Sunday, January 10, 2021

Chỉ có đảng CSVN mới mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam?

 


Trần Trung Đạo|

Bộ máy tuyên truyền của đảng CS nhuộm đỏ nhận thức người dân Việt Nam bằng lý luận chỉ có đảng CSVN mới là đảng duy nhất thật sự mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Không phải.

Đừng quên, bảy mươi mốt năm trước khi đảng CSVN thành lập năm 1930 con đường chiến đấu vì độc lập, tự do của toàn dân tộc Việt đã bắt đầu.

Bắt đầu với máu của Đô Đốc Lê Đình Lý bị trọng thương ở Đà Nẵng, bằng thanh gươm của Tổng Đốc Võ Duy Ninh tự sát sau khi thành Gia Định thất thủ.

Con đường chống thực dân Pháp được tiếp tục lót bằng sự xương máu của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Công Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm, Nguyễn Duy Hiệu, Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám và vô số anh hùng dân tộc khác.

Đừng quên, bốn mươi năm trước khi Hồ Chí Minh đặt chân trở lại Việt Nam lần đầu năm 1941, các tư tưởng dân chủ khai phóng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Duy Tân Nhật Bản đã được các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và các nhà cách mạng của phong trào Duy Tân truyền bá khắp ba miền.

Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà tân học miền Bắc như Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ đề xướng được đông đảo đồng bào ủng hộ.

Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu kêu gọi đã thúc giục hàng trăm người Việt yêu nước như Lương Ngọc Quyến, Hoàng Trọng Mậu lên đường sang Nhật theo học tại các trường đại học quân sự Nhật.

Đừng quên, trước khi đảng CSVN ra đời đã có rất nhiều đảng phái chính trị chống thực dân Pháp được thành lập như Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo, đảng Lập Hiến của nhà cách mạng Bùi Quang Chiêu, Thiên Địa Hội của Phan Xích Long, Việt Nam Quốc Dân Đảng do nhà cách mạng Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Các tổ chức cách mạng đó có khác nhau về phương pháp thực hiện nhưng đều đặt cơ sở trên nền tảng dân tộc và hướng tới một chế độ Cộng Hòa.

Hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chỉ khác nhau về đường lối tiến hành cách mạng chứ không khác nhau về mục đích và thể chế chính trị sau khi cách mạng dân tộc thành công.

Ngay từ thời điểm đó, hai cụ Phan cũng đã khẳng định chế độ Cộng Hòa là con đường thời đại và là chế độ mang lại tự do, dân chủ và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam.

Cương lĩnh của Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo vạch rõ mục tiêu của cách mạng là “đánh đuổi thực dân Pháp giành lại nước Việt Nam độc lập, thành lập Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam.”

Đừng quên, chín mươi năm trước khi Tạp chí Cộng Sản ra đời 1955, mấy mươi tờ báo đã được phát hành khắp nước như Gia Định Báo (1865), Tiếng Dân (1876), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Đông Dương Tạp Chí (1913), Nam Phong Tạp Chí (1917), An Nam Tạp Chí (1926), Phụ Nữ Tân Văn (1929), Tiểu Thuyết Thứ Bảy (1934) và nhiều báo Pháp Ngữ. Dù khác nhau lập trường chính trị, lề lối điều hành nhưng tất cả đều nhằm thúc đẩy tiến trình khai dân trí tại Việt Nam.

Đừng quên, năm 1945, theo tài liệu chính thức của đảng CSVN, tổng số đảng viên CS chỉ vào khoảng năm ngàn người trong khi con số người Việt yêu nước bị tù đày trên Côn Đảo qua nhiều thời kỳ đã lên đến hai trăm ngàn người.

Điều đó cho thấy, dù số lượng đảng viên CS có tăng dần, đại đa số những thế hệ Việt Nam chống Pháp là những người không Cộng Sản.

Bức ảnh bi thương của ba chiếc đầu Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình và Nguyễn Văn Cốc đựng trong rọ sau khi bị chém ngày 8 tháng 7 năm 1908 trong vụ Hà Thành Đầu Độc là một trong vô số bằng chứng hùng hồn truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Nhưng tại sao CS thắng?

CS thắng chỉ vì họ không từ chối bất cứ một thủ đoạn nào dù bất nhân đến bao nhiêu, không hề tính toán cân nhắc phải chết hay phải giết chết bao nhiêu người miễn là đạt được mục đích CS hóa Việt Nam.

Song song đó, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tẩy não, lợi dụng lòng yêu nước, bưng bít thông tin một cách tinh vi và tàn nhẫn nhất trong lịch sử loài người.

Các đảng phái quốc gia Việt Nam không làm được điều đó. Họ nhân ái quá. Họ Việt Nam tính quá.

Chính vì lòng nhân ái và Việt Nam tính đó mà phần đông những nhà cách mạng độc lập và dân chủ đã chết, không chỉ chết dưới máy chém thực dân mà còn do CS thủ tiêu như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp v.v…

Và hôm nay, một trăm sáu mươi ba năm từ buổi sáng ngày 1 tháng 9, 1858 ở Đà Nẵng nhiều người Việt yêu nước lại tiếp tục con đường Phạm Hồng Thái, Lương Ngọc Quyến, Tôn Thất Thiệp đã đi, để viết nên trang sử độc lập tự do cho mỗi người Việt Nam và cho dân tộc Việt Nam.

Không ai có quyền viết sử Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam đang chịu đựng dưới ách độc tài CS.

Con đường có thể còn xa nhưng là con đường chính sử.

Chuyến xe có thể phải chậm vì chạy bằng máu của chính mình nhưng là chuyến xe tự chủ, không nô lệ cho bất cứ một ngoại bang nào./.


Đồng Tâm – một tấm bia ghi lại tội ác cộng sản thời hiện đại



 Đỗ Ngà|

Hôm 09.01.2021 là giáp năm ngày giỗ cụ Kình, chính là ngày mà công an Hà Nội xua 3.000 quân nửa đêm vào thôn Hoành bắn cụ Kình rồi mang xác về phanh thây. Việc làm này của công an Hà Nội phạm 3 cái sai:

thứ nhất, là đem công an đến cưỡng chế nơi không phải là đất tranh chấp;

thứ nhì là ập vào nhà dân lúc nửa đêm ngoài khung giờ cưỡng chế theo quy định của pháp luật;

thứ 3 là giết người phanh thây một công dân đang ở tại nhà không hề gây nguy hiểm cho xã hội.

Cho đến bây giờ, chính quyền cũng không thể giải thích cho suôn sẻ việc làm của họ được. Tất cả mọi vấn đề liên quan tới Đồng Tâm bây giờ chỉ có cấm, cấm và cấm.

Cả Đồng Tâm và Thủ Thiêm đều có chung một điểm. Đó là trung ương thu hồi đất thời giá đất còn rẻ, rồi treo quy hoạch. Sau thời gian chừng một vài thập kỷ, khi giá đất tăng lên thì miếng đất quy hoạch treo ấy thành một khối tài sản có giá trị cao và chính quyền địa phương sẽ ra quyết định quy hoạch mới thay thế cái quy hoạch treo cũ. Nếu quy hoạch mới sử dụng đúng phần đất quy hoạch cũ thì không có gì xảy ra, tuy nhiên vì tham, chính quyền đã lấy nhiều hơn phần đất quy hoạch cũ mà không có giải quyết thỏa đáng cho người dân.

Cụ Kình và dân Đồng Tâm đã đứng lên giữ phần đất cướp thêm ấy của chính quyền là hành động chính đáng. Điều đáng nói là chính quyền sai nhưng họ không sửa sai mà quyết dùng quyền lực nhà nước chèn ép để buộc dân nhường bước. Sự chèn ép cứ leo thang vì chính quyền họ ỉ vào có sức mạnh công an, dân thì bị cướp quá trắng trợn nên không thể nào buông. Kết quả là chính quyền CS đã ra tay, họ lùa hàng ngàn công an nửa đêm xông vào nhà dân giết người y hệt như một đám thổ phỉ. Cuộc tấn công này nó mang tính vừa trả thù vừa răn đe những người dân đòi quyền lợi chứ nó không mang ý nghĩa của một hành động chấp pháp.

Vụ án cướp đất Đồng Tâm nó thể hiện bản chất lưu manh, man rợ đến tột cùng của một tổ chức tự xưng là “nhà nước XHCN”. Kẻ cướp sau khi giết người thì cho bắt luôn dòng họ thân quyến của nạn nhân. Với công cụ tòa án trong tay họ tuyên thêm 2 án tử hình và 1 án chung thân cho con cháu cụ Kình, ấy là chưa kể nhiều bản án có thời hạn khác. Nói đơn giản là CS sản giết “giết nóng” chưa thỏa họ còn ra tay “giết nguội” gia đình nạn nhân bằng công cụ tòa án.

Nói về tranh chấp chi tiết thì chắc cũng tốn hàng trăm trang giấy, nhưng tóm tắt thì đơn giản thế này: Chính quyền tham lam lấn đất của dân bằng quyết định quy hoạch, dân quyết giữ đất tới cùng thì chính quyền kéo quân tới nhà dân bắn bỏ và tóm thêm người đưa ra cái gọi là “tòa án nhân dân” để giết tiếp. Hành động man rợ này làm cả thế giới lên án, làm người có lương tri kinh tởm. Đồng Tâm là một cột mốc lịch sử, nó ghi lại tội ác của ĐCS thời hiện đại. Qua bao thời gian, dù CS đã bắt tay với văn minh nhưng sự man rợ thì vẫn y nguyên như vậy, họ không khác gì thời họ tràn vào Miền Nam đánh giết đồng bào. CS mà! Hy vọng họ tốt hơn là điều không tưởng, chỉ có khéo che đậy hơn mà thôi./.

-Đỗ Ngà-

Nhân sự đảng: Tuyệt mật và… dập mật!

 

Tại một hội nghị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hình minh họa. Photo Nhan dan.
Trân Văn – VOA

Chuyện ông Nguyễn Nhân Chinh vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (Sở LĐ-TB-XH) tỉnh Bắc Ninh chính là ví dụ minh họa mới nhất cho thảm cảnh quốc gia, dân tộc… dập mật vì đảng CSVN tiếp tục xác định lựa chọn – sắp đặt nhân sự là… tuyệt mật!

***

Ông Nguyễn Nhân Chinh là con trai ông Nguyễn Nhân Chiến – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN và vừa mới thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Tháng 7 năm ngoái, ông Chinh – khi đó là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Ninh… “chỉ định” làm Bí thư thành phố Bắc Ninh.

huyện ông Nguyễn Nhân Chinh vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (Sở LĐ-TB-XH) tỉnh Bắc Ninh chính là ví dụ minh họa mới nhất cho thảm cảnh quốc gia, dân tộc… dập mật vì đảng CSVN tiếp tục xác định lựa chọn – sắp đặt nhân sự là… tuyệt mật!

***

Ông Nguyễn Nhân Chinh là con trai ông Nguyễn Nhân Chiến – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN và vừa mới thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Tháng 7 năm ngoái, ông Chinh – khi đó là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Ninh… “chỉ định” làm Bí thư thành phố Bắc Ninh.

Khi đảng CSVN còn là tổ chức chính trị duy nhất, nắm giữ độc quyền lãnh đạo toàn diện tại Việt Nam thì lựa chọn – sắp đặt những cá nhân như ông Chinh tham gia quản trị – điều hành cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương còn… hợp lý và… hợp lẽ!

***

Trung tuần tháng trước, tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng – chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, ông Nguyễn Phú Trọng khoe: Đảng đã kỷ luật 131.000 đảng viên và riêng nhiệm kỳ này (2016 – 2021) đã kỷ luật hơn 3.200 đảng viên liên quan đến tham nhũng, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700.000 tỉ đồng, hơn 20.000 héc ta đất.

Cần chú ý là ông Trọng chỉ báo… công chứ không nhận trách nhiệm, dù đảng chỉ thu hồi được… 32% của… 700.000 tỉ công sản và 20.000 héc ta công thổ đã bị những cá nhân do đảng lựa chọn – sắp đặt làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, chia nhau trộm cắp và cưỡng đoạt (2).

Liệu có thể đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội và phòng – chống tham nhũng, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng như ông Trọng tuyên bố khi có… hơn 3.200 đảng viên liên quan đến tham nhũng nhưng trong bảy năm (2013 – 2020) mà chỉ xử lý hình sự được… gần 700 vụ, trong đó chỉ khỏang 1% số vụ bị khởi tố – truy tố – xử phạt do tham nhũng, nhận hối lộ?

Nếu công tác cán bộ, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực để phòng ngừa tham nhũng thì tại sao lại xảy ra những sự kiện như Nguyễn Nhân Chinh – chỉ là quý tử của một Ủy viên BCH TƯ đảng mà trong sáu tháng, có tới ba lần được đặt, để vào hết vị trí lãnh đạo này của hệ thống chính trị đến vị trí lãnh đạo khác của hệ thống công quyền ở Bắc Ninh?

Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa sử dụng công quyền, xác định, những nội dung liên quan đến nhân sự lãnh đạo đảng CSVN là… “bí mật nhà nước”. Nếu đảng không muốn hoặc chưa công bố, tất cả những thông tin liên quan đến lựa chọn, sắp đặt, kiểm tra – kỷ luật những cá nhân đã hoặc sẽ lãnh đạo đảng đều là… tuyệt mật (3)!

Đảng vừa chọn xong các ứng viên cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa tới, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thủ tướng Việt Nam lập tức xác định thông tin liên quan đến nhân sự đã, đang hoặc sẽ lãnh đạo đảng là… tuyệt mật, kể cả tố cáo, khiếu nại nếu đủ căn cứ cho rằng cá nhân nào đó bất xứng.

Ai sẽ đủ dũng cảm để công bố bản kê khai tài sản mà một số cá nhân vừa được lựa chọn vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa tới đã nộp cho đảng, lên tới… hàng ngàn tỉ đồng? Tiếp tục biến bí mật của một vài cá nhân trong đảng thành “bí mật nhà nước” ở mức “tuyệt mật”, dân tộc này, xứ sở này tiếp tục… dập mật!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/chi-trong-6-thang-ong-nguyen-nhan-chinh-da-kinh-qua-3-vi-tri-lanh-dao-tai-bac-ninh-202101050959434.htm

(2) https://hcma.vn/vanban/Pages/quy-che-qui-dinh.aspx?CateID=0&ItemID=30926

(3) https://dantri.com.vn/xa-hoi/phuong-an-nhan-su-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-thu-tuong-la-tuyet-mat-20201230150346759.htm


Đảng tính của đảng cs là tạo bất công và chia rẽ

 


Đỗ Ngà|

Doanh nghiệp quốc doanh có đặc quyền được ưu đãi bằng chính sách, có đặc quyền được nhà nước giải cứu nếu thua lỗ vv.. chính vì thế nó trở thành một thế lực ăn trên ngồi trốc đối với loại doanh nghiệp của thường dân. Nếu so sánh giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân thì rõ ràng doanh nghiệp quốc doanh là loại doanh nghiệp bóc lột, còn doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp bị bóc lột. Doanh tư nhân bị ai bóc lột? Họ bị tham nhũng bóc lột, họ bị chính sách bất công bóc lột, và thậm chí họ bị doanh nghiệp nhà nước bóc lột.

Thực ra sau nhiều năm phát triển nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN”, thì mô hình kinh tế này ngày nay nó đã biến tướng. Trước kia loại doanh nghiệp bóc lột chỉ giới hạn là những doanh nghiẹp 100% vốn nhà nước thì nay nó phát sinh thêm loại doanh nghiệp sân sau – một loại doanh nghiệp tư nhân nhưng phục vụ lợi ích cho quan chức. Được biết, có rất nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi chủ trương cổ phần hóa thì nó đã biến thành những doanh nghiệp sân sau chuyên hưởng ưu đãi bởi những chính sách nhà nước.

Nói về bóc lột và bị bóc lột rõ nhất đó là BOT, doanh nghiệp BOT được sự bảo kê của Bộ GTVT đã đặt trạm trấn lột khắp nơi, có nơi đặt sai chỗ. Biết bao nhiêu người đấu tranh cho BOT bẩn phải vào tù nhưng nạn BOT bẩn vẫn tràn lan. Chính nạn BOT dày đặc mà nó đẩy giá vận chuyển trong nước lên cao chót vót, kéo theo đó là giá thành sản phẩm của hàng Việt Nam bị đẩy lên cao phi lí làm giảm khả năng cạnh tranh. Ngày 16/07/2020, báo Người Lao Động có bài viết “cước vận tải làm khó nông sản”, trong đó Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho biết, doanh nghiệp có đưa mấy container vải thiều từ Bắc Giang vào nhà máy ở Tiền Giang để xử lý với giá cước lên tới 68 triệu đồng (khoảng 3.000 USD). Hàng sau đó được xuất sang Úc, Mỹ bằng tàu biển, với giá cước lần lượt 1.600 USD và 1.800 USD. Như vậy câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân phí vận chuyển nội địa tăng là do đâu? Do “đại dịch” BOT, không khó để trả lời.

Hôm nay ngày 8/1/2021 tờ Vneconomy có cho biết, vì dịch Covid-19 các doanh nghiệp vận tải đang điêu đứng vì thiếu hàng. Họ nhờ cử tri tỉnh Bình Định phản ánh lên đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này, nhằm mục đích nhờ đoàn đại biểu này kiến nghị lên bộ GTVT điều chỉnh giảm giá cước BOT để chừa họ con đường sống. Kết quả bộ GTVT giao nhiệm vụ cho đoàn đại biểu Quốc hội về tỉnh thuyết phục doanh nghiệp chấp nhận giá cước cũ. Nói thẳng ra là bộ GTVT không lắng nghe tiếng nói của những doanh nghiệp bị bóc lột đang ngáp ngáp, bởi đơn giảng họ đang bảo vệ những doanh nghiệp bóc lột mà trong đó họ đang có quyền lợi.

Bản chất của ĐCS là phân biệt giai cấp. Trong thứ tự ưu tiên chế độ ưu đãi họ phân biệt “gia đình có công và gia đình không có công”, trong xét tuyển nhân sự họ phân biệt “lý lịch đỏ và lí lịch đen”, trong chính trị họ phân biệt đảng viên ĐCS và “bọn phản động”, trong thế giới doanh nghiệp họ phân biệt “doanh nghiệp bóc lột, và doanh nghiệp bị bóc lột” vv… nói chung, trong lĩnh vực, CS đều phân biệt giai cấp để chia chác ưu đãi. Chính vì vậy mà về bản chất của xã hội này nó phân tầng khủng khiếp. Kẻ phá hoại thì hưởng đủ thứ đặc quyền, người có ích thì bị tước đoạt rất nhiều. Nếu nhìn toàn xã hội sẽ thấy khoảng cách xã hội ngày một nới rộng. Nếu nhìn vào thế giới doanh nghiệp thì cũng thấy bất công rất lớn trong chính sách ưu đãi. Trong vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc thay vì xóa bỏ sự phân biệt đối xử để bên kia xích lại thì họ lại luôn đào sâu khoảng cách bằng sự kì thị, sự kì thị gây chia rẽ. Có thể nói rằng, hiện nay, sự chia rẽ sâu sắc đến mức hai bên phải thù oán lẫn nhau. Bản chất của CS là vậy, nó được sinh ra là để tạo ra bất công xã hội. Và bản chất đó là đảng tính của ĐCS, nó không bao giờ thay đổi./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://nld.com.vn/…/cuoc-van-tai-lam-kho-nong-san…

https://plo.vn/…/nghich-ly-phi-van-chuyen-noi-dia-dat…

https://vneconomy.vn/bo-giao-thong-khong-dong-y-giam-gia…

“Chính quyền nằm trên nòng súng”

 Ls. Nguyễn Văn Đài|

Ngày 3 tháng Giêng, 2021 vừa qua tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (6/1/1946-6/1/2011) tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc có đề cập đến nhóm từ “Chính quyền nằm trên nòng súng” khiến cho nhiều người lùng bùng. Câu hỏi đặt ra là nhóm từ này từ đâu và tại sao có câu này?

Câu này là do ông Phúc học và biến tấu từ câu nói của Mao Trạch Đông “Họng súng sinh ra chính quyền” thành là “Chính quyền nằm trên nòng súng.”

Triết lý của Mao Trạch Đông về “Họng súng sinh ra chính quyền” bắt đầu từ cuộc đối đầu với Tưởng Giới Thạch để độc chiếm đại lục trong giai đoạn 1945-1949. Câu chuyện như sau:

Tưởng Giới Thạch là một lãnh tụ độc tài với bàn tay sắt, ông thực hiện hình thức thống trị “tam nhất” (ba một): một chính đảng, một chủ nghĩa, một lãnh tụ, đó là Quốc Dân Đảng, chủ nghĩa tam dân và có lẽ mỗi một Tưởng Giới Thạch mà thôi. Tháng Bảy, 1945, tại Diên An, Mao Trạch Đông đã nói “Tưởng tiên sinh cho rằng thiên vô nhị nhật, dân vô nhị chủ (Trời không có 2 mặt trời, đất nước không có 2 chủ), tôi, không tin là thuyết nên cứ để hai mặt trời mọc lên cho ông ấy xem sao.”

Hai người sinh cùng thời, Tưởng Giới Thạch lớn hơn Mao Trạch Đông 5 tuổi, và chết trước 1 năm. Tưởng Giới Thạch thọ 88 tuổi, Mao Trạch Đông thọ 84 tuổi. Như vậy trong đó họ có những 83 năm từng “chung sống với nhau trên thế gian này.”

Luận về khí chất, hai người quả nhiên khác nhau. Tưởng Giới Thạch khí chất quân nhân, mỗi sớm tinh mơ đều thức dậy luyện tập, luôn đọc tam bảo thư: “Truyện Bismarck”, “Tằng hồ trị binh ngữ lực” và “Tằng văn chính công gia thư”. Tưởng Giới Thạch không hút thuốc, không uống rượu, thậm chí không ẩm trà, chỉ dùng nước trắng đun sôi, ưa các hải sản tươi, rau muối xào cá hoặc rau khô Thiệu Hưng.

Mao Trạch Đông tư chất thi nhân, thiện nghệ sáng tác thơ ca, thảo chương, đề từ, thức khuya dậy muộn, sách vở không rời tay, ông đã đọc không biết đến bao nhiêu lần cuốn “Tư trị thông giám”, muôn từ trong rối loạn của lịch sử tìm ra đôi điều kinh bang tế thế. Mao Trạch Đông chỉ uống chút ít rượu nho, nhưng liều mạng hút thuốc, ưa uống trà đậm, ăn ớt cay, và thường lấy thịt nướng làm thuốc “bổ não”.

Hai người có hành trình chính trị tương tự.

Năm 1924, Tưởng Giới Thạch được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân Quốc dân đảng Trung Quốc (vì trường đóng quân tại Hoàng Phố – Quảng Châu, nên người ta thường gọi là Trường quân sự Hoàng Phố), và từ đó thế lực của ông trong quân đội ngày một phát triển, nắm dần quân quyền, từ uỷ viên hội đồng quân sự trở thành Tổng giám, rồi Tổng Tư lệnh Quân cách mạng Quốc dân đảng. Tưởng Giới Thạch xem quân đội là mạng sống của đời mình.

Còn Mao Trạch Đông, mùa thu năm 1927, phát động khỏi nghĩa nông dân ở Hồ Nam, đảm nhận chức bí thư ban chấp hành tiền phương, sau đó cùng Chu Đức hội sự tại Tĩnh Cương Sơn – Giang Tây, thành lập Quân cách mạng công nông Trung Quốc, Chu Đức làm chỉ huy, Mao Trạch Đông là người đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ đó Hồng quân Chu – Mao bắt đầu đổi địch với Tưởng Giới Thạch và một danh ngôn của Mao Trạch Đông – “họng súng đẻ ra chính quyền” cũng bắt đầu lưu truyền cùng thời.

Mao Trạch Đông từng nói, Tưởng Giới Thạch “xem quân đội như sinh mạng”, “có quân đội là có chính quyền, đấu tranh giải quyết tất cả”. Ông cười mà cho rằng: quân đội đối với Tưởng Giới Thạch như hòn đá treo trên cổ của Giả Bảo Ngọc, “về điểm này cần phải học tập ông ấy, và Tưởng Giới Thạch quả là tiên sinh của chúng ta!”

Mao Trạch Đông lại nói, “Đảng viên cộng sản không dành binh quyền cho cá nhân, mà vì đảng và nhân dân”. Ông cho rằng “họng súng đẻ ra tất cả”, “thế giới chỉ có thể cải tạo bằng súng ống”.

Đó là nguồn gốc của triết lý “họng súng sinh ra chính quyền”

Trở lại với Nguyễn Xuân Phúc.

Một điều thực sự bất ngờ là bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn thấm nhuần tư tưởng của Mao Trạch Đông về quân đội và chính quyền.

Đại ý phát biểu của Phúc ngày 3 tháng 1 ở Quảng Nam:

“Muốn thay đổi đất nước thì lực lượng đối lập phải đối đầu với quốc hội và chính phủ. Và nếu không có quân đội bảo vệ thì gặp khó khăn. Bởi vậy không được phi chính trị hóa quân đội. Vì “chính quyền nằm trên nòng súng”.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tại sao NXP lại nói như vậy?

Để có được quyền lực tuyệt đối cai trị đất nước và Nhân dân, chế độ độc tài CSVN đã xây dựng quân đội được định hướng cho mục đích dùng bạo lực để xây dựng nhà nước độc tài CSVN. Tạo ra 1 quân đội chỉ biết nghe theo và thực hiện tham vọng cho tầng lớp chop bu của chế độ độc tài CSVN. Và họ đã dùng quân đội thực hiện cuộc chiến tranh đẫm máu chiếm VNCH vào 30.4.1975.

Sau khi đoạt được quyền lực, chế độ độc tài CSVN tiếp tục dùng quân đội để trấn áp Nhân dân nhằm bảo vệ sự cai trị tuyệt đối của họ.

Ở các quốc gia dân chủ đa đảng văn minh, quân đội là trung lập, không thuộc về bất kỳ đảng phái chính trị nào.

Đảng nào nắm quyền thì sẽ lãnh đạo quân đội để bảo vệ đất nước và Nhân dân trong nhiệm kỳ đó.

Trong nhiệm kỳ của mình, đảng cầm quyền không được sử dụng quân đội để đàn áp các đảng đối lập.

Hết nhiệm kỳ thì quân đội sẽ được lãnh đạo bởi đảng thắng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Đảng thất cử phải chuyển giao quyền lực trong hòa bình theo Hiến pháp.

Nhưng ở chế độ độc tài CSVN thì ngược lại hoàn toàn.

Đảng CSVN đã xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội, chỉ huy các cấp trong quân đội đều là đảng viên đảng CSVN. Quân đội thì của đảng, nuôi quân đội lại bằng tiền thuế của dân. Đây là bất công.

Ngày nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế và trào lưu dân chủ hóa diễn trên toàn cầu. Đáng lẽ ra đảng CSVN phải triệt thoái các tổ chức của họ ra khỏi quân đội.

Nhưng đảng và chế độ độc tài CSVN ngày càng tham nhũng, hủ bại và thối nát như một căn bệnh ung thư di căn chỉ còn liều thuốc duy nhất là sự trung thành và bảo vệ của quân đội.

Nên NXP phát biểu có ý rằng thiếu sự trung thành và bảo vệ của quân đội thì đảng và chế độ độc tài CSVN sẽ bị diệt vong.

Bởi vậy chính quyền độc tài cộng sản VN nằm trên nòng súng là vậy.

Qua đây chúng ta thấy đảng CSVN hèn nhát và phi nghĩa như thế nào./.

Hình ảnh của một số người Việt tử vong trong thùng xe tải ở Anh.

 


Hình ảnh của một số người Việt tử vong trong thùng xe tải ở Anh.

Cảnh sát Anh mới đăng tải tâm sự của gia đình ba nạn nhân Việt vụ 39 người chết trong thùng xe tải, cám ơn họ vì “sẵn lòng chia sẻ với cộng đồng”.

Lời chia sẻ từ người thân của 3 nạn nhân, trong đó có một thiếu niên 15 tuổi, được công bố cuối tháng trước, khi bốn người đàn ông bị kết tội vì liên quan đến một đường dây buôn người, gây ra cái chết của 39 nam giới, phụ nữ và trẻ em Việt Nam hồi tháng 10 năm 2019.

Anh Tuyên muốn đến Anh Quốc để có thể tham dự thánh lễ vào Chủ nhật hàng tuần. Để có thể làm vơi bớt nỗi đau, chúng tôi luôn luôn hướng về Chúa và cầu nguyện. Tôi và gia đình luôn cùng cầu nguyện cho linh hồn anh trai tôi được siêu thoát. Trái tim của mọi người trong gia đình chúng tôi thực sự tan nát”.

Trong khi đó, con trai của nạn nhân Phan Thị Thanh, 41 tuổi, người Hải Phòng, lại làm một bài thơ để tưởng nhớ và bày tỏ tình yêu thương dành cho mẹ mình, trong đó người con này mong thời gian “xin hãy ngừng trôi” để “con luôn được nghe tiếng mẹ”.

Cậu con trai của nạn nhân Thanh cũng kêu gọi “những ai vẫn đang còn có mẹ” thì “xin đừng làm mẹ khóc” và “hãy yêu thương và kính trọng mẹ”.

39 người Việt Nam, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã được phát hiện nằm bất động trong thùng xe tải ở Grays, Essex, hồi cuối tháng 10 năm 2019. Cảnh sát Essex cho biết rằng sau khi tài xế chiếc xe container bị bắt, họ đã tiến hành cuộc điều tra “lớn nhất trong lịch sử” của cảnh sát địa hạt này và đã khám phá ra “một mạng lưới tội phạm có tổ chức hoạt động ở Anh và ở nước ngoài”.

Trong lời tâm sự, bố mẹ của Nguyễn Huy Hùng, một trong hai nạn nhân trẻ nhất trên xe tải, cho biết rằng con mình “luôn mơ ước được đến Vương quốc Anh và cháu đã rất cố gắng học tập ở trường cũng như học tiếng Anh vì mục đích đó”.

“Sự ra đi của con trai là quá đột ngột đối với chúng tôi và con trai chúng tôi đã không có cơ hội thực hiện ước mơ của mình”, chia sẻ của cha mẹ cậu bé 15 tuổi có đoạn, theo cảnh sát Essex. “Chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn con trai được yên nghỉ và hy vọng ước mơ của con trai chúng tôi sẽ thành hiện thực trong một thế giới tốt đẹp hơn”.

Theo cảnh sát địa hạt Essex, nơi phát hiện thi thể của gần 40 người Việt trong thùng xe tải, em gái của nạn nhân Đặng Hữu Tuyên, 22 tuổi, quê ở Nghệ An, cho biết rằng anh mình “hiền lành, dễ mến và là người rất ngoan đạo, không bao giờ làm tổn thương người khác”.

“Anh ấy giống như một thiên thần đã được Chúa phái đến sống với chúng tôi và ở lại một thời gian trước khi trở về với Chúa. Anh là một thanh niên tốt bụng. Bây giờ anh Tuyên hẳn có một chỗ xứng đáng trên thiên đàng, nơi anh ấy có thể tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu”, em gái của nạn nhân nói trong thông cáo của cảnh sát Essex.

Cảnh sát Essex cũng ngỏ lời “cám ơn ba gia đình vì đã sẵn lòng chia sẻ với cộng đồng sự tiếc thương của họ dành cho những người thân yêu đã mất” và nói thêm rằng “không có cách nào có thể đưa những người thân yêu của họ trở lại, nhưng chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi đã giúp mang lại công lý cho họ”.

Hôm 22/12, sau một phiên tòa kéo dài tám tuần, bốn người đàn ông đã bị kết tội vì liên quan đến cái chết của 39 người Việt với các tội danh như “ngộ sát” hay “âm mưu tiếp tay nhập cư bất hợp pháp”.

Tin cho hay, hồi tháng Ba năm ngoái, một nhóm cảnh sát Anh của Essex đã tới sáu tỉnh thành của Việt Nam để “trực tiếp chia buồn” với người nhà các nạn nhân cũng như sẵn sang “giải đáp các thắc mắc”.

Trong chuyến đi kéo dài khoảng hai tuần, một nhóm cảnh sát của Essex đã tới Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng và Hải Dương. Đây là những nơi xuất phát của 39 công dân Việt Nam tìm đường vào Anh trái phép và đã tử vong trong thùng xe tải.

Lại cấm tặng quà Tết

Theo RFA-Huỳnh Mai -2021-01-09 

 Lại cấm tặng quà Tết

Hình minh hoạ. Trang trí trên phố mừng Đảng, mừng Xuân ở Hà Nội hôm 1/2/2014. Reuters

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông  cụ  già

Tên gì ai cũng rõ

Nói to: “Không tặng quà”.

Còn năm tuần nữa là tết Nguyên đán rồi. Cơ mà quan trọng hơn, còn hai tuần rưỡi nữa là khai mạc Đại hội Đảng rồi.

Với một số ít người đang là ứng cử viên cho những vị trí quyền lực quan trọng nhất tại Việt Nam (và những người ủng hộ họ), tết sẽ đến sớm hơn rất nhiều, khi kết quả bầu cử được công bố. Hoặc ngược lại.

Như thường lệ, trước mỗi dịp Tết, Ban bí thư trung ương Đảng lại ra một chỉ thị, trong đó nội dung quan trọng là cấm tặng quà tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.

Tại sao cấm tặng quà tết cho cấp trên?

Theo từ điển tiếng Việt, quà là vật thể hoặc phi vật thể được tặng, biếu để tỏ lòng biết ơn, quan tâm, quý mến.

000_Hkg8255742.jpg
Hình minh hoạ. Một người viết chữ Tết ở nội thành Hà Nội hôm 8/2/2013. AFP

Mang ý nghĩa đẹp đẽ như vậy, tại sao ở Việt Nam, nó lại bị cấm? Và tại sao lại chỉ bị cấm tặng quà cho cấp trên, chứ không cấm cấp trên tặng quà cấp dưới, hay ngang cấp tặng quà nhau?

Chỉ cái gì xấu, gây hại cho người khác, cho xã hội thì mới bị cấm chứ nhỉ?

Trong Quy định số 205 của Bộ Chính trị, tại nhóm “Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền” có một khoản như sau:

(Hành vi bị cấm): “Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi”.
À ra thế! Quà mà bị cấm tặng cho cấp trên dưới mọi hình thức chính là loại “quà” này.

Núp dưới danh nghĩa “quà tặng”, thực ra nó chính là các khoản trả công cuối năm, làm quen, thăm dò, bắt mối, bôi trơn, xin xỏ, chạy vạy… và tạo dựng các mối quan hệ nhằm bảo đảm lợi ích sẽ thu lại từ việc đó.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua… vì đại hội đảng sẽ kết thúc ngay trước tết, đồng nghĩa với việc ‘xóa bàn làm lại” trong các đường dây, các nhóm chức quyền. Các vị trí mới được thay thế sẽ thu hút vô số người đến làm quen. Còn cớ gì dễ chấp nhận hơn nữa ngoài món quà tết đầy văn hóa, trân trọng và tình nghĩa? Vì là phong tục truyền thống của dân tộc nên người được tặng quà cũng phải giữ  thái độ trân trọng với tất cả món quà (và người tặng) được tặng, không thể “kén chọn”, “cứng rắn” như ngày thường (nếu có).

Còn dịp nào tốt hơn thế?

Thế cho nên việc lặp đi lặp lại quy định cấm tặng quà ngày tết hết năm này qua năm khác tự thân nó đã chứng tỏ quy định này không có mấy hiệu lực.

Những món quà của cơ chế

Năm 1994, ông Hoàng Văn Nghiên trúng cử làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội (đến 2004 thì về hưu).

Sau cái tết đầu tiên với chức vụ mới, ông Nghiên gây rúng động dư luận (và nỗi lòng các quan chức tiền nhiệm) với cái tin ông mang đến Kho bạc Nhà nước nộp lại bốn tỷ đồng tiền mừng tết do các cơ quan, doanh nghiệp cấp dưới tặng.

bietthuhoangvannghien111.jpg
Hình minh hoạ. Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, quận hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi ông cựu chủ tịch hoàng Văn Nghiên khăng khăng không trả suốt 8 năm. Vietnamnet

Những cái  tết sau đó, người ta không thấy ông Nghiên nộp lại quà tết nữa. Không rõ cấp dưới và doanh nghiệp bị khuất phục trước tinh thần trong sáng như nước đầu xuân của ông nên rụt tay hay không, nhưng đúng 20 năm sau, ông lại gây hoang mang cho dư luận lần nữa khi bỗng dưng làm đơn trả nhà.
Bỗng dưng là vì trước đó, khi hết nhiệm kỳ, ông Nghiên đã “quên” thanh lý hợp đồng thuê ngôi biệt thự ngay sát con đường lớn và đẹp nhất của TP Hà Nội suốt nhiều năm. Đến khi cơ quan quản lý nhà công vụ bỗng nhớ ra và đi đòi thì 8 năm sau, ông vẫn chưa trả.

(Tôi mà là ông Nghiên, tôi cũng không trả. Dại gì! Cái biệt thự 400 m2 thời giá cách đây năm bảy năm đã khoảng 120 tỷ đồng. Nghĩ sao bảo người ta trả? Ai làm quan chức được cấp nhà trăm tỷ xong cũng trả thì lấy ai ra mà làm nữa?)

Liệu sau năm 2019 củi lò phừng phực, các thanh củi dự bị đã biết sợ?

Tôi e chừng khó, vì quy định cấm tặng quà là quy định con, còn mẹ của nó là quy định 08 tận từ tháng 10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ. Trong đó chế tài nặng nhất là kịp thời xử lý nghiêm những vi phạm để làm gương cho cấp dưới.
Nhưng ba cái tết trôi qua, có thấy vi phạm nào về nhận quà tết đâu cơ chứ?
Mà cũng ba cái tết trôi qua, có phải không có quan chức nào bị ra tòa vì tham nhũng đâu cơ chứ?
Thế nghĩa là quan chức người ta tham nhũng ở đẩu ở đâu ấy, chứ không ai đi nhận quà tết hay cả.

Chính vì sự vi diệu này, chúng ta cần định nghĩa lại quà tết.

Quà tết, ấy là không phải quà tết, mà chính là quà tết. Bản chất nó là hối lộ, tham nhũng, chia chác, chạy quyền chạy chức. Đâu cần phải đến tết mới tặng, hay được gói đẹp, nhét vào phong bì, thì mới là quà.

Xét cho cùng, ngôi biệt thự trăm tỷ mà ông Hoàng Văn Nghiên nhất quyết không trả, cũng như các căn hộ hơn 100 m2 ngay giữa trung tâm Hà Nội mà 12 vị cựu quan chức thuộc các cơ quan trung ương nhất quyết không trả, cũng là món quà mà cơ chế tặng cho quan chức chứ đâu.

(12 vị kể trên là số nhỏ trong tổng số các thủ phạm của nạn tham nhũng nhà công vụ, bao gồm

3 cựu phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 2 cựu phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 1 cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 1 cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, 1 cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, 1 cựu thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, 1 cựu tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), 1 cựu tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và đặc biệt, 1 cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng).
Cho nên, xin lỗi cụ Vũ Đình Liên, bèn có thơ rằng:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông cụ già

Tên gì ai cũng rõ

Nói to: “Không tặng quà”.

Bao người xem nghị quyết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay soạn chỉ thị

Như phượng múa, rồng bay”.

Nhưng mỗi năm mỗi lắm

Người trong sạch toàn... die!

Tham nhũng loạn trên báo

Hối lộ oang trên đài.

Chính sách vẫn mạnh mẽ

Chỉ thị vẫn hùng hồn

Vỗ tay vẫn như pháo

Hiệu quả vẫn như …(tự kiểm duyệt).

Năm nay đào lại nở

Lại cấm tết tặng quà

(Những Hoàng Văn Nghiên mới

Chiếm villa đến giờ).

_______________________________________________

Tham khảo:

https://tuoitre.vn/12-cuu-quan-chuc-da-ky-bien-ban-tra-nha-cong-vu-cho-bo-xay-dung-20200505154036005.htm

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-48-CT-TW-2020-to-chuc-Tet-nam-2021-459412.aspx

https://thanhnien.vn/thoi-su/ban-bi-thu-nghiem-cam-bieu-tang-qua-tet-lanh-dao-cac-cap-duoi-moi-hinh-thuc-1317939.html

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

CSVN tính chi $1 tỷ để chống ngập cho thành phố Thủ Đức

 SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hơn một tuần sau thời điểm nhà cầm quyền CSVN loan báo quyết định thành lập thành phố Thủ Đức ở Sài Gòn, chính quyền có nhiệm vụ cần làm ngay là “chống ngập bền vững” cho Thủ Đức.

Thành phố Thủ Đức được ghi nhận mới thành lập từ đầu năm 2021 từ ba quận Thủ Đức, quận 9 và quận 2 của Sài Gòn.

Dân Thủ Đức quan tâm đến chuyện thành phố này có còn ngập hay không hơn là những dự án viển vông về “thành phố thông minh.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Báo Zing hôm 9 Tháng Giêng dẫn lời ông Trần Phước Anh, quyền giám đốc Sở Ngoại Vụ, cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của sở là phối hợp khai triển dự án “chống ngập bền vững” tại Thủ Đức, bởi vì “Đây là dự án có tổng mức đầu tư hơn $1 tỷ do chính phủ và doanh nghiệp Hòa Lan thực hiện theo mô hình PPP [đối tác công tư]. Để khai triển dự án này, chính phủ Hòa Lan cần sự bảo đảm và cam kết hỗ trợ của thành phố để có thể kêu gọi đầu tư.”

Liên quan tình trạng ngập lụt ở Thủ Đức, báo Tuổi Trẻ hôm 3 Tháng Giêng cho hay, trời không mưa, triều cường không cao, các con đường ở Thủ Đức vẫn ngập cả mét.

“Theo người dân, tuyến đường [38, phường Hiệp Bình Chánh] đã ngập nhiều năm nay, mỗi khi ngập cơ quan chức năng có đến hút nước, thông cống giảm ngập. Tuy nhiên đến nay tình trạng vẫn tiếp diễn và ngày càng ngập nặng hơn,” báo Tuổi Trẻ tường thuật.

Đề cập về giải pháp chống ngập cho Thủ Đức, báo Tuổi Trẻ cho biết giới chức Ủy Ban Nhân Dân phường Hiệp Bình Chánh “cử người xuống túc trực, đợi khi nước rút bớt mới kiểm tra xử lý thông đường cống, sửa chữa các miệng cống bị hỏng để giảm ngập.” Ngoài ra, phường này đề nghị thành phố “khai triển sửa chữa, thay đường cống tại rạch Cầu Quán.” Tuy vậy, đến nay không rõ thời điểm thực hiện việc này.

Đáng lưu ý, khi công bố quyết định thành lập thành phố Thủ Đức, các giới chức Sài Gòn gồm Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chỉ mạnh miệng hứa hẹn đây là “đô thị sáng tạo, khoa học công nghệ, thông minh, trí tuệ nhân tạo…” nhưng tuyệt nhiên né tránh cam kết về vấn đề thiết thực với người dân là chống ngập hiệu quả.

Điều này khiến công luận nghi ngờ rằng nhà cầm quyền CSVN lập thành phố Thủ Đức chỉ để “đẩy giá đất lên,” còn chuyện người dân sống ra sao thì họ không quan tâm.

Theo báo Zing hồi cuối Tháng Mười Hai, thị trường đất nền khu vực phía Đông Sài Gòn trong năm 2020 “trải qua ba lần tăng giá liên tiếp trước những thông tin xoay quanh việc thành lập thành phố Thủ Đức.”

Dân mạng hoài nghi ý đồ của nhà cầm quyền CSVN khi lập thành phố Thủ Đức là để nâng giá đất và hình thành “nhóm lợi ích” với các doanh nghiệp bất động sản. (Hình: Quỳnh Danh/Zing)

Cũng thời điểm đó, tờ Lao Động viết: “Dân không quan tâm đến tên gọi là quận hay thành phố, là ‘thành phố trong thành phố,’ là trực thuộc trung ương hay địa phương. Dân quan tâm được sống trong môi trường không kẹt xe, ngập nước.”

“Trong nhiều tồn tại mà người dân phải đối mặt từng ngày như ô nhiễm môi trường, rác thải… thì ngập nước là căn bệnh thâm niên, cả ba quận Thủ Đức, quận 9 và quận 2 đều ngập nặng, bao nhiêu năm người dân sống trong khổ sở. Căn bệnh này cần chữa sớm nhất,” tờ báo nhấn mạnh. (N.H.K) [qd]

Xã hội dân sự tưởng niệm 1 năm vụ CSVN tấn công Đồng Tâm

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 9 Tháng Giêng, các blogger trong giới xã hội dân sự đồng loạt đăng bài tưởng niệm vụ tấn công võ trang Đồng Tâm của nhà cầm quyền CSVN xảy ra vào đúng một năm trước.

Vụ tấn công khiến ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, thiệt mạng. Tám tháng sau biến cố này, một phiên tòa được nhà cầm quyền CSVN tổ chức với phán quyết tuyên án tử dành cho hai con trai ông Kình, và một án chung thân dành cho cháu nội ông.

Bà quả phụ Lê Đình Kình (phải) trong một lần đến thăm cô Đỗ Thị Thu (giữa), vợ ông Trịnh Bá Phương, người bị bắt vì đưa tin diễn biến vụ Đồng Tâm trên mạng xã hội. (Hình: Facebook Thu Đỗ)

Nhà văn Vũ Hữu Sự viết trên trang cá nhân: “…Cho đến nay, kẻ ký lệnh điều 3,000 quân tinh nhuệ với vũ khí và phương tiện tối tân đến làng Hoành đêm ngày 8 rạng ngày 9 Tháng Giêng, 2020, vẫn còn lặn rất sâu trong bóng tối, chưa dám lộ mặt để trả lời nhân dân về lý do, căn cứ điều quân tấn công một ngôi làng không có bất cứ một người dân nào vi phạm pháp luật vào ban đêm để giết người, phanh bụng người, bắt người giữa thời bình.”

“Nhưng xin mọi người hãy yên tâm. Dù lặn sâu đến đâu thì cuối cùng kẻ đó cũng bị lịch sử lôi ra để điểm tên, chỉ mặt. Trước lịch sử, không ai có thể lẩn trốn được. Cũng không ai có thể chối tội được. Bởi lịch sử là ký ức của dân tộc. Mà ký ức thì còn bền gấp trăm lần sắt đá,” theo Facebook Vũ Hữu Sự.

Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, nhà quan sát, viết trên trang cá nhân: “Tưởng nhớ cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi đời, 56 tuổi đảng, bị sát hại dã man, vô thiên, vô pháp! Công luận đòi hỏi: Ai ra lệnh giết cụ Kình? Phải thực nghiệm hiện trường đổ xăng thiêu ba công an mới có cơ sở kết tội bị cáo.”

Cùng thời điểm, bà Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu của ông Lê Đình Kình, chia sẻ trên trang cá nhân: “Con còn nhớ những ngày cuối cùng ngồi uống trà bên cạnh ông. Vẫn tâm hồn và tinh thần chống tham nhũng không có vùng cấm, vẫn có một niềm tin bác Trọng [Nguyễn Phú Trọng] ‘chống tham nhũng giỏi’ sẽ để mắt đến vụ án dân Đồng Tâm chống tham nhũng.”

“Ngày 9 Tháng Giêng tròn một năm ông nội mất đi, tròn một năm bố Công, ông Hiểu, bà Nối, các chú, các anh bị bắt đi… Con tin rất nhiều người dân làng mình, người dân cả nước, người ở ngoài, người ở trong ngục tù sẽ tưởng nhớ lại ngày lịch sử ấy. Ngày Đồng Tâm mất đi một thủ lĩnh đáng kính,” bà Duyên viết.

Người dân Đồng Tâm viếng mộ ông Lê Đình Kình ngày 9 Tháng Giêng. (Hình: Facebook Duyên Nguyễn)

“Ông kính mến! Dù biết sự sống và cái chết  thật mong manh và ích kỷ nhưng con có niềm tin ông vẫn sống, vẫn dõi theo các con các cháu trong tù.. vẫn bên cạnh bảo vệ bà nội và bảo vệ chúng con… Sự hy sinh của ông làm thức tỉnh hàng triệu con tim người Việt có lương tri,” theo Facebook Duyên Nguyễn.

Bà Duyên là vợ ông Lê Đình Uy, cháu nội ông Kình, người bị tuyên án 5 năm tù hồi Tháng Chín, 2020. Cũng trong vụ án này, tòa án của nhà cầm quyền CSVN tuyên phạt hai con trai ông Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức án tử hình, ông Lê Đình Doanh (một cháu nội khác của ông Kình) án chung thân.

Những bị cáo khác trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” tại Đồng Tâm bị tuyên phạt từ 3 đến 16 năm tù. (N.H.K) [qd]