Tuesday, January 9, 2018

Một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự bị cấp trên đánh tàn phế

Một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự bị cấp trên đánh tàn phế
Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện một video tường trình sự việc anh Nguyễn Anh Trí ở Xã Tân Phong , huyện Tân Biên , tỉnh Tây Ninh là một quân nhân nghĩa vụ bị cấp trên đánh dẫn đến tàn phế.
Gia đình anh Nguyễn Anh Trí đã viết đơn gửi tới chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng quốc phòng,… nhằm kêu cứu cho anh. Trong đơn, gia đình anh đã tố cáo sĩ quan tên Trung và A Phó Ân hiện công tác tại trung đoàn 271 Phú Giáo – Bình Dương.
Em gái của Nguyễn Anh Trí cho biết: “Anh tôi đã lên đường nhập ngũ vào ngày 16/02/2017 trước khi đi sức khỏe rất tốt cũng đã trải qua 3 vòng khám tuyển. Đơn vị anh tối đóng quân ở trung đoàn 271 Phú Giáo – Bình Dương. Sau 2 tháng huấn luyện thì gia đình được báo tin là Trí đang hôn mê bất tỉnh, gia đính lập tức đến đơn vị đưa Trí đi cấp cứu ở bệnh viện quân y 175 TPHCM. Sau đó, bệnh viện kết luận là sốc nhiễm khuẩn gì đó nhưng có điều khó hiểu bệnh nhiễm khuẩn sẽ lây lan rất mạnh trong khi cả một trung đoàn hàng nghìn chiến sĩ lại chỉ có mình anh tôi là như vậy. Gia đình đã âm thầm điều tra, và biết được thông tin từ các phụ huynh và những tân binh đi cùng đợt với Trí. Trí đã bị đánh đập nhiều lần do Sĩ quan Trung và A Phó Ân cầm đầu. Lần mà đánh anh tôi đến ngất xỉu, chúng đã cho 4 tân binh khiên Trí vào nhà vệ sinh đánh vào đầu bằng chỏ. Sau đó bắt anh tôi ra sân tập, khi đang hít đất thì xỉu ngay tại chỗ và hôn mê.”
Gia đình anh Trí cho biết thêm: “Chúng tôi đã gửi đơn tới các cấp, các ngành để yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với sĩ quan tên Trung và tên Ân. Nhưng đến bây giờ hai người đó vẫn không bị xử lý gì. Ngay sau sự việc xảy ra, trung đoàn 271 có nói Trí là người của quân đội thì quân đội sẽ lo hết, nhưng chỉ cấp cho gia đính 5tr/tháng. Đến bây giờ, khi bác sĩ giới thiệu ra bệnh viện 108 ở Hà Nội cấy não với số tiền khoảng 200tr thì họ nói chỉ hỗ trợ được phần nào.”
Một nguồn tin cho phóng viên SBTN biết, Nguyễn Anh Trí mới vào quân ngũ mà không biết là khi nhập ngũ phải có “quà biếu” cho cấp trên. Do vậy nên Trí liên tục bị đánh, bị hành hạ và bị đối xử khắc nghiệt mới dẫn đến tình trạng như trên.
Nguyên Nguyễn / SBTN

Buổi sáng ở Lion Plaza, San Jose

Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Không có trường đại học nào dạy làm cách mạng. Cách mạng bắt đầu từ trái tim, từ lòng yêu nước, từ lý tưởng sắt son. Các thế hệ đi trước có chọn lựa thích hợp với nhận thức chính trị, điều kiện lịch sử và hoàn cảnh riêng của họ. Họ thành công và họ thất bại. Họ đi đúng và họ bước sai. Nhưng tôi luôn dặn lòng, không chỉ ngồi đó than trách hay đỗ thừa những bậc cha chú đã đi qua mà hãy kính trọng họ và làm hết sức của mình.

Con đường đúng phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức chính trị và lịch sử của người dân Việt nói chung và tuổi trẻ nói riêng. Vận dụng các điều kiện quốc tế là việc nên làm nhưng phục hồi và phát huy nội lực dân tộc vẫn là quan trọng nhất bởi vì chính nội lực sẽ đào thải chủ nghĩa CS...
*

Tháng 8 năm 2017, tôi và gia đình ghé thăm San Jose, một thành phố có đông người Việt định cư ở Bắc California. Buổi sáng trong ngày cuối trước khi về lại Boston, tôi bỗng dưng muốn ghé thăm khu thương mại Lion Plaza. Tôi đến San Jose nhiều lần nhưng chưa trở lại Lion Plaza lần nào và tự nhiên thấy nhớ.

Tôi dừng xe trên bãi đậu của Lion Plaza. Tính nhẩm trong lòng, thì ra đã hai mươi lăm năm mình mới trở lại đây.

Năm 1990, tôi làm việc cho một hãng computer của Mỹ có trụ sở chính đặt ở Milpitas, gần San Jose. Dù nhóm tôi ở miền Đông Bắc, tôi vẫn thường qua đây làm việc, để được huấn luyện các chương trình hay đề án mới. Nhiều khóa huấn luyện kéo dài hai hay ba tuần lễ.

Bs. Nguyễn Đan Quế
Thời điểm đó trong nước Bác sĩ Nguyễn Đan Quế vừa công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản". Bác sĩ bị CS bỏ tù từ 1978 đến 1988 nhưng sau khi công bố lời kêu gọi đó, ông bị bắt lần nữa và bị tuyên án 20 năm tù. 

Những ngày cuối tuần, một nhóm bạn trẻ ở San Jose thường đặt một chiếc bàn nhỏ bên lối đi vào Lion Plaza để phân phối lời kêu gọi của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Khi qua San Jose, cuối tuần tôi cũng đến đó để phụ với các bạn. Có khi tôi đến một mình và đứng trước cổng chợ để phân phối lời kêu gọi của ông.

Một số người đi chợ tưởng là giấy quảng cáo hàng hạ giá nên đưa tay cầm lấy nhưng lặng lẽ ném đi khi biết đó là bản tin ngắn viết về một người trung niên đeo kính cận dày mà họ không biết là ai.

Vài đồng hương chịu khó dừng lại hỏi han. Tôi có cơ hội giải thích họ biết người trong hình là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đang bị tù vì gióng lên tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân bản cho dân tộc Việt Nam. Họ gật đầu thông cảm nhưng rồi cũng tiếp tục đi.

Không chỉ đồng hương mà ngay cả những người trẻ chúng tôi ngày đó cũng không biết gì nhiều về bác sĩ ngoài tiểu sử vắn tắt và lời kêu gọi của ông. Nhưng chúng tôi ủng hộ, đơn giản vì ông gióng lên tiếng nói từ ngục tù CS. Chúng tôi không muốn tiếng nói của ông cất lên trong cô đơn sẽ rơi vào quên lãng.

Bạn bè tôi ngày đó rồi cũng ra đi theo chọn lựa riêng của mỗi người và tôi vẫn tiếp tục kiên nhẫn làm công việc mang từng giọt nước nhỏ vào lòng sông đang trong mùa đại hạn bởi vì tôi tin chỉ có thay đổi nhận thức mới có thể thay đổi được tương lai như họa sĩ Maurizio Nannucci đã viết trong tác phẩm của ông: “Thay đổi nơi chốn, thay đổi thời gian, thay đổi nhận thức, thay đổi tương lai”.

Hai mươi bốn năm sau, 11 tháng 5, 2014, tôi được mời đến thuyết trình về các phong trào xã hội tại Việt Nam trong ngày Nhân Quyền 11 tháng Năm được tổ chức hàng năm tại Washington DC. Trong dịp đó tôi nhắc lại sự kiện công bố Lời Kêu Gọi của Bs. Nguyễn Đan Quế năm 1990 rằng nếu ngày đó CS đưa ông ra sau nhà giam Chí Hòa bắn chết, ngoại trừ một số rất ít trong gia đình và thân hữu, có lẽ không bao nhiêu người biết. Ông không phải là Nelson Mandela hay Desmond Tutu mà chỉ một thầy thuốc ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Nhưng từ điểm khởi hành khiêm nhượng đó, phong trào xã hội đã từng bước đi lên. Ngày nay, hàng trăm mạng lưới, hàng ngàn nhóm xã hội dân sự đang hoạt động.

Không có trường đại học nào dạy làm cách mạng. Cách mạng bắt đầu từ trái tim, từ lòng yêu nước, từ lý tưởng sắt son. Các thế hệ đi trước có chọn lựa thích hợp với nhận thức chính trị, điều kiện lịch sử và hoàn cảnh riêng của họ. Họ thành công và họ thất bại. Họ đi đúng và họ bước sai. Nhưng tôi luôn dặn lòng, không chỉ ngồi đó than trách hay đỗ thừa những bậc cha chú đã đi qua mà hãy kính trọng họ và làm hết sức của mình.

Con đường đúng phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức chính trị và lịch sử của người dân Việt nói chung và tuổi trẻ nói riêng. Vận dụng các điều kiện quốc tế là việc nên làm nhưng phục hồi và phát huy nội lực dân tộc vẫn là quan trọng nhất bởi vì chính nội lực sẽ đào thải chủ nghĩa CS. Lịch sử các quốc gia Nga, Đông Âu và vùng Baltics cho thấy đó là con đường đúng và bền bỉ nhất.

Nhưng phục hồi và phát huy nội lực dân tộc cần nhiều thời gian, công sức và kiên nhẫn.

Trường hợp Việt Nam, yếu tố kiên nhẫn lại càng cần thiết hơn các nước CS Châu Âu bởi vì lý do lịch sử. Không giống sự hình thành các đảng CS Châu Âu, quá trình hình thành và phát triển của đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó.

Năm 2005, tôi có giải thích lý do này trên talawas rằng không giống như trường hợp Tiệp Khắc, Đông Đức, Ba Lan, Bulgaria, Albania, v.v..., nơi đó các đảng cộng sản thực chất chỉ là những dây chùm gởi sống nhờ vào sức mạnh của đồng Rup, xe tăng và hỏa tiễn Liên Sô, khi cây đại thụ Liên Sô thối ruột và ngã quỵ thì cả chùm cũng khô héo theo, đảng Cộng sản Việt Nam qua chiếc bánh vẽ “đánh đuổi thực dân giành độc lập” đã mê hoặc không chỉ một thế hệ Việt Nam trước đây mà nhiều người còn bị tẩy não đến bây giờ.

Những người này cho rằng chế độ CS hư thối nhưng có lý do để tồn tại. Họ thành thật tin rằng nếu diệt được hết tình trạng tham nhũng chế độ sẽ tốt hơn và xứng đáng để lãnh đạo Việt Nam. Nhưng họ quên rằng tham nhũng có tính đảng, tức là một trong những đặc tính thuộc về bản chất của chế độ CS.

Thế nào là “tính đảng”? Trong một bài viết nặng phần lý luận “Nâng cao tính Đảng của người đảng viên” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản tháng 5, 2012, tác giả định nghĩa tính đảng là “thuộc tính căn bản, cốt lõi và bản chất” được sinh ra, lớn lên và sẽ tồn tại suốt chiều dài của đảng CS.

Đảng CS bằng mọi phương tiện, mọi biện pháp phải đạt cho được mục tiêu xây dựng một chế độ độc tài, độc đảng, chuyên chính và toàn trị dựa trên chủ nghĩa CS. Một khi quyền lực tập trung tuyệt đối đặt trong tay một đảng toàn trị sẽ dẫn tới sự lạm dụng quyền lực và hậu quả đương nhiên là tham nhũng.

Nếu tham nhũng có thể ngăn chận mà không phải xóa bỏ cơ chế thì Liên Sô đã không sụp đổ.

Mikhail Gorbachev cương quyết chống tham nhũng nhưng ông không phải là lãnh tụ CS đầu tiên làm việc đó. Trước ông, chiến dịch chống tham nhũng của Yury Andropov còn quyết liệt hơn nhiều. Andropov, một hung thần CS được gọi là “đồ tể của Budapest” vì vai trò của y trong vụ đàn áp cuộc nổi dậy tại Hungary 1956 và Mùa Xuân Tiệp Khắc 1968, từng là giám đốc KGB từ 1967 đến 1982, đã ra lệnh xử bắn hàng loạt cán bộ các cấp lãnh đạo đảng.

Nhưng như lịch sử đã chứng minh bệnh cơ chế chỉ có thể được chữa trị sau khi cơ chế độc tài toàn trị bị xóa bỏ.

Ngày đó tác phẩm The Rise and Fall of Communism của Gs. Archie Brown chưa ra đời. Khi tác phẩm được phát hành lần đầu năm 2009, Gs. Archie Brown cũng đưa ra nhận xét tương tự, các đảng CS Tàu, CSVN còn sống đến hôm nay vì chúng bám vào lịch sử đất nước. Tháo gỡ các ngộ nhận lịch sử, vì thế, trở thành mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Từ những ngày ở Lion Plaza đầu thập niên 1990 tới nay là một quãng thời gian khá dài nhưng cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân bản cho cả dân tộc Việt Nam không còn cô đơn như hai mươi lăm năm trước. Phong trào xã hội chưa tập hợp thành một lực lượng cách mạng nhưng rõ ràng đang đi trên con đường đúng. Nhiều người có mặt trong những năm tháng đó nay đã qua đời, im lặng hay quy ẩn dù tuổi còn khá trẻ. Nhưng không sao. Chuyến tàu lịch sử dừng lại ở mỗi ga, có người bước xuống nhưng nhiều người khác bước lên và tiếp tục hành trình.

Một ngày nào đó những giọt nước từ tâm hồn tôi sẽ cạn theo tuổi tác và tôi sẽ ra đi nhưng con đường đúng thì sẽ có những tâm hồn Việt Nam khác tiếp tục gieo mầm xanh trên quê hương. Mùa xuân sẽ đến.

08.01.2018

Vẫn chỉ là xử án kiểu XHCN

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Hôm qua, ngày 8/01/2018 bắt đầu xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Một trò diễn tiếp của vở kịch nhiều màn. Nhắm mắt, người ta cũng biết: Toà sẽ không dám quyết án quá 20 năm cho Đinh La Thăng. Kẻ phải bị kết án tử hình là Trịnh Xuân Thanh, nhưng sẽ giảm vào phiên phúc thẩm với những trò xin nộp lại tài sản, thành khẩn ăn năn v.v...

Trịnh Xuân Thanh chỉ là cấp thừa hành, là kẻ biết lợi dụng các kẽ hở của cấp trên và chỉ là kẻ ma mãnh, biết tranh thủ vơ vét cho cá nhân, khi biết rõ ý định tham nhũng của cấp trên của mình. Dưới Đinh La Thăng không chỉ có một mình Trịnh Xuân Thanh, còn Nguyễn Xuân Sơn, Hoàng Văn Thắm, còn Vũ Đình Duy, còn Lê Chung Dũng, còn hàng chục đầu mối tham ô và gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ khác. Hàng trăm dự án mà Đinh La Thăng đề ra và tìm cách cung cấp kinh phí cho chúng, chính là hàng trăm đầu mối tham nhũng như đầu mối Trịnh Xuân Thanh. Mục đích là giải toả đống tiền đang nằm trong két sắt của PVN, đi qua các Ban quản lý để đến thẳng tay các nhà thầu, các công ty dưới tay và trong tay của Trịnh Xuân Thanh. Nhưng đích đến cuối cùng là sự quay lại của những đồng tiền buông ra đó. Và nếu quay lại cho một đầu mối tới hàng trăm tỷ đồng thì tới Thăng không thể tính bằng số trăm tỷ được. Toà tất nhiên không ngu đến nỗi không thấy điều đó.

Trịnh tham ô 20 tỷ, làm thiệt hai 3.300 tỷ, nhưng Đinh La Thăng làm thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ, phá hủy hàng trăm cơ sở nền tảng của nền kinh tế, có thể gây thiệt hài hàng triệu tỷ. Hệ thống chính quyền mất hàng nghìn cán bộ. Cuộc sống của hàng chục triệu dân bị ảnh hưởng. Tất cả những văn bản những quyết định, những cú phôn v.v..., chỉ là những tiểu tiết tất yếu, nhằm đạt bằng được mục tiêu tham nhũng. Nếu xử Trịnh tử hình, thì Đinh xứng đáng bị xử hàng chục lần tử hình.

Nhưng đảng sợ, ông Trọng sợ. Trước hết là sợ tạo ra làn sóng khủng bố làm tê kiệt xã hội. Thứ hai là Đảng sợ phản ứng của phe cánh của nhóm lợi ích gắn liền với với tham nhũng Toàn quốc mà đứng đầu là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cựu Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Không một quan chức nào, cả những kẻ đã hạ cánh lẫn đương chức, trong suốt ba mươi năm cải cách mở cửa không dính tới tham nhũng. Đặc biệt như nấm mùa xuân thời ông Dũng, vì biết tường tận những hành vi tham nhũng của ông Dũng. Nếu ai cũng cảm thấy không an toàn thì hoặc là bỏ mặc buông xuôi tất cả, gây tê liệt hoàn toàn xã hội, hoặc là tự tìm cách tự vệ và phản công, theo quy tắc "được ăn cả, ngã về không" hoặc "đạp đổ hay chờ chết".

Nhưng có một nguyên nhân sâu xa là, khi quy kết tội tham nhũng cho một cán bộ cao cấp cỡ uỷ viên Bộ chính trị, người ta biết rõ phía sau lỗi cá nhân, có lỗi hệ thống. Phía sau sự tha hoá cá nhân có nguyên nhân từ cơ cấu của thể chế. Có thể giết oan mạng sống một dân thường, hoặc cao hơn là của một quan chức, nhưng giết chết mạng sống của một trong 19 người đứng đầu chế độ không còn là vấn đề pháp luật nữa. Đó là vấn đề chính trị, đó là vấn đề nền tảng tính chính danh của chế độ.

Hệ thống đẻ ra tham nhũng. Hệ thống sinh ra và tạo ra sự tha hoá của con người. Hệ thống biến những con người đạo đức ban đầu thành những kẻ tham lam vô đạo. Hệ thống tạo ra những Nguyễn Tấn Dũng chỉ tìm kiếm phát hiện và bồi dưỡng những đảng viên có biệt tài ăn cắp và biệt tài cung phụng cấp trên.

Ngay chính Bộ Chính trị nghi ngờ tư cách xét xử và phán quyết một cái án như vậy. "Mạng phải trả bằng mạng", ông Trọng, khi không dám tin vào tính chính danh của chính mình, có dám liều mạng để chịu nhận một trách nhiệm cá nhân như vậy không? Khi không thừa nhận tính đại diện công lý của Toà, thì trách nhiệm sẽ được tính cho cá nhân người quyết định cao nhất. Người ta biết, nếu Thanh "chết" hay Đinh La Thăng "chết", bất cứ kẻ nào bị "xử chết" tại Toà án chính trị Cộng sản, dứt khoát phải có sự đồng ý của cá nhân ông Trọng, của Tổng bí thư đảng. Vì "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối", không phải là luật pháp, luật chỉ "thể chế hoá của cương lĩnh đảng".

Chính vì vậy mà sẽ chẳng có án tử hình nào cả. Nếu có thì sẽ chỉ là đóng kịch. Sẽ tuyên án, rồi vài năm, sẽ giảm án, khi có thành tích hối cải. Cái chính là bản án có thể đã thỏa thuận trước trong đảng và với chính bị can. Đó là Toà án kiểu Xã Hội Chủ nghĩa, của một nhà nước XHCN.

Ông Trương Tấn Sang, hôm qua nói trên Vnexpress.net: "Chẳng phải chúng ta đã chứng kiến những kẻ có lòng tham vô đáy lợi dụng kẽ hở của chính sách, lạm dụng quyền lực để móc túi nhân dân, rồi chính những kẻ đó và bè cánh lại tìm mọi cách để "chui sâu, leo cao" hơn nhằm bảo đảm cho khối tài sản ăn cắp đó tiếp tục sinh sôi, nảy nở?"

Đọc những dòng chữ này, người ta hiểu ông Sang nói tới ông Dũng và những kẻ thuộc vây cánh của ông Dũng đang "chui sâu leo cao". Ông Trần đại Quang leo lên chức Chủ tịch nước, Nguyễn Văn Bình lên trưởng Ban Kinh tế trung ương, Đinh La Thăng lên Bí thư Sài Gòn, Hoàng Trung Hải lên bí thư Hà Nội. Ông Dũng đã bỏ quên ông Vũ Huy Hoàng. Nếu ông Vũ Huy Hoàng lọt vào Bộ chính trị, thì sự việc chưa chắc suôn sẻ như vậy cho ông Trọng.

Nhưng ông Sang quên không hỏi tiếp: "Rồi đảng sẽ làm gì tiếp nữa?, nhân dân không muốn sau khi trảm những nhân vật này, đảng lại đưa lên những kẻ tương tự khác, với thủ đoạn tinh vi cao siêu hơn". Bởi vì những điều kiện để tạo ra tham nhũng là "Quyền chức" và "Của công" vẫn còn nguyên. Quyền chức vẫn do duy nhất đảng nắm giữ và ban phát, không một quyền lực độc lập nào kiểm soát được đảng.Quyền lực không thể kiểm soát là nguồn gốc của tham nhũng. Cái mục tiêu vươn tới của tham nhũng là chiếm đoạt "của công" thì mọi thứ vẫn là "của công". Đất và tài nguyên quốc gia vẫn là "sở hữu toàn dân", ông Bộ trưởng, ngài Thủ tướng hay bà lão bán rau, thằng bé đánh giày đều là chủ. Nhưng bà bán rau và thằng bé đánh giày chỉ có thể khốn nạn thêm khi ông Bộ trưởng hay ông Thủ tướng giàu có thêm với quyền làm chủ của mình. Các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn "mỗi ngày một lớn mạnh", "giữ vai trò chủ đạo", chiếm giữ mỗi ngày một nhiều tiền vốn của nền kinh tế, thứ tiền vốn của nhà nước, tức là tiền không phải của ai cả. Và cái lượng tiền không của ai cả này sẽ vào túi kẻ có quyền có chức.

Công cụ hiệu quả nhất chống tham nhũng là Tư pháp độc lập và Tự do báo chí, thì vẫn tiếp tục bị cấm. Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của dân vẫn bị quy thành tội chống đối chế độ và bị bắt giam 9-10 năm dù là phụ nữ đơn thân nuôi mẹ già và con nhỏ.

Cho nên, việc xử uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng hôm nay, hay có thể còn tiếp tục với những kẻ khác, không tạo ra lòng tin của dân đối với đảng hay bất cứ kẻ nào. Ông Sang đừng ảo tưởng nhầm lẫn như vậy. Đảng chống phe này hay phe kia cuối cùng không phải là để tiêu diệt tham nhũng, mà chỉ thay tên, đổi chỗ kẻ tham nhũng.

Nhưng biết đâu, diễn biến của các phiên toà cũng lại vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của đảng. Vì ngoài đảng cộng sản công khai cầm quyền, còn một thứ không thành đảng nhưng chi phối mọi thứ lý trí và tình cảm của xã hội: Đó là lòng dân.

Và những ông Thẩm phán, ngoài nghĩa vụ đảng viên còn có còn gia đình vợ con, còn bà con thân thuộc, còn bàn dân thiên hạ, còn nỗi khổ của dân nghèo hiện hình hàng ngày, còn những khát vọng tự do, và ngay chính danh dự và lòng tự trọng...

Mục đích hướng tới của vụ án là "cái đáng phải xử và phải sửa là chế độ chứ không phải chỉ là tội lỗi của cá nhân con người thuộc chế độ đó".

09/01/2018

Công và tội của ông Đinh La Thăng

Ngàn Hương (Danlambao) - Mấy hôm nay, dư luận trong và ngoài nước lại “dậy sóng” khi truyền thông nhà nước loan tin “TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác ra xét xử tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản”.

Trước đó vào ngày 08/12/2017, truyền thông nhà nước loan tin: “Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng”.

Theo đó, “Ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng cổ phần Đại Dương (OceanBank) và mất trắng số tiền này.

Ngày 8-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch hội đồng quản trị (sau này là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 ngày 8-12-2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ngày 8-12-2017 của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an"(1).

Đến hôm 08/01/2018, nghĩa là chỉ sau đúng một tháng, kể từ ngày bắt ông Đinh La Thăng, thì nhà nước CSVN đã “gấp rút, hối hả” đưa vụ án này ra xét xử.

Điều này là rất bất ngờ. Vì từ trước đến nay, sau khi bắt tạm giam, các đương sự sẽ bị cơ quan công an “điều tra làm rõ” ít nhất là 4 tháng, rồi mới đưa ra xét xử. Cũng có trường hợp trên 2 năm sau khi bị bắt mà nhà nước vẫn “ngâm” mãi, như LS Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16 Tháng Mười Hai năm 2015, đến nay đã hơn 2 năm mà vẫn chưa thấy nhà nước động tĩnh gì. Phải chăng với những người bị bắt dính dáng đến chính trị, nào là “âm mưu lật đổ nhà nước CHXHCNVN”, nào là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”… thì sẽ được nhà nước ưu tiên “ngâm” càng lâu càng tốt.

Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: Thời hạn giải quyết vụ án từ khi khởi tố đến khi xét xử sơ thẩm như sau:

“Một người bị khởi tố về một hành vi phạm tội nào đó thì thông thường trải qua 3 giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử.

Quy định cụ thể về thời hạn qua từng giai đoạn tố tụng. Theo đó, thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự kể từ khi khởi tố đến khi xét xử (sơ thẩm) phải trải qua 3 thời hạn tương ứng với 3 giai đoạn tố tụng như sau:

1, Thời hạn điều tra

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2, Thời hạn quyết định truy tố

Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

3, Thời hạn chuẩn bị xét xử

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

Trong thời hạn hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định: Đưa vụ án ra xét xử"(2).

Đối với vụ án ông Đinh La Thăng, một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư TP.HCM, nay bị bắt và bị đưa ra xét xử, thì đương nhiên là loại “tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng”.

Vậy mà, ngày 8/12/2017 khởi tố, bắt tạm giam. 12 ngày sau, hoàn tất hồ sơ kèm theo Lệnh Truy tố (20.12.2017) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, BLHS. Nếu trừ đi mấy ngày nghỉ cuối tuần, thì thời gian hoàn tất hồ sơ chẳng còn là bao.

Có lẽ trong lịch sử tố tụng của Nước CHXHCN VN sẽ phải ghi nhận kỷ lục vô tiền khoáng hậu này.

Như một chuyến tàu tốc hành, trên đó chở bị cáo Đinh La Thăng chạy hết tốc độ, lao đến đích càng nhanh càng tốt. Dư luận nghi ngờ vì động cơ gì trong việc phải xử gấp Đinh La Thăng. Và các bước tố tụng có đúng quy trình không? Với hơn 18.000 bút lục, và chỉ hơn chục ngày để các luật sư nghiên cứu, liệu đó có phải là một sự thách đố đối với các luật sư không? Có phải là áp lực đối với các vị Thẩm phán không?

Trở lại vấn đề Công và Tội của ông Đinh La Thăng.

Báo chí lề đảng, những con người chỉ mới thời gian trước đây, sau khi ông Thăng về làm Bí thư thành Hồ, với những phát ngôn và hành động nổi bật, đã đua nhau như một đàn ruồi xanh, theo “nâng bi” tân Bí thư, với những lời tung hô có cánh, muốn “thổi” ông Thăng lên tận mây xanh, coi ông như một “thần tượng”.

Thì nay, cũng với những tờ báo ấy, với những cây bút ấy, lại ra sức ném đá ào ào vào ông. Họ thay mặt tòa án, kết ông Thăng rất nhiều tội trước khi tòa tuyên án. Hành động này chẳng khác gì ngửa mặt lên trời phun nước bọt, thì thứ nước ấy lại rơi vào mặt mình.

Những “tội lỗi” mà báo lề đảng kể ra về việc ông ấy làm thất thoát bao nhiêu tỷ ấy, có thể có, có thể không, có thể nhiều, có thể ít. Vì dân ta chẳng lạ gì về “miệng lưỡi nhà sản” xưa nay. Ngay như những vị đại ân nhân của họ, như bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm), hoặc ông bà Trịnh Văn Bô, từ chỗ là ân nhân, đã hiến hàng ngàn lạng vàng cho đảng lúc đảng gặp khó khăn, sau chuyển sang tội đồ chỉ trong chốc lát. Ông bà Trịnh Văn Bô còn được phúc lớn là không phải đền mạng, sống với con cháu đến tuổi già. Còn bà Cát Hanh Long, sau khi được đảng trả ơn bằng bài báo ký tên CB, sau này được tác giả Trần Đĩnh kể lại trong tác phẩm Đèn Cù, CB là “của Bác”, đã bị đội cải cách đem ra đâu tố. Sau đó khi người du kích chuẩn bị bắn bà, đã an ủi bà chỉ di chuyển chỗ giam mà thôi. Bà vừa quay đi thì liền bị một loạt đạn bắn ngang lưng khiến bà gục tại chỗ.

Vậy thì việc ông Đinh La Thăng với những trò ma mãnh, từ một anh kế toán, sau làm Bí thư Đoàn của Tổng Công ty Sông Đà, biết giỏi luồn lách, nhảy lên được chức Tổng Giám đốc của công ty này, rồi làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Khi đã ngồi trên đống tiền nhiều tỷ đô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã biết dùng đồng tiền để tiến thân, để được lên chức. Vì trong xã hội này, có ai tự nhiên mà được thăng quan tiến chức bao giờ. Thì nay ông ấy phải tra tay vào còng là điều dễ hiểu.

Nhưng cái “tội” của ông Đinh La Thăng rất rõ ràng mà mọi người đều biết. Đó là việc ông ấy đã cho đập nát chùa Liên Trì đã có hàng trăm năm tuổi, để thực hiện dự án cướp đất tại Khu Đô Thị Thủ Thiêm. Điều mà trước đó, vị Bí thư tiền nhiệm Lê Thanh Hải chưa dám làm.

Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh vị Hòa thượng trụ trì già nua Thích Không Tánh, khi trở về, thấy ngôi chùa thân yêu gắn bó với mình bao năm nay, đã bị đập phá không thương tiếc. Ông đứng trên đống gạch đá ngổn ngang, run lẩy bẩy, vẻ mặt thẫn thờ, không hiểu vì sao người ta tàn ác như vậy, khi dám xúc phạm đến nơi tôn nghiêm, đạp đổ cả những điểm tựa tâm linh của con người.

Thứ hai là khi Công ty vỏ Đài ruột Tàu Formosa Hà Tĩnh, gây ra thảm họa môi trường khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nước nhà, đã xả hàng ngàn tấn chất thải cực độc ra vùng biển miền Trung, làm chết hàng trăm ngàn tấn hải sản các loại, nổi lên trắng bờ bãi 4 tỉnh miền Trung, đã đẩy mấy triệu người dân nghèo nơi đây vào bước đường cùng vì hết kế sinh nhai, gây phẫn nộ tột cùng trong nhân dân. Trong cơn phẫn uất ấy, nhân dân nhiều nơi, từ Bắc chí Nam đã xuống đường biểu tình phản đối, đòi kẻ gây ra tội ác phải bị xét xử và bồi thường thỏa đáng cho dân.

Thì ông Đinh La Thăng đã cho các lực lượng đàn áp các cuộc biểu tình rất khốc liệt. Nhiều người bị đánh thâm tím mặt mày, bị câu lưu nhiều giờ trong đồn công an, chỉ vì cái tội bày tỏ ôn hòa thái độ của mình trước kẻ đã gây ra tội ác.

Chỉ với hai hành động này thôi, đã làm cho rất nhiều người, khi nhìn thấy hình ảnh ông Thăng bị còng tay, bị dẫn giải đến tòa, làm cho họ rất hả hê, và nói rằng “Trời có con mắt”, và đó là “quả báo”.

Nhiều người cũng nói ông Thăng đã làm được việc này việc nọ. Nhưng đó cũng chỉ là phận sự của kẻ “ăn cơm chúa múa tối ngày” mà thôi.

Nhưng người dân cũng cần ghi nhận điều này. Đó là chính ông Đinh La Thăng, khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đã xóa bỏ quy định tốc độ tối đa 40km/h đối với các loại xe cơ giới khi lưu thông trong khu đô thị hoặc vùng dân cư nông thôn, vì đường sá nay đã rộng rãi hơn trước.

Cũng chính ông Đinh La Thăng đã “cấm” các đồng chí CSGT khi làm nhiệm vụ, không được núp lùm núp lòi, không được chui rúc trong các nhà cầu, hầm xí, hố phân ven đường như những tên trộm cắp đê hèn, để lẻn lút rình mò ghi hình người tham gia giao thông. 

Chính hành động này được nhân dân rất hoan nghênh. Ngược lại đã làm cho ngành công an thiệt hại vô cùng to lớn. Vì mất đi một nguồn thu nhập khổng lồ nhờ các kiểu làm tiền dơ bẩn như những tên cướp cạn trên đường. Vì vậy ngành công an gọi ông là “Đinh tặc”.

Điều này đã được một CSGT tỉnh Đồng Nai, lấy tài khoản facebook “Cánh Đồng Ngô”, tiết lộ vào ngày 02/12/2015, tố cáo Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, trước là Trưởng phòng CSGT CA tỉnh Đồng Nai, sau lên làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

“Chủ tài khoản facebook này tự xưng là CSGT đang công tác tại Công an tỉnh Đồng Nai và có thâm niên 15 năm hoạt động trong ngành. Hơn 15 năm trong nghề CSGT, tôi và anh em giao thông chịu nhiều tủi nhục, để dư luận xem thường, bị báo chí soi mói, từng chai mặt đi quỳ lạy phóng viên khi bị quay phim tiêu cực. Tất cả là vì ai, vì cái gì?,… Ông đã từng sống với chúng tôi, ăn chung, ngủ chung, ông dạy chúng tôi những gì???????? Ông dạy chúng tôi ăn hối lộ, bảo kê xe, nhận tiền xe hàng tháng. Ông dạy chúng tôi cách ăn gian xăng nhà nước, ông dạy chúng tôi cách chung chi cho ông, cho lãnh đạo trên ông, cho ban giám đốc, và giờ ông là người đứng đầu công an tỉnh, tất cả các nguồn chung chi tập trung vào ông”.

“Thu nhập mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai mỗi tháng ít nhất là 300 triệu đồng, chỉ huy ít nhất là 700 triệu đồng, sau khi chung chi cho cấp trên. Mỗi tháng thu nhập của ông Mạnh từ các tổ, trạm chung lên là hơn 5 tỷ đồng"(3).

Hôm nay ông Đinh La Thăng đứng hầu tòa, với vai trò “bị cáo”, đối diện với bản án đã được định sẵn.

Thật quá đau đớn. Nhưng đau hơn cả là những đồng tiền mà người ta cáo buộc ông tham nhũng ấy, có phải một mình ông ăn cả đâu, mà ông đã phải “rải” ra từ trên xuống dưới trong bao nhiêu năm nay.

Cứ theo lời khai của Nguyễn Xuân Sơn, thì mỗi dịp lễ tết, tùy theo chức vụ, quà biếu cho các vị phải từ năm trăm triệu trở xuống cho mỗi vị.

Tại phiên tòa xử đại án OceanBank ngày 30-8, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai mỗi năm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải chi 30-50 tỉ đồng để biếu quà lễ, Tết(4).

Vì vậy Nguyễn Xuân Sơn đã đề nghị những vị nào đã lỡ “ngậm”, thì nay tự giác trả lại.

Thật là hão huyền.

Họ đã ăn rất nhiều rồi, vì nếu họ không được ăn, thì họ đã đuổi các anh xuống từ lâu. Nay họ lại lôi các anh ra xử, vì cái tội các anh ăn mà không biết chùi mép, thế thôi.

Hôm nay các anh phải đứng trước tòa, để người ta phán xét, để chứng tỏ họ nghiêm minh, trong sạch. Vì anh không biết quy phục, hoặc nhả ra nhiều hơn.

Cái đau nữa đối với ông Đinh La Thăng là, ông chỉ là nạn nhân của những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Xui xẻo cho ông là cái phe mà trước đây ông chọn đứng chung hàng ngũ khi ấy, thế và lực rất vững vàng như bàn thạch. Nay do thay thời đổi thế, đã dồn ông đứng cùng phe của “bên thua cuộc”, nên ông mới mang họa.

Suy cho cùng, trong bàn cờ chính trị thời nay, kẻ chiến thắng chưa chắc đã là kẻ mạnh. Hiện thời phe ông Trọng còn được Tàu dùng làm con bài thực hiện kế hoạch hiện thực hóa nội dung Hội nghị Thành Đô, là biến VN thành “khu tự trị”, để từ đó thành lập nhà nước Âu Lạc.

Nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Nếu những người cùng là nạn nhân của chiến dịch đốt lò của ông Trọng biết đoàn kết lại, kết hợp với những Trần Độ, Trần Xuân Bách thời nay đang ẩn mình chờ thời, quyết vùng dậy làm một cuộc “thay máu” trong nội bộ ĐCSVN, thì có ngày ông Trọng và đồng bọn trong “bên thắng cuộc” hôm nay, lại phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời về những tội lội do họ gây ra.

Trong đó, tội lớn nhất là làm tay sai cho giặc Tàu để chúng nuốt dần biển đảo nước ta.

Hai là tội đàn áp những người yêu nước. Xét xử họ với những bản án rất nặng, thể hiện lòng trung thành đối với chủ.

Chỉ vì những con người này đã phạm tội YÊU NƯỚC.

9/1/2017


___________________________________

Chú thích:


"Âm mưu từ chức" của côn đồ vỉa hè Đoàn Ngọc Hải

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong lúc cựu bí thư thành Hồ là Đinh La Thăng bị Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn lôi ra tòa xử thì Đoàn Ngọc Hải đột ngột nộp đơn xin từ chức Phó Chủ tịch UBND quận 1, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Q. 1, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Q. 1 và Đại biểu HĐND. Điều đặc biệt là Chánh Văn phòng UBND thành Hồ là Võ Văn Hoan đã không thấy hình thù lá đơn từ chức của Hải mà chỉ biết thông tin qua báo chí. Rõ ràng là những tên phù thủy đứng đằng sau lưng dựng tuồng đã chọn sân khấu truyền thông rộng lớn cho Đoàn Ngọc Hải ra quân diễn trò cho nó "ấn tượng".

Đây là tuồng chèo do ai đạo diễn và mục đích chính của nó là gì?

Đi ngược về thời điểm Đoàn Ngọc Hải kéo lũ cường hào ác bá và âm binh xuống lề đường Hồ Chí Minh để làm cuộc kắt mạng vỉa hè. Đó là thời điểm mà "bị cáo" Đinh La Thăng vừa mới được bổ nhiệm về làm chúa băng đảng thành Hồ.

Chính phe nhóm Nguyễn Phú Trọng đã chọn và bật đèn xanh cho Đoàn Ngọc Hải tự tung tự tác xuống đường, không cần thông qua chúa tể thành Hồ họ Đinh. Đoàn Ngọc Hải xem như nắm toàn quyền cái gọi là "công tác kiểm tra tự đô thị, an toàn giao thông" trên địa bàn quận. Mục tiêu chính trị là hạ uy tín của Đinh La Thăng, góp phần vào tiến trình "biến lãnh đạo La-thăng thành bị cáo La-giảm."

Dù Nguyễn Phú Trọng nấp sau tấm rèm sân khấu nhưng đàn em của Trọng là Nguyễn Xuân Phúc đã ủng hộ hết mình cho sự nghiệp hành Dân diệt Thăng của Hải như chính Hải bộc lộ: "được Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt".

Việc giải phóng vỉa hè thành Hồ dưới danh nghĩa làm sạch và thông thoáng đường phố nhưng thực sự có mục tiêu chiếm lại các cơ sở làm ăn qua "công tác" thu hụi chết hàng tháng từ các chủ cơ sở và người dân buôn bán trên vỉa hè.

Dĩ nhiên việc này gặp sự chống đối ngấm ngầm nhưng mãnh liệt từ các "đương kim thảo khấu" được hình thành trong suốt 10 năm Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Trong đơn từ chức, Đoàn Ngọc Hải viết: "...việc xử lý hành vi chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích to lớn hàng nghìn tỷ của các chủ bãi xe ô tô, gắn máy, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các hộ kinh doanh mặt tiền…"

Điều này có thể hiểu rằng, thực sự là nó đã động chạm đến hệ thống thu hụi chết trị giá hàng nghìn tỷ của đám quan chức, cán bộ, côn an lẫn côn đồ thành Hồ không thuộc phe của Trọng.

Sự chống đối của các "đồng chí phe chúng" đang làm ăn phát đạt tại thành Hồ được hiểu qua "tâm tư" và lời thú nhận của Đoàn Ngọc Hải:

“Là người đảng viên, tôi đã kiên định vượt qua mọi khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm, sự đe dọa đến sinh mạng của bản thân và gia đình từ phía các đối tượng bị mất đi nguồn lợi phi pháp từ lấn chiếm tài sản công và không gian sống của xã hội.”

Chủ tiệm, người dân lề đường nào có đủ thế lực để đe dọa tính mạng của ông trùm quận 1?

Do đó, chiêu trò của phe thân Tàu là dùng màn từ chức, vừa đánh bóng "tấm gương sáng ngời" của Đoàn Ngọc Hải qua hành động đầy tính "đạo đức" của một cán bộ gương mẫu - không hoàn thành nhiệm vụ thì từ chức; vừa dọn bãi để tấn công vào phe thân Tiền đã có những âm mưu và hành vi khủng bố cán bộ đảng ta.

Xác xuất cao là truyền thông lề đảng sẽ được lệnh bơm Đoàn Ngọc Hải lên tận mây xanh, vạch trần âm mưu "phản động" của nhóm lợi ích, thủ phạm cản trở, chống lại công cuộc giải phóng thành Hồ, và dư luận - qua cửa miệng của một số cán bộ, đảng viên tại chức lẫn về hưu, vài người dân cò mồi, - sẽ được phỏng vấn để lên án những tên thảo khấu thành Hồ thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng đã cản trở sự nghiệp giải phóng vinh quang của Hải.

Chúng phải ra đi và nhường bước cho thành phần thảo khấu mới.

"Lợi ích to lớn hàng nghìn tỷ của các chủ bãi xe ô tô, gắn máy, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các hộ kinh doanh mặt tiền..." hay chính xác là số tiền đóng hụi chết của dân vẫn cứ phải chi đều mỗi tháng. Chỉ phải thay đổi tập đoàn thu hụi mới. Và phảng phất, lấp ló trong đó là hình ảnh của Tổng bí thư.

Riêng trường hợp của "anh hùng" Đoàn Ngọc Hải sẽ được đảng "giải quyết theo quy trình". Có 3 xác suất:

1. "Bị" đảng "không chấp nhận" từ chức và phải tiếp tục nhiệm vụ vinh quang dưới sự "ủng hộ của toàn đảng, toàn dân" và sự hỗ trợ giật dây hết mình của Tổng Bí Lú.

2. Được đảng cho thuyên chuyển lên một cấp cao hơn trong guồng máy cai trị. Biết đâu một cơ cấu mới được "phe ta" cho hình thành và Đoàn Ngọc Hải trở thành Tư lệnh Giải phóng thành Hồ!?

3. Được kéo về Trung Ương để là một trong những đệ tử trung thành của Nguyễn Phú Trọng.

Toàn văn lá đơn xin từ chức của Đoàn Ngọc Hải:



09.01.2018

Đoàn Ngọc Hải giả từ sự nghiệp giải phóng Hồ Chí Minh?

Dân Đen (Danlambao) - Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch quận Nhất thành Hồ từng làm mưa làm gió trong chiến dịch “giành giật vỉa hè”. Ước mơ một mình một chợ giải phóng lề đường Hồ Chí Minh của Hải đã thật sự chấm dứt kể từ sau ngày 14/10/2017 khi chủ tịch UBNH Q. 1 ký quyết định không cho Đoàn Ngọc Hải tự ý xuống đường nữa. Cũng từ lúc đó hình ảnh phó chủ tịch quận Nhất hăng hái cùng đám đàn em hùng hổ đi đập, phá, hốt, cẩu không còn được nhìn thấy như trước đây.

Còn nhớ cái thuở xưng hùng xưng bá đi “xử lý vỉa hè” đặng moi móc niềm tin trong quần chúng, Đoàn Ngọc Hải đã gây bao hoang mang cùng nỗi khiếp sợ cho những người buôn thúng bán bưng ở thành Hồ. Bên cạnh đó, hàng trăm bậc thềm từ nhà dân cho đến trụ sở công quyền đã bị đoàn thanh tra trật tự đô thị Q. 1 san bằng bất chấp sự hiện diện của chúng đúng hay sai, lâu hay mới. Những vở kịch xử lý ô tô biển xanh, biển đỏ dừng, đậu trái phép cũng đã tạo tiếng vang lớn cho vị phó chủ tịch quận Nhất. Tiếng tăm của Đoàn Ngọc Hải ngày càng nổi lềnh bềnh sau những phát ngôn miệt thị người dân U Minh cùng với việc xử phạt tài xế taxi dừng xe đặng đi ị.

Thế nhưng quyết tâm thực hiện chiến dịch moi móc niềm tin trong quần chúng với việc giành giật vỉa hè của Đoàn Ngọc Hải đã không thể thành công. Phần vì chiến dịch của Hải đã gây phẫn nộ khi đạp đổ kế sinh nhai của cụ già đẩy xe cá viên chiên bán dạo, hốt tủ thuốc lá của bà Tám bên mái hiên nhà… Phần vì Hải đã bị đám đàn em bán đứng khi âm thầm phía sau bảo kê cho những vỉa hè lấn chiếm… Và dĩ nhiên là sự chống trả mãnh liệt của các quan chức đang nắm trong tay quyền thu hụi chết từ dân. Tất cả dường như chống lại chiêu bài mị dân "biến quận Nhất thành Singapore" của phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải.

Thiên chưa tạo thời, Đất không sinh lợi, Nhân bất dung hòa, phải chăng vì thế mà Hải đành lặng lẽ rút lui khi bất ngờ nộp đơn xin từ chức vào ngày 8/1/2018. Trong đơn của mình, Đoàn Ngọc Hải nhận thấy: “việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ô tô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”.

Để rồi từ đó Hải đã cho rằng: “nhìn lại, tôi thấy mình không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và sự kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này, vì thế tôi xin từ chức phó chủ tịch quận 1, xin thôi uỷ viên ban thường vụ quận 1, thôi tham gia ủy viên ban chấp hành hành đảng bộ quận 1 và thôi hội đồng nhân dân quận 1”.

Con đường “đi theo đảng” đã không trọn vẹn như mong ước của mình, thôi thì hãy “cởi áo về vườn” như lời hứa nếu không giành giật được vỉa hè. Hay đó chỉ là một chiêu trò mới của bầy đàn nhà sản trong chiến dịch đốt lò của của Tổng Bí Lú đang tìm cách loại bỏ các thế lực thù địch trong đảng và chiếm lại những vỉa hè đã mất?

09.01.2018