Monday, November 28, 2016

Bị hăm dọa sau khi phát hiện tàu xả chất thải xuống biển

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-11-28  
Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11.
Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11. Ảnh chụp từ video clip
Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook cá nhân của anh nhưng sau đó bị công an Hà Tĩnh hăm dọa, buộc anh phải gỡ bỏ clip này xuống.

Liên quan Formosa?

Mặc Lâm tìm hiểu thêm câu chuyện qua lời kể của anh sau đây, trước tiên anh Hùng cho biết:
Nguyễn Đức Hùng: Em tên Nguyễn Đức Hùng em đang ở Giáo xứ Đông Yên Thôn Hưng Yên Kỳ Anh Hà Tĩnh. Lúc 17 giờ ngày 20 tháng 11 năm 2016 tức là chiều Chúa Nhật bọn chúng em đi trên biển thì gặp chiếc tàu mang số hiệu HN1111 đang xả thải trên vùng biển Sơn Dương cách đào Sơn Dương 3,2 hải lý. Sau khi chúng em gặp thì chúng em có quay phim chụp hình sau đó chạy lại sát con tàu để tỏ thái độ bức xúc và trao đổi với người ta và nói với tàu đó là không được xả chất thải bừa bãi nhưng nó vẫn tiếp tục xả thải xuống biển.
Chất mà tàu này xả ra tính về nguy hiểm thì mình chưa biết được chứ còn trước mắt mình thấy thì chất thải xả ra nó có màu đen ngòm và rất thối chịu không được.
-Nguyễn Đức Hùng
Chất mà tàu này xả ra tính về nguy hiểm thì mình chưa biết được chứ còn trước mắt mình thấy thì chất thải xả ra nó có màu đen ngòm và rất thối chịu không được. Chúng em có nói với tàu này ngưng xả thải nhưng nó vẫn xả. Do đó chúng em có quay video clip và mang cái clip này lên trang Facebook cá nhân của em
Mặc Lâm: Xin anh cho biết con tàu xả thải bất hợp pháp này là của Việt Nam hay tàu nước ngoài?
Nguyễn Đức Hùng: Theo cá nhân em nhận xét thì con tàu đó là của Việt Nam nhưng cái huy hiệu HN1111 nó làm giả thôi thực ra tàu này nguyên gốc của nó nằm ở Formosa, nó chuyên chở cát để cho thợ lặn đổ cát xuống để người ta đổ bê tông lớn làm cầu cảng. Nó không bao giờ ra khỏi Formosa hay ra ngoài khơi nhưng chiếc tàu HN1111 này nó chỉ mang số hiệu giả để nó xả thải ngoài biển Đông vì vậy cho nên em biết được nó là tàu Việt Nam.
Mặc Lâm: Sau khi anh đăng tải cái clip này thì phía chính quyền có phản ứng gì hay không?
Nguyễn Đức Hùng: Sau ngày đăng tải lên thì nhiều người biết tới. Cộng đồng mạng quốc tế cũng như trong nước đều biết và chia sẻ rất nhiều. sau một ngày đăng tải lên thì bị áp lực rất nhiều phía nhất là công an Hà Tĩnh và công an Kỳ Anh. Có hai anh công an tới hỏi thì em viết trên trang Facebook thế nào thì em trả lời như vậy. Sau cuộc gặp thì hai anh nói là bên công an sẽ xác nhận nếu như đúng thì sẽ xử lý theo luật pháp còn nếu sai, không chính xác thì em phải coi lại suy nghĩ của em khi đem lên Facebook.
Sau cuộc gặp thì chiều hôm ấy có gặp ông Đại tá Đặng Hoài Sơn là trường công an Kỳ Anh có gọi phone cho anh của em bảo là phải gỡ bỏ cái video clip đó xuống nhưng em không gỡ và em nói là em thấy đúng sự thật thì em đem lên chứ em chẳng làm gì mà chống phá ai hết. Ông ta nói hình ảnh video mà em để trên Facebook mà không lấy xuống thì em là một người phản động, Kích động người này người khác để chống phá nhà nước thì em nói em chẳng làm gì để bị coi là phản động.
Giữa ông và em không bao giờ quen biết nhau mà ông nói em phản động thì phản động cái gì? Ông ta nói phải gỡ xuống còn không nghe thì ông sẽ bắt giam em theo cách của ông, và ông sẽ tìm mọi cách để bắt em. Em nói nểu em làm sai điều gì thì cứ vào thẳng nhà em mà bắt, còn nếu không thì ông nên coi lại lời nói của ông, còn nếu đe dọa kiểu gì thì em chấp nhận kiểu đó
Mặc Lâm: Tới hôm nay đã 7 ngày rồi, sau những lời đe dọa đó công an hay chính quyền có mời anh lên làm việc tiếp hay không?
Nguyễn Đức Hùng: Ông ta chỉ mới đe dọa bằng lời nói thôi chứ còn giấy tờ hay điện thoại ông gọi cho anh của em từ 20 tháng 11 chứ chưa có vấn để gì xảy ra chỉ có lời hăm dọa của ông tìm mọi cách để bắt em còn nói chung công an chìm nổi thì lúc nào cũng có. Em chỉ lòng vòng trong giáo xứ chứ nếu bước chân ra khỏi giáo xứ thì kiểu gì cũng có người theo dõi sau lưng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Câu chuyện lá cờ và hòa hợp hòa giải dân tộc

Hành động của ông Hùng khơi dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại.
Hành động của ông Hùng khơi dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại.
 Trà Mi-VOA-29.11.2016 
Một sự kiện gây chú ý trong tuần này khi một du khách Việt Nam thông báo ý định mặc trang phục cờ đỏ sao vàng đến thăm khu Little Sài Gòn của người Việt tị nạn cộng sản ở Nam California để kêu gọi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc.’
Khi chính thức xuất hiện tại Phố Bolsa trong bộ áo dài với màu sắc đỏ-vàng, ông Lê Đình Hùng (còn có biệt danh là Hùng Cửu Long) đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt tại đây.
Khi được cảnh sát giải vây, ông Hùng giải thích rằng với tư cách người tự ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông muốn tới đây để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào hải ngoại.
Hành động của ông Hùng khơi dậy những tranh cãi lâu nay mỗi khi lá cờ của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại và những tranh luận về lời kêu gọi hòa hợp-hòa giải dân tộc.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận ý kiến của người trẻ trong và ngoài nước về vấn đề này với sự tham gia của Nancy Nguyễn từ Nam California, Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội, và Lê Văn Sơn từ Nghệ An.
Nancy Nguyễn: Anh Hùng Cửu Long đến đây với màu cờ như vậy dựa trên nền tảng quyền tự do biểu đạt của Mỹ nhưng anh quên một điều là quyền này không có nghĩa là tự nhiên xúc phạm người khác. Điều khiến mọi người khó chịu là trước khi anh tới, anh tuyên bố sẽ mặc áo cờ đỏ-sao vàng. Mọi người ở đây cho đó là hành động khiêu khích, phá rối an ninh. Khi tới, anh không mặc áo đó, đáng lẽ nên được đối xử bình thường, nhưng việc khiêu khích trước đó đã khiến cho người ta khó chịu.
Lê Văn Sơn: Cái ý tưởng ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ mà anh ấy nói, mọi người trong nước hay hải ngoại đều mong muốn, nhưng vấn đề nằm ở cách thể hiện. Thái độ, hành động của anh ấy từ tư tưởng đến hành động trái ngược hoàn toàn nên dẫn tới phản cảm trong dư luận. Việc anh này làm hoàn toàn dị hợm, lố bịch.
Nguyễn Hữu Vinh: Tôi thấy việc này buồn cười. Anh ta trả lời cảnh sát rằng vì ứng cử đại biểu quốc hội nên đến đấy để ‘tìm hiểu’, ‘hòa hợp hòa giải.’ Không hiểu anh ứng cử ở đâu chứ ứng cử đại biểu quốc hội xong từ lâu rồi. Thứ hai, chuyện hòa hợp hòa giải phải đến từ chính sách, từ thể chế, từ căn nguyên gây mất đoàn kết dân tộc, chứ không phải bắt đầu từ những hành động ngu xuẩn như vậy.
Trà Mi: Các bạn xem đây là hành động thiếu khôn ngoan, còn cái suy nghĩ muốn tới đây để nói chuyện thông hiểu lẫn nhau giữa hai phía, hai cực, hai tư tưởng, các bạn nhận xét thế nào?
Nancy Nguyễn: Little Sài Gòn này đón khách thập phương rất nhiều. Muốn gặp gỡ với cộng đồng, rất đơn giản thôi. Nếu anh thực tâm muốn có cuộc gặp như vậy để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng những người ở đây, chỉ cần liên lạc với một số cá nhân và mọi người có thể cho anh một buổi tiếp xúc, chứ không thể có một cuộc thăm dò, tìm hiểu theo cách ra trước khu thương xá Phước Lộc Thọ nói chuyện thế này. Hơn nữa, khi đến nhà người ta, phải tôn trọng chủ nhà, một khi đã biết là cộng đồng này không chấp nhận lá cờ đó. Có hẳn nghị quyết cấm lá cờ đó xuất hiện tại đây.
Trà Mi: Có người cho rằng hành động của anh này là khiêu khích, nhưng cũng có người cho rằng việc la ó, xua đuổi để phản đối việc làm ôn hòa của anh Hùng cũng là một sự quá khích. Các bạn nghĩ sao?
Nancy: Sự phản ứng là vì anh đã tuyên bố trước sẽ mặc áo cờ đỏ-sao vàng ra đó, người ta cho rằng đó là hành động khiêu khích.
Lê Văn Sơn: Chuyện phản đối là diễn biến tâm lý bình thường của cộng đồng Việt hải ngoại. Thử hỏi ở Việt Nam mặc áo cờ vàng 3 sọc đỏ ra lăng Hồ Chí Minh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Việc anh ấy làm khác gì mồm nói ‘hòa hợp hòa giải’ nhưng tay thì giấu một con dao.
Trà Mi: Có người nói nồi da xáo thịt đã xong, 40 năm rồi đã qua một thế hệ, tại sao vì một lá cờ mà người cùng dòng máu Việt lại có hành động không đẹp với nhau, nên chăng quên đi hận thù để nhìn tới tương lai tốt đẹp hơn?
Nguyễn Hữu Vinh: Cũng phải có nơi có chỗ, tôn trọng người khác. Với những người có quá khứ đau thương, rất ghê sợ và ám ảnh lá cờ đó mà làm vậy thì người ta phải phản ứng. Chuyện giữa người Việt với nhau mà cư xử với nhau không hòa bình, tôi thấy đó là điều xót xa. Cần hiểu tâm lý nhau, chứ thật ra đừng nên câu nệ màu cờ vì ngay cả những người mang màu cờ đó chắc gì họ đã ưa màu cờ đó.
Trà Mi: Vậy làm thế nào để sự xích mích, chống đối lẫn nhau vì màu cờ đó được xoa dịu?
Nancy Nguyễn: Nhu cầu về việc hòa hợp hòa giải đối với những người trẻ rất ít so với những người đi trước. Muốn khỏa lấp sự khác biệt, trước nhất phải xuất phát từ thực tâm hàn gắn lại quá khứ. Anh không thể hòa hợp hòa giải với tôi khi anh cướp nhà tôi rồi bảo thôi quên quá khứ đi để hướng tới tương lai. Trong bất cứ vụ hòa hợp hòa giải nào cũng phải bắt đầu từ việc giải quyết mâu thuẫn trong quá khứ. Phải tôn trọng quá khứ của nhau, phía tôi làm gì sai với anh thì cho tôi xin lỗi. Không nên dẫm đạp lên đau thương mất mát của phía bên kia.
Lê Văn Sơn: Ngay chính nhà cầm quyền cộng sản phải có những chính sách chứng tỏ thực tâm. Chẳng hạn hiện giờ ở Việt Nam có rất nhiều lính Việt Nam Cộng hòa, tôi đã gặp họ và chứng kiến cuộc sống của họ rất đau khổ. Thử hỏi nhà cầm quyền này đã làm gì để hòa hợp hòa giải, hay chỉ nói mồm. Bằng hành động cụ thể sẽ xóa nhòa nỗi đau quá khứ và người Việt Nam sẽ thương yêu nhau thật sự.
Nguyễn Hữu Vinh: Đảng gọi họ là ‘khúc ruột ngàn dặm’ khi cần tiền của họ, nhưng khi người ta lên tiếng trái ý thì vu ngay là ‘bọn lưu vong phản động’. Muốn làm bạn với nhau, tâm phải chân thành. Không thể hòa giải hòa hợp theo kiểu nói một đằng-làm một nẻo. Anh cứ đánh đập vợ con, hà hiếp người trong gia đình, đi ngược lại lợi ích của cả thế hệ đó và đi ngược lại giá trị loài người thì có thể nào nói chuyện hòa hợp hòa giải được chăng? Chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thay đổi từ chế độ, từ thể chế độc tài sang dân chủ thật sự. Khi đó, vấn đề hòa hợp hòa giải không có gì khó khăn.
Trà Mi: Thế hệ trẻ không liên quan nhiều đến quá khứ có thể góp phần thế nào trong tiến trình hòa hợp hòa giải? Những người trẻ trong và ngoài nước có thể làm gì?
Nancy Nguyễn: Giữa người dân với người dân, người trong nước với người ngoài nước, không có nhu cầu gì hòa giải với nhau. Nhu cầu đó chỉ có ở chính quyền và người dân mà thôi. Cho nên, mọi người nhắc đi nhắc lại vấn đề chính sách: phải giải quyết quá khứ và có chính sách thể hiện thiện chí của nhà nước.
Lê Văn Sơn: Có được hòa hợp hòa giải dân tộc đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản có biết lắng nghe người trẻ hay không? Chẳng hạn như tôi muốn hiến kế thì họ có nghe và có thực hiện hay không? Đó là vấn đề rất lớn. Đương nhiên người trẻ chúng tôi mong muốn điều đó tiến triển nhanh nhất để người dân Việt thu về một mối.
Trà Mi: Nếu họ muốn nghe thì điều anh muốn nói là gì?
Lê Văn Sơn: Thứ nhất, phải có những chính sách thật sự cụ thể cho thương phế binh Cộng hòa, hỗ trợ an sinh xã hội cho họ. Nếu xây dựng cho liệt sĩ Bắc Việt những nghĩa trang ‘Tổ quốc ghi công’ thì cũng hãy xây dựng những nghĩa trang tử tế cho những người phía bên kia ngã xuống. Điều quan trọng nhất là người Việt trong và ngoài nước đang mong muốn đất nước Việt Nam được dân chủ, tự do, con người Việt Nam được tôn trọng. Vậy thì nhà cầm quyền hãy thực hiện những mong muốn đó bằng cách đa nguyên-đa đảng, cho người trẻ chúng tôi lên tiếng nói để đóng góp cho đất nước.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.

Kỷ nguyên Fidel Castro kết thúc có tác động đến giới lãnh đạo VN?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa) cùng phu nhân thăm ông Fidel Castro ở Havana, Cuba, ngày 15/11/2016.Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa) cùng phu nhân thăm ông Fidel Castro ở Havana, Cuba, ngày 15/11/2016.

Phạm Chí Dũng Theo VOA-28.11.2016
Biểu tượng - không biểu tượng
Khác rất nhiều với sự hiếm hoi của vai trò cá nhân chính trị ở Việt Nam, trong nhiều năm qua Fidel Castro là một biểu tượng ở Cuba, kể cả sau khi ông từ bỏ mọi chức vụ vào năm 2006.
Gần như ngược lại với Cuba, sau khi Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, giới lãnh đạo Việt Nam hầu như không còn biểu tượng chính trị. Nhân vật duy nhất mà khi qua đời đã khiến hàng vạn người dân tự nguyện đi viếng và rơi nước mắt là ông Võ Nguyên Giáp. Nhưng thật trớ trêu, ông Giáp đã bị ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tước hết quyền bính từ nhiều năm trước khi ông chết.
Không chỉ bởi mối quan hệ anh em “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” như lời của Fidel Castro trong quá khứ, mà mối tương tác “Cuba và Việt Nam thay nhau thức canh hòa bình thế giới” vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
Có lẽ không phải vô cớ mà hơn nửa năm sau khi bất ngờ diễn ra kết quả bình thường hóa Cuba - Mỹ vào cuối năm 2015, và tiếp đó là chuyến công du lịch sử đến Cuba của Tổng thống Obama vào tháng 3/2016, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng - một nhân vật bị xem là cực kỳ bảo thủ - cũng đã làm một cử chỉ lịch sử khác khi lần đầu tiên đặt chân lên đất nước cựu thù để đàm phán với Tổng thống Obama về TPP và Công đoàn độc lập.
Trì trệ không đáng có
Các nhân vật lịch sử, dù có huyền thoại đến thế nào, vẫn chỉ có tính giai đoạn trong lịch sử. Fidel Castro không phải là ngoại lệ.
Fidel Castro còn bị coi là người bảo thủ hơn cả Nguyễn Phú Trọng. Bất chấp ông là biểu tượng chính trị và vẫn khiến nhiều người dân thương tiếc, quá trình cải cách lẽ ra phải có của Cuba đã bị trì trệ một cách kinh khủng.
Điều đáng nói là sự trì trệ không đáng có như thế lẽ ra phải được cải thiện ngay cả trong thời gian Cuba còn bị Mỹ cấm vận. Không thể đổ hết nguyên nhân cho hoàn cảnh khách quan để không cần cải cách.
Cuba đã có thể bắt đầu cải cách kinh tế ngay vào năm 2008 là năm Obama nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, trong khi Fidel Castro đã từ bỏ quyền lực 2 năm trước đó. Nhưng thời kỳ 7 năm (2008 - 2015) dễ chơi của Obama đã là một sự phí hoài đối với Đảng Cộng sản Cuba.
Lẽ ra, bình thường hóa Cuba - Mỹ đã phải được thực hiện ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của Obama.
Nhưng đó là chuyện quá khứ.
Còn bây giờ thì sao?
‘Thành quả kinh tế’
Một số chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cho biết với việc cha đẻ của Cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời hôm 25/11/2016, Cuba đã lật qua một trang sử mới, bởi vì lần đầu tiên Chủ tịch Raul Castro thật sự nắm quyền một mình. Theo tiết lộ của Chủ tịch Quốc hội Cuba Ricardo Alarcón vào cuối năm 2011, kể từ khi được chỉ định làm chủ tịch Cuba năm 2006, ông Raul Castro vẫn tham khảo ý kiến của người anh trước khi ra những quyết định quan trọng.
Theo nhận định của ông Michael Shifter, chủ tịch trung tâm Inter-American Dialogue, nói với hãng tin AFP, sau cái chết của Fidel Castro, tình hình kinh tế và chính trị của Cuba sẽ cởi mở hơn. Nó sẽ trút đi một gánh nặng cho ông Raul Castro. Kể từ nay ông không còn sợ nói trái ý người anh nữa.
Chuyên gia về Cuba thuộc đại học Texas Arturo Lopez Levy thì không tin vào ảnh hưởng của ông Raul Castro, người đã tuyên bố là sẽ rút lui vào năm 2018. Ông Levy dự đoán, sau cái chết của Fidel Castro, việc mở cửa cho kinh tế thị trường và bãi bỏ những trói buộc của những quy định cộng sản sẽ được thúc đẩy. Không còn sức hấp dẫn của Fidel Castro nữa, tính chính đáng của Đảng Cộng sản Cuba sẽ chỉ còn dựa trên thành quả kinh tế.
Lại một điểm chung, và có thể là điểm chung quyết định của cả hai trường hợp Cuba và Việt Nam: “thành quả kinh tế” cũng là yếu tố duy nhất còn giúp kéo dài sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ai sẽ cải cách thể chế ở Việt Nam?
Gần như chắc chắn trong thời gian tới, Raul Castro sẽ tiến hành một số cải cách nào đó về kinh tế ở Cuba. Ở vào tuổi 85 và còn 2 năm trước khi từ bỏ quyền lực vào năm 2018, hình ảnh không chỉ là “Hòn đảo tự do” mà còn khấm khá về dân sinh hẳn là ấn tượng cuối đời mà Raul muốn để lại.

Chỉ cần Tân tổng thống Trump, hoặc một ai đó có thể thay thế Trump trong năm 2017 như dự đoán của giáo sư Mỹ Allan Lichtman - người đã dự đoán đúng gần như toàn bộ kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1984 đến cuộc bầu cử năm 2016 - không chủ trương chính sách đối đầu của Mỹ với Cuba, quá trình cải cánh kinh tế theo hướng gần hơn với kinh tế thị trường ở Cuba sẽ bắt đầu.
Cuba lúc này có thể đang ở vào thời điểm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 1995. Nhưng nếu cải cách kinh tế, Cuba lại ở vào bối cảnh mở cửa kinh tế của Việt Nam bắt đầu từ năm 1990. Tuy nhiên, truyền thống và nhịp độ cải cách hay làm cách mạng ở những quốc gia Mỹ Latinh như Cuba thường diễn ra nhanh hơn tại những nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc.

Công cuộc cải cách ở Cuba lại có thể sẽ khiến giới lãnh đạo Việt Nam có thêm “quyết tâm chính trị” để không chỉ tiếp tục phải cải cách kinh tế theo hướng thị trường, mà còn phải cải cách cả thể chế, bao gồm cả những định chế pháp luật về nhân quyền, cho dù họ không còn buộc phải làm theo những điều kiện của TPP vì hiệp định này vẫn chưa đâu vào đâu.
Fidel Castro qua đời cũng là điểm chấm dứt một kỷ nguyên thống trị của ý thức hệ bảo thủ ở phía Tây bán cầu. Chắc hẳn một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam - những người như ông Nguyễn Phú Trọng – phải có cảm giác như vừa mất đi một chỗ dựa an toàn, và có thể là chỗ dựa cuối cùng, về hệ tư tưởng một chiều chỉ đóng không mở.
Lại có một dấu hiệu từa tựa như “điềm báo”: một tuần trước khi Fidel Castro qua đời, ông đã tiếp nhân vật số 2 của Việt Nam - Trần Đại Quang. Từ sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay, ông Quang vẫn giữ im lặng trong thế tiến thoái lưỡng nan về đối ngoại và cả nội trị của đảng này.
Trong khi đó, tình thế đang trở nên “bùng nổ”: nếu không tự cải cách kinh tế và thể chế chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang đến rất gần cùng phản kháng xã hội sôi trào, tuổi thọ còn lại của một Đảng Cộng sản Việt Nam “chính danh” sẽ chỉ tính từng năm một.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng: Con trai ông Phùng Quang Thanh chính thức 'mất chức' *

Thay đổi nhân sự chủ chốt ở Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng




Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị bàn giao các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tổng công ty 319.

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dưới sự chủ trì của Trung tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa qua, Tổng công ty 319 đã tổ chức Hội nghị bàn giao các chức danh chủ chốt.
Cụ thể, tại Hội nghị đã tiến hành bàn giao chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty giữa Đại tá Phùng Quang Hải với Đại tá Trần Đăng Tú, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty.
Bàn giao chức danh Tổng Giám đốc giữa Đại tá Trần Đăng Tú với Đại tá Nguyễn Văn Xiển, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công ty Xử lý bom, mìn, vật nổ 319.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đánh giá cao những đóng góp của Đại tá Phùng Quang Hải trong quá trình cống hiến, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng công ty 319.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng Đại tá Trần Đăng Tú và Đại tá Nguyễn Văn Xiển và mong rằng trên cương vị mới các ông sẽ nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, đưa Tổng công ty 319 phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cũng theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2016, giá trị sản xuất của Tổng công ty ước đạt 9.461,7 tỷ đồng, doanh thu ước đạt 9.393,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước ước đạt 198,1 tỷ đồng...
Tổng công ty 319 tiền thân là Sư đoàn 319/Quân khu 3, thành lập ngày 07/03/1979 theo Quyết định số 231/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo Hoàng Đan
Trí thức trẻ
----------------
* Tựa đề do VNTB đặt

Kẻ nào cho chìm xuồng vụ thủy điện Hố Hô?

Kẻ nào cho chìm xuồng vụ thủy điện Hố Hô?
Thủy điện Hố Hô xả lũ đột ngột giết hơn 20 người dân Hương Khê - Hà Tĩnh. Ảnh Infonet
Đã một tháng trôi qua kể từ này 29/10/2016, vụ Thủy điện Hố Hô xả lũ đột ngột giết sống hơn hai chục người dân Hương Khê ở tỉnh Hà Tĩnh có thể bị xem như chìm xuồng, bất chấp tiếng kêu ai oán và nỗi hận ngút ngàn của các nạn nhân.
Ông Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng chính phủ – đã làm phần hành rất “công bộc” của ông là nghe Bộ Công Thương – cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý các công trình thủy điện – báo cáo về vụ Thủy điện Hố Hô, và sau đó ông Phúc… gật.
Vậy Bộ Công thương đã báo cáo gì?
Trong cuộc họp báo chính phủ vào cuối tháng 10/2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói gọn lỏn: “Công ty Thủy điện Hố Hô đã có những sai sót nhất định trong việc chấp hành về Luật Tài nguyên nước, cũng như quy trình vận hành hồ chứa…”.
Trong suốt chiều dài của bản báo cáo cực kỳ nhẫn tâm trên, cái mà không thể khiến những oan hồn nhắm mắt là đã không một dòng đề cập đến hơn hai chục mạng người Hương Khê bị lũ Hố Hô cuốn trôi và dìm chết.
Công ty cổ phần Thủy điện Hố Hô chỉ bị phạt hành chính với một số tiền còm cõi.
“Rút kinh nghiệm sâu sắc” từ vụ Thủy điện Hố Hô không bị hề hấn gì sau khi xả lũ giết người, trong cơn bão sau đó lại hiện ra những vụ công trình thủy điện khác cũng xả lũ đột ngột làm trôi nhà cửa của dân, để một lần nữa những cái chết lại hiện hình.
Thói bao che từ trên xuống dưới trong thể chế chính trị ở Việt Nam đã trút mọi tang thương lên đầu dân nghèo. Hẳn Công ty cổ phần thủy điện Hố Hô đã quá đủ thời gian để rút ra bài học, là cả EVN lẫn Vũ Huy Hoàng đều được những bàn tay bí mật đen đúa nào đó từ cấp cao che chắn đến mức tối đa. Họ không phải chịu bất cứ hình thức xử trị nào, tạo thành một tiền lệ đắt giá để những kẻ đi sau vẫn ung dung xả lũ lên đầu nhân dân.
3 năm trước, với vụ 15 nhà máy thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng loạt xả lũ giết sống hơn năm chục mạng dân nghèo ở rốn lũ miền Trung, lịch sử đã đổ ập lên mảnh đất chỉ còn xơ và xác này vào mùa bão lũ cuối năm 2016.
Còn trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Không một dòng tin tức nào trên báo chí cho thấy ông Phúc ngó nghiêng đến những oan hồn miền Trung chưa hề nhắm mắt. Thậm chí ngược lại, ngay sau cuộc họp với Thủ tướng Phúc, đến ngày 1/11/2016 giới lãnh đạo Bộ Công Thương đã đầy tự tin trưng ra công luận bản báo cáo về vài sai sót” của Thủy điện Hố Hô mà không có một từ nào về bất kỳ trách nhiệm nào trước vụ “thảm sát Hương Khê”. Cho tới nay Thủ tướng Phúc vẫn hoàn toàn im lặng!
Vào những ngày qua, một vài người dân đã tìm đến các luật sư để tìm cách khởi kiện Công ty cổ phần Thủy điện Hố Hô.  Không còn thể trông mong vào cái gọi là “chức trách” của chính phủ và Bộ Công Thương, người dân chỉ còn biết thưa ra tòa, dù rằng tòa án cũng là một tổ chức luôn phải chịu ý chỉ của đảng. Nếu người dân không đồng lòng và khởi kiện mạnh mẽ, tòa án có thể sẽ từ chối hồ sơ kiện Thủy điện Hố Hô. Như họ đã Tòa án Thị xã Kỳ Anh đã từng thẳng thừng từ chối hơn 600 hồ sơ của dân kiện Formosa.
Lê Dung / SBTN

Tàu tiếp tế của Việt Nam bị chiến hạm Trung Cộng uy hiếp tại Trường Sa

Tàu tiếp tế của Việt Nam bị chiến hạm Trung Cộng uy hiếp tại Trường Sa
Bao vây, uy hiếp, rượt đuổi, buộc phải chuyển hướng là cách mà chiến hạm Trung Cộng thường xuyên nhắm vào các loại tàu tiếp tế của Việt Nam tại Biển Đông. Tuy nhiên, một chiếc tàu tiếp tế mang ký kiệu Hải Đăng 05 của Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải của Việt Nam lần đầu tiên bị chiến hạm Trung Cộng chĩa súng và trọng pháo doạ bắn, trong một cuộc hải trình từ đảo Sơn Ca đến đảo Song Tử Tây ở Biển Đông.
Sáng 26/11, ông Nguyễn Duy Hiết, giám đốc Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải của Việt Nam đã lên tiếng tố cáo chiến hạm Trung Cộng uy hiếp, đe doạ, đẩy tàu Hải Đăng 05 của Việt Nam lâm vào tình thế hết sức nguy hiểm. Báo Tuổi Trẻ dẫn tuyên bố của thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05, ông Trần Văn Nga cho biết, hai chiếc tàu hải cảnh của Trung Cộng đã vây ép tàu của ông để buộc phải chuyển hướng khoảng 9 giờ rưỡi sáng 13 tháng 11, lúc tàu vừa đi ngang và cách đảo SuBi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Khoảng 30 phút sau, chiến hạm mang ký hiệu 995 của Trung Cộng xuất hiện, chĩa nòng pháo 37 ly và súng AK thẳng vào tàu Hải Đăng 05 doạ bắn.
Cuộc bao vây lần này đã buộc tàu Hải Đăng 05 của Việt Nam chạy sát các đảo nhỏ của Trường Sa mà Đài Loan và Philippines đang chiếm giữ. Ông Trần Văn Nga cho rằng phải hết sức khéo léo thì tàu Việt Nam mới không va chạm với lực lượng hàng hải của Đài Loan và Philippines.
Người đứng đầu Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải của Việt Nam cho rằng Hải Đăng 05 chỉ là tàu tiếp tế cho công nhân đang làm việc  tại 13 trạm hải đăng của Việt Nam ở Biển Đông, chứ không phải tàu quân sự.  Theo ông Nga, chiến hạm Trung Cộng có phi đạo để phi cơ hạ cánh đã bao vây, uy hiếp, đẩy tàu Việt Nam vào tình huống nguy hiểm là vi phạm luật hàng hải quốc tế.
Song Châu / SBTN

CSVN tuyên truyền dối trá về bội chi ngân sách

Một phụ nữ gánh ít nông sản bán rong trên hè phố Hà Nội. Thâm thủng ngân sách CSVN ngày càng nặng, theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê CSVN. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền CSVN đưa ra những con số về thâm hụt ngân sách trước sau không giống nhau, cho thấy sự tuyên truyền dối trá về thực tế kinh tế tài chính của chế độ.
Hôm Thứ Hai, 27 tháng 11, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) đưa tin “Mức bội chi ngân sách 11 tháng” của nhà nước “đã lên tới 176,900 tỷ đồng, tương ứng gần $7.6 tỷ.”
Trong bản tin này, tờ TBKTVN dựa vào “báo cáo tình hình kinh tế-xã hội vừa công bố của Tổng Cục Thống Kê, tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15 tháng 11 ước đạt khoảng 851,800 tỷ đồng, bằng 84.1% dự toán cả năm 2016. Trong đó, thu nội địa đạt 683,500 tỷ đồng, bằng 87.1% dự toán năm, thu từ dầu thô chỉ đạt 34,500 tỷ đồng, đạt 63.4% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 131,300 tỷ đồng, bằng 76.3% dự toán năm.”
Trong đó cho thấy thất thu khá nặng về dầu thô và cũng thất thu trong cả hoạt động xuất nhập khẩu.
Cũng tồi tệ không kém là các xí nghiệp quốc doanh chỉ nộp cho ngân sách nhà nước được 176,600 tỷ đồng, tức là chỉ được 68.9% dự toán năm khi chỉ còn có một tháng nữa là sang năm 2017. Ðiều này chứng tỏ hệ thống quốc doanh “lãi giả, lộ thật” đang là gánh nặng.
Trong khi đó, theo tờ TBKTVN thuật theo Tổng Cục Thống Kê (trực thuộc Bộ Công Thương) thì “tổng chi ngân sách tính đến ngày 15 tháng 11 ước tính đạt 1,024,700 tỷ đồng, bằng 80.5% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 167,700 tỷ đồng, bằng 65.8%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 713,900 tỷ đồng, bằng 86.6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 136,000 tỷ đồng, bằng 87.7%.”
Làm con tính trừ giữa chi và thu, TBKTVN nói “sau 11 tháng, ngân sách quốc gia bội chi khoảng 172,900 tỷ đồng, tương ứng gần 7.6 tỷ USD. Theo kế hoạch thu chi ngân sách năm 2016 đã được phê duyệt, mục tiêu thu ngân sách cả năm là 1,050,400 tỷ đồng, chi ngân sách là 1,273,200 tỷ đồng.”
Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần lễ trước đây, ngày 17 tháng 11, 2016, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG) cũng đã dựa vào các con số từ Tổng Cục Thống Kê, đưa ra con số bội chi của ngân sách CSVN lớn hơn nhiều, chỉ tính tới cuối tháng 10.
TBKTSG viết rằng, “Số thu đang đứng trước nguy cơ không đạt kế hoạch năm, nhưng bội chi ngân sách 10 tháng qua lại lên đến 188,000 tỉ đồng (khoảng $8.084 tỉ), tương đương 6.2% GDP của chín tháng đầu năm.”
Hệ quả của sự khiếm hụt ngân sách vì thất thu, TBKTSG nói nhà cầm quyền “chỉ còn cách gia tăng vay nợ và hệ quả là phát hành trái phiếu năm nay đã được nâng lên 281,000 tỉ đồng, tăng 53% so với tổng lượng phát hành của năm ngoái. Mức trần nợ chính phủ 50% đã bị phá vỡ do phát hành trái phiếu chạy quá nhanh trong khi tăng trưởng GDP chậm lại. Ðiều này đã buộc Quốc Hội cho phép nâng trần nợ chính phủ lên 54%.”
Vẫn theo tờ TBKTSG, “Giả sử con số tuyệt đối bội chi ngân sách năm nay giữ nguyên so với năm ngoái, tức khoảng 10 tỉ đô la Mỹ, thì ngay cả trong trường hợp đó tấm đệm bội chi vẫn tiếp tục ngày một dày thêm. Những biện pháp ‘giật gấu vá vai’ đang được thực hiện ngày càng nhiều từ gia tăng thu tiền sử dụng đất đến thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp quy mô. Tuy nhiên dư địa cho những nguồn thu ‘giật gấu vá vai’ cũng không nhiều nhặn gì.”
Mời độc giả xem phóng sự: Thư viện nhỏ chốn quê nghèo
Theo các con số mà TBKTSG đưa ra, “Phát hành trái phiếu năm nay đã được nâng lên 281,000 tỉ đồng, tăng 53% so với tổng lượng phát hành của năm ngoái. Mức trần nợ chính phủ 50% đã bị phá vỡ do phát hành trái phiếu chạy quá nhanh trong khi tăng trưởng GDP chậm lại. Ðiều này đã buộc Quốc Hội cho phép nâng trần nợ chính phủ lên 54%.”
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN cũng từng tiền hậu bất nhất về tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam khi nhiều khi ít nhưng tất cả đều rất thấp so với các ước lượng của giới tài chính quốc tế. Ngày 16 tháng 8, 2016 tờ TBKTSG đưa tin, chính ông Vương Ðình Huệ, phó thủ tướng của chế độ thừa nhận “số liệu thống kê không xác thực nhiều lúc đã làm chính phủ rất lúng túng trong điều hành kinh tế.”
Trong buổi “làm việc” với Tổng Cục Thống Kê và các bộ, ngành sáng ngày 16 tháng 8 tại Hà Nội, ông Huệ trích dẫn số liệu thịt heo xuất khẩu là 200,000 tấn, theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong khi con số này lên tới 300,000 tấn, theo Bộ Công Thương, rồi nói: “Chúng tôi không biết tin vào số nào để điều hành kinh tế vĩ mô,” tờ TBKTSG kể. (TN)

Trung Quốc tưởng niệm binh sĩ chết trong trận cướp Hoàng Sa

Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh Hải Quân Trung Quốc trong chuyến thăm Ấn Ðộ hồi năm 2008. (Hình: Getty Images)
BẮC KINH (NV) – Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc tới đảo Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa tưởng niệm các binh sĩ tử trận khi đánh nhau với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa để cướp quần đảo này.
Ðài truyền hình của Trung Quốc CCTV hôm 25 tháng 11 loan tin kèm theo một số hình ảnh Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã đến đảo Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc tử trận khi giao tranh với Hải Quân VNCH vào ngày 19 tháng 1, 1974 gây tổn thất cho cả đôi bên.
Ðây là lần đầu tiên một tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đến đảo Quang Hòa tưởng niệm tại đài liệt sĩ. Trận chiến diễn ra vào tháng 1 nhưng ông ta lại đến tưởng niệm vào tháng 11 gần cuối năm cho thấy không phải chủ đích chính của nhà cầm quyền Bắc Kinh khi loan báo tin này.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo loan lại tin của CCTV nói rằng lý do lựa chọn thời gian loan báo tin trên nhân dịp Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc triệu tập hội nghị cải cách từ ngày 24 đến 26 tháng 11, 2016 để thực hiện trí “các nhiệm vụ cải cách quân đội và quốc phòng.”
Những năm gần đây, Trung Quốc tăng tốc đầu tư xây dựng lực lượng hải quân. Từ chiến hạm đến hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, các loại trang bị tối tân từ tác chiến điện tử đến hỏa tiễn đã được phát triển không ngừng. Cho nên, Bắc Kinh ngày càng hung hăng và không che giấu tham vọng bá quyền bành trướng, đặc biệt trên Biển Ðông.
Theo nguồn tin trên, khi tới đảo Quang Hòa, Tướng Ngô Thắng Lợi kêu gọi binh sĩ “tập trung chuẩn bị cho chiến trận, rèn luyện trở thành lực lượng tinh nhuệ trên biển ‘đánh tốt, thủ giỏi,’ dùng thành tích xuất sắc để chào mừng đại hội khóa XIX của đảng Cộng Sản Trung Quốc (2017) tổ chức thắng lợi.”
Nhận định về hoạt động của Ngô Thắng Lợi trên đảo Quang Hòa, một chuyên viên phân tích về hải quân ở Bắc Kinh tên Lý Kiệt nói trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo rằng tư lệnh Hải Quân Trung Quốc muốn dùng hành động này để “nắn gân” tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump.
Bắc Kinh bắn tiếng cho ông Trump về yêu sách chủ quyền ăn cướp mà Bắc Kinh đang áp đặt ở Biển Ðông, đồng thời nhắn cho Washington biết sức mạnh ngày càng gia tăng của Hải Quân Trung Quốc.
Lý Kiệt còn nhắn nhe rằng Ngô Thắng Lợi đến quần đảo Hoàng Sa cũng là lời cảnh cáo của Bắc Kinh đến các nước trong khu vực không được hành động liều lĩnh. Hiển nhiên và trước hết, Bắc Kinh nhắm cảnh cáo Hà Nội vì Trung Quốc cướp trắng trợn quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội vẫn thường tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với các bằng chứng lịch sử và thực tế không thể tranh cãi.
Ngày 20 tháng 7, 2016, đài CCTV loan tin Tướng Ngô Thắng Lợi tuyên bố “Trung Quốc sẵn sàng đánh trả bất cứ sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ trên Biển Ðông.” Ông ta tuyên bố như vậy khi tư lệnh Hải Quân Mỹ, Ðô Ðốc John Richardson, tới Bắc Kinh họp về các vấn đề tự do hải hành.
Những tháng trước đó, nhằm cho Bắc Kinh biết Hoa Kỳ chống các hành động bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng biển Trường Sa, Hải Quân Hoa Kỳ đã thực hiện các chuyến tuần tra tự do hải hành trên Biển Ðông trong khi Bắc Kinh coi là “khiêu khích trắng trợn” và “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ” dù chỉ là lãnh thổ cướp của Việt Nam hồi thập niên 1980.
Tin tức thời sự quốc tế cho hay không những Bắc Kinh làm 6 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, các đảo tại quần đảo Hoàng Sa cũng được Bắc Kinh cơi nới cho rộng lớn hơn và xây dựng theo các căn cứ, cơ sở và trang bị. Chuyên gia phân tích quốc tế đã nhiều lần cảnh báo chủ trương muốn độc chiếm Biển Ðông của Trung Quốc. (TN)

Tướng Tàu tại Hoàng Sa

CTV Danlambao - Vào tối ngày 25/11/2016 đài truyền hình trung ương của Tàu cộng (CCTV) đã đưa tin Tư lệnh Hải quân của Tàu cộng là Ngô Thắng Lợi đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Ngô Thắng Lợi đã đến đảo Quang Hòa nằm trong quần đảo Hoàng Sa để tưởng niệm quân xâm lược Tàu cộng đã chết trong cuộc xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.

Đây là một hoạt động nằm trong chiều hướng "cải cách quân đội và quốc phòng" của Quân ủy trung ương Tàu cộng trong đó hải quân đã là bộ phận tăng cường sức mạnh lớn nhất, tập trung vào việc xâm lấn, chiếm đóng và kiểm soát toàn bộ biển Đông.

Khi có mặt tại Hoàng Sa, Ngô Thắng Lợi cũng đã gửi ra thông điệp với tuyên bố đầy sự hiếu chiến: ra lệnh quân lính tại Hoàng Sa chuẩn bị chiến tranh, tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của Tập Cận Bình và Quân ủy trung ương. 

Trong năm 2016, Bắc Kinh đã tiến hành nhiều hoạt động gọi là kỷ niệm 70 năm "thu phục" lại Hoàng Sa, cụ thể là việc đặt để "bia kỷ niệm ngày hải quân thu phục quần đảo Hoàng Sa 24/11 năm thứ 35 Trung Hoa Dân Quốc (1946)".

Trong khi Hoa Kỳ đang bận rộn chuyển quyền lực Tổng thống, trong khi các chóp bu lãnh đạo CSVN tại Hà Nội mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng đã cúi đầu hoàn toàn thần phục thiên triều, Bắc Kinh đã nghênh ngang và đã thành công trong việc chiếm đóng quần đảo và vùng biển Hoàng Sa. 

29.11.2016

Hải quân CSVN tuân lệnh cấm của Bắc Kinh: không bén mảng đến vùng biển Hoàng Sa!?

CTV Danlambao - Trong những năm gần đây, câu chế nhạo "đảng bám ghế, hải quân bám bờ, nhân dân bám biển" đã trở thành câu nói chính xác cho hiện thực đã và đang xảy ra. Tuy nhiên, nhiều sự kiện xảy ra cho thấy lý do của việc bám bờ và bám ghế: đó là các lãnh đạo đảng CSVN vì lợi ích quyền lực đã âm thầm bán đứng biển Đông và tuân lệnh Bắc Kinh không được bén mảng đến vùng biển Hoàng Sa.

Một minh chứng mới nhất xảy ra vào cuối tháng 11, 2016 này.

Vào lúc 7 giờ ngày 24/11/2016, một tàu đánh cá của Việt Nam ra khơi từ Quảng Ngãi đã bị chết máy tại vùng biển Hoàng Sa. Tàu phải thả trôi tự do và truyền tín hiệu cấp cứu.

Vụ việc này đã được thông báo cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Quảng Ngãi. Tuy nhiên, cho đến nay con tàu mang số QNg 92823TS với 11 ngư dân đã ngất xỉu trên tàu vẫn bị thả trôi trên biển và không một tàu bè nào của PCTT-TKCN cấp cứu.

Điều cần ghi nhận là với việc chỉ 1 con tàu của dân cần được cấp cứu trên vùng biển vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã phải có các văn bản gửi đến Cục lãnh sự-Bộ Ngoại giao để từ đó Bộ Ngoại giao Việt Nam có văn bản đề nghị cơ quan chức năng của Trung Quốc hỗ trợ.

Phải chăng từ "hỗ trợ" này được thay thế cho từ "xin phép" Bắc Kinh cứu ngư dân Việt Nam đang bị tai nạn trên vùng biển đã bị Bắc Kinh chiếm đóng, kiểm soát?

Có phải "hỗ trợ" đồng nghĩa với việc hải quân CSVN đã mất thẩm quyền hoạt động và cứu nạn ngư dân của mình trong vùng biển Hoàng Sa?

Việc con tàu QNg 92823TS vẫn để trôi lênh đênh suốt 5 ngày (tính cho đến ngày 29/11/2016 của bài viết này) đã trả lời cho 2 câu hỏi trên: Vùng biển chung quanh Hoàng Sa đã bị kiểm soát bởi Tàu cộng và hải quân cũng như bộ phận Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam, qua chỉ thị của Ba Đình, đã tuân thủ lệnh cấm từ Bắc Kinh không được hoạt động trong khu vực này. 

Sự việc lại rõ hơn khi nỗ lực duy nhất từ Ban chỉ huy PCTT-TKCN là ra lệnh 11 ngư dân phải bỏ tàu để sang tàu Nam Hải Cứu 111 của Tàu cộng đang có mặt tại khu vực. Điều này cho thấy vùng biển Hoàng Sa chỉ có sự hiện diện của Tàu cộng.

Khi ngư dân từ chối bỏ tàu để sang... "tàu lạ" vì đó là nguồn sống duy nhất của họ, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi đã ra lệnh lập biên bản nếu xảy ra sự cố về người thì chủ tàu, thuyền trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Và sau đó, các quan chức cộng sản đã tiếp tục khoanh tay bám bờ, kiên trì bám ghế và để chiếc thuyền đánh cá made in Vietnam "trôi tự do" trên vùng biển đã bị mất tự do vì tập đoàn lãnh đạo Ba Đình đã đánh mất hay bán mất chủ quyền.

29.11.2016

Vì chúng là con hoang nên cha căng chú kiết nào ngỏm chúng cũng để tang

Triết lùn (Danlambao) - Sau khi tên lãnh tụ râu xồm Fidel Castro từ bên kia vùng Cuba-ngủ chết ngắt thì các đồng chí đồng rận bên này Việt Nam-thức đã hân hoan và nhiệt liệt ra thông cáo đặc biệt làm nghi thức quốc tang cho FC.

Phần kết của bản "thông cáo đặc biệt" viết:

"Để tỏ lòng thương tiếc, biết ơn đồng chí Fidel Castro và xuất phát từ quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Fidel Castro với nghi thức Quốc tang vào ngày 4/12/2016. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dãi băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng." (*)

Trong sự cố con hoang khóc cha căng chú kiết này, thành phần muốn đeo khăn tang theo thông cáo trên gồm có: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nếu chỉ vậy thì... kệ cha chúng! Toàn bộ lũ này đều là con hoang dòng họ sản gốc Tàu lạ, chúng muốn để tang ai thì để. Tự do mà!

Nhưng khi chúng lại đem "quốc" ra để làm kiểng cho cái tang hoang này trong cái gọi là quốc tang thì đáng bị chửi đến ba đời. Loài sản con hoang vốn vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo thì làm quái gì có tổ quốc để lôi ra làm quốc tang. Làm ơn dùng nghi thức đảng tang cho nó lành.

Thêm nữa, khi Báo điện tử đài Tiếng nói Việt... cộng chạy tít: Việt Nam để quốc tang Lãnh tụ Fidel Castro... thì lại có thêm lý cớ để sỉ vả.

Rõ ràng là cái tên tiếng nói việt cộng này láo. Đảng loài sản đã nói rõ rạch ròi là chỉ có Ban Chấp hành Trung ương đảng loài sản và đám phường tuồng chính phủ, quốc hội, mặt trận toàn là đảng viên muốn để tang. Chúng chỉ mánh mung là chôm chĩa nghi thức để tang tầm quốc gia mang vào cái đám tang cha căng chú kiết này. Chứ chúng có nói Việt Nam, đất nước, dân tộc Việt Nam để tang đâu?

Trong thông báo đặc biệt cũng chơi cái trò treo cờ rủ: "Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dãi băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng."

Cũng không sao vì cái cờ treo kiểu nào cũng rủ đó là cờ hoang Phúc Kiến, chẳng phải cờ do dân tộc Việt Nam quyết định để là lá cờ tổ quốc. Chúng muốn rủ muốn rê gì thì cứ việc.

Nhưng cấm hoạt động vui chơi, giải trí thì là vấn đề lớn. Cần phải chửi. Tên dê xồm nó ngủm thì kệ tía nó chứ cớ gì lại bắt dân tui không được ngồi vỉa hè... nhậu! Nhất là nhậu để ăn mừng một tên độc tài, ác ôn đã ngỏm củ tỏi.




__________________________________