Saturday, August 27, 2016

Ngu hết biết!

Cũng bởi thằng quan ngu quá lợn
Cho nên cả nước mới tanh banh.

Tư nghèo (Danlambao) - Cầm cờ chạy theo Bộ trưởng Bộ tắm-truồng & ăn-nhậu Trần Hồng Hà trong chủ trương biển tự làm sạch, cá tự cứu thân, một đồng chí đỉnh cao trí tuệ của đảng ta đã đưa ra một góp ý ấn tượng ngang tầm với mức thím Ngân ngồi xè.

Bác ấy là Nguyễn Như Viết, từng ngồi ghế Bí thư Đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng tỉnh Hà Tĩnh. Bác thuộc loại lão thành cắt mạng nên được đồng chí Tổng bí lú gửi vào ngồi trà trộn góp ý với các nhà khoa học của đảng đang bàn thảo kế hoạch vĩ đại: kệ cha thằng biển tự phục hồi.

Giữa đại hội hoành tráng, các đồng chí ta đang chụm mông lại với nhau để trình bày lời giải cho phương trình Formosa + tự phục hồi = có cá, có thép, có biển sạch, đồng chí Nguyễn Như Viết đã đứng lên như dáng đứng Lê Anh Xuân té cái đùng trên đường băng Tân Sơn Nhất ngày xưa và tè một phát nồng nàn ướt át cả hội nghị:

Người dân miền Trung phải “mong” có cơn bão lớn đổ bộ vào vùng này trong nay mai mới khiến nó đào thải, hoàn tan nhanh được chất độc”. (1)

Phát biểu mong chờ đầy dông tố này được Bộ trưởng Trần Hồng Hà vỗ tay ầm ầm và các đồng chí khác tức thì đứng dậy vỗ tay theo và gạt phăng ngay một théc méc khác rất phản động, tốn kém tiền bạc của nhân dân đang nằm trong túi đảng.

Théc méc khác là của một đồng chí đại biểu phải gió nào đó đứng lên cù lét Bộ trưởng Tài-Môi rằng: "Tại sao không thuê Nhật Bản sử dụng công nghệ tẩy chất độc trong nước biển giúp chúng ta chứ chờ biển tự sạch thì lâu quá..." (2)

Lâu cái gì cha nội! Chí ít đảng và nhất là ngài Bộ trưởng tài ba Trần Hồng Hà cũng sẽ bắt nó làm sạch, trước khi đồng chí tổng bí của đảng ta hoàn tất công trình xây dựng xã hội chủ nghĩa vào thế kỷ tới kia mà.

Bên cạnh đó, theo nhà khoa học thông thái của đảng ta là G$. T$. Mai Trọng Nhuận thì: "Thời điểm này chưa nên can thiệp áp dụng công nghệ vào trầm tích biển vì rất tốn kém. Có khi xử lý không khéo lợi bất cập hại vì độc tố phát tán ra diện rộng rất nguy hiểm."

Cho nên, chỉ cần một cơn bão lớn đổ bộ vào là trầm tích, trầm tụ, trầm chìm, trầm nỗi, trầm luân gì cũng phải nghe lời đảng ta mà biến. Không nghe, kêu côn an đánh, bắt, cùm, tù bỏ mẹ.

Bà con miền Trung nghe chưa? Trước khi húp cháo cũng nhớ thắp một cây nhang cầu cho bão lớn đổ bộ gấp gấp. Cũng nhớ cầu xin rằng sau khi nước ngập xóm làng thì cái mạng vẫn còn để được vô tư tắm biển trong sạch và thoải mái ăn cá, ăn thép an toàn.

Tư tui cũng thắp nhang cầu nguyện đây. Nhưng cầu nguyện cho cả lũ bầy đàn loài sản lăn đùng ra chết vì ngộ độc do chất thải của chính chúng thải ra. Bảo đảm sau đó biển sẽ sạch như gương, cá sẽ tung tăng nhảy múa ăn mừng và phò mô sa sẽ cút khỏi Việt Nam.

26.08.2016


_____________________________________


Quần chúng phẫn nộ: Hồi chuông báo tử đảng CSVN phản quốc!

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - “Indignez-vous!” (Hãy phẫn nộ): Đây là tựa đề quyển sách mỏng của Stéphane Hessel, một cụ già 93 tuổi, hô hào mọi người hãy biết “phẫn nộ”, hãy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những thói lộng hành của giới thống trị, tài chánh hay chính trị đang đè nặng lên đầu mỗi người chúng ta.

“Phẫn nộ” theo Hessel là điều kiện tối cần để con người còn là con người, để xã hội khỏi phá sản. Ông đả kích thói an phận thủ thường, thụ động mà hãy đứng dậy cầm lấy vận mệnh mình trong tay! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi vì anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trở thành hay tiếp tục là người có nhân phẩm và quốc gia của anh không trở thành một quốc gia chết. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân tộc VN chúng ta chưa đủ mạnh để xoay chuyển thời cuộc như những biến chuyển lớn ở Trung Đông hay ở Bắc Phi?

Hessel không phải là triết gia, không phải là nhà văn, tác phẩm “Indignez - vous!”cũng không phải là một tác phẩm lớn, một cuốn sách rất khô khan của một cụ già gần 100 tuổi hô hào quần chúng phẫn nộ, hô hào thanh niên đừng thụ động như những ông cụ non. Nhưng, tác phẩm này của Hessel bán chạy như tôm tươi vì nó đáp ứng một nhu cầu của quần chúng vốn bị áp bức bởi giai cấp thống trị, đó là“nhu cầu phẫn nộ”!

Sau khi cuốn “Indignez-vous!” trở thành một hiện tượng xã hội, có người trách tác giả chỉ biết xúi thiên hạ nổi giận mà không có đề nghị gì cụ thể. Ông Hessel viết một cuốn sách mỏng khác là “Engagez - vous” (Hãy tham gia hành động), trong đó ông đề nghị tranh đấu đòi thành lập “Tổ chức Thế giới về môi sinh” và một “Chính phủ Toàn cầu” (government mondial). Một mơ ước hão huyền (utopie)? Theo Hessel, tất cả những thay đổi lớn trong lịch sử đều là những ước mơ hão huyền khi bắt đầu. Cuốn thứ ba. “Le Chemin De L’espérence” (Con đường của hy vọng), viết chung với nhà xã hội học hàng đầu của Pháp Edgar Morin để vạch ra con đường hy vọng để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Hessel nối tiếp truyền thống của các nhà trí thức Zola, Camus. Emile Zola viết: “il faut vivre indigné” (Phải sống phẫn nộ). Từ Zola, trí thức đích thực là trí thức tham dự sinh hoạt xã hội, chính trị để cải thiện xã hội, không phải chỉ là những người có bằng cấp cao mới gọi là trí thức. Albert Camus (Nobel văn chương Pháp 1957) nói trí thức cũng như mọi người, hơn mọi người chính bởi vì anh là trí thức, phải ghé vai gánh vác như mọi người, phải đổ mồ hôi chèo thuyền như mọi người. Khác hẳn hình ảnh trí thức có bằng cấp bỏ túi là vinh hiển suốt đời, phó mặc chuyện đời cho thiên hạ.

Đối với trí thức, Albert Camus đề cao nguyên tắc hành động như sau:

- Cộng tác (cooperration).
- Hiệp lực (joint effort).
- Đoàn kết (solidarity).

Năm 1951, ông xuất bản cuốn “Người nổi loạn” (L’homme révolté) đây là triết học của sự nổi loạn và cách mạng chống lại bạo quyền cộng sản. Trong suốt cuộc đời ông luôn tích cực chống lại chế độ toàn trị (totalitarianism) và cuốn “Người nổi loạn”, ông tấn công nhà cầm quyền Sô Viết dùng công an trị (The Soviet police state) tố cáo sự tàn bạo của lực lượng công an khủng bố và đàn áp đẫm máu nhân dân Nga và cuộc cách mạng Hungary năm 1956.

Cuốn sách của Hessel ra đời trước khi cách mạng hoa lài bùng nổ ở Tunisie, mở đầu cho “Mùa Xuân Á Rập” đang quét sạch những chế độ độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới đang chuyển mình, bước đầu là ý thức mình có quyền phẫn nộ, có bổn phận phẫn nộ và sự phẫn nộ có thể thay đổi thời cuộc, có thể đã lật đổ những chế độ độc tài đã ngự trị từ lâu và tưởng sẽ ngự trị mãi mãi như ở Ai Cập, Tunisie, Lybie…

Trước đó vài tuần, ai dám nghĩ Mubarak sẽ bị kết án khổ sai chung thân, ông Ben Ali phải cuốn gói bỏ của chạy lấy người, Gaddafi bị bắn chết. Trước đó vài tuần, họ còn nắm toàn quyền sinh sát, nắm quân đội, cảnh sát, hành pháp, lập pháp, tư pháp, nắm trọn kinh tế tài chánh trong tay. Cái gì đã quét sạch tất cả: đó là sự“phẫn nộ của quần chúng”, của những người hàng ngày chỉ biết an phận, cúi đầu trước bạo quyền. Các chế độ độc tài không mạnh như chúng ta tưởng. Chỉ cần sự phẫn nộ của quần chúng, các lãnh tụ độc tài Trung Đông, Bắc Phi chỉ một sớm một chiều đã sụp đổ hoàn toàn. Chỉ 2 tuần sau, Bouazizi tự thiêu. Ngọn lửa phẫn nộ vượt biên giới tràn sang Ai Cập và Lybie.

Hessel viết: “Thái độ xấu nhất là sự thờ ơ” (La plus mauvaise attitude est l’indifférencce) và nhắc câu nói của Jean Paul Sartre: “Mỗi người với tư cách cá nhân, có trách nhiệm với xã hội” (Vous êtes responsables en tant qu’individus). Trong bối cảnh đó, phải khâm phục những người trí thức Việt Nam dám bày tỏ sự phẫn nộ của mình ở trong nước. Những người dám đứng lên đấu tranh cho “tự do - dân chủ - nhân quyền” đó là những linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Huỳnh Thục Vi, Phạm Thanh Nghiên... và rất nhiều người trí thức dấn thân khác, bất chấp sự đàn áp dã man của bạo quyền CSVN.

Nhà xã hội Vilfredo Pareto đã nhìn thấy phần lớn, mọi biến động xã hội là do sự luân chuyển của các nhân tài, các phần tử ưu tú (circulation des élites). Nhận định này có tính chất qui luật vì theo ông thì xã hội muốn đạt tới phồn vinh, văn minh và tiến bộ đều do những phần tử trí thức điều khiển. Khối phần tử nầy không bao giờ tỉnh chỉ (statique) và mọi hoạt động của họ đều liên quan đến xã hội làm xã hội không ngừng biến đổi. Nhận định nầy rất đúng vì tâm lý của những phần tử trí thức rất bén nhạy trước thời cuộc và phản ứng rất quyết liệt trước nỗi thống khổ của dân tộc bị đày đọa dưới sự cai trị bạo tàn của tập đoàn lãnh đạo ngố ĐCSVN vừa ngu, vừa dốt, vừa “hèn với giặc, ác với dân”.

Nhu cầu “phẫn nộ” để dấn thân đấu tranh:

Động lực nào thúc đẩy trí thức dấn thân vào chính trị? Trước hết do “phẫn nộ” và tâm lý muốn “đấu tranh”. Sự phẫn nộ và tâm lý tranh hùng là hai sự đam mê (passion). Nếu chỉ phẫn nộ mà không dám tranh hùng thì chỉ biết than vãn khóc lóc. Nhưng, nếu chỉ hăng say đấu tranh mà không phẫn nộ thì không có điểm tựa và cuộc đấu tranh sẽ nhanh chóng tàn lụi. Vì vậy, cổ nhân nói rằng: “Thánh nhân nhất nộ nhi an thiên hạ”.

Stéphane Hessel đưa ra lời khuyên: “Nếu anh sống thờ ơ, dửng dưng thì hãy tìm một lý do để phẫn nộ mà lý do để phẫn nộ không hiếm như: sự lộng hành của bọn tài phiệt đã đưa tới sự khủng hoảng kinh tế, sự bất công xã hội, môi trường sống bị phá hoại làm khí hậu biến đổi tệ hại...”

Tại VN, dân tộc chúng ta có cả ngàn lý do để phẫn nộ. Sau hơn 40 năm dưới ách thống trị của ĐCSVN, nước Việt Nam đã tụt hậu quá xa thua cả Campuchia và Lào thật đáng xấu hổ. Đảng và Nhà nước XHCNVN đả phá nhiều hơn xây dựng, mang lại bất công xã hội vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù, trại cải tạo nhiều hơn trường học, y tế xuống cấp, bệnh viện quá tải, giáo dục phá sản, nợ công chồng chất, tham nhũng tràn lan...

Thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra bắt đầu bùng nổ ở Miền Trung từ đầu tháng 4/2016. Sự việc chấn động nhân tâm này đã ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục triệu ngư phủ, khiến quần chúng trong cả nước phẫn nộ. 

Trong bối cảnh đó, ngày 21 & 22/4/2016, TBT Trọng Lú đã đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Thay vì sẽ thăm hỏi, động viên hàng vạn đồng bào bị lâm vào cảnh dở sống dở chết trước khi đưa ra kế sách hợp lý nhằm giải quyết hậu quả do Formosa Hà Tĩnh gây ra để ổn định tình hình an lòng dân. 

Nhưng trong suốt hai ngày trên đất Hà Tĩnh, Trọng Lú chẳng thèm ngó ngàng gì đến đám dân đen khố rách áo ôm trước tai họa khủng khiếp về môi trường, gây thảm họa cá chết hằng hà sa số dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung, ngài TBT vô cảm vẫn điềm nhiên đến Vũng Áng để “kiểm tra tiến độ” dự án Formosa Hà Tĩnh. Sự bàng quan, vô cảm của người lãnh đạo quốc gia như Trọng Lú còn thua loài chó trước cái chết của đồng loại là không thể chấp nhận được.

Mirror đưa tin ngày 5/8/2016, con chó không chịu rời xác bạn bị xe cán chết. Nó liên tục liếm, chạm và hích vào đầu bạn mình với hy vọng có thể giúp bạn mình tỉnh lại. Khi nhận ra mọi nỗ lực đều vô vọng, nó không ngừng sủa về phía những chiếc xe chạy ngang qua, đồng thời trông chừng xác bạn. Câu chuyện cảm động nầy về đôi chó diễn ra tại quận Sunampe ở phía Bắc tỉnh Chincha, Peru. Con vật còn có tình yêu thương đồng loại như vậy, nó hơn hẳn bọn lãnh đạo ĐCSVN vô cảm và vô tâm. Trọng Lú hãy nhìn tấm gương của con chó nầy mà học tập sửa mình, phải làm sao hơn loài chó. Làm lãnh đạo mà bản chất còn thua loài súc vật, không biết nhục sao? 

Formosa Hà Tĩnh là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, nó còn là đại hiểm họa về kinh tế và đặc biệt là an ninh quốc phòng. Hậu quả do nó gây ra còn ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều thế hệ người VN trong hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nếu dự án nguy hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại. Về mặt quốc phòng, nó đe dọa sự tồn vong của dân tộc. Formosa Hà Tĩnh là chiến lược dùng người Việt giết người Việt của TC, thông qua sự tiếp tay bọn Việt Gian bán nước là tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN, đặc biệt là tên Việt Gian Hoàng Trung Hải và tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Sức mạnh của lòng căm thù:

Những người làm chính trị hay muốn lãnh đạo quần chúng để hướng vào mục tiêu chính trị nào đó thì trước tiên phải biết khai thác sức mạnh lòng căm thù của quần chúng đối với chế độ. Với lòng hận thù bị giai cấp thống trị đè đầu cỡi cổ, sưu cao thuế nặng... quần chúng bị áp bức, bóc lột tàn tệ, họ có thể nhắm mắt làm bất cứ điều gì để thỏa mãn lòng thù hận. Trong lúc trong lòng họ sôi sục căm thù, họ thường đoàn kết với những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mối hận thù.

Đau khổ và lòng căm thù liên kết với nhau trở thành sức mạnh vô địch, đó là sự phẫn nộ. Dân Nga phẫn nộ bị mật vụ của Stalin hành hạ, cũng như dân VN bị lũ công an mật vụ súc vật đàn áp dã man nhằm dập tắt các cuộc biểu tình chống bọn Tàu khựa xâm lược và mới đây là vụ Formosa Hà Tĩnh. Bị lòng căm thù xâm chiếm tâm hồn con người, khiến con người muốn dấn thân tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của họ bị giai cấp thống trị tước đoạt, đó là những quyền tự do căn bản: tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại... vì thế, quần chúng thường hăm hở lao vào vận động quần chúng một cách đam mê với hy vọng đả phá nếp sống cũ mà họ bị đối xử bất công.

Tâm lý quần chúng xung động biến thành vận động quần chúng. Vận động quần chúng nếu để nguyên không một bàn tay chính trị nào lãnh đạo, đám đông sẽ giống hệt như một người hành động vô mục đích gặp gì làm nấy.

Quần chúng phẫn nộ biểu tình chống Formosa:

Nhiều cuộc biểu tình nổ ra do quần chúng phẫn nộ, họ ồ ạt xuống đường với khẩu hiệu về vấn đề môi trường biển và công ty Formosa đã diễn ra tại khu vực Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh hôm 7/8/2016.

[1] Tại Giáo sứ Xuân Hòa, Quảng Bình, hình ảnh cho thấy người dân làm vệ sinh khu vực gần nơi sinh sống và biểu tình với khẩu hiệu như: “Biển chết, tương lai chết”, “Biển cần hồi sinh sự sống”, “Formosa cút khỏi Việt Nam, chúng tôi yêu tôm cá”…

[2] Tại Giáo xứ Yên Hòa, Nghệ An, nhiều người cũng tham gia cuộc tuần hành mang theo khẩu hiệu: “Yêu cầu chính phủ Việt Nam lập tức đóng cửa Formosa”.

Trả lời phỏng vấn BBC từ Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về cuộc xuống đường ngày 7/8/2016: “Người dân ngày môi trường thì họ đi dọn và làm đẹp hơn giáo xứ, môi trường, làm sạch mương, quét rác rưởi,” ông nói. “Sau đó thì một nơi ở vùng biển họ phản đối cái thảm họa môi trường và đặc biệt là công ty Formosa. Chính nhà nước đã công nhận công ty Formosa là thủ phạm của thảm họa môi trường”.

[3] “Không thể tin tưởng”, một số hình ảnh từ trang “Tin Mừng” cho Người Nghèo của Dòng chúa Cứu Thế từ thành phố Sài Gòn cho thấy lực lượng cảnh sát cơ động cũng đã có mặt ở truớc cửa công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong ngày biểu tình.

Hồi cuối tháng 6/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh thừa nhận gây ra vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung VN và đồng ý bồi thường 500 triệu USD cho chính phủ VN. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về cuộc biểu tình: “Chúng tôi nghĩ rằng, để miền Trung trở lại an bình, để trả lại môi trường sạch của miền Trung thì Formosa cần phải đóng cửa, đó là ý kiến của chúng tôi. Những gì Formosa làm thì không thể tin tưởng được, đã thải nước ra còn liên hệ với những quan chức để chôn chất thải dưới lòng đất. Làm sao mà tin được một công ty với các lãnh đạo như vậy,” ông nói. “Cá hầu như không còn để đánh bắt. Tôi đã đi thăm rất nhiều nơi thuộc vùng miền biển và rất thê thảm. Chúng tôi làm sao để có thể hỗ trợ cho con em ở những vùng đó, mà mùa tựu trường sắp đến nữa. Nếu nhà nước muốn bồi thường thì hỏi nhân dân, phải đến kiểm tra xem dân thiệt hại bao nhiêu?”

Về việc người dân địa phương và khoản bồi thường 500 triệu USD mà Formosa sẽ trả cho VN, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nhận định: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay, người ta không thể công nhận việc đó được.”

[4] Ngày 15/8/2016, nhiều người dân ở Vinh, tỉnh Nghệ An đã tiếp tục tập trung và tuần hành trong sáng ngày 15/8/ 2016 để tiếp tục yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh. Đây là lần tuần hành lớn thứ hai kể từ khi xảy ra sự kiện cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, lần thứ nhất vào ngày 7/8/2016.

Cuộc biểu tình ngày 15/8 trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở giáo phận Vinh, anh Antôn Chu Mạnh Sơn, một giáo dân tham gia biểu tình cho VOA biết, số người có mặt tại sự kiện nầy lên đến 30.000 người đến từ 6 giáo hạt trong giáo phận và một số giáo dân hạt lân cận. Anh cho biết thêm chi tiết: “Khi đi trên đường thì tất cả người dân đã cầm các biểu ngữ: “Yêu cầu nhà cầm quyền khởi tố Formosa”, “Yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hủy diệt môi trường là hủy diệt sự sống”, “Nhà cầm quyền đang dung túng cho Formosa hủy dân Việt”. Nhà chức trách địa phương đã triển khai lực lượng an ninh đông đảo mặc cảnh phục lẫn thường phục để giám sát cuộc biểu tình.

Bùng nổ bạo động:

Chính quyền man rợ huy động đông đảo lực lượng CA chó săn để ngăn chận, vây bắt người biểu tình: “Đánh dân còn hơn đánh kẻ thù”, những bằng chứng mới nhất bằng máu trong hai cuộc biểu tình bảo vệ môi trường ngày 1/5 và 8/5/2016 đã làm đỏ rực bộ mặt công an “thành phố mang tên Hồ tặc”.

Sau một thời gian dài trì hoãn, chính thể luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người và đã ký kết tham gia “Công ước chống tra tấn vào năm 2015”. Nhưng, bọn chó săn CAND vẫn tiếp tục tra tấn quần chúng một cách tàn bạo như ăn cơm bữa, hàng trăm cái chết của dân thường tại các đồn công an. Để đối phó với các cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai, ô nhiễm môi trường và chống Tàu Khựa, chiến thuật do bọn súc vật công an để khống chế và đánh người trở nên phổ biến.

Ngay từ sáng sớm ngày 1/5, có 6 người bất đồng chính kiến phản đối vụ “cá chết Formosa” đã bị công an xông vào bắt giữ ngay tại hầm gửi xe của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Cả hai vợ chồng Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên, bà Dương Thị Tân, ông Đỗ Đức Hợp đã bị công an lôi về đồn cảnh sát tại một phường ở quận 3.. Kết quả, người đàn ông bị đánh đập nặng nhất. Bọn công an là lũ súc vật đội lốt con người nên chúng hành xử với đồng bào mang nhiều thú tính. Một phụ nữ nhỏ nhắn, yếu đuối như chị Phạm Thanh Nghiên đã bị công đánh vào đầu không nương tay.

Nếu giữ nguyên não trạng và thói quen tra tấn người dã man vì thú tính. Lực lượng công an chắc chắn sẽ phải trả giá khi “quần chúng phẫn nộ”. Xuống đường giờ đây không chỉ là phản ứng với nan đề xã hội, mà còn biểu lộ tâm trạng bất mãn lên đến cao độ truớc một chính quyền tham nhũng thối nát “hèn với giặc ác với dân”và quá yếu kém về điều hành. Chỉ cần hành động đánh dân đủ gây chấn thương nặng nề hoặc tử vong, hoặc hiệu ứng phản kháng từ đám đông có thể bùng nổ và lập tức biến thành đám cháy dữ dội.

Cách nhanh nhất dẫn đến bạo động xã hội:

Đó là cách nhanh nhất để dẫn tới bạo động xã hội và con đường ngắn nhất để khiến một chế độ độc tài phải sụp đổ. Cái cách mà cái chết trong đồn cảnh sát của một người bán rau quả đã biến thành cuộc cách mạng lật đổ ở Tunisie vào năm 2011. 

Đây là bài học đã khiến hàng trăm cảnh sát ở Ukraine phải quỳ sụp trước đám đông biểu tình để xin tha mạng vào năm 2014. Trong bối cảnh làn sóng người biểu tình lên án cảnh sát Ukraine vì đã gây ra cái chết hàng chục nguời ở Quảng trường Độc lập tại thủ đô Kiev đang dâng cao, cảnh sát Ukraine đã quỳ gối xin lỗi người dân. Cảnh sát chống bạo động ở Ukraine đã phải quỳ gối xin lỗi người dân tha thứ cho những đồng nghiệp, vì trước đây họ đã ra tay bắn người biểu tình chống chính phủ. 

Cảnh tượng bất thường nầy diễn ra ở Lviv, khi lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut trở về sau nhiệm vụ bảo vệ chính quyền ở thủ đô. Một người cảnh sát khóc lóc nói: “Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối”.

Phía dưới sân khấu, người dân phẫn nộ hét to: “Nhục nhã!” và “Hãy ra tòa án!”. Tuy nhiên, những cảnh sát này nhấn mạnh rằng, đó là những hành động của đồng nghiệp, họ không giết hoặc đánh đập đồng bào mình. Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ukraine cho biết, họ đã mở cuộc điều tra về các sĩ quan cảnh sát đàn áp khiến hàng chục người biểu tình thiệt mạng trên quảng trường tuần trước. Một tiết lộ mới cũng cho thấy, một số tên cảnh sát chống bạo động Berkut đã bỏ chạy trốn. Đây là bài học cho bọn chó săn CAND Việt Nam phải sớm ăn năn hối cải để được quần chúng tha thứ.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đổ dầu vào lửa vì ngu dốt:

Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi họp báo ở Hà Nội ngày 23/7/2016, đã phát ngôn bừa bãi trước báo giới: “Rối loạn đất nước”: Mất tình dân còn hơn mất lòng Đảng...”

Trong thời đại văn minh ngày nay, tư tưởng “dân chủ” không còn xa lạ vì với nhân loại: “Dân làm chủ đất nước và tự quyết định lấy vận mệnh của mình”. Nhà tư tưởng thời phong kiến cổ đại là Mạnh Tử đã nói rằng: “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Mạnh Tử khẳng định “Dân quí nhất”.

Mạnh Tử giải thích: “Nước mà trông cậy vững bền được là nhờ ở ba thứ: Một là dân – hai là xã tắc - ba là vua. Đem ba điều ấy so sánh với nhau, “dân” tuy không có thế đáng tôn, nhưng có hình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quý nhất. “Xã tắc” là thổ thần và cốc thần hộ cho dân được yên, được sống, nhưng cũng do dân đặt ra thì cũng chẳng thể bì với dân được. Vậy xã tắc là đáng quý thừ hai. “Vua” tuy chúa tể cả thần, cả dân nhưng kỳ thực cũng phải nhờ lòng dân có yêu mến, xã tắc có yên ổn thì vua mới lâu dài được Thế thì vua ví với dân và xã tắc, vua không trọng lắm, nghĩa là đáng quý thứ ba.” Tóm lại, dân chính là gốc của nước, có dân mới có xã tắc, có dân mới có vua.

Một câu chuyện thứ hai để bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân suy ngẫm: “Tử Sản nước Trịnh sang nước Trần, có chuyện minh ước. Khi về, ông tâu mọi việc với vua nước Trịnh: “Nước Trần thế nào rồi cũng mất, chẳng nên giao hiếu với nước ấy làm gì. Nay họ chứa nhiều lương thực, sửa sang thành quách. Vua Trần chỉ cậy hai điều ấy đủ làm yên nước mà chẳng thương gì đến thần dân trong nước. Vua thì không có gì là độc lập, thái tử thì hèn yếu, các nhà đại gia thì xa xỉ dâm loạn, các quan chức thì kiêu ngạo, tham tàn, chính quyền thì chia rẽ, không ai chịu trách nhiệm. Như thế mà ở chen vào giữa các nước lớn thì tài nào mà còn được. Bất quá 15 năm nữa, nước Trần thế nào cũng mất.” Sau quả nhiên nước Trần bị diệt vong. 

Luận cổ suy kim, ĐCSVN ngày nay lãnh đạo không ra lãnh đạo, toàn những tay “lãnh đạo ngố” thất học ngu dốt. Cán bộ chẳng ra cán bộ mà toàn là một lũ “cán ngố”, chẳng quan tâm gì đến nhân dân, sớm muộn gì cũng sụp đổ.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn tiến xa hơn sự ngu dốt của mình khi bà ta đặt câu hỏi: “Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế nầy thế khác, nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”. Theo tôi, bà Chủ tịch Quốc Hội hãy nhìn lại lịch sử ĐCSVN và đặt câu hỏi nầy với những tên lãnh đạo thiến heo, thiến bò chết tiệt của bà thì đúng hơn:

ĐCSVN đã làm được gì cho đất nước? Tên giặc HCM & ĐCSVN cướp chính quyền và cai trị VN tròn 71 năm bằng thứ chủ nghĩa độc tài toàn trị ngoại lai vong bản. Cả dân tộc VN bị lừa dối bởi các trò tuyên truyền lừa bịp xảo trá:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:

Với trình độ văn hóa lớp ba trường làng, HCM hiểu biết được bao nhiêu về chủ nghĩa Marxism - Leninism? Trong tập tham luận về “Các vấn đề dân tộc & Thuộc địa”. Cái gọi là “Chiến tranh giải phóng dân tộc” & “Đấu tranh giai cấp” chỉ là giả diện. HCM làm sao có đủ trí thông minh tối thiểu để thấy tham vọng của Lenine và Staline là lần lượt giật sập toàn bộ hệ thống “thuộc địa cũ” của Đế quốc Anh và Thực dân Pháp để biến nó thành hệ thống “thuộc địa mới” của Đệ tam QTCS. Cái cực kỳ ngu ngốc của HCM lấy giả diện của Lenine & Staline làm trọng điểm chiến lược của mình, điên cuồng tới độ mù quáng tình nguyện làm tay sai cho Nga-Tàu.

Cuộc chiến xâm lược VNCH:

Nhìn chung, Mao Trạch Đông và bọn lãnh đạo Bắc Kinh đã triệt để khai thác sự ngây thơ, khờ dại của HCM, Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười... và họ đã thành công trong sách lược “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”. Dùng “du kích chiến” kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược VNCH càng lâu, càng có lợi cho Tàu Khựa, làm cho cả 2 miền Nam-Bắc VN hoàn toàn kiệt quệ để dễ bề khống chế VN sau này.

Con số nợ mà HCM đã vay mượn của TC là 20 tỷ USD và của LX là 17 tỷ USD để mua chịu súng đạn, tên lửa, xe tăng, đại pháo... để ta đánh Mỹ cho LX và TQ(Lê Duẩn). HCM và ĐCSVN đã phải cống nạp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TC, ước tính khoảng 12.000 tới 20.000 km2 trên biển. Nhượng cho TC một dãy lãnh thổ từ 2 tới 12 km2 dọc theo biên giới Việt-Tàu. Như vậy, diện tích lãnh thổ mất về tay TC từ 12,.000 tới 15.000 km2. Còn đâu thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và những cao điểm chiến lược vùng biên giới Việt-Tàu mà tổ tiên chúng ta dùng để chống giặc Tàu xâm lược.

Sau cuộc chiến tranh Việt-Tàu từ 17/2/1979 kéo dài đến 16/3/1979, TC chiếm thêm một số lãnh thổ và để lại nhiều đơn vị chính quy bám trụ trên những đỉnh cao chiến lược.

Uất hận lên đến cực điểm, lòng dân vô cùng phẫn nộ, sôi sục căm thù khi bọn lãnh đạo ĐCSVN Mạnh, Triết, Dũng dâng nốt Cao Nguyên Trung Phần cho giặc Tàu Cộng qua dự án khai thác Bauxite. Họ tự do phá hoại môi sinh, tàn phá rừng nguyên sinh vô tội vạ, thải hóa chất xuống các dòng sông chảy qua Tây Nguyên, diệt chủng các sắc dân Thượng tại đây và tận diệt môi trường sống của dân Nam Bộ sống dọc hai bên sông Đồng Nai và hủy hoại các công trình thủy điện phía Nam…

HCM và ĐCSVN đã trả giá cho sự ngu xuẩn của mình. Ngày 16/6/1997, Hà Nội tổng kết cuộc chiến tranh xâm lược MNVN kéo dài 30 năm đúng theo ý đồ của Nga-Tàu:

- 3.000.000 người VN thiệt mạng (thực tế con số nầy trên 4.000.000 người chết).

- 4.400.000 người VN tàn phế bởi chiến tranh.

- 2.000.000 người nhiễm chất độc hóa học.

- 10 năm sau năm 1975, có gần 5.000.000 trẻ em dị dạng vì hậu quả chiến tranh.

HCM thường kêu gọi: “Thống nhất đất nước sẽ xây dựng đất nước 10 lần tốt đẹp hơn!” Sau khi cưỡng chiếm MNVN, thống nhất đất nước rồi, ĐCSVN đã và đang xây dựng đất nước 10 tệ hơn thời Pháp thuộc, đất nước teo tóp dần. 

Nhìn từ phía Bắc mở cửa biên giới gần 2.000 km cho Tàu Khựa ngang nhiên xâm nhập với hàng vạn người hàng ngày không cần giấy tờ, trong khi đó người VN từ hải ngoại muốn về thăm lại quê hương phải có visa, phải đút lót bọn hải quan mới được nhập cảnh an toàn. Hàng lậu độc hại, ma túy ngáo đá, men rượu độc, các chất độc hóa học đủ loại bán tràn lan tại chợ Kim Biên, Sài Gòn. Bọn Tàu khựa buôn người VN ở vùng núi để lấy nội tạng đem bán. Bầy kênh kênh từ phương Bắc tràn qua biên giới VN ăn cả thịt thai nhi làm món canh thập toàn đại bổ.

Ven biển miền Trung là thảm họa môi trường Formosa Hà Tĩnh kéo dài hàng trăm km, cùng với xác hàng triệu tôm cá chết nằm la liệt trắng bãi, theo giới chuyên môn đánh giá phải mất vài thập niên mới phục hồi. Trong nội địa, nhiều hiểm họa khác còn hơn thế nữa. Hàng chục vạn hecta rừng được giao cho TC khai thác, hàng chục công trình nhiệt điện, thủy điện, xi măng, phân đạm, cầu đường, xa lộ, bến cảng đều nằm trong tay những công ty TC thi công một cách tùy tiện với kỹ thuật chuyên môn thấp kém. Từ những công trình rải rác khắp cả nước mọc lên những trung tâm, các phố Tàu, quán ăn Tàu, sòng bạc Tàu, nhà thổ Tàu, chú rể Tàu lấy vợ Việt, đẻ con lai hai dòng máu. Tất cả nằm trong âm mưu “Hán hóa” với sự tiếp tay của tập đoàn cầm quyền trung ương và địa phương.

Trong 11 năm ĐCSVN chui vào cái bẫy Thành Đô, bọn Hán gian và Việt gian cấu kết chặt chẽ với nhau để ra sức vơ vét tài sản quốc gia, tạo bất công xã hội, duy trì nền y tế bệ rạc xuống cấp quá tải, kinh tế tụt hậu vì chính sách giáo dục phá sản, xã hội đẫm máu vì bạo lực, luân thường đảo ngược, con cái đánh đập và giết ông bà cha mẹ tàn nhẫn... Những tệ nạn xã hội đầy dẫy từ thành thị tới thôn quê: đĩ điếm, băng đảng, giết người cướp của làm ung thối xã hội toàn diện. 

Thiên đường XHCN từ kinh hoàng đến khủng khiếp! Hơn 4 thập niên, đời sống của người dân hoàn toàn bế tắc dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, xã hội què quặt đầy khuyết tật, ngập đầy bất công xã hội, tham nhũng, cửa quyền, cán bộ quan liêu, lạm dụng quyền thế bóc lột tài sản nhà cửa, đất đai của nông dân, tạo nên nhiều tổ chức “dân oan khiếu kiện” tranh đấu, đòi lại đất đai bị bọn cường hào ác bá nông thôn cưỡng chiếm.

Ngày nay, dân VN chúng ta đang đối mặt trước thảm họa diệt vong là trận đồ hàng độc, bẩn “Product of China” chứa đầy chất độc hóa học tràn ngập thị trường VN, đang đe dọa hủy diệt sinh lực giống nòi Việt Tộc. Đây là cuộc xâm lăng thầm lặng không khói súng, chỉ có khói thuốc lá, ma túy ngáo đá, mùi hèm rượu độc tràn lan khắp nước. Số nạn nhân bị đầu độc lên đến con số khủng khiếp:

- Trên 8.000.000 người VN bị viêm gan B, C ung thư gan, đang thu hẹp khoảng cách từ giường bệnh ra nghĩa địa.

- Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ rút ngắn khoảng cách đến như vậy vì thực phẩm bẩn của TC.

40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm.

Kết luận:

Hành vi tập thể của quần chúng trong xã hội học là những cảm xúc và hành động của một số đông người. Hành vi tập thể rất đa dạng, từ tiếng reo hò phẫn nộ cho đến sự nỗi loạn bạo động của đám đông. Phong trào quần chúng đấu tranh muốn thay đổi một điều gì đó. Về bản chất thì giống nhau, nhưng có nhiều cách để định nghĩa hành vi tập thể. Theo Neil Smelser: “Hành vi tập thể là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người đang phản kháng lại ảnh hưởng chung trong tình huống nào đó”.

Nổi loạn hay bạo động là hình thức bạo lực cao nhất của quần chúng phẫn nộ. Nhiều trường hợp tự phát có khi do những lời nói kích động của những người lãnh đạo trong chính quyền như trường hợp của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Dư luận là thái độ của những con người trong xã hội về một hay nhiều vấn đề đang gây tranh cãi. Trong hành vi nầy, những cá nhân sống phân tán khắp nơi trong xã hội, họ liên kết lại thành một khối quần chúng trước một mối quan tâm chung. Mối quan tâm chung đó thường là những vấn đề xã hội như “ô nhiễm môi trường” như vụ Formosa Hà Tĩnh...

Sau thảm họa cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung, hàng triệu ngư dân đã bị mất việc làm. Ngày 7/7/2016 dân chúng làng Cồn Sẻ biểu tình, lên tiếng về thảm họa cá chết. Cuộc biểu tình đã dẫn đến xung đột với lực lượng an ninh, trong đó quần chúng phẫn nộ đã tấn công bọn chó săn công an và ngược lại lực lượng công an đã mạnh tay đàn áp tàn bạo những nguời biểu tình.

Ngày 21/8/2016, hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Quý Hòa, giáo hạt Kỳ Anh cũng tiến hành biểu tình yêu cầu công ty Formosa gây thảm họa môi trường phải rút khỏi VN. Hiện nay, cuộc sống của gia đình các ngư dân được cho biết rất khó khăn. Lý do nếu ai có thể đi biển đánh được ít cá về thì cũng khó bán, muối cũng không tiêu thụ được.

Rõ ràng, Formosa gây thảm họa môi trường khiến những cá nhân sống phân tán khắp nơi trong xã hội, được liên kết lại thành quần chúng đấu tranh bởi một mối quan tâm về “môi trường ô nhiễm”. Lời tuyên bố ngu xuẩn của bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân như đổ dầu vào ngọn lửa phẫn nộ của quần chúng.

Tôi xin mượn lời Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, một trí thức nổi danh tại VN để tạm chấm dứt bài viết nầy. GS Mai viết: “Hoan nghênh Ngày Môi truờng của Giáo phận Vinh được đăng trên Bauxite VN ngày 7/8/2016, đã lên tiếng: “Giết biển, giết cá, giết chết sông ngòi, giết bầu không khí, giết cả đất đai hiền hòa... chính là tội ác phản nhân loại, tội ác có ý nghĩa diệt chủng,” ông ca tụng. “Lành thay, ơn ích thay, đẹp đẽ thay, thánh thiện thay hành động “bảo vệ môi trường” của bà con Giáo phận Vinh”.

Hồi chuông đang rung lên từ những Xứ đạo và giáo dân Vinh, đồng hành cùng quần chúng phẫn nộ sẽ là hồi chuông báo tử ĐCSVN độc tài toàn trị!!!

Tổng hợp & nhận định

27.08.2016

Bao năm "giải phóng" như thế này phải không anh!?

Bạn đọc Danlambao - Hình ảnh trên được chụp sau cơn mưa chiều 26/8 tại phi trường Tân Sơn Nhất. Toàn bộ phi đạo vào ngõ vào chìm trong biển nước. Có nhiều nơi nước ngập hơn 1 mét. Dưới sự lãnh đạo, quản lý, làm chủ toàn bộ của đảng, phi trường Tân Sơn Nhất ngày 26/8 trở thành... bến Tân Sơn Nhất.


Ảnh - Khánh Bằng

Vì thế cho nên:


như một biểu ngữ được treo trong phi trường Tân Sơn Nhứt trước năm 1975.

Phi trường Tân Sơn Nhứt được người Pháp xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhứt là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. 

Vào năm 1956 Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam Cộng Hoà mở rộng sân bay với phi đạo từ 1500m thành 3000m.

Diện tích của phi trường là 3.600ha, gấp ba lần diện tích đất sân bay Changi ở Singapore. Tuy nhiên, ngày hôm nay các quan chức cộng sản, nhất là thành phần quân đội đã ăn cắp đất để tư lợi qua các công trình đầu tư xây dựng. Hiện nay Tân Sơn Nhứt được gọi là Tân Sơn Nhất với diện tích teo lại còn 1.500ha. 

Trước năm 1975, dưới sự xây dựng và quản trị của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, phi trường Tân Sơn Nhứt là phi trường tân tiến và bận rộn, nhiều chuyến bay nhất của Đông Nam Á.













Hãy cứ tàn phá đi, khi còn có thể

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nhìn những bức hình bọn trẻ miền Trung nheo nhóc này, tôi lại nhớ đến lũ trẻ trong tù. Nhớ thằng Khoai Tây, thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin... Nhớ cả những đứa còn đỏ hon hỏn nằm chen chúc với mẹ trong buồng giam mà tôi chưa kịp hỏi tên.

Có những điều rất khác giữa những đứa trong tù và những đứa ở ngoài, tất nhiên rồi. Nhưng, chúng có một thứ chung, chung lắm: tương lai. Cái thứ tương lai mà nghe nhắc đến bố mẹ chúng rùng mình và người đời thì ái ngại. Còn lũ chúng, chưa đủ lớn để biết đau, biết khổ, để thấy cái thăm thẳm của đời người trước mặt.

Thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin, thằng Khoai Tây hay nhiều đứa khác không biết đến que kem chừng nào mẹ nó chưa được tha. Chúng quen với những bộ quần áo kẻ sọc, thứ mà người lớn sợ hãi và ghê tởm. Đời cũng có thể ban cho chúng một cuộc sống ra sống, cũng có thể lại xô đẩy đến vết đời như cha mẹ chúng. Cái vòng luẩn quẩn của nhà tù khi chúng mở mắt đã thấy, biết đâu lại thành nơi ăn chốn ở khi trưởng thành? Dám lắm chứ, ai mà biết được.

Đời những đứa con tù khổ, đã đành. Nhưng cũng có vô số đứa chẳng phải bị ở tù oan theo mẹ ngày nào, cũng mờ mịt tương lai. Chúng, là hàng ngàn đứa trẻ miền Trung nằm trong hàng triệu số phận mang tên Formosa.

Chúng là con cái của những cha mẹ ngư dân lam lũ. Khi biển chưa ô nhiễm, cá chưa chết, chúng vẫn được ăn no, vẫn được đi học dù còn chật vật. Biển ô nhiễm, gia đình mất kế sinh nhai, chúng phải ăn ngót cái bụng. Và thất học. Cha mẹ chúng buộc phải từ bỏ nghề nghiệp truyền đời từ ngàn năm để lại và “chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ” (nhạc sĩ Tuấn Khanh).

Formosa đã biến những con người làm ra của cải, những con người có phẩm giá thành kẻ ăn xin, xếp hàng nhận mười mấy ký gạo cứu trợ. Thứ gạo mà theo người dân Hà Tĩnh là “...mốc xanh ăn không được. Cho gà, gà không ăn. Cho chó, chó không ăn”. Cái thứ gạo mà mỗi lần xảy ra thiên tai lũ lụt đều được đem ra bố thí cho dân như một hình thức dọn kho, để rồi người nhận vẫn phải biết ơn và ngợi ca điệp khúc “chính sách nhân đạo của đảng”.

Số lương thực đổ đi ấy, chẳng lẽ là một phần của số tiền 500 triệu đô mà chính phủ này có được sau “phép tính nhanh” vội vã, chứ không qua một chương trình hành động nào, cũng theo cách nói của nhạc sĩ Tuấn Khanh?

Đã quá rõ ràng về những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu từ thảm họa do Formosa gây ra. Thảm họa của ngày hôm nay sẽ kéo dài nhiều năm sau nữa, lên nhiều thế hệ, đến mọi mặt của đời sống con người. Đã quá rõ ràng về chân dung kẻ tòng phạm góp sức cùng với Formosa tàn phá quê hương. Với những gì đảng cộng sản đã làm trên đất nước này, không ít người sẽ cho tôi là ngây thơ nhưng tôi không thể không hỏi, rằng:

Họ được gì sau cái chết oan uổng và tức tưởi của anh thợ lặn Lê Văn Ngày?

Họ được gì khi đất đai và biển miền Trung bị bỏ hoang?

Họ được gì khi hàng vạn con người phải từ bỏ nghề nghiệp, phải khốn khổ mất đi miếng cơm manh áo?

Họ được gì trước một thế hệ dốt nát của ngày mai vì hôm nay thất học?

Họ được gì trước những bệnh tật ốm đau, trước những hình hài dị hợm, quái thai đã được dự báo trước rằng sẽ hiện diện như một lẽ đương nhiên trên mảnh đất quê hương này?

Họ được gì trên những điêu tàn đổ nát?

Tôi không viển vông để đặt câu hỏi liệu các ông bà Trần Hồng Hà, Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Thị Kim Tiến... có gợn một chút gì trong trí não và trái tim không, khi nhìn thấy những đứa trẻ lem luốc, đói ăn và không được đi học khi mùa khai giảng đang đến gần. Chúng, có thể sẽ phải dứt ruột lìa cha mẹ đi xứ khác, bán sức lao động tìm kế mưu sinh. Trong số chúng, sẽ có bao nhiêu cuộc đời của thằng Phê, con Bống, thằng Bin, thằng Khoai Tây?

Tôi nghĩ đến những người dân nhẹ dạ, lũ lượt đi tắm biển, ăn hải sản ở vùng nhiễm độc chỉ vì tin lời ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TNMT rằng “môi trường tự nhiên, biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải những chất ô nhiễm này”, và tin “các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người... hải sản tươi sống đều an toàn” như lời bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Có quá lời không khi nói rằng hành động phơi bụng đi tắm biển, ăn hải sản để nói dối vùng nhiễm độc đã an toàn của các ông bà quan lớn là hành động diệt chủng?

Nếu thế, thì mọi câu hỏi của tôi không còn cần thiết nữa.


27.08.2016