng như phải có giải quyết công tâm về khu đất bị cho là đất quốc phòng.

Đủ kiểu phạt học sinh ‘bất kể đạo lý’ tại Việt Nam

Trường tiểu học An Đồng - nơi học sinh lớp 3A5 bị cô giáo phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Thầy giáo, cô giáo tại Việt Nam có đủ kiểu phạt học sinh bất kể đạo lý, nguyên tắc sư phạm và “xúc phạm nhân phẩm” con người.
Chỉ mấy tháng đầu năm nay, dư luận tại Việt Nam đã rất sững sờ trước nhiều tin tức liên quan tới các vụ các vụ cô giáo, thầy giáo trừng phạt học sinh của mình, dù những cô cậu học trò của họ chỉ là những đứa trẻ hiểu biết chưa là bao, cần được nhà trường hướng dẫn, đào luyện để sau này trở thành những phần tử hữu ích cho xã hội.
Tin tức liên quan đến bạo hành học đường không thiếu trên mặt báo tại Việt Nam. Tờ Pháp Luật thành phố hôm Chủ Nhật chỉ liệt kê 8 vụ tiêu biểu trên cả nước thầy cô trừng phạt học sinh trừng phạt học sinh với những cách trừng phạt vừa quái đản, vừa độc ác, thậm chí trái đạo đức những năm gần đây.
2018: Bắt học sinh uống nước giẻ lau ở Hải Phòng
Hồi đầu Tháng Ba, 2018 vừa qua, cô giáo lớp 3 (Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng) đã phạt một nữ sinh uống nức vắt tử giẻ lau bảng để trị cái tội “nói chuyện riêng trong lớp.” Tờ báo trên nói “Ban đầu bé Phương Anh không uống, nhưng cô Hương nói nếu không uống cô sẽ đổ vào mồm nên em buộc phải uống.” Trước áp lực của dư luận, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương đã bị đuổi.
2017: Dùng thước đánh tím chân học sinh ở Hà Nội
Ngày 9 Tháng Chín, 2017, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cô giáo tên Vinh (giáo viên lớp 2A, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Hà Nội) dùng thước kẻ đánh tím chân học sinh tên Đ. vì lý do vào lớp muộn.
Nhiều phụ huynh có con học cùng lớp với em Đ. đã lên tiếng phản ánh về việc con em họ cũng bị cô giáo dùng thước đánh vào tay, chân, lưng hoặc véo tai rất mạnh. Theo đó, các phụ huynh chia sẻ có đến 11 học sinh từng bị cô Vinh dùng thước đánh. Cô giáo Vinh chỉ bị hội nhà trường “cảnh cáo.”
2016: Cho cả lớp cào, tát vào mặt học sinh vì nói bậy ở Hà Nội
Tại trường tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội, cô giáo tên Hồng Anh đã cho hơn 40 học sinh lớp 4 trừng phạt một học sinh “nói bậy” bằng cách tát em học sinh này. Hậu quả má em bị sưng tấy, trầy xước, tâm lý rất sợ hãi. Cô giáo tuy nhìn nhận “sai phạm lớn,” nhưng chỉ bị nhà trường bắt nghỉ dạy một học kỳ. Chuyện thầy cô giáo cho cả lớp tát một học sinh xảy ra tại nhiều nơi mấy năm trước chứ không riêng gì Hà Nội.
2015: Ép học sinh súc miệng bằng nước xà phòng ở Vĩnh Phúc
Cô giáo Lê Thị Mỹ Hạnh (chủ nhiệm lớp 6C, Trường THCS Nhân Đạo, Sông Lô, Vĩnh Phúc) “ép” bảy học sinh “thuộc dạng cá biệt” phải súc miệng bằng nước xà phòng “nhiều lần” để trị tội “vi phạm nội quy.” Cô chỉ bị “cảnh cáo, cho thôi chủ nhiệm lớp.”
2014: Bắt học sinh ăn ớt ở Bình Phước
Năm 2014, ba giáo viên ở Trường Tiểu Học Hoàng Diệu (thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đã “bị kiểm điểm nghiêm khắc” vì bắt 19 học sinh ăn ớt để trị tội “không học bài và nói chuyện riêng trong lớp mà “Nhiều em bị bắt ăn ớt dẫn đến cay nóng, đỏ miệng, đỏ môi, phải uống nước liên tục.”
2013: Bắt học sinh ngậm khăn lau bảng ở Sài Gòn
“Mới được giao chủ nhiệm lớp 2 hai tuần, một cô giáo Trường Tiểu Học Liên Minh Công Nông (huyện Củ Chi, Sài Gòn) đã bị dư luận phản ứng khi cho 11 học sinh ngậm giẻ lau bảng.” Tờ Pháp Luật Thành Phố kể “Theo cô này, lớp học có 40 em. Cứ mỗi lần cô quay lên viết bài trên bảng là học sinh phía dưới lại nói chuyện ồn ào. Nhắc nhở không được, cô dọa sẽ quẹt giẻ lau bảng vào miệng em nào nói chuyện riêng. Nhưng sự việc vẫn tiếp tục tái diễn. Quá giận, cô đã cho 11 em nói chuyện riêng chuyền nhau giẻ lau bảng để ngậm. Sau khi học sinh về kể chuyện này với cha mẹ, các phụ huynh đã gặp ban giám hiệu phản ứng rất dữ.” Nghe nói cô giáo đã bị kỷ luật nhưng không rõ là gì.
2012: Nhúng đầu học sinh vào thùng nước bẩn ở Nghệ An
Cuối năm 2012, ở Trường Tiểu Học Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có 9 học sinh lớp 5 “tự nhúng đầu vào thùng nước để được vào học do cô giáo dọa sẽ nhúng đầu các em vào bồn cầu, thùng nước trong nhà vệ sinh do lười học.” Các em không dám nói với cha mẹ vì cô dọa nếu kể cho cha mẹ sẽ phạt nặng hơn.
2003: Bắt học sinh liếm ghế vì vẽ bậy ở Hà Tĩnh
Thấy ghế giáo viên và hai bàn đầu của lớp học bị vẽ bẩn, cô Trần Thị Phương Lan (giáo viên Anh văn, lớp 7 Trường THCS Hoa Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bắt 47 học sinh phải liếm ghế cho sạch.
Sau đó, cô Lan bắt các em bỏ phiếu kín ghi tên “kẻ trót dại.” Kết quả cuộc thăm dò cũng không thu được kết quả vì tất cả đều là phiếu trắng. Cô Lan nổi khùng, xé phiếu bỏ vào thùng rác rồi tiến hành hình phạt đợt 2 như cũ. (TN)

Việt Nam đánh thuế nhà: Thuế chồng thuế, ‘vắt kiệt sức dân’

Một khu phố cũ kỹ ở Sài Gòn. Dư luận trong nước phẫn nộ vì đề nghị đánh thuế nhà ở. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Báo chí tại Việt Nam tiếp tục phản ứng mạnh mẽ chống lại dự thảo đánh thuế nhà ở là “vắt kiệt sức dân” và “thuế chồng thuế,” thậm chí có người còn kêu là vi hiến.
Hôm Thứ Sáu tuần trước có tin Bộ Tài Chính của chế độ đề nghị sẽ đánh thuế nhà ở, bất kể là nhà biệt lập, nhà cao tầng, căn hộ chung cư hay thậm chí những cằn nhà cũ kỹ tồi tàn nhưng giá trị từ 700 triệu đồng (tương đương $30,000) sẽ phải đóng thuế 0.4% một năm (cho phần giá trị vượt 700 triệu đồng).
Một thí dụ. Căn nhà có giá trị 1.7 tỷ đồng, chủ nhà sẽ phải nộp 4 triệu đồng (khoảng $176) một năm thuế tài sản cho phần một tỷ đồng vượt ngưỡng chịu thuế.
Ngay sau khi cái tin cuộc họp báo của Bộ Tài Chính về đánh thuế nhà ở được các báo trong nước khai thác, rất nhiều lời bình luận của độc giả hầu hết đều phẫn nộ đối với cái “búa tạ” đang chờ giáng xuống đầu họ. Từ giời bình dân đến các nhà trí thức trong nước đều nhìn thấy ngay nhà cầm quyền tìm đủ cách moi túi dân để bù đắp cho lỗ hổng ngân sách ngày càng thâm thủng nghiêm trọng hơn.
Năm ngoái, người dân đã vô cùng tức giận khi nhà cầm quyền muốn nâng thuế “môi trường” đánh trên xăng dầu lên “kịch trần” tức tới mức 12% bên cạnh việc đánh thuế thêm trên cả nước ngọt, cà phê v.v… dù những thứ này cũng đã cõng hàng chục thứ thuế, phí khác nhau nằm ẩn dưới nhiều hình thức.
Thuế chồng thuế
Theo một bài phân tích trên tờ Tuổi Trẻ hôm 15 Tháng Tư, “khi người dân mua đất xây dựng nhà, họ phải chịu nhiều khoản thuế, phí. Trước hết là thuế sử dụng đất ở theo Thông Tư 153/2011/TT-BTC ngày 11 Tháng Mười Một, 2011 của Bộ Tài Chính. Mức thuế này được tính trên diện tích đất ở, nhân với giá mỗi mét vuông và mức thuế suất.”
“Kế đến là thuế thu nhập cá nhân (do người bán đóng nhưng được tính vào giá chuyển nhượng) đối với trường hợp phải đóng thuế. Khi xây dựng nhà ở, người dân phải chịu thêm khoản thuế VAT cho các loại vật liệu xây dựng, thuế VAT trên hợp đồng thi công (không bao gồm vật tư, thiết bị). Ngoài ra, người dân còn phải nộp các khoản lệ phí như: lệ phí trước bạ, phí công chứng, phí đo vẽ, phí cấp mới giấy chứng nhận…
“Đối với các căn hộ chung cư, hàng năm người dân cũng bị thu thuế đất ở được phân bổ trên diện tích sàn sử dụng thực tế (điều 5 Thông Tư 153). Ngoài thuế sử dụng đất, người dân mua nhà chung cư còn phải chịu thuế VAT và cả thuế thu nhập của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (được tính vào giá bán).
“Như vậy, rõ ràng để có một căn nhà, người dân đã ‘cõng’ nhiều loại thuế, phí, nay Bộ Tài Chính lại ‘vẽ’ ra thêm thuế tài sản.”
Tờ Người Lao Động hôm 15 Tháng Tư cũng thuật lời giám đốc một công ty tư vấn thuế phân tích rõ cái gốc của việc cho ra đời các sắc thuế mới là bởi Việt Nam đã cắt giảm thuế quan quá mức trong quá trình hội nhập. Do đó, buộc phải tìm cách tăng thu nội địa từ phía người dân thông qua thuế, kéo theo tình trạng “thuế chồng thuế.”
Theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ trừ những căn nhà “ổ chuột” là không phải chịu thuế, tất cả những căn nhà trên các thành phố lớn tại Việt Nam đều phải chịu thuế nhà. Trong đó, phần lớn các chủ những căn nhà nhỏ kiếm miếng cơm hàng ngày khó khăn lại còn phải cõng cả cái thứ “thuế chồng thuế” này nữa, đời họ sẽ thêm phần điêu đứng.
Báo điện tử VNExpress thuật lời Luật Sư Nguyễn Xuân Anh (Hà Nội) cho rằng Bộ Tài Chính thiếu cơ sở pháp lý khi đề xuất việc đóng thuế như trên, mặt khác khi không đủ cơ sở pháp lý thì cũng phải có cơ sở thực tiễn. “Nhưng cơ sở thực tiễn mà Bộ Tài Chính chỉ căn cứ vào việc đem về nguồn thu cho nhà nước mà quên quyền lợi của người dân,” luật sư nói.
Theo ông Xuân Anh, đề xuất này nếu được thông qua sẽ làm triệt tiêu hoặc phương hại tới quyền lợi của đại đa số người dân có nhà. “Đây là quy định đi ngược lại tinh thần Hiến Pháp, bởi mọi người dân đều có quyền có nơi ở,” ông Anh nói trên VNExpress.
Tờ Người Lao Động nhắc nhở cho thấy nợ công ngày càng phình to ra vì “đầu tư công không hiệu quả, lãng phí, thất thoát, bộ máy hành chính công nặng nề” và “những công trình, dự án lớn “trùm mền, đắp chiếu,” đội vốn cùng các “đại án” tham nhũng bị phanh phui thời gian qua,” trong khi “thống kê mỗi con gà, hạt thóc “cõng” tới hàng chục loại thuế, phí.
Rồi tờ Người Lao Động đặt dấu hỏi: “Thuế, phí càng nặng gánh, càng khiến người ta đi chậm hơn. Sao cứ muốn vắt chứ không phải khoan sức dân để tính kế sách vững bền dưỡng nguồn thu?” (TN)

VC đi làm cách mạng là để giết người cướp đất


Ngo Du Trung FB

Trong một lần ngồi nói chuyện, có bạn nói:
“Hồi đó chúng ta còn trẻ, đất nước có chiến tranh, chính phủ kêu đi lính thì đi lính, chứ thực sự có hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì đâu…”
Có thể là như vậy. Thời trẻ, không phải ai cũng hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì. Và trong tâm tưởng, chúng ta cầm súng cũng không phải vì có một ý thức rõ ràng là để chống lại một chủ nghĩa nào. Chúng ta cầm súng là để chống lại một bọn giặc. Bọn giặc đó từ trên rừng đêm đêm mò về cắt cổ dân; bọn giặc đó giật mìn xe đò để giết dân; bọn giặc đó pháo kích bừa bãi vào thành phố, vào trường học để giết dân, giết học sinh; bọn giặc đó ném lựu đạn vào nhà hàng, tiệm ăn để giết đàn bà con nít; bọn giặc đó giết hàng chục ngàn thường dân trong “chiến thắng Mậu Thân”….
Không cần biết chúng nó rêu rao, khoe khoang chủ nghĩa này, lý thuyết nọ hay ho, công bằng, đẹp đẽ tới đâu; mà thực tế chúng nó chỉ tàn sát thường dân, chém giết đàn bà, con nít không một tấc sắt trong tay thì đó là một bọn cướp, một tổ chức bạo ngược, giết người cướp đất, chứ không phải cách mạng, giải phóng gì cả. Cho đến bây giờ chúng nó vẫn là một tổ chức, một đảng giết dân cướp đất, đàn áp, bóc lột dân Việt.
Ngày trước chúng ta cầm súng là để chống lại bọn giết dân cướp đất, tàn sát đàn bà con nít, tay sai bán nước cho tàu đó!
Ngày nay chúng ta cầm bút cũng là để chống lại, vạch mặt bọn giết dân cướp đất, tay sai bán nước cho Tàu đó.

Xưa rồi Diễm ơi !

Trong đơn vị cả hàng trăm người, nhưng nó chỉ thích tôi. Trong giai đoạn đó, tôi rất ghét những người miền Bắc. Nó quê Phú Thọ, tôi Q. Nam, cùng đơn vị cầu đường 504 sau 1975.
Nó lầm lì, ít nói. Nhưng nó rất xông xáo trong mọi công việc. Nó làm không thèm nghỉ giải lao và hay giúp đỡ mọi người. Họp hành, khác với những người miền Bắc hay nói nhiều thì hầu như nó chẳng bao giờ mở miệng. Giai đoạn đó, hầu hết mọi người đều phấn đấu để vào đoàn. Riêng nó, nhiều lần bí thư đoàn thanh niên xí nghiệp động viên nó viết đơn để kết nạp, nhưng nó vẫn lắc đầu. Bí thư thắc mắc, nó trả lời gọn lõn: Dạ, em không muốn!
Một hôm, đơn vị cử nó và tôi đi tưới rau. Tôi tò mò hỏi sao mày không chịu vào đoàn, trong khi đó nhiều người cố phấn đấu vào mà chẳng được? Nó kéo tôi ngồi xuống bên bờ suối, rồi kể:
«Bố tớ là chính trị viên trong quân đội. Năm 1972 trong trận đánh ở Quảng Trị, bố tớ bị mất một cánh tay. Khi trả về địa phương, bố tớ được bổ nhiệm lên làm chủ nhiệm ở một nông trường trồng Chè cách nhà tớ 20 cây số. Năm sau đó, mẹ tớ sinh em tớ. Bố tớ hay tin vội vàng gởi nông trường lại cho cấp phó rồi đạp xe trốn về trong đêm. Không may cho Bố, khi vác xe qua sông trong lúc trời tối, Bố tớ trược chân, bị nước cuốn trôi. Qua ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác bố tấp vào ghềnh đá và trong người Bố có khoảng 2 ký Chè loại 1.
Khi chuẩn bị khiêng Bố tớ đi mai táng, thì đảng uỷ xã cùng một nhóm du kích đến nhà tớ. Họ cạy nắp quan tài ra rồi bắt mọi người có mặt ở đó đứng nghiêm để họ thi hành kỷ luật Bố. Họ ghép tội Bố vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng: tự động bỏ vị trí chiến đấu và xâm phạm tài sản xhcn! Xong, họ cho du kích gỡ hết mấy giấy khen, bằng khen của bố treo ở trên tường, rồi họ hầm hầm bỏ đi trong tiếng khóc ngất của mẹ con tớ. Đó là lý do tớ không vào đoàn, nhưng mày đừng nói với ai. Tớ thích những phát biểu của mày trong các cuộc họp, nên chỉ mình mày được biết lý do không vào đoàn của tớ mà thôi.»
Đó là chuyện ngày xưa, ngày mà thông tin còn khép kín vì chưa có internet. Thế mà ngày nay, thời đại thông tin toàn cầu mà họ còn cố MỴ DÂN cho được!
Những loài sâu dân, mọt nước đang sờ sờ trước mắt sao không kỷ luật mà đi kỷ luật những người đã chết để chứng tỏ đảng trong sạch? Bèo bèo như tên Phạm Sỹ Quý cũng tóm thâu hơn 130.000m2 đất, sao đảng không kỷ luật mà vội vàng hợp thức hóa cho hắn? Còn tầm cỡ cao hơn như tên nào đó chiếm 130ha đất trong phi trường TSN xây khách sạn, sân golf… Đảng đã xử lý được chưa mà đòi kỷ luật những người vi phạm đã chết?
Thời đại internet mà dùng chiêu MỴ DÂN này thì xin thưa, xưa rồi Diễm !

Cán Bộ Xã Giành Tiền Trợ Cấp Bão Lũ Và Chia Cho Người Thân Còn Dân Nghèo Thì Chẳng Được Gì

CTM Media – Tin tổng hợp
Sau cơn bão số 12 vào cuối năm vừa qua, đã ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và của cải của người dân vùng nam trung bộ, cơn bão đi qua đã làm cho hàng trăm nhà mất trắng về nuôi trồng thuỷ sản, thiệt hại đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, nhà nước đã trích ngân sách để hổ trợ thiệt hại sau bão và nhiều nhà hảo tâm cũng thêm phần để ủng hộ người dân khu vực này.
Thế nhưng, nhiều lãnh đạo đã không chia phần trợ cấp cho các nhà dân, đợi mãi đến hôm nay mới bắt đầu niêm yết những người dân được hỗ trợ, trong đó đa phần là cán bộ xã và người thân của họ được nhận, còn những người khác mất trắng cũng không nhận được gì.
Báo tuổi trẻ chia sẻ: Sáng 10-4 vừa qua, hàng trăm người dân bị thiệt hại nặng sau bão 12 (cơn bão cuối tháng 11 năm 2017 vừa qua) thuộc thôn Đầm Môn đã kéo lên trụ sở UBND xã Vạn Thạnh, sau khi xã này niêm yết công khai “Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão 12 vào đầu tháng 11-2017 trên địa bàn xã Vạn Thạnh”.
Chiều 10-4, ông Võ Lục Phẩm, phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa,) xác nhận đã quyết định tạm dừng vấn đề chi trả, cấp tiền hỗ trợ với 24 hộ ở thôn Đầm Môn có trong danh sách xã Vạn Thạnh gửi lên sau khi nhiều người dân ở thôn này không đồng tình.
Đồng thời, sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình thống kê, lập danh sách hỗ trợ số hộ này. Chị Hồ Thị Xoan, người dân thôn Đầm Môn, cho biết sau cơn bão số 12, gia đình chị mất trắng 60 ô nuôi tôm hùm, ước thiệt hại hơn 3 tỉ đồng. Theo thông báo của chính quyền xã Vạn Thạnh sau bão về kê khai thiệt hại về thủy sản, thôn Đầm Môn có 151 hộ kê khai số lồng thả nuôi bị thiệt hại.
“Tuy nhiên khi xã công bố danh sách, thôn chỉ có 24 hộ được nhận hỗ trợ. Và rất nhiều người có tên đều là cán bộ xã và người thân của gia đình họ, có những người không nuôi cá cũng có tên, còn nhiều người dân chúng tôi không nhận được một đồng nào” – chị Xoan bức xúc.
Ông Nguyễn Xuân Khoa, phó chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, giải thích rằng theo quy định Chính phủ, hộ nào có kê khai thả cá, tôm trước bão thì mới được hỗ trợ, còn hộ nào không kê khai thì không được hỗ trợ.
Thế nhưng, theo người dân thôn Đầm Môn, nếu dựa vào lý do kê khai trước bão thì sau bão chính quyền địa phương chỉ thông báo cho các hộ đó, sao lại đi thông báo toàn bộ người dân. Thêm nữa, việc kê khai phải xác nhận đến 2, 3 lần, để rồi cuối cùng không được hỗ trợ.
Giải thích về việc danh sách niêm yết được hỗ trợ phần nhiều là người thân và gia đình cán bộ xã, ông Khoa cho rằng: “Những cán bộ trong xã cũng nuôi tôm và đã thực hiện quy định kê khai từ trước khi có bão nên được hưởng hỗ trợ. Trong danh sách lần này, có khoảng 4, 5 cán bộ xã, khoảng 10 người là anh em người thân cán bộ này”.
Tại buổi đối thoại với người dân, hai cán bộ chủ chốt của UBND xã Vạn Thạnh là ông Nguyễn Thanh Nam – chủ tịch kiêm bí thư xã và ông Lê Hoàng Vương – phó chủ tịch xã (người ký danh sách hỗ trợ) đều không có mặt.
Kết luận tại buổi đối thoại người dân Đầm Môn, ông Nguyễn Ngọc Ý – trưởng Phòng kinh tế huyện Vạn Ninh – nói qua buổi tiếp xúc công khai này mới thấy danh sách các hộ bị thiệt hại xã Vạn Thạnh đề nghị lên có những trường hợp không đúng với thực tế.
“Trên cơ sở ý kiến của bà con, UBND huyện sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ xem xét. Trước mắt sẽ tạm dừng chi trả, để kiểm tra lại những thông tin bà con phản ánh. Huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo cho các cơ quan sẽ công khai đến bà con các bước xét duyệt hỗ trợ theo đúng quy định của Nhà nước” – ông Ý nói.

Đứa nào nói láo sẽ bị trời đánh




Gánh phân đi nộp
Mấy cô cậu trẻ sinh sau chiến tranh hay lên mạng khoe Bác và Đảng, rằng không có Bác và Đảng thì VN làm gì có được như hôm nay.
Mấy cô cậu trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm sống ấy không biết rằng trong chiến tranh người dân miền Bắc ỉa ra xong phải giữ cứt lại nộp cho Bác và Đảng, nộp không đủ sẽ bị phạt; các cô cậu ấy cũng không biết rằng trước “giải phóng” chỉ có dân miền Bắc ăn bo bo, nhưng sau “giải phóng” thì cả nước ăn bo bo, đói đến nỗi ỉa không ra cứt để nộp cho Bác và Đảng. Cho nên nhân gian có câu:
“Một năm hai thước vải thô,
Làm sao che đủ Bác Hồ hỡi em?…”
Đói quá, sợ dân nổi loạn, VC phải đem nhét cái chiến thắng thần thánh xuống đít, mở cửa ra van xin những người mà trước đó VC gọi là “ma cô đĩ điếm” mang tiền về “xây dựng quê hương”, uốn lưỡi liếm đít họ và gọi họ là “khúc ruột ngoài ngàn dặm”. Song song với việc ăn xin “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, VC còn vác bị đi ăn xin khắp thế giới.
Cho nên, VN có được như hôm nay là nhờ “khúc ruột ngoài ngàn dặm” và “bọn đế quốc”; chứ không phải nhờ Bác và Đảng.
Các cô cậu không tin thì về hỏi lại bố mẹ; và nhớ bắt bố mẹ thề phải nói sự thật, đứa nào nói láo, nói dóc sẽ bị trời đánh!