Tuesday, September 25, 2018

Hai hình ảnh khốn nạn trong "sự cố" Trần Đại Quang

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trần Đại Quang chết. Tội ác và số phận của kẻ ác bị chết dưới tay một tên ác khác, bàn dân thiên hạ đã nói nhiều, viết nhiều. Nói chung đó là cái chết khốn nạn của một tên cộng sản khốn nạn. Không cần nói thêm. Nhưng trong "sự cố" Trần Đại Quang, có 2 hình ảnh khốn nạn nổi bật:

Khốn nạn thứ nhất: ác quỷ trong chùa 



































Hình ảnh trên, ác quỷ không phải chỉ là tên cựu trùm côn an Trần Đại Quang đã chết thảm dưới tay ác quỷ Nguyễn Phú Trọng và những bóng ma từ Tử Cấm thành. Ác quỷ còn là một bầy mặt trơ đầu trọc, mặc áo cà sa, đang cầm búa gõ mõ, cầm liềm đánh chuông trong băng đảng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Hình ảnh trên, Trần Đại Quang không còn là thứ khốn nạn đáng nói bởi rất dư, rất thừa khi chỉ tay vào một tên khốn nạn và nói đây là "đồ khốn nạn". Tương tự như những tên thờ Hồ Chí Minh nhưng vái lạy Phật Thích Ca để lãnh phước sương của đảng, dụ tiền bá tánh và buôn lậu niềm tin của chúng sinh. Tự chúng đã là "đồ khốn nạn". Không cần tốn lời. 

Cái khốn nạn là sự xảo trá, mặt dày, đầu trơ trán bóng của những tên đạo đức giả, phục vụ cho tập đoàn đạo đức giả, sống tụng kinh, gõ mõ chiến đấu và học tập a di đà Hồ theo bước chân của một tên chúa trùm đạo đức giả. 

Cái khốn nạn là trò quỷ quyệt, lưu manh của những tên buôn thần bán thánh, cưỡng chế đức Phật để đem Thích Ca ra cầu siêu cho một con quỷ đã dâng linh hồn cho Mao Mác, đã quăng đức tin vào mớ đô la; đã đem chùa chiền ra làm trò tưởng niệm kẻ đã từng ra lệnh cướp chùa, đàn áp tăng ni và bỏ tù đức tin. 

Hình ảnh trên là dương bản của xảo trá, mặt dày, quỷ quyệt, lưu manh có bằng cấp của tên giáo chủ này. 























Hắn mới là đúng giáo chủ của những tên đầu trơ trán bóng mặc áo cà sa vàng nhưng bên trong thì đỏ lòm màu máu đảng. Đó là Hồ Chí Minh. Giáo chủ thật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà tên gọi thật sự của nó là Giáo hội Hồ giáo Việt cộng. 

Giáo hội Hồ giáo Việt cộng này đã và đang nắm trong tay cuộc kắt mạng truyền bá "đức tin" cho 90 triệu người Việt Nam. 

Đó mới là điều khốn nạn. 

Khốn nạn thứ hai: Sát nhân vái tử đồ 


















Hình ảnh trên, cũng chẳng có gì là khốn nạn khi những tên khốn nạn đang "vô cùng thương tiếc" một tên đồng chí đã chấm dứt con đường khốn nạn của nó. Chỉ là chuyện khốn nạn thường tình dưới huyện. 















Cũng không có gì là khốn nạn khi những tên đồng chí đi ngang quan tài tên đồng chí vô hồn đã chết với những bộ mặt cũng rất vô hồn. Chúng đã mất linh hồn. Kẻ sống cũng như tên đã chết. 

Cái khốn nạn là sự xảo trá, mặt dày của tên sát nhân vừa buông lưỡi dao cứa cổ tên đồng rận họ Trần đã chụp ngay cây nhang bốc khói để vái tên đồng chí tên Quang. Nếu ngày xưa Hồ Giáo chủ đã khốn nạn trùm chăn viết bài đấu tố địa chủ, trùm mặt đi xem lễ hội cắt tiết ân nhân thì ngày hôm này, tên đồ đệ thuần thành không cần trùm mặt, che râu mà nó đứng ngay trước quan tài nghênh ngang làm trùm tang tế. 

















Cái khốn nạn là bà vợ, những đứa con phải xách nước mắt đến phim trường tang lễ để cho tên sát nhân giết chồng, giết cha và đồng bọn thủ vai, đóng trọn hồi kết của bộ phim tình đồng chó nghĩa đồng rận - rựa mận cắt tiết nhau. Mặc dù bà vợ mặt mày đau khổ đó đã xếp bao nhiêu thùng tiền khi tên chồng còn hốt, những đứa con nước mắt đầm đề đã tậu bao nhiêu xế khủng khi ông cha còn cướp, nhưng khốn nạn vẫn là khốn nạn trong bi hoạt cảnh tạo ra bởi một tên tổng sát nhân đối với gia đình thân nhân của một tên bộ trưởng bộ sát nhân. 

*

Từ những tên mặt trơ đầu trọc, đến tên đảng trưởng không thua kém Nhạc Bất Quần, sang đến cái cô hồn các đảng vừa chuyển hộ khẩu từ dương trần sang âm thế, tất cả đều... khốn nạn. 

Và đất nước Việt Nam. Cực kỳ khốn nạn khi bị tụng kinh gõ mõ, cạo đầu, cắt lưỡi, che tai, bịt mắt và còng lưng làm nô lệ cho những tên khốn nạn này. 

26.09.2018


Lửa cháy thành Hồ: Lê Thanh Hải vs. Nguyễn Thiện Nhân

Dân đen Thủ Thiêm (Danlambao) - Dài 10 trang giấy, toàn bộ "Kết luận kiểm tra vụ khiếu nại của công dân về Khu Ðô Thị Mới Thủ Thiêm" sai trái chồng chất sai trái không hề thấy tên Lê Thanh Hải. Nhưng theo đúng truyền thống cách mạng, đứa nào ngồi cao nhất thì đứa đó là thủ phạm của cuộc oan sai. Kẻ đó chính là đồng chí Bí thư Lê Thanh Hải, tức anh Hai Nhựt. 

Vì thế, không thể "bỏ sót tội phạm", ngày 20/9/2018 Bí thư đương nhiệm thành Hồ là Nguyễn Thiện Nhân đã dọn đường cho cuộc tấn công vào đồng chí cựu bí thư, hung thần Thủ Thi êm và là con chuột bự nhất trong lịch sử bí thư thành Hồ.

Tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM và Thanh tra thành phố về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Nguyễn Thiện Nhân nổ súng bắn về lô cốt Hai Nhựt: 

"Không có ai, lĩnh vực nào được coi là 'bất khả xâm phạm" và "các cơ quan kiểm tra của thành phố cũng quyết liệt, nghiêm khắc trong kỷ luật cả cán bộ đương chức và người đã nghỉ hưu, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có ai, lĩnh vực nào được coi là “vùng cấm”, là “bất khả xâm phạm”." (1)

Nếu muốn bắn vu vơ vào cơ chế thì ông bí thư nổi tiếng lù đù cứ chĩa súng lên trời mà bắn pháo bông cho dân Thủ Thiêm xem chơi đỡ đói. Đằng này ông bí tóc gió thôi bay nhắm ngay vào đồng chí "bất khả xâm phạm" làm anh Hai Nhựt giật mình, nhảy ngay vào địa đạo củ chi của chị Hai Nhựt để tránh Việt cộng pháo kích.

Ngủ một giấc, sáng hôm sau 21/09/2018, anh chỉ đạo đàn em, ngay lập tức, tổ chức họp báo và phản pháo: 

“UBND TP.HCM cam kết sẽ thực hiện giải quyết những sai sót mà kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu, còn đối tượng ngoài kết luận thì không xem xét.” (2)

Một bên là bắt hết, hốt hết, chơi hết kiểu Nguyễn Bá Thanh. Một bên thì... có đứa nào đâu mà đòi chơi!

Hiệp 1 ai thắng ai thua? 

Có thể nói Lê Thanh Hải thắng cú này. Sự có mặt của ông "nguyên" bí thư bên cạnh người "đốt lò vĩ đại" Nguyễn Phú Trọng trong đại hội công nhân vừa qua và sự vắng mặt "đương" bí thư cho thấy kẻ nào đang là... cục cưng của Nguyễn Phú Trọng. 

Nhưng cưng bao lâu thì tuỳ sức chịu đựng của cái đầu gối Lê Thanh Hải. 

Chú thích:



26.09.2018 

"Phe ta" dùng Đại hội Công nhân để họp bàn "hậu" cái chết của đồng chí "phe địch"

CTV Danlambao - Nhìn vào hàng ngũ của quân "ta" trong Đại hội Công đoàn cộng sản lần thứ XII khai mạc vào ngày 24/9/2018, người ta có thể thấy đây là một "dịp" thuận lợi để các đồng chí phe ta đi vào cổng trước chui ra cổng sau để bí mật báo cáo kết quả công tác "virus lạ", lượng giá tình hình, cũng như củng cố và nắm đầu nhau thật chặt trong những ngày trước mặt.

Đội quân này gồm có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Nguyễn Văn An, Trần Quốc Vượng, Phạm Thế Duyệt, Lê Hồng Anh, Võ Văn Thưởng, Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Phạm Minh Chính, Nguyễn Văn Bình, Ngô Xuân Lịch, Hoàng Trung Hải, Lê Thanh Hải...




















Nhìn vào đội quân "tiên phong" của giai cấp công nhân nhưng không một ai là công nhân tại đại hội công nhân, có một số điểm đáng ghi nhận:

- Thủ lãnh của các đồng chí phe địch là Nguyễn Tấn Dũng đã... tham dự bằng một lẵng hoa gửi về đại hội. Nguyễn Tấn Dũng được mời những không thèm đi, gửi hoa thế người; hay không được mời và sợ mất mặt nên cử hoa tham dự giùm?

- Trong danh sách này, sự có mặt của Lê Thanh Hải cựu bí thư thành Hồ nhưng không có mặt Nguyễn Thiện Nhân cho thấy Lê Thanh Hải có thể tạm thời được thoát lò Thủ Thiêm và viễn ảnh Nguyễn Thiện Nhân được làm chậu kiểng cho cửa hàng bán nước không lấy gì sáng sủa.

(Cần ghi nhận là vào ngày 20/9, tại buổi tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM và Thanh tra thành phố về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Nguyễn Thiện Nhân "không có ai, lĩnh vực nào được coi là 'bất khả xâm phạm" và "Các cơ quan kiểm tra của thành phố cũng quyết liệt, nghiêm khắc trong kỷ luật cả cán bộ đương chức và người đã nghỉ hưu, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có ai, lĩnh vực nào được coi là “vùng cấm”, là “bất khả xâm phạm”

Ngay lập tức, sáng hôm sau, đàn em Lê Thanh Hải tổ chức họp báo và tuyên bố: “UBND TP.HCM cam kết sẽ thực hiện giải quyết những sai sót mà kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu, còn đối tượng ngoài kết luận thì không xem xét.”) 

- Những ủy viên Bộ Chính trị không được đến tham dự để ngồi bên cạnh Tổng bí thư là Tô Lâm, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thiện Nhân. Và dĩ nhiên là Đinh Thế Huynh đang sống dở chết dở ở đâu đó.

- Sự có mặt của cựu TBT Nông Đức Mạnh, cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương và Trương Tấn Sang, cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Văn An, cùng với Phạm Thế Duyệt, Lê Hồng Anh... cho thấy Nguyễn Phú Trọng đang nỗ lực huy động đám tàn quân Nguyên đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết với TBT sau cái chết của Trần Đại Quang.

Trong một phút... mặc kệ Trần Đại Quang, có một đồng chí không cúi đầu...
Đồng chí này thuộc quân  địch hay quân ta?

Để biết thêm chi tiết về tình hình quân ta - quân địch và ván cờ đồng chí dí đồng rận, xin chờ xem thêm hình ảnh trong ngày đại lễ mừng chiến thắng kéo dài 2 ngày được tổ chức bởi... Trưởng ban Lễ tang Nguyễn Phú Trọng!

26.09.2018

Tường trình tang lễ Trần Đại Quang

Phóng viên nhà quàn (Danlambao) - 5:00 sáng, ngày 26/09/2018 

Đúng 7h00 sáng nay 26/09/2018 lễ viếng Chủ tịch nước chết Trần Đại Quang đã chính thức bắt đầu tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Theo chỉ thị của trưởng ban tang lễ, các thành phần côn an, côn đồ thân tính với đồng chí cựu bộ trưởng Côn an đã xếp hàng từ 5 giờ sáng, mỗi người được trả 300.000 đồng để rồng rắn đi vào thắp nhang vái lạy, cầu cho đồng chí thủ lãnh sau khi chết tìm lại được linh hồn và mau mau siêu thoát về cõi âm ty.

Nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể của đảng, nhà nước, địa phương và đảng viên giả dạng người dân cũng đã được huy động, mời ra khỏi nhà từ khi gà gáy để đến tham dự đông đảo. 

Đoàn viếng đầu tiên do Tổng bí thư đảng CSVN, tổng thái thú Bắc triều, Tổng giám đốc nhà hòm Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu. Đoàn bao gồm một đội ngũ quân Nguyên đông đảo, trong đó có các đồng chí Trương Tấn Sang, đồng bọn Tô Huy Rứa và đồng sàn Nguyễn Sinh Hùng... lúm khúm theo sau. 

Hình ảnh đáng chú ý là trong khi phái đoàn của TBT đi vào thì phía bên kia đường có cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng một số các cựu bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư... lấm lét nhìn sang.

Trưởng ban tổ chức tang lễ Nguyễn Phú Trọng trong tư thế buồn rầu đã hân hoan phát biểu: "Thay mặt BTC lễ tang và toàn thể BCT, tôi hết sức cảm ơn đồng chí Trần Đại Quang đã ra đi sớm. Sự ra đi của đồng chí là một hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng của đảng ta nói chung và sự nghiệp cách mạng của cá nhân tôi nói riêng..." 

Có mặt tại buổi lễ, đích thân Bộ trưởng Tô Lâm chỉ huy đội ngũ côn an chống côn đồ đã khẳng định với phóng viên báo chí rằng sẽ không có sự cố đánh người, giật vòng hoa phúng điếu, quăng phân vào linh cữu, dùng loa phường để phá hoại buổi lễ. Theo đồng chí Tô Lâm, thành phần côn đồ chuyên làm những việc đó đã được thuyên chuyển sang nhiệm vụ mới. Đó là huy động, xách động và xách cổ đội ngũ cán bộ về hưu, hội viên hội phụ nữ, mặt trận, thành đoàn, công đoàn, nông đoàn... cùng nhau khóc lóc, mếu máo và đả đảo thành phần phản động khắp nước đã vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ, kết tội, nói xấu đồng chí chủ tịch nước trong suốt mấy ngày qua. 

Tường trình tại nhà quàn vào lúc 5 giờ sáng ngày Thứ Tư, 26 tháng 9 năm 2018 

Tại sao Việt Nam phải thận trọng khi lập Đặc khu Kinh tế?

Theo VOA-26/09/2018 
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Ý định của chính phủ Việt Nam muốn lập ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc gây tranh cãi trong công luận mà đỉnh điểm là các cuộc biểu tình rầm rộ trên cả nước hồi tháng 6. Tác giả Nguyễn Minh Quang, giảng viên Đại học Cần Thơ và là đồng sáng lập viên của Diễn đàn Môi trường Mekong, vừa có bài viết liên quan đến đề tài này đăng trên tờ Diplomat, phân tích về bối cảnh và tình hình chính trị trong nước để giải thích quyết tâm của Hà Nội trong việc phát triển các đặc khu kinh tế cùng những lợi-hại từ các đặc khu.
Chính phủ Việt Nam xem các đặc khu kinh tế (SEZ) là nguồn tạo ra đà tăng trưởng kinh tế quan trọng trong tương lai và dẫn đến những cải cách thể chế mang tính đột phá. Tuy nhiên, không may là sự khởi đầu của các đặc khu kinh tế ở Việt Nam không có vẻ gì là xán lạn cho lắm. Trong lúc chỉ còn một vài tuần nữa là luật đặc khu được đưa ra Quốc hội tại kỳ họp sắp tới, chúng ta cũng nên xem lại dự thảo bộ luật cũng như xem lại các đặc khu kinh tế trong nước để xác định những vấn đề lớn và những bài học lâu dài cho chính phủ trong việc xây dựng các đặc khu - một ván bài kinh tế lớn mà trước đây đã từng được thử nghiệm và bãi bỏ.
Tại sao lại làm đặc khu kinh tế?
Sau ba thập niên thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thành lập 18 khu kinh tế ven biển với gần 325 khu công nghiệp được Nhà nước hậu thuẫn trên khắp cả nước. Những khu công nghiệp này ra đời để tung ra một loạt những ưu đãi cho các nhà đầu tư, bao gồm miễn giảm thuế (hay thậm chí là mức thuế bằng không) đối với một số mặt hàng chọn lọc, giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm tiền thuê đất cũng như các chi phí khác. Do phần lớn đất nông nghiệp được lấy để phục vụ công nghiệp hóa vẫn chưa được sử dụng, những khu kinh tế hiện tại vẫn còn chỗ trống cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy thì tại sao chính phủ lại muốn mở thêm các đặc khu kinh tế nữa?
Phân tích kỹ về bối cảnh và tình hình chính trị trong nước sẽ giúp giải thích quyết tâm của Hà Nội trong việc phát triển các đặc khu kinh tế.
Trước tiên, chính phủ Việt Nam cảm thấy hứng thú và khích lệ trước sự phát triển thần kỳ của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Singapore. Thứ hai, có một đà mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước là hết sức quan trọng trong bối cảnh Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến những thay đổi toàn cầu. Thứ ba, chính quyền trung ương và các địa phương đã đưa ra những ưu đãi hấp dẫn nhất mà họ có nhưng vẫn không thu hút được nhiều nhà sản xuất cao cấp, các công nghệ mới và những kiến thức quản lý hiện đại mà họ mong muốn. Trong khi đó, các tài nguyên đất đai và khoáng sản cho những ngành nghề truyền thống đã bị khai thác quá mức.
Thêm vào đó, nhiều thỏa thuận tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, chẳng hạn như với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP), sẽ chóng có hiệu lực. Những hiệp định thương mại tự do này sẽ giảm đáng kể doanh thu thuế và tăng gánh nợ công của Việt Nam. Do đó, thiết lập những đặc khu kinh tế mới sẽ đem đến một lựa chọn thay thế rõ ràng để giúp đảm bảo ngân sách nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ước tính rằng các đặc khu kinh tế mỗi năm sẽ đem về 10 tỷ đô la từ tiền thuế và tiền cho thuê đất.
Hơn nữa, kể từ khi Đổi Mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn nhận vai trò của các doanh nghiệp tư nhân như là động lực phát triển kinh tế và là điều kiện cần thiết trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện tại có những khiếm khuyết và không thể đáp ứng yêu cầu cao hơn của ‘chủ nghĩa xã hội tự do mới’ và hội nhập quốc tế. Tình trạng tham nhũng tràn lan và những vụ thua lỗ nghìn tỷ của các tập đoàn nhà nước nhấn mạnh nhu cầu thiết yếu phải có những sửa đổi về thể chế. Do đó, ba đặc khu kinh tế ven biển được đề xuất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vốn có những ưu thế địa chiến lược và giàu tài nguyên thiên nhiên dường như là những lựa chọn tối ưu để chính phủ có những thử nghiệm về thể chế vào lúc này.
Một số người thuộc giới tinh hoa ở Hà Nội lập luận rằng ‘các đặc khu kinh tế là nơi thu hút phượng hoàng đến đẻ trứng. Nếu Việt Nam chỉ xây những cái tổ nhỏ cho chim se sẻ thì phượng hoàng sẽ không đến.’ Nhưng các đặc khu kinh tế sẽ trông như thế nào và những nhà đầu tư kiểu nào mới được xem là ‘phương hoàng’ vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp trong dự luật. Những người ủng hộ cũng cho rằng đặc khu kinh tế cần phải được điều hành bằng ‘cơ chế chính trị đặc biệt cũng như các chính sách đặc thù’, nhưng dự luật đặc khu và bộ luật hiện hành về các khu kinh tế lại giống nhau rất nhiều ngoại trừ điều khoản cho thuê đất 99 năm, những ưu đãi về thuế hào phóng hơn và dịch vụ sòng bạc.
Mục tiêu công khai của các đặc khu được nêu trong dự luật là ưu tiên phát triển các ngành kỹ nghệ ‘xanh, công nghệ cao và dựa vào tri thức’. Tuy nhiên, trên thực tế, những ngành nghề không liên quan hay thậm chí trái ngược như sân golf, các khu nghỉ mát, du lịch đại chúng, sòng bài và lắp ráp máy móc lại có vị trí nổi bật trong danh sách các ngành nghề kinh doanh được phê chuẩn. Dự thảo luật đặc khu hiên tại, nếu không được sửa đổi, dường như ưu đãi cho các nhà đầu tư bất động sản và những kẻ đầu cơ đất đai vốn đang làm mưa làm gió tại ba địa điểm được đề xuất xây đặc khu và những kẻ chuyên trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một vấn đề còn quan trọng hơn nữa là những người soạn thảo dự luật đặc khu không đưa ra được bất kỳ ý tưởng đột phá nào khác biệt với mô hình đặc khu tương tự ở 13 quốc gia trên khắp thế giới mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã nghiên cứu học hỏi. Chính vì vậy, dự luật của Việt Nam không xây dựng được bản sắc riêng cho các đặc khu. Ưu đãi cho các nhà đầu tư có thể rất quan trọng trong việc đưa các đặc khu đi vào hoạt động, nhưng mô hình đặc khu kinh tế dựa trên ưu đãi đã chứng tỏ không còn là mô hình có hiệu quả trong nền kinh tế trí thức toàn cầu ngày nay mà những yếu tố như sự minh bạch, tính liêm chính và một môi trường kinh doanh lành mạnh dường như quan trọng hơn rất nhiều so với các ưu đãi về thuế và đất đai.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ở đông nam Á muốn phát triển đặc khu. Ít nhất ba đặc khu đang được xây dựng ở Myanmar trong khi Campuchia và Lào đang hứng chịu những tác dụng phụ của các đặc khu của họ vốn đang trở thành những lãnh địa của người Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có cơ hội cân nhắc lại và quyết định mô hình đặc khu nào sẽ phù hợp với đất nước: đặc khu kiểu Trung Quốc, đặc khu kiểu thực dân mới hay đặc khu dựa trên kinh tế trí thức thật sự? Nếu không có những ý tưởng mới, những chính sách tốt và những chiến lược thận trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, các đặc khu của Việt Nam sẽ không có gì đặc biệt trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu và trở thành những điểm nóng đầu tư có tính cạnh tranh cao.
Bài học gì từ các khu kinh tế hiện tại?
Những tiếng nói chỉ trích các đặc khu kinh tế thường gặp nhất là viện đến các yếu tố an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, tăng gánh nợ công và mô hình quản trị đặc khu theo như trong dự thảo. Độ phức tạp và sự thất bại của nhiều đặc khu kinh tế toàn cầu đã chứng tỏ có những nguy cơ lớn mà chính phủ Việt Nam cần phải tính đến một cách kỹ lưỡng. Do đó, thay vì tập trung vào các triển vọng trong tương lai, cần nhìn kỹ hơn vào những di sản mà những khu kinh tế hiện tại để lại thì mới có thể thấy được những bài học quý giá trong việc định hình chính sách đối với đặc khu kinh tế.
Trước hết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục nhấn mạnh rằng chính phủ muốn Việt Nam chủ động hội nhập vào Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, nhưng liệu những đặc khu kinh tế này có phải là nơi tốt nhất để khởi động cuộc cách mạng công nghiệp này ở Việt Nam? Xương sống của những đặc khu thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và UAE chính là vị trí địa chiến lược vốn quyết định dòng đầu tư nước ngoài. Còn ở Việt Nam, rất ít khu kinh tế nào trong số 325 khu thành công nhờ vào sự gần gũi về địa lý với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khó mà nhận ra lý do đằng sau quyết định chọn những đặc khu kinh tế mới này vốn đều cách biệt về địa lý với trình độ kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng vẫn còn hoàn toàn kém phá triển và không thích hợp cho các hoạt động kinh tế dựa trên kỹ thuật cao. Một số người thậm chí còn cho rằng đó là lựa chọn sai lầm do những nơi đề xuất xây đặc khu đều là những khu vực nhạy cảm về địa chính trị: Vân Đồn ở Vịnh Bắc Bộ, Bắc Văn Phong nằm hướng ra Biển Đông còn Phú Quốc nằm ở Vịnh Thái Lan ngay sát bên đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia vốn Trung Quốc có sự hiện diện áp đảo. Với chế độ cho thuê đất lâu dài như thế và các chính sách miễn thị thực như trong dự luật thì chắc chắn Trung Quốc sẽ là nước được lợi nhiều nhất nhất là khi Việt Nam đã là nơi các đầu tư Trung Quốc nhắm đến trong những năm gần đây.
Thứ hai, không có quy trình chuẩn mực hướng dẫn cách làm khi các đặc khu kinh tế không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hoạt động và quản lý yếu kém tại đa số các khu công nghiệp và khu kinh tế của Việt Nam hiện nay, cộng với sự suy thoái môi trường trầm trọng và lãng phí đất đai, chắc chắn là những thiếu sót lớn. Tệ hơn nữa, chúng là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự khinh suất của chính phủ trong quá trình chuẩn bị cho các dự án đầu tư nước ngoài. Sự vô dụng của chính quyền địa phương trước thất bại của các khu kinh tế này thể hiện rõ sự thiếu vắng cơ chế giảm thiểu nguy cơ và các chính sách phản ứng vốn cần thiết cho bất kỳ ván bài kinh tế nào.
Bên cạnh đó, câu trả lời cho câu hỏi người dân Việt Nam sẽ có lợi ích như thế nào từ các đặc khu này vẫn còn mơ hồ. Tương tự, cũng không có câu trả lời rõ ràng đối với việc chính phủ sẽ giải quyết như thế nào gánh nợ công tăng cao do đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và những khoản đầu tư ban đầu vào các đặc khu, mất trật tự xã hội, cạnh tranh không công bằng giữa các nhà đầu tư bên trong và bên ngoài các đặc khu, trốn thuế bên cạnh những vấn đề khác. Số tiền đổ vào các đặc khu có thể có ích rất nhiều trong việc hiện đại hóa các trung tâm kinh tế hiện tại, xây dựng các cơ hội mới, hợp tác mới và tương lai mới cho những người dân bị bỏ lại phía sau. Chính phủ Việt Nam rõ ràng nhìn ra những vấn đề này, nhưng giải quyết chúng ngay từ đầu là việc quan trọng để tránh những hậu họa chính tri đáng lo hơn sau này.
Vấn đề sau cùng là liệu các đặc khu có dẫn đến mối liên hệ đáng kể giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội hay không?
Việt Nam hiện đang đối mặt một nghịch lý rõ ràng: có quá nhiều khu kinh tế mọc lên nhưng có quá ít cơ hội việc làm cho những sinh viên tốt nghiệp trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán.
Kết quả là, hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp các ngành này mỗi năm nhưng lại có rất ít cơ hội việc làm. Các công việc chân tay vẫn chiếm ưu thế trong các khu kinh tế trên cả nước trong khi dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi lao động giá rẻ và những ưu đãi lớn. Đầu tư nước ngoài kiểu này dẫn đến nhận thức đáng lo rằng học hành thật tốt lại có cơ hội công việc tồi do tỉ lệ thất nghiệp trong số những sinh viên tốt nghiệp đang ở mức cao.
Rõ ràng là có sự trật nhịp giữa giáo dục, vốn đang tạo ra lực lượng lao động trình độ cao, với mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại vốn dẫn đến rất nhiều cơ hội việc làm trình độ thấp. Nói cách khác, có một sự đánh đổi giữa tăng trưởng ngắn hạn và cam kết phát triển bền vững. Rõ ràng là chính phủ Việt Nam rất cần tăng trưởng kinh tế liên tục để duy trì phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, những đánh giá lạc quan về ‘thành tựu’ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những thập niên qua và sự tiếp tục chiến lược đầu tư nước ngoài như thể hiện trong luật đặc khu cần phải được xem xét lại.
Ông Nguyễn Minh Quang là giảng viên Đại học Cần Thơ và là đồng sáng lập viên của Diễn đàn Môi trường Mekong. Ông hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Xã hội Quốc tế (IISS), Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan. Bài phân tích này được đăng trên tờ Diplomat.

Tổng bí thư nói thế lực thù địch xúi giục công nhân

 RFA-2018-09-25   
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng-AFP
Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vào ngày 25 tháng 9 lặp lại ý kiến cho rằng giới công nhân trong nước bị xúi giục bởi thế lực mà giới lãnh đạo Việt Nam cho là thù địch tiến hành những cuộc biểu tình.
Ý kiến lặp lại như thế của ông Nguyễn Phú Trọng được đưa ra khi ông này đến phát biểu tại Đại Hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ 12 đang diễn ra ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình ở Hà Nội.
Nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước trích dẫn “ tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.”
Ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam nhắc nhở trước đại hội là trong tình hình hiện nay, tổ chức công đoàn phải tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ đảng, coi đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công nhân.
Giai cấp công nhân luôn được xếp hàng đầu trong các lực lượng mà đảng cộng sản huy động cho cuộc đấu tranh giai cấp với thế lực phong kiến, tư bản. Tại Việt Nam là trong cuộc cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay.
Tuy nhiên nhiều công nhân tại Việt Nam hiện nay cho rằng họ không được thụ hưởng những thành quả cuả cuộc cách mạng vô sản mà đảng cộng sản Việt Nam hô hào.
Tại mọi nhà máy đều có công đoàn cơ sở. Thế nhưng những người này không do chính công nhân bầu ra mà luôn bảo vệ cho quyền lợi của giới chủ.
Tình trạng bị chèn ép, lương thấp, chế độ lao động không thỏa đáng dẫn đến nhiều cuộc biểu tình của công nhân để đòi hỏi quyền lợi. Ngoài biểu tình đòi hỏi quyền lợi, nhiều công nhân còn tham gia biểu tình để nói lên chính kiến của họ như trong đợt biểu tình vào giữa năm 2014 phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Gần nhất vào những ngày 9 và 10 tháng 6 vừa qua nhiều công nhân tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương tham gia biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng. Cơ quan chức năng cho rằng công nhân bị ‘thế lực thù địch’ xúi giục đi biểu tình. Trong khi đó nhiều công nhân nói rõ họ ý thức được quyền của bản thân và nguy cơ của nước nhà trước những mối nguy hiện nay.

‘Tai nạn’ rớt chữ, điềm gở trong đám tang ông Trần Đại Quang?

Chữ G trong cụm từ “cùng” rớt xuống vào lúc 7 giờ 30 phút sáng 26 Tháng Chín trong lúc đám tang được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.(Hình chụp qua màn hình)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chữ ‘G’ của từ ‘cùng,’ trong nguyên câu “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại Tướng Trần Đại Quang” treo trong đám tang ông Trần Đại Quang ở Nhà Tang Lễ Quốc Gia, Hà Nội đã đột nhiên rớt vào sáng 26 Tháng Chín 2018.
‘Tai nạn’ khiến câu “Vô cùng thương tiếc…” thành “Vô cùn thương tiếc…” làm mạng xã hội dấy lên nhiều bàn tán cho đây là điềm gở.
Sự việc diễn ra trong lúc người dân tại Việt Nam đang theo dõi đám được phát trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia VTV1.
Chữ ‘G’ rớt đúng lúc dàn lãnh đạo cao cấp, gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương… đang lần lượt chia buồn với bà quả phụ Nguyễn Thị Hiền.
Khi chữ ‘G’ rơi xuống. (Chụp qua màn hình)
Sau đó khoảng 10 phút, người ta thấy chữ ‘G’ được gắn lại như cũ. Hiện tại, ‘tai nạn’ này vẫn có thể xem lại được vào phút 7 giờ 30 phút trong các clip ghi lại sự kiện trên mạng xã hội.
Nhiều blogger suy luận đây là điềm gở tối kỵ đối với một tang lễ được cho là chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất trong 5 ngày (ông Quang qua đời hôm 21 Tháng Chín) và do đích thân ông Trọng làm “trưởng ban lễ tang”.
Nhưng cũng có ý kiến nói đây là “quả báo” với người từng đứng đầu Bộ Công An và bị cáo buộc đứng sau các vụ hành xử không hay với đám tang của giới bất đồng chính kiến.
Sau khi chữ ‘G’ rơi. (Chụp qua màn hình)
Nhà hoạt động Hoàng Dũng ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Đám tang mẹ ông Lê Thăng Long, vòng hoa của tôi bị đám an ninh ở Sài Gòn giật trắng trợn. Đám tang ông Lê Hiếu Đằng, tôi đứng nhìn đám giật băng tang trên vòng hoa, cũng lại là an ninh ở Sài Gòn. Khi đó, ông Quang đang bộ trưởng Công An. Hôm nay, chữ G trong cụm từ “vô cùng” rớt xuống, trực tiếp trên sóng truyền hình cả nước, trở thành cụm “vô cùn thương tiếc”. Ác giả – ác báo, không khó hiểu, phải không ông? Mà đâu mỗi chuyện rớt điểm G?”
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân: “Mấy thằng đang canh ngõ nhà tao có thấy cái chữ G bị rơi ra không? Cái chữ đó chẳng tự nhiên rơi ra đâu. Nó rơi ra cũng giống như cả cái hệ thống của chúng mày đang rời ra. Đừng để đến phút cuối cùng mới rời tàu, bi đát lắm…”
Từ trước ngày diễn ra quốc tang đối với ông Trần Đại Quang, mạng xã hội đã có nhiều bàn luận về chuyện Giáo Hội Phật Giáo, một số chùa chiền tổ chức cầu siêu, xây lăng mộ rộng lớn tại quê nhà của ông Quang.
Trong một diễn biến khác, bà Hồ Thị Thu Hồng, cựu tổng biên tập báo ‘Thể Thao TP.HCM,’ người được cho là có quan hệ thân tín với nhiều quan chức CSVN, viết trên trang cá nhân: “Ông Trần Đại Quang là người cung tiến cho đền chùa nhiều nhất nước mà tôi được biết. Suốt từ Bắc chí Nam, chùa mới, chùa lớn, đều có lễ của ông. Cách nay 10 năm, đồng tiền còn to, tôi đã thấy ông công đức 50 triệu đồng (nay khoảng $2,142) cho đền Sơn Hải. Ngôi đền nhỏ xíu bên sông Như Nguyệt, tương truyền là nơi Lý Thường Kiệt đọc Nam Quốc Sơn Hà trong chiến tranh Tống-Việt lần hai. [Việc dâng] lễ cuối cùng [của ông Quang] là cặp hạc và đỉnh khổng lồ, hiện đang trưng tại sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn. “Trăm nén cũng biên một đồng cũng kể”, công đức như thế với nhà chùa thì việc Giáo Hội Phật Giáo tổ chức lễ tưởng niệm ông, là phải đạo, và phải tình người.”

Bài viết của bà Hồng vô hình trung xác nhận việc một quan chức hàng đầu của CSVN đặt nặng vấn đề tâm linh, cúng bái trong lúc người theo cộng sản được hiểu là nghiễm nhiên tuân theo chủ thuyết vô thần, “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo). (T.K.)

Thái độ của chóp bu CS đã gián tiếp trả lời cho những nghi vấn về cái chết của Trần Đại Quang

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chủ tịch nước CHXHCNVN chết. Nhiều nguyên thủ quốc gia gửi thư chia buồn. Từ Tổng thống của cựu thù đế quốc Mỹ cho đến ông Thủ tướng đồng minh một thời là Hun Sen cũng chia buồn cho ông chủ tịch đã từng "cắt tóc 5 lần cho tôi"! Chỉ có các đồng chí kề vai sát cánh với Trần Đại Quang trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại là im bặt. Nín thinh. 

Không "rất buồn" như Tổng thống Donald Trump, không "bàng hoàng" như Thủ tướng Nhật Shinzo Abe... toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN, từ ba cột trụ đồng Mã Viện còn sống Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đến các uỷ viên BCT, ủy viên TƯĐ đều không cất lên một lời, phát ra một chữ về sự qua đời của người đồng chí Trần Đại Quang. Những tên "nguyên" đã rời khỏi chính trường nhưng vẫn thích làm thái thượng hoàng hoặc xin làm người tử tế cũng trùm chăn câm lặng.

Tình đồng chí hay nghĩa đồng chó? 

Và tại sao? 

Tại sao một ủy viên Bộ Chính trị chết mà toàn bộ Bộ Chính trị không một lời thương tiếc? 

Tại sao một ủy viên Trung ương đảng từ trần mà toàn bộ Trung Ương đảng không một ai bày tỏ tâm tư? 

Tại sao một Chủ tịch Nước lìa đời mà người đứng đầu Hành pháp, Lập pháp lẫn Tư pháp không một ai hé miệng một câu nuối tiếc, thành kính một lời chia tay, hay ít ra là để PR tiếp thị quần chúng - tự đánh bóng hình ảnh của một chính trị gia giàu cảm xúc, đầy nghĩa ân tình? Ngay cả những tướng tá công an ngày nào từng được Bộ trưởng Quang thăng chức, nâng quyền, khai quang con đường hoạn lộ. Cũng im? 

Những câu hỏi này không bao giờ có trong một đất nước tự do và văn minh. Cứ tưởng tượng thay thế Chủ tịch nước CHXHCNVN bằng Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Nhật hay bất kỳ một nguyên thủ của một quốc gia không cộng sản thì sẽ thấy rõ mọi điều vô lý, đặc tính bất thường đến độ kỳ quặt của sự im lặng đáng sợ và đáng ghê tởm đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. 

Những câu hỏi này cũng không đến ngay trên đất nước bị đeo bảng hiệu CHXHCN nếu Trần Đại Quang chết... vô tư như một con chó bị xe đụng ngoài đường, chết vì số trời đã định mà ai ai cũng phải đối diện trong tử sinh kiếp người. 

Ở cái chết của Nguyễn Bá Thanh người còn thấy được hình ảnh của vài lãnh đạo, đứng cúi đầu với dáng vẻ buồn rầu để chụp hình trong bệnh viện nhưng không thấy bóng dáng Nguyễn Bá Thanh ở đâu. Ít ra khi Nguyễn Bá Thanh "tau có chi mô", người ta còn ráng bỏ chút công, tí xíu nỗ lực thực hiện cuốn phim dài nhiều tập đóng từ Mỹ diễn đến Việt Nam để mị dân về tình đồng chí. 

Nhưng đối với "tên" Chủ tịch Nước thì không! 

Nó cho thấy rõ ràng toàn bộ các ủy viên BCT và TƯĐ - cũng là những kẻ đang nắm giữ guồng máy quốc gia - biết rõ vì sao Trần Đại Quang chết và chết bởi tay ai, bởi thế lực "lạ" nào đứng sau tên tổng sát thủ và đứng cạnh con virus "lạ".

Và họ sợ.

Từ cuốn phim Nguyễn Bá Thanh - "không không thấy", bước sang cuốn phim Trần Đại Quang - "không không nói", tất cả diễn viên Ba Đình đều chọn vai diễn viên câm. Thủ tướng kệ cha chủ tịch nước chết, chủ tịch quốc hội mặc mẹ chủ tịch nước chết, toàn bộ từ trên xuống dưới đều chọn con đường kệ-cha-mặc-mẹ-đồng-chí. Cho nó lành con đường chính trị hoạn lợn, cho nó ổn cuộc sống lắm tiền nhiều của đã, đang ăn cắp và ăn cướp được. 

Và tên sát thủ. Hắn không cần nói một câu, bày tỏ một lời. Hắn chỉ lẳng lặng sai đàn em ra thông báo cho bàn dân thiên hạ biết mình sẽ là trưởng ban lễ tang của kẻ đã bị hắn phát sinh tử lệnh và nhờ thiên triều phương bắc dán sinh tử phù. Hình ảnh kết thúc được trình chiếu không khác gì một cuốn phim bộ Hồng Kông - một đại ca với veston đen, mắt kính đen lạnh lùng. Theo sau là một đám đàn em cũng đen từ trên xuống dưới. Lạnh lùng đầy kịch tính theo phong thái tài tử đóng phim anh chị. Yên lặng, cúi đầu rất hoành tráng, rất mafia kiểu Tàu Thượng Hải trước quan tài của một tên trùm du đãng thù địch mới bị đại ca thanh toán. 

Còn lại là một đoàn diễn viên trong vai thương vay, khóc mướn làm nên màn nghĩa tử nghĩa tận để hoàn tất cuốn phim cho 90 triệu khán giả xem: Tình Đồng chí và Nghĩa Đồng chó

25.09.2018