Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 14 của ĐCSVN vừa chấm dứt, báo Người Việt tại Nam Cali đưa tin :
“Một nguồn tin khả tín của báo Người Việt cho hay, tại cuộc “bỏ phiếu kín” … …, ông Dũng chỉ nhận được 1/16 phiếu đề cử của các thành viên Bộ Chính Trị”. Nghĩa là trong 16 Ủy viên BCT thì chỉ có 1 phiếu bỏ cho ông NTD, tức là chỉ có ông ta bỏ phiếu cho ông ta?! Điều này có vẻ vô lý, nếu không muốn nói là hoàn toàn vô lý.
Và : “Kết quả bỏ phiếu kín đề cử cho 4 chức danh chóp bu hay gọi nôm na là “tứ trụ” bao gồm: Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư: 137/175 phiếu, Trần Đại Quang – Chủ tịch Nước: 157/175 phiếu, Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng: 153/175 phiếu và Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc Hội: 161/175 phiếu”.
Nghĩa là lần đầu tiên trong lịch sử có một ai đó trong TW đảng CSVN đã tiết lộ tin mật gan ruột của TW. ĐCSVN cho người ngoài. Đặc biệt người này không tiết lộ cho tình báo nước ngoài, cũng không bán tin này cho các hãng thông tấn quốc tế để nhận được tiền tỉ, mà lại tiết lộ cho báo Người Việt miễn phí ( Bởi vì báo NV làm gì mà có tiền tỉ để mua tin tối mật như thế này ).
Và rồi báo NV cũng đã sơ hở trầm trọng khi tự nhận là địa chỉ đến của nguồn tin tối mật kia. Mật vụ của CSVN chỉ cần theo dõi những ai từng trao đổi với báo NV thì có thể phăng ra kẻ phản bội đang nằm trong TW. ĐCSVN.
Dĩ nhiên đây chỉ là một lối phịa tin giật gân của báo Người Việt; nhưng cũng đủ khiến cho những khách hàng ruột của báo NV mắc hỡm. Lâu nay họ tin báo NV như tín đồ tin vào Kinh thánh. Cứ cho rằng những gì báo NV nói đều là “chân lý”.
Trong khi đó đài VOA đưa tin về kết quả Hội nghị TW.14 của ĐCSVN như sau :
“Đương kim thủ tướng Việt Nam vẫn là “ứng viên sáng giá” cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu “lên ngôi”, ông sẽ là “Putin của Việt Nam”, theo nhận định của một số nhà quan sát.”
“Các nhà quan sát tình hình chính sự ở Việt Nam lâu nay nhận định rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là người nhiều khả năng sẽ lên nắm chức Tổng bí thư từ tay ông Nguyễn Phú Trọng”. ( Bài viết “Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ theo chân Tổng thống Putin?”, đăng ngày 14-01-2016 ).
Vậy thì giữa nguồn tin “khả tín” của báo NV với nhận xét của các nhà quan sát quốc tế thì đằng nào đáng tin hơn ? Có thể kiểm lại bằng cách đồi chiếu với thông tin của chính phủ CSVN. Ngày 14-01-2016 nguyentandung.org đưa tin :
“Trung ương đã thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét”.
Nghĩa là cuối cùng 4 chức vụ lớn của chế độ CSVN được chọn bằng cách bỏ phiếu kín. Hay nói trắng ra là hễ phe nào đông nhất trong TW đảng thì phe đó sẽ trúng luôn 4 ghế lớn nhất. Tức là phe đông nhất sẽ bỏ phiếu TBT cho người của mình, bỏ phiếu CTN cho người của mình, bỏ phiếu TT cho người của mình, và bỏ phiếu CTQH cho người của mình.
Nhưng theo như nhận định của các nhà quan sát quốc tế thì hiện nay phe đông nhất, mạnh nhất là phe Nguyễn Tấn Dũng. Vậy thử phân tích xem thủ lĩnh NTD phân phát 4 chiếc ghế này cho những ai ?
Cách đây hơn nửa năm, ngày 18-5-2015, BBC đưa ra bài viết “Đại hội Đảng 12 và ứng viên nặng ký”:
“Một học giả người Việt vừa có bài phân tích về cơ cấu và các kịch bản bầu ghế “tứ trụ”, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.
Trong bài “ Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhận định về khả năng tiếp tục nắm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Nhận thấy bài viết của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp “hoàn toàn khả tín” cho nên ngày 24-5-2015 người viết bài này đã đưa lên mạng bài phân tích về bài viết của Tiến sĩ Hiệp với tựa đề “Bộ sậu CSVN trong tương lai” như sau :
Bộ sậu CSVN trong tương lai
Từ trước đến nay mỗi khi đài RFA hay đài BBC muốn loan những tin đồn “gió thoảng mây bay” về nội bộ Trung ương ĐCSVN thì thường mượn danh các nhà “ngoại cảm” ( chuyên gia đoán quẻ ) cỡ như Bùi Tín, Carl Thayer, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Phạm Chí Dũng… Loan tin như vậy mà nếu không đúng thì đổ cho các nhà ngoại cảm, mặc dầu các vị này chuyên môn đoán quẻ dựa theo ý của “khách đặt hàng” BBC, RFA, RFI.
Nhưng vừa mới đây BBC giới thiệu một nhà bình luận chuyên về tình hình nội bộ ĐCSVN, nhà bình luận này hoàn toàn mới lạ, đó là Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, giảng viên khoa “Quan hệ quốc tế” tại Đại học Quốc gia, thành phố HCM.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp không ba hoa chích chòe với những lời “nghe xong rồi bỏ” như các nhà ngoại cảm, mà ông đưa ra một bài tham luận bằng tiếng Anh và gởi đăng trên một trang mạng quốc tế tại Singapor. Ông không đoán quẻ theo kiểu “dường như” ( kiểu của Tiến sĩ dõm Phạm Chí Dũng ) mà ông suy luận từ những hiện tượng khách quan mà mọi người đều biết hoặc có thể kiểm chứng dễ dàng.
Về nhân vật đang thống trị quyền lực tại Việt Nam
Theo như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói cho BBC thì hiện nay có 2 băng quyền lực tại VN, đó là băng Nguyễn Tấn Dũng và băng Nguyễn Phú Trọng, nhưng vừa qua vì Nguyễn Tấn Dũng chửi Mỹ ( Trong ngày kỷ niệm 30-4 ) nên băng Nguyễn Phú Trọng đang chiếm ưu thế. Tiến sĩ Dũng cũng đoán quẻ là nếu NPT được Tổng thống Obama tiếp đón trọng thị tại Mỹ thì băng NPT sẽ thắng thế. Nhờ đó NPT sẽ đưa người của ông ta vào ghế Tổng bí thư.
Nhưng Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thì không đồng ý như vậy, ông cho rằng:
“Thủ tướng Dũng có thể nói là nhân vật chính trị nhiều quyền lực nhất tại Việt Nam trong hơn 30 năm qua, kể từ sau thời Tổng bí thư Lê Duẩn”. ( Nguyên văn : Prime Minister Dung has possibly been Vietnam’s most powerful politician over the past thirty years, since the demise of General Secretary Le Duan )
“ông Dũng có thể sẽ tiếp tục là một trong những chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam trong ít nhất là năm năm nữa.”…”Sự gia tăng quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một nhân tố then chốt để làm sáng tỏ không chỉ các ứng cử viên cho Bộ Chính trị kế tiếp mà còn cả sự chuyển tiếp quyền lực tại Việt Nam sắp đến” ( Lược dịch của BBC ).
Tiến sĩ Hiệp phân tích rõ những yếu tố đưa đến sự tập trung quyền lực trong tay NTD :
Thứ nhất : Các viên chức cao cấp nhất trong chính phủ và các tỉnh thành đều do NTD bổ nhiệm hoặc chịu ảnh hưởng nặng của NTD. ( Nguyên văn : First, the Central Committee is mostly composed of cabinet members and top officials from provinces, whose appointment was either decided or greatly influenced by Dung ).
Thứ hai : NTD toàn quyền phân bổ ngân sách cho các tỉnh thành tùy theo mức độ quan hệ “làm ăn” giữa ông ta và lãnh đạo địa phương ( Nguyên văn : Second,Dung’s important role in allocating state budgets to local governments alongside his good relationship with businesses, which normally maintain close ties with provincial leaders ).
Thứ ba : NTD đã “nắm hết” Bộ Công an và Bộ Quốc phòng ( Nguyên văn : Third, Dung’s influence over the Ministry of Defense and, especially, the Ministry of Public Security ).
Thứ tư : Là một ủy viên thâm niên nhất trong Bộ chính trị, NTD đã tạo được một mạng lưới thế lực bao trùm trong giới lãnh đạo Trung ương. ( Nguyên Văn : Finally, as the longest serving member of the Politburo who has held many influential posts, Dung seems tohave cultivated an extensive network of ties that enables him to mobilize political support among the party’s senior officials, especially those in the Central Committee ).
Về các ứng cử viên trong kỳ Đại hội Toàn quốc sắp tới
Tiến sĩ Hiệp cho rằng hầu hết những người được vào BCT kỳ tới đều thộc phe của NTD: ““Các ứng cử viên có mối quan hệ tốt hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều khả năng có cơ hội cao hơn được vào Bộ Chính trị.” … “bất kỳ Ủy viên BCHTW nào cũng phải có sự ủng hộ của ít nhất 4 ủy viên Bộ Chính trị và 10 ủy viên Trung ương mới đủ điều kiện để ứng cử vào Bộ Chính trị” ( BBC lược dịch ).
– Về chức Tổng bí thư : Tiến sĩ Hiệp cho rằng NTD chắc chắn là TBT nhưng ông ta sẽ “vói” luôn chức Chủ tịch nước; đặt trường hợp NTD không kiêm luôn được CTN thì Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ nắm CTN.
*( Không biết Tiến sĩ Hiệp nghĩ sao nếu cuối cùng Phùng Quang Thanh, hay ứng cử viên CTN nào khác, từ chối chức CTN và nhường cho NTD ? ).
– Về chức Chủ tịch Quốc hội : Tiến sĩ Hiệp cho rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ nắm CTQH.
*( Điều này thì quá rõ bởi vì trong 2 kỳ bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua bà Ngân vượt xa ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, ngoài ra cũng không ai theo kịp bà. Tuy nhiên với uy tín tuyệt đối và với học vị Thạc sĩ kinh tế thì tại sao bà không thể là ứng cử viên cho chức Thủ tướng? Không biết Tiến sĩ Hiệp nghĩ sao về vấn đề này? Phải chăng là bà tốt nghiệp học vị Kinh tế XHCN cho nên không đủ khả năng đáp ứng cho hệ thống kinh tế tư bản sắp tới ? ).
– Về chức Thủ tướng : Tiến sĩ Hiệp lựa trong 5 ông phó thủ tướng thì có ông Nguyễn Xuân Phúc là có lợi thế nhất do vì ông ta đang là Ủy viên BCT. Còn Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thì Tiến sĩ Hiệp cho rằng cần phải được bầu vào BCT trong khóa tới hoặc được ông NTD chỉ định thay thế ông ta thì mới có thể nắm chức Thủ tướng.
*( Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng tốt nghiệp khoa kinh tế XHCN cho nên có thể sẽ không đủ tin cậy đối với giới tài phiệt của thế giới tư bản. Hơn nữa vừa qua ông ta bị trang mạng “Chân dung quyền lực” tố cáo nhiều điều xấu. Trong khi ông Bùi Tín viết trên VOA rằng trang CDQL là của Tổng cục an ninh 1 của CSVN mà không thấy CSVN đính chính .
Trong khi đó ông Vũ Đức Đam sẽ đương nhiên được bầu vào BCT nếu ĐCSVN giao cho ông ta chức Thủ tướng. Và ông NTD sẽ dễ dàng đề cử VĐĐ thay thế ông ta bởi vì ông Đam nguyên là Chủ nhiệm Văn phòng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xuất thân đại học kinh tế Bỉ, nguyên thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Phụ tá của cố vấn Võ Văn Kiệt. Trong khi ông Kiệt là người đỡ đầu của NTD.
Ngoài ra mới đây ông NTD bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hà làm Thứ trưởng Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Chức vụ này được chuẩn bị đưa lên làm Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng cho Thủ tướng mới trong tương lai. Các ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam cũng từng đi lên từ chức vụ này.
Nhưng ông Hà là con trai của cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ông ta có thể giúp cho ông Đam về thế lực cũng như khả năng bởi vì ông ta từng tốt nghiệp đại học Havard của Mỹ, do Quỹ học bổng Fulbright của Mỹ tài trợ ).
Dầu sao bản liệt kê danh sách “bộ sậu tương lai” của Tiến sĩ Hiệp cũng còn bỏ quên một nhân vật rất có uy thế nhưng gần đây im hơi lặng tiếng; đó là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người được ông Lê Đức Anh đỡ đầu.
KẾT LUẬN
Tham luận của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp rất giá trị vì những thông tin khả tín và những chứng minh khoa học. Ngoài ra ông đang làm việc tại VN mà ra nước ngoài đăng một công bố đích xác về thực lực nội bộ ĐCSVN chứng tỏ ông đã được nhà nước CSVN coi như “chấp nhận được”.
Có thể đây là một cách mới của “đảng” Nguyển Tấn Dũng muốn đưa thông tin không chính thức ra bên ngoài. Những thông tin này giới thiệu những hoạt động chính trị bên lề mà các cơ quan thông tin nhà nước không thể công khai công bố. Dĩ nhiên những thông tin này rất có giá trị đối với giới quan sát quốc tế. ( Thay cho các thông tin “một phần đúng hai phần sai” của ông “thầy”Cal Thayer tại Úc).
BÙI ANH TRINH
Chú thích của người viết : Những điều học giả Lê Hồng Hiệp đưa ra trên đây tưởng như là mới nhưng thực ra đã được người viết bài này đưa lên mạng hồi đầu năm 2015 với bài viết “Trò chơi bỏ phiếu tính nhiệm”. Mọi tính toán nhân sự cho kỳ đại hội 2016 đã được định hình rõ nét sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Hội nghị 10 Trung ương ĐCSVN vào tháng Giêng năm 2015.