Thursday, September 25, 2014

Đặt quan tài trước nhà đòi lại tiền “chạy án”

Chiều 25-9, một nhóm người mang chiếc quan tài đặt trước cổng nhà ông Tôn Chí Hòa (khối 3, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) để đòi nợ số tiền chạy án.

Nhóm người mang quan tài đặt trước cổng nhà ông Hòa - Ảnh: C.P
Nhóm người mang quan tài đặt trước cổng nhà ông Hòa - Ảnh: C.P

Khoảng 14g chiều 25-9, người dân sống gần nhà ông Hòa hốt hoảng khi thấy một nhóm người mang chiếc quan tài còn mới đặt ngay trước cổng nhà ông Hòa.

Vụ việc gây náo loạn cả khu phố, nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem chật con ngõ số 6 đường Đào Tấn. Nhóm người này còn đốt nhang trước cổng, liên tục yêu cầu người nhà ông Hòa trả lại số tiền mà họ nhờ chạy án trước đó.

Nhận được tin báo, công an phường Cửa Nam lập tức đến hiện trường để ổn định tình hình an ninh trật tự.

Bà Xoan - người đi đòi nợ cho biết, chồng bà tên Tâm phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trước ngày ông Tâm bị đưa ra xét xử, gia đình bà Xoan đưa cho con trai ông Hòa là Tôn Chí Dũng số tiền 800 triệu đồng vì ông Dũng hứa có thể chạy án giúp giảm nhẹ tội.

Tuy nhiên, tại phiên xử ngày 14-9, ông Tâm vẫn bị tuyên án tù chung thân. Do đòi mãi không được nên nhóm người này mang quan tài đến trước nhà ông Hòa để đòi nợ.

Công an phường Cửa Nam có măt để ổn định tình hình an ninh trật tự - Ảnh: C.P
Công an phường Cửa Nam có măt để ổn định tình hình an ninh trật tự - Ảnh: C.P

Khoảng 20 phút đặt quan tài trước cổng nhà ông Hòa, công an phường Cửa Nam yêu cầu nhóm người này mang quan tài về nhà.

Tối 25-9, một cán bộ công an phường Cửa Nam xác nhận thông tin trên và đang điều tra vụ việc.

Theo CẢNH PHÚC (Tuổi Trẻ)

PICS:Hình ảnh nhà cầm quyền cướp, phá đất và tài sản của ông Thương – người dân tộc Bana

VRNs (25.9.2014) – Sài Gòn - Như VRNs chúng tôi loan tin, sáng nay 25.9, chính quyền huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã huy động lực công an, cảnh sát cơ động… mang xe ủi đến cướp và tàn phá đất cũng như tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.

Công an đã dùng dùi cui điện dí ông Thương đến ngất xỉu, đứa con đầu lòng bốn tuổi bị đánh trầy xước, chị của ông Thương bị đánh bầm dập cả người… Đó là cách hành xử của lực lượng công quyền – hàng tháng vẫn lãnh lương từ tiền mô hôi nước mắt của những người dân tộc nghèo khổ này.
Sau đây VRNs xin trưng dẫn một số hình ảnh trong đợt “Nhà cầm quyền cướp, tàn phá đất và tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân Bana”.
Công an, dân phòng kéo đến cưỡng chế nhà ông Thương và ông Khoa thuộc dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Công an, dân phòng kéo đến cưỡng chế nhà ông Thương và ông Khoa thuộc dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Trước đây ông Thương có 1 hecta đất do cha mẹ để lại, chính quyền đã cưỡng chế, lấy 5 sào  trồng cao su. 5 sào còn lại chính quyền muốn lấy nốt
Trước đây ông Thương có 1 hecta đất do cha mẹ để lại, chính quyền đã cưỡng chế, lấy 5 sào trồng cao su, 5 sào còn lại chính quyền muốn lấy nốt
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
DSC01927 - Copy
Hai gia đình người Bana này chỉ có ngôi nhà xập xệ mái che tôn, nhưng họ cũng không được ở yên. Từ nay họ trở thành những người không nhà không cửa
Lực lượng của chính quyền kéo đến cưỡng chế hai ngôi nhà xập xệ lợp nằng tôn
Lực lượng của chính quyền kéo đến cưỡng chế hai ngôi nhà xập xệ lợp nằng tôn
DSC01953
Xe đặc chủng mang đến để sẵn sàng bắt nhốt người đem đi
Xe đặc chủng mang đến để sẵn sàng bắt nhốt người đem đi
Anh Thương và Khoa chỉ biết đứng nhìn ngôi nhà của mình bị chính quyền phá. Gia đình họ từ nay trở thành người không nhà, không cửa
Anh Thương và Khoa chỉ biết đứng nhìn ngôi nhà của mình bị chính quyền phá.
Tình trạng người dân bị mất đất, mất nhà cửa diễn ra trên khắp nước.
Tình trạng người dân bị mất đất, mất nhà cửa diễn ra trên khắp nước.
Nhà nước  luôn nói có những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, nhưng nhìn vào trường hợp này thì thấy chính sách đó như thế nào.
Nhà nước luôn nói có những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, nhưng nhìn vào trường hợp này thì thấy chính sách đó như thế nào.
Ngôi nhà anh Thương và Khoa giờ chỉ còn đám đất trống, một số người trong bản kéo đến phụ giúp xếp mấy miếng tôn còn sót lại
Ngôi nhà anh Thương và Khoa giờ chỉ còn đám đất trống, một số người trong Bản kéo đến phụ giúp xếp mấy miếng tôn còn sót lại
Gia đình anh Thương và Khoa đêm nay không có chỗ ngả lưng.
Gia đình anh Thương và Khoa đêm nay không có chỗ ngả lưng.
Ảnh. VRNs Gia Lai

PICS:Các vũ khí công nghệ cao Mỹ dùng để đánh IS


Zing.vn-Bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ, tên lửa Tomahawk là những vũ khí công nghệ cao Mỹ sử dụng để không kích phiến quân Hồi giáo.

GBU-31 JDAM
JDAM là viết tắt của cụm từ Joint Direct Attack Munition (đạn tấn công trực tiếp liên quân) do Boeing phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1997. JDAM  là một bộ dẫn hướng có thể chuyển đổi những quả bom  thành những quả "bom thông minh". Bộ dẫn hướng bao gồm một hệ thống dẫn hướng quán tính kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS. Các cánh đuôi của bom được sửa đổi từ cố định sang có điều khiển để lái nó đến mục tiêu. JDAM có thể mở rộng phạm vi hoạt động của một quả bom thông thường lên 28 km, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 13 m. Ảnh: Worldwide-military
JDAM có khá nhiều biến thể. GBU-31 V1/V2 trọng lượng 900 kg sử dụng để chuyển đổi từ loại bom rơi tự do Mk84, GBU-31 V3/V4 chuyển đổi từ bom xuyên boongke BLU-109. GBU-32 V1/V2 trọng lượng 450 kg chuyển đổi từ bom thông thường Mk83. GBU-38 trọng lượng 225 kg chuyển đổi từ bom Mk82, GBU-54 là một biến thể dẫn hướng bằng laser chuyển đổi từ bom Mk82. JDAM đã trở thành loại vũ khí chủ lực trong các chiến dịch không kích của Mỹ suốt thời gian qua.
JDAM có khá nhiều biến thể. GBU-31 V1/V2 có trọng lượng 900 kg và được sử dụng để chuyển đổi từ loại bom rơi tự do Mk84, trong khi GBU-31 V3/V4 chuyển đổi từ bom xuyên boongke BLU-109. GBU-32 V1/V2 trọng lượng 450 kg chuyển đổi từ bom thông thường Mk83. GBU-38 trọng lượng 225 kg chuyển đổi từ bom Mk82, GBU-54 là một biến thể dẫn hướng bằng laser chuyển đổi từ bom Mk82. JDAM đã trở thành loại vũ khí chủ lực trong các chiến dịch không kích của Mỹ suốt thời gian qua. Ảnh: Imagery.vnfawing
Paveway là một cụm từ để
Paveway là thuật ngữ chung cho các loại bom dẫn đường bằng laser (LGB) do Raytheon và Lockheed Martin phát triển cho quân đội Mỹ và các khách hàng nước ngoài. Ban đầu Paveway-I do Texas Instruments (sau này được Raytheon mua lại) phát triển vào năm 1964, loại bom này đã được thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam vào năm 1968. Trong ảnh, một chiếc tiêm kích F-15E đang thả quả bom xuyên boongke GBU-28 Paveway-III. Ảnh: Wikipedia
Paveway
Về cơ bản, Paveway là một bộ dẫn hướng laser tương tự như JDAM, nó bao gồm một bộ cảm biến tìm kiếm mục tiêu laser bán chủ động gắn trước mũi quả bom. Một máy tính chứa bộ phận dẫn hướng và điều khiển điện tử để kiểm soát các vây ổn định phía trước và phía sau nhằm hướng quả bom đến mục tiêu. Gia đình bom Paveway có khá nhiều biến thể có trọng lượng từ 113-907 kg. GBU-28 Paveway-III một loại bom xuyên boongke đặc biệt có trọng lượng 2.226 kg, loại bom này có thể xuyên tới 30 m đất đá thông thường hoặc 6 m bê tông cứng trước khi phát nổ. Ảnh: Globalsecurity
Bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39
Bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39 SDB là một vũ khí độc đáo do Boeing phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2006. GBU-39 có chiều dài 1,8 m, đường kính 190 mm, trọng lượng 110 kg. Nó có 2 cánh ổn định sẽ được bung ra sau khi thả khỏi máy bay. Trong ảnh này, 4 quả bom GBU-39 (màu đỏ) bên trong khoang vũ khí của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Wikipedia
GBU-39 thuộc loại bom lượn tinh khôn độ chính xác cao.
GBU-39 thuộc loại bom lượn thông minh có độ chính xác cao. Nó được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và định vị toàn cầu GPS. GBU-39 SDB-I được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định như kho nhiên liệu, trung tâm chỉ huy, công sự.. GBU-53 SDB-II bổ sung thêm cảm biến tìm kiếm mục tiêu ảnh nhiệt hoặc radar để bám theo những mục tiêu di động. SDB-I có phạm vi hoạt động khoảng 110 km, SDB-II khoảng 72 km, bán kính lệch mục tiêu khoảng 5-8 m với SDB-I, 1 m với SDB-II. Bom hàng không đường kính nhỏ là vũ khí tấn công mặt đất chủ lực của tiêm kích F-22. Trong chiến dịch không kích IS vừa qua, tiêm kích F-22 có thể đã sử dụng bom GBU-39 để tiêu diệt một trung tâm chỉ huy của IS. Ảnh: Air-attack.
Sứ giả chiến tranh BGM-109 Tomahawk luôn là vũ khí được Mỹ sử dụng đầu tiên trong các chiến dịch quân sự suôt hơn một thập niên qua.
Sứ giả chiến tranh BGM-109 Tomahawk luôn là vũ khí được Mỹ sử dụng đầu tiên trong các chiến dịch quân sự suốt hơn một thập niên qua. BGM-109 được trang bị hệ thống dẫn hướng tối tân kết hợp giữa một loạt cơ chế bao gồm, dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình TERCOM và so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC. Tomahawk có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ trên dưới 3 m từ khoảng cách 2.500 km. Ảnh: Wikipedia

Cô giáo xưng mày tao, túm tóc rồi tạt tai học sinh giữa lớp

(NLĐO)- Thấy nam sinh lớp 11 không thực hiện yêu cầu lên bục giảng kiểm điểm nghỉ học không lý do, cô giáo chủ nhiệm đã lao xuống túm tóc nói: "Mày có thích trêu người tao không?", rồi liên tiếp tạt tai học sinh ngay giữa lớp.

Thiếu kiềm chế, cô giáo túm tóc học sinh nam lớp 11 giữa lớp học
Thiếu kiềm chế, cô giáo túm tóc, tai tai học sinh nam lớp 11 giữa lớp học. Ảnh cắt từ clip
 
Chiều 25-9, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết ngày 24-9, sau khi 1 đoạn clip dài gần 1 phút được tung lên một số trang mạng xã hội ghi lại cảnh một cô giáo đang mang thai túm tóc, bạt tai một học sinh, sự việc được cho là xảy ra tại Quảng Ninh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh khẩn trương tiến hành xác minh điều tra vụ việc.

Đến ngày 25-9, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Ban giám hiệu Trường THCS và THPT Trần Hưng Đạo (tại xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo Nguyễn Thị Thương để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, đồng thời yêu cầu đưa ra trước Hội đồng Giáo dục để kiểm điểm và xử lý về hành vi vi phạm của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Theo nội dung xác minh của Sở GD-ĐT Quảng Ninh và UBND huyện Đông Triều, vào 10 giờ 45 ngày 20-9, tại lớp 11B3 Trường Trần Hưng Đạo, trong tiết sinh hoạt cuối tuần, cô giáo Nguyễn Thị Thương, dạy môn Công nghệ đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp, đã yêu cầu học sinh Nguyễn Văn T. lên bục giảng để kiểm điểm việc em T. nghỉ học không lý do.

Cậu học sinh này đã phản kháng lại bằng cách liên tục đưa tay để đỡ những đòn đánh của cô giáo và cười nhạt
 Cậu học sinh này đã phản kháng lại bằng cách liên tục đưa tay để đỡ những đòn đánh của cô giáo và cười nhạt

 Em T. không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Do thiếu kiềm chế nên cô giáo đã lao xuống phía dưới lớp, vừa túm tóc cậu học sinh, cô giáo vừa nói : “Mày thích trêu ngươi tao không”; “Gọi sao không lên ngay”... Cô giáo cũng đã tạt tai học sinh này.

Trước những hành động của cô giáo, cậu học sinh này đã phản kháng lại bằng cách liên tục đưa tay để đỡ những đòn đánh của cô giáo và cười nhạt như thách thức. Cảnh tượng trên đã bị học sinh trong lớp ghi lại rồi sau đó đã được tung lên mạng xã hội.

Được biết, học sinh Nguyễn Văn T. cũng đã bị nhà trường kỷ luật. Gia đình nam sinh này đã đến gặp nhà trường và nhận lỗi do con mình chưa đúng mực, tự ý bỏ học và lấy tiền đi chơi.

Ngoài ra, học sinh quay clip và tung lên mạng cũng bị nhà trường điều tra, kỷ luật và phải nhận lỗi trước toàn trường.
Thứ Năm, 20:11  25/09/2014
 Trọng Đức

Mỹ đánh vào túi tiền của IS

Thứ Năm, 21:58  25/09/2014

Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi thế giới hợp lực, đồng thời khẳng định sẽ duy trì sức ép quân sự lên IS

Liên quân do Mỹ đứng đầu tấn công các nhà máy lọc dầu do nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát ở Syria vào cuối ngày 24-9. Mục tiêu của đêm không kích thứ 3 này - có sự tham gia của Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - là bóp nghẹt một trong những nguồn thu quan trọng của IS.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra gần biên giới với Syria hôm 24-9 Ảnh: Reuters
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra gần biên giới với Syria hôm 24-9 Ảnh: Reuters

Quân đội Mỹ cho biết đã có 13 cuộc không kích nhằm vào 12 cơ sở lọc dầu do IS kiểm soát và 1 phương tiện đi lại của nhóm này ở al-Mayadin, al-Hasakah và Abu Kamal. Theo Reuters, những nhà máy lọc dầu như vậy có thể mang lại cho IS hàng triệu USD mỗi ngày. Theo Nhóm Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở ở Anh), có 14 tay súng IS và 5 dân thường thiệt mạng trong các vụ không kích mới nhất này.

Cũng nhằm mục tiêu nói trên, Washington đã đưa vào danh sách đen hơn 20 cá nhân và tổ chức bị xem là khủng bố nước ngoài và có hoạt động hỗ trợ khủng bố để dễ dàng phong tỏa tài sản và chặn các giao dịch tài chính.

Tuy nhiên, Reuters cho rằng các vụ không kích trong những ngày qua chưa đủ để chặn IS đẩy mạnh chiến dịch chiếm giữ TP Kobani gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ocalan Iso, một chỉ huy của lực lượng người Kurd đang bảo vệ Kobani, cho biết đã có thêm nhiều tay súng và xe tăng của IS kéo đến khu vực này kể từ khi liên quân bắt đầu không kích trên lãnh thổ Syria. Nỗi lo sợ IS khiến gần 140.000 người Kurd rời Kobani chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần rồi. Một người tị nạn tên Hamed phàn nàn: “Những cuộc không kích không ăn thua. Chúng tôi cần binh sĩ trên mặt đất”. Tương tự, đài BBC nhận định không thể “nốc ao” IS chỉ bằng không kích.

Thách thức còn đến từ những nhóm hoặc phần tử cực đoan khắp thế giới đang ủng hộ IS. Hôm 24-9, nhóm phiến quân Jund al-Khilafah ở Algeria tung đoạn video khẳng định đã chặt đầu con tin người Pháp tên Herve Gourdel để trừng phạt việc Paris tham gia không kích IS ở Iraq. Cùng ngày, tại Philippines, nhóm Abu Sayyaf đe dọa giết 2 con tin người Đức nếu Berlin không ngừng ủng hộ Washington chống IS. Ngoài ra, các phi công Ả Rập Saudi tham gia không kích IS ở Syria cũng bị đe dọa sát hại sau khi hình ảnh của họ được công bố. Nghiêm trọng không kém, Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman tiết lộ nhận được lá thư có chứa chất bột trắng và nội dung phản đối nước này cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd đối phó IS ở Iraq.

Biết rõ những khó khăn trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24-9 kêu gọi thế giới hợp lực, đồng thời khẳng định sẽ duy trì sức ép quân sự lên IS. “Ngôn ngữ duy nhất mà những kẻ sát nhân như IS hiểu là ngôn ngữ của vũ lực. Do đó, Mỹ sẽ làm việc với một liên minh rộng lớn để loại bỏ mạng lưới chết chóc này” - ông Obama tuyên bố trong bài diễn văn dài 40 phút tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tiếp sau đó, Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định ông muốn nước này tham gia không kích IS sau khi Baghdad yêu cầu London giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho biết cần một chiến lược toàn diện để đối phó IS. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói không loại trừ khả năng góp sức không kích IS ở Syria. Ngoài ra, các nước thuộc nhóm “Những người bạn của Syria” đã cam kết hỗ trợ thêm cho phe đối lập ở Syria hơn 90 triệu USD như một phần của nỗ lực đối phó IS.

Chặn đường các tay súng cực đoan

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 24-9 thông qua nghị quyết yêu cầu các quốc gia ngăn chặn công dân của mình tham gia các lực lượng cực đoan ở Iraq và Syria. Nghị quyết do Mỹ soạn thảo này thúc giục các nước sớm thông qua luật xác định tội hình sự nghiêm trọng đối với hành động ra nước ngoài chiến đấu cho các nhóm vũ trang hoặc chiêu mộ, tài trợ cho người khác làm việc này. Với vai trò chủ trì phiên thảo luận về nghị quyết trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn kêu gọi ngăn chặn việc chiêu mộ cũng như hỗ trợ tài chính cho các tay súng khủng bố.

Nghị quyết trên cũng lo ngại các chiến binh nước ngoài đang tăng lên, không chỉ đe dọa an ninh của các nước chúng đến hoạt động mà cả ở quê nhà và những nơi quá cảnh. Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 13.000 tay súng từ 80 nước đã gia nhập IS cũng như nhóm Mặt trận al-Nusra có liên hệ với Al-Qaeda. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhận định: “Việc loại bỏ chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi sự đoàn kết quốc tế và lối tiếp cận nhiều mặt... Chúng ta cũng phải bảo đảm mọi hành động, chính sách chống khủng bố tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền và nhân đạo”.Xuân Mai

 Hoàng Phương
Theo NLĐO

5 tiết lộ thú vị trong đợt không kích Syria

Tinhhoa.net-25.09.2014

Mỹ đã hiện thực hóa kế hoạch tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria, tuy nhiên cuộc không kích này lại tiết lộ nhiều bất ngờ đáng lưu tâm. Dưới đây là 5 hé lộ quan trọng được CNN phân tích.

syria, Mỹ, không kích ISIS, Bài chọn lọc,
  1. Các nước Ả-Rập tham chiến trong cuộc tấn công ISIS

Một điều tối quan trọng đối với Washington là phải tránh cho cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo trở thành chiến tranh thực sự của nước Mỹ. Đặc biệt, Mỹ phải ngăn chặn mọi cơ hội cho phép các phần tử cực đoan có thể quy kết đây là cuộc chiến của nước Mỹ chống lại người Hồi giáo và các nước Ả Rập.
Hoa Kỳ cho biết, Bahrain, Jordan, Ả-Rập Xê-Út, các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE) và Qatar, những nước Hồi giáo thuộc dòng Sunni, đều “tham gia hoặc ủng hộ”chiến dịch tấn công chống ISIS, lực lượng cũng thuộc dòng Hồi giáo Sunni nhưng dùng bạo lực trấn áp tộc người Shite.
Việc Qatar tham dự liên minh chống ISIS lần này thực sự mang tính tích cực và gây bất ngờ. Lý do là vì Qatar đã tích cực ủng hộ các lực lượng đối lập chống chính quyền của ông Bashar al-Assad, và nhiều cáo buộc cho rằng nước này đã chi viện hỗ trợ giúp các nhóm Hồi giáo nổi dậy trở thành lực lượng nòng cốt đối phó chính quyền Syria.
  1. Không chỉ tấn công ISIS, Hoa Kỳ còn nhắm mục tiêu vào Khorasan, các chiến binh thuộc nhóm khủng bố  Al-Qaeda

syria, Mỹ, không kích ISIS, Bài chọn lọc,
Thông cáo báo chí do Lầu Năm Góc đưa ra có ẩn ý về một thông tin gây xôn xao dư luận, thể hiện bằng ngôn từ như sau: Mỹ “đã hành động để phá tan âm mưu hiện hữu tấn công chống lại các lợi ích của Hoa Kì và phương Tây”. Cho đến nay, các cuộc tranh luận về việc Mỹ nên hay không nên tham chiến tại Syria đã tham chiếu đích xác tới hiểm họa từ ISIS. Tuy nhiên, bên ngoài nước Mỹ, người ta còn lo ngại về một lực lượng nguy hiểm khác đang lớn mạnh là nhóm Khorasan, một tổ chức tập hợp các chiến binh al Qaeda giàu kinh nghiệm.
Bộ Tư lệnh Mỹ cho biết, quân đội nước này đã đơn độc tấn công kho đạn dược và vũ khí gây nổ, trại tập huấn và các cơ sở khác của Khorasan mà không có sự tham dự của các nước Ả rập. Thông qua tấn công al Qaeda, Mỹ đã giúp chặn đứng các nhóm có nguy cơ thay thế ISIS, nếu lực lượng này thất bại ở Syria. Tiêu diệt Khorasan có khả năng giúp lực lượng nổi dậy ôn hòa chiếm đóng những nơi mà ISIS bỏ lại, chứ không phải chính quyền của ông al-Assad hay các nhóm cực đoan khác.
  1. Sự trỗi dậy của ISIS đã tạo nên cuộc cạnh tranh thánh chiến nhằm tấn công Hoa Kỳ

syria, Mỹ, không kích ISIS, Bài chọn lọc,
Sự nổi dậy của Khorasan để trở thành nhóm khủng bố mạnh nhất tại Syria đã tạo nên một cuộc đối đầu cao độ giữa các nhóm chiến binh thánh chiến ở Syria. Xét về mặt tích cực thì sự xuất hiện của Khorasan chứng tỏ ISIS và Al-Qaeda có nhiều kẻ thù, nhưng về mặt tiêu cực, các nhóm khủng bố có thể cố gắng thị uy với nhau bằng cách chĩa mũi tấn công vào Mỹ và phương Tây. Muhsin al Fadhli, 33 tuổi, người Cô-oét, là thủ lĩnh của nhóm khủng bố Khorasan, đồng thời cũng là đối tượng đứng đầu danh sách truy nã của nhiều quốc gia. Al-Fadhli giữ vị trí quan trọng trong việc chia tách giữa ISIS và Al-Qaeda ở Syria. Al Fadhli và thủ lĩnh ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi tách bạch do hằn thù cá nhân. Vì Al-Baghdadi muốn lật đổ al Qaeda, trùm thánh chiến toàn cầu, nên hoàn toàn hợp lý khi cho rằng hai tổ chức này sẽ cạnh tranh về lực lượng cũng như tăng cường uy tín thông qua tấn công Mỹ và các nước phương Tây.
  1. Máy bay chiến đấu của Syria bị Israel bắn hạ, mặc dù ông Al-Assad không bày tỏ thái độ về đợt không kích  ISIS tại Syria

Cái khó khăn nhất trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Syria là các nhóm này đều muốn lật đổ chính quyền ông Al-Assad. Trong khi đó, Mỹ vẫn giữ lập trường yêu cầu Tổng thống Al-Assad từ bỏ quyền lực. Trong trường hợp này, đối với Hoa Kỳ, kẻ  thù của kẻ thù không phải là bạn. Washington vẫn khẳng định các cuộc tấn công vào Syria không cần sự chấp thuận của Tổng thống Al-Assad và sẽ “không có sự phối hợp hay hợp tác nào” với cả Syria hay đồng minh nước này là Iran.
Bộ Ngoại giao Syria cho biết, Hoa Kỳ đã thông báo cho đặc phái viên Liên Hợp Quốc của Syria trước khi thực hiện các cuộc không kích vào lãnh thổ nước này. Damascus đã không có bất kỳ hành động nào để phản đối sự vi phạm không phận của liên minh quân sự đối nghịch. Tuy nhiên, thay vào đó lại là một sự vụ khác. Israel sáng sớm Thứ Ba (23/9) cho biết đã bắn rơi một máy bay chiến đấu của Syria do xâm nhập không phận nước này. Phi hành đoàn may mắn sống sót. Chiếc máy bay đã bay khoảng nửa dặm vào lãnh thổ Israel thì bị hạ, mặc dù nước này luôn tuyên bố không có ý định tham gia vào cuộc chiến ở Syria. Đây là lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, Israel lại bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria. Một vị tướng đã nghỉ hưu của Israel nói với New York Times, cho rằng máy bay bị bắn hạ sơ ý bay nhầm vào không phận Israel. Cho dù thế nào, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ nguy hiểm của cuộc chiến tại Syria và khả năng nó sẽ bành trướng sang các quốc gia khác.
  1. Mỹ lựa chọn thời điểm khôn ngoan, có tính chiến lược, dù còn chút lúng túngsyria, Mỹ, không kích ISIS, Bài chọn lọc,

Cuộc công kích trực tiếp đầu tiên của Mỹ tại Syria diễn ra vào thởi điểm gần đúng một năm kể từ khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ tấn công lực lượng của ông Al-Assad vì các hành động vượt qua “lằn ranh đỏ” bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra, còn hiện giờ ông Obama lại đang tấn công kẻ thù của ông Al-Assad. Tuy tình huống này khá kỳ quặc và khó xử nhưng thời điểm đặc định cho đợt không kích lại tỏ ra khá hiệu quả về mặt chính trị cho Tổng thống Mỹ. Cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Obama phát biểu trong kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, không chỉ tạo cơ hội cho mỗi quốc gia bày tỏ quan điểm trước cộng đồng quốc tế mà còn xây dựng những cuộc thảo luận giữa các nguyên thủ trên thế giới. Hoa Kỳ đang ở giai đoạn mang tính quyết định về mặt ngoại giao để giành sự ủng hộ nhằm chống lại lực lượng ISIS.
Tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Obama sẽ trình bày về lí do thích đáng cho sự nghiệp chống trả những kẻ cực đoan giết người hàng loạt đang nỗ lực tìm cách khủng bố Trung Đông và thế giới. Tổng thống Mỹ cũng cần tiếp sức nhằm xây dựng một chính phủ ít đảng phái ở Iraq để các nhóm Hồi giáo Shiite và Sunni tại đây có thể tham gia vào cuộc chiến sinh tử chống ISIS. Ông Obama cũng sẽ tìm cách chiêu mời những đồng minh mới và động viên đồng minh quen thuộc tham chiến, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ nhiều năm né tránh can dự vào nội chiến Syria, nơi hơn 200.000 người bỏ mạng, hàng triệu cư dân phải di tán, với hiệu ứng dây chuyền lan sang Iraq khiến hàng triệu người phải đến tị nạn ở Jordan, Li-băng và Thổ Nhĩ Kỳ… Cuối cùng Hoa Kỳ cũng đã hành động vì không còn sự chọn lựa nào khác và điều này cũng không nằm ngoài dự đoán. Tuy nhiên, nhiều bất ngờ có thể còn ở phía trước. Cho dù là rất khôi hài khi đợt không kích xảy ra vào đúng thời điểm diễn ra cuộc họp cấp cao của những quốc gia và tổ chức được cho là chuộng hòa bình nhất, nhưng có một thực tế là người dân trong những khu vực bị ISIS cai trị tại Syria đang ngầm vui mừng trước giải pháp đến từ nước Mỹ.
Hồ Duyên, Bùi Hương – Theo CNN

FBI xác định danh tính kẻ hành quyết các con tin phương Tây

Zing.vn-Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay cơ quan này đã xác định được danh tính kẻ trực tiếp thực hiện các vụ hành quyết các con tin phương Tây trong thời gian qua.


James Comey, giám đốc FBI. Ảnh: Reuters
"Tôi tin rằng chúng tôi đã xác định danh tính của hắn", RT dẫn lời ông James Comey, giám đốc FBI khẳng định, song từ chối tiết lộ quốc tịch của kẻ này, dù trên thực tế, kẻ hành quyết các con tin phương Tây nói giọng Anh.
"Đây là bước tiến quan trọng để tiêu diệt mạng lưới khủng bố", ông Comey cho hay.
Trước đó, cơ quan An ninh nội địa Anh (MI5) và Cục Tình báo mật (MI6) của Anh thông báo đã xác định danh tính của kẻ khủng bố người Anh với biệt danh "John thánh chiến”. 
"John thánh chiến" xuất hiện lần đầu tiên trong đoạn video hành quyết phóng viên ảnh người Mỹ James Foley, người mất tích từ năm 2012 sau khi bị bắt cóc tại Syria.
Theo ABCNews, FBI và các cơ quan chống điệp báo khác có thể dựa vào đôi mắt của "John thánh chiến" để phác họa bức chân dung của kẻ trùm mặt nạ.
Kẻ được cho là thánh chiến
Kẻ được cho là "John thánh chiến" xuất hiện trong đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ James Foley. Ảnh: The Guardian

Các quan chức pháp lý đã phác họa chân dung một gã đàn ông "nhẵn nhụi" và một tên khác để ria mép. Nhiều chuyên gia khác đang dựa trên kích thước và sự di chuyển của bóng râm, cũng như cấu trúc tảng đá, cây cối và các mốc địa lý khác trong đoạn video để giải mã chính xác địa điểm mà IS thực hiện vụ hành quyết nhà báo Foley.

"John thánh chiến" cũng xuất hiện trong các đoạn video hành quyết Steven Sotloff, nhà báo tự do 31 tuổi người Mỹ và bị bắt cóc ở Aleppo, Syria vào tháng 8/2013, cũng như David Haines, nhân viên cứu trợ 44 tuổi người Anh, bị bắt cóc ở Syria vào tháng 3/2013.

Đầu tháng 9, một nguồn tin tình báo Mỹ nói với Mirror rằng, danh tính của tên đao phủ rất có thể sẽ được công bố chính thức trong vài ngày tới và "đó chỉ là vấn đề thời gian".

Hải Anh

'Không kích IS ở Iraq là hợp pháp'

BBC-25 tháng 9 2014
Văn phòng Thủ tướng Anh nói việc chính phủ Iraq yêu cầu hỗ trợ chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo có nghĩa là việc Anh Quốc không kích tại đây là hợp pháp.
Trước đó Thủ tướng David Cameron nói Anh sẵn sàng "đóng góp phần của mình" trong cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo.
Phát biểu tại LHQ ở New York, ông Cameron nói “sai lầm trong quá khứ" không thể là cái “cớ” để không hành động.
Chiến đấu cơ của Hoa Kỳ và một số nước Ả rập đã và đang oanh tạc các mục tiêu của IS tại Syria, sau các cuộc tấn công được tiến hành từ hôm thứ Ba.
Nội các Anh sẽ bàn thảo kế hoạch không kích IS tại Iraq với phiên nhóm họp của Quốc hội để bỏ phiếu vào thứ Sáu.
Trong bài diễn văn của mình tại LHQ, ông Cameron nói rằng chính phủ Iraq đã “yêu cầu rõ ràng” cần có sự hỗ trợ quân sự của cộng đồng quốc tế để chống lại IS.
Ông nói yêu cầu này “là cơ sở rõ ràng về luật quốc tế để hành động".
Liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu tấn công 14 nhà máy lọc dầu tại Syria trong đêm oanh tạc thứ ba nhắm vào dân quân IS.
Các cuộc không kích của Hoa Kỳ, Ả rập Saudi và Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống nhât giết 12 tay súng của IS và 5 thường dân tại đông Syria, các nhà hoạt động cho biết.
Theo Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, các nhà máy lọc dầu vừa bị tấn công mang lại 2 triệu USD doanh thu cho IS mỗi ngày.
Tại Bắc Syria, lực lượng Kurd nói họ bị IS đẩy lùi trong một cuộc tấn công.
Tổng thống Barack Obama đã cam kết đè bẹp “mạng lưới tử thần” của IS.
Cũng tại LHQ, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên án vụ một nhóm liên quan Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết du khách Herve Gourdel ở Algeria.
Ông Hollande nói đây là hành động "tàn ác và hèn hạ".
Ông tuyên bố các vụ oanh tạc của Pháp nhằm vào các mục tiêu của IS ở Iraq hồi tuần trước sẽ được tiếp tục.
Nhóm dân quân Jund al-Khilafa đã chặt đầu ông Gourdel, 55 tuổi, sau khi quá hạn mà tổ chức này đòi Pháp phải chấm dứt không tạc IS ở Iraq.
Tổng thống Hollande phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc: "Pháp đang trải qua một thử thách khó khăn là vụ hành hình công dân của mình, nhưng Pháp sẽ không bao giờ nhượng bộ việc tống tiền".
"Cuộc chiến chống khủng bố phải tiếp tục và sẽ được tăng cường", ông nói.

Mỹ tấn công IS: Chính xác từng chi tiết kế hoạch Obama

(Baodatviet) - Liên quân Mỹ nhắm vào mục tiêu kinh tế của tổ chức khủng bố IS để tấn công. Đây là một bước trong chuỗi chiến lược mà Tổng thống B.Obama đề ra.
Nước Mỹ không đơn độc

Ngày 23/9/2014, liên quân Mỹ bắt đầu tổ chức chiến dịch tấn công quy mô lớn vào lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. 47 quả tên lửa Tomahawk được phóng đi từ các tàu khu trục hiện diện ở vịnh Ba Tư. Sau loạt tên lửa này, các chiến đấu cơ của không quân, hải quân Mỹ bắt đầu xuất kích.
Quân đội Mỹ sử dụng đa dạng các loại vũ khí trong cuộc chiến này, từ oanh tạc cơ B-1, chiến đấu cơ F-16, F-18, thậm chí siêu tiêm kích F-22 cũng vào cuộc.
Ngày 24/9/2014, chiến dịch không kích tiếp tục với những mục tiêu mới là các nhà máy lọc dầu ở Syria, nơi được coi là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo IS.
Cuộc không kích của ngày 24 này còn đánh dấu một vấn đề khác, Mỹ không còn chiến đấu một mình khi các đồng minh Ả Rập Saudi, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đã tham chiến, tấn công tổng cộng 13 cuộc không kích vào 12 mục tiêu ở phía Đông Syria.
Kết quả cuộc không kích được khẳng định đã thành công với các nhiệm vụ được đề ra ban đầu. Các cơ sở lọc dầu này cung cấp từ 300 - 500 thùng dầu/ngày và khủng bố IS đã kiếm đều đặn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ việc buôn lậu dầu.
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria.
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria.
Trong cuộc không kích ngày 23/9, nước Mỹ cũng đã tuyên bố hoàn thành mục tiêu khi đã lấy mạng được một trong những thủ lĩnh nguy hiểm của lực lượng khủng bố này.
Trong một động thái khác chứng tỏ sự không cô độc của Mỹ, ngày 24/9/2014, Hội đồng Chính phủ Bỉ đã chấp thuận cho việc quân đội nước này tham gia liên minh quốc tế chống IS mà Mỹ đứng đầu. Chính phủ Bỉ tuyên bố lý do họ gửi quân đội tham chiến do Hội đồng Bảo an đã chấp thuận kế hoạch chống khủng bố của Mỹ tại phiên họp của Đại Hội đồng LHQ lần thứ 69.
Ngoài ra, Bỉ cũng tích cực tham gia công việc huấn luyện binh sĩ người Kurd ở Iraq để chống lại IS. Lực lượng không quân Hà Lan cũng quyết định cử đi 6 tiêm kích, 2 máy bay hậu cần và 250 lính không quân để tham chiến.
Từng bước một, Mỹ đang đi rất đúng bài để kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế và biến cuộc chiến chống khủng bố thành một cuộc chiến mang quy mô toàn cầu.

Chiến lược của Obama
Đến thời điểm này, người ta có thể nhìn thấy chiến lược mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vạch ra trong bài diễn văn tuyên chiến với IS đang được thực hiện chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Trong ngày 11/9, trên các kênh truyền hình của Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã có một bài diễn văn lịch sử, một lần nữa nước Mỹ đặt mình trong tình trạng chiến tranh, và tuyên bố chiến tranh với khủng bố. Trong bài diễn văn ấy, chiến lược tiêu diệt IS đã được Tổng thống Mỹ gói gọn trong những câu chữ như sau:
"Mỹ sẽ lãnh đạo một liên minh mới, và tiến hành một chiến dịch có hệ thống. Liên minh này sẽ đẩy lùi, làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt tận gốc IS."
Các cuộc không kích nhằm vào các nhà máy lọc dầu miền đông Syria
Các cuộc không kích nhằm vào các nhà máy lọc dầu miền đông Syria
Tính đến thời điểm ngày 24/9/2014, 13 ngày sau khi bài diễn văn hùng hồn của Tổng thống Obama được phát đi, từng bước trong chiến lược ấy được thể hiện một cách đầy đủ, lớp lang, và chính xác.
Về vấn đề liên minh, Mỹ đã nhanh chóng hô hào được một liên minh hùng mạnh, mang quy mô toàn cầu, trải dài từ Đông sang Tây, từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, với sự tham gia của 30 quốc gia. Tuy nhiên, thời kỳ đầu vận động liên minh, nước Mỹ tỏ ra bị cô đơn khi bạn thì ít mà bè thì nhiều.
Tất cả những cái tên được nêu trong danh sách đều sẵn sàng tài trợ vũ khí, súng ống đạn dược, tài trợ nhân đạo, nhưng chưa một ai nhắc đến hai từ tham chiến. Họ chỉ đơn giản làm phần đầu tiên và kết thúc của một cuộc chiến tranh. Đồng nghĩa với việc gánh nặng chiến phí của Mỹ là không hề suy giảm.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, bằng việc vận động được Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận kế hoạch không kích, ít nhất Mỹ đã có những người kề vai sát cánh, có thể kể tên ra ở châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Đông có các quốc gia Ả Rập, Australia đang xem xét... Chiến phí được san sẻ, mối căm thù của IS được san sẻ... những điều này đảm bảo cho cuộc chiến lâu dài của Mỹ được nhẹ gánh.
Tiếp đến, trong chuỗi mục tiêu "đẩy lùi, suy yếu, tiêu diệt" mà Tổng thống Obama nhắc đến. Đầu tiên là những đòn tấn công phủ đầu rậm rộ. Mỹ có thể bắn 47 quả tên lửa Tomahawk mà chỉ có thể lấy mạng 20 chiến binh IS trong ngày 23/4, nhưng nhiêu đó đủ đê chứng minh quyết tâm chơi đến cùng của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Liên hợp quốc
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Liên hợp quốc
Những cuộc không kích ở gần Baghdad, ở biên giới Iraq - Syria, và đến nay là trong lãnh thổ Syria cho thấy những đường hành quân của IS đang bị không lực Mỹ truy về tận gốc. Đây chính là kế hoạch "đẩy lùi" của Mỹ.
Hiện tại, Mỹ tiếp tục triển khai đến việc làm suy yếu, khi nhắm trực diện vào những nơi hái ra tiền của IS, chính là những nhà máy lọc dầu bị chiếm đóng phục vụ cho mục đích buôn lậu dầu.
Đồng thời, Mỹ kêu gọi các quốc gia láng giềng với Syria và Iraq tham gia vào liên minh của mình, nhằm tạo ra sự bao vây trong khu vực, từng bước cô lập IS.
Tuy nhiên, không kích ròng rã không thể mang lại thắng lợi. Không kích mà không có chiến lược cụ thể, Washington chẳng khác gì chơi trò đập chuột, đập chỗ này, con chuột chui ra từ hố khác. Và Mỹ bắt đầu thực hiện một kế hoạch song song. Họ sử dụng những chiến binh người Kurd, huấn luyện lực lượng này, cùng với bộ binh Iraq thành những lực lượng thiện chiến.
Đồng thời, Mỹ kêu gọi các đồng minh của mình hỗ trợ quân sự, vũ khí cho những đội quân này. Tất cả để chuẩn bị cho thời cơ chín muồi, khi "chặn đứng, đẩy lùi, làm suy yếu" thành công, bước tiếp theo sẽ là tiêu diệt. Đây mới là cuộc chiến thật sự, thảm khốc nhất, tang thương nhất, là công việc trên mặt đất. Và phần đó dành cho chính những người địa phương.
Phải nói rằng, Mỹ đã toan tính sao cho họ tốn ít chiến phí nhất, huy động được sức mạnh lớn nhất, và ít thiệt hại nhất, nhưng vẫn đảm bảo cơ hội tiêu diệt được IS - mối nguy hiểm nhất với an ninh Mỹ vào thời điểm này.

Đỗ Minh Tú

Máy bay P-3 Orion Mỹ bán cho Việt Nam 'săn' tàu ngầm thế nào?

Sau khi Hoa Kỳ quyết định nới lỏng lệnh cấm bán cho Việt Nam những loại vũ khí sát thương, máy bay P-3 Orion có lẽ sẽ là một trong những trang thiết bị quân sự đầu tiên được yêu cầu. 


 Hỏa tiễn không-hải Harpoon phóng từ một máy bay P-3C Orion. Hình (Defenseindustrydaily/US Navy)

Đây là loại máy bay hải quân đặt căn cứ trên đất liền với sứ mạng tuần thám biển, có khả năng săn tàu nổi cũng như tàu ngầm để phát hiện và hủy diệt.

Đặc tính kỹ thuật: Chiều dài 116 feet – Cao 33 feet – Sải cánh 100 feet.

Trọng lượng tối đa khi cất cánh 140,000 pounds

4 động cơ cánh quạt bán phản lực (turboprop)

Vận tốc tối đa 411 gút (hải lý/giờ) – bình phi 328 gút

Cao độ bay tối đa 28,000 feet.

Tầm hoạt động 2,400 hải lý – hay 1,400 hải lý nếu bay 3 giờ quanh mục tiêu ở độ cao 1,500 feet.

Trị giá mỗi máy bay khoảng $40 triệu.

Phi hành đoàn 11 người gồm 3 phi công – 2 sĩ quan phi hành hải quân – 2 kỹ sư phi hành – 3 kỹ thuật viên điện tử – 1 nhân viên cơ khí.

Vũ khí: 20,000 pounds, mang trong hầm bom hoặc deo dưới tân và cánh, với nhiều loại hỏa tiễn và thủy lôi có chức năng khác nhau, chống chiến hạm nổi, mục tiêu bất động trên mặt đất và tàu ngầm.

P-3A Orion dùng trong Hải Quân Hoa Kỳ từ 1962, do hãng Lockheed Martin chế tạo, và phiên bản cuối cùng là P-3C năm 1969, tất cả  đều được cải tiến  nâng cấp nhiều lần. Trong tổng số trên 700  chiếc đã sản xuất, hiện nay còn dùng khoảng 130 chiếc và đang được thay thế dần bằng P-8 Poseidon, 2 động cơ phản lực,  với kỹ thuật cùng trang bị hiện đại hơn.

P-3 Orion cũng đang được dùng ở nhiều quốc gia đồng minh Nam Mỹ, Âu Châu, và  Canada, Australia, New Zealand , Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan, Philippines trong vùng Thái Bình Dương.

Thoạt đầu P-3 Orion được quan niệm là loại máy bay chuyên dụng trong việc chiến đấu chống táu ngầm (ASW). Phát triển trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, loại máy bay này có sứ mạng phát hiện, theo dõi hoạt động của các tàu ngầm Liên Xô.

Nhưng từ thập niên 1990 về sau, P-3C Orion  được bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ từ tuần thám mặt biển và vùng duyên hải cho đến tấn công chiến hạm nổi và mục tiêu trên bờ biển. Các hỏa tiễn chiến thuật không-hải và hỏa tiễn bình phi giúp cho P-3 Orion có thể đảm nhận sứ mạng chiến đấu tấn công khi cần.

Trung bình mỗi phi vụ của P-3C Orion lâu khoảng 10 giờ nhưng có thể kéo dài tới gần 20 giờ. Để tiết kiệm nhiên liệu, máy bay có thể tắt bớt một động cơ, thường là động cơ số 1 nghĩa là phía ngoài bên trái. Lượng  khói thoát ra giảm bớt cũng giúp cho tầm quan sát bằng mắt thường, nhất là khi bay ở cao độ thấp hay rất thấp gần mặt biển.

Cũng vì có thể bay lâu và nhờ những phương tiện điện tử mới, P-3C Orion trở thành loại máy bay do thám, chụp hình, thâu tín hiệu liên lạc vô tuyến để nghiên cứu tại chỗ hoặc chuyển qua vệ tinh về căn cứ. Như thế các máy bay đồng minh Á Châu, và sau này thêm Việt Nam, còn  có thể thay thế một phần công tác cho các máy bay Hải Quân Hoa Kỳ trong việc theo dõi hoạt động của Hải Quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Hiện nay do điều kiện tiết giảm ngân sách và hoàn cảnh chiến lược khác với thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, số phi đội tuần thám biển của Hải Quân Hoa Kỳ giảm từ 24 xuống còn 12. Đồng thời khu vực hoạt động chính của các máy bay này là cận duyên chứ không phải viễn duyên. Nói cách khác P-3C Orion trở thành loại máy bay có nhiệm vụ chiến thuật hơn là chiến lược vì để kiểm soát đại dương đã có những phương tiện khác như là vệ tinh. Với tất cả những trang bị cổ diển cũng như hiện đại để phát hiện và tấn công chiến hạm địch, P-3C Orion rất hữu hiệu cho sự phòng thủ ở những vùng biển hẹp như Biển Đông.

Người ta chưa thể biết Hoa Kỳ sẽ bán cho Việt Nam bao nhiêu máy bay P-3C Orion. Mỗi máy bay chỉ hoạt động lẻ loi trong một phi vụ, nhưng với sự phối hợp trao đổi dữ kiện thâu nhận được giữa hải quân các quốc gia có liên hệ trong khu vực, P-3 Orion sẽ đóng vai trò trọng yếu cho nền an ninh và sự ổn định tại khu vực Biển Đông.  (HC)
09-25- 2014 3:02:18 PM
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt
Theo Người Việt

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp nhất từ 1980

HÀ NỘI  (NV) .- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp nhất kể từ thập niên 1980 đến nay theo một bản phúc trình của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB).

 
Một sạp bán đồ chơi Trung quốc tại chợ Đông Kinh, tỉnh Lạng Sơn, giáp giới với Trung Quốc. Hàng Trung quốc rẻ tiền, đủ loại, bán tràn ngập từ quê đến tỉnh cả nước Việt Nam, lấn át hàng hóa nội địa. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Hồi Tháng Tư vừa qua, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay khoảng 5.6% nhưng trong bản phúc trình mới nhất nói rằng Việt Nam chỉ hy vọng đạt được khoảng 5.5% tăng trưởng. Trong chiều hướng này, ADB chỉ dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5.7% cho năm 2015.

Cách đây hai tuần lễ, trong một bản tường trình khác, ADB nhận thấy nền kinh tế Việt Nam “không sáng tạo bằng Lào”. Trong 24 nền kinh tế được ADB nghiên cứu, Việt Nam chỉ xếp thứ 16, bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học.

Một trong những con số chứng minh cho thống kê tăng trưởng kinh tế giảm xuống là tỉ lệ số doanh nghiệp các loại sập tiệm hay đóng cửa đã tăng thêm 13% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ này của năm ngoái, dựa theo các con số của cơ quan thống kê, bộ Công thương CSVN.

Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm nay tới 5.8%, nhưng với những khó khăn tín dụng làm doanh gia phải bó tay và sức tiêu thụ trong nước giảm sút, con số này khó lòng đạt tới.

“Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế tùy thuộc tín dụng ngân hàng.” kinh tế gia Alan Phạm của  tập đoàn VinaCapital Group, tổ chức điều hành khối lượng đầu tư tài chính lớn nhất tại Việt Nam, phát biểu với báo tài chính Bloomberg. “Tăng trưởng tín dụng đã tăng chậm vì khả năng thu hút doanh nghiệp chậm chạp và các ngân hàng ngần ngại cho vay mới vì sợ vướng phải nợ xấu.”

Trong những năm gần đây, một số tập đoàn kỹ nghệ hàng đầu thế giới như Intel, Samsung, LG, Nokia đổ hàng tỉ đô la lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam như các kế hoạch muốn thoát ra khỏi Trung Quốc. Giải ngân đầu tư ngoại quốc tăng 3.2%, tính đến tháng 9 này trong khi Nam Hàn, Hongkong và Nhật Bản là những nhà đầu tư ngoại quốc đầu tư nhiều nhất, theo thống kê của nhà nước.

Dù đầu tư ngoại quốc gia tăng, tăng trưởng tín dụng trong nước lại giảm xuống. Tính tới hết tháng 8-2014, chỉ tăng được 5.82% trong khi cùng thời gian này năm ngoái, dù èo uột, cũng tăng trưởng được 6.44%. Nhà cầm quyền Việt Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 12% đến 14% hầu kích thích nền kinh tế trong nước tiến lên khi ông thủ tướng liên tiếp thúc hối ngân hàng nhà nước và các ngân hàng cố cho vay nhiều hơn và với lãi suất thấp hơn.

Theo lời ông thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói trên tờ Thanh Niên, có một sự không tin cậy giữa các ngân hàng với doanh nghiệp nên đã dẫn tới tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm. Dù vậy, ông này dự tính sẽ đưa ra thí điểm cho một số doanh nghiệp vay không cần thế chấp, theo tờ Thanh Niên.

Cho dù có một giải pháp như thế được đưa ra, theo nhận xét của ông Eugenia Fabon Victorino, một chuyên gia kinh tế làm việc cho ngân hàng Úc-Tân Tây Lan ở Singapore thì “các vụ cho vay tiền ở Việt Nam hầu hết đều cho các xí nghiệp quốc doanh. Họ hớt hết các tín dụng cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân”.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Đỗ Thị Hiền, chủ một xí nghiệp may xuất khẩu ở Hà Nội cho hay bà “gõ cửa tới 4 ngân hàng mà không được họ cho vay đồng nào”. Vừa nói bà chỉ vào dãy máy may bỏ không cho bụi bám. (TN)

09-25-2014 4:31:27 PM
Theo Người Việt