Friday, December 8, 2017

Tương lai nào chờ Đinh La Thăng?

 RFA 2017-12-08  
Ông Đinh La Thăng khi còn làm Chủ tịch HĐTV PVN năm 2010
 Ông Đinh La Thăng khi còn làm Chủ tịch HĐTV PVN năm 2010  AFP
Ngày 8/12/2017 cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị với cáo buộc tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tội gì?
Một nhà quan sát chính trị Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng tương lai án phạt mà ông Đinh La Thăng phải chịu phụ thuộc vào hai điểm trong quyết định truy tố ông Thăng là tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và điều tra về tham nhũng.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore nhận định.
Hà Hoàng Hợp: Nếu chỉ dính đến tội cố ý làm trái thì không bị xử tù quá 20 năm theo luật hình sự Việt Nam vào năm 2009. Còn theo luật hình sự năm 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 thì cái bộ luật ấy không còn tội cố ý làm trái. Nhưng bắt vào thời điểm bây giờ là ngày 8/12, thì dù có điều tra bao lâu đi chăng nữa thì họ vẫn  phải xử theo tội này (làm trái quy định) vì luật vẫn có hiệu lực. Thế nhưng trong thông báo tạm giam có hai cụm từ họ giấu đi ở đằng sau là tham ô và nhận hối lộ thì cả hai tội này có khung án cao nhất là tử hình.
Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong thông báo khởi tố bắt tạm giam ông Thăng, tội danh được nhấn mạnh chính là tội làm trái quy định nhà nước.
Theo quyết định được thông báo hôm 8/12, ngoài tội cố ý làm trái, ông Đinh La Thăng còn bị điều tra trong vụ án tham nhũng ở Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) gây thiệt hại gần 3,300 tỷ đồng. Đây là một trong số những vụ án tham nhũng được nói đến nhiều nhất trong năm 2017 liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Tội danh của ông Thăng được nêu ra trong kết luận bao gồm gây thất thoát 800 tỷ đồng khi góp vốn vào ngân hàng Đại Dương, một trong 12 vụ đại án được xét xử trong năm qua, và chịu trách nhiệm là người đứng đầu khi để xảy ra những sai sót tại PVC.
Trước khi ông Thăng bị bắt, Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Thăng, có nghĩa là tước bỏ quyền miễn trừ truy tố đối với ông.
Cùng lúc với bị việc bị bắt giam và truy tố, ông Thăng cũng bị đình chỉ sinh hoạt đảng.
Ông Thăng là trường hợp ủy viên trung ương đảng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị bắt giam và truy tố về tội kinh tế. Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, các trường hợp ủy viên trung ương và Bộ Chính trị trước đó bị kỷ luật không giống như trường hợp của ông Thăng và chủ yếu liên quan đến các vụ án an ninh chính trị và tư tưởng.
Bước cuối cùng
Việc truy tố và bắt giam ông Đinh La Thăng vào lúc này có thể không phải là quá ngạc nhiên đối với những người theo dõi tình hình chính trị Việt Nam thời gian qua.
Vào tháng 5 năm nay, tại Hội nghị trung ương 5, trên 90% ủy viên trung ương đã bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.
Vào thời gian vụ án PVC được đưa ra cùng với việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Đức và sau đau đó bị bắt về Việt Nam hồi tháng 8 năm nay, đã có nhiều đồn đoán về khả năng ông Thăng, nguyên là cấp trên của ông Thanh ở dầu khí sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Blogger Osin Huy đức, người đã có nhiều bài viết về Đinh La Thăng trên facebook cá nhân được nhiều người theo dõi hồi tháng 9 viết rằng: “Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ xảy ra ở PVC mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng”
Vũ Đức Thuận nguyên là Tổng Giám Đốc PVC, người cùng bị khởi tố với Trịnh Xuân Thanh và 3 lãnh đạo chủ chốt khác của công ty vì tội tham nhũng hồi tháng 9 năm ngoái. Tính cho đến lúc này đã có tới hơn 20 lãnh đạo thuộc ngành dầu khí bị khởi tố vì liên quan đến các cáo buộc về tham nhũng.
Cùng ngày khi ông Thăng bị bắt, Cơ quan An ninh Điều tra, bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên bí thư đảng ủy PVN về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoảng 2 tuần trước khi ông Thăng bị bắt, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã họp và xác định sẽ sớm giải quyết vụ án ở PVC trong thời gian tới, mà cụ là xét xử Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1 năm 2018.
Điều đáng chú ý là sau khi bị kỷ luật cảnh cáo và mất chức, ông Thăng được điều về làm Phó trưởng ban kinh tế trung ương làm dư luận thắc mắc tại sao ông Thăng vẫn chưa bị điều tra khởi tố. Tại sao đến lúc này cơ quan công an mới khởi tố và bắt tạm giam ông Thăng? Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định.
Hà Hoàng Hợp: người ta làm lâu thế là vì có nhiều nguyên nhân, vì họ phải cân nhắc các mối quan hệ bên trong nội bộ, chủ yếu là họ tìm đủ các bằng chứng để dẫn đến vụ bắt bớ này. Điều này nói lên rằng hệ thống tư pháp Việt Nam đã cân nhắc một cách khá thận trọng mọi thứ thế nhưng cũng cần phải nói là hệ thống tư pháp của Việt nam cũng như tất cả các hệ khác đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chính vì lý do đảng lãnh đạo tuyệt đối mà thông báo kỷ luật của ông Thăng không nhấn mạnh về vấn đề tham nhũng mà chỉ tập trung vào tội cố ý làm trái. Ông cũng nhận định có nhiều khả năng sau Thăng sẽ còn một số những lãnh đạo cao cấp khác có thể bị bắt.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo chống tham nhũng trung ương là người đã phát động chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ từ hồi giữa năm ngoái. Ông cũng nói đến sự mất lòng tin của người dân vào đảng vì vấn đề tham nhũng. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp việc bắt một quan chức cấp cao trong đảng như ông Thăng trong một vụ án tham nhũng không có nghĩa đảng sẽ lấy lại được niềm tin vì niềm tin đã mất thì có lấy lại cũng rất khó và phải lấy lại bằng cách khác.

Bắt và khởi tố Đinh La Thăng: ‘Chưa phải là hồi kết’

Cát Linh, RFA 2017-12-08  
Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải).
 Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải). AFP
Phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV diễn ra vào chiều tối ngày 8 tháng 12 với kết quả ông Đinh La Thăng bị thôi chức Đại biểu Quốc hội.
Chỉ vài giờ sau đó, những lời đồn đoán lẫn thắc mắc về số phận của ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN trong suốt 1 thời gian dài đã được sáng tỏ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chiều ngày 8 tháng 12 ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng với Lý do để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Đinh La Thăng có phải là ngọn lửa cao trào thổi bùng lò chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?
Không ngạc nhiên
Tin tức được đưa ra theo hình thức “nhỏ giọt” từng diễn biến một. Trước tiên là kết quả phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tất cả ủy viên có mặt đồng thuận với nghị quyết cho thôi chức đại biểu quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Vài giờ đồng hồ sau đó, báo chí trong nước đồng loạt đăng tải ngay quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về việc khởi tố lệnh bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng và có hiệu lực ngay lập tức.
Những sự việc này, tuy diễn ra cùng một lúc, mang tính chất rất đột ngột, nhưng với những người quan sát tình hình chính trị Việt Nam, thì họ không có nhiều ngạc nhiên.
Đưa ra đánh giá đầu tiên về sự việc này, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn nói với chúng tôi rằng “Đây là nguyên uỷ viên Bộ Chính trị đầu tiên của Việt Nam bị bắt.”
... khi đã bắt Trịnh Xuân Thanh thì phải lôi đến tận gốc rễ của vấn đề. Mà khi đã lôi tận gốc rễ của vấn đề thì sẽ ra đến việc của ông Đinh La Thăng.
- Nguyễn Vũ Bình
Nhận định thứ hai theo ông, tuy đã từng có 1 luồng dư luận đề cập đến việc Đinh La Thăng bị bắt giam, nhưng ngay chính cá nhân ông trước đây cũng chưa thể khẳng định về hình thức kỷ luật mà Đinh La Thăng sẽ nhận lãnh. Do đó, “1 nửa ngạc nhiên, 1 nửa không” là trạng thái ông đón nhận sự việc này.
“Tôi có phần ngạc nhiên. Đây là một kịch bản lặp lại của sự việc tháng 4 năm 2017. Cuối tháng 4 trong bối cảnh lúc đó có thông tin ông Thăng không bị hề hấn gì bởi cái vụ Tập đoàn dầu khí quốc gia. Đột ngột sau đó Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết quả kiểm tra đối với Đinh La Thăng về những sai phạm được coi là hết sức nghiêm trọng. Chỉ 2 tuần sau đó tại Hội nghị Trung ương 5, Đinh La Thăng chính thức mất ghế Uỷ viên Bộ Chính trị.
Kỳ này kịch bản lặp lại, cũng 2 tuần. Ngày 25 tháng 11 ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì 1 cuộc họp quan trọng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương, đưa ra 1 thông tin công khai, là trong tháng Giêng và tháng Hai sẽ đưa ra xử 2 vụ, 1 là vụ Trịnh Xuân Thanh, 2 là vụ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Nhưng không đề cập đến ông Đinh La Thăng mà đề cập trực tiếp đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Cho nên lúc đó có dư luận cho là Đinh La Thăng thoát.”
Cũng “không ngạc nhiên lắm” là phản ứng của nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình. Theo phân tích của ông, nếu so sánh lại với sự việc của Trịnh Xuân Thanh từng làm ồn ào báo chí thời gian qua thì sẽ thấy ngay “việc gì đến sẽ đến”.
“Tôi không ngạc nhiên lắm. Chỉ có chút thôi. Vì chuyện bắt ông Trịnh Xuân Thanh là nó rất là lớn, phải chịu hy sinh lợi ích bang giao quốc tế. Cho nên khi đã bắt Trịnh Xuân Thanh thì phải lôi đến tận gốc rễ của vấn đề. Mà khi đã lôi tận gốc rễ của vấn đề thì sẽ ra đến việc của ông Đinh La Thăng.”
Ông Trịnh Xuân Thanh mà nhà báo Vũ Bình vừa nhắc đến là nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khi quốc gia Việt Nam. Trong thời gian làm việc tại đó từ 2011 đến 2013 ông bị cho là đã làm lỗ và thất thoát một số tiền lên đến 3200 tỉ đồng.
Sau đó ông lại được rút về Bộ Công thương rồi lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu giang. Đó là chức vụ cuối cùng của ông trước khi bỏ trốn sang Châu Âu và bị Chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế vào tháng 9 năm 2016.
Ngày 31 tháng 7 năm 2017, báo chí trong nước đưa tin ông về nước đầu thú ở Bộ Công an Việt Nam, xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam nói rằng ông đã phạm sai lầm và quyết định về nước đầu thú.
Tuy nhiên báo chí tiếng Việt và tiếng Đức tại Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị nhân viên an ninh Việt Nam sang Đức bắt cóc đưa về nước qua đường Cộng hòa Czech. Nước Đức sau đó nói rằng ông Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức và yêu cầu trả lại ông Thanh cho phía Đức. Yêu cầu này không được đáp ứng và Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Cho đến nay Việt Nam vẫn không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận việc có bắt cóc ông Thanh trên đất Đức hay không.
Cũng không khác với những nhận định trên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng sự việc này đối với ông là hoàn toàn nằm trong “đường đi có thể suy đoán được”. Từ Hà Nội, ông nói với chúng tôi ông không hề ngạc nhiên.
“Không có gì ngạc nhiên vì bản chất của cuộc đấu đá phe phái, logic của nó phải là như vậy.”
Chưa phải là hồi kết
Lý do bắt giam và khởi tố ông Đinh La Thăng được cho biết là vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) và mất trắng số tiền này.
Cả PVN và Oceanbank đều là những cái tên “nặng ký” trong chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng và làm “Tổng tư lệnh”.
Thế nhưng, Đinh La Thăng liệu có phải là cội rễ cuối cùng của 1 trong những đại án tham nhũng hay không? Câu trả lời của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là “chưa phải”. Và ông cũng cho rằng việc bắt giam khởi tố Đinh La Thăng “chưa phải là cao trào của “Bản Giao hưởng Chống Tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.”
Ông Phạm Chí Dũng nói tiếp.
“Vấn đề Đinh La Thăng chỉ là tiền đề của 1 cuộc chiến sinh tử của ông Nguyễn Phú Trọng, của cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng, thể diện ông Nguyễn Phú Trọng và cũng là sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng.”
Tương tự với quan nhận định này là quan điểm của nhà báo Vũ Bình khi cho rằng Đinh La Thăng chưa phải là nhân tố kết thúc câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Như vậy thì đường đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất có khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, là cựu Thủ tướng.
- Phạm Chí Dũng
“Theo tôi thì nó chưa kết thúc. Và nếu như logic của vấn đề phát triển, thì suy nghĩ của tôi là sẽ động đến cấp cao hơn ông Đinh La Thăng, chúng ta biết là người đã về hưu rồi. Đây là cuộc chiến có lẽ không khoan nhượng chứ không đơn thuần là đánh từ vai đánh xuống.”
Thêm vào đó, nhà báo Vũ Bình không cho rằng đây là cuộc chiến chống tham nhũng. Vì theo ông, gốc rễ của tham nhũng là cơ chế, khi chưa thay đổi, giải quyết được cơ chế tất cả việc chống và đánh tham nhũng chỉ là tranh giành phe phái.
Tuy rằng theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, rất khó để đưa ra dự đoán về bước kế tiếp, nhưng theo quan điểm cá nhân ông, rất có thể hồi kế tiếp của việc này là con đường dẫn đến cửa nhà của “cấp cao hơn Đinh La Thăng và đã về hưu”
“Như vậy thì đường đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất có khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, là cựu Thủ tướng.”
Thế nhưng, ông nhấn mạnh suy nghĩ này “chỉ là 50/50”. Phân tích rõ hơn, nhà báo Phạm Chí Dũng nói rằng “Việt Nam không phải là Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng không phải là Tập Cận Bình”
“Muốn làm việc lớn thì phải có cái đầu lớn, lá gan lớn và những cánh tay mạnh mẽ. Trong suốt gần 2 năm vừa qua, có thể nói thành tích chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng được coi là quá nhỏ bé, khiêm tốn so với Trung Quốc. Cho nên chuyện ông muốn làm 1 việc gì đó lớn phải đòi hỏi bản lĩnh ghê gớm lắm. Riêng đối với cá nhân tôi là sự nghi ngờ.”
Chính vì vậy, tuy nói rằng sau Đinh La Thăng, con đường đi tiếp theo của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ dẫn đến trước cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông Phạm Chí Dũng cũng nhấn mạnh là sẽ không dễ dàng như dư luận đồn đoán.
Qua tất cả những quan sát và phân tích của những người quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam hiện nay, câu hỏi “Sau Trịnh XuânThanh, sau Đinh La Thăng sẽ là ai?” vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Theo BBC-9 giờ trước 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ông Trần Quốc Vượng với Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/11 tại Hà NộiBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ông Trần Quốc Vượng với Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/11 tại Hà Nội
Dư luận Việt Nam đang chú ý việc Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Đây là Quy định được ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành hôm 15/11.
Thực ra, đây không hẳn là chuyện mới, vì nó chỉ thay thế Quy định 181-QĐ/TW đã ban hành ngày 30/3/2013.
Vậy có gì mới, khác trong việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?
So với quy định 181-QĐ/TW năm 2013, Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 tăng hơn một điều, từ 36 lên 37.

Điều mới bổ sung

Một điều mới hoàn toàn, ghi trong Điều 3, nói về Thời hiệu xử lý kỷ luật:
- 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
- 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Xử lý 'kịp thời' và không luân chuyển

Về Nguyên tắc xử lý kỷ luật, lần này Đảng thêm một chữ "kịp thời" khi nói: "Tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất kỳ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử l‎ kỷ luật nghiêm minh, kịp thời."
Bốn lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nayBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBốn lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Cũng trong Điều 2 này, Quy định mới bổ sung chi tiết: "Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật."

Khuyến khích 'báo cáo'

Điều 4 đề cập tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đảng.
Nếu trước đây Đảng sẽ xem xét giảm nhẹ nếu "bị ép buộc mà vi phạm", thì bây giờ, câu này được sửa thành chỉ được xem xét nếu "bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo với tổ chức".

'Trung thực trong lý lịch'

Định nghĩa Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ, giờ đây Đảng thêm nội dung hoàn toàn mới: "Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên."
Một "vi phạm" mới nữa được ghi vào là "đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".

Quấy rối tình dục

Cả hai quy định 2013 và 2017 đều ghi sẽ khiển trách nếu Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức mà "gây hậu quả ít nghiêm trọng".
Tuy vậy, nếu đọc tiếp, sẽ thấy cả quy định cũ và mới đều ghi thêm rằng "nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng" thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức.
Nếu hành vi quấy rối tình dục gây "hậu quả rất nghiêm trọng" thì sẽ bị khai trừ.

Thu phí BOT Cai Lậy: Khác gì ép 'mãi lộ'?

Theo BBC-8 tháng 12 2017 

Luật sư Trần Quốc ThuậnBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionLuật sư Trần Quốc Thuận cho rằng cách làm xây dựng và thu phí như BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang về mặt chủ trương là 'sai lè lè'.
Xây dựng và triển khai thu phí BOT giao thông đường bộ hiện nay là 'sai lè lè' về mặt chủ trương ở nhiều nơi và cách thu phí chẳng khác gì ép người tham gia giao thông phải 'trả tiền mãi lộ', theo một cựu quan chức ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và luật sư từ Sài Gòn.
Bình luận với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 07/12/2017 về các dự án BOT đang gây tranh cãi ở trong nước, trong đó có BOT thu phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy, Tiền Giang, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
Tài xế đòi quyền lợi ở BOT Cai Lậy
"Đây là một vụ mà cách bức xúc của người dân cũng hao hao như vụ Đồng Tâm ở Hà Nội trước đây về đất đai mà hiện bây giờ vẫn chưa giải quyết được. Tại vì, người dân, đẩy họ vào con đường cùng mà trong khi đó chủ trương của mình [Việt Nam] nói thế nào đó là sai lè lè.
"Mà cái sai điển hình nhất là vụ xảy ra người ta đã phản ánh từ tháng 8/2017 thì đình, thì Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/10 vừa qua đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ hình thức hợp đồng BOT áp dụng với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.
"Như vậy thì làm BOT để người ta chọn lựa để người ta muốn đi BOT thì người ta trả tiền, còn đi trên độc đạo quốc lộ thì không phải trả tiền, vì cái đó người ta đã đóng thuế bảo dưỡng đường bộ này, kia rồi.
"Ví dụ bây giờ như Đèo Cả giữa Khánh Hòa với Phú Yên có đường hầm, ai muốn đi đường hầm phải trả tiền, còn ai muốn đi đường đèo thì không phải trả tiền, đó có một sự chọn lựa."

'Thỏa hiệp không đúng nguyên tắc'

botBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBản đồ đánh dấu các trạm BOT ở Việt Nam
Tại cuộc tọa đàm, một khách mời khác của BBC, ông Huỳnh Bảo Long, doanh nhân và là người tham gia giao thông trả phí tại trạm BOT đường bộ Cai Lậy đề nghị về việc cho phép lập hai trạm thu phí BOT, về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm:
"Ông Huỳnh Bảo Long nói đặt hai trạm, một trạm ở Quốc lộ, một trạm ở bên đường tránh để mà tính giá, chẳng hạn bảy nghìn [đồng] rồi mấy nghìn đó, tôi cho rằng đó cũng là cách thỏa hiệp không đúng nguyên tắc.
"Bởi vì trên quốc lộ không được đặt, khi nào mở rộng quốc lộ đó, gấp hai, gấp ba bề rộng ra, thì lúc đó mới tính đến phải thu phí bù lại tiền mở rộng.
"Nếu trong quốc lộ mà nâng cấp, đó là tiền đường người dân đã đóng rồi, thì không phải trả tiền gì cả," Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm.
Phản hồi ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận, ông Huỳnh Bửu Long, nhân vật chính trong một video clip sử dụng tiền lẻ trả phí BOT giao thông gần đây ở Cai Lậy, Tiền Giang, nói với BBC:
"Việc xảy ra vừa qua giữa cánh tài xế với nhà đầu tư gần như là chúng tôi đang đối đầu với nhau, khi xảy ra tình trạng như vậy, cả hai bên đều thiệt hại và nó sẽ xảy ra những hệ lụy bất ổn về kinh tế, bất ổn xã hội và chính trị.
Tài xế Huỳnh Bửu LongBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionTài xế Huỳnh Bửu Long, người được mạng xã hội gọi là 'Hot boy tiền lẻ', tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 07/12/2017
"Ý của tôi muốn đề nghị hai trạm thu phí như vậy [là] chúng tôi muốn san sẻ với nhà đầu tư để mình kết thúc đi sự việc đối đầu với nhau như thế này để nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn, anh em tài xế có thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình.
"Điều đó mình nhịn một bước để mình tiến đến một sự hài hòa, thì tại sao lại không thể?" ông Huỳnh Bửu Long nói với Bàn Tròn thứ Năm.
Quí vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm 07/12/2017về chủ đề BOT và một số vấn đề khác.

Thần công lý trong đất nước Hồ Chí Minh

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - “Đã đành ở ta có cả rừng luật, nhưng khăng khăng nói luật ở ta là luật rừng như lời bà cố đồng chí Luật sư phản động Ngô Bá Thành thì cường điệu còn hơn cả tính kiêu ngạo cộng sản. Một khi “Xử đúng cũng được, Xử sai cũng được, Xử hoà cũng được, Xử thắng cũng được” hàm ý ít ra luật ở ta cũng đã đạt mức tăng trưởng luật dây thun rồi, chứ bộ”. 

*

“Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân, còn chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ!” (cố TBT đcs VN Lê Duẩn) (1). Do đó, “luật dân sự của ta xử thế nào cũng được”. Nghĩa là Xử đúng cũng được, Xử sai cũng được, Xử hoà cũng được, Xử thắng cũng được! (L$ Chánh án Trịnh Hồng Dương) (2).

- Đã đành ở ta có cả rừng luật, nhưng khăng khăng nói luật ở ta là luật rừng như lời bà cố đồng chí Luật sư phản động Ngô Bá Thành thì e cường điệu hơn đức tính kiêu ngạo cộng sản. Một khi “Xử đúng cũng được, Xử sai cũng được, Xử hòa cũng được, Xử thắng cũng được” hàm ý ít ra luật ở ta cũng đã đạt mức tăng trưởng luật dây thun rồi, chứ bộ. Nó dây thun đến độ “thậm chí có những trường hợp lỡ bắt rồi, vẫn phải xử một tội nào đó, tuyên một hình phạt nào đó cho tương xứng!” (L$ Lê Thị Thu Ba) (3).

“Ngân hàng Thế giới chỉ ra: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật”. (VietNamnet) (4).

- Mất thời giờ và tiền thuế từ nhân dân để đào tạo luật sư, thẩm phán làm gì? Tạo oan nghiệt như vậy để làm gì? 

- Thứ nhất, nhóm chữ “Xây dựng pháp luật” phải hiểu là Xây cất pháp luật. Vì ở ta, không Xây, lấy gì Cất? Thứ hai, để khoe với thế giới rănég ở ta cũng có pháp luật, đồng thời để chứng minh nền công lý của đảng ta luôn luôn đúng. Đúng vừa vừa hay đúng nhiều, chứ muôn năm không bao giờ oan sai, dù trời sập thì nhất định cũng phải-cần-nên hiểu và lu loa như thế. Không thể khác được. Đơn cử vài ví dụ gần đây nhất ở ta, như đã y án blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnhđến 10 năm tù giam chỉ vì tội kiên trì đấu tranh đòi “cá cần nước sạch, nước cần minh bạch” (30/11/2017), và blogger, phóng viên độc lập trẻ Nguyễn Văn Hoá lãnh 7 năm tù giam (27/11/2017); cả hai bản án đều chiếu theo Khoản 1 Điều 88 BLHS là tội “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhưng thực chất đại tội của Nguyễn Văn Hoá, của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cụ thể là tội sưu tầm, gom tin tức từ các báo lề đảng, lập thành hồ sơ phơi bày sự tàn ác đến vô nhân tính của Công an nhân dân, cũng như chống lại tập đoàn luyện thép MCC Formosa - Hà Tĩnh xả thải độc tiêu diệt mọi sự sống dưới biển, tàn phá môi trường sống của 4 tỉnh miền Trung, từ tháng 4/2016. 


- Ở ta, mang danh là Công an nhân dân tức là từ nhân dân mà ra, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân nhưng chuyên ngành đàn áp, trù dập, giết nhân dân - đồng bào của mình. Thật là mâu thuẫn đến trơ trẻn.

- Ở ta, ngoại trừ Ngân hàng là có cái đuôi nhà nước, thay vì phải là Ngân hàng quốc gia như mọi nơi trên thế giới, cơ quan công quyền nào mà chẳng dính cái đuôi nhân dân. Công an nhân dân vừa là mâu vừa là thuẫn của đảng mà. Mâu là để đâm giết nhân dân, thuẩn là để che chắn cho đảng. “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình” là rứa đó.

- Đâu riêng gì Công an mà Quân đội, Toà án vân vân đều một giuộc có cái đuôi Nhân dân. Công an, Quân đội, Toà án trung kiên đều là đảng viên cộng sản. Mà muốn trở thành đảng viên thì tiêu chuẩn tiên quyết là chữ Nhẫn tức kiên trì phấn đấu, kế đến là chữ Tâm tức hiến tâm hồn lẫn thể xác cho đảng. Nhưng một khi đã được chấp thuận cho tuyên thệ thành đảng viên chính thức thì cá nhân đó phải nằm lòng hai chữ Nhẫn tâm. Do đó ngày 22 tháng 12 tới đây, nhà hoạt động xã hội Trần Thị Thúy Nga cũng sẽ bị phúc thẩm y án 9 cuốn lịch theo Điều 88 vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mong rằng lời đoán mò này sẽ trớt quớt.

Bà Thúy Nga, bà Như Quỳnh, ông Hoá có “chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bao giờ đâu mà phải đeo hai cái còng số 8 oan nghiệt lâu thế.

- Ở ta, chống Trung quốc, chống bất cứ điều gì liên quan tới Trung quốc tức đồng cân với chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Vì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vốn sống bằng hơi thở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa!

- Ngày xưa, từng có kẻ khùng loong toong thi hót “trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” (5), thì thời nay có đứa chóp bu Lú lẫn nhận định “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung quốc” (6) cũng là chuyện nhân quả, kế thừa thôi.


- Có điểu, không biết sẽ có những luật sư nào đứng ra bào chữa, bảo vệ công bằng, công lý cho bà Trần Thị Thúy Nga trong phiên tòa ‘công khai’ ngày 22/12/2017?

- Trong Trại súc vật, “tất cả các loài vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật được bình đẳng hơn những con khác!” (6). Trong đất nước Hồ Chí Minh, “Luật sư không có vai trò gì đối với công lý, chỉ là vật trang trí cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam (xhcn) chỉ có vai trò duy nhất là ‘Cò chạy án’ để lừa người dân lấy tiền” (Luật sư Võ An Đôn) (7).

- Thế, nếu phải nói thật tóm gọn, thật lịch sự thì công lý trong đất nước Hồ Chí Minh là gì?

- Là như ri nì...


- Vậy chẳng lẽ cả 90 triệu dân Việt Nam đành tiếp tục cam chịu nuôi báo cô nền công lý dây thun của dúm 4 triệu đảng viên cộng sản hèn với giặc, ác với dân mãi sao? Hơn 42 năm rồi…

- “Khi bất công trở thành pháp luật, chống đối trở thành nhiệm vụ” (8) nhưng với điều kiện không có không được, đó là đại khối người dân phải tự ý thức được rõ ràng quyền lực của mình, tập trung quyền lực đó lại thành khối thì nhiệm vụ đó mới có hiệu quả và nhất định có hiệu quả!

- Nhưng làm thế nào để người dân ý thức được quyền lực của mình?

- Đó là nhiệm vụ và bổn phận của mỗi chiến sĩ thông tin trên mạng xã hội, của Dân Làm Báo, nói riêng!

(Bruxelles, 12/2017)


_______________________________________

Chú trích:


(2) Trịnh Hồng Dương – Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, đại biểu Cuốc hội Việt Nam xã nghĩa khoá 9 và khoá 10 http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khac-phuc-tinh-trang-xu-kieu-gi-cung-duoc-2043960.html

(3) Lê Thị Thu Ba – Phó Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, CH xhcn VN.





(6) Animal farm – G. Orwell.


(8) Thomas Jefferson – Tổng thống Mỹ, 1743-1826.