Wednesday, July 30, 2014

Giàn khoan HD-981 đẩy Hà Nội tiến gần Washington?

Nhiều biến chuyển trong tháng này liên quan ít nhiều đến tình hình chính trị Á Châu, đặc biệt đối với Việt Nam. Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton viếng thăm Hà Nội ngày 18 tháng 7, 2014, tuyên bố: “Các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau, tránh tình trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước nhỏ khác trong khu vực.” Và tại Quảng Châu, tham dự hội nghị Tập Ðoàn Xây Dựng Thái Bình Dương ngày 25 tháng 7, 2014, ông Clinton lại chỉ trích Trung Quốc về cách cư xử với các nước láng giềng trên hồ sơ biển Ðông.


Một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Ðà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan HD 981 ở Hoàng Sa, khiến quan hệ Việt-Trung sứt mẻ, và Hà Nội đang hướng về Washington. (Hình: Getty Images)

Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida, sẽ đến Việt Nam ngày 31 tháng 7, 2014. Ông tuyên bố với báo chí, “Tôi muốn tiếp tục củng cố mối quan hệ chiến lược với Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lãnh vực,” đồng thời ông Kishida xác nhận sẽ chống lại mọi ý đồ thay đổi nguyên trạng trên biển Ðông bằng vũ lực và ông cũng sẽ bàn với Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh việc cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.

Trước đó ngày 21 tháng 7, 2014, ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy Hà Nội, viếng thăm Hoa Kỳ và đã tiếp xúc với các viên chức Hoa Kỳ: ông Thomas Shannon, cố vấn cấp cao của Ngoại Trưởng John Kerry; ông Tony Blinken, phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại; ông Patrick Leahy, chủ tịch thường trực Thượng Viện; và Thượng Nghị Sĩ John McCain.

Với tư cách là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng ông Nghị không đặc trách một vấn đề gì nên không đủ tư cách gặp các bộ trưởng Hoa Kỳ hay Tổng Thống Obama. Tuy nhiên chuyến viếng thăm kín đáo của ông Phạm Quang Nghị được xem như sứ giả “đi đêm” thông báo một tín hiệu quan trọng nào đó. Hay là với mục đích “đi dây” chơi trò úp mở giữa hai cường quốc lớn nhứt thế giới là Trung Cộng và Hoa Kỳ.

Thông tấn xã Việt Nam loan báo ông Nghị có nhiệm vụ “thông tin về tình hình Việt Nam, chính sách đối ngoại, và khẳng định Hà Nội coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ đối tác toàn diện.”

 Cũng trong cùng lúc Chủ Tịch Trương Tấn Sang bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Dư luận xem đó như một dấu hiệu có thể giúp Hà Nội tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trong lãnh vực chủ quyền lãnh hải tại biển Ðông. Ông Edmund Malesky, giáo sư Ðại Học Duke, tiểu bang North Carolina, cho rằng sự mong muốn của Việt Nam được hợp tác với Hoa Kỳ đang lớn mạnh.

Tuy nhiên mười tháng trước đây ông Nghị viếng thăm Trung Quốc và đã ca ngợi quan hệ truyền thống Việt-Trung vững bền. Cho nên chuyến đi của ông Nghị cũng có thể chỉ là dấu hiệu giận dỗi cấp thời của Hà Nội đối với Trung Quốc, chớ không phải thực tình muốn mở rộng quan hệ với Mỹ. Người ta ghi nhận là ngày 17 tháng 7, 2014, đài tiếng nói nước Nga trích lời Ðại Sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên biển Ðông.” Vì vậy ông Carl Thayer, chuyên gia Úc Châu nói với BBC rằng chuyến đi của ông Nghị sẽ cho thấy rõ ràng hơn Washington có sẵn sang hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc hay không?

Ngoài ra, Ban Ðông Á của đài phát thanh BBC mở cuộc tọa đàm thảo luận về sự căng thẳng ở biển Ðông, nhiều chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tháo gỡ sự đụng độ quân sự có thể xẩy ra đang đe dọa an ninh trong vùng. Trong cuộc tọa đàm có ý kiến cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Hoàng Sa phải chăng là có ý đồ xoa dịu, nhún nhường, để lôi kéo Việt Nam vào cuộc đàm phán song phương, giúp cho phe thân Trung Quốc có uy thế mạnh hơn trong kỳ hợp Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12 sắp tới đây. Bà Bonnie Glaser chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Centter for Strategicand Internatinal Studies) từ Washington nói, “Tôi tin rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 là một phần để gây áp lực buộc Việt Nam phải đi vào con đường hợp tác làm ăn chung với họ.” Nếu Việt Nam không hợp tác làm ăn thì Trung Quốc sẽ đơn phương khoan dầu trong vùng tranh chấp.

Phải nói rằng sự lệ thuộc của đảng Cộng Sản Việt Nam vào Trung Quốc đã quá sâu rộng. Nói đúng hơn là những thỏa thuận bằng văn bản hay bằng những lời tuyên bố vô cùng mật thiết của các đồng chí lãnh đạo hai nước từ trước tới nay đã ví Trung Quốc với Việt Nam như môi với răng: “Môi hở răng lạnh,” hay là đồng chí đồng hương: “Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương,” càng sâu rộng và thực tế hơn nữa với phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” và quan hệ 4 tốt: “Ðồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt.” Tất cả những thứ đó đã trở thành một sợi dây hồng trói buộc và siết chặt Việt Nam vào mẫu quốc Tàu Cộng như một vòng “kim cô” mà lúc nào Tàu Cộng đọc câu “thần chú” thì Việt Nam phải quì lạy xin hàng.

Vấn đề đặt ra cho nhóm lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam là họ có muốn hồi tâm nghĩ lại vì dân vì nước vì tự ái dân tộc mà tìm mọi cách để tháo gỡ cái vòng kim cô đó bằng cách thay đổi chính sách, thậm chí thay đổi thể chế để nắm lấy cơ hội kết thân với Mỹ Nhật và đồng minh, đang giang tay muốn kết nối thành mặt trận chống sự bành trướng ngang ngược của Bắc Kinh. Chủ nghĩa bành trướng của Hán tộc đang muốn nuốt trọn Việt Nam và biển Ðông!

Mới đây ngày 28 tháng 7, 2014, hơn 60 đảng viên cao cấp ký tên gởi kiến nghị kêu gọi “thoát Trung,” cũng như bao nhiêu kiến nghị khác đã từng bị các quan “thái thú” tay sai bỏ ngoài tai, vất vào sọt rác. Hy vọng lần này vì tình thế cấp bách, vì sự ngạo mạn quá đáng của đồng chí láng giềng bất hảo, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội sẽ thức tỉnh quay về với dân tộc.

Vấn đề cũng được đặc ra cho toàn dân Việt Nam, nếu không cam tâm làm nô lệ ngàn năm “Bắc thuộc” thì phải nổi dậy xóa bỏ chế độ thái thú tay sai. Bắt tay với các cường quốc tự do trên thế giới, đòi lại lãnh hải và bảo vệ quốc gia.
 07-30- 2014 4:38:15 PM 
Võ Long Triều
Theo Người Việt

Phần lớn người Việt Nam phải 'thắt lưng buộc bụng'

VIỆT NAM (NV) - Theo phúc trình của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen hôm 30 tháng 7, 2014, chỉ số niềm tin ở người tiêu thụ Việt Nam tiếp tục giảm, trong khi mối lo về công ăn việc làm cũng như nguồn thu nhập trong tương lai ngày càng nặng.


 Các bà nội trợ giờ đây phải cắt bỏ chi phí cho niềm “đam mê mua sắm.” (Hình: laisuat.vn)

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn phúc trình trên nói rằng, chỉ có khoảng 44% số người được khảo sát nói “cảm thấy công việc tốt hơn trong thời gian tới.” Cũng theo phúc trình này, có đến 85% người Việt Nam được khảo sát nói chọn phương án tiết kiệm sau khi trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu cho cuộc sống. Tỉ lệ này cho thấy, cứ 10 người thì hết 8 người Việt Nam tham dự cuộc khảo sát nói đã phải áp dụng nhiều biện pháp “thắt lưng buộc bụng,” cắt giảm chi tiêu. Ở Malaysia và Philippines, tỉ lệ này là 80%.

Báo Pháp Luật Sài Gòn nói rằng, đây cũng là tỉ lệ cao nhất trong vòng ba năm qua tại Việt Nam, cao nhất khu vực Ðông Nam Á. Tỉ lệ tiết kiệm trung bình của khu vực Ðông Nam Á hiện nay là 62%.


“Thắt lưng buộc bụng,” bằng cách bớt đi mua sắm ở Việt Nam hiện nay. (Hình: vcmedia.vn)

Phúc trình trên còn kết luận rằng, nhiều hình thức được người Việt Nam áp dụng để cắt giảm chi tiêu bao gồm chi phí mua sắm quần áo mới, chi phí vui chơi giải trí, bớt sử dụng điện và khí đốt trong mọi cuộc sinh hoạt gia đình.

Ở Việt Nam hiện nay nhan nhản nhiều tài liệu, bài báo hô hào người dân Việt tiết kiệm chi phí mỗi ngày. Theo tạp chí Tài Chính Việt Nam, “có muôn vàn” phương pháp tiết kiệm có thể được áp dụng dễ dàng, chẳng hạn như nên sử dụng những gì đang có sẵn; tự sửa chữa máy móc, hỏng hóc trong nhà; sử dụng một vật dụng cho nhiều mục đích khác nhau; nêu khẩu hiệu “đồ cũ cũng tốt như đồ mới;” không đua đòi chạy theo thời trang; chịu khó trả giá mỗi lần đi mua sắm...

Nói tóm lại, các bà nội trợ Việt Nam ngày càng được rót vào tai những khẩu hiệu hô hào bớt tiêu pha, chịu khó tiết kiệm nhiều vào. (PL)

07-30-2014 1:33:34 PM 
Theo Người Việt

Công an cấm 'bức cung nhục hình,' dân vẫn chết oan

HÀ NỘI (NV).- Nhà cầm quyền CSVN qua Bộ công an ra lệnh cho cán bộ điều tra hình sự không được “bức cung, nhục hình” nhưng nhiều cái chết oan khuất vẫn phơi bày trên báo tại Việt Nam những năm gần đây.


 Gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tòa án ngày 3/4/2014 đem theo các ảnh chụp thương tích nhục hình từ bàn tay hung ác của công an CSVN. (Hình:VTC)

Hôm 29/7/2014, bản tin diện tử VTC cho hay, Bộ Công an CSVN ra một bản thông tư (đề ngày 7/7/2014), đặc biệt là cho các điều tra viên hình sự các cấp, quy định về “công tác điều tra hình sự”. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là “nghiêm cấm điều tra viên bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.'

Một ngày sau tức Thứ Tư 30/7/2014, nhiều tờ báo loan tin ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang “có buổi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.” Dịp này, sau khi nghe báo cáo, một trong những chỉ thị của ông là đòi hỏi ngành cảnh sát điều tra “đặc biệt chú trọng đến việc chống oan sai, bỏ lọt tội phạm, chống bức cung, nhục hình trong điều tra”, theo tờ Tuổi Trẻ tường thuật.

Cùng ngày, tờ điện tử VTC có bài viết “Ai giúp dân chứng minh đã bị công an đánh đập, hành hung?” Bài viết dẫn ra nhiều trường hợp người dân bị lôi về trụ sở Công an, vài giờ sau hay một hai ngày sau, người nhà của họ được thông báo cái chết rất bất thường mà trước đó  khỏe mạnh bình thường.

Dù trên thân thể các nạn nhân đầy dấu vết nhục hình, công an đổ cái chết hầu hết các nạn nhân đó cho những lý do khác như “thiếu máu cơ tim cấp”, “đột tử” để chạy tội giết người, VTC kể. Thật ra, rất nhiều các vụ tra tấn dẫn đến chết người tại trụ sở Công an khắp cả nước đều vu cho nạn nhân “tự tử”, hay “sốc ma túy”.

Chỉ có một số rất ít các trường hợp không thể chống chế vào đâu được, hoặc không được cấp trên bao che tối đa, thì những tên công an giết người mới bị lôi ra tòa nhưng để nhận những bản án tượng trưng, nặng là một vài năm tù, nhẹ có thể là án treo. Nhưng nếu người dân lỡ tay làm chết ông công an nào thì bị kết án tử hình.

Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh cùng 3 tên dân phòng đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng giữa ban ngày trước sự chứng kiến của nhiều người tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội, ngày 28/2/2011. Chỉ một mình ông Ninh bị kết án 4 năm tù vì “làm chết người khi thi hành công vụ” trong khi 3 viên dân phòng tham gia đấm đá thì không bị truy cứu hình sự.

Ngày 3/4/2014, khi lôi 5 sĩ quan Công an ra tòa án ở Phú Yên xử tội đã dùng nhục hình giết chết nghi can Ngô Thanh Kiều (tháng 5-2012), chỉ có 3 Công an bị kết án từ 1.5 năm tù đến 5 năm tù giam, hai công an chỉ bị tù treo từ 1 năm đến 1 năm rưỡi. Bản án bị thân nhân nạn nhân Ngô Thanh Kiều phản ứng dữ dội vì cho rằng án quá nhẹ, lại còn “bỏ lột tội phạm”.

Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an thành phố Tuy Hòa là người ra lệnh trực tiếp bắt ông Ngô Thanh Kiều và ra lệnh tra tấn thì không bị truy cứu gì cả. Ông ta chối tất cả mọi tội trạng và các thuộc cấp ông ta khai ở tòa.

Tại nơi người dân bị giam giữ, điều tra, lấy cung, chỉ có công an là kẻ hỏi cung và người dân là kẻ bị bắt để điều tra và mấy bức tường. Không có ai là nhân chứng. Nạn nhân thì chết rồi. Dù chứng cứ là máu me, thân thể bầm dập bên ngoài nội tạng vỡ nát bên trong thì công an cũng vẫn chối vì biết chẳng ai làm gì được mình.

Không có pháp y độc lập như tại các nước tôn trọng pháp quyền. Pháp y tại Việt Nam là pháp y của công an, giải phẫu tử thi và giải thích theo hướng chạy tội cho công an. Khi thẩm vấn nghi can, không có luật sư ngồi bên cạnh người dân nên mọi hành vi hung ác của công an nhằm ép cung rất quen thuộc tại chế độ CSVN.

Người ta thấy một số luật sư than thở về tình trạng ép cung cũng như không cho luật sư tham gia vụ hỏi cung trong một vài phiên họp, rồi chẳng đi tới đâu. Cầm đầu tổ chức luật sư đoàn ở Việt Nam là Lê Thúc Anh, một ông đảng viên cấp cao. Cầm đầu các luật sư đoàn tại 64 tỉnh thị cả nước đều là các ông đảng viên. Bởi vậy, không hề ngạc nhiên khi thấy cái tổ chức luật sư đoàn tại Việt Nam chẳng đòi hỏi cải cách tư pháp để có công bằng, công lý gì cho thân chủ của họ.

Chỉ hơn 6 tháng đầu của năm 2014, đã có 12 nạn nhân chết trong bàn tay hung ác của công an, phần lớn vu cho người ta tự tử. Trước khi có cái thông tư thúc thuộc cấp không được ép cung, nhục hình, từ tháng 11 năm ngoái, chế độ Hà Nội đã ký vào Công ước Quốc tế về chống tra tấn. Sau khi ký thì nhiều nạn nhân của công an vẫn cứ chết vì tra tấn.

Với cái thông tư Bộ Công an mới ban hành, có mấy ai tin là công an sẽ chấm dứt ép cung, nhục hình? Liệu sẽ hết "án oan sai", hết các trường hợp vào khỏe mạnh, ra thì phải khiêng. Hay chỉ là tuyên truyền đầu lưỡi. Hãy chờ xem! (TN)

07-30- 2014 4:16:06 PM 
Tư Ngộ/Người Việt

Vì sao Trung Quốc không có bạn?



(Petrotimes) – Trong cuốn sách “Still ours to lead”, học giả Bruca Jones – một trong những chuyên gia của viện nghiên cứu tư vấn hàng đầu nước Mỹ Brookings lưu ý rằng, Mỹ có hơn 50 đồng minh – chiếm hơn ¼ số quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, “các đồng minh chiến lược” của Trung Quốc lại “rất ít và rất xa cách”. Điều gì đã tạo nên khoảng cách đó.
Còn nhớ, vào năm 2010, trong một cuộc họp với các nước châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã tuyên bố rằng, Washington có “lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải, tiếp cận với các vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông”.
Khi đó, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt và coi đó là những ngôn từ gây chiến. Không một quốc gia nào đồng tình với quan điểm đó của Bắc Kinh. Thay vào đó, 12 nước láng giềng của Trung Quốc đã ra tuyên bố ủng bộ lập trường của bà Clinton.
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ về một thực tế đơn giản: Trung Quốc có vài người quen và rất ít bạn bè. Ngay cả Bộ trưởng truyền thông Australia Malcolm Turnbull cũng từng nhận định: Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc không có bạn, ngoại trừ Triều Tiên!
Tờ Washington Post viết: “Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc, những yêu sách chủ quyền ngày càng quyết liệt đối với những đảo, bãi đá ngầm, bãi san hô… khiến Trung Quốc căng thẳng với các nước láng giềng và Mỹ - nước có nghĩa vụ bảo vệ một số đồng minh là các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền giống Trung Quốc trong trường hợp họ bị tấn công.
Có 5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn!
Thứ nhất, đó là do lịch sử. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi đóng vai trò là chân vận động qua lại giữa Mỹ và Liên Xô đã hình thành nên mối ác cảm hiện tại của họ đối với việc thành lập liên minh. Năm 1982, Bắc Kinh tuyên bố cam kết theo đuổi một “chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình”.
Thứ hai, đó là do tư tưởng, ý thức hệ. Trung Quốc tin những giá trị của họ là đặc biệt và không quan tâm đến một thách thức kiểu Liên Xô, hay dân chủ, tư bản chủ nghĩa hay dân chủ tư bản chủ nghĩa. Bắc Kinh duy trì chế độ một đảng lãnh đạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo “màu sắc Trung Quốc”, chứ không rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào.
Thứ ba, “cá đã lớn mà cái ao thì nhỏ”. Với dân số lớn nhất thế giới, lịch sử hàng nghìn năm chinh chiến xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ và vị trí địa lý đầy thách thức – có biên giới chung với 14 nước, không có gì ngạc nhiên khi một số nước láng giềng luôn trong tâm thế cảnh giác với Trung Quốc. Những hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây – như tự vẽ ra “đường lưỡi bò” phi lý ôm trọn 80% diện tích Biển Đông, gia tăng gây sức ép lên các nước láng giềng, để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trên các vùng biển được Bắc Kinh xem là “lợi ích cốt lõi” của mình, cũng khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ về cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” của cường quốc đông dân nhất thế giới.
"Đường lưỡi bò" 10 đoạn phi lý của Trung Quốc tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông
Thứ tư, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào phát triển nội bộ. Dường như Trung Quốc khá trung thành với chính sách “viễn du, cận công”. Tuy nhiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước ngoài khu vực thường liên quan đến vấn đề giao dịch. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác kinh tế trên toàn thế giới - gia tăng các khoản cho vay, tài trợ không hoàn lại và xây dựng cơ sở hạ tầng để đổi lấy những hàng hóa quan trọng – nhưng lại ít chú ý đến bản chất của các chính phủ mà họ giao dịch. Trong khi đó, một liên minh bền vững cần có nền tảng là các quan điểm chung về nhiều vấn đề mang tính chiến lược, hơn là mối quan hệ làm ăn kinh tế đơn thuần.
Thứ năm, Trung Quốc đã tăng trưởng quá nhanh. Chuyên gia Daniel Kliman (Quỹ Marshall của Đức) gần đây đã so sánh sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian 30 năm (1982 - 2012) với Mỹ (1870-1900), Đức (1870-1900), Liên Xô (1945-1975), và Nhật Bản (1960-1990), xem xét phần tăng trưởng kinh tế, thương mại và chi tiêu quân sự toàn cầu. Ông kết luận rằng "Trong 30 năm tăng trưởng, Trung Quốc đã đi xa hơn, nhanh hơn so với bất kỳ các cường quốc nổi lên khác trong nhóm so sánh". Bất kỳ quốc gia nào đạt được sự tăng trưởng với tốc độ như vậy cũng có thể khơi dậy sự lo lắng trong cộng đồng quốc tế, nhất là khi quốc gia đó mang trong mình nhiều tham vọng. Mặc dù có thể Trung Quốc không mong muốn là bá chủ toàn cầu hay là siêu cường số 1 thế giới, nhưng ít nhất, Bắc Kinh cũng muốn tạo dựng thế cân bằng chiến lược với Mỹ không chỉ ở trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Linh Phương

VIDEO : Hít keo độc hại, thú vui chết người của teen


Thổi phồng chiếc túi ni lông chứa đầy keo lỏng rồi úp vào mũi hít lấy hít để, khuôn mặt cậu bé trạc 11 tuổi giãn ra đờ đẫn vì "phê" keo. Và cứ thế cậu bé lại thổi, rồi hít cho đến khi keo không còn mùi mới thôi.
>
"Ban đầu hơi cay cay mũi nhưng sau đó phê lắm, lâng lâng như trên mây vậy, không hại gì đâu, cứ thử đi", Minh, một tay chơi keo nổi tiếng ở công viên Phú Lâm (quận 6, TP HCM) quả quyết. Trong nhóm hít keo này còn có Phú và Đào đều là trẻ bụi đời, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cùng hành nghề xin ăn và "định cư" ở công viên từ mấy năm nay.
hitkeo4901-1351674403_500x0.jpg
Một cậu bé đang hít keo dán giày tại công viên Phú Lâm, quận 6, TP HCM. Ảnh: Đ.N.
Đào, cô gái duy nhất trong nhóm sinh năm 1988, quê Bến Tre, cho biết hai năm trước ba mẹ ly dị nhau nên em bỏ nhà lên thành phố lang thang ở công viên, cứ ai cho gì thì ăn nấy. Trong một lần "buồn đời" và được hai bạn Minh, Phú chỉ cho hít keo nên em cũng thử rồi nghiện.
"Bọn nó rủ hít keo cho quên đi nỗi buồn, với lại giá mấy loại này rẻ nên em cũng hít cho vui, riết rồi ghiền. Ban đầu một ngày hít một hũ, đến giờ phải 2, 3 hũ mới đã", Đào kể.
Các nhóm thiếu niên nghiện keo này thường tập trung ở những nơi vắng vẻ, nhất là một số công viên như Lê Thị Riêng (quận 3), Phú Lâm (quận 6)... Các loại keo mà bọn trẻ sử dụng đều có mùi rất nồng đủ mọi nhãn hiệu: con voi, con chó, 502... dùng để dán giày, ống nước hay dán sắt, được bày bán rộng rãi ở các tiệm tạp hóa.
"Ngày nào tụi nó cũng mua vài hộp để hít, chả hiểu cảm giác thế nào, tác hại ra sao mà bọn trẻ nghiện như vậy", chủ một tiệm tạp hóa gần công viên Phú Lâm kể. Ông cho biết, mỗi tuýp hoặc lon keo như thế có giá trung bình từ 5.000 đến 15.000 đồng.
Ông Võ Văn Lựu, nhân viên bảo vệ công viên Lê Thị Riêng kể, trào lưu hít keo ở một nhóm trẻ bụi đời rộ lên từ trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên kể từ khi có chỉ đạo của công an phối hợp với bảo vệ công viên truy quét thì tình trạng này đã giảm đi đáng kể. 
"Lâu lâu thấy một em ngồi cầm bọc ni lông hít là bảo vệ đến nhắc nhở, nhưng hễ thấy chúng tôi lại gần là bọn nó chạy mất", ông Lựu nói. Nhân viên bảo vệ này bày tỏ, khó khăn ở đây là bọn trẻ nghiện keo chứ không phải thuốc phiện, nên khi phát hiện chỉ lập biên bản rồi thả về, không có lý do gì để xử phạt nặng.
df
Các loại keo dán hiệu con chó, con voi này được bày bán rộng rãi trên thị trường. Ảnh: Thi Ngoan.
Trò chuyện với VnExpress.net, bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc bệnh viện tâm thần TP HCM cho biết, trào lưu hít keo này đã có ở nước ngoài từ lâu. Một số người nghiện thuốc phiện nhưng không có nhiều tiền mua heroin, nên hít keo thay thế. Loại này giá thành rẻ hơn mà vẫn mang lại được cảm giác "đê mê" tương tự ma túy.
Theo bác sĩ Thắng, sau một thời gian hít, các hóa chất này đi vào cơ thể người sử dụng sẽ làm chết tế bào thần kinh trung ương, sau đó gây ra các bệnh nghiêm trọng ở phổi, bao tử, tim, gan thận...
Thi Ngoan

"Lẳng lặng mà nghe nó kháo nhau..."



Nguyễn Anh Dũng (Danlambao) - Xem ra ngài đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, phen này quyết ra tay dẹp giặc nội xâm. Điển hình là các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Còn các vụ Dân oan, Doanh nhân oan, Cha oan, Thượng tọa oan, Tù oan và nhiều dạng oan nữa sẽ khó mà được... "Giải oan"

Quyết định số 17-QĐ/BCĐTW ngày 6/8/2013, không xác định như thế nào là vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Một khi đã không định tính được, thì cũng không biết đường nào mà... "mò".

Theo cách hiểu thông thương, đó là các vụ việc, vụ án xâm phạm đến lợi ích nhà nước, tức là lợi ích của Đảng thì đảng đòi lại. Còn số đông các vụ xâm phạm đến tính mạng, cướp đoạt tài sản hợp pháp, dồn dân vào bước đường cùng để bức tử, đã "Kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa" thì hãy đợi đến tết... Công Gô! 

Về mặt tổ chức 7 đoàn công tác, trưởng đoàn có 2 ủy viên Bộ chính trị, 1 bí thư TW, 3 ủy viên TW và 1 đảng viên thường. Tất cả đều có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. 

Vậy thì khi vi hành, các vị sẽ làm việc với tư cách nào? Nếu về mặt tổ chức đảng, thì liệu đảng viên quèn Nguyễn Văn Hiện có đủ tư cách làm việc với ủy viên TW đảng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Cà Mâu ông Nguyễn Tuấn Khanh và bí thư tỉnh ủy tỉnh An Giang ông Phạm Văn Sáu được không? Nếu làm việc về mặt chính quyền thì ngài Ngô Văn Dụ lại ngồi nhầm chỗ rồi! Nếu làm việc bằng cả hai tư cách thì lại mắc lỗi "Bắt cá hai tay" mà lại là cá to, rốt cuộc cũng chả bắt được con cá nào như các lần trước đây! 

Các ngài trưởng đoàn đều liên quan tới tham nhũng và bao che cho tham nhũng, điển hình là vụ tham nhũng có tổ chức, do CN UB tư pháp Nguyễn Văn Hiện cầm đầu. 

Nguyễn Văn Hiện
Hắn ta thuộc diện đảng viên, là cán bộ do trung ương quản lý. Lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái pháp luật, một kẻ vô liêm sỉ: Vu khống, xúc phạm nhân phẩm, cướp đoạt tài sản hợp pháp của công dân trị giá 28.374.230.000đ (Thời điểm 12/2010). Tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Đã được trình bày trong các đơn khiếu tố, 10 năm đã trôi qua vẫn chưa một lần được giải quyết. Tướng cướp Nguyễn Văn Hiện sẽ không thể thoát tội và trở thành CN ủy ban tư pháp nếu không có sự bao che, dung túng của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. 

Nghị quyết TW 4, khóa XI của đảng đã chỉ rõ: "Phương châm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh". 

Thế nhưng khi tiếp xúc với cử tri ngày 1/12/2012, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng lại nói:"Nghị quyết trung ương 4 không nhằm để kỷ luật cán bộ... Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ". 

Ngài Nguyễn Sinh Hùng thì nói: "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp". 

Ô hay, tại sao toàn những ngài thuộc loại "Đỉnh cao trí tuệ", mà lại làm việc theo kiểu "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như vậy? 

Đã qua rồi cái thời người dân bị bưng bít thông tin, tuyên truyền theo kiểu "Cả vú lấp miệng em". Hay là giác quan của các ngài bị "suy thoái" hết rồi, nên đã không thấy được hiện tình đất nước như thế nào? Dân chúng đã không còn tin vào những lời nói hoa mỹ, mà muốn nhìn thấy những việc các ngài làm, đem lại ích nước, lợi dân như thế nào? 

Với đội hình xem ra có vẻ hoành tráng, nhưng tay đã nhúng chàm. Liệu các ngài có thể là những "Bao Công" được không? Với tình trạng này, có lẽ cũng nên thành lập thêm đoàn công tác thứ 8, có sự giám sát quốc tế và của người dân để thanh tra công tác của 7 đoàn đã có. Để rồi xem xét: "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" (TT HCM về quyền con người - NXB chính trị QG - Hà nội 2005). 

Chỉ có thể chống được tham nhũng một cách hữu hiệu, khi quyền con người được thực sự tôn trọng, theo hiến pháp và công ước quốc tế có liên quan. 

Xin được mượn khổ thơ của cụ Tú Xương (1870 - 1907) trong bài thơ: Chúc tết, để họa rằng: 

"Lẳng lặng, mà nghe nó kháo nhau 
  Kháo nhau, tìm bắt "Bầy Sâu" chúa 
  Phen này, ông quyết đi buôn thuốc 
  Thiên hạ, bao nhiêu đứa đang cần.." 


Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2013 


Nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng công dân Việt Nam bị ngăn chận, sách nhiễu tham gia buổi hội thảo của Đại sứ quán Úc



Tất cả những "thiện chí" mà chính phủ Úc ghi nhận đối với nhà nước Việt Nam tại bàn ngoại giao đã bị chính các bộ phận an ninh chứng minh bằng hành động rằng: đó là những lời hứa hẹn suông. Hành vi tùy tiện bắt giữ và ngăn chận công dân Việt Nam tham dự hội thảo là "bài thuyết trình" sống và thật nhất của an ninh Việt Nam, là những phủ định hùng hồn nhất gửi đến chính phủ Úc sau khi quốc gia này cho rằng có sự "thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền. Thiện chí này cũng được thể hiện trong sự tham gia đầy tính xây dựng của Việt Nam vào Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014..." như đã ghi trong thư của Đại sứ quán Úc gửi mời khách tham dự buổi hội thảo...

*

MLBVN - Trong lần Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014, nhà nước Việt Nam đã chấp nhận những khuyến nghị của UPR Úc trong lãnh vực "truyền thông phi chính phủ", tự do thể hiện quan điểm, tự do hội họp, và tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình.

Dựa vào thái độ chính thức trên của chính phủ Việt Nam, Úc đã cùng với Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ đứng ra tổ chức buổi Hội thảo: Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Khách mời tham dự khác bao gồm Chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành viên của cộng đồng khối ngoại giao và xã hội dân sự trong đó có Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN). 

Ngày 29/7/2014 - một ngày trước buổi hội thảo - công an Nha Trang đã bắt giữ không có lý do một thành viên của MLBVN là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mục đích ngăn chặn blogger này đang trên đường ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo theo lời mời chính thức của Đại sứ quán Úc.

Ngày 30.7.2014 - trước giờ khai mạc hội thảo - công an Hà Nội đã bao vây chị Trần Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, ngăn chận hai công dân này đến tham dự. Ngay sau khi buổi hội thảo chấm dứt, blogger Phạm Thanh Nghiên, đại diện MLBVN, đã bị an ninh bao vây, khủng bố tinh thần, tìm cách áp đảo về đồn công an cho đến khi các thành viên của MLBVN phải liên lạc với người của Đại sứ quán Úc đến tận hiện trường để can thiệp.

Từ những vụ việc trên, MLBVN nhận định rằng:

1. Tất cả những "thiện chí" mà chính phủ Úc ghi nhận đối với nhà nước Việt Nam tại bàn ngoại giao đã bị chính các bộ phận an ninh chứng minh bằng hành động rằng: đó là những lời hứa hẹn suông. Hành vi tùy tiện bắt giữ và ngăn chận công dân Việt Nam tham dự hội thảo là "bài thuyết trình" sống và thật nhất của an ninh Việt Nam, là những phủ định hùng hồn nhất gửi đến chính phủ Úc sau khi quốc gia này cho rằng có sự "thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền. Thiện chí này cũng được thể hiện trong sự tham gia đầy tính xây dựng của Việt Nam vào Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014..." như đã ghi trong thư của Đại sứ quán Úc gửi mời khách tham dự buổi hội thảo. (*)

2. Vấn đề mà Đại sứ quán Úc, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu muốn cùng với chính phủ Việt Nam, đảng CSVN, cộng đồng ngoại giao và xã hội dân sự thảo luận "có thể sử dụng phương tiện truyền thông mới như thế nào để thúc đẩy nhân quyền trong khuôn khổ của hệ thống chính trị Việt Nam" (*) đã có kết luận ngay cả trước khi buổi hội thảo bắt đầu:

- Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, tự do thể hiện quan điểm bị bắt cóc, bao vây và tự do hội họp bị ngăn chặn, cấm đoán.

- Những cam kết như "Việt Nam cũng chấp nhận những khuyến nghị rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình" (*) của Bộ ngoại giao Việt Nam đã bị vi phạm và chà đạp bởi Bộ Công an Việt Nam qua những hành vi của bộ phận này đối với công dân Việt Nam.

- Phương tiện truyền thông mới không thể hoạt động trong "khuôn khổ của hệ thống chính trị Việt Nam"hiện thời vì đó là một khuôn khổ vi phạm hiến pháp, đứng trên luật pháp, bất chấp dư luận thế giới, đi ngược lại mọi cam kết quốc tế bởi một nền công an trị.

3. Sự can thiệp ngay lập tức của Đại sứ quán Úc để bảo vệ cho blogger Phạm Thanh Nghiên đã nói lên sự quan tâm đầy trách nhiệm từ phía tổ chức đối với những khách mời. Mạng Lưới Blogger Việt Nam tin rằng sự quan tâm này sẽ được tiếp tục trong những thời gian tới với những thử thách, đe dọa, bao vây và khủng bố tinh thần áp đặt lên blogger Phạm Thanh Nghiên nói riêng và các blogger khác nói chung đang nỗ lực góp phần biến những cam kết về nhân quyền mà chính phủ của họ, trong vai trò một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận thi hành, thành hiện thực.

Ngày 30 tháng 7 năm 2014


_______________________________

(*) Thư của Đại sứ quán Úc gửi mời tham dự buổi hội thảo "Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay".

Mang vũ khí qua đường hàng không tăng đột biến



(Tin tức thời sự) - "Có phải VN là nơi dễ dãi để trung chuyển vũ khí, ma túy hay không?" - Cục trưởng Cục Hàng không VN đặt câu hỏi. 

Mang vũ khí có thể sẽ bị truy tố
Ngày 28/7, tại Hội nghị sơ kết về an ninh an toàn hàng không, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, đã xảy ra 145 vụ việc vi phạm an ninh hàng không, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2013 (95,9%), trong đó số vụ hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vật phẩm nguy hiểm sai quy định là 62 vụ; Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay tăng 35 vụ (583%), chủ yếu là vì mục đích kinh tế, lấy xác nhận không đúng của chính quyền cấp xã phường để sử dụng giá rẻ.
Các hành vi tung tin có bom, vật liệu nổ có 7 vụ và đều do sự thiếu ý thức của hành khách khi đi tàu bay; số vụ gây rối trật tự, đe dọa, hành hung nhân viên hàng không, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nhân viên hàng không thực hiện không đúng nhiệm vụ là 30 vụ.
Uy hiếp an toàn bay sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự
Uy hiếp an toàn bay sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự
Trao đổi thêm với Đất Việt ngày 30/7, ông Thanh cho biết: "Vừa rồi, trong thống kê về các vụ vi phạm về an ninh hàng không có một số vụ vi phạm tăng cao đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi các lỗi của ngành hàng không đều giảm, ví dụ như nhân viên hàng không có lỗi giảm 50%, đa số là các vụ vi phạm của hành khách".
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng cho hay, điều này đã đặt ra câu hỏi: "Có phải VN là nơi dễ dãi để trung chuyển vũ khí, ma túy hay không?"
Ông nhấn mạnh: "Như các vụ vận chuyển vũ khí trái phép vào lãnh thổ VN, cũng sẽ bị truy tố nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm".
Dĩ nhiên, theo ông Thanh thì việc truy tố sẽ tuân thủ nghiêm quy định về Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự hiện nay.
Do hợp tác với Cục hải quan chưa chặt chẽ
Nhìn nhận về nguyên nhân số vụ vi phạm ngày càng tăng, ông Thanh cũng nói rõ là do công tác phối hợp giữa Chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Cảng vụ hàng không miền Bắc, An ninh hàng không về quy trình kiểm tra an ninh đối với hành lý thất lạc, vô chủ chưa được chặt chẽ, chưa thống nhất.
Đưa ra phương án vấn đề này, ông Thanh cho biết: "Hiện nay hai đơn vị đang phối hợp để ban hành ra quy trình về soi chiếu hành lý thất lạc, vô chủ, được lưu giữ lại tại khu hạn chế của cảng hàng không sân bay. Vì nó đã thất lạc lại còn vô chủ, không ai nhận, phải lưu giữ lại, như vậy nó tiềm tàng tính chất an ninh rất cao, bởi vì từ nơi khác đến, từ quốc tế về để lại ở sân bay như vậy, nên phải có soi chiếu an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu trữ hạn chế.
Thời gian vừa rồi phối hợp chưa tốt, nên hiện nay hai bên đang phối hợp thống nhất quy trình. Vì hai bên thực hiện 2 chức năng khác nhau, sử dụng máy soi chiếu chung như thế nào, quy trình kiểm soát soi chiếu đối với hành lý đấy ra sao phải có quy trình cụ thể".
Theo ông Thanh cho biết thì hiện nay quy trình này đã được thực hiện hiệu quả ở sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng, còn sân bay Nội Bài thì đang triển khai.
Thanh Huyền