Saturday, August 30, 2014

Điều gì sẽ xảy ra khi 63 tỉnh thành cùng "chỉ đạo" uống bia?

Từ việc UBND tỉnh Nghệ An kêu gọi 'uống bia' theo công văn, câu hỏi đặt ra nếu 63 ông chủ tịch tỉnh, thành cả nước đều ra công văn chỉ đạo khuyến khích ưu tiên uống bia do địa phương mình sản xuất thì điều gì sẽ xảy ra?
Có phân biệt đối xử?
Trả lời chúng tội, Luật sư Trịnh Anh Dũng (Trưởng Văn phòng luật sư Trịnh – Hà Nội) cho rằng, Công văn "chỉ đạo uống bia" của UBND tỉnh Nghệ An có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh canh, tạo rào cản đối với các sản phẩm khác cùng loại, ảnh hưởng môi trường đầu tư, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, quyền tự do lựa chọn sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Tuy lãnh đạo tỉnh giải thích Công văn chỉ có nội dung khuyến khích, nhưng từ ngữ sử dụng trong văn bản là "yêu cầu". Điều này đã có ý nghĩa bắt buộc.
Vị luật sư phân tích: UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã, các các tổ chức chính trị xã hội và các hội doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các đơn vị trực thuộc, cán bộ công chức, viên chức và người dân ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida. Đặc biệt, trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, các cơ quan này phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh nêu trên. 

 Công văn của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đăng tải trên cổng TTĐT nghean.gov.vn
Nội dung này có dấu hiệu “buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định”, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Cạnh tranh. 
Theo luật sư Dũng, kể cả sử dụng tiền ngân sách, các cơ quan này vẫn phải lựa chọn những sản phẩm ngon, bổ, rẻ. Họ phải sử dụng như thế nào có lợi nhất cho nhà nước, không nhất thiết là loại hàng hóa do tỉnh chỉ định. UBND tỉnh không phải là cơ quan thẩm định để quyết định loại bia nào ngon bổ rẻ.
Thậm chí, UBND tỉnh Nghệ An còn yêu cầu một số sở tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại bia không sản xuất trên địa bàn tỉnh, cục thuế kiểm soát chặt các đại lý, nhà hàng sử dụng các loại bia không sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nội dung này có dấu hiệu “phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Cạnh tranh.
Khởi nguồn cho tính cục bộ địa phương?
 
Tuy nhiên, luật sư Hoàng Minh Hiển (Văn phòng luật sư Bắc Hà – Hà Nội) đánh giá, khó có cơ sở cho rằng nội dung này vi phạm pháp luật. Theo luật sư Hiển, trong trường hợp tỉnh có thỏa thuận với các doanh nghiệp bia này để hạn chế khối lượng hàng hóa dịch vụ của các hãng khác.
Theo luật sư Hiển, nếu nội dung chỉ có ý nghĩa khuyến khích, công văn chưa có dấu hiệu trái pháp luật. Cơ quan hành chính có thể động viên người dân sử dụng hàng hóa trong tỉnh. Điều này cũng giống chủ trương "người Việt dùng hàng Việt". Chủ trương này nhằm tăng ngân sách của tỉnh, huyện.
"Chúng ta nên hiểu theo nghĩa tích cực. Người ta khuyến khích chứ không ép." - Luật sư Hiển nhìn nhận.
Luật sư Phạm Thành Long (Giám đốc Công ty Luật gia Phạm – Hà Nội) cho rằng, việc kêu gọi ưu tiên dùng hàng của tỉnh nhà thay vì hàng từ tỉnh khác cũng là điều bình thường.
Nhiều người cho rằng công văn này cổ vũ sử dụng bia rượu là loại hàng hóa bị hạn chế. Nhưng theo luật sư Long, đây chỉ là khuyến khích lựa chọn trong những trường hợp được phép sử dụng. 
Về nguyên tắc, sử dụng bia từ tỉnh nào cũng đều đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, không tỉnh này thì tỉnh khác. Nhưng tỉnh muốn tăng ngân sách, có thể khuyến khích người dân sử dụng bia trong tỉnh sản xuất.
"Tôi chưa tìm được căn cứ để cho rằng Công văn này trái pháp luật." - Vị luật sư nói.
Tuy nhiên, luật sư Long đặt vấn đề: Nếu 63 tỉnh thành trên cả nước đều ra công văn tương tự UBND tỉnh Nghệ An, điều gì sẽ xảy ra?
Ông Long ví dụ: Hà Nội khuyến khích chọn uống bia Trúc Bạch, Nam Định vận động dùng bia Nada, Thừa Thiên Huế ưu tiên Huda, Đà Nẵng thích Larue,... Người dân mỗi tỉnh thành chỉ ưu tiên sử dụng hàng hóa của tỉnh mình sản xuất, điều có tạo ra sự phân biệt, kỳ thị hàng hóa giữa người dân các tỉnh thành hay không?
"Đây có phải là khởi nguồn cho tính cục bộ địa phương?" - Luật sư Phạm Thành Long nhấn mạnh.

 
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường cũng vừa ban hành Công văn 5290 yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị; các tổ chức chính trị xã hội và các hội doanh nghiệp trên địa bàn chung tay góp sức hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida.
Theo công văn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và người dân đồng hành cùng doanh nghiệp bằng việc ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida. Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như các loại bia trên.
Công văn này cũng giao các cơ quan khối tuyên truyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội doanh nghiệp... tích cực vận động các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn ưu tiên giới thiệu, mời gọi và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bia sản xuất trong tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm của nhà sản xuất đến với khách hàng, du khách…
Đồng thời giao các sở, ban ngành… hằng tháng, hằng quý, hằng năm phải báo cáo tình hình thực hiện việc này về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương tỉnh Nghệ An)

Thứ Bảy, ngày 30/8/2014 - 11:02
 Theo Khánh Công (VN Media)

Bồi thường cho... người đã qua đời!

Năm 1993, ông Lê Văn Biện được UBND huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho thửa đất số 291, diện tích 4.300 m2 tại ấp Mỹ An, xã Tân Mỹ. Vào năm 2000, ông Biện mất. Năm 2007, vợ ông - bà Trương Thị Lệ - cũng qua đời.

Năm 2010, UBND huyện Trà Ôn có nhu cầu thu hồi thửa đất trên để xây cầu Tân Mỹ. Do không nắm thông tin bà Lệ đã mất, ngày 4-10-2010, UBND huyện ban hành Quyết định số 5709/QĐ-UBND “Phê duyệt phương án bồi thường cho bà Trương Thị Lệ để thu hồi đất xây dựng công trình cầu Tân Mỹ”. Một thời gian sau, UBND huyện có thư mời bà Lệ đến nhận tiền bồi thường.

Cầu Tân Mỹ xây trên đất của gia đình ông Thuận nhưng gia đình ông không nhận được quyết định cưỡng chế lẫn tiền bồi thường
Cầu Tân Mỹ xây trên đất của gia đình ông Thuận nhưng gia đình ông không nhận được quyết định cưỡng chế lẫn tiền bồi thường

Ông Lê Minh Thuận (con của bà Lệ) cho biết rất bất ngờ trước quyết định trên bởi trước đó, UBND huyện Trà Ôn không hề ra quyết định thu hồi đất của gia đình ông. Ông Thuận khiếu nại và ngày 18-3-2014, trong khi UBND huyện chưa giải quyết xong khiếu nại của ông Thuận thì đơn vị thi công cầu Tân Mỹ đóng cọc móng cầu. Gia đình ông Thuận phản ứng thì ngày 16-7-2014, UBND huyện đưa người đến cưỡng chế, giao khu đất của gia đình ông Thuận cho đơn vị thi công. “Việc cưỡng chế này rất khó hiểu vì các cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định cưỡng chế. UBND huyện chỉ ra thông báo số 112/TB-UBND về việc bảo vệ thi công công trình cầu Tân Mỹ mà thôi” - ông Thuận bức xúc.

Trả lời thắc mắc của gia đình ông Thuận, ông Nguyễn Thanh Triều, Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn, cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện rà soát lại trình tự thủ tục của việc cưỡng chế đất trên. Nếu sai thì phải sửa kịp thời.

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, pháp luật quy định phải có quyết định thu hồi đất làm căn cứ thì mới ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường thì không thể ban hành cho người đã chết mà phải ban hành cho các hàng thừa kế của người đã chết. Ngoài ra, chỉ dựa vào thông báo bảo vệ công trình cầu Tân Mỹ để đưa lực lượng đến cưỡng chế đất của người dân là không đúng pháp luật.
Thứ Năm, 22:46  28/08/2014
 Bài và ảnh: Nhật Thanh
Theo Người lao động

Trung Quốc không tha thứ cho việc "lợi dụng Hồng Kông"

(NLĐO) - Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo bất kỳ nỗ lực nước ngoài nào định can thiệp vào quyết định quan trọng về tương lai chính trị của đặc khu Hồng Kông vào ngày 31-8.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, một người phát ngôn giấu tên từ Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, Ma Cau và Đài Loan, cho biết Trung Quốc sẽ “phản kháng mạnh mẽ” đối với bất kỳ “lực lượng bên ngoài” nào can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã hôm 29-8, phát ngôn viên nói trên nói “một số người” bỏ qua lợi ích lâu dài của Hồng Kông và các quy định của Luật cơ bản, “thông đồng với các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào chính quyền đặc khu này”.

Bắc Kinh nhấn mạnh sẽ không tha thứ cho việc dùng Hồng Kông như bàn đạp hòng “phá hoại và thâm nhập đại lục”. Việc đó “không chỉ làm suy yếu sự ổn định và phát triển của Hồng Kông mà còn biến Hồng Kông thành chiêu bài để phá hoại và xâm nhập vào đại lục. Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được” – người phát ngôn nói.
Hàng ngàn người biểu tình tuần hành khắp đường phố Hồng Kông ngày 1-7.Ảnh: REUTERS


Phát ngôn viên không nêu đích danh bất kỳ quốc gia nào. Trước đây, hồi tháng 9-2013, Trung Quốc phản đối can thiệp của nước ngoài vào những vấn đề nội bộ của Hồng Kông sau khi một phái viên Mỹ đưa ra những nhận xét đối với đặc khu này.

Phát biểu trước Phòng Thương mại Mỹ ở Hồng Kông, phái viên Mỹ Clifford Hart cho biết ông hoan nghênh quyết định của chính quyền Bắc Kinh về việc áp dụng cơ chế phổ thông đầu phiếu vào cuộc bầu cử người đứng đầu vào năm 2017 và các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2020.

Tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ trên cho thấy sự lo lắng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước khi công bố nghị quyết về việc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào ngày mai (31-8). Hiện các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền quốc tế đang chờ đợi thông báo chính thức này.

Thông tin rò rỉ cho hay chỉ 2-3 ứng cử viên được chạy đua cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 sau khi được một ủy ban thân Bắc Kinh thông qua.
Thứ Bảy, 15:33  30/08/2014
H.Bình (Theo Reuters, Sina)

Người giữ tiền cho Kim Jong Un "cuỗm tiền" bỏ trốn

Đại diện cấp cao tại ngân hàng Joson Daesong của CHDCND Triều Tiên ở đông bắc nước Nga đã ôm khoảng 5 triệu USD tiền "ngân quỹ riêng" của lãnh đạo KimJong Un  bỏ trốn.

Lãnh đạo Kim Jong Un được cho là có ngân quỹ riêng hàng tỉ USD - Ảnh:AFP 
Ngày 29-8, báo JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) cho biết ông Yun Tae-Hyong đã bất ngờ biến mất ở thành phố Nakhoka và có tin cho rằng điểm đến cuối cùng của ông Yun sẽ là Hàn Quốc.
Yun là chủ tịch của ngân hàng này và cũng là người có trách  trách nhiệm gây quỹ và quản lý các nguồn  ngân quỹ cá nhân của lãnh đạo Kim Jong Un.
Báo này cho biết trước đó có dấu hiệu cho thấy quan chức Yun đã  xin được tị nạn ở nước ngoài dù Bình Nhưỡng cũng từng thông qua các kênh ngoại giao yêu cầu chính quyền nước sở tại bắt và dẫn độ ông Yun về CHDCND Triều Tiên.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ vụ việc và đánh giá khả năng liệu ông Yun có trốn sang Hàn Quốc như tin đồn hay không.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc ước tính khi cố lãnh đạo Kim Jong Il qua đời năm 2011, ông đã để lại cho con trai khoảng 4 tỉ USD trong các tài khoản bí mật ở các ngân hàng châu Âu.
Giới chức tài chính quốc tế từ lâu đã theo dõi rất sát hoạt động của ngân hàng Joson Daesong.
Ngân hàng này cũng bị Bộ tài chính Mỹ đưa vào danh sách đen từ tháng 11-2010 vì đã “tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án tài chính bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên”.
Thứ Bảy, ngày 30/8/2014 - 20:31
Theo MỸ LOAN/TTO

Giới trẻ Việt Nam 'mộng mị, mơ hồ, không lối thoát'

Người đoạt giải nhất “Văn học tuổi 20” nhận xét

SÀI GÒN (NV) - Liền sau khi kết quả được công bố, cậu thanh niên Ðỗ Minh Quân đoạt giải thưởng“Văn học tuổi 20” lần thứ 5 đã bán hết sạch tác phẩm đoạt giải của mình.

Tác giả ký tên trên sách theo yêu cầu của người hâm mộ. (Hình: báo Tuổi Trẻ)


Ðỗ Minh Quân, 23 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội đoạt giải này với tác phẩm mang tựa đề “Người ngủ thuê.” Ðây là một giải văn học do báo Tuổi Trẻ cùng với một nhà xuất bản và Hội Nhà Văn Sài Gòn tổ chức.

Sau buổi lễ trao giải, theo báo Tuổi Trẻ, anh sinh viên Ðỗ Minh Quân, tức tác giả Nhật Phi, đã “mỏi tay” để ký tên trên trang đầu cuốn sách theo yêu cầu của người hâm mộ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời tác giả Nhật Phi cho biết, anh đã mê viết văn từ lúc lên 6 tuổi và tác phẩm “Người ngủ thuê” là truyện dài hoàn chỉnh đầu tiên của anh.

Minh Quân tâm sự, “Tôi đọc truyện Nhật, thấy họ khai thác yếu tố giả tưởng để nói về cuộc sống thực tại.” Từ một yếu tố khá bất ngờ, anh phát giác ra rằng anh thì quá rảnh có thể “ngủ giùm” cho người bạn lúc nào cũng bận, anh bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tay.

Theo anh, câu chuyện của anh bộc lộ trạng thái chung của giới trẻ Việt Nam hiện nay là hoang mang.

Anh bày tỏ sự bất bình khi nghĩ rằng có vẻ như cả một xã hội Việt Nam đang đẩy người trẻ đến những giấc ngủ chán chường như thế. Anh chỉ trích tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, mà anh tin rằng không phải là lỗi của sinh viên. Theo Minh Quân, lớp trẻ Việt Nam đã được sinh ra, lớn lên, rồi bị bỏ rơi.

Qua câu chuyện, Minh Quân bộc lộ suy nghĩ về điều bất hợp lý trong xã hội: Người quá thừa thãi thời gian, người khác thì lại rất thiếu.

Cuối cùng, theo anh, giới trẻ Việt Nam không được “sống cuộc sống của chính mình.” Nhận định này được Minh Phi giải thích rằng, chỉ vì người trẻ luôn luôn bị người lớn buộc phải tuân thủ mọi thứ, từ tiêu chuẩn này đến tiêu chuẩn kia. Có người bị buộc phải thi vào một ngôi trường, theo học một ngành nào, làm một việc gì sau khi tốt nghiệp, và phải kết hôn với một người nào đó hoàn toàn theo ý muốn, và sự sắp đặt của người khác.

Theo anh, đó là kiểu sống đầy chán chường, khiến người trẻ ở Việt Nam hiện nay, như chìm vào một giấc ngủ mộng mị, mơ hồ, không lối thoát. (PL)
08-29-2014 4:04:15 PM
TheoNgườiViệt

Tàu chở dầu của người Kurd 'biến mất' ngoài khơi Texas

HOUSTON, Texas (Reuters) - Một chiếc tàu chở số dầu trị giá khoảng $100 triệu của chính quyền khu vực tự trị Kurd ở Iraq đã “biến mất” khỏi hệ thống định vị bằng vệ tinh khi nó đang ở ngoài khơi Texas, Hoa Kỳ.

Ðây được coi là diễn tiến mới nhất trong vụ “trốn tìm” giữa chính quyền Baghdad và người thiểu số Kurd.

Tàu chở dầu United Kalavrvta. (Hình: AP/Photo)

Hệ thống AIS, được Tuần Duyên Mỹ cũng như các công ty hàng hải dùng để định vị tàu thuyền trên biển, hôm Thứ Năm đã không còn thấy vị trí của chiếc United Kalavrvta, vốn chở theo 1 triệu thùng dầu thô, chiếm 95% trọng tải khi chiếc tàu biến mất.

Một số tàu dầu khác chở dầu từ Iran hay khu vực của người thiểu số Kurd tại Iraq đã bơm dầu sang nơi chứa khác sau khi tắt máy phát tín hiệu, khiến việc theo dõi chiếc tàu khó khăn hơn.

Nhiều ngày trước đây, chiếc Kamari chở dầu từ khu vực người Kurd đã biến mất khỏi hệ thống định vị khi ở vào vị trí phía Bắc bán đảo Sinai thuộc Ai Cập. Ít ngày sau đó, người ta thấy lại chiếc tàu này, trống không, ở nơi gần Israel.

Và hồi cuối Tháng Bảy vừa qua, chiếc tàu dầu United Emblem đã chuyển một phần số dầu chở theo, cũng lấy từ vùng Kurd, sang một tàu khác ở Biển Ðông.

Chính quyền Baghdad, vốn cho mình có độc quyền xuất cảng dầu thô khai thác trong nước, đã đưa đơn kiện tại tòa án Mỹ nhằm lấy lại quyền sở hữu số dầu trên chiếc United Kalavrvta và ngăn không cho chính quyền vùng Kurd bán số dầu này. Dân Kurd cho hay việc khai thác và bán dầu thô này góp một phần quan trọng để đạt được ước mơ độc lập của họ.

Tòa án Mỹ hôm Thứ Hai bác bỏ yêu cầu ra lệnh tịch thu số dầu nói trên, với lý do là tàu ở khu vực cách bờ biển Mỹ gần 100 km nên không thuộc thẩm quyền chế tài pháp lý.

Tòa này đề nghị chính quyền Baghdad đưa đơn kiện trên lý lẽ họ mới là chủ nhân số dầu trên chiếc United Kalavrvta. Baghdad sau đó có thể đưa đơn kiện bất cứ ai mua số dầu này. (V.Giang)
08-29- 2014 12:31:35 PM 

PICS:Trung Quốc khiếp sợ “Hung thần tàu ngầm” P-8A Poseidon Mỹ

(Baodatviet) - Với khả năng phát hiện tàu ngầm siêu việt, vũ khí săn ngầm mạnh mẽ, P-8A Poseidon của Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của lực lượng tàu ngầm TQ.
Trung Quốc sợ lộ bí mật căn cứ tàu ngầm Tam Á?
Hồi tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc đã áp sát máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ, khi nó đang tuần tiễu trong không phận quốc tế trên biển Đông.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, chiếc J-11BH Trung Quốc đã áp sát chiếc P-8A của hải quân Mỹ ở khoảng cách hết sức nguy hiểm, chỉ khoảng 15 mét, có lúc chỉ còn vẻn vẹn 6m. Cự ly này bị coi là cực kỳ nguy hiểm đối với an toàn bay, có thể gây ra những va chạm ngoài ý muốn dẫn đến thảm họa hàng không.
Chiếc tiêm kích này còn bay vòng quanh chiếc P-8A, lật nghiêng khoe vũ khí, thậm chí còn thực hiện một cú nhào lộn ngay trên đầu chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm, động thái được xem như đe dọa đối phương. Tuy nhiên, đội bay trên chiếc P-8A của Mỹ vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Trong một bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, một chuyên gia quân sự giấu tên nhận định, khả năng rất cao là máy bay Mỹ đã thả phao định vị thủy âm. Những thiết bị này được sử dụng với mục đích thu nhận tín hiệu có liên quan đến tàu ngầm như tiếng động của động cơ hoặc chân vịt.
Trong trường hợp này, có thể các tàu ngầm Trung Quốc phát hiện mối đe dọa và gọi không quân đến xua đuổi - chuyên gia này cho biết. Ông ta cũng xác nhận rằng, đối với quân đội Trung Quốc, hoạt động thả phao thủy âm là sự đả kích nghiêm trọng đối với lực lượng tác chiến ngầm nước này.
P-8A Poseidon có tính năng vượt trội “người tiền nhiệm” P-3C Orion
P-8A Poseidon có tính năng vượt trội “người tiền nhiệm” P-3C Orion
Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm ở vịnh Á Long - Tam Á trên đảo Hải Nam. Căn cứ tàu ngầm trong vịnh Á Long, hướng ra biển Đông này có thể chứa được cả tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm thông thường. Vì vậy, mọi động thái liên quan đến tàu ngầm ở khu vực này đều là lĩnh vực có độ bảo mật cao nhất.
Sự xuất hiện của các máy bay do thám thông thường của Mỹ ở khu vực biển Đông đã là dấu hiệu đáng quan ngại với Trung Quốc chứ đừng nói là loại máy bay tuần tiễu chống ngầm hiện đại nhất, có tính năng vượt trội P-3C Orion là P-8A Poseidon. Vì vậy, hành động thăm dò tín hiệu tàu ngầm của nó sẽ làm cho Bắc Kinh hết sức quan ngại.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ phản đối tất cả các chuyến bay do thám điện tử của Mỹ cũng như hoạt động giám sát bằng tàu trên vùng trời, vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách. Trong khi đó Mỹ khẳng định hoạt động giám sát được thực hiện trên không phận, hải phận quốc tế, vì vậy không xâm phạm không phận Trung Quốc và không vi phạm luật pháp quốc tế hay.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm Mỹ giăng lưới bắt tàu ngầm Trung Quốc
Chiếc P-8A bị Trung Quốc đe dọa thuộc phi đội 6 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm đầu tiên Mỹ triển khai tới châu Á-Thái Bình Dương, được triển khai tại căn cứ không quân Kadena ở Okinawa - Nhật Bản. Chúng sẽ hỗ trợ các hoạt động giám sát hàng hải và là một phần của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Với phạm vi hành trình tới 11.000km, P-8A có thể tuần tiễu tới khu vực biển Đông
Với phạm vi hành trình tới 11.000km, P-8A có thể tuần tiễu tới khu vực biển Đông
P-8 được triển khai vào tháng 12-2013, sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Cả Tokyo và Washington khẳng định họ không có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định của Trung Quốc trong khu vực này, trong khi Bắc Kinh đã đe dọa sử dụng vũ lực để duy trì quyền kiểm soát hầu hết biển Hoa Đông.
Như vậy là đã rõ, việc Mỹ triển khai máy bay trinh sát chống ngầm thế hệ mới nhất đến Nhật chẳng qua cũng chỉ là động thái nhằm vào Trung Quốc mà thôi. Hiện khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, chỉ có Bắc Kinh là có lực lượng tàu ngầm hùng hậu với hơn 70 chiếc.
Với tính năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm rất tốt cùng với khả năng tấn công đối ngầm, đối hải mạnh mẽ, không cần gần 100 chiếc P-3C Orion của Nhật, chỉ cần 6 chiếc P-8A Poseidon này cũng có thể khống chế hoàn toàn tàu ngầm Trung Quốc ra, vào biển Hoa Đông.
Việc nước này đang nỗ lực đẩy mạnh đóng thêm tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Type 094 (lớp Tấn) và nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới (Type 095), đồng thời mua sắm tàu ngầm AIP lớp Amur-1650 của Nga đang làm dấy lên mối quan ngại cho các nước trong khu vực. Và tất nhiên là chúng sẽ là mục tiêu “bắt chết” của lực lượng săn ngầm Mỹ. 
Động thái này của Mỹ cũng được coi là sự đáp trả mạnh mẽ đối với hành động cử máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong “Vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và hàng loạt vụ tàu ngầm Trung Quốc áp sát khu tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.
P-8A Poseidon có khả năng mang tới 5,5 tấn vũ khí, nhiều hơn cả các máy bay chiến đấu hạng nhẹ
P-8A Poseidon có khả năng mang tới 5,5 tấn vũ khí, nhiều hơn cả các máy bay chiến đấu hạng nhẹ
Việc triển khai các loại máy bay này làm cho các tàu ngầm của Trung Quốc không còn cảm giác an toàn trên vùng biển của chính mình. Đây chẳng qua cũng là mũi tên trúng 2 đích của Mỹ: vừa trấn an đồng minh, vừa phá hoại chiến lược “chống xâm nhập/khu vực cấm” (A2/AD) của Trung Quốc.
Hiện nay, P-8A Poseidon đã được xuất khẩu ra nước ngoài cho các đồng minh thân cận và khách hàng đầu tiên là Ấn Độ. Hải quân nước này đã ký hợp đồng đặt mua 8 chiếc thuộc phiên bản xuất khẩu của P-8A là P-8I Neptune, hiện Mỹ đã bàn giao cho hải quân nước này tới chiếc thứ 4.
Việc Mỹ bán máy bay tuần tiễu chống ngầm hết sức tiên tiến cho New Dehli cũng nhằm mục đích xây dựng mạng lưới giám sát tàu ngầm Trung Quốc trên cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngay khi nhận các máy bay này, Ấn Độ đã điều động chúng đến bảo vệ không phận và hải phận Ấn Độ trên biển Ấn Độ Dương.
P-8A xứng danh “Hung thần tàu ngầm Trung Quốc”
P-8A Poseidon là loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc “Kế hoạch nghiên cứu MMA” (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ tuần tiễu chống ngầm.
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009, biên chế vào năm 2011. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A “Poseidon” tham gia chính là cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11-7 đến 2-8 tại Honolulu - Hawai.
P-8A có khả năng chống hạm mạnh mẽ với tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-8A có khả năng chống hạm mạnh mẽ với tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-8A có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phạm vi hành trình lớn, P-8A có thể quần thảo toàn bộ khu vực biển Hoa Đông, xa hơn nữa, nó còn có thể với tay tới tận khu vực biển Đông. Một chiếc P-8A xuất phát từ căn cứ Okinawa chỉ mất thời gian khoảng 20 phút là có thể tới tuần tiễu, săn lùng tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực eo biển Đài Loan.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8A được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8A là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km).
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8A bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển cực kỳ tiên tiến AN/APY-10 của hãng Raytheon.
Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Một chiếc P-8I trong biên chế lực lượng không quân của hải quân Ấn Độ
Một chiếc P-8I trong biên chế lực lượng không quân của hải quân Ấn Độ
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng…
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8A có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...
P-8A lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: các loại bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84E SLAM, khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8A là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m.
Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao. Một khi ngư lôi biến tốc Mk-54 đã phóng đi, tàu ngầm đối phương không thể chạy thoát được. Vì vậy, P-8A Poseidon được hải quân Mỹ ưu ái đặt cho biệt danh “Hung thần của tàu ngầm Trung Quốc”.
Thiên Nam

Chiến binh IS lên sóng CNN tố cáo Mỹ

(Baodatviet) - "Tôi đến từ miền Nam nước Anh, có cuộc nhàn nhã, có một chiếc xe hơi. Nhưng vấn đề là: bạn không thể thực hiện lý tưởng của đạo Hồi ở đó".
Luật lệ Hồi giáo được thực thi

Đây là cuộc phỏng vấn với Abu Bakr và Abu Anwar, bí danh của hai phiến quân, được CNN thực hiện qua hệ thống Skype. Tại căn cứ phía Bắc Syria, hai người này ngồi xuống và chỉnh lại khăn trùm mặt cẩn thận. Một khẩu AK-47 được đặt giữa họ một cách chủ tâm.
Abu Bakr không tiết lộ mình đến từ đâu nhưng Abu Anwar nói anh ta là người gốc Anh. "Tôi đến từ miền nam nước Anh. Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu... Chúng tôi thấy tất cả xung quanh là điều xấu. Chúng tôi thấy những kẻ xâm hại trẻ em. Chúng tôi thấy tình dục đồng giới. Thấy tội ác. Và chúng tôi không thể làm gì vì chúng tôi phải tuân theo luật lệ của những người không theo đạo Hồi", Abu Anwar nói thêm.
Ban đầu, Abu Bakr và Abu Anwar đến Syria để gia nhập đội quân chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al Assad, nhưng hiện giờ họ tin rằng việc thiết lập vương quốc Hồi giáo là mục tiêu quan trọng hơn.
Khi được hỏi muốn nhắn nhủ gì tới bạn bè ở quê nhà, Abu Anwar nói anh ta muốn kêu gọi họ gia nhập phiến quân. "Hãy rời khỏi vùng đất bội tín và đến vùng đất của đạo Hồi. Chúng tôi có một Nhà nước Hồi giáo tại Raqqa. Tôi kêu gọi tất cả những bạn bè theo đạo Hồi hãy thực hiện chuyến đi linh thiêng tới các nước theo đạo Hồi này".
Khi được hỏi về đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ James Foley mới đây, Abu Anwar cho biết anh ta xem ở căn cứ cùng các phiến quân khác, "Cảm giác đầu tiên của tôi là việc hành hình Foley là lời đáp trả trực tiếp với những tội ác mà Mỹ thực hiện, chống lại Nhà nước Hồi giáo".
"Chúng tôi nghĩ Nhà nước Hồi giáo thực sự không có sự lựa chọn nào khác. Mỹ có công nghệ nhưng không có nghĩa là họ có thể yêu cầu bất kỳ nước nào (làm gì) và đánh bom bất kỳ nơi nào họ muốn và kiên quyết thực hiện mọi mục tiêu của mình. Nhà nước Hồi giáo cố gắng đàm phán để trao đổi tù binh, đàm phán để đổi lấy tiền chuộc nhưng rồi Mỹ quá kiêu ngạo như bạn thấy đấy. Chúng tôi nghĩ điều đó (hành quyết Foley) là xác đáng và chúng tôi nghĩ James đã tự nói rằng với mình rằng kẻ thực sự giết anh ta chính là Mỹ", Abu Bakar cho biết.
Theo Abu Anwar, việc cắt cổ kẻ thù là cách hành quyết của đạo Hồi, các chiến binh rất vui lòng thực hiện điều đó để làm "hài lòng" Thánh Allah. "Tôi muốn gặp Thánh Allah và nói về những điều tôi đã làm cho tôn giáo của ông. Tôi hy vọng Thánh Allah sẽ cho tôi cơ hội làm điều mà người anh em của chúng tôi đã làm với Foley. Không phải Foley thì là lính khác của Mỹ hoặc của Bashar Al Assad. Đôi tay tôi sẵn sàng thực hiện hành động thiêng liêng này".
Khi phóng viên CNN đề cập việc Al Qaeda cũng phải lên án hành động hung ác của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, hai phiến quân giải thích đó là "sự khác biệt về chiến thuật". Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà đạo Hồi cho phép. Cuộc trò chuyện cho thấy Abu Bakr và Abu Anwar sẵn sàng chiến đấu đến cùng ở Syria, theo cái mà họ gọi là "Sứ mệnh tử vì đạo".
Hai chiến binh Hồi giáo trả lời phòng vẫn CNN
Hai chiến binh Hồi giáo trả lời phòng vấn CNN

Nhà nước Hồi giáo là ai? 

Đến nay, khi lực lượng của Nhà nước Hồi giáo (IS) đang chiếm thế thượng phong trước Quân đội Iraq, một câu hỏi lớn được đặt ra về nguồn gốc của IS. Theo đó, năm 2006, tổ chức Al-Qaeda ở Iraq được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI). Sau khi tiến vào Syria, nó được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS).
Vậy mục đích của IS là gì? IS muốn thiết lập một nhà nước Hồi giáo trong khu vực. IS cũng bắt đầu áp đặt luật Hồi giáo Sharia ở các thị trấn mà họ kiểm soát. Học sinh nam và nữ không được học cùng trường, phụ nữ phải trùm khăn ở những nơi công cộng. Tòa án Sharia phải thực thi những điều luật tàn bạo.
Hiện ISIL được coi là nhóm khủng bố "giàu nhất thế giới". Theo International Business Times, ISIL đã trở nhóm khủng bố giàu nhất thế giới với tổng tài sản lên đến 429 triệu USD.
Ngoài số lượng tiền mặt, ISIL còn thu giữ một số lượng lớn vàng từ các ngân hàng. Ước tính lượng tiền bị ISIL chiếm đoạt tương đương với ngân khố của các nước nhỏ như Tonga, Kiribati, các quần đảo Marshall và Falkland.
Trong khi đó, Taliban được cho là chỉ sở hữu khoảng 70-400 triệu USD, trong khi Al-Qaeda chỉ có ngân sách 30 triệu USD vào thời điểm xảy ra các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ ngày 11/1/2001.
Các chuyên gia Israel cho rằng IS có thể vươn rộng ra khu vực, đe dọa Jordan với mục tiêu thành lập nhà nước khu vực theo luật Hồi giáo, và là mối lo thực sự đối với Nhà nước Do Thái. Hiện nay IS đang áp sát thủ đô Baghdad và theo kế hoạch của nhóm này, IS sắp mở đợt tấn công vào Baghdad.

Ngọc Hòa
 (Tổng hợp CNN/VNE, ĐVO
)

Xuất hiện xe bọc thép, TQ hết kiên nhẫn với Hồng Kông?

(Baodatviet) - Một số xe bọc thép của PLA di chuyển qua khu vực trung tâm Hồng Kông đúng vào thời điểm Trung Quốc đang bàn chuyện bầu lãnh đạo đặc khu này.
Ngày 28/8, tờ Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, một số xe bọc thép của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện tại khu vực Jordan và Du Ma Địa, bán đảo Cửu Long – Hồng Kông, thu hút sự chú ý lớn của người dân.
Những chiếc xe bọc thép được trang bị súng xuất hiện vào thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp kéo dài 1 tuần về vấn đề bầu chọn người lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, kéo dài từ ngày 25-31/8.
Xe bọc thép PLA di chuển trên đường Jordan, bán đảo Cửu Long hôm 28/8. Ảnh: Apple Daily
Xe bọc thép PLA di chuển trên đường Jordan, bán đảo Cửu Long hôm 28/8. Ảnh: Apple Daily
Theo lời lãnh đạo cơ quan an ninh Hồng Kông Ambrose Lee phát biểu từ năm 2012, lực lượng PLA vẫn thường xuyên di chuyển qua lại giữa các doanh trại vài tháng một lần. Do vậy, sự xuất hiện của những chiếc xe bọc thép lần này có thể cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, sự có mặt của loại thiết bị quân sự hạng nặng vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay phần nào làm dấy lên tâm trạng bất an của người dân Hồng Kông. Dù chính phủ Trung Quốc cam kết để người dân Hồng Kông tự bầu lãnh đạo của mình vào năm 2017 nhưng vẫn khăng khăng đòi rà soát danh sách ứng viên thông qua một ủy ban đề cử ủng hộ Bắc Kinh.
Đến ngày 27/8, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc đã quyết định hạn chế các cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu này năm 2017 gói gọn trong những ứng cử viên trung thành với Bắc Kinh.
Đài phát thanh RTHK của Hồng Kông dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, trong nghị quyết dự thảo công bố trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc, Trung Quốc chỉ cho phép 2-3 ứng cử viên chạy đua cuộc bầu cử ở Hồng Kông năm 2017 và không cho phép các chỉ định mở rộng.
Thông báo chính thức được công bố vào ngày 31/8, tuy nhiên nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục giữ lập trường như vậy hẳn sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong bối cảnh làn sóng phản đối dâng cao tại Hồng Kông.
Phong trào ủng hộ dân chủ Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người ở quận tài chính của Hồng Kông nếu phán quyết của Bắc Kinh về tương lai chính trị của Hồng Kông không hợp lý.
Lực lượng cảnh sát Hồng Kông với 28.000 người đang tiến hành các cuộc tập trận kiểm soát đám đông. Cùng với đó, việc xuất hiện các xe bọc thép trên đường phố Hồng Kông khiến nhiều người lo ngại chính phủ Trung Quốc đang muốn phô trưng lực lượng, răn đe phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, thậm chí có thể mạnh tay khi cần.
Dường như sự mềm mỏng của Trung Quốc đối với Hồng Kông đang ngày càng giảm đi. Bằng chứng là trong cuộc biểu tình hồi đầu tháng 7 với sự tham gia của hàng trăm nghìn người, hơn 500 người đã bị bắt giữ với cáo buộc "tụ tập trái phép và cản trở cảnh sát".
Theo mô tả của các nhân chứng, khi cảnh sát tiến hành giải tán, nhiều người biểu tình đan tay vào nhau, đấm đá, gào thét để chống trả nhưng cuối cùng họ vẫn bị khiêng lên xe. Truyền thông quốc tế cho biết, đến ngày 2/7, khoảng 50 người đã được thả, số còn lại chưa biết sẽ bị giam giữ đến khi nào.
Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997. Trưởng Đặc khu hành chính hiện nay của Hồng Kông – ông Lương Chấn Anh do một ủy ban thân Bắc Kinh bầu ra với sự phê chuẩn của Bắc Kinh.
Dù Bắc Kinh cam kết vào năm 2017 người dân Hồng Kông sẽ được chọn lãnh đạo song phần lớn người dân Hồng Kông đều cho rằng không thể chấp nhận được điều kiện của Bắc Kinh đưa ra, đó là những ứng cử viên tham dự cuộc bầu cử này sẽ là những người do Bắc Kinh lựa chọn.
Rõ ràng Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán khó Hồng Kông. Chính quyền Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi hành động bởi Hồng Kông giàu có và là một mũi nhọn kinh tế của Trung Quốc.
Chấp nhận những tiếng nói cải cách ở Hồng Kông là đụng chạm tới mô hình “một nhà nước hai chế độ” tồn tại suốt 17 năm qua và có thể dẫn tới thay đổi cơ bản liên hệ ràng buộc chính trị, pháp lý giữa Hồng Kông và đại lục. Đó là chưa kể nhượng bộ ở Hồng Kông rất có thể sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyền trong đại lục.
Một điều cần lưu ý là chính quyền Bắc Kinh đang tỏ ra cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại nên không dễ gì thỏa hiệp với Hồng Kông. Bởi thế, tình hình ở Hồng Kông chắc hẳn không thể lắng dịu một sớm một chiều.

Minh Thái

Mỹ chỉ trích Trung Quốc khiêu khích, gây rối biển Đông

(BaoDatViet) - Đô đốc Samuel Locklear cho rằng TQ cần hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà không gây sức ép thay vì làm gia tăng căng thẳng.

Cụ thể, AP dẫn lời Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear ngày 28/8 khẳng định, Trung Quốc cần từ bỏ các hành động gần đây nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, đồng thời coi đó là những hành động khiêu khích và gây chia rẽ.

Đô đốc Samuel Locklear cũng chỉ trích những hành động vừa qua của Trung Quốc ở biển Đông là mang tính "khiêu khích" và "gây rối".

Phát biểu với báo giới, ông Locklear nói: "Trung Quốc là một nước lớn. Họ phải có trách nhiệm đi đầu trong cuộc tranh chấp này để đạt được một thỏa hiệp về những vấn đề khó khăn này với các quốc gia láng giềng".

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear

Đô đốc Locklear cũng viện dẫn một loạt bước đi của Trung Quốc nhằm gây gia tăng căng thẳng, trong đó có cả hành động triển khai giàn khoan Hải Dương-981, tiến hành nạo vét ở các đảo và bãi đá ngầm tranh chấp, ban hành những đạo luật mới để điều hành các khu vực tranh chấp và "thiếu thiện chí hướng tới các diễn đàn luật pháp quốc tế".

Ngoài ra, Đô đốc Locklear cũng kêu gọi các bên tranh chấp tránh các hành động mang tính khiêu khích, tránh làm tình hình thêm phức tạp có thể dẫn đến vũ lực.

Cùng ngày, hãng tin Bloomberg dẫn lời một đại tá về hưu giấu tên của Trung Quốc nói quân đội nước này có thể lập vùng nhận diện phòng không ở đảo Hải Nam để bảo vệ căn cứ tàu ngầm trong bối cảnh Bắc Kinh tố máy bay do thám Mỹ thường xuyên hoạt động trong khu vực.

Tránh hành động leo thang mới tại biển Đông

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ lên tiếng kêu gọi Trung Quốc dừng những hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, Quốc họi cũng như chính quyền và ngành ngoại giao Mỹ đã liên tục tố cáo Trung Quốc có những hành động khiêu khích làm tình hình biển Đông bất ổn.

Cụ thể, tại chuyến viếng thăm Trung Quốc, nêu quan điểm riêng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước khác trên biển Đông và biển Hoa Đông, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cho biết, ần phân biệt rõ tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và tranh chấp giữa Bắc Kinh với các láng giềng nhỏ hơn ở biển Đông.

Tàu cá là một trong những chiến thuật tranh chấp biển đảo được Trung Quốc áp dụng trên Biển Đông.
Tàu cá là một trong những chiến thuật tranh chấp biển đảo được Trung Quốc áp dụng trên Biển Đông.

“…Nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh luận quanh một vài hòn đảo, phần còn lại của thế giới có thể sẽ ngồi xem bởi vì chúng tôi cảm thấy các bạn đang tranh luận về việc sở hữu nhiều hơn hay ít hơn hoặc thậm chí là thảo luận điều kiện ngang hàng nhau để giải quyết vấn đề”, ông Bill Clinton nói.

Tuy nhiên, khi đánh giá vấn đề Trung Quốc và Việt Nam, Philippines ở biển Đông, cựu Tổng thống Mỹ lại thấy khác biệt.

Cựu Tổng thống Bill Clinton nói: “Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương nhưng các nước khác không đồng ý và một số nước trong số họ nhỏ hơn nhiều so với vị thế của Trung Quốc. Người Mỹ chúng tôi quan niệm rằng chúng tôi không quan tâm những vấn đề gì cần giải quyết nhưng phải có sự phân tích rõ để Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ khác không bị choáng vì sự khác biệt về “kích thước” giữa họ và Trung Quốc”.

Trung Quốc: Mỹ châm ngòi cuộc đối đầu mới ở Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra trước đó tại Washington, bà Marie Harf, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định về việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã xác nhận rằng Biển Đông vào thời điểm hiện nay có “hơi khác” so với lúc Trung Quốc gia tăng các hành động gây “căng thẳng” và “bất ổn định” nhằm mục tiêu “thay đổi nguyên trạng."

Dù ghi nhận là tình hình căng thẳng đã giảm phần nào, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi các bên dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, và tránh “mọi hành động leo thang mới."

Hà Anh

Dân thuê 3 ôtô đi xem xử đánh chết "cẩu tặc"

(Baodatviet) - Từ Quảng Trị, hàng trăm người dân đã thuê 3 chiếc ô tô vào Đà Nẵng xem xử vụ đánh chết trộm chó.
Sáng 29/8, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án Cố ý gây thương tích. 10 bị cáo trong vụ án này liên quan đến việc đánh chết 2 nghi can trộm chó tại làng Nhĩ Trung (xã Gio Thành, huyện Gio Linh, Quảng Trị) gây chấn động, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Ba ôtô được người dân thuê vào Đà Nẵng tham dự phiên tòa ngày 29/8.
Ba ôtô được người dân thuê vào Đà Nẵng tham dự phiên tòa ngày 29/8.
Người dân thôn Nhĩ Trung, xã Gio Thành thuê 3 chiếc ôtô chở hàng trăm người vào Đà Nẵng để tham dự phiên tòa.
Cả làng phản đối mức án tội "đánh chết trộm chó"
Trước đó, ngày 28/3, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo bị Viện KSND tỉnh truy tố về tội “cố ý gây thương tích” trong vụ án cả làng đánh chết 2 nghi phạm trộm chó xảy ra hồi tháng 8/2012.
Tháng 11/2013, TAND Quảng Trị mở phiên xét xử lần thứ nhất nhưng trả hồ sơ, điều tra bổ sung vì có nhiều người tự nhận có đánh 2 kẻ trộm chó.
Theo lời khai tại tòa, tối 28/8/2012, Nguyễn Đăng Trường (29 tuổi), Trần Văn Tiến (25 tuổi, cùng trú thôn Nhĩ Trung, Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị) rủ nhau mai phục những kẻ trộm chó.
10 bị cáo bị Viện KSND tỉnh truy tố về tội “cố ý gây thương tích”
10 bị cáo bị Viện KSND tỉnh truy tố về tội “cố ý gây thương tích”
Đến khoảng 1h30 ngày 29/2, Nguyễn Xuân Triều (42 tuổi) và Nguyễn Đăng Cường (32 tuổi, cùng trú huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đi xe máy vào thôn Nhĩ Trung với nhiều biểu hiện khả nghi.
Lúc này, Trường và Tiến phát hiện, đuổi theo và truy hô. Thấy động, dân làng Nhĩ Trung ùa ra và chặn bắt được Triều và Cường. Người dân bức xúc vì thường xuyên mất trộm chó nên đã lao vào đánh khiến cả hai tử vong.
Khai tại phiên tòa, Nguyễn Đăng Trường cho biết chỉ đánh nạn nhân 2 cái vào chân và đùi. Trần Văn Tiến dùng gậy tre đánh 3 cái vào chân, 2 cái khác vào xe máy và mũ bảo hiểm. Nguyễn Đăng Sơn (49 tuổi, nguyên công an thôn Nhĩ Trung) dùng chổi quét nhà đánh một cái vào chân. Tương tự, các bị cáo khác đều khai chỉ đánh 2-3 cái vào nạn nhân rồi bỏ đi...
Đến cuối giờ chiều 28/3, TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Trường 3 năm tù; Tiến, Trung, Hà, Lợi cùng lãnh 2 năm 6 tháng tù; Huấn, Bình, Kháng, Sơn cùng lãnh 2 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Đồng thời, các bị cáo còn liên đới bồi thường 69 triệu đồng tiền mai táng phí và cấp dưỡng cho 3 con nạn nhân 500 nghìn đồng/tháng/người.
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, hàng trăm người dân (chủ yếu là dân làng Nhĩ Trung) tham dự phiên tòa đã không ra về mà quyết ở lại sân tòa.
Còn tại phiên phúc thẩm lần này, HĐXX tiếp tục phân tích việc đánh chết người là vi phạm pháp luật. Cuối cùng, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận đơn kháng cáo, giảm án cho các bị cáo.
Cụ thể Trường từ 3 năm xuống còn 2 năm tù; Tiến, Trung, Hà, Lợi từ 2 năm 6 tháng xuống còn 2 năm; Huấn, Bình, Kháng, Sơn giữ nguyên 2 năm tù cho hưởng án treo.
Đánh chết trộm chó: 68 người bất ngờ tự thú
Được biết ngày 7/4, ông Phạm Văn Hùng, trưởng Công an xã Gio Thành (Gio Linh, Quảng Trị), cho biết đã nhận được 68 lá đơn của người dân thôn Nhĩ Trung (xã Gio Thành) tự thú về việc có đánh hai người nghi trộm chó khiến cả hai tử vong trong sự việc xảy ra rạng sáng 29/8/2012.
Ông Phạm Văn Hùng (trú tại thôn Nhĩ Hà, Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị) cho biết: "Sau khi tòa tuyên án với 10 bị cáo vụ đánh chết trộm chó, người dân không đồng ý với mức phạt ấy và cho rằng phạt như thế là nặng về pháp luật. Bây giờ người dân kêu oan bằng việc nộp đơn tự thú vì không đồng tình về bản án đấy.
Ông Nguyễn Đăng Hải bên chồng đơn tự thú của người dân Nhĩ Trung
Ông Nguyễn Đăng Hải bên chồng đơn tự thú của người dân Nhĩ Trung
Người dân làm vậy để bằng cách nào đó cơ quan pháp luật có thể làm giảm nhẹ hình phạt cho họ. Giúp họ có điều kiện ăn năn hối cải, làm lại cuộc đời.
Ông Hùng chia sẻ thêm: "Thực tế là việc làm đơn sẽ có hiệu quả, ít nhất bà con cứ làm đơn tự thú, hiệu quả có thế nào thì vẫn cứ làm để kêu oan cho những người kia"
Chị Nguyễn Thị Thương (người nộp đơn tự thú), trú tại thôn Nhĩ Trung bức xúc nói : "Người ta đến gây án ở thôn mình, nếu mình không đánh họ thì họ gây án mạng, họ bỏ đi thì mình biết gọi ai.....
Thanh Thảo (Tổng hợp TTTT, ĐVO)

Phó giám đốc nổ súng, hai người bị găm chục viên đạn chì

(Baodatviet) - Trong lúc lộn xộn, vị phó giám đốc đã dùng súng hoa cải mang theo bắn vào hai người, khiến người họ bị găm hàng chục viên đạn chì
Vị phó giám đốc có hành vi trên là ông Nguyễn Tiến Mạnh (trú thị trấn Đức An, huyện Đắk Song). Ông Mạnh nguyên là Phó giám đốc Công ty TNHH TM Đỉnh Nghệ (có trụ sở tại huyện Đắk Glong).
Vào chiều 25/6/2014,  4 nhân viên của Công ty TNHH TM Đỉnh Nghệ dùng dao, cưa xông vào rẫy của ông Phan Văn Khiếu (trú thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong) chặt phá hàng loạt cây trồng như tiêu, cà phê… Do 4 nhân viên này mang theo súng nên ông Khiếu không giám đứng ra ngăn cản.
Hàng chục vết đạn chì găm chằng chịt trên người 2 anh Tuấn và Lý.
Hàng chục vết đạn chì găm chằng chịt trên người 2 anh Tuấn và Lý.
Sau đó để có chứng cớ tố cáo, ông Khiếu đã gọi 2 anh Nguyễn Văn Tuấn và Võ Văn Lý (hàng xóm) đến chứng kiến vụ việc.
Tuy nhiên, khi 2 anh Tuấn và Lý vừa tới nơi thì bị 4 nhân viên này chửi bới, đòi hành hung dẫn đến xô xát.
Trong lúc lộn xộn, Nguyễn Tiến Mạnh, với chức vụ Phó giám đốc công ty đã bất ngờ dùng súng hoa cải mang theo bắn liên tiếp vào người 2 anh Tuấn và Lý, làm họ bị hàng chục viên đạn chì găm vào người nằm bất tỉnh tại chỗ.
Sáng ngày 29/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, sau một thời gian xác minh điều tra, đơn vị đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Tiến Mạnh
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp phó giám đốc  hành hung, đánh người. Mới đây cũng xảy ra vụ việc "Nữ giám đốc bị tố hành hung, giam lỏng nhân viên".

Ngày 21/8, chị Phạm Thị Phiếm (24 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh việc bị bà Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Ái (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) hành hung, giam lỏng trong công ty vì nghi gian lận một rổ tôm.

Vợ chồng chị Phiếm trình bày sự việc bị giám đốc đánh và giam lỏng
Vợ chồng chị Phiếm trình bày sự việc bị giám đốc đánh và giam lỏng

Chiều 16/8, trong quá trình cân, do sơ suất, chị Phiếm ghi 23 rổ (mỗi rổ khoảng 8 kg) thay vì 22 rổ. Phát hiện sự việc qua camera, bà Ánh yêu cầu chị Phiếm lên phòng làm việc. Lúc này, chị Phiếm giải thích do sơ suất nhưng bà Ánh không tin, cho rằng chị gian lận và đánh 2 bạt tai. Chị Phiếm bỏ chạy thì bị bà Ánh đuổi theo nắm tóc đánh tiếp.

Nữ nhân viên này cho biết chị và chồng được bố trí một phòng trọ để ở trong công ty. Chiều 17/8, bà Ánh tiếp tục xông vào phòng trọ dùng chổi, guốc đánh tới tấp rồi chỉ đạo bảo vệ không được mở cửa cho vợ chồng chị ra ngoài.

Thu Hòa (Tổng hợp)

Xe CSGT bất ngờ lao ra đường, đâm bị thương 3 người


(Dân trí) – Một chiếc xe ô tô tải của CSGT thông được cho là đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A, đoạn huyện Bình Chánh, TP HCM đã bất ngờ lao ra đường, đâm vào 2 xe gắn máy khiến 3 người bị thương.

Vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào lúc 14h30 chiều 30/8, khi đó ôtô tải của cảnh sát giao thông được cho là đang làm nhiệm vụ trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn huyện Bình Chánh, TPHCM đã bất ngờ lao ra đường cuốn hai xe máy đang lưu thông vào gầm.
Hiện trường vụ tai nạn hy hữu
Hiện trường vụ tai nạn hy hữu
Tại hiện trường, hai xe máy bị cuốn vào gầm, cả 3 người đi trên 2 xe gắn máy gồm: Nguyễn Thị Phương Dung (22 tuổi), Trần Thị Thùy Trang (20 tuổi) và Võ Chi Bảo (23 tuổi, cùng ngụ Tiền Giang) bị hất văng ra. Sau khi đâm 2 xe gắn máy, xe tải cảnh sát giao thông đã chồm lên dải phân cách nằm chắn ngang giữa đường.
Một nạn nhân bị thương bất tỉnh nằm giữa đường và được đưa đi cấp cứu sau đó
Một nạn nhân bị thương bất tỉnh nằm giữa đường và được đưa đi cấp cứu sau đó

Ngay khi xảy ra vụ việc, cảnh sát giao thông cùng người dân xung quanh nhanh chóng đưa các nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu. Tại Bệnh viện huyện Bình Chánh, các nạn nhân sau khi được chăm sóc với chấn thương không quá nặng đã tỉnh. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Đình Thảo

“Em muốn đến trường… nhưng ở đây không có lớp học nữa”


(Dân trí) - Đó là ước nguyện của cô bé dân tộc Thái phải theo mẹ “bỏ cuộc chơi” nơi khu tái định cư khang trang đề huề để về nơi lòng hồ sống trong cảnh thất học.


Còn chưa đầy một tuần nữa là học sinh trong cả nước bước vào ngày khai giảng năm học mới. Thế nhưng, hơn 60 đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đang có nguy cơ không được dự khai giảng.
Em có một ước ao là … được đến trường
Những ngày cuối tháng 8/2014, PV Dân trí cùng ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương ngược dòng Nậm Nơn vào khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để tìm hiểu, vận động gia đình đưa con đến trường trong năm học mới.
Vượt qua những con sóng lớn nhấp nhô, hơn 1 giờ chạy thuyền máy vào sâu trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ chúng tôi có mặt tại bản Kim Hồng, xã Kim Tiến cũ nay vùng đất này thuộc quản lý của xã Hữu Khuông. Bản Kim Hồng nằm ẩn khuất sau trong những cây rừng lớn, những ngôi nhà lợp bằng lá cọ úa vàng, thi thoảng một cơn gió rừng xé ngang xào xạc, bản làng nhỏ này cũng cô liêu đến nao lòng. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường. 
Trong căn nhà lá thấp tè tè, anh Lương Văn Thân (35 tuổi) là một trong nhiều hộ dân tộc Thái sau khi rời lòng hồ thủy điện Bản Vẽ về khu tái định cư Thanh Chương chưa được bao lâu, nay anh cùng vợ con quay về quê cũ để làm ăn sinh sống (rời khu tái định cư ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương quay về khu vực lòng hồ Bản Vẽ dựng nhà sàn sơ sài sinh sống). Căn nhà đứng chênh vênh bên sườn núi. Sàn nhà được lát bởi những tấm nứa đập dẹt, chỗ nằm ngủ cũng không đàng hoàng như ở khu tái định cư, thi thoảng nó lại kêu ken két khiến chúng tôi không khỏi buốt răng.
Trò chuyện với chúng tôi anh Thân bảo, từ ngày về xuôi (khu tái định cư) cái ăn, cái uống, đất sản xuất… luôn thiếu, rồi anh sinh ra “hư hỏng” đi buôn hàng trắng và bị phạt tù. Ngày ra tù anh trở về quê bảo vợ con bán nhà ở khu tái định cư quay về quê cũ, giờ anh đã được hai đứa con nhưng cả hai đều không được đi học. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
Hai đứa con trai của anh Lương Văn Thân đứa học lớp 1 đứa lớp 2 nhưng nay đã bỏ học theo mẹ lên rừng.
“Nhà ta được hai con, thằng đầu là Lương Văn Nhất (SN 2002) và Lương Văn Mạnh (SN 2004) nhưng không còn đi học nữa. Về đây, hai đứa nó hay theo mẹ vào rừng, lên rẫy hái măng thôi... Ở đây không có trường, không có lớp thì đi học sao được, ta đành phải cho con nghỉ học thôi… cả hai đứa nó bỏ học được 3 năm rồi”, anh Thân nói.
Năm 2009, cả gia đình anh Thân về khu tái định cư (KTĐC) Thanh Chương thuộc bản Mà. Tại đây, 2 đứa con anh Thân được đến lớp đều đặn, đứa học lớp 1 và lớp 2. Thế nhưng do điều kiện kinh tế ở KTĐC thiếu cái ăn nên vợ chồng anh lại dắt díu mang con quay về quê cũ sinh sống.
Cùng chung cảnh những đứa con thất học ở vùng lòng hồ vì theo cha mẹ về quê cũ, thì 3 đứa con của chị Lương Thị Tiên cũng vậy. Cháu Lương Thị Kim Dung (SN 2003) - đứa con gái đầu chị Tiên học giỏi, xinh xắn với ước mơ sau này trở thành nhưng cũng vì bố mẹ từ bỏ khu tái định cư mà em phải theo về quê cũ nay em đã nghỉ học gần 2 năm. 
PV Dân trí phỏng vấn chị Lương Thị Tiên về việc con không được đến trường.
Hằng ngày cố thủ trong khu vực lòng hồ, bố mẹ của những đứa trẻ không màng đến tương lai của các con.
Trong lúc tâm sự với chị Tiên trời đã xế trưa, nhưng ở đây nắng vẫn chói chang, không khí khá ngột ngạt bởi thời tiết cuối hè, từ ngoài hiên nhà tiếng chó sủa, một đứa bé đứng tuổi người lấm len bùn từ chân lên mặt, chị Tiên bảo cháu Dung nhà ta đó. Nó vừa đi rừng đào dế về đó.
Nhìn đứa con đang tuổi ăn học phải theo mẹ về quê cũ chị Lương Thị Tiên ứa nước mắt: “Cháu nghỉ học gần 2 năm rồi. Năm 2012, Dung và hai đứa em theo cha, mẹ quay về đây sống nên không được đi học nữa. Ta biết, các cháu đi học cháu thích lắm, được chơi với các bạn, biết cái chữ, nhưng…”. Chị Tiên ngập ngừng câu nói đứt đoạn rồi quay mặt nhìn về phía cánh rừng xa xa.
Khi được hỏi Dung có muốn đi học nữa hay không?. Cô bé có gương mặt xinh xắn thơ ngây có vẻ ấp úng: “Cháu rất muốn đi học. Nhưng ở đây không có trường, có lớp chú à”.
Hơn 60 em bỏ học vì theo mẹ về quê cũ
Theo báo cáo, thống kê của UBND huyện Tương Dương trước thềm năm học mới, riêng khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ ở khu vực bản Kim Hồng cũ (nay họ quay trở về) có 4 cụm dân cư thì có 62 học sinh bỏ học từ 1-2 năm. Huyện cũng đã nhiều lần vận động, nhưng đến nay hầu hết các em học sinh ở bản Kim Hồng này vẫn chưa được bố mẹ quan tâm.
Thêm một lần nữa, trước thềm năm học mới anh em phóng viên chúng tôi cùng ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương đã vào đi vận động bà con, các em học sinh cố gắng đến trường (nếu các em trở lại học sẽ phải đi lại bằng thuyền xuống khu vực xã Hữu Khuông mất hơn 5km đường sông). Tuy nhiên, mọi cố gắng đến thời điểm này vẫn chưa có khả thi. 
Bản làng chênh vênh trên núi - nơi hơn 60 em không được đến trường.
Bản làng chênh vênh trên núi - nơi hơn 60 em không được đến trường.
Sau gần 2 năm bỏ học, bé Lương Thị Kim Dung theo bố mẹ về rừng đi bắt cua, đào dế, trông em...
Sau gần 2 năm bỏ học, bé Lương Thị Kim Dung theo bố mẹ về rừng đi bắt cua, đào dế, trông em... 
Về vấn đề này, ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Bản Kim Hồng cũ hiện có 57 hộ quay về quê cũ và có 62 cháu đang thất học vì theo bố mẹ về đây. 2-3 năm trở lại đây các cháu thất học. Nguyên nhân là do: từ bản Kim Hồng đi đến điểm trường ở xã Hữu Khuông nó quá xa (đi lại trên sông mất hơn 5km), bên cạnh đó, các em đi trên lòng sông hồ rất nguy hiểm, và cái nữa là cha mẹ các em cũng không mặn mà, không tích cực lắm để đưa con đến trường vì họ cho rằng đi lại vất vả.
Năm học này, huyện đã lên vận động nhân dân ở đây cố gắng đưa các cháu đến trường. Còn huyện thì không từ chối, mặc dầu hộ khẩu các cháu ở dưới Thanh Chương (vì đã chuyển về KTĐC Thanh Chương), còn quyền các cháu vẫn được hưởng như bao trẻ em khác. Các em vẫn được ăn học, được vui chơi, còn chúng tôi luôn tạo điều kiện để các cháu được đến trường. Phía huyện Tương dương cũng đã chỉ đạo xã Hữu Khuông bố trí nơi nào đó thích hợp nhất để các cháu có chỗ ở để an tâm học hành”.
Cô Vy Bích Thủy - Trưởng phòng Giáo dục huyện Tương Dương cho biết: Năm học vừa qua cả huyện có 21 em bỏ học, tuy nhiên năm nay tại nhiều bản ở khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nhiều hộ gia đình ở KTĐC Thanh Chương quay trở lại thì số lượng học sinh bỏ học sẽ lớn hơn (62 em học sinh này hộ khẩu thuộc khu tái định cư Thanh Chương). Mặc dù mấy năm qua Phòng đã tổ chức vận động và đặc biệt thực hiện hiệu quả chế độ bán trú dân nuôi, kéo rất nhiều học sinh vùng dân tộc trở lại trường.
Chỉ còn ít ngày nữa là ngày khai giảng năm học mới bắt đầu thế nhưng bố mẹ chưa thể đưa các em đến trường vì còn tất bật mưu sinh. Chia tay cụm dân cư tại bản Kim Hồng cũ khi nhìn những đứa trẻ còi cọc, chân lấm tay bùn… những đứa trẻ đang ước muốn quay lại trường như em Dung mà chúng tôi thấy nao lòng. Rồi chúng tôi tự hỏi: Không biết đến bao giờ, sử học nơi đây sẽ sáng lên được. Có lẽ câu hỏi này, thêm một lần nữa chúng tôi xin được gửi về các cơ quan chức năng cao hơn. 
Dưới đây là một số hình ảnh nỗi niềm bản làng cố thủ trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để hơn 60 em học sinh phải bỏ học do PV Dân trí thực hiện: 
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
Đường vào bản Kim Hồng cũ - nay các hộ dân ở Khu tái định cư Thanh Chương trở về sinh sống.
PV Dân trí phỏng vấn anh Lương Văn Thân - người bố từng đi tù vì tội buôn bán chất ma túy, trở về anh bán nhà ở khu tái định cư lên đây sinh sống. Hai đứa con anh cũng đã bỏ học.

Các em ở đây không được đến trường...
Các em ở đây không được đến trường...
Khi được hỏi về ăn loại thức ăn này, các em cho biết cây rừng...
Khi được hỏi về ăn loại thức ăn này, các em cho biết cây rừng...
... trong một buổi ăn trưa của các em...
... trong một buổi ăn trưa của các em...
... các em cũng cho tôi thử vài miếng...
... các em cũng cho tôi thử vài miếng...
Những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn học hành.
Những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn học hành.
Chị Lương Thị Tiên có 3 đứa con, thì cả 3 đều cho nghỉ học.
Chị Lương Thị Tiên có 3 đứa con, thì cả 3 đều cho nghỉ học.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Anh Thân, anh Mạnh từ khi trở về quê cũ cũng không bàng quan đến việc học của các con.
Hàng ngày, chị Tiên bế con nhỏ đứng nhìn về phía núi rừng mong ước cây trên rừng tốt, lúa rẫy được mùa... và chị cũng ước con được học hành nhưng ...
Em Lương Thị Kim Dung vất vả đầu trần đi đào dế từ trong rừng về...
Em Lương Thị Kim Dung vất vả đầu trần đi đào dế từ trong rừng về...
Em Dung vất vả lắm mới moi được mấy con dế nhưng chân tay đều lấm bùn đất ...
Em Dung vất vả lắm mới moi được mấy con dế nhưng chân tay đều lấm bùn đất ...
Người mẹ ở nhà trông em và nở nụ cười tươi sau khi con từ rừng về...
Người mẹ ở nhà trông em và nở nụ cười tươi sau khi con từ rừng về...
Sản phẩm là những chú dế được em Lương Thị Kim Dung sau gần một buổi chui trong rừng.
Sản phẩm là những chú dế được em Lương Thị Kim Dung sau gần một buổi chui trong rừng.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Các em mưu sinh bằng cách câu cá trong những con khe nhỏ đổ ra dòng Nậm Nơn.
Nếu các em muốn vào điểm xã Hữu Khuông đi học thì cách duy nhất là đi trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ với hơn 5km đầy nguy hiểm, vất vả...
Nguyễn Duy