Thursday, August 27, 2015

Sách nhảm, dung tục “tấn công” học sinh

Theo DatViet-08-27-2015
Sau khi Bộ Giáo dục yêu cầu thu hồi cuốn sách dạy về lòng dũng cảm bằng cách đi trên thủy tinh, không ít cư dân mạng lại phát hiện thêm nhiều chuyện cười ra nước mắt. 
 Sách nhảm, dung tục “tấn công” học sinh
Đó là sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 dạy trẻ nhảy lên tấm ván đặt trên con lăn. Cuốn sách cũng do ông TS “thủy tinh” Phan Quốc Việt chủ biên, cùng tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương. Cụ thể, bài học ghi: “Em là người xuất sắc khi:
Trò chơi 1. – Em đội cái bát sành và đi một vòng quanh lớp: Đầu tiên là 1 cái bát, sau đó đến 2,3,4 cái bát. Em có phải là người đội được nhiều bát nhất lớp không, vì sao?
– Trò chơi 2: Em cùng các bạn nhảy lên tấm ván đặt trên một con lăn, cách mặt đất 15 cm để vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Sau khi thực hiện, em cảm thấy…”
Nhiều phụ huynh lo lắng, khi nhảy lên tấm ván đặt trên con lăn đó thì học sinh sẽ “vồ ếch”, có cơ ngã dập mặt.
Tiếp đó, phát hiện như đùa của cư dân mạng làm phụ huynh “phát sốt”. Trên facebook đăng tải một đáp án cho các bé khá sốc. “Một chiếc xe tải chở hàng hóa phải đi qua gầm cầu vượt. Nhưng vì nóc xe cao hơn so với gầm cầu là 1m nên xe không thể đi được. Trời tối mất rồi, bé hãy tìm cách giúp bác tài xế tiếp tục lên đường một cách thuận lợi nhé! Đáp án: Câu trả lời rất đơn giản. Các bé hãy bảo bác tài xế xì bớt hơi trong các bánh xe để hạ độ cao của nóc thùng xe xuống 1m là có thể chui qua gầm cầu dễ dàng”.
Nhiều người cho rằng tư duy kiểu này có khi chỉ làm hại trẻ con. Điều đáng nói là những cuốn sách từng bị báo chí lên án như cuốn “Hỏi đáp nhanh trí” gắn mác trắc nghiệm IQ vẫn bán đầy ở hiệu sách, không thấy ai kiểm tra cả. Phụ huynh than trời, rằng giờ làm cha mẹ khó quá, không biết bảo vệ các con thế nào đây khi nội dung sách và hình ảnh xem xong mà sốc, toàn những câu hỏi về chăt đầu, chém giết, người chết…
Có thể gặp trong đó những màn hỏi, đáp rùng rợn kiểu như: Hỏi: “Một người sau khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp: “Biến đổi chiều cao”; Hỏi: “Anh A bị chặt đầu năm 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao?. Đáp: “Bị mồ côi”; Hỏi: “Bố Cường làm thế nào khi gặp người sống?”. Đáp: “Phải luộc chín”…
Mới đây, thêm một trang sách được cư dân mạng chia sẻ với tất cả sự hoang mang. Trong trang sách này, một bức tranh vẽ quang cảnh của khu vệ sinh mà trong đó không gian của các cháu học sinh nam – nữ được gộp chung lại làm một.
Kèm với hình ảnh là câu hỏi được đặt ra cho các trẻ: “Cách đi tiểu của bạn trai, bạn gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?”
Cư dân mạng hết sức bất bình và không thể lý giải được vì các bé sẽ học được điều gì ý nghĩa đằng sau nội dung này?
1
Cuốn sách bị chỉ trích có những đoạn chỉ…dành cho người lớn vẫn bày bán ở các hiệu sách.
2
Bài dạy về giới tính gây xôn xao dư luận
3
Thêm bài dạy được coi là “ngớ ngẩn” do cộng đồng mạng lan truyền
4
Bài luyện tập có phần…bất thường khi dạy trẻ cười với cây cối
5
Cuốn sách nhiều đoạn “chặt, chém” vẫn nằm trên các kệ sách

Nguyên Bí thư Đoàn xã cưỡng hiếp nữ sinh dẫn đến mang bầu?

Theo Nguoiduatin.vn-08-26-2015
Tin tưởng Bí thư Đoàn xã đưa về trong đêm khuya sau buổi liên hoan, nữ sinh cấp 3 đã bị hiếp dâm. Sau đó vị Bí thư Đoàn xã còn nhiều lần cưỡng hiếp cô dẫn đến mang bầu.

Thời gian gần đây, người dân xã Trường Minh, huyện Nông Cống xì xào bàn tán việc nữ sinh Th, đang học cấp III, mang bầu với một cán bộ chủ chốt xã, mọi người đều ái ngại, cảm thông cho hoàn cảnh trớ trêu của cô gái, đồng thời mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra vụ việc để trừng trị kẻ đã gây ra tội.

Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn C. bố đẻ của Th bức xúc: "Anh H. trước đây là Bí thư Đoàn xã, hiện nay là Chủ tịch UBMTTQ xã Trường Minh đã cưỡng hiếp con gái tôi, khi đó cháu đang học lớp 11, tham gia hoạt động đoàn tại thôn. Sau khi sự việc vỡ lở, người nhà anh H. có xuống nhà xin được giải quyết nội bộ, nhưng sau đó anh H chối bỏ trách nhiệm, thách thức gia đình viết đơn tố cáo. Hiện con tôi đã mang bầu tháng thứ 7, cháu phải bỏ học giữa chừng để chờ ngày sinh nở. Tôi đã làm đơn tố cáo hành vi bỉ ổi của một cán bộ chủ chốt tại xã lên công an huyện. Gia đình thiết tha mong muốn công lý sớm được thực thi, kẻ gây ra tội phải chịu sự trừng trị của pháp luật".

Vẻ mặt hoảng hốt, trốn tránh khi có người lạ xuất hiện, phải mất khá lâu động viên Nguyễn Thị Th. (SN 1998) mới đau đớn kể lại: “Vào dịp Tết Âm lịch 2014, xã liên hoan hội văn nghệ, lúc đó anh H. là Bí thư Đoàn xã, mời mọi người đi hát Karaoke dưới xã Trường Trung. Lúc về do không có xe nên anh H. bảo đưa em về. Do trời tối lại không biết đường, anh ấy lại chạy rất nhanh, em chỉ nhớ chạy qua mấy cánh đồng, trên con đường bê tông nhỏ. Một lúc sau em thấy bên tay trái đường là công ty may Trường Thắng, đi tiếp thêm một đoạn H. chạy thẳng vào nhà nghỉ. Em rất sợ đòi về nhưng H. nắm tay lôi lên tầng 2. Dù khóc lóc, van xin, cố gắng chống cự, nhưng H. không tha. Sau khi cướp mất đời con gái của em, anh H. chở em về đến nhà văn hóa làng Đổi rồi bắt em đi bộ về nhà.”

Th. mang bầu tháng thứ 7, buộc phải nghỉ học giữa chừng

“Sau đó một thời gian ngắn, lấy tư cách là Bí thư đoàn xã, em lại là Bí thư chi đoàn thôn, anh H. gọi điện vào buổi tối bảo lên trên xã có việc trao đổi. Vừa lên tới nơi H. lôi em vào nhà Trung tâm học tập cộng đồng của xã để cưỡng hiếp. Vì xấu hổ, H. lại quá khỏe nên em cắn răng chịu nhục. 2 lần sau nữa cũng lý do công việc H. đã cưỡng hiếp em ngay tại phòng làm việc của đoàn xã vào buổi tối. Giữa em và anh H chỉ là quan hệ công việc cấp dưới và cấp trên, không hề có chuyện tình cảm nam nữ”, Th. phẫn uất cho biết thêm.

Ngồi bên cạnh, chị Nguyễn Thị L. (mẹ của Th.) bức xúc: “Thấy thằng H. là cán bộ, vợ con đều huề, không ngờ lại có những hành động như thế với con gái tôi. Hiện cháu mới lên lớp 12, thời điểm cháu bị làm nhục đang học lớp 11. Tương lai của cháu không biết rồi sẽ như thế nào. Lúc đầu thấy cháu béo lên nhanh, gia đình tưởng bị bệnh, mới đưa đi khám, bác sỹ bảo cháu mang bầu tháng thứ 7. Vợ chồng tôi không tin nên đưa cháu đi khám 3 nơi, kết quả đều như nhau. Gặng hỏi mãi thì cháu mới nói, H. đã lợi dụng, ép nó làm chuyện người lớn 4 lần. Khi biết chuyện chúng tôi đã nói chuyện với H. nhưng nó một mực chối bỏ trách nhiệm, thách thức gia đình để cháu sinh em bé rồi sẽ đi xét nghiệm ADN. Sau khi chuyện vỡ lở anh em nhà H. đến động viên chúng tôi từ từ hãy làm đơn, tìm cách giải quyết”.

Ông C. cho biết thêm: “Hiện cháu không thể đến trường, việc học hành của cháu coi như chấm hết. Gia đình quá tin tưởng nên mới cho cháu tham gia sinh hoạt đoàn thanh niên thôn, không ngờ bất hạnh lại trút xuống đầu con gái tôi khi cháu đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tôi làm đơn tố cáo H. lên xã và công an huyện, phía công an đã về lấy lời khai, vài ngày sau Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Nông Cống cũng đã tiếp xúc với con gái tôi sau khi biết sự việc. Cái thai giờ đã quá lớn không thể bỏ được. Để vạch mặt kẻ đã làm hại con tôi, gia đình phải chờ khoảng 3 tháng nữa, sau khi cháu sinh xong. Từ lúc biết chuyện, gia đình luôn sống trong nỗi cay đắng, tủi nhục.”

Về phía anh Nguyễn Văn H. , khi trao đổi với chúng tôi anh khẳng định: “Không hề có chuyện tôi quan hệ nam nữ với cô Th, giữa tôi với cô ấy chỉ là quan hệ công việc. Sau khi có đơn tố cáo tôi đã làm bản tường trình với Đảng ủy xã. Trước khi gia đình ông C. làm đơn tố cáo có gặp tôi nhưng tôi yêu cầu phải có người làm chứng cuộc nói chuyện ấy, gia đình tôi không xuống nhà cô Th. vì chuyện cô ấy mang bầu không liên quan đến tôi.”

Ông Nguyễn Văn Lý, Bí thư Đảng ủy xã Trường Minh trao đổi với PV

Tại bản báo cáo tường trình sự việc ngày 6/8/2015, anh H. (SN 1982) nêu: "Về chuyện quan hệ bất chính với cô Th. là không có, qua dư luận và đơn tố cáo của ông C. là vu khống, bịa đặt nhằm giảm uy tín, bôi nhọ cán bộ, gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe bản thân tôi và gia đình tôi. Quan hệ giữa tôi với cô Th. là quan hệ công tác, mối quan hệ giữa Đoàn cấp trên với Đoàn cấp dưới, ngoài ra không có quan hệ nào khác. Rất mong Ban Thường vụ Đảng ủy, các cơ quan pháp luật sớm điều tra và đưa ra kết luận để trả lại sự trong sáng, uy tín của tôi".

Trao đổi với phóng viên báo Công lý, ông Nguyễn Văn Lý, Bí thư Đảng ủy xã Trường Minh cho biết: “Qua dư luận và đơn tố cáo của ông C. về việc con gái ông là cô Th. có bầu với đồng chí H. (trước là Bí thư Đoàn xã, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch MTTQ xã), thường trực Đảng ủy đã 2 lần mời anh H. lên trao đổi và yêu cầu viết báo cáo tường trình, anh ấy luôn khẳng định không có chuyện đó. Vừa rồi phía Huyện ủy gọi anh H. lên đề nghị rút khỏi danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội huyện. Chúng tôi phải chờ kết luận từ phía công an thì mới có hướng xử lý cụ thể, hiện anh H vẫn đi làm việc bình thường”.

Ông Lê Văn Năm, Trưởng Công an huyện Nông Cống cho biết: Sau khi nhận được đơn tố cáo của gia đình ông C. ở xã Trường Minh về việc con gái ông bị anh H. cưỡng hiếp mang thai tháng thứ 7. Hiện phía công an đang tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Cảnh cáo tổng thầu Trung Quốc, thay chỉ huy công trường đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dân trí -Ban Quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) vừa cảnh cáo Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) và yêu cầu đơn vị này có biện pháp xử lý nhà thầu phụ để rơi thanh sắt tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cho thôi việc và thay thế các cá nhân, chỉ huy công trường.
Trước đó, hôm 25/8, trong quá trình tháo dỡ hệ thống ván khuôn tại khu vực thi công ga Hà Đông, nhà thầu phụ của EPC là Công ty CP công nghiệp xây dựng Toàn Phát - TOPACO đã để xảy ra sự cố rơi một thanh thép làm va đập vào đầu xe ô tô con.
Thanh sắt rơi trúng chiếc xe con (theo hướng chỉ của mũi tên đỏ) đang đi trên đường (Ảnh: Nguyễn Dương)
Liên quan đến sự cố này, Ban Quản lý Dự án đường sắt cảnh cáo Tổng thầu EPC, cảnh cáo tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học & Công nghệ GTVT, cũng như nhà thầu phụ thi công ga Hà Đông.
Dự án đã từng xảy ra nhiều sự cố mất an toàn lao động gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và uy tín của Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ GTVT, vì vậy Ban này yêu cầu toàn công trường nâng cao công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.
Đặc biệt, Ban Quản lý Dự án đường sắt đã có yêu cầu bằng văn bản đối với Tổng thầu Trung Quốc EPC, yêu cầu đơn vị này có biện pháp xử lý nhà thầu phụ Công ty CP công nghiệp xây dựng Toàn Phát - TOPACO vì để xảy ra sự cố và có hình thức kỷ luật, điều chuyển, cho thôi việc, thay thế các cá nhân, chỉ huy công trường đã vi phạm của Tổng thầu EPC và thầu phụ.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã từng xảy ra nhiều sự cố mất an toàn lao động (Ảnh: Hữu Nghị)
Ban này cũng yêu cầu tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học & Công nghệ GTVTcó hình thức kỷ luật, điều chuyển, thay thế tư vấn giám sát phụ trách nhà ga Hà Đông và các cá nhân có liên quan.
Với yêu cầu bằng văn bản, Ban Quản lý Dự án đường sắt yêu cầu Tổng thầu EPC và tư vấn giám sát dự án nghiêm túc thực hiện, báo cáo về Ban trước 17h ngày 28/8.
Được biết, công trường ga Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ xà mũ và sàn tầng 1, đang tiến hành dọn dẹp, tháo dỡ hệ thống ván khuôn sàn, để lại ván khuôn đà giáo chống đỡ cột, xà mũ để tiếp tục thi công tầng 2. Đối với nhà ga này, do làn đường lưu thông chật hẹp không thể mở rộng hàng rào ra hết phần đà giáo đỡ xà mũ nên bắt buộc vẫn phải để phương tiện lưu thông một phần phía dưới.
Châu Như Quỳnh

Những “thần chết” mang tên cần cẩu

  Dân trí -Thời gian qua ở ĐBSCL liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động vô cùng thương tâm, nhất là vụ sập cần cẩu tại cầu Hồng Ngự 2 làm 3 mẹ con chết thảm. Mới đây trong 25/8 lại xảy ra 2 hai vụ sập cần cẩu làm 3 công nhân tử vong.


Khi “thần chết” mang tên cần cẩu
 
Người dân ĐBSCL chưa hết bàng hoàng, đau xót sau vụ 3 mẹ con chị Cao Tường Vân (SN 1984, ngụ thị xã Hồng Ngự) tử vong do cần cầu đổ đè vào xảy ra ngày 5/5/2015.
Như tin đã đưa, khoảng 7 giờ ngày 5/5, chị Vân điều khiển xe mô tô chở 2 con là cháu Trần Cao Công Danh (SN 2010) và cháu Trần Ngọc Thảo Vy (17 tháng tuổi), khi lưu thông đến công trình thi công cầu Hồng Ngự 2 thì bất ngờ bị cần cẩu đè trúng, khiến cả 3 mẹ con tử vong.

hn1-9cc1c
Hiện trường vụ sập cần cẩu vào ngày 5/5/2015 tại công trình cầu Hồng Ngự 2 làm ba mẹ con chị Cao Tường Vân chết thảm
Chồng chị Vân là anh Trần Đình Trọng quê ở phường 1, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi lấy nhau, vợ chồng anh chị về TP Sa Đéc sinh sống một thời gian. Mấy năm gần đây, vợ chồng anh về quê chị ở phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự để thuê ao nuôi cá.
Qua nhiều vụ nuôi, tuy không giàu có nhưng kinh tế gia đình anh chị đã tạm ổn. Kinh tế khá giả, 2 con khỏe mạnh ngoan ngoãn, anh chị đang ấp ủ rất nhiều dự tính cho tương lai. Vậy mà chiếc cần cẩu oan nghiệt đã lấy đi tất cả.
Thướng tiếc đứa con gái và hai đứa cháu ngoại vắn số, ông Cao Văn Liêm - cha ruột của chị Vân xúc động nói: “Hàng ngày, gia đình cái Vân hay dẫn mấy đứa cháu vô nhà tôi chơi, từ đây về sau tôi vĩnh viễn không còn gặp lại chúng nó nữa. Vụ việc này, thuộc về trách nhiệm của đơn vị thi công công trình không đảm bảo an toàn cho người dân qua lại gần nơi công trình. Đang thi công trước đường giao thông mà không có rào chắn, không chặn xe thì trách niệm thuộc về phía công ty”.

Người dân đến viếng, không khỏi đau lòng khi nhìn 3 cái quan tài của ba mẹ con chị Vân đột ngột qua đời vì sự tắc trách của đơn vị thi công.
Chiếc cần cẩu oan nghiệt đã cùng lúc lấy đi sinh mạng của cả 3 mẹ con.
Tai nạn lao động liên quan đến sập cần cẩu làm 3 mẹ con chị Vân tử vong vừa nguôi ngoai thì trưa ngày 25/8 tại công trình cầu Cống Mới (trên Quốc lộ 91, khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), chiếc cần cẩu đang thi công bất ngờ gãy rồi đổ sập xuống, đè bẹp ông Châu Văn Dũng (SN 1974, ngụ ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) làm ông Dũng tử vong tại chỗ.
Cũng trong ngày 25/8, khoảng 16 giờ chiều tại Công ty Việt Thắng, thuộc khu công nghiệp C (TP Sa Đéc) đã xảy ra một vụ sập cần cẩu làm 2 công nhân chết sau khi được đưa đi cấp cứu. Nạn nhân là Hồ Hoàng Vũ (SN 1978, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò) chết tại chỗ và nạn nhân Đinh Khắc Vương (SN 1993, ngụ xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc) bị tử vong tại bệnh viện.
Theo thông tin ban đầu, Công ty Cổ phần xây dựng Nam Á đang thi công bờ kè sông cho Công ty Việt Thắng. Trong lúc sử dụng cần cẩu để ép các cọc bê tông thì cần cẩu bị cong và đổ trúng 2 công nhân nói trên.

Tiếng chuông cảnh báo

Cũng liên quan đến tai nạn lao động sập cần cẩu, vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 18/5/2015 một chiếc cần cẩu đang thi công tại công trình cầu đi bộ nối Bến Ninh Kiều qua cồn Cái Khế (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bất ngờ đổ sập. Rất may trong vụ tai nạn này không công nhân nào thương vong. Tuy nhiên có một điều lạ là trước khi cần cẩu đổ sập, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và đơn vị thi công không đưa ra một giấy tờ nào cần thiết như: giấy phép thi công, phương án đảm bảo an toàn giao thông, bằng cấp chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; các phương tiện không được đăng ký, đăng kiểm theo qui định…
Xét thấy công trình không đảm bảo an toàn trong lao động, cơ quan chức năng (PC68 – Cảnh sát giao thông đường thủy TP Cần Thơ) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản yêu cầu đơn vị tạm ngừng việc thi công, tuy nhiên đơn vị vẫn tổ chức thi công và đã xảy ra vụ tai nạn nêu trên.
Sau vụ tai nạn, dư luận đặt câu hỏi: Phía sau đơn vị thi công này có ai "chống lưng" không mà dám làm liều như vậy?

7-6bb2b
Trong ngày 25/8 tại Cần Thơ, Đồng Tháp liên tiếp xảy ra hai vụ sập cần cầu làm 3 công nhân tử vong (hiện trường tai nạn ở Đồng Tháp làm 2 công nhân tử vong)
Đối với công trình thi công cầu Hồng Ngự 2, sau vụ tai nạn xảy ra, nhiều người dân địa phương phản ánh độ an toàn của thiết bị, cách thức thi công công trình chưa quan tâm đến người dân. Ông Trịnh Đ.C. – một người dân địa phương chứng kiến vụ việc mẹ con chị Vân bị cần cẩu đè chết, bức xúc chia sẻ: “Tôi cũng như mọi người dân sống ở đây thấy rằng công trình thi công không an toàn, nhất là lúc thi công mà không có người báo hiệu cho người đi đường dừng xe lại là quá xem nhẹ tính mạng người dân”.
Theo kết quả điều tra bước đầu của cơ quan chức năng, khoảng 7 giờ 45 phút ngày 5/5/2015, đối tượng Huỳnh (tài xế lái cần cẩu làm 3 mẹ con chị Vân tử vong) trực tiếp điều khiển cần cẩu, cẩu bồn chứa xi măng từ trên giá đỡ xuống đất. Trước khi điều khiển cần cẩu, Huỳnh có phân công 3 người khác hỗ trợ cảnh giới.
Tuy nhiên, trong khi không có ai cảnh giới, canh đường, Huỳnh vẫn vận hành cần cẩu và bất ngờ gây ra tai nạn thảm khốc trên.

2015528162848-1459e
Ngày nay, khi tuyến quốc lộ 91 được nâng cấp, hình ảnh những chiếc cần cẩu hoạt động như thế này không phải hiếm. Người dân đang lo vấn đề "sức khỏe" của các cần cầu được chăm sóc như thế nào?
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn thông tin, trong 3 yêu cầu của một tài xế vận hành xe cẩu thì tài xế Huỳnh chỉ đáp ứng một điều kiện là có đào tạo chuyên môn, còn chứng chỉ huấn luyện an toàn về vận hành phương tiện và văn bản chỉ định là người vận hành thì tài xế Huỳnh không có.
Ông Nguyễn Văn Hai – ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ngán ngẩm nói: Tôi làm công việc bán hàng phải đi qua nhiều địa phương và trên đường đi thấy nhiều công trình xây dựng, như: cầu, đường, nhà cửa… thấy cần cẩu hú ga, hoạt động sát người đi đường mà chẳng có người cảnh báo. Còn rào chắn công trình thì chỉ vỏn vẹn trong phạm vi công trình do vậy các cần cầu thường vươn cần ra xa 5 -7m so với rào chắn, do vậy, nếu xảy ra sự cố thì làm sao người dân thoát khỏi án tử? Nói thật khi thấy những trường hợp như vậy, tôi dừng xe lại và chờ cho chiếc cần cẩu quay sang nơi khác mới dám lưu thông!".
Liên quan đến vụ tai nạn tại công trình cầu Hồng Ngự 2, ông Bùi Thành Nhơn – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp - nêu bất cập trong công tác quản lý: Tại Đồng Tháp hiện nay có nhiều công trình do bộ làm chủ đầu tư, do vậy việc thanh tra, kiểm tra đối với địa phương cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, để giảm tối thiểu rủi ro cho người lao động trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục siết chặt công tác quản lí, kiểm tra vấn đề an toàn lao động tại các công trình. Nhưng để công việc này đạt hiệu qua cao, giảm rủi ro cho đơn vị, công nhân thì rất mong các đoàn thể ban ngành, nhất là đơn vị sử dụng lao động nghiêm túc thực hiện nội quy lao động, phải đặt vấn đề an toàn cho người lao động lên hàng đầu thì những vụ tai nạn lao động không đáng có mới giảm được.
Và như thường lệ sau những vụ tai nạn lao động xảy ra, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Nhưng rất ít vụ tai nạn lao động được xử lí tới nơi tới chốn, nhất là về trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công và cả cơ quan quản lí nhà nước có liên quan.
Thứ sáu, 28/08/2015 - 07:01
Nguyễn Hành
(haihanh@dantri.com.vn)

Sinh con thứ 3 bị phạt và không được làm giấy khai sinh

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-08-27
 Một số hình ảnh các em ở xã Diễn Đoài không được làm giấy khai sinh
Một số hình ảnh các em ở xã Diễn Đoài không được làm giấy khai sinh-Photo Xuan Nguyen, RFA
 
 Trong những ngày qua, người dân trên một số xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang phản đối việc sinh con thứ 3 trở lên bị chính quyền xã không làm giấy khai sinh cho các em để các em được đi học, còn nếu làm thì bị phạt. Phản đối của người dân.
Chính phủ Hà Nội từng ban hành nghị định xử phạt những đối tượng sinh con thứ ba với mục đích được nói nhằm giảm tình trạng tăng dân số. Cụ thể theo Khoản 2 điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì: đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ; thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức, và người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
Tuy nhiên, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định mới, không đề cập đến việc xử phạt hành chính khi sinh con thứ 3. Thế nhưng, UBND xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) vẫn dựa theo quy định cũ, bắt người dân nộp phạt, mới được làm giấy khai sinh bản sao cho con.
Chị Nguyễn Thị Bình ở xóm 6 xã Diễn Thành, huyễn Diễn Châu, Nghệ An cho biết.
“Nhà em đi làm giấy khai sinh thì họ nói là chưa nạp tiền kế hoạch hóa gia đình nên họ không làm giấy khai sinh bản sao, giấy khai sinh bản gốc thì có rồi còn giấy khai sinh bản sao để nạp cho nhà trường thì họ không làm”
Không những ở xã Diễn Thành mà ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu có đến gần 60 em bé từ 3 – 6 tuổi không được làm giấy khai sinh, không được đi học với lý do là gia đình không có tiền nộp phạt khi sinh con thứ 3 trở lên (mỗi em phải nạp 2 triệu đồng) dù điều này không được pháp luật quy định.
Khi đi xin giấy khai sinh cho con thứ 3 thì xã nói phạt 2 triệu VND nhưng mà sau đó tôi hỏi chủ trương này của nhà nước sao nhà nước nói không phạt sao mà bên xã nói là phạt 2 triệu VND, nhưng xã trả lời cái này là dân tự nguyện phải đóng ra 2 triệu họ mới cho giấy khai sinh
Anh Cao ở xã Diễn Đoài
Anh Cao ở xã Diễn Đoài cho biết.
“Khi đi xin giấy khai sinh cho con thứ 3 thì xã nói phạt 2 triệu VND nhưng mà sau đó tôi hỏi chủ trương này của nhà nước sao nhà nước nói không phạt sao mà bên xã nói là phạt 2 triệu VND, nhưng xã trả lời cái này là dân tự nguyện phải đóng ra 2 triệu họ mới cho giấy khai sinh, còn khi mà anh không đóng 2 triệu hoặc là gia đình anh khó khăn hộ nghèo hoặc vô dạng đặc biệt thì làm đơn thì người ta giảm cho 500.000đ là nạp 1,5 tr VNĐ khi đó họ mới cho”.
Anh Hòa ở xã Diễn Đoài tiếp lời.
“Nó bảo là qua kế hoạch sinh con thứ 3 theo kế hoạch của nhà nước nên bị phạt hành chính”.
Chị Thanh ở xã Diễn Thịnh chia sẻ thêm.
Các biểu ngữ nhắc nhở kế hoạch hóa gia đình
Các biểu ngữ nhắc nhở kế hoạch hóa gia đình
“Hồi trước 2 triệu mà làm giấy khai sinh cho trẻ thứ 3 là họ bắn về trong giấy sản lượng. Giờ bé được 8 tháng rồi mà em lên xã hỏi là giờ muốn để lấy giấy khai sinh có can gì không thì họ nói là đưa 2 triệu lên nạp là có giấy khai sinh”
Số tiền mà đóng phạt khi sinh con thứ 3 thì xã nói đây là tiền ủng hộ nhưng lại không cho dân biết tiền ủng hộ này để làm gì.
Anh Cao cho biết thêm.
“Xã nói là cái tiền ủng hộ, nhưng tiền ủng hộ này để làm cái chi vô mục đích chi thì tôi sẵn sàng tôi ủng hộ ngay. Nhưng họ không cho biết lai lịch cái đồng tiền này để làm cái gì họ nói là đẻ con thứ 3 trái pháp luật là bị phạt 2 triệu họ chỉ nói vậy thôi”
Khi người dân hỏi tiền phạt này dùng vào mục đích gì thì chính quyền xã không trả lời được và dân nhất quyết không đóng.
“Giáo dân nói là họ không đóng nhưng chính quyền bắt họ đóng, giáo dân thấy đồng tiền này không đúng với những việc họ làm nên giáo dân nói họ không đóng”
Xã bảo là nạp 2 triệu, nhưng gia đình nạp phạt bao nhiêu thì họ cũng nhận chứ không bắt phải nạp đúng số tiền đó, nếu đây là quy định của xã thì làm gì có chuyện lấy không đúng vậy.
Anh Hòa chia sẻ.
“Cũng có nhà thì nộp 500.000đ cũng có nhà nạp 1tr VNĐ, 1,5tr VNĐ nó lấy lung tung chứ không lấy được 2tr VNĐ”
Bên cạnh những người sinh con thứ 3 bị phạt thì lại có những gia đình sinh con thứ 3 đi làm giấy khai không bị phạt vì có người thân là cán bộ xã.
Chị Bình cho biết.
Từ trước đến nay thì việc sinh con thứ 3 đã bao giờ vi phạm hành chính đâu, chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới bị gọi là cảnh cáo phạt về đảng thôi
luật sư Trần Thu Nam
“Họ vẫn làm được giấy khai sinh, hình như ông của họ xuống họ vẫn làm bình thường dù vẫn có giấy nộp phạt lần thứ 3”
Ý kiến của chính quyền và luật sư.
Để tìm hiểu thông tin chúng có liên lạc với bà Nguyễn Thị Liên phó trưởng phòng tư pháp huyện Diễn Châu bà cho biết.
“Cái việc phạt là theo quy định của pháp luật chứ không phải là miễn phạt là phạt còn trường hợp cụ thể cô không nói cụ thể được cái phạt luôn luôn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đăng ký quản lý hộ tịch”.
Cô Nguyễn Thị Liên cho biết đây là không phải chủ trương của huyện mà là do pháp luật quy định, tuy nhiên theo quy định mới của pháp luật không đề cập đến việc phạt khi sinh con thứ 3 nữa.
“Không phải cái việc phạt là chủ trương của huyện mà phạt do văn bản chủ trương của nhà nước”.
Để tìm hiểu thêm về các quy định của pháp luật chúng tôi có liên lạc với luật sư Trần Thu Nam và luật sư cho biết.
“Từ trước đến nay thì việc sinh con thứ 3 đã bao giờ vi phạm hành chính đâu, chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới bị gọi là cảnh cáo phạt về đảng thôi ”
Còn đối với những việc cán bộ không làm giấy khai sinh cho các em chưa nạp phạt thì luật sư cho biết thêm.
“Việc đó là vi phạm nhân quyền”
Tình trạng các địa phương tùy tiện giải thích và áp dụng luập phát tại Việt Nam diễn ra lâu nay, nhất là tại những vùng nông thôn, vùng sâu - vùng xa nơi mà người dân bị cho là thiếu hiểu biết về pháp luật.
Thực tế ở một số xã ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An như vừa nêu cho thấy cán bộ địa phương không thực hiện tốt nhiệm vụ là giúp cho dân hiểu luật và mọi người trong xã hội kể cả các cán bộ cũng phải thực hiện khẩu hiệu mà Việt Nam đưa ra lâu nay ‘sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật’

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fine-for-the-thrird-child-08272015074650.html/08272015-fine-for-the-thrird-child.mp3 

Hai tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung mãn án tù

 Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-08-27
 Vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 8 năm 2015, tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật được tự do tại UBND xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng sau 4 năm tù giam.
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 8 năm 2015, tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật được tự do tại UBND xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng sau 4 năm tù giam.-File photo

 Hai tù nhân lương tâm trẻ Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung thuộc nhóm thanh niên Công giáo- Tin Lành bị kết án tù về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam vừa mãn án tù.
Sau khi ra khỏi nhà giam họ chia sẽ lại một số điều trong thời gian bị bắt, bị tù tội và những suy nghĩ lúc này với biên tập viên Gia Minh, Đài Á Châu Tự Do trong phần sau.
Không nhận tội
Phiên tòa sơ thẩm xử nhóm hơn chục thanh niên Công giáo- Tin Lành diễn ra tại thành phố Vinh trong hai ngày 8 và 9 tháng giêng năm 2013. Họ bị buộc tội có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Hà Nội hiện nay và là đảng viên của Đảng Việt Tân trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Các phiên xử sơ thẩm hay phúc thẩm đều được nói là công khai, thế nhưng rất ít người thân của những thanh niên bị đưa ra xét xử được cho vào phòng xử án; bởi vậy đó thông tin về việc họ nhận tội ra sao cũng không được nhiều người tường tận.
Theo các cựu tù nhân sau khi ra khỏi nhà giam thì suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến lúc đưa đi thụ án và trước ngày mãn án, họ đều bị áp lực phải ký giấy nhận tội; nhưng điều này không được đáp ứng như lời của anh Trần Minh Nhật sau khi về đến nhà từ trại Gia Trung vào trưa ngày 27 tháng 8 như sau:
“ Tôi không phạm tội gì cả mà tôi không phạm tội thì không ai có thể ép tôi ký nhận tội cả. Dĩ nhiên trước đó họ có đưa vào một bản cam kết không tái phạm tội; nhưng tôi đã xé bản cam kết không tái phạm tội vì tôi tự hỏi ‘tôi phạm tội gì’; thế nên những đơn đó không có giá trị với tôi”
Cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, người mãn án hôm ngày 19 tháng 8 vừa qua cũng nói về điều này:
“ Tất nhiên 3 tháng, 6 tháng, quí xét giảm ản họ đưa ra các bản cam kết để xét giảm án, nhưng tôi ghi trong đó không nhận tội. Tôi không công nhận điều 79 Bộ Luật Hình sự.”
Đấu tranh trong tù
Trong thời gian bị giam giữ, những cựu tù nhân chính trị như các anh Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung …đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho bản thân cũng như những tù nhân khác. Họ từng phải áp dụng biện pháp cuối cùng là tuyệt thực.
Chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều mà chỉ đòi hỏi con người cần được tôn trọng và nhân quyền cần được bảo đảm
Trần Minh Nhật

Anh Trần Minh Nhật cho biết đáp ứng của trại giam sau những lần tuyệt thực của các anh em tù chính trị như bản thân anh trong nhà tù:
“ Tôi thấy tại những trại giam tôi qua, họ có một số cơ chế trong đó áp bức những người tù, đặc biệt phân biệt đối xử một số đối tượng. Họ không tôn trọng và không bảo đảm những qui định đã cam kết. Chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều mà chỉ đòi hỏi con người cần được tôn trọng và nhân quyền cần được bảo đảm. Thế nhưng họ đã phớt lờ. Chúng tôi làm đúng thủ tục đến cùng rồi mới phải dùng đến hình thức tuyệt thực. Thật đáng tiếc khi người ta không cư xử với nhau bằng trái tim thì họ có những cách hành xử không đúng mực. Đó là điều tôi rất tiếc về những người thi hành pháp luật. Còn dĩ nhiên sau khi tuyệt thực có những thứ cải thiện mang tính hình thức. Tôi nói hình thức vì ví dụ như Trại Phú Sơn 4, Thái Nguyên, gọi là ‘thay đổi’ nhưng chỉ là hình thức mang tính chiếu lệ thôi!”

Tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, một trong 14 Thanh Niên Công giáo và Tin lành, vừa mãn hạn tù 4 năm
Tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, một trong 14 Thanh Niên Công giáo và Tin lành, vừa mãn hạn tù 4 năm

Thái Văn Dũng cũng kể lại việc thực hiện biện pháp tuyệt thực và kết quả của những lần đó:
“ Lần tuyệt thực nhiều nhất là vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, tức kỷ niệm 1 năm Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, mà quyền tự do tín ngưỡng họ không thực thi cho mình. Hiến pháp chỉ có trên giấy tờ chứ không có tính thực tiễn, áp dụng vào đời sống của mọi người. Lúc đó tôi tuyệt thực 12 ngày đòi hỏi quyền lợi về sách tôn giáo, họ vẫn không cho mình đọc.
Vào tháng 12 năm 2014, họ chuyển từ K5 Trại giam Thanh Hóa, tức là thời điểm trại Thanh Cẩm chuyển về K 3 Thanh Hóa thì trong buồng có TV và quạt điện, còn sách tôn giáo họ vẫn không cho mình đọc.”
Tiếp tục con đường đã chọn
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật trong ngày đầu ra khỏi trại giam có những chia xẻ như sau:
“ Có một điều phải nói rằng có một điều mà tôi sẽ không bao giờ đánh đổi những gì mà tôi đã trải qua vì đó là một bài học vô giá. Bài học để tôi có thể nhìn nhận về con người, trong đó tôi nhận thấy rằng một xã hội không đặt nền tảng trên sự bình đẳng, không đặt nền tảng trên công lý và yêu thương giữa con người với nhau thì đừng nói gì đến văn minh hay tiến bộ cả. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải trả món nợ đó. Món nợ đối với gia đình của tôi, những người yêu thương tôi, món nợ đối với tổ quốc nơi tôi dã sinh ra trong tư cách một công dân- nơi mà người dân của tôi dường như đang bị những áp bức không cần thiết; và món nợ với niềm tin mà tôi đã sống, và nhờ đó mà tôi vượt qua được những năm tháng tù đày. Tôi nghĩ rằng tôi luôn sống trong tư cách của một người công dân, và với tôi là người có niềm tin, tôi sẽ sống như tôi cần phải sống; tôi thấy rằng tôi sẽ luôn tôn trọng tất cả mọi người như tuân thủ pháp luật, nhưng tôi là một con người tự do nên tôi sẽ hành xử như một con người tự do.”
Tất nhiên sẽ có một số vấn đề, sắp đến họ sẽ tìm cách trù dập mình, họ làm một số vấn đề cho mình nhụt chí. Đối với những vấn đề đó tôi đã chuẩn bi tâm lý sẵn sàng rồi, cần thiết cũng có thể đi vào tù lần thứ hai
Thái Văn Dung
Thái Văn Dung cũng cho biết hướng công việc hiện nay của bản thân:
“ Mình công khai hoạt động nên bây giờ mình hoạt động một số vấn đề về các tổ chức xã hội dân sự, đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng mà con người chúng ta cần được hưởng.
Tất nhiên sẽ có một số vấn đề, sắp đến họ sẽ tìm cách trù dập mình, họ làm một số vấn đề cho mình nhụt chí. Đối với những vấn đề đó tôi đã chuẩn bi tâm lý sẵn sàng rồi, cần thiết cũng có thể đi vào tù lần thứ hai.”
Xin được nhắc lại anh Phao lô Trần Minh Nhật bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 27 tháng 8 năm 2011 và bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Tuy nhiên theo anh này thì tại phiên phúc thẩm, tại tòa Hội đồng xử án chỉ tuyên bố anh bị 4 năm tù giam mà không nói gì đến quản chế, thế nhưng trong văn bản lại có. Anh tỏ ra thắc mắc về cách làm việc này của tòa Việt Nam.
Giaon Thái Văn Dung bị bắt vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội. Anh bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Trong nhóm những thanh niên Công giáo- Tin Lành bị đưa ra xét xử ở Vinh có 2 người chịu mức án cao nhất 13 năm tù cho mỗi người là Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu.
Nhóm này còn có Nguyễn Đặng Minh Mẫn hiện thụ án 8 năm tù tại Trại giam Yên Định, Thanh Hóa. Đây cũng là nơi giam giữ cô Tạ Phong Tần, bị tuyên án 10 năm tù với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-release-2-prison-of-concien-08272015064432.html/08272015-new-release-2-prison-of-concien.mp3

Khiêu khích ngang ngược toàn dân và toàn thế giới dân chủ


Tù nhân ngồi chờ được phóng thích khỏi trại giam Hoàng Tiến, khoảng 100 km từ Hà Nội, (ảnh chụp ngày 30/8/2013).
Tù nhân ngồi chờ được phóng thích khỏi trại giam Hoàng Tiến, khoảng 100 km từ Hà Nội, (ảnh chụp ngày 30/8/2013).

 Bùi Tín
Thời gian qua, đã có nhiều hy vọng và phán đoán rằng trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay sẽ có nhiều tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm được trả tự do.
Trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ còn dấy lên niềm tin tưởng lạc quan rằng lần này có thể đón mừng "toàn thể tù nhân chính trị ở trong nước được trở về cuộc sống tự do" dựa trên cơ sở thực tế là chưa bao giờ cộng đồng người Việt lại tham gia ranh đấu sôi nổi, rộng khắp như vừa qua, vận độn sát sao các dân biểu, thượng nghị sỹ, các hội đoàn nhân quyền, dân chủ từ các tiểu bang cho đến ở Thủ đô Washington DC, với kết quả là chưa bao giờ các chính khách Hoa Kỳ nhận đỡ đầu nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam như hiện nay. Nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế cũng lạc quan không kém, khi ghi nhận lời cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch ốc rằng "vấn đề nhân quyền cũng là mối quan tâm lớn của chúng tôi, để nhân dân ngày càng có nhiều quyền tự do".
Ai cũng có thể nhận ra rằng một khi người lãnh đạo CS nhận ra rằng trả tự do cho một số đáng kể tù nhân chính trị, dù chưa trả hết toàn bộ, sửa đổi vài điều khoản phi lý trong bộ Luật Hình sự về vi phạm an ninh quốc gia, công nhận quyền lập công đoàn độc lập của người lao động, thì Việt Nam có thể dễ dàng được đón nhận vào Khối TTP với rất nhiều điều lợi, và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có thể nâng cao, rất cao, uy tín của mình ở trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Thế nhưng sự thật cho đến nay là không phải như thế.
Sự thật oái oăm và phủ phàng là vào dịp Quốc khánh 2/9 sắp tới sẽ có đến 17.000 tù nhân được đặc xá, nhưng...trong đó có thể không có một tù nhân chính trị nào, hoặc nếu có cũng chỉ là không đáng kể, theo nguồn tin chính thức từ Hà Nội, qua lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là như vậy. (theo mạng Thời báo VN của Hội nhà báo VN độc lập, 22/8).
Thế là toàn dân ta lại bị lừa. Tổng thống Obama đã bị bịp. Công luận thế giới đã bị ăn một quả lừa to đùng. Hằng trăm gia đình, vợ chồng, con cái, bạn bè người thân các tù nhân chính trị ăn phải quả đắng không sao chịu nổi của chính quyền CS, nói một đằng làm một nẻo, đến độ trơ trẽn, lạnh lùng và gian ác đến mức vô cùng tận.
Tại sao ở Miến Điện và ở Cuba chính quyền quân phiệt và cộng sản có thể trả tự do cho 43 đến hàng ngàn tù chính trị một lúc mà lãnh đạo CSVN lúc này lại không thể làm như thế ? Sao mà họ keo kiệt, ngang ngược về chính trị đến vậy?
Đó là câu chất vấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chất vấn 16 uỷ viên Bộ Chính trị - Vua tập thể đang nắm quyền toàn trị. Đó cũng là câu hỏi xoáy sâu trong tim gan mỗi công dân Việt Nam yêu nước, thương dân, làm sao lại để xảy ra một tình hình trái khoáy, trớ trêu, cực kỳ nguy hiểm đến vậy? Và nay phải làm gì để cứu nước trong cơn hoạn nạn, trong cảnh trầm luân không lối thoát này?
Đây có thể là cuộc thách thức và cuộc khiêu khích cuối cùng của một chế độ toàn trị Cộng sản trơ trọi lạc lõng giữa thế giới dân chủ hùng mạnh và phát triển, một thái độ thách thức và khiêu khích láo xược đối với dân tộc, với lịch sử kiên cường của dân tộc Việt Nam, với tổ tiên và các thế hệ con cháu chúng ta, không một ai là người Việt Nam chân chính có thể bỏ qua được.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Phải ‘làm việc’ với công an vì phản đối Bộ Giáo dục Việt Nam?

 
Nguyễn Thành Nhân cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn Thành Nhân cầm tấm biển: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch” trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
VOA Tiếng Việt
26.08.2015
Một bạn trẻ ở Hà Nội cho biết hôm nay, 26/8, đã bị yêu cầu lên gặp công an sau khi đăng ảnh cầm tấm biển có nội dung: “Học sinh, sinh viên, không phải là chuột bạch”, trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Bức ảnh kèm theo câu hỏi “năm nay, không biết sẽ có bao nhiêu bi kịch liên quan đến thi cử” mà Nguyễn Thành Nhân đưa lên Facebook sau đó đã được nhiều người ‘share’ lại trên mạng xã hội này.

Đoạn “status” (dòng trạng thái) của Nhân còn có đoạn: “Có bao nhiêu bậc cha mẹ phải cơm ăn cơm dở đưa con đi thi đại học, sau khi đã làm lụng, đã vắt đến giọt mồ hôi cuối cùng để nuôi con đèn sách? Có bao nhiêu gia đình lục đục, đổ vỡ vì đứa con không thi đậu đại học? Có bao nhiêu cô cậu thí sinh cay đắng, tự ti, suy sụp vì thất bại? Liệu sẽ có trường hợp nào tự tử?”

Nhân viết tiếp: “Này Bộ Giáo dục và Chính phủ Việt Nam, học sinh - sinh viên chúng tôi không thể cứ mãi là chuột bạch cho các cuộc thử nghiệm vĩ đại của các vị đâu”.

Trong cuộc “làm việc” với công an phường Yên Hòa ở Hà Nội, Nhân cho biết đã “bị hỏi về bức ảnh mà em đã chụp và những nội dung đã đăng tải trên Facebook”.

Cậu cho biết tiếp: “Em nhận là em làm, và cái nội dung đó, hình ảnh đó không có liên quan tới luật pháp vì em không sai. Bên họ bảo là, vì những vấn đề em làm, thì rất là nhiều bên khác đã lợi dụng những hình ảnh và nội dung của em để có những mục đích xấu. Đó là mục đích chính mà hôm nay họ làm việc với em”.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh ngành giáo dục ở Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ dư luận xã hội, nhất là sau kỳ xét tuyển đại học bị coi là “lộn xộn” và “gây phiền hà” cho người dân.

Trước vụ cầm biển phản đối của Nhân, mới đây, tuyên bố “giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá thối nát rồi” của một cậu bé học lớp Tám đã được nhiều người tán thưởng.

Nhiều nguồn tin cho VOA Việt Ngữ biết rằng cậu bé 14 này đã phải “chịu áp lực lớn” sau lời phát biểu được coi là “gãi đúng chỗ ngứa” của dư luận.
 
"Em nhận là em làm, và cái nội dung đó, hình ảnh đó không có liên quan tới luật pháp vì em không sai. Bên họ bảo là, vì những vấn đề em làm, thì rất là nhiều bên khác đã lợi dụng những hình ảnh và nội dung của em để có những mục đích xấu. Đó là mục đích chính mà hôm nay họ làm việc với em."-Nguyễn Thành Nhân nói.

Dù gặp phiền hà với chính quyền, Nguyễn Thành Nhân cho VOA Việt Ngữ biết cậu hy vọng các bạn thí sinh, các bạn trẻ chuẩn bị bước chân vào đời hiểu được rằng họ “có quyền phản biện chính sách, có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định trong các vấn đề lớn của đất nước”.

Nhân nói thêm: “Năm nay Bộ Giáo dục có một cải cách mới, nhưng mà có nhiều vấn đề bất cập liên quan tới các em học sinh, sinh viên cũng như liên quan tới các bậc phụ huynh nữa. Cho nên em muốn là qua sự việc này em mong muốn các bạn học sinh, sinh viên khi thấy các chính sách của Bộ Giáo dục đưa ra mà sai hoặc bất cập thì các bạn ấy cần phải lên tiếng. Đó là cái mong muốn của em”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với lãnh đạo công an phường Yên Hòa để phỏng vấn.

Sau “sự cố” gặp phải với công an, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Nguyễn Thành Nhân bằng cách chụp những bức ảnh đang giơ cao biểu ngữ “học sinh, sinh viên không phải là chuột bạch”.

'Sẵn sàng trả giá'

Nhân cho biết sự ủng hộ đó cho thấy “hành động và việc làm của em như thế là đúng” và “em thấy vui”.

Ngoài phản đối Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, vừa qua, Nhân cũng tham gia vào chiến dịch ngăn chặt cây xanh ở Hà Nội.

Những ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận từ chức, sau khi ông nhận trách nhiệm về các bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên mà ông gọi là “trận đánh lớn” và “sẵn sàng trả giá”.

Hơn một chục nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.

Chỉ trong vài ngày đã có hơn chục nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.
Chỉ trong vài ngày đã có hơn chục nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.

Một “status” trên trang này viết: “Ông Luận là 'tư lệnh ngành' Giáo dục, ông coi cải cách giáo dục lần này là 1 trận đánh lớn và ông thừa nhận đã có sai sót và xin rút kinh nghiệm. Như thế là chưa đủ. Dây kinh nghiệm không đủ dài cho ông rút. Yêu cầu ông từ chức, nếu không ông sẽ phải bị cách chức”.

Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời người hiện đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam tuyên bố nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân.

Truyền thông trong nước những ngày qua đã tốn nhiều giấy mực để viết về đợt “cải tổ giáo dục” này.

Có thể đọc được những hàng tít như: “Kiệt sức với xét tuyển đại học”, “Vỡ trận xét tuyển đại học”, “Thuê xe cấp cứu đi rút hồ sơ đại học” hay “Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học”.

Trong khi đó, trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Xuân Nhĩ, cựu Thứ trưởng Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nói rằng việc tổ chức xét tuyển như vừa qua “đỡ tốn kém hơn trước”.

“Tuy nhiên việc tuyển sinh đợt một khá lộn xộn, và Bộ trưởng Giáo dục đã nhận trách nhiệm về mình rồi đấy,” ông Nhĩ nói.

Về lời kêu gọi ông Luận từ chức của cư dân mạng, cựu quan chức giáo dục nói: “Bây giờ mới một việc như vậy mà đã yêu cầu từ chức thì chưa nên, chưa hay lắm. Nên để xem Bộ trưởng có sự sửa đổi như thế nào đã”.

Trước đây, nhiều cư dân mạng ở Việt Nam cũng đã từng mở chiến dịch kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức sau khi nhiều trẻ em tử vong vì tiêm vaccine.

Cảnh sát và an ninh


Cảnh sát canh gác trước toà án nhân dân TPHCM.
Cảnh sát canh gác trước toà án nhân dân TPHCM.
Bộ máy công an Việt Nam bao gồm 2 lực lượng: cảnh sát và an ninh. Cảnh sát là lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; còn an ninh là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, ai cũng phân biệt được cảnh sát với an ninh. Bản thân tôi trước kia cũng vậy, không để ý đến chuyện này, lý do chủ yếu có lẽ là vì mình chẳng liên quan mắc mớ gì với họ cả.
Câu chuyện trong tù
Tôi chỉ bắt đầu để ý phân biệt giữa cảnh sát và an ninh sau khi bị Công an Quảng Trị bắt lần đầu tiên vào ngày 25.12.2009.
Thời gian đầu ở trại tạm giam Công an Quảng Trị, tôi bị giam cùng phòng với một “sếp” nhỏ trong hệ thống công quyền. Anh ta tên là Nguyễn Thanh Trọng, sinh năm 1960, nguyên trạm phó Trạm Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, bị bắt vì hành vi mua ô tô từ Lào về rồi phù phép giấy tờ để bán lại cho người khác.
Bình thường thì với những hành vi phạm tội “nhỏ nhặt” như thế, người ta “chạy” khoẻ re. Kể cả khi bị bắt rồi thì người ta cũng dễ dàng lo lót để được tại ngoại hầu tra, rồi chịu một mức án treo nhẹ nhàng khi ra toà. Chính người bạn tù của tôi cũng nói với tôi vậy. Tuy nhiên, do vị trí công tác của mình, anh ta từng một lần “can tội” làm mếch lòng ngài Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ, và đó là lý do chủ yếu khiến anh ta bị “hành” đến nơi đến chốn.
Làm việc với anh ta là những sỹ quan thuộc khối cảnh sát; còn tôi, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” khi bị bắt, lại là đối tượng của các sỹ quan an ninh.
Là một công chức lâu năm, lại làm việc trong một môi trường tiếp xúc với đủ loại công an, nên người bạn tù của tôi chẳng lạ gì họ.
Một hôm, sẵn bức xúc với mấy tay cảnh sát điều tra làm việc với mình, anh ta tâm sự với tôi: “Bọn cảnh sát bây giờ đúng là quá bẩn. Với cây gậy pháp luật trong tay, lại được phụ trách những lĩnh vực ‘màu mỡ’ như buôn lậu, ma tuý, mại dâm, giao thông, kinh tế… nên thằng nào thằng nấy đều mập ú, ăn chơi, nhậu nhẹt, bù khú tá lả. Có quyền, có tiền, bị quyền lực tha hoá từng ngày nên chúng rất tham lam, tàn bạo, trắng trợn, lỗ mãng. Nhìn chúng rất khó cảm tình.”
Ngưng một lát, anh ta tiếp tục: “Còn đám an ninh thì nghèo hơn vì ít được tiếp xúc với kim tiền, ngoại trừ mấy tay an ninh kinh tế, phụ trách những vụ án kinh tế liên quan đến an ninh quốc gia, như lưu hành tiền giả chẳng hạn. Vì thế, trông họ lịch sự, đứng đắn và tử tế hơn đám cảnh sát kia.”
Thay ngôi đổi thứ
Kể từ đấy, tôi mới bắt đầu để ý quan sát và phân biệt giữa cảnh sát và an ninh. Rõ ràng là trong dân chúng, danh xưng “sỹ quan an ninh” nghe vẫn oai hơn “sỹ quan cảnh sát”; trường Đại học An ninh Nhân dân luôn “danh giá” hơn, với điểm thi tuyển đầu vào cao hơn trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Quân phục sỹ quan an ninh trông đẹp, trang nhã hơn quân phục sỹ quan cảnh sát. Bộ trưởng Công an và giám đốc công an các tỉnh, thành đa phần đều xuất thân từ lực lượng an ninh.
Lực lượng cảnh sát thì quả đúng như lời người bạn tù của tôi từng nhận xét. Điều khác biệt duy nhất hiện nay so với thời điểm tôi ngồi tù có lẽ là họ ngày càng mập mạp hơn, tham lam hơn, tàn bạo hơn, trắng trợn hơn, lỗ mãng hơn mà thôi.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về “phẩm giá” giữa cảnh sát và an ninh trong mắt tôi lại chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Càng ngày tôi lại càng thấy đám cảnh sát võ biền thực ra còn dễ chấp nhận hơn đám an ninh trông có vẻ trí thức kia, không phải vì các sỹ quan an ninh ở Quảng Trị đã không bảo vệ tôi trong vụ án của mình. (Dù họ có muốn như vậy đi chăng nữa thì điều đó cũng nằm ngoài khả năng của họ.)
‘Thượng bất chính…
Hình ảnh những tên cướp ngày mang phù hiệu “Cảnh sát Giao thông” giờ đây đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Dù vẫn là một hình ảnh phản cảm nhưng ở mức độ nào đó người ta cũng “chia sẻ” với những tên cướp mang quân phục khi họ không úp mở rằng để được cầm chiếc gậy ấy ra đứng đường, họ phải chạy chọt hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ bạc.
Số tiền mà họ ăn cướp được chỉ nằm lại túi họ một phần nào thôi: họ phải trích ra để rải từ đội trưởng đến trưởng phòng CSGT, đến ban giám đốc công an tỉnh, đến lãnh đạo Bộ Công an. Để được ngồi vào chiếc ghế của mình, đội trưởng CSGT phải lo chạy chọt trưởng phòng CSGT; trưởng phòng CSGT phải lo “cống nộp” ban giám đốc công an tỉnh, ban tổ chức tỉnh uỷ; ban giám đốc công an tỉnh phải lo “quà cáp” cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo Bộ Công an phải lo lót Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội… tất thảy đều từ những đồng tiền ăn cướp của nhân dân mà ra cả.
“Nhà dột từ nóc”, tham nhũng bắt đầu từ chính những lãnh đạo chóp bu của hệ thống, bất kể đó là người vẫn ví von “tham nhũng như ngứa ghẻ” hay đó là kẻ từng trịnh trọng tuyên bố “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay”. Tình cảnh “ngậm miệng ăn tiền” trong các vụ tham nhũng không đơn thuần là điều mà đám cảnh sát chống tham nhũng vốn đã bị tha hoá ưa thích: họ không thể hành xử trái với “chỉ đạo” của những thực thể nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật là “huyện uỷ”, “tỉnh uỷ” và “Bộ Chính trị”.
Nhìn chung, những viên CSGT kia, cũng như những cảnh sát điều tra trong các vụ án hình sự, thường lợi dụng cây gậy pháp luật mà “đảng và nhà nước” giao cho để dụ các khổ chủ, những “con mồi” của họ, tuân theo “đạo lý”: “của đồng chia ba, của nhà chia đôi”.
‘Anh là ai?
Trong khi đó, đối tượng của lực lượng an ninh Việt Nam hiện nay xem ra chủ yếu là giới đấu tranh, những người sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có để đổi lấy tương lai tươi sáng cho đất nước, và… bà con dân oan, những nạn nhân bị cướp đoạt tài sản và bị đẩy vào đường cùng.
Trong khi người Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, nghênh ngang khắp Việt Nam như đi vào chốn không người mà vẫn không khiến bộ máy an ninh Việt Nam phải bận tâm thì hầu như bất cứ động tĩnh nào của những người lên tiếng đấu tranh chống bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam cũng đều không thoát khỏi con mắt cú vọ của họ.
Lực lượng an ninh không chỉ sách nhiễu, bắt giam, bỏ tù… những người dấn thân đấu tranh đòi tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam, mà còn sẵn sàng hành xử như những tên côn đồ khát máu với họ. Chưa hết, an ninh cộng sản còn bày ra đủ trò cài cắm, mua chuộc, gây chia rẽ… vô cùng thâm độc, xảo quyệt hòng phá hoại phong trào đấu tranh.
Những “chiến tích” của hung thần mang tên “an ninh cộng sản”
Những “chiến tích” của hung thần mang tên “an ninh cộng sản”
Bà con dân oan, những người phải rời bỏ quê hương bản quán ra thủ đô “ngàn năm văn hiến” lay lắt vật vạ để đòi quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống, cũng là đối tượng được bộ máy an ninh “chăm sóc” kỹ. Những vụ đàn áp nhằm vào dân oan do bộ máy an ninh chỉ đạo vẫn thường xuyên xẩy ra, thậm chí ngay cả khi bà con đang ngủ trong lều bạt giữa thời tiết giá rét.
Trong bài “Đôi mắt người dân oan”, blogger Người Buôn Gió đã tả cảnh một người dân oan bị mấy tay an ninh mặc thường phục hành hung và ngã xuống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi chỉ cách “Lăng Bác” mấy bước chân. Ông nằm bất động, với đôi mắt vô hồn, trống rỗng, ai oán, tuyệt vọng, không còn tha thiết gì với sự đời… Lảng vảng xung quanh ông là những sỹ quan “an ninh nhân dân” mặc thường phục, mang bộ mặt lạnh lùng, vô cảm.
Blogger Người Buôn Gió: “Hãy nhìn bước chân của người đàn ông quần âu đen này, chúng ta hình dung ai có thể bước qua một người già đang nằm như vậy?”
Blogger Người Buôn Gió: “Hãy nhìn bước chân của người đàn ông quần âu đen này, chúng ta hình dung ai có thể bước qua một người già đang nằm như vậy?”
‘Thanh kiếm của Đảng
Nhân kỷ niệm 70 năm hung thần “Công an Nhân dân” ra đời, ban lãnh đạo Đảng CSVN vừa mới trao tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng “cao quý” nhất của chế độ, lần thứ 4 cho lực lượng mà họ luôn ví von là “thanh kiếm của Đảng”.
Để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN “dân chủ gấp triệu lần tư bản” và bảo đảm cho cỗ máy tham tàn, buôn dân bán nước ở Việt Nam vận hành trơn tru, những “thanh kiếm của Đảng” mang tên an ninh và cảnh sát kia đều nhằm vào đầu nhân dân theo cách này hay cách khác.
Điều khác biệt đáng kể nhất ở đây là, trong khi lực lượng cảnh sát góp phần đưa đến ngày tàn của hệ thống, bởi nó khiến cho bộ máy ngày càng ruỗng mục, người dân ngày càng căm ghét chế độ, thì lực lượng an ninh lại không chỉ ra sức vùi dập bất cứ mầm mống nào đem đến hy vọng cho tương lai của giống nòi, mà còn sẵn sàng dẫm đạp lên những nỗi đau thê lương nhất của đồng loại.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Cướp’

 
Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội.
Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) gọi là ngày Cách mạng tháng Tám, còn là ngày Tổng Khởi nghĩa, cũng là "Ngày cướp chính quyền về tay nhân dân".
Trong các văn kiện chính trị từ đó đến nay, chữ "cướp chính quyền" được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí, qua lời Hồ Chí Minh, qua các bài viết của  Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... còn lưu giữ, không sao kể hết .
Tại sao lại dùng chữ "cướp"?
Theo định nghĩa của từ điển, chữ "cướp" có hàm ý xấu. "Cướp là lấy, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình". Người ta thường nói "kẻ cướp", "bọn cướp”, "lũ cướp”, "đồ ăn cướp"... "Ăn cắp" và "ăn cướp" thông thường có cùng nghĩa, nhưng ăn cướp chỉ ra hành động hung dữ, bạo lực, phạm pháp cao hơn, mang tính chất lên án, khinh bỉ hơn.
Có lẽ chính vì vậy mà những năm gần đây , từ "cướp chính quyền" không còn được dùng nhiều, phổ biến như trước.
Tuy vậy lúc này cũng cần đặt vấn đề nghiên cứu sâu thêm sự kiện lịch sử này để gọi cho đúng tên. Tổng Khởi nghĩa hay Cách mạng tháng Tám, hay Cướp Chính Quyền?
Gọi sao cho đúng, cho chinh xác?
Gọi là cách mạng trước hết là không chính xác. Cách mạng là một cuộc thay đổi chế độ trong đấu tranh quyết liệt, thường có bạo lực chống đối, giằng co nhau, có đổ máu,, như cách mạng ở Pháp, ở Hoa Kỳ mà ông Hồ Chí Minh đã dẫn ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.
Biến cố gọi là Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam hoàn toàn không đổ máu, không có đấu tranh giằng co bằng bạo lực quyết liệt. Chính quyền thực dân Pháp đã bị phát xít Nhật lật đổ ngày 9/3/1945 trong một cuộc đảo chính nhẹ nhàng. Trước đó cả Đông Dương thuộc Pháp đã đầu hàng phát xít Đức, Việt Nam trở thành thuộc địa của nước Pháp thua trận đã đầu hàng phát xít, cho nên bị khối Đồng minh xếp vào loại bị quân Đồng minh là quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào chiếm đóng để giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân đội Trung Hoa vào miền Bắc, quân Anh vào miền Nam.
Việt Nam trở thành đất trống về quyền lực cai trị, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập được 6 tháng còn non yếu, tuy về danh nghĩa đã giành được nền độc lập từ tay phát xít Nhật đã buông súng đầu hàng Đồng minh. Do sức ép của quần chúng xuống đường theo lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh do đảng CS Đông Dương tổ chức ra, Vua Bảo Đại thoái vị nhanh chóng, bày tỏ niềm vui "từ bỏ ngai vàng để trở thành một công dân tự do".
Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám. Gọi vậy là "ngoa ngôn", là "đại ngôn", vì "cách mạng" là phải thay đổi hẳn chế độ cai trị, đổi mới hoàn toàn bản chất chế độ, đem lại dân chủ, tự do cho mọi công dân, quyền tự do bình đẳng trong kinh doanh, cốt lõi là tự do ngon luận, tự do báo chí.
Điều mỉa mai khổng lồ là sau 70 năm cai trị, Đảng CSVN đã nói không biết bao nhiêu lần về cách mạng, về đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới mô hình kinh tế, chính trị, về cải tiến, về thay đổi ... nhưng trong cuộc sống thực tế, chế độ hiện nay kém xa thời phong kiến về sở hữu tư nhân về ruộng đất, kém xa thời thực dân về hàng loạt lĩnh vực như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, về nền tư pháp độc lập, về vị trí hệ trọng trong xã hội của các nhà báo độc lập và các luật sư độc lập trong việc thực hiện chế độ pháp quyền nghiêm minh.
Biết bao chuyện "thay mà không đổi", "đổi mới hoá ra đổi cũ", "cải tiến hoá ra cải lùi”, càng hô hào tiến lên đất nước càng lạc hậu thêm.
Càng đi lên chủ nghĩa xã hội lại càng lún sâu trong bùn lầy của chủ nghĩa tư bản hoang dã, rừng rú, thành chế độ Mafia đỏ quái gở vô luật pháp, vô đạo đức, vô nhân tính.
Nhân bàn về những từ "Cách mạng", "cướp Chính quyền”, nếu suy cho rộng, nghĩ cho sâu, nói rõ sự thật đầy đủ, không sợ mất lòng ai, như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dám nói thẳng băng rằng "Bộ Chính trị hiện nay là một kiểu Vua tập thể", đội lốt dân chủ do dân, vì dân.
Cần nói rõ, nói thật, nói cho đúng thì 70 năm về trước, lãnh đạo Đảng CSVN đã khôn khéo cướp công của nhân dân, lợi dụng lòng yêu nước, khát khao độc lập của toàn dân để thỏa mãn tham vọng quyền lực CS vô hạn của mình, từ đó cướp luôn cuộc sống tự do về mọi mặt của  nhân dân, từ tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do tôn giáo, tự do kinh doanh, tự do đi lại, xuất nhập cảnh của nhân dân, suốt trong 70 năm dài đã qua. Một chế độ tệ hại hơn thời phong kiến, thực dân về mọi mặt.
Đại hội XII là dịp tốt nhất để  Đảng CSVN nhận ra sự thật, lỗi lầm kinh khủng ấy, trả lại cho toàn dân, toàn xã hội quyền tự do chính trị, tự do bầu cử, tự do kinh doanh, tự do biểu tình và lập hội.
Không dám làm như thế, lānh đạo CSVN hiện nguyên hình là một lũ cướp ngày, một băng đảng Mafia đỏ bất lương vô đạo, cô lập giữa thế giới văn minh, sẽ bị sự phần nộ xung thiên của nhân dân ta quét sạch, như nhân dân Đông Đức, Ba Lan, Tiệp, Bulgaria, Tunisia, Ai Cập, Ukraine... đã thực hiện trong các cuộc cách mạng đổi đời, giành lại quyền sống tự do về mọi mặt trong độc lập dân tộc và trong quyền sống làm Người.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.