Vừa qua, hãng tin Bloomberg đăng bài kêu gọi Mỹ phải cảnh giác với căn cứ ngầm của Trung Quốc. Hiện các động thái của quốc đều cho thấy ý định bành trướng chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Ảnh chụp ngày 28/8/2014, ngư dân nhìn thấy một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại Vịnh Á Long, Tam Á, tỉnh Hải Nam. (Andy Wong / AP)
Điểm tựa chính cho hành động gây hấn của Bắc Kinh là căn cứ ngầm tại đảo Hải Nam.
Căn cứ tàu ngầm được xây dựng trên đảo Hải Nam có thể giúp Hải quân của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mở rộng ảnh hưởng trong tranh chấp Biển Đông, David Tweed trên Bloomberg nhận định.
Tweed cho biết hạm đội tàu ngầm diesel và tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn của chính quyền ông Tập Cận Bình không chỉ tại Biển Đông mà cả biển Hoa Đông trong bối cảnh Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.
Để ngăn chặn máy bay trinh sát Mỹ phát hiện, các căn cứ ngầm này được xây dựng trong lòng đại dương ở vùng Biển Đông trở thành nơi trú ngụ rất quan trọng cho hạm đội tàu ngầm Trung Quốc.
Hải Nam đã trở thành căn cứ quan trọng cho Hải quân PLA trong việc đối phó với căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trong khi vịnh Tam Á đã được đầu xây dựng từ lâu thì vịnh Á Long là khu vực mới đưa vào phát triển phục vụ cho hải quân.
Thông tin này được Felix Chang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Philadelphia tiết lộ. Ông Chang cho biết, có một cảng tàu nổi với hai cầu tàu dài và một tàu sân bay ở phía bắc vịnh Á Long.
Ông Chang cũng cho biết, cảng còn được thiết kế các công sự ngầm để tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân. Bốn trụ cầu có thể neo đậu 8 tàu ngầm. Các đường hầm dưới nước rộng 16 m dẫn đến căn cứ ngầm đặt dưới một ngọn đồi gần vịnh.
Lầu Năm Góc cho biết, trong số 5 tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, 3 cái có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Ngoài ra, sẽ có thêm 5 tàu ngầm hạt nhân nữa sớm được đưa vào biên chế của Hải quân PLA.
Kể từ sau khi đánh đuổi được phe Tưởng Giới Thạch khỏi đảo Hải Nam, Trung Quốc đã coi Hải Nam là một căn cứ tàu ngầm quan trọng. Với sự hiện diện của 3 tàu ngầm tấn công Type-094 lớp Tấn (Jin class) tại Hải Nam, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong khu vực. Điều này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đối phó với chính sách xoay trục châu Á của Mỹ và hất cẳng Mỹ ra khỏi châu Á.
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận. Ngoài ra, nước này còn tiến hành cải tạo các công sự trái phép tại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khiến dư luận bất bình.
Một công nhân của hãng Piaggio tại khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, ảnh chụp trước đây.AFP PHOTO / AUDE GENET
Chân Như, phóng viên RFA 2014-11-05
Vấn đề lương bổng, thu nhập luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi đó là nguồn thu của mỗi cá nhân nhằm tái tạo lại sức lao động và phục vụ các mục đích chi dùng khác. Thời gian vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất phương án tăng lương tối thiểu khối doanh nghiệp lên 15,1% so với năm 2014 để trình thủ tướng chính phủ xem xét. Dự kiến lương mới sẽ áp dụng vào đầu năm 2015. Việc nâng lương này sẽ có tác động như thế nào đến thực tế và mức độ ảnh hưởng của nó đến chi tiêu của người lao động sẽ là 2 mối quan tâm của tất cả mọi người dân. Đây cũng chính là đề tài của Diễn đàn bạn trẻ kỳ này. Cùng với sự tham gia chia sẻ của Bạch Hồng Quyền, Paulo Thành Nguyễn và Trang Lê.
Chỉ đủ chi tiêu hạn hẹp?
Chân Như: Theo các bạn, với mức chi phí sinh hoạt, giá cả các mặt hàng tiêu dùng và tình trạng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì mức thu nhập của đại bộ phận người lao động có đủ cho trang trải trong cuộc sống hay không?
Paulo Thành Nguyễn: Nói về chi phí tiền lương và đủ trang trải hay không nó cũng tùy chi tiêu của mỗi người. Thông thường, theo như Thành thấy mức chi tiêu gọi là hạn hẹp trong vấn đề hằng ngày phải rất là khó khăn vật vã thì mức sống mới đủ. Như những trường hợp Thành biết, để mà chỉ tiêu dư được một ít thì thông thường những người công nhân với mức lương như vậy họ phải gởi gạo từ ngoài quê vào họ ăn. Như vậy thì may ra mới dư, chứ nếu chỉ tiêu hằng ngày với mức lương trước đó là 2 triệu mấy thì hoàn toàn không đủ với mức sống mà mình sống ở miền Nam. Những chi tiêu để đủ thì thông thường là họ đi chợ vào những giờ chiều vì thông thường giá chợ rẻ hơn chợ sáng do thức ăn ế buổi sáng chợ giao không hết thì họ tập trung giao vào buổi chiều. Chất lượng sống của họ giống như chất lượng sống của công nhân hạng hai vì họ phải ăn những đồ ế, những đồ ôi thiu những đồ cá bị ươn và thịt bị nâu. Chỉ với kiểu sống như vậy mới đủ.
Chất lượng sống của họ giống như chất lượng sống của công nhân hạng hai vì họ phải ăn những đồ ế, những đồ ôi thiu những đồ cá bị ươn và thịt bị nâu. Chỉ với kiểu sống như vậy mới đủ. -Paulo Thành Nguyễn
Trang Lê: Theo kinh nghiệm của Trang thấy ở những nước kinh tế bấp bênh giữa giòng như ở Việt Nam, thì việc tăng lương chỉ là một biện pháp để đối phó, chỉ có thể chạy theo vật giá, chứ không thể ổn định được mức sống của người lao động.
Bạch Hồng Quyền: Theo em thì với chuyện lạm phát như hiện nay thì giá tất cả mặt hàng tiêu dùng nó tăng theo. Đối với mức lương hiện nay của người lao động, theo em, thì không thể đủ để chi phí cho những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như em đây, từ những chuyện đi làm, tiền lương, chi phí hàng ngày, tiền điện nước, các thứ, làm sao để đủ tiền sinh hoạt hằng ngày.
Chân Như: Mới đây, Hội đồng tiền lương quốc gia đưa ra đề xuất về việc nâng mức lương cơ bản dựa trên tình hình thực thực tế hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người hồ nghibởi lương tăng 1 đồng thì giá cả hàng hóa trên thị trường tăng lên vài đồng. Việc đưa ra mức nâng lương như vậy, họ đã tính đến các hệ quả kèm theo sau khi tăng lương hay không?
Paulo Thành Nguyễn: Theo em thấy vấn đề tăng lương lúc đầu nghe có thể là một tín hiệu tích cực giống như là họ truyền một thông điệp tích cực đến cho tầng lớp lao động hiện nay mà chiếm khá đông ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, khi đi vào chi tiết tiền lương, vẫn còn bộc lộ lên những điểm yếu kém của vấn đề. Thứ nhất, đối với vấn đề về lạm phát thì giống như là họ đẩy gánh nặng đó về cho doanh nghiệp.. Cái thứ hai là vấn đề tiền lương không đuổi kịp lạm phát và chính vì vậy khi tiền lương tăng thì nhiều người cũng lo lo lắng là lạm phát sẽ tăng theo. Nhất là những chi phí trong vấn đề bảo hiểm này kia đi kèm sẽ tăng và bên cạnh đó nó sẽ dẫn đến một vấn đề là nguy cơ người lao động thất nghiệp. Điều này có thể xảy ra vì khi mức lương tăng trong thời điểm kinh tế Việt Nam đang đi xuống như vậy, một mặt nhà nước muốn tăng lương để tạo tín hiệu tích cực cho người dân, nhưng thực tế nó đi trái với quy luật tự nhiên của kinh tế. Nếu một nền kinh tế lạm phát cao và đang trong giai đoạn suy thoái như vậy mà tăng lương thì nó sẽ dẫn đến vấn đề người lao động sẽ bị mất việc và những người chủ sử dụng doanh nghiệp sẽ bị cân nhắc tại vì nó sẽ đội các chi phí lên rất là cao. Vấn đề tăng lương chỉ được một chỗ là nó báo hiệu những tín hiệu tích cực ở bề mặt thôi còn bên trong ẩn chứa nhiều rủi ro và nhất là những vấn đề yếu kém và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân.
Bạch Hồng Quyền: Theo em nghĩ thì chuyện đấy họ có thể tính được, nhưng vấn đề là những người lao động cần có một cái gì đó để ổn định cuộc sống hàng ngày. Vì bây giờ tăng giờ làm mà tiền lương vẫn không tăng theo cái sức mình bỏ ra thì theo em nghĩ cần phải có một cái gì đó để đảm bảo rằng cuộc sống của người công nhân và người lao động ổn định
Trang Lê: Theo em nghĩ trên thực tế bây giờ Việt Nam mình hiện đang mắc nợ rất nhiều và đến lúc phải trả nợ. Vì vậy, ngân sách thu chi hiện giờ không cân bằng nên chưa chắc nhà nước đã có đủ tiền để thực hiện việc tăng lương giống như họ đã nói. Và tăng lương trong trường hợp này chỉ có thể kéo vật giá lên cao hơn, bởi vậy đời sống sẽ bị hạ thấp xuống và họ có thể chưa đo lường được những hệ quả đi kèm theo.
Công nhân không được đối xử công bằng
Chân Như: Dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, ngoài vấn đề lương – thu nhập, thì theo các bạn, còn có điều gì khác nữa tác động đến đời sống của người lao động?
Công nhân xây dựng tại TPHCM, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Paulo Thành Nguyễn: Em nghĩ vấn đề lớn nhất vẫn là họ thiếu niềm tin vào cuộc sống và mất đi định hướng ý chí cầu tiến. Cuộc sống lao động quanh năm suốt tháng chỉ chạy theo đồng lương mà vốn dĩ cuộc sống có nhiều thứ phải lo toan. Cuối cùng, vấn đề đi làm là để có đồng tiền để mà chi, trang trải cuộc sống và quan trọng nhất là để xây dựng cuộc sống mỗi ngày mỗi tăng trưởng cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đời sống công nhân lại mỗi lúc mỗi nghèo đi. Chính cái nghèo vật chất quanh năm suốt tháng nên người lao động cũng quanh quẩn suốt trong vấn đề tiền lương không thoát ra khỏi được vấn đề này. Do đó mà họ bị nghèo đi trong đời sống tinh thần. Theo mình nghĩ, cái quan trọng nhất là đời sống tinh thần mà mỗi ngày nó mỗi bị nghèo đi nên dẫn đến ý chí phấn đấu của họ trong cuộc sống bị giảm sút đi nhiều. Em nghĩ, cái nghèo vật chất lâu ngày dẫn đến cái nghèo về ý chí. Chính vì vậy mà dẫn đến niềm tin trong cuộc sống, trong mọi thứ nó trở nên khó khăn hơn.
Bạch Hồng Quyền: Theo em nghĩ, cái tác động lớn nhất đến đời sống người lao động là việc đối xử của các chủ doanh nghiệp đối với người lao động, công nhân không được công bằng. Khi người chủ doanh nghiệp và chủ công ty lớn thuê công nhân làm, họ luôn luôn ngược đãi làm sao bóc lột được sức lao động của những người lao động và cụ thể là mức lương trả không phù hợp với sức lao động.
Trang Lê: Theo em, hai bạn đã nói khá đầy đủ rồi. Em chỉ xin nói thêm là người lao động Việt Nam hiện nay họ có một tâm lý khá an phận. Thành ra ngoài mong ước có được một việc làm ổn định nói chung và một thu nhập nói riêng để có thể trang trải với lại chi phí trong gia đình, thì hầu như họ không có lưu tâm đến những vấn đề khác ví dụ như là chính trị hay là những cái tác động khác trong môi trường.
Chân Như: Với các bạn, những người đi làm công ăn lương thì những nguyện vọng rất cơ bản của các bạn cũng như đại đa số người lao động hiện nay là gì?
Cái tác động lớn nhất đến đời sống người lao động là việc đối xử của các chủ doanh nghiệp đối với người lao động, công nhân không được công bằng. -Bạch Hồng Quyền
Paulo Thành Nguyễn: Em nghĩ phần đông thì họ vẫn nghĩ cách làm sao để cho đủ sống và có thể làm dư được chút xíu để để dành. Mỗi người mỗi dự tính nhưng thông thường, họ luôn mơ ước làm sao khi còn đi làm thì tích lũy đủ một khoản tiền để khi lớn tuổi không có việc làm thì lấy khoản tiền đó ra để sống. Em nghĩ, thông thường, đời sống hiện nay của người lao động nói chung họ chỉ nghĩ tới mức đó. Họ không có thời gian, không có thêm một động lực nào để suy nghĩ về những giá trị nào khác cao hơn.
Bạch Hồng Quyền: Nguyện vọng hiện nay của em cũng như những người lao động là muốn có một sự bảo vệ của một cơ quan hoặc một tổ chức nào đó mà hợp pháp để bảo vệ người lao động.Những người công nhân không bị ép buộc tăng giờ làm. Nói chung là những chuyện như là bóc lột sức lao động của người công nhân và người lao động.
Paulo Thành Nguyễn: Em thì luôn mong là Việt Nam có một đơn vị, một tổ chức nào thật sự lo cho người lao động. Cuộc sống của người lao động hiện nay tại Việt Nam rất khổ và liên đoàn lao động hiện nay hoạt động gần như không đem lại lợi ích nào thiết thực cho họ. Theo em rất cần những việc như Việt Nam hội nhập với những tổ chức xã hội dân sự và nhất là tham gia về vấn đề nhân quyền. Đặc biệt nên để cho những tổ chức dân sự độc lập bảo vệ về quyền lợi lao động. Các tổ chức này có thể hoạt động một cách tự do đề họ có thể nắm bắt được những nhu cầu và những khả năng mà họ có thể hỗ trợ cho những người lao động. Em hy vọng rằng sẽ có những tổ chức như vậy để giúp đỡ và hỗ trợ thêm cho những người lao động Việt Nam hiện nay.
Trang Lê: Điều em băn khoăn đó là có một số công ty nước ngoài chưa đối xử công bằng với người lao động Việt. Phần lớn, họ vẫn phải chịu đựng, bởi vì họ sợ mất việc. Cho nên đúng như lời của bạn Thành nói mình rất mong muốn có một cơ quan nào đó đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động; Nhất là những lúc quyền lợi của người lao động chưa được xem xét thì mình chỉ muốn có ai đó đứng ra bảo vệ cho họ thôi.
Bạch Hồng Quyền: Thật ra với một đất nước độc tài xã hội chủ nghĩa như Việt Nam thì theo em nghĩ, ước vọng đó rất khó thực hiện được. Ví dụ như Công đoàn Độc lập mà bên chị Đỗ Thị Minh Hạnh thực hiện luôn bị chính quyền cộng sản Việt Nam tìm cách phá và tìm cách không cho công đoàn độc lập phát triển. Vì vậy, em nghĩ nguyện vọng của người lao động Việt Nam cũng như là nguyện vọng của em thì khó thực hiện được ở cái đất này. Thực ra cần có một sự thay đổi về chính quyền. Nếu như người dân Việt Nam mình vẫn cứ thờ ơ, cứ im lặng như thế này thì không riêng gì những người lao động, nông dân và những người công nhân mà cả các em học sinh, những người sinh viên nói chung và tất cả những người dân trên đất nước Việt nam này nói chung thì thật sự khó có thể có một sự thay đổi nào với một chính quyền độc tài như thế này.
Chân Như: Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.
(Baodatviet) - Trong vụ trộm treo cổ chết tại trụ sở xã, tối hôm đấy, CA xã đến trực rất đông và khi CA ra ngoài 15' thì xảy ra vụ việc.
Theo báo cáo của Công an xã Nam Sơn: Vào hồi 10h30 ngày 31/10/2014, người dân thôn Quỳnh Hòa, xã Nam Sơn, huyện An Dương phát hiện và bắt quả tang Nguyễn Tùng Lâm (SN 1984, ĐKTT tại 5/1/6/59/185 đường Tôn Đức Thắng, phường An Dương, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) trộm cắp xe đạp điện.
Những người dân giữ Lâm lại. Đúng lúc đó, có đội CSGT của huyện An Dương đang làm nhiệm vụ gần đó đã hỗ trợ người dân đưa đối tượng về trụ sở UBND xã Nam sơn. Công an xã Nam Sơn tiếp nhận đối tượng là vào khoảng 11h cùng ngày.
Cửa sổ nơi đối tượng dùng thắt lưng để treo cổ
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Trưởng công an xã Nam Sơn cho biết: “Sau khi tiếp nhận, chúng tôi đã làm đúng quy trình theo quy định của pháp luật.
Theo quy trình, chúng tôi sẽ phải bàn giao đối tượng sớm cho Công an huyện An Dương xử lý. Nhưng chúng tôi phải đợi kết quả giám định tài sản bị trộm cắp, làm báo cáo lên huyện, hồ sơ và xin giám định kết quả tài sản.
Khi xin được chữ ký của trưởng huyện, bên tài chính lại nghỉ nên chúng tôi không hoàn thành được thủ tục giao đối tượng cho Công an huyện An Dương. Chúng tôi phải mượn phòng văn hóa xã của UBND xã để chuyển đối tượng vào đó. 19h tối 31/10/2014, anh em Công an xã đến trực rất đông”.
Theo lời ông Chiến: "Chúng tôi phân công người trực rất đàng hoàng. Cả một đêm không vấn đề gì. Ca trực cuối cùng là 6h sáng ngày 1/11, tất cả công an viên yên tâm vì sắp hoàn thành nhiệm vụ thì xảy ra chuyện.
Trưởng CA xã Nam Sơn, ông Nguyễn Xuân Chiến
Anh em lúc đó cũng mệt mỏi nên đi vệ sinh, bỏ đối tượng lại trong vòng một mình, mọi việc chỉ diễn ra từ 10 – 15’ các công an viên quay vào thì thấy đối tượng dùng thắt lưng treo cổ ở vị trí cửa hoa là cửa sổ của phòng văn hóa.
Việc treo cổ khá thấp, chân vẫn chạm đất, công an viên hô hoán mọi người khẩn trương tháo dây, đỡ đối tượng xuống. Lúc đó tôi chạy vào, bấm mạch cho đối tượng thấy mạch vẫn còn phập phồng. Chúng tôi làm những động tác sơ cứu, một nhóm anh em khác gọi y tá trực ở trạm xá. Chúng tôi cùng nhau làm cấp cứu tại chỗ cho đối tượng.
Tôi có yêu cầu y tá tiêm một mũi hỗ trợ tim và gọi xe taxi đưa đối tượng đến bệnh viện đa khoa An Dương. Các bác sỹ làm công tác cấp cứu cho đối tượng khoảng 30’ rồi báo lại với chúng tôi là không cứu được đối tượng. Sự việc quá bất ngờ, nằm ngoài tất cả những suy nghĩ của chúng tôi”.
Tượng đài ông Hồ Chí Minh tại Matscova, Liên bang Nga.Photo courtesy of lamdong.gov.vn
Hoàng Ngọc Tuấn
RFA-2014-11-03
Sau khi đọc hai bài “Sự thật sau những bức tượng” (Phần 1) [1] và “Sự thật sau những bức tượng” (Phần 2) [2] trên Facebook của Hoàng Ngọc Diêu, trong đó tác giả đã vạch ra những chuyện lừa bịp thảm hại đàng sau bức tượng Hồ Chí Minh ở Moscow (Nga) và bức tượng Hồ Chí Minh ở thành phố Montreuil (Pháp), tôi vào internet đọc báo và tình cờ thấy bản tin “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” [3] của Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV5 (ngày 05.07.2014). Bản tin viết:
(VOV5)- Ngày 4/7, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành tại quận Cerro Navia ở thủ đô Santiago, Chile.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang có chuyến thăm làm việc tại Chile, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, đồng thời khẳng định việc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa phương này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa hai nước...
Tôi liền thử tìm hiểu để biết sự thật về cái việc “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam” là như thế nào.
Chẳng cần tìm đâu xa, tôi vào trang web của quận Cerro Navia, thì thấy có bản tin viết về vụ này.[4] Ngay phía dưới tấm hình chụp buổi lễ khánh thành tượng, có hàng chữ: “Embajada de Vietnam donó busto del líder revolucionario instalado en el lugar”, nghĩa là “Bức tượng bán thân của nhà lãnh đạo cách mạng do Đại sứ quán Việt Nam tặng được đặt vào vị trí”.
Ngay trong đoạn đầu tiên của bản tin, điều này cũng được lặp lại rõ ràng. Sau khi ăn trưa tại “Đại sứ quán nước Việt Nam Cộng Hoà” [Tras participar en un almuerzo en la embajada de la República de Vietnam] (than ôi, bản tin của quận này còn ghi sai cả tên quốc gia Việt Nam hiện nay nữa!!!), thì ông Luis Plaza Sánchez, quận trưởng của quận Cerro Navia, cùng với một nhóm người Việt Nam đến nơi khai mạc lễ đặt bức tượng “đã được tặng bởi đại diện ngoại giao của nước Á châu ở Chile” [“el cual fue donado por la representación diplomática del país asiático en Chile”]. "Đại diện ngoại giao của nước Á châu ở Chile" tức là Đại sứ quán nước Việt Nam Cộng Hoà [la República de Vietnam] ở Chile đấy! Trời hỡi!
A ha, thì ra bức tượng bán thân này không phải do “lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng” tự ý nặn ra vì “tình cảm thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”, mà lại do chính do Đại sứ quán Việt Nam vác đến... tặng.
Đại diện ngoại giao của Việt Nam vác tượng đến cái quận này để tặng, thì ông quận trưởng nhận, và đặt nó vào vị trí thích hợp theo nghi thức ngoại giao, chứ không lẽ đem vứt vô sọt rác hay sao?
Cái việc ông quận trưởng Luis Plaza Sánchez nhận bức tượng do Đại sứ quán nước ngoài tặng, rồi ông đặt nó vào vị trí thích nghi theo phép ngoại giao, là một việc rất bình thường. Chẳng những bình thường, mà trong trường hợp này thì lại còn quá đơn giản và tầm thường, vì trong nghi thức đặt tượng ấy đã không có bất cứ một vị đại diện nào ở cấp quốc gia của Chile đến dự.
Vậy thì lý do gì mà Đài Tiếng Nói Việt Nam lại thổi phồng việc đó thành “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và đó là “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”? Ấy là chưa kể đến việc bản tin của quận Cerro Navia đã ghi sai tên nước Việt Nam hiện này thành nước Việt Nam Cộng Hoà [la República de Vietnam], chứng tỏ họ chẳng biết quái gì về cái nước đã gửi đại diện ngoại giao lò mò đến quận của họ để tặng bức tượng!
Nhưng vì sao Bộ Ngoại giao CHXHCNVN lại chọn cái quận Cerro Navia ấy để tặng tượng Hồ Chí Minh? Có lẽ vì cái quận Cerro Navia ấy là cái quận quan trọng nhất của nước Chile chăng?
Không. Cái quận Cerro Navia lại là một trong những quận “ổ chuột”nghèo đói thảm hại nhất ở Chile.
Theo bản nghiên cứu “Una experiencia en localidades de extrema pobreza urbana, Cerro Navia (Chile)” [“Một kinh nghiệm trong những địa phương ngoại ô cực kỳ nghèo đói, Cerro Navia (Chile)”] trang 55-82 trong cuốn La construcción del desarrollo local en América Latina: Análisis de experiencias [5] [Xây dựng kế hoạch phát triển địa phương ở Latin America: Phân tích những kinh nghiệm] của Programa Alianzas Estratégicas para el Desarrollo Local en América Latina [Chương Trình Liên đới Chiến lược Phát Triển Địa phương ở Latin America], thì quận Cerro Navia (có diện tích 11.1km2, và dân số 148,312 người) là quận nghèo nhất ở Chile, với số người thất nghiệp cao nhất ở Chile, số người mù chữ cao nhất ở Chile, và trung bình mỗi người dân ở đó chỉ học hết lớp 8. Nhà cửa ở đó thì vô cùng chật chội và tồi tàn, với 49.7% tổng số nhà không có bình đun nước nóng, 63.8% không có máy giặt, và 89.2% không có xe để di chuyển, vân vân...
Thì ra, có lẽ Bộ Ngoại giao CHXHCNVN đã chọn cái quận Cerro Navia ấy để tặng tượng Hồ Chí Minh vì nghĩ rằng dân ở đó nghèo đói, dốt nát, không biết gì về Việt Nam (thậm chí không biết cả tên nước Việt Nam hiện nay là gì), nên sẽ không có ai chống đối hay từ chối nhận tượng Hồ Chí Minh. Vinh dự thay! Lò mò vác tượng Hồ Chí Minh đến tặng cho một cái quận nghèo đói, dốt nát nhất ở Chile, rồi sử dụng báo chí và truyền hình ở Việt Nam để rêu rao rằng “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” và đó là “tình cảm thành kính của lãnh đạo và nhân dân Chile nói chung và của quận Cerro Navia nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam”, thì lại quá sức là giỏi! Rủi thay, đó là cái giỏi của một chế độ lưu manh. Giỏi lừa bịp nhân dân! =============== Tài liệu tham khảo: [1] “Sự thật sau những bức tượng” (Phần 1), Hoàng Ngọc Diêu: https://www.facebook.com/notes/849006915121617 [2] “Sự thật sau những bức tượng” (Phần 2), Hoàng Ngọc Diêu: https://www.facebook.com/notes/849136128442029 [3] “Chile tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV5, ngày 05.07.2014: http://vovworld.vn/vi-vn/Chinh-tri/Chile-ton-vinh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh/252630.vov [4] Bản tin của quận Cerro Navia, ngày 07.07.2014: http://www.cerronavia.cl/index.php?option=com_content&view=article&id=408:inauguramos-nuevo-parque-ho-chi-minh-&catid=1:noticias&Itemid=69 [5] “Una experiencia en localidades de extrema pobreza urbana, Cerro Navia (Chile)” trong cuốn La construcción del desarrollo local en América Latina: Análisis de experiencias, trang 55-82: http://www.proyectolocal.org/files/publicaciones/pdf_15.pdf
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước trong một lần phát biểu trước diễn đàn Quốc Hội trước đây.Courtesy photo
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-11-05
Đây là lần thứ hai, đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước dùng trang blog riêng của mình để viết lời hạ nhục đồng viện là đại biểu Trương Trọng Nghĩa sau khi ông này phát biểu trước diễn đàn Quốc Hội. Lần trước ông Phước đã viết trong blog của mình rằng đại biểu Dương Trung Quốc phạm phải tứ đại ngu đã dấy lên một luồng dư luận chống đối mạnh mẽ. Liệu ông Phước phải xin lỗi hay phải bị bãi miễn mới đúng cho hành vi mà ông đã làm?
Bất khả xâm phạm?
Trong kỳ họp quốc hội lần này nhiều phát biểu của các vị đại biểu đã gây sóng gió trên báo chí và có không ít phê phán gay gắt rằng những phát biểu mang tính vi phạm cá nhân là không thể chấp nhận cho dù người nói là một đại biểu quốc hội.
Trường hợp mới và nghiêm trọng nhất là bài viết của ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội đơn vị TP/HCM từng bị nhiều chỉ trích trong cách phát ngôn lẫn phê phán đồng viện một cách bất thường. Ông Phước từng viết blog gọi đại biểu Dương Trung Quốc là phạm phải tứ đại ngu, có nghĩa là một kẻ ngu si trong quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Phước sau đó bị buộc phải xin lỗi ông Quốc và lấy bài viết này xuống.
Suốt 14 năm làm việc quốc hội tôi chưa thấy một đại biểu nào có hành xử như thế cho nên tôi với tư cách là một cử tri thành phố HCM đề nghị xem lại tư cách của ông Hoàng Hữu Phước. -LS Trần Quốc Thuận
Ông Phước xin lỗi, lấy bài xuống nhưng chỉ một thời gian ngắn lại post bài ấy lên với lập luận để cho người dân biết ông phạm lỗi như thế nào. Hành động này cho thấy đại biểu Hoàng Hữu Phước thật sự không xem lời xin lỗi của ông là giá trị và hành vi post lại bài bị phê phán là cách chống lại cả xã hội đã và đang chỉ trích ông.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước có lẽ cho rằng mình bất khả xâm phạm và biện pháp nào cao nhất cũng không quá hai từ xin lỗi vì vậy ông tiếp tục gây sóng gió một lần nữa khi tấn công một đồng viện khác là Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bằng cách phê phán những phát biểu của ông Nghĩa trước quốc hội là mê muội, nông nỗi.
Liệu phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa có mê muội hay không khi ông không ngần ngại chỉ ra những điều mà chính phủ đã phạm sai lầm, trước diễn đàn Quốc hội ông Nghĩa nói:
“Tôi không tin là 2015-2016 sẽ có chuyển biến gì mạnh mẽ vì chúng ta chưa thoát khỏi mô hình và phương thức cũ và những gì phải nỗ lực thực hiện trong 5-10 năm mới có thể đặt được vì chúng ta không thể đặt được ngay trong 1-2 năm. Chúng ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ, về hướng cũ làm sao thấy được chân trời mới? Một chuyên gia kinh tế là ông Bùi Kiến Thành có nhận xét là kinh tế Việt Nam không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng. Những gánh nặng này nhiều năm qua không cởi bỏ được. Chẳng những nó làm chúng ta không bay được cao, nhanh mà còn chệch hướng.
Trang blog riêng của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước. Screen capture.
Con người là yếu tố quyết định của mọi giải pháp do đó Đại hội Đảng XII phải là cuộc cách mạng về dân sự. Chú trọng các các cán bộ lãnh đạo có các tiêu chí sau đây: một là có tài, hai là có đức, ba là yêu nước và bốn là có tư duy và có khả năng đổi mới dân chủ hội nhập. Những người năng lực kém, đầu óc cũ kỹ quá thì không nên giao chức vụ cao.”
Tấn công những phát biểu này cho thấy phản ứng khó hiểu của ông Hoàng Hữu Phước trước đề nghị tâm huyết xây dựng đất nước của ông Trương Trọng Nghĩa. Nhiều cử tri nghĩ rằng đại biểu Hoàng Hữu Phước muốn quốc hội chỉ nên biểu quyết thuận với những đề nghị của chính phủ và mọi ý kiến phản biện đều đến từ kẻ phá hoại an ninh, ổn định chính trị hiện nay.
Sự coi thường đồng viện lẫn dư luận đã làm cho cử tri thành phố HCM bức xúc. Rất nhiều người công khai lên án ông Phước trên mạng xã hội và cho rằng hành vi này chỉ có thể phát xuất từ một người không có thần kinh bình thường khi không thể phân biệt đâu là quyền bất khả xâm phạm của một đại biểu quốc hội và đâu là hành vi vi phạm pháp luật khi hạ nhục, lăng mạ người khác, nhất là người ấy cũng có quyền bất khả xâm phạm như ông ta.
Thiếu hiểu biết về pháp luật
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho rằng sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã khiến đại biểu Hoàng Hữu Phước ung dung làm những điều mà một người am hiểu không bao giờ dám chạm tới, ngay cả khi là đại biểu quốc hội. Càng là đại biểu thì tư cách phải khác với người dân. Luật sư Thuận nói:
“Ông Huỳnh Hữu Phước và một số ít đại biểu quốc hội khác họ vẫn chưa đọc và am hiểu sâu sắc về Luật Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội. Đại biểu là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân đã bầu ra mình và đại diện ý chí nhân dân cả nước thì đó là những phát biểu thể hiện rằng những người này chưa am hiểu, đọc luật kỹ và cũng chưa thể hiện được vai trò của người đại biểu của mình.
Trình độ hiểu biết pháp luật của một số đại biểu cũng không tới nơi tới chốn, phát biểu không đâu vào đâu và cái lớn nhất là khi phát biểu không nêu được ý chí nguyện vọng người dân mà phát biểu theo kiểu bốc đồng. -LS Trần Quốc Thuận
Trình độ hiểu biết pháp luật của một số đại biểu cũng không tới nơi tới chốn, phát biểu không đâu vào đâu và cái lớn nhất là khi phát biểu không nêu được ý chí nguyện vọng người dân mà phát biểu theo kiểu bốc đồng, theo kiểu muốn làm cho nổi lên và rõ ràng những phát biểu đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nữa.”
Có lẽ phát xuất từ suy nghĩ không ai có thể bãi miễn tư cách đại biểu của mình được nên ông Hoàng Hữu Phước mới có những hành vi coi thường như thế. Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích về việc này như sau:
“Hiện bây giờ theo luật thì tổ chức quốc hội hiện nay nếu một đại biểu có những sai phạm thì người sẽ trình đề nghị bãi miễn sẽ do Ủy ban thường vụ quốc hội trình, phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam để trình. Nhưng trong luật có nói rằng: Đại biểu có thể bị bãi miễn do cử tri trực tiếp bãi miễn nhưng cơ chế để cử tri bãi miễn thì trong luật cho tới nay vẫn chưa có quy định đó, chỉ có luật là nếu nhiều cử tri đề nghị bãi miễn thì MTTQ nơi giới thệu người ra ứng cử sẽ xem xét.
Ví dụ như ông Hoàng Hữu Phước và ông Đương đều do MTTQ thành phố HCM giới thiệu. Ông Đương là người của Mặt trận Trung ương giới thiệu về tức là người của Trung ương về ứng cử trên địa bàn thành phố. Nếu ông ấy làm những chuyện không bình thường mà cử tri phản ảnh thì có thể mặt trận tổ quốc TP/HCM họ sẽ có ý kiến kiến nghị và lúc đó thì Ủy ban Mặt trận trung ương sẽ phối hợp với Ủy ban thường vụ quốc hội sẽ trình để quốc hội xem xét tư cách.
Cách đây mấy năm thì ông ấy cũng đã viết những bài có dấu hiệu không bình thường. Ông ấy nói là muốn tư vấn cho Sadam Hussen liên kết thế này thế kia như kiểu câu chuyện Xuân Thu ngày xưa bên Trung Quốc ông ấy nói những chuyện không bình thường. Một đại biểu như vậy mỗi năm cử tri phải đóng thuế nuôi cho họ không biết bao nhiêu tiền. Tiền họp, tiền ăn, tiền ở, tiền vé máy bay đi đi về về như thế ra hội trường thì ăn nói không đâu vào đâu.
Với tư cách cử tri của tôi những đại biểu ăn nói linh tinh không bình thường như thế thì có lẽ nên đề nghị bãi miễn tư cách của ông Phước đi.”
Trưa ngày 4 tháng 11 Đoàn đại biểu Quốc hội TP/HCM đã quyết định ông Hoàng Hữu Phước phải xin lỗi đại biểu Trương Trọng Nghĩa vì hành vi miệt thị thiếu văn hóa đối với ông Nghĩa. Ông Phước cho biết sẽ chấp nhận quyết định của Đoàn đại biểu.
Người dân vẫn nghi ngờ về tính tự giác của đại biều Hoàng Hữu Phước vì đã hơn một lần ông xin lỗi rồi tiếp tục nói những lời xúc phạm với đồng viện.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết ý kiến của ông về biện pháp cần thiết đối với ông Phước:
“Suốt 14 năm làm việc quốc hội tôi chưa thấy một đại biểu nào có hành xử như thế cho nên tôi với tư cách là một cử tri thành phố HCM đề nghị xem lại tư cách của ông Hoàng Hữu Phước, trong đó tôi có đề nghị nên chăng phải bãi miễn ông này chứ để tốn cơm tốn gạo tiền thuế của nhân dân để nuôi một đại biểu như thế thì không nên.”
Đại biểu cho nhân dân không những phải hiểu biết luật pháp và cách ứng xử mà còn phải làm gương cho quần chúng trong cách thể hiện quan điểm hay phản biện. Phát biểu trước hội trường được 90 triệu người dân xem qua truyền hình trực tiếp là bản lĩnh và tư cách của một đại biểu quốc hội. Viết blog để phê bình hay thóa mạ hạ nhục người khác chỉ là tính cách của dư luận viên mà một đại biểu quốc hội bằng cấp nhiều như ông Hoàng Hữu Phước không thể nào áp dụng.
Hàng ngàn người tuần hành biểu tình chống Trung quốc ở Bình Dương hồi tháng 5 vừa qua-Photo congluan.vn
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-11-05
Thêm hơn chục người bị bắt trong đợt biểu tình bạo động chống Trung Quốc hồi trung tuần tháng 5 mới bị đưa ra xét xử vào cuối tháng 10 vừa qua. Trong khi đó ba người tham gia hoạt động xã hội dân sự gồm Lê thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung bị bắt khi đến tại Đồng Nai vào dịp đó cũng được cho hay đã nhận được kết luận của cơ quan an ninh điều tra, chờ ngày xét xử.
Bị án tù chỉ vì lên tiếng thắc mắc
Tin tức về phiên xử 14 người bị cho là gây rối chống Trung Quốc tại Đồng Nai diễn ra vào ngày 31 tháng 10 vừa qua được một luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho một trong những bị cáo có hoàn cảnh khó khăn viết một bình luận trên trang facebook cá nhân bày tỏ sự bức xúc, lòng thương cảm cho trường hợp bị can mà luật sư cho là ‘phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của người khác- nhà nước Trung Quốc gây ra’ nhưng không được Hội đồng Xét xử xem xét mọi tình lý để giảm án mà vẫn buộc tội người đó một năm tù giam.
Đây cũng không phải là một trường hợp bị kêu án nặng duy nhất trong phiên tòa mà một người khác là ông Lê Văn Bi cũng được cho là oan ức khi tòa tuyên án ông này 14 tháng tù giam.
Ông mới nói hồi chiều thấy ai cũng cầm cờ kéo biểu tình, la hô hào ‘Việt Nam muôn năm’, bây giờ bị bắt quá trời sao bây giờ không ai đến cứu mấy người này ra. Ông chỉ nói bấy nhiêu thôi, tôi nói thôi về đi ngủ để sáng còn đi làm. Hai vợ chồng đi bộ về ngủ và 10 bữa sau công an vào bắt
Vợ ông Lê Văn Bi
Vợ của ông này thuật lại tình huống dẫn đến việc ông Lê Văn Bi bị bắt như sau:
“ Ông mới nói hồi chiều thấy ai cũng cầm cờ kéo biểu tình, la hô hào ‘Việt Nam muôn năm’, bây giờ bị bắt quá trời sao bây giờ không ai đến cứu mấy người này ra. Ông chỉ nói bấy nhiêu thôi, tôi nói thôi về đi ngủ để sáng còn đi làm. Hai vợ chồng đi bộ về ngủ và 10 bữa sau công an vào bắt. Chúng tôi cũng không biết chuyện gì, vì câu nói vô tình mà. Ba tháng sau khi có kết luận điều tra, tôi lên thăm ông ta thì ông nói vì câu nói đó mà ông bị bắt. Ông nói bị đánh quá nên ông nhận. Ông nhận nên họ nói ‘ông ta điều động người đến đồn công an cướp người’. Thật sự chỉ có một tiếng nói khống thế thôi chứ có ‘cướp ai, làm gì được ai’. Ông đi ra một mình mà. Tại tòa cũng nói ông Lê Văn Bi đến đồn công an một mình và phát biểu câu nói đó. Thế mà họ gán ghép tội và tuyên án ông theo khoản 2 điều 250.
Theo vợ của ông Lê Văn Bi thì bản án 14 tháng tù mà tòa án Đồng Nai tuyên cho chồng ba là bất hợp lý, bà trình bày:
“Tôi bất bình là bốn người đốt công ty có tổ chức mà người đầu sỏ chỉ bị 18 tháng, kế đó là 1 năm, rồi 10 tháng và 9 tháng, trong khi đó ông chồng tôi chỉ vì vậy mà tới 14 tháng tù. Mấy người kia gây ra nặng hơn ông nhà tôi nhiều, lẽ ra ở bao nhiêu thì xử bấy nhiêu cho về là tương xứng với mức án của ông ta vì ông chỉ có lời nói chứ không có hành động.
Bà này cũng phát biểu suy nghĩ của cá nhân về việc những người công nhân tham gia biểu tình sau khi phía Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như sau:
“ Tôi cũng suy nghĩ là chắc vì bức xúc ngoài biển khơi Trung Quốc chiếm; nhưng công nhân thiếu suy nghĩ, ăn học không có nên thiếu phân biệt là người Trung Quốc qua đây làm ăn để mình có công ăn việc làm, đời sống mình đỡ hơn. Còn chuyện ngoài biển khơi là do mấy ông ‘tối cao’ nào đó, chúng tôi không rõ. Còn đây là người Trung Quốc qua hợp tác làm ăn. Công nhân thì nông cạn thiếu suy nghĩ nên bị mang tội. Luật pháp và chính phủ không khoan hồng được thì công nhân cũng hơi bất bình một chút. Chỉ vì lòng yêu nước và thiếu suy nghĩ nên phạm tội thôi; nhưng có nhiều người lợi dụng tình thế để làm việc riêng, những thành viên không được tốt lợi dụng thời cơ quậy phá cho thỏa mãn con người của họ. Cũng có những người thực sự là yêu nước. Tôi nhận thức là biểu tình thì kéo ngoài đường thôi chứ đập phá đồ của công ty làm gì. Bản thân tôi cũng xem, đứng nhìn thôi.
Người luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa hồm 31 tháng 10 ở Đồng Nai bày tỏ trên trang facebook cá nhân “ Có thể nói, trong chặng đường hành nghề mình chưa bao giờ gặp trường hợp éo le, bi thảm và rơi nước mắt như vậy!. “Kết thúc một chặng đường mình nhận ra: hầu hết những kẻ đứng sau, tổ chức, thực hiện hành vi phạm tội quyết liệt nhất ( đốt phá) đều đã cao chạy, xa bay, chỉ có những người đi theo cổ vũ thì bị xử lý nghiêm khắc.”
Chờ xét xử vì đến nơi xảy ra biểu tình
Vào dịp trung tuần tháng 5 vừa qua cũng có ba người không phải là công nhân hay cư dân tại Đồng Nai đã bị bắt khi đến địa phương này vào dịp đó. Ba người là bà Lê thị Phương Anh, anh Phạm Minh Vũ và anh Đổ Nam Trung. Cả ba là những người hoạt động hiện nay và được những thành viên thuộc các nhóm xã hội dân sự biết đến.
Gia đình của những người này vừa được luật sư cho biết đã có kết luận điều tra của an ninh về vụ việc của họ.
Bà Nguyễn thị Anh Thư, mẹ của Lê thị Phương Anh cho biết về tin này vào ngày 4 tháng 10 như sau:
Vừa có kết luận hôm qua, ông luật sư vừa báo cho biết.
Luật sư Trương Tiến Dũng, thuộc đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai cho biết việc được phân công bào chữa cho hai người Lê thị Phương Anh và Đỗ Nam Trung cũng như đã có kết luận điều tra đối với trường hợp của những người này:
Trong chặng đường hành nghề mình chưa bao giờ gặp trường hợp éo le, bi thảm và rơi nước mắt như vậy!. “Kết thúc một chặng đường mình nhận ra: hầu hết những kẻ đứng sau, tổ chức, thực hiện hành vi phạm tội quyết liệt nhất đều đã cao chạy, xa bay, chỉ có những người đi theo cổ vũ thì bị xử lý nghiêm khắc
Một luật sư bào chữa
Phương Anh có làm giấy yêu cầu có luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình, căn cứ theo yêu cầu được chuyển cho Đoàn Luật sư tỉnh, nhưng không chỉ đích danh ai. Nên lần lượt theo tua những án ‘theo yêu cầu’, và đến tua của tôi bào chữa cho Phương Anh.
Thứ hai kết luận điều tra tôi đã nhận được rồi và tôi cũng đã vô tận trại giam giao cho Phương Anh rồi. Trực tiếp giữa an ninh, công an điều tra đã trực tiếp giao. Tôi có hỏi có thắc mắc gì, thì Phương Anh đồng ý, không có thay đổi gì trong quá trình khai báo.
Luật sư Trương Tiến Dũng cho biết thêm về tội danh mà những người ông bào chữa bị khởi tố:
“ Nói chung tội danh bị khởi tố không phải tội danh thuộc về an ninh, nếu thuộc về an ninh phức tạp lắm. Không thuộc chương về qui tịnh tội xâm phạm an ninh quốc gia mà thuộc về chương khác. Mà chương này thì sau này không ảnh hưởng cho họ. Điểm nữa là tội danh khởi tố cũng nhẹ thôi. Đầu tiên tôi sợ họ bị đưa vào chương vi phạm an ninh quốc gia, vì bị tội danh này thì về sau không bao giờ được xóa án tích cả, sau khi chấp hành thời hạn phạt tù, suốt đời không được xóa án tích. Không khởi tố chương đó mà qua chương khác điều 258 Bộ Luật Hình sự”
Xin được nhắc lại lâu nay một số nhà hoạt động được nhiều người biết đến trong nước như nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào… bị khởi tố và tuyên án theo điều 258 Bộ Luật hình sự là ‘lợi dụng các quyền tự do- dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp Nhà nước, tổ chức, công dân”. Hiện nay blogger Anh Ba Sàm cũng bị khởi tố với tội danh này.
VRNs (05.11.2014)– Sài Gòn – Ông Emmanuel Ly Batallan, Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sài gòn đến nhà thân mẫu của giáo sư Phạm Minh Hoàng, ở 383/6 Bà Hạt, quận 10 và đã bị một thanh niên lực lưỡng kẹp cổ kèm với lời nói thách thức: “Tổng thống nào cũng không sợ”.
Sự việc được ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị, mô tả từ đầu ngày hôm nay (05.11), ba công an đến nơi nhà ông ở trọ, cũng là nhà của thân mẫu giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân chính trị, đảng viên Việt Tân, bày bàn ra uống rượu trước cửa nhà. Bà Oanh (phu nhân giáo sư Hoàng) và ông Tuyển yêu cầu họ dọn đi nơi khác nhậu nhẹt thì họ dùng dao đang gọt mận để đe dọa. Người cởi trần đã đe dọa.
An ninh bầy bàn ngồi nhậu ngay trước cửa nhà thân mẫu GS. Phạm Minh Hoàng
Viên an ninh dùng con dao đang gọt trái cây đe dọa những người trong nhà
An ninhngồi phơi bụng trước nhà dân để đe dọa
Gia đình GS. Hoàng phải đóng cửa để tự bảo vệ
Sau đó, giáo sư Phạm Minh Hoàng phải đưa Mẹ của đi khám bệnh, vì bà cụ tăng huyết áp khi chứng kiến cảnh an ninh côn đồ đe dọa bằng hung khí những người trong nhà bà cụ.
Sự việc an ninh canh cổng không cho ông Truyển ra khỏi nhà như một mệnh lệnh của hệ thống an ninh, vì cùng lúc, tại phường 6 và phường 8, quận 3, anh Nguyễn Trí Dũng, con trái blogger Điếu Cày và bà Dương Thị Tân, vợ blogger này cũng bị an ninh canh theo cách đặt bàn ngồi ngay trước cửa nhà. Nhiều người không biết chính xác nguyên nhân tại sao. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng cho biết, an ninh canh ngay trước cửa nhà của ông.
Sau một thời gian không hiểu nguyên nhân, bác sĩ Quế cho biết:
“Một người của TLS Pháp (không biết có phải là chính ông TLS Pháp hay nhân viên ngoại giao cấp nào của TLS Pháp) đã đến khi nhận được tin thông báo của giáo sư Hoàng”.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, người cùng giáo sư Phạm Minh Hoàng tiếp chuyện ông TLS Pháp cho thông tin cụ thể như sau:
“Ông TLS Pháp tại Sài gòn đến nhà thân mẫu của anh Phạm Minh Hoàng, 383/6 Bà Hạt, để chứng kiến cảnh công an ngồi ngay trước nhà nhậu và còn dùng dao đe dọa. Chủ ý là chúng không muốn tôi ra khỏi nhà ngày hôm hay.
Khi ông TLS đến, ông đã chụp hình những tên ngồi ngay trước nhà và bước qua đường chụp những tên ngồi ở nhà đối diện. Chúng bỏ chay, ông ta bước vào nhà và chúng khóa cửa lại. Lúc đó, bên trong có một nhân viên thông dịch của TLS Pháp, anh Hoàng và ông TLS Pháp. Chúng giữ mọi người khoảng 10 phút. Có một tên kẹp cổ ông Tổng Lãnh sự và nói “Tổng thống nào cũng không sợ”. Tên này là một trong những tên thường xuyên theo dõi vợ chồng tôi và là một trong ba tên có mặt lúc chúng dùng tông tôi. Ông TLS có chụp được nhiều hình ảnh và cả hình tên kẹp cổ ông ta.
Khi xảy ra sự việc, chị Oanh (vợ anh Hoàng) có gọi điện cho công an phường, nhưng họ không xuống, đến khi sự việc lớn ra thì mới thấy cảnh sát khu vực (CSKV) có mặt, nhưng cũng không giải quyết được chuyện gì, CSKV hỏi qua loa chiếu lệ rồi đi.
Sau đó, viên chức Sở ngoại vụ TP HCM đến gặp ông TLS Pháp tại nhà thân mẫu anh Hoàng. Phía Sở ngoại vụ, họ đề nghị ông TLS Pháp làm một công hàm phản đối chính thức.
Ông Emmanuel Ly Batallan, TLS Pháp đang trong nhà thân mẫu chụp hình chung với GS. Hoàng và TNCT Truyển
Ông Emmanuel Ly Batallan, TLS Pháp sau đó có ngồi nghe tôi và anh Hoàng trình bày những sự đe dọa thường xuyên từ phía nhà cầm quyền, ông rất thông cảm và dặn dò mọi người bình tĩnh, khi có chuyện gì nên thông báo cho ông biết. Khi ông ra về, tôi và anh Hoàng tiễn ông ta ra đầu ngõ. Viên chức Sở ngoại vụ có bước qua nhà chứa đám mật vụ để hỏi chuyện. Có lẽ hai bên bất đồng gì đó nên viên chức này cũng vội vàng dắt xe về luôn”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng vừa có bài công kích nhóm các Đảng viên lão thành từng gửi thư ngỏ kêu gọi từ bỏ CNXH, còn gọi là 'Nhóm 61'.
Động thái này được xem là khá bất ngờ, nhất là khi bức thư ngỏ được gửi lên Ban Chấp hành Đảng Trung ương Đảng CSVN và toàn bộ các Đảng viên từ cuối tháng Bảy.
Bức thư đề ngày 28/7/2014 có 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan..., tạm gọi là 'Nhóm 61'.
Thư nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
Thư cũng nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các thành viên 'Nhóm 61', thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Trong bài viết tựa đề " Sự thật về lòng “trung thành” của nhóm thư ngỏ 61" đăng trong mục Xây dựng Đảng của báo Sài Gòn Giải Phóng hôm 4/11, tác giả Tân Vinh nói đã "cất công tìm hiểu thêm" về những người viết thư.
Ông này cho biết: "Sau khi tìm hiểu, thì có 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số đó, một số nhân vật thời gian gần đây nổi tiếng trên mạng với những ý kiến đi ngược đường lối chủ trương của Đảng, tham gia vào nhiều thư ngỏ khác nhau nhưng cùng một mục tiêu đó là đòi Đảng từ bỏ vị trí cầm quyền, kích động biểu tình gây mất ổn định an ninh trật tự như Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên... "
Tác giả Tân Vinh cũng viết: "Đặc biệt hơn, trong đó có người đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không còn là Đảng viên nữa như Lữ Phương; có người thì đã đi định cư tại nước ngoài, không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng là Cao Lập, thế mà họ vẫn tự xưng là Đảng viên, là Đảng viên “trung thành”".
Theo tác giả bài viết, có thể những người viết thư ngỏ muốn "tạo nên một sự hỗn loạn về thông tin, gieo rắc những mầm mống độc hại cho xã hội tạo nên sự bất ổn về tư tưởng, an ninh, gây nhiễu loạn, gây bất ổn trong quần chúng nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc".
Bộ mặt thật
Đi xa hơn nữa, tác giả Tân Vinh còn yêu cầu: "Đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội sớm công khai để mọi người hiểu rõ bộ mặt thật của nhóm tự xưng là 61 đảng viên “trung thành” này".
Ông cũng cáo buộc các thành viên 'Nhóm 61' là "khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước".
"Các nhóm này thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng."
Một thành viên 'Nhóm 61' khi được hỏi về bài viết trên Sài Gòn Giải Phóng cho rằng phương pháp luận của tác giả kém cỏi vì "chỉ tập trung vào lý lịch" chứ không đưa ra được lập luận nào.
Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016.
Bởi vậy, các tác giả bức thư ngỏ cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có phản hồi từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN cho bức thư này.
Các cuộc biểu tình và xô xát tiếp diễn kéo dài ở Hong Kong có thể xem là chưa từng có nhất là kể từ khi thuộc địa của Anh này được trả về cho Trung Quốc hồi năm 1997 và thậm chí còn có thể sánh ngang với cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của thực dân Anh hồi năm 1967.
Mặc dù những người biểu tình trẻ tuổi Hong Kong tràn đầy lý tưởng và nhiệt huyết đã giành được nhiều sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng và truyền thông quốc tế, dư luận ở Trung Quốc vẫn rất chia rẽ.
Dân đại lục bực bội
Trong khi có một số người thông thạo và tinh vi trên mạng đã bày tỏ tình đoàn kết bằng cách đưa ảnh người biểu tình Hong Kong lên mạng Internet, vượt qua hàng rào kiểm duyệt của Bắc Kinh thì vẫn có những người nhún vai và thậm chí bực bội với cách mà người dân Hong Kong đòi dân chủ.
“Vấn đề thật sự của Hong Kong là đa số người dân không biết gì về mô hình phát triển đã thay đổi và do đó không có sự chuẩn bị tâm lý cho công cuộc tái cơ cấu kinh tế. Thái độ của nhiều người ở Hong Kong thậm chí còn có thể được xem là liều mạng,” một blogger ẩn danh của Trung Quốc viết và lời bình luận này đã lan truyền chóng mặt trên mạng.
Quan điểm kiểu này đã không được các cơ quan truyền thông quốc tế nhắc đến một cách rộng rãi. Các nhà báo nước ngoài có sự nghi ngờ với những phản ứng kiểu này giống như là đây là quan điểm này của người thuộc chính quyền Trung Quốc hay là của một nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc ngoan cố đã bị tẩy não.
Tuy nhiên, những quan điểm này không thể bỏ qua. Thật ra, đối với chính quyền ở Bắc Kinh, những ý kiến như thế này giúp họ tin là cách xử lý của họ đối với cuộc biểu tình ở Hong Kong là đúng đắn.
Người dân Hong Kong ngày càng bất mãn với việc Bắc Kinh có khuynh hướng kiểm soát nhiều khía cạnh của xã hội tự do của họ trong vòng một thập niên qua. Tuy nhiên điều này xảy ra cùng lúc với sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa dân Hong Kong và dân đại lục.
Thay đổi vị thế
Nhờ vào sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc mà những người dân ‘Hai Lúa’ nghèo khổ ở đại lục đã thay đổi vị thế trước những người dân Hong Kong một thời giàu có và cạnh tranh với cuộc sống mà họ hãnh diện vốn được đặt dưới nền pháp trị – điều mà người dân đại lục không có.
Sau khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc hồi năm 1997, hàng triệu du khách từ đại lục đã băng qua biên giới để đổ về đặc khu tư bản này của Trung Quốc mà đối với họ còn mới mẻ. Tiền của họ đã dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Vì người dân đại lục chưa từng trải nghiệm qua một xã hội pháp trị quy củ và vì cảm giác ta đây với túi tiền dường như vô hạn mà họ kiếm được trong giai đoạn Trung Quốc chuyển đổi, cách xử sự của họ đã khiến cho người dân Hong Kong cảm thấy khó chịu.
Hồi năm ngoái, tranh cãi xung quanh việc một bé gái từ đại lục đại tiện trên đường phố Hong Kong càng làm chia rẽ hai phần của Trung Quốc. Người dân đại lục thì than phiền rằng ở Hong Kong quá thiếu nhà vệ sinh công cộng trong khi người Hong Kong thì cho rằng dân đại lục quá kém văn minh.
“Cảm giác của nhiều người dân Hong Kong rằng họ ở một đẳng cấp cao hơn và có đặc quyền hơn đang bị thách thức nghiêm trọng,” Tiến sỹ Enze Han, một giảng viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu châu Á và phương Đông ở London, nhận định.
Bản sắc Hong Kong
Còn ở đại lục, người dân ở đây cho là người Hong Kong ‘ghen tỵ’ với họ.
Mùa hè năm ngoái, bà Trương Tú Lan, 48 tuổi, người trở thành đại gia nhờ đầu tư ở Thượng Hải hồi những năm 2000, đến Hong Kong. Bà nhận xét: “Dân Hong Kong không thích người đại lục chúng tôi bởi vì họ không có khả năng kiếm tiền và tiêu tiền như chúng tôi.”
“Quan trọng hơn, họ kiêu ngạo quá. Nếu tôi nói tiếng Quan thoại với họ thì họ sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác,” bà Vương nói với tôi hồi tháng trước, “Họ gọi tôi là Đại lục khách (một cách gọi có hàm ý khinh miệt là dân đại lục thô kệch).”
Tiến sỹ Han cho rằng tất cả những điều này thể hiện một bản sắc khác của người Hong Kong. Đó là bản sắc phân biệt giữa người Hong Kong với dân đại lục. Cũng chính bản sắc này là điều đã thúc đẩy thanh niên Hong Kong xuống đường bảo vệ lối sống của họ, xã hội họ và đất nước của họ.
“Tất cả những yếu tố này cộng lại đã dẫn đến sự hình thành của bản sắc bản địa rất đặc trưng của Hong Kong – một bản sắc đi gần đến chỗ phủ nhận họ không phải là người Trung Quốc,” ông Han nói thêm.
Mặc dù về công khai thì giới lãnh đạo Trung Quốc thì nói ‘quyền tự trị Hong Kong’ trong khi ở hậu trường, Chủ tịch Tập Cận Bình và các cố vấn của ông đang theo dõi tình hình Hong Kong rất sát sao.
‘Hong Kong là của Trung Quốc’
Ông Triệu Lôi, một trong những cố vấn của Chính phủ Trung Quốc, viện trưởng Viện Các vấn đề Hong Kong, Đài Loan và Macau thuộc Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Đảng Cộng sản, nói:
“Khi chúng ta nhìn vào Hong Kong, chúng ta nên tự hỏi rằng Hong Kong đang đứng ở đâu trong bối cảnh Trung Quốc.
Hong Kong là một bộ phận của Trung Quốc. Hong Kong đi cùng Trung Quốc. Điều đó không thể khác được. Hong Kong phải là Hong Kong của Trung Quốc.”
Khi mà phong trào ‘Chiếm Trung Hoàn’ bắt đầu âm ỉ, truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã đăng nhiều bài xã luận và phỏng vấn lặp đi lặp lại rằng mặc dù theo hệ thống ‘một đất nước, hai chế độ’, Bắc Kinh vẫn có tiếng nói cuối cùng trên hầu hết tất cả các vấn đề của Hong Kong.
Ông Triệu cho rằng mặc dù phong trào dân chủ ở Hong Kong đã giành được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh nhìn nó với ánh mắt đầy lo lắng.
“Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc thế này: chuyện nhà đừng đem ra nói bên ngoài. Các nhà dân chủ như các ông Anson Chan và Martin Lee đương nhiên có quyền làm gì các ông ấy muốn nhưng việc các ông ấy kêu gọi các nước khác tham gia chuyện trong nhà đã làm vấn đề thêm phức tạp,” ông Triệu nói.
Điều này cũng có thể thấy rõ trong cách truyền thông Trung Quốc đưa tin về sự kiện ở Hong Kong.
‘Bàn tay đen’
Một bài báo dường như là phóng sự điều tra đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả chi tiết Mỹ đã hậu thuẫn người biểu tình Hong Kong như thế nào và Mỹ đã lợi dụng toàn bộ cuộc biểu tình này ra sao.
Nhân dân Nhật báo gọi sự can thiệp của Mỹ là ‘bàn tay đen’.
Kể từ khi Đặng Tiểu Bình đưa ra mô hình ‘một nhà nước, hai chế độ’ hồi năm 1984, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xem đây là cách để giải quyết các vấn đề lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc.
Các vùng lãnh thổ này bao gồm Hong Kong, Macao, Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Hong Kong bùng nổ, đâu đâu cũng nghe đồn đoán rằng mô hình này sẽ chấm dứt. Nhưng vào ngày 27/9, Chủ tịch Tập Cận Bình lặp lại rằng Trung Quốc sẵn sàng cho Đài Loan quy chế tương tự.
Điều này cho thấy ông Tập không có ý định thay đổi mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’.
“Cuộc khủng hoảng ở Hong Kong sẽ khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại chính sách của họ,” ông Triệu nói. Nhưng thay vì ca ngợi sự dấn thân vì xã hội của giới trẻ Hong Kong, ông Triệu nói rằng Bắc Kinh nên có lập trường cứng rắn khi đối diện với yêu cầu đòi phổ thông đầu phiếu theo kiểu phương Tây của người biểu tình.
“Không nên có lộ trình cho con đường đi đến dân chủ ở Hong Kong,” ông nói, “Nền dân chủ ở Hong Kong không thể so sánh với Anh hay Mỹ. Thật ra thì người dân Hong Kong đã có dân chủ nhiều hơn người dân đại lục.”