Wednesday, December 3, 2014

Người Việt đỏ đen ở xứ chùa tháp

 Nhóm phóng viên tường trình từ VN
RFA- 2014-12-03
song-bai-2-622.jpg
Một casino trên đất Campuchia, khu vực gần biên giới VN. Ảnh chụp trước đây.RFA PHOTO

Sang Campuchia đánh bài để kiếm tiền làm giàu! Đây không còn là chuyện hên xui may rủi hay là trò thử vận đỏ đen nữa mà là một cuộc lao đầu như con thiêu thân của các con bạc Việt Nam sang Campuchia với ảo tưởng sẽ mang tiền về nhà làm giàu, đổi đời. Nhưng càng lao đầu vào cuộc chơi, con bạc càng sớm chạm mặt với nguy hiểm, thậm chí cái chết có thể đến bất kì giờ nào. Đặc biệt, những con bạc Việt Nam thường có gia cảnh rất đặc biệt, kết cục của họ là bán đất để trả tiền chuộc mạng sống.

Đội ngũ tiếp thị sòng bạc của “nước lạ”

Ông Bảng, người từng nhiều lần trắng tay vì đánh bạc ở các casino trên đất Campuchia, chua chát chia sẻ:
“Một số lớn máu me trong xóm bao nguyên chiếc xe đi đánh bên Cam. Vào đánh nó có camera nó quan sát. Những tay quản lý camera nó quan sát rất kĩ, nó nhìn con bạc thấy có khả năng thì nó cho ăn trước, thường thì lần thứ nhất nó cho ăn khá, ví dụ như mình bỏ theo 1.000 USD thì nó cho ăn chừng 500 USD, lần sau thì cho ăn chừng 100, lần thứ ba thì nó lột sạch. Mình tức lại sang đánh tiếp thì nó lột tiếp…”
Theo ông, không phải vô duyên vô cớ mà những người dân chân lấm tay bùn, làm ăn chân chất một sớm một chiều lại trở thành con bạc lao đầu như con thiêu thân như vậy. Và cũng không đơn giản nếu như nghĩ rằng chủ sòng bạc ở Campuchia là người Camphuchia mà thực ra họ là những ông chủ người Trung Quốc, đa phần là vậy.
Ví dụ như mình bỏ theo 1.000 USD thì nó cho ăn chừng 500 USD, lần sau thì cho ăn chừng 100, lần thứ ba thì nó lột sạch.
-Ông Bảng
Những ông chủ Trung Quốc có chân rết, có đội ngũ tiếp thị người Việt đắc lực, nhiệm vụ của họ là đi thăm dò mọi ngõ ngách ở thôn quê để tìm những con mồi. Thường thì con mồi của họ phải đạt được một trong ba tiêu chuẩn: Vợ của quan chức; Nông dân có nhiều đất đang trong tầm ngắm qui hoạch và; Con của các trọc phú, đại gia. Trong ba nhóm đối tượng này, nhóm vợ của các quan chức được chiếu cố hàng đầu, sau đó đến nông dân có nhiều đất sắp qui hoạch và cuối cùng mới đến con của các trọc phú, đại gia.
Giải thích vì sao nhóm con nhà trọc phú và đại gia lại là đối tượng chiếu cố cuối cùng của những tay môi giới tiếp thị sòng bạc, ông Bảng cho rằng trong các giới xài tiền, chỉ có vợ quan chức là có thể vung tiền qua cửa sổ tốt nhất nhưng lại cam chịu kín miệng cho dù có bị trét nước bẩn vào mặt họ vẫn phải kín miệng bởi nhiều lý do khác nhau.
Trong đó, có hai lý do chính khiến cho nhóm vợ của quan chức luôn cắn răng chịu thiệt là họ giấu chồng đi chơi và không muốn mọi chuyện bì xì ra làm ảnh hưởng đến chức vụ của chồng. Chính vì vậy, những con bạc này một khi lâm nợ, sẽ bằng mọi giá trả nợ sớm nhất. Đây là nhóm con mồi được chiếu cố hàng đầu của dân môi giới, tiếp thị sòng bài.
014-400.jpg
Một casino trên đất Campuchia, khu vực gần biên giới VN. RFA PHOTO.
Nhóm thứ hai là những nông dân có đất qui hoạch, thường thì nhóm này ngờ ngệch, thật thà nhưng vì ham vui bởi mới nắm trong tay một số tiền không nhỏ, dân môi giới sòng bạc sẽ tìm cách chèo kéo các nông dân đi du lịch, và đương nhiên ở những canh bạc đầu, họ được thả để thắng một số tiền không nhỏ mang về nhà tiêu xài. Một khi có thêm được khoản tiền trên trời rơi xuống như vậy, họ tha hồ tiêu xài, ăn nhậu, đến khi hết khoản tiền ăn bạc này, họ lại nghĩ đến chuyện đi kiếm thêm vì thấy quá dễ.
Và ở lần sang thứ hai, đương nhiên họ sẽ mang nhiều tiền để đặt cược lớn trong mỗi ván để nhanh có lãi. Đây cũng là thời điểm các ông chủ Trung Quốc thấu cáy, nghĩa là bắt đầu giở chiêu lấy sạch số tiền trong túi họ, sau đó cho họ một ít tiền về xe với vẻ đầy nghĩa hiệp. Những con bạc nông dân bén mùi, nổi máu đỏ đen sẽ không chịu thua số tiền kia mà tiếp tục mang tiền nhà sang đánh, đánh cho đến khi nào hết tiền thì vay của sòng bài mà đánh tiếp. Bi kịch cũng bắt đầu từ chỗ vay mượn tiền sòng bạc.
Riêng nhóm con nhà trọc phú, đại gia thường được các tay môi giới nghiên cứu rất kĩ về thế lực gia đình vì sợ đụng chạm đến xã hội đen Việt Nam hoặc đụng chạm đến giới xã hội đỏ có máu mặt. Đụng vào xã hội đen và xã hội đỏ Việt Nam sẽ rất khó mà làm ăn suông sẻ, chính vì vậy mà dân môi giới phải nghiên cứu rất kĩ các con mồi trong nhóm cô chiêu, cậu ấm tại Việt Nam.

Cái giá của canh bạc đổi bằng tính mạng

Bà Chiêu, sống ở Long Xuyên, An Giang, vừa trải qua một cơn khủng hoảng khi phải bán toàn bộ đất ruộng để chuộc mạng cho người con trai cả từ một sòng bạc ở Camuchia, vẫn chưa hết kinh hoàng, chia sẻ:
Tụi nó có thế lực lắm, toàn sòng bạc của mấy ông tai to mặt lớn không à! Nếu không có thế lực thì làm sao dám cược đất ở Việt Nam mà lấy được.
-Bà Chiêu
“Mà đều thua hết, hễ thấy thắng thì đánh tới, đánh tới. Tới lúc thua thì nổi máu lên vay nó, nó viết giấy cho vay và dẫn mình về tận nhà để lấy đất. Tụi nó có thế lực lắm, toàn sòng bạc của mấy ông tai to mặt lớn không à! Nếu không có thế lực thì làm sao dám cược đất ở Việt Nam mà lấy được. Nếu không có thế lực thì mở ra vài giờ đã có người tới dẹp sạch rồi…”
Theo bà Chiêu, bất kì con bạc nào một khi đã bén mùi sòng bạc sẽ rất khó khăn để rút chân ra khỏi ma trận nghiện ngập này và cái giá cuối cùng họ phải trả sẽ là tính mạng bị đe doạ, tán gia bại sản. Tình trạng bi đát của gia đình bà là một điển hình. Con trai của bà bị một nhóm người rủ rê đi đánh bạc ở Campuchia sau khi nhận được một phần tiền đền bù giải toả đất đai. Chơi không được hai tuần thì số tiền vài trăm triệu đồng mất trắng, anh này tiếp tục vay tiền của sòng bạc và đánh tiếp cho đến lúc không còn gì để thanh toán, anh bị đầu gấu sòng bạc bắt nhốt ở một vùng quê hẻo lánh trên đất chùa tháp.
Sau đó nhóm đầu gấu này liên lạc với vợ con anh ta, tức là con dâu và cháu nội của bà Chiêu, lúc này con dâu và cháu nội của bà không còn đồng nào, phải sang cầu viện bà. Vì không muốn mất đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra, bà đành chấp nhận lấy hết số tiền dành dụm sau đền bù đất để chuộc con trai về. Kết cục, anh con trai của bà bị no đòn bởi đầu gấu nhưng rất may vẫn còn sống sót để trở về. Chỉ có điều bà không còn đồng nào để mua đất tái định cư. Một tương lai vô gia cư và nghèo đói đang chờ bà phía trước.
Và theo một cán bộ sở lao động thương binh và xã hội của An Giang cho biết thì hiện nay, số vợ cán bộ, nông dân vừa đổi dời và cô chiêu cậu ấm nhà quan chức, nhà trọc phú ở Long Xuyên nói riêng và An Giang nói chung máu me đánh bạc đã tìm sang các casino ở xứ chùa tháp để hơn thua đỏ đen ngày càng nhiều. Phần đông trong số này bị tổn thương rất nặng từ vật chất cho đến tinh thần. Nhà cầm quyền tỉnh An Giang vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Tình trạng lao đầu như thiêu thân của các con bạc vẫn đang tiếp tục nóng lên, chưa có dấu hiệu giảm áp.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Minh Bạch Quốc Tế: Tham nhũng đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro

Việt Hà, phóng viên RFA 2014-12-03043_dpa-pa_148B0600115D913C.jpg

Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế Edda Mueller trình bày Báo cáo nhận thức về tham nhũng 2014 tại Berlin, Đức, ngày 03 tháng 12 năm 2014.AFP photo

Tổ chức Minh bạch quốc tế hôm 3 tháng 12 cho công bố báo cáo mới về chỉ số nhận thức tham nhũng 2014 của 175 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Báo cáo năm nay cho thấy tình hình tham nhũng vẫn là một vấn đề ở tất cả mọi nền kinh tế, gây rủi ro đối với tăng trưởng bền vững ở những nền kinh tế mới nổi. Tổ chức Minh bạch quốc tế kêu gọi các nước phát triển thuộc EU, Mỹ cùng hợp tác với các nước thuộc các nền kinh tế mới nổi tìm mọi cách ngăn chặn nạn tham nhũng. Việt Hà phỏng vấn bà Samantha Grant, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Minh bạch quốc tế về bản báo cáo năm nay.
Tham nhũng không giảm
Trước hết nói về những điểm nổi bật trong báo cáo mới, bà Samantha Grant cho biết:
Theo tôi, điều mà chúng ta thấy trong báo cáo lần này là một vài nước có nền kinh tế phát triển nhanh quan trọng như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có tham nhũng đáng kể, một số nước có tăng trưởng kinh tế lớn cũng có tham nhũng lớn. Cho nên rõ ràng là những nền kinh tế mới nổi không thể nào có được một sự tăng trưởng bền vững nếu họ vẫn còn tham nhũng.
Việt Hà: Trong báo cáo mới, tình hình tham nhũng ở các nước khu vực Đông Nam Á có gì biến chuyển?
Samantha Grant: Nếu nhìn vào điểm số chung thì điểm số ở khu vực này tăng rất ít. Nếu so với điểm số trung bình toàn cầu là 43 thì khu vực Đông Nam Á chỉ có điểm trung bình là 38 và điểm này phần lớn có được là do Singapore. Điểm số của nước này vào năm nay là 84. Cho nên nhìn chung mặc dù khu vực này có những tiến bộ nhất định trong một số lĩnh vực, nhất là ở các nước như Thái Lan hay Philippines, nhưng cả khu vực vẫn nằm gần trong số 1/3 cuối bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm nay, và chúng ta vẫn thấy những vấn đề tham nhũng lớn.
Về điểm quan trọng của khu vực này thì theo tôi khi chúng ta tiến gần đến năm 2015 với cộng đồng kinh tế ASEAN chung có những gia tăng về trao đổi liên kết giữa các nước trong khu vực và sự tăng trưởng kinh tế thì điểm quan trọng là ban thư ký ASEAN và lãnh đạo các nước phải đặt vấn đề tham nhũng vào chương trình nghị sự của mình.
Điểm số về tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong hai năm qua đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro bị mất lòng tin trong công chúng, và rủi ro đối với danh tiếng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế...
- Samantha Grant
Việt HàViệt Nam cũng nằm trong báo cáo năm nay, tình hình nhận thức về tham nhũng tại Việt Nam trong báo cáo mới so với năm trước có gì khác?
Samantha Grant: Điểm số của Việt Nam năm nay không thay đổi. Thực tế là điểm số không thay đổi có thể có nghĩa là việc chống tham nhũng đã không được làm đủ và nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam vẫn là nghiêm trọng. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam trên thực tế còn chậm chạp hơn trong các quá trình chống tham nhũng.
Khi nhìn vào một nền kinh tế mới nổi, theo tôi, điểm số về tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong hai năm qua đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro bị mất lòng tin trong công chúng, và rủi ro đối với danh tiếng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là với các nhà tài trợ và cộng đồng các nhà đầu tư. Cho nên đây là lĩnh vực quan trọng mà Việt Nam nên xem xét để đảm bảo vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị giảm sút và khiến các nhà tài trợ, đầu tư cảm thấy miễn cưỡng khi quyết định đầu tư vào một nơi bị coi là có tham nhũng cao.
Việt Hà: Nếu nhìn vào xếp hạng trong báo cáo năm nay, Việt Nam xếp hạng 119 so với năm ngoái là 116. Nhiều người chỉ nhìn vào xếp hạng trong báo cáo để đưa ra nhận xét về tình hình tham nhũng của một nước. Nhưng dường như điều này không hẳn đã chính xác, vậy điều này có nghĩa gì đối với Việt Nam?
Samantha Grant: Về xếp hạng, xếp hạng số càng lớn thì tình trạng tham nhũng càng nhiều. Ví dụ như năm nay Singapore có xếp hạng 7 mà Việt Nam là 119 tức là giảm xuống 3 hạng so với năm trước. Khi xếp hạng về tham nhũng của một nước bị giảm sút thì điều này có nhiều nguyên nhân. Tất nhiên khi điểm số thay đổi thì xếp hạng cũng thay đổi, nhưng cũng có thể là có nhiều nước được điểm cao hơn và khiến xếp hạng Việt Nam tụt dốc dù điểm số của Việt Nam không thay đổi. Cho nên điều quan trọng là nhìn vào điểm số. Xếp hạng cũng quan trọng nhưng điểm số là phần chính.
Liên kết về tham nhũng
Việt Hà: Khi quan hệ trao đổi kinh tế thương mại giữa các nước trên thế giới ngày một gia tăng, tình hình tham nhũng ở một nước có ảnh hưởng thế nào đối với tham nhũng những nước khác?
Samantha Grant: Theo tôi chắc chắn là có những liên quan. Khi những mối liên kết về kinh tế thương mại toàn cầu gia tăng thì chúng ta cũng thấy sự gia tăng những liên kết về tham nhũng. Điểm quan trọng trong báo cáo năm nay, dù là chúng ta nhìn vào điểm số của Trung Quốc hay Anh hay Mỹ là những nước có những ảnh hưởng lớn, và ngày một mạnh lên các nước ASEAN về cách mà họ làm ăn và trong tham nhũng, họ có những cơ hội để thúc đẩy việc chống tham nhũng, và thực hiện những cách làm ăn minh bạch, nói ví dụ như luật về chống đút lót của Anh mới được đưa ra.
Thế nhưng những công ty của các nước này lại thực hiện việc tham nhũng ở các nước khác mà đôi khi chúng ta đã chứng kiến, mặc dù nước của họ có điểm số nhận thức về tham nhũng rất cao. Cho nên họ làm ăn như thế nào ở các nước khác lại là một câu hỏi…. Điều mà chúng tôi đang xem xét ở Đông Nam Á là các nước này phối hợp thế nào với các công ty nước ngoài để đảm bảo là họ làm ăn minh bạch và không có tham nhũng ở nơi nào khác. …
Việt Hà: Một điểm được báo cáo đề cập đến là vấn đề các quan chức chính phủ tham nhũng che giấu tài sản của mình ở nước ngoài. Điều này đã được chứng minh ở Trung Quốc qua chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ nước này. Vậy làm thế nào để có thể chống tham nhũng hiệu quả trong nước khi mà các quan chức vẫn có thể gửi tiền và tài sản ở nước ngoài?
Samantha Grant: Những nỗ lực chống tham nhũng của một nước sẽ bị phá hỏng nếu các quan chức tham nhũng còn giấu tài sản ở các nước khác. Cho nên đây là khu vực quan trọng đối với chúng tôi để theo dõi những người chủ thực sự là ai và nạn rửa tiền… dù đó là ở Virgin Island hay Caribbean hay bất cứ nơi nào ở châu Á. Theo tôi một trong những điểm quan trọng mà chúng tôi muốn thấy là mọi nước, đặc biệt là Mỹ, các nước thuộc EU, những nước thuộc G20 nên thiết lập hệ thống đăng ký công để làm rõ ai thực sự quản lý, ai là chủ thực sự của mọi công ty, để chúng ta có thể thấy rõ những mối liên hệ và hối lộ nằm ở đâu. Họ nên yêu cầu chính các công ty của họ phải thiết lập sự minh bạch và chống tham nhũng trong công ty khi công ty của họ nói ví dụ từ Anh sang đầu tư ở Việt Nam chẳng hạn.
Khi những mối liên kết về kinh tế thương mại toàn cầu gia tăng thì chúng ta cũng thấy sự gia tăng những liên kết về tham nhũng.
- Samantha Grant
Việt HàBáo cáo năm nay là báo cáo thứ 20 của Tổ chức Minh bạch quốc tế về nhận thức về tham nhũng. Theo bà trong 20 năm qua, báo cáo đã giúp được gì cho các nước trong việc chống tham nhũng?
Samantha Grant: Một trong những điểm quan trọng mà báo cáo nhận thức tham nhũng đã làm được là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công chúng hiểu được qua những con số quan trọng về nhận thức về tham nhũng ở khu vực công. Nó cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người nói về tham nhũng và tạo điều kiện cho báo chí viết về tham nhũng và để so sánh, biết được những gì đang diễn ra.
Mặc dù một mặt những điều này nghe còn nhỏ nhưng mặt khác tham nhũng vốn bị che giấu nay bị rọi ánh sáng vào ở diễn đàn công chúng thì đây là một bước tiến lớn. Cho nên thực tế là mọi người đang nói về tham nhũng và thực tế là các chính phủ đang phải đối phó với những áp lực công chúng vì họ bị xếp hạng thấp trong nhận thức về tham nhũng thì đó cũng là một kết quả của báo cáo.
Tôi có một ví dụ điển hình là Malaysia, chính phủ nước này đã rất cởi mở khi họ thấy điểm số của họ trong báo cáo không cao và họ hỏi ý kiến làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Cho nên thực tế là công chúng có được một công cụ đơn giản hơn để hiểu được những gì đang diễn ra ở nước họ và các chính phủ phải chịu sức ép quốc tế và bị giám sát bởi xã hội dân sự thì đó là những gì mà báo cáo đạt được trong vòng 20 năm qua.
Việt HàXin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Báo chí đang được cởi mở hơn?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-12-03
sap-bao-622.jpg
Một sạp bán báo ở Việt Nam, ảnh minh họa.RFA photo
Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân đã phải dừng lại sau khi phản biện xã hội được báo chí nhà nước hiệp đồng tác chiến. Phải chăng Việt Nam đã cởi mở hơn và các quan chức cao cấp đương nhiệm cũng hòa đồng theo công luận chung.

Tác dụng của phản biện xã hội

GSTS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
“Tôi đánh giá rất cao tác dụng của phản biện xã hội đã kiên trì thực hiện bấy lâu nay ở nhiều tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có trách nhiệm với xã hội. Việc lần đầu tiên một dự án lớn có liên quan đến an ninh quốc phòng mà những tướng lĩnh đang còn giữ cương vị trọng trách hiện tại lên tiếng thì đó là một điều mới. Bởi vì trước đây nhiều dự án cũng liên quan đến những vấn đề an ninh quốc phòng nhưng bản thân tôi chưa thấy có một phản ứng nào thẳng thắn mạnh mẽ và công khai từ những quan chức quốc phòng hiện đương chức. Thế đấy là điểm đáng mừng, tôi cho rằng việc giới chức Bộ quốc phòng và Tư lệnh Quân khu 5 lên tiếng về vấn đề này là đáng trân trọng và nó phù hợp với nguyên vọng của nhân dân và lợi ích của quốc gia.”
Tôi đánh giá rất cao tác dụng của phản biện xã hội đã kiên trì thực hiện bấy lâu nay ở nhiều tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có trách nhiệm với xã hội.
-GSTS Chu Hảo
Trong sự kiện mang tên Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân, vai trò phản biện xã hội được đánh giá rất cao, đặc biệt báo chí nhà nước đã thông tin một cách tích cực và chuyển tải được những ý kiến phản biện cực kỳ hiếm có và hòa đồng với xã hội của các giới chức quân sự cao cấp đang giữ trọng trách, thí dụ Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, hay Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5. Họ đã tiếp sức các tướng lĩnh đã nghỉ hưu như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hay Đại tá Thái Thanh Hùng nguyên Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy quân sự TP.Đà Nẵng. Các ý kiến phản biện này trong vòng vài tuần lễ đã gióng hồi chuông cảnh báo về an ninh quốc phòng, đưa ra ánh sáng việc Thừa Thiên-Huế cấp phép dự án khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 200 ha trên đèo Hải Vân cho Công ty Trung Quốc. Nếu dư luận không bị đánh động thì có thể nói các quan chức Thừa Thiên Huế vẫn cãi chày cãi cối là họ có đủ cơ sở để cấp phép dự án Mũi Khẻm và cái ô lớn nhất là sự phê duyệt qui hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ ký từ 2008.
anh_du_an_1-622.jpg
Bảng quảng cáo dự án Khu Du lịch Nghỉ dưỡng World Shine trên núi Hải Vân.
Phản biện xã hội luôn luôn phải có sự đồng hành từ phương tiện thông tin đại chúng dù là mạng xã hội hay truyền thông nhà nước. GSTS Chu Hảo ghi nhận một sự kiện mà ông cho là mới mẻ liên quan đến báo chí nhà nước. Ông nói:
“Việc báo chí được nói lên ngay từ khi có phản ứng xã hội đầu tiên, báo chí chính thống tham gia vào thì đây không phải là lần đầu tiên. Tuy nhiên lần này thì sự lên tiếng của báo chí, thứ nhất là tương đối đồng đều và sau đấy thì không bị rút lại. Đấy cũng là một điểm mới và tôi nghĩ là đáng ghi nhận trong việc thực hiện chủ trương phản biện xã hội một cách công khai và kịp thời.”
TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã tự giải thể từ Hà Nội cho rằng, khi cả xã hội cùng lên tiếng thì sẽ ngăn chặn được cái xấu, điều ác. Ông nói:
“Chỉ có mỗi một cách như vừa rồi là dư luận của công chúng, của các giới khác nhau, kể cả những người đương quyền mà còn thực sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Những người ấy, các thế lực ấy phải lên tiếng và chỉ có như thế mới có thể chặn được những sự móc ngoặc với những thế lực nước ngoài mà để làm tổn hại đến đất nước mà thôi.”

Sự tham gia của truyền thông nhà nước

Câu chuyện phản biện xã hội và sự tham gia của truyền thông nhà nước một cách đáng ngạc nhiên đã có một kết quả ngoạn mục và nhanh chóng. Chính quyền Thừa Thiên-Huế suốt hai tuần lễ luôn bảo vệ quan điểm là cấp phép Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân đúng qui trình và chuyển quả bóng trách nhiệm cho Thủ tướng, thì đến ngày 26/11/2014 đã bất ngờ thông báo dừng dự án và Chủ tịch Nguyễn Văn Cao còn cho biết bước tiếp theo sẽ là thu hồi giấy phép đầu tư cho Cty Trung Quốc Thế Diệu mà địa phương đã cấp hồi tháng 10/2013.
Nếu chúng ta không để cho những tờ báo chính thống do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam nói những điều cần thiết và những sự thật thì dứt khoát người ta sẽ đọc các trang mạng và tin đó là sự thật.
-Nguyễn Công Khế
Sự kiện báo chí nhà nước tiếp tay phản biện xã hội phá vỡ dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân xảy ra cùng lúc với việc nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên trả lời Đài ACTD nói rằng sớm muộn gì thì Việt Nam cũng phải cải cách và đi theo con đường minh bạch thông tin và tự do báo chí. Theo lời ông Nguyễn Công Khế Internet và sự phát triển công nghệ thông tin cùng sự hoạt động nhanh nhạy của mạng xã hội là một áp lực buộc phải có cải cách. Ông nói:
“Chính vì sự cấm đoán và mở rộng các vùng nhạy cảm của các nhà lãnh đạo, nó đã để báo chí đi vào ngõ cụt. Những thông tin cần thiết nhất thì lại không được đến từ những tờ báo chính thống. Bây giờ với thời đại thông tin này, người ta phải đọc trên mạng, hàng nghìn trang xuất hiện. Hồi trước chúng ta làm báo nhật trình, tức là báo ngày.Bây giờ không phải là báo ngày nữa mà là báo phút. Do vậy, nếu chúng ta không để cho những tờ báo chính thống do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam nói những điều cần thiết và những sự thật thì dứt khoát người ta sẽ đọc các trang mạng và tin đó là sự thật.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, phải chăng sự phát triển công nghệ thông tin  và các mạng xã hội trong thời đại kỹ thuật số đã buộc chính quyền cho phép báo chí nhà nước được tham gia phản biện hoặc đưa tin đa chiều, thí dụ điển hình là vụ Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân. GSTS Chu Hảo nhận định:
“Mạng truyền thông xã hội hoạt động hết sức hiệu quả và rộng rãi của  internet không phải là có từ năm nay mà đã có trong vòng 10 năm nay. Thế thì việc báo chí chính thống lần này lên tiếng về dự án cụ thể này thì không phải đến bây giờ phương tiện thông tin đại chúng qua internet mới tác động vào. Nó tác động từ lâu rồi nhưng bây giờ có biến chuyển, thì như vậy điểm chuyển ấy không phải chỉ là do kỹ thuật số nó vào mà còn do xu thế toàn xã hội tham gia vào phản biện những dự án liên quan đến vận mệnh đất nước…Và báo chí chính thống cũng dần dần được tôi luyện trong quá trình thực hiện quyền dân chủ quyền tự do báo chí của mình.”
Nhiều ý kiến khác trên các mạng xã hội chưa tin là Việt Nam đang cởi mở hơn trong tiến trình thực hiện minh bạch thông tin như nhận định của nhà báo Nguyễn Công Khế. Khuynh hướng này vẫn cho là một ít sự kiện khác thường trong vụ phản biện công khai về dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân là kết quả của điều gọi là xung đột quyền lợi các nhóm chính trị trong Đảng và ví von nó cũng không khác gì một cơn bão được khuấy động trong chén trà mà thôi.

Chịu án tử hình vì bị ép cung?

hai2-1417489543835-crop-1417489554630.jpg
Mẹ tử tù Hồ Duy Hải kêu oan cho con. Hình do người nhà nạn nhân cung cấp.
Hòa Ái, phóng viên RFA 2014-12-03
Gia đình 2 tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng nhận được thông báo người thân sẽ bị thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc trong tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, các gia đình này tiêp tục kêu oan về những khuất tất của 2 bản án khi tính mạng người thân của họ đang ở trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Kêu oan suốt 7 năm
“7 năm nay con tôi ngồi trong tù, bị giam cầm trong ngục tối mà thật sự oan sai. Năm nào chạy tiền ra vô (Bắc-Nam) mà không ai để ý tới hết. Cứ kêu la, hết hơi nằm đó rồi công an đuổi về. Không có ai giải quyết giùm hết. Tâm nguyện của tôi nếu không minh oan cho con tôi thì tôi chết thiêu tại lăng Hồ Chủ tịch vì đất nước VN không còn công lý nữa”.
Từng lời nói nấc nghẹn vừa rồi của bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải, sau khi nhận được thông báo con trai bà sẽ bị thi hành án trong tháng 12 này được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội với lời kêu gọi của cư dân mạng rằng hãy lên tiếng để cứu một mạng người.
Một lần nữa, báo giới “lề phải” lẫn “lề trái” trong nước đồng loạt lật lại hồ sơ vụ án. Phạm nhân Hồ Duy Hải sinh năm 1985 bị Tòa phúc thẩm TANDTC TP.HCM tuyên án tử hình hồi cuối tháng 4 năm 2009 vì tội giết người cướp của 2 nữ nhân viên ở Bưu cục Cầu Voi tại Thủ Thừa, Long An. Tuy nhiên, bản án này có dấu hiệu oan sai, vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng. Điểm đáng chú ý nhất trong hồ sơ vụ án là dấu vân tay và vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải của bị cáo. Hung khí gây án gồm thớt, dao và ghế được ghi trong hồ sơ, thế nhưng cơ quan điều tra phải cho người mua thớt và dao về làm chứng cứ. Nhân chứng nhìn thấy thanh niên có mặt ở bưu cục không được cơ quan điều tra cho nhận diện có phải là bị cáo hay không.
Tâm nguyện của tôi nếu không minh oan cho con tôi thì tôi chết thiêu tại lăng Hồ Chủ tịch vì đất nước VN không còn công lý nữa.
- Bà Nguyễn Thị Loan
Hội đồng xét xử tòa phúc thẩm thừa nhận có sai sót nhưng không nghiêm trọng và căn cứ lời nhận tội của bị cáo để tuyên án.
Mẹ tử tù Hồ Duy Hải đã ra Bắc vào Nam kêu oan cho con suốt 7 năm ròng. Tháng 1 năm 2012, Luật sư Trần Hồng Phong, đại diện cho phạm nhân Hồ Duy Hải, gửi đơn đến Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC và văn phòng Chủ tịch nước đề nghị giám đốc thẩm. Đến đầu tháng 12 năm 2014, TANDTC trả lời bằng văn bản rằng bản án dành cho Hồ Duy Hải theo đúng pháp luật.
“Chúng tôi thuê luật sư mà nhà chúng tôi rất nghèo, bán hết đất, hết vườn, cầm hết nhà để thuê luật sư nhưng luật sư bảo rằng VN không có luật nếu thực hiện đúng luật thì chúng tôi có thể cãi cho ông; luật như các nước khác thì chúng tôi cãi được còn VN không có luật nào cả; luật của ‘chúng nó’ nên chúng tôi chịu thua”.
Đây là lời chia sẻ của ông Nguyễn Trường Chinh ở Hải Dương, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Trao đổi với Hòa Ái qua điện thoại trong ngày Lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ, ông Chưởng cho biết nỗi oan ức của gia đình ông giờ chỉ biết kêu Trời mà thôi. Ông nói:
“Đơn gửi văn phòng Chủ tịch nước hàng ngàn lá rồi. Tôi cũng đã lên tận nhà riêng ông Trương Tấn Sang, đã gửi cho ông hàng ngàn lá đơn, kể cả đơn bằng máu mà Báo Người đưa tin chụp được tung lên mạng, Báo Gia đình và Pháp luật cũng đăng rồi nhưng hiện nay không có phản hồi nào”.
Con trai ông Chinh tên Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983, sẽ bị tiêm thuốc độc trong tháng 12 năm nay vì tội giết chết 1 thiếu tá công an ở Hải Phòng hồi ngày 14/7/2007 theo như tố cáo của bị cáo Vũ Đoàn Trung rằng anh Chưởng là người chủ mưu.
Vụ án này có 3 bị cáo gồm Vũ Đoàn Trung, ở Hải Phòng, nhận tội, 23 năm tù giam; Đỗ Văn Hoàng, ở Hải Phòng, không nhận tội, tù chung thân; và Nguyễn Văn Chưởng, ở Hải Dương, không nhận tội, tử hình.
Vì sao họ nhận tội?
Phạm nhân Nguyễn Văn Chưởng cùng với em trai là Nguyễn Trọng Đoàn làm việc lao động phổ thông ở Hải Phòng trong thời gian tháng 7/2007. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra án mạng, cả 2 anh em không có mặt ở Hải Phòng vì họ thường tranh thủ về thăm nhà ở Hải Dương mỗi cuối tuần và người dân trong làng sẵn sàng làm chứng về sự có mặt của 2 anh em vào đêm 14/7/2007.
2-400.jpg
Phạm nhân Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm tre viết bài thơ kêu oan lên áo trong tù. Hình do người nhà nạn nhân cung cấp.
Câu hỏi đặt ra vì sao cả 2 tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng nhận tội việc mà họ không làm? Tình tiết trong 2 hồ sơ vụ án có vẻ phi lý?
Để lý giải câu hỏi này, anh Nguyễn Trọng Đoàn, em trai tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể lại với đài ACTD những gì xảy ra ngay sau khi anh trai bị bắt. Hồi đầu tháng 8/2007, anh Đoàn đã 2 lần cầm đơn khiếu nại đến cơ quan công an ở Hải Phòng, và anh Đoàn đã bị bắt giữ luôn từ hôm mùng 10/8:
“Người ngồi trực tiếp hỏi em, em chỉ nhớ tên là Vũ, thì ông nói ‘bọn mày với gia đình nhà mày định làm đơn chống lại Đảng với cơ quan pháp luật của thành phố Hải Phòng? Mày nhìn xem xung quanh là bao nhiêu giấy khen, bằng khen các thứ của chúng tao đây. Thế mà bọn dân đen lại chống được cả cơ quan pháp luật của thành phố này à? Thì cứ người ra rồi lại người vào, cứ hỏi em rồi lại lấy tay đánh và đấm vào đầu em. Nói chung họ đánh rất nhiều, vừa đánh vừa đe nẹt, xích tay em ra phía sau, bóp tay em, lấy cả gậy đánh em. Xong rồi, còn chỉ em nói rằng là ‘vết máu dính trên cửa là máu của anh mày. Thằng anh mày nó to như thế mà còn không chịu được, liệu mày có chịu được không?’.
Đến lúc ra tòa thì em cũng nói toàn bộ sự thật nhưng mà tòa chỉ căn cứ vào chứng cứ điều tra của cơ quan công an và tất cả những nhân chứng biết vụ việc thì tòa không hề công nhận.
- Anh Nguyễn Trọng Đoàn
Em không ngờ được rằng một cơ quan pháp luật của Nhà nước VN này lại đánh người dã man còn hơn xã hội đen ở ngoài xã hội, dùng đủ mọi thủ đoạn để đánh người, đủ các vật dụng có thể làm sao có thể tra tấn được người thì họ đều lấy ra. Đến lúc ra tòa thì em cũng nói toàn bộ sự thật nhưng mà tòa chỉ căn cứ vào chứng cứ điều tra của cơ quan công an và tất cả những nhân chứng biết vụ việc thì tòa không hề công nhận”.
Anh Nguyễn Trọng Đoàn bị buộc tội “che giấu tội phạm” và phải lãnh chịu bản án 2 năm tù giam. Sau khi mãn hạn tù, đến thăm anh trai Nguyễn Văn Chưởng thì được anh cho biết bị ép nhận tội giết người vì bị tra tấn quá tàn bạo. Những giây phút sau cùng đang chờ bị hành hình, tử tù Nguyễn Văn Chưởng thiết tha được minh oan dù đã chết.
Hơn 7 năm qua, cha mẹ và con trai nhỏ của phạm nhân Nguyễn Văn Chưởng lê la khắp nơi ở Hà Nội kêu oan cho người thân. Bản thân tử tù đã dùng tăm tre thêu lên áo bài thơ ai oán kêu oan cho mình. Cha anh Chưởng cho biết thêm:
“Cái áo này con tôi dùng tăm xỉa răng, rút từng sợi chăn trong tù thêu lên áo thành một hình hoa văn. Nó thêu là:
‘Án oan ôm hận nhờ Chính phủ/ Giải oan hận này cho dân đen/ Pháp luật Việt Nam là rất đúng/ Nhưng vì quan liêu (nó) làm hại dân’.
Hôm công an về nhà hỏi bà nhà tôi rằng bây giờ tòa án vẫn quyết thì làm sao? Bà nhà tôi trả lời nếu quyết thì chúng tôi nổ bom”.
Câu chuyện của 2 tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng sắp bị hành hình dường như không chỉ có 2 mạng người sẽ chết. Trùng với thời điểm 2 gia đình nhận hung tin người thân sẽ bị hành quyết, Quốc hội VN thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước về chống tra tấn. Liệu rằng ngành tư pháp VN cần chăng phải thực hiện ngay giám đốc thẩm 2 bản án phúc thẩm này để minh chứng với thế giới rằng VN thực thi đúng những gì đã ký kết với Liên Hiệp Quốc?

Dòi lúc nhúc ở lò giết mổ gà chui ngay tại chợ

(NLĐO) - Sáng 3-12, Đoàn Liên ngành phòng chống dịch cúm gia súc gia cầm huyện Bình Chánh – TP HCM kiểm tra tại chợ Đông Thành (xã Bình Chánh) và phát hiện điểm giết mổ gia cầm trái phép tại đây.

Cũng như nhiều lần kiểm tra trước, khi phát hiện lực lượng chức năng, đối tượng nhanh chóng tẩu táng tang vật. Tuy nhiên, trong lúc vội vã, chủ hàng còn bỏ lại 45 con gà lông, một con gà chết, dao cắt tiết còn dính máu, nhiều tô “huyết nếp” và một giỏ đựng huyết gà tươi vô cùng dơ bẩn để ngay dưới đất.

Huyết gà đựng trong giỏ bẩn, trên bãi rác
Huyết gà đựng trong giỏ bẩn, trên bãi rác

Ghi nhận hiện trường cho thấy việc giết mổ được tổ chức ngay trên… bãi rác lâu ngày bốc mùi hôi thối, dòi bò lổm ngổm, ruồi nhặng khắp nơi.

Được biết, thời gian qua, nhiều bà nội trợ vẫn tin rằng mua gà sống rồi nhờ giết mổ ngay thịt   sẽ ngon hơn gà giết mổ công nghiệp nên các điểm giết mổ gia cầm lậu vẫn tồn tại.

Cùng ngày, Đoàn kiểm tra còn xử lý một  điểm sơ chế phụ phẩm không phép ngay cạnh nhiều ngôi mộ ở địa chỉ B20/5C ấp 2, xã Bình Chánh của bà Phan Thị Vĩnh Thi, tạm giữ 444 kg phổi heo không có giấy chứng nhận kiểm dịch và 160 kg thịt heo bốc mùi hôi thối đang vận chuyển bằng xe máy biển số 62H1- 04736 của ông Lê Công Giang (Long An). Toàn bộ số tang vật trên được tổ chức tiêu hủy theo quy định.
Thứ Tư, 15:03  03/12/2014
Tin, ảnh: Ngọc Ánh

PICS:Cả khu phố náo loạn vì cháy ki ốt chợ Cầu Diễn trong đêm

 Bùi Đại | 04/12/2014 07:06

Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một kiốt thuộc khu chợ Cầu Diễn, thị trấn Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thiêu rụi toàn bộ kiốt chứa vải vóc hàng hóa.

Vào khoảng 22h30 ngày 03/11, tại khu vực chợ Cầu Diễn (thị trấn Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ một ki ốt chứa hàng hòa của một chủ hàng có tên Văn Hoa.
Một nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết: “Khi tôi đang ở nhà thì thấy có mùi khét rất khó chịu.
Cứ nghĩ mùi khét trên là từ thiết bị điện trong nhà, nhưng một lúc sau thì phát hiện ra ki ốt ngay cạnh nhà bốc cháy dữ dội”.
Theo quan sát của PV, ki ốt trên nằm ngay dưới chân một cây cột điện với rất nhiều dây dợ chằng chịt. Nhiều người dân cho biết, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn trên.
Vụ việc khiến người dân quanh khu vực và cả khu phố náo loạn trong đêm.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các lực lượng phòng cháy chữa cháy, lượng lượng CSGT, dân phòng, cùng với lực lượng quân đội, thuộc hai quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm đã có mặt tham gia chữa cháy.
Toàn bộ hàng hóa trong ki ốt bị thiêu rụi.
Toàn bộ hàng hóa trong ki ốt bị thiêu rụi.
Tại hiện trường, hàng chục chiến sĩ thuộc đội phòng cháy chữa cháy quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm cùng với 4 - 5 xe cứu hỏa liên tục thay phiên nhau dùng vòi rồng khống chế, dập tắt ngọn lửa.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng như CSGT, lực lượng dân phòng, bộ đội cũng đã có mặt cùng phối hợp phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực này.
Đến khoảng 23h15, đám cháy cơ bản được khống chế.
Theo thống kê ban đầu, không có thiệt hại về người, con số thiệt hại về tài sản ước tính lên đến hàng chục triệu đồng.
Một số hình ảnh PV ghi lại:
Lực lượng CSGT phân luồng đảm bảo cho xe cứu hỏa tiếp cận hiện trường vụ cháy một cách nhanh nhất.
Lực lượng CSGT phân luồng đảm bảo cho xe cứu hỏa tiếp cận hiện trường vụ cháy một cách nhanh nhất.

Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến xem vụ hỏa hoạn.
Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến xem vụ hỏa hoạn.
Theo Trí Thức Trẻ

PV Báo Công an bị dí dao vào cổ, đánh hội đồng

Đăng Bởi  - 

PV Bao Cong an TP.HCM
PV Hoàng Văn Quân (phải) trình bày sự việc bị hành hung tại trụ sở công an xã Thủy Bằng
Mấy ngày nay dư luận rất quan tâm việc PV Báo Công an TP.HCM khi tác nghiệp tại Thừa Thiên - Huế đã bị người khác dí dao vào cổ, đánh hội đồng. Cơ quan công an đã làm rõ các đối tượng hành hung này, có liên quan đến vụ tranh chấp đất đai.
Gặp nạn khi tác nghiệp
Nhận được đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Phi Yến (SN 1967, trú thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, T.X. Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chiều 1.12, PV Báo Công an TP.HCM - Hoàng Văn Quân (bút danh Hoàng Quân) đã đến tìm hiểu vụ việc. Lúc 15 giờ 30, PV Hoàng Quân cùng bà Yến đến lô đất mà bà Yến cho rằng đất của ông bà nội mình nhưng bị người khác lấn chiếm, lấy đem bán cho doanh nghiệp. Khi PV Hoàng Quân đang chụp ảnh thì một người đàn ông chạy đến chửi bới: “Mày là ai mà vào đất của tao chụp ảnh. Tao giết chết”.
Người đàn ông hùng hổ lao đến túm cổ áo, rút dao trong túi quần dí vào cổ PV Hoàng Quân dọa giết. Lúc này, bà Phan Thị Vân (họa sĩ Bội Trân, trú xã Thủy Bằng) và một số người đang ở công trình xây dựng căn nhà bên cạnh nhìn thấy, liên tục can ngăn, la hét: “Dừng lại! Đừng làm thế!”. Một lát sau, người này bỏ ra đường nhựa cách đó khoảng 100m, PV Hoàng Quân và bà Yến đi sau, đến chỗ lấy xe máy để ra về. Người đàn ông tiếp tục chửi bới rồi xông vào đánh PV và bà Yến.
Một thanh niên khác bất ngờ lao đến đấm liên tục vào mặt Hoàng Quân. Còn người đàn ông và một số thanh niên khác vây đánh bà Yến. Sau đó người đàn ông lấy tấm ván dài khoảng hơn 1m đến đập vào người nhưng PV né tránh được.Người thanh niên tiếp tục chạy đến đấm vào mặt, cổ PV rồi lấy tấm ván khác giáng thẳng vào người, PV lấy mũ bảo hiểm chống đỡ nên tấm ván văng xuống đường.
Nhiều người dân chạy đến can ngăn, việc hành hung mới dừng lại. PV Hoàng Quân điện báo lãnh đạo Công an TX.Hương Thủy đề nghị giải cứu. Sau đó, một số đối tượng lạ mặt điều khiển xe máy chạy qua chạy lại vị trí PV Hoàng Quân đang chờ công an vào giải cứu. Người dân khu vực cho biết đó là những đối tượng nguy hiểm.
Khoảng 20 phút sau, Công an xã Thủy Bằng đến đưa PV Hoàng Quân và bà Yến về trụ sở làm việc, lấy lời khai. Công an xã xác định được hai trong số những người hành hung, khống chế PV và bà Yến là Nguyễn Viết Chính (SN 1957, trú thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng) và con trai Nguyễn Long (SN 1990, sinh viên đại học), đồng thời lấy lời khai của các đối tượng.
Tối cùng ngày, Công an xã Thủy Bằng lập biên bản vi phạm hành chính đối với bố con ông Chính về hành vi đánh người (PV Hoàn Quân và bà Yến). Thiếu tá Hoàng Trung Giang, Trưởng Công an xã Thủy Bằng cho biết: “Đây chỉ là biên bản ban đầu, chưa phải quyết định xử lý. Chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh xem vật nhọn mà ông Chính dí vào cổ PV Hoàng Quân có phải là dao không và sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
PV Báo CATP đã cung cấp lời khai, ghi âm vụ việc, hình ảnh người chứng kiến, can ngăn khi ông Chính dùng dao dí vào cổ PV. Ngày 2.12, Công an xã Thủy Bằng triệu tập, lấy lời khai các đối tượng khác liên quan đến vụ việc và các nhân chứng. Đại tá Phạm Văn Đức, Phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã chỉ đạo Công an thị xã Hương Thủy, Công an xã Thủy Bằng xác minh, làm rõ vụ việc và nhất định sẽ xử lý nghiêm sau khi có kết luận. Ông Lê Sỹ Minh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế, xác nhận đã biết thông tin PV của Báo Công an TP.HCM bị hành hung khi tác nghiệp, đồng thời hướng dẫn PV gửi văn bản đến Sở và các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết.
Thủ phạm: “Rất hối hận”
Ông Nguyễn Viết Chính lý giải về hành vi dùng dao khống chế PV: “Tôi đi cắt chè xanh ở gần đó, thấy có người đi cùng với bà Yến vào khu đất của tôi chụp ảnh nên tôi bức xúc. Tôi chỉ đe dọa chứ không định đâm người. Sau khi đánh anh Quân, tôi thấy mình sai, nên chạy ngay ra công an xã trình báo. Tôi rất hối hận về việc làm sai trái của mình và con trai”.
Khi PV lý giải: “Nhận được đơn của bà Yến về khu đất, người làm báo đi thực tế xác minh sau đó làm việc với các bên liên quan, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chứ không thiên vị cho bên nào. Việc dùng dao khống chế và hành hung người khác vi phạm pháp luật, xâm hại đến sức khoẻ, đe dọa tính mạng người khác”. Ông Chính nói rằng mình hiểu biết nông cạn, “cứ thấy bà Yến là bức xúc nên tôi tưởng PV bênh vực bà Yến”. Thiếu tá Giang cho biết, xảy ra vụ việc này là do ông Chính mâu thuẫn bà Yến rồi “đổ” lên đầu PV.
Lô đất trên (rộng 1.500 m2) nằm trong tổng số 3.500 m2 đất vốn là của ông bà nội bà Yến là Nguyễn Viết Duận và Trần Thị Phụng. Năm 1992, ông Duận, bà Phụng qua đời, không để lại di chúc, 5 người con được chia các phần đất. Bà Yến là con duy nhất của ông Nguyễn Viết Ích, một trong năm người con của ông Duận, vốn canh tác lô đất này. Khi bố mẹ mất, bà Yến được gửi vào nhà dòng Thiên An sinh sống. Thấy lô đất bỏ hoang, ông Chính (chú ruột bà Yến) chăm sóc, canh tác và năm 1989 được cấp sổ đỏ. Khi lấy chồng sinh con, bà Yến được cha xứ nhà dòng Thiên An cấp đất, cho xây nhà ở tại thôn Kim Sơn. Năm 2011, ông Chính bán lô đất cho ông Nguyên, rồi ông Nguyên bán lại cho họa sĩ Bội Trân.
Năm 2012, bà Yến khiếu nại đòi lại đất. Chính quyền và cơ quan chức năng nhiều lần tổ chức hòa giải, hướng dẫn bà Yến khởi kiện ra tòa án, nhưng bà Yến không thực hiện vì thấy không có cơ sở. Ông Chính cho biết: “Nếu Yến không kiện cáo, không phá rối thì tôi có thể nhường lại cho một lô đất khác để sản xuất”.
Họa sĩ Bội Trân bức xúc: “Tôi mua đất của ông Chính vì thấy có sổ đổ, các giấy tờ hợp pháp, được chính quyền, cơ quan chức năng chứng nhận. Nhưng đã ba năm nay, tôi không thể thực hiện được công trình xây dựng trại sáng tác tranh được vì bà Yến liên tục đến quấy quá, khiến tôi thiệt hại rất nhiều. Mục đích của bà Yến là muốn tôi cho tiền hoặc phá rồi không cho tôi xây dựng. Xã đã nhiều lần xử lý nhưng không dứt điểm. Chính quyền địa phương đã thiếu kiên quyết, yếu kém trong việc giải quyết những việc làm của bà Yến. Qua đây tôi cũng mong sự việc được giải quyết thỏa đáng để tôi yên tâm xây dựng trên đất của mình”.
Ông Nguyễn Thái, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng cũng thừa nhận đã thiếu kiên quyết, khó xử lý dứt điểm khiếu nại của bà Yến. “Trước đây chúng tôi đã hướng dẫn bà Yến khởi kiện ra tòa nhưng bà Yến không làm. Vì thế xã tổ chức họp, mời bà Yến và các bên liên quan thống nhất, đến ngày 30.11.2014 bà Yến không khởi kiện ra tòa thì không được xâm phạm đến lô đất trên”, ông Thái cho biết.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo giải quyết vụ việc

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có văn bản số 6828/UBND-VN ngày 2.12.2014, nội dung: Trên Báo Tuổi Trẻ online có bài “Một phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp”, phản ánh phóng viên Hoàng Văn Quân của Báo Công an TP.HCM bị một số người hành hung khi tác nghiệp tại thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng. Chủ tịch UBND tỉnh (ông Nguyễn Văn Cao - PV) có ý kiến như sau: Giao UBND thị xã Hương Thủy chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15.12.2014.
Công an TP.HCM

Con đánh cha, mẹ đầu độc con – người ta đang ác dần lên?


dau doc
Khoa chống độc đang cố gắng cứu sống đứa bé ngghi bị mẹ tiêm thuốc trừ sâu
Cha già phải giết con để cứu cháu, người mẹ không hiểu vì lẽ gì nỡ đầu độc 2 đứa con thơ dại. Những tin tức mới thoáng nghe qua đã thấy rùng mình. Hùm dữ cũng không nỡ nào ăn thịt con, vậy mà hằng ngày, hằng giờ chuyện khó có thể xảy ra ở loài dã thú lại nhan nhản trong giới con người.
1. Còn nhớ, ngày xưa được dạy dỗ rằng, không gì thiêng liêng hơn tình mẫu tử, và bất hiếu là tội nghiệt nặng nhất, khó tha thứ nhất của một con người. Vậy mà trong một thời gian ngắn thôi, hai vụ việc cha giết con để cứu cháu, mẹ nghi đầu độc 2 con thơ gần như xảy ra cùng lúc.
Hình ảnh người cha già ở Thanh Hóa bị đứa nghịch tử đẩy đến đường cùng là phải tước mạng con mình khiến người ta không thôi ám ảnh. Báo chí đưa tin rằng, tên con trai ấy đã lao vào đánh cha, đánh luôn cả mẹ. Và khi bị ngăn cản thì vớ ngay đứa con ruột vung dao đòi giết.
dau doc
 Người cha buộc phải ra tay với con trai để cứu cháu. Ảnh:TL
Đứa con bất hiếu là căn nguyên của sự oan nghiệt trùm lên cả gia đình. Và để kết thúc sự oan nghiệt này, người cha già đã ra tay giết con trai, để rồi chính ông gánh lấy một tội nghiệt khác.
Người cha có tội hay không, còn tùy thuộc vào luật pháp phán xét. Nhưng điều người ta phải suy nghĩ là cái gì đã sản sinh ra đứa con trai “đại nghịch vô đạo” đến nhường ấy?
2. Và chuyện hai đứa trẻ thơ chẳng có tội tình gì lại bị mẹ nghi tiêm thuốc độc rồi … bỏ lơ càng khiến cho người ta thập phần ớn lạnh. Theo thông tin ban đầu, do mâu thuẫn vợ chồng khiến người đàn ông phải bỏ về An Giang một mình, còn người mẹ với 2 con trai ở lại nhà ngoại tại Bà Rịa – Vũng Tàu. 2 đứa con trai, đứa lớn tên Văn, đứa nhỏ tên Mai.
Được khoảng 10 ngày mẹ vợ gọi con rể thông báo rằng: “Bây lên đón 2 con về không thôi là tụi nó chết”. Và đến trưa nay, Mai – mới 2 tuổi rưỡi đã không qua khỏi do mũi tiêm thuốc diệt cỏ có thể từ chính tay người mẹ. Văn, năm nay 7 tuổi đầu còn đang thoi thóp vật lộn với chất độc đang tàn phá cơ thể nhỏ bé của em.
dau doc
 Mai - 2,5 tuổi đã không thể qua khỏi
Trong vài phút tỉnh dậy hiếm hoi Văn kể: “Mẹ dùng cây cà phê đập vào đầu con chảy máu. Rồi tiêm thuốc vào đầu, vào tay hai đứa con. Tụi con khóc kêu đau mẹ cũng không dừng lại?”. 
Chẳng hiểu thứ bi kịch gì đã đưa người mẹ này đến hành động ghê gớm kia. Và một lần nữa lại phải đắn đo là cái gì đã sản sinh ra người mẹ bất chấp cả sự thiêng liêng của tình mẫu tử?
3. Tình máu mủ, ruột rà, sự gắn kết huyết thống là một phần của giới hạn thú tính và nhân tính. Nhưng rõ ràng “hùm dữ cũng không nỡ ăn thịt con” thì những bi kịch nói trên thuộc về nhân tính hay thú tính? Khi vốn dĩ những chuyện được cho là “thú tính” như thế xảy ra ở thế giới loài người.
Không gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử, và bất hiếu vẫn là tội nghiệt nặng nề nhất. Nhưng xã hội hiện tại lại quá nhiều những sự việc tương tự xảy ra. 
Ngày xưa, mỗi khi nghe tin về những vụ giết người chấn động, người ta hay kháo nhau rằng chắc kẻ đó bị thần kinh, bị ma ám. Tính thiện trong con người khiến họ nghĩ rằng chỉ có ma quỷ mới đủ sức tước đoạt sinh mạng con người một cách dã man.
Nhưng gần đây, ngày càng nhiều vụ án dã man, man rợ. Con giết cha, vợ giết chồng, mẹ giết con; giết rồi thì thôi còn phân xác, còn hành hạ tử thi, .v.v. và .v.v.  Đầy rẫy những báo hiệu không lành về tính chất tàn bạo của con người trong xã hội ngày nay.
Mầm ác đang lớn dần lên, con người đang ác dần lên? Phải chăng vì có quá nhiều giá trị chân thiện mỹ bị đổ vỡ trong cái xã hội này đã tác động lên bản tính thiện của mỗi con người?
 
Hồ Ngọc Giàu

TT Obama: ông Tập củng cố quyền lực nhanh sẽ nguy hiểm cho các nước láng giềng

Obama, Tap Can Binh

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang là nhà lãnh đạo có khả năng hợp nhất quyền lực nhanh chóng nhất trong nhiều thập kỷ qua của Trung Quốc, tạo nên mối nguy và sự lo lắng cho các nước láng giềng.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp với nhóm các nhà điều hành hàng đầu của Mỹ, và trong một đánh giá về các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại cuộc gặp mặt vào tháng trước đó, ông nhận đinh Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được sự ủng hộ chỉ trong một thời gian ngắn từ khi ông nắm quyền.
“Ông ấy củng cố quyền lực nhanh và toàn diện hơn bất cứ ai từ thời ông Đặng Tiều Bình, và tất cả mọi người có thể ấn tượng bởi sức mạnh của Chủ tịch Trung Quốc”, ông Obama nói.
Tuy nhiên, ông Obama cũng đề cập đến các mặt tiêu cực trong chính sách phát triển của Chủ tịch Tập Cận Bình, đó là các vấn đề về nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ.
“Việc hợp nhất sức mạnh nhanh chóng như vây sẽ rất nguy hiểm cho các vấn đề về nhân quyền, bất đồng chính kiến, và tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng”, ông ám chỉ các tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm là Trung Quốc hiện đang chú trọng cải thiện mối quan hệ với Mỹ, hơn là đối đầu: “Mặt khác, tôi nghĩ rằng họ có sự quan tâm lớn trong việc duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Và chuyến thăm của tôi là một minh chứng".
Về phía mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Washington muốn cùng Bắc Kinh xây dựng một mối quan hệ thẳng thắn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề về gián điệp thương mại điên tử.
Cuối buổi họp, ông khuyến khích các nhà điều hành đặt ra các vấn đề về rủi ro mà doanh nghiệp của họ có thể gặp phải nếu bị Trung Quốc trừng phạt.
    07:23 04-12-2014
    Hàn Giang (theo Reuters)

    Trung Quốc áp dụng chiến thuật ‘Văn hóa Đảng’ đối với Hồng Kông

    Du khách đang xem một đoạn video về Thủ tướng Lý Khắc Cường (giữa) trong thời gian ra mắt Sàn Chứng khoán Kết nối Thượng Hải-Hồng Kông tại Hương Cảng ngày 17/11/2014. Thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Đan Trọng Giai, một trong những người đang nỗ lực đe dọa người dân Hồng Kông từ bỏ phong trào, đe dọa việc mở cửa sàn giao dịch mới sẽ bị trì hoãn bởi cuộc Cách Mạng Ô (Ảnh: Philippe Lopez/Getty Images)
     Lin Yi, Liang Zhen và Karen Tsang 3 Tháng Mười Hai

    Danh sách đen và những đe dọa kinh tế là phương pháp điển hình của chính quyền cộng sản.

    Chính quyền Trung Quốc vẫn đang cố gắng ngăn chặn phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông bằng việc sử dụng nhiều chiến thuật đe dọa các lãnh đạo sinh viên, như cách mà chính quyền áp dụng để kiểm soát người dân Trung Quốc tại Đại lục.
    Sau khi các sinh viên dẫn đầu cuộc “Cách Mạng Ô” biểu tình ủng hộ dân chủ bị từ chối đàm phán với chính phủ Hồng Kông, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng những cách thức đáng xấu hộ để ngăn chặn họ, như việc dùng các thanh niên đeo mặt nạ tấn công vào tòa nhà Chính quyền và tuyên truyền vu khống rằng cuộc biểu tình có mối liên hệ với các thế lực nước ngoài.
    Ngoài ra, các thành viên của Liên đoàn Sinh viên và Học giả Hồng Kông vừa bị từ chối nhập cảnh vào Đại lục. Theo một số phương tiện truyền thông, 500 tên bị liệt trong danh sách đen của Đảng. Con số này trên thực tế còn có thể nhiều hơn.
    Trong suốt 8 tuần diễn ra các cuộc biểu tình, ĐCSTQ đã sử dụng vũ lực và các biện pháp cưỡng chế để buộc sinh viên và người dân từ bỏ các nguyên tắc đấu tranh. Nói cách khác, Bắc Kinh đang cố gắng đưa các luận tuyên truyền và tẩy não mang tính “văn hóa Đảng” vào Hồng Kông.

    Sinh viên bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc

    Ngày 23/11, Hoàng Tử Chân, 19 tuổi, thành viên của Liên đoàn Sinh viên và Học giả Hồng Kông và là trợ lý của Đảng Dân sự và Nhà lập pháp Quách Gia Kỳ, bị ngăn cản nhập cảnh vào Đại lục. Hoàng đi dự đám cưới của người thân ở thành phố Thâm Quyến gần Hồng Kông. Tuy nhiên, cô bị chặn lại bởi cảnh sát biên giới, bị tra hỏi và lục soát trong 45 phút trong phòng riêng.
    Sau đó, Hoàng được thông báo rằng bởi vì cô đã tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên sẽ bị cấm nhập cảnh vào Đại lục một thời gian.
    Cô Hoàng cho hay, hành động của chính quyền hết sức vô lý.
    “Là một nước lớn nhưng họ lại sợ một sinh viên; họ đang thật sự sợ hãi. Điều này chứng tỏ việc phản kháng dân sự là có hiệu quả”, cô Hoàng nhận xét.
    Ngày 22/11, các thành viên của Liên đoàn là Hồng Đỉnh Loan và một sinh viên họ Quảng thuộc Đại học Baptist cũng bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.
    Khi đi thăm người thân ở Đại lục, anh Hồng bị chặn lại ở một điểm kiểm soát biên giới và bị đưa vào phòng xét hỏi. Sau đó, sĩ quan của trạm kiểm soát đã trả lại chứng minh thư và tài liệu du lịch và cảnh báo anh không được vào Đại lục trong khoảng thời gian này.
    Anh Quảng cũng bị chặn lại ở một điểm kiểm soát biên giới trên đường về Đại lục khi viếng thăm tổ tiên. Nhân viên kiểm soát biên giới cho biết anh không được phép nhập cảnh Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Khi Quảng hỏi lý do, vị sĩ quan trả lời: “Anh biết lý do mà”.
    Phụ trách Liên đoàn là Hoàng Chi Phong đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh giải thích các sự cố nói trên. Anh cho rằng, cảnh sát Hồng Kông đã cung cấp danh sách những người tham gia Cách Mạng Ô cho ĐCSSTQ.

    Văn hóa Đảng

    Việc đưa những người bất đồng chính kiến vào danh sách đen, ngăn cản và hủy bỏ hiệu lực giấy phép nhập cảnh vào Trung Quốc của họ là chiến thuật thường thấy của ĐCSTQ nhằm đàn áp các cá nhân chống đối chính quyền.
    Hiện ĐCSTQ đang áp dụng phương pháp này đối với những người biểu tình tham gia trong cuộc Cách Mạng Ô, gồm cả các thành viên không thuộc nhóm lãnh đạo. Điều này cho thấy, danh sách đen của ĐCSTQ có phạm vi bao phủ khá rộng.
    Bằng cách ức chế các cá nhân đối kháng, Bắc Kinh đang cố tạo ra sự sợ hãi ở Hồng Kông để kiểm soát những người còn lại. Từng bước, chính quyền Trung Quốc sẽ làm như vậy đối với mỗi từng người Hồng Kông phản đối Đảng.
    ĐCSTQ đe dọa người dân để buộc họ phải từ bỏ các nguyên tắc đạo đức và tuân theo chính quyền. Đây là một phương pháp chuyển đổi ý thức hệ Cộng sản điển hình.
    Đảng đang cố gắng khắc sâu vào tư tưởng của người dân Hồng Kông rằng, khi bạn phản đối Đảng, quyền lợi của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Khi bạn tham gia vào Cánh Mạng Ô, bạn sẽ không bao giờ được phép vào Trung Quốc. Mục đích là để buộc người dân từ bỏ niềm tin vào công lý, công bình và lương tâm, từ đó đánh mất bản sắc của mình và xuôi theo Đảng.

    Các mối đe dọa kinh tế

    Francis Lưu Định Minh, một thành viên của Liên minh Chống chiếm Trung tâm, tổ chức phản đối cuộc biểu tình, và một giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cảnh báo rằng, Cách Mạng Ô có thể làm trì hoãn phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông thêm 10 năm nữa. Ông Lưu cảnh báo thêm, Bắc Kinh có thể chấm dứt hỗ trợ kinh tế cho Hồng Kông.
    Trái lại, Richard Hoàng Duyệt Chiêm, giáo sư tại Đại học Kinh tế Hồng Kông cho biết Cách Mạng Ô sẽ giúp Hồng Kông trở thành một đối tác đáng tin cậy và Đại lục sẽ không dám thử nghiệm những chính sách mới gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Hồng Kông.
    Theo Hà Tuấn Nhân, một nghị viên của Đảng Dân chủ, bài phát biểu của ông Lưu rất giống với chiến thuật đe dọa của ĐCSTQ.
    “Người dân Hồng Kông phải tự tin lên. Đừng mắc bẫy đe dọa”, ông Hà cho hay.
    Nghị viên của Đảng Dân chủ là ông Đan Trọng Giai đồng ý với quan điểm của ông Hồ và cho biết, những cách đe dọa như thế này trước đây đã từng được áp dụng. Ông dẫn ví dụ về việc liên kết Sàn chứng khoán Hồng Kông-Thượng Hải vừa ra mắt tại Hồng Kông, mặc dù trước đó các quan chức liên tục cảnh báo sẽ hoãn lại vì Cách Mạng Ô.
    Một thành viên của Đảng Tân Dân chủ Đồng Minh là ông Phạm Quốc Uy nói rằng, các luận điểm của ông Lưu bóp méo sự thật.
    “Lý do diễn ra Cách Mạng Ô chính là chính quyền đặc khu và Bắc Kinh đã trì hoãn thời gian để thực hiện phổ thông đầu phiếu thực sự tại Hồng Kông. Bây giờ họ lại gán trách nhiệm cho những người biểu tình, tức đổ lỗi cho các nạn nhân”, ông Phạm nhận xét.
    Cho dù bài phát biểu của ông Lưu có ảnh hưởng tới chính sách của Hồng Kông, ông Phạm coi nhận xét của ông Lưu là “sự đê hèn” và nói rằng Bắc Kinh sử dụng phương pháp này để tạo ra “mặt trận thống nhất” dưới chế độ đảng độc tài.
    Ông Phạm cho biết, lợi ích kinh tế là một phương tiện mềm để giành thắng thế, trong khi áp lực kinh tế là phương tiện cứng để đe dọa người dân Hồng Kông và ép họ phải phục tùng.
    “Chúng tôi biết rất nhiều chính sách kinh tế đã được thực hiện dựa trên những cân nhắc về chính trị, hoặc sử dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề chính trị”, ông Phạm giải thích.
    Trong thực tế, ĐCSTQ luôn dùng lợi ích để cám dỗ và dùng khủng bố để đe dọa người dân Hồng Kông, ép Hồng Kông phải từ bỏ các giá trị cốt lõi về: nhân quyền, pháp quyền, tự do báo chí, cùng các niềm tin truyền thống vào đạo đức và có trách nhiệm của người Trung Quốc.
    Quan điểm được thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban biên tập Đại Kỷ Nguyên