Monday, July 21, 2014

Trung Quốc cứu nạn nhân bão Thần Sấm bằng bánh mì mốc

(NLĐO) – Các nhà chức trách đảo Hải Nam - Trung Quốc cho biết đã gửi những mẫu bánh mì cứu trợ người dân sau bão Rammasun (Thần Sấm) bị mốc đi phân tích.

Sự việc bị phanh phui khi một cư dân mạng có nick “Cương phong” than thở trên blog hôm 20-7 rằng hơn 200 người dân làng Bảo Tiếu thuộc thị trấn Ông Điền, thành phố Văn Xương, đã nhận được 2 thùng bánh mì mốc từ chính quyền địa phương. Theo bao bì, bánh mì do một công ty ở ở tỉnh Phúc Kiến sản xuất, ra lò ngày 1-7 và có hạn dùng 6 tháng. “Cương phong” thắc mắc: “Tại sao chúng bị mốc chỉ sau 20 ngày? Người mua thực phẩm cứu trợ của chính quyền là ai?”

Nhiều người dân tỏ ra tức giận, nói rằng họ không chết vì cơn bão nhưng nay lại “chết” vì thứ bánh mì độc hại này. “Nạn nhân ngồi chỏng chơ trong căn nhà bị tàn phá, tài sản bay biến và trái tim rỉ máu. Thế mà vẫn có người có thể làm điều ác tâm này sao?” – một cư dân mạng nick “Phấn ti” bày tỏ. “Ngay cả khi đưa thức ăn cho những kẻ hành khất bên đường, tôi cũng không đưa những thứ như thất đức như vậy” – một cư dân mạng ở tỉnh Hà Nam nói.

http://i.ce.cn/district/newarea/roll/201407/21/W020140721760786688096.jpg
Số bánh mì mốc meo dù còn hạn sử dụng. Ảnh: CE.CN

Tại cuộc họp báo ngày 21-7, giới chức địa phương cho biết số bánh mì bị mốc đã được gửi đi kiểm nghiệm, kết quả sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, các nhà chức trách cam kết trừng phạt những người đứng đằng sau sự việc này.

“Chúng tôi thành thật xin lỗi người dân bị thiên tai. Sở Nội vụ sẽ chịu trách nhiệm” – ông Mao Kiến Trung, người đứng đầu Sở Nội vụ thành phố, cho biết.

Rammasun hay còn gọi là Thần Sấm là cơn bão mạnh nhất tấn công vào miền Nam Trung Quốc trong vòng 4 thập kỷ qua, gây ra mưa lớn và lũ lụt một số tỉnh phía Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 8 triệu người và ước tính thiệt hại kinh tế hơn 26,5 tỉ nhân dân tệ (hơn 4,3 triệu USD). Tỉnh Hải Nam bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Số người chết đã tăng lên 33.
Thứ Ba, 09:38  22/07/2014
H.Bình (Theo Tân Hoa Xã, ce.cn, Đại kỷ nguyên)

Mưa lũ diễn biến phức tạp ở Tây Bắc, cảnh báo lũ quét và sạt lở

VOV.VN -Trên lưu vực vùng thượng lưu sông Lô, sông Chảy đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mực nước trên sông Thao, Lô, sông Chảy đang lên.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, mực nước lúc 19h ngày 21/7 trên sông Chảy tại Bảo Yên 76,11m (trên báo động 3 là 1,11m); trên sông Thao tại Yên Bái là 30,99m (ở mức báo động 2); trên sông Lô tại Tuyên Quang 22,18m (trên báo động 1 là 0,18m); trên sông Cầu tại Đáp Cầu 3,96m (dưới báo động 1: 0,34m); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 4,86m (trên báo động 1 là 0,56m); trên sông Lục Nam tại Lục Nam 5,22m (trên báo động 1 là 0,92m). Lưu lượng trên sông Đà đến hồ Sơn La lúc 19h ngày 21/7 là 9600m3/s và đang giảm.

Theo dự báo, mực nước sông Chảy tại Bảo Yên sẽ xuống, đến 7h ngày 22/7 xuống mức 74 m (trên báo động 2 là 1m). Mực nước sông Lô tại Tuyên Quang tiếp tục lên nhanh, đến 7h ngày 22/7 có khả năng lên mức 24,5m, trên báo động 2 là 0,5m. Mực nước sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương xuống chậm. Lưu lượng đến hồ Sơn La tiếp tục giảm, đến 19h ngày 22/7có khả năng xuống mức 6800 m3/s. Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục lên, đến sáng sớm ngày 22/7 có khả năng lên mức 31,10m, trên mức báo động 2 là 0,1m, sau đó xuống.



Mực nước trên suối Nậm La khu vực thành phố Sơn La dâng cao ở mức báo động 2

Do vậy, người dân cần đề phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất có khả năng xảy ra ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc, tập trung ở tỉnh Lai Châu gồm các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường; tỉnh Lào Cai gồm các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn, Sa Pa; tỉnh Bắc Cạn gồm huyện Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông- Thị xã Bắc Cạn; tỉnh Yên Bái gồm các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên, thành phố Yên Bái; tỉnh Hà Giang gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên- thành phố Hà Giang, Yên Minh, Bắc Mê; tỉnh Tuyên Quang gồm các huyện Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương.
Trên biển, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông mạnh, gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7; biển động; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng biển từ Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.

Dự báo thời tiết từng vùng trên cả nước ngày và đêm 22/7:

Phía Tây Bắc Bộ: nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Cần đề phòng sạt lở đất. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ: mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.
Khu vực Thủ đô Hà Nội: mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C.

Từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 26 - 29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: mây thay đổi, ngày có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên: nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27 - 30 độ C.

Khu vực Nam Bộ: nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29 - 32 độ C./.

Thứ 3, 08:29, 22/07/2014
PV/VOV.VN

Rượu độc tràn lan, người dùng tự bảo vệ mình

 Báo điện tử Tầm nhìn- Một lít cồn 90 độ pha với 2,5 lít nước lã, thêm ít hương liệu cốm sẽ có ngay 3,5 lít rượu đế thơm ngon và “êm ru” cho thực khách nhưng sau khi uống nhiều người bị xơ gan, thậm chí tử vong.

Cả rượu giả, rượu xịn đều … giết người

Cách đây ít lâu, phóng viên có dịp đến Làng Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) từng nổi tiếng với nghề nấu rượu gạo. Tại đây, nhà nhà làm rượu, người người bán rượu nhưng dần dần, nghề nấu rượu gạo mai một dần vì ít lãi.

Bác D., dân làng Đại Lâm cho biết: “Trước đây, nhà tôi cũng nấu rượu gạo, nhưng chả lãi lời nhiều nên bán hết đồ nghề rồi. Giờ làng này, chủ yếu làm rượu pha cồn mới lãi. Cứ 1 lít cồn pha với 2,5 lít nước là có rượu êm ru, người uống còn khó phát hiện hơn là rượu sắn. Rượu sắn uống nồng lắm, chứ rượu pha cồn này uống rất vào”.
Ở sân nhà chị H. một người vừa nấu rượu gạo vừa  chế rượu từ cồn, hàng chục thùng phuy nhựa xếp thành hàng. Thùng là rượu đã pha, thùng đựng cồn nguyên chất 90 độ vừa lấy về.
Chị H. chia sẻ: “Nhà chị dùng nước qua máy lọc pha với cồn rồi thêm ít hương liệu là ngon ngay. Còn lại, mỗi nhà mỗi bí quyết nên chất lượng rượu cũng khác nhau. Nếu muốn ngon, em pha thêm ít rượu gạo xịn vào, đảm bảo người uống không nhận ra, rất êm mà thơm nhé”.

Trong vai người đi buôn rượu đổ các quán, chính phóng viên đã chứng kiến tận mắt cảnh một người dân ở làng này  pha cồn với nước lã để thành… rượu.

Chị T. người bán rượu múc rượu đã pha vào ống tre và cho nhiệt kế đo độ cồn. Mức cồn chỉ 40 độ nóng lạnh, chị T vội xuống bếp, múc ngay một ca chất lỏng, cho vào bát, rót rượu 40 độ từ can đó pha vào. Nhanh tay, tôi hớp chất lỏng ở bát đó nhấp thử, đích thị là nước lã, không mùi, không vị.

Chị T. cho rượu vào, dùng tay ngoáy ngoáy bát, rồi đặt nhiệt kế vào đo, độ cồn vẫn cao, chị T. lại rót thêm nước lã vào đến khi nhiệt kế chỉ 23 độ cồn thì dừng lại và đem rượu cho chúng tôi thử.

Điều đáng nói là thứ cồn mà người dân ở đây pha thành rượu không qua kiểm tra giám sát. Với giá rẻ như vậy, rất có thể đó là cồn công nghiệp chứa methanol.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duệ, giám đốc trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, từng tham gia nhiều ca cấp cứu do ngộ độc Methanol – cồn công nghiệp được pha vào rượu. Nhiều ca đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê, thậm chí có trường hợp bị tử vong vì cồn Methanol. Theo TS Phạm Duệ, Methanol trong rượu gây ngộ độc theo hai phương thức là ngấm vào não bộ và gây ức chế bộ phận này.

Cách thứ hai và cũng là cách thức nguy hại nhất là Methanol chuyển thành aldehyd tạo ra formaldehyd (còn gọi formon). Chất này là một chất siêu độc và siêu mạnh với cơ thể. Nó là nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi sau khi uống rượu, gây bại não. Nó cũng chính là chất hủy hoại gan siêu cường. Đáng sợ nhất là nó làm tế bào bị chết. Cơ thể vì thế mà tử vong.

Không chỉ vậy, nếu uống nhiều rượu xịn nấu từ gạo cũng rất hại gan. Nếu uống nhiều rượu, gan không kịp chuyển hóa hết thì chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm và tiêu tế bào gan. Đặc biệt, những người bị xơ gan vì bất cứ lý do gì nếu uống rượu sẽ làm gan suy yếu nhanh và tiến triển nặng hơn.

Khi có các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, đầy bụng, nóng rát, khó tiêu, đau vùng thượng vị hoặc đau hạ sườn phải cần được kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm những tổn thương gan và dạ dày. Ngoài ra nên sử dụng thường xuyên các thảo dược giúp giải độc gan, phòng ngừa xơ gan hiệu quả như tinh nghệ Nano CumarGold.

Với thành phần chứa Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ vàng – nguồn nguyên liệu được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, CumarGold có tác dụng bảo vệ toàn diện lá gan do thúc đẩy sự hình thành của các enzyme giải độc gan, giúp tăng cường chức năng gan và hạ men gan, giảm hấp thu, tăng chuyển hóa cholesterol giúp hạn chế hình thành gan nhiễm mỡ. Ngoài ra CumarGold có tác dụng làm lành các vết sẹo, tổn thương gan, giúp làm giảm và chậm quá trình xơ gan. Đặc biệt CumarGold còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ức chế sự sao chép và nhân lên của virus viêm gan A, B, C, yếu tố khởi phát viêm gan, xơ gan.

Quan trọng hơn hết do khả năng tiêu diệt mạnh các gốc tự do, CumarGold giúp ngăn ngừa tiến triển thành ung thư gan ở các bệnh nhân xơ gan mạn tính. Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của CumarGold đã được nghiên cứu đánh giá tại Trung tâm Ung thư thực nghiệm, Đại học Quốc gia HN. 
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ gan là cố gắng hạn chế uống rượu, bia. Nếu lối sống và công việc giao tiếp hàng ngày khó tránh khỏi việc sử dụng rượu bia thì nên hạn chế uống các loại rượu nặng thay vào đó hãy uống các loại rượu nhẹ, rượu vang hoặc bia. 
 09:24 | 22/07/2014
PVTH

Trung Quốc ngang ngược giám sát môi trường ở Hoàng Sa

(Baodatviet) - Trung Quốc thông báo sẽ giám sát môi trường như giám sát âm thanh, nước biển, nước ngầm, sinh vật biển...
Trạm trung tâm giám sát môi trường tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa ngang nhiên thông báo sẽ tiến hành cái gọi là giám sát môi trường thường lệ đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và vùng biển xung quanh.
Cụ thể, trạm trung tâm nói trên chủ yếu sẽ giám sát môi trường ở đảo Phú Lâm, đảo Bắc, đảo Đá, đảo Hữu Nhật và đảo Cây cùng khu vực biển xung quanh những đảo này, theo Tân Văn xã ngày 21/7.
Nội dung giám sát môi trường bao gồm âm thanh, nước biển, nước ngầm, sinh vật biển, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái…
Trung Quốc bắt đầu thành lập "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 7/2012, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Một nhân viên của trạm nói trên còn ngang nhiên khoe với Tân Văn xã rằng đây là năm thứ 6 liên tiếp Hải Nam tiến hành giám sát chất lượng môi trường ở Hoàng Sa.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, mới đây đã cử nhóm chuyên gia tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin điện đài vô tuyến điện.
Mục đích được giới chức Trung Quốc đưa ra là nhằm bảo đảm ba loại thông tin quan trọng đó là điện thoại, thông tin vô tuyến điện, điện thoại vệ tinh.
Theo tờ báo Hải Nam, các thiết bị này bảo đảm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc trong tình huống khẩn cấp, công tác truyền tin sẽ không bị gián đoạn. Hiện tại công tác lắp đặt các thiết bị này đã hoàn thành.
Đồng thời, ở trên một số đảo Trung Quốc cũng đã lắp đặt tủ thông tin vô tuyến điện và thiết bị UPS, có thể cung cấp điện khi trên đảo bị mất điện, có thể bảo đảm thông tin khẩn cấp trong thời gian dài.
Trước đó, thời báo Hoàn Cầu ngày 14/7 cho biết, Trung Quốc đang triển khai chính sách hỗ trợ tài chính để khuyến khích người dân định cư trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Chính quyền cho rằng nếu chúng tôi sống hơn 6 tháng mỗi năm tại đảo thì hàng ngày có thể kiếm 35 nhân dân tệ (khoảng 5,6 USD). Nếu họ ở lâu hơn thì trợ cấp sẽ nhiều hơn”, ngư dân trẻ Fu Cehai trả lời trên Thời báo Hoàn cầu hôm 14/7.
Những ngư dân thông thuộc các vùng biển xung quanh còn đóng vai trò dân quân. Ngư dân Fu cho biết anh từng tham gia một số chuyến tuần tra bất hợp pháp để rượt đuổi ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Một ngư dân khác tên Fu Shaoqiang cho biết chính phủ Bắc Kinh đang áp dụng nhiều chương trình phát triển và cấp ngân sách để chiêu dụ người dân chuyển từ đại lục ra sống tại đảo Phú Lâm. Thậm chí nhiều người mới đến không phải là ngư dân, họ chỉ học nghề đánh bắt cá sau khi ra đảo.

Minh Minh (Tổng hợp)

Vỡ hồ chứa ở Bắc Kạn, bùn đỏ tràn đầy ruộng

Hồ chứa bùn thải của mỏ sắt Bản Cuôn bị sụt 3 điểm lớn khiến toàn bộ bùn thải trong hồ chứa tràn xuống suối, chảy vào cánh đồng của người dân
Ông Hoàng Văn Mão - Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - cho biết: "Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 2 đã làm sụt 3 điểm lớn hồ chứa bùn đỏ, chất thải tại mỏ sắt Bản Cuôn và Nhà máy nghiền tuyển quặng sắt của Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) gây thiệt hại về sản xuất cho người dân ở xã Ngọc Phái".

Theo ông Mão, sáng ngày 20/7, khi mưa lớn trên diện rộng thuộc huyện, người dân phát hiện rất nhiều bùn màu đỏ đổ về cánh đồng thuộc xã Ngọc Phái, ngay sau đó người dân và chính quyền địa phương thông báo là vỡ hồ chứa bùn đỏ của mỏ sắt Bản Cuôn. Tuy nhiên khi kiểm tra thì không phải vỡ mà do bị sụt trong thân đập khiến bùn thải tràn ra ruộng.
Bùn đỏ từ đập bị vỡ tràn vào ruộng của người dân
Bùn đỏ từ đập bị sụt tràn vào ruộng của người dân

Đập bị sụt làm cho lượng bùn đỏ, xỉ quặng và chất thải rất lớn từ hồ chứa tràn xuống toàn bộ cánh đồng cấy lúa ở phía dưới của người dân xã Ngọc Phái. Được biết, hiện nay chính quyền địa phương và mỏ sắt đang phối hợp với bà con thống kê thiệt hại do sự cố gây ra. 

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là bùn thải có thể gây ô nhiễm dòng suối và cánh đồng bà con đang canh tác. Tại hiện trường, hàng chục ha lúa mới cấy của nông dân bị ảnh hưởng, vùi lấp dưới lớp bùn dày. Ngay sau khi nhận tin báo, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục sự cố. Rất may không có thiệt hại về người.

Hiện trường vụ vỡ đập chứa bùn đỏ
Hiện trường vụ đập chứa bùn đỏ bị sụt
Kiểm tra hiện trường ngày 20/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Cạn Lý Thái Hải yêu cầu Công ty Matexim và chính quyền địa phương thống kê thiệt hại, có phương án hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả diện tích ruộng bị vùi lấp để khôi phục sản xuất; Công ty Matexim xây dựng lại đập của bể chứa thật an toàn thì mới hoạt động.

Sau sự cố này, ông Hải cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra toàn bộ các hồ chứa chất thải, bùn đỏ tại các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Cũng do ảnh hưởng của trận bão số 2, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tại xã Ngọc Phái, mưa lớn đã làm 1 người chết do lũ cuốn trôi, 1 người bị thương. 17 nhà dân bị đất, đá sạt lở vào; gần 65 ha lúa bị ngập, trong đó có một số diện tích bị mất trắng; hơn 300 con gia cầm bị chết do lũ cuốn trôi; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở với hàng trăm mét khối đất, đá.

Nhật - Úc - Ấn liên thủ, Trung Quốc vùng vẫy thế nào?

(Baodatviet) - Ấn Độ tiếp tục chi hàng tỉ USD mua sắm vũ khí, Nhật Bản- Australia hợp tác quân sự, liệu Trung Quốc còn lớn tiếng.
Chính sách đi đôi với hành động

Vừa qua, Chính phủ mới của Ấn Độ đã quyết định chi 3,5 tỉ USD để hiện đại hóa sức mạnh quốc phòng. Số tiền này được sử dụng vào hai mục đích, trước mắt là nâng cấp các khí tài đã có phần lạc hậu, đồng thời hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Đồng thời, hồi đầu tháng 7/2014, New Delhi tuyên bố tăng 12% chi tiêu quân sự cho ngân sách hàng năm, với mục tiêu nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa tất cả các binh chủng. Có thể thấy rằng Ấn Độ đang rất quyết tâm và muốn thúc đẩy nhanh nhất có thể việc vươn tới danh phận là một cường quốc quân sự của thế giới.
Vì sao Ấn Độ phải gấp rút gia tăng sức mạnh quân sự như vậy? Xin chỉ một vài lý giải như sau:
Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng, nhưng là lần thể hiện quyết tâm nhất khi mọi khoản chi đều được thông qua chớp nhoáng, thay vì để dây dưa từ năm tài khóa này sang năm tài khóa khác. Và nguyên nhân chủ yếu, người láng giềng Trung Quốc đã không cho Ấn Độ có thêm thời gian.
Quân đội Ấn Độ đang có dấu hiệu của sự xuống cấp, đặc biệt ở bộ binh và các lữ đoàn trọng pháo
Quân đội Ấn Độ đang có dấu hiệu của sự xuống cấp, đặc biệt ở bộ binh và các lữ đoàn trọng pháo
Sức mạnh không ngừng gia tăng của Trung Quốc và tấm bản đồ đường 10 đoạn vừa được công bố hồi tháng 6 vừa qua, có kèm theo một phần lãnh thổ của Ấn Độ bị vẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc đã cho thấy dã tâm của người láng giềng này. Điều này lý giải vì sao Ấn Độ còn huấn luyện quân sự cho nhân dân của mình ở sát biên giới với Trung.
Đồng thời, những hành động trên Biển Đông của cường quốc này là tiếng chuông cảnh tỉnh với Ấn Độ. New Delhi hiểu rằng, nếu không mạnh lên nhanh chóng, sẽ có lúc chính họ không kịp trở tay với người hàng xóm tham lam và ngoài vòng pháp luật này.
Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn truyền kiếp với Pakistan cũng khiến Ấn Độ phải đề phòng, trong bối cảnh quốc gia này cũng đang gia tăng sức mạnh và ngày càng xiết chặt tay với Trung Quốc. Bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia là nguyên nhân cơ bản nhất, xuyên suốt nhất khiến Ấn Độ phải nhanh chóng mua sắm vũ khí.
Thứ hai, những hành động gia tăng sức mạnh quốc phòng này được thông qua nhanh chóng trong bối cảnh Tân Thủ tướng Narendra Modi vừa nhậm chức hồi tháng 5/2014.
Thủ tướng Narendra Modi hứa sẽ
Thủ tướng Narendra Modi hứa sẽ "mạnh tay" hơn với Trung Quốc
Ngay sau khi nhậm chức, ông Modi đã ra chiến lược hướng biển, trong đó có yếu tố quân sự. Ông Modi chủ trương hiện đại hóa sức mạnh hải quân, kết hợp tác chiến không quân – hải quân hiện đại, đẩy mạnh khả năng bảo vệ vùng biển chủ quyền cũng như lợi ích của quốc gia trong vùng biển lân cận.
Và với chính sách này, ông Modi đã cho thấy với Ấn Độ, mối lo với Trung Quốc không chỉ đến từ đường biên giới trên bộ mà còn cả chủ quyền lãnh hải và lợi ích kinh tế từ tuyến đường hàng hải Đông – Tây.
Người dân Ấn Độ khi bầu cho ông Modi đều gửi gắm tâm nguyện cần có những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc. Công việc còn rất nhiều, và để chứng minh mình không phải là kẻ hứa xuông hay nói khoác, cũng là một cách để bảo vệ quyền lực mới nắm của mình, Thủ tướng Modi buộc phải có những bước đi cụ thể và gấp rút về chính sách quốc phòng.
Thứ ba, Ấn Độ đang muốn tìm kiếm một vị thế mới trên cộng đồng quốc tế, và không chỉ có “củ cà rốt” là sức mạnh của nền kinh tế, quốc gia này cần có một “cây gậy” đủ để răn đe sói ngoài hàng rào và lùa những con cừu thành bầy trong chuồng của mình.
Các vũ khí hiện đại tự sản xuất trong nước của Ấn Độ
Các vũ khí hiện đại tự sản xuất trong nước của Ấn Độ
Thứ tư, xuất khẩu vũ khí quả thực là một món hời mà mọi quốc gia có nền kinh tế, khoa học phát triển đều muốn hướng tới. Các ông lớn như Nga, Mỹ vẫn giữ được vai trò điều tiết và phân luồng thị trường này, nhưng cũng chen chân vào đó là những cái tên nhỏ hơn như Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… Và không có lý do gì Ấn Độ không tham gia vào cuộc chơi này.
Ngoài ra, việc sở hữu công nghệ quân sự hiện đại cũng góp phần tiết kiệm đáng kể, giảm chi phí quốc phòng của quốc gia này, trong bối cảnh họ phụ thuộc vào 70% sản phẩm vũ khí của Nga hoặc Mỹ.

Ấn – Nhật – Úc sẽ bắt tay?
Đó là câu chuyện về khát vọng và mục đích muốn hiện đại hóa sức mạnh của quân đội Ấn Độ. Tuy nhiên, câu chuyện đó không của riêng Ấn Độ.
Nhìn rộng hơn về phía Thái Bình Dương, Nhật Bản và Úc cũng đang viết chung một câu chuyện như vậy. Trong đó, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng nhất với Ấn Độ. Họ cùng chung một kẻ thù, chủ quyền của họ cũng nằm trong tấm bản đồ 10 đoạn đầy tham vọng của Trung Quốc.
Và hiện tại, Nhật Bản đang nỗ lực lấy lại sức mạnh và quyền chủ động trong chiến tranh của mình thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, gia hạn vai trò quân đội, phê duyệt quyền phòng vệ tập thể và đầu tư nhiều tiền của để nhanh chóng hiện đại hóa quân đội. Và lý do để họ đất nước mặt trời mọc bùng nổ như vậy, tất cả chỉ vì mối đe dọa từ chính người hàng xóm tham lam.
Sau khi phê duyệt một loạt khoản chi tiêu cho quân đội, cuối tháng 8 này Thủ tướng Modi sẽ đi Nhật, đất nước đầu tiên ông công du khi nhậm chức. Động thái này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của New Delhi dành cho Tokyo.
Quân đội Nhật Bản tập trận đổ bộ tái chiếm đảo
Quân đội Nhật Bản tập trận đổ bộ tái chiếm đảo
Còn nhớ trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Modi đã nhắc đến khả năng sẽ thay đổi quan điểm không liên minh của Ấn Độ nếu cần thiết. Những gì Trung Quốc thể hiện đã khiến chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng đã đến lúc Ấn Độ cần thay đổi lập trường, và rất có thể người bạn đồng hành đầu tiên của họ sẽ chính là Nhật Bản.
Còn câu chuyện của Úc. Dù không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng hành động vừa qua khi quốc gia châu Á này đưa hải quân đến cực Nam Biển Đông và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn James của Malaysia, Úc đã thực sự giật mình.
Thực chất, Thủ tướng Úc Tony Abbott sau khi đăng quang đã phát động một số chính sách đề phòng dã tâm Trung Quốc, từ việc giữ nguyên các căn cứ quân sự của mình, cho phép Mỹ gia tăng quân số ở đây, cho đến áp đặt mức thuế mới vào khoáng sản với Trung Quốc…
Từ trái qua phải: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Úc Tony Abbott
Từ trái qua phải: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Úc Tony Abbott
Nhưng đến thời điểm hiện tại, ông Tony Abbott đã đi một nước cờ xa hơn, cẩn thận hơn ngoài việc liên minh với Mỹ, còn liên minh tay đôi với Nhật Bản, cùng Nhật hợp tác quốc phòng, phát triển vũ khí.
Một hướng khác, Mỹ đang không ngừng lôi kéo Ấn Độ về đội của mình. Nếu quả thực nỗ lực này thành công, một liên minh với sức mạnh bậc nhất hành tinh sẽ được hình thành với một trục từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, có thể kể tên như sau Ấn Độ - Philippines – Hàn Quốc – Nhật Bản – Úc – Mỹ.
Và nếu như Trung Quốc tính giở trò với một trong các quốc gia đó, có lẽ họ sẽ tan tành sụp đổ trước khi kịp để cho những quốc gia đó thấy sự hiện diện của mình.
Thiên triều của nhà Thanh đã chấm dứt bằng 100 năm đen tối phủ phục dưới trướng của các cường quốc. Và đến hôm nay, Thiên triều mà Tập Cận Bình mơ ước cũng đang phải đối mặt với sự phản ứng của hàng chục quốc gia từ lớn đến nhỏ, từ trong khu vực cho đến quốc tế.

Đỗ Minh 

Cái gì cũng tăng, chỉ duy nhất một thứ giảm!

Báo điện tử Tầm nhìn-Xăng, dầu, điện... toàn thấy tăng giá. Các dịch vụ, đồ tiêu dùng, giải trí...cái gì cũng tăng. Nghĩ mãi... may quá thấy cũng có một thứ giảm - đó là lòng tin !

Ngày xưa dân ta lầm than khổ cực vì phải gánh chịu quá nhiều loại Thuế, còn bây giờ có phải chúng ta thay tên gọi thành Phí không? Nhưng bản chất vẫn là tiền mà dân phải gánh chịu.

Các cơ quan chức năng luôn so sánh giá với các nước khác, nhưng chưa thấy ai so sánh thu nhập của dân VN với các nước cả.
Chuyện giá xăng dầu tôi nghĩ có điều gì bí ẩn nên chưa thể minh bạch được? Ví dụ như Phí bảo trì đường bộ tại sao không thu qua xăng dầu mà lại thu theo đầu xe? Có người lý giải: sẽ không công bằng với những người đi biển, nhưng có ai nghĩ thu theo đầu xe lại càng không công bằng vì đi ít cũng như đi nhiều?
  
 Quyền trong tay các ông, muốn tăng hay giảm thì tùy ? 
Lẽ ra chúng ta phải chọn phương án nào công bằng hơn để áp dụng chứ! Nhưng phải chăng nếu thu qua xăng dầu thì sẽ… bị lộ lượng xăng dầu được nhập và tái xuất, ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm nào đó?
Thật lòng tôi cũng như nhiều người dân không còn tin tưởng các ông xăng dầu nữa rồi. Quyền trong tay các ông, muốn tăng hay giảm thì tùy. Miễn sao các ông đừng kêu Lỗ nữa, đau đầu lắm. Để dân chúng tôi còn đầu óc lo làm ăn với chứ.
“Đề nghị tăng giá xăng dầu đồng loạt lên 50.000 đ/01lit luôn và ngay. Đây là quyết định mang tính tầm nhìn xa, ít nhất là ...01 năm. Vì theo đà tăng giá xăng như vậy thì 01 năm nữa sẽ có giá như vậy. Như thế sẽ giảm thiểu công sức kêu gào ...lỗ nặng lỗ nhẹ của các bác quản lý xăng dầu. Mà nhân dân nếu có kêu khóc cũng có thể chỉ một lần trong 01 năm thôi, chứ không phải là hàng chục lần trong 01 năm như hiện nay. Xin chào thân ái và ...hi vọng!” - duythe.tri@gmail.com 
 23:20 | 21/07/2014
Độc giả Nguyễn Chí Thanh

Vụ máy bay Malaysia: Trung Quốc có xích lại gần Nga?

(Baodatviet) - Úc lo ngại vụ MH17 sẽ là một cơ hội nữa để Trung Quốc đứng ra bảo vệ và tăng cường quan hệ với Nga.
Vụ MH17 khiến Nga và TQ xích lại gần nhau hơn

Ngày 21/7, trong một phiên điều trần trước Quốc hội, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã chỉ trích cách hành xử của các "nước lớn" dẫn đến thảm kịch MH17 khiến 298 người thiệt mạng trên vùng trời khu vực xảy ra chiến sự ở miền Đông Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng vụ việc này có thể khiến Trung Quốc và Nga "xích lại gần nhau" hơn.
Thủ tướng Abbott cho rằng là hai "nước lớn", Nga và Trung Quốc phải có trách nhiệm với những gì đã diễn ra ở Ukraine và Biển Đông, hai điểm nóng hiện nay trên thế giới, nơi "hành vi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn" là không thể chấp nhận.
Ông Abbott tỏ ra lo ngại rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể coi thảm họa MH17 là một cơ hội để thúc đẩy quan hệ vốn đã nồng ấm một cách bất thường trong thời gian gần đây với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Trung Quốc có thể sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bảo vệ Nga trước những lời chỉ trích và một cuộc điều tra quốc tế nhanh chóng cũng như bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào. 
  
Lực lượng ly khai tại thành phố Donetsk, Ukraine.
Lực lượng ly khai tại thành phố Donetsk, Ukraine.
Tuy nhiên, có vẻ như đại sứ Trung Quốc Liu Jieyi đã có những động thái  "rào đón" sẵn với tuyên bố: "Ưu tiên của chúng ta hiện nay là tìm ra các sự kiện thực tế. Sẽ không khôn ngoan nếu đưa ra kết luận, giả thuyết hay cáo buộc khi chưa có các dữ kiện đó".
Tân Hoa Xã còn đi xa hơn với bài bình luận chỉ trích Úc và Mỹ "hấp tấp" trong việc chỉ trích vai trò của Nga trong vụ việc MH17 bị bắn rơi.
Bên cạnh đó, phát biểu trước quốc hội Nga hôm 18/7, Tổng thống Putin nói: "Chúng ta cảm ơn tất cả những người đã thấu hiểu hành động của chúng ta ở Crimea; chúng ta cảm ơn lãnh đạo Trung Quốc đã luôn xem xét tình hình ở Ukraine và Crimea trong bối cảnh lịch sử và chính trị toàn diện".
Những hỗn loạn trong thảm họa MH17 là "sự sỉ nhục"
Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/7, trong bài phát biểu tại Nhà Trắng về chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine hôm 17/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ép lực lượng ly khai hợp tác trong vụ điều tra sự kiện này.
Ông Obama chỉ trích những sự hỗn loạn trong thảm họa MH17 này là "sự sỉ nhục" với các gia đình của những người xấu số có mặt trên chuyến bay.
Tổng thống Obama kêu gọi các nhà điều tra quốc tế phải được "tiếp cận ngay lập tức và đầy đủ" tới địa điểm ở miền Đông Ukraine, nơi máy bay MH17 bị bắn rơi hồi tuần trước.
Ông Obama cáo buộc các dân quân ly khai ủng hộ Nga trong khu vực này đã lục lọi và lấy đi các bằng chứng, thi thể nạn nhân khỏi khu vực máy bay rơi. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng những hành động này làm dấy lên câu hỏi "người ta đang cố tình giấu giếm điều gì?"
Người đứng đầu nước Mỹ nói rằng trách nhiệm đang nằm ở phía Nga và Tổng thống Vladimir Putin phải thúc ép các dân quân ly khai hợp tác với cuộc điều tra. Ông Obama nói rằng nếu Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền Ukraine, Moskva "sẽ chỉ tự cô lập mình hơn nữa" và cái giá phải trả về mặt kinh tế sẽ ngày càng tăng.
Tổng thống Obama.
Tổng thống Obama.
Tổng thống Mỹ tuyên bố người đồng cấp Nga Vladimir Putin phải chứng tỏ "rằng ông ta ủng hộ một cuộc điều tra đầy đủ và công bằng", nhấn mạnh rằng "trách nhiệm đang nằm ở phía Nga để buộc các phần tử ly khai ngừng lục lọi các bằng chứng, cho phép các điều tra viên đang có mặt tại thực địa lối tiếp cận đầy đủ và không bị cản trở tới hiện trường."
Tổng thống Mỹ gay gắt: "Giờ là thời điểm Tổng thống Putin và nước Nga rời xa khỏi tấn bi kịch này... và thực tâm về việc giải quyết tình trạng thù địch với Ukraine theo cách tôn trọng chủ quyền của Ukraine và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Ukraine".
Ukraine sẵn sàng trao vai trò điều phối MH17 cho Phương Tây
Cùng ngày 21/7, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết nước này sẵn sàng trao vai trò điều phối cuộc điều tra quốc tế về vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines cho các đối tác quốc tế, nhưng Kiev tin rằng chiếc máy bay này đã bị "những kẻ chuyên nghiệp" bắn hạ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Yatseniuk nói: "Ukraine sẵn sàng trao vai trò điều phối trong cuộc điều tra về thảm kịch này cho các đối tác Phương Tây. Và Hà Lan có thể đứng đầu hoạt động này.
Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi chắc chắn rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ, nhiều khả năng nhất là bằng một tên lửa BUK-M1 thuộc hệ thống lên lửa dẫn đường bằng radar SA-11. Rõ ràng hệ thống này không thể được điều khiển bởi những tên khủng bố mà là những kẻ chuyên nghiệp".
Tuyên bố này ám chỉ cáo buộc của Kiev rằng Moskva có vai trò rõ rệt trong việc bắn hạ chiếc máy bay nói trên của Malaysia.

Ngoài ra, Thủ tướng  Arseny Yatseniuk cũng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc cung cấp vũ khí cho quân ly khai giao chiến với lực lượng của Kiev ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Yatseniuk nhấn mạnh: "Tôi không trông đợi gì từ phía Chính phủ Nga. Họ đã cung cấp vũ khí và điều các tay súng tới. Ông Putin cần hiểu rằng như vậy là quá đủ. Đây không phải là cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mà là một xung đột quốc tế."
Trong khi đó, Reuters đưa tin quan chức Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Andrei Kartapolov ngày 21/7 khẳng định rằng Moskva đã không cung cấp hệ thống tên lửa BUK hay bất cứ loại vũ khí nào khác cho phiến quân ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp báo đặc biệt, ông Kartapolov nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Nga không cung cấp cho các phiến quân hệ thống tên lửa BUK hay bất cứ loại vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạng nặng nào."
Pháo kích dữ dội xung quanh nhà ga xe lửa Donetsk
Trong một diễn biến khác, ngày 21/7, một vụ pháo kích dữ dội đã xảy ra làm rung chuyển khu vực xung quanh nhà ga xe lửa ở trung tâm thành phố Donetsk - thành trì của phiến quân ở miền Đông Ukraine.
Tên lửa Buk.
Tên lửa Buk.
Quan chức của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, Sergei Kavtaradze, cho biết có ít nhất bốn xe tăng và xe bọc thép đang tìm cách xông vào thành phố Donetsk.
“Họ đã đến khu vực cách nhà ga khoảng 2km”, một tay súng nổi dậy có tên Volodya cho hay.
Các tay súng đã phong tỏa các tuyến đường ở khu vực giáp ranh thành phố, trong khi những người dân hoảng loạn chạy khỏi khu vực giao tranh bằng xe buýt nhỏ hoặc đi bộ.
Trong khi đó, phát ngôn viên cho các chiến dịch quân sự của Ukraine, ông Vladyslav Seleznyov ngày 21/7 cho rằng chiến dịch của họ đang ở trong "giai đoạn chủ động," song không bình luận gì về các thông tin liên quan tới việc binh lính tiến vào Donetsk.
Trước đó, ngày 20/7, phát ngôn viên Trung tâm phân tích-thông tin Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine, ông Andrei Lysenko cho biết, lực lượng dân quân Donbass ở miền Đông nước này đang cầm giữ 396 người.
Ông Lysenko thông báo trong một buổi họp báo ở Kiev rằng: "Theo thông tin có được, những kẻ khủng bố đang bắt 396 người làm con tin mà số phận của họ vẫn chưa rõ. Trong số các con tin có 3 phóng viên, 6 chính trị gia, 1 luật sư, 1 thẩm phán và 321 dân thường."

Lan Anh

TRỰC THĂNG MI 171 TRUNG QUỐC LẠI GẶP NẠN..NHIỀU THƯƠNG VONG !



KT- 21.7.2014 -Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại các bức ảnh này cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 4h40 phút chiều ngày 21/7 (theo giờ địa phương) tại thị trấn Vương Tứ, huyện Đại Ấp, thành phố Thành Đô – thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Từ một số hình ảnh được cư dân mạng chụp lại thì đây có thể là kiểu trực thăng vận tải đa năng Mi-171 được dùng cho cả Không quân và Lục quân Trung Quốc.
Theo các nhân chứng ở hiện trường, chiếc máy bay có thể gặp trục trặc kỹ thuật và phi công đang cố gắng hạ cánh nhưng không thành công. Do va chạm mạnh khi rơi xuống đất nên cánh quạt chính máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn, đuôi gãy, rất may nó đã không phát nổ.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Quân đội Trung Quốc đã điều một chiếc trực thăng khác tới hiện trường để đưa người bị thương đi cấp cứu. Quan sát các bức ảnh của cư dân mạng Trung Quốc cho thấy có nhiều xe cứu hỏa, xe cứu thương, cảnh sát đã xuất hiện tại hiện trường.
Hoàn Cầu cho biết thêm là, lúc 19h56 phút (giờ địa phương), thông tin phóng viên có được từ bệnh viện Nhân dân huyện Đại Ấp xác nhận là có một trực thăng bị rơi và 2 người (nam giới, 22 và 21 tuổi) bị gãy xương đã được chuyển tới đây.
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu số lượng trực thăng họ Mi-8/17/171 nhiều nhất thế giới với tổng cộng khoảng 230 chiếc. Ngoài ra, nước này đang tiếp tục mua thêm các máy bay Mi-171E hiện đại hơn.
Các trực thăng Mi-8/17 Trung Quốc chủ yếu dùng cho nhiệm vụ tải quân, chở hàng, tìm kiếm cứu nạn, chi viện hỏa lực đường không. Bên cạnh đó, Trung Quốc dường như đã có một số cải tiến tích hợp các hệ vũ khí do nước này tự sản xuất lên Mi-17.
Hoàng Lê

PICS : TP HCM nguy cơ ùn tắc vì 5 công trình trọng điểm cùng thi công



Sở Giao thông thông báo 5 công trình trọng điểm thi công tại TP HCM từ nay đến cuối năm và gợi ý các lộ trình thay thế.
Chiều 21/7, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã thông báo các phương án tổ chức giao thông phục vụ 5 công trình trọng điểm của thành phố từ nay đến cuối năm. Theo đó, các tuyến đường ở cả khu vực trung tâm thành phố cũng như các cửa ngõ ở ngoại thành sẽ bị rào chắn để phục vụ việc thi công.
 
Trong đó, chiếm dụng mặt đường và có thời gian thi công lâu nhất là đoạn đi ngầm từ nhà hát thành phố đến Ba Son của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Công trình này sẽ được thi công trong thời gian 2 năm, và từ 7h ngày 22/7 đường Lê Lợi (quận 1) đoạn từ Pasteur đến Đồng Khởi sẽ bị rào chắn và cấm tất cả các loại xe lưu thông.
 
Để tránh đoạn đường này, người dân đi từ hướng Tây sang Đông có thể chọn các lộ trình thay thế như: Lê Lợi - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi - Công trường Lam Sơn - Hai Bà Trưng; Vòng xoay Quách Thị Trang - Huỳnh Thúc Kháng - Mạc Thị Bưởi - Hai Bà Trưng; Vòng xoay Quách Thị Trang - Hàm Nghi - Hồ Tùng Mậu - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng.
 
Ở hướng ngược lại cũng có 3 lộ trình: Hai Bà Trưng - Công trường Mê Linh - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi - Pasteur - Lê Lợi; Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi; Hai Bà Trưng - Nguyễn Du - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi.
 
Ngoài việc cấm xe ở đường Lê Lợi, để phục vụ thi công công trình nhà ga Nhà hát Thành phố, khu vực giới hạn bởi các tuyến đường Nguyễn Du - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Hai Bà Trưng cũng sẽ tăng cường cấm và hạn chế đỗ xe.
 
Khu vực thứ 2 bị ảnh hưởng bởi việc thi công là quận 2. Ở dự án cải tạo nâng cấp hoàn thiện mặt đường tuyến vành đai phía đông, một phần mặt đường đoạn từ cầu Phú Mỹ đến liên tỉnh lộ 25B sẽ bị rào chắn, tuy nhiên các loại xe vẫn được lưu thông bình thường (từ 19/4 đến 19/9).
 
Một dự án khác cũng ở phía Đông là thi công mặt đường đang bị lún của đại lộ Đông - Tây, phía quận 2 (nay là đường Mai Chí Thọ) từ ngày 20/7 đến 28/12. Khi thi công sẽ cấm ôtô đi trên đường Lương Định Của về đường Nguyễn Thị Định và ngược lại.
 
Dự án đầu tư xây dựng bổ sung nút giao thông tại giao lộ quốc lộ 1 - Hương lộ 2 (từ 12/7 đến 10/3/2015) cũng đang gây kẹt xe những ngày qua ở cửa ngõ phía Tây của thành phố. Để tránh khu vực thi công, các phương tiện đi từ Võ Văn Vân đến Hương lộ 2 theo lộ trình như sau: Võ Văn Vân - Tỉnh lộ 10 - rẽ trái vào quốc lộ 1 - đến giao lộ quốc lộ 1 - rẽ trái vào Hương lộ 2 hoặc rẽ phải về Long An.
 
Ở hướng ngược lại các xe đi theo lộ trình: Hương lộ 2 - rẽ phải Mã Lò rẽ trái Ao Đôi - rẽ phải quốc lộ 1.
 
Ở quận Gò Vấp dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Đức Thọ (từ đường Lê Hoàng Phái đến rạch Bà Miên), cũng thi công từ 19/7 đến 12/9. Khi thi công tuyến đường này sẽ cấm tất cả các loại xe đi vào đường Lê Đức Thọ. Lộ trình thay thế là Thống Nhất – Nguyễn Văn Lượng – Nguyễn Oanh (hoặc đường Lê Hoàng Phái) và ngược lại.
 
Hữu Công