Sunday, July 3, 2016

Kiến nghị được huy động vàng không cần xin phép


Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại văn bản của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa trình Thủ tướng.images646704_vang
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa trình Thủ tướng kiến nghị được huy động vàng không cần giấy phép. Ảnh: SGGP
Theo đó, VGTA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát lại và bãi bỏ những giấy phép con hiện đang trái Luật Đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực vàng.
VGTA cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không quy định về điều kiện huy động vàng đối với các doanh nghiệp (DN).
Bên cạnh đó, Thông tư 11/2011 của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ quy định chấm dứt huy động vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, nên việc huy động vàng của các DN được điều chỉnh theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và Bộ luật Dân sự 2005.
Theo Luật Đầu tư 2014, việc DN vay vàng của các tổ chức, cá nhân không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Hơn nữa, hoạt động này cũng không thuộc hoạt động kinh doanh vàng khác quy định tại Nghị định 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vì các DN chỉ vay vàng để làm nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và trả lãi cho người gửi, chứ DN không cho vay lại, không thu phí giữ hộ.
Hoạt động vay vàng của DN chỉ là một công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh vàng trang sức và nó không phát sinh lợi nhuận.
Do vậy, VGTA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp không nên coi hoạt động huy động vàng của các DN là hoạt động kinh doanh vàng khác để áp đặt DN phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước.
09:21 - 03/07/2016
Theo SGGP



Lê Quốc Quân bị đánh khi đi dự tiệc Quốc Khánh Mỹ

Luật Sư Lê Quốc Quân (bên trái) mặc áo thun có vẽ hình “Lưỡi Bò” gạch chéo, đi biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội trước khi bị bỏ tù. (Hình: Tễu blog)
Luật Sư Lê Quốc Quân (trái) mặc áo thun có vẽ hình “Lưỡi Bò” gạch chéo, đi biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội trước khi bị bỏ tù. (Hình: Tễu blog)
HÀ NỘI (NV) – Luật Sư Lê Quốc Quân, một cựu tù chính trị, bị công an xưng là “côn đồ” cản không cho ông đi dự tiệc chiêu đãi của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, lại còn xông vào đánh.
Một đoạn video clip được phổ biến trên một số trang Facebook và Youtube với phần âm thanh là những lời đối đáp giữa Luật Sư Lê Quốc Quân và nhóm công an mặc thường phục xưng là “côn đồ.” Đoạn âm thanh ngắn ngủi này cho người ta thấy người dân tại Việt Nam bị công an ngang ngược ngăn cấm đi lại khi nào họ muốn, bất cứ dịp nào, chỉ vì sợ hãi một điều gì đó, dù sự ngăn cấm là trái luật.
Dưới đây là đoạn đối thoại xảy ra khi Luật Sư Lê Quốc Quân vừa đi ra khỏi nhà hôm 1 tháng 7, 2016 để tới Tòa Đại Sứ Mỹ theo thư mời thì bị công an chặn lại, không cho đi và hành hung.
Luat Sư Lê Quốc Quân (LQQ): Tôi đi là đi công việc. Tôi đi theo thư mời của Tòa Đại Sứ Quán Hoa Kỳ dự chiêu đãi lễ Quốc Khánh.
Công an: Tôi không nói chuyện chính trị với anh. Anh làm tình hình phức tạp thêm.
LQQ: Tư cách nào anh yêu cầu (không cho đi ra khỏi nhà)? Ta rất đường hoàng. Ta là những con người pháp luật… Tôi công dân LQQ. Tôi được Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mời dự tiệc chiêu đãi Quốc Khánh của họ. Bây giờ công an ra đây ngăn cản. Tại sao?
CA: Tôi không phải công an. Tôi là côn đồ.
LQQ: Tại sao lại nhận là côn đồ. Ơ, kỳ lạ nhỉ! Ái chà đánh người. Kỳ lạ chưa. Ối giời ơi! Xông vào đánh người này…
Hàng năm, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đều tổ chức tiệc mừng Lễ Độc Lập, ngày 4 Tháng Bảy. Ngoài các quan chức nhà nước, họ đều mời cả những người nổi tiếng thuộc xã hội dân sự đến dự. Tuy nhiên, tất cả những người này đều bị công an canh giữ tại nhà, không cho bước chân ra đường.
Việc xảy ra cho Luật Sư Lê Quốc Quân hôm mùng 1 tháng 7 vừa qua không có gì lạ với những người tham gia vận động dân chủ hóa Việt Nam. Họ luôn luôn bị công an đeo bám hàng ngày, bị đọc trộm điện thư, bị nghe lén điện thoại. Mọi sinh hoạt của họ đều bị giám sát, mất hết quyền tự do cá nhân.
Trong đoạn âm thanh kể trên, nhóm công an cản đường Luật Sư Quân đã ngang nhiên nhìn nhận mình là “côn đồ” dù giữa ông Quân và họ không lạ gì nhau.
Luật Sư Lê Quốc Quân năm nay 45 tuổi. Ông là một luật sư nhân quyền, tham gia các hoạt động vận động dân chủ hóa đất nước. Nhiều ý kiến, bình luận thời sự của ông đã làm chế độ tức giận nên ông đã bị công an bắt giam ngày 27 tháng 12, 2012, kết án 30 tháng tù giam với sự vu cáo ông “trốn thuế.”
Cá nhân ông cũng như các luật sư biện hộ đã trình bày trước phiên xử cho thấy ông không hề “trốn thuế” như bị nhà cầm quyền vu cáo, nhưng ông không thoát án tù khi nhà cầm quyền cầm quyền CSVN muốn bỏ tù ông để dằn mặt những người khác.

Sau khi mãn án tù ngày 27 tháng 6, 2015, Luật Sư Lê Quốc Quân vẫn phát biểu ý kiến qua mạng xã hội nên ông thường xuyên bị canh chừng, sách nhiễu và không thiếu cả hành hung như vụ vừa mới xảy ra. (TN)

Lại thêm một người ‘treo cổ tự tử’ trong đồn công an

Trung tâm hành chánh huyện Thống Nhất nằm tách biệt với khu dân cư. (Hình: Báo Đồng Nai)
Trung tâm hành chánh huyện Thống Nhất nằm tách biệt với khu dân cư. (Hình: Báo Đồng Nai)
ĐỒNG NAI (NV) – Bị bắt vì tội ăn trộm một Ipad, sau 5 ngày bị bắt giam, nghi phạm được cho rằng “đã tự xé chiếc áo gối trong nhà tạm giữ làm thành sợi dây vải và treo cổ tự tử.
Ngô Thanh Hùng, trưởng công an huyện Thống Nhất, xác nhận, khoảng 15 giờ 20 ngày 3 tháng 7, tại nhà tạm giữ công an huyện Thống Nhất đã xảy vụ treo cổ. “Thi thể nghi can hiện vẫn đang để tại công an huyện này chờ cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi và điều tra, làm rõ,” ông Hùng cho biết.
Theo báo Thanh Niên, vào ngày 29 tháng 6, công an huyện Thống Nhất đã bắt quả tang ông Phạm Quang Thiện (37 tuổi), ngụ xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, ăn trộm một ipad của một gia đình ở xã Xuân Thiện.
Sau đó, cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Thống Nhất đã tạm giữ hình sự ông Thiện để điều tra về tội “trộm cắp tài sản.” Tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giữ để điều tra, ông Thiện đã “tự xé chiếc áo gối trong nhà tạm giữ làm thành sợi dây vải và treo cổ tự tử.”
Trong khi đó, theo công an huyện Thống Nhất, cho biết, ông Thiện cũng “từng vào tù ra khám” do đã có 1 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng và 2 tiền án trộm cắp tài sản.

Kể từ đầu năm 2016 đến nay, Phạm Quang Thiện là nạn nhân thứ tư của công an CSVN khi bị bắt tạm giam. Không có giám định pháp y độc lập cũng như không có cuộc điều tra độc lập nào tại Việt Nam nên guồng máy công an CSVN hiếm khi nào nhận tội tra tấn giết người dù thi thể nạn nhân đầy dấu tích nhục hình. (Tr.N)
04-07-2016

‘Ngậm miệng’ vụ ngư dân bị ép nhận ‘Biển Đông của Trung Quốc’

Ông Võ Văn An (trái) thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QB 93694 đang bị Trung Quốc tạm giữ. (Hình: Người Lao Động)
Ông Võ Văn An (trái) thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QB 93694 đang bị Trung Quốc tạm giữ. (Hình: Người Lao Động)
HÀ NỘI (NV) – Vẫn chưa thấy Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối về việc Trung Quốc bắt hai tàu đánh cá và 17 ngư dân, ép họ ký vào các văn tự thừa nhận Biển Đông của Trung Quốc.
Hôm 16 tháng 6, một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã phối hợp với ba tàu đánh cá của Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá một mang số hiệu QB 93694 và một mang số hiệu QB 93480 với 17 ngư dân khi hai tàu này đang đánh cá ở vịnh Bắc bộ.
Cả hai tàu lẫn 17 ngư dân cùng bị áp giải về đảo Hải Nam. Tại đó, mỗi ngư dân bị ép ký 8 tờ giấy. Riêng hai thuyền trưởng, mỗi người bị ép ký hàng trăm tờ giấy. Tất cả đều viết bằng Hán tự nhưng một tờ trong số đó có tiếng Việt, ghi sẵn câu: “Tôi xác nhận biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”
Các nạn nhân kể rằng, không ai dám từ chối ký vì những kẻ “thi hành công vụ” của Trung Quốc dọa rằng, ai không ký thì không những không được thả mà còn bị đánh.
Sau năm ngày tạm giữ 17 ngư dân, Trung Quốc đã đẩy 17 ngư dân xuống tàu đánh cá mang số hiệu QB 93480 để họ tự tìm đường về. Tàu mang số hiệu QB 93694 vẫn đang bị Trung Quốc tạm giữ.
Chỉ có vài tờ báo tại Việt Nam đề cập đến sự kiện này. Ngày 25 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận, hải cảnh Trung Quốc có thông báo cho Việt Nam về việc bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93480, QB 93694 và 17 ngư dân. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm việc với các cơ quan hữu trách của Trung Quốc đề nghị nhanh chóng thả các tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm rằng, đối với thông tin ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc ép ký các văn tự công nhận Biển Đông và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà báo giới cung cấp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại Sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc “làm rõ để có các phản ứng phù hợp.” Đến nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn còn im lặng, chưa lên tiếng phản đối ít nhất là về việc bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam.
Vụ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480 và 17 ngư dân ở Quảng Bình bị bắt khi đang đánh cá ở vịnh Bắc Bộ như đã kể xảy ra đúng vào ngày Việt Nam nhờ Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm hai phi cơ bị rơi và chín sĩ quan không quân mất tích.
Ngoài việc cử một tàu chuyên tìm kiếm – cứu nạn của Trung Tâm Tìm Kiếm-Cứu Nạn Trung Quốc ra Biển Đông trong ngày 16 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết thêm, từ 17 tháng 6, không quân Trung Quốc đã điều động ba phi cơ, hải quân Trung Quốc đã điều động bốn chiến hạm (một tàu ngầm, một khu trục hạm, hai trục lôi hạm), cảnh sát biển Trung Quốc đã điều động ba tàu vào vịnh Bắc Bộ “hỗ trợ nhân đạo.” Theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các quân khu Quảng Tây và Hải Nam cũng đã ra lệnh cho các tàu đánh cá có vũ trang – vốn được Trung Quốc tổ chức thành “dân quân trên biển” đến vịnh Bắc Bộ.

Không rõ chiến hạm và những tàu đánh cá có vũ trang nào trong số này đã bắt giữ hai tàu đánh cá QB 93694, QB 93480. Cho đến nay, vì vẫn còn ba sĩ quan không quân mất tích nên có thể sẽ phải chờ lâu hơn mới thấy Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối. (G.Đ)

Xét nhà ba cán bộ cao cấp tham nhũng ở Vũng Tàu


Ông Phan Hòa Bình lên xe sau khi “làm việc” với cơ quan điều tra Bộ Công An tại trụ sở Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu vào sáng 3 tháng 7, 2016. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ông Phan Hòa Bình lên xe sau khi “làm việc” với cơ quan điều tra Bộ Công An tại trụ sở Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu vào sáng 3 tháng 7, 2016. (Hình: Tuổi Trẻ)

BÀ RỊA-VŨNG TÀU (NV) – Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố, khám xét nhà và nơi làm việc của hàng loạt cán bộ cao cấp ở thành phố Vũng Tàu do tham nhũng.
Truyền thông Việt Nam cho hay, ngày 3 tháng 7, 2016, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã tiến hành khởi tố, khám xét nhà và nơi làm việc của các ông Phan Hòa Bình, phó trưởng Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu; ông Trương Văn Trí, chuyên viên Văn Phòng Ủy Ban tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch phường 9, thành phố Vũng Tàu.
Theo báo Tuổi Trẻ, sáng cùng ngày, Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm về Kinh Tế và Tham Nhũng Bộ Công An cũng đã khám xét nhà ở của các ông Bình, Trí và Sơn kéo dài nhiều giờ và đã thu giữ một số tài liệu liên quan trong vụ án này.
Tin cho biết, trong thời gian công tác tại thành phố Vũng Tàu, ba ông Bình, Trí và Sơn đã “có một số sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất.” Cụ thể là vụ lừa đảo xảy ra tại dự án khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp Metropolitan, thành phố Vũng Tàu (gọi tắt là Metropolitan) do công ty An Khang làm chủ đầu tư.
Trước đó, vào tháng 2, 2014, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố, bắt tạm giam sáu người gồm gia đình bà Ngô Thị Minh Phượng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty An Khang; ông Trần Quý Dương, chủ tịch công ty An Trung; ông Vũ Quốc Tuấn, trưởng phòng Tài Nguyên và ông Nguyễn Trung Quốc, cán bộ Phòng Tài Nguyên thành phố Vũng Tàu.
Theo cơ quan điều tra, trong thời gian đương chức ông Bình làm chủ tịch thành phố Vũng Tàu, ông Trí làm phó chủ tịch và ông Sơn làm trưởng phòng Quản Lý đô thị thành phố này đã cùng nhau thông đồng ký các quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất ở trái pháp luật tại dự án Metropolian gây thất thoát cho nhà nước hàng chục tỉ đồng.

Lợi dụng vào các quyết định và phê duyệt quy hoạch của các lãnh đạo, cán bộ trên đã ký mà công ty An Khang đã lừa đảo số tiền hơn 400 tỷ đồng của gần 300 người dân. (Tr.N)

Khi nào ăn cá được?

LĐ - 153 LÊ THANH PHONG  7:26 AM, 04/07/2016
Vụ cá chết kéo dài làm cho người lao động nghề biển khốn đốn, người dân lo sợ không dám ăn hải sản
Món tiền 500 triệu USD Formosa bồi thường tạm gác qua một bên, không bàn, chừng đó tiền chẳng có ý nghĩa gì với thảm họa môi trường lâu dài, với sự tổn thương vùng biển Việt Nam chưa biết khi nào hồi phục.
Xin bàn đến chuyện sát nách mà dân đang bàn trên mâm cơm, đó là khi nào ăn cá được? Khi nào ăn cá được chính là khi nào người lao động nghề biển ra khơi khai thác hải sản được, bán được, không bị đổ ra đường như từng xảy ra.
Khi nào ăn cá được có nghĩa khi đó hàng vạn ngư dân các tỉnh miền Trung sống được bằng nghề của mình. Ăn cá được cũng là ăn được hải sản đánh bắt từ vùng biển từng bị nhiễm độc nhưng đã được xử lý. Sự tái sinh của nghề biển có cơ hội bắt đầu nếu như có câu trả lời đã ăn cá được.
Đây là vấn đề đặt ra khẩn cấp cần phải giải đáp đầy trách nhiệm, chính xác, khoa học và trung thực của ngành tài nguyên môi trường. Ăn cá được không căn cứ vào phát ngôn của một lãnh đạo địa phương theo kiểu tuyên truyền kêu gọi, không phải là vài vị quan chức ngồi quanh mâm hải sản vui vẻ nhâm nhi, hay xuống biển bơi lội. Cá ăn được phải được chứng minh là biển đã hết nhiễm độc bằng các bản báo cáo khoa học.
Biển của bốn tỉnh miền Trung bị Formosa đầu độc, vậy thì nó sẽ được điều trị bằng cách nào. Nếu bằng quá trình tự làm sạch của biển, mất thời gian bao nhiêu lâu thì quá trình tự nhiên đó hoàn thành? Cơ quan nào chịu trách nhiệm theo dõi, đo đạc và công bố các chỉ số an toàn cho dân biết?
Cách điều trị thứ hai là có sự can thiệp của con người, can thiệp bằng cách gì để giải độc cho biển, chi phí bao nhiêu, khi nào hoàn thành, dân cần biết rõ những điều đó. Khi đi tìm nguyên nhân cá chết, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tuyên bố nếu cần thì thuê chuyên gia nước ngoài tham gia. Nay giải độc cho biển cũng vậy, nên có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài. Những gì chúng ta chưa làm được thì mời người giỏi làm cho chắc ăn, kết quả được công bố sẽ đáng tin cậy hơn.
Trong quá trình giải độc cho biển tất nhiên phải ngăn chặn nguồn thải độc của Formosa. Tốt nhất là tạm thời đóng cửa nhà máy, cho đến khi nào xây dựng xong hệ thống xả thải mới, đúng tiêu chuẩn. Còn để cho Formosa tiếp tục hoạt động với cách sửa chữa chắp vá trên hệ thống xả thải cũ thì không hy vọng biển hết độc.
Vụ cá chết kéo dài làm cho người lao động nghề biển khốn đốn, người dân lo sợ không dám ăn hải sản. Tìm ra thủ phạm đầu độc biển mới chỉ là một phần công việc, giải độc cho biển là việc quan trọng còn lại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Bỏ mặc bệnh nhân chờ chết vì chưa đủ giấy tờ

Pháp Luật Plus-02/07/2016 01:06
Ngày 1/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip về việc bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương bỏ mặc bệnh nhân nằm chờ chết vì chưa đủ giấy tờ.
Clip: Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hải Dương, bỏ mặc bệnh nhân vì chưa đủ giấy tờ. (Nguồn: Cẩm Giàng quê tôi)
Theo đó, một bệnh nhân sau khi được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng bất tỉnh, nhưng sau 15 phút chờ đợi không có một bác sỹ hay y tá nào tiến hành sơ cứu chỉ vì chưa có người nhà làm thủ tục nhập viện và đóng viện phí. Không chỉ dừng lại ở đó, các bác sĩ ở đây còn tỏ thái độ thách thức, gay gắt và đuổi mọi người ra khỏi phòng.
Benh vien Da khoa tinh Hai Duong: Bo mac benh nhan cho chet vi chua du giay to - Anh 1
Các bác sỹ thản nhiên ngồi nhìn bệnh nhân.
Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng với hơn 15.000 lượt xem và hàng trăm lượt chia sẻ. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bức xúc trước thái độ của những lương y được xem như từ mẫu này.
Facebooker Quân Chun bình luận "Tôi không biết có phải là do không có tiền và chưa làm thủ tục hay không. Nhưng đầu vào ngành y bây giờ tồi tệ lắm, các bác sĩ không có chuyên môn, thực tập... Không dám động vào bệnh nhân đâu".
"Ở nước ngoài bất cứ người bản địa hay người ngoại quốc, họ cứu người là việc làm đầu tiên, nhìn tác phong của đội ngũ y bác sĩ mà mình cảm thấy yên tâm. Còn ở Việt Nam thì phải có tiền... còn không thì cứ từ từ. Họ coi mạng người chả ra gì", Facebooker Sơn Lương bày tỏ.
Phapluatplus.vn sẽ xác minh và tiếp tục thông tin!
P.T

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị buộc tạm dừng súc rửa đường ống

Sau khi nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam được công bố, nhà chức trách tỉnh Thanh Hóa yêu cầu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tạm dừng việc súc rửa đường ống trong thời gian xây dựng và vận hành thử.
Thanh tra Nghi Son (Ảnh: VnExpress)
Truyền thông trong nước cho hay, lệnh tạm dừng súc rửa đường ống được đưa ra trước khi có cuộc thị sát của Phó Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Trịnh Đình Dũng tại nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vào hôm 2 tháng 7. Ông Dũng và đoàn công tác đã yêu cầu ban quản trị Khu Kinh Tế Nghi Sơn và các tổ hợp nhà thầu, trong đó có nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, báo cáo về việc xả chất thải.
Hiện nay Khu Kinh Tế Nghi Sơn chưa có hệ thống thanh lọc nước thải tập trung. Lý do là các dự án tại đây đang gặp khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư, trong khi kinh phí cho hạng mục này ước tính cao hơn 100 triệu Mỹ kim.
Hồi giữa tháng 6 vừa qua, Tổng Cục Môi Trường quyết định kiểm tra Dự Án Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn về việc tuân thủ luật lệ về môi trường, trong đó phần kiểm tra việc súc rửa đường ống và việc thải nước súc rửa đường ống ra biển. Cho đến nay, cuộc điều tra này vẫn chưa có kết luận chính thức.
Dự Án Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn có tổng kinh phí 9 tỷ Mỹ kim, được xây trên diện tích gần 400 hectare trên bờ và hơn 900 hectare mặt nước, có công suất 10 triệu tấn dầu thô một năm và dự trù đi vào hoạt động từ năm 2017.
07/03/2016 - 11:19
Huy Lam / SBTN

Luật sư Lê Công Định kết nối vụ Formosa và việc hoãn thi hành bộ luật hình sự

Hai sự kiện xảy ra gần như cùng một lúc có thể có liên quan mật thiết với nhau, đó là vụ công ty Formosa nhận lỗi gây ra thảm họa cá chết hàng loạt và việc Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam cấp tốc hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự năm 2015.
Theo sự phân tích của Luật sư Lê Công Định- một nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động dân chủ đang sống tại Sài Gòn- việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hoãn thi hành bộ luật có thể nhằm mục đích tránh cho công ty Formosa khỏi bị truy tố hình sự. Trong một bài phân tích đăng trên mạng xã hội Facebook hôm 1 tháng 7, Luật sư Định viết rằng việc hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự trong vòng vài ngày trước khi bộ luật có hiệu lực là một hành động vi hiến. Ông cho rằng gần 100 sai sót trong bộ luật này đã được giới chuyên môn phát giác và công bố từ lâu, nhưng không được nhà cầm quyền cộng sản quan tâm, và nhất là chưa thấy cần thiết phải hoãn thi hành để sửa đổi.
Theo ông, nguyên nhân hoãn thi hành luật nằm ở sự kiện Formosa buộc phải thừa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường vào ngày 30 tháng 6, trước khi Bộ Luật Hình Sự 2015 dự trù có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7. Luật sư Định chỉ ra rằng, theo bộ luật hình sự mới, lần đầu tiên pháp nhân thương mại, tức là các công ty, phải chịu trách nhiệm hình sự. Và bộ luật hình sự mới cũng lần đầu tiên quy định rằng trong các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, có "Tội gây ô nhiễm môi trường".
Luật sư Định cho biết bộ luật hình sự hiện hành không có điều khoản nào có thể động chạm đến lợi ích và hoạt động của Formosa. Vị luật sư từng bị tù 5 năm về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" viết ở gần cuối bài phân tích rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã cố tìm cách bảo vệ một doanh nghiệp ngoại bang, và không giấu diếm thái độ chống lại toàn thể nhân dân Việt Nam. 
07/03/2016 - 15:22
Huy Lam / SBTN

Báo Đài Loan: CSVN giở thủ đoạn bắt con tin để ép Formosa nhận tội

Nhật báo lớn thứ 3 Đài Loan, tờ United Daily News, vừa tiết lộ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã cầm chân tổng giám đốc và phó tổng giám của Formosa Plastics Group tại Việt Nam, để ép tập đoàn này nhận tội gây ra thảm họa cá chết.
Vào tuần trước, Tổng Giám Đốc Vương Văn Uyên và Phó Tổng Giám Đốc Vương Thuỵ Hoa đã bay tới Việt Nam để giải quyết vấn đề của nhà máy thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi khởi hành, hai giới chức hàng đầu tập đoàn đã dự liệu đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ không thể ngờ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam giở thủ đoạn bắt giữ con tin, khi cấm họ xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Tờ United Daily News nói rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã chọn thủ đoạn bắt giữ con tin thay vì phân tích dữ liệu để chứng minh sự liên quan giữa thảm họa cá chết và việc xả thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh. Tờ báo dẫn lời hai ông Vương Văn Uyên và Vương Thụy Hoa gọi đó là một ngày nhục nhã của họ.
Tờ báo Đài Loan cũng nói rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cáo buộc "nhà thầu phụ thất trách" dẫn tới thảm họa cá chết hàng loạt, nhưng lại không chỉ ra được nhà thầu phụ đó là đơn vị nào, cũng không nói rõ "thất trách" trong việc gì.
Tờ báo Đài Loan kết luận rằng, số tiền bồi thường 500 triệu Mỹ kim của Formosa chính là khoản học phí đầu tiên trả cho chính sách chuyển hướng đầu tư về phía Nam của chính phủ Đài Loan.
07/03/2016 - 15:31
Huy Lam / SBTN

Vụ cá chết hàng loạt: Dân miền Trung cần khởi kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại

Lê Thọ Bình -04-07-2016

Điều mà người dân khu vực miền Trung có thể làm và cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng cứ để kiện dân sự Formosa ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Còn việc Formosa tự nguyện bồi thường 500 triệu USD là chuyện thương lượng giữa Formosa với nhà nước Việt Nam.

Luật sư Trần Quốc Thuận: "Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia".
Luật sư Trần Quốc Thuận: "Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia".
Đó là quan điểm của LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi trao đổi với VietTimes.

LS Thuận nói: “Tôi hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ đã cho điều tra và kết luận thảm họa môi trường, cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung là do Formosa gây ra.

Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam đồng thời cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, xử lý môi trường biển với số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.

Theo tôi đây là sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp trong việc điều tra, xử lý thảm họa môi trường ở các tỉnh miền Trung”.

Công bố bước đầu cho thấy thiệt hại do Formosa gây ra cho người dân và biển miền Trung là vô cùng nghiêm trọng. Có ý kiến cho rằng đã đến lúc phải khởi tố hình sự để điều tra làm rõ trách nhiệm những cá nhân gây ra thảm họa môi trường này. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Như chúng ta đều biết, tại cuộc họp báo chiều 30/6/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nói: “Việc có đưa vụ án ra khởi tố không Việt Nam sẽ cân nhắc”, còn Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn thì cả quyết: “Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào các cơ quan chức năng có thẩm  quyền, Chính phủ không can thiệp”.

Theo tôi, đúng như Bộ trưởng Tuấn nói, việc có khởi tố hình sự vụ án hay không tùy thuộc vào các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, điều mà người dân khu vực miền Trung có thể làm và cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng cứ để kiện dân sự Formosa ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Việc đó tôi cho rằng sẽ tốt hơn và cần phải làm. Còn việc Formosa tự nguyện bồi thường 500 triệu USD là chuyện thương lượng giữa Formosa với nhà nước Việt Nam. Nhưng Nhà nước chỉ đại diện về quản lý nhà nước, chứ đâu có thể đại diện cho lợi ích dân sự của từng cá nhân được. Bởi vì quyền dân sự, lợi ích dân sự là lợi ích của từng cá nhân, mà cụ thể ở đây là của người dân của 4 tỉnh miền Trung.

Công việc thu thập chứng cứ này nên được tiến hành cụ thể như thế nào, thưa Luật sư?

- Điều quan trọng bây giờ là hãy để người dân tự đánh giá những thiệt hại về vật chất, tổn thương về tinh thần, di chứng của thảm họa này để lại cho sức khỏe con người như thế nào trong tương lai, môi trường sinh thái biển bị hủy diệt ra sao, công ăn việc làm của người dân ở khu vực này bị ảnh hưởng như thế nào… Sau đó tổng hợp lại và cùng nhau khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại.

Người dân có thể đứng đơn riêng lẻ hoặc đồng đơn kiện. Theo quy định của pháp luật thì khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện.

Vậy, trình tự và thủ tục kiện sẽ như thế nào, thưa ông?

- Về vấn đề này ở Việt Nam đã có tiền lệ rồi. Đó là vụ nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Tp.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiện Công ty Vedan sau khi phát hiện công ty này xả thẳng chất độc hại ra sông Thị Vải (tháng 9/2008). Với sự hỗ trợ của Hội Luật gia Đồng Nai phối hợp với Đoàn Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu, nông dân đã đứng đơn khởi kiện Vedan ra Tòa án huyện Long Thành (Đồng Nai).

Sau nhiều lần thương lượng, đàm phán, cuối cùng buộc Công ty Vedan phải bồi thường cho nông dân 3 tỉnh này (cho nông dân Đồng Nai: 119,5 tỷ đồng, Tp.HCM : 45,7 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu: 53,6 tỷ đồng - NV). Còn trong vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường thì người dân 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế hoàn toàn có thể làm như nông dân Đồng Nai, Tp. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo ông thì nông dân 4 tỉnh miền Trung nên nhờ tổ chức nào đứng ra giúp họ thực hiện vụ kiện dân sự này thì thuận lợi nhất?

-  Về nguyên tắc thì người dân các tỉnh miền Trung có thể đề nghị một tổ chức nào đó đứng ra giúp họ thu thập chứng cứ và làm đơn tập thể khởi kiện ra tòa. Cá nhân tôi thì tôi nghĩ tổ chức đó nên là một tổ chức như hội luật gia hay liên đoàn, đoàn luật sư nào đó. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên vì cuộc sống hiện tại và tương lai của người dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, vì sự bền vững của môi trường biển, vì an ninh quốc gia, mất bao nhiêu công sức và bao lâu cũng cần phải làm.

Nhưng còn chuyện khởi tố hình sự để làm rõ trách nhiệm những cá nhân liên quan trong vụ việc này thì sao, thưa ông?

- Như tôi đã nói, nếu cần thiết phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ trách nhiệm những cá nhân có liên quan thì cũng được, nhưng tôi thiên về việc khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại cho người dân như đã nêu trên. Bởi vì điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia.

Nhân đây tôi cũng muốn nhấn mạnh, tôi không cho rằng việc đề nghị để ngư dân chuyển đổi sang nghề khác như xuất khẩu lao động vì môi trường biển bị hủy hoại là một ý hay. Mà điều rất quan trọng là phải cải tạo, trả lại môi trường biển như cũ để người dân sống với biển, chứ chưa gì đã tính đổi nghề. Thế thì bỏ biển à? Cho nên việc kêu gọi chuyển nghề, bỏ biển như vậy là không tốt.

Tư tưởng đó là không ổn mà phải bám biển, khai thác biển, sống với biển. Kiên trì bám biển và sống với biển như ông cha mình đã từng làm. Vì tương lai của Việt Nam là tương lai hướng ra biển mà sống. Cái đó thì Nhà nước đã khẳng định rồi. Vì biển không chỉ là kinh tế mà còn là quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ nữa.

Xin cám ơn Luật sư!

Quỹ Ethecon, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức (đơn vị đã từng trao giải thưởng “Hành tinh đen” cho Tập đoàn nhựa Formosa năm 2009) đã coi thảm họa môi trường mà Formosa gây ra cho các tỉnh miền Trung của Việt Nam không khác gì vụ tràn dầu của BP tại vịnh Mexico xảy ra ngày 20/4/2010. Bộ Tư pháp Mỹ đã kết luận BP phạm 11 tội trong đó có tội ngộ sát, lăng nhục và nói dối trước Quốc hội Mỹ. Sau nhiều lần thỏa thuận, tháng 7/2015, BP đồng ý trả 18,7 tỷ USD cho Mỹ. Riêng vụ tràn dầu này, BP đã thiệt hại tới 54 tỷ USD để làm sạch môi trường, trả những bên bị thiệt hại về kinh tế, và trả tiền phạt.

(Theo VietTimes)

Formosa đầu độc Biển Đông: Chính phủ tân nhiệm cáo chung sớm?

Thiên Điểu-04-07-2016
(VNTB) - Chính phủ chưa hề hỏi ý kiến người bị hại cụ thể là ngư dân ven biển miền Trung nhưng tự ý thỏa thuận nhận bồi thường. Nếu không phải là hành vi thông đồng với tội phạm thì là gì khác?


Cuối cùng, sau ba tháng tìm đủ mọi cách che giấu không được thì người ta cũng công bố và thừa nhận thủ phạm đầu độc biển miền Trung, kèm theo một dàn xếp áp đặt bất chấp cả luật pháp lẫn trách nhiệm xã hội. Đó là một chính phủ tự ý thỏa thuận với tội phạm là Tập đoàn Formosa khi quyết định nhận 500 triệu dollar bồi thường mà không cần tham khảo ý kiến bất cứ cơ quan nào khác lẫn người bị thiệt hại trực tiếp.

Cũng gần như ngay lập tức, sau khi công bố Formosa chính là thủ phạm xả độc, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra ngay thông điệp chỉ đạo về kế hoạch sử dụng số tiền bồi thường mà Formosa đưa ra.

Những động thái trên cho thấy một sự thật vốn đã tồn tại từ lâu ở Việt Nam: Luật pháp không ý nghĩa gì đối với thể chế cầm quyền và người dân không là gì trong xã hội mà tội phạm với kẻ có quyền lực câu kết với nhau.

Thông thường, trong một vụ án, chỉ có Tòa án mới có quyền phán xét việc bồi thường cho nạn nhân.

Ở trong vụ này, chính phủ tân nhiệm đã lập luôn một cú double khi che giấu không xong thì tự thỏa thuận với tội phạm về mức bồi thường. Gạt tất cả các cơ quan hành pháp lẫn lập pháp ra ngoài. Đồng thời giành luôn quyền sử dụng tiền bồi thường mà không tham khảo ý kiến người bị hại.

Một sai lầm hay là một cố ý của ê kíp chính phủ mới?

Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, không có bất cứ cơ sở nào cho phép Chính phủ tự ý quyết định mức bồi thường và sử dụng cả tiền bồi thường theo ý mình như vậy.

Trong phạm vi vụ đầu độc biển, có hai chủ thể bị xâm hại về kinh tế là nhà nước và người dân ven biển. Mức độ thiệt hại cho cả hai chủ thể này là vô cùng nghiêm trọng. Riêng trong thời gian mà Chính phủ cố ý kéo dài để tìm cách che giấu  cho thủ phạm thì ngành du lịch, ngành thủy sản đã bị thiệt hại hàng tỷ dollar. Người dân bị thiệt hại cũng hàng tỷ dollar. Chưa nói tới hậu quả tác động lâu dài thì mức bồi thường 500 triệu dollar được Chính phủ ấn định dựa trên cơ sở nào? Nhất là khi nó không được thông qua ý kiến với Quốc hội hay người dân, vì  nếu xét riêng chủ thể bị hại là người dân thì ngay Chính phủ Việt Nam cũng phải liên đới trách nhiệm bồi thường cho dân bởi tội danh "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Về phía người dân, không chỉ phải gánh chịu hậu quả trực tiếp bởi chất độc do Formosa xả ra. Tổn thất về sinh mạng đã có, tổn hại về sức khỏe trên diện rộng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá. Chính phủ chưa hề hỏi ý kiến người bị hại cụ thể là ngư dân ven biển miền Trung nhưng tự ý thỏa thuận nhận bồi thường. Nếu không phải là hành vi thông đồng với tội phạm thì là gì khác? Tự ý quyết định phương án sử dụng tiền bồi thường - trong đó có phần của người dân - nếu xét về luật thì chính là hành vi "chiếm đoạt tài sản".

Nhìn lại toàn bộ vụ việc, có thể nói bộ máy chính phủ tân nhiêm do ông Nguyễn Xuân Phúc đã bộc lộ ngay sự yếu kém khi dính vào một vụ việc vốn có nhiều lựa chọn nhưng lại chọn đi theo con đường sinh tử.

Ngay khi người dân xuống đường biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường và truy tìm thủ phạm, chính người viết đã đưa ra cảnh báo và nhận định: Vụ việc này là thử thách lớn cho chính phủ tân nhiệm, đồng thời qua đó sẽ có nhiều bài học lớn cho cả chế độ cầm quyền lẫn phong trào xã hội dân sự. Và bây giờ, sau khi công bố nguyên nhân cá chết, những sai lầm của chính phủ do ông Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu đã đối diện với cái kết thúc sớm khi chưa kịp xây dựng bộ máy ổn định, tạo được dấu ấn uy tín đã chạm vào cái bẫy lợi ích.


Tạm thời bỏ qua những suy diễn vì thỏa thuận lợi ích ngầm, riêng các cơ sở luật pháp minh bạch đã quá đủ để khẳng định: Vụ cá chết sẽ kéo theo cái chết của chính phủ tân nhiệm.

Chắc chắn những vụ kiện từ người dân lẫn các tổ chức độc lập sẽ trả lời trong thời gian không xa.

“Cá chết Formosa Hà Tĩnh”: Nhà nước đòi nửa tỷ USD, người dân cũng được quyền đòi đền bù riêng

Trần Thành-04-07-2016
(VNTB) - Có gì giống nhau giữa vụ việc Formosa Hà Tĩnh với vụ Vedan Đồng Nai? Xin cùng nhìn lại các vấn đề pháp lý về bồi thường này.


Lưu ý, vụ Vedan Đồng Nai bị phát hiện vào tháng 9-2008 và kéo dằn dai cho đến năm 2013 vẫn chưa xong. Đến nay, khu vực sông Thị Vải nơi mà Vedan đã “đầu độc” vẫn không có cá tôm. Người ta đã chuyển đổi nơi này thành khu công nghiệp cảng biển.
Các phân tích tiếp theo đây dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, và từ vụ việc Vedan Đồng Nai xảy ra vào năm 2008.

Chủ thể có quyền đòi bồi thường, chủ thể phải bồi thường và vấn đề đại diện
Về bản chất, tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là tranh chấp ngoài hợp đồng, là tranh chấp giữa chủ thể có hành vi gây tổn hại tới môi trường, gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của chủ thể khác. Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại là chủ thể bị xâm hại lợi ích hợp pháp.
Thời điểm xảy ra vụ Vedan Đồng Nai, các căn cứ pháp lý như sau: Theo quy định của Điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, các loại thiệt hại bao gồm: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp khác. Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 200 Bộ luật dân sự 2005, các thành phần môi trường chủ yếu, trong đó có nguồn nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và chức năng, tính hữu ích của môi trường là một lợi ích công cộng mà người đảm bảo cho lợi ích này cũng là Nhà nước. Như vậy, chủ thể có quyền đòi bồi thường trong trường hợp này là Nhà nước.
Đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp thì chủ thể có có quyền đòi bồi thường là tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
Theo quy định tại các Điều 93, 127 Luật Bảo vệ môi trường 2005, Điều 624 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chủ thể phải bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường khi thỏa mãn các yếu tố sau: i) có hành vi trái pháp luật; ii) có thiệt hại xảy ra và iii) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp pháp luật. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự, chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp không có lỗi.  
Với việc Vedan bị lập biên bản vi phạm vào ngày 13-9-2008, hành vi trái pháp luật đã được chúng minh. Các thiệt hại về tài sản của người dân và sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của dòng sông Thị Vải và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra cũng đã được cơ quan khoa học chứng minh thông qua kết quả giám định của Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Như vậy, trong vụ việc này, chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại là Nhà nước và tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe do công ty TNHH Vedan có hành vi làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải gây ra.
Đối với quyền đòi bồi thường thiệt hại của Nhà nước, theo quy định tại Điều 56 khoản 2 Bộ luật tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Theo đó, cơ quan được giao quản lý nhà nước về môi trường theo quy định tại Điều 121, 122 Luật bảo vệ môi trường sẽ đại diện cho Nhà nước đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.
Đối với các hộ gia đình và cá nhân bị thiệt hại, theo quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự 2005, chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ (bao gồm cả trường hợp đòi bồi thường thiệt hại). Các chủ thể này có thể ủy quyền cho người khác đại diện thực hiện việc đòi bồi thường theo quy định tại Điều 139, 142, 143, 144, 145, 146, 147 Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, chỉ những người được các chủ hộ bị thiệt hại ủy quyền đại diện thực hiện việc đòi bồi thường thiệt hại mới có tư cách pháp lý tham gia vào việc giải quyết tranh chấp và những người được ủy quyền đại diện này phải thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được ủy quyền đại diện theo hợp đồng giữa các bên. 
Với vụ việc đang diễn ra tại Formosa Hà Tĩnh, các lập luận pháp lý cũng tương tự: từ điều 159 đến điều 165 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (hiệu lực từ 1-1-2015), cùng các điều khoản liên quan của Hiến pháp 2013, Bộ Luật dân sự 2015, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, số tiền 500 triệu USD là thỏa thuận giữa chủ thể Nhà nước với Formosa Hà Tĩnh. Đối với các hộ gia đình và cá nhân bị thiệt hại từ việc Formosa Hà Tĩnh xả thải, thì chưa có thỏa thuận nào về vấn đề này. Do đó cần thiết nhanh chóng thực hiện các bước khởi kiện dân sự để yêu cầu Formosa Hà Tĩnh phải đền bù thỏa đáng cho người dân.