Wednesday, November 14, 2018

“Tố chất” lãnh đạo cộng sản – Khí phách cộng sản

“…những quan chức cấp cao trong chính quyền Cộng Sản khi đứng trước vành móng ngựa là khóc lóc van xin một cách nhục nhã. Cái hèn đã thành bản chất thì không bao giờ họ có thể tỏ thái độ như là người anh hùng được…”

Image result for “Tố chất” lãnh đạo cộng sản – Khí phách cộng sản
Những con người ấy quản lý kinh tế thì kinh tế lụn bại, nắm luật pháp thì luật pháp sẽ bị chà đạp, đứng trước kẻ thù thì khóc lóc van xin để được chút vinh hoa. Như ta biết, một cây làm chẳng nên non, một cánh én không làm nên mùa xuân, từ đó cho thấy tham - ác - hèn là bản chất một tập thể lớn chứ không phải chỉ là một vài cá thể. Một vài người tham thì không thể làm cho đất nước nghèo, một vài người ác không thể làm xã hội vô pháp, một vài người hèn không thể nào để ngoại bang lấn tới liên tục qua nhiều đời lãnh đạo.
Trong giới đấu tranh dân chủ, vô số người bị đưa ra trước vành móng ngựa và nhận những bản án phi lí, nhưng có ai khóc lóc van xin đâu? Thế nhưng, những quan chức cấp cao trong chính quyền Cộng Sản khi đứng trước vành móng ngựa là khóc lóc van xin một cách nhục nhã. Cái hèn đã thành bản chất thì không bao giờ họ có thể tỏ thái độ như là người anh hùng được. Khi ở vào thế yếu, thì hèn hay hùng nó phải trở về đúng bản chất không ai có thể giấu được.
Khi đỉnh ở cao người ra thể hiện cái tham và cái ác, khi thất thế thì họ thể hiện cái hèn. Những con người đó nắm trong tay quyền sinh quyền sát với một dân tộc thì quả thật, số phận dân tộc Việt Nam khó mà thoát khỏi phận nô lệ.
Đỗ Ngà

Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc” *

“…Bây giờ “Con Sói Đơn Độc” đã bước vào tuổi 70, vậy mà ngọn lửa đấu tranh cho một tương lai Việt Nam tươi sáng vẫn ngùn ngụt cháy trong trái tim bà…”
hihoa_duongthuhuong
Đinh Quang Anh Thái (Tháng Hai, 2018)
Dương Thu Hương tự nhận mình là “người rừng”, “mụ đàn bà nhà quê răng đen, mắt toét”.
Báo chí Pháp thì gọi Dương Thư Hương là “Con Sói Đơn Độc”.
Còn lãnh đạo CSVN thì chửi bà là “con đĩ chống đảng”.
Gọi bằng gì thì gọi, Dương Thu Hương vẫn là chính mình: bản chất chân quê không hội nhập vào thế giới trên mạng, bõ bã, đốp chát, đơn độc, và trên hết, ngay thẳng, hết mực với mục tiêu nhắm tới là tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, thoát khỏi cái chế độ hiện nay mà bà gọi là “chỉ sống bằng xác chết, không có bất cứ giá trị gì cả.”
*****
dinhquang_anhthai&duongthuhuong
Sinh năm 1948, lớn lên tại miền Bắc vào đúng giai đoạn Cộng sản Hà Nội tung toàn lực lượng nhất quyết bằng mọi giá phải đạt được tham vọng “giải phóng miền Nam thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy.” (sic)
Như lời bà kể, cùng với hơn 100 bạn ngang lứa tuổi, bà đã cắt máu xin vào Nam “đánh Mỹ cứu nước”.
Những trải nghiệm trong chiến tranh, cùng những chua chát của Tháng Tư 1975 đã là chất liệu cho các tác phẩm sau này của bà, như “Những Thiên Đường Mù”, “Bên Kia Bờ Ảo Vọng”, “Khải Hoàn Môn”, “Đỉnh Cao Chói Lọi”, “No Mans Land” (ấn bản Anh ngữ) được dịch sang Pháp ngữ là “Terre Des Oublis”…
*****
Dấu mốc quan trọng làm thay đổi hẳn cuộc đời Dương Thu Hương là thời điểm đoàn quân của “bên thắng cuộc” vào Sài Gòn trưa ngày 30 Tháng Tư 1975.
Trong các bài viết, và trong lần gặp bà ở Paris năm 2005, Dương Thu Hương kể: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi ngồi bên lề đường khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ...nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”
Từ những nhận thức này, Dương Thu Hương trở thành “Con Sói Đơn Độc” ngay giữa bầy đàn của mình, vì hầu như không có người nào trong hàng ngũ lên tiếng đấu tranh cho dân chủ sau 1975 lại có lối ăn nói bõ bã, “chém đinh chặt sắt” như bà. Bà nói, “chẳng việc gì phải kiêng dùng những danh từ mà nhiều người cho là thô bỉ, như là ‘ỉa vào mặt kẻ cầm quyền’, vì đó là cách nói thuần của người Việt răng đen mắt toét; là ngôn ngữ đích xác của người nông dân khi họ muốn biểu lộ thái độ khinh bỉ và bất chấp. Tôi hành động như thế là có dự tính chứ không phải ngẫu hứng. Tôi rất ghét những thứ ngôn ngữ nhờ nhờ nhạt nhạt.”
Năm 1997, Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Washington DC, kẻ viết bài gọi điện thoại về Hà Nội hỏi Dương Thu Hương, rằng cảm nghĩ của bà ra sao về tân lãnh đạo CS, bà bốp chát: “ông đã có bao giờ thấy âm hộ của con ngựa già chưa? Đấy, mặt thằng Lê Khả Phiêu thế đấy, nó nhăn nheo y như âm hộ con ngựa già”.
Và năm 2,000 khi Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Hà Nội, bà trả lời phỏng vấn của kẻ viết bài qua điện thoại: “Clinton là biểu tượng của một nền dân chủ, là một chân trời khác, một cuộc sống khác mà người ta ao ước.” Và bà cười sảng khoái, thuật lại câu của hàng xóm láng giềng nhà bà họ nói “sao mà xấu hổ thế! tổng thống của chúng nó, của dân Mỹ đứng cạnh mấy ông lãnh đạo của mình, mặt nó thì sáng ngời ngời, còn mặt mấy ông lãnh đạo của mình sao mà tối tăm thế. Mặt Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tuy đã sửa nhan sắc nhưng trông cũng không đẹp cho lắm. Cho nên dân chúng bảo xấu hổ quá. Còn cánh đàn ông thì họ rú lên, ối giời ơi! Cái thằng Clinton nó đẹp giai quá! Mình cũng còn mê nó nữa là đàn bà. Cho nên một trăm con mê nó thì cũng phải thôi.” (cười to tiếng, sảng khoái).
Rồi “Con Sói Đơn Độc” nói tiếp “hàng xóm nhà tôi xem thằng Lê Khả Phiêu là lãnh đạo của họ thì các ông bà ấy xấu hổ nhục nhã; chứ còn tôi thì tôi thấy bình thường; vì từ lâu tôi đã coi mấy thằng lãnh đạo chúng nó chẳng ra cái gì, cho nên tôi chả việc gì phải nhục hộ chúng nó.”
Chưa hết, “mụ nhà quê răng đen mắt toét” còn kể, “một nhà báo Mỹ phỏng vấn tôi và hỏi tôi nghĩ như thế nào về quan hệ của tôi với chế độ, tôi nói thẳng rằng, chế độ Hà Nội là bọn ngửi rắm bọn Bắc Triều Trung Quốc”.
Đó chính là Dương Thu Hương.
***
Lý do nào lãnh đạo Hà Nội chửi bà là “con đĩ chống đảng?”
Ngồi cạnh cửa sổ căn hộ lầu hai của bà ở Quận 5 Paris, bà cười, kể lại:
“Trong bài diễn văn tôi đọc ở Đại hội Nhà Văn năm 89, tôi nói rằng đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân. Bởi vì xưa nay họ chỉ nói nhân dân phải biết ơn đảng thôi. Trong bài diễn văn đó, tôi phân tích rằng, cả một dân tộc đã đổ xương máu để kháng chiến chống Pháp và những gì dân tộc đạt được là do truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc nhưng đảng cộng sản đã cướp tất cả công đó và nhận vơ là công của đảng. Họ còn dậy dỗ quần chúng là phải biết ơn đảng. Hành động như thế vừa đểu cáng vừa vô ơn bạc nghĩa và tự cao tự đại. Những kẻ như thế không xứng đáng để lãnh đạo dân tộc.
Hỏi, bà có bao giờ bốp chát trực tiếp như thế với giới lãnh đạo chế độ, Dương Thu Hương cười nửa miệng, nói, “tôi sợ gì chúng nó, tôi từng chửi ‘ỉa vào mặt đảng’”.
Dương Thu Hương kể, “Năm 1998, trong một nghị của trí thức Hà Nội, tôi có đọc bài diễn văn với tựa đề là Nhân Cách Trí Thức. Tại hội nghị đó, ông Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư đảng cộng sản lúc bấy giờ) tỏ ra vô cùng đắc ý với nội dung bài diễn văn của tôi. Ông ta đã ôm hôn tôi thắm thiết và xin bài diễn văn của tôi. Sau đó, vào giờ giải lao, người thư ký của ông ta tìm tôi và chuyển đề nghị của ông Linh muốn tặng tôi một căn nhà tiêu chuẩn dành cho cấp bộ trưởng. Người thư ký này còn đề nghị tôi tạm im lặng để cho đảng tự cải sửa. Tôi trả lời rằng, tất cả những việc tôi làm là vì dân tộc chứ không phải vì bản thân tôi; và tôi không giàu có nhưng cũng có một căn nhà đủ để ở. Tôi còn nói với ông thư ký của ông Linh rằng, hiện giờ đang có hai vạn giáo viên tiểu học ở Hà Nội không có nhà để ở, cho nên nếu nhà nước có ý định thì nên phân phối nhà cho hai vạn người đó.
“Một lần khác, nhà thơ Giang Nam lúc đó còn sống, chuyển lời của ông Nguyễn Văn Linh mời tôi ăn cơm với vợ chồng ông Linh và cô con gái của ông Linh. Giang Nam còn bảo là ông Linh nói rằng, dù sao chăng nữa thì tôi cũng là người mà nhà nước này yêu mến vì tôi đã tình nguyện chống Mỹ và chống Tầu, và đó là điều chứng minh tôi là người hết sức hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Tôi trả lời thẳng thừng rằng, tôi đã đấu tranh cho tự do dân chủ, tôi chỉ ngồi trên cỏ thôi, nên tôi không chơi với vua quan.
“Tôi nghĩ rằng những lời phát biểu đó của tôi khiến ông Linh phật lòng. Về phương diện cá nhân thì hẳn là ông ấy phải phật lòng, và sau đó thì ông ấy bị sức ép của cánh bảo thủ, nên ông ấy quay ngoắt lại và ông ta đánh vào các nhà văn mà ông ấy từng khuyến khích họ đừng uốn cong ngòi bút. Với cá nhân tôi thì ông ta mắng tôi là ‘con đĩ chống đảng’. Lúc đó tôi nói với một ông trong ban tổ chức đảng rằng, nếu tôi là đĩ thì may cho cái đảng này; nhưng vì tôi không đánh đĩ được cho nên tất cả mọi năng lực của tôi đều dồn vào việc ỉa vào mặt đảng. Họ đã chửi tôi như vậy thì từ giờ trở đi mọi sự đều rõ ràng, không còn con đường thứ ba nữa. Nghĩa là tôi dấn thân đến cùng trong mục tiêu đấu tranh cho dân chủ".
(Còn tiếp)
Uyên Vũ ghi lai
12 Tháng 11 lúc 00:59
*****
Chuyện Dương Thu Hương (tiếp theo)
duongthuhuong_dinhquanganhthai
Nhân Dương Thu Hương kể việc Nguyễn Văn Linh muốn tặng bà căn nhà, kẻ viết bài này lại nhớ câu nói để đời của Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ bất hủ “Màu Tím Hoa Sim”.
Ông Hữu Loan vào Sài Gòn sau 1975 thăm một người bạn cũ là Thi sĩ Hà Thượng Nhân và kể cho người bạn xưng hô “mày tao chi tớ” từ thủa thiếu thời với mình, rằng đảng CS muốn tặng ông căn nhà để ông đừng chống đảng nữa, ông trả lời “Tôi không có thì giờ làm nhà vì đang bận làm người”. Hữu Loan còn khẳng định thái độ sống của ông, “cả đời là thanh gỗ vuông chành chạnh, cương quyết không để người ta đẽo tròn lăn đi đâu thì lăn.”
Tác giả “Màu Tím Hoa Sim” đã phải trả giá cho cách sống như “cây tùng trước bão” của mình: bị chế độ bỏ tù, sau đó bị giam lỏng tại nhà ở Nga Sơn,Thanh Hóa và kiếm sống bằng những chuyến xe kĩu kịt đá và những mớ bánh chui nhủi của vợ.
Và Dương Thu Hương, những lời đanh thép đánh thẳng vào đảng như thế khiến bà bị bắt vào Tháng Tư năm 1991 và được thả khỏi nhà tù nhỏ ngày 20 tháng 11 cùng năm đó.
*****
duongthuhuong_thienduongmu
Phải chăng Dương Thu Hương cắt máu tình nguyện vào Nam “đánh Mỹ” vì muốn phục vụ đảng CS, kẻ viết bài hỏi câu đó và bị tác giả “Những Thiên Đường Mù” đáp trả bằng giọng khinh bạc, ông Thái lầm rồi, “năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì phải đảng cộng sản. Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, tôi chiến đấu hoàn toàn không vì cái đảng gây ra cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu người dân như thế”.
Những năm tháng bị cuốn vào cuộc tàn sát, Dương Thu Hương cho biết, “đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi thì bị bom làm điếc tai bên phải; người còn lại là cậu Lương thì bị cụt một tay và trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót. Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.”
Đang nói chuyện, nhiều lúc, Dương Thu Hương trôi vào im lặng, kẻ viết bài có cảm tưởng những bóng ma của cuộc chiến đang quay về ám ảnh bà.
Vì bị điếc nặng nên bà phải nói rất to thì mới nghe được giọng mình. Đi cạnh bà trên đường phố Paris, bà nói như quát khiến nhiều người chung quanh nhìn bà tỏ ra khó chịu. Ngồi tại một quán cà phê gần Tháp Eiffel, bà nói, mắt long lên sòng sọc: “Chế độ hiện nay chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng.”
“Bà tự nhận là ‘kẻ làm giặc’ ngay trong lòng chế độ, vậy các con bà bị thiệt thòi ra sao ạ”, tôi hỏi?
“Tôi đã nói rất rõ với các con tôi, rằng con đường làm giặc là phải chịu tất cả mọi khổ đau; cho nên tất cả mọi người trong gia đình, nghĩa là bố tôi, mẹ tôi, anh em tôi và con cái, nếu ai muốn thì tôi sẵn sàng viết giấy với tòa án là không có quan hệ với tôi nữa để tránh cho họ khỏi bị di lụy. Còn nếu những người muốn tiếp tục đứng với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, thua thiệt và không bao giờ được nói với tôi một lời can thiệp vào việc tôi làm. Bởi vì tôi biết chắc chắn cộng sản sẽ dùng những người thân thuộc để gây sức ép. Nhiều trường hợp đã xẩy ra đối với những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Vợ con, anh em của họ bị công an áp lực phải khuyên can họ không được đấu tranh nên một số người đành bỏ cuộc. Bản thân tôi đã lường trước điều đó nên tôi tuyên bố sòng phẳng rằng, cả tuổi xuân của tôi, tôi đã hy sinh để nuôi con rồi, nên bây giờ tôi an tâm lao vào cuộc chiến chống lại bọn cường quyền. Tôi bảo các con tôi có thể về sống với bố của chúng hay với một người mẹ khác. Còn nếu chọn sống với tôi thì phải chấp nhận khổ đau, vì chắc chắn chúng sẽ không có chỗ đứng trong chế độ này. Hai con tôi đứa nào cũng hai bằng đại học nhưng vẫn không có việc làm. Con trai lớn của tôi phải sống bằng tất cả mọi việc, từ bồi bàn cho đến gác cổng. . .và bây giờ đi quay phim thuê cho một hãng tư. Cháu gái thì bán sơn.”
Kẻ viết bài được gặp con gái lớn của Dương Thu Hương khi cháu thăm mẹ ở Paris; hỏi, các cháu có ủng hộ lý tưởng của mẹ không, cô con nói, giọng cũng mang hơi hướng “người rừng” giống mẹ: “thôi chú đừng nhắc chuyện điên khùng ấy làm gì.”
Còn Dương Thu Hương nói, “đối với chúng nó, tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi.”
“Thế còn tình cảm đôi lứa, gia đình của bà?”
(Cười) “Tôi là người hoàn toàn thất bại và bất hạnh trong cuộc sống đôi lứa. Nhưng tôi cũng tự cảm thấy hạnh phúc vì tôi đã tự tiêu diệt tuổi thanh xuân để nuôi con tôi trưởng thành. Con cái tôi không phải bương chải ngoài đường. Trong khi bố nó có thể đi kiếm vài ba người vợ khác. Tôi không cần một xu của ông ta để nuôi con, dù tôi làm giặc và chịu nhiều hậu quả. Đấy là điều hạnh phúc. Nếu không tôi sẽ bị lương tâm cắn rứt. Tôi còn một hạnh phúc nữa là tôi đã trả được tất cả những món nợ cho những người bạn tôi đã chết trong chiến tranh. Ít nhất là bằng tác phẩm và những bài viết để vạch trần tội ác của một cuộc chiến tranh phi lý. Tôi cảm thấy hạnh phúc trong sự bất hạnh của mình. Tôi nghĩ rằng số phận đã chọn tôi để trở thành một con người như vậy.”
“Tiêu phí tuổi trẻ trong chiến tranh để rồi sau đó bị chế độ đầy đọa vì làm giặc, bản thân thì không ai dám giao tiếp vì sợ bị liên lụy; có bao giờ bà chùn bước và muốn buông xuôi?”
(cười mũi) “Nếu mà tôi chùn bước, buông xuôi thì tôi đã chùn bước, buông xuôi từ lâu rồi.”
“Bà tin vào nhân quả?”
“Tôi hoàn toàn tin vào thuyết nhân quả. Tôi hoàn toàn tin vào kiếp sau. Tôi vẫn dậy con tôi phải sống cho có trước có sau. Nhiều người muốn tôi phải thế này phải thế khác. Tôi trả lời rằng tôi không phải gì cả. Tôi chỉ phải sống đúng với những nguyên tắc đạo đức mà gia đình tôi đã dậy tôi và những nguyên tắc mà tôi học được ở đạo Phật. Các con tôi cũng phải theo những nguyên tắc đạo đức đó. Bất luận chúng nó là thường dân hay là người lỗi lạc, tôi đối xử như nhau. Tôi không yêu cầu con cái tôi phải trở thành bác sĩ, tiến sĩ…, tôi không yêu cầu như thế. Tôi chỉ duy nhất yêu cầu các con tôi sống tử tế; và đối với tôi đạo đức là cốt lõi.”
Căn hộ Dương Thu Hương có bàn thờ Phật Thích Ca. Có lần bà nói, đạo Phật giúp bà định được tâm mình; rồi bà đùa, “anh Phật quả là đẹp giai thật.” Trò chuyện nhiều với bà thì biết, bà vẫn không bỏ được cái lối tếu táo “người rừng” chứ thực tâm bà hết mực thờ kính Đức Thế Tôn.
Dương Thu Hương có nguyên tắc sống đạo đức rạch ròi, không khoan nhượng. Thăm bà ở Paris, kẻ viết bài xin phép biếu bà chút quà, bà quát lên bảo, không nhận bất cứ vật chất nào của bất cứ ai.
Những bữa cơm tiệm ở Paris, bà giành trả tiền và khẳng định, nếu kẻ viết bài trả thì “về Mỹ ngay, không phỏng vấn phỏng viếc gì nữa.’
Đành bó tay chịu thua “mụ nhà quê mắt toét,” cách tôi vẫn gọi bà Hương mỗi khi điện thoại thăm hỏi.
Bốp chát, bỗ bã, không khoan nhượng là Dương Thu Hương.
Đạo đức cốt lõi cũng là Dương Thu Hương.
Bây giờ “Con Sói Đơn Độc” đã bước vào tuổi 70, vậy mà ngọn lửa đấu tranh cho một tương lai Việt Nam tươi sáng vẫn ngùn ngụt cháy trong trái tim bà.
Trích từ "Ký 2" của Đinh Quang Anh Thái (Thai Dinh)
*“Bên Thắng Cuộc” là tựa cuốn sách của Nhà báo Huy Đức.
12 Tháng 11 lúc 16:39

Lãnh đạo cộng sản xảo ngôn mong người dân tha thứ

Lãnh đạo cộng sản xảo ngôn mong người dân tha thứ
Ảnh: FB Hong Quang Nguyen
Sáng ngày 14 tháng 11, đoàn lãnh đạo CS đã tổ chức đối thoại với dân oan Thủ Thiêm qua màn hình ti vi, khiến nhiều người phẫn nộ vì thấy không được tôn trọng. Tuy nhiên, trên mặt báo chí thì họ lại xảo ngôn mong người dân “tha thứ.”
Trên trang Facebook cá nhân Hong Quang Nguyễn của Mục sư Nguyễn Hồng Quang, ông bày tỏ sự nổi giận của mình vì ông đã bị từ chối khi ghi danh được vào đối thoại với dàn lãnh đạo CS  trong buổi tiếp dân. Ông Quang cho rằng, gia đình mình là dân oan Thủ Thiêm, bị cướp mất 3,000 mét vuông đất mà không hề có đền bù, nhưng ông lại không được tham gia buổi đối thoại.
Cũng như Mục sư Quang, nhiều dân oan Thủ Thiêm khác chỉ được ngồi trong một căn phòng, và xem “đối thoại” qua màn hình ti vi. Cách hành xử này của đoàn lãnh đạo tiếp dân đã khiến nhiều người phẫn nộ, vì cung cách của đoàn tiếp dân này.
Chưa dừng lại đây, để lừa bịp người dân, trên báo Petrotimes ngày 14 tháng 11, loan tin ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố của nhà cầm quyền CS, phát biểu rằng, mong bà con dân oan Thủ Thiêm tha thứ cho những khuyết điểm, lỗi lầm của nhà cầm quyền vì đã cướp, phá nhà đất của họ một cách thô bạo. Ông Phong khẳng định, không phải lúc nào chính quyền cũng đúng. (An Nhiên)

Số doanh nghiệp đóng cửa tăng gấp đôi năm ngoái

Image result for italia impresentabile: tra crisi economica, politica e malaffare [book]
Số doanh nghiệp đóng cửa ở Việt Nam từ đầu năm đến nay đã lên tới 67,000, gấp đôi con số của cùng thời kỳ vào năm ngoái.
Báo mạng VnExpress hôm Thứ Hai (12 tháng 11) dẫn lời ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ở thành phố Sài Gòn, nói rằng con số này cao bất thường nhưng có thể giải thích được là do những vấn đề có từ nhiều năm qua. Ông Dũng cho rằng, việc nhà cầm quyền CSVN đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới những chính sách khuyến khích số lượng thay vì phẩm chất. Chính phủ cũng có cố tình kích thích một phong trào khởi nghiệp rầm rộ tại các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy, trong số những doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng, thành phần doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỉ đồng Việt Nam, tức khoảng 425,000 Mỹ kim, chiếm một tỉ lệ rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu nguồn lực và cũng khó vay vốn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội cho biết, nhiều chủ doanh nghiệp đã bày tỏ lo ngại rằng khí hậu kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa khá hơn trước bao nhiêu. Bà nói, ngay trong nhiều trường hợp gọi là “thủ tục một cửa,” người nộp đơn xin giấy phép vẫn phải đi qua nhiều cửa khác. Bà Lan chỉ ra rằng, trong khi nhà cầm quyền nói nhiều về việc tạo ra những công cụ và chính sách mới, thì những thủ tục cũ vẫn chưa bị xóa bỏ.
Huy Lam / SBTN

Kỹ sư tố cáo sai phạm bị đánh lún sọ

Kỹ sư tố cáo sai phạm bị đánh lún sọ
Công an thành phố Quảng Ngãi vừa ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích để điều tra sự việc một kỹ sư bị hành hung đến lún sọ, sau khi tố cáo những sai phạm trong dự án xa lộ Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Các nguồn tin trên mạng cho biết, kỹ sư Lê Trọng Danh đã viết đơn gửi đến Bộ Giao thông Vận tải CSVN để tố cáo sai phạm của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xa lộ Việt Nam (VEC) trong dự án xa lộ trị giá tổng cộng khoảng 35,000 tỷ đồng, tương gần 1.56 tỷ Mỹ kim. Ông Danh là thành viên ban quản trị gói thầu A3 của dự án này. Những sai phạm trong đơn tố cáo của kỹ sư Danh bao gồm: chỉ định thầu sai luật, trù dập nhân viên và có dấu hiệu tham nhũng.
Truyền thông trong nước dẫn lời kỹ sư Danh cho biết, ông và gia đình thường xuyên bị đe dọa tính mạng kể từ khi viết đơn tố cáo. Vào ngày 18 tháng 6 năm nay, những kẻ âm mưu hãm hại kỹ sư Danh đã giàn dựng một vụ đánh ghen tại một khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi. Trong vụ tấn công này, kỹ sư Danh bị đánh đến lún sọ và phải vào bệnh viện cấp cứu. Trong khi tính mạng ông lâm nguy, ngay trong ngày hôm sau những kẻ lạ mặt đã nhắn tin qua điện thoại tiếp tục đe dọa và yêu cầu ông rút đơn tố cáo.
Xa lộ Đà Nẵng – Quảng Ngãi được đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng nay đã xuất hiện nhiều chỗ lún sụt, ổ gà, ổ trâu, khiến công luận chất vấn về phẩm chất công trình.
Huy Lam / SBTN

Tù tại gia: Những nhà tù di động

Diễm Thi, RFA-2018-11-14  
Công an đang kiểm giấy tờ một người tù vừa được trả tự do và được gia đình đi đón tại một nhà tù ở Hà Nội hôm 31/8/2015.
Công an đang kiểm giấy tờ một người tù vừa được trả tự do và được gia đình đi đón tại một nhà tù ở Hà Nội hôm 31/8/2015 AFP
Tù tại gia là gì?
Chiều 12/11/2018, tại phiên thảo luận về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức "tù tại gia" để giảm bớt áp lực quá tải trại giam.
Ông Phớc cho rằng để phạm nhân lao động ngoài trại giam sẽ tạo hình ảnh phản cảm, có nguy cơ phạm nhân bỏ trốn và sự lạm dụng của cán bộ quản lý trại.
Theo Luật sư Vũ Đức Khanh hiện ở Canada, muốn có hình thức “tù tại gia” thì trước hết Việt Nam phải hiểu khái niệm tù. Ông cho rằng ông Hồ Đức Phớc không hiểu khái niệm “tù tại gia” về mặt triết lý nó là như thế nào và về mặt xã hội nó là như thế nào. Ông nói:
“Khái niệm “tù tại gia” là một khái niệm rất là mới đối với công chúng Việt Nam. Khái niệm của người Việt Nam nói chung thì tù là sự trả giá cho những hành động sai trái của mình đối với xã hội, nhưng chưa hiểu tới khái niệm tù còn là cơ hội để sửa những sai trái để hoàn thiện, không tái phạm và làm cho xã hội tốt hơn.”
Ông giải thích về tính triết lý, tù tại gia thể hiện tính "nhân bản" trong việc thi hành án tức là không có sự trừng phạt mà chỉ là sự giới hạn quyền tự do của con người. Mục đích của nó muốn cảm hóa con người để họ ăn năn hối lỗi, hồi tâm chuyển hướng về cái thiện của xã hội chứ không muốn trừng phạt.  
Tại Việt Nam hiện nay, một số người sau khi thi hành xong bản án tù trong trại giam thì tiếp tục bị một hình phạt bổ sung khác gọi là “quản chế”. Vậy đây có phải là một hình thức tù tại gia hay không?  Luật sư Phạm Văn Thọ - Trưởng Văn phòng Luật sư Minh Thọ tại Sài Gòn giải thích rằng:
“Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Như vậy, theo tôi, một người bị quản chế sau khi ra tù không phải là một hình thức “tù tại gia”, mà đó là một trong các hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội sau khi thi hành bản án tù giam."
Giam trong buồng sắt tại nhà
Một giải pháp mà ông Hồ Đức Phớc đưa ra để quản lý những phạm nhân ở tù tại gia là nghiên cứu nhà sắt giam giữ. Buồng giam này được cán bộ đưa đến nhà phạm nhân, chìa khoá giám thị cầm, gia đình chăm sóc, đến bữa cho ăn. Giám thị sẽ định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, nếu để phạm nhân trốn thì gia đình cùng chịu trách nhiệm.
Sáng 13/11, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho biết Bộ sẽ tiếp nhận đề xuất của đại biểu Quốc hội về hình thức "tù tại gia" để nghiên cứu.
Cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an nhận định về vấn đề này:
“Nếu Bộ công an chấp nhận đề xuất tù tại gia này thì tôi thấy thứ nhất là phản tác dụng, phản cảm và không đúng với giá trị nhân văn của người Việt khi người phạm tội lại ở trong một lồng sắt (như đề xuất) trước mắt gia đình. Thứ hai nó có thể sinh ra một tiêu cực khác gọi là “chạy” để được tù tại gia. Nó nảy sinh một loại tham nhũng mới cho người có quyền quyết định để một người được tù tại gia hay không.”
Các tù nhân nữ trút bỏ bộ quần áo tù và đang chờ nhận lệnh được trả tự do tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội hôm 31 tháng 8 năm 2015.
Các tù nhân nữ trút bỏ bộ quần áo tù và đang chờ nhận lệnh được trả tự do tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội hôm 31 tháng 8 năm 2015. AFP
Ông nói thêm rằng việc giám thị có thể đến nhà phạm nhân bất cứ lúc nào để kiểm tra, tức họ đặt toàn bộ gia cư của người phạm tội dưới sự giám của chính quyền như một nhà tù lưu động.
Luật sư Lê Văn Luân hiện sống ở Hà Nội viết tên trang facebook cá nhân của mình rằng việc bị buộc phải chứng kiến và sống chung với “tội phạm” ngay tại nơi ở thường ngày không khác gì hành động bêu đầu và lăng nhục người có hành vi phạm tội từ thời phong kiến xưa kia. Ông viết tiếp:
Không những vậy, việc đẩy phạm nhân vào trong lồng sắt giam tại nhà ở nảy sinh vấn đề là bất cứ khi nào nhân viên công cụ cũng sẽ có quyền, mà không cần lệnh, được phép xâm nhập gia cư bất kể thời gian và bất kỳ trường hợp nào.”
Liệu có khả thi?
Tờ Economist số ra ngày 27/5/2017 có trích một nghiên cứu của Rafael Di Tella (Đại học Harvard) và Ernesto Schargodsky (Đại học Torcuato Di Tella, Argentina) so sánh tỷ lệ tái phạm giữa phạm nhân bị gắn chip; tức được phép ở bên ngoài nhưng vẫn có thể theo dõi qua thiết bị điện tử, và phạm nhân bị giam giữ trong các nhà tù ở Argentina. Kết quả là chỉ có 13% phạm nhân bị gắn chip tái phạm so với tù nhân bị giam là 22%.
Điều này cho thấy hình thức “tù tại gia” có những mặt tốt của nó, nhưng với tình hình Việt Nam hiện nay thì Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang cho rằng rất khó để thực hiện:
“Ở một số nước văn minh, xuất phát từ lòng nhân đạo thì người ta có hình thức tù tại gia. Nhưng họ có đủ yếu tố về pháp lý nên họ mới thực hiện được. Điều kiện gắn chip vào tù nhân giam giữ tại gia ở Việt Nam không khả thi trong tình hình hiện nay. Vài mươi năm nữa thì có thể thành hiện thực.”
Nhân bản, nhân đạo cũng là điều mà luật sư Vũ Đức Khanh muốn nhấn mạnh khi trao đổi với RFA về vấn đề này. Theo ông thì khái niệm “tù tại gia” là một khái niệm rất là mới đối với công chúng Việt Nam, nhưng ở các nước phát triển thì họ không lạ gì khái niệm này do họ có khái niệm nhân bản về người tù, tức họ muốn đưa người tù gần với xã hội, với gia đình để dễ cảm hóa, đưa họ trở thành người tốt cho xã hội. Nhà tù chưa chắc là nơi làm người ta tốt hơn, mà có khi đưa họ trở thành người xấu hơn. Ông nhận định”
“Trong tình cảnh của Việt Nam thì cái vấn đề tôi vẫn chưa thấy được là cái triết lý mà Nhà nước muốn giam giữ tù nhân là gì, mà tôi chỉ thấy những điểm, chẳng hạn như đối với những tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị, thì đối với nhà cầm quyền, cái tù là họ muốn đày đọa, họ muốn triệt tiêu…”
Điều này cũng được blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chia sẻ với RFA chiều 13/11/2018:
Quỳnh nghĩ cái lớn nhất là sự riêng tư trong buồng giam không có. Họ thiết kế kiểu gì mình không biết nhưng người đi canh gác toàn đàn ông. Có cổng và cửa chính nhưng chỉ cần bước vào cổng là họ nhìn luôn được cái restroom. Nó cho mình cái cảm giác không an toàn bất kỳ lúc nào. Những người tù ở chung với mình chính là những tai mắt của công an, mình sẽ bị quan sát 24/24.
Cô cho biết khi bị tạm giam cô phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo, không có được cái mền để đắp. Bên cạnh đó là chuyện ăn uống và vệ sinh cho phụ nữ thì rất là tệ.
Hôm 14/11, báo 24h.com dẫn lời Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn nói rằng “Bản chất của hình phạt tù chính là muốn giáo dục con người, khiến người ta nhận ra tội lỗi, sửa chữa, khắc phục mà người ta vẫn có thể gắn kết với gia đình, với cộng đồng”.
Phát biểu của chuyên gia, lãnh đạo VN về mặt lý thuyết luôn đúng; nhưng thực tế lại trái ngược.

Quan ngại thông tin cá nhân bị rò rỉ trên mạng

RFA-2018-11-14  
Một cửa hàng trong hệ thống của Thế giới di động và Điện máy xanh. (Ảnh minh họa)
 Một cửa hàng trong hệ thống của Thế giới di động và Điện máy xanh. (Ảnh minh họa)-RFA
Sự việc bắt đầu từ ngày 7/11, trên diễn đàn Raiforums.com một thành viên của diễn đàn đã đăng tải thông tin về việc đang nắm giữ hơn 5 triệu khách hàng và hơn 31.000 bản ghi lịch sử giao dịch của công ty Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh. Ngoài ra hơn 5 triệu email khách hàng và hơn 61.000 email nội bộ của Thế giới Di động cũng được cho là bị lộ.
Ngay sau đó, đại diện truyền thông của TGDĐ ông Đặng Thanh Phong lên tiếng khẳng định với báo chí rằng, các thông tin được lan truyền trên mạng về việc này đều là giả và hệ thống của TGDĐ vẫn an toàn và hoạt động bình thường.
Cục An toàn Thông tin của Bộ Thông tin- Truyền thông vào cuộc điều tra cho hay chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công các thành phần hệ thống liên quan thông tin cá nhân bị công bố và khẳng định thông tin rò rỉ là không đúng.
Anh Huy Nguyễn chuyên viên công nghệ từng làm việc tại FPT chia sẻ với chúng tôi rằng thông tin đó có thể là giả. Anh cho biết:
“Em nghĩ là giả vì mấy đứa check info thì bảo là toàn tài khoản fake, chưa thấy cái nào báo là ngon cả, trừ thằng post thông tin nên check cũng khó. Kiểu như nguyên cái thẻ Credit card nó post số thẻ không có tên người chủ thẻ và cũng không có ngày hết hạn, số cvv cũng không có, kiểu vậy bố ai check ra được. Em chỉ thấy FB rầm rộ thôi còn báo chính thống thì chỉ đăng 1 ngày, có thể Thế giới Di động xử lý truyền thông tốt. Em cũng mua hàng bên đó mấy lần rồi nhưng mấy đứa em nó test có xài được đống thẻ đó đâu.”
 Tại Việt Nam thì vấn đề nhận thức về an ninh mạng cũng đã được tốt nhưng thật tốt hơn chưa thì tôi khẳng định là chưa, bởi vì đôi khi các doanh nghiệp đầu tư chưa đúng mức và đúng cách.
- Nguyễn Tử Quảng
Vụ việc Thế Giới Di Động chưa kịp lắng, vài ngày sau hàng loạt dữ liệu của Concung.com và công khai thông tin khách hàng được cho là của công ty FPT cũng bị tung lên mạng.
Anh Nguyễn Tử Quảng, tổng giám đốc Bkav Việt Nam cho chúng tôi biết vụ việc thông tin của TGDĐ có thể giả nhưng thông tin bên trang mạng Concung có thể là thật.
“Xung quanh việc này còn nhiều nội dung cũng chưa được rõ, ví dụ nội dung của Thế giới Di động bị hacker đưa lên mạng ấy thì bên Cục An toàn Thông tin của Bộ Thông tin- Truyền thông họ đã kiểm tra và thấy những thông tin đó không có thật. Chúng tôi cũng có giả định là việc đó không có thật và chưa hoàn toàn đúng; còn thông tin website của Concung thì có thể là đúng.”
Vụ việc đã làm nhiều người xôn xao vì lo ngại các thông tin nhạy cảm sẽ bị lộ ra ngoài. Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng lo lắng vấn đề lộ thông tin chỉ là một phần, điều quan trọng là bị quấy nhiễu bởi quảng cáo, như chị A sống tại quận Gò Vấp cho biết:
“Thật ra cái vấn đề mà liên quan đến vấn đề bảo hành thì buộc mình cũng phải cung cấp thông tin, tại vì bây giờ bảo hành chỉ cần đọc số điện thoại thôi không cần phiếu bảo hành nữa là có thể được bảo hành rồi nên buộc phải cung cấp số điện thoại, còn email thì chị hạn chế lắm. Lúc trước thì cũng không có để ý nên xin thì cũng cứ cho còn bây giờ nó phát tán rộng quá rồi, nhiều nơi cứ gọi đến quấy rối mình thì mình cũng hiểu ra những cái nguồn mà mình cung cấp cho siêu thị Thế giới Di động hoặc các đơn vị mình từng mua hàng. Ban đầu xin thông tin để bảo hành sản phẩm thôi nhưng chị nghĩ đó cũng là cái nguồn để nó bán thông tin cho nên sau này chị không cung cấp nữa.”
Đồng ý với điều này một người dân khác cũng cho rằng, anh không quan ngại việc thông tin tài khoản bị lộ mà chỉ phiền nhất là cứ bị gọi quảng cáo. Bởi vì, các công ty muốn bán sản phẩm thì sẽ tìm kiếm nguồn thông tin khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, do đó tin tặc có thể dựa vào điều đó để bán thông tin khách hàng cho các công ty có nhu cầu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. AFP
“Thật sự phải nói là thời buổi công nghệ mới rồi, tất nhiên các thông tin bảo mật ai cũng muốn rồi nhưng mà thông tin mình mà cứ bị quảng cáo này kia, thì khi mình mua hàng là có số điện thoại thông tin mình rồi. Đôi khi mới đầu cũng thấy khó chịu nhưng thời buổi bây giờ thì nó bình thường đừng làm tổn hại gì xã hội thôi. Thời gian đầu khó chịu lắm vì đi đâu nó cũng biết nhưng nghĩ lại thời buổi không phải 4.0 nữa mà là 4.1 luôn rồi.”
Theo một số chuyên gia công nghệ cho rằng, vấn đề bảo mật thông tin tại các công ty dù lớn hay nhỏ luôn được quan tâm hàng đầu. Nhưng tại Việt Nam vấn đề bảo mật thông tin thì vẫn chưa được đầu tư đúng mức, cho nên sớm hay muộn cũng bị tin tặc tấn công rồi sau đó mới đầu tư cho bảo mật.
Ông Nguyễn Tử Quảng đồng ý điều đó và chia sẻ với chúng tôi:
“Ví dụ như vụ Thế giới Di động thì nó chưa rõ ràng nhưng chúng ta cũng không khẳng định TGDD bị thâm nhập lấy dữ liệu nhưng việc các doanh nghiệp bị lấy cắp dữ liệu như vậy là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra và nó là vấn đề chung của thế giới. Tại Việt Nam thì vấn đề nhận thức về an ninh mạng cũng đã được tốt nhưng thật tốt hơn chưa thì tôi khẳng định là chưa, bởi vì đôi khi các doanh nghiệp đầu tư chưa đúng mức và đúng cách.”
Ngoài ra, ông Quảng còn cho biết thêm vấn đề an ninh mạng này là những vấn đề không phải là quá mới và nó diễn ra thường xuyên trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Ông cho rằng có dấu hiệu của một sự lợi dụng bất thường nên mọi người bình tĩnh xem xét kỹ trước khi quyết định để không rơi vào bẫy của tin tặc.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam bị tin tặc tấn công lấy cắp thông tin người dùng. Vài năm trở lại đây nhiều nhà cung cấp mạng, các cơ quan chính phủ Việt Nam và ngay cả hệ thống an ninh hai sân bay lớn Tân Sơn Nhất và Nội bài cũng thường xuyên bị tin tặc đột nhập.
Thống kê cho thấy trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam phải hứng chịu 6500 vụ tấn công mạng. Trong năm ngoái, những mã độc hệ thống máy tính gây thiệt hại cho Việt Nam 540 triệu đô la Mỹ.

Khiếu nại, tố cáo của người dân tăng liên quan đến cán bộ

RFA-2018-11-14  
Một khiếu kiện đông người về đất đai ở Hà Nội.
Một khiếu kiện đông người về đất đai ở Hà Nội.AFP
Sáng 14/11, tại buổi báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018 của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân năm 2018 cao hơn năm 2017, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức nhà nước.
Cụ thể, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tăng 11,8%; tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 4,7% nhưng số lượt đoàn đông người không tăng so với năm 2017. Nhiều vụ việc người dân khiếu nại không được giải quyết nên họ chuyển qua tố cáo. Các vụ khiếu nại, tố cáo đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.
Theo báo cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 27.583 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 83,7%. Thực hiện 1.326 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.201 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện 533 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 470 tổ chức, 901 cá nhân, xử lý kỷ luật 14 cá nhân.
Tổng thanh tra chỉ ra tình trạng cán bộ lạm dụng quy định nhà nước thu hồi đất của dân nhưng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thỏa đáng, thiếu công khai, minh bạch, công bằng.
Ông nói thêm rằng “một số thế lực đã lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người hoặc có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân.”
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu báo cáo cụ thể việc giải quyết 511 khiếu nại, tố cáo phức tạp tồn đọng.

Cờ đỏ & lọ đen

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. - Huỳnh Thục Vy

Bà chị đi lấy chồng đúng vào lúc tôi vừa đủ lớn để giã từ tuổi thơ, vĩnh biệt cá chim/diều dế (chia tay những trò chơi của thưở ấu thời) để bước vào một thế giới khác với khói thuốc lá Bastos, nhạc Beatles, café noir, bière 33, và tràn lan phim truyện.

Nhà vốn nhỏ hẹp nên vắng chị tôi được “thừa hưởng” nguyên cái giường trống (khỏi phải nằm chung với bố hay mẹ nữa) cùng một tủ sách nho nhỏ có đủ mặt Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Lan Khai, Đinh Hùng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh, Võ Hồng, Thanh Nam, Mai Thảo, Nhật Tiến, Tuấn Huy, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc... 

Tôi đọc tuốt luốt nhưng “chịu” Doãn Quốc Sỹ, và vẫn cứ tiếp tục lẽo đẽo theo ông cho đến lúc xế chiều. Theo Nguyễn Mộng Giác: “Khi xây dựng nhân vật, Doãn Quốc Sỹ thường không lưu tâm moi móc những ngóc ngách xấu xa của họ.” Võ Phiến cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo được người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn.” (Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1999).

Quả là đúng thế nhưng tưởng cũng cần nên nói thêm là tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ rất ít những hình ảnh hư cấu, và không thiếu những cảnh tượng não lòng:

“Chỉ mới sang khoảng 1947, anh đã nhận chân rằng thuộc thành phần địa chủ như gia đình anh, gặp nhiều khó khăn lắm trong cuộc sống song hành với những đảng viên đảng Lao Động đương lãnh đạo cuộc kháng chiến. Biết là sống lộ liễu ở quê hương không nổi, anh đơn độc lẳng lặng dọn đến làng Cốc... và sinh sống bằng nghề buôn thuốc Tây và chích dạo. Gia đình anh đóng thuế nông nghiệp. Khánh tận của chìm của nổi rồi, mẹ già anh vừa mất, chắc chắn u uất mà chết, chỉ còn vợ anh và lũ con thơ. 

Nguồn ảnh: Báo Trẻ Online
Mẹ anh được chôn cất xong, công tác bao vây địa chủ tiếp tục tiến hành. Họ bao vây nhà anh bằng trống lớn, trống nhỏ thay phiên nhau gõ liên miên như hổ huê riễu cợt, như chửi rủa thúc dục. Nhưng vợ anh quả không còn một đồng một chữ trong tay để trả thuế nông nghiệp. Ruộng bán không ai mua, nhờ cầy nhờ cấy không ai giúp, vì tránh liên hệ với địa chủ. Họ đánh trống liên miên như vậy suốt ba ngày đêm, tiếng trống bỗng ngưng bặt vào sớm tinh sương hôm đó giữa sự bỡ ngỡ của chị Cò Đùm. Chị bước ra sân, và chị rụng rời tưởng có thể khụyu xuống ngất xỉu.

Ba cây cau cao ngất ngoài sân trước nhà, cây cau chính giữa phất phới một lá cờ đỏ sao vàng to gấp đôi lá cờ vuông cổ truyền vẫn treo phất phới trước sân đình vào những ngày hội ngày xuân xưa cũ. Đó là bản án tử hình căn nhà và năm mẹ con chị mà đao thủ phủ sẽ là một phi công địch nào chợt bay qua đó. (Doãn Quốc Sỹ. Cò Đùm. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).

Ngoài vợ chồng Cò Đùm, vào thời điểm này, còn có thêm bao nhiêu người dân Việt Nam khác nữa cũng nhận lãnh bản án tử hình với lá cờ đỏ sao vàng (phất phơ) trước cửa nhà hay ghim trước ngực?

Tác giả Bảo Giang ghi nhận:

“Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. ‘Việt Minh xử tử Việt gian bán nước’!... Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam.”

Vào đến miền Nam chưa hẳn đã yên. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được khai sinh tại Hà Nội vào hôm 20 tháng 12 năm 1960. Từ thời điểm này cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, thêm bao nhiêu mạng sống của người dân miền Nam đã được cái “mặt trận” này “giải phóng”? Rồi sau đó, theo nhiều nguồn tin khả tín (*) có vài trăm ngàn thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả chỉ vì muốn từ bỏ cờ đỏ sao vàng. 

Lá cờ đỏ – do thế – còn được gọi là “cờ máu” và bị không ít người lên tiếng phủ nhận, kết án, hay chế giễu:

Lê Diễn Đức“Theo tôi, cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của Tổ quốc Việt Nam (VN), của dân tộc Việt Nam, mặc dù tôi đã từng học tập, lớn lên dưới lá cờ này và nhiều lúc đã tự hào vì cha ông tôi đã chiến đấu dưới nó. Nhưng chính xác mà nói thì đó là cờ hiệu của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền.”

Song Chi“Một đảng phái có quá nhiều tội ác với nước với dân như vậy thì không thể được vinh danh và lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản cũng vậy."

Bùi Bích Hà“Cùng lắm, chỉ có hơn ba triệu đảng viên người Việt đứng dưới lá cờ ấy, nhìn nhận nó khi tuyên thệ nhận căn cước Cộng Sản của họ.”

Trương Duy Nhất“Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân … ăn Tết. Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.”

Mai Tú Ân: “Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.”


Tôi không tin dị đoan nhưng vẫn phải đồng ý với Mai Tú Ân là “lá cờ máu này xui thấy mẹ.” Đụng tới nó nếu không lôi thôi lớn thì cũng lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm. Ngày 17 tháng 11 năm 2017, ông Nguyễn Đình Túc đốt cờ nên bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội “xúc phạm quốc kỳ.” Trước đó không lâu, một công dân VN khác, bà Huỳnh Thục Vy cũng bị cáo buộc tương tự vì đã “xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng.”

Theo theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự 1999 của nhà đương cuộc Hà Nội qui định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Sở dĩ họ không nhắc nhở chi đến đảng kỳ vì tự thâm tâm những kẻ “vẽ” ra cái điều luật này (chắc) đã mặc nhiên xem quốc kỳ với đảng kỳ ... là một!

Tuần qua, trên trang FB của bà Huỳnh Thục Vy, đọc được vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, có một stt ngắn (nguyên văn) như sau:

“Ba mình ở tù 10 năm từ 1992 đến 2002 dưới điều 88 Bộ luật HS. Dù tuổi thơ đói khổ vì không cha không mẹ bên cạnh, việc ở tù dưới điều 88 là cái gì đó đáng tự hào đối với mình. Giờ mình bị truy tố dưới điều 276 vớ vẩn, sẽ ra tòa dưới một tòa án cấp huyện, cảm thấy thật vớ vẩn và không cam lòng. Hức hức.”

Bà Huỳnh Thục Vy, rõ ràng, không hề nao núng trước chuyện giam cầm. Với tâm thế này thì bản án của phiên toà sắp tới (dù xử kiểu gì chăng nữa) cũng sẽ chả răn đe được ai mà chỉ là một vết lọ đen, bôi thêm vào bản mặt trơ tráo của chế độ hiện hành.



______________________________________


- Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.

- Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.

- Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.

- Estimates for the number of Boat People who died: 

- Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum

- The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.

- The 3 Aug. 1979 Washington Postcites the Australian immigration minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975. 

- Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.”

- The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.

- Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.

- Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))

- Rummel 

- Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87) 

- Executions: 100,000

- Camp Deaths: 95,000

- Forced Labor: 48,000

- Democides in Cambodia: 460,000

- Democides in Laos: 87,000

- Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)

Đàn áp, triệt hạ tôn giáo - Tội ác man rợ của nhà cầm quyền cộng sản

Trần Quang Thành (Danlambao) - Hòa thượng Thích Không Tánh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

43 năm qua từ ngày cưỡng chiếm miền Nam, giới bạo quyền cộng sản Việt Nam không từ bỏ thủ đoạn xảo quyệt, trắng trợn nào, thẳng tay đàn áp, triệt hạ các tôn giáo chính thống đã ra đời ở miền Nam trước đó như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo.

Đến nay gần như các cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bị xoá sổ, nhiều nhà thờ, chủng viện của các tôn giáo khác có gần thế kỷ bị đập phá.

Từ Sài Gòn, Hòa thượng Thích Không Tánh đã tố cáo tội ác man rợ của giới bạo quyền cộng sản đàn áp triệt hạ tôn giáo.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe