HÀ NỘI (NV) - Trong nghi án ăn hối lộ, có 30 đơn vị nhìn nhận mua sản phẩm của Bio-Rad gồm 7 viện nghiên cứu, 16 bệnh viện, ba trường đại học, một ban quản lý dự án và ba sở y tế tại Việt Nam.
Một sản phẩm của công ty Bio-Rad. (Hình: lfhospital.org)
Các tin tức từ Việt Nam cho hay như vậy về cuộc điều tra liên quan đến mua máy móc và sinh phẩm thử nghiệm y tế của công ty Bio-Rad. Công ty này hồi đầu tháng đã chấp nhận đóng tiền phạt lên đến $55 triệu cho Bộ Tư Pháp và Ủy Hội Chứng Khoán và Hối Đoái (SEC) của chính phủ liên bang Hoa Kỳ để tránh bị truy tố hình sự theo đạo luật hối lộ quan chức ngoại quốc.
Ông Phạm Lê Tuấn, thứ trưởng Bộ Y Tế Việt Nam, cho báo chí hay rằng, đến nay, có 13 công ty đã được cấp giấy phép nhập cảng chín mặt hàng thiết bị phân tích, xét nghiệm, hóa chất và vật tư tiêu hao đi kèm theo máy. Có 26 sản phẩm là sinh phẩm chẩn đoán đi kèm theo máy xét nghiệm. Có tất cả 30 đơn vị báo cáo mua sản phẩm của của hãng Bio-Rad như kể trên nhưng không nêu đích danh.
Ngay sau khi tin tức được báo Mỹ xì ra theo một bản thông cáo báo chí của hai cơ quan chính phủ liên bang nói trên, Bộ Y Tế Việt Nam yêu cầu Bộ Công An “nghị xác minh điều tra” xem có hay không các cơ quan nào của Bộ Y Tế dính trong vụ này. Đồng thời, Bộ Y Tế cũng gửi công hàm gửi cơ quan ngoại giao Mỹ tại Hà Nội, “đề nghị Đại Sứ Quán Mỹ xác minh làm rõ thông tin về việc hối lộ.”
Chỉ có một cơ quan duy nhất là Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương tại Hà Nội nhìn nhận có mua sản phẩm của Bio-Rad xuyên qua ba nguồn tiền là “từ vốn dự án xây dựng các trung tâm truyền máu trong cả nước do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ từ năm 2003-2009.
Nguồn thứ hai là từ kinh phí của viện do có tiền quay vòng. Và có một số rất ít nguồn vốn từ dự án phòng chống HIV cho việc an toàn truyền máu.”
Tin tức ban đầu nói rằng các công ty con của Bio-Rad ở ngoại quốc đã chi $7.5 triệu hối lộ quan chức tại ba nước là Nga, Thái Lan và Việt Nam. Riêng tại Việt Nam, số tiền hối lộ khoảng $2.2 triệu dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tiền “hoa hồng” cho người môi giới.
Những người này có trách nhiệm “lại quả” cho các quan chức y tế Việt Nam để tránh bị khám phá.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, vụ trưởng Vụ Trang Thiết Bị và Công Trình Y Tế thuộc Bộ Y Tế, cho biết, “Đã có hơn 10 đơn vị báo cáo có sử dụng trang thiết bị của công ty Bio-Rad cung cấp nhưng không tiện nêu tên.”
Công ty Bio-Rad chỉ chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2009 thì bỏ chạy. Các cơ sở y tế hay trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam thường không mua trực tiếp từ Bio-Rad mà mua qua một công ty trung gian. Tuy ngừng hoạt động từ năm 2010, các sản phẩm của họ vẫn được bán tại Việt Nam xuyên qua một số công ty khác nên hiện vẫn có những cơ quan hay tổ chức y tế của Việt Nam sử dụng.
Báo điện tử VTC thuật lời một “lãnh đạo cơ quan điều tra” kêu là cuộc điều tra này rất khó khăn, “nhất là các hợp đồng này nếu có bôi trơn đều đã được hợp pháp hóa vào các mục chi phí dự án, hợp đồng đào tạo...”
Theo bản tường trình của SEC, các giám đốc thương mại của công ty Bio-Rad sợ rằng nếu họ không chịu tiếp tục hối lộ, công ty có thể bị mất đến 80% thương vụ. Trong số tiền phạt $55 triệu mà Bio-Rad phải nộp cho chính phủ, bao gồm $14.35 triệu là tiền phạt vạ và $40.7 triệu là lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Công ty Bio-Rad được thành lập từ năm 1952 tại thành phố Berkeley, California, có thương vụ đạt $2.1 tỉ năm 2013 và lợi tức ròng khoảng $77.8 triệu, với số lượng nhân viên khắp nơi lên đến hơn 7,800 người. (TN)
11-16- 2014 5:09:41 PM
Sunday, November 16, 2014
6 cán bộ 'đấu tửu,' một chết, một cấp cứu
CÀ MAU (NV) - Nhân lúc nghỉ trưa, sáu cán bộ thuộc Ban Quản Lý Chợ Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bày mồi, mua rượu “làm mấy ve giết thời gian” khiến một ông chết, một ông đi cấp cứu.
Nơi có vụ “đấu tửu” mà một ông chết, một ông vào bệnh viện. (Hình: Gia Đình)
Theo tin báo Gia Đình hôm Chủ Nhật, “Chẳng biết có phải do cao hứng hay không, trong lúc chén tạc chén thù, cả hai nảy sinh ý định tranh tài bằng cách… so đọ tửu lượng. Càng uống càng mềm môi, cuộc thi càng trở nên gay cấn, quyết liệt. Để dành phần thắng, 2 trong 6 người đã “bứt phá” bằng cách ngửa cổ dốc cạn một hơi 30 ly rượu gạo, người còn lại nốc 20 ly thì đổ gục tại mâm.”
Chuyện này xảy ra từ ngày 29 Tháng Mười nhưng nay mới thấy tờ Gia Đình thuật lại. Người bỏ mạng là ông Nguyễn Trung Dũng (54 tuổi), còn người phải vào bệnh viện cấp cứu là ông Võ Chí Hòa (58 tuổi) ngụ cùng địa phương, thị trấn Đầm Dơi.
Vụ “đấu tửu” xảy ra vào buổi trưa tại nhà ông Dương Minh Thới, trưởng ban quản lý chợ Đầm Dơi, thì mãi đến đến chiều 30 Tháng Mười, công an tỉnh Cà Mau mới “tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của ông Dũng, cùng lời tường trình của ông Hòa cùng những nhân chứng.”
Theo tờ Gia Đình, trong khi chờ cơ quan điều tra tìm nguyên nhân thì “đã có những suy xét cho rằng, cả hai ông cán bộ ban quản lý chợ chết không chỉ vì uống quá nhiều mà có khả năng đã mua nhầm rượu gạo pha chế bằng hóa chất.”
Trong cuộc nhậu buổi trưa giữa sáu người nêu trên, nguồn tin trên cho biết mồi nhậu là ếch xào sả ớt.
“Khi vào cuộc, rượu rót đầy ly, ai nấy ngửa cổ tu ừng ực nên chẳng mấy chốc mâm đã sạch mồi. Đang cao hứng, ông Hòa và ông Dũng (hai người lâu nay được xếp vào hàng “thượng tửu”) đã thách nhau uống rượu. Cả hai thống nhất, nếu ai thua cuộc sẽ phải tiếp tục đi mua mồi để nhậu tiếp.”
Theo giadinh.net, “điều kiện được hai ông đưa ra để 'đọ tửu' là ông Hòa uống 1 ly thì ông Dũng uống 2 ly (ly bằng với tách uống trà), uống chừng nào ai uống không nổi nữa coi như thua. Hơn thế lúc uống rượu phải 100%, uống liên tục không gián đoạn, không khạc nhổ, ói mửa, không được “giải rượu” bằng nước đá lạnh… nếu ai vi phạm thì coi như thua.”
Vụ “đấu tửu” ra trước sự cổ võ ồn ào của nhóm bạn nhậu. “Khi mỗi người uống đến ly thứ 15 thì mắt đã lờ đờ, người ngả nghiêng nhưng ai cũng nhất quyết nhận mình còn tỉnh. Rồi những ly rượu lại được rót ra và hai người lại thi nhau uống. Khi cố nuốt những ngụm rượu của ly thứ 20 thì ông Hòa tái mặt, giơ tay xin nghỉ giải lao 5 phút nhưng ông Dũng không chịu.”
Giadinh.net kể tiếp rằng, ông Dũng giọng khề khà: “Chú mà nghỉ là coi như bỏ cuộc và thua đó nha. Coi bộ chú em cũng yếu quá, đã 'yếu còn đòi ra gió.'" Giận tím mặt nhưng ông Hòa cố gắng cầm ly lên định uống tiếp nhưng lúc này tay bắt đầu run lập cập, đầu óc quay cuồng, buồn ói. Không thể gắng gượng được thêm, ông cán bộ của ban quản lý chợ này phải chấp nhận bỏ cuộc, nhận phần thua.”
Thấy đối thủ nhận thua nhưng ông Dũng “tiếp tục uống liên tục đến ly thứ 30 mới ngừng hẳn, bỏ xa đối thủ đến 10 ly mà ông vẫn ngồi “vững như bàn thạch.'" Thế nên, ai nấy chứng kiến đều vô cùng thán phục. Hả hê với “chiến tích” vừa lập được, ông Dũng ngồi rung đùi, mặt tỏ vẻ đắc thắng và khẳng định với bạn nhậu: “Ở đất Cà Mau này và kể cả đám bợm nhậu miền Tây, gặp tui là phải 'tắt điện.'"
Giadinh.net kể rằng “vài phút sau, ông Dũng than mệt và leo lên võng nằm nghỉ. Riêng ông Hòa lúc này lại có vẻ tỉnh táo hơn, đứng dậy đi tới đi lui, ngồi uống nước buôn chuyện với các chiến hữu còn lại. Được một lúc sau, một người trong nhóm thấy mặt ông Dũng tái mét, thở dốc, nói không thành tiếng nên hốt hoảng hô hào mọi người đưa đi BV Đa khoa Đầm Dơi cấp cứu. Sau đó một lát, ông Hòa cũng khuỵu xuống, miệng sùi bọt. Mọi người lo sợ hô hoán đưa ông Hòa nhập viện theo.”
Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng ông Dũng đã không qua khỏi, còn ông Hòa đã được giải độc rượu kịp thời nên đã giữ được tính mạng. (TN)
11-16-2014 1:22:03 PM
Nơi có vụ “đấu tửu” mà một ông chết, một ông vào bệnh viện. (Hình: Gia Đình)
Theo tin báo Gia Đình hôm Chủ Nhật, “Chẳng biết có phải do cao hứng hay không, trong lúc chén tạc chén thù, cả hai nảy sinh ý định tranh tài bằng cách… so đọ tửu lượng. Càng uống càng mềm môi, cuộc thi càng trở nên gay cấn, quyết liệt. Để dành phần thắng, 2 trong 6 người đã “bứt phá” bằng cách ngửa cổ dốc cạn một hơi 30 ly rượu gạo, người còn lại nốc 20 ly thì đổ gục tại mâm.”
Chuyện này xảy ra từ ngày 29 Tháng Mười nhưng nay mới thấy tờ Gia Đình thuật lại. Người bỏ mạng là ông Nguyễn Trung Dũng (54 tuổi), còn người phải vào bệnh viện cấp cứu là ông Võ Chí Hòa (58 tuổi) ngụ cùng địa phương, thị trấn Đầm Dơi.
Vụ “đấu tửu” xảy ra vào buổi trưa tại nhà ông Dương Minh Thới, trưởng ban quản lý chợ Đầm Dơi, thì mãi đến đến chiều 30 Tháng Mười, công an tỉnh Cà Mau mới “tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của ông Dũng, cùng lời tường trình của ông Hòa cùng những nhân chứng.”
Theo tờ Gia Đình, trong khi chờ cơ quan điều tra tìm nguyên nhân thì “đã có những suy xét cho rằng, cả hai ông cán bộ ban quản lý chợ chết không chỉ vì uống quá nhiều mà có khả năng đã mua nhầm rượu gạo pha chế bằng hóa chất.”
Trong cuộc nhậu buổi trưa giữa sáu người nêu trên, nguồn tin trên cho biết mồi nhậu là ếch xào sả ớt.
“Khi vào cuộc, rượu rót đầy ly, ai nấy ngửa cổ tu ừng ực nên chẳng mấy chốc mâm đã sạch mồi. Đang cao hứng, ông Hòa và ông Dũng (hai người lâu nay được xếp vào hàng “thượng tửu”) đã thách nhau uống rượu. Cả hai thống nhất, nếu ai thua cuộc sẽ phải tiếp tục đi mua mồi để nhậu tiếp.”
Theo giadinh.net, “điều kiện được hai ông đưa ra để 'đọ tửu' là ông Hòa uống 1 ly thì ông Dũng uống 2 ly (ly bằng với tách uống trà), uống chừng nào ai uống không nổi nữa coi như thua. Hơn thế lúc uống rượu phải 100%, uống liên tục không gián đoạn, không khạc nhổ, ói mửa, không được “giải rượu” bằng nước đá lạnh… nếu ai vi phạm thì coi như thua.”
Vụ “đấu tửu” ra trước sự cổ võ ồn ào của nhóm bạn nhậu. “Khi mỗi người uống đến ly thứ 15 thì mắt đã lờ đờ, người ngả nghiêng nhưng ai cũng nhất quyết nhận mình còn tỉnh. Rồi những ly rượu lại được rót ra và hai người lại thi nhau uống. Khi cố nuốt những ngụm rượu của ly thứ 20 thì ông Hòa tái mặt, giơ tay xin nghỉ giải lao 5 phút nhưng ông Dũng không chịu.”
Giadinh.net kể tiếp rằng, ông Dũng giọng khề khà: “Chú mà nghỉ là coi như bỏ cuộc và thua đó nha. Coi bộ chú em cũng yếu quá, đã 'yếu còn đòi ra gió.'" Giận tím mặt nhưng ông Hòa cố gắng cầm ly lên định uống tiếp nhưng lúc này tay bắt đầu run lập cập, đầu óc quay cuồng, buồn ói. Không thể gắng gượng được thêm, ông cán bộ của ban quản lý chợ này phải chấp nhận bỏ cuộc, nhận phần thua.”
Thấy đối thủ nhận thua nhưng ông Dũng “tiếp tục uống liên tục đến ly thứ 30 mới ngừng hẳn, bỏ xa đối thủ đến 10 ly mà ông vẫn ngồi “vững như bàn thạch.'" Thế nên, ai nấy chứng kiến đều vô cùng thán phục. Hả hê với “chiến tích” vừa lập được, ông Dũng ngồi rung đùi, mặt tỏ vẻ đắc thắng và khẳng định với bạn nhậu: “Ở đất Cà Mau này và kể cả đám bợm nhậu miền Tây, gặp tui là phải 'tắt điện.'"
Giadinh.net kể rằng “vài phút sau, ông Dũng than mệt và leo lên võng nằm nghỉ. Riêng ông Hòa lúc này lại có vẻ tỉnh táo hơn, đứng dậy đi tới đi lui, ngồi uống nước buôn chuyện với các chiến hữu còn lại. Được một lúc sau, một người trong nhóm thấy mặt ông Dũng tái mét, thở dốc, nói không thành tiếng nên hốt hoảng hô hào mọi người đưa đi BV Đa khoa Đầm Dơi cấp cứu. Sau đó một lát, ông Hòa cũng khuỵu xuống, miệng sùi bọt. Mọi người lo sợ hô hoán đưa ông Hòa nhập viện theo.”
Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng ông Dũng đã không qua khỏi, còn ông Hòa đã được giải độc rượu kịp thời nên đã giữ được tính mạng. (TN)
11-16-2014 1:22:03 PM
Bảo hiểm xã hội có nguy cơ mất trắng hàng nghìn tỉ đồng cho vay
(ĐSPL) - Quản lý khoản tiềnkhổng lồ do người lao động trên cả nước đóng góp nhưng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) đã lộ ra nhiều vấn đề trong quản lý khiến người dân băn khoăn khoản tiền "gửi két" cũng không an toàn.
Bảo hiểm "mượn" vốn của người dân để... sinh lời
Mới đây, khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần với nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tuổi nghỉ hưu thấp dẫn tới thời gian đóng BHXH ngắn (bình quân nam 28 năm, nữ 23 năm) và thời gian hưởng lương hưu dài. Uỷ ban Các vấn đề xã hội Quốc hội đồng tình với quan điểm nâng tuổi nghỉ hưu để tăng thời gian đóng BHXH, nhưng cho rằng, việc này chưa thể quyết định ngay mà phải nghiên cứu kỹ.
Bảo hiểm xã hội vì an sinh xã hội, vì hành phục mọi người. |
Liên quan đến đề xuất nâng tuổi hưu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Nâng tuổi nghỉ hưu lúc này chưa hợp tình hợp lý. Đó chỉ là một cách, một con đường để giải quyết nguy cơ trên, còn nhiều cách, nhiều con đường khác". Tuy nhiên, vấn đề được Đại biểu Quốc hội, người dân quan tâm chính là việc quản lý khoản tiền khổng lồ do người lao động trên cả nước đóng góp như thế nào để khoản tiền đó không trở thành nỗi lo và sự rủi ro.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, ước tính đến hết năm 2012, số kết dư quỹ BHXH là 221.019 tỷ đồng (đã trừ phần quỹ BHYT), được đầu tư bằng các hình thức: Cho ngân sách Nhà nước vay (55,22%); cho các ngân hàng thương mại Nhà nước vay (24,72%); mua trái phiếu Chính phủ (18,19%); cho ngân hàng Phát triển Việt Nam vay (0,15%); cho ngân hàng Chính sách xã hội vay (0,10%).
Năm 2012, BHXH Việt Nam cũng cho công trình thủy điện Lai Châu vay 2.248 tỉ đồng, đưa tổng số vay lên 3.748 tỉ đồng (chiếm 1,6% tổng số kết dư). Tỉ lệ lãi suất bình quân mà BHXH cho các tổ chức trên vay ở mức khoảng 10,4%.
Trước những con số này, trong phiên thẩm tra báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2012 của ủy ban Các vấn đề xã hội vừa qua, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự lo ngại về khả năng đòi được nợ từ các tổ chức này.
Trước những dự báo về việc quỹ BHXH sẽ “vỡ” vào năm 2023-2024 nếu tiếp tục duy trì tình trạng đầu vào và đầu ra mất cân đối như hiện nay (hiện số người tham gia BHXH bắt buộc bình quân là 0,3 triệu người/năm, số nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH lớn gấp đôi 0,6 triệu người/năm), nhiều ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng khó đòi sau khi cho vay từ số kết dư quỹ BHXH.
Trước những băn khoăn của Đại biểu Quốc hội và dư luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm, chỉ được đầu tư vào nơi an toàn, bảo tồn được vốn, không được cho vay vì đây không phải tiền của BHXH mà là tiền của người về hưu, BHXH đâu phải là nhàKinh doanh mà tìm cách sinh lời. Chủ tịch Sinh Hùng cho rằng, mua trái phiếu Chính phủ là yên tâm nhất.
Nhiều chuyên gia băn khoăn về độ an toàn khi BHXH đem tiền của người lao động cho vay. Ảnh minh họa. |
Rủi ro ai gánh, trách nhiệm ai lo?
Trao đổi với PV Báo Đời sống và Pháp luật, các chuyên gia nhấn mạnh, quỹ BHXH là tiền do người lao động đóng góp, cơ quan giữ tiền cho người lao động thì phải làm thế nào cho quỹ an toàn, hiệu quả trong dài hạn. Hiện nay, việc BHXH Việt Nam đem trên 70% số tiền kết dư cho Nhà nước và các tổ chức tín dụng Nhà nước vay với lãi suất thấp hơn lạm phát, chi phí quản lý luôn có xu hướng gia tăng. Do đó, BHXH cần xem lại các khoản đầu tư. Các khoản cho vay không khác gì gửi tiết kiệm với lãi suất thấp mà BHXH Việt Nam đang thực hiện chưa hẳn đã an toàn.
Trao đổi với PV, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội dẫn chứng: Kết quả kiểm toán quỹ BHXH tính đến 31/12/2011 cho thấy công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc ngân hàng NN&PTNT Việt Nam) còn nợ BHXH Việt Nam số gốc là 787,5 tỉ đồng và lãi là 264,6 tỉ đồng. Cho đến nay, số chưa đòi được còn rất lớn và nguy cơ khó trả đang nằm trong tầm tay. Trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền BHXH coi như mất trắng, ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đặt vấn đề về sự công bằng: "Tại sao người lao động không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi BHXH lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?".
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong phân tích: Theo quy định thì tiền tạm thời nhàn rỗi của các quỹ bảo hiểm được đầu tư theo các hình thức như: Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại Nhà nước; cho ngân sách Nhà nước vay; cho ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng Phát triển Việt Nam, cho ngân hàng Chính sách xã hội vay; đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia, một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngoài ra, các hình thức đầu tư khác do Hội đồng Quản lý quyết định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là BHXH được cho vay tràn lan, tuỳ thích. Trong các danh mục được phép cho vay, đầu tư, BHXH cần ưu tiên lĩnh vực an toàn, bảo toàn được vốn đó là trái phiếu Chính phủ. Nếu trong cơ cấu cho vay, BHXH Việt Nam đem trên 70% số tiền kết dư cho Nhà nước và các tổ chức tín dụng Nhà nước vay thì cũng cần xem xét. Bởi tỉ lệ này tại sao còn cao hơn tỉ lệ mua trái phiếu. Trong khi, trái phiếu năm ngoái chỉ bán được 20%.
Nhận định lý do khiến việc cho vay hấp dẫn hơn mua trái phiếu, TS.Phong cho rằng, có thể lãi suất từ trái phiếu không cao bằng cho vay. Tỉ lệ lãi suất bình quân mà BHXH cho các tổ chức trên vay ở mức khoảng 10,4% thì lãi suất từ trái phiếu chỉ khoảng 7%. Mức chênh lệch này vì thế mà đem lại lợi nhuận.
Theo TS.Nguyễn Minh Phong, để đảm bảo cho quỹ lương hưu được an toàn, cần ưu tiên thứ tự đầu tư trước tiên cho những lĩnh vực ít rủi ro. Các đơn vị trong diện được cho vay tuy đều là thuộc Nhà nước nhưng vì đó cũng là những Doanh nghiệp nên theo nguyên tắc nó có thể bị phá sản nếu kinh doanh không tốt. Chính vì thế, BHXH kinh doanh trên lợi ích của cộng đồng thì càng phải cẩn trọng hơn.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, ĐBQH Bùi Thị An cho rằng, quỹ lương hưu được tích luỹ từ tiền của người dân gửi nên phải sử dụng thật minh bạch. Số tiền đem đi cho vay là do người dân góp vào, vậy thì tiền lãi suất sinh lời từ đó, sử dụng vào việc gì. Mục đích sử dụng phải được nêu cụ thể. Liệu có tình trạng cấp cơ sở chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về quỹ mà BHXH vẫn đem tiền đi cho vay không? Nếu họ đảm bảo đủ rồi thì không sao nhưng chưa lo hết việc của đơn vị mình mà vẫn đem tiền đi cho vay thì không ổn. "Điều quan trọng nhất là phải quy rõ trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro khi đem tiền của quỹ lương hưu đi cho vay. Điều này, tôi chưa thấy nêu cụ thể. Trước đây đã từng xảy ra tình trạng BHXH cho vay nhưng không đòi được tiền gốc chứ chưa nói đến lãi. Vậy đã có ai bị xử lý chưa? Cần có tiêu chí rõ ràng khi cho vay để đảm bảo BHXH được hoạt động đúng mục đích của nó", bà An nhấn mạnh.
Cũng theo bà An, khi mang tiền của người dân cho vay thì phải đảm bảo an toàn, nếu xảy ra rủi ro thì trách nhiệm thuộc về thủ trưởng các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và trách nhiệm trong quản lý điều hành của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Tại phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2013 của ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 24/4, đại diện Kiểm toán Nhà nước giải trình: 785,5 tỷ đồng chỉ là số gốc tiền BHXH đã cho công ty Cho thuê tài chính 2 vay. Tính lãi, đến cuối năm 2012 đã là 264,6 tỷ đồng. Con số mà kiểm toán kiến nghị xử lý là 1.052 tỉ đồng. Chưa tính đến bây giờ, số nợ thực tế đã tăng lên rất nhiều. "Đến giờ chúng tôi cơ bản đánh giá khả năng thu hồi nợ là nợ ở "cấp độ 5", là coi như mất" - đại diện Kiểm toán Nhà nước nói. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật. Và Hồ sơ đã được chuyển CQĐT từ cuối tháng 12/2012. |
Yết hầu Hải Vân Quan
Cái tin “Huế cho tư bản Trung Cộng thuê núi Hải Vân” đã làm cho những người yêu nước, thương nòi xót xa, suy nghĩ và chắc chắn những nhà quân sự phải lạnh toát người. Trong thời thơ ấu cũng như lúc lớn lên trong chiến tranh, tôi đã qua lại đèo Hải Vân nhiều lần, có khi chui đèo bằng xe lửa, có khi lên đèo bằng xe hơi.
Chúng tôi thường gọi tên đèo là Hải Vân thay vì Ải Vân, đỉnh đèo cao hơn mực nước biển khoảng 400 mét và đường đi quanh co 20 cây số qua những ngọn núi cao thấp chập chùng, như ca dao đã mô tả: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.”
Đường lên đèo Hải Vân. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ngày xưa ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, sau này là cột mốc chia hai xứ Thuận Hóa (Huế-Thừa Thiên) và Quảng Nam-Đà Nẵng. Vua Lê Thánh Tông (1470) đã phong tặng thắng cảnh này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan.”
Đi xe lửa từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc thì phải chui qua nhiều đường hầm do người Pháp đục xuyên núi để đặt đường xe lửa, trong đó nổi tiếng là Hầm Sen dài nhất đến 562 mét đào dưới núi Liên. Địa thế của đèo rất hiểm trở, có nơi núi chênh vênh chạy ra sát với biển sâu thẳm. Chính nơi đoạn đường này, thời Việt Minh, nhiều chuyến xe lửa đã bị giật mìn gây chết chóc cho đồng bào, hơn là thiệt hại cho quân đội Pháp. Mãi đến năm 1953, khi đi xe lửa qua khu vực này, chúng tôi còn thấy nhiều mảnh vải áo quần của nạn nhân còn sót lại dưới khe núi.
Vào mùa Đông mây bao phủ một vùng, phải khó khăn, cẩn thận lắm khi lái xe qua đèo. Vào ban đêm, có khi sương mù, có lần ở Đà Nẵng ra trễ, có đoạn đường, chúng tôi phải theo sát đèn đỏ của xe trước mà đi, khoảnh khắc sơ sẩy là xe rơi xuống vực thẳm.
Đường bộ thì độc đạo, cheo leo, có lúc xe chỉ được chạy một chiều, do vậy khi lên đèo có khi phải mất một hai tiếng đồng hồ, khách phải dừng lại chờ đợi trên đỉnh đèo, nên chỗ này, nhiều hàng quán buôn bán được mở ra để phục vụ du khách.
Không chỉ hiểm trở, Hải Vân còn là yếu điểm quân sự, quan trọng cho con đường huyết mạch giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Nam, mà được coi như yết hầu của miền Trung nước Việt, nếu ai đó muốn khống chế, áp đảo chia cắt đất nước này làm hai. Do vậy, thời VNCH, luôn luôn có các cuộc hành quân của quân đội trong vùng núi hiểm trở Hải Vân để bảo vệ an ninh cho trục lộ huyết mạch Nam Bắc.
Tháng Ba, 1975, Đà Nẵng đang còn yên tĩnh, quân đội VNCH lui binh về phía Nam, nhưng không thể sử dụng xe cộ qua đèo Hải Vân, một mặt vì đã bị tắc nghẽn vì dân chúng chạy loạn, một mặt đây là một đoạn đường không thể sử dụng trong tình huống lui binh, nếu nguy hiểm, nếu xẩy ra một cuộc bao vây chia cắt hay pháo kích. Thảm kịch tại An Dương, Thuận An cho đến cửa biển Tư Hiền của Lữ Đoàn 147 TQLC và của các đơn vị khác, phần chính là nguyên nhân chúng ta không sử dụng được con đường đèo “yết hầu” Hải Vân.
Hiện nay nhiều tỉnh trong nước cả ba miền Bắc Trung Nam đã cho các công ty ngoại quốc thuê những vùng đất biên giới, đầu nguồn hay những vùng quan trọng của đất nước, 87% là những yếu điểm về mặt quốc phòng. Tại những vùng đất này, với sự tiếp tay của cán bộ tham nhũng địa phương, ngoại nhân đã thao túng biến những vùng đất này thành những lãnh địa riêng. Trung Cộng đã trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Mới đây, khoảng giữa Tháng Giêng, các báo của nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc là của Trung Cộng hay do Trung Cộng đứng đằng sau. Hiện nay Trung Cộng đã đầu tư lớn vào hai vùng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị, chỉ cách căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Cộng 200 km. Các vùng đất này thành một nơi “cấm địa”không cho người Việt lai vãng, trong tương lai, vùng này sẽ trở thành một căn cứ biển đất của Tàu, dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Về cứ điểm Hải Vân, nhiều tướng lãnh CSVN đã lên tiếng, cho đây là “một hiểm họa rất lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.” Theo lời cảnh báo này thì mỗi khi ngoại quốc đã thuê rừng, họ có quyền phá rừng, gieo tai họa cho dân chúng, điều đáng lo nhất là nạn di dân ồ ạt, nhất là từ Trung Cộng, xâm nhập vào trên danh nghĩa là công nhân làm việc cho các dự án thuê đất, thuê rừng này.
Với câu hỏi “Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?” những cấp chỉ huy quân sự tại Đà Nẵng đã lên tiếng báo động việc cho Trung Cộng đầu tư một khu nghỉ mát trên núi Hải Vân, đưa đến việc chúng nắm “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
Giới quân sự này nói rõ, “Nắm vị trí Hải Vân là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!” Điều ai cũng biết là nếu chiến tranh xẩy ra, địch chiếm được vùng núi biển Hải Vân thì rất dễ chia cắt Việt Nam ra làm đôi.
Đây không phải là chuyện không thể xảy ra. Theo báo chí trong nước, “Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc sau khi duyệt lại trận chiến năm 1979, đã từng nhiều phen bàn chiến lược đánh úp ngang hông Việt Nam, nhân đó chia cắt Việt Nam thành hai nước để trị!”
Các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, nhất là các cán bộ đưa chia quyền hùng cứ mỗi địa phương có cái đầu rất nhỏ, nhưng có miệng tham ăn và cái bao tử rất lớn. Từ khi cướp được miền Nam đến nay, tài sản của họ càng ngày càng lớn, mà lòng tham thì vô đáy, đầu óc không có nơi dành cho tiền đồ và số mệnh của đất nước, quê hương. Miễn có tiền, nên cái gì họ cũng có thể đem bán.
Tình trạng hiện nay, rõ ràng là Trung Cộng, tùy theo nhu cầu kinh tế và nhất là quốc phòng, muốn thuê, mướn vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng được, vì ở Việt Nam hiện nay, cái gì mà không mua được, “Không mua được bằng tiền, thì mua được bằng nhiều tiền!”
Nếu lần này, bọn tham ô sơ suất để cho Trung Cộng thuê Hải Vân, yết hầu của miền Trung thì chẳng khác gì mua dao, đưa cổ cho bành trướng Bắc Kinh cứa.
Trong chuyện di cư bỏ quê hương, làng mạc, anh và tôi, có người chỉ có một lần, nhưng cũng có người hai lần. Riêng trong câu chuyện này, chúng ta có thể đều mất nước đến hai lần: một lần về tay Việt Cộng và một lần nữa về tay Trung Cộng!
11-16- 2014 2:35:37 PM
Tạp ghi Huy Phương
Chúng tôi thường gọi tên đèo là Hải Vân thay vì Ải Vân, đỉnh đèo cao hơn mực nước biển khoảng 400 mét và đường đi quanh co 20 cây số qua những ngọn núi cao thấp chập chùng, như ca dao đã mô tả: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.”
Đường lên đèo Hải Vân. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ngày xưa ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, sau này là cột mốc chia hai xứ Thuận Hóa (Huế-Thừa Thiên) và Quảng Nam-Đà Nẵng. Vua Lê Thánh Tông (1470) đã phong tặng thắng cảnh này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan.”
Đi xe lửa từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc thì phải chui qua nhiều đường hầm do người Pháp đục xuyên núi để đặt đường xe lửa, trong đó nổi tiếng là Hầm Sen dài nhất đến 562 mét đào dưới núi Liên. Địa thế của đèo rất hiểm trở, có nơi núi chênh vênh chạy ra sát với biển sâu thẳm. Chính nơi đoạn đường này, thời Việt Minh, nhiều chuyến xe lửa đã bị giật mìn gây chết chóc cho đồng bào, hơn là thiệt hại cho quân đội Pháp. Mãi đến năm 1953, khi đi xe lửa qua khu vực này, chúng tôi còn thấy nhiều mảnh vải áo quần của nạn nhân còn sót lại dưới khe núi.
Vào mùa Đông mây bao phủ một vùng, phải khó khăn, cẩn thận lắm khi lái xe qua đèo. Vào ban đêm, có khi sương mù, có lần ở Đà Nẵng ra trễ, có đoạn đường, chúng tôi phải theo sát đèn đỏ của xe trước mà đi, khoảnh khắc sơ sẩy là xe rơi xuống vực thẳm.
Đường bộ thì độc đạo, cheo leo, có lúc xe chỉ được chạy một chiều, do vậy khi lên đèo có khi phải mất một hai tiếng đồng hồ, khách phải dừng lại chờ đợi trên đỉnh đèo, nên chỗ này, nhiều hàng quán buôn bán được mở ra để phục vụ du khách.
Không chỉ hiểm trở, Hải Vân còn là yếu điểm quân sự, quan trọng cho con đường huyết mạch giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Nam, mà được coi như yết hầu của miền Trung nước Việt, nếu ai đó muốn khống chế, áp đảo chia cắt đất nước này làm hai. Do vậy, thời VNCH, luôn luôn có các cuộc hành quân của quân đội trong vùng núi hiểm trở Hải Vân để bảo vệ an ninh cho trục lộ huyết mạch Nam Bắc.
Tháng Ba, 1975, Đà Nẵng đang còn yên tĩnh, quân đội VNCH lui binh về phía Nam, nhưng không thể sử dụng xe cộ qua đèo Hải Vân, một mặt vì đã bị tắc nghẽn vì dân chúng chạy loạn, một mặt đây là một đoạn đường không thể sử dụng trong tình huống lui binh, nếu nguy hiểm, nếu xẩy ra một cuộc bao vây chia cắt hay pháo kích. Thảm kịch tại An Dương, Thuận An cho đến cửa biển Tư Hiền của Lữ Đoàn 147 TQLC và của các đơn vị khác, phần chính là nguyên nhân chúng ta không sử dụng được con đường đèo “yết hầu” Hải Vân.
Hiện nay nhiều tỉnh trong nước cả ba miền Bắc Trung Nam đã cho các công ty ngoại quốc thuê những vùng đất biên giới, đầu nguồn hay những vùng quan trọng của đất nước, 87% là những yếu điểm về mặt quốc phòng. Tại những vùng đất này, với sự tiếp tay của cán bộ tham nhũng địa phương, ngoại nhân đã thao túng biến những vùng đất này thành những lãnh địa riêng. Trung Cộng đã trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Mới đây, khoảng giữa Tháng Giêng, các báo của nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc là của Trung Cộng hay do Trung Cộng đứng đằng sau. Hiện nay Trung Cộng đã đầu tư lớn vào hai vùng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị, chỉ cách căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Cộng 200 km. Các vùng đất này thành một nơi “cấm địa”không cho người Việt lai vãng, trong tương lai, vùng này sẽ trở thành một căn cứ biển đất của Tàu, dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Về cứ điểm Hải Vân, nhiều tướng lãnh CSVN đã lên tiếng, cho đây là “một hiểm họa rất lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.” Theo lời cảnh báo này thì mỗi khi ngoại quốc đã thuê rừng, họ có quyền phá rừng, gieo tai họa cho dân chúng, điều đáng lo nhất là nạn di dân ồ ạt, nhất là từ Trung Cộng, xâm nhập vào trên danh nghĩa là công nhân làm việc cho các dự án thuê đất, thuê rừng này.
Với câu hỏi “Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?” những cấp chỉ huy quân sự tại Đà Nẵng đã lên tiếng báo động việc cho Trung Cộng đầu tư một khu nghỉ mát trên núi Hải Vân, đưa đến việc chúng nắm “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
Giới quân sự này nói rõ, “Nắm vị trí Hải Vân là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!” Điều ai cũng biết là nếu chiến tranh xẩy ra, địch chiếm được vùng núi biển Hải Vân thì rất dễ chia cắt Việt Nam ra làm đôi.
Đây không phải là chuyện không thể xảy ra. Theo báo chí trong nước, “Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc sau khi duyệt lại trận chiến năm 1979, đã từng nhiều phen bàn chiến lược đánh úp ngang hông Việt Nam, nhân đó chia cắt Việt Nam thành hai nước để trị!”
Các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, nhất là các cán bộ đưa chia quyền hùng cứ mỗi địa phương có cái đầu rất nhỏ, nhưng có miệng tham ăn và cái bao tử rất lớn. Từ khi cướp được miền Nam đến nay, tài sản của họ càng ngày càng lớn, mà lòng tham thì vô đáy, đầu óc không có nơi dành cho tiền đồ và số mệnh của đất nước, quê hương. Miễn có tiền, nên cái gì họ cũng có thể đem bán.
Tình trạng hiện nay, rõ ràng là Trung Cộng, tùy theo nhu cầu kinh tế và nhất là quốc phòng, muốn thuê, mướn vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng được, vì ở Việt Nam hiện nay, cái gì mà không mua được, “Không mua được bằng tiền, thì mua được bằng nhiều tiền!”
Nếu lần này, bọn tham ô sơ suất để cho Trung Cộng thuê Hải Vân, yết hầu của miền Trung thì chẳng khác gì mua dao, đưa cổ cho bành trướng Bắc Kinh cứa.
Trong chuyện di cư bỏ quê hương, làng mạc, anh và tôi, có người chỉ có một lần, nhưng cũng có người hai lần. Riêng trong câu chuyện này, chúng ta có thể đều mất nước đến hai lần: một lần về tay Việt Cộng và một lần nữa về tay Trung Cộng!
11-16- 2014 2:35:37 PM
Tạp ghi Huy Phương
Hoàn cảnh khó khăn, góp tiền cho cán bộ nhậu ngày 20/11
(Baodatviet) - Phó Chủ tịch xã vận động tiền mua bia nhân ngày nhà giáo Việt Nam, có nhà hoàn cảnh khó khăn gom hết chỉ có 400.000 đồng.
Chiều 15/11, chị Đ. ở ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân cho biết gia đình đang khó khăn vì sửa nhà nhưng phải mượn tiền ủng hộ cho xã để mua bia nhậu.
Trước đó, chồng chị Đ. khi sửa lại nhà có xin phép Phó chủ tịch UBND xã Hòa Tân là ông Hồ Hoàng Thông nên khi nghe ông Thông vận động ủng hộ tiền cho ngày 20/11 đã phải bấm bụng nộp tiền.
Theo chị Đ., nhiều ngày qua ông Thông thường xuyên gợi ý gia đình ủng hộ 1 triệu đồng, tương đương 5 thùng bia để nhậu trong ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Sáng ngày 15.11, ông Thông trực tiếp đến nhà chị Đ. lấy tiền.
Ảnh minh họa |
Do hoàn cảnh khó khăn, chị Đ. gom hết cũng chỉ có 400.000 đồng. Sau khi bỏ tiền vào túi, ông Thông hứa sẽ cho người đưa biên nhận sau.
Trao đổi với phóng viên, ông Thông thừa nhận việc vận động hộ chị Đ. ủng hộ 5 thùng bia để nhậu trong ngày lễ 20.11. Sáng nay ông đến lấy 2 thùng, tương đương 400.000 đồng.
Ông Hồ Trung Việt, Chủ tịch UBND TP. Cà Mau khẳng định việc làm của ông Thông là sai. Thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo quy định.
Trước đó, cho rằng công chức trong ngành chưa nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương công vụ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường vừa yêu cầu cấm uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc.
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tác phong và uy tín cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, Bộ Tư pháp bắt đầu cấm cán bộ trong ngành uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Lệnh cấm được áp dụng cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách.
Quy định này sẽ được ghi vào quy chế làm việc của các cơ quan trong ngành. Trường hợp cần thiết, Bộ tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị thông tin cán bộ vi phạm quy định trên báo về thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người đó. Nếu xảy ra trong trụ sở Bộ báo cho Chánh văn phòng Bộ. Việc chấp hành tốt chỉ thị này sẽ là căn cứ đánh giá, xếp loại cán bộ và bình chọn thi đua của đơn vị.
Người đứng đầu ngành tư pháp cũng chỉ đạo các nhà ăn, căng-tin không phục vụ hoặc bán rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa ngày làm việc.
Chủ Nhật, 16/11/2014 07:40
Thanh Thanh (Tổng hợp Một thế giới, VNE)
Bàng hoàng phát hiện chồng chết bất thường trong nhà tắm
Đại Văn | 16/11/2014 08:31
Phát hiện thấy những tiếng động bất thường trong nhà tắm, người vợ mở cửa bước vào thì phát hiện chồng ngã gục trên sàn.
Nguồn tin từ Công an huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương điều tra làm rõ việc anh Đặng Văn Lê (SN 1978, trú tại thôn Nam Khê (xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, Hải Dương) được phát hiện nằm bất tỉnh trong nhà tắm và chết bất thường trên đường đi bệnh viện cấp cứu.
Ông Nguyễn Văn Vang, trưởng công an xã Hồng Phong nói về sự việc
Trao đổi với phóng viên về sự việc xảy ra trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Vang, trưởng công an xã Hồng Phong cho biết: “Vào khoảng 17h ngày 11/11, công an xã Hồng Phong nhận được được tin báo anh Đặng Văn Lê, SN 1978, trú tại thôn Nam Khê, xã Hồng Phong tử vong một cách bất thường tại nhà riêng. Sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận được thông báo từ gia đình anh Lê về việc trước khi tử vong, anh Lê có xô xát với hàng xóm là ông Nguyễn Đức Tuệ".
Công an xã xác định, vào khoảng 16h cùng ngày, anh Đặng Văn Lê, dùng xe kéo ba bánh chở dụng cụ dùng để bắc rạp về nhà. Khi gần về đến nhà, thấy con đường bị gạch tảng xếp lăn lóc ra đường, cho rằng đó là một sự cản trở giao thông, xe kéo không qua được, anh Lê đã ném những viên gạch tảng này xuống ao gần đó. Nghe thấy tiếng động, chị Hoa là hàng xóm liền chạy ra đường, chửi bới anh Lê, rồi dùng điện thoại gọi cho chồng là Nguyễn Đức Tuệ, SN 1966 về giải quyết.
Hiện trường nơi xảy ra việc ẩu đả giữa anh Tuệ và anh Lê
Hai bên xảy ra cãi vã, Tuệ đã chửi anh Lê: “Sao mày lại ném gạch nhà ta xuống ao?”. Không dừng lại ở đó, Tuệ đã dùng mũ bảo hiểm đánh anh Lê và khiến anh bị ngã xuống ao. Sau xô xát, anh Lê vẫn đi làm bình thường, tiếp tục dùng xe kéo chở bàn ghế vì gia đình làm dịch vụ phục vụ cho các đám hiểu hỷ. Gần 17h cùng ngày, anh Lê về nhà, có nói với vợ là mình bị đau đầu, rồi vào nhà tắm. Ngay sau đó, chị Nguyễn Thị Anh là vợ anh Lê nghe thấy có tiếng động lạ trong nhà tắm liền chạy vào thì thấy anh Lê đã gục ngã, bất tỉnh.
Anh Lê được đưa tới Bệnh viện Nam Sách để cấp cứu, nhưng các bác sỹ kết luận anh đã tử vong trước khi được đưa vào bệnh viện.
“Để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Lê, ông Nguyễn Đức Tuệ cũng đã được cơ quan công an triệu tập để lấy lời khai, tuy nhiên ngày sau đó ông này đã được cho tại ngoại. Bởi lẽ, anh Lê tử vong sau khi xô xát được vài tiếng chứ không tử vong tại thời điểm đó, cũng như còn phải chờ kết quả giám định từ bộ phận pháp y nên chưa đủ căn cứ để buộc tội đối tượng Tuệ có liên quan trực tiếp khiến anh Lê tử vong hay không”, ông Vang cho biết.
Công an huyện Nam Sách đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Soha.vn
Công an xã bạt tai người dân
MINH QUÝ - Thứ Sáu, ngày 14/11/2014 - 01:10
(PL)- Công an nhìn nhận sai do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiềm chế nên hành xử không đúng. Đơn vị đang xử lý người sai phạm, đồng thời đã xin lỗi người dân.
Anh Doãn Thanh Sơn (ấp 4, xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) gửi đơn cho Pháp Luật TP.HCM, phản ánh tối 29-10, anh và nhóm bạn đi ăn tối về thì bị tổ tuần tra của công an xã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Nhóm anh dừng xe lại, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu. Do xe anh mua chưa sang tên nên lực lượng công an mời cả nhóm về trụ sở công an xã làm việc. Tại đây, một công an xã tên Quang liên tiếp đánh vào mặt anh khiến gò má anh sưng nề, dập môi. Khoảng một giờ sau, công an xã mới thả các anh ra và ép ký vào biên bản vi phạm, tạm giữ xe.
“Tôi không thể chấp nhận hành vi đánh người của các anh công an. Cho dù chúng tôi có vi phạm luật giao thông, có to tiếng cãi lại nhưng đó cũng là vi phạm hành chính, được giải quyết theo thủ tục hành chính, cớ sao các anh lại đánh tôi? Sau khi bị đánh, tôi phải nghỉ làm mấy bữa vì mặt mày sưng tấy. Cho dù hiện các anh công an có xin lỗi tôi nhưng tôi thấy vẫn chưa thỏa đáng. Người đánh chúng tôi sẽ bị xử lý ra sao? Tôi đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm để tránh tình trạng này tái diễn” - anh Sơn nói.
Chỉ vì non kinh nghiệm, thiếu kiềm chế, một công an xã Vĩnh Tân đã bạt tai anh Sơn khiến mặt mày anh sưng húp. (Ảnh do đương sự cung cấp)
Ông Phan Văn Tuấn, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), cho biết đêm đó tổ tuần tra của công an xã đang làm nhiệm vụ thì phát hiện ba thanh niên đi trên một xe máy, không đội mũ bảo hiểm nên yêu cầu dừng xe kiểm tra. Đúng là do lúc đó anh Sơn không xuất trình được giấy đăng ký xe nên tổ công tác mới yêu cầu ba người về trụ sở công an xã để lập biên bản. Tại công an xã, anh Sơn không chịu hợp tác và la lối nên một công an viên có đánh anh Sơn mấy bạt tai.
“Sau khi xảy ra vụ việc, công an xã đã yêu cầu những thành viên trực hôm đó viết tường trình. Về phía công an xã, để xảy ra sự việc như thế là không hay nên toàn thể chúng tôi đã họp rút kinh nghiệm, yêu cầu kiểm điểm những cá nhân liên quan. Hiện nay công an xã đã làm báo cáo gửi công an thị xã và UBND xã để xử lý. Vừa qua, trưởng công an xã cũng đã mời anh Sơn lên để trả lại xe và xin lỗi anh” - ông Tuấn thông tin.
Thiếu kinh nghiệm nên kiềm chế yếu
Tôi giải thích thêm nguyên do xảy ra sự việc là do những công an viên mới được tuyển vào, chưa có kinh nghiệm xử lý nên khi anh Sơn có biểu hiện không hợp tác, thách thức thì các anh không kiềm chế được rồi nổi nóng, bạt tai anh Sơn. Về việc này, lãnh đạo công an xã cũng đã quán triệt lại tư tưởng cho các anh em, không để tình trạng này tái diễn.
Ông PHAN VĂN TUẤN, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Tân
(thị xã Tân Uyên, Bình Dương) |
MINH QUÝ
Trộm, cướp lộng hành ở phường Hiệp Bình Chánh
(PL) - Nhiều người dân sống dọc đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) gửi đơn, thư cho Pháp Luật TP.HCM phản ánh ở đây xưa nay rất bình yên nhưng thời gian vừa qua hay xảy ra trộm, cướp khiến người dân hoang mang.
Anh Hương, một người dân sống ở khu vực, kể tối30-10, nhà anh bị kẻ gian cạy cửa vào lấy mất chiếc xe Air Blade. Anh đã tóm được kẻ trộm, la lên nhưng vì khu nhà anh vắng vẻ, không ai hỗ trợ nên tên trộm xô anh ra rồi phóng xe bỏ chạy.
Bà Nga thẫn thờ vì bị trộm đột nhập nhà lấy đi quá nhiều tài sản. Ảnh: NH
Trưa 6-11, khi chúng tôi đến tìm hiểu thì bất ngờ nghe tiếng la thất thanh của một phụ nữ. Cùng lúc hàng chục người chạy đuổi theo một thanh niên khi người này đang cầm kim tiêm và dọa đâm người truy đuổi. Sau đó một anh thanh niên ở địa phương đã khống chế, bắt được đối tượng giao công an phường. Tên này khai Nguyễn Tuấn Anh (26 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) vì không có tiền mua ma túy nên thủ theo kim tiêm đi trộm tài sản.
Vài ngày sau chúng tôi quay lại thì được bà Đinh Thị Ánh Nga (529 Kha Vạn Cân) cho hay: Rạng sáng 12-11, chồng bà dậy tập thể dục thì thấy cửa mở, năm chiếc xe máy dựng trong nhà chỉ còn lại hai chiếc cũ. Mấy triệu đồng tối qua bà bỏ trong túi quần cũng bị mất luôn. Bọn trộm cắt cửa sổ bên hông nhà để vào gây án. Bà cho biết thêm mấy ngày trước bà cũng nghe hàng xóm bị mất hai chiếc xe máy.
Không riêng gì các nạn nhân trên, nhiều người khác ở khu vực cũng bị mất xe máy, mất các tài sản khác. Có lần bọn trộm ngang nhiên vào nhà người dân giữa ban ngày. Bị phát hiện kẻ trộm bỏ chạy và có đồng bọn đi theo cản địa. Người dân phàn nàn từ khi đường này (từ ngã tư Bình Triệu đến chùa Ưu Đàm) chỉ cho lưu thông một chiều (hướng chợ Thủ Đức về ngã tư) thì đường rất vắng, kẻ xấu lợi dụng tình trạng này để gây án. Đề nghị địa phương phải có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Ông Nguyễn Văn Đực, tổ trưởng tổ 50, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, cho biết: Chỉ trong một tuần mà tại khu vực này đã xảy ra bốn, năm vụ trộm cắp. Mặc dù khu vực có lực lượng dân phòng tuần tra nhưng do địa bàn rộng nên cũng không tuần tra hết. Ông đã xin ý kiến UBND phường bố trí chốt dân phòng và vận động người dân hỗ trợ kinh phí để tăng cường dân phòng bảo vệ an ninh khu vực.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng Công an phường Hiệp Bình Chánh, thông tin những bức xúc của người dân phường đã ghi nhận. Phường đã phối hợp với công an quận tăng thêm lực lượng để bảo vệ an ninh, đồng thời tăng cường kiểm tra hành chính về cư trú trên địa bàn để tránh các đối tượng xấu ẩn nấp. Đồng thời, phường sẽ rà soát lại các băng nhóm đối tượng để răn đe, xử lý khi phát hiện vi phạm. Phường cũng sẽ thường xuyên tổ chức các buổi họp dân nhằm tuyên truyền, cảnh giác người dân tự bảo vệ tài sản, tránh bị các đối tượng lợi dụng sơ hở để trộm cắp hay cướp giật...
Thứ Hai, ngày 17/11/2014 - 05:21
N.HIỀN - H.TUYẾT
Ném nửa viên gạch vào mặt cảnh sát cơ động để...lấy số
(Baodatviet) - Để phục thù, một nhóm thanh niên đã thành lập "biệt đội săn CSCĐ" đi xe máy tốc độ cao, khiêu khích và tấn công lực lượng công an...
Khi tổ công tác của Phòng Cảnh sát bảo vệ (công an TP. Hải Phòng) tuần tra qua đoạn đường trước cổng giảng đường B trường đại học Hàng Hải, thì bị 2 thanh niên rú ga, vọt lên ném mạnh nửa viên gạch vào mặt chiến sĩ cảnh sát cơ động Phạm Văn Tuyền, khiến anh này bị thương.
Sau vụ việc xảy ra, hàng chục cán bộ chiến sĩ đã được huy động tỏa đi khắp TP truy tìm đối tượng liên quan.
Một nguồn tin cho biết, thời gian gần đây một nhóm thanh niên hay tụ tập tại một quán trà chanh trên đường Lạch Tray.
Các đối tượng tình nghi trong "biệt đội săn CSCĐ" |
Nhóm này có hơn chục người từ 18 - 20 tuổi, buổi tối thường tụ tập “khoe” với nhau những “chiến tích” đua xe và khiêu khích công an. Tuy nhiên, những đối tượng này thường xuyên dùng biển số giả. Từ đặc điểm nhận dạng 2 thanh niên tấn công CSCĐ do công an cung cấp, người dân khẳng định đó chính là một trong những thành viên của nhóm này.
Qua rà soát, sàng lọc thông tin, lực lượng công an xác định Nguyễn Quang Hoàng (21 tuổi, ở 1/37 Dương Đình Nghệ, Vĩnh Niệm, quận Lê Chân), là người đã mượn xe của người quen làm phương tiện đi lại và cũng chính là đối tượng đã thẳng tay ném gạch vào mặt anh Tuyền.
Từ những chứng cớ và lý lẽ sắc bén, tại cơ quan điều tra, Hoàng đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Tại đây, Hoàng khai nhận tham gia trong một nhóm mang tên “biệt đội săn CSCĐ”. Thành phần tham gia nhóm này chủ yếu là thanh niên từ 18 - 20 tuổi, có sở thích đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường phố.
Các thanh niên này hàng ngày lên mạng, hẹn hò nhau buổi tối tụ tập ở khu vực nào đó rồi tổ chức đua xe. Sau mỗi lần như vậy, thành viên của nhóm này gia tăng thêm, có khi vài chục người. Nhiều thành viên được “mời” gia nhập hết sức vô tình chỉ vì trên đường thấy đi xe máy... quá hay.
Ngoài ra, nhóm này còn có một "thú vui" quái đản là tìm kiếm lực lượng CSCĐ để trêu chọc, khiêu khích, thậm chí ra tay tấn công rồi bỏ chạy...
Theo lời khai của Hoàng, đó là hành động nhằm trả thù CSCĐ do nhiều lần bị lực lượng này truy đuổi.
Từ lời khai trên, lực lượng công an Hải Phòng đã mở rộng điều tra và tóm gọn nhiều đối tượng trong băng nhóm "săn CSCĐ". Hầu hết các nghi can đều trẻ tuổi nhưng bỏ học giữa chừng, không công ăn việc làm ổn định.
Đại tá Nguyễn Đức Cường nhìn nhận, đây thực sự là lời cảnh báo về những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc của giới trẻ. Mặc dù đó là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại được bộ phận giới trẻ có cùng suy nghĩ cổ súy, khích lệ.Nguy hiểm hơn, đối tượng Nguyễn Văn Phong còn coi đó là một chiến tích và cảm giác như được “nâng tầm” lên trong mắt bạn bè sau mỗi lần có hành vi tấn công cảnh sát.
Theo đại tá Nguyễn Đức Cường, trách nhiệm này thuộc về gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Vũ Lan (Lược theo An ninh Hải Phòng)
Các vũ khí TQ có thể làm thay đổi cục diện châu Á
Theo Vietnamnet-15/11/2014 05:00
Trên chặng đường vươn tới vị thế siêu cường, Bắc Kinh đang cố tăng cường khả năng hỏa lực một cách nhanh chóng.
Business Insider đưa tin, Trung Quốc cố gắng nâng cấp lực lượng quân sự của nước này một cách nghiêm túc, bằng việc bổ sung các chiến đấu cơ thế hệ mới, tên lửa đạn đạo và tàu hải quân hiện đại, nhằm theo kịp Mỹ.
Hiện, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có mức chi tiêu cho quân sự lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Kể từ năm 1995, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 500%.
Những vũ khí hiện đại mà Trung Quốc hiện đang sở hữu dưới đây đang làm chuyển dịch sự cân bằng quyền lực ở châu Á.
Chiến đấu cơ Chengdu J-20
Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Nó được chế tạo để ứng phó với chiếc F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.
J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình. Dù được đánh giá cao, song máy bay này vẫn phải dùng động cơ của Nga và mới chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Shenyang J-31
Đây cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà Trung Quốc đang phát triển. Không giống J-20 bị cho là được xây dựng chủ yếu dựa trên bản vẽ đánh cắp của Mỹ, chiếc J-31 là do chính Trung Quốc thiết kế.
Máy bay này có kích cỡ tương tự chiếc F-35 của Mỹ song có phần chứa vũ khí nhỏ hơn, giúp nó tối ưu hóa việc dùng nhiên liệu và cải thiện tốc độ bay.
J-31 được thiết kế để triển khai trên các tàu sân bay dự định của Trung Quốc. Cùng với F-35, đây sẽ là chiếc máy bay tàng hình thứ hai trên thế giới đặt trên tàu sân bay.
J-31 dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 11 này.
Cá mập bay Shenyang J-15
Shenyang J-15 là loại chiến đấu cơ hoạt động từ tàu sân bay. Trong báo cáo gửi Quốc hội năm 2014, Lầu Năm Góc nhấn mạnh, loại máy bay này đã thử nghiệm cất và hạ cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh với đủ trọng tải vũ khí.
Chengdu J-10 Firebird
Chengdu J-10 là loại chiến đấu cơ đa nhiệm được đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc từ năm 2005. Loại máy bay này có thể mang đủ loại tên lửa không đối không. Nó cũng có thể được trang bị bom định hướng bằng laze.
Pakistan đã nhập khẩu máy bay này từ Trung Quốc
Máy bay ném bom Xian H-6
Đây là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Theo các chuyên gia Mỹ, loại máy bay này có thể bay xa tới tận Hawaii.
Xian H-6 có thể đem theo tên lửa chống hạm.
Tên lửa siêu thanh
TrungQuốc đã tiến hành hai vụ thử tên lửa siêu thanh Wu-14.
Tên lửa này được cả Trung Quốc và Mỹ đánh giá cao vì khả năng mau chóng bắn trúng mục tiêu của nó cũng như khả năng tránh các lá chắn tên lửa truyền thống.
Tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân
Trung Quốc đang cố gắng nâng cao sức mạnh hải quân. Hạm đội tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc hiện là tiền tuyến trong chiến lược hải quân của nước này.
Tổng số, Trung Quốc có 6 tàu ngầm tấn công hoạt động song song với 53 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel. Các tàu ngầm chạy bằng diesel hạn chế về tầm xa và thường xuyên phải nổi lên mặt nước. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới nước cả tuần và ở xa lãnh thổ Trung Quốc.
Tháng trước, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào Ấn Độ Dương, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm đạn đạo chạy bằng hạt nhân
Cùng với tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, Trung Quốc cũng đang phát triển một hạm đội tàu ngầm đạn đạo chạy bằng hạt nhân. Các tàu ngầm này có chức năng hoạt động như một lá chắn hạt nhân.
Tàu sân bay
Hiện thời, Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh, được tân trang từ một chiếc tàu sân bay cũ của Nga. Tuy nhiên có nhiều tin cho hay, Trung Quốc đang lập kế hoạch phát triển nhóm 3 tàu sân bay.
Tên lửa chống vệ tinh
Trung Quốc từng tiến hành ít nhất một vụ thử tên lửa chống vệ tinh. Tháng 1/2007, Trung Quốc đã phá hủy một vệ tinh thời tiết của nước này bằng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất. Những mảnh vụn của vệ tinh bị phá hủy đã tạo ra đám mây rác thải nằm rải rác ở quỹ đạo của trái đất.
Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt vụ thử khác mà Mỹ liệt vào dạng diễn tập tên lửa chống vệ tinh.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa
Trung Quốc đã bỏ ra những nguồn lực tương đối lớn để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tháng 8 vừa qua, Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Dong Feng 5A (DF-5A) có thể bay xa 13.000km và có khả năng tấn công Mỹ.
Trung Quốc cũng phát triển tên lửa Dong Feng-41 (DF-41), một loại vũ khí có thể làm thay đổi sự cân bằng quyền lực ở châu Á. Tên lửa này có thể đem theo 10 đầu đạn hạt nhân, và bay xa 12.000km.
Tấn công mạng
Mỹ đã từng cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống máy tính Mỹ, đánh cắp những thông tin quan trọng liên quan tới máy bay chiến đấu F-35, máy bay do thám 9-8, trực thăng Black Hawk và tên lửa đạn đạo.
Máy bay không người lái tàng hình chiến đấu
Tháng 11/2013, Trung Quốc thử nghiệm thành công loại máy bay không người lái tàng hình chiến đấu Gươm sắc. Sự thành công này đã đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Mỹ, Pháp và Anh.
Hoài Linh
Ông Obama cam kết không để các nước nhỏ châu Á bị bắt nạt
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đại học Queensland (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương giữ cam kết với các đồng minh châu Á và sẽ không dung thứ việc các nước nhỏ bị bắt nạt.
Bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc tại Brisbane, thủ phủ bang Queensland, Australia ngày 15/11, trong bài phát biểu tại Đại học Queensland, ông Obama nêu rõ: "Chúng tôi tin rằng các quốc gia và người dân có quyền được sống trong an ninh và hòa bình; bất cứ trật tự an ninh có hiệu quả nào cho châu Á đều phải dựa trên các liên minh vì an ninh chung, luật pháp và quy tắc quốc tế được duy trì và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, chứ không phải là dựa trên phạm vi ảnh hưởng, ép buộc hay hăm dọa như việc các nước lớn bắt nạt nước nhỏ."
Tổng thống Obama cảnh báo: "Các tranh chấp liên quan đến lãnh thổ - các đảo xa hay bãi đá ngầm - có nguy cơ biến thành đối đầu".
Cũng theo Tổng thống Mỹ, có những mối nguy hiểm có thể làm xói mòn sự phát triển của châu Á, như chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, các tranh chấp lãnh thổ và đàn áp nhân quyền.
Ông khẳng định: "Tôi ở đây ngày hôm nay để khẳng định rằng sự lãnh đạo của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ luôn là trọng tâm cơ bản trong chính sách đối ngoại của tôi."
Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định chính sách chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia trong khu vực.
Ông cho biết Mỹ sẽ ủng hộ và hợp tác với các quốc gia đối tác ở châu Á để giải quyết những thách thức an ninh cũng như những vấn đề chung của khu vực./.
15/11/2014 15:51
Âm mưu con đường tơ lụa mới của Trung Quốc
(PL) - Lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình nói đến dự án khôi phục con đường tơ lụa ngày trước (mạng lưới đường buôn Á-Âu xuất phát từ TQ) là lần công du Indonesia năm 2013.
Tân Hoa xã giải thích dự án con đường tơ lụa mới sẽ bao gồm hai tuyến trên bộ và trên biển. Con đường tơ lụa trên bộ sẽ chạy từ TQ qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó vượt eo biển Bosporus đến châu Âu.
Con đường tơ lụa trên biển sẽ xuất phát từ TQ qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đến Bắc Phi, sau đó vượt biển Đỏ chạy sang Địa Trung Hải, Hy Lạp và cuối cùng nối với con đường tơ lụa trên bộ ở Ý. Nhân hội nghị APEC vừa rồi ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã thông báo TQ sẽ dành 40 tỉ USD để phát triển hai dự án nêu trên.
Nhận định về siêu dự án này, trang tin MarketWatch (Mỹ) ngày 12-11 cho rằng âm mưu chiến lược kinh tế của TQ là sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ, quốc tế hóa nhân dân tệ, xuất khẩu công nghệ và đó chính là chiến lược hướng Tây của TQ.
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) ghi nhận lâu nay Mỹ đã tạo dựng ảnh hưởng trong các thể chế tài chính và thương mại lâu đời như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và đưa ra dự án Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TQ đã thách thức lại Mỹ bằng các dự án con đường tơ lụa mới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). TQ xem dự án con đường tơ lụa mới còn quan trọng hơn cả FTAAP bởi quy mô và tham vọng của con đường tơ lụa mới ngang ngửa với TPP.
Reuters khẳng định TQ muốn thực hiện chiến lược cạnh tranh về kinh tế, chính trị và quân sự với Mỹ. Tạp chí The Diplomat (Nhật) đánh giá TQ đang sử dụng sức mạnh kinh tế nhằm gia tăng sức mạnh ngoại giao và quyền lực mềm. Giả định nếu dự án con đường tơ lụa mới thành công, ngoài vấn đề kinh tế TQ còn nâng cao được uy tín siêu cường quốc như kế hoạch Marshall đã mang lại uy tín cho Mỹ.
Báo Business Week (Mỹ) lưu ý con đường tơ lụa mới trên biển của TQ sẽ chạy qua biển Đông, do đó có thể sẽ làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở biển Đông theo xu hướng có lợi cho TQ. Đến nay Ấn Độ vẫn chưa quyết định sẽ tham gia dự án này hay không. Tạp chí The Diplomat dự báo con đường tơ lụa mới trên biển của TQ không thể trở thành hiện thực nếu TQ cứ tiếp tục căng thẳng trong vấn đề tranh chấp biển Đông, gia tăng sức mạnh hải quân và rời xa các nước ASEAN.
Thứ Hai, ngày 17/11/2014 - 03:25
ĐĂNG KHOA
Trung Quốc xuống thang khi bị siết chặt
(Baodatviet) - Trung Quốc đang tỏ ra nhũn nhặn khác thường với Mỹ, với Nhật và vấn đề Biển Đông.
Biệt đãi Obama
Thời gian qua, Bắc Kinh liên tục có những động thái được đánh giá là xuống thang, đặc biệt đối với Mỹ. Biểu hiện rõ nhất là tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 22 ở Bắc Kinh khi Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình dành sự “chăm sóc” đặc biệt cho Tổng thống Barack Obama. Theo giới phân tích, động thái của nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm mục đích hạ nhiệt quan hệ Trung-Mỹ vốn bị bào mòn bởi sự nghi kị lẫn nhau trong thời gian qua.
Ông Tập đã dành sự tiếp đón hết sức ưu ái cho nhà lãnh đạo Mỹ. Ông Tập còn mời ông Obama dùng bữa tối tại Trung Nam Hải, trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc - biểu tượng quyền lực tối cao của Trung Quốc. Đây là một động thái ưu ái đặc biệt dành cho một nguyên thủ nước ngoài. Buổi ăn tối có thể là nơi đã dẫn đến nhiều thỏa thuận chính thức sau đó.
Ông Tập Cận Bình và ông Obama tại Bắc Kinh hôm 12/11 |
Theo tờ Le Monde của Pháp, Trung Quốc chăm chút quan hệ với Mỹ tới mức mà sau đó Tân Hoa Xã cho là hai nước đã đi tới "mô hình quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc". Đây là một khái niệm đã được Trung Quốc đưa ra mà theo tờ báo trên thì Mỹ không tỏ ra mấy mặn mà.
Quan hệ Trung-Mỹ thời gian qua có nhiều trở ngại do vấp phải cái mà Trung Quốc gọi là "lợi ích cốt lõi" hay "lợi ích chiến lược". Trong những nguyên tắc chỉ đạo của mối quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc mà Bắc Kinh đưa ra có việc “hai bên phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau”.
Thái độ của Trung Quốc được một số chuyên gia lý giải là do nước này muốn tìm sự đồng thuận với Mỹ để thực hiện được 'Con đường Tơ lụa mới' và chính sách ngoại giao của mình.
Ngoài sự hòa hoãn với Mỹ, Trung Quốc hiện cũng tỏ ra khá dịu giọng trong quan hệ với Nhật Bản và đặc biệt là vấn đề Biển Đông.
Vòng vây siết chặt
Với tham vọng của mình, chắc chắn phải có thêm những lý do khác khiến Trung Quốc xuống thang như hiện nay. Câu trả lời có thể nằm ở tam giác quân sự Mỹ-Nhật Bản-Australia đang ngày càng rõ nét siết chặt Trung Quốc.
Ngày 16/11, sau cuộc hội đàm 3 bên bên lề G20 tại Brisbane (Australia), Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung hối thúc tự do hàng hải và các chuyến bay trên các khu vực biển có tranh chấp, giải quyết hòa bình những tranh chấp biển theo luật pháp quốc tế. Lãnh đạo 3 nước cho biết đã cam kết sẽ làm sâu sắc sự hợp tác an ninh vốn đã bền chặt giữa 3 bên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những nụ cười khiến Trung Quốc phải suy nghĩ |
Tuyên bố này tuy không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, song rõ ràng nó nhằm thẳng vào Bắc Kinh, một đối tượng đang ngày hung hăng trong khu vực. Đặc biệt, sự “hợp lực” hiếm có này cũng khiến Trung Quốc phải suy nghĩ bởi hiếm khi cả ba nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật Bản-Australia cùng ngồi với nhau và đưa ra một tuyên bố chung như vậy.
Một cuộc họp tương tự giữa Tổng thống Mỹ George W. Bush, Thủ tướng Australia John Howard và ông Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ tướng Nhật đầu tiên của ông đã diễn ra cách đây 7 năm (2007). Khi đó, cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Sydney cũng đã được giữ bí mật để tránh việc bị Trung Quốc cho là họ bị bao vây. Khác với lần trước, cuộc gặp lần đã công khai loan báo tuyên bố chung cả 3 nước.
Trước khi diễn ra cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong một bài viết đăng trên tờ "Australian Financial Review" ngày 14/11, đã xác nhận quyết tâm thắt chặt thêm quan hệ quân sự của Nhật Bản với Australia và Mỹ nhằm “xây dựng một tương lai hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương.”
Trong bộ ba này, quan hệ song phương giữa Mỹ với Australia và Nhật Bản vốn đã là đồng minh thân thiết. Mắt xích yếu là quan hệ quốc phòng Australia-Nhật thì mới đây đã được tăng cường đáng kể sau chuyến công du Australia của Thủ tướng Abe, một mối quan hệ được Tokyo xem là mang tính chất “gần như là một liên minh quân sự”.
Sự tỉnh táo của người Mỹ
Dù được Trung Quốc “biệt đãi” tại APEC vừa qua, song Tổng thống Mỹ Obama không vì thế mà “bỏ qua” các hành động hung hăng và kẻ cả của Trung Quốc trong khu vực.
Bên lề hội nghị G20 tại Australia, hôm 15/11, ông Obama đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ tranh chấp lãnh thổ tại châu Á biến thành xung đột vũ trang. Phát biểu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Tổng thống Mỹ đã ám chỉ tới Trung Quốc khi khẳng định rằng an ninh tại châu Á không thể dựa vào việc "nước lớn ức hiếp nước bé".
Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland hôm 15/11 |
Trong bài diễn văn đọc trước cử tọa sinh viên, ông Obama đã gợi đến những nguy cơ đang đe dọa sự phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó ông nêu bật các "tranh chấp lãnh thổ - liên quan đến các hòn đảo xa xôi và các bãi đá có nguy cơ leo thang thành sự đối đầu" giữa các nước.
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đã chỉ trích những hành động hù dọa, ức hiếp trong việc giải quyết tranh chấp khi ông xác định: "Chúng ta tin rằng các quốc gia và các dân tộc có quyền được sống trong an ninh và hòa bình, rằng một trật tự an ninh hữu hiệu cho châu Á không thể đặt nền tảng trong trạng thái chịu ảnh hưởng, hoặc bị ép buộc, hoặc bị hăm dọa, nơi mà các nước lớn ức hiếp các nước bé, nhưng phải được xây dựng trên sự liên minh bảo vệ an ninh cho nhau, trên luật lệ quốc tế và những quy tắc tiêu chuẩn được ủng hộ, và các giải quyết ôn hòa cho những tranh chấp".
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, Washington không chỉ bám trụ lâu dài mà sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình tại vùng châu Á-Thái Bình Dương: "Có lúc này, lúc khác, nhưng một cách bền bỉ và kiên quyết, chúng tôi sẽ tăng cường sự dấn thân của mình bằng cách huy động tất cả các thành tố tạo thành sức mạnh của chúng tôi: ngoại giao, quân sự, kinh tế và phát triển...".
Khoảng 2.500 quân Mỹ đồn trú thường xuyên tại Darwin, Australia |
Ông Obama cũng tìm cách xóa bỏ mối nghi ngại của các đồng minh và các nước nhỏ ở châu Á về khả năng Mỹ và Trung Quốc "đi đêm" với nhau. Tại Brisbane, Tổng thống Mỹ đã nhắc lại những gì ông đã nói tại Bắc Kinh hồi đầu tuần là Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tư cách một tác nhân hòa bình và có trách nhiệm trên sân khấu thế giới.
Tuy nhiên, ông Obama đã nhấn mạnh tại Brisbane rằng Trung Quốc "tương tự như các nước khác, phải tuân thủ các quy tắc dù trong thương mại hoặc trên biển". Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố nước này sẽ tiếp tục tỏ "thái độ thẳng thắn mỗi khi có sự khác biệt" với Trung Quốc.
- Đông Triều
Báo TQ: Phó Chính ủy hải quân nhảy lầu tự tử
(Baodatviet) - Ngày 16/11, ông Mã Phát Tường, Phó Đô đốc, Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc đã nhảy lầu tự vẫn.
Theo nguồn tin của South ChinaMorning Post, ông Tường được cho là đã nhảy lầu tự sát tại một tòa nhà trụ sở cơ quan hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, thông tin về cái chết của Mã Phát Tường đã nhanh chóng lây lan trong tổng hành dinh của quân chủng hải quân Trung Quốc ở phía Tây Bắc Kinh, thêm vào một vụ bê bối lớn của hải quân nước này kể từ sự sụp đổ của cựu Phó tư lệnh hải quân Vương Thủ Nghiệp trước kia.
Ông Mã Phát Tường được thăng Chuẩn đô đốc năm 2005, một năm sau khi ông được bổ nhiệm làm Chính ủy Cục trang bị quân chủng hải quân.
Ông Tường được thăng hàm Phó đô đốc hôm 1/8/2012 và vừa được bổ nhiệm làm Phó Chính ủy của quân chủng hải quân Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua.
Trước đó, ông Khương Trung Hoa, một thiếu tướng, Cục trưởng Cục Trang bị hạm đội Nam Hải cũng được cho là nhảy lầu tự vẫn ở Chiết Giang.
Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc Mã Phát Tường.
|
Một số nhà phân tích cho rằng, Khương Trung Hoa từng giữ chức Tư lệnh Căn cứ hậu cần Du Lâm là nơi neo đậu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 và 093, cái chết của ông Hoa không loại trừ có liên quan đến khả năng viên sĩ quan này đã làm lộ bí mật quân sự.
Một cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc cho rằng: "Cái chết của Mã Phát Tường và Khương Trung Hoa là hoàn toàn đúng sự thật. Những quan chức hải quân đều biết điều đó. Nhưng không một ai được phép bình luận gì về cái chết của 2 nhân vật này.".
Ngày 15/9, ông Đổng Học Cương, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác Kinh tế và Thông tin hóa thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc cũng đã nhảy lầu tự tử tại khu nhà ở của mình.
Căng thẳng chính trườngTheo một nguồn tin, cái chết của ông này có thể liên quan đến một người tên Vương Mậu bị cơ quan chức năng thẩm vấn 2 lần vì những giao dịch tài chính khó hiểu.
Trước đó, Hãng tin PTI (Ấn Độ) cho biết chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động đã làm gia tăng bầu không khí căng thẳng trong chính trường Trung Quốc. Chỉ tính riêng tháng 7/2014, ít nhất 6 quan chức tự kết liễu đời mình.
Theo Tân Hoa Xã, từ tháng 1/2014 tới nay đã có khoảng 30 quan chức địa phương tự sát trong khi Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ước tính con số thực tế là 37.
Chưa rõ nguyên nhân ông Đổng Học Cương tự vẫn
|
Ngày 8/9, cựu Chủ tịch Chính hiệp thành phố Hồi Hột thuộc khu tự trị Nội Mông Trương Bành Tuệ cắt cổ tay tự vẫn ở văn phòng làm việc thuộc tòa nhà Ủy ban Nhân dân thành phố này.
Đầu tháng 7, ông Lý Hải Hoa, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, cũng đã nhảy lầu tự sát ở tuổi 56, để lại thư tuyệt mệnh nói ông bị trầm cảm và sức khỏe yếu. Cuối tháng 7, Vương Vận Thanh, Phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế tỉnh ủy Hồ Bắc, cũng nhảy lầu, để lại thư tuyệt mệnh nói ông bị trầm cảm.
Trước đó, hồi tháng 3, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tin tức Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Ngũ Phong cũng kết liễu đời mình bằng cách nhảy lầu.
Trước thực trạng này, ông Tề Hạnh Phát, học giả của Trường ĐH Sư phạm Hoa Đông, nói với tờ The New York Times: “Các cán bộ tham nhũng ở các mức độ khác nhau và lúc nào cũng có thể bị điều tra. Thông tin vừa được đưa ra vào buổi sáng thì ngay buổi chiều, họ đã bị giam giữ. Điều đó thực sự đáng sợ. Sau một thời gian, cảm giác tội lỗi vì hành vi hối lộ, tham nhũng có thể khiến quan chức tìm đến cái chết”.
Tất cả các sự việc này, đặt ra nghi vấn liệu rằng các điều tra viên chống tham nhũng trong quá trình điều tra tạo quá nhiều áp lực cho các quan chức bị tình nghi tham nhũng, khiến họ phải tự tử.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ thực thi một chính sách cứng rắn chống tham nhũng kể từ sau khi lên nắm quyền, đồng thời cảnh báo rằng tệ nạn này có thể hủy hoại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Tập cảnh cáo sẽ bãi chức những quan chức cấp cao tham nhũng mà ông ví như “những con hổ” và cả những nhân viên cấp thấp, được ví như “ruồi”, để duy trì sự trong sạch của đảng cầm quyền.
Chỉ tính từ tháng 1/2013 cho đến tháng 11/2013, Trung Quốc đã tiến hành điều tra khoảng 37.000 quan chức bị tình nghi tham nhũng trong hơn 27.000 vụ án. Có 12.824 vụ được kết luận là “gây thất thoát của nhân dân” với tổng giá trị lên đến 900 triệu USD, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao Trung Quốc cho biết.
Gia An (Tổng hợp)
Subscribe to:
Posts (Atom)