Thursday, August 20, 2015

Lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận rủi ro nợ công hạng 12 trên thế giới

Khác với những lần trước khi thông báo về tình hình nợ công quốc gia - dẫn nguồn từ Chính phủ hoặc thậm chí cơ quan tuyên giáo, tháng Tám năm nay lại chứng kiến báo giới nhà nước đồng loạt phát tin ‘Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á’ và ‘được’ Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.

Thứ hạng 12 trên lại khá tương đồng với vị trí từ dưới đếm lên của VN trong bảng xếp hạng về độ minh bạch của Tổ chức Minh bạch quốc tế.
‘Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công’ thuộc loại tuyên bố “ấn tượng” vô trách nhiệm nhất của giới quan chức CSVN cách đây không lâu. Thế nhưng đã quá chán ngán trước tình cảnh dối trá bất tận về thực trạng nợ công, nợ xấu, cộng thêm đòi hỏi ngày càng lớn về minh bạch tài chính ngân sách, báo chí nhà nước chỉ còn chờ những tổ chức phân tích tài chính có uy tín như Bank of America phát thông tin là lập tức xé rào dẫn lại.
Nếu chỉ cập nhật theo Đồng hồ nợ công quốc tế trên tạp chí Economist tại thời điểm ngày 4/5/2015, tổng nợ công của Việt Nam ở mức 89,08 tỷ USD, chiếm tỉ lệ 46,6% GDP và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Tại thời điểm tháng 4/2014, nợ công của Việt Nam là 81 tỷ USD chiếm tỉ lệ 47,9% GDP.
Tuy nhiên cần lưu ý, con số và tỷ lệ nợ công trên được căn cứ vào báo cáo chính thức của Chính phủ và Bộ tài chính CSVN.
Còn tỷ lệ thực về nợ công/GDP mà những chuyên gia phân tích độc lập đưa ra lại khác xa số liệu công bố của Chính phủ. Từ cuối năm 2013, nợ công/GDP đã được một chuyên gia nhà nước thừa nhận là tăng đến 98%, tức làm ra 100 đồng thì phải dành đến 98 đồng để trả nợ.
Song những chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ đến nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.
Trong một thái độ khuất tất lâu ngày, ngành thống kê và Bộ tài chính Việt Nam vẫn khăng khăng không chịu đưa tiêu chí trên vào áp dụng, dẫn đến kết quả "nợ công luôn nằm trong mức an toàn".
Tình hình nợ công tiếp tục dấn sâu vào vùng nguy hiểm đang là hiện tượng tiếp biến mà rất có thể sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001.
Quy luật nghịch đảo cuối cùng đã được giới báo chí nhà nước thừa nhận: thu chi ngân sách càng kém minh bạch, nợ công càng rủi ro. Song nếu phải chờ cho đến khi Chính phủ VN phải thú nhận về hậu quả này, thì e rằng sẽ quá trễ để cứu vãn nền kinh tế chỉ còn da bọc xương.
08/19/2015 - 20:30
Lê Dung / SBTN

Cách chức 2 lãnh đạo cao nhất của Ngân Hàng Đông Á

Vào ngày 20 tháng 8 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định số 1860/QĐ-NHNN, đình chỉ Tổng giám đốc Trần Phương Bình và Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Ngọc Vân thuộc ngân hàng Đông Á (DongA Bank).
Theo đó, ông Võ Hải Nam, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được NHNN chỉ định giữ chức vụ Tổng giám đốc DongA Bank thay thế ông Bình. Ông Phạm Thế Nguyên, Giám đốc Sở giao dịch 2, ngân hàng BIDV sẽ giữ chức Phó tổng giám đốc của DongA Bank thay bà Vân.
Trước đó, vào ngày 13/8/2015, ông Bình từng chia sẻ với báo chí về việc đang triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm tái cơ cấu DongA Bank. Trong đó có việc nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặt vấn đề mua 49% cổ phần của Ngân Hàng này để trở thành cổ đông chiến lược; và KIDO (Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô) sẽ rót 1.000 tỉ đồng vào Ngân Hàng Đông Á và trở thành nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, vào ngày 14/8/2015, Ngân Hàng Nhà Nước đã có thông cáo báo chí về quá trình thanh tra toàn diện tại DongA Bank và đưa ngân hàng Đông Á vào trường hợp kiểm soát đặc biệt.
Ngân Hàng Nhà Nước cho biết, sẽ thực hiện các giải pháp cần thiết, để để đảm bảo hoạt động an toàn, và đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, của các bên có liên quan. NHNN sẽ cơ cấu lại toàn bộ DongA Bank để đưa ngân hàng này hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Được biết, ông Trần Phương Bình làm Tổng giám đốc DongA Bank từ năm 1998, là một trong những người đã gắn bó với ngân hàng này từ ngày đầu thành lập. Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, sinh năm 1979, là Thạc sỹ quản trị kinh doanh, nắm giữ vị trí Phó tổng giám đốc thường trực.
08/20/2015 - 09:42
Ân Thiên/SBTN

Hải quân Đại Tá Lê Bá Hùng nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm

Theo tin từ Pacific Fleet Surface Ships News. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2015, tại căn cứ Hải quân thuộc Lực lượng đặc nhiệm 73 và Hải đội 7 khu trục hạm tại Singapore, Đại Tá Lê Bá Hùng vừa thay thế Đại tá Fred Kacher để nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm (COMDESRON SEVEN).
Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ trì của Phó đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 đã chúc mừng Đại tá Hùng và nói lời chia tay Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới.
Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Đại tá năm 2014, và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó hải đội 7 khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015.
Trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt bộ chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vưc Á Châu Thái Bình Dương.
Hải đội 7 khu trục hạm hiện được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore,và cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn bộ chương trình Hợp tác và huấn luyện (CARAT) cho Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á.
Vùng trách nhiệm của Hải đôị 7 do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Cộng đang xây các đảo nhân tạo.
Đại tá Lê Bá Hùng đã phát biểu: “Tương lai của Hải đội 7 khu trục hạm thật là sáng lạn. Chúng ta có một đội ngũ chiến binh xuất sắc, từ những chiến sĩ mới gia nhập cho đến những vị trí chỉ huy lâu năm. Mỗi cá nhân đều đóng góp đáng kể vào trách nhiệm đối với khu vực hải lộ quan trọng vào bậc nhất trên thế giới này. Mỗi người đều đang vươn lên và tạo ra sự khác biệt. Tôi rất may mắn có mặt trong đội ngũ những người thuỷ thủ xuất sắc này”.
Hình ảnh người sĩ quan chỉ huy Hoa Kỳ gốc Việt xuất chúng có mặt ở vùng biển Đông Nam Á vào thời điểm nóng bỏng này, đã làm nhiều người trong cộng đồng người Việt cảm thấy phấn khích. Hải quân Hoa Kỳ sẽ làm điểm tựa vững chắc cho các nước trong khu vực này chống lại hiểm hoạ xâm lược từ Bắc Kinh.
08/15/2015 - 16:27
Nam Yết / SBT

Thiên Tân : Chuyên gia Liên Hiệp Quốc chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch

Theo RFI-Thu Hằng Ngày 20-08-2015 14:37
media Lực lượng an ninh Trung Quốc kiểm soát nghiêm ngặt lối vào hiện trường vụ nổ ở Thiên Tân. REUTERS /Kim Kyung-Hoon
Một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về các loại hóa chất nguy hiểm đánh giá chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc xử lý và bảo quản vật liệu nguy hiểm sau vụ nổ tại Thiên Tân. Lời chỉ trích trên được đăng ngày hôm qua, 19/08/2015, trong bản thông cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền. Ông Baskut Tuncak, báo cáo viên đặc biệt về các vấn đề liên quan tới chất nguy hiểm và chất thải, tuyên bố : « Tình trạng thiếu thông tin vào lúc đang cần nhất là một thực tế đáng buồn, đặc biệt khi những thông tin này lẽ ra đã có thể giúp giảm bớt, thậm chí ngăn chặn tai họa này ». Ngoài ra, ông cũng đánh giá « đáng lo ngại » những hạn chế về quyền của người dân tiếp cận thông tin liên quan tới sức khỏe, an toàn và hạn chế về quyền tự do báo chí. Ông Tuncak kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải tỏ ra minh bạch hoàn toàn trong cuộc điều tra về các vụ nổ tại Thiên Tân. Hơn nữa, vẫn theo chuyên gia trên, Trung Quốc phải xem xét lại các đạo luật quy định các chất nguy hiểm của nước này để xem những luật đó có phù hợp với các tiêu chí quốc tế hay không. Cuối cùng, ông Tuncak nhấn mạnh công chúng phải được tiếp cận mọi thông tin liên quan tới các chất độc hại. Công việc dọn dẹp tại Thiên Tân trở nên phức tạp hơn do mưa lớn tại khu công nghiệp bị tai nạn, trong khi đó người ta ngày càng lo ngại về quy mô nhiễm độc. Chính quyền địa phương nhấn mạnh rằng không khí cũng như nguồn nước tại thành phố không bị nhiễm độc. Theo Tân Hoa Xã, công ty Tianjin Rui Hai International Logistics là chủ sở hữu kho hàng và được cấp phép xử lý các hóa chất độc hại. Nhưng vấn đề đặt ra là trữ lượng hóa chất độc hại tại đây cao gấp nhiều lần với mức quy định cho phép. Khoảng 700 tấn chất cyanure, một chất vô cùng độc hại, được cất giữ trong kho chứa hóa chất tại Thiên Tân. Các vụ nổ trong khu vực kho bãi này cách đây đúng một tuần đã khiến ít nhất 114 người thiệt mạng.

Hải quân Mỹ đẩy mạnh các hoạt động hướng về Việt Nam

Theo RFITrọng Nghĩa
19-08-2015 16:50
media
Hải quân Mỹ cử hai quân hạm tối tân : tàu bệnh viện Mercy và tàu vận tải đa năng Millinocket đến Đà Nẳng @usni

Trong những ngày này, giới quan sát không thể không chú ý đến sự kiện hai quân hạm Mỹ USNS Mercy (T-AH-19) và ​​USNS Millinocket (JHSV-3) neo đậu ở Đà Nẵng kể từ ngày 17/08/2015. Tàu Mỹ đã ghé Việt Nam trong khuôn khổ 10 ngày diễn tập chung với đối tác của mình về các bài tập trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa – thuật ngữ tiếng Anh gọi là HADR (Humanitarian Assistance and Disaster Relief).

Giới phân tích đặc biệt ghi nhận rằng đây không phải là lần đầu tiên có đợt diễn tập chung Mỹ-Việt như vây, Chương trình mang tên Đối tác Thái Bình Dương - Pacific Partnership – do Hải quân Mỹ đề xướng để giúp đỡ các đồng minh và đối tác trong khu vực đã năm lần được tiến hành tại Việt Nam.

Thế nhưng trong lần thứ sáu này, lần đầu tiên, Hải quân Mỹ cử đến hai quân hạm tham gia tập huấn tại Việt Nam. Ngoài « soái hạm » của chương trình Đối tác Thái Bình Dương là tàu bệnh viện Mercy, lần này, còn có tàu vận tải đa năng Millinocket, thuộc loại tối tân nhất của Hải quân Mỹ hiện nay, cũng đến phô diễn năng lực ở Đà Nẵng. Gọi đây là tàu đa năng không sai, vì loại Millinocket này hoàn toàn có thể trở thành tàu vận tải quân sự, dùng trong các chiến dịch đổ bộ.

Phía Hải quân Mỹ đã nhấn mạnh đến tính chất "phi tác chiến" của hoạt động chung Mỹ-Việt trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương, nhưng khi lồng sự kiện này vào toàn cảnh chung của hợp tác giữa Hải quân Mỹ với Việt Nam, thì ta thấy rõ một xu hướng xích lại gần nhau ngày càng chặt chẽ hơn.

Trước lúc quân hạm hiện đại Millinocket ghé Đà Nẵng, thì vào tháng Tư vừa qua, Hải quân Mỹ đã không ngần ngại phái chiếc USS Fort Worth (LCS-3), loại chiến hạm mới nhất của mình, đến Việt Nam tham gia một đợt gọi là « giao lưu Hải quân », nhưng chẳng qua là một hình thức tập trận. Chiếc Fort Worth là loại tàu chiến ven bờ mà bốn chiếc sẽ được Hải quân Mỹ đặt căn cứ thường trực tại Singapore.

Việc cử những phương tiện thuộc loại tối tân nhất của mình tham gia vào các hoạt động chung với Việt Nam được cho là đã phản ánh chiều hướng củng cố quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, hai nước hiện đang chia sẻ một mối quan ngại chung về mặt chiến lược : ý đồ chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc.

Riêng trong lãnh vực hợp tác hải quân Mỹ-Việt, giới phân tích đã đặc biệt ghi nhận một chi tiết quan trọng, nhưng lại ít được chú ý : Vào tháng Tư vừa qua, khi chiếc Fort Worth cùng với khu trục hạm USS Fitzgerald (DDG-62) có trang bị tên lửa dẫn đường đến Đà Nẵng thao diễn cùng Hải quân Việt Nam, lần đầu tiên từ ngày hai nước bình thường hóa bang giao, tàu của hai bên thực hiện giao lưu trên biển.

Theo một bài phân tích đăng vào hôm qua (18/08/2015) trên trang web của Học viện Hải quân Mỹ, trong những năm gần đây, Mỹ và Việt Nam đã thận trọng mở rộng quan hệ giữa hai quân đội trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng bành trướng ảnh hưởng tại Biển Đông.

Vào năm ngoái Mỹ cũng đã quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí để Việt Nam có thể mua sắm phương tiện phòng thủ biển. Nhìn chung, Mỹ luôn luôn theo đuổi một lập trường cân bằng tinh tế giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á quanh Biển Đông, và luôn khẳng định là mình không thiên vị bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, Washington đã có thái độ gay gắt hẳn lên với Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc rầm rộ xúc tiến việc bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa đang tranh chấp, bất chấp phản đối của khu vực và quốc tế.

Lãnh tụ sinh viên tranh đấu Hồng Kông bị bắt, truy tố

08-19-2015 4:06:18 PM
HỒNG KÔNG (NV) - Nguồn tin từ giới truyền thông quốc tế cho hay hai nhân vật quan trọng trong phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông đã bị bắt và truy tố tội tụ tập bất hợp pháp, khoảng một năm sau khi các sinh viên học sinh tràn vào văn phòng chính quyền Hồng Kông ở giai đoạn cao điểm của cuộc biểu tình rầm rộ nhằm phản đối chính sách cai trị của Trung Quốc, theo một nhân vật tranh đấu hôm Thứ Tư cho Reuters hay.

Hai sinh viên Joshua Wong (trái) và Alex Chow trả lời báo giới tại cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2014. (Hình: Alex Ogle/AFP/Getty Images)

Alex Chow, 25 tuổi, cựu lãnh tụ Tổng Hội Sinh Viên Hồng Kông, một trong những nhóm chính hướng dẫn cuộc tranh đấu mệnh danh là phong trào Chiếm Ðóng, cho hãng thông tấn Reuters biết là anh cùng Joshua Wong, 18 tuổi, đã chính thức bị truy tố. Wong, năm nay 18 tuổi, là người lãnh đạo nhóm Scholarism.

Thành phần học sinh sinh viên hôm 26 Tháng Chín năm ngoái đã tràn qua cổng và leo tường rào bao quanh văn phòng chính quyền ở trung tâm Hồng Kông để phản đối quyết định của chính quyền Bắc Kinh là sẽ không để cho có tự do bầu cử ở vùng lãnh thổ này trong cuộc bầu cử chọn người lãnh đạo năm 2017.

Các cuộc biểu tình phản kháng xảy ra sau đó tiếp tục kéo dài trong hơn hai tháng và là một trong những thách đố chính trị lớn lao nhất mà thành phần lãnh đạo ở Bắc Kinh từng gặp phải, theo Reuters.

Có hơn 100,000 người xuống đường tham dự biểu tình vào cao điểm cuộc tranh đấu, ngăn chặn giao thông ở các con đường chính và khiến một số nơi trong trung tâm tài chánh Á Châu này bị tê liệt. (V.Giang)

Tín hiệu từ Thiên Tân

Theo Người Việt-08-18-2015 7:41:42 PM
Ngô Nhân DụnVụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin, 天津) ngày 12 Tháng Tám 2015 xảy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi qua một cuộc khủng hoảng do các mâu thuẫn nội tại căng thẳng làm rung chuyển cả hệ thống chính trị Đặng Tiểu Bình dựng lên từ hơn 30 năm nay.


Đặng Tiểu Bình chứng kiến cảnh kinh tế thất bại, xã hội hỗn độn trong thời Mao Trạch Đông, cho nên đã đặt nền tảng cho một chế độ ổn định. Thứ nhất, về kinh tế cho phép tư nhân được làm ăn để gia tăng sản xuất. Thứ hai, về chính trị quyền lực thuộc một tập thể thay đổi mỗi 10 năm, trong đó không một cá nhân nào được nắm vai trò khống chế. Thứ ba, về ngoại giao theo chủ trương thao quang dưỡng hối (韜光養晦) không khoe khoang sức mạnh quân sự.

Bất cứ mô hình nào cũng có giới hạn; nhất là khi xã hội thay đổi nhanh chóng. Khi mô hình chính trị, kinh tế không thích ứng được với những thay đổi lớn trong xã hội, sẽ không tránh được khủng hoảng. Hiện nay Trung Quốc đang bước vào giai đoạn đó; cơn khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng nếu giới lãnh đạo đảng Cộng sản không khéo giải quyết.

Nhược điểm lớn nhất trong mô hình Đặng Tiểu Bình là tính chất khép kín, trong khi sự tiến bộ của loài người (cũng như tất cả cuộc tiến hóa trong thiên nhiên) chỉ có thể đạt được trong những hệ thống mở. Đặng Tiểu Bình vẫn không thoát khỏi những di sản tinh thần của những chế độ khép kín từ thế kỷ 15, khi Nhà Minh, nhà Thanh cai trị nước Trung Hoa; di sản đó lại được Mao Trạch Đông đẩy tới cực điểm với chiêu bài mới là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản cai trị nước Trung Hoa không khác gì các hoàng đế trong Tử Cấm Thành. Họ còn khép kín hơn các vua quan đời trước; với khẩu hiệu vô sản chuyên chính kiểm soát từ miếng ăn, quần áo mặc cho tới lời nói, ý nghĩ trong đời sống hàng ngày của mọi người dân. Chế độ đó có thể hữu hiệu khi mọi người đều nghèo, đều đói, ai cũng chỉ lo thỏa mãn những nhu cầu hạ đẳng, sơ khai nhất. Nhưng khi người ta thấy đủ ăn, đủ mặc, tương quan kinh tế và xã hội phức tạp hơn, thì một hệ thống khép kín sẽ bị rạn nứt vì sức đẩy từ bên trong do các mâu thuẫn mới tạo nên. Nếu không thay đổi để thích ứng, cơn khủng hoảng sẽ làm chế độ lung lay.

Đặng Tiểu Bình chưa thoát ra khỏi cái mô hình hệ thống khép kín, đã trùm trên cả nước Trung Hoa từ 600 năm nay. Công tác lãnh đạo tập thể diễn ra trong vòng bí mật, tiêu biểu là những cuộc nghỉ hè tập thể của các thủ lãnh tại Bắc Đới Hà (Beidaihe, 北戴河) vào tháng Tám mỗi năm. Trong thời gian gần một tháng, Bắc Đới Hà biến thành khối óc của cả nước, các cán bộ cao cấp tới đó giải trí và thảo luận “việc đảng, việc nước.” Nhưng tất cả được giấu kín, không một người dân hay một nhà báo nào được phép biết ai có mặt, ai không, ngày nào tới, ngày nào đi. Tất nhiên, dân chúng không thể biết họ gặp nhau ở đó nói những chuyện gì, họ quyết định số phận của dân chúng ra sao. Một hệ thống khép kín như vậy tất nhiên đẻ ra nạn lạm quyền, tham nhũng, và những cuộc tranh chấp quyền hành nội bộ với những đòn ngầm chí tử.

Năm nay là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà chính thức được bãi bỏ. Tập Cận Bình còn cho báo nhà nước loan tin rằng kể từ nay những cuộc thảo luận về chính sách của đảng và nhà nước sẽ diễn ra ngay tại Bắc Kinh và sẽ được công khai hóa.

Có phải Tập Cận Bình muốn thay đổi mô hình khép kín của Đặng Tiểu Bình hay không? Khó đoán được, vì các người lãnh đạo nước Tàu xưa nay mưu mô rất thâm hiểm. Ông ta có thể đã bãi bỏ cuộc nghỉ hè tập thể năm nay vì không muốn phải gặp mặt những Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, vân vân. Nhất là không muốn cho những người đó cơ hội lên tiếng chỉ trích mình trước mặt bá quan văn võ; trong khi người Trung Hoa vẫn còn giữ đầu óc “kính lão đắc thọ!” Các lãnh tụ cũ có thể lợi dụng cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà để xuất hiện và ra tay hạ uy tín của Tập Cận Bình, phục hận cho các tay chân thủ túc như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn San, Lệnh Kế Hoạch, vân vân, đã bị Tập Cận Bình làm nhục qua các vụ án tham nhũng.

Tháng trước Tập Cận Bình đã cho các tờ báo của đảng cộng sản đăng một loạt bài chỉ trích các nhà lãnh đạo về hưu vẫn can thiệp vào chính sách của chính quyền đương thời, tiếp tục bảo vệ mạng lưới tay chân lũng đoạn cả chính quyền các địa phương. Chưa bao giờ Nhân Dân nhật báo đưa ra những ý kiến nhắm thẳng vào các cựu thủ lãnh như vậy. Hiện tượng này cho thấy địa vị của Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, còn phải lo đối đầu với nhiều địch thủ đáng sợ.

Cảnh đấu đá lẫn nhau luôn luôn diễn ra trong một hệ thống chính trị khép kín, nhưng chỉ trong vòng bí mật giữa các nhóm lãnh tụ với nhau. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã hạ thủ Bạc Hy Lai, một người của phe Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình liên kết với Hồ và Ôn trong trận đấu này, nhưng sau đó đã thanh toán các đàn em của Hồ Cẩm Đào như Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Trận đấu đang tới hồi quyết liệt để chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2017. Khi đó, năm người trong Thường vụ Bộ Chính Trị sẽ nghỉ chỉ còn Tập Cận Bình và Lý Khắc Trường.

Chúng ta cũng đang chứng kiến cảnh các nhà chính trị ở Mỹ đang giành nhau làm ứng cử viên tổng thống năm 2016. Cảnh tượng náo động đó diễn ra trước mắt công chúng, phơi bầy trước báo chí cả thế giới. Ở Trung Quốc cảnh giành giật quyền hành diễn ra trong bóng tối, người dân không được phép ghé mắt nhìn. Không khác gì ở Việt Nam.

Đó là đặc điểm của hệ thống chính trị khép kín do Mao Trạch Đông dựng lên và Đặng Tiểu Bình duy trì, cho tới nay bản chất không thay đổi.

Nhưng một hệ thống khép kín như vậy không thích hợp với đời sống kinh tế hiện đại. Cho nên Trung Quốc đã trải qua một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và khủng hoảng hối đoái, cả hai tới nay vẫn chưa thấy ngõ thoát. Kinh tế hiện đại dựa trên thị trường đòi hỏi một cái khung hệ thống mở. Mọi nền kinh tế bình thường đều trải qua các chu kỳ lên xuống, đó là một luật tự nhiên. Kinh tế lên đến một mức nào đó thì phải công, cũng như sau mùa Hạ, mùa Thu, sẽ tới mùa Đông. Phải có những cây cỏ chết đi để làm phân bón cho các loài thảo mộc khác sống và phát triển mạnh hơn. Trong nền kinh tế phải có các công ty phá sản, có khi cả một ngành hoạt động kinh tế được xóa bỏ vì lỗi thời. Hệ thống khép kín không cho phép quá trình tự nhiên đó được tuần tự triển khai; các bế tắc cứ tích tụ, chồng chất lên nhau. Hệ thống chính trị khép kín khiến cho các quyết định thay đổi kinh tế không thể thực hiện được nhanh chóng vì thế lực nào cũng muốn bảo vệ các quyền lợi đang được hưởng. Đó là mối họa của mô hình Đặng Tiểu Bình mà Trung Cộng đang phải đối phó.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công bố chủ trương “thị trường hóa” nền kinh tế. Tập Cận Bình muốn thị trường đóng “vai trò quyết định” thay vì guồng máy thư lại nhà nước. Nhưng trong khi kinh tế muốn được cởi mở và tự do hơn, thì chính trị vẫn cưỡng lại, muốn duy trì quyền kiểm soát toàn diện của đảng cộng sản. Đó là mối mâu tuẫn khó giải quyết. Tập Cận Bình chỉ có thể thoát khỏi cảnh bế tắc này nếu nhận được thêm sức đẩy từ dưới lên, khi chính người dân Trung Hoa đứng lên đòi thay đổi.

Vì vậy, vụ tai nạn ở Thiên Tân có thể là một cơ hội. Các kho hàng của Công ty Tiếp liệu Quốc tế Thụy Hải (Rui Hai International Logistics, 瑞海国际物流公司, người Trung Hoa dịch Logistics là Vật Lưu) nổ và bốc cháy làm hơn 100 người chết đã làm lộ rõ tình trạng hủ lậu của cả hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của Cộng sản Trung Quốc.

Điều gây ra bất mãn nhất là các tai nạn trong cơ xưởng đã xẩy ra bao nhiêu năm nay nhưng guồng máy cai trị của đảng Cộng sản vẫn hoàn toàn bất lực. Người dân đã nhìn thấy cả hệ thống chính trị hoàn toàn “vô cảm” trước đời sống của người dân bình thường! Bao nhiêu nhà máy hóa học được dựng lên ở ngay nơi dân cư đông đúc. Từ Tháng Tư đến giờ, đã có năm vụ nổ ở các cơ xưởng hóa học tại các thành phố, tổng cộng 12 vụ kể từ đầu năm. Năm 2014, một nhà máy làm phụ tùng xe hơi phát nổ giết chết 75 người. Tháng Sáu năm 2013, một cơ xưởng làm thịt gà ở Đức Huệ (Dehui, 德惠), tỉnh Cát Lâm bốc cháy; trong số 350 công nhân đang làm việc có 119 người chết vì các cửa ra vào bị khóa chặt! Tháng Tư vừa qua, nhà máy sản xuất chất paraxylene (PX) ở Chương Châu (Zhangzhou 漳州), tỉnh Phúc Kiến (Fujian, 福建) bị nổ lần thứ hai trong vòng 20 tháng! Chất paraxylene có thể gây độc cũng được chứa trong kho hàng nổ cháy ở Thiên Tân, cũng như nhiều hóa chất nguy hiểm khác.

Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt trước các tai họa lao động và công nghiệp, dù biết rằng nguy hiểm cho công chúng. Vì họ chỉ nghĩ đến nhu cầu sản xuất, lúc nào cũng lo “vượt chỉ tiêu,” bất chấp sức khỏe và mạng sống con người. Trong năm 2014, có 68,061 công nhân Trung Quốc chết vì tai nạn tại sở làm; theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tính ra mỗi ngày 186 người chết vì tai nạn lao động, trong dân số 1.3 tỷ người. Ở nước Mỹ, mỗi ngày chỉ có 12 công nhân chết vì tai nạn lao động, trong dân số 320 triệu.

Hơn 400 người dân ở Thiên Tân đã tự động biểu tình phản đối nhà nước; nhưng đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2009, dân Phúc Kiến đã biểu tình chống một nhà máy gây nhiễm độc chất chì trong nước dùng. Năm 2011, những cuộc biểu tình ở Đại Liên (Dalian, 大連), tỉnh Liêu Ninh đã bắt buộc nhà cầm quyền phải đóng cửa một nhà máy hóa học. Mỗi ngày trung bình có 500 cuộc biểu tình lớn nhỏ trong lục địa Trung Hoa, phần lớn với lý do chống tham nhũng.

Nhưng tham nhũng, lộng quyền, và tai nạn lao động, vân vân, chỉ là hậu quả của một chế độ khép kín, với một đảng độc tài nắm toàn quyền cai trị. Khi nào người dân Trung Quốc ý thức được các quyền công dân của họ, đứng lên đòi tự do dân chủ để tự bảo vệ quyền sống an toàn, lúc đó nước Trung Hoa mới thay đổi được. Tai họa của người dân Thiên Tân có thể gửi một tín hiệu đi khắp nơi cho những người đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị biết họ phải làm gì nếu muốn được sống xứng đáng như những con người.

TQ làm đảo nổi:VN nghĩ cách tận dụng ụ nổi, 'tàu ma'

(Baodatviet) - Những con tàu cũ hoàn toàn có thể hoán cải để sử dụng vào mục đích khác, còn ụ nổi cũng vẫn khai thác thêm để tránh lãng phí.

GS. TS Ngô Cân, nguyên Viện trưởng Viện KHCN Tàu Thủy đã chia sẻ với Đất Việt khi được hỏi quan điểm của ông trước việc Trung Quốc làm đảo nổi trên Biển Đông và Việt Nam có thể làm gì để tận dụng nguồn lực có sẵn trong phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nên nghĩ cách làm kinh tế
Không bàn đến những câu chuyện chính trị, ngoại giao trên Biển Đông, GS Ngô Cân hướng câu chuyện nhiều hơn tới việc phát triển kinh tế biển có thể tận dụng những con tàu cũ, ụ nổi - tang vật của vụ án - nhưng đây cũng là khối tài sản được mua bằng tiền của nhà nước đang ngày một hoen rỉ theo thời gian.
Theo GS Ngô Cân, việc Trung Quốc làm đảo nổi với mục đích làm căn cứ quân sự hay trạm chiến đấu di động là câu chuyện liên quan đến vấn đề chủ quyền, luật pháp quốc tế.
"Việt Nam không nên nghĩ đến những câu chuyện như vậy mà nên tìm cách để phát triển kinh tế. Hiện chúng ta có rất nhiều tàu cũ nên nghĩ cách hoán cải để sử dụng nó vào mục tiêu khác, ví dụ đánh bắt hải sản, hay như ụ nổi M83 có thể làm kho chứa dầu ở vùng phía trong thì sẽ có lợi hơn", GS Ngô Cân nêu ý kiến.
TQ lam dao noi:VN nghi cach tan dung u noi, 'tau ma'
Nếu không tìm cách tận dụng lại ụ nổi M83 chỉ là đống sắt vụn
GS Cân cho rằng, ngay như với ụ nổi M83 hoàn toàn có thể có thể chuyển giao cho đơn vị đang đóng tàu cá sử dụng hoặc có thể để trong gần bờ để khai thác. Theo ông Cân, nếu biến thành kho chứa dầu nổi ở gần các khu cảng để bán dầu cho các tàu cá sẽ rất tiện lợi.
"Những tàu đánh bắt xa bờ cần nước đá, dầu, thường có tàu dịch vụ nghề cá, các công ty đứng ra bỏ tiền đóng những con tàu để làm việc này nên có thể tận dụng lại những tài nguyên chúng ta đang có", GS Ngô Cân góp ý.
Còn việc đưa ụ nổi ra ngoài biển để làm điểm để giúp ngư dân tá túc khi cần thiết thì GS Ngô Cân cho rằng sẽ khó vì ụ nổi không chịu được điều kiện cố định ở ngoài biển.
"Nó có thể kéo từ Nga về Việt Nam nhưng chỉ là một lần di chuyển đó, còn nếu tính chuyện lâu dài thi nó chỉ có thể chịu sức gió, sóng ở mức nhất định. Còn nếu kéo ra biển cũng không an toàn nếu muốn cho các tàu cá đến va chạm sóng không được", ông Cân phân tích.
Nên giao cho Liên hiệp hội khảo sát và tìm giải pháp
Theo GS Ngô Cân, sau giải phóng các nhà khoa học, kỹ sư đóng tàu của Việt Nam từng có một chuyến khảo sát từ Nam tới Bắc để tìm hiểu, khảo sát, thống kê về những con tàu sau chiến tranh còn sót lại. Với những con tàu có thể sử dụng tiếp được phân loại, đánh giá xem có thể sử dụng vào mục đích gì.
"Hiện nay chúng ta cũng có rất nhiều tàu cũ từ vụ Vinashin, Vinalines và cả ụ nổi M83 chưa sử dụng vào việc gì và thậm chí còn gây cản trở giao thông thủy.
Vì vậy nhà nước nên giao cho Liên hiệp hội Việt Nam tập hợp các nhà khoa học làm nhiệm vụ khảo sát, đánh giá và tìm giải pháp tư vấn khai thác tiếp để tránh tình trạng lãng phí", GS Ngô Cân nói.
Tuy nhiên điều mà GS.TS Ngô Cân lo lắng đó là câu chuyện thủ tục hành chính.
"Bình thường có thể tài sản đó để hoen rỉ không ai muốn nhắc tới nhưng nếu ai đó muốn đụng vào cũng không phải đơn giản. Nó vẫn là có chủ, là tài sản, đụng đến là các thủ tục hành chính cũng phức tạp", ông Cân lo ngại.
"Chính phủ phải có chương trình, giao cho Liên hiệp hội khảo sát, 'tàu ma' ở đâu, có thể sử dụng vào mục đích gì. Phải có cơ chế mới hoặc một cơ chế đặc cách để sử dụng lại sau khi có kết quả khảo sát hiện trạng và hoán cải sang phương diện khác", GS.TS Ngô Cân nói.
Bích Ngọc

Hà Nội xây nhà vệ sinh công cộng nội thất trăm triệu

(Baodatviet) - HN có khu nhà vệ sinh công cộng được trang bị nội thất cao cấp, TPHCM quyết định sẽ trang bị điều hòa, dàn nhạc cho nhà vệ sinh chợ Bến Thành.

Tại 38 Hàng Giầy (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một khu nhà vệ sinh công cộng hạng sang được trang bị nội thất cao cấp vừa được đưa vào phục vụ du khách. Mức độ cao cấp của khu nhà vệ sinh khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Nhà vệ sinh có 3 phòng lớn dành cho nam giới, nữ giới và người khuyết tật. Tại đây còn được treo một tấm bản đồ chỉ dẫn đường phố và các di tích trong khu phố cổ Hà Nội.

Nhân viên luôn dọn dẹp sạch sẽ để nhà vệ sinh không bị ám mùi, tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, du khách vào đây phải tuân thủ nội quy rất chặt chẽ như không được hút thuốc.Bên trong các đồ dùng đều sử dụng những trang thiết bị cao cấp, với tông màu chính là màu cam, rất sặc sỡ, bắt mắt. Nhà vệ sinh được trang bị điều hòa 2 chiều, tạo cảm giác dễ chịu tối đa cho khách sử dụng.

Ha Noi xay nha ve sinh cong cong noi that tram trieu
Trang thiết bị được sử dụng trong NVS ở Hà Nội rất hiện đại
Đặc biệt, còn có phòng vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật với những trang thiết bị đặc thù. Dù là nhà vệ sinh cao cấp nhưng mức phí ở đây cũng như các nhà vệ sinh công cộng khác trong các quận nội thành Hà Nội. Ngay cửa ra vào nhà vệ sinh là căn phòng dành riêng cho nhân viên thu phí và dọn dẹp.
Đây là nhà vệ sinh công cộng đầu tiên trên địa bàn Hà Nội được trang bị nội thất lên đến cả trăm triệu đồng.
Nhân viên ở đây cho biết, ngân sách xây nhà vệ sinh này từ nguồn xã hội hóa - doanh nghiệp làm sau thời gian khai thác đã được ấn định sẽ chuyển giao lại cho thành phố quản lý.
Một số du khách ở khu vực nhận xét, nhà vệ sinh công cộng này rất sạch sẽ, cần được nhân rộng trên địa bàn thành phố.
Ha Noi xay nha ve sinh cong cong noi that tram trieu
Nhà vệ sinh được trang bị điều hòa 2 chiều
Nhớ lại, trước đó, năm 2013, Sở Xây dựng HN đã từng có đề xuất xây mới 14 NVS bằng thép với kinh phí 15 tỉ đồng, nhưng do gặp nhiều ý kiến phản đối nên đã phải dừng lại vì không khả thi.
Trong khi đó, theo UBND quận 1 - TPHCM, quận đã chấp thuận cho phép khai thác quảng cáo tại nhà vệ sinh công cộng ở chợ Bến Thành. Song song đó, đơn vị quản lý phải nâng cấp nhà vệ sinh này theo tiêu chuẩn “5 sao”, lắp máy lạnh và thiết bị âm thanh phục vụ nhạc cho khách đến đây.
Nhiệm vụ này được UBND quận 1 giao cho công ty Dịch vụ công ích quận 1 phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa - Thông tin thực hiện, kêu gọi đầu tư quảng cáo để xã hội hóa việc đầu tư dịch vụ tại nhà vệ sinh này.
Ha Noi xay nha ve sinh cong cong noi that tram trieu
Sạch, đẹp, dễ chịu và thoải mái là cảm nhận của du khách về NVS Hà Nội
Theo Công ty Dịch vụ Công ích quận 1, mỗi ngày nhà vệ sinh tại đây phục vụ đến 11.000 lượt khách. Ngoài trang bị máy lạnh và máy nghe nhạc, UBND quận 1 cũng yêu cầu nâng cấp đồng bộ các thiết bị khác như nội thất, xây lối đi riêng cho người khuyết tật, bảng thông tin phải sử dụng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), trang phục nhân viên phải sạch đẹp, tăng lương cho nhân viên để tăng chất lượng phục vụ.
Theo yêu cầu của UBND quận 1, việc này phải hoàn thành trước tháng 10/2015. Tại đây còn được trang bị 1 thiết bị điện tử dành cho du khách đánh giá chất lượng phục vụ.
Thiết bị này có trang bị hệ thống chống can thiệp, đánh giá của khách sẽ được truyền thẳng về UBND quận 1. Quận cũng thành lập 1 tổ kiểm tra kiêm nhiệm để đánh giá chất lượng phục vụ tại đây.
Nếu nơi đây bị du khách phàn nàn, phát hiện chất lượng dịch vụ không đạt, thái độ phục vụ không tốt 3 lần trong 1 năm, UBND quận 1 sẽ truất quyền quản lý của công ty Dịch vụ công ích quận 1 và giao cho ban Quản lý chợ điều hành và thu phí.
Trước đó, ngày 10/11/2014, UBND TPHCM đã từng kêu gọi đầu tư xây dựng mới 100 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố theo hình thức xã hội hóa để phục vụ cho người dân và khách du lịch.
Sơn Ca (Tổng hợp)

Tai họa sau trận mưa lịch sử

Theo NLĐO-20/08/2015 23:16
Một người chết, một mất tích và 10 người bị thương khi một túi nước dưới hầm khai thác than hình thành sau trận mưa lũ kéo dài bục ra

Tối 20-8, hơn 200 thợ lò tinh nhuệ vẫn tiếp tục tìm kiếm anh Phạm Anh Vân, nạn nhân cuối cùng trong vụ bục túi nước dưới hầm than ở Quảng Ninh khiến 12 công nhân lâm nạn. Theo lực lượng cứu hộ, anh Vân bị cuốn trôi khỏi vị trí bục túi  nước hơn 40 m. Do lượng đất đá bị sạt lở khá lớn nên việc đào tìm nạn nhân rất khó khăn.

Một nạn nhân bị thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Một nạn nhân bị thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Vụ tai nạn xảy ra vào 2 giờ cùng ngày tại khu vực 95 vỉa 61 Thành Công của Công ty Than Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh. Ông Đỗ Văn Kiên, Phó Giám đốc Công ty Than Hòn Gai, cho biết ngay sau khi xảy ra sự cố, công ty đã huy động hơn 200 thợ lò có kinh nghiệm cùng lực lượng hỗ trợ của Trung tâm Cấp cứu mỏ và nhiều thiết bị phục vụ tìm kiếm các nạn nhân. Bốn máy bơm lớn công suất 100 m3/giờ cũng được huy động để bơm nước ra ngoài.

Đến khoảng 4 giờ, lực lượng chức năng đã tiếp cận, đưa 11 công nhân ra ngoài. Trong đó, 1 người tử vong, 3 người bị thương rất nặng. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, 3 công nhân này bị đa chấn thương ở vùng bụng và ngực; tắc đường thở do than tràn vào phổi, dạ dày.

Nói về nguyên nhân vụ tai nạn, ông Kiên cho biết đợt mưa lũ lịch sử kéo dài hồi cuối tháng 7 đầu tháng 8-2015 đã gây ngập toàn bộ công trường Cái Đá - khai trường Than Thành Công thuộc Công ty Than Hòn Gai. “Sau nhiều ngày bị ngập, túi nước ngầm được hình thành do bị ngấm, cộng với nền địa chất yếu đã gây nên sự cố đau lòng này” - ông Kiên nhận định.

Không để xảy ra tai nạn tương tự

Thủ tướng Chính phủ ngày 20-8 đã có công điện yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tập trung chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Bên cạnh việc khẩn trương tìm kiếm người mất tích, cấp cứu người bị thương, hỗ trợ tổ chức an táng chu đáo người bị thiệt mạng, Thủ tướng còn yêu cầu TKV rà soát, kiểm tra toàn bộ các mỏ để có giải pháp kịp thời, không để xảy ra trường hợp tương tự.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đến thăm, trao quà cho các nạn nhân sống sót trong vụ tai nạn.

UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định hỗ trợ gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn 6 triệu đồng, mỗi người bị thương 3 triệu đồng. UBND TP Hạ Long cũng hỗ trợ các nạn nhân cùng mức của UBND tỉnh Quảng Ninh.

 Bài và ảnh: TRỌNG ĐỨC

Dân Long An khổ sở đánh vật với... ruồi!

LONG AN (NV) - Từ một bãi rác và hai trang trại nuôi gà, ruồi xuất hiện dày đặc, liên tục trong suốt 4 năm qua, khiến mọi sinh hoạt của người dân xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, bị đảo lộn.

Theo mô tả của phóng viên Tuổi Trẻ, sự xuất hiện khắp mọi nơi của ruồi đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân. Nhắc đến ruồi, bà Vũ Thị Hạnh (63 tuổi), ngụ ấp 9 lắc đầu ngán ngẩm: “Ruồi ở đây nhiều lắm, đi đâu cũng thấy ruồi. Nhiều khi đang nói chuyện không để ý là ruồi bay luôn vào miệng. Mỗi lần ăn cơm là như đi đánh giặc. Cơm nước dọn lên là ruồi lại bu kín đen đặc như ong cả bàn thức ăn, nhất là vào những ngày mưa.”


Bà Thức thu dọn các miếng dán ruồi để trước đó 10 phút trên bàn ăn. (Hình: Tuổi Trẻ)

“Mỗi tháng, gia đình tôi phải tốn một khoản tiền lớn để mua các loại thuốc diệt, keo dính ruồi nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu dài tôi cũng không biết sống sao với chúng nữa,” bả Nguyễn Thị Thức (48 tuổi), ngụ ấp 9, quan ngại nói.

Một số hộ dân sống trong khu vực ấp 9 cho biết, khoảng từ năm 2012 nơi này có một trại chăn nuôi gà chuyển về. Do chất thải của gà mà phát sinh nạn ruồi khiến nhiều người dân bực tức. Dù người dân ở đây đã nhiều lần trình báo với chính quyền địa phương và cũng có nhiều đoàn liên ngành của nhà nước đến kiểm tra, nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện.

Ðể tự bảo vệ gia đình, người dân đã nghĩ ra nhiều cách khắc phục như: giăng lưới quanh các cửa sổ, đóng tôn kín các ô thông gió, thậm chí dùng dầu gió bôi lên bàn ăn trước khi ăn để sống chung với ruồi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 19 tháng 8, ông Ngô Tấn Thời, phó chủ tịch xã Lương Hòa bao biện cho sự bất lực của chính quyền địa phương: “Ruồi xuất hiện ở ấp 9 đã nhiều năm nay. Chính quyền xã đã tiến hành kiểm tra. Nguyên nhân chính là từ phía trang trại gà của ông Nguyễn Công Danh. Tuy nhiên, cũng có một phần ảnh hưởng từ thời tiết và việc các hộ dân quanh khu vực sử dụng phân gà để trồng cây chanh đã tạo điều kiện cho dịch ruồi bùng phát mạnh.” (Tr.N)
08-19- 2015 4:23:45 PM

Tổng kết đổi tiền

500 đồng tiền VNCH tương đương 500 gói mì 2 con Tôm

Hồ Hải - Từ 30/4/1975 đến nay đã có 3 lần đổi tiền để xén lông cừu và thực hiện chính sách nghèo để trị của chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

Lần 1: vào ngày 22/9/1975 thực hiện với tỷ giá 1 đồng cụ Hồ ăn 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mỗi gia đình miền Nam chỉ được đổi 100.000 đồng VNCH để có 200 đồng cụ Hồ. Số còn lại đem đi đốt bỏ hoặc làm rác. Đã có không biết bao nhiêu nhà giàu ở miền Nam tự vẫn. Giá 1 đồng cụ Hồ mới đổi lúc đó là 1 đô la Mỹ tương đương hối đối.

1 đồng VNDCCH đổi lấy 500 đồng VNCH tương đương 1 đô la Mỹ.

Lần 2: vào ngày 25/4/1978 đổi tỷ giá tương đương 1 đồng mới in ăn 1 đồng cụ Hồ cũ, nhưng mỗi người dân chỉ được đổi 100 đồng với gia đình nhân khẩu chỉ 2 người. Còn gia đình nhân khẩu 3 người trở lên thì người thứ 3 chỉ được đổi 50 đồng. Tối đa, mỗi gia đình chỉ đổi được 500 đồng cụ Hồ mới. Gia đình nào còn dư tiền thì đem làm rác hoặc đốt. Lần này cũng hàng ngàn dân giàu miền Nam tự vẫn.

Tiền mới để cho ngày 25/4/1978

Lần 3: Dân giàu miền Nam tự vẫn nhiều hơn, vào ngày 14/9/1985, mình nhớ như in lần này, vì lúc đó mình đang là sinh viên y khoa, đang kiếm tiền ăn học bằng cách dạy kèm con của một cựu chủ tịch quận I, Sài Gòn. Bà phu nhân ông chủ tịch quận bảo: "Con có tiền không, thì đi mua đồ trữ nhé." Mình ngây thơ, tụi con làm gì có tiền? Bà còn bảo, vật giá sẽ lên, nếu thừa tiền thì mua trước để sau này không bị lỗ con à.

Thế là bà phu nhân của ông chủ tịch quận I Sài Gòn nói hôm trước, thì hôm sau, thứ Sáu, 13/9/1985 có lệnh tất cả sinh viên được lựa ra vào trường ngủ, sáng hôm sau thứ Bảy 14/9/1985 được đưa đến 1 điểm cứ 3-4 đứa tham gia khuân vác tiền và ghi sổ đổi tiền cùng cán bộ đoàn, đảng.

Sau này cũng bà phu nhân bảo, lẽ ra, lần này đổi tiền ngày 15/9/1985, nhưng vì lộ tin nên đổi sớm hơn 1 ngày. Lần này mình chứng kiến nhiều ông người Hoa ở quận 5 Sài Gòn, bê bao tải tiền chở cả xe tiền đến khóc lóc năn nỉ đổi dùm. Lần này mỗi đồng cụ Hồ mới ăn 10 đồng cũ, mỗi gia đình chỉ được đổi 2.000 đồng cũ lấy 200 đồng mới.
Tiền đổi lần 3 ngày 14/9/1985, bây giờ không còn dùng nữa và đã thay thế bằng tiền Polyme
Tính sổ 3 lần đổi tiền đồng tiền Việt Nam mất giá 5.000 lần. Sau đó, mất giá thêm 22.100 lần nữa. Tính ra đồng tiền Việt Nam của cụ Hồ từ ngày 22/9/1975 đến nay mất giá = 10 x 22.100 = 220.000 lần. Còn đồng VNCH thì mất giá = 500 x 10 x 22.100 = 110.050.000 lần.Công nhận thời sản đời sống nhân dân đi xuống kinh thật, nhưng quan sản thì giàu hơn cả Bill Gates.

Tiền Polyme hiện nay là chỉ thay thế tiền coton của lần đổi thứ 3. Nó xấu và dễ bay màu khi bị dính nước.





Sau 3 lần đổi tiền ở miền Nam có 4 câu thơ ai cũng biết:

"Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người !"

Hồ Hải
Facebook
Sài Gòn, 14h32' ngày thứ Năm, 13/8/2015