Wednesday, December 30, 2015

Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết

(LĐO) THÀNH AN 

Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết.

Những ngày tháng cuối năm, nhu cầu về chanh, quất để làm mứt, ô mai của các cơ sở sản xuất mặt hàng này tăng cao. Để cung ứng cho các cơ sở, người dân đã dùng cả đống chanh, quất dập nát, ủng vàng, chảy nước đổ xuống hố ngâm cả chục ngày đến khi vỏ thâm xì, chảy nước, bốc mùi, rồi bốc lên phơi trên những tấm bạt cũ kĩ ngay nơi chăn thả gia cầm, gia súc rồi đem bán cho các cơ sở chế biến, sản xuất để làm mứt, ô mai.

Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 2
Để làm mứt, ô mai một số người dân thuộc địa bàn phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) đào hố sâu khoảng 3-5m, rộng 2-3m, dựng vài cái cột gỗ để lợp vài tấm phibro xi măng che nắng, đậy mưa năm này qua năm khác.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 3
Quất, sấu sau khi được thu mua về được đổ xuống, rải vôi bột rồi phủ lên lớp nilông cáu bẩn để ủ, sau chục ngày bốc mùi được vớt lên phơi đem bán cho các cơ sở làm ô mai, mứt.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 4
Khoảng đất trống của nhà văn hóa tổ 7 được coi là nơi “tập kết” của số chanh, quất, sấu này. Nơi đây được người dân tận dụng để phơi sau khi được ngâm.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 5
Số chanh, quất này phơi chung với nơi chăn, thả gia súc, gia cầm của địa phương.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 6
Bãi phơi này ngập ngụa chanh, quất hoặc sấu, bốc mùi chua loét, hôi hám.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 7
Những loại quả này sau khi phơi được vài ngày sẽ được chuyển đến các cơ sở sản xuất, chế biến mứt, ô mai rồi tiêu thụ ra thị trường đến tay người tiêu dùng.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 8
Nhiều loại quả lên men, có màu ám mốc.
Cận cảnh ngâm, phơi chanh, quất bẩn làm mứt tết - Ảnh 9
Ông Nguyễn Quang Thoan, Chủ tịch UBND phường Đồng Mai, cho biết: Việc ngâm, ủ chanh, quất, sấu trên địa bàn phường Đồng Mai chỉ có duy nhất hộ của ông N. Trước đó, năm 2013, 2014 trên địa bàn của phường nhiều hộ người dân có ngâm, ủ nhưng đã được phường xử lý. Hiện tại phường không nắm rõ được tình hình buôn, bán.



Sự thật miếng thịt phơi nắng 4 ngày, bốc mùi thối trở lại tươi ngon!

Theo Nguoiduatin-31.12.2015 | 08:13 AM
Trong thực nghiệm, phóng viên dùng một miếng thịt được để trong điều kiện túi nilon bọc kín, phơi nắng 4 ngày, thịt đã ôi thiu và bốc mùi thối...
Những miếng thịt thối rữa sẽ trở nên "tươi ngon" khi chúng được ngâm trong hóa chất độc hại. PV đã mua được loại hóa chất "thần kỳ" đó và thử nghiệm với miệng thịt thối.
Hóa chất biến thịt ôi thiu thành thịt tươi roi rói
Hiện nay, tại nhiều chợ, các tiểu thương vẫn truyền tai nhau về bí quyết sử dụng một loại hóa chất giữ cho thực phẩm tươi lâu cả tuần hoặc biến thực phẩm đã ôi thiu trở thành thực phẩm còn tươi ngon. Nhóm phóng viên chúng tôi đã làm một thí nghiệm về loại hóa chất này.
Sự thật miếng thịt phơi nắng 4 ngày, bốc mùi thối trở lại tươi ngon! - Ảnh 1
Thịt ôi được dùng hóa chất nhìn lại tươi ngon
Trong thí nghiệm, PV dùng một miếng thịt được để trong điều kiện túi nilon bọc kín, phơi nắng 4 ngày cho bốc mùi ôi thiu, sau đó đem ngâm vào một chậu nước được pha một loại hóa chất làm tươi tên là săm-pết. Chỉ sau một thời gian ngắn, miếng thịt trở nên tươi ngon trở lại, hết mùi hôi thối, trông chẳng khác gì thịt lợn vừa mới được giết mổ.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - ĐH Bách Khoa HN, sở dĩ dùng nitrat có thể biến thịt ôi thiu thành thịt tươi là do chất này có thể biến màu máu thâm đen trong thịt thành máu đỏ. Đồng thời chất này có chất diệt khuẩn tốt nên làm sạch mùi ôi thiu. Hóa chất biến thịt thối thành thịt tươi
Săm-pết là từ phiên âm, đọc chệch đi của từ salpêtre (tiếng Pháp) hay sanpet (hoặc saltpetre, salt peter: tiếng Anh). Đây là một loại muối kali nitrat (hay còn gọi là potassium nitrate: KNO3) được sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp. Thực chất, săm-pết không phải là chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Nó được sử dụng với những liều lượng nhất định như một chất phụ gia bảo quản. Tuy nhiên, do mặt trái của nó, nên chất này được xem như môt tiêu chuẩn cần phải kiểm nghiệm trước khi lưu hành hàng hóa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) đã đưa ra giới hạn hàm lượng nitrat rất cụ thể mà nếu vượt qua nó sẽ bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra hàm lượng Nitrat cho phép (ngưỡng an toàn) trong một số loại rau quả như sau:
Tại nước ta, theo quy định của Bộ Y tế về “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”, mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng KNO3 cho các sản phẩm thịt hộp, thịt muối, lạp xưởng, jambon là 500mg/kg (500mg KNO3 trong 1kg thực phẩm). Tuy nhiên, điều đáng nói là loại hóa chất này được tiểu thương sử dụng rất phổ biến với mục đích gian lận thương mại. Họ thường dùng để duy trì độ tươi ngon của thực phẩm như thịt, cá, hải sản... quá mức bình thường hoặc biến những sản phẩm thiu thối thành tươi ngon che mắt người tiêu dùng.

Việc lạm dụng hóa chất này trong gian lận thương mại dẫn đến không kiểm soát được hàm lượng KNO3 trong thực phẩm, có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc nitrat, dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe.
Trong kali nitrat, thành phần độc hại chính là nitrat (NO3). Nitrat nếu đi vào cơ thể ở mức bình thường, không nhiều lắm thì không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đáng nói là nitrat khi vào cơ thể người sẽ tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa sinh ra nitrit (NO2). Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người.
Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin gây ra hội chứng thiếu oxy mô, với triệu chứng da, niêm xanh tím, khó thở, co giật, thậm chí tử vong.
Ở người trưởng thành do có men khử nitrate nên khó có thể kích hoạt quá trình phân giải nitrate - nitrite vì thế tác hại của nitrit được hạn chế. Nhưng ở trẻ em do hệ thống tiêu hóa có độ pH cao nên chưa hình thành men khử này. Chính vì vậy trẻ em dưới 12 tháng tuổi nếu tiêu thụ hàm lượng nitrate cao dễ bị ngộ độc (nên còn gọi là hội chứng “blue baby”). Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ngoài ra, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam còn lưu ý nguồn thực phẩm chứa quá nhiều nitrat khi ăn đi vào trong dạ dày sẽ có thể trở thành chất nitrosamine. Về lâu dài, nếu cứ ăn nhiều thì nó thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và nhiều loại bệnh khác.
Làm tươi thịt từ phân bón
Công nghệ săm pết không còn quá xa lạ với những người bán thịt, nhất là vào những ngày trời nóng, độ ẩm thấp, thịt dễ bị hư hỏng. Chị Trần Thị Hòa trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội tâm sự, cách đây vài hôm, chị mua một miếng thịt ở chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội về nhà để nấu cơm tối. Miếng thịt còn rất tươi. Tuy nhiên khi nấu lên thịt lại rất hôi và có mùi thiu. Chị lấy một phần còn dư lúc trước bỏ vừa bỏ vào tủ lạnh mang ra kiểm tra. Thấy miếng thịt không còn dẻo như mọi khi. Chị nghi nghi nên chia sẻ với bạn bè.
Ngay sau chia sẻ của chị Hòa, nhiều người cho rằng thịt đó là thịt tồn từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh người bán hàng phù phép để bán cho khách. Chị Vũ Thị Đông, một người bán thịt ở chợ Tân Mai, cho rằng thịt lợn ôi ngâm trong nước có chứa chút phân đạm là có thể biến đổi màu ngay, sẽ thành tươi ngon.
Mọi người đều cho rằng việc thịt không tươi ngon bị người bán làm hàng như thế này không phải hiếm ở Hà Nội, điều quan trọng là người tiêu dùng biết để tránh và chọn được thịt an toàn cho gia đình mình. Chính vì thế, nhiều bà nội trợ lo lắng thịt đang trở thành độc dược, vì ngoài chất tăng trọng, giờ lại thêm hóa chất săm pết.
Trao đổi với chúng tôi, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa cho biết, việc người bán hàng ngâm thịt trong chất hay gọi là phân bón là có. Công nghệ săm pết đã tồn tại rất lâu trong ngành thực phẩm vì được phép sử dụng với một liều lượng nhỏ nhất định.
Điều khiến PGS Thịnh lo lắng bởi vì hiện nay hóa chất này bán rất rộng rãi trên thị trường, nhiều người mua về dùng vô tội vạ, coi đó là giải pháp, làm ăn không chân chính.
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng KNO3 để bảo quản thịt và các thực phẩm khác. KNO3 về hóa học có thành phần giống như các chất làm phân bón trong nông nghiệp nhưng chức năng khác nhau nên mục đích sản xuất cũng khác nhau. Khi sử dụng KNO3 cho phân bón họ sẽ làm đại trà, không tinh khiết. Còn dùng cho thực phẩm thì KNO3 được sản xuất chặt chẽ hơn. Dù thành phần giống nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau nên nó cũng có chu trình sản xuất khác nhau.
Lý giải vì sao KNO3 có thể phù phép thịt ôi thiu thành thịt tươi ngon, như mới mổ từ lợn ra, PGS Thịnh cho biết về mặt sinh hóa khi miếng thịt vừa được pha xong, Hemoglobin nằm trong thịt vẫn còn nên miếng thịt rất tươi, có màu đỏ hồng. Một vài giờ sau Hemoglobin tiếp xúc với O2 thành Memogrobin, lúc này, thịt ươn đang phân hủy có mùi, màu nhợt, thâm.
Khi đó, người bán hàng chỉ cần săm pết chút KNO3 vào miếng thịt sẽ thay đổi. Bởi vì thành phần NO3 trong KNO3 sẽ biến Memogrobin ngược trở lại thành Hemoglopin, màu thâm thâm của thịt thành thịt đỏ tươi. Nhìn bằng mắt thường người ta thấy miếng thịt đó vẫn tươi ngon như lợn vừa mới được mổ.
Khi thịt đã hồng hào, việc khử mùi ôi cũng không khó. Người bán hàng sẽ tẩy mùi hôi, thiu và mùi NO3 bằng cách ngâm vào chất tẩy trắng Na2 SO3. Chất này oxi hóa mạnh làm mất mùi amoniac có trong thịt khiến miếng thịt trở nên hoàn hảo.
PGS Trần Hồng Côn – Khoa Hoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết KNO3 được dùng từ rất lâu để săm pết. KNO3 ban đầu người ta lấy từ phân con dơi. Vì trong đó có nhiều chất hữu cơ, người ta lấy phân dơi hòa tan với nước rồi cho vào khi làm thịt hun khói, lạp sườn, xúc xích. Nếu dùng quá liều cho phép, sai mục đích như biến thịt ôi thành thịt tươi thì có hại không, PGS Côn cho biết cái gì dùng quá cũng thành độc dược.
PV

Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa

Theo ZING.VN-10:57 31/12/2015
Sáng 31/12, nhiều tiểu thương chợ Phủ Lý (Hà Nam) đứng thẫn thờ dưới mưa nhìn tài sản hóa thành tro bụi. Công tác kiểm kê tài sản chưa thể tiến hành.

Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Theo người dân, khoảng 1h30 ngày 31/12, ngọn lửa kèm theo mùi khét phát ra cửa hàng vàng mã, bát đĩa sau đó nhanh chóng lan nhanh qua các gian hàng khác. Hàng trăm người dân quanh chợ bị đánh thức bởi nhiều tiếng nổ. Ảnh: Phủ Lý Club.

Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Công an tỉnh Hà Nam huy động gần 100 chiến sĩ cùng 10 xe cứu hỏa đến hiện trường nhưng vẫn không đủ sức dập lửa. Sau gần 2 giờ chống chọi, lực lượng chữa cháy của Nam Định, Hưng Yên được điều động thêm. Đến hơn 5h sáng, ngọn lửa cơ bản được khống chế và dập tắt.

Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Đến 7h, hiệu sách Hương Khang, nơi lửa hoành hành dữ dội nhất vẫn nóng sực do có nhiều vật liệu cháy.
Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Các chiến sĩ phải mang mặt nạ chuyên dụng để thay nhau tìm kiếm điểm cháy dở. Nhiều người tỏ ra khá mệt sau một đêm chống "giặc lửa".
Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Khung cảnh tan hoang tại hiện trường vụ cháy. Dù mưa rét, khói vẫn bốc lên âm ỉ. Theo thống kê ban đầu, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn gần 300 ki-ốt và gian hàng trong chợ.

Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Nhiều tiểu thương ngất xỉu khi tới nhìn hàng hóa, tài sản của mình thành tro bụi dịp cận Tết. Nhiều người thẫn thờ đứng nhìn từ đêm tới sáng.
 Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Số ít hàng hóa may mắn được đưa ra ngoài.
Chợ Phủ Lý tan hoang sau nhiều giờ chìm trong biển lửa
Lực lượng công an bảo vệ hiện trường để khoanh vùng điều tra nguyên nhân. Trưa 31/12, các tiểu thương sẽ cùng nhà chức trách địa phương họp bàn để thống kê thiệt hại.

Lê Dương - Nguyễn Dương

Việt Nam phải trả 155.000 tỷ đồng nợ trong năm 2016

 Theo ZING.VN-17:18 30/12/2015 
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự toán trả nợ, viện trợ sẽ ưu tiên trả các khoản nợ gốc, lãi vay nước ngoài đến hạn, còn các khoản vay trong nước sẽ trả đủ lãi và một phần nợ gốc.

Báo cáo trong hội nghị tổng kết của Bộ Tài chính cho biết, dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2016 đã được Quốc hội thông qua là 1.014.500 tỷ đồng. Trong khi đó, dự toán chi lên tới 1.273.200 tỷ đồng.

Trả nợ hơn 155.000 tỷ trong năm 2016

Theo dự toán thu chi ngân sách, thu nội địa năm 2016 có thể đạt 785.000 tỷ đồng. Trên cơ sở sản lượng dầu thô là 14,02 triệu tấn, và giá dự kiến 60 USD một thùng, xuất khẩu dầu thô năm 2016 có thể thu về 54.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, giá xăng dầu hiện nay chỉ còn ở mức 35-36 USD một thùng, nên kịch bản có thể phải tính tới việc giá dầu năm 2016 xuống tới mức 30 USD.
Việt Nam phải trả 155.000 tỷ đồng nợ trong năm 2016
Số tiền nợ cần trả trong năm 2016 là 155.000 tỷ đồng. Ảnh: Anh Tuấn.

Trong các khoản dự chi ngân sách năm tới, chi đầu tư phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 254.950 tỷ đồng. Chi thường xuyên dự đạt 824.000 tỷ đồng. Riêng với chi trả nợ, viện trợ, mức dự toán là 155.100 tỷ đồng, trong đó đảm bảo trả đủ nợ gốc và lãi vay nước ngoài đến hạn. Còn với nợ nội địa, mức chi chỉ ưu tiên trả hết lãi và một phần nợ gốc, nhằm giảm mức vay đảo nợ.

Theo tính toán, quy mô thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách bình quân khoảng 21% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23%GDP). Trong khi đó, tổng chi ngân sách 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉ mục tiêu đã đặt ra, riêng năm 2015, mức chi tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (tăng 70%).

Bộ Tài chính đánh giá, việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng tăng chi lớn, nhiệm vụ cân đối ngân sách sẽ ngày càng khó khăn. Bội chi ngân sách được dự báo sẽ phải duy trì ở mức cao, trong khi dư nợ công tăng nhanh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp để giảm dần trong giai đoạn tới.

Mỗi ngày thực hiện hơn 200 cuộc thanh tra

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2015, thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng đã tiến hành tới 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách, các quỹ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... Như vậy, trung bình, mỗi ngày cơ quan này thực hiện tới 200 cuộc thanh tra.

Tính đến tháng 12/2015, cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 68.000 doanh nghiệp, đạt 83,5% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2014, tức là trunh bình mỗi ngày thanh tra khoảng 190 doanh nghiệp. Tổng số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra (truy thu, truy hoàn, phạt...) 10.200 tỷ đồng, số tiền đã nộp ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng; giảm khấu trừ và giảm lỗ trên 20.700 tỷ đồng.

Trong năm 2015, cả nước có 94.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động là 9.400 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm 2014. Số doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, nay quay trở lại hoạt động là 21.500 doanh nghiệp, tăng 39,5% so với năm 2014.

Hạ Minh

Vì sao doanh nghiệp Việt không lớn được?

NGUYÊN VŨ-14:38 - Thứ Tư, 30/12/2015
Vì sao doanh nghiệp Việt không lớn được?
Phải chi "bôi trơn" nhiều là một trong những lý do khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm phát triển.

Cứ làm được một đồng thì phải chi cho “bôi trơn”, cho tham nhũng 0,72 đồng, thậm chí có lúc phải chi đến 1,02 đồng thì doanh nghiệp Việt làm sao mà lớn được, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói tại hội thảo vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, sáng 29/12.

Nội dung chính của hội thảo liên quan đến kết quả khảo sát thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp.

Chủ đề bà Lan được ban tổ chức “đặt hàng” là vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam chậm phát triển.

Câu trả lời cho câu hỏi này có liên quan mật thiết đến vấn đề liêm chính. Bởi theo bà Lan, kết quà điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy con số rất bức xúc, đó là doanh nghiệp Việt cứ làm ra một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra 0,72 đồng thậm chí có trường hợp phải bỏ ra đến 1,02 đồng để chi cho “bôi trơn”, cho tham nhũng.

Làm ra bao nhiêu thì bị “bóc” với một số lớn không kém thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cứ nhỏ đi, không thể lớn lên được là phải thôi, bà Lan nhấn mạnh.

Một con số nữa, theo vị chuyên gia này cũng đang là rào cản rất lớn cho cạnh tranh, khi cũng theo kết quả điều tra của WB thì thuế và phí đang chiếm tới 40,8% lợi nhuận của doanh nghiệp.

“Ban đầu có nhiều người không tin nhưng sau đó trong cuộc họp hội đồng cạnh tranh tôi đã đặt câu hỏi và thứ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận con số trên là đúng”, bà Lan nói.

Bên cạnh hai con số trên, phần trình bày của nữ chuyên gia còn đề cập không ít cản trở khiến cho doanh nghiệp Việt đa phần là siêu nhỏ, rất ít có cơ hội vươn vai mà còn có nhiều nguy cơ thành nhỏ li ti.

Trước tiên, nói về điều kiện khởi nghiệp thì chương trình giáo dục bậc phổ thông không có nội dung khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh cho học sinh.

Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chưa phát triển tương xứng. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hoạt động kinh doanh.

Hệ thống các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tản mát, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm, thiếu nhất quán.

Cản trở tiếp theo là các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém; chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực; hành lang pháp lý kém an toàn.

Các hiệp hội doanh nghiệp chưa có hành lang pháp lý hoạt động nên chưa phát huy được vai trò trợ giúp, bảo vệ doanh nghiệp.

Trong những cản trở liên quan đến hiệu ứng lan toả, bà Lan cho rằng quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Khâu phát triển sản phẩm mới ít có sự hợp tác nhất.

Mối liên kết ngược và liên kết xuôi hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt. Tỷ lệ các sản phẩm được mua từ các nhà chế biến chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 26,6% tổng giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI, bà Lan phân tích.

Điều được nữ chuyên gia nhấn mạnh là chính vì quy mô nhỏ nên chỉ có 36% doanh nghiệp Việt tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp), so với 60% ở Malaysia, Thái Lan. 

Chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất.

Tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn doanh nghiệp lớn: ở Việt Nam chỉ 16,8% so với 83,2%; ở các nước khác là 23% so với 77%, bà Lan so sánh.

Theo Vneconomy

Bóng tối của đêm

12/30/2015 - 02:48 

Anh bạn có cái quán nước nho nhỏ ở tít vùng ngoại ô Sài Gòn, mới đây kể rằng có khách ghé vào, vừa kéo ghế ngồi vừa kêu nước “cho cái gì uống đi, cái gì cũng được miễn không phải là đồ của Tân Hiệp Phát”.
Ở cái quán bé tẹo ấy, chưa có đến 5 cái bàn, khoảng hai tuần nay đã tiếp nhận loại thông điệp xã hội dân sự ấy không phải một lần rồi thôi. Đi xa hơn nữa, cũng có những người bán hàng đã bị lời nhắc của khách hàng làm thức tỉnh, về một dòng chảy đang lớn dần, trong việc không nên dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Thái độ từ chối của nguòi dân ngày càng rộng không phải vì tin tức các loại nước của công ty này bị cặn, bị lỗi, mà rõ là một cách bày tỏ rất quyết liệt: Không muốn chung sống cùng một xã hội với loại thương hiệu với cách ứng xử khuất tất.
Trong lịch sử Việt Nam từ hơn 40 năm nay, người Việt chỉ chứng kiến hai lần phong trào tẩy chay hàng hoá ở mức độ toàn quốc. Đó là cuộc tẩy chay hàng bột ngọt Vedan bởi nhà máy của công ty này làm ô nhiễm sông Thị Vãi, Đồng Nai, vào năm 2010. Lúc đó, sự nổi giận của đám đông vì số phận của một con sông. Còn lần thứ hai này, người ta chứng kiến phong trào kêu gọi tẩy chay toàn dân với một thương hiệu, bùng phát từ cách chà đạp số phận của một con người.
Xét về ý thức công dân và thái độ trách nhiệm xã hội, rõ ràng có một bước tiến lớn trong cái nhìn của đám đông. Sự kiện Vedan bắt nguồn từ các bài báo điều tra và mọi người dễ dàng cùng chung một trận tuyến đối diện với Vedan – mà sai lầm của công ty đã thấy rõ. Còn với sự kiện con ruồi của sản phẩm Tân Hiệp Phát, rõ ràng là người dân ngày càng tinh tế hơn, thấu đáo hơn, bất chấp sự kiện được công ty dàn ra bằng cái vỏ bọc án hình sự và một mặt trận bồi bút tìm mọi cách nói ngược nói xuôi theo chiều của đồng tiền xoay, khiến từng không ít người phân vân.
Chống lại những kẻ to lớn hơn mình và nhiều tiền của, luôn là đề tài muôn thuở của của thế gian – như một sự thách thức sự thật và lẽ phải – mà kết quả không phải lúc nào cũng có hậu. Ngay cả cách thể hiện quyền lực muốn nhấn chìm người mua hàng trong sự kiêu ngạo và tàn nhẫn của Tân Hiệp Phát, vẫn có những luật sư, bồi bút lên giọng bảo vệ kẻ ác trước những người từng phát hiện sản phẩm hư hỏng của công ty này. Có ít nhất 3 khách hàng của Tân Hiệp Phát đã lao đao, chết đứng chết ngồi trước anh Võ Văn Minh (một người ở Đồng Nai và 2 người ở Tp.HCM), với cùng một thủ thuật. Từ năm 2011, công lý đã chìm ngập trong màu nước ngọt có ruồi, cho đến khi tin tức về các nạn nhân lan trên các trang mạng xã hội.
Không may mắn như Vedan, sự kiện Tân Hiệp Phát bẫy người tiêu dùng phát hiện sản phẩm lỗi của mình, được ghi lại khá chi tiết trên Wikipedia, bách khoa toàn thư điện tử với đủ các chi tiết, bao gồm phương thức giải quyết khủng hoảng qua cách đổi tên công ty thành Number One. Lưu danh muôn đời.
“Giờ thì còn tệ hơn, công ty này nói phạt những nơi mua hàng của họ, phát hiện sản phẩm lỗi, lấy lý do là các nơi ấy bảo quản sản phẩm của họ không đúng”, anh bạn có cái quán nhỏ tẹo ấy nói, “thôi giã từ luôn cho khỏi phiền”. Chắc rồi Wikipedia sẽ có thêm tình tiết độc đáo này cho thương hiệu nước giải khát cung đình hoá học ấy, bởi việc tự rửa mặt, bằng cách gây hấn với khách hàng và người phân phối cho mình. Câu chuyện này minh chứng rõ một điều: rõ ràng khi có nhiều tiền, không có nghĩa là kèm thêm trí thông minh.
Nhưng câu hỏi cần đặt ra ở đây, là một công ty có lối giải quyết khủng hoảng vừa quái gở, vừa ngu ngốc như vậy, sao lại được ủng hộ tuyệt đối dù mắc sai lầm từ nhiều năm nay bởi báo chí, thậm chí bởi các quan chức hớn hở ra mặt, cùng nhịp bước đều?
Cây bút điều tra Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, mới đây có nhắc về một bài báo cũ, liên quan chuyện công ty Tân Hiệp Phát nhập hàng chục tấn “hoá chất cung đình” quá hạn từ năm 2009, nhưng rồi sau đó mọi thứ chìm dần một cách bí hiểm. Thậm chí một cán bộ C15, tức C46 (Cục CSĐT về quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Bộ Công An) đang theo sát vụ này đã “được” chuyển công tác về Cục phòng chống ma tuý.
Một cây viết điều tra khác, từng làm cho một tờ báo điện tử lớn, kể rằng anh cũng từng đưa bài nói về khuất tất của Tân Hiệp Phát vào năm 2009, có kèm cả tư liệu của công an C49 (Cục cảnh sát môi trường), thế nhưng những người lãnh đạo bỏ bài viết ấy, sau khi nhận lời mời một chuyến tham quan “hữu nghị” công ty Tân Hiệp Phát. Tất cả những gì cần cảnh báo cho người dân Việt, cuối cùng đã được thay bằng tuyên bố vui vẻ của một lãnh đạo tờ báo sau khi tham quan đi về “nhà máy to lắm, phải đi bằng ô tô mới hết”.
Thấy được sự âm u của đêm là một chuyện, nhưng thấy được cả bóng tối của đêm thì không dễ. Con ruồi và bẫy rập thì không khó nhìn thấy, nhưng trong bóng tối của đêm, làm sao để thấy ai đã giao tặng cho luật sư Tân Hiệp Phát biên bản điều tra của công an với anh Võ Văn Minh, mà điều ấy là bất hợp pháp? Làm sao nhìn xuyên được qua bóng tối của đêm để hiểu được vì sao có những bài báo lên giọng nói tẩy chay không uống nước cung đình hoá học ấy là ngu dại! Bóng tối nào của đêm đủ sức nuôi dưỡng loại luật sư văng tục, tuyên bố trên trang mạnh cá nhân của mình rằng hàng triệu người Việt Nam có thể sẽ ngồi tù vì dám hưởng ứng phong trào tẩy chay Tân Hiệp Phát?
Ngay nơi này, trên đất nước này, sự thật và lẽ phải mỗi ngày đang bị thách thức không ngừng. Không chỉ có đêm tối đang phủ vây công lý và con người Việt Nam, mà chập chúng bóng tối sau đêm cũng đang chực chờ dùng thế và lực của mình để sẳn sàng xoá nhoà mọi ý nghĩa của lương tâm và lẽ phải.
Trên tờ Huffington Post, số tháng 11/2015, có ghi lại một bài nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Khi nhìn thấy rất nhiều người khóc và cầu nguyện sau vụ khủng bố tại Ba Lê, Pháp, ông đã nói rằng “con người không thể chỉ cầu nguyện để thoát khỏi kẻ ác”. Người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng từng đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 1989 nhấn mạnh rằng “khủng bố – cái ác do chính con người tạo ra, vậy thì hãy hành động chứ cầu nguyện thì không đủ. Tự con người phải tìm cách giải quyết nó chứ không thể đòi hỏi Thượng đế can thiệp”.
Tân Hiệp Phát lớn lên trên đất Việt, được nuôi lớn bằng sức mạnh tiêu thụ của người dân Việt. Nếu nơi đó không thể đồng hành cùng đồng bào mình phát triển bình ái, mà âm mưu dựa dẫm vào bóng tối của thế lực và tiền của để chà đạp con người, thì chúng ta – những cá nhân nhỏ bé – sẽ phải cùng đứng lại để đòi hỏi một kết cục khác. Chúng ta không thể mong chờ một ai khác.
Tân Hiệp Phát chỉ là một ví dụ khởi đầu trên con đường đất nước đi đến tương lai. Mai đây có thể sẽ còn có những tập đoàn khác, mang theo những chỉ dấu của chaebol kiểu Hàn Quốc hay mafia kinh tế kiểu Phương Tây, lớn lên trên quê hương này cùng những bóng tối trong đêm. Nhưng hôm nay chúng ta lại có thêm một kinh nghiệm: bất luận thế nào con người Việt Nam không thể bị chà đạp mãi, dù chỉ là một cá nhân rất nhỏ nhoi.

————————
(ảnh minh họa: Fury Wave của họa sĩ Kuang Biao (Trung Quốc)

Người Việt có yêu nước không?


Người Việt có yêu nước không? Nếu bây giờ mà đặt một câu hỏi như vậy thì đúng là rất dễ bị “ném đá”, tẩy chay!
Bao nhiêu năm nay khi đi học trẻ em Việt Nam luôn được dạy rằng người Việt có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, anh hùng bất khuất, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh v.v…Và nếu nhìn lại lịch sử VN suốt mấy ngàn năm qua thì quả là đúng vậy. Nếu không yêu nước, không quyết tâm bảo vệ đất nước, có lẽ cha ông chúng ta đã không thể giành lại được độc lập cho đất nước sau một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, 100 năm bị Tây đô hộ. Rõ ràng là “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” (Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi), hết lớp người này đến lớp người khác, đã đứng lên, ngã xuống, và tiếp tục đứng lên, để bảo vệ đất nước.
Lịch sử của VN là lịch sử viết bằng máu của những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm lẫn nội chiến, thời gian chiến tranh có nhiều khi còn dài hơn cả thời bình. Nếu người Việt không yêu nước, có lẽ bây giờ VN đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành một quận lỵ, một tỉnh của Tàu từ lâu lắm rồi. Cha ông ta không những đã bảo vệ trọn vẹn non sông mà còn mở rộng lãnh thổ lãnh hải về phía Nam để trao lại cho con cháu đời nay một Tổ Quốc VN dài từ Nam ra Bắc với hình dáng chữ S như bây giờ.
Thế nhưng, kể từ khi đảng cộng sản xuất hiện rồi dần dà trở thành đảng lãnh đạo duy nhất tại VN thì mọi chuyện có khác.
Như tất cả mọi đảng phái chính trị khác, ngay từ khi khởi đầu cho đến tận giờ này, sau 85 năm thành lập, 70 năm độc quyền lãnh đạo ở miền Bắc, 40 năm độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước VN, đảng cộng sản luôn luôn nhân danh lòng yêu nước cũng như lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để cướp chính quyền về tay mình và giữ riệt lấy quyền lực. Thật sự ra đảng cộng sản chưa bao giờ yêu nước thương nòi.
Nếu thật sự yêu nước, họ đã đặt quyền lợi của đất nước dân tộc lên trên quyền lợi của đảng. Nếu thật sự yêu nước, thương dân, họ đã không chọn con đường giành chính quyền bằng bạo lực bất chấp ý nguyện của nhân dân, sau đó tiếp tục đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến tranh với Pháp rồi với Mỹ đồng thời là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài suốt 20 năm, bất chấp cái giá phải trả là xương máu của nhân dân, đất nước hoang tàn, lòng người ly tán. Lịch sử VN suốt bốn ngàn năm chưa bao giờ mất đất, thậm chí ông cha ta như vừa nói trên còn mở mang bờ cõi VN, nhưng chỉ dưới triều đại do đảng cộng sản cầm quyền, VN đã mất đất, mất đảo, mất biển vào tay Trung Cộng và sẽ còn tiếp tục mất nữa…
Bây giờ họ lại tiếp tục đặt quyền lợi của đảng lên trên hết, tiếp tục bám víu quyền lực, cố giữ cái chế độ độc tài toàn trị lạc hậu phản động, phản cách mạng này bằng mọi giá, bất chấp con đường đã và đang đi là sai lầm, bất chấp tình trạng tụt hậu thê thảm của đất nước, sự khốn cùng của nhân dân và nguy cơ bị lệ thuộc vĩnh viễn, nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng.
Trong suốt 70 năm qua, lịch sử rất nhiều lần đã cho đảng cộng sản được quyền lựa chọn và đảng cộng sản đã luôn luôn lựa chọn sai lầm, xuất phát từ sự tham quyền cố vị, ích kỷ, đớn hèn. Chưa và sẽ không bao giờ đảng và nhà nước cộng sản thực sự có bất cứ một hành vi nào là yêu nước. Không những thế, đảng cộng sản còn hèn hạ nhịn nhục, nhân nhượng, kể cả bán nước cho ngoại bang, cụ thể là cho Trung Cộng, để được tiếp tục yên thân cai trị đất nước. Đảng cộng sản đã từng dựa vào ngoại bang, Liên Xô và Trung Cộng để giành được chiến thắng, bây giờ họ vẫn tiếp tục lệ thuộc vào ngoại bang, để cho Trung Cộng thò tay thao túng và can thiệp vào mọi chuyện nội bộ của VN.
Đó là nói chung đảng và nhà nước cộng sản. Còn từng cá nhân đảng viên đảng cộng sản họ có yêu nước không? Có thể có những cá nhân ban đầu đi theo đảng xuất phát từ lòng yêu nước, sau đó đau đớn khi thấy niềm tin vảo đảng cộng sản của mình bị đặt sai chỗ, rằng đảng cộng sản đã lừa dối hàng chục triệu người, đẩy nhân dân vào cuộc chiến tàn khốc với niềm mơ ước sẽ xây dựng lại một chế độ tốt đẹp hơn, công bằng, tiến bộ hơn gấp nhiều lần chế độ cũ. Hóa ra chỉ là cái bánh vẽ, chế độ mà đảng cộng sản đang điều hành còn tồi tệ hơn mọi chế độ phong kiến, thuộc địa, hay chế độ VNCH cũ gấp hàng trăm, hàng ngàn lần.
Tất cả những gì đảng cộng sản từng nói, từng đả phá, từng vì nó mà chiến đấu, bây giờ đảng hoàn toàn làm ngược lại, lộ rõ một tập đoàn tham nhũng, mafia, bán nước, “hèn với giặc ác với dân”. Những con người nhận ra sự thật ấy đã cay đắng mà từ bỏ đảng, trở về với nhân dân, thậm chí là những người mạnh mẽ lên tiếng tố cáo chế độ, như ông Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, đại tá Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Dương Thu Hương, nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, hai anh em ông Huỳnh Nhật Tấn (Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết), Huỳnh Nhật Hải (Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên), luật gia Lê Hiếu Đằng, trung tá Trần Anh Kim v.v…
Nhưng đó chỉ là số ít. Số đông vẫn bám lấy đảng vì quyền lợi. Và những người này họ có yêu nước không? Câu trả lời là không. Vì nếu yêu nước, họ hẳn đã nhận ra đảng cộng sản là nguyên nhân gây ra sự lạc hậu đói nghèo, thua kém của VN so với các nước xung quanh và thế giới, chế độ này là một chế độ độc tài lạc hậu, và cần phải thay đổi thể chế chính trị, chuyển sang mô hình tự do dân chủ đa đảng pháp trị thì mới mong đưa đất nước thoát khỏi sự khó khăn, bế tắc và nguy cơ bị mất nước như hiện tại. Nhưng không, dù có nhận ra hay không, họ vẫn tiếp tục bám lấy đảng, bám lấy chế độ để thăng quan tiến chức, làm giàu, vơ vét những gì có thể vơ vét được.
Một mặt, họ tiếp tục lên tiếng bênh vực chế độ, ca ngợi đảng và nhà nước cộng sản, thậm chí cực đoan hơn, chửi bới các nước Hoa Kỳ và phương Tây, căm ghét tất cả những gì dính dáng đến chế độ VNCH cũ hoặc mọi hoạt động đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền, mọi nhân tố tiến bộ trong xã hội; nhưng mặt khác, khi bệnh nặng thì họ lại chạy sang các nước “tư bản giãy chết” để chữa trị chứ không chữa trị trong nước hay sang nước Trung Quốc “anh em”, họ lại cho con cháu đi học ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây, lén lút tẩu tán tài sản sang các nước này, chuẩn bị tất cả để bất cứ khi nào có “biến” thì họ đã có sẵn cơ ngơi, nhà cửa…ở bên ấy và thong dong hạ cánh an toàn hưởng nhàn đến mấy đời sau.
Đất nước đói nghèo tụt hậu-mặc kệ, kinh tế khủng hoảng, nợ công nợ xấu ngập đầu, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, giáo dục nát bét, đạo đức xã hội xuống cấp, người dân không hề được hưởng những quyền tự do dân chủ và những giá trị nhân quyền phổ quát trên toàn thế giới đã đành mà còn phải sống trong cảnh bất an, bất ổn từ kinh tế cho tới tinh thần…-mặc kệ, VN có nguy cơ bị Trung Cộng thôn tính vĩnh viễn-mặc kệ. Họ còn mong cho chế độ này tồn tại lâu dài để tuyệt đại đa số nhân dân đói nghèo trong lúc họ và những kẻ như họ ung dung hưởng mọi bổng lộc, ăn trên ngồi trước. Yêu nước? Không. Yêu đảng thì may ra. Vì đảng cộng sản đã cho họ mọi thứ, nhiều người trong số họ “từ không thành có tất cả” là nhờ đảng cộng sản.
Còn với hơn 90 triệu người dân trong và ngoài nước, chúng ta có yêu nước không?
Với người dân trong nước, sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ cộng sản đã khiến cái nhìn, quan điểm, mục đích, lý tưởng sống của con người ít nhiều bị méo mó, thực dụng đi. Phải sống trong một chế độ, thể chế không lo được cho người dân bất cứ cái gì, không hề có an sinh phúc lợi xã hội, mọi thứ người dân phải tự lo, nhưng lại phải è cổ đóng đủ thứ thuế cho nhà nước, bị nhà nước bóp nặn đủ kiểu, luật pháp thì chỉ bảo vệ cho kẻ mạnh và cho chính nhà nước. Phải chứng kiến bao nhiêu cảnh bất công trái tai gai mắt, người tử tế, lương thiện thì bị thiệt thòi, kẻ cơ hội xấu xa thì luồn sâu leo cao; người có tài nhưng thân cô thế cô thì không được trọng dụng trong lúc những kẻ bất tài nhưng có tiền có quyền hoặc con ông cháu cha thì cứ thế mà được đặt sẵn những chỗ “thơm” nhất, ngon nhất trong xã hội…
Khi phải sống trong một chế độ, một xã hội như vậy, lâu dần con người trở nên ích kỷ hoặc vô cảm hoặc tệ hơn, cơ hội, thực dụng, vì phải nghĩ tới mình trước, lo cho bản thân mình, gia đình mình trước hết. Và thế là hình thành những lối suy nghĩ, cách sống phổ biến là tìm cách thoát khỏi đói nghèo bằng mọi giá. Nhà nhà lo mưu sinh lo làm giàu, không còn thời gian tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện chính trị, vận mệnh đất nước.
Nếu nhà nghèo, không có đường làm ăn ở trong nước thì tìm cách đi lao động xuất khẩu, cho con gái lấy chồng ngoại, nếu có tiền hơn thì mở cơ sở làm ăn ở nước khác, đi du học hoặc cho con đi du học rồi tìm cách ở lại…Nghĩa là chỉ trừ những người hoàn toàn không có đường để ra đi, còn lại rất nhiều người VN vẫn âm thầm tìm mọi cách chạy thoát khỏi con tàu VN!
Sau biến cố lịch sử 30.4.1975 chỉ một thời gian ngắn, hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản, tạo thành một làn sóng thuyền nhân đánh động lương tâm cả thế giới, để rồi trong suốt 40 năm qua dòng người tìm đường ra đi dù không còn ồ ạt như xưa nhưng vẫn chưa bao giờ dừng lại. Trong lúc những người đã ra đi, chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện đem tài năng, tuổi trẻ về cống hiến, phục vụ đất nước. Đừng hỏi tại sao vì chúng ta đã thừa biết câu trả lời. Và có lẽ chỉ khi nào đất nước thực sự chuyển đổi sang mô hình tự do dân chủ, may ra lúc đó mới chấm dứt chuyện người Việt bỏ nước ra đi và may ra mới có chiều ngược lại, trở về xây dựng quê hương.
Còn người Việt sống ở nước ngoài? Nếu chỉ căn cứ vào hành vi đi làm ở nước người rồi gửi tiền về VN là yêu nước, thì người Việt hẳn là một cộng đồng yêu nước rất mạnh, bởi vì VN trong nhiều năm qua luôn là một trong những quốc gia có lượng kiều hối gửi về rất cao, chính số tiền này đã góp phần nuôi sống nhà nước độc tài cộng sản cho đến tận giờ này. Nếu căn cứ vào sự quan tâm của người Việt với tình hình thời sự chính trị xã hội trong nước, người Việt nhìn chung cũng là một cộng đồng rất quan tâm theo dõi tình hình VN, sống ở nước người ta nhưng tâm trí cứ đau đáu nghĩ về VN, gặp nhau là lại nói chuyện về VN…Đó là thế hệ trung niên hoặc lớn tuổi, còn bọn trẻ lớn lên hoặc sinh ra ở nước người thì khác, chúng không còn mấy quan tâm nữa.
Nhưng người Việt cũng là một cộng đồng rất lạ. Người Việt có thể xót xa nghĩ về quê hương, có thể chăm chỉ gửi tiền về nước giúp người thân, nhưng nếu phải đồng lòng làm một việc gì đó, hy sinh quyền lợi của mình cho sự thay đổi của đất nước thì chưa chắc. Ví dụ như nếu bảo tất cả mọi người chỉ cần ngưng gửi tiền về nhà một thời gian để nhà nước này, vốn đang bị khủng hoảng khó khăn về kinh tế, sẽ càng thêm bội phần khó khăn và buộc phải thay đổi chẳng hạn, thì có thể nói chắc rằng chẳng mấy người làm đâu. Người Việt có đến hàng chục hàng trăm đảng phái, tổ chức đang hoạt động chính trị ở ngoài nước, nhưng riêng việc ngồi lại với nhau, cùng nhau tạo thành sức mạnh chung để trợ giúp người trong nước, đẩy mạnh phong trào hoạt động dân sự, dân chủ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị trong nước là chẳng bao giờ làm được. Chưa nói đến chuyện đánh phá lẫn nhau.
Có nghĩa là từ nhà nước cộng sản nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng cho tới người dân đang sống trong hay ngoài nước, chúng ta vẫn chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, còn chúng ta vẫn không/chưa thực sự chấp nhận đánh đổi hy sinh, mất mát dù chỉ một chút những gì đang có, cho một tương lai chung tốt đẹp hơn của đất nước. Chúng ta vẫn chưa thực sự thấy nhục thấy đau vì hình ảnh VN trong mắt thế giới nhiều năm qua chỉ thường gắn với những gì tệ hại, lạc hậu... để mà quyết liệt thay đổi.
Như vậy so với những dân tộc biết vì cái chung, hoặc biết vượt qua những sai lầm, thất bại, mất mát…trong quá khứ, đồng lòng xây dựng đất nước thành những quốc gia hùng cường như người Mỹ, người Đức, người Nhật, người Do Thái…và rất nhiều dân tộc khác nữa, người Việt có yêu nước không? 

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không? (I)

— 12/30/2015 - 00:44 

Như đã có lần từng nói, phân tích chính trị Việt Nam là một việc khó, chính là vì mọi thứ diễn ra theo cách thức công khai một cách bí mật, hoặc bí mật một cách công khai, vì sự thật bị cất giấu ở đâu đó trong những góc khuất tối tăm, và những thông tin chính xác người dân không được biết. Báo chí thì chỉ đưa tin về các sự kiện với một lượng thông tin tối thiểu. Nếu độc giả sống ở một nước như Pháp hay Mỹ hay ở một nước dân chủ nào đó, sẽ thấy rõ sự khác biệt này : mỗi sự kiện khi được đưa ra bao giờ cũng kèm theo rất nhiều thông tin, và rất nhiều phân tích, bình luận, trong khi ở Việt Nam báo chí chỉ đưa tin về sự kiện chính trị, với một hàm lượng thông tin ít ỏi hết cỡ (dĩ nhiên là những tin được phép đưa), không có phân tích hoặc có rất ít phân tích, hoặc chỉ là các phân tích theo một chiều, cái chiều được chỉ đạo hoặc được cho phép, đây là điểm bất thường của báo chí chính thống Việt Nam. Nhưng điểm bất thường này hoàn toàn có thể giải thích được, và nó chính là một trong những đặc điểm căn bản của báo chí trong các thể chế độc tài.
Lấy một ví dụ về bầu cử cấp địa phương vừa diễn ra ở Pháp : ngay trong ngày chủ nhật (dân Pháp chỉ bỏ phiếu trong một ngày chủ nhật), sau khi có kết quả bỏ phiếu, thường là vào 20h tối cùng ngày, lập tức các đài truyền hình, các đài phát thanh tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến, mời các chuyên gia phân tích, bình luận gần như trực tiếp. Dĩ nhiên, sau đó báo chí tiếp tục phân tích. Đồng thời các nghiên cứu xã hội học về sự kiện cũng được triển khai ngay lập tức. Còn ở Việt Nam, nếu đọc tin về bầu cử cấp địa phương, cũng vừa diễn ra trong thời gian gần đây, ta sẽ thấy chỉ có tin và tin : ai được bầu, ở đâu, ai thôi chức vụ. Chỉ có vậy, hầu như không có phân tích, không có bình luận.
Tuy nhiên, dù khó khăn vẫn phải tiến hành các phân tích chính trị, hay nói cách khác, càng khó khăn càng cần học cách phân tích chính trị. Phân tích chứ không phải là chỉ trích hay ca tụng theo cảm tính. Việt Nam cần hình thành một tầng lớp những người có chuyên môn trong nghề phân tích chính trị. Điều này sẽ giúp ích không nhỏ cho chính phủ. Khi những người làm việc trong chính quyền hiểu rằng, dù muốn hay không, mọi hành động, mọi phát ngôn của họ đều được đưa ra phân tích thì có thể họ sẽ phải thận trọng hơn và có trách nhiệm hơn đối với hành động và phát ngôn của mình.
Dĩ nhiên, nếu chúng ta không muốn chính chúng ta bị người khác chỉ trích rằng « dân nào chính phủ ấy », thì cần chứng tỏ cho chính quyền biết dân trí của Việt Nam không thấp như chính quyền cố tình tuyên truyền, và những người dân bình thường trong xã hội có khả năng đòi hỏi chính quyền phải đáp ứng những yêu cầu rất cao của mình. Và nếu những người đứng ở vị trí lãnh đạo không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của người dân thì cần nhường chỗ cho những người có đủ năng lực để làm việc đó.
Trong bài này, tôi thử làm một phân tích để trả lời câu hỏi : liệu Việt Nam có thể có cải cách chính trị hay không, và ai là người có thể thực hiện cải cách chính trị, trong thời điểm này ?
Trước khi đi vào những câu hỏi này, tôi trở lại với trường hợp Gorbatchev, để minh định một điều : những người có khả năng tiến hành cải cách cần có một số phẩm chất nhất định.
Tháng 3 năm 1985 Ban Bí thư trung ương và Bộ chính trị Liên Xô đã chọn Mikhail Gorbatchev làm Tổng bí thư của đảng cộng sản Liên Xô, lúc ông chỉ mới 54 tuổi. Sự lựa chọn này được thúc đẩy bởi ý thức trách nhiệm đối với đất nước của ban lãnh đạo cũ. Gorbatchev sau khi nắm quyền đã tiến hành chương trình cải tổ perestroika. Chương trình không thành công như ông dự định, nhưng nó đã góp phần đưa nước Nga và Liên bang Xô viết thoát khỏi hệ thống toàn trị, mở ra một chương mới cho các sức mạnh Nga được phát triển.
Đã có nhiều sách viết về con người Gorbatchev để lý giải vì sao ông ta trở thành một huyền thoại. Ở đây xin giới thiệu một số nét trong chân dung của Gorbatchev, do Andreï Serafimovitch Gratchev miêu tả trong cuốn «Bí ẩn Gorbatchev : đất và số phận » (Le mystère Gorbatchev: la terre et le destin). Andreï Serafimovitch Gratchev là tiến sĩ lịch sử, có bằng đại học về ngành quan hệ quốc tế, từng là trợ lý và người phát ngôn của Gorbatchev.
Khi giữ chức vụ trong hàng lãnh đạo cao nhất ở địa phương, Gorbatchev đi bộ đến nơi làm việc. Ông không dùng đến xe công vụ. Ông gặp và tiếp chuyện người dân ngay trên đường phố. Vợ ông, bà Raissa, mua hàng trong những cửa hàng bình dân, tránh những nơi dành riêng cho những đảng viên có thế lực. Họ cho con đi học một trường bình thường trong khu phố chứ không chọn những trường mà giới lãnh đạo thường gửi con đến học.
Trong khi thực hiện tận tụy mọi công việc được giao, làm hết trách nhiệm với một thái độ trung thực và lương thiện, Gorbatchev đã gặp phải vô số vấn đề khiến ông cảm thấy khó hiểu và không đồng tình, một trong số những vấn đề đó là « sự kiêu căng và thụ động của những vị lãnh đạo bất tài ». Gorbatchev đã nung nấu suy nghĩ và tìm phương hướng giải quyết khi càng ngày ông càng lên cao trong bậc thang quyền lực.
Về phương diện trí tuệ, từ cuối 1978, khi chuyển lên Moscou, Gorbatchev đã đọc rất nhiều sách lúc bấy giờ bị cấm đối với đại chúng, cả những tác giả mac-xít lẫn những tác giả chống mac-xit, các triết gia mới như Sartre, Heidegger, Marcuse, những triết gia của trường phái Francfort. Gorbatchev cũng luôn tìm cách tận hưởng các hoạt động văn hóa. Và khi đứng ở vị trí lãnh đạo cao nhất, ông đã thường xuyên tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau ở Moscou. Ông hiểu rõ giá trị của văn hóa và khoa học. Điều này được nhấn mạnh trong nhiều diễn văn của ông, trong cả cuốn sách dày do chính ông viết ra để giải thích về khái niệm và chương trình perestroika.
Và những chuyến đi công du nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây, cho phép ông mở ra sự so sánh cần thiết. Vợ ông là người đã đặt cho ông câu hỏi : « Vì sao họ sống tốt hơn chúng ta? » Và ông sẽ tìm cách trả lời câu hỏi đó khi nhìn thấy tình trạng tù hãm, đình trệ của đất nước ông.
Sau khi được bầu vào vị trí quyền lực cao nhất, ông đã tiến hành những cải cách, như chúng ta biết, không chỉ làm thay đổi nước Nga, mà là cả cục diện thế giới. Điều cần nói ở đây là, những cải cách đó, không chỉ là mong muốn riêng của Gorbatchev, không chỉ là chương trình riêng của Gorbatchev. Những cải cách đó là sự thực hiện mong muốn chung của đa số những người dân Nga, nhất là của giới trẻ, những người, vào thời điểm đó, cảm thấy rằng « chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này nữa », cảm thấy rằng không thể tiếp tục sống trong dối trá, trong sự băng hoại đạo đức và tinh thần. Ý nghĩa sâu xa và căn bản của chương trình Perestroika, như Gorbatchev nhấn mạnh, đó là « xây dựng đời sống tinh thần cho các cá nhân, trong khi tôn trọng đời sống nội tâm của họ và trao cho họ sức mạnh đạo đức. Chúng ta tìm cách khởi động tất cả mọi tiềm năng trí tuệ của xã hội chúng ta, tất cả mọi tiềm năng văn hoá, để tạo ra các cá nhân năng động về mặt xã hội, phong phú về tinh thần, công chính và có lương tâm. ». Nghĩa là cải cách chính trị được tiến hành, đáp ứng nguyện vọng của người dân, nhằm trả lại phẩm giá, đạo đức và các giá trị tinh thần cho các công dân trong xã hội, trả lại cho cuộc sống những giá trị nhân văn. Cuộc sống đúng nghĩa không thể chỉ là sự tồn tại vật lý trong một bầu khí quyển lừa dối và bạo lực. Và luôn biết rằng một chương trình cải cách như vậy sẽ gặp vô vàn khó khăn, nhưng ông đã cương quyết thực hiện.
Giới thiệu về con người Gorbatchev để thấy rằng cải cách thực sự phải gắn liền với những khát vọng nhân bản, nó được thực hiện bởi những người có hoài bão lớn, không vụ lợi cá nhân mà nghĩ tới các giá trị chung và các mục đích chung.
Vấn đề của Việt Nam chúng ta là : trong bộ máy lãnh đạo của chúng ta hiện nay, có những người như vậy hay không ? Liệu có ai trong số các lãnh đạo còn nghĩ đến đạo đức và các giá trị tinh thần ?
Barcelona, 29/12/2015
Nguyễn Thị Từ Huy

VN hạn chế 'lạm phát' thứ trưởng từ 2016

Theo BBC-30 tháng 12 2015 

Image copyrightOther
Image captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt chỉ ít tuần trước khi luật mới hạn chế số lượng thứ trưởng có hiệu lực
Kể từ 2016, mỗi bộ và cơ quan ngang bộ tại Việt Nam sẽ chỉ có tối đa là năm thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan, theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.
Ngoại lệ là các bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao, được phép có không quá sáu thứ trưởng.
Luật cũng quy định con số này có thể cao hơn khi có sự sáp nhập bộ ngành hoặc nhu cầu điều động, luân chuyển cán bộ.
Tuy nhiên, quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp bổ nhiệm bổ sung sẽ thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội thay vì Thủ tướng.
Theo luật cũ, vốn được ban hành hồi 2001 và sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/1/2016, số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ ngành không bị hạn chế và hoàn toàn do Thủ tướng bổ nhiệm.
Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật đặt ra đã giới hạn “số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người", trong các trường hợp đặc biệt thì con số này "có thể nhiều hơn bốn người, do Thủ tướng Chính phủ quy định".
Qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, từ việc việc sáp nhập, thay đổi cấu trúc cơ quan cho tới "nhu cầu công việc" và cả việc "cơ cấu thành phần" lãnh đạo nữ, cho đến nay hầu hết các bộ ngành đều đã thuộc nhóm các "trường hợp đặc biệt", với lượng thứ trưởng tại 18 trên tổng số 22 bộ và cơ quan ngang bộ "lạm phát" hơn nhiều.
Image copyrightBao Hai Phong
Image captionTrong số các tân thứ trưởng của Bộ Công an có ông Nguyễn Văn Thành (đeo kính), người từng giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng
Theo trang tin Người Lao động, tính đến đầu năm 2015 cả nước có tổng số 118 quan chức giữ hàm thứ trưởng hoặc tương đương.
Con số này tăng mạnh trong những tháng cuối năm, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự.
Đáng kể nhất là việc bổ nhiệm bốn lãnh đạo quốc phòng và hai lãnh đạo công an, được thực hiện sau khi Luật Tổ chức Chính phủ mới đã thông qua.
Đợt bổ nhiệm mới nhất nâng số thứ trưởng ở hai bộ này lên mức cao kỷ lục, 10 thứ trưởng quốc phòng và chín thứ trưởng công an.
Cả mười vị tướng thứ trưởng quốc phòng đều là các ủy viên trung ương đảng.
Trong dàn lãnh đạo công an, tân thứ trưởng Nguyễn Văn Thành là người duy nhất chưa đeo lon tướng. Trước khi được điều động về bộ, ông Thành giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng và từng là một phó phòng công an thành phố.

Không muốn chia quyền?

Hồi đầu năm, trong quá trình thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ, đã có những đề xuất về việc tản quyền cho cấp thấp hơn như tổng cục trưởng, vụ trưởng đảm trách công việc thay vì tăng thêm các vị trí cấp phó cho người đứng đầu bộ ngành.
Image copyrightGetty
Image captionChủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng muốn hạn chế số lượng thứ trưởng bằng luật
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được cho là thuộc nhóm những người ủng hộ việc luật hóa và giới hạn cụ thể số lượng cấp thứ trưởng ở các bộ ngành.
“Không có nhiều tướng thì sẽ ít quân đi thôi, cứ đẻ ra một tướng là thêm quân,” ông nói trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian soạn thảo luật.
Tuy nhiên, "không ít bộ trưởng lại không muốn trao quá nhiều quyền cho các tổng cục", trang tin Người Lao động dẫn lời tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lý do, theo ông Thảo, là "mặc dù trao quyền thì việc của bộ trưởng rất nhẹ nhưng vô hình chung lại biến tổng cục thành các bộ con", trong lúc với cơ chế hiện thời của Việt Nam, bộ trưởng thực hiện công tác điều hành, thậm chí "tham gia cả việc xét duyệt cấp kinh phí cho từng dự án".
Luật mới hầu như giữ nguyên nhiệm vụ, quyền hạn của thứ trưởng so với trước.
Tuy nhiên, luật mới đã không nhắc tới một trong các trách nhiệm mà thứ trưởng có thể đảm trách từng được quy định trong luật cũ: được ủy nhiệm lãnh đạo chung trong trường hợp người đứng đầu bộ, ngành vắng mặt.
Luật Tổ chức Chính phủ (ban hành 19/6/2015), Điều 38
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.