Monday, September 28, 2015

Cháy lớn khách sạn ở phố cổ, hàng trăm người tháo chạy

Việt Linh-Thứ Hai, 28/09/2015 10:21PM

(VTC News) - Một vụ hỏa hoạn xảy ra ở khách sạn Khách sạn An Nam Legend, khiến hàng trăm người dân phố cổ hoảng loạn.

Theo đó, vào lúc 19 giờ 45 ngày 28/9, một đám cháy bất ngờ bùng lên tại khách sạn An Nam Legend Hotel số 27 phố Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội), khiến nhiều khách du lịch nước ngoài đang nghỉ ở đây hoảng loạn bỏ chạy. 

Theo người dân sống ở xung quanh khu vực, vào thời điểm trên họ thấy ngọn lửa bùng phát từ tầng 9 của khách sạn. 


Vào thời điểm xảy ra cháy, có khá đông khách du lịch, đa phần là người nước ngoài. Tất cả đều hoảng hốt chạy tán loạn ra ngoài. 

Ngọn lửa bốc lên tại tầng 9 của khách sạn

Ngọn lửa bốc lên tại tầng 9 của khách sạn 
Lửa bốc dữ dội kèm khói lớn khiến nhiều người hoảng loạn

Lửa bốc dữ dội kèm khói lớn khiến nhiều người hoảng loạn 

Ngay sau khi nhận tin, lực lượng cảnh sát PCCC Hà Nội đã điều 4 xe chữa cháy chuyên dụng tham gia chữa cháy. Đồng thời, Công an quận Hoàn Kiếm và lực lượng dân quân đã phân luồng các tuyến phố, cấm đường để phục vụ việc chữa cháy.

Lực lượng chữa cháy đã phải phải sử dụng thang bộ chạy lên để phun nước. Sau hơn 1 giờ tích cực chữa cháy, ngọn lửa đã được dập tắt.
Lực lượng CS PCCC nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai công tác dập lửa
Lực lượng CS PCCC nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai công tác dập lửa 

Những du khách nước ngoài và nhân viên khách sạn đã được đưa đi sơ tán và nghỉ ngơi tạm tại số 41 Hàng Bè. Một nhân chứng kể lại, ban đầu anh thấy khói bốc lên trên nóc, do gió to, lửa bốc khá nhanh.

Hiện đám cháy đã được dập tắt, sơ bộ không có thương vong và chưa rõ thiệt hại về tài sản.

Đại tá Trần Văn Vụ, Trưởng phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 1 - Công an thành phố Hà Nội cho biết, sau nhiều nỗ lực, đến 21 giờ, cảnh sát đã khống chế thành công vụ hỏa hoạn.

Đại tá Vụ cho biết thêm, điểm hỏa hoạn được xác định từ một phòng karaoke trong khách sạn này, sau đó ngọn lửa bốc lên tầng trên.

Được biết, ngọn lửa thiêu rụi phần mái cách nhiệt ở phía sau khách sạn. Rất may vụ hoả hoạn không gây thiệt hại về người và tài sản thiệt hại không đáng kể. 

Hiện cơ quan chức năng đang tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Chuyện lạ giữa thủ đô: Tranh cướp đất với… người chết

Phong Bình-Thứ Ba, 22/09/2015 06:28AM

(VTC News) - Người ta san lấp, lấn chiếm, xây nhà đè lên mộ, hoặc tìm cách phá mộ, khiến con cháu không còn biết mộ người thân mình ở đâu. 

Tranh cướp chỗ ở với… người chết

Khi thấy tôi loanh quanh ở khu nghĩa địa Ngọc Xuyên (phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội), cụ ông Trần Văn Kh. lững thững tiến lại hỏi chuyện. Biết là nhà báo tìm hiểu về chuyện người sống và người chết, cụ Kh. được dịp tuôn ra mọi bức xúc về chuyện lạ có thật ở Việt Nam

Theo lời cụ, biết tin có người chụp ảnh ở nghĩa địa, thì một người trong xóm đã báo cho cụ. Người này bảo rằng, thấy có người lạ chụp ảnh ở nghĩa địa, thì những gia đình chiếm đất, dẫm đạp lên mồ mả để sống đã đóng kín cửa, hoặc khóa cửa bỏ đi hết. 

Mấy năm nay, gần như ngày nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, cụ Kh. đều ra nghĩa địa, nhòm xem người ta có đập phá mồ mả nhà cụ không. 
Ngôi mộ nằm ngay sát hiên nhà

Ngôi mộ hình tròn nằm ngay sát hiên nhà 

Cụ Kh. khó nhọc trèo qua bức tường thấp, rồi luồn lách qua những nấm mồ dẫn tôi đến một ngôi nhà bỏ hoang, tường rả mốc meo. Cụ chui qua bức tường vỡ, dọn mấy tấm phibroximăng, những mảnh gỗ mục, để lộ ra một nấm mồ khum tròn.

Cụ Kh. là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh giáp lá cà ở chùa Non Nước (Ninh Bình), cụ đã trúng một viên đạn vào vai, một mảnh bom cắt phăng cánh tay và ngọn lửa từ bom napan đốt cháy thân thể và cướp luôn đi cái quyền làm cha của cụ. 

Cô gái xứ bãi xinh đẹp thương anh bộ đội mà đưa về nuôi dưỡng, rồi tình nguyện lấy làm chồng. Hai người sống hạnh phúc quá nửa thế kỷ, dù chẳng có được đứa con nối dõi tông đường. 

Không con cái, nên mọi tình cảm cụ hướng về cội nguồn. Cha mẹ, tổ tiên của cụ đều được táng ở nghĩa địa Ngọc Xuyên và cụ cũng mong, khi chết đi, người thân sẽ đốt xác, đưa cụ về nằm cạnh tổ tiên. Thế nhưng, những phút cuối đời thì cụ lại không thể thanh thản được, vì người ta đã xây nhà trùm lên cả tổ, cả tông nhà cụ. 

Theo cụ Kh., một ngày tết cách đây 7 năm, cụ ra nghĩa địa thắp hương, thì tá hỏa khi thấy một dãy nhà cấp 4 mọc giữa nghĩa trang. Cụ tìm mãi mà không thấy mộ tổ nhà mình đâu. Cụ lục lại trí nhớ và xác định chắc chắn ngôi mộ đã nằm gọn trong một gian nhà của dãy nhà cấp 4. 

Mộ nằm trên hiên. Chỉ còn chỗ cắm nhang làm dấu.
Mộ nằm trên hiên. Chỉ còn chỗ cắm nhang làm dấu. 

Mặc dù đã già yếu, cụ vẫn ráng sức bình sinh vác búa đập vỡ bức tường. Cũng may mà ngôi mộ nhà cụ vẫn còn nằm trong ngôi nhà đó. Từ bấy đến nay, ngày nào cụ cũng ra ngó mộ một lần để xem có ai động chạm đến mộ tổ nhà cụ không. 

Cụ Kh. cho biết: "Mục đích của họ là chiếm đất của người chết. Tấc đất tấc vàng, nên họ không từ một thủ đoạn nào. Khi hoàn thiện ngôi nhà, cửa kín then cài, họ sẽ tìm mọi cách để đào mộ, đem hài cốt chuyển đi nơi khác. 

Nhà nào nhụt chí, thì sẽ chấp nhận chuyển đi, còn nhà nào cứng rắn, họ sẽ cứ để mồ mả với văn bia trong nhà. Tất nhiên, lúc đó, họ coi nhà đó là của họ, đất đai là của họ, nên họ sẽ dần có quyền quyết định. 

Tôi chẳng sống được mấy nữa, nên cuộc chiến giữ mồ mả cho tổ tiên chắc phải thua họ. Tôi đã không tiếc xương máu để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, nhưng thật đau lòng khi tôi lại không bảo vệ được mồ mả của cha mẹ, tổ tông mình”. 

Con cháu phải dùng con lợn đất để đánh dấu vị trí mộ tổ tiên

Con cháu phải dùng con lợn đất để đánh dấu vị trí mộ tổ tiên 

Cùng chung nhiệm vụ trông nom mộ tổ tiên hàng ngày với cụ Kh., là cụ bà Nguyễn Thị T. Ngày nào cụ T. cũng lọ mọ ra nghĩa trang Ngọc Xuyên để khói hương cho ngôi mộ cha mẹ, tổ tiên mình. Cụ bảo, việc thường xuyên ra mộ thắp hương chỉ là cái cớ, mục đích chính là cụ đi… trông mộ. Cụ sợ người ta bới tung hoặc san lấp mồ mả tổ tiên cụ để chiếm đất xây nhà nên bao năm nay cụ ăn ngủ không yên. 

Tuy đã già yếu, tai nghễnh ngãng, song trí óc cụ lại rất minh mẫn. Cụ kể rành rẽ về cái nghĩa trang của làng. Theo cụ, nghĩa địa hình thành từ nửa cuối thế kỷ 19. Hồi bé T. mới 5 tuổi, gia đình đã xây mộ tổ, xương cốt của ông bà T. cũng được chuyển từ bãi sông về đây. Rồi năm T. 15 tuổi, mẹ đẻ của T. cũng đã yên nghỉ tại nghĩa địa này. 

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, nghĩa trang Ngọc Xuyên hết đất, mồ mả sin sít thì người ta lập nghĩa địa mới ở phía bờ sông. Từ bấy đến nay, hàng ngàn ngôi mộ trong nghĩa trang Ngọc Xuyên đã cổ kính rêu phong. 
Nhà cửa đã lấn chiếm gần hết nghĩa địa Ngọc Xuyên

Nhà cửa đã lấn chiếm gần hết nghĩa địa Ngọc Xuyên 

Những nấm mồ được xây nhỏ, gọn, chứ không phô trương hoành tráng như bây giờ, bởi hồi đó người dân đất bãi Tứ Liên còn nghèo lắm. Các ngôi mộ chỉ được hương khói khi Tết đến, thậm chí, một số ngôi mộ đã nhiều năm không có một nén hương vì con cái, dòng tộc đã chuyển đi làm ăn ở nơi khác, tận trong Nam, hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, những tấm bia chữ Hán vẫn nguyên vẹn rêu phong với tên tuổi, dòng họ. 

Theo cụ T., gia đình cụ cũng như hàng trăm gia đình ở đây đã không dưới một lần phải xây lại mộ, bởi vì các phần mộ bị gia đình ông Nguyễn K. và một số hộ có đất ở gần đó liên tục san lấp, lấn chiếm, xây nhà đè lên mộ, hoặc tìm cách phá mộ, khiến người nhà không còn biết mộ nhà mình ở đâu. 

Nhiều gia đình đào bới sâu xuống đất cả mét mới nhìn thấy mặt bia. Mỗi lần người ta lấp đất lên, các gia đình lại xây mộ cao hơn, hành trình như thế diễn ra trong nhiều năm. Đến khi ông K. thuê quản trang và cửu vạn đập mộ, đào mả rồi bí mật đem đi nơi khác thì người dân Tứ Liên không chịu nổi nữa liền viết đơn tố cáo.

Theo người dân ở phường Tứ Liên, thì có đến 90% diện tích đất nghĩa trang biến mất trước sự xâm lấn của đại gia đình ông K. suốt mấy chục năm qua. 

Theo lời cụ T., vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chính quyền xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm, giao cho cụ Nguyễn H. khoảng một sào đất gần nghĩa trang để ở và trông coi nghĩa trang. Khi cụ H. mất thì để lại cho người con cả là ông Nguyễn T. 

Ông K. (là em trai ông T.) đã mua một mảnh đất tiếp giáp nghĩa trang Ngọc Xuyên nhưng thuộc xã Quảng An làm nơi ở. Vì ở gần nghĩa trang Ngọc Xuyên nên gia đình ông K. và ông T. cứ dần dần san lấp và biến cái nghĩa trang rộng mênh mông này thành đất của mình. Cứ chiếm được lô đất nào ông lại chia cho con cháu.  

Ông K. đã xây hàng chục căn phòng vừa bán, vừa cho thuê trên mảnh đất xưa kia là nghĩa trang mà ông chiếm được. Hiện tại, nghĩa trang đã co lại bé tẹo, song ông K. lại ra tay chiếm nốt. Thế là, mồ mà cứ thể lần lượt "chui" vào phòng khách, phòng ngủ, và thậm chí, có thể có cả những ngôi mộ thất lạc, đã bị chìm xuống nhà vệ sinh, nhà bếp.

Rời nghĩa địa Ngọc Xuyên, nghĩa địa kỳ lạ đã chìm trong khu dân cư đông đúc, cụ H. dùng tay khoanh lên không trung để mô tả một vùng rộng lớn, rồi bảo: "Cả cái xóm này nằm trên một nghĩa địa khổng lồ. Suốt 100 năm, có hàng ngàn người đã được chôn cất ở đây, nên có đến hàng ngàn ngôi mộ. Giờ anh nhìn xem, còn được mấy ngôi trồi lên khỏi mặt đất đâu? Mồ mả, tiểu sành, xương cốt nằm hết dưới nhà dân rồi. Tôi thì không duy tâm, nhưng quả thực, con người ở cái khu dân cư sống trên đầu người chết này cứ u uẩn thế nào ấy".

Đắk Nông: Giám đốc chỉ huy côn đồ truy sát công nhân

(Kiến Thức) - Chỉ vì mâu thuẫn với người đội trưởng sản xuất, vị giám đốc chỉ huy côn đồ truy sát công nhân trong đêm, đập phá tài sản, cướp tiền lương...
Giám đốc chỉ đạo côn đồ truy sát công nhân
Cơ quan CSĐT – Công an huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam các nghi can trong vụ Giám đốc công ty Thái An chỉ huy côn đồ truy sát nhóm công nhân thi công công trình cho dự án Alumin- Đắk Nông (sản xuất quặng nhôm bauxite) khiến nhiều người bị thương nặng.
Theo điều tra, do có mâu thuẫn về vấn đề tiền công và khối lượng công việc với anh Đỗ Mạnh Thường (SN 1978, quê Hải Phòng, là đội trưởng đội thi công công trình cho dự án Alumin – Đắk Nông) nên khoảng 22h30 đêm 6/8/2015, Phạm Văn Kiện (SN 1982, quê Nghệ An) – Giám đốc công ty TNHH Thái An đã kéo theo côn đồ lao vào phòng trọ của anh Thường tại thôn 11, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông để truy sát.
dak-nong-giam-doc-chi-huy-con-do-truy-sat-cong-nhan
Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam của công an huyện Đắk R’Lấp
Lúc này, ở trong phòng chỉ có anh Đỗ Văn Thạch, Đỗ Trường Nam (cùng SN 1991, quê Hải Phòng) và anh Nguyễn Văn Cường (quê Bình Thuận) là công nhân làm công cho anh Thường đang nằm ngủ ở bên trong. Các đối tượng đã phá cửa lao vào đâm chém liên tiếp khiến ba công nhân không kịp đỡ và gục xuống nền nhà sau khi hứng trọn trận “mưa dao kiếm”.
dak-nong-giam-doc-chi-huy-con-do-truy-sat-cong-nhan-hinh-2
Các công nhân bị thương nặng sau khi hứng trọn trận “mưa dao kiếm” của nhóm côn đồ.
Chưa dừng lại, khi ba công nhân đã gục xuống, trên cơ thể đầy máu me nhưng Phạm Văn Kiện (là Giám đốc công ty Thái An, người thuê ba nạn nhân thi công công trình) từ bên ngoài lao vào, tay cầm tuýp sắt vụt liên tiếp vào người của ba nạn nhân đang nằm bất động dưới nền nhà.
Sau khi truy sát ba công nhân, các đối tượng lục tung mọi đồ đạc trong phòng và lấy đi 35 triệu đồng tiền lương của 3 nạn nhân cùng 2 chiếc điện thoại smartphone, đồng thời đập bể 2 chiếc điện thoại khác ở trong phòng.
Ký ức kinh hoàng của nhân chứng bị vạ lây
Sau khi “hạ gục” ba công nhân, nghi ngờ anh Thường đang trốn ở bên nhà hàng xóm nên Kiện tiếp tục chỉ đạo các đối tượng kéo sang nhà chị Mai Thị Hoa (SN 1982, quê Thanh Hóa) – là người nấu cơm cho các công nhân của công ty TNHH Thái An đập phá cửa để tìm “đối thủ”.
dak-nong-giam-doc-chi-huy-con-do-truy-sat-cong-nhan-hinh-3
Chị Hoa đã mô tả lại hành động hung hãn của Kiện và nhóm côn đồ khi xông vào nhà chị.
“Đang nằm ngủ trong phòng với con cùng đứa em gái, tôi thấy tiếng đập cửa ầm ầm ở bên ngoài nên chạy ra xem thì thấy cửa chính đã bị phá tung. Bên ngoài có 4 người gồm anh Kiện, Nguyễn Anh Tuấn (em vợ Kiện) cùng 2 người lạ mặt tay lăm lăm hung khí đang đập phá đồ đạc trong nhà tôi và anh Kiện liên tục hét lớn “tìm bằng được thằng Thường chém chết nó cho tao” rồi xộc thẳng vào bên trong” – chị Hoa bàng hoàng kể lại.
Sau khi nhận chỉ đạo của Kiện, Tuấn hung hăng xông thẳng vào phòng ngủ của mẹ con chị Hoa, nhảy lên giường lục tung chăn gối lên và hô hào truy sát. Lúc này, cháu Trần Đặng Giang Đông (SN 2007, con trai chị Hoa) đang nằm trong phòng bỗng bật dậy khóc thét rồi chui xuống giường trốn.
dak-nong-giam-doc-chi-huy-con-do-truy-sat-cong-nhan-hinh-4
Vết chém sâu trên cửa chính nhà chị Hoa.
Sau một hồi “oanh tạc” nhà chị Hoa nhưng vẫn không tìm thấy “đối thủ”, các đối tượng bỏ đi, để lại một đống tài sản trong nhà chị Hoa bị phá hỏng.
Khoảng vài phút, sau khi nhóm Kiện bỏ đi, chị Hoa nghe tiếng kêu yếu ớt ngoài cửa vội chạy ra thì phát hiện anh Đỗ Văn Thạch người đầy máu, đang lê vào trong nhà để cầu cứu.
Các nạn nhân được đưa đi bệnh viện cấp cứu, đồng thời sự việc được cấp báo cho công an xã Nhân Cơ và công an huyện Đắk R’Lấp.
Cũng theo chị Hoa, mặc dù sự việc xảy ra đã nhiều ngày nhưng cho đến nay, con trai chị vẫn luôn rơi vào tình trạng hoảng loạn, sợ hãi khi thấy người lạ. Ban đêm khi nằm ngủ, thỉnh thoảng cháu lại mê sảng rồi gào thét, khóc lóc van xin.
“sau khi sự việc xảy ra, con tôi có dấu hiệu bị sang chấn tâm lý, cứ đêm về là nó lại sợ hãi, khóc thét và không chịu ngủ ở nhà vì sợ sẽ có người đến giết. Thi thoảng vào ban đêm, khi đang ngủ cháu lại gào thét và miệng luôn van xin “các bác đừng giết mẹ con cháu”. Mỗi lần gặp người lạ thì cháu đều cúm rúm lại và chui vào góc nhà để trốn” – chị Hoa nghẹn ngào nói.
Chị Hoa còn cho biết thêm, trước đây, hằng ngày chị nấu cơm thuê cho Kiện và các công nhân đang thi công công trình ở đây. Tuy Kiện là một giám đốc, nhưng thường xuyên có hành xử rất côn đồ và có mối quan hệ với các đối tượng bất hảo.
Vẫn chưa hết bàng hoàng vì mình may mắn sống sót sau trận truy sát, anh Đỗ Văn Thạch cho biết : “Chúng tôi vốn là người làm công cho anh Thường, không hề quen biết hay mâu thuẫn gì với Kiện. Vậy mà không hiểu vì sao giám đốc một công ty làm ăn lớn lại đi chỉ đạo côn đồ truy sát chúng tôi đến mức như vậy?”.
dak-nong-giam-doc-chi-huy-con-do-truy-sat-cong-nhan-hinh-5
Anh Đỗ Văn Thạch với vết chém dài trên tay trái.
“Ngay cả khi chúng tôi đã gục xuống, không còn khả năng kháng cự nhưng chúng vẫn không buông tha. Thậm chí đến tiền lương và 4 chiếc điện thoại của mấy anh em, chúng cũng lấy và phá hỏng. Đến giờ, sức khỏe chúng tôi chưa bình phục được vì vết thương quá nặng. Người thì bị tổn hại 22% sức khỏe, người bị chấn thương sọ não, người bị dập lá lách… Chúng tôi chỉ mong đượcpháp luật bảo vệ, trừng trị những kẻ côn đồ đã gây hại cho chúng tôi” – anh Đỗ Trường Nam bức xúc.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với phóng viên, Đại tá Đỗ Trọng Hoãn – Trưởng công an huyện Đắk R’Lấp cho biết, sau khi sự việc xảy ra, công an huyện đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các nạn nhân và các nhân chứng vụ việc.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, ngày 16/9, cơ quan CSĐT- Công an huyện Đắk R’Lấp đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Văn Kiện cùng đồng bọn để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”.
“Bước đầu, các đối tượng đã thừa nhận do Kiện và Đỗ Văn Thường (đội trưởng đội thi công của Thạch, Nam, Cường) có nảy sinh mâu thuẫn trong việc thanh toán tiền lương thợ nên khi nghe Kiện kể “bị Thường gây sự”, nhóm công nhân của Kiện đã hô hào “Thế thì trả thù”. Vào đêm 6/8, nhóm công nhân của công ty Thái An do Phạm Văn Kiện – Giám đốc cầm đầu đã tổ chức tấn công truy sát 3 công nhân trên dẫn đến thương nặng. Về hành vi cướp tài sản và hủy hoại tài sản công dân, trong quá trình điều tra, xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội giết người, cướp tài sản, chúng tôi sẽ đề nghị truy tố tiếp. Hiện, chúng tôi đã tạm giam 3 đối tượng và truy lùng tiếp tên còn lại Nguyễn Văn Quý đang bỏ trốn” – Đại tá Hoãn cho biết.
14:59 28/09/2015

Gỡ bỏ năm cùm và một xích

Ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Trong bản Hướng dẫn tiếp nhận sự góp ý của toàn dân vào các Dự thảo văn kiện sẽ trình Đại hội XII, do Văn phòng TƯ đảng và Ban Tuyên huấn TƯ thực hiện, thấy ý định của lãnh đạo là khoanh lại, chỉ cho góp ý vào những phần cụ thể của Báo cáo Chính trị và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ 2016 đến 2020. Họ khoanh lại, cứ như bịt mồm dân khi dân chưa kịp phát biểu.
Rõ ràng Bộ Chính trị muốn tránh né việc toàn đảng và toàn dân góp ý về những vấn đề cơ bản nhất mà rất nhiều trí thức, đảng viên cấp cao đang đòi thay đổi, trong đó có năm vấn đề cực kỳ hệ trong và nổi bật, đó là:
1- Có nên tiếp tục lấy học thuyết Mác- Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng hay không, khi nó đã bị chứng minh là sai lầm, phá sản hoàn toàn trong thực tế?
2- Có nên giữ tên đảng là Đảng Cộng sản hay không, khi phần lớn các đảng CS đều đã phá sản và bị xoá sổ, và chủ nghĩa CS thực tiễn đã bị cả loài người bác bỏ và lên án là tội ác chống nhân loại?
3- Có nên tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội hay không, khi trên toàn thế giới hầu như không còn nước nào thực hiện, khi nó đã bị phá sản ở Liên Xô, Đông Âu và nhiều nước khác?
4- Có nên duy trì chế độ "một đảng toàn trị" hay không, với đảng CS bao biện toàn bộ cơ chế, đồng nhất với Nhà nước, với chính phủ, với Quốc hội, ôm trọn các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, ôm luôn cả ngành thanh tra, kiểm sát, ngân sách hoàn toàn do đảng bảo mật tuyệt đối, trong khi hầu hết các nước văn minh, phát triển, giàu mạnh, ổn định đều theo chế độ dân chủ đa đảng, có cạnh tranh, lấy lá phiếu tự do của công dân làm quyền lực căn bản?
5- Có nên duy trì phương châm "lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo của nền kinh tế" hay không, trong khi các cơ sở quốc doanh kinh doanh thua lỗ lớn, nợ nần chồng chất, tham nhũng tràn lan, còn ngăn cản sự phát triển bình đẳng của kinh tế tư nhân, bóp nghẹt giai cấp trung lưu gồm các tiểu thương, tiểu chủ, trung nông và các ngành nghề tự do?
Có thể khẳng định rõ ràng năm vấn đề trên là năm tai họa cực kỳ nặng nề toàn xã hội phải chịu đựng quá lâu đến mức hết chịu nổi, là năm cái gông xiết vào cổ dân ta, làm hàng triệu triệu sinh mạng trai tráng bị hy sinh vô ích, nông dân mất đất, trí thức bị khinh miệt, tuổi trẻ mất phương hướng, giáo dục lạc hậu, y tế bệ rạc, người yêu nước bị tù đầy, ngành Công an trở thành tai họa loại lớn nhất cho xã hội, đất nước tụt hậu ghê gớm so với các nước láng giềng.
Nếu đảng cộng sản không chịu nhận ra năm đại họa dân tộc trên đây, toàn dân, toàn quân hãy yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý công khai minh bạch về năm vấn nạn trên, xem lòng dân thực sự ra sao, dân còn muốn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin, tên gọi đảng Cộng sản, chế độ toàn trị độc đảng, phương châm lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không, để nhân dân nói rõ lòng mình một cách tự do, chân thực.
Cuộc trưng cầu dân ý sẽ là một cuộc đấu tranh ôn hoà không bạo lực, sẽ làm thay đổi hẳn hệ thống và cơ chế, còn giúp cho đảng CS tìm ra lối thoát êm thắm, có vinh dự cùng toàn dân tham gia cuộc cách mạng tiến vào kỷ nguyên dân chủ.
Thật ra nguyên do khiến năm gông cùm tệ hại trên đây tồn tại dai dẳng là một cái xiềng rất nguy hiểm: đó là sự cam tâm phụ thuộc Trung Quốc. Chính chiếc xiềng tự nguyện này đã trói chặt VN vào cỗ xe của đảng CS Trung Quốc và bành trướng Đại Hán. Gần đây Bắc Kinh thấy một số lãnh đạo Việt Nam có vẻ cứng với TQ hơn trước, có vẻ xáp lại gần Mỹ hơn liền lên tiếng cảnh báo và thách thức.
Theo mạng Thời báo Việt Nam ngày 24/09, trong số ra ngày 9/7/2015 Hoàn cầu Thời báo, cơ quan bán chính thức của đảng CS Trung Quốc đe dọa: "Các mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm đối phó với Trung Quốc sẽ kéo theo đòn đánh trả đũa của Trung Quốc", và "Một số nhà quan sát Mỹ muốn gộp cả Việt Nam vào phe chống Trung Quốc. Tuy nhiên mục tiêu này luôn hiện ra ở chân trời, nhưng sẽ không bao giờ đến được". Bài báo còn lên giọng khoe: "Trong khi Việt Nam coi Trung Quốc như một thử thách cho an ninh quốc gia thì họ lại hưởng sức mạnh kinh tế nhờ Trung Quốc cùng với sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị của đảng CS Trung Quốc".
Phải chăng Trung Quốc cao giọng kẻ cả như vậy vì họ đã biết thóp, nắm đằng chuôi cái thế theo đuôi, phụ thuộc Trung Quốc cả về chinh trị và kinh tế rất nặng nề khó thoát ra nổi của đảng CS Việt Nam? Cái xiềng phụ thuộc chính trị là chung chế độ độc đảng toàn trị, chung chủ nghĩa Mác-Lênin, chung chủ nghĩa xã hội ảo tưởng. Cái xích kinh tế là buôn bán với Trung Quốc luôn ở hàng đầu dù với nhập siêu là 35 tỷ USD năm 2014, là Việt Nam đã giao cho Trung Quốc đấu thầu hầu hết nền công nghiệp nặng từ khai khoáng bauxite, xây dựng các nhà máy điện, hoá chất, cầu đường, bến cảng, trồng rừng... rải khắp nước, không thiếu một lĩnh vực hay địa phương nào. Khó mà cởi nổi cái xích khốn khổ này.
Có nhiều lý do để phán đoán không sai rằng tại cuộc mật đàm ở Thành Đô (9/1990) Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã ký thỏa thuận về chính trị và kinh tế, cam kết sẽ coi Trung Quốc mãi mãi là đồng chí thân thiết, sẽ không liên minh với bất cứ ai khác, sẽ không cho nước nào đặt căn cứ quân sự và đóng quân; Trung Quốc sẽ là bạn hàng và nhà đầu tư, nhà thầu ưu tiên trên đất Việt Nam. Cái xích này rất thâm độc và kéo dài, cho nên Tập Cận Bình mới bình thản lấn tới, nay lại đòi sang Việt Nam để răn đe mua chuộc trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội. Bọn bành trướng Trung Quốc không thiếu mưu mô thâm hiểm, thừa tiền để đe dọa, mua chuộc với giá rẻ Bộ Chính trị Hà Nội vốn yếu bóng vía, thiếu dũng khí lại hám của. Những người này thật ra có lúc có đủ trí khôn để hiểu rằng nên dựa vào ai và liên minh với ai, để nhận định rằng "dân chủ và pháp quyền là hai thành tựu song sinh của thời hiện đại", hay cho rằng "cuộc gặp trong Tòa Bạch Ốc rất bổ ích, không ngờ và thú vị nữa". Có thể tin lúc ấy họ thật lòng, được cảm hoá, nhưng khi sờ lên cổ với 5 cái gông và 1 sợi xích thì lại run rẩy, đành lùi! Thật thiệt thòi và ô nhục cho dân tộc có những người lãnh đạo nói một đằng làm một nẻo như thế.
Cho nên cũng cần trưng cầu ý dân về vấn đề nên có thái độ ra sao với nước Trung Quốc bành trướng hung hăng và thâm hiểm, để cởi bỏ cái xiềng ác nghiệt này đi cùng với việc tháo gỡ năm cái gông nặng trĩu nói trên.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Quốc nhất quyết 'bám' Biển Đông

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc, ngày 25/9/2015.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc, ngày 25/9/2015.
VOA-28.09.2015
Bất chấp những cảnh cáo của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama rằng những công trình bồi đắp đất xảy đảo nhân tạo tại vùng biển có tính chiến lược ở Biển Đông sẽ tác động tới việc giải quyết các cuộc tranh chấp biển một cách hoà bình, Trung Quốc vẫn nhất mực bám lấy vùng biển này, theo tờ South China Morning Post.

Bài viết trên trang mạng Maritime Professional hôm nay tường thuật rằng trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vừa rồi, Tổng Thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch nước Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biển trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Tổng thống Obama bày tỏ quan tâm về những nỗ lực của Bắc Kinh quân sự hoá các đảo nhân tạo trong các vùng biển nơi đang có những tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng Đông Nam Á.

Ông Tập bác bỏ cáo buộc cho rằng nước ông đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng một lần nữa ông khẳng định vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền hành sử quyền hàng hải của mình tại đó.

Ông Tập nói Trung Quốc có quyền xây những kiến trúc trên các bãi đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không có ý định quân sự hoá những nơi này. Phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc đi ngược với những nhận định của các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc cần các đảo nhân tạo và các đường băng mà họ xây dựng ở Biển Đông, vì Bắc Kinh muốn sử dụng các phương tiện này làm căn cứ tiếp tế cho các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc tại Á Châu-Thái Bình Dương.

Tổng Thống Obama nói ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có khả năng xử lý những khác biệt quan điểm, và sự cạnh tranh giữa hai nước có tính xây dựng và tích cực.

Tuy nhiên cùng lúc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói Washington đã sẵn sàng xúc tiến những chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, theo thông tấn xã Tass của Nga.

Ông Carter lưu ý rằng Trung Quốc đang biến các bãi đá ngầm thành những sân bay và căn cứ quân sự qua các hoạt động cải tạo đất để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói đã đến lúc Hoa Kỳ đòi Trung Quốc phải hoãn lại tiến trình quân sự hoá quần đảo Trường Sa, và cổ võ cho các nỗ lực ngoại giao hầu có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của tất cả các nước trong khu vực.

Trong khi đó, Ấn Độ loan báo lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Ấn Độ sẽ tổ chức một trong cuộc diễn tập đa quốc lớn nhất vào tháng Ba năm tới tại Pune.

Tờ Economic Times của Ấn Độ tường thuật rằng cuộc diễn tập mang tên là FTX 2016 sẽ kéo dài 1 tuần lễ, với sự tham gia của tất cả 10 nước thành viên ASEAN và 8 đối tác đối thoại của New Dehli, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, và Hoa Kỳ.

Hội nghị để hoạch định cuộc diễn tập sẽ khởi sự tại Pune vào ngày mai và chấm dứt ngày 30/9.

Theo Maritime Professional, Economic Times

Tội ác khủng bố của cộng sản Việt Nam

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Bản tường trình của Hoa Kỳ vào tháng Ba năm 1967 dài khoảng 85 trang đã nêu rõ tội ác khủng bố của Cộng sản trực tiếp lên đầu lên cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa. Ở trang 84, bản tường trình đưa ra những số liệu cụ thể về tổng số công dân Việt Nam Cộng Hòa là nạn nhân của hành động khủng bố do Cộng Sản gây ra như sau, xin được sao chụp lại từ nguyên bản:

Như vậy là tổng cộng đã có hơn năm mươi ngàn thường dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội là nạn nhân của tội ác khủng bố do Cộng Sản hay còn gọi là Việt Cộng gây ra kể từ năm 1958 đến tháng Ba năm 1967 theo bản tường trình. 

Trang 11 của bản tường trình có đề cập đến nạn khủng bố kinh hoàng khốc liệt tại nông thôn gây ra bởi Cộng Sản, trong đó có một vụ khủng bố rất nổi tiếng mà nạn nhân là Nguyễn Thích, một hình ảnh tiêu biểu cho hàng ngàn nông dân Việt Nam Cộng Hòa can đảm dùng mạng sống của mình gìn giữ lấy lẽ phải, phản đổi hành động khủng bố đầy tội ác của Cộng Sản. Nguyên văn bằng Anh ngữ của bản tường trình về vụ việc như sau, xin trích: 

“...Thousands of South Vietnamese living in rural areas have shown a high degree of courage and determination in resisting Viet Cong terrorism.

Nguyen Thich, was a poor farmer with a few worldly possessions, but as his neighbors report, he had "moral courage" -- the courage to speak out for what he believed to be right.

He had the courage to stand up at political meetings held by the Viet Cong in his hamlet in Duy Xuyen District of Quang Nam Province -- and to criticize the terror and sabotage committed by the communist guerrillas.

Mr. Thich asked how the Viet Cong could say they were fighting a war of liberation when they were terrorizing the countryside and destroying the property of the very people they said they were trying to liberate. Moreover, according to his neighbors, Mr. Thich did this not once, but twice.

Shortly afterward Mr. Thich was kidnaped from his home by the Viet Cong and literally beaten to death. The 56-year-old farmer's body was then thrown callously to the ground in the village market place.

Stories such as this one are not news in South Vietnam, for in 1965 alone, a daily average of more than 35 civilians, including women and children, were murdered or kidnaped by communist terrorists. And, more than 100 other acts of terror were carried out daily against the civilian population. The Viet Cong atrocity total for the year: over 12, 000 civilians kidnaped orkilled and more than 36, 000 other acts of terrorism inflicted on the Vietnamese people."

Xin dịch ra Việt ngữ như sau: 

“...Hàng ngàn người dân miền Nam sống ở nông thôn đã bày tỏ sự bất khuất và quyết tâm chống lại hành động khủng bố của Cộng Sản (tức Việt Cộng).

Nguyễn Thích, một nông dân nghèo của cải, nhưng theo lối xóm kể lại, là một người có can đảm của lương tri, dũng cảm nói lên những gì mà ông cho là đúng.

Ông đã can đảm đứng lên phản đối trong một buổi họp "tuyên huấn" do Việt Cộng tổ chức tại quận Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam (nơi Ông ở), chỉ trích hành động khủng bố và phá hoại tiến hành bởi du kích quân của Cộng Sản.

Ông Thích nhấn mạnh rằng làm sao mà Việt Cộng có thể tự cho là đang chiến đấu để giải phóng khi mà chính Việt Cộng lại tiến hành khủng bố sát hại tính mạng và phá hoại tài sản của những con người mình đi giải phóng (!) Theo lời lối xóm, ông Thích (can đảm) đối mặt như thế không phải một lần mà hai lần.

Không lâu sau khi ông Thích bị bắt cóc tại nhà và bị Việt Cộng đánh đập hành hạ cho đến chết, xác của người nông dân 56 tuổi này được vứt bỏ kế bên chợ làng.

Câu chuyện của ông Thích không có gì là lạ đối với người dân miền Nam Việt Nam, chỉ tính riêng năm 1965 không thôi, trung bình mỗi ngày có 35 thường dân, kể cả phụ nữ trẻ em bị giết hoặc bắt cóc bởi Cộng Sản. Và hơn 100 vụ khủng bố nhắm vào thường dân được thực hiện mỗi ngày. Tội ác khủng bố của Việt Cộng leo thang trong năm này (1965) với trên 12 ngàn thường dân bị bắt cóc, bị giết và 36 ngàn vụ khủng bố lên đầu lên cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa.”

Bản tường trình còn ghi rõ nhiều vụ khủng bố nổi tiếng khác nhắm vào nông dân mà trong đó có vụ khủng bố xảy ra vào tháng Hai năm 1966 làm 54 người dân bị thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em tại tỉnh Phú Yên, để trả thù việc nông dân an tâm gặt lúa dưới sự bảo vệ của quân đội Đồng Minh. Nguyên văn bằng Anh ngữ từ bản tường trình :

“February 14, 1966 -- Fifty-four Vietnamese civilians, includingfour children, are killed and 18 wounded by three Viet Cong mines buried in a road in Phu Yen Province. 

Mining of the road was in retallation for an Allied operation guarding the harvesting of the rice crop. The area had had to import 600 tons of rice monthly because the Viet Cong control the major portion of the crop.

The first explosion, which left a three-meter crater in the road and threw the large bus into a canal, killed 27 farmers on their way to work near Tuy Hoa. Eleven others are injured.

A three-wheel bus, loaded with men, women, and children, touches off the second mine which kills 20 and wounds seven. Another three-wheel bus sets off the third mine, which kills seven.”

Xin dịch như sau:

"14 Tháng Hai năm 1966- 54 thường dân Việt Nam Cộng Hòa, gồm cả bốn trẻ em, bị giết và 18 người khác bị thương bởi ba bãi mìn của Việt Cộng trên một con lộ tại tỉnh Phú Yên.

Mìn được gài trên lộ để trả thù việc quân đội Đồng Minh canh gác bảo vệ người dân gặt lúa. Tỉnh này đã phải nhập 600 tấn gạo mỗi tháng vì Việt Cộng chiếm lấy phần lớn sản lượng mùa màng.

Vụ nổ thứ nhất làm văng cả xe buýt vào con mương, giết 27 nông dân trên đường đi làm tại Tuy Hòa. Mười một nông dân khác bị thương. 

Một chiếc xe ba bánh chứa đầy người, kể cả phụ nữ trẻ em, cán phải bãi mìn thứ nhì làm 20 người bị chết và bảy người bị thương. Một chiếc xe ba bánh khác đụng phải bãi mìn thứ ba làm bảy người bi thiệt mạng.”

Một vụ án khủng bố tàn bạo kinh khiếp khác của Cộng Sản lên đầu cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa xảy ra vào ngày 22 tháng Năm năm 1966, được bản tường trình ghi lại như sau, nguyên văn bằng Anh ngữ :

“May 22, 1966 -- Viet Cong terrorists slaughter 18 men, a woman and four children late at night in attacking a compound of canal workers in the Mekong Delta Province of An Giang.

The defenseless families were shot in their beds.”

Xin dịch:

"22 tháng Năm năm 1966- Việt Cộng đã sát hại 18 người, một phụ nữ và bốn trẻ em vào ban đêm khi tấn công nơi (tạm) ngũ của những người nông dân đi đào mương tại An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Tất cả những nạn nhân không khả năng tự vệ này bị bắn ngay trên giường ngủ.”

Tội ác khủng bố của Cộng Sản đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa đương nhiên không dừng lại ở bản tường trình dài 85 trang này của Hoa Kỳ mà còn tiếp tục theo chiều dài của cuộc chiến. 

Năm 1968, Cộng Sản khởi chiến bất ngờ tấn công trên khắp mọi miền làm ngày Tết thành ngày tang tóc cho bao nhiêu gia đình người dân Việt Nam Cộng Hòa.

Chỉ trong 21 ngày chiếm đóng thành phố Huế (từ 31 tháng Giêng năm 1968 đến 20 tháng Hai cùng năm,) cả ngàn thường dân Việt Nam Cộng Hòa đã thiệt mạng vì cuộc tấn công phi dân tộc tính này.

Thảm cảnh tang tóc tại Huế của Tết Mậu Thân 1968

Hoa Kỳ có tượng đài kỷ niệm các nạn nhân bị thiệt mạng vì khủng bố từ vụ 9-11 nhưng đến đến giờ phút này, những người dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội bị thiệt mạng bởi nạn khủng bố thảm sát của Cộng Sản không còn được ai nhắc đến hay xây tượng đài tưởng niệm để tỏ lòng tương cảm nổi đau xót đồng loại trước những phận đời bất hạnh trước thảm họa Cộng Sản. 

Ngay cả sử gia nổi tiếng hiện nay là Dương Trung Quốc cũng chưa một lần đề cập đến tội ác khủng bố của Cộng Sản Việt Nam lên thường dân Việt Nam Cộng Hòa; các vị nhân sĩ dân chủ nổi tiếng khác như Nguyễn Thanh Giang, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Quang A, Huệ Chi, Trần Hải Thủy, Trần Khải Thanh Thủy... vân vân, cũng chưa chính thức lên tiếng tố cáo tội ác khủng bố của Cộng Sản Việt Nam lên đầu lên cổ thường dân vô tội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày nay, mọi người kêu gào đấu tranh cho dân chủ tự do nhưng lại không chịu cương quyết lôi cổ bọn cộng sản ra xét xử trước công lý về những tội ác mà bọn cộng sản đã gây ra đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa.

Nếu nhắc nhở lại quá khứ để mọi người hiểu được sự thật của công lý thi bị quy chụp là thù hận. Nếu ca ngợi chính nghĩa cờ Vàng thắm đầy máu của hàng ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa can đảm kiên cường sẵn sàng hy sinh cho lẽ phải và cho dân chủ tự do như người nông dân Việt Nam Cộng Hòa, bác Nguyễn Thích, thì bị cho là hoang tưởng không hợp thời thế.

Tháng Vu Lan cũng đã gần hết, xin ơn trên ban phép cho một sự thức tỉnh để Việt Nam Cộng Hòa sống mãi & hiện hữu trong lòng dân tộc Việt nhỏ bé chịu đựng quá nhiều đày đọa khổ đau lừa bịp bởi cộng sản.

Mong hương hồn của bác nông dân Nguyễn Thích quả cảm can trường mãi mãi phù hộ cho thế hệ trẻ tìm về thấy được được chân lý và chính nghĩa của dân tộc mà Việt Nam Cộng Hòa cưu mang.

Việt Nam Cộng Hòa không phải là của riêng người miền Nam, không phải là của riêng người miền Trung. Việt Nam Cộng Hòa là quyền tự quyết của dân tộc Việt đã bị Cộng Sản cướp đi tại miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước sau năm 1975.

Xin bậc tiền nhân phù hộ để mọi người trong chúng ta ở khắp mọi miền đất nước, khắp mọi nơi trên thế giới thức tỉnh, đồng lòng cảm thấy tự hào khi kêu lên thật to trước lương tâm của chính mình: "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!"

27/9/2015


Ghi chú: xin vào link http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNADX657.pdf để đọc toàn bộ bản tường trình tội ác khủng bố của Cộng Sản (Việt Cộng) lên thường dân Việt Nam Cộng Hòa bằng Anh ngữ .