Saturday, September 20, 2014

PICS:Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

(NLĐO)- Nói "những đám đông kỳ lạ" là bởi người ta có thể tụ tập vì bất cứ lý do trời ơi, đất hỡi nào đó, thậm chí chẳng màng đến an nguy của bản thân...

Xem giải cứu con tin ở Hà Nội
Xem giải cứu con tin ở Hà Nội
Bác hàng xóm của tôi khi xem tivi chiếu cảnh đám đông xúm đen, xúm đỏ coi vụ công an đấu súng với bọn côn đồ ở Bình Thuận đã lắc đầu: “Bà con mình thiệt lạ. Chỗ nguy hiểm chết người vậy mà cũng xúm coi là sao? Nói dại, lỡ đạn lạc thì đừng nói tại sao xui…”.

Xem... công an đấu sung với côn đồ ở Bình Thuận
Xem... công an đấu súng với côn đồ ở Bình Thuận
Câu chuyện của chúng tôi sau đó xoay quanh “những đám đông kỳ lạ” hay là thói quen “gì cũng coi” của người Việt mình. Nói “người Việt mình” bởi đây không phải là trường hợp cá biệt. Thậm chí, có tiểu phẩm hài phản ánh đúng bản chất của vấn đề: Có cô bé bị chảy máu cam phải ngước nhìn lên trời cho máu đừng chảy; thế là một người, hai người rồi cả đám đông tò mò xúm lại nhìn lên trời và phán đủ thứ theo tưởng tượng của mình!

kẹt cầu Bình Lợi, TP HCM vì xem xác chết trôi sông
Kẹt cầu Bình Lợi, TP HCM vì xem xác chết trôi sông

Giao thông tắc nghẽn, mất an ninh trật tự, gây trở ngại cho việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức năng, đe dọa an toàn của các công trình giao thông và tính mạng của bản thân, làm mất thời giờ của xã hội… là những hệ lụy mà việc “gì cũng coi” mang đến.

Tụ tập xem... đóng phim
Tụ tập xem... đóng phim

Có lần chúng tôi đã chứng kiến cảnh một chiến sĩ PCCC đang làm nhiệm vụ chữa cháy một chung cư ở quận 3, TP HCM nói như khóc: “Bà con làm ơn tránh xa ra cho chúng tôi làm nhiệm vụ. Trong đó có nhiều bình gas, nó nổ một cái là chết hết”. Vậy mà chẳng ai nhúc nhích, đúng hơn là càng xô đẩy nhau để được tới gần hiện trường.

Xem... cháy chung cư ở quận 5, TP HCM
Xem... cháy chung cư ở quận 5, TP HCM

Chỉ có thể tóm gọn lại trong một câu: “Bất kể chết” là cách nói dễ hiểu nhất để chỉ cái sự… kỳ lạ của những đám đông… kỳ lạ.
Bạn đọc có thể hình dung “toàn cảnh” cái sự kỳ lạ ấy qua ống kính của báo chí cả nước.


Đám đông tụ tập để xem đánh cẩu tặc!
Đám đông tụ tập để xem đánh cẩu tặc!

Xem tai nạn giao thông ở Đồng Nai
Xem tai nạn giao thông ở Đồng Nai

Xem xác chết trôi sông ở quận 2, TP HCM
Xem xác chết trôi sông ở quận 2, TP HCM

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Xem xác trẻ sơ sinh bị bỏ trong thùng rác
Xem xác trẻ sơ sinh bị bỏ trong thùng rác

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Xem nữ sinhtự tử ở quận thủ Đức, TP HCM
Xem nữ sinh tự tử ở quận Thủ Đức, TP HCM

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!
Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!
Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!
Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!
Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!


Xác người nổi trên kênh Nhiêu Lộc, TP HCM
Xác người nổi trên kênh Nhiêu Lộc, TP HCM

Chờ xem mặt ca sĩ tại lễ tang Wanbi Tuấn Anh
Chờ xem mặt ca sĩ tại lễ tang Wanbi Tuấn Anh

Tụ tập trong vụ cô giáo đâm học trò cũ ở Nha Trang
Tụ tập trong vụ cô giáo đâm học trò cũ ở Nha Trang

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Xem chết đuối ở Hà Tĩnh
Xem chết đuối ở Hà Tĩnh

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

Cháy trong hẻm nhỏ ở quận 10, TP HCM mọi người cũng xúm đen, xúm đỏ
Cháy trong hẻm nhỏ ở quận 10, TP HCM mọi người cũng xúm đen, xúm đỏ

Vụ cháy mới đây ở quận 5, TP HCM cũng trở thành điểm tụ tập của nhiều người
Vụ cháy mới đây ở quận 5, TP HCM cũng trở thành điểm tụ tập của nhiều người

Xem cháy ở quận 5, TP HCM
Xem cháy ở quận 5, TP HCM

Tụ tập xem bắt cóc con tin ở Tân Bình, TP HCM
Tụ tập xem bắt cóc con tin ở Tân Bình, TP HCM

Xem cháy kho phế liệu ở An Giang
Xem cháy kho phế liệu ở An Giang

Ôi những đám đông kỳ lạ, thứ gì cũng xúm lại coi!

tụ tập xem thanh niên tự tử ở cầu Bến Thủy (quảng Bình)
Tụ tập xem thanh niên tự tử ở cầu Bến Thủy (Quảng Bình)

(Bài tổng hợp có sử dụng ảnh tư liệu của đồng nghiệp: Vnexpress, Vietnamnet, Pháp Luật, Dân Trí, Thanh Niên và nhiều báo khác). 


Thứ Bảy, 10:15  20/09/2014
Hồng Vân

Đổ bệnh vì khói bụi

Nhiều thống kê đã chỉ ra tỉ lệ mắc các bệnh về hô hấp gia tăng có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2013 về không khí vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) công bố, các hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí của Việt Nam phải kể đến là sản xuất công nghiệp, làng nghề, sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân...

Hệ quả của phát triển kinh tế - xã hội

Ông Nguyễn Văn Thùy, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường - Bộ TN-MT, cho rằng môi trường không khí tại các đô thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải. Thực tế, trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng không khí ở đô thị chưa có nhiều cải thiện.

Không khí chứa nhiều khói bụi độc hại do phương tiện cơ giới phát thải, nhất là ở những đô thị lớn
Không khí chứa nhiều khói bụi độc hại do phương tiện cơ giới phát thải, nhất là ở những đô thị lớn

Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng không khí là các phương tiện cơ giới đường bộ không ngừng gia tăng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng các loại ô tô là 12%, xe máy khoảng 15% - cán mốc xấp xỉ 34 triệu chiếc năm 2011. Tốc độ gia tăng cao chủ yếu tập trung ở các phương tiện cơ giới cá nhân trong bối cảnh giao thông công cộng chưa được đầu tư thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Hà Nội và TP HCM là 2 địa phương có tốc độ gia tăng phương tiện giao thông đường bộ lớn nhất cả nước. Riêng tại TP HCM, số phương tiện giao thông đã chiếm đến 1/3 cả nước. Đáng lưu ý, ở nước ta, đa số phương tiện giao thông cá nhân sử dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu diesel, hiếm dùng nhiên liệu sạch nên áp lực lên môi trường không khí hết sức nặng nề.

Ông Nguyễn Văn Thùy cho biết số liệu quan trắc giai đoạn 2008-2013 cho thấy ở các đô thị có mật độ giao thông lớn như Hà Nội, TP HCM hay Biên Hòa, nhiều thời điểm mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng 2-6 lần.

Đại diện Bộ TN-MT còn chỉ ra thực tế: Trong 15 năm qua, hàng loạt nhà máy thủy điện nhỏ được xây dựng khắp nơi dẫn đến việc phá hủy hàng hoạt diện tích rừng, làm giảm hấp thụ CO2 đáng kể. Chưa kể, 52 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy nhiệt điện nguyên tử sẽ được xây dựng theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 xét đến năm 2030 (Quy hoạch Điện VII) cũng gây áp lực không nhỏ đến môi trường không khí.

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Công Thương, năm 2013, các nhà máy nhiệt điện chạy than cũ như Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại 1 chủ yếu là nhiệt điện ngưng hơi, sử dụng lò hơi tuần hoàn tự nhiên, công suất thấp, không đáp ứng được yêu cầu về môi trường như không áp dụng công nghệ xử lý khói thải, không đạt các chỉ số thông hơi ban đầu như thiết kế.

Với ngành xi măng và thép, Bộ Công Thương cũng đánh giá việc kiểm soát ô nhiễm môi trường của các nhà máy chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều nhà máy xi măng sử dụng các thiết bị xử lý môi trường với hiệu quả thấp. Thậm chí, có nhà máy không vận hành các thiết bị lọc bụi vào ban đêm. Nhiều nhà máy thép chủ yếu nhập phế liệu về sản xuất thép chất lượng thấp. Đây là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ.

Có thể gây ung thư phổi

Theo ghi nhận của phóng viên tại các tuyến đường Nhổn - Cầu Diễn, Phạm Văn Đồng... (TP Hà Nội), mật độ phương tiện giao thông - đặc biệt là xe tải, xe container - dày đặc, xả ra lượng lớn khí thải và bụi. Chị Nguyễn Hồng Vân (đường Nguyễn Xiển, TP Hà Nội) cho biết từ khi gia đình chị chuyển tới sống tại khu vực này, cậu con trai 4 tuổi thường xuyên mắc các bệnh về mũi, họng dù trước đó rất ít bị. “Có thể do nút giao thông Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi mỗi ngày đều chật cứng xe cộ lưu thông nên không khí bị ô nhiễm nặng” - chị Vân phỏng đoán.

Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra khi môi trường không khí ô nhiễm, sức khỏe con người cũng suy giảm, gây các bệnh hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ. “Nguy hiểm nhất là ô nhiễm môi trường có thể gây ra ung thư phổi. Trẻ em lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ rệt tới sức khỏe như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật” - một bác sĩ lo ngại.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỉ lệ mắc cao nhất trên cả nước mà một trong các nguyên nhân chính là do ô nhiễm không khí. Tỉ lệ mắc các bệnh viêm phổi đứng đầu cả nước với 4,2%, sau đó đến viêm họng và viêm amiđan cấp - 3,5%, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản - 2,7%. Trên thế giới, năm 2010 đã ghi nhận 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Đáng lưu ý, những đô thị phát triển công nghiệp có tỉ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị ít phát triển. Trong đó, TP HCM là khu vực có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao nhất cả nước, tiếp đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Phòng. Tỉ lệ bệnh nhân lao được phát hiện năm 2011 tại các địa phương này cao gấp 10-15 lần so với những nơi có hoạt động công nghiệp ít phát triển.

Kết quả nghiên cứu đến tháng 12-2010 cũng cho thấy tổng chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ bệnh đối với người lớn và chi phí nghỉ việc để chăm sóc người mắc bệnh đường hô hấp ở Hà Nội là 66,83 triệu USD/năm (với 2,5 triệu dân nội thành), TP HCM là 70,96 triệu USD/năm (5,6 triệu dân nội thành).

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến cho rằng ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề cũng như ở những tuyến đường giao thông đang là vấn đề nóng hổi, cần quan tâm; gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người cũng như quá trình “phát triển sạch” của đất nước. Do đó, theo Thứ trưởng Tuyến, việc đánh giá tác động của ô nhiễm không khí sẽ giúp bổ sung các chính sách, kế hoạch và giải pháp cải thiện môi trường ở nước ta.

Ông Nguyễn Văn Thùy nhấn mạnh để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí, phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, xây dựng cơ chế thu hút đầu tư, xã hội hóa để tạo nguồn lực đến kiểm kê nguồn thải, giám sát hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề. “Đối với các nguồn thải lớn, phải lắp đặt hệ thống giám sát khí thải ống khói, vận hành thường xuyên hệ thống quan trắc tự động. Các cơ sở phải thực hiện nghiêm túc việc giao nộp báo cáo phát thải hằng năm, nếu không tuân thủ có thể bị cưỡng chế” - ông Thùy yêu cầu.

Ngoài ra, một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí cụ thể khác cũng được ông Thùy đề xuất, như nâng cấp chất lượng giao thông đô thị đi liền với việc hạn chế phương tiện cá nhân; duy trì tăng cường phun nước, quét đường; tăng mật độ cây xanh đô thị bởi thực tế diện tích trồng cây xanh quá ít, mới đạt trung bình 0,5 m2/người, trong khi theo tiêu chuẩn đô thị xanh, mỗi người phải có 10 m2 cây xanh để hấp thụ CO2 do họ thải ra.

Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm - Bộ TN-MT băn khoăn: “Trong khi quy định về chất thải rắn đã có thì lại chưa có quy định cụ thể về quản lý môi trường không khí. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần hoàn thiện khung pháp lý về xử phạt vi phạm ô nhiễm không khí. Trong đó, cần quan tâm đến ô nhiễm tiếng ồn bởi đây là một trong những loại ô nhiễm nguy hiểm nhất dù không nhìn thấy”.

“Điểm nóng” làng nghề
Theo số liệu thống kê năm 2011, cả nước có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và hơn 3.200 làng có nghề. Trong đó, miền Bắc chiếm khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Hầu hết các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ, nằm xen kẽ trong khu dân cư nên nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Theo số liệu thống kê, khí thải CO, SO2 tại 3 làng nghề Văn Môn, Đại Bái, Quảng Bố (tỉnh Bắc Ninh) vượt 1,05-1,68 lần so với tiêu chuẩn; nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 1-5,3 lần. Tại Thái Bình, trong năm 2012, lượng khí thải do đốt rơm, rạ ước đạt 738.800 tấn CO2, 58.300 tấn CO. Tại Hà Nội, các làng nghề đều có ít nhất một thông số quan trắc chất lượng không khí vượt chuẩn cho phép 1,1-4,3 lần.

Không khí tại làng đá Ninh Vân, tỉnh Ninh Bình bị ô nhiễm nặng do hoạt động cắt, xẻ đá  Ảnh: HIẾU HUỆ
Không khí tại làng đá Ninh Vân, tỉnh Ninh Bình bị ô nhiễm nặng do hoạt động cắt, xẻ đá Ảnh: HIẾU HUỆ

Ghi nhận tại làng “mổ xe” Tề Lỗ (tỉnh Vĩnh Phúc) - làng nghề chuyên mổ xác xe và tân trang các loại xe - cho thấy mỗi ngày có hàng trăm tấn bùn đất, gỉ sắt thép, phế thải nhựa, kim loại đổ ra môi trường. Âm thanh phát ra từ các hoạt động tái chế kim loại cũng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân cư. Thông tin từ Trạm Y tế Tề Lỗ cho thấy hơn 50% dân cư tại đây có biểu hiện mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa.
Tại làng nghề chuyên tái chế chì (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), các hộ dân tiến hành phá dỡ bình ắc-quy tại nhà khiến hóa chất ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm trầm trọng. Chưa kể, không khí cũng bị ô nhiễm do ảnh hưởng của khói chì, bụi chì trong quá trình tái chế.
Làng đá Ninh Vân (tỉnh Ninh Bình) nhiều năm qua cũng bị ô nhiễm nặng bởi bụi đá xả vào không khí. Nhiều làng nghề cơ khí ở ngoại thành Hà Nội bị người dân phản ánh về việc không khí chứa đầy bụi độc bởi quá trình cán thép, sơn mạ, độ rung lớn, lượng bụi kim loại nhiều gây bệnh tai, mũi, họng...
Hiếu Huệ

Thứ Bảy, 23:50  20/09/2014
Bài và ảnh: Thùy Dương
Theo Người Lao Động

“Long trời lở đất” hay “Trời không dung đất không tha”?

05:39:am 20/09/14 | Tác giả: Đinh Minh Đạo

DauTo4


Tôi vốn xa lạ với lòng hận thù và đố kỵ, nhưng đọc tin về cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) 1946 – 1956 của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, nhất là khi đọc những lời ông giám đốc khai mạc triển lãm nói:” CCRĐ là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, thì những ký ức đau buồn của bản thân, gia đình và quê hương tôi lại sống dậy, hiển hiện, đau đớn và xót xa.
Những năm 1955, 1956 CCRĐ ở quê tôi, một vùng quê bắc bộ thuộc Hưng Yên, hạn hán kéo dài, nạn đói đến với mọi gia đình, những cánh đồng lúa biến thành những cánh đồng khô nứt nẻ, hoang hóa, trên những con đường, các cụm rau má bị đào sạch để làm thức ăn độn thay gạo.
Gia đình tôi bị quy là điạ chủ. Ngày ngày mẹ tôi cùng những địa chủ, phú nông trong làng xã bị đội bắt tập trung để”truy” tô. Đội căn cứ vào thời gian và diện tích ruộng của các gia đình phát canh thu tô để đòi lại số thóc mà các gia đình nông dân đã trả cho điạ chủ khi thuê ruộng. Đội và những cốt cán của đội biết rất rõ do hạn hàn kéo dài, hầu như chẳng có địa chủ nào còn thóc trong nhà, nhưng họ tin rằng địa chủ, phú nông hẳn phải có của chìm như vàng bạc, đồ trang sức … cất dấu, họ tra khảo, dọa nạt để buộc phải khai báo. Mẹ tôi mỗi đêm ở chỗ truy tô về lại thở dài , trong nhà không còn một hạt thóc, bao nhiêu của cải giá trị thì đã bán để nuôi bố tôi ốm, mẹ tôi khai đúng như thế, nhưng đội vẫn không tin.
Bố tôi tham gia cách mạng và vào Đảng Cộng Sản Đông Dương từ trước năm 1945. Ông đã đem tiền của mà ông nội tôi để lại xây một căn hầm ngầm bí mật lớn để cả cơ quan của Đảng có thể làm việc và trú ẩn trong đó, gia đình tôi là cơ sở của Đảng trên đừơng dây hoạt động bí mật Hưng Yên – Thái Bình, đã đóng góp nhiều cho tuần lễ vàng của chính phủ. Năm1944 bố tôi bị Pháp bắt, bị tra tấn và lãnh án 15 năm khổ sai tại Hỏa Lò Hà Nội. Tháng 8-1945 ông được ra tù, tiếp tục hoạt động và mất năm 1952. Với quan điểm công nông của đội CCRĐ, địa chủ là thành phần phản cách mạng, bố tôi được họ biến thành một tên Quốc Dân Đảng phản động, chui vào hàng ngũ Đảng để phá hoại. Họ tìm đâu ra con số hàng chục đảng viên cộng sản do bố tôi giác ngộ và phát triển đều thuộc thành phần địa chủ, phú nông. Nếu bố tôi còn sống, vận hạn nào sẽ đến với ông trong trận cuồng phong của dối trá, hận thù và độc ác của nền chuyên chính vô nhân mà ông đã hy sinh vì nó.
Nhưng bi kịch của gia đình tôi chưa phải là tồi tệ nhất. Tôi vẫn còn nhớ cái không khí hãi hùng của buổi đấu tố bà địa chủ tên Tơ, người ở làng cạnh làng tôi. Dân cả xã kéo đến bãi chợ đông nghịt, mẹ tôi cùng các địa chủ, phú nông trong xã phải có mặt và phải ngồi vào một khu để theo dõi phiên tòa, để tự hiểu rằng, nếu „ngoan cố”, có thể họ sẽ nhận lĩnh số phận tương tự.. Bà Tơ gầy nhỏ, tóc bạc lõa xõa, như người mất hồn, được các du kích dẫn vào đứng trước „tòa”. Những tiếng hô của các cốt cán vang dội: „Đả đảo địa chủ cường hào gian ác ngoan cố”. Sau mỗi đợt hô khẩu hiệu, dàn trống ếch của đội thiếu niên quàng khăn đỏ lại vang lên để kích động đám đông. Đến màn đấu tố, các bần cố nông giận dữ, xỉa xói, chửi bới tục tĩu. Sau màn đấu tố, đội trưởng đội CCRĐ của xã chủ tọa phiên tòa tóm tắt và tuyên bố bản bản án tử hình. Bà Tơ được các du kích khoác súng dẫn ra bãi tha ma cách bãi chợ vài trăm mét, một lỗ huyệt đã được đào , cạnh bờ huyệt, một cột gỗ được đóng sẵn, các du kích trói bà vào cột. Một loạt súng nổ, bà Tơ từ từ khụy xuống, rồi đầu gục trước ngực. Dân chúng chỉ được quan sát từ xa, nên không biết họ chôn bà Tơ như thế nào, không thấy áo quan hay bất cứ mảnh gỗ hay tấm chiếu mang đến cạnh huyệt trước đó, có lẽ bà được hất ngay xuống huyệt và lấp đất lên.
Tôi có bà cô họ lấy chồng tại một xã thuộc huyện Ân Thi. Bà kể lại cuộc đấu tố ở quê chồng bà nghe thật bi thương và kinh hoàng. Một cán bộ đảng thuộc tỉnh ủy Thái Bình, ông tham gia hoạt động cách mạng và vào đảng cộng sản từ khi còn trẻ. Gia đình ông bị quy là địa chủ, ông bị kết tội là tên Quốc Dân Đảng chui vào Đảng hoạt động phá hoại, bị gọi về quê, bị đấu tố, truy bức. Với khí tiết của người cộng sản chân chính, ông đã bác bỏ những cáo buộc của đội CCRĐ và các bần cố nông. Ông bị buộc tội ngoan cố và bị kết án tử hình. Lúc thi hành án, các du kích vịn một cây tre xuống để treo ông lên đó bắn, ông vừa giẫy giụa chống lại, vừa mắng nhiếc các du kích và các cán bộ CCRĐ, tay bị chói, ông đã dùng chân đạp các du kích. Các du kích đã dùng báng súng đập vào mồm ông, nhiều chiếc răng bị gẫy, máu đầy mồm, nhưng trước khi bị bắn, bị treo lơ lửng trên cao, ông vẫn gắng sức để hô:”Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!”. Trước lúc chết ông vẫn tôn thờ Hồ Chủ Tịch, ông vẫn không biết, rằng cái chết của ông, những tội ác của CCRĐ đối với ông và bao người khác, ông Hồ Chí Minh là người phải chịu trách nhiệm chính, vì ông là người đứng đầu Đảng, người đưa ra chính sách và chỉ đạo CCRĐ.
CCRĐ là cuộc cách mạng ”long trời lở đất” như cho đến nay Đảng vẫn tự ca ngợi?
Không! Trước hết CCRĐ không phải là cuộc cách mạng. Nó là một cuộc chinh biến của những kẻ tập trung được bạo lực trong tay, nó triệt tiêu những nhân tố tích cực, những nhân tố tiến bộ của xã hội Việt Nam, nó mở đầu cho giai đoạn xã hội đi đến đói nghèo và tội ác. Địa chủ phú nông đa số là những người lương thiện, chăm chỉ và biết cách làm ăn mà trở nên giầu có, họ là giường cột của nền nông nghiệp, họ cũng là những người yêu nước đóng góp người và của cho cách mạng, lấy ruộng đất của họ chính là đánh vào nền nông nghiệp của miền Bắc, phá bỏ cơ cấu hợp lý và tự nhiên của nông thôn Viêt Nam: ruộng đất phải trong tay những người biết làm ăn.
Các cán bộ Đảng thường đề cao:”CCRĐ đã thực hiện cương lĩnh của Đảng là người cầy có ruộng”. Nhưng những ai đã ở nông thôn thì đều biết, đưa ruộng vào tay những người vừa không chăm chỉ, vừa không biết cách tổ chức công việc thì cũng như lãng phí đất, nông dân có ruộng, nhưng ruộng không làm hoặc làm ra ít thóc, nền nông nghiệp miền Bắc bắt đầu đi xuống từ đó. Nhiều bần cố nông, chỉ sau một thời gian ngắn được chia ruộng đất của địa chủ đã sang nhượng lại và lại trở lại đi làm thuê. Không lâu sau CCRĐ, Đảng đã buộc nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất trở thành của toàn dân mà chẳng của ai, tất cả nông dân từ địa chủ đến bần cố nông đều trắng tay, trở thành những người làm „thuê” cho hợp tác xã, tiền công mỗi ngày được vài trăm gam thóc, không đủ để nuôi gà. Vì vậy Đảng kể công đã đem ruộng đất cho người cầy chỉ là câu nói trống rỗng, xảo ngôn.
CCRĐ còn phá vỡ đạo lý, thuần phong mỹ tục của thôn quê của miền Bắc. Các đội CCRĐ về làng xã, nuôi dưỡng và kích động lòng hận thù giữa các tầng lớp nông dân, tuyên truyền sai lệch về nguyên nhân đói khổ của bần cố nông, dung dưỡng những cuộc đấu tố trái với luân thường đạo lý như con tố bố mẹ, vợ tố chồng…Xã hội Việt Nam bắt đầu bị tha hóa từ đó.
Tôi thật ghê sợ khi nghe một vị giáo sư trong bộ máy tuyên truyền của Đảng trả lời đại ý Đảng có sai lầm trong CCRĐ, nhưng Đảng đã sửa sai , như thế là sòng phẳng. Chao ôi! Nếu oan hồn của bà Tơ, của ông cán bộ tỉnh ủy Thái Bình, của bà Năm Cát Hanh Long và hàng vạn các oan hồn khác nghe thấy, chắc họ sẽ dựng mồ đứng dậy mà kêu lên rằng:” Tội ác của các ngươi trời không dung, đất không tha, sao ngươi dám nói sòng phẳng”.
Warszawa 18-09-2014
© Đàn Chim Việt

Những trở ngại lớn nhất của TPP

Zachary Keck/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

ttp
Dân Mỹ và Nhật ít ủng hộ TPP nhất so với công chúng ở các nước đàm phán khác
Theo khảo sát mới từ PEW, dân chúng ở Mỹ và Nhật Bản đang mạnh mẽ chống đối Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hôm thứ tư, trung tâm nghiên cứu Pew công bố một báo cáo quan trọng về dư luận liên quan đến hiệp ước thương mại quốc tế tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Dù mức ủng hộ cho gói hiệp ước thương mại đang phát triển rộng trên toàn cầu, nhưng ở các nưóc phát triển, mức độ ủng hộ này ít hơn so với các nước có thị trường mới nổi. Ngay cả trong nhóm nước phát triển, Nhật Bản và Hoa Kỳ có quan điểm u tối nhất về lợi ích của thương mại toàn cầu.
Ví dụ, chỉ 19 phần trăm người được khảo sát trên thế giới tin rằng thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến công ăn việc làm tại đất nước của họ. Tuy nhiên, hơn một nửa số dân Mỹ và 38 phần trăm số người Nhật được hỏi đã cho rằng nền giao thương gây tổn thất đến công ăn việc làm ở nước mình. Tương tự, trong khi chỉ có 21 phần trăm của thế giới tin rằng thương mại làm suy giảm tiền lương, thì ở Mỹ con số đó là 47 phần trăm và ở Nhật là 37 phần trăm. Chỉ có 10 phần trăm người Nhật tin rằng nền giao thương quốc tế ấy sẽ giúp gia tăng tiền lương so với 17 phần trăm người Mỹ. Trên toàn cầu, những người tin rằng TPP giúp gia tăng lưởng bổng, đông hơn những người không tin như thế trong tỷ lệ là hai-một.
Những quan điểm này cho thấy Nhật Bản và Mỹ mâu thuẫn gay gắt với các nước TPP khác trong khảo sát của PEW, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Chile, Peru và Mexico.
Giữa các nước đàm phán TPP, Việt Nam là nước hưởng thuận lợi nhất đối về thương mại; 95 phần trăm số người VN được hỏi đều nhận định là tốt. Tương tự như vậy, 78 phần trăm người Việt cho rằng TPP tạo ra công ăn việc làm, 72 phần trăm cho rằng (TPP) giúp tăng tiền lương và 31 phần trăm nói rằng (TPP) giúp làm giảm giá cả. Trong tất cả các hạng mục, trừ hạng mục về giá cả, Việt Nam dẫn đầu các nước TPP khác được khảo sát.
Malaysia đứng ngay sau VN với 87 phần trăm số người được hỏi ở nước này nói rằng TPP là tốt, 57 phần trăm nói TPP sẽ giúp tăng công ăn việc làm, 47 phần trăm cho rằng TPP giúp tăng tiền lương trong khi chỉ có 9 phần trăm tin rằng TPP giúp giảm giá cả.
Bên cạnh Nhật Bản và Mỹ, Mexico là nước ít thuận lợi nhất trong các nước TPP được khảo sát. Chỉ có 43 phần trăm người Mexico nói rằng TPP giúp tăng việc làm, 31 phần trăm nói rằng TPP giúp tăng tiền lương, và 24 phần trăm nói rằng TPP giúp làm giảm giá cả. Tuy nhiên, Mexico so sánh vẫn thuận lợi hơn so với Nhật Bản, nơi chỉ có 15 phần trăm tin rằng TPP giúp gia tăng công ăn việc làm và chỉ 10 phần trăm nói rằng TPP giúp tăng tiền lương.
Về các lãnh vực này, Mỹ chỉ hơn một chút so với đối tác Nhật Bản, với 20 phần trăm trong số họ nói rằng TPP tạo ra công ăn việc làm và 17 phần trăm nói sẽ giúp tăng tiền lương. Đáng chú ý là, 35 phần trăm người Mỹ cho rằng TPP sẽ giúp làm giảm giá cả, mức cao nhất trong số các nước TPP được khảo sát (cũng đán để lưu ý rằng thương mại TPP có khả năng làm giảm giá cả nhiều hơn ở các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ và Nhật Bản so với ác nước đang phát triển).
Nhìn chung, dân Mỹ là những người ít ủng hộ TPP nhất, với chỉ có 68 phần trăm trong số họ nói rằng TPP là một điều tốt. Nhật Bản xếp hạng sau đó với chỉ có 69 phần trăm số người được hỏi ở nước này nói rằng TPP là tốt. Trong khi so với hơn 80 phần trăm người trên toàn cầu nói rằng TPP là tốt.
Cuộc khảo sát nhấn mạnh rằng Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước trong việc phê chuẩn TPP. Điều thú vị là, những người chống đối TPP có thể sẽ là những nhân mạnh nhất trong số các đảng phái chính trị của Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Barack Obama. Tại Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe có quan hệ gần gũi với các nhóm có ảnh hưởng vốn chống lại TPP, đặc biệt là giới vận động về nông nghiệp.
Mặc dù văn bản của hiệp ước vẫn đang được đàm phán – và rất ít chi tiết được biết đến – Rất nhiều thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng về hiệp ước này. Tổng thống Obama cũng đã thất bại trong việc muốn đạt được thẩm quyền đám phán nhanh mà nhiều người tin là cần thiết để TPP được phê duyệt trong một hình thức mà các đối tác đàm phán của Mỹ có thể chấp nhận. Bà Hillary Clinton, Ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Dân chủ cũng đã nói rằng bà không tin rằng hiệp ước TPP có thể được Quốc hội Mỹ thông qua trong bối cảnh chính trị hiện nay.

Một Chút Hiểu Lầm

Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị.  Milovan Djilas – Giai Cấp Mới

Thời gian gần đây, gần như là hằng đêm tôi đều mơ thấy mình vẫn đang sống trong một khung cảnh nào đó – ở Việt Nam. Cứ như thể là tôi chưa bao giờ rời khỏi đất nước này, dù chỉ một ngày.
Khỏi cần phải đọc Freud hay Jung gì ráo trọi, tôi cũng biết được rằng tự tiềm thức của mình đang có một thôi thúc khác – khác với sự chọn của ý thức từ bấy lâu nay – tuy sâu kín nhưng mạnh mẽ, cái sức mạnh của một định luật tự nhiên: lá rụng về cội! Nhờ thế, tôi (chợt) hiểu tại sao hai ông Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ nằng nặc phải trở lại cố hương bằng mọi giá – kể cả cái giá phải “hy sinh” luôn tính tự trọng (tối thiểu) và lòng liêm sỉ.
Thường dân cỡ tui thì đi mới khó, chớ về thì dễ ợt. Chả sợ điều tiếng chi, và cũng khỏi ngại chuyện mấy chú công an canh chừng hay thăm hỏi gì. Chỉ ngặt có chút xíu (xiu) là tôi không biết rồi sẽ làm sao để mưu sinh, ở quê nhà.
Già cũng phải sống chớ bộ, cũng phải có nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, và chăm sóc y tế tối thiểu – khi cần. Mà tui thì suốt đời không có đồng xu dính túi (tiền vừa tới tay là tui đã sài liền, hoặc cho mẹ nó rồi) nghề nghiệp thực dụng để có thể kiếm việc ở V.N cũng không luôn, còn thân bằng quyến thuộc thì toàn là những người khốn khó và thuộc thành phần... phản động không hà!
Mà cố hương (than ơi!) cho dù ở góc bể chân trời, hay châu lục nào chăng nữa thì cũng đều chia chung một định luật bất thành văn: không đâu, và không ai, hân hoan đón chào những kẻ trở lại với ... hai bàn tay trắng. Thôi thì đành bỏ xác quê người, chớ về làm chi/cho má nó khi.
  
Tôi đã có dự tính nhẩy cầu Golden Gate thì có  tin vui giữa giờ tuyệt vọng, từ một giới chức cao cấp ở Việt Nam – Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử. Ông vừa hân hoan cho biết: “Bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao.”  


Bán ngày không đủ phải tranh thủ bán ban đêm.Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA


Bán tin, bán nghi, tôi liền vào net tìm hiểu thêm và biết được rằng hiện nay (ở Việt Nam) bán vé số được coi là một nghề nghiệp đàng hoàng tử tế, của một giới người riêng biệt, không những có “thu nhập cao” mà còn có nhiều chuyện may mắn bất ngờ và rất thú vị nữa kià – theo như tường thuật của phóng viên Hữu Danh, báo Dân Việt:
Dư luận Long An đang xôn xao với thông tin một người bán vé số nghèo đưa cho khách 10 tờ vé số trúng thưởng 6,6 tỷ đồng để nhận lại 200 ngàn đồng tiền xổ số, dù khách chỉ “mua thiếu qua điện thoại.
Khoảng 16 giờ ngày 15.11, còn hơn 20 vé bị ế nên chị gọi điện thoại cho mối quen là anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức - hành nghề chạy xe ba gác - nài nỉ mua dùm. Anh Tuấn đồng ý mua 20 tờ, gồm ba số khác nhau. Gọi là “mua” nhưng chỉ là nói qua điện thoại, anh Tuấn cũng chưa trả tiền.
Chiều cùng ngày, lốc vé 10 tờ của công ty XSKT tỉnh Bến Tre mang dãy số đuôi X91207 trúng đặc biệt 4 tờ, trúng an ủi 6 tờ. Nhiềuđồng nghiệp bán vé số bảo người mua chưa trả tiền, coi như chưa mua và nói chị Lành toàn quyền định đoạt “số phận” 10 tờ vé số với trúng thưởng với giá trị lên đến gần 7 tỷ đồng này.
Tuy nhiên, chị Lành gạt phăng và cho rằng anh Tuấn là một trong những khách hàng thường xuyên mua vé số ủng hộ chị. Rất nhiều lần anh mua qua điện thoại và dù không trúng lần nào nhưng anh vẫn trả tiền sòng phẳng. Do đó, không thể vì tiền mà chị đánh mất chữ tín.
Ngay lập tức, chị bấm điện thoại gọi anh Tuấn đến quán cà phê để bàn giao số trúng. Cảm kích trước lòng tốt của người bán vé số, anh Tuấn đã tặng 1 tờ trúng giải đặc biệt cho người bán vé số nghèo.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, vợ chồng chị Lành trước đây sống cùng mẹ ruột là bà Phạm Thị Thèm trong một căn nhà cũ nát rộng chỉ 27m2, dựng nhờ trên đất của một người thân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Hai người anh trai của chị Lành, một người bị tâm thần, một chết sớm trong khi các chị dâu lại bỏ đi, để lại đến 6 đứa bé côi cút cho bà Thèm và chị Lành nuôi dưỡng. Do bà Thèm đau ốm liên miên lại không có đất sản xuất nên vợ chồng chị Lành đang tính tớiphương án đưa đại gia đình lên Bến Lức hành nghề bán vé số.
Đoạn văn thượng dẫn có hai hạn từ mà tôi tự ý cho in đậm: “đồng nghiệp” và “phương án.” Chị Phạm Thị Lành là một con người cao cả, đã đành, và cái nghề bán vé số số hiện nay cũng đã tạo nên một giới người vô cùng cao qúi theo như ngôn ngữ đương đạicủa giới truyền thông hiện nay – ở Việt Nam – như vừa trích dẫn!
Họ “lập phương án” đi bán vé số đàng hoàng, chớ không phải bạ đâu làm đó đâu nha.  Họ cũng  gọi nhau là “đồng nghiệp” nữa đó (lịch sự hết biết luôn) nghe cứ y như cái cung cách xưng hô (qúi phái) của qúi vị bác sĩ hay luật sư ở giữa toà, hoặc ở giảng đường của trường đai học y khoa vậy.
Thiệt là quá đã, và ... quá đáng!
  
Rõ ràng là cách mạng Việt Nam đã tạo ra thêm một ... Giai Cấp Mới (nữa). Khác với giai cấp mới đỏ au – phát sinh cùng thời – những người bán vé số hôm nay dù hành nghề có “phương án” (cẩn thận) và vẫn thường gọi nhau là đồng nghiệp (tử tế) nhưng họ lại rất đen đủi, lam lũ và đông đảo hơn mức cần thiết rất nhiều.


Nếu đã có lúc dân Việt cứ bước ra ngõ là gặp anh hùng thì nay họ lại gặp những người chào mời vé số, theo như tường trình của  thông tín viên RFA:
 Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động, bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận...Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng.

 

Trẻ em bán vé số thay vì đến trường học.Ảnh và chú thích: Uyên Nguyên, RFA


Với mức thu nhập bình quân mỗi ngày từ vài chục ngàn đồng cho đến một trăm ngàn đồng. Mức một trăm ngàn đồng là mức may mắn của người bán vé, hiếm khi họ kiếm được số tiền lãi này, vì để có nó, người bán phải bán được 100 tấm vé giá 10 ngàn đồng cho một ngày. Nhưng đây là con số rất khó đạt được, chỉ có những người bán vé cho ngày mai ngay trong buổi chiều hôm nay mới có cơ may kiếm được số lượng này.
Nghĩa là buổi sáng, họ thức dậy lúc 5h, ăn uống qua loa và lên đường, lang thang hết quán cà phê này sáng quán ăn nọ để chào mời vé số, 4 giờ chiều trả vé, lấy tiếp vé ngày mai đi bán cho đến 9 giờ tối. Đương nhiên, để kiếm được chén cơm, manh áo, họ phải chấp nhận sự khó chịu, thậm chí những lời thóa mạ của khách vì bị quấy rầy, mời mọc trong lúc đang ăn. Nhưng nếu nhìn kĩ, người bán vé số cũng không có cơ hội mời chào khác ngoài việc đi từ bàn ăn này đến bàn ăn khác hoặc từ bàn cà phê này đến bàn cà phê khác để mời.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận, chi phí in ấn một tờ vé số không bao giờ vượt tới mức giá 500 đồng, chi phí trả cho người phát hành vé số, từ đại lý cấp 1 cho đến người bán là 1.300 đồng, trong đó, đại lý được hưởng 3% trên giá vé số, người bán được hưởng 10%. Như vậy, tổng số tiền lãi công ty nhận trên một tờ vé số sẽ là 8.200 đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng, khấu trừ 13%, con số còn lại vẫn ở mức 492 triệu đồng.
Riêng về khoản tiền thuế đóng cho ngân sách nhà nước, con số này không ổn định và cũng không minh bạch do sự co giãn giữa mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền và chỉ số thuế qui định đã được phù phép cho nhỏ lại… Cũng chính vì lẽ này, phần đông nhân viên và ban bệ trong ngành xổ số kiến thiết đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Tôi e rằng mình, cùng nhiều người khác, đã hiểu lầm câu nói (“bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao”) của ông Giàng Seo Phử. Khi phát biểu như trên, ông Bộ Trưởng chỉ có ý muốn đề cập đến những đại lý bán vé số của những người có “mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền” thôi. Họ cũng “đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước” hết trơn hết trọi. Chớ đâu phải là cái thứ thường dân dấm dớ, cỡ  tui,  cha nội!

 
Ảnh: Tuổi Trẻ Online

Thiệt là một sự hiểu lầm tai hại, chết người, chớ không phải giỡn. Mà đời về chiều, và đã đến nước này rồi thì tui cũng đành phải chết thôi. Thôi thì nhẩy mẹ nó xuống cầu Golden Gate, ở San Francisco, chết quách cho rồi. Chớ lặn lội về tới cố hương rồi đi chào mời vé số – từ  5 giờ sáng đến 9 giờ tối – chỉ để kiếm được vài ba Mỹ Kim thì chắc chỉ chừng hai ngày sau là tui sẽ nhẩy cầu Rồng, hay cầu Bình Lợi thôi hà.



 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

Giật mình trẻ lớp 5 học “phụ nữ có thai nên làm gì?”

Nhiều phụ huynh giật mình, lo lắng khi thấy con phải thuộc nội dung “phụ nữ có thai nên làm gì” trong sách Khoa học lớp 5.

Giật mình trẻ lớp 5 học “phụ nữ có thai nên làm gì?” - 1
Sách Khoa học lớp 5 có kiến thức chăm sóc phụ nữ có thai

Trong sách khoa học lớp 5, bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? (tr12) của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nội dung dạy trẻ về việc phụ nữ có thai nên làm gì? Cụ thể phụ nữ có thai cần:

- Ăn uống đủ chất.

- Không dùng chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma túy...

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.

- Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

- Đi khám thai định kỳ ba tháng một lần.

- Tiêm văcxin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhiều phụ huynh ở Hà Nội khá bất ngờ khi nghe con nói phải học thuộc lòng kiến thức trên, nếu không sẽ bị ghi vào lỗi vi phạm. Một phụ huynh ở Hà Nội cho hay: “Vào năm học được chưa đầy 1 tháng cô giáo đã phát đề cương ôn tập với những câu hỏi nhỏ như thế, yêu cầu các con học thuộc lòng”.

Chị Nguyễn Thị Linh, có con học lớp 5 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội bày tỏ: “Khi tôi xem nội dung “phụ nữ có thai nên làm gì” trong sách giáo khoa Khoa học lớp 5 thấy khá bất ngờ. Tôi cũng không nghĩ rằng, với học sinh lớp 5 mà đã phải học những kiến thức như vậy. Kiến thức này nên đưa vào giảng dạy ở học sinh lớp lớn hơn”.

Chị Linh cho biết, giáo viên cần dạy cho trẻ biết về việc người phụ nữ mang thai thế nào ở góc độ kiến thức sinh học thông thường, không nên để các cháu tiếp cận những kiến thức này như một bà bầu.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thơm, phụ huynh có con học lớp 5 cho hay, khi xem qua chị thấy nội dung trong bài 5 quá dài. Giáo viên chỉ nên giới thiệu qua cho các em biết người có thai cần được bảo vệ, quan tâm như thế nào là đủ.

“Nếu cô giáo bắt học sinh học thuộc lòng kiến thức này thì quả thực rất máy móc. Tôi nghĩ cô giáo chỉ cần nêu để học sinh nhớ ý cơ bản là được. Thêm nữa, ở lứa tuổi này các em cũng chưa cần thiết phải học hết các kiến thức này”, chị Thơm chia sẻ.

Thứ Sáu, ngày 19/09/2014 10:31 AM
Nguyễn Đức (Khám phá)

Xuống cấp, cầu dây văng “đẹp nhất Việt Nam” thành cầu... tử thần?


Ảnh: Vnexpress

(Kiến Thức) - Từng được mệnh danh “cầu dây văng đẹp nhất Việt Nam”, nhưng do xuống cấp nghiêm trọng, cầu Kiền đã trở thành nỗi khiếp sợ của người dân.

Hai bố con chết thảm khi tránh container, đâm vào ổ gà trên cầu?

Từ năm 2012 đến nay, cầu Kiền (nối hai huyện An Dương và Thủy Nguyên (Hải Phòng)) trở thành nỗi kinh hoàng của người dân khi tham gia giao thông do cầu bị xuống cấp trầm trọng. Nhiều ổ gà, ổ trâu ngay lối dẫn lên cầu hướng Thủy Nguyên sang An Dương. Thay vì sửa chữa, cơ quan chức năng mới tiến hành bóc lớp nhựa đường tuy nhiên thực trạng trên không có nhiều thay đổi. Từ việc xuống cấp của cây cầu, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra. Nhiều người nhẹ thì bị ngã xe, xây xát, nặng thì vong mạng.

Khi PV Kiến Thức đang tìm hiểu thực trạng xuống cấp của cầu Kiền thì đêm ngày 17/9/2014, một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khiến hai bố con anh Chu Đức Dũng (SN 1985) và cháu Chu Đức Dương (SN 2011) chết thảm. Theo các nhân chứng, nguyên nhân vụ tai nạn xuất phát từ việc anh Dũng tránh xe container và hụt vào ổ gà, sau đó ngã xe văng ra đường bị container chèn qua.

 Mặt cầu xuống cấp là nguyên nhân của một số vụ tai nạn giao thông.

Cụ thể, vào khoảng 22h tối ngày 17/9, vợ chồng anh Chu Đức Dũng (SN 1985) và chị Bùi Thị Hiên (SN 1987) cùng con là Chu Đức Dương (SN 2011) chở nhau đi từ phía xã An Hồng (huyện An Dương) sang phía huyện Thủy Nguyên. Đến gần chân cầu Kiền, phía xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, xe container chạy ép, anh Dũng lái xe, bị hụt vào điểm ổ gà trên cầu khiến cả gia đình anh bị văng vào xe container đi cùng chiều. Theo miêu tả của những người dân xung quanh, anh Dũng bị xe container nghiến nát đầu, còn cậu con trai anh, cháu Dương bị đứt đầu, người nát chỉ còn cánh tay. Tai nạn thảm khốc, thương tâm làm người dân bàng hoàng kinh hãi.

Ông Đào Văn Thành, Hạt trưởng Hạt 1, Quốc lộ 10, thuộc công ty cổ phần đầu tư đường bộ 240 – đơn vị quản lý cầu Kiền cho biết: “Đây là tai nạn quá thương tâm mà lỗi không phải do người điều khiển xe máy”.

Cứ đi qua cầu Kiền là lại sợ tai nạn giao thông?

Không chỉ vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên khiến người dân địa phương lo lắng, mà từ trước đến nay, cầu Kiền đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính là do cầu xuống cấp trầm trọng, không được sửa chữa kịp thời.
Anh Nguyễn Văn Giới, người bán nước kiêm xe ôm ở gần cầu này cho biết, bản thân anh đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cây cầu này. Người nhẹ bị xây xát, người nặng thì bị mất mạng, nguyên nhân đa số đều xuất phát từ mặt cầu xuống cấp gồ gề, lồi lõm.

“Trước khi xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến hai cha con chết thảm vào lúc 22h tối 17/9, thì ngay sáng hôm đó cũng có vụ tai nạn khi một phụ nữ trẻ đang mang thai tháng thứ 5 lái xe với tốc độ chậm qua cầu. Đến chỗ ổ gà, xe Container đi ẩu, cô ấy lại đi vào chỗ gồ ghề nên bị ngã dúi xuống. May là cô ấy ngã vào phía thành cầu, phía bên phải. Nếu cô ấy ngã về phía bên trái chắc chắn là sẽ có tai nạn thương tâm. Vợ chồng tôi thấy vậy liền ra đỡ cô ấy lên, đưa ngay đi cấp cứu và thông báo cho người nhà”, anh Giới kể lại.


 Mặt cầu lồi lõm rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông nhất là đêm tối.

Ngay bản thân ông Đào Văn Thành, Hạt trưởng Hạt 1 cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay công nhân của ông khi dọn dẹp trên cầy cũng bị tai nạn do xe máy xô vào do trượt ngã ở trên cầu.

Quá trình tìm hiểu thực trạng xuống cấp tại cầu Kiền biến cây cầu từng được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam trước đây đến cây cầu “tử thần” trong mắt người dân hôm nay, PV Kiến Thức đã có nhiều thông tin và hình ảnh liên quan đến nguyên nhân cầu xuống cấp cũng như một số ý kiến của cơ quan chức năng về việc chậm trễ sửa chữa nâng cấp cây cầu này và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.
 19:04 19/09/2014
Hải Ninh