Sunday, January 24, 2016

Nguyễn Tấn Dũng còn cơ hội ‘lật ngược thế cờ’

HÀ NỘI (NV) - Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, có thể “lật ngược thế cờ” trong cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư tại Đại Hội 12 của Đảng CSVN đang diễn ra tại Hà Nội, mà trước đó một số chức sắc phát ngôn của Đảng CSVN nói chỉ có một người “quá tuổi” ở lại là Nguyễn Phú Trọng.

Các đại biểu tham dự Đại Hội 12 của đảng CSVN. Một số trong 1,510 đại biểu này đang giúp ông Nguyễn Tấn Dũng “lật ngược thế cờ.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) 

Hôm 24 Tháng Giêng, truyền thông tại Việt Nam đồng loạt loan tin, ông Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu tại đại hội 12 đề cử tiếp tục “ở lại.” Cùng với ông Dũng, trong số các ủy viên Bộ Chính Trị được đại hội đề cử còn có các ông Trương Tấn Sang (chủ tịch nước), Nguyễn Sinh Hùng (chủ tịch Quốc Hội), Lê Thanh Hải (bí thư thành ủy Sài Gòn), Phạm Quang Nghị (bí thư thành uỷ Hà Nội), Lê Hồng Anh (thường trực Ban Bí Thư), Tô Huy Rứa (trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương),...

Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung Ương Đảng, phó trưởng Ban Thường Trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng CSVN, được VietNamNet dẫn lời cho biết: “Trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính Trị quá tuổi đã xin rút trước đó.”

Trong cuộc họp đại hội đảng đang diễn ra, “các đoàn đại biểu” trung ương và địa phương đã “giới thiệu” thêm 62 người mới bên cạnh “221 người được “Ban Chấp Hành Cũ” giới thiệu vào trung ương đảng khóa mới. Như ở trên trình bày, những ông quá tuổi “xin rút” vẫn nằm trong danh sách được “bỏ phiếu.”

Tin chưa được kiểm chứng cho hay, “ông Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất: Được 35 đoàn với 270 phiếu giới thiệu; Đứng thứ hai là Trương Tấn Sang có 16 đoàn với 78 phiếu giới thiệu; còn Nguyễn Sinh Hùng được 7 đoàn với 8 phiếu giới thiệu.”

Các cuộc bầu bán xuyên qua ứng cử, đề cử “dân chủ tập trung” của đảng CSVN qua nhiều vòng đấu đá phức tạp, lôi kéo phe cánh bị bưng bít toàn diện mà người ta chỉ biết qua các tin tức “ngoài luồng” trên Internet. Nay các thông tin đó đã được các quan chức nói với báo chí xác nhận là đúng.

Đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm nay đã 72 tuổi và là người già nhất trong 10 ủy viên Bộ Chính Trị CSVN trên nguyên tắc phải về vườn, dù là người duy nhất được bộ chính trị “đề nghị ở lại” để giữ cái ghế chóp bu của đảng, mà theo lời Vũ Ngọc Hoàng, (phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CSVN) nói rằng vì “các đồng chí trong tuổi đảm nhận chức vị này chưa được.”

Nhưng chuyện Trung Ương Đảng Khóa Cũ “giới thiệu” và những người người khác trong Bộ Chính Trị CSVN được đề cử “xin rút” lại vẫn được những người của khóa mới đề cử thì vẫn là các ứng cử viên cho vào “danh sách được bỏ phiếu,” tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng chưa hẳn đã bị khép lại nếu ông ta có phe đảng bỏ nhiều phiếu đủ tỉ lệ đòi hỏi.

Theo lời ông Vũ Ngọc Hoàng, người ta thấy có 4 ủy viên trung ương đảng quá tuổi khác (theo quy định) lại được gọi là trường hợp “đặc biệt” được “giới thiệu tái cử” vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XII gồm Uông Chu Lưu (phó chủ tịch Quốc Hội, cựu bộ trưởng Tư Pháp), Bùi Văn Nam (thứ trưởng Bộ Công An), Đỗ Bá Tỵ (thứ trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội), Huỳnh Phong Tranh (tổng thanh tra chính phủ).
Dư luận không chú ý mấy đến chuyện 3 cái ghế chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội được loan báo “đề cử” (lần lượt là Tướng Công An Trần đại Quang, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân) hay mấy người “quá tuổi kia.”

Sự chú trọng dồn vào cuộc đấu đá chiếc ghế tổng bí thư đảng CSVN của ông Nguyễn Phú Trọng mà người ta thấy ông thủ tướng đã hết hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng (năm nay cũng đã 67 tuổi) đang cố gắng lội dòng nước ngược.

Trung Ương Đảng khóa XI có 175 ủy viên chính thức và 25 dự khuyết. Theo những sự thỏa thuận qua các cuộc họp trước, Trung Ương Đảng CSVN khóa XII sẽ gồm 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết. Ai sẽ được vào khóa mới đã được Bộ Chính Trị “duyệt” theo sự “đề cử” trong những kỳ họp Trung Ương Đảng mới đây.

Nếu có ai trong số đó xin “rút” mà lại bị đại hội “bỏ phiếu” không cho rút vì “số tín nhiệm cao” thì vẫn “được đưa vào danh sách bầu Ủy Viên Ban Chấp Hành khóa XII” của Trung Ương Đảng CSVN, theo lời giải thích của ông Lê Quang Vĩnh, phó Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng CSVN.

Sau khi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa XII đã có kết quả, cái “Ban” nay mới họp phiên đầu tiên để “bàn về nhân sự Ban Bí Thư, Bộ Chính trị, tổng bí thư,” theo ông Vĩnh vừa kể. Ai nắm được cái ghế tổng bí thư chỉ được loan báo chính thức vào ngày 27 tháng 1, 2016 tức một ngày trước khi bế mạc.

Tướng Võ Tiến Trung, giám đốc Học Viện Quốc Phòng, ủy viên Trung Ương Đảng XI, xác nhận hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016 các tin tức “phản động” loan truyền mấy ngày qua là đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công khi đã đạo diễn được một cuộc độc diễn, hất cẳng đối thủ Nguyễn Tấn Dũng.

Theo sự giải thích của ông Lê Quang Vĩnh được giới truyền thông quốc tế phân tích, cơ hội leo thang quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng chưa hết nếu ông ta có nhiều phe đảng trong đám người được nằm trong Trung Ương Đảng khóa XII.

“Vấn đề là liệu Nguyễn Tấn Dũng có muốn nó (cái ghế tổng bí thư) hay không. Ông ta không xuất hiện và nói thẳng ra.” Ông Edmund Malesky, giáo sư tại đại học Duke và là một chuyên viên về chính tình Việt Nam được thuật ý kiến trên bản tin của hãng Reuters. “Ông ta có lợi thế là có nhiều ảnh hưởng ở Trung Ương Đảng và người ta đều biết ông ta có khả năng vận động phiếu bầu... nếu ông ta quyết định là muốn nó. Khi đó, (lật ngược thế cờ) có thể là một thực tế xảy ra.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng bị đả kích nặng về điều hành kinh tế qua các vụ tham nhũng và sập tiệm của các “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines, nhưng đều thoát nạn qua các lần “lấy phiếu tín nhiệm” và chỉ có các lời xin lỗi qua loa. Lần đấu đá sanh tử này, ông ta có thành công hay không, đang dần dần mở ra.

Khi đọc bài tham luận tại đại hội đảng ngày Thứ Sáu vừa qua, ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư sắp nghỉ hưu, khuyến cáo rằng Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không thay đổi về chính trị. Lời nói của ông này tuy ở giữa đại hội 1,510 đại biểu của 4.5 triệu đảng viên ngồi nghe nhưng có vẻ như gào giữa sa mạc.

Dù Nguyễn Phú Trọng giữ lại được ghế hay Nguyễn Tấn Dũng có lật được thế cờ, “Tôi chẳng hy vọng gì ở cái lãnh tụ mới của đảng CSVN. Quần chúng đã chán ngán với những gì họ tuyên truyền, người ta muốn nhìn thấy cái họ nói trở thành thực tế xảy ra.” Hãng thông tấn AP thuật lời ông Phan Ngọc Dũng, 65 tuổi, một kỹ sư nghỉ hưu nêu ý kiến.

Tương tự, blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang Facebook cá nhân gọi đây là “trò hề quốc sự.”
Blogger này viết: “Bi chừ thì quá rối, ‘đặc biệt’ chi mà có đến 9 ông quá tuổi đều đặc biệt ở lại, thành ra tất cả các ông đều một giuộc như nhau là tham quyền cố vị, đều muốn cùng ở lại bám ghế để không cho lớp trẻ lên? Cấp dưới thì đến 60 tuổi các ông buộc cho về hết, còn các ông thì cứ bám cứng ghế bằng mọi giá, mọi lứa tuổi. Chuyện quốc sự mà như là trò hề.”


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bình luận tiếp: “Phe thân Trọng biện bạch cho mưu đồ quyết tâm ở lại của Trọng là nhằm chặn đường để đuổi ba Dũng về vườn chứ ông ấy ko tham quyền cố vị. Nếu chỉ chặn đường lên của Dũng thì cần gì phải vận dụng đủ hết các mưu kế kiểu ‘không cho ứng cử, không cho đề cử, không cho rút, rồi cho rút...’ phức tạp và gian nan như vậy. Chỉ cần giữ nguyên quy chế đã có là ai quá tuổi thì xin mời về là xong. 10 ông quá tuổi đồng loạt ra về thì Dũng làm sao có cơ hội ở lại để đi lên. Lại đẻ ra quy chế đặc biệt cho trường hợp đặc biệt để thêm phức tạp và tạo ra dị nghị trong dư luận. Từ đó suy ra rằng, ông Trọng quyết tâm ở lại là vì tham vọng quyền lực cá nhân và vì lợi ích của kẻ mà không nói ra nhưng ai cũng biết.” (TN)

01-24-2016 5:53:52 PM

Hà Nội lần đầu có tuyết rơi, giá rét bao trùm miền Bắc

HÀ NỘI (NV) - Nhiều cư dân thành phố Hà Nội, nhất là giới trẻ, tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên sau hàng chục năm nhìn thấy tuyết rơi ở thành phố này, trong khi miền Bắc Việt Nam đang trải qua đợt lạnh giá kỷ lục.

Nhiều bạn trẻ ở Hà Nội đổ xô đi xem tuyết. (Hình: Facebook)

Theo báo VietNamNet cho hay, từ rạng sáng 24 Tháng Giêng: “Tại khu vực đỉnh núi Ba Vì, Hà Nội bắt đầu có tuyết rơi. Đây là lần đầu tiên ở Hà Nội xảy ra hiện tượng này.”

Báo VietNamNet dẫn lời ông Trần Ngọc Chính, Hạt Kiểm Lâm Vườn Quốc Gia Ba Vì cho biết, gần 15 năm làm việc ở đây, chưa bao giờ nhìn thấy tuyết rơi dày đặc như vậy.

“Tuyết rơi từ đêm qua, sáng sớm nay anh em chúng tôi dậy mà giật mình khi thấy xung quanh phủ một màu trắng xóa. Mọi năm có lạnh nhưng chưa khi nào tuyết rơi thành bông, nước đóng băng như thế này” - ông Chính nói.

Vẫn theo lời ông Chính, nhiệt độ nơi này xuống còn -2 độ C. Độ dày của tuyết có nơi đến 4-5cm.

Phóng viên VietNamNet có mặt tại khu vực chùa Đồng, Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh dẫn lời ông Phạm Văn Dược, phó trưởng Ban Quản Lý Di Tích và Rừng Quốc Gia Yên Tử cho biết, băng giá xuất hiện từ đêm qua và ngày càng dày đặc, đè trĩu các cành cây.

Khu vực từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng ở độ cao 900-1,068m so với mực nước biển nên nền nhiệt độ thường thấp hơn bên dưới vài độ. Vào khoảng đầu giờ trưa nay, nhiệt độ đo được tại khu vực chùa Đồng là -5 độ C.
Theo ông Dược, năm 2014 cũng có đợt rét nhưng nhiệt độ cũng chỉ xuống đến 0 độ và băng mỏng rồi tan nhanh.

Băng tuyết trên chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh. (Hình: Facebook)

Số liệu từ Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cho hay, toàn miền Bắc Việt Nam nhiệt độ đều xuống dưới 10 độ C, nhiều nơi xuống đến âm độ, trong đó đỉnh núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, có nhiệt độ thấp nhất với -4.4 độ C; tiếp đến là Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 3.1 độ C; Pha Đin, tỉnh Điện Biên còn -1.3 độ C; Tam Đảo -1 độ C: Mai Châu, tỉnh Sơn La -0.5. Tại Hà Nội nhiệt độ ngoài trời có lúc xuống còn 6.6 độ C.

VietNamNet dẫn lời một du khách đến Sa Pa cho biết, hiện tuyết vẫn đang rơi nhẹ và rất đông người dưới xuôi lên để ngắm tuyết khiến các phòng trọ, khách sạn không còn đủ chỗ.

Đổ xô đi ngắm tuyết

Một giới chức kiểm lâm ở vườn quốc gia Ba Vì, ông Triệu Thanh Quang cho biết, khi biết tin Ba Vì có tuyết rơi, rất đông người dân từ khắp nơi đang đổ dồn về đây để ngắm tuyết.

Tuyết phủ trắng Sa Pa hôm ngày 24 Tháng Giêng. (Hình: Facebook) 

Còn tại núi Mẫu Sơn có hơn 200 du khách mắc kẹt trong lúc toàn bộ Khu Du Lịch Mẫu Sơn bao phủ trong băng tuyết, nhiều điểm tuyết dày đến hơn 10cm. Trước đó, nhiều du khách đã lên Khu Du Lịch Mẫu Sơn để ngắm tuyết. Còn tại thành phố Lạng Sơn lần đầu tiên xuất hiện băng mỏng đọng trên các mái nhà.

Tin cho hay, do băng tuyết rơi nhiều, tuyến đường duy nhất lên Khu Du Lịch Mẫu Sơn đã bị phong tỏa, không để du khách lên - xuống bởi đường trơn do băng tuyết bám dày, không bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Không chỉ tại các tỉnh miền núi phía Bắc có tuyết, ở miền Tây tỉnh Nghệ An, địa phận cuối cùng của miền Bắc ở phía Nam, ở một số nơi đã có băng tuyết đóng trên cây. Tại các xã Nậm Cắn, Huội Tụ, Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiệt độ xuống thấp từ 0-1 độ C. (KN)

01-24-2016 4:21:59 PM 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ thúc giục ASEAN đoàn kết về vấn đề Biển Đông

Vientiane, Lào - Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ vận động cho những giải pháp hòa bình, nhằm giải quyết cuộc tranh chấp căng thẳng trên biển ở Châu Á, trong chuyến thăm tới Lào, Cambodia và Trung Cộng bắt đầu từ tuần này.
Hôm Chủ Nhật 24 tháng 1, ông Kerry đã đến thủ đô Lào. Chặng dừng chân tại Lào của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ được xem là đặc biệt, vì Lao đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. Các nước thành viên ASEAN đang lên tiếng ngày một nhiều để phản đối thái độ ngày một hung hăng hơn của Trung Cộng trong việc xác định chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Theo các giới chức Hoa Kỳ, trước khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama chủ tọa hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại California trong tháng tới, Ngoại Trưởng Kerry sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo của khối gồm 10 quốc gia này đưa ra một quan điểm thống nhất, nhằm đối phó với Trung Cộng về vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Hoa Kỳ và những chính quyền có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Cộng trong vùng Biển Đông, bao gồm Philippines và Việt Nam, đã bày tỏ quan ngại về công cuộc bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Cộng trên Biển Đông. Nhưng ASEAN luôn chia rẽ vì Trung Cộng có ảnh hưởng trên những thành viên nhỏ của khối này, như Cambodia. Chuyến đi của ông Kerry sẽ kết thúc tại Bắc Kinh, với cuộc thảo luận về an ninh khu vực, đặc biệt chú trọng tới an ninh ở Biển Đông và những việc Trung Quốc đang làm, liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
 01/24/2016 - 15:23
Huy Lam / SBTN

Tinh thần đút vào và xin rút ra thể hiện sâu sắc đạo đức Trần Dân Tiên

CTV Danlambao - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết “Tất cả Ủy viên Bộ Chính trị không được Trung ương giới thiệu xin rút” và ông ta nhấn mạnh vào “Ý thức Đảng của các đồng chí rất cao và đã có ý nguyện xin rút từ lâu”. (*) Đây là trò ma mãnh, màn đạo đức giả thể hiện sát sườn nhất trò vừa đi đường vừa nâng bi tự sướng của Trần Dân Tiên.

Trong những ngày qua, với cái gọi là đại hội đại biểu toàn quốc nhưng thật sự là một cuộc họp để phân chia ghế, từ trong động Ba Đình ra đến ngoài chợ cá, từ đồng chí con nít đến lão thành kắt mạng, cộng sản đời trước đời sau xấu như nhau, ai ai cũng biết cả băng đảng cộng sản đang đấu đá tranh giành quyền lực đến độ một mất một còn với nhau. Ai cũng đọc, cũng thấy kiến nghị, thư ngỏ, thư rơi như bươm bướm để tố cáo, bôi nhọ lẫn nhau. Phía truyền thông lề đảng thì tay chân của phe phái tìm cách nhiễu loạn thông tin, định hướng dư luận về "đà thắng thế" của phe phái. Tất cả những gì xảy ra cho thấy những điều về ý thức và ý nguyện xin rútlà một sư láo khoét trắng trợn, thể hiện bản chất ti tiện của những tên mặt dày thượng thặng, coi thường dư luận, và đốn mạt đến độ nếu cha mẹ, con cháu của chúng còn chút phẩm giá con người sẽ quay mặt vào nói: thằng đó không phải là con (bố) tôi.

Lê Quang Vĩnh
Tuy nhiên, sự đốn mạc lại không cần ai chỉ ra, hoặc bất kỳ một thế lực nào bôi xấu mà nó được thể hiện bởi chính Lê Quang Vĩnh.

Vừa mới nói xong “Ý thức Đảng của các đồng chí rất cao và đã có ý nguyện xin rút từ lâu” thì tên này đã lộ đuôi chồn với phát biểu: 

“Những đồng chí thuộc BCH Trung ương khóa XI nếu được các đại biểu đề cử thìphải xin rút và Đại hội quyết định cho rút thì không đưa vào danh sách đề cử tại Đại hội”

Nếu đã có những đồng chí với ý thức đảng rất cao và đã có ý nguyện xin rút thì tại sao có quy định "thì PHẢI xin rút"

Nếu đã "PHẢI xin rút" thì ngay từ đầu đừng... đút!!!

Và nếu "PHẢI xin rút" thì tên đảng trưởng 72 tuổi cho đến toàn bộ những tên già nua khác phải rút hết chứ tại sao chỉ có một tên tổng bí thư đương thời là đặc biệt được quyền có... ý thức đảng thấp và có ý nguyện được đút mà không rút!?

Và cũng chính tên đảng trưởng già 72 tuổi "đặc biệt" đút mà không rút này lại là tên từng phun những lời vàng ngọc kiểu Trần Dân Tiên về tiêu chuẩn dành cho những kẻ ra... cầm quyền: không ham mê quyền lực, tham nhũng, phe cánh, lợi ích nhóm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không có lối sống thiếu gương mẫu, lối sống trong sáng, có phẩm chất đạo đức, trí tuệ, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung...

Sẽ có một người cộng sản "chân chính" phản đối: đó là cộng sản đời nay. Đảng của bác ngày xưa tốt, đảng ngày nay xấu.

Xin mời đọc lại những bài viết của CB, của Trần Dân Tiên.

Sẽ có một người cộng sản "cấp tiến" lên tiếng đề nghị: thế thì ủng hộ cho Nguyễn Tấn Dũng.

Vâng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra trước đại hội và xin rút. Đàn em đại biểu từ 38 hang ổ khắp nơi kéo về đã đút Nguyễn Tấn Dũng vào sẽ quyết định không cho rút. Nguyễn Tấn Dũng sẽ cúi đầu hy sinh đời bố củng cố đời con, xin được chấp hành mệnh lệnh toàn đảng, dù không ham mê quyền lực nhưng sẵn sàng tiếp tục phục vụ đảng và đất nước tốt nhất nếu được ngồi vào ghế  Tổng Bí Thư.

Dũng hay Trọng, Hùng hay Sang, Ngân hay Phóng... đực hay cái, một hệ hay hai hệ, đứa nào cũng có khả năng đút vào mà không đời nào rút ra. Vì chúng đều là con cháu của cha già DT Trần Dân Tiên.



____________________________________


Bài liên quan đã đăng:


Đàn em của Lú: Võ Tiến Trung, Vũ Ngọc Hoàng, Vũ Trọng Kim bể mánh!!

Tư Nghèo (Danlambao) - Trước hết Tư Nghèo tui xác định một lần nữa là Tư tui không theo phe con ếch, cục lú nào. Nghèo tui đã từng... khẳng định lập trường như trong bài viết "Ếch hay Lú!? thiệt là kẹt cho tui!!!": Hai con ếch-lú đều là thứ đáng... "đi chết đi!!!". Nhưng điều đó không có nghĩa là Tư tui thuộc vào thành phần không quan tâm, với cái lý lận trong quần rằng: chuyện đẻng tụi nó, mình có được sơ múi gì đâu mà chõ mắt, thò mồm vào.

Nếu... nghĩ vậy thì Nghèo tui đã gia nhập phong trào Mackeno mà chơi cho nó lành:

Mackeno soạn thảo Hiến pháp, mình có làm gì được đâu, góp ý nó quăng sọt rác nếu mình là đảng viên... "tiến bộ", hoặc nó bắt bỏ tù nếu ta là nhân dân "phản động".

Mackeno để tụi Tàu khai thác busit Tây Nguyên, Nông đút mạnh nó gật gù quyết, Ba ếch nó rung đùi ngồi đếm đô la rồi ký hồi nào mình có biết đâu.

Mackeno để tụi Tàu hải tặc kéo quân vào dậy sóng biển đông, chìm tàu ngư phủ, mình có phải là đại tướng Phành Quang Thung tâm tư chuyện con nít người già căm ghét lũ khựa, có phải là thượng tướng giám đốc học viện Võ Tiến Tàu cầm cờ Phúc kiến để yêu nước từ xa đâu.

Mackeno mọi chính sách quốc gia vì mình có là đại biểu gật gù trong chuồng cuốc hội, lòng mình nhưng có phải là ý đảng đâu, mình bầu những thứ đảng cử - bắt mình phải yêu chớ có phải mình tự đi tìm người yêu dấu đâu...

Cả ngàn cái thứ... đâu đâu đâu cho lý do tồn tại của phong trào Mackeno.

Nhưng Tư tui không thể mackeno để đổ mười cuộc đời, đổ má tương lai. Vì thế cho nên nghèo mạc rệp, ngày lái xe ôm, tối rửa chén nhà hàng, khuya về cũng trèo tường vượt lửa tham gia công cuộc chỏ mắt, thò mồm vào chuyện của tụi nó, vì vạch trần những trò đểu cáng tụi nó chơi, chém, giết nhau cũng là góp phần vào sự nghiệp trình làng chân dung cụ Hồ của chúng cho thiên hạ. Đó là chưa kể mình đổ dầu thêm lửa cho 2 bên chúng cháy cũng là một điều dẫn tới... nhiều thứ "biết đâu chừng".

Đi lòng vòng suốt bờ Hồ nãy giờ chỉ để vào cái vụ 3 đồng chí Võ Tiến Trung, Vũ Ngọc Hoàng, Vũ Trọng Kim bể mánh trong nhiệm vụ thả rắn do Lú đồng rận giao phó.

Trong suốt mấy ngày qua, trước khi vào cái ngày đại hội 1510 tên ăn cướp định đoạt số phận đứa nào là 4 tên ăn cướp thượng thặng, 3 đồng chí này đã lăng xăng vừa chạy vừa ngửi khắp hang cùng ngỏ hẻm xóm làng chơi Ba Đình để loa loa lên rằng: bác lú đã thắng, chú ếch đã tiêu. Các đồng chí ta trên bờ dưới ruộng hóng hớt ăn theo 3 tên mõ làng cũng bắn tin nhau lia lịa: Thôi rồi Dũng ơi. Vài ông thần nước mặn chuyên gia ngóng tin cũng lăng xăng cập nhật tin hot! hot! hot! Nhà báo chuyên nghiệp Tây Phương cả đời không biết mùi cộng sản cũng ngây thơ giao niềm tin con gái nhà lành vào tay mấy tên vua lừa bịp với những bản tin có cụm từ "theo nguồn tin chính thức" hay "theo một nhân vật khả tín".

Tất cả vô tình tiếp tay cho 3 tên thả rắn Trung, Hoàng, Kim.

Võ Tiến Trung là thượng tướng, giám đốc học viện quốc phòng. Trung được Trọng cử làm loa thông tin vì trong cái loa có bóng dáng súng ống để hù thiên hạ và lôi kéo đám quân nhân đã bỏ rừng về phố, bỏ lô cốt về ngồi ghế UBND hay các cấp chính quyền dân sự.

Vũ Ngọc Hoàng là phó trưởng ban tuyên giáo trung ương. Đây là 1 trong 8 phó ban chuyên môn láo lếu của đẻng dưới sự cầm đầu của đệ nhất láo Đinh Thế Huynh. Tên này được phái ra vỉa hè để lôi kéo đám bồi bút, dư luận viên cấp cao cấp lùn phù Lú phản anh Ba.

Vũ Trọng Kim là Tổng thư ký UBTƯ mặt trận tổ cò. Tên này được lôi ra làm hình ảnh đại diện của những con cò tổ cuốc ủng hộ cho đảng trưởng đương nhiệm ta và tạo sự hỗ trợ của các đẻng viên đang ôm sổ hưu nằm trong mặt trận tổ cò.

Cả 3 tên này không phải là phát ngôn nhân của đảng lú, cũng không là phét lác nhân của chú phỉnh, nhưng được tổng bí lú tung ra để chơi trò chơi thả rắn. Trò chơi này đã bị nhiều người vạch trần ngay từ khi rắn vừa phun nọc độc:

Rắn thả cho ai trong Đại hội XII?
Tướng yêu-nước-từ-xa xì tin Trọng lú ở lì ghế tổng bí thư 
Đại hội XII và những con rắn được thả ra từ tuyên giáo Vũ Ngọc Hoàng

Trò chơi này đã thất bại với cú vỡ trận trong đại hội 12 ngày chủ nhật. Ba Ếch đã lật ngược thế cờ với số phiếu đề cử nhiều nhất từ các đoàn đại diện cướp bóc địa phương.

Từ thủ thuật 244 để Trọng lú thao túng bộ chính trị quyết định "đứa nào tao cho ra", sang đến những sắp xếp của BCHTƯ theo kiểu ngồi trên đầu trên cổ đại hội toàn quốc, đến những trò tung tin hỏa mù định hướng phe phái và sự phản công của Nguyễn Tấn Dũng, người ta thấy gì?

Người ta thấy được một tên lú muốn ngồi trên đầu BCT, BCT muốn ngồi trên đầu BCHTƯ, BCHTƯ muốn ngồi trên đầu đại hội toàn đảng, và toàn đảng cướp này ngồi trên đầu 90 triệu người. Trong những tầng ngồi trên đầu, đạp lên cổ đó, người ta thấy đất nước đã và đang cai trị bởi những tên côn đồ, ma mãnh, thủ đoạn, thâm độc. Người ta thấy được cái gọi là đạo đức lưu manh Hồ Chí Minh trong từng tên cộng sản lớn bé. Người ta thấy được tình đồng chí khốn nạn giữa những tên cộng sản. Và quan trọng hơn cả người ta, một lần nữa, chiêm nghiệm lời của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu nói: đừng nghe những gì cộng sản nói.

Tư nghèo tui chỉ xài được nửa câu của ông Thiệu, còn câu kia chưa biết xài ở nơi mô. Vì Tư tụi tuy nghèo nhưng không đui, cả đời vẫn chưa thấy tên cộng sản nào LÀM cái gì cả. Chúng chỉ có ăn, phá, bán, đốt, hiếp và làm tay sai cho giặc.



Vẫn câu chuyện vào Đảng ra đảng

Theo VNTB -25.1.16
Giang Nam (VNTB) Đúng ra chủ đề “vào đảng ra đảng” phải là một đề tài nghiên cứu của Viện xã hội học hoặc một số khoa XHH của một số trường đại học. Nhưng chưa từng thấy ai nói cái đó bao giờ. Có lần tôi hỏi một người bạn thân tình công tác lâu năm ở Viện XH học thuộc Viện hàn lâm KHXH Việt Nam, sao các ông bỏ trống đề tài quan trọng này. Anh ấy bảo “ôi giời, đề tài nhạy cảm, ai duyệt đề cương cấp kinh phí cho mà làm”. 

Nhớ có lần tôi làm thuê công việc điều tra XHH cho một công ty nước ngoài có dự án ở Việt Nam. Cty cử một nhóm nghiên cứu XHH đi tiền trạm để xây dựng dự án. Tôi đọc bảng điều tra gần 100 câu hỏi rắc rối của họ, tôi phì cười bảo sao nhiều câu hỏi vòng vo nhiêu khê thế. Chuyên gia giải thích rằng, nhiều câu hỏi có vẻ tréo ngoe để khắc phục tình trạng nói dối của người được hỏi. Sau khi kết thúc cuộc điều tra XHH, họ xử lý kết quả và tổng kết. Dự án ấy được tiến hành… Vì thế chúng tôi rất khâm phục khoa học điều tra XHH của Tây phương. Giá như Viện XHH nước ta áp dụng để điều tra đề tài “động cơ vào đảng ra đảng” thì sẽ cho kết quả bất ngờ và thú vị lắm.

Vì chưa từng nghe kết quả điều tra nào về đề tài đó nên tôi tự làm lấy, dựa vào kinh nghiệm, suy luận logic và những gì mắt thấy tai nghe vậy.

Hình minh họa
Ông thân sinh tôi có lần kể chuyện một ông cố nông cùng làng được kết nạp Đảng, hồi Cải cách ruộng đất…

Trước khi ông được làm hồ sơ kết nạp Đảng (người khác làm giùm, vì ông mù chữ), một tuyên huấn huyện ủy đi công tác về làng kiểm tra giác ngộ. Người tuyên huấn trực tiếp gặp ông cố nông nọ để phỏng vấn kiểm tra nhận thức giác ngộ về Đảng. Sau khi ba hoa về tình hình chính trị nọ kia, tuyên huấn hỏi:

- Bác tán thành Quốc dân Đảng hay Cộng sản Đảng ?

Ông cố nông ngồi thần mặt ngẫm nghĩ một hồi rồi giơ tay phát biểu:

- Dạ, tôi xin ý kiến, tôi tán thành Quốc dân Đảng ạ.

Người tuyên huấn cau mặt, gằn giọng:

- Cái gì, vì sao bác tán thành bọn Quốc dân ?

- Dạ, vì tôi nghe thấy Đảng có chữ “quốc dân”. Còn cộng sản thì tôi chả hiểu gì sốt.

- Thôi, không nói nữa, ông suy nghĩ kỹ đi nhá.

- Rồi người tuyên huấn bỏ về huyện.

Nhưng về sau, chi bộ xã năn nỉ mãi ông tuyên huấn huyện uỷ mới đồng ý cho kết nạp ông cố nông. Bí thư xã được giao nhiệm vụ tiếp tục “giáo dục” “giác ngộ đối tượng” này ... Bí thư chi bộ rất cần kết nạp ông cố nông “trên răng dưới các tút” vì hắn ta có cái ưu điểm là ngổ ngáo, cán bộ xã bảo gì nghe nấy, dễ sai vặt.

Kết nạp xong ông cố nông được phong chức tổ trưởng dân phòng ban đêm (chức vụ này trước 1945 thời phong kiến thực dân gọi là chức trương tuần)…Tám năm sau, khi phong trào hợp tác xã phát triển tràn lan vì bệnh thành tích bắt đầu phát tác, ông được giao đặc trách coi kho HTX và chuồng gà HTX. Một đêm nọ thèm rượu thịt, nửa đêm ông bắt trộm gà “xã viên” làm thịt, bộ lòng và lông, hai bàn chân đem chôn vội sau vườn... Sáng hôm sau xã viên đi làm đồng, nhìn thấy trên hè kho HTX, ông cố và bạn hữu lính lác uống say, nằm ngả ngớn bên đống xương gà, còn đống lòng, lông, chân gà bị chồn cáo moi lên vung vãi gần đó….Công an xã điều tra ra ngay thủ phạm. Đấy là ông đảng viên cấp thấp nhất dính tham ô sớm nhất của HTX xã tôi. Cuối cùng ông đảng viên cố nông bị chi bộ xử lý nội bộ, nhận án “cảnh cáo, rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Về sau hiện đại hơn, ai vảo đảng phải trải qua hai giai đoạn.

Cảm tình đảng và Đối tượng đảng

“Cảm tình đảng” nghiã là: Chi bộ hoặc Đoàn thanh niên, Công đoàn chọn người theo cảm tính. Thấy ai ngoan hiền, dễ bảo, không cá tính, nhẵn nhụi thì giới thiệu. Sau đó gom cảm tình lại học một buổi hoặc vài buổi lý luận “chính trị”. Cấp cái giấy chứng nhận. Sau một thời gian ngắn thôi, chi bộ họp xét vào danh sách “đối tượng Đảng”. Đối tượng được làm hồ sơ. Chi bộ cử người đi xác minh lý lịch ở địa phương. Xong, họp chi bộ biểu quyết. (Riêng tôi vào Đảng mà chả được học “cảm tình đối tượng” gì cả. Hồi ấy sau khi được phân công làm hiệu trưởng một trường trung học ở vùng sâu phía nam sông Hậu, anh thường vụ huyện ủy gọi tôi bào làm hồ sơ, có mẫu, xong gửi về quê xác minh. Xong, kết nạp luôn.

Đơn xin vào Đảng sáo rỗng, rập khuôn nhau

Hồ sơ Đảng cái gì cũng có mẫu, riêng Đơn xin không có mẫu, ngụ ý là để người xin tự viết cho ra vẻ tự nguyện, theo ý riêng xuất phát tự đáy lòng.

Nhưng khốn thay, chả mấy ai tự suy nghĩ khi viết đơn.

Mỗi người tự cầm bút viết đơn, nhưng loay hoay chỉ có vài mẫu được lây lan đại trà. Những ngừơi tạm coi là trí thức (cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) viết đơn khá bay bướm. Tôi xin vào Đảng để được cống hiến nhiều hơn cho đất nước… Nếu được chấp thuận tôi xin hứa chấp hành tuyệt đối sự lãnh đạo và phân công của Đảng, có người khoái âm nhạc còn chôm cả ca từ của ông nhạc sĩ Phạm Tuyên “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, và “Đảng cho ta cả mùa xuân” chen vô lá đơn cho màu mè hấp dẫn…

“Tôi xin hứa chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức, nghị quyết của đảng”- điều này giống như kiểu quân sự hóa đảng phái. Đảng viên trở thành một “người lính” chỉ biết tuân lệnh. Câu đó tự triệt tiêu tính dân chủ của đảng viên, viết đơn giống như “tự hoạn”. Ngay từ đầu vào đảng đã báo hiệu bản chất độc tài của Đảng. Hèn chi !

Động cơ vào Đảng rất đa dạng

Cái mẫu câu này e chừng phổ biến “Tôi vào đảng để cống hiến được nhiều cho sự nghiệp của Đảng” (!).

Ô hay, ai ngăn cản bạn cống hiến nhiều cho đất nước nếu bạn ở ngoài Đảng, là một công dân bình thường hay một trí thức bình thường nhỉ ?

Cũng có người được khuyến dụ về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần lãng mạn được dịp khơi gợi bùng lên.

Có người do cha truyền con nối, nhất nhất nghe lời cha mẹ ông bà cựu đảng viên.

Có người tham vọng làm cán bộ lãnh đạo kiếm lợi danh.

Có người được cấp trên thương lượng “vào Đảng là điều kiện để giao nhiệm vụ, nếu không chịu làm đơn thì thôi”.

Vô tư hơn, có người thích vào đảng cho “vui vẻ”, hoặc cho “bằng chị bằng em”.

Có người làm đơn vào đảng…chẳng vì lý do nào cả. 

Nghĩa là, ý thức vào đảng kể như vô thức, vô cảm ! Kiểm tra thử, biết ngay.

Vào đảng cuối mùa, lúc chợ chiều

Một số SV kết nạp đảng xong, thi tốt nghiệp ra trường, bỏ Đảng liền.

Ở trường đại học X, một số sinh viên học trò tôi vào Đảng theo phong trào, sau bốn năm học, các em ấy tốt nghiệp lĩnh bằng. Nhà trường nhắn gọi quay về làm giấy chuyển sinh hoạt Đảng về nơi công tác, em ấy im lặng không trả lời. Hạc vàng cất cánh, một đi không trở lại.

Tổ chức ra tay tìm thủ đoạn ép công chức vào Đảng.

Trường đại học X. nhận được chỉ thị của tỉnh ủy, đặt ra tiêu chuẩn GV nào muốn đi học thạc sỹ, tiến sĩ thì phải là đảng viên, hoặc đối tượng kết nạp Đảng… Tuy nhiên, phong trào đi cao học NCS khựng lại. Lãnh đạo trường đành phải báo cáo thỉnh thị tỉnh ủy. Tỉnh đành tháo gỡ cái sợi dây “điều kiện đảng” nói trên.

Trường trung học phổ thông Y đưa việc gia nhập đảng vào tiêu chuẩn thi đua, xếp loại giáo viên. Cuối năm khiếu nại việc xếp loại bất công. Hiệu trưởng trơ lỳ. GV đành chịu trận.

Bạn đồng nghiệp của tôi là tiến sĩ, bao phen ao ước đi học “lý luận cao cấp” để ngấp nghé chức trưởng khoa. Trầy trật đi học tại chức, bị Học viện hành cho đến nơi đến chốn, mỗi khi thi lo chạy tiền quà cáp mệt. Lấy được cái chứng chỉ về nộp. Chờ mãi cơ quan vẫn không thăng chức. Bởi vì mật ít ruồi nhiều. Chức vụ có ít, có đâu dư dả mà ban phát khắp. Thất vọng. Cho con gái và con rể định cư Hàn quốc, anh tiến sĩ sang thăm 15 ngày, trở về anh say mê kể mãi sự hiện đại văn minh ở nước tư bản Đông Á đó. Anh còn chửi bọn cộng sản Bắc Triều điên rồi, lúc nào cũng giơ vũ khí ra dọa miền Nam. Tôi hỏi thêm “anh có thấy bọn tư bản Hàn quốc giãy chết hay hấp hối không?”- anh ta đỏ mặt cười ruồi, quay mặt nhìn ra nơi khác.

Đa dạng động cơ "ra đảng"

Trộm nghĩ rằng vô hay ra một đoàn thể nào đó là chuyện bình thường.

Sao mà cấp ủy phải quýnh quáng lo ngại vậy ?

Cấp ủy thừa biết “đi ra” đó là “thoái đảng”.

Hầu hết người nghỉ Đảng phải viết đơn, thường nêu vì “sức khỏe”, vì “hoàn cảnh”.

Tạm nghỉ sinh hoạt Đảng: cũng có quy định. Đảng viên muốn tạm nghỉ sinh hoạt một thời gian phải viết đơn có lý do, tối đa nghỉ 6 tháng. Hết hạn 6 tháng làm đơn lại. Ý là níu kéo đảng viên chừng nào hay chừng đó.

Có những bậc giáo sư đại học, cán bộ lãnh đạo, công chức tôi quen biết. Lâu ngày gặp lại, họ nói luôn rằng “tôi nghỉ sinh hoạt đảng rồi”, không đợi tôi hỏi.

Tôi chỉ hỏi lý do, họ đáp “sức khỏe” (!). 

Nhìn phong độ họ còn khỏe lắm. Hồi nãy chào nhau “ông khỏe không?” thì đáp “mình khỏe” hoặc bình thường.

Ví sao họ phải thông báo việc ra đảng cho tôi biết ?- bởi vì họ biết tôi đã công khai đàng hoàng ra khỏi Đảng. Có điều họ không nói thực cái lý do. Tôi chẳng vặn hỏi, vì biết rằng họ chỉ nại lý do. Họ nói cho sĩ diện, họ cũng biết rằng tôi không tin.

Mỗi tháng họp chi bộ một lần, ước 60 phút. Đóng đảng phí 0,5 % lương, tức là vài chục ngàn. Nếu còn tin tưởng đảng thì làm hai việc “nho nhỏ” đó cũng chưa đến nỗi phải xin ra. Chả mấy ai chịu nói lý do thực sự và chính đáng là: “đã mất lòng tin tưởng”.

Khổ thế!

Xét cho cùng, nại lý do cũng là dối trá. Vâng, họ đành cam thiếu trung thực một chút, cho nhẹ nhàng mọi sự. Cũng đành cảm thông với họ thôi.

Dối trá là căn bệnh tràn lan xã hội, từ trên xuống dưới, đâu phải một mình người đảng viên ấy.