Sunday, January 18, 2015

​Ùn ứ cửa ngõ vì dự án “rùa bò”

TT - Vụ kẹt xe kéo dài hơn chín giờ trên xa lộ Hà Nội ngày 16-1 được xác định do thi công chậm trễ dự án mở rộng tuyến đường này lên 14-16 làn xe. 


Vào giờ cao điểm, người dân khổ sở để đến chỗ làm - Ảnh: Mậu Trường

Vì sao một tuyến đường trọng điểm chỉ chưa đến 16km, sau hơn bốn năm rưỡi thi công nay vẫn chưa thể hoàn thành?

Thật ra vụ kẹt xe ngày 16-1 chỉ là một trong nhiều vụ kẹt xe từng xảy ra trên tuyến đường này thời gian gần đây.

Thi công “da beo”

Giải thích vụ kẹt xe ngày 16-1 trên xa lộ Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Nam - giám đốc điều hành dự án mở rộng xa lộ Hà Nội (thuộc Công ty cổ phần Ðầu tư hạ tầng kỹ thuật TP - CII) - cho rằng nguyên nhân chính là do các cụm cảng nằm cạnh tuyến đường này như: cảng Phước Long, cảng Trường Thọ và các bến bãi trung chuyển container... chậm trễ bốc xếp hàng hóa lên các xe tải, xe container.

Bên cạnh đó, các bến cảng này không đủ bãi đậu xe, trong khi đó số lượng xe quá lớn vào các cảng này đã gây nên ùn ứ khiến dòng xe nối dài từ trong cảng đến ngã tư Thủ Ðức.

Ông Nam cũng nhìn nhận vụ kẹt xe trên còn có nguyên nhân do dự án đang thi công chậm trễ, chưa hoàn thành mở rộng đường song hành hai bên xa lộ Hà Nội.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, CII đã hoàn thành mở rộng trục đường chính xa lộ Hà Nội dài 15,7km, mở rộng mặt đường 48m.

Thế nhưng trên công trường xây dựng đường song hành xa lộ Hà Nội cho thêm 2-4 làn xe lưu thông ở Q.9 - đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến giáp ranh tỉnh Bình Dương dài khoảng 8km đang thi công theo kiểu “da beo”. Nhiều đoạn đang thi công mở rộng xen kẽ với những đoạn chưa thi công vì vướng giải tỏa.

Tương tự ở địa bàn Q.2, hướng từ cầu Rạch Chiếc đến cầu Sài Gòn và ở địa bàn Q.Thủ Ðức, đoạn từ giáp ranh tỉnh Bình Dương đến cầu Rạch Chiếc cũng chưa thi công mở rộng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện CII cho rằng những đoạn trên tạm dừng thi công do đang thi công tuyến metro số 1 - Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9).

Bên cạnh đó, đường song hành ở Q.Thủ Ðức đang bị thu hẹp 1/2 diện tích mặt đường do thi công tuyến metro, chưa kể bị nhiều xe tải, xe container chiếm dụng càng gây kẹt xe thêm trầm trọng.

Chậm hơn một năm rưỡi

Thực tế sau hơn bốn năm rưỡi thi công (tháng 4-2010) đến nay, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội mới đạt được 42% khối lượng.

Trong đó, công trình đã hoàn thành trục giao thông chính rộng 48m từ cầu Sài Gòn đến Trường ÐH Quốc gia và cổng khu du lịch Suối Tiên, hoàn thành đường song hành bên phải phía Q.2, đoạn từ siêu thị Metro An Phú đến cầu Rạch Chiếc.

Theo CII, sở dĩ khối lượng thi công đạt thấp là do các địa phương bàn giao mặt bằng không đúng kế hoạch được quy định trong hợp đồng BOT.

Cụ thể, mãi đến tháng 6-2012 UBND Q.2 mới bàn giao xong mặt bằng và đến tháng 6-2014 UBND Q.Thủ Ðức mới bàn giao xong mặt bằng. Trong khi đó, đến tháng 12-2014 UBND Q.9 mới bàn giao được 4,2km/8km chiều dài xa lộ Hà Nội.

Theo CII, hợp đồng BOT được ký kết, dự án sẽ hoàn thành sau 36 tháng kể từ khi nhận bàn giao mặt bằng (dự kiến vào ngày 30-6-2013). Thế nhưng đến nay dự án đã chậm trễ hơn một năm rưỡi.

Mới đây, trong báo cáo với Sở Giao thông vận tải TP, CII đã đưa mốc thời gian hoàn thành vào tháng 12-2016 đoạn trên địa bàn Q.2 với điều kiện Ban quản lý đường sắt đô thị bàn giao mặt bằng vào tháng 9-2015.

Ðoạn trên địa bàn Q.9 sẽ hoàn thành vào tháng 12-2016 với điều kiện Q.9 bàn giao mặt bằng vào tháng 5-2015 và đoạn trên địa bàn Q.Thủ Ðức hoàn thành vào tháng 2-2017 với điều kiện địa phương bàn giao mặt bằng vào tháng 9-2015.

Tuyến đường thắt “cổ chai”

Trong số 15,7km của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội có 2,2km quốc lộ 1 nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng 2,2km đường trên đang bị tắc vì tỉnh Bình Dương không chi tiền ngân sách đền bù giải tỏa đoạn đường này.

Vì vậy, UBND TP.HCM đã kiến nghị trung ương hỗ trợ tiền đền bù giải tỏa đoạn xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (khoảng 1.400 tỉ đồng).

Trong văn bản trả lời việc này, Bộ Tài chính cho biết việc đầu tư hạ tầng ở địa phương nào thì ngân sách địa phương đó sẽ thực hiện. Như vậy, đến nay việc đầu tư mở rộng đoạn đường trên chưa có quyết định cuối cùng.

Trong khi đó, CII cho biết trong hợp đồng BOT dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đã xác định vốn đầu tư xây lắp đoạn 2,2km trên là 400 tỉ đồng và đoạn đường này sẽ được bàn giao mặt bằng giải tỏa vào tháng 6-2010.

Thế nhưng đến nay, vì chưa xác định cơ quan nào chi trả tiền đền bù giải tỏa nên chưa thể xác định thời gian hoàn thành đoạn đường trên.

Còn ba điểm thắt “cổ chai”
Hiện tuyến xa lộ Hà Nội vẫn còn ba điểm thắt “cổ chai” gây ách tắc cho cửa ngõ TP. Cụ thể, theo Hội Cầu đường cảng TP.HCM, dự án cầu vượt bằng thép được xây dựng tạm ở nút giao ngã tư Thủ Đức đang gây ùn tắc giao thông tại đây.
Chỉ riêng một năm qua đã xảy ra chín vụ tai nạn giao thông trên cầu vượt này. Do đó, Hội Cầu đường cảng TP đề xuất trước năm 2016 phải xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông này theo đúng quy hoạch.
Tương tự, để giải quyết ách tắc giao thông trước cổng Trường đại học Quốc gia TP.HCM trên xa lộ Hà Nội, Sở Kế hoạch - đầu tư và Sở Tài chính đề xuất UBND TP giao CII thực hiện dự án xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh tại đây. Hiện dự án này đã được Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đầu tư giai đoạn 1.
Nút giao thông ngã ba Bình Thái (Q.9 - Q.Thủ Đức) hiện cũng triển khai chậm tiến độ nên đã gây ách tắc giao thông tại khu vực này.
Nút giao thông này nằm trong tuyến đường vành đai 2 nối từ đường Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ - vành đai phía đông - cầu Rạch Chiếc (Q.9) - ngã ba Bình Thái - cầu Gò Dưa nối với đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng).
19/01/2015 10:04
NGỌC ẨN

Thêm biệt thự trăm tỷ không phép trong rừng Đà Nẵng

Sau khi lập đoàn kiểm tra, Đà Nẵng phát hiện thêm khu biệt thự với 18 ngôi nhà xây dựng không phép, kinh phí xây dựng khoảng 100 tỷ đồng.

Từ sự việc Thiếu tướng Phan Như Thạch - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam xây dựng biệt thự không phép tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân, TP.Đà Nẵng đã lập đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại đây và đã phát hiện thêm khu biệt thự với 18 ngôi nhà cũng xây dựng không phép khác.

Như NTNN đã thông tin, dù chưa được cơ quan nào cho phép nhưng hộ ông Thạch vẫn tự ý xây dựng biệt thự khang trang tại khu rừng đặc dụng Nam Hải Vân (quận Liên Chiểu). Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận và Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu đã lập biên bản đình chỉ, đề nghị chủ hộ giữ nguyên hiện trạng và cung cấp các hồ sơ liên quan nhưng chủ hộ không phối hợp. Trong thời gian đình chỉ thi công, các đơn vị liên quan, trong đó có Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu (trực tiếp quản lý) không thường xuyên kiểm tra, nên gia đình ông Thạch tiếp tục hoàn thiện khu biệt thự. Hiện khu biệt thự gia đình Thiếu tướng Phan Như Thạch gồm có 4 ngôi nhà ở.

Them biet thu tram ty khong phep trong rung Da Nang
Khu biệt thự của gia đình ông Phan Như Thạch xây dựng không phép. Ảnh: Kim Oanh

Được biết, năm 2009, gia đình ông Thạch được giao khoán 3ha đất rừng tại đây. Trong quá trình sử dụng, ông đã chuyển nhượng 1,5ha cho gia đình ông Ngô Văn Quang – Giám đốc Công ty Vàng Phước Minh Quang tiếp tục sử dụng theo hợp đồng giao khoán. Tại khu đất được giao chuyển nhượng, ông Quang cho xây dựng biệt thự không phép kéo dài từ năm 2010 đến nay. Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu và UBND phường Hòa Hiệp Bắc nhiều lần kiểm tra lập biên bản nhưng công trình vẫn được xây dựng. Đến nay, khu biệt thự xây dựng xong 18 ngôi nhà có tổng diện tích 1.411m2. Ngoài ra, ông Quang còn đào ao cá khoảng 600m2, xây tường rào và nhiều hạng mục phụ khác trong khu đất.

Theo hồ sơ, mặc dù công trình được các ngành chức năng đình chỉ nhiều lần, nhưng chủ hộ vẫn không chấp hành và vẫn tiếp tục hoàn thiện các công trình. Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, 2 gia đình ông Thạch và ông Quang nhận sai và chịu phạt. Hộ ông Thạch còn kiến nghị nếu phù hợp với quy hoạch thì cho phép ông được hoàn thiện còn nếu không thì gia đình ông tự dỡ bỏ biệt thự. Gia đình ông Quang cũng chấp nhận xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị cho phép lập hồ sơ hoàn thành các thủ tục như quy định đối với biệt thự của mình. Theo người nhà ông Quang, công trình đã được đầu tư xây dựng với kinh phí 100 tỷ đồng. Trong trường hợp nhà nước cần thu hồi đất thì chấp nhận tháo gỡ.

Sau khi kiểm tra, Đoàn kiểm tra Sở Tài nguyên - Môi trường đề xuất, đối với khu biệt thự của ông Phan Như Thạch, phần xây dựng không phù hợp quy hoạch thì tháo gỡ; phần phù hợp thì xem xét lập thủ tục giao đất có thu tiền sử dụng. Với khu biệt thự của ông Ngô Văn Quang, buộc tháo dỡ các hạng mục không phù hợp quy hoạch; phần phù hợp quy hoạch, cho xem xét lập hồ sơ dự án thuê đất.
 11:25 17/01/2015
Theo Dân Việt

Gia đình Phó Chủ tịch xã "quỵt nợ", người dân trắng tay

Nhiều người dân ở xã thị xã Thái Hòa, Nghệ An đang có nguy cơ lâm vào cảnh trắng tay sau khi cho gia đình Phó Chủ tịch xã quỵt nợ.

Vừa là quan xã, vừa là con nợ

Một số tiểu thương ở khu vực chợ Nghĩa Thuận (thị xã Thái Hòa) đang bị lâm vào đường cùng vì cho ông Nguyễn Thanh Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận (TX Thái Hòa) và vợ ông là bà Trần Thị Xuân (SN 1962) vay tiền.

Một nạn nhân cho biết, gia đình ông Phó chủ tịch xã, nhà lầu, xe hơi, con cái thành đạt, vợ ông là chủ cửa hàng ăn uống lớn ở thị tứ Nghĩa Thuận, ai nấy đều tin tưởng đưa tiền cho vay. Khi hay tin cặp vợ chồng này vỡ nợ, mọi người hốt hoảng tới đòi mới biết họ không còn khả năng thanh toán.

Đảo qua tập giấy nợ của cặp vợ chồng này thấy: Ông Trần Sĩ Thiệp cho vay 530 triệu, bà Bùi Thị Thanh 290 triệu, bà Ngô Thị Hương 420 triệu, bà Nguyễn Thị Lan 105 triệu, chị Nguyễn Thị Liên 55 triệu… Tổng số tiền nợ trên 8 tỷ đồng, chưa kể tiền lãi suất.

Theo tường trình ông Phượng gửi Đảng ủy và UBND xã Nghĩa Thuận, số tiền vay mượn ấy vợ chồng ông đầu tư kinh doanh hàng ăn, bán đồ điện dân dụng, nhưng thua lỗ. Con trai ông Phượng còn thành lập một Cty riêng để đầu tư xây dựng, nhưng không thu hồi được vốn, nên dẫn đến vỡ nợ.

Trước ngày cưới con gái út, thấy bà con kéo đến đòi nợ “rát” quá, ông Phượng viết giấy xin khất, hứa sau khi cưới con gái xong, ông bán căn nhà đang ở để trả nợ. Tuy nhiên, sau đó vợ chồng ông Phó chủ tịch đã lặng lẽ chuyển nhượng ngôi nhà mình cho một người khác với giá 3,5 tỷ đồng, mà không thanh toán cho bà con.

Gương điển hình cũng... vỡ nợ

Những chủ nợ đang có nguy cơ trắng tay. 

Bà Thái Thị Mai (SN 1964), trú xóm Tây Xuân, xã Giang Sơn Đông (huyện Đô Lương) phản ánh: tháng 4/2013, bà Ngô Thị Trang (SN 1972), trú xóm Hòa Bình, xã Giang Sơn Đông đến hỏi vay tiền để đáo nợ ngân hàng. Vì tin vào vợ chồng bà Ngô Thị Trang vừa được Đài phát thanh và Truyền hình địa phương tuyên dương là gương điển hình trong làm ăn phát triển kinh tế, có trang trại chăn nuôi, bản thân bà Trang còn là đảng viên, cán bộ thú y, cán bộ hội phụ nữ, nên bà Mai cho vay 3 đợt, tổng cộng 170 triệu đồng tiền mặt, kèm theo 25 triệu tiền phường. Theo hẹn, nhiều lần bà Mai đến hỏi nợ thì bà Trang khất lần, rồi sau đó tuyên bố vỡ nợ.

Tương tự, chị Đặng Thị Hằng (SN 1976), trú xóm Phố, cho vay 4 lần, tổng cộng 175 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Hoa, hàng xóm của Ngô Thị Trang cho vay tổng cộng 320 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác nữa.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Giang Sơn Đông, cho biết: Gia đình bà Trang mở dịch vụ kinh doanh cám con cò, phát triển mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả. Mới đây, gia đình bà Trang còn nhận thêm đất công ích của xã để mở rộng trang trại và đang xây dựng dở dang. Quá trình thực hiện nhiệm vụ người đảng viên và phát triển kinh tế, bà Trang chưa có dư luận xấu nào. Cách đây khoảng 20 ngày thì bắt đầu có thông tin bà Trang có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen, chính quyền chưa kịp xác minh thì thông tin đã bùng phát rộng rãi.
08:12 19/01/2015
Theo Phan Sáng/Tiền Phong

"Tham nhũng", vì đâu?


1. Tôi nhận tiền hối lộ vì đồng lương ít ỏi không đủ sống, tôi phải kiếm thêm để còn có thể sống mà tiếp tục cái việc tôi đang làm... 

2. Tôi nhận tiền tham nhũng này có sao đâu. Đâu ai biết đâu? 

3. Tôi bỏ tiền mua cái chức này rồi, bây giờ là thời gian tôi phải lấy lại vốn và kiếm lời, phải buộc chúng hối lộ tôi.

4. Không hối lộ nó thì phải đóng thuế nhiều, phải dẹp cửa tiệm.

5. Không hối lộ thì điểm học tập sẽ không được cao.

6. Không hối lộ thì không có việc làm.

7. Không hối lộ thì không được lên chức.

8. Không hối lộ thì không có giấy phép.

9. Không hối lộ thì không trúng thầu.

...

Bao nhiêu cái lý do để "ông tham nhũng" tha hồ lớn mạnh và tung hoành. Bao nhiêu cái lý do để mọi người chấp nhận ông tham nhũng là ông nội của mình để mà tôn thờ và học tập ngay từ ghế nhà trường, ngay từ tuổi thơ nhìn thấy cha mẹ đang thổn thức hầu hạ ông nội tham nhũng.

Làm việc nhỏ thì tham nhũng nhỏ, làm việc lớn thì tham nhũng lớn, tranh nhau chức để có được quyền tham nhũng nhiều hơn. Mục tiêu đời người là "tham nhũng lớn"! Bao nhiêu người tự mở miệng khoe "Tao có được cái hối lộ to như thế này đây!" Đó làm niềm kiêu hãnh lớn của mình. Bao nhiêu giá trị của con người không còn ai lý đến nữa. Vì căn bản mọi thứ trên giá trị của "hối lộ " hay "tham nhũng được".

Hối lộ và tham nhũng hủy hoại nhân cách con người, con người chẳng cần rèn luyện chỉ cần có hối lộ cho nhiều là được ưu ái. Nó tiêu diệt ý chí của nhân tài, chẳng cần giỏi giang gì cũng tọa cái ghế mua được bằng tiền hối lộ. Tham nhũng làm lạc đường đi tìm hạnh phúc trong tình yêu, trong giữ gìn chủ quyền, trong phân định đúng sai, đưa đến sự sụp đổ toàn diện con người, gia đình, xã hội, quốc gia.

Tham nhũng là cái tội nặng nề trong xã hội dân chủ tự do. Đã mang cái "danh" tham nhũng là không còn tiến thân trong đường chính trị, trong tất cả hoạt động tài chính, hay xã hội. Nhân vô thập toàn, con người có thể can vào nhiều tội phạm nhưng sau khi đã nhận xử phạt thích đáng là một người trong sáng, nhưng tham nhũng thì vẫn là cái vết ô không xóa được.

Tham nhũng làm sao ai biết được, mà được nhận cái "danh" tham nhũng để mọi người, mọi tổ chức, tránh xa họ?

Trong xã hội dân chủ, tự do mọi người được quyền nói, mọi người được quyền cống hiến nhân tài của mình bằng sự ứng cử tự do. Mọi người có quyền tố giác tham nhũng mà không bị bịt mồm nơi vành móng ngựa. Một đắc cử viên có thời gian tại chức, sau thời gian tại chức phải bàn giao cho đắc cử viên mới. Đắc cử viên mới là người duyệt soát và phát hiện những tham nhũng thời gian qua của đắc cử viên trước một lần cuối.

Nhưng không phải là để cho tham nhũng rồi tìm cách phát hiện, mà guồng máy xã hội dân chủ đặt cơ bản tổ chức để không thể tham nhũng. Luôn nhìn vào sự tổ chức, tìm những khoảng trống tham nhũng có thể hiện diện, mà cải tổ.

Cả một hệ thống tổ chức xã hội trong mọi ngành nghề nhằm tiêu diệt tham nhũng. Đồng tiền thuế má được công khai trong thu chi, mới có thể có những đồng tiền dùng cho những vấn đề cần thiết ổn định xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng.

Người Việt trong chế độ CS quen "để cho nhà nước lo", "để cho nhà nước tính", những chóp bu CSVN quen mồm nói "hãy tin vào đảng và nhà nước". Nhưng với bất kỳ sai lầm tổn hại, suy sụp quốc gia thì "quốc hội là dân, quốc hội làm sai, là dân làm sai xử phạt cái gì chứ!" (nhưng quốc hội có phải thật sự là dân không hay là "do đảng chỉ đạo"?)

Một guồng máy tổ chức xã hội do đảng chỉ đạo, để tham nhũng hoành hành, một thế hệ người dân xem tham nhũng là ông nội, học tập và làm theo ông nội chỉ biểu. Tham nhũng là lẽ sống của dân việt? là niềm tự hào của dân việt? là sự thỏa hiệp toàn diện của dân việt?

Một guồng máy như vậy đang đưa VN vào làm nô lệ của Trung cộng và sự diệt vong của dân tộc. Tại sao một số người VN yêu nước lên tiếng "VN phải nhanh chóng bước vào xã hội dân chủ, tự do"? Guồng máy tổ chức xã hội dân chủ tự do ngăn chận tham nhũng như thế nào? Người làm việc có phải tham nhũng để sống còn không? Con người có cần phải đánh mất nhân cách để có thể leo lên chức cao hơn không?

Guồng máy xã hội của các nước dân chủ, tự do khác guồng máy tổ chức của VN dưới chỉ đạo của đảng CS như thế nào? Tại sao dân của các nước xã hội dân chủ, tự do được sống trong mức sống rất cao? Chủ quyền quốc gia không bị đe dọa? 

Xin các nhân sĩ yêu dân tộc Việt trên đất Việt, trên toàn thế giới dành chút thì giờ làm tỏ rõ guồng máy xã hội của các xã hội dân chủ tự do ra làm sao mà quốc gia có thể kiêu hãnh trên thế giới như vậy?


Chúng tôi không sợ

Hoàng Lan Mộc Châu (Danlambao) - Từ những ngày đầu cộng sản VN, Hồ Chí Minh đã tổ chức cái gọi là Đội tuyên truyền giải phóng quân, từ đó tiếng Việt giàu lên với thành ngữ Nói dối như Vẹm. Chỉ cần một từ Vẹm, ai cũng hiểu là đám Việt Minh tuyên truyền.

Chắt lọc cốt tủy nghệ thuật tuyên truyền dối trá lừa bịp của trùm thông tin tuyên tuyền Đức Quốc Xã Paul Joseph Göbbels và pha trộn với sự xảo quyệt mù mờ, khó phân phải trái của lũ biện sĩ thuyết khách Trung cộng, các chính trị viên cộng sản Tàu, Việt nhồi vào đầu óc ngu ngơ của anh nông dân Việt Nam chất phác hồn hậu quả táo đỏ ngon ngọt mượt mà bắt mắt nhưng cực độc của mụ dì ghẻ nàng Bạch Tuyết.

Người Mỹ đã phát minh ra computer và mạng internet, nó mang lại lợi ích khôn lường mọi mặt cho cả nhân loại, nó cung cấp thông tin và soi dọi vào nhiều ngóc ngách tối tăm từng bị bưng bít, nó đưa ra cho mọi người thấy tội phạm, gian dối của nhiều chế độ, nó đã chọc thủng bức màn sắt bao che khối cộng sản trong đó có CSVN và từ đó tóe loe ra những tội ác đẫm máu, những dối trá lừa bịp, mà ông thứ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn gọi là nói dối lớn, không thể tưởng tượng của họ.

Ngăn chặn các mạng thông tin trung thực tranh đấu cho dân chủ, dân quyền, vạch mặt tham quan với tường lửa không được, đánh phá không được, đến lúc Hà Nội phải công nhận sự thất bại của cách tuyên truyền một chiều, bưng bít kiểu không "chính xác, đầy đủ" của mình.

Thông tin từ các mạng dân chủ được đông đảo dân trong nước đón nhận tích cực không phải vì có tin cướp-hiếp-giết, chân dài, đại gia, nhưng nó sát sườn với cuộc sống người dân, nó tranh đấu cho người bị đảng CS áp bức, bóc lột, nó đồng hành với vận mạng dân tộc và được người dân tin vì nó chân thực.

Ngay từ khi ngo ngoe chào đời đảng CSVN đã sợ sự thật, họ sợ sự xấu xa của họ bị phơi bày bởi những người dám nói thật. Họ đã sử dụng bạo lực cách mạng ám sát bịt miệng các nhà báo Nhượng Tống, Từ Chung, Chu Tử, đã bắt bớ, bỏ tù hàng loạt các "tội phạm không gian ảo" như Anh Ba Sàm, Trương Duy Nhất... thậm chí người đau yếu hiền lành như Bọ Lập cũng bị bắt quả tang đang phạm điều 258! Tội ác ghê tởm của CSVN đối với nhà báo, blogger có khác gì tội ác của bọn khủng bố vô nhân tính vừa thực hiện ở Paris mới đây.

Tuần qua, các tay súng Hồi giáo cực đoan đã tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo, giết 10 nhân viên tờ báo và hai cảnh sát. 4 triệu người trên toàn nước Pháp cùng khoảng 40 lãnh đạo thế giới đã tuần hành tại Paris, lên án hành động khủng bố và kêu gọi đoàn kết vì quyền tự do ngôn luận.

Ngăn chận thông tin là kiểm duyệt, bóp chết quyền tự do ngôn luận. Hiến pháp VN công nhận tự do ngôn luận, Marx, ông tổ CS, nói kiểm duyệt là dụng cụ của bọn có quyền đàn áp người yếu đuối. Lời Mao Trạch Đông ghi trong sách đỏ là hãy nói tất cả điều bạn muốn nói. Đừng trách cứ người dám nói nhưng nên nghe họ như những lời cảnh cáo.

Hóa ra tất cả những hô hào của Hồ Chí Minh, Karl Marx, Mao và hiến pháp VN đều giả dối hoặc chỉ có ý nghĩa chiến thuật khi CS chưa có được gì, và họ đã thẳng tay vứt những điều họ huyênh hoang vào đống rác một khi đoạt được chính quyền trong tay.

Tuyên bố của ông Thứ trưởng Tuấn là những lời xúc phạm, gây hấn. Ông gọi những người bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho dân chủ, dân quyền là tội phạm. Ông hô hào một cuộc chiến tấn công vào dân chủ tự do, tấn công vào nền văn minh không những của dân Việt mà là của toàn thế giới. Tự do ngôn luận là quyền tuyệt đối của con người. Trong một xã hội văn minh người dân được quyền nói đến sự thật xấu, tốt, vạch mặt bọn tham nhũng trong giới cầm quyền, lãnh đạo, điều bình thường này thấy nhan nhản trên báo chí, trên mạng của các nước tự do dân chủ. Đảng CS và nhà nước VN đang kiến tạo thành trì của thời phong kiến cho chính họ khi muốn ngăn chặn các thông tin không lợi cho họ và chỉ muốn khoái tai, sướng mắt nghe nhìn muôn dân đen rạp mình tung hô họ vạn tuế.

Thứ trưởng Phạm Minh Tuấn hô hào "tấn công" vào các thế lực mà ông gọi là thù địch rõ ràng là lời kêu gọi khủng bố. Đảng CSVN và nhà nước VN công khai mở cuộc khủng bố vào những người đấu tranh cho dân chủ, vào nền dân chủ và quyền tự do báo chí, ngôn luận và vào nền văn minh của nhân loại.

Người dân Việt không sợ những lời hăm dọa khủng bố của đảng CSVN mà ông Phạm Minh Tuấn đưa ra, cũng như người dân Pháp không sợ bọn khủng bố dã man vô nhân tính muốn bịt miệng quyền tự do phát biểu.

Oui, Je suis Charlie.
Tôi là Nhượng Tống.
Tôi Là Ba Sàm.
Tôi là Bọ Lập.
Tôi là Nguyễn Ngọc Già...
và Chúng tôi là Dân Làm Báo.


Số phận của Nguyễn Bá Thanh trong trận chiến quyền lực giữa phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Số phận của Nguyễn Bá Thanh đã bước vào một "bước ngoặt cuộc đời" khi ông từ bỏ ngôi vị vua một cõi tại Đà Nẵng để về Hà Nội đầu quân Nguyễn Phú Trọng, nắm chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương. Cuộc đấu đá nội bộ dẫn đến những sát phạt quyết liệt với bản án tử hình dành cho đàn em của Nguyễn Tấn Dũng là Dương Chí Dũng, cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ đã dẫn đến số phận tiêu điều của Nguyễn Bá Thanh.

Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Nguyễn Phú Trọng tấn công toàn bộ vào phe Nguyễn Tấn Dũng 

Theo quyết định chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 6/8/2013, Nguyễn Bá Thanh thành lập và chỉ huy 7 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Thực chất là mở mặt trận lớn để tấn công toàn diện vào phe Nguyễn Tấn Dũng. Đứng đầu 7 đoàn này gồm có: Ngô Văn Dụ, Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Văn Hiện. Đây là những thuộc hạ của Nguyễn Phú Trọng trong mặt trận "đả hổ diệt ruồi" theo bài bản của Tập Cận Bình.

Mặt trận Vinalines

Đợt ra quân đầu tiên của Nguyễn Bá Thanh là mặt trận Vinalines với phiên tòa cuối năm 2013 xử những đàn em, vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, đứng đầu là Dương Chí Dũng - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của Vinalines. Nguyễn Bá Thanh đích thân có mặt theo dõi phiên tòa để bảo đảm diễn tiến và kết quả sẽ theo đúng quy trình dự kiến của phe Nguyễn Phú Trọng.

Tại thời điểm này có 2 biến cố lớn cùng xảy ra trong một ngày 16.12.2013: Dương Chí Dũng lãnh án tử hình và Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh. Cả hai vụ việc kết lại thành một thông điệp cạn tàu ráo máng của phe Nguyễn Phú Trọng gửi đến phe Nguyễn Tấn Dũng: từ hốt liền, hốt hết sang dựa cột tử thần với sự đỡ đầu của Bắc Kinh.

Nguyễn Bá Thanh và chuyến đi triều kiến Bắc Kinh

Chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Bá Thanh vào 16.12.2013 có nhiều điều cần phân tích vì 1 năm sau, đầu năm 2015, trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đăng bài Ai đã đầu độc phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh? và tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nguyên văn) "mượn tay Trung Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ là điều không thể nghi ngờ".

CDQL đưa ra 2 "động cơ" của Nguyễn Xuân Phúc: (1) Quyết giữ vị trí độc tôn thủ lĩnh miền trung trong Bộ Chính trị, (2) Sinh mạng chính trị và khối tài sản tham nhũng của cả gia tộc bị đe dọa nghiêm trọng. Cả hai "động cơ" này không thuyết phục vì (1) Nguyễn Bá Thanh không phải là ủy viên BCT, hay chỉ vì Thanh là người miền Trung để Thanh là đối thủ mà Phúc phải hạ thủ cho bằng được. Đối thủ của Phúc trong đại hội đảng XII là những UVBCT đương nhiệm chứ không phải là Nguyễn Bá Thanh. Và (2), vào thời điểm Nguyễn Bá Thanh bị ám hại, Nguyễn Xuân Phúc không hoặc chưa là đối tượng đang được Nguyễn Phú Trọng / Nguyễn Bá Thanh nhắm tới trong đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".

CDQL đã dùng chuyến đi Lào của Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 17.12.2013 để "giải trình" cho "Điều kiện và Khả năng thực hiện" việc ám hại Nguyễn Bá Thanh: gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh và qua tên đại sứ này mượn tay Bắc Kinh sát hại Nguyễn Bá Thanh. Điều này không hợp lý, không có cơ sở vững chắc vì yếu tố "động cơ" của Bắc Kinh. Tàu cộng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng vốn là một tổng bí thư giáo điều thần phục và trung thành với Bắc Kinh nhất. Vào thời điểm này, Bắc Kinh chưa có "lợi nhuận" nào để phải nhúng tay vào việc ám hại Nguyễn Bá Thanh; ngược lại phe Nguyễn Phú Trọng đang làm suy yếu và tan hoang nội bộ đảng CSVN để Bắc Kinh dễ bề thao túng, mua chuộc và thống trị. Một điểm cần lưu ý là Nguyễn Bá Thanh có mặt tại Bắc Kinh vào ngày 16.12.2013 và chỉ lưu lại Bắc Kinh, Thượng Hải vài ngày. Rất khó để thuyết phục rằng Nguyễn Xuân Phúc gặp đại sứ Tàu tại Lào 1 NGÀY SAU KHI Nguyễn Bá Thanh có mặt và gặp gỡ lãnh đạo Trung cộng để rồi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi Bắc Kinh có thể đi đến quyết định đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh ngay tại Bắc Kinh như CDQL tố cáo.

Tại sao CDQL đưa ra lời tố cáo mà CDQL cho là "không thể nghi ngờ" này vào đầu năm 2015? Chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau, sau khi phân tích thêm những diễn tiến kế tiếp.

Trở lại chuyến đi Bắc Kinh, Thượng Hải của Nguyễn Bá Thanh.

Trong khi tại Hà Nội, tòa tuyên án tử hình Dương Chí Dũng thì tại Bắc Kinh, Nguyễn Bá Thanh bắt tay Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương của đảng cộng sản Tàu. Mạnh Kiến Trụ từng là Bộ trưởng công an và là thành phần đầu não của bộ máy quyền lực tại Thượng Hải. Trong buổi tiếp xúc này, Mạnh Kiến Trụ tuyên bố đánh giá cao những thành tựu phòng chống tham nhũng của Việt Nam như là một cách bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ Nguyễn Bá Thanh. Nếu nói rằng bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng là phát súng tử đầu tiên bắn vào phe Nguyễn Tấn Dũng thì chuyến đi của Nguyễn Bá Thanh là để xin viện trợ thêm đạn dược, kế sách và sự đồng tình ủng hộ tối đa của Tập Cận Bình - cũng là người đang mở mặt trận "đả hổ diệt ruồi". Nguyễn Bá Thanh đã thành công trong sứ mạng này và sau đó đã được đàn em của Mạnh Kiến Trụ dẫn đi thăm Thượng Hải, lãnh địa của Mạnh Kiến Trụ.

Phản ứng của phe Nguyễn Tấn Dũng

Phe Nguyễn Tấn Dũng đã đối diện với những nguy cơ gì sau ngày 16.12.2013 là ngày Dương Chí Dũng nhận án tử và Nguyễn Bá Thanh bắt tay với Mạnh Kiến Trụ ở Bắc Kinh? Gồm có 4 nguy cơ:

1. "Nguy cơ Dương Chí Dũng": Trong phiên tòa sơ thẩm, Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã nhận hối lộ tổng cộng 1.500.000 đô la, trong đó có phần 500.000 đô la để mật báo giúp Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa về "người ông anh" đứng đằng sau Ngọ trong vụ hối lộ này là Bộ trưởng CA Trần Đại Quang. Đối diện với viễn ảnh dựa cột, nhìn vào "thế" của Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi của Nguyễn Bá Thanh, từ sau phiên xử sơ thẩm ngày 16.12.2013 cho đến phiên xử phúc thẩm vào tháng 4, 2014, Dương Chí Dũng có thể sẽ đầu hàng Nguyễn Phú Trọng và khai thêm nhiều chuyện bê bối của nội bộ phe mình. Đó là nguy cơ mà Nguyễn Tấn Dũng đối diện.

2. "Nguy cơ Phạm Quý Ngọ": Với lời khai của Dương Chí Dũng ngay tại tòa, với "thế" đang lên của Trọng / Thanh, cộng thêm cái "gương" của án tử hình dành cho Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ có thể lo sợ và khai báo toàn bộ mọi hành vi bôi trơn, hối lộ của phe Nguyễn Tấn Dũng từ lúc Dương Chí Dũng bị truy nã bỏ trốn cho đến lúc bị bắt và đưa ra tòa.

3. Nguy cơ bị đàn em đánh giá là đang yếu thế: Bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng là dấu ấn đậm nét nhất cho sự thắng thế của phe Nguyễn Phú Trọng và sự thua cuộc của Nguyễn Tấn Dũng vì Dương Chí Dũng là một trong những đàn em thân tín của đồng chí X. Trong bối cảnh thanh trừng nội bộ, điều này dẫn đến:

4. "Nguy cơ nhảy rào - đổi chiến tuyến": Đây mới là nguy cơ sinh tử mà phe Nguyễn Tấn Dũng đối diện. Bản án tử hình Dương Chí Dũng là một "sự đánh thức" làm đàn em Nguyễn Tấn Dũng phải lo lắng cho vận mạng của mình. Dương Chí Dũng lẫn Phạm Quý Ngọ sẽ tiếp tục khai những ai và khai gì!? Nỗi lo lắng đó càng gia tăng khi thấy phe Nguyễn Phú Trọng có sự hậu thuẫn và đỡ đầu của Bắc Kinh. Tiếp tục đứng dưới trướng của Nguyễn Tấn Dũng hay trở cờ thần phục Nguyễn Phú Trọng là câu hỏi được đặt ra cho đàn em của Dũng. Câu trả lời tùy thuộc vào khả năng phản công đàn anh Nguyễn Tấn Dũng. Đàn anh đã phản công như thế nào?:

Cái chết của Phạm Quý Ngọ

Ngày 18.2.2014. Hai tháng sau những lời khai động trời của Dương Chí Dũng về hành vi nhận hối lộ 1.500.000 đô la, Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư". Cuộc điều tra và vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" bị đình chỉ và chôn theo cái xác của Phạm Quý Ngọ. Để có thêm phân tích về cái chết của Phạm Quý Ngọ xin xem bài: "Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ".

Nguy cơ Phạm Quý Ngọ đối với phe Nguyễn Tấn Dũng xem như "bốc hơi" theo hơi thở sau cùng của Ngọ.

Dương Chí Dũng nhìn cái chết của Phạm Quý Ngọ đương nhiên cũng phải xét lại thái độ của mình, liệu có được "phe ta" cho sống trong tù đến ngày xử phúc thẩm hay không để quyết định tiếp tục theo Dũng hay trở mặt đầu hàng Trọng?

Nguy cơ yếu thế và nhảy rào được chữa cháy phần nào trong nội bộ phe Nguyễn Tấn Dũng vì cho dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu vì sao và từ đâu đã dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ.

Điểm cần ghi nhận là khi đi tìm câu hỏi về nguyên nhân cái chết bí ẩn của Phạm Quý Ngọ - ai là người được "hưởng lợi" nhiều nhất nếu Ngọ chết, tức là có động cơ giết người bịt miệng cao nhất, thì người đó là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang - kẻ bị Dương Chí Dũng khai là đã bảo bọc cho Phạm Quý Ngọ ăn hối lộ. Cái chết của Phạm Quý Ngọ không những giúp cho phe Nguyễn Tấn Dũng giải quyết phần nào những nguy cơ đang đối diện mà còn tạo nghi vấn thủ phạm giết Ngọ đổ lên đầu Trần Đại Quang. Vì sao? Vì Trần Đại Quang đang là Bộ trưởng công an, một bộ phận mà Nguyễn Tấn Dũng muốn khống chế nhưng Quang đã đầu quân về phe Trọng với vai trò trưởng Đoàn công tác số 2 trong 7 Đoàn công tác kiểm tra của Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên cái chết của Phạm Quý Ngọ chỉ đủ để giải quyết phần nào những nguy cơ "chủ quan" mang tính "nội bộ" của phe Nguyễn Tấn Dũng. Thế và lực của Trọng và Thanh vẫn không suy suyển với ô dù Bắc Kinh. Kẻ cầm cờ của 7 Đoàn công tác kiểm tra với đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" made in china phải được giải quyết. Do đó dẫn đến:

Số phận của Nguyễn Bá Thanh

3 tháng sau khi Ngọ đột tử vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn Bá Thanh bắt đầu nghe tiếng tử thần gõ cửa. Điều "trùng hợp" khá đặc biệt là lúc Nguyễn Bá Thanh "xây xẩm" thì cũng là lúc diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Dương Chí Dũng. Dương Chí Dũng vẫn bị tuyên y án tử hình nhưng rời phiên tòa bằng nụ cười và thái độ tự tin.

Cần ghi nhận là vào thời điểm tháng 5, dư luận vẫn chưa biết gì về tình trạng của Nguyễn Bá Thanh. Cho đến đầu năm 2015, khi Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về lại VN (nhưng không ai thấy ông ta cả) thì dư luận mới được thông báo rằng Nguyễn Bá Thanh đã được điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vào tháng 5, sau đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và tháng 7 và cuối cùng là sang Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 8/2014.

Điều gì đã xảy ra vào tháng 5, 2014? Trước "tai họa" xảy ra cho Nguyễn Bá Thanh, phe Nguyễn Phú Trọng phải đối phó như thế nào?:

Phản ứng của phe Nguyễn Phú Trọng

1. Giải quyết "vấn nạn" Nguyễn Bá Thanh

Trước hết, chúng ta thấy rằng Nguyễn Bá Thanh đang là Trưởng ban Nội chính, là trưởng công tác của 7 đoàn kiểm tra, nhưng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng hoàn toàn không đá động gì đến sự vắng mặt, ngưng hoạt động của của ông Thanh trong vai trò này từ tháng 5 cho đến bây giờ (tháng 1, 2015). Thay vào đó, phe Nguyễn Phú Trọng đã dàn xếp để Ban chỉ đạo TƯ lánh mặt và "bán cái" trách nhiệm thông tin xuống cho địa phương Đà Nẵng. Những thông báo vắng mặt của ông Thanh đều được đến từ lãnh đạo Đà Nẵng với nội dung rất mơ hồ và giới hạn.

Điều trên cho thấy phe Nguyễn Phú Trọng muốn giấu nhẹm tình trạng của Nguyễn Bá Thanh, không muốn cho nội bộ phe nhóm biết rõ, dẫn đến những sợ hãi và đối diện với nguy cơ bị xem là đang yếu thế cũng như nguy cơ "nhảy rào, thay đổi chiến tuyến" như Nguyễn Tấn Dũng đã đối diện mấy tháng trước đó. Phe Nguyễn Phú Trọng đã chọn phương hướng "take the lost and damage control / chấp nhận thua keo này và giới hạn thiệt hại". Phe Nguyễn Phú Trọng phải tránh bị đặt vấn đề trực tiếp, phải có những tuyên bố láo mà sau này có thể sẽ bị phơi bày sự thật bằng cách đứng đằng xa, ngầm chỉ đạo cho đàn em ở Đà Nẵng.

Để giảm thiểu thiệt hại trong hướng dấu nhẹm thông tin, ngoài việc sử dụng một số quan chức Đà Nẵng, phe Nguyễn Phú Trọng phải kiểm soát những động thái đến từ gia đình Nguyễn Bá Thanh và chính Nguyễn Bá Thanh. Đó là lý do tại sao vào đầu tháng 8, 2014, trước khi Nguyễn Bá Thanh sang Hoa Kỳ chữa bệnh, con trai của Thanh là Nguyễn Bá Cảnh được sắp xếp cho ngồi vào Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng. Củ cà rốt được đưa ra với thông điệp: số phận của con cái Nguyễn Bá Thanh lên hay xuống, hưng hay thịnh nằm ở thái độ, những phát biểu, thông tin của Nguyễn Bá Thanh, gia đình và của Nguyễn Bá Cảnh. Đó là lý do dư luận chỉ nhận được những thông tin rất ngắn, mơ hồ, thiếu dữ kiện và rất trễ - sau khi không thể im lặng được nữa - về Nguyễn Bá Thanh từ gia đình của ông ta.

Giải quyết "vấn nạn" của Nguyễn Bá Thanh chưa đủ. Nó chỉ nằm trong phạm vi "damage control" kiểm soát thiệt hại. Nguyễn Phú Trọng còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác, bao gồm gia tăng cầu cạnh Bắc Kinh và gửi thông điệp "xuống nước" đến phe Nguyễn Tấn Dũng.

2. Gia tăng cầu cạnh Bắc Kinh:

Cuối tháng 8, 2014 Nguyễn Phú Trọng cử đặc phái viên Lê Hồng Anh sang triều kiến Bắc Kinh. Những thông tin của lề đảng về mục đích của chuyến đi là để ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước như đã áp dụng cho mọi chuyến đi ngoại giao khác chỉ là bình phong. Vai trò của một đặc phái viên không cần và không thích hợp cho việc đó. Nó thích hợp hơn cho nội dung của một cuộc cầu khẩn mà Nguyễn Phú Trọng không muốn lộ liễu phải lặn lội sang Tàu vào thời điểm đó. Tiếp nối chuyến đi của đặc phái viên Lê Hồng Anh là chuyến đi sứ của Trần Đại Quang - trưởng Đoàn công tác số 2 trong 7 Đoàn công tác kiểm tra của Nguyễn Phú Trọng. Sau đó là Phùng Quang Thanh, người mà dưới góc nhìn của Bắc Kinh có thể là "ứng viên sáng giá" trong chức vụ Tổng bí thư, phục vụ những ý đồ tiếp tục và nâng cấp khả năng nắm đầu nắm cổ đảng CSVN của Bắc Kinh (sẽ có bài phân tích về vấn đề này).

3. Thông điệp xuống nước:

Ngày 6 tháng 10, 2014 tư lệnh đoàn quân "đả hổ diệt ruồi" dùng buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội để gửi thông điệp xuống nước. Dư luận có thể nhìn những thông điệp của Nguyễn Phú Trọng “đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình” như là một ý hướng làm gì thì làm nhưng phải bảo vệ đảng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại những gì xảy ra, xét đến bản chất hung ác với kẻ khác nhưng thật ra rất là hèn nhát khi đối diện với những nguy cơ có thể đến với bản thân, chúng ta có thể nhìn những câu phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, người chủ trương tận diệt chuột mới mấy tháng trước đây, dưới một lăng kính khác: thông điệp xuống nước, giảm nhiệt gửi đến phe sát thủ.

Tất cả những chuyến đi sứ Tàu, thông điệp giảm nhiệt đã kéo theo việc trì hoãn hội nghị TƯ 10 nhiều lần vào tháng 8, 10, tháng 12 để TBT Trọng chỉnh đốn bàn cờ đang nghiêng về phía TT Dũng. Cuối năm 2014, nhân vật quyền lực số 4 của Bắc Kinh là Du Chính Thanh sang Việt Nam để gặp những đầu não của các phe phái đang sát phạt nhau: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng. Không ai biết những dàn xếp, khuyến cáo đằng sau hậu trường chính trị là gì, chỉ biết rằng Du Chính Thanh đã rời Hà Nội với thông điệp nhắn nhủ những đứa con hoang tại Ba Đình: phải "theo con đường đúng đắn".

Hơn một tuần sau khi quan thầy Du Chính Thanh rời Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng tiến hành Hội nghị TƯ 10 để thực hiện cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng và Chân Dung Quyền Lực

Nếu thông tin tự do là vũ khí nguy hiểm nhất có thể làm sụp đổ một chế độ độc tài thì rò rỉ thông tin cũng là vũ khí hiệu quả nhất cho mục tiêu thanh trừng nội bộ. Các lãnh đạo đảng không thể tung tin tấn công lẫn nhau lên các trang báo, trang mạng với hệ thống truyền thông của đảng. Do đó, phải chui vào thế giới lề dân. Và trang CDQL ra đời. Điểm khác biệt để nhận rõ sự khác biệt giữa một trang lề dân và một trang trá hình của lãnh đạo đảng dùng để tấn công nhau là việc có hay không bị ngăn chận bằng tường lửa.

Với CDQL, Nguyễn Tấn Dũng đã từ kẻ bị săn chuyển sang người đi săn, từ phía bị tố cáo tham nhũng sang phía tố tham nhũng: tấn công Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham nhũng, hủ hóa với khối tài sản kếch xù. Nguyễn Xuân Phúc bị chọn là đối tượng vì phe của Dũng nắm được nhiều dữ kiện về Phúc và Phúc là người ngắm nghía chiếc ghế thủ tướng tương lai mà phe Nguyễn Tấn Dũng bằng mọi cách phải giữ.

Sau một loạt bài tố cáo Nguyễn Xuân Phúc thì phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra được manh mối nơi chữa bệnh của Nguyễn Bá Thanh tại Hoa Kỳ.

Nguyễn Bá Thanh là một "yếu nhân", là thành phần lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam. Do đó, không phải như một thường dân, việc Nguyễn Bá Thanh có mặt tại Hoa Kỳ phải được các "bộ phận quan tâm" của Hoa Kỳ biết và biết rõ. Với những quan hệ của Nguyễn Tấn Dũng - nhất là của con gái và con rễ, và với khả năng tài chánh, không khó để phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra manh mối.

Hai "vật chứng thông tin" mà phe Nguyễn Tấn Dũng có được trong tay là vài tấm ảnh chụp Nguyễn Bá Thanh trong bệnh viện và lịch trình trở về của Nguyễn Bá Thanh. Những tấm hình được chụp theo góc cạnh của người chụp lén, không khó để mua chuộc nhân viên bệnh viện hay ai đó làm "công tác" này. Với khả năng và tiền cũng không khó để phe của Dũng có được lịch trình chuyến bay về nước của Bá Thanh. Đó là thông tin, hình ảnh duy nhất mà phe Nguyễn Tấn Dũng có thể có được khi Nguyễn Bá Thanh đang ở Hoa Kỳ. Điều này đã được chứng minh vì sau khi Nguyễn Bá Thanh về lại VN và nằm trong vòng vây canh gác của phe Nguyễn Phú Trọng, CDQL không còn đăng tải thông tin về Nguyễn Bá Thanh vì đã không còn khả năng moi móc được thông tin của phe "địch" như lúc Bá Thanh ở Hoa Kỳ.

Với những tấm ảnh tạo được sự "khả tín về thông tin" trong tay, CDQL "nối kết" Nguyễn Xuân Phúc và "âm mưu đầu độc Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ". Nhu cầu làm cách nào để tập thể UVTUD sẽ tham dự hội nghị TƯ 10 - từ phe "ta" đến phe "địch" - biết và ngầm hiểu Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc như thế nào là nhu cầu "chiến lược", cần phải thực hiện để gieo rắc sợ hãi. Nếu ai cũng nghĩ Nguyễn Bá Thanh bị rối loạn sinh tủy "bình thường" như phe Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tuyên truyền thì mục tiêu ban đầu của phe hạ độc thủ Nguyễn Bá Thanh sẽ không đạt được.

Do đó, thông tin về Nguyễn Bá Thanh phải được tung ra. Nhưng ai sẽ là thủ phạm hay ít ra "bị nghĩ" là thủ phạm như Trần Đại Quang trong cái chết của Phạm Quý Ngọ? CDQL đã "tiện và lợi" gán ghép Nguyễn Xuân Phúc mượn bàn tay của Nam Trung Hải đầu độc Nguyễn Bá Thanh.

Trong một thời gian ngắn, CDQL trở thành một trang blog lề dân chủ nhân là đảng "hot" nhất Việt Nam. Phe Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc dùng truyền thông xám để làm náo loạn nội bộ đảng và chính trường VN. Cuối năm 2014, để củng cố thực lực trong vấn đề an ninh và bảo đảm CDQL đứng vững, ung dung, thoải mái hoạt động, không một thế lực thù địch như... Trần Đại Quang xen vào, Nguyễn Tấn Dũng gom tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.

Hội Nghị TƯ 10

Năm 2014 qua đi và 2015 tới. Hội nghị TƯ 10 khai mạc sau nhiều lần đình trệ. Nguyễn Phú Trọng tiến hành cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với hy vọng sẽ công khai kết quả như từng tuyên bố trước đó. Thực tế đã không như Trọng mong muốn. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công và bước ra khỏi Hội nghị TƯ 10 như là một kẻ chiến thắng với số phiếu tín nhiệm cao nhất.

Ngày 15 tháng 1, 2015 Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không thể ngăn, cấm được thông tin trên mạng vì đó là nhu cầu thiết yếu của 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội. Có một nhu cầu thiết yếu hơn mà Nguyễn Tấn Dũng không nói ra. Đó chính là nhu cầu hiện hữu của CDQL mà Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Nguyễn Chí Thành - sau tuyên bố của Dũng - sẽ không phải "giải trình" với ai cả về việc CDQL đã, đang và sẽ nói xấu rất nhiều lãnh đạo đảng mà nó vẫn cứ... phây phây, ai vào truy cập cũng được, người quản trị, viết bài của trang (vốn có những đặc tính chuyên nghiệp của dân viết báo, có trình độ về chính trị, kinh tế) không bị "bắt quả tang" và giam giữ vì vi phạm điều 258.

Số phận của Nguyễn Bá Thanh - Phần... kết

Vai trò của Nguyễn Bá Thanh xem như là chấm dứt theo tờ lịch rơi cuối năm 2014. Hồi một của cuốn phim Ngày Trở Về với diễn viên "không không thấy" đã đóng màn. Hồi hai Ngày Viếng Thăm với những tài tử lãnh đạo kéo nhau vào thăm "người bệnh không thấy" cũng đã xong, nó chỉ giúp cung cấp dữ kiện Tô Huy Rứa, Nguyễn Kim Tiến, Nguyễn Minh Triết thuộc phe nào. Phe Nguyễn Phú Trọng bằng mọi cách không để cho đàn em và đảng viên thấy được hình ảnh và tình trạng của Nguyễn Bá Thanh vì không muốn nội bộ rơi vào tình trạng hoang mang, rối loạn, sợ hãi về những âm mưu thanh trừng sắt máu mà tổn thất thuộc về phe mình. 

Số phận Nguyễn Bá Thanh sẽ ra sao? Tốt nhất cho Trọng là Thanh cũng sẽ là Ngọ. Người ta sẽ không ngạc nhiên về hồi 3 của cuốn phim sẽ mang tựa đề Vô Cùng Thương Tiếc với hình ảnh sau cùng về đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ không khác hình ảnh của đồng chí Phạm Quý Ngọ: một chiếc xe tang đi về cõi bên kia trong cơn mưa phùn và hai bên đường người dân yêu mến đồng chí Thanh xếp hàng tiễn đưa...


Tràn lan tôm bơm tạp chất bán ngoài chợ

Đăng Bởi  - 

tom bom tap chat
Ảnh minh họa

Cần quản lý từ gốc các cơ sở nuôi trồng, chế biến thì mới xử lý triệt để nạn tôm bơm tạp chất, thủy sản nhiễm kháng sinh cấm.  Nếu không, thị trường nội địa đang trở thành nơi tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản bẩn trên vì ngay cả cơ quan quản lý cũng không đủ sức kiểm soát.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. 
Nội địa béo bở
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex, cho biết hiện nay các DN có lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo nhiễm kháng sinh là do khi mua không kiểm, xuất đi đại nên "dính". Song những DN có kiểm cũng không kiểm nổi vì chi phí quá lớn. Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) kiểm nhưng không giải quyết được.
“Đó là thị trường xuất khẩu, còn thị trường nội địa thì thủy sản bẩn đã bán tràn lan nhiều năm nay rồi. Không xuất khẩu được thì tiêu thụ nội địa. Đơn giản là không cơ quan nào kiểm tra, ngăn chặn nổi. DN nói kiểm soát vùng nuôi nhưng nói thật kiểm không nổi vì không có quyền quản nông dân dùng thuốc kháng sinh. 
Không chỉ con tôm bơm tạp chất mà con cá tra, cá lóc, lươn, ếch đều có nguy cơ cao dư lượng kháng sinh cấm bị vượt ngưỡng. DN còn phải trả tiền cho người nuôi để được kiểm kỹ về dư lượng kháng sinh. Nuôi tôm tất nhiên phải dùng kháng sinh vì con tôm bị hàng trăm thứ bệnh, người nuôi hiện nay lại dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ” - ông Kịch chia sẻ.

tom bom tap chat
Người tiêu dùng khó nhận biết thủy sản bán ngoài chợ có nhiễm kháng sinh hay không. Ảnh: HTD 
Thủy sản nhiễm kháng sinh có thể kiểm ở vùng nuôi nhưng đối với tôm bơm tạp chất còn phức tạp hơn. Nhiều DN cho biết họ phải kiểm, giám sát ở nhiều đầu mối như người nuôi, đại lý thu mua, vận chuyển, cơ sở chế biến và ngay chính “người nhà”.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiết lộ DN phải tốn cho nhân viên giám sát từ lúc nuôi đến khi thu hoạch, vận chuyển vào tận kho DN. Rất mất thời gian, chi phí, nhân lực. DN nhiều khi phải tính toán thời gian của các xe vận chuyển, tính xem xe thu mua từ vùng nuôi hay đại lý thu mua đến kho của DN mất bao nhiêu thời gian. Từ đó quy định thời gian cho từng xe vận chuyển, nếu xe nào về lâu hơn mức thời gian quy định, DN sẽ kiểm tra lại hàng.
Có nhiều DN dù kiểm chặt vùng nuôi nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhân viên của DN câu kết với đại lý bơm tạp chất (thạch rau câu) vào tôm để tăng trọng lượng, hưởng lợi” - ông Quang kể.
Cần trị từ gốc
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng, cho rằng câu chuyện thủy sản bị bơm tạp chất, kháng sinh vượt mức đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có giải pháp triệt để. Nguyên nhân là cơ quan quản lý và DN đổ lỗi cho nhau. Cơ quan quản lý đổ lỗi DN không kiểm. Còn DN thì đổ trách nhiệm kiểm thuộc về cơ quan nhà nước. Hết đổ cho nhau họ quay sang đổ cho người nuôi.
Theo ông Nhiệm, hiện nay giải pháp trị thủy sản bẩn đang làm ở phần “ngọn”, cần giải pháp trị từ “gốc”. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát những loại thuốc thú y, chất cấm trong thủy sản. Hiện hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Có những DN làm ăn bất chính, đóng gói nhãn mác rồi tiếp thị tới người dân. Cơ quan quản lý cần có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn thông tin cho người dân, cần kiểm soát đầu vào việc nhập khẩu các kháng sinh cấm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng, cũng cho biết tôm hiện nay phần lớn DN phải thu mua, còn cá thì tự nuôi nhiều. Con cá thì DN có thể kiểm soát vùng nuôi được. Tuy nhiên, đối với con tôm, cơ quan nhà nước phải kiểm chặt việc bơm tạp chất, xử phạt thật nặng. Chẳng hạn, tại các chợ đầu mối, các cơ quan quản lý phải cùng phối hợp để kiểm tra nguồn gốc hàng, đầu tư máy móc kiểm nghiệm nhanh…
Người tiêu dùng "bó tay"
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, cho biết đối với việc bơm rau câu vào tôm, chất rau câu sẽ dính vào giữa lớp vỏ và lớp thịt, giữ được độ đông đặc khi để đông lạnh, giúp tăng trọng lượng. Người tiêu dùng khó nhận biết được những loại này nên sẽ thiệt thòi vì bị gian lận trọng lượng. Nhà máy chế biến nguyên liệu, khi lột vỏ tôm thì rau câu cũng đi theo nên cũng bị ảnh hưởng về trọng lượng.
Theo bà Lâm, đối với sản phẩm của công ty, khâu kiểm soát thực hiện từ quá trình đánh bắt đến khi đưa vào chế biến. Sản phẩm nội địa cũng được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của hàng xuất khẩu. Một số DN trong ngành cảnh báo tình trạng sử dụng chất tăng trọng trong tôm đã bóc vỏ. 
Nếu người tiêu dùng về chế biến thấy tôm bị teo lại nhiều đó là bị sử dụng chất tăng trọng. Đây là loại phụ gia vẫn được thế giới cho phép dùng với tỉ lệ nhất định, giúp cho tôm không bị mất trọng lượng mà còn ngon và giòn. Tuy nhiên, ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng sử dụng quá tỉ lệ cho phép loại phụ gia này. Có trường hợp tôm bóc vỏ bị ngâm đến vài ba lần, khi về nấu trọng lượng chỉ còn 50%.
Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.
Tuy nhiên, đối với thủy sản nhiễm kháng sinh thì ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết không thể nhận biết được bằng cảm quan. Ngay cơ quan kiểm nghiệm cũng mất nhiều ngày với máy móc hiện đại mới có kết quả.
Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ông Trương Đình Hoè Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP: Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chỉ lấy mẫu kiểm tra cho từng lô hàng nên muốn thủy sản xuất khẩu không bị cảnh báo thì bản thân DN phải tự kiểm chặt nguồn gốc hàng của mình. Còn trong nước, các chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản tăng cường lấy mẫu kiểm về dư lượng kháng sinh. Việc bơm tạp chất, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương, Bộ Công an đang phối hợp kiểm tra xử phạt vấn nạn này. Hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng, có thể phạt tù ba năm.
Ông Nguyễn Đăng Phú -  
Phó Giám đốc c̣ đầu mối Bình Điền: Chỉ có tôm cấp đông mới bị thương lái bơm tạp chất giúp cho tôm nặng ký hơn. Tôm sống không thực hiện được vì con tôm sẽ chết. Cách đây vài tháng, do nghi ngờ bốn vựa có hành vi gian lận thương mại nên chợ đã chủ động lấy mẫu đi kiểm tra. Kết quả phát hiện có một vựa vi phạm việc bơm rau câu vào tôm nhưng số lượng không lớn.
Theo Quang Huy - Tú Uyên (Pháp luật TP.HCM)