Monday, November 24, 2014

Khám phá các ‘Tiền tuyến’ ở khu vực Chiếm Trung tâm Hồng Kông


Matthew Robertson, Epoch Times và Benjamin Chasteen, Epoch Times
 25 Tháng Mười Một , 2014
Các diễn biến xã hội của khu vực chiếm đóng chính ngày càng giống với thế giới thực: ở trung tâm là khu địa ốc đắt giá, với nhiều đồ nghệ thuật, một khu vực học tập với đầy đủ tiện nghi, các lều rạp với đồ ăn thức uống và một khu vực thâu âm, nơi các lãnh đạo nổi danh của các sinh viên phát biểu.
Có lẽ cách trung tâm khoảng 1/4 dặm (400 m) về hai hướng Đông-Tây, thoạt nhìn khung cảnh trông như bộ phim hành động cổ điển của những năm 1980 “Chạy Trốn Khỏi New York” (Escape From New York): hàng rào chướng ngại vật không người với các cây tre cắm hướng ra ngoài, những người chơi ván trượt xăm mình, những tay nghiện thuốc lá, và các nhóm thanh niên trùm mũ, đôi khi đeo mặt nạ, đang ngồi xung quanh và hầu như không làm gì cả.
Ed Lau cho biết, anh chịu trách nhiệm ở “Mặt trận phía Đông”. Còn bạn của anh Jack Lam chịu trách nhiệm điều khiển “Mặt trận phía Tây”. Họ liên lạc với nhau và với những người khác trong khu trại thông qua hệ thống bộ đàm. Anh Lam, kiến trúc sư, hiện đã nghỉ việc. Còn anh Lau, hàng ngày anh đều đến khu vực này sau khi kết thúc công việc hướng dẫn giáo dục thể chất của mình.
Lần đầu tiên anh Lau đến Admiralty là vào hôm 28 tháng 9, sau khi cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay để giải tán người biểu tình. Anh đã có một bữa tối với cơm chiên cùng mẹ của mình tại Bệnh viện St Mary, sau đó đi bộ đến khu vực này.
Một vài ngày sau đó, họ đã tự cố thủ bằng cách lập hàng rào. “Chúng tôi đã dựng hàng rào phong tỏa này vào ngày 1 tháng 10 để giúp sinh viên tránh bị xã hội đen đánh đập”, anh Lau đề cập đến cuộc bạo lực thứ hai phần nhiều có liên quan đến chính phủ, và đã gây ra làn sóng phản đối cùng phong trào cắm trại dài hạn của người biểu tình.
“Tất cả chúng tôi đều phi chính trị, chúng tôi không quan tâm dù sự việc có đi theo hướng nào đi nữa. Nhưng đó là nghĩa vụ công dân của chúng tôi trong việc bảo vệ những người (sinh viên) dễ bị tấn công”.
Sau khi đánh giá xem ai là người phụ trách (không có ai), và có kế hoạch gì nếu cảnh sát hay xã hội đen đến (cũng không có), anh Lau chợt nhận ra: “Hành động biểu tình sẽ vô tác dụng nếu không có sự điều phối và liên lạc với nhau. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận nhằm đề ra sách lược và thiết lập phương án ứng phó nhanh với những kịch bản khác nhau”.
Sau đó, những người biểu tình đã đưa ra các mã màu sắc tương ứng với các kịch bản khác nhau này. Anh Lau đặt các màu sắc ra và giải thích: “Mã màu xanh lá cây là khi  một hoặc hai người đến chửi mắng và quấy rối. Lúc này, chúng tôi chỉ theo dõi sự việc. Màu vàng là khi một số người với mục đích xấu đến gây phiền toái hoặc bạo lực. Trong trường hợp đó, một nửa số người từ các trạm lân cận sẽ tới để đối phó với tình hình”.
Và cuối cùng là mã màu đỏ trong trường hợp bất khả kháng: “Đó là khi nhiều cảnh sát tới giải tán khu vực với hơi cay, đạn cao su, hoặc tệ hơn nữa; hoặc nếu hàng trăm kẻ tấn công hay phá rối cầm dao và gậy tới, chúng tôi sẽ có các biện pháp sơ tán khác nhau đối với lượng người khác nhau-500, 1.000, 5.000”.
Anh Lau cho biết, thậm chí các lãnh đạo sinh viên không biết về kế hoạch này. Anh kể lại, khi biết việc này, một trong số họ đã thốt lên:

“Ồ, các bạn đã có một kế hoạch thật tuyệt vời”.

Rõ ràng khu vực chiếm đóng vận hành theo một cấu trúc song song giữa Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HFS), Học Dân Tư Triều, và Hòa Bình Chiếm Trung, là những bộ mặt công khai của phong trào này, chuyên phát ngôn với giới truyền thông và hội đàm với chính phủ.
Nhưng khả năng Lau cùng những người khác ở địa điểm này thực sự có thể đương đầu với hàng nghìn người tràn vào hay không, vẫn còn là dấu hỏi.
Lĩnh Anh, một trong những người thuộc các trạm cung cấp thực phẩm chính, cho biết rằng không ai có kế hoạch sơ tán tổng thể.
“Có rất nhiều vị anh hùng muốn chịu trách nhiệm về việc này việc kia, họ là những người đang đảm nhận một khu trại. Nếu bạn đi bộ xung quanh và nói với mọi người ‘tôi vận hành khu vực này’, thì họ sẽ đáp lại…” Lĩnh Anh kết luận một cách khó chịu.

Đến lúc cần sơ tán thì mọi người sẽ chạy thôi. Đó mới là điểm mấu chốt”Lĩnh Anh nhận định.

Dù vậy, ở Mặt trận phía Tây, Jack Lam tự coi bản thân và nhóm của anh có đóng góp quan trọng đối với phong trào biểu tình, bằng cách đảm bảo sự hiện diện ở tiền tuyến, nhờ vậy các cảnh sát sẽ không dễ dàng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
(Từ trái qua phải) Homes Sin, Jack và Victor là những người biểu tình chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và bảo vệ các rào chắn ở bên ngoài “Quảng Trường Ô”, ở Quận Trung Tâm của Hồng Kông, vào ngày 27 tháng 10 năm 2014. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)
“Chúng tôi đến để bảo vệ các sinh viên. Nếu không vì họ, chúng tôi sẽ không làm như thế này, các sinh viên cần được an toàn”, Jack chia sẻ.
Những rào chắn dựng xung quanh trại ở Mặt trận phía Tây hầu như đang vắng bóng người. Nhưng anh Victor, 18 tuổi, bạn của Jack nói rằng, chỉ mất 10 phút, nhóm của anh có thể huy động hàng trăm người. Hình thành một đám đông tức thì để kiềm tỏa ý định giải tán người biểu tình của cảnh sát.
“Tôi chỉ cần một cuộc gọi, sẽ có hàng trăm người tới đây”, anh Victor tuyên bố.

Tuyên Quang: Điều chuyển bác sỹ tắc trách khiến cháu 7 tháng tuổi tử vong

Sát hại vợ rồi mang con bỏ trốn về quê

(VTC News) - Do mâu thuẫn, Tân đã dùng dao sát hại vợ rồi đưa con bỏ về quê ở Phú Thọ.

Ngày 24/11, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Tân (SN 1984, trú tại Vân Du, Ðoan Hùng, Phú Thọ) để điều tra về hành vi Giết người.

Theo đó, nạn nhân trong vụ án là vợ của Tân, chị Phạm Thị Thảo (SN 1975, trú tại tổ 3, khu 1, phường Giếng Ðáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Thông tin ban đầu cho biết, ngày 21/11, Công an phường Giếng Đáy nhận được thông tin trình báo về việc chị Phạm Thị Thảo bị sát hại tại nhà. Ngay sau đó, cơ quan công an đã có mặt bảo vệ hiện trường, khẩn trương làm rõ vụ việc.

Sát hại vợ rồi mang con bỏ trốn về quê
 Hiện trường vụ án mạng
Qua công tác khám nghiệm, lực lượng chức năng xác định nạn nhân tử vong do bị chém đứt động mạch cổ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an nhanh chóng xác định kẻ gây án chính là chồng của nạn nhân, tên Nguyễn Văn Tân. Sau khi gây án, Tân đã ra đầu thú.

Theo khai nhận ban đầu của Tân tại cơ quan công an, do mâu thuẫn tình cảm nên hai vợ chồng đã to tiếng, do bức xúc Tân đã dùng dao chém vào cổ nạn nhân. 

Sau đó, Tân đưa nạn nhân lên giường đắp chăn lại, khóa cửa và lập tức đưa hai con bỏ trốn về Phú Thọ. Lên đến Phú Thọ, Tân đã điện về cho gia đình nạn nhân thông báo sự việc và ra công an đầu thú.

Theo tìm hiểu của PV, Thảo và Tân đã chung sống với nhau được gần 10 năm nay. Trước khi về chung sống, Thảo đã có một con riêng. Cuộc sống của đôi vợ chồng này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Hiện sự việc tiếp tục được điều tra làm rõ.
24/11/2014 11:39

Minh Chiến

Dự án đèo Hải Vân : Nguy cơ đầu tư Trung Quốc

Đèo Hải Vân. Dự án khu nghỉ dưỡng ở Mũi Cửa Khẻm gây lo ngại về an ninh quốc phòng của Việt Nam. Wikipedia
RFI-Thứ hai, ngày 24 tháng mười một năm 2014
Trong những ngày qua, trên mặt báo chính thức ở Việt Nam đã có rất nhiều tranh cãi về dự án khu du lịch tại đèo Hải Vân. Dự án này bị chỉ trích chủ yếu là bởi vì khu du lịch, do một công ty Trung Quốc xây dựng, nằm tại một nơi được xem là rất trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng. Vụ việc càng thêm rối rắm bởi vì địa điểm xây dự án lại nằm trong khu vực đang có tranh chấp giữa Thừa Thiên-Huế với Đà Nẳng, tức là chưa được phân định rõ ràng là thuộc tỉnh nào.

Đèo Hải Vân, cao 500 mét so với mực nước biển, dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam). Mặc dù nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, nhưng nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường đèo hiểm trở này để thưởng ngoạn, vì từ trên đây có thể nhìn thấy một phần thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa, Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,... và những bãi biển.
Theo thông tin của báo chí trong nước, vào năm 2013, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý cấp gần 200 ha đất ở khu vực đèo Hải Vân (nằm trong quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô của chính phủ) cho công ty Thế Diệu (thuộc công ty World Shine của Hồng Kông, Trung Quốc ) để xây Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế, ở khu vực Mũi Cửa Khẻm.
Theo dự kiến, đây sẽ là một khu nghỉ mát "cao cấp", gồm một khách sạn 5 sao với 450 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ, 350 biệt thự, 220 căn hộ cao cấp với sân golf mini, bãi tắm…. Tổng mức đầu tư dự án này lên đến 250 triệu đôla.
Nhưng mãi đến gần đây, giới truyền thông trong nước mới bắt đầu chú ý đến dự án, khi chính quyền tỉnh Đà Nẳng quyết liệt phản đối và ngày 07/11 gởi văn bản yêu cầu chính phủ dừng dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân, với lý do là khu vực này còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai tỉnh.
Kể từ lúc đó, ngay trên mặt báo chính thức ở Việt Nam, đã có nhiều người lên tiếng chỉ trích dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực Cửa Khẻm, đèo Hải Vân, nhất là vì Cửa Khẻm được coi là mũi vươn ra biển xa nhất, cho nên là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng, mà lại giao cho một nhà thầu Trung Quốc nắm giữ. Trong số những người chỉ trích dự án, có không ít các tướng lĩnh quân đội.
Chẳng hạn như theo lời trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, khu vực đèo Hải Vân là "điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh". Theo phân tích của viên tướng này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân"sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế". Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển. Tướng Thước cũng lo ngại rằng một khi dự án khu nghỉ dưỡng của công ty Trung Quốc được xây dựng ở đây thì « mọi bí mật quân sự của vùng 3 Hải quân sẽ khó được giữ vững ».
Về phía các nhà trí thức, nhà nghiên cứu về Huế Nguyễn Đắc Xuân, tác giả « 700 năm Thuận Hóa- Phú Xuân - Huế » và một cuốn sách nghiên cứu về Triều Nguyễn và Huế xưa, cũng tỏ vẻ rất quan ngại về dự án này khi trả lời phỏng vấn RFI qua điện thoại từ Huế ngày 19/11/2014:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Huế21/11/2014
Trước những phản ứng nói trên, chiều 20/11 vừa qua, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức họp báo để "cung cấp thông tin" về dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Wolrd Shine - Huế" tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. Cuộc họp báo trước hết là nhằm khẳng định khu vực mũi Cửa Khẻm, hòn Sơn Chà "thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên-Huế", nhằm chặn đứng mọi đòi hỏi " chủ quyền" của tỉnh Đà Nẳng trên khu vực này.
Chính quyền Thừa Thiên-Huế cũng khẳng định dự án được cấp phép đầu tư theo đúng quyết định của chính phủ "về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2025" và "về phê duyệt tổng thể phát triển du lịch VN đến năm 2020, tầm nhìn 2030". Trong đó Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được xác định là một trong những khu du lịch quốc gia được ưu tiên tập trung đầu tư đến năm 2020. Chính quyền tỉnh này cũng thanh minh rằng dự án "chỉ mới giai đoạn khảo sát và cấp giấy phép đầu tư, chưa có quy hoạch chi tiết, chưa giao đất và cũng chưa cấp giấy phép xây dựng". Họ cam đoan là sẽ xin ý kiến của thủ tướng và sẽ chấp hành ý kiến của lãnh đạo chính phủ.
Nhưng các phóng viên đến dự họp báo hôm đó chủ yếu hỏi về tác động của dự án khu nghỉ dưỡng đèo Hải Vân đến an ninh quốc phòng của Việt Nam. Đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế, lúc ấy mới thông báo là họ đang chờ "ý kiến chính thức" của bộ Quốc phòng về việc có nên làm dự án này hay không. Viên sĩ quan này cũng cho biết là bộ Quốc phòng sẽ cử một đoàn đến khảo sát thực địa rồi sau đó sẽ cho ý kiến.
Chưa biết là chính phủ Hà Nội sẽ quyết định như thế nào về dự án ở đèo Hải Vân, nhưng dự án này khiến người ta nhớ đến khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Nhà đầu tư Đài Loan, Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nằm trong Khu Kinh tế Vũng Áng, đã đề nghị chính phủ lập một đặc khu kinh tế gang thép, với nhiều ưu đãi đặc biệt, nằm ngoài khung pháp lý của Việt Nam.Chính phủ Hà Nội đã bác bỏ đề nghị này. 
Thế nhưng, cho tới nay, Khu Kinh tế Vũng Áng vẫn hoạt động như một ngoại lệ, nhất là với việc tuyển dụng hàng ngàn lao động Trung Quốc vào làm việc tại đây, tức là lấy đi mất cơ hội làm việc của người dân địa phương. Sự có mặt đông đảo của người Trung Quốc gây lo ngại cho nhiều chuyên gia, sợ rằng Việt Nam sẽ bị cắt làm đôi.
Giới nhân sĩ trí thức cũng đã từng lên tiếng về dự án bauxite Tây Nguyên một phần cũng chính là vì lý do an ninh quốc, bởi lẽ qua dự án này, Trung Quốc có thể kiểm soát được vùng Tây Nguyên. Nhưng chính phủ đã không nghe theo khuyến cáo của giới nhân sĩ trí thức vì đó là "chủ trương của Đảng và Nhà nước". Bây giờ, dự án khu du lịch trên đèo Hải Vân một lần nữa đặt ra vấn đề làm thế nào dung hòa quyền lợi kinh tế của địa phương với an ninh quốc phòng của đất nước. 

Nga bị thiệt hại 40 tỷ đô la do trừng phạt kinh tế của phương Tây

Thanh Hà
RFI-Ngày 24-11-2014 16:51
media
Một người bán hàng rong ở St-Petersbourg ngày 12/11/2014. Giá cả tại Nga tăng cao do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.Reuters

Matxcơva nhìn nhận : hiện tượng giá dầu hỏa sụt giảm và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây gây nhiều thiệt hại tài chính cho nước Nga. Theo điện Kremly trong một năm qua, 140 tỷ đô-la vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi Liên bang Nga.

Trong bản tin ngày 24/11/2014, hãng tin ITAR-TASS trích lời Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov nêu lên khoản thiệt hại 40 tỷ đô la do tác động trực tiếp của các đợt trừng phạt kinh tế mà Mỹ và Châu Âu đã ban hành để trừng phạt Nga can thiệp vào Ukraina và từ đầu khủng hoảng Ukraina tới nay, hơn 140 tỷ đô la vốn đầu tư ngoại quốc đã chạy khỏi nước Nga.

Giới quan sát cho rằng hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ do Matxcơva can thiệp vào khủng hoảng Ukraina đã đẩy kinh tế Nga sát bờ vực thẳm, đồng rúp mất giá gần 1/3 so với đồng euro.

Dù vậy Matxcơva khẳng định : kinh tế Nga không bị đe dọa cho dù « chính sách trừng phạt của Âu Mỹ gây khó khăn cho Nga » vào lúc giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh. Trong một năm qua, dầu hỏa mất giá 30 %, khiến Matxcơva bị thất thu trên dưới 100 tỷ đô la.

Phát biểu ngày hôm qua 23/11/2014, Tổng thống Putin đã tìm cách trấn an công luận và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của việc dầu hỏa trên thế giới tuột giá. Ông coi đó là một sự phối hợp giữa Mỹ với Ả Rập Xê Út để « triệt hạ » một đối thủ. Nhưng chủ nhân điện Kremlin nói luôn : tính toán đó của Washington không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Nga, tăng trưởng của quốc gia này vẫn tăng chứ không giảm.

LHQ : Nạn buôn trẻ em trên thế giới không ngừng tăng

Minh Anh
RFI-Ngày 24-11-2014 16:13

media
Lá cờ của LHQ. Báo cáo của tổ chức quốc tế này báo động về nạn buôn bán trẻ em trên thế giới.

Trong bản báo cáo năm nay, Cơ quan chống ma túy và tội ác của Liên Hiệp Quốc – UNODC tố cáo tình trạng buôn bán trẻ em gia tăng trên thế giới.

Theo thông lệ cứ hai năm một lần, cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc này công bố các kết quả điều tra. Bản báo cáo năm 2014 được công bố hôm nay (24/11/2014), cho biết đa phần các nạn nhân tại Châu Phi và khu vực Cận Đông, là trẻ vị thành niên. Tại nhiều nước như Ấn Độ, Ai Cập, Angola hay Peru, con số vị thành niên có khi đạt đến tỷ lệ 60% trong số các nạn nhân. Trong khi đó, tỷ lệ này trong giai đoạn 2003-2006 thấp hơn đến hơn 3 lần (tức khoảng 20%).

Xét về mặt giới tính, tỷ lệ nạn nhân nữ chiếm đến 2/3 số ca, tuy có sụt giảm đôi chút, tức là 70% so mức 84% cách đây mười năm. Cụ thể tỷ lệ phụ nữ trẻ giảm một phần ba xuống còn 49% (so với 74% vào năm 2004 ). Nhưng tỷ lệ bé gái và thiếu nữ đã tăng gấp đôi từ 10% lên 21%.

Hơn 50% số nạn nhân buôn người là nhằm cho các hoạt động khai thác tình dục. Bản báo cáo ghi nhận nạn buôn bán người cho mục đích cưỡng bức lao động cũng tăng đáng kể từ 32% (2007) lên 40%.

Yếu tố khu vực cũng nêu rõ lên sự khác biệt rõ nét về nạn buôn người. Tại Châu Âu và Trung Á, khai thác tình dục chiếm đến 2/3 trường hợp, trong khi phần còn lại ở Châu Á, lao động cưỡng bức chiếm đa số.

Một số dạng buôn người khác như « bắt trẻ làm lính hay các hoạt động phạm pháp hoặc cưỡng bức ăn xin » cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Bản báo cáo này được dựa trên các dữ liệu do 128 quốc gia cung cấp. Nhưng theo đánh giá của Cơ quan chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc, đó chỉ mới « phần nổi của tảng băng ». Tổ chức này lấy làm tiếc rằng rất tại nhiều khu vực trên thế giới, nạn buôn người vẫn còn là « một hoạt động ít rủi ro và rất béo bở cho các nhóm tội phạm ».

Báo Wall Street Journal Nợ công, tham nhũng khiến kinh tế TQ "hết phép lạ"

Đăng Bởi  - 

Xây nhiều dự án nhà ở, song đa số đều trống rỗng, không có người ở
Xây nhiều dự án nhà ở, song đa số đều trống rỗng, không có người ở
Trong bài viết The End of China’s Economic Miracle?  - tạm dịch Nền kinh tế màu nhiệm của Trung Quốc đến hồi kết đăng trên Wall Street Journal, ký giả Bob Davis đã nhận định “nợ công và tham nhũng đang khiến gã khổng lồ châu Á đi cà thọt trong quá trình phát triển kinh tế. Một Thế Giới xin trích dịch:
Trong chuyến thăm Trung Quốc 2009, tôi trèo lên tầng 13 của một ngôi chùa trong thành phố công nghiệp Changzhou, không xa Thượng Hải là bao, và ngước mắt nhìn bao quanh. Các công trình đang xây dựng kèo dài suốt khắp chiều ngang chân trời, bụi mù trong nắng vàng.
Daniel – cậu con trai tôi đang dạy Anh ngữ ở đại học vùng này, bảo tôi rằng: “Màu vàng là màu của sự phát triển”.
Những ngày ở tôi làm việc Bắc Kinh trong vai trò của một phóng viên theo dõi mảng kinh tế Trung Quốc, từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có kim ngạch buôn bán số 1 thế giới, cao hơn Mỹ và là nền kinh tế số 2 thế giới, vượt qua Nhật Bản. Các nhà kinh tế học nhận định rằng: việc GDP của Trung Quốc  vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cũng giai đoạn này, Trung Quốc chứng kiến sự thay đổi quyền lực trong giới lãnh đạo. Tân tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình tự lên tiếng như một nhà cải cách, đưa ra kế hoạch 60 điểm để cải tiến nền kinh tế Trung Quốc và phát động một chiến dịch chống tham nhũng qui mô nhằm làm trong sạch Đảng.
Sự thanh lọc này – như những người ngưỡng mộ ông Tập nói với tôi – làm cho những quan chức nhà nước, những lãnh đạo chính trị địa phương và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước sợ chết khiếp.
Giờ thì sao? Gần kết thúc thời gian 4 năm làm việc ở Trung Quốc, tôi cảm thấy bi quan về tương lai của nền kinh tế nước này. Khi tôi đến, GDP của Trung Quốc tăng trưởng gần 10% mỗi năm như đã tăng trưởng trong gần 30 năm qua. Đây là một kỳ công không ai có có thể sánh kịp trong lịch sử kinh tế hiện đại.
Nhưng sự tăng trưởng đó đang giảm xuống 7%. Các doanh nhân phương tây và các nhà kinh tế ở Trung Quốc cảnh báo rằng số liệu về GDP của chính phủ chỉ chính xác như là một thuật toán về chiều hướng, và sự chiều hướng của nền kinh tế Trung Quốc đang rõ ràng là đi xuống. Những câu hỏi lớn được đặt ra là “xuống đến đâu” và “nhanh như thế nào”.
Những thông tin tự bản thân tôi thu thập được cho thấy chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của cái gọi là phép lạ kinh tế Trung Quốc. Chúng ta đang thấy sự thành công của Trung Quốc đang dựa như thế nào vào nợ công và tham nhũng. Những tòa cao ốc là biểu tượng không cần thiết cho khí lực của một nền kinh tế, mặt khác, nó cũng có thể trở thành biểu tượng của một nền kinh tế cố phát triển (bằng mọi giá).
Đa số các thành phố ở Trung Quốc tôi từng đến đều bị bao quanh bởi những tòa nhà, những khu phức hợp khổng lồ song lại trống rỗng. Chúng ta có thể nhìn thấy được điều đó vào ban đêm, khi những tòa nhà to lớn chỉ le lói vài ánh đèn ở tầng cao nhất. Tôi đặc biệt chú ý đến chuyến đi đến các khu đô thị được xếp loại 3-4, có đến 200 đô thị loại này hoặc hơn với dân số từ 500 ngàn đến vài triệu người, đây là những nơi người nước ngoài ít viếng thăm song lại được tính đến 70% tổng giá trị bất động sản nhà ở của Trung Quốc.
Tôi ví dụ từ cửa sổ khách sạn tôi ở ở TP Yingkou - đông bắc Trung Quốc, tôi có thể nhìn thấy những dự án căn hộ Trung Quốc đã hoàn thành nhưng trống rỗng, kèo dài đến nhiều dặm và muốn đi hết thì chỉ có nước leo lên xe ô tô. Nó khiến tôi nghĩ sao giống như một khu vực vừa bị ném bon nguyên tử vì nhà ở kết cấu thì còn nhưng người thì không thấy bóng dáng đâu cả.
Tình hình đã trở nên tồi tệ ở Handan, một trung tâm thép cách Bắc Kinh gần 500km về phía nam. Hè năm ngoái, một nhà đầu tư tuổi trung niên đã dọa sẽ tự tử nếu địa phương không giữ đúng lời hứa về lãi suất vốn anh này đã chịu không nổi. Sau khi nghe hàng loạt câu chuyện tương tự, các quan chức chính quyền thành phố đã phải nhắc nhở cư dân ở đây rằng nhảy lầu tự tử là … vi phạm pháp luật.
Trong 20 năm qua, bất động sản đã trở thành động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Những năm cuối thập niên 1990, nhà chức trách TQ cuối cùng cũng đã cho phép người dân TQ sống ở thành thị được sở hữu nhà riêng, và nền kinh tế cất cánh từ đó. Người dân ào ào đổ tiền để dành đi mua nhà, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan như sắt thép, cửa kính và thiết bị điện tử tiêu dùng, có lúc,  bất động sản đạt đến hơn ¼ tổng GDP.
Sự phát triển này kéo theo các khoản nợ, bao gồm nợ vay của chính phủ, của các nhà phát triển và các ngành công nghiệp. Hè năm nay, Quỹ tiền tệ quốc tế IFM lưu ý rằng suốt 50 năm qua chỉ có 4 quốc gia có số nợ lên nhanh như Trung Quốc trong vòng 5 năm qua. Cả 4 quốc gia đó gồm Brazil, Tây Ban Nha, Ireland và Thụy Điển đều đã đối mặt với khủng hoảng ngân hàng trong vòng 3 năm sau khi số nợ tăng mạnh.
TQ đã theo sau Nhật và Hàn Quốc trong việc dùng xuất khẩu để kéo nền kinh tế ra khỏi nghèo khó. Nhưng TQ, với mức độ xuất khẩu ở mức lớn, giờ đã gần đạt đến mức tới hạn. Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu của TQ có thể cao hơn được bao nhiêu nữa từ việc buôn bán với Mỹ và châu Âu? Trong khi các đối thủ của TQ đang có một lợi thế lớn là họ đang khuyến khích tự do thương mại.
Khi tôi nói chuyện với các sinh viên đại học TQ, tôi hỏi họ xem họ có kế hoạch như thế nào? Tại sau? Tôi tự nghĩ, trong một nền kinh tế dường như không có giới hạn gì cả, tại sao lại có quá ít sinh viên chọn cách để trở thành thương gia? Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc, các sinh viên theo học làm kỹ sư ở Stanford nhiều gấp 7 lần so với các sinh viên có ý đồ muốn khởi nghiệp ở các trường đại học danh tiếng ở TQ.
Tôi bị ấn tượng trong một lần phỏng vấn một sinh viên học khoa môi trường ở đại học Tsinghua. Cha mẹ cậu này giàu nhanh nhờ xây dựng các công ty chế tạo giày dép và máy bơm. Nhưng cậu ta không hề có ý định nối nghiệp bố mẹ. Và bản thân bố mẹ cậu cũng không muốn con trai mình nối nghiệp. “Tốt hơn là mày đi làm nhà nước”- bố mẹ cậu bảo. Và rõ ràng, họ muốn con trai họ có được một vị trí tốt trong bộ máy nhà nước thì công việc làm ăn của gia đình mới phát đạt.
Liệu ông Tập có giúp nền kinh tế TQ đang giảm ở mức giảm thấp nhất? Có thể. Nó sẽ lệ thuộc vào các nhà cải cách TQ: tái cơ cấu ngân hàng để khuyến khích đầu tư, phá bỏ tư duy độc quyền để kiến tạo vai trò lớn hơn cho nền kinh tế tư nhân, dựa nhiều hơn vào sự tiêu dùng trong nước.
Nhưng ngay cả các nhà lãnh đạo hùng mạnh của TQ cũng đã gặp trở ngại trong việc muốn triển khai ý định của mình. Tôi được biết rằng đầu năm nay TQ có kế hoạch giảm sản lượng sắt thép ở Hebei – một thành phố ngoại vi Bắc Kinh có sản lượng thép thô cao gấp đôi Mỹ, nhưng TQ giờ đâu còn cần nhiều sắt thép như trước. Song vùng này này vẫn im hơi lặng tiếng đến khi ông Tập phải lên cảnh báo các quan chức địa phương.
Vào cuối năm 2013, Hebei tổ chức một sự kiện gọi là “ngày chủ nhật hành động”. Các quan chức cử các đội quân đi đập phá các lò luyện kim, làm nổ tung các nhà máy cán thép để làm những thông tin lớn trên truyền hình. Tuy nhiên, chuyện đến khi vở lỡ mới biết rằng các lò luyện thép đó đã từ lâu không còn được sử dụng và việc phá hủy chúng cũng chẳng ăn nhập gì đến đầu ra của ngành luyện thép. Thay vào đó, công nghệ luyện thép của TQ đang trên đường lập kỷ lục về sản lượng trong năm nay.
Ở TQ, tôi đã học và nhận ra, màu vàng không chỉ là màu của sự phát triển. Nó còn là màu sắc của hoàng hôn.
L.H.L (trích dịch)

Dân hoang mang vì sinh vật giống đỉa lớn 'nhanh như thổi' trên rau

Sinh vật lạ, màu đen, dài khoảng 2cm sống trong đất. Điều đáng nói là chúng dài ra theo từng ngày. Sau vài ngày có thể đạt 20cm giống như đỉa và thi thoảng lại bò vào sân.

Chiều 24/11, chị Trần Thị Thủy ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, đã rắc vôi, phun thuốc để xử lý những sinh vật lạ xuất hiện mấy ngày qua trong luống rau vừa mới gieo trồng của gia đình.

Trước đó 1 ngày, những sinh vật này vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều, thậm chí bò vào cả sân. Ngoài gia đình chị Thủy thì nhà anh Nguyễn Văn Bắc (cùng xóm) cũng gặp tình trạng tương tự.

Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu và chính quyền địa phương cũng đã về kiểm tra nhưng chưa xác định được tên, nguồn gốc xuất hiện của chúng. Trước mắt, nhà chức trách hướng dẫn gia đình rắc vôi tiêu diệt, chờ tìm biện pháp xử lý.

Sinh vật lạ xuất hiện trong luống rau nhà chị Thủy và anh Bắc. Loài này có màu đen óng, chiều dài phát triển nhanh theo từng ngày.

Dân hoang mang vì sinh vật giống đỉa lớn 'nhanh như thổi' trên rau - Ảnh 1
Sinh vật lạ xuất hiện trong luống rau nhà chị Thủy và anh Bắc.

Trước đó 20 ngày, chị Thủy và anh Bắc mua túi hạt rau cải ngọt tại cửa hàng ở thị trấn Cầu Giát về gieo trồng tại vườn nhà. Mặc dù được chăm sóc, tưới nước thường xuyên nhưng rau chỉ mọc lưa thưa không như những luống rau nhà khác.

Ngày 20/11, như thường lệ, chủ nhà đưa nước ra tưới cho rau nảy mầm thì phát hiện một loài sinh vật lạ, màu đen, dài khoảng 2cm sống trong đất. Điều đáng nói là chúng dài ra theo từng ngày. Sau vài ngày có thể đạt 20cm giống như đỉa và thi thoảng lại bò vào sân.

Đến sáng nay 24-11, loại trùng này phát triển ngày càng nhiều hơn. Chúng thường bò ra ruộng vào buổi sáng sớm và chiều tối khi trời mát. Đặc biệt khi chị Thủy tưới nước cho rau vào buổi sáng thì thấy sinh vật lạ này bò lên mặt đất với mật độ dày đặc khiến chị Thủy hoảng sợ.

Theo ông Võ Nguyên Phúc, cán bộ địa chính nông nghiệp xã Quỳnh Hoa, nghi vấn đây có thể là một loài sên nhưng nó lại có đặc điểm khác biệt như mang thân mềm giống giun đất, màu đen óng giống rắn tun nhưng nếu bị đứt lìa nó vẫn sống bình thường như con đỉa.

Ông Phúc cũng cho biết, bản thân ông và người dân chưa từng thấy sinh vật này xuất hiện trên địa bàn và không biết nó thuộc loại gì?

Ông Phan Thanh Kỳ, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hoa cũng cho biết bản thân ông Kỳ cũng chưa khi nào thấy bao giờ.
25.11.2014 | 05:14 AM
Ngọc Anh (Tổng hợp)

Dâu tây Đà Lạt bao bì... Trung Quốc?

Dù người bán khẳng định "như đinh đóng cột" rằng dâu tây mình bán là dâu tây Đà Lạt, nhưng có điều lạ là dâu tây được lấy ra từ những thùng các tông toàn chữ Trung Quốc

Ở Việt Nam, dâu tây là đặc sản của vùng Đà Lạt – nơi có khí hậu mát mẻ của miền núi. Thời điểm chính vụ của dâu tây Đà Lạt vào giữa tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dọc các con phố tại Hà Nội: Trần Thái Tông, đường Láng, Cầu Giấy… xuất hiện rất nhiều những sạp hàng rong bán dâu tây Đà Lạt.

Những hàng rong này thường bán dâu tây với giá dao động từ 180.000 đến 200.000 đồng/1kg. Nếu khéo léo hoặc mua tầm chiều tối, người mua có thể mua dâu tây với giá mềm hơn, khoảng 150 nghìn đồng/kg.

Dâu tây Đà Lạt bao bì... Trung Quốc? - Ảnh 1
Sáng sớm, dâu tây được người bán bày lên sạp, nhìn rất đẹp mắt.

Nhiều người khi mua dâu tây ở những hàng rong thường không phân biệt được giữa dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc. Vì thế, dù biết có thể đó không phải là dâu tây Đà Lạt nhưng khi có nhu cầu họ vẫn mua.

Chị Lương Thu Thảo (Cầu Giấy – HN) chia sẻ: “Trẻ con nhà mình thích ăn dâu tây, đi làm qua đường Trần Thái Tông, thấy bán nhiều dâu tây lắm nhưng thỉnh thoảng mới dám mua. Vẫn canh cánh trong lòng nên lần nào mua mình cũng hỏi xem đây có phải dâu tây Đà Lạt không, nhưng người bán miệng luôn khẳng định là dâu tây Đà Lạt nên mình vẫn cứ mua. Dùng ít chắc cũng không vấn đề gì”.

Ngược lại với chị Thảo, chị Nguyễn Hương Ly (Cầu Giấy) – một bà nội trợ đảm đang chia sẻ: “Mình thường mua dâu tây làm salad, chế biến bánh… Tuy nhiên, chẳng bao giờ mình mua dâu tây bán ngoài sạp mà thường mua ở siêu thị hoặc những nơi cung cấp rau, quả sạch. Mua ở ngoài rẻ hơn nhưng mình đảm bảo dâu tây ở đó chưa chuẩn”.

Tại một xe hàng bán dâu tây trên đường Trần Thái Tông. Chủ hàng đon đả mời chào, đồng thời còn khẳng định như đinh đóng cột rằng đây chính là dâu tây Đà Lạt.

Dù khẳng định là dâu tây Đà Lạt, nhưng theo quan sát thì những thùng đựng dâu tây của hàng rong này toàn chữ Trung Quốc.

Dâu tây Đà Lạt bao bì... Trung Quốc? - Ảnh 2
Những quả dâu tây được chủ hàng khẳng định là dâu tây Đà Lạt được lấy ra từ những thùng các tông toàn chữ Trung Quốc.

Khi PV đưa ra một vài dấu hiệu cho thấy những trái dâu này không giống với dâu tây Đà Lạt thì chủ hàng chỉ chẹp miệng: "Dâu Đà Lạt hay dâu Trung Quốc thì các em ăn ít, chị bán chị mới ăn nhiều chứ!?".

Chị Yến, chủ cửa hàng chuyên bán hoa quả nhập, rau sạch tại Cầu Giấy (HN) cho biết, mấy năm gần đây, dâu tây có quanh năm do áp dụng công nghệ sinh học. Tuy nhiên, nó vẫn không đủ để cung ứng cho các nơi, đặc biệt ở ngoài Bắc. Cứ so giá là thấy ngay, trong siêu thị hoặc cửa hàng rau quả sạch, giá dâu tây Đà Lạt dao động từ 320.000 - 380.000 đồng/kg. Trong khi giá bán ở ngoài chỉ bằng một nửa hoặc nửa già mà thôi.

Dâu tây Đà Lạt bao bì... Trung Quốc? - Ảnh 3
Cách phân biệt dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc - Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

“Về kích thước, dâu tây Đà Lạt quả thường vừa phải, không quá to, đặc biệt là không đồng đều. Khi ăn dâu Đà Lạt rất mềm, không cứng và mịn như dâu Trung Quốc. Về màu sắc, dâu tây Đà Lạt có màu nhạt hơn, phần hơi trắng, thịt ruột bên trong có màu đỏ nhạt, đan xen với màu trắng. Dâu Đà Lạt có vị chua vừa phải, thanh và chỉ để được từ 1 đến 2 ngày. Ngược lại, dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày” - Chị Yến tiết lộ cách phân biệt dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc.
25.11.2014 | 05:26 AM
Mộc Miên

Trung Tướng Phan Trọng Chinh qua đời, hưởng thọ 85 tuổi

VIENNA, Virginia (NV) - Cựu Trung Tướng Phan Trọng Chinh vừa qua đời lúc 10 giờ tối ngày Thứ Hai, 17 Tháng Mười Một, hưởng thọ 85 tuổi, theo cáo phó của gia đình cho biết.

Cố Trung Tướng Phan Trọng Chinh. (Hình: Gia đình cung cấp)

Ông Phan Trọng Chinh, Pháp Danh Quảng Thiện Duyên, cựu sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Việt Nam, khóa 5, sinh ngày 1 Tháng Hai, 1930 tại Bắc Ninh, Việt Nam, theo cáo phó.

Theo Lược Sử QLVNCH của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thụy, cố Trung Tướng Phan Trọng Chinh tốt nghiệp thiếu úy năm 1952.

Năm 1954, ông là đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đầu tiên. Năm 1956, ông là thiếu tá tham mưu trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù. Năm 1960, ông làm chỉ huy trưởng Biệt Động Quân.

Ngày 11 Tháng Mười Một, 1960, ông bị bắt giữ vì tham gia cuộc đảo chánh do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.

Ngày 5 Tháng Bảy, 1963, ông cùng một số quân nhân và nhân sĩ bị đưa ra xét xử trước tòa án mặt trận Sài Gòn, bị tuyên án 18 năm khổ sai ở Côn Đảo, nhưng sau đó được tha về đến Sài Gòn ngày 8 Tháng Mười Một.

Tháng Mười Hai, 1963, ông là thiếu tá tỉnh trưởng Pleiku.

Ngày 6 Tháng Ba, 1965, ông là đại tá tư lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Năm 1967, ông được vinh thăng chuẩn tướng.

Năm 1968, ông làm tư lệnh phó Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật, và được vinh thăng thiếu tướng. Một năm sau, ông làm tổng cục trưởng Tổng Cục Quân Huấn.

Năm 1972, ông kiêm thêm chức phụ tá Quân Huấn Tổng Tham Mưu Trưởng.

Năm 1973, ông được vinh thăng trung tướng, và năm 1974 là chỉ huy trưởng trường Chỉ Huy và Tham Mưu QLVNCH.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Rockville, Maryland, Hoa Kỳ.

Theo cáo phó của gia đình, linh cữu cố Trung Tướng Phan Trọng Chinh được quàn tại Fairfax Memorial Funeral Home, 9902 Braddock Road, Fairfax, VA 22032, điện thoại (703) 425-9702.

Thăm viếng ngày Thứ Hai 24 Tháng Mười Một, từ 9 giờ 30 sáng đến 8 giờ tối.

Ngày Thứ Ba, 25 Tháng Mười Một, thăm viếng từ 9 giờ 30 sáng đến 12 giờ trưa, và di quan vào lúc 1 giờ 30 chiều, tại nghĩa trang Fairfax Memorial Park. (Đ.D.)

11-23- 2014 5:30:36 PM

PICS:Cửu Bình giúp người dân Trung Quốc tỉnh ngộ

Dương Giai cầm dao giết cảnh sát Thượng Hải mà được người dân ca ngợi như là anh hùng. (hình ảnh trên mạng)
Bài viết về các cuộc biểu tình phản đối của người dân Trung Quốc
Tháng 11 năm 2004, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đăng một loạt bài “Cửu Bình Đảng Cộng Sản”, (xem bản tiếng Việt tại đây) tiết lộ toàn diện bản chất tà ác của Đảng Cộng Sản; ví như một thanh kiếm sắc bén, đâm thủng vỏ bọc ngoài khủng bố mà Trung Cộng tạo nên; tiêu trừ đi nỗi sợ hãi trong lòng nhân dân Trung Quốc bấy lâu nay đối với Trung Cộng. Đến nay đã có hơn trăm triệu người thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, đồng thời cùng lúc với sự việc này, càng ngày càng có nhiều ngươi dân không thể lại tiếp tục nén giận, can đảm trực tiếp đứng ra phản kháng lại chính quyền bạo ngược. Làn sóng phản kháng bạo lực nổi lên mạnh mẽ tại Trung Quốc chính là một chứng kiến của lịch sử.
Vì Trung Cộng thống trị thời gian dài với đàn áp tàn khốc, dưới chế độ Tư Pháp tham nhũng, hũ bại đã tích dồn các loại mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là những năm gần đây chính phủ cưỡng chế trưng thu đất đai, phá hủy nhà cửa cưỡng chế di dời, cho đến các quan chức tham nhũng hũ bại .v.v.. dẫn đến việc phát sinh sự đối lập giữa người dân và chính quyền, toàn bộ xã hội chính là giống như một tòa núi lửa có thể bùng nổ bất cứ khi nào.
Người dân Trung Quốc lên tiếng ủng hộ làn sóng biểu tình chống bạo lực
Vào thời điểm phát hành《Cửu Bình》, đồng thời cùng lúc, không đến 10 ngày trước và sau khi tại Tứ Xuyên liên tiếp phát sinh 2 cuộc nổi dậy quy mô lớn chống bạo lực trong lịch sự thành lập chính quyền Trung Cộng, từ quận Vạn Châu chống bạo lực cho đến huyện Hán Nguyên chống bạo lực. Đặc biệt là sự kiện khởi phát tại quận Vạn Châu, nguyên nhân vốn là từ 1 tại nạn nhỏ, nhưng bởi vì cách xử lý bất công của phía chính quyền mà dẫn phát sự phẫn nộ của quần chúng, hàng vạn người đốt xe đập lầu, đủ đế thấy tích dồn oán khí sâu sắc giữa dân chúng và quan chức tại xã hội Trung Quốc .
Sau khi 《Cửu Bình》 được đăng, tại Trung Quốc các cuộc biểu tình chống bạo lực càng lúc càng nghiêm trọng. Vụ án nhảy lầu tử vong khác thường của Cao Oanh Oanh tại Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, và vụ án tử vong kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh ở Ôn Châu, sự kiện tại huyện Úng An, tỉnh Quý Châu (2008); sự kiện Dương Giai giết cảnh sát (2008); cuộc biểu tình chống bao lực tại huyện Cát Thủ tỉnh Hồ Nam (2008); vụ án Đặng Ngọc Kiều cầm dao giết dâm Quan (2009); cuộc biểu tình chống bạo lực tại thị xã Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc (2009); và sự kiện chống bạo lực của người dân Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên biểu tình kháng nghị dự án gây ô nhiễm v.v.. Trong đó, mỗi lần sự kiện chống bạo lực xảy ra đều nhận được làn sóng ủng hộ của người dân Trung Quốc trên mạng internet, mỗi 1 lần chống bạo lực đều đẩy quá trình Trung Cộng tiến lên thêm 1 bước đến phần mộ của mình.
Trong những sự kiện người dân chống bạo lực này, dân chúng đốt xe cảnh sát và tòa lầu lớn của chính phủ, cư dân mạng đều nhất loạt gọi là tốt. Xuất hiện trăm lỗ hổng trong việc dối trá của quan chức chính phủ nên tất yếu nhận lấy sự lên án mạnh mẽ và chế nhạo của dân chúng. Đặc biệt là vào năm 2008, khi quan tòa Thẩm phán vụ án Dương Giai giết cảnh sát, hơn hàng ngàn dân chúng tập trung đột phá qua các hàng rào cản đến trước cửa Tòa Án lên tiếng ủng hộ Dương Giai, giương cao biểu ngữ “Đao Khách Bất Hủ”, dân chúng tại hiện trường đồng thanh hét to: “Dương Giai vạn tuế! Đả đảo Đảng Cộng Sản! Đả đảo Phát xít.” thanh thế to lớn, chấn động cả hiện trường.
Sự kiện chống bạo lực tại Úng An, tỉnh Quý Châu, dân chúng Trung Quốc tại diễn đàn bình luận trên mạng phát biểu tiếng nói của chính mình: “Trục xuất bọn giặc Đỏ, Khôi phục Trung Hoa!”’; “Không bằng tin tưởng vào chính mình, trùng tân xây mới trường thành của chúng ta, đem bọn cộng phỉ Đỏ cút về Siberia ”; “ Yêu nước không yêu Đảng” ; “Đả đảo phát xít, tự do thuộc về người dân!” ; “ không mua bán nước tương, không làm hít đất , cần đem bình rượu! ”
( chú thích:
  1. “Mua Nước tương”, là một trong 10 câu nói nổi tiếng lưu hành năm 2008. Truyền thống giải thích: nước tương ngày xưa đều là mua theo dạng đo thể tích, mua nhiêu bán nhiêu, tự mình đem theo 1 chai đến cửa tiệm, bạn muốn mua bao nhiêu, người ta sẽ bán cho bạn bấy nhiêu. Đây được gọi là mua xì dầu. cư dân mạng sử dụng từ này mang ý nghĩa để ám chỉ, ở trên mạng không đề cập đến những vấn đề mẫn cảm, ko đàm luận đến chính trị, không nói đến những vấn đề ko liên quan đến bản thân mình, cho đến chính mình cái gì cũng không biết, đây là dùng từ này để ám chỉ việc mua bán xì dầu là đủ rồi, tương đương với ý nghĩa là “con đường thông lộ” trên mạng.
  2. “Làm Hít đất” đây là từ ngữ mới rất thịnh hành trên mạng. Huyện Úng An tỉnh Quý Châu, 20 ngàn người dân vây đánh cơ quan chính phủ, nguyên nhân là do một nữ sinh trong giờ thi từ chối đưa câu trả lời cho bạn nữ sinh ngồi phía sau sao chép đáp án, kết quả là bị người chú của cô nữ sinh này cũng là người bác làm phó cục công an cùng với một đám nam sinh đánh hội đồng gây tử vong, quăng xác xuống sông. Sau khi người nhà của nạn nhân đi báo án bị nhân viên cục công an độc ác đánh đập. Công an điều tra kết quả nói là vị nữ sinh này là nhảy sông tự sát, còn mấy vị nam sinh đánh chết nạn nhân thì gọi là nhân chứng, “chứng kiến nạn nhân nhảy sông tự sát”, và phạt đám nam sinh này đứng trên cầu làm hít đất. Vì vậy mà trên mạng đã lưu hành từ ngữ này.
  3. “Cầm Bình Rượu” cũng là một câu nói rất thịnh hành trên mạng, Trong tiếng Hán, phát âm từ Bình rượu酒瓶【jiǔpíng】 ; đồng âm với từ 九评【jiǔpíng】= Cửu Bình . Bình rượu ở đây là để chỉ một quyển sách, chính là ám chỉ sách “Cửu Bình ĐảngXX ”. Vì để vượt qua sự kiểm soát phong tỏa mạng của Trung Cộng nên đã ám chỉ đến sự ứng đối của cư dân mạng đem theo bình rượu mà phát minh ra chữ viết theo hàng dọc cũng là quay trở lại thời cổ mà đột phá phong tỏa .
Đôi câu vài lời đơn giản của một số biểu ngữ này, biểu thị rõ người dân Trung Quốc triệt để buông bỏ Trung Cộng và tỉnh ngộ đối với hình thái ý thức dối trá của Trung Cộng.
Có bình luận nói, một cư dân mạng bình luận, lên mạng ở Trung Quốc giống như xem thủy triều dâng lên, đủ để chứng minh điểm này. Loại chuyển biển của lòng dân lan truyền như tuyết lở, vốn là điều tất nhiên mang tính lịch sử và hiện thực, tuy nhiên《Cửu Bình》 được truyền rộng đã khởi lên hiệu quả đồng dạng như vậy tuyệt không dễ dàng nhìn thấy.
Cao Oanh Oanh – nỗi oan của nàng Đậu Nga hiện đại
câu chuyện nàng Đậu Nga kể về một cô gái tên Đậu Đoan Vân từ nhỏ vì cha Đậu Thiên Chương không có tiền để trả nợ, nên thay cha mình trả nợ, được gả đến nhà Thái gia làm dâu – tức là cô dâu trẻ em, về sau đổi tên là Đậu Nga )
Tháng 1 năm 2006, tạp chí  Đại Lục đăng 1 bài << Quan phủ Tương Dương đồng loạt phát bệnh>> lần đầu tiên tiết lộ sự bất công của nàng ”Cao Oanh Oanh”, dẫn khởi sự bất bình trong cư dân mạng tiếng Trung ở Đại Lục, dân chúng phẫn nộ yêu cầu điều tra làm rõ chân tướng sự việc, trừng phạt nghiêm khắc hung thủ.
Năm 2002, Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, nhân viên phục vụ khách sạn Tân Quán Cao Oanh Oanh bị cưỡng gian trong khách san sau đó bị giết chết rồi dàn dựng vụ nhảy lầu tự tử, quan chức địa phương lại gọi vụ việc này là do Cao Oanh Oanh nhảy lầu tự sát. Gia quyến đã chứng minh chỉ rõ nhiều điểm nghi vấn, ví dụ như: trên cổ của nạn nhân thì có dấu lằn đỏ; trên hai cổ tay đều có dấu vết làn đỏ; cút áo trên y phục của nạn nhân bị mất đi vài cái, còn lại vài cái khuy áo thì bị cài sai; bên dưới thân dây kéo quần bị mở, dây nịt quần cũng biến mất, đầu vú bị cắn nát, quần lót trong còn lưu lại tinh trùng.
Trước khi nạn nhân bị giết chết thảm như vậy, cô đã từng nhiều lần nói với cha mẹ rằng, có 1 vị lãnh đạo thành phố để mắt đến cô, muốn mời cô đi ăn cơm, và bị cô từ chối. Sau khi bi kịch phát sinh, cơ thể của nạn nhân bị cưỡng chế thi hành đem đi hỏa táng.  Vơ chồng Cao Thiên Hổ, cha mẹ của nạn nhân vì bảo vệ di thể của cô mà bị đánh đập, sau sự việc này họ vẫn đang trốn chạy lưu lạc khắp nơi để kêu oan, nhưng  mãi cho đến năm 2005, Tôn Sở Dần liên quan đến vụ án tham nhũng bị rớt ngựa, vụ án oan của Cao Oanh Oanh đến tháng 1 năm 2006 mới lần đầu được đưa ra ánh sáng, đăng tải trên truyền thông.
Người dân địa phương nói, người phạm tội cưỡng gian là con trai của bí thư thành ủy; người biết rõ sự tình nói, người phạm tội cưỡng gian là người thân thích của bí thư thành ủy,
Sau khi vụ án này được phơi bày, đã nhanh chóng dẫn khởi chấn động trong toàn bộ cư dân mạng ở Đại Lục, Cao Oanh Oanh được gọi là “ nàng Đậu Nga phiên bản hiện đại ”, dân chúng chỉ trích Trung Cộng công nhiên thách thức sự giới hạn dung nhẫn của công chúng, trực tiếp chỉ rõ “ Chính quyền như vậy, thọ mệnh lâm chung [ngôi mộ của Trung Cộng] đã không còn xa nữa rồi”.
Vụ án tử vong kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh tại Ôn Châu
Năm 2006, thị xã Thụy An, Triết Giang, tỉnh Ôn Châu, vụ án tử vong nhảy lầu kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đái Hải Tĩnh. Công an địa phương chỉ rõ Đái Hải Tĩnh tự sát, truyền thông của chính phủ cũng theo đó mà báo cáo giả tạo. Ngày 8 tháng 9,  hơn hàng ngàn người đến trước tòa lầu của chính quyền thành phố kháng nghị, phát sinh xung đột tại trận địa được chuẩn bị sẵn của cảnh sát đặc nhiệm, đánh đập làm nhiều người bị thương, dẫn đến 1~2 người bị tử vong. Buổi chiều, dân chúng tức giận đập tan cửa ra vào và cửa sổ tòa lầu của chính quyền. Sự kiện này dẫn khởi làn sóng phẫn nộ bất bình của cư dân mạng tại Đại Lục.
Năm 2006, thị xã Thụy An, Triết Giang, tỉnh Ôn Châu, vụ án tử vong nhảy lầu kỳ lạ của vị nữ giáo sư Đới Hải Tĩnh, dẫn khởi sự phẫn nộ của công chúng. (hình ảnh trên mạng)
Dương Giai giết cảnh sát trở thành anh hùng , một tiêu chí của thời đại
“Bạn không cho tôi một lời giải thích, thì tôi sẽ cho bạn một lời tuyên bố. ” Đây là câu nói nổi tiếng được lưu lại của Dương Giai một thanh niên tại Bắc Kinh. Năm đó, Dương Giai 27 tuổi đến Thượng Hải du lịch bị ngộ nhân là tên trộm xe đạp, khiến cho anh ta bị cảnh sát đánh đập và đối xử thô bạo. Bởi vì không còn nơi nào để đi kêu oan, ngày 1 tháng 7 năm 2008, Dương Giai tại văn phòng công an quận Áp Bắc thành phố Thượng Hải, nắm lấy con dao giết chết 6 cảnh sát, ngoài ra có 5 người bị thương.
Ở một thành phố lớn Thượng Hải, khu vực mở cửa nhất tại Trung Quốc, phát sinh vụ thảm án như vậy, sự kiện làm chấn động Trung Quốc, truyền thông quốc tế cũng lần lượt đưa tin. Mật độ nghị luận trên mạng đã vượt qua hơn bất kỳ một sự phản kháng nào của người dân cho đến nay, Dương Giai 27 tuổi, một tội phạm bị nghi ngờ đã nhận được sự tán dương ca ngợi, được cư dân phong là Võ Tòng đương đại, Kinh Kha đương đại, anh hùng giết cảnh sát, nghĩa sĩ, Đại hiệp Dao sắt, Dương đại hiệp .v.v. các tên gọi khác; bài hát, bài thơ, bức tranh ca tụng Dương Giai được lưu truyền lan rộng.
Dương Giai cầm dao giết cảnh sát Thượng Hải mà được người dân ca ngợi như là anh hùng.(hình ảnh trên mạng)
Vụ án Dương Giai dẫn khởi sự ảnh hưởng xã hội, vượt xa khỏi dự đoán của chính quyền đương cục, thậm chí cũng vượt khỏi sự tưởng tượng của các nhà quan sát. Khi 6 cảnh sát nằm trên vũng máu, hiện trường không thể không gọi là thảm khốc ác liệt, nhưng không một ai vì họ kêu oan, mà chỉ có vì người cầm dao mà ca hát. Rõ ràng đã chứng minh sự bất công trong xã hội TQ đại lục, sự đen tối trong hệ thống tư Pháp đã đến bước như thế này.
Dưới tình thế mà dân chúng oán hận ngập tràn khắp nơi, câu nói đó của Dương Giai “Bạn không cho tôi một lời giải thích, thì tôi sẽ cho bạn một lời tuyên bố.”  Đã dẫn phát sự cộng hưởng từ trước đến nay chưa từng có. Những người ủng hộ Dương Giai, quảng đại dân chúng từ giai tầng thấp đến học giả Pháp Luật và đoàn luật sư nổi tiếng, kháng cáo đến chính phủ trung ương, can thiệp và yêu cầu đặc xá cho Dương Giai.
Vụ án Dương Giai được gọi là sự kiện chấn động nhất trong 59 năm Trung Cộng nắm quyền cho đến nay. Một bình luận nói, vụ án Dương Giai đã trở thành một sự kiện mang tính tiêu biểu, nó đánh dấu cho nỗi oan trái, sự oán hận của dân chúng tại Trung Quốc đã dồn tích đến mức độ có thể phun trào ra bất cứ khi nào. Vụ án Dương Giai trở thành một đỉnh cao của một cá nhân chống lại bạo hành, châm lửa cho dân chúng tìm cầu chính nghĩa,  tìm ngọn lửa quay trở về công đạo. Dương Giai, tên gọi này cũng được ghi chép đưa vào lịch sử.
Ngày 13 tháng 10 năm 2008, vụ án Dương Giai giết cảnh sát được hai lần mở phiên tòa tối cao tại Thượng Hải. Hơn một ngàn người dân đột phá qua các hàng rào cản đến trước cửa tòa án ủng hộ Dương Giai. Bởi vì cảnh sát chìm mặc thường phục trong khu vực đánh đập và bắt những người dân lên tiếng ủng hộ, xúc phạm sự phẫn nộ của dân chúng, dân chúng tại hiện trường đồng thanh hét to: “Dương Giai vạn tuế! Đả đảo Đảng Cộng Sản! Đả đảo Phát xít” thanh thế to lớn, Video được truyền rộng từ trong nước đến hải ngoại, dẫn khởi sự chấn động cực kỳ trong hành ngũ lãnh đạo Trung Cộng, hạ lệnh kiểm tra nghiêm ngặt sự kiện.
Huyện Úng An chống bạo lực
Hàng vạn người hỏa thiêu cục công an của chính quyền huyện
Ngày 21 tháng 6 năm 2008, tại huyện Úng An, nữ sinh trung học Lý Thụ Phân bị cưỡng hiếp giết hại, nhưng hung thủ có quan hệ với cục công an và lãnh đạo chính quyền tỉnh ,huyện; vì vậy mà hung thủ đã được thả. Ngày 28 tháng 6, hàng vạn dân chúng huyện Úng An tức giận biểu tình chống bạo lực, dân chúng phẫn nộ tấn công và phóng hỏa tòa lầu chính quyền huyện cho đến cục công an, hàng chục xe cảnh sát bị lật đổ và đốt cháy.
Chính quyền đương cục của Trung Cộng đối với sự việc này cực kỳ hoảng sợ, dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang khi còn là bí thư ủy ban thường vụ bộ chính trị, chính quyền đương cục đã tiến hành trấn áp bạo lực và bắt giữ một lượng lớn, khiến ít nhất 3 người chết, 150 người bị thương, ước tính có 300 người bị bắt, bao gồm 30 học sinh trung học.
Ngày 21 tháng 6 năm 2008, nữ sinh trung học huyện Úng An – Lý Thụ Phân bị cưỡng hiếp giết hại, mà hung thủ lại được thả, dẫn phát hàng vạn dân chúng phẫn nộ biểu tình chống bạo lực. (hình ảnh trên mạng)
Sự kiện chống bạo lực của dân chúng huyện Úng An nhận được sự ủng hộ của người dân toàn quốc, sau khi bị trấn áp, cư dân mạng tại TQ đại lục phát biểu :” Đảng Cộng Sản cút khỏi Trung Quốc, đem bọn cộng phỉ đỏ cút về Siberia”, “Trục xuất bọn giặc Đỏ, Khôi phục Trung Hoa!”.
Liệt nữ Đặng Ngọc Kiều – giết dâm quan
Tháng 5 năm 2009, thị xã Ân Thi, huyện Ba Đông, tỉnh Hồ Bắc, khách sạn thị trấn Dã Tam Quan, 3 vị quan viên yêu cầu nữ phục vụ Đặng Ngọc Kiều đáp ứng nhu cầu “phục vụ đặc biệt” , gặp phải sự từ chối của Đặng Ngọc Kiều, 3 vị quan viên thẹn quá hóa giận sau đó mưu tính cưỡng dâm cô Đặng, Đặng xuất phát từ mục đích phản kháng phòng vệ chính đáng, trong hỗn loạn vô ý đâm chết quan viên Trung Cộng, sau khi vụ án này phát sinh nhanh chóng nổi tiếng chấn động Trung Quốc, Đặng Ngọc Kiều cũng được ca ngợi là “Liệt nữ đương thời”; “Liệt nữ thị trấn Ba Đông ” .v.v.
Chính quyền đương cục thị trấn Ba Đông huyện Hồ Bắc đem Đặng Ngọc Kiều bắt nhốt vào bệnh viện tâm thần. Mưu tính dùng sự tấn công bất ngờ của người bệnh tâm thần làm màn che để che đậy đi sự việc dâm quan bị giết; sau đó lại lấy “phòng vệ quá đáng”; “cố ý giết người” .v.v.. làm tội danh, gia tăng hãm hại Đặng Ngọc Kiều.
Sau khi sự kiện phát sinh trong thời gian không đến nửa tháng, người dân Trung Quốc nhanh chóng triển khai các hành động để giải cứu Đặng Ngọc Kiều. Chẳng hạn như một cư dân mạng khởi xướng vận động : “Lên tiếng ủng hộ Đặng Ngọc Kiều chính là đang lên tiếng ủng hộ bản thân chúng ta”, đoàn thể dân chúng đến hiện trường tại Ba Đông điều tra thực tế, công khai kêu gọi lấy danh nghĩa là “ Đoàn công dân Tư Pháp chính nghĩa theo dõi vụ án Đặng Ngọc Kiều”; luật sư đại biểu cho Đặng Ngọc Kiều tố cáo quan dâm, dân chúng địa phương tại Ba Đông chuẩn bị biểu tình ủng hộ, người dân lái xe từ xa đến tặng cho Đặng Ngọc Kiều bảng hiệu “Đông Phương Liệt Nữ” v.v…
Do dân chúng toàn quốc phẫn nộ lên án, Trung Cộng lo lắng sự việc này sẽ kích phát hoạt động biểu tình kháng nghị quy mô lớn của quần chúng trước ngày kỉ niệm sự kiện 4-6, nên buộc phải công bố tin tức trong tối ngày 31 tháng 5, định án Đặng Ngọc Kiều “phòng vệ quá mức”.
Ngày 16 tháng 6 bắt đầu mở phiên tòa, ước tính có 500 người dân ủng hộ Đặng Ngọc Kiều lần lượt tình nguyện đến tòa án trấn Ba Đông tỉnh Hồ Bắc. Chính quyền đương cục Dã Tam Quan đối diện với làn sóng lên án phô thiên cái địa của toàn quốc, tòa án bị bức bách tuyên án, hành vi của Đặng Ngọc Kiều thuộc về phòng vệ quá mức, được miễn trừ hình phạt.
Kết quả vụ án Đặng Ngọc Kiều được công nhận là chiến thắng của dân chúng Trung Quốc chống lại bạo lực, là thắng lợi của dư luận xã hội.
Năm 2009 cuộc biểu tình chống bạo lực tại thị xã Thạch Thủ – Cảnh sát nhiều lần bị đánh lui.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009, tại nhà hàng Vĩnh Long thị xã Thạch Thủ (đây là nhà hàng có cổ phần của một vị lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc), một nam đầu bếp 23 tuổi là Đồ Viễn Cao đã rơi xuống từ tầng lầu thứ 3; nạn nhân đã chết ngay tại hiện trường. Cảnh sát tuyên bố đây là tự sát, nhưng người thân gia quyến của nạn nhân cho rằng nguyên nhân cái chết rất khả nghi, bởi vì thân thể nạn nhân có cục máu đông trong lỗ tai, mũi, phía dưới cơ thể bị nhừ nát, trên đầu bị đóng đinh lên, mà nơi thân thể rớt xuống không có một tý máu, người biết rõ sự tình nói rằng nạn nhân là bị ngược đãi mà chết.
Sau khi sự kiên phát sinh, chính phủ nhiều lần dùng cảnh sát vũ trang cưỡng chế giành lấy thân thể nạn nhân, người dân địa phương tự phát tập trung tại xung quanh nhà hàng, nhiều nhất là đạt đến 5 vạn dân chúng tập trung trên đường, giúp cho gia đình có thể bảo hộ được thân thể nạn nhân, cảnh sát và cảnh sát vũ trang nhiều lần bị đánh lui. Trong khi xung đột nhiều chiếc xe công an, xe cảnh sát vũ trang bị dân chúng tức giận mà đập vỡ thiêu hủy, nhà hàng Vĩnh Long cũng bị thiêu rụi.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009,  cái chết kỳ lạ của một nam đầu bếp 23 tuổi Đồ Viễn Cao tại nhà hàng Vĩnh Long, thị xã Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc; một vị lãnh đạo nào đó có tham gia cổ phần tại nhà hàng này, chính phủ nhiều lần dùng cảnh sát vũ trang cưỡng chế giành lấy thân thể nạn nhân. Người dân địa phương tự phát tập trung tại xung quanh nhà hàng, giúp cho gia đình có thể bảo hộ được thân thể nạn nhân.
Ngày 21 chính quyền đương cục sử dụng gần vạn cảnh sát vũ trang trang bị đầy đủ vũ trang để thực thi dọn dẹp hiện trường, thân thể của nạn nhân bị cướp lấy, người dân xung quanh bị giải tán.
Sau khi sự việc phát sinh, Bí thư thành ủy và cục trưởng công an thị xã Thạch Thủ cả hai đều bị cách chức.

Năm 2012  người dân Thập Phương chống bảo lực   Thế hệ trẻ sau năm 90 trở thành sự kiện chính của quần chúng
Ngày 2 tháng 7 năm 2012, dự án xây dựng hợp kim đồng mô lip đen động thổ khởi công tại Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên, dẫn khởi người dân thành phố kháng nghị chống bạo lực, ước tính có hai vạn dân chúng xuống đường biểu tình chống bảo lực, dân chúng phẫn nộ đập phá biển hiệu của Đảng ủy thành phố Thập Phương, tòa lầu pha lê của chính quyền cũng bị đập tan. Một lượng lớn cảnh sát đặc nhiệm dùng dùi cui đánh đập người dân, và bắn đạn hơi cay, rất nhiều dân chúng bị thương tích, dẫn phát càng nhiều người dân xuống đường.
Trong lần sự kiện này, các bạn học sinh kêu to “chúng tôi có thể hy sinh, chúng tôi là “thế hệ trẻ sinh sau năm 90” là khẩu hiệu phổ biến trên mạng, buộc các công ty phải dừng thi công dự án hợp kim đồng mô lip đen.
Quần chúng thị trấn Khải Đông biểu tình chống bạo lực , Bí thư thành ủy bị lôi ra ánh sáng
Tiếp nối theo sau sự kiên Thập Phương tỉnh Tứ Xuyên, ngày 28 tháng 7, thị trấn Khải Đông, Nam Thông tỉnh Giang Tô phát sinh sự kiện biểu tình quy mô lớn của quần chúng, phản đối việc xí nghiệp giấy của Vương tử Nhật Bản thải nước gây ô nhiễm gần khu vực biển Khải Đông. Hàng vạn người dân phẫn nộ xuống đường tiến đến chính quyền thành phố, chiếm lấy tòa nhà, xe cảnh sát bị lật đổ, bí thư thành ủy Khải Đông Tôn Kiến Hoa bị lôi ra ánh sáng trước công chúng với y phục cực kỳ nhếch nhác,
Cảnh sát đến hiện trường để đem ngài thị trưởng đi, bị người dân biểu tình bao vây,  dân chúng yêu cầu các quan chức phải mặc áo thun có ghi “ Cương quyết chống lại nước thải ô nhiễm của Vương tử ”.
Dưới sự phẫn nộ oán giận mạnh mẽ của dân chúng, chính quyền đương cục lập tức tuyên bố “vĩnh viễn thủ tiêu” dự án này.
Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối, yêu cầu chấm dứt dự án PX ở Ninh Ba
Ba tháng sau, ngày 27 tháng 10, Triết Giang Ninh Ba hàng vạn người dân tập trung tại trung tâm thành phố tại quảng trường Thiên Nhất, phản đối dự án lạc hậu PX (Paraxylene) tại địa phương, dân chúng tại hiện trường giương cao biểu ngữ, hô to khẩu ngữ; chính quyền đương cục phái xuất hàng ngàn cảnh sát đặc nhiệm hành động, cùng lúc cưỡng chế bắt người dân biểu tình, tham gia kháng nghị hôm đó đại đa số đều là thanh niên trẻ sinh sau năm 90.
Dưới áp lực cuộc biểu tình phẫn nộ của dân chúng, ngày 28 tháng 10, chính quyền thành phố Ninh Ba kiên quyết tuyên bố không tiếp tục dự án PX, toàn bộ hóa chất được chiết luyện trong thời gian trước đây của công tác dự án phải dừng lại, quay lại làm luận chứng khoa học.
Người dân biểu tình phản đối: bị động kêu oan không bằng chủ động xuất kích
Một hai năm gần đây, người dân Trung Quốc càng thêm tỉnh ngộ, đối với chính quyền bạo lực của Trung Cộng từ trước là bị động phản kháng cho đến chủ động duy trì đối phó tạm thời, chủ động xuất kích, vây quanh cửa lớn của chính quyền, đi đến nhà ngục đen giải cứu bạn đồng hành bị cầm tù, phản kháng lại cuộc trưng thu đất, tiến đánh bí thư huyện trưởng nhập viện. Tại Quảng Châu có người dân xuống đường giơ cao khẩu hiệu “đả đảo Đảng Cộng Sản, lật đổ chế độ Cộng Sản độc tài chuyên chính.” sau khi chính quyền đương cục bắt người, bất kể bắt giam ở đâu dưới hình phạt như thế nào, chỉ bắt giam sau 10 ngày là không thể không phóng thích.
Ngày 20 tháng 3 năm 2013, tỉnh Vân Nam phó huyện trưởng huyện Vân Long, Lý Châu đem theo đội hình gần 20 chiếc xe cưỡng chế chiếm lấy đất đai của người dân làng Sư Tĩnh thôn Kiểm Tào, tại hiện trường dùng bạo lực cưỡng chế trưng thu đất, khiến cho xương sườn của một người dân thôn bị gãy, dẫn phát sự phẫn nộ của người dân thôn. 11 chiếc xe cảnh sát ở bên trong thôn đã bị dân làng chặn lại. Người dân hô to “chôn sống huyện trưởng”, huyện trưởng nghe thấy vội nhảy ra khỏi xe mà chạy trốn vào cánh đồng hoang.
Ngày 11 tháng 5 năm 2013, tại Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến, huyện Huệ An thị trấn Đông Kiều, gần 1 ngàn dân làng cảm thấy bị bức bách đến tuyệt lộ (con đường cùng), phẫn nộ vây đánh ủy viên hội thôn Nam Hồ, đã có một trận đại chiến với cảnh sát, sau đó bắt được một cảnh sát đặc nhiệm, và đem xuống phố diễu hành thị chúng.
Ngày 3 tháng 12 năm 2013, tại tỉnh Quảng Đông thành phố Hồ Châu huyện Nhiêu Bình, hơn 1 trăm dân làng phản kháng chặn đường “cảnh sát phòng chống bạo lực” và xảy ra cuộc ẩu đả bạo lực, hàng ngàn người dân thôn nhanh chóng đến hiện trường,  dùng gạch, đá, dao, bình khí hơi gas, hộp quẹt tập trung lại, “cảnh sát” đại bại, tháo chạy vào rừng, 10 vị cảnh sát bị dân làng bắt sống.
Ngày 14 tháng 10 năm nay, tỉnh Vân Nam thành phố Côn Minh huyện Tấn Ninh, người giàu có trong thôn cùng với dân làng biểu tình phản đối chính quyền đương cục cưỡng chế trưng thu đất đai, quan chức thuê hàng ngàn xã hội đen cùng với dân làng phát sinh cuộc xung đột kịch liệt, hai bên thương vong trầm trọng. Tin từ địa phương cho biết, 2 dân làng bị đánh chết, 8 vị nhân viên trưng thu đất bị dân làng bắt sống, trong đó 5 vị bị hỏa thiêu mà chết, người dân bắt giữ một lượng lớn trang thiết bị của cảnh sát như bình xịt hơi cay, khiên cảnh sát .v..v.
Ngày 14 tháng 10, tỉnh Vân Nam thành phố Côn Minh huyện Tấn Ninh, người giàu có trong thôn cùng với dân làng biểu tình phản đối chính quyền đương cục cưỡng chế trưng thu đất đai, quan chức thuê hàng ngàn xã hội đen cùng với dân làng phát sinh cuộc xung đột kịch liệt,  8 nhân viên trưng thu đất bị dân làng bắt sống.(hình ảnh trên mạng)
Tiết Phi 24 Tháng Mười Một , 2014