Tuesday, April 8, 2014

“Thứ trưởng cảm thấy thế nào khi nhìn nông dân khóc cay đắng?”

Trước khi nghe mấy tư lệnh lớp 3 trường làng trả lời, xin nện cho một câu:
Đừng nghe những gì việt cộng nói, hảy thấy những gì việt cộng làm.
Mấy cha..tư lệnh lớp 3 trường làng..làm ơn trả lời đơn giản và làm sao cho người nông dân dể hiểu. Cứ trả lời cái kiểu ..trên trời ..thì bố người ta hiểu được cái gì.
Xin hỏi mấy bố..tư lệnh lớp 3 trường làng... có hiểu mình nói cái gì không vậy?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(Dân trí) - “Tôi không hiểu cảm giác của lãnh đạo thế nào khi nhìn thấy một ông nông dân đứng trước mấy công ruộng bắp cải, bảo bán chỉ 500 đồng/kg mà đổ đi thì cũng rớt nước mắt?” – đại biểu Bùi Thị An truy vấn cả Bộ trưởng NN&PTNT, Thứ trưởng Tài chính...

Ngày 8/4, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát có phiên giải trình trước UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về chủ đề “Khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.
Nước mắt cay đắng vì được mùa
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đặt vấn đề, Bộ NN&PTNT có chiến lược phối hợp với Bộ Công thương để chặn đứng tình trạng thương lái nội, thương lái ngoại “bắt tay” để ăn chặn của người nông dân, thậm chí thao túng thị trường như vừa qua?
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, chiến lược cơ bản nhất là phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, để đồng vốn bỏ ra mang lại nhiều hiệu quả hơn cho người nông dân, cho đất nước. Theo đó, giải pháp đề ra là phải đưa nông nghiệp đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, triển khai sâu mô hình liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp)...
“Chúng tôi xác định còn nhiều địa dư để thực hiện việc này. Trong đó, vai trò của khoa học công nghệ rất lớn, là một trong những khâu then chốt để giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nhất thiết phải tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết nông dân với các DN để tạo chuỗi liên kết thống nhất từ nuôi trồng đến chế biến, phân phối…” – Bộ trưởng NN&PTNT nêu quan điểm.
“Thứ trưởng cảm thấy thế nào khi nhìn nông dân khóc cay đắng?”
Đại biểu Bùi Thị An: "Đừng để thương lái ăn chặn, bắt chẹt đủ mọi thứ để người nông dân phải khóc cay đắng".
Ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực mô hình liên kết 4 nhà mang lại nhưng đại biểu Bùi Thị An vẫn lo khâu giám sát đối với việc thực hiện phương thức liên kết này. Bà An trở lại câu hỏi: “Tôi không muốn nhắc lại chuyện quả dưa hấu, lá bắp cải, xà lách nhưng phải tổ chức thị trường nội-ngoại thương thế nào để chấm dứt được cảnh cứ được mùa là nông dân khóc?”. Nhắc lại ý trả lời của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong phiên chất vấn tại UB Thường vụ QH tuần trước, bà An phân trần, vẫn muốn truy tiếp vì chưa hài lòng với giải đáp của vị tư lệnh ngành.
Thứ trưởng Công thương Hồ Thị Kim Thoa được huy động hỗ trợ Bộ trưởng NN&PTNT. Thứ trưởng Thoa cho biết, Bộ Công Thương đã đề xuất nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường trong nước trong đó có phát triển thị trường thương mại nông thôn. Chương trình quy hoạch thương nhân thu mua nông sản lúa gạo cũng được Thứ trưởng Thoa nhắc đến.
Bà Thoa thanh minh, tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng phải có khâu trung gian nhưng làm sao khâu đó ngắn đi và quản lý được.
“Đồng ý là trong cơ chế thị trường đương nhiên có nhiều loại thương lái, nhưng làm sao để có nhiều thương lái biết điều, đừng để thương lái ăn chặn, bắt chẹt đủ mọi thứ để người nông dân phải khóc cay đắng. Tôi không hiểu cảm giác của Thứ trưởng thế nào khi nhìn thấy một ông nông dân đứng trước mấy công ruộng bắp cải, bảo bán chỉ 500 đồng/kg  mà đổ đi thì cũng rớt nước mắt?” – nữ đại biểu không giấu giọng xót xa.
“Thứ trưởng cảm thấy thế nào khi nhìn nông dân khóc cay đắng?”
Bộ trưởng NN&PTNT cùng Bộ trưởng KH&CN (bìa trái) song hành trong phiên giải trình.
Để lặp lại cảnh nông dân cứ được mùa thì rớt giá, cần cù hai sương một nắng mà thu nhập chưa cao, theo đại biểu An, lỗi không phải của ngành nông nghiệp nhiều lắm mà lỗi ở tổ chức thị trường, của ngành công thương.
“Vì sao cứ để lặp lại đi lặp lại việc thương lái nước ngoài định hướng thị trường, mà định hướng một cách kỳ dị, mua chân trâu, rễ quế, gián, đỉa, lá khoai lang… Tôi xin hỏi  Thứ trưởng là bao giờ tình trạng này mới chấm dứt?” - bà An sốt ruột.
Nhắc lại rằng đây là vấn đề vô cùng lớn, nữ đại biểu nói thẳng, câu trả lời dưa hấu ùn ứ là do cửa khẩu Tân Thanh hẹp hay do được mùa không thể thuyết phục được cử tri, và đại biểu cũng không chấp nhận được. Bà đề nghị, ngành công thương phải trả lời trước cử tri cả nước về giải pháp khả thi để tổ chức lại thị trường chứ không thể chờ đến tận năm 2020 mới hoàn thiện.
Nhà quản lý – nhà khoa học lặng lẽ... nghi nhau
Đi sâu vào vấn đề đầu tư khoa học công nghệ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đại biểu Phùng Văn Hùng (Ủy viên thường trực UB Kinh tế) nhận định, số hộ nông dân nghèo vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu ở nông thôn, số người vươn lên làm giàu được thì cũng rất bấp bênh, thiếu bền vững. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, theo đó, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra? Ông Hùng băn khoăn, tình trạng này có khắc phục được không? mất bao lâu?
“Thứ trưởng cảm thấy thế nào khi nhìn nông dân khóc cay đắng?”
Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Tôi tin đóng góp của khoa học công nghệ trong nông nghiệp cho GDP cao hơn nguồn lực bỏ ra".
Cùng day dứt này, đại biểu Bùi Nguyên Súy (Bắc Ninh) nêu con số, mỗi năm ngân sách nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học khoảng 2.400 tỷ đồng. Trong đó, số vốn cấp cho Bộ NN&PTNT chiếm 13%. Vậy có bao nhiêu đề tài nghiên cứu có chất lượng, có khả năng ứng dụng cho người nông dân? Bộ Tài chính có phát hiện đề tài nào thất thoát, kém chất lượng, chỉ nghiên cứu một cách hình thức để giải ngân? Bộ Công thương “chấm” được bao nhiêu đề tài để phát triển thị trường chiến lược về nông nghiệp? Thực tế có tình trạng nhà khoa học không tin nhà quản lý công tâm, nhà quản lý không tin nhà khoa học nghiêm túc?
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đáp lời, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp 5 năm qua không đến từ việc tăng sản lượng, diện tích mà nhờ vào tăng năng suất. “Hiện nay chưa có một nghiên cứu thật khoa học để đánh giá bao nhiêu phần trăm GDP có được từ sản phẩm nông nghiệp nhờ các nghiên cứu ứng dụng KHKT, nhưng tôi tin rằng cao hơn với nguồn lực bỏ ra. Còn đánh giá hiệu quả đã tương xứng, tôi nghĩ rằng, vẫn còn dư địa để làm tốt hơn” – ông Phát nhận định.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cũng được yêu cầu giải đáp thêm câu hỏi của các đại biểu. Ông Quân cho rằng, để tránh tình trạng các nhà khoa học đề xuất vấn đề, nghiên cứu xong không có địa chỉ ứng dụng và không hiệu quả, với cơ chế mới của Luật Khoa học công nghệ, trong thời gian tới, ông hy vọng những sản phẩm nghiên cứu sẽ tập trung vào sản phẩm chủ lực của nền kinh tế và theo nhu cầu của nền kinh tế, theo đề xuất của các bộ, ngành địa phương, không đề xuất nếu không có đầu ra và không có địa chỉ ứng dụng, hay không phát huy hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường làng nghề, đầu tư công nghệ cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển. Ông Quân khẳng định, sẽ ưu tiên đầu tư đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, nhất là vùng núi.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, cùng với đó là tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với tình trạng thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi giả.
P.Thảo

Tố cáo tham nhũng, có thể được thưởng tiền tỉ

Tưởng chuyện gì chứ chuyện này dễ ợt. Này nhé, mấy bạn cứ mang phone ra quay mấy anh công an đứng đường ra mà quay, bảo đảm mỗi ngày cũng chộp được mấy thằng khỉ đột này. Muốn được nhiều hơn nữa cũng được thôi, cứ chụp hình mấy nhà chủ tịch, bí thư, hoặc nhà mấy quan khác rồi tố cáo trên mạng. Lúc đó xem nó nói làm sao, hay cái mỏm mấy đổng chí nhà Sản lúc đó lại im thin thít..Đúng là..
Đừng nghe những gì việt cọng nói, mà thây những gì việt cộng làm.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tố cáo tham nhũng, có thể được thưởng tiền tỉ

09/04/2014 07:47 (GMT + 7)
TT - Thanh tra Chính phủ (TTCP) và các cơ quan chức năng đang soạn thảo hai thông tư mới quy định về khen thưởng và sử dụng quỹ khen thưởng về phòng chống tham nhũng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngô Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng, TTCP, cho biết:
- TTCP và các cơ quan liên quan đang tiến hành soạn thảo hai thông tư gồm Thông tư Liên tịch (TTLT) giữa TTCP và Bộ Nội vụ về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng và TTLT giữa TTCP – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính quy định việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng về PCTN.
"Mức thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng có thể lên đến nhiều tỉ đồng, tùy theo số tiền thu hồi được từ việc tố cáo hành vi tham nhũng đó."
Ông Ngô Mạnh Hùng - phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Ảnh: M.Q
Quy định về khen thưởng người tố cáo tham nhũng trước đây đã được TTCP và Bộ Nội vụ ban hành tại thông tư liên tịch số 03 năm 2011, trong đó quy định cụ thể việc khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Thông tư 03 đã quy định các hình thức thưởng và mức thưởng khá đặc biệt so với quy định chung về thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, qua hơn hai năm thực hiện, TTCP tiến hành sơ kết và thấy rằng hiệu quả thực hiện công tác này còn thấp. Theo báo cáo của các bộ ngành, địa phương, số người được khen thưởng chưa nhiều.
Tổng số mới có 35 cá nhân được khen thưởng. Hình thức khen chủ yếu là giấy khen của đơn vị cơ sở và bằng khen của cấp tỉnh, bộ. Chưa có cá nhân nào được khen tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Huân chương Dũng cảm do có thành tích trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Qua đánh giá, TTCP nhận thấy một số quy định về trình tự khen thưởng đặt ra ở thời điểm đó có những nội dung chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn khi tổ chức thực hiện.
Ví dụ như thủ tục khen thưởng là công khai, chưa quy định cụ thể việc giữ bí mật thông tin để bảo vệ người tố cáo. Hoặc để động viên về vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN thì phải có quỹ nhưng gần 3 năm qua kể từ khi có thông tư vẫn chưa lập được quỹ.
Theo quy định trước đây, quỹ khen thưởng về PCTN do Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN quản lý, nhưng mới đây Nghị định của Chính phủ đã giao việc quản lý, sử dụng quỹ cho TTCP, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo TTCP chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, chức năng khẩn trương hoàn thiện các quy định có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng về PCTN.
Một điểm nữa là mức thưởng quy định trong thông tư 03 mặc dù đã khá cao so với mặt bằng khen thưởng chung nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức thưởng còn thấp, chưa thực sự khuyến khích động viên được người tố cáo hành vi tham nhũng nên có nhiều ý kiến kiến nghị nâng mức thưởng cao hơn nữa. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên nên TTCP triển khai xây dựng hai thông tư mới nhằm khắc phục hạn chế của quy định hiện hành, đưa chính sách vào cuộc sống để làm sao việc khen thưởng trong PCTN trở thành động lực, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong PCTN.
* Dự thảo mới đã đưa ra những hình thức khen thưởng như thế nào thưa ông?
- Theo dự thảo thì có 3 hình thức khen thưởng chính liên quan đến việc sử dụng quỹ khen thưởng PCTN gồm Bằng khen của Tổng TTCP, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương dũng cảm.
Thực ra ba hình thức khen thưởng này không phải là mới mà đã được quy định trong TTLT số 03 năm 2011. Dự thảo chỉ cụ thể hóa việc khen thưởng gắn với Quỹ khen thưởng PCTN do TTCP quản lý.
Theo thông tư 03 năm 2011, các bộ, ngành, địa phương có quyền tặng bằng khen; lãnh đạo đơn vị cơ sở được tặng giấy khen. Hiện nay dự thảo đang xây dựng theo hướng các bộ, ngành, địa phương khen thưởng theo quy định chung về khen thưởng người tố cáo.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc về tố cáo hành vi tham nhũng được Trung ương xét khen thưởng và trích thưởng từ Quỹ khen thưởng về PCTN vì quỹ này do TTCP quản lý.
* Vậy mức thưởng cụ thể được quy định như thế nào?
- Các mức khen thưởng hiện hành đã được quy định cụ thể trong TTLT số 03 năm 2011. Ví dụ như Huân chương Dũng cảm được thưởng 4,5 lần lương cơ sở, ngoài ra còn được động viên về vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN với mức 30 lần lương cơ sở. Bằng khen của cấp bộ, tỉnh thì được thưởng 1 lần lương cơ sở, động viên bằng vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN thêm 10 lần lương cơ sở…
Tuy nhiên do quỹ này chưa được hình thành nên các quy định này cũng chưa đi vào cuộc sống, vì vậy mà phải lập được quỹ thì mới có nguồn để thưởng. Trong dự thảo thông tư mới có nhiều ý kiến đề nghị nâng mức thưởng. Do đó, chúng tôi đã đề xuất thưởng gấp 3 lần mức thưởng cũ. Ngoài ra đối với hình thức khen thưởng cao đang nghiên cứu có thể đề xuất trích thưởng trong số tiền mà người có thành tích giúp thu hồi được, tính theo tỉ lệ phần trăm và có quy định mức trần tiền thưởng. Theo đó, mức thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng có thể lên đến nhiều tỉ đồng tùy theo số tiền thu hồi được từ việc tố cáo hành vi tham nhũng đó.
* Thực tế có một vấn đề là có những vụ tố cáo tham nhũng số tiền vi phạm thấp nhưng sức ảnh hưởng của việc tố cáo tham nhũng rất lớn. Điển hình là việc tố cáo tham nhũng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dư luận thấy rằng mức khen thưởng đó quá ít ỏi, thưa ông?
- Đối với vụ việc tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, tại thời điểm Sở Y tế khen thưởng mới chỉ là khen thưởng người tố cáo nói chung và áp dụng như vậy là đúng quy định.
Điều kiện để được khen thưởng theo quy định về PCTN là người có thành tích phát hiện các vụ việc tham nhũng trong phạm vi cơ sở. Lúc đó chưa biết được các đối tượng trong vụ án có phải có hành vi tham nhũng hay không.
Chúng tôi cũng đã tính toán đến việc có hình thức khen thưởng hợp lý đối với những trường hợp tố cáo tham nhũng mà số tiền thu hồi nhỏ nhưng vụ việc lại có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội.
Việc thu hồi bao nhiêu tiền là một trong những căn cứ để xác định thành tích nhưng có những vụ việc không nhất thiết phải thu hồi được tiền mà thành tích đó là sự dũng cảm, tích cực, thậm chí họ đã hi sinh tính mạng, phải chịu thương tật… thì cũng được xem xét để khen thưởng.
Khi xét thành tích phải xét trên góc độ ảnh hưởng, nêu gương trong phạm vi cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức khen thưởng cho phù hợp.
* Việc khen thưởng thường gắn với công khai danh tính cá nhân có thành tích. Như vậy việc bảo vệ đối với người tố cáo hành vi tham nhũng sẽ được thực hiện như thế nào thưa ông?
- Một nguyên tắc xuyên suốt của chính sách thi đua khen thưởng hiện nay là công khai, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt phải áp dụng hình thức khen thưởng không công khai.
Ví dụ như việc khen thưởng về an ninh quốc gia. Đối với việc khen thưởng người tố cáo nói chung và người tố cáo hành vi tham nhũng nói riêng cũng xác định phải thực hiện nguyên tắc bảo vệ bí mật cho người tố cáo. Hình thức bảo vệ trong trường hợp này là phải giữ bí mật về tài liệu, bút tích, thông tin của người tố cáo.
Dự thảo thông tư đưa ra 2 hình thức xét và trao tặng khen thưởng. Một là khen thưởng công khai, áp dụng đối với người có thành tích sẵn sàng chấp nhận việc khen thưởng công khai và việc công khai đó xét thấy không ảnh hưởng đến người được khen thưởng.
Ví dụ thực tế như trường hợp của chị Nguyệt ở Bệnh viện Hoài Đức là người tố cáo đã được khen thưởng công khai. Hai là, khen thưởng không công khai, áp dụng đối với trường hợp cần phải bảo mật thông tin về người tố cáo.
Ngay cả khi người tố cáo đề nghị khen thưởng công khai nhưng cơ quan chức năng xét thấy việc khen thưởng công khai có thể xâm hại đến người tố cáo thì vẫn sẽ quyết định hình thức khen thưởng không công khai. Thực tế có những trường hợp người tố cáo cũng không nhận thức hết được nguy hiểm mà họ phải đối mặt khi họ công khai nhận khen thưởng.
MINH QUANG thực hiện
Không được khen thưởng nên không tố cáo tham nhũng (!)
Năm 2012, TTCP phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện khảo sát xã hội học về tham nhũng. Tại cuộc khảo sát này, có một thực tế là khi hỏi người dân, cán bộ, công chức có sẵn sàng tố giác với cơ quan chức năng khi biết rõ về một hành vi tham nhũng hay không, thì có 42,9% số người được hỏi trả lời rằng ít có khả năng họ sẽ tố cáo. Họ đưa ra nhiều lý do như không tin tưởng ở người có thẩm quyền, người tố cáo không được bảo vệ… nhưng cũng có lý do là không được khen thưởng.

Bắt trộm chó, trưởng công an xã đi tù

09/04/2014 09:35
VTC.vn-Sai lầm trong việc xử lý 3 đối tượng liên quan đến vụ trộm 1 con chó, vị trưởng công an xã ở Hải Phòng đã bị phạt tù.

Sáng 8/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của bị cáo Đào Văn Chính (53 tuổi), nguyên Trưởng công an xã Tân Phong (Kiến Thụy, Hải Phòng). Trước đó, sau khi bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 18 tháng tù, bị cáo Đào Văn Chính đã làm đơn kháng cáo kêu oan.

Vụ việc khiến nguyên Trưởng Công an xã Đào Văn Chính hầu tòa xuất phát từ vụ trộm chó.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 20/11/2012, Đoàn Kim Khay (37 tuổi) và Nguyễn Văn Huy (28 tuổi) cùng trú trên địa bàn xã Tân Phong rủ nhau đi trộm chó của gia đình anh Phạm Văn Tùng ở phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh. Sau đó, cả hai mang chó về nhà Nguyễn Văn Thoại ở  thôn Thái Lai trong xã để bán.
Bắt trộm chó, trưởng công an xã đi tù
Bị cáo Đào Văn Chính nguyên Trưởng CAX Tân Phong hầu tòa

Chưa kịp trao chó lấy tiền, bộ đôi này bị công an xã Tân Phong phát hiện bắt giữ. Trưởng Công an xã Đào Văn Chính đến xử lý vụ việc. Ông Chính đã hội ý với các công an xã xử phạt khung mỗi đối tượng 2 triệu đồng.  Tổng số tiền mà Khay, Huy và ông Thoại nộp là 5,5 triệu đồng (nợ lại 500 nghìn đồng, nộp hôm sau).

Thu tiền xong, ông Chính trả xe máy cho Huy và thả các đối tượng về, giao con chó cho ông Thoại mang đi chôn. Các biên bản tiêu hủy chó, trả xe ngay ngày hôm sau mới được lập đưa vào hồ sơ. Riêng việc xử phạt 3 đối tượng không có quyết định xử phạt và biên lai thu tiền phạt.

Sau khi hoàn tất thủ tục, Công an xã Tân Phong chuyển hồ sơ, tang vật cùng 6 triệu đồng lên Công an huyện Kiến Thụy tiếp tục điều tra xử lý. Tuy nhiên, Công an huyện Kiến Thụy cho rằng ông Chính giải quyết vụ trộm chó sai thẩm quyền, rồi ra quyết định khởi tố ông Chính về tội “lạm dụng chức vụ và quyền hạn trong thi hành công vụ”.

Tuy nhiên, sau hai lần xét xử, ông Chính vẫn khẳng định mình bị oan. Theo ông Chính, ông thực hiện công khai minh bạch; mọi việc đều được bàn bạc với 2 cấp phó trước sự chứng kiến của 5 công an viên và một số người dân đến xem. 6 triệu đồng tạm thu của các đối được chuyển cùng hồ sơ giao cho công an huyện xử lý.

Tại phiên tòa Phúc thẩm, Luật sư Lê Quang Hiệp (Văn phòng Luật sư Á Đông ) người bào chữa cho bị cáo Chính biện hộ: “Việc làm của ông Chính không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Hành vi của ông Chính có sai sót nhưng chỉ sai sót trong quy trình xử lý hành chính bởi mức tạm xử phạt 2 triệu đồng/người vượt quá thẩm quyền của xã. Bị cáo không trực tiếp thu, không sử dụng khoản tiền này và hoàn toàn không gây thiệt hại gì cho nhà nước, tổ chức và cá nhân…”.

Luật sư đề nghị tuyên hủy bản án đối với bị cáo Chính. Bác bỏ biện hộ của luật sư, Hội đồng Xét xử vẫn giữ nguyên tội danh, tuyên phạt bị cáo Đào Văn Chính 11 tháng tù.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội: 'Đường Trường Chinh cong mềm mại'

Mấy anh này vui thiệt, chắc đêm nào cũng nhìn mấy em chân dài quen rồi cho nên bây giờ..nhìn mấy con đường cũng..cong mềm mại..như 3 vòng của mấy em chân dài hay sao? Đúng là miệng nhà Sản lắt léo trăm đường:)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội: 'Đường Trường Chinh cong mềm mại'

Ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định đoạn cong ở đường Trường Chinh mở rộng là do yêu cầu của Bộ Quốc phòng và "đường cong mềm mại" này không ảnh hưởng giao thông.
truongchinh-4446-1396409913-2535-1396957
Đường Trường Chinh trước (trên) và sau quy hoạch trên bản đồ. Ảnh: Bá Đô.
- Theo quy hoạch thủ đô tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt, đường Trường Chinh là thẳng, tuy nhiên nay lại xuất hiện đường cong, ông lý giải việc này như thế nào?
- Nếu căn cứ vào quy hoạch trước đây thì đúng là đường Trường Chinh luôn thẳng, song căn cứ vào yêu cầu thực tiễn và đề nghị của Quân chủng PKKQ (Bộ Quốc Phòng), theo văn bản số 762 do Thứ trưởng, Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên ký, xin lui thêm 1 m, tức chỉ lấy từ mép đường vào phía Bắc 6 m. Từ đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ năm 2008 theo hình cong. 
Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) là cơ quan thẩm định nhà nước về chỉ giới đường đỏ tuyến này nên phải tuân thủ các quy định, thủ tục xin ý kiến các bên liên quan chứ không có chuyện làm theo ý mình. Tôi cũng xin khẳng định chỉ giới đường đỏ có từ năm 2008, đường Trường Chinh đã cong như vậy và từ đó đến nay không có sự thay đổi nào khác.
- Vậy trên thực tế, đường Trường Chinh mở rộng cong như thế nào và ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông ra sao
- Đường Trường Chinh mở rộng đúng là cong và hơi cong từ hồ Hố Mẻ đến cống Chéo (Sông Lừ) để chuyển tiếp, khớp nối chỉ giới đường đỏ với đầu Ngã Tư Vọng. Đây là đường cong mềm mại, nên về cơ bản không ảnh hưởng đến công trình, giao thông  và các vấn đề kỹ thuật khác.
Trên thực tế không có khái niệm nào buộc đường phải thẳng hay cong và trên tuyến này cũng vậy. Việc quan trọng là phải căn cứ vào hiện trạng của cả tuyến đường để điều chỉnh cho hợp lý nhất.
Ông Dương Quốc Tuấn, phó giám đốc phụ trách Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng đường Trường Chinh mở rộng cong mềm mại và không ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật khác.Ảnh: Bá  Đô
Ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng đường Trường Chinh mở rộng cong mềm mại và không ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật khác. Ảnh: Bá Đô.
Căn cứ đề xuất của Bộ Quốc phòng thì đường mở rộng "ăn" về phía Bắc 6 m nhưng trên thực tế, đến ngõ 150 đã lấy sâu 15 m nên xảy ra kiện cáo kéo dài hơn hai năm nay, điều này được giải thích thế nào?
- Theo văn bản của Bộ Quốc phòng yêu cầu lấy về phía Bắc 6 m, chúng tôi tuân thủ, tuy nhiên khi gặp phải đoạn vuốt nối với chỉ giới Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, chúng tôi phải vuốt cong lên phía Bắc 15 m, tịnh tiến lên để đấu nối cho chuẩn.
Về cơ bản, từ cầu Ngã Tư Sở nhìn đường hiện hữu là không phải, vì chưa giải phóng mặt bằng, đoạn cong là do đơn vị thi công quây tôn, rào chắn nên nhìn như vậy, còn thực chất nó cong rất ít và rất mềm mại.
Còn về việc kiện cáo của người dân, chúng tôi đã nhiều lần có văn bản và trực tiếp giải thích, trích những quy định cụ thể, nhưng nhiều hộ vẫn tiếp tục khiếu kiện, gây khó khăn cho việc thực hiện dự án.
- Một số ý kiến cho rằng việc dịch chuyển đường thẳng thành cong là có lợi ích nhóm?
- Dự án này có rất nhiều người và cơ quan cùng thực hiện, chúng tôi là những người đi sau nên khó nắm rõ trước đây như thế nào. Khi làm việc chúng tôi luôn thống nhất là làm đúng đủ quy trình, thủ tục với các bên liên quan.
Tôi cũng có thể khẳng định hiện tại đường Trường Chinh cong không vì một lợi ích cá nhân nào cả. Không có cơ sở nào nói về việc lợi ích nhóm. Còn ý này ý kia thuộc khuôn khổ nội bộ của các cơ quan.
- Nhiều chuyên gia giao thông, kiến trúc sư cho rằng nếu mở về phía Nam, đường Trường Chinh thành thẳng, có thể tiết kiệm được cả nghìn tỷ đồng, vậy trước khi làm dự án, Sở có đưa ra những phương án khác nhau để so sánh về lợi ích kinh tế?
- Dự án được xây dựng trên cơ sở tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng và tổng thể các tiêu chí khác. Tuy nhiên để có con số cụ thể so sánh thì chúng tôi không nắm rõ để nêu ở đây, việc này là thuộc quyền quản lý của Sở Xây dựng và Ban quản lý dự án.
Về cơ bản có một bản vẽ do kiến trúc sư trưởng lập để làm việc với Quân chủng PKKQ, đề xuất phương án thẳng theo hướng tuyến đúng quy hoạch chung của thành phố tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, các đơn vị Bộ Quốc phòng không đồng ý, buộc Hà Nội phải điều chỉnh quy hoạch.
Hai bên đã ngồi lại với nhau làm rõ những vấn đề về kỹ thuật và thống nhất được phương án tối ưu như hiện nay. 
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội cũng khẳng định, đường Trường Chinh tuân thủ đúng quy định, quy hoạch chung của Hà Nội: "Quyết định được phê duyệt từ năm 2008, nhưng 6 năm sau chúng ta mới thực hiện, là một quá trình rất dài xin ý kiến, cân nhắc các phương án để xây dựng, dựa trên những tiêu chí kinh tế, kỹ thuật để đảm bảo an toàn giao thông".
Việc thẳng, cong đều có lý do riêng, vì triển khai trong các thời kỳ khác nhau, yêu cầu phải khớp nối hai đầu Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng cho thẳng chỉ giới phê duyệt.
Việc làm đường cong cũng đã lấy ý kiến rộng rãi từ phía người dân và cộng đồng, chính vì lấy ý kiến cộng đồng là Quân chủng PKKQ, nên đường mới cong như vậy. Tuy nhiên, đường cong này theo tiêu chuẩn, hợp lý và không ảnh hưởng đến giao thông nên không có vấn đề gì phải dừng dự án và điều chnh quy hoạch.
Bá Đô

Bước vào chung cư là thấy… run

Mặc dù chung cư được coi là không gian sống văn minh, hiện đại, song thực tế rất nhiều nơi cư dân phải vật lộn với các dịch vụ tại tòa nhà như nộp phí cao, buộc phải dùng dịch vụ độc quyền. Thậm chí sống trong cảnh thấm nước khi mưa, hỏa hoạn bất cứ khi nào vì thiết bị hỏng hay phải đi bộ cả chục tầng vì thang máy ngừng hoạt động…
Nước ngập lênh láng tại nơi gửi xe chung cư 4F
Chung cư 4F, khu đô thị Trung Yên, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, cao 17 tầng, song đã 1 tháng nay, hệ thống thang máy hư hỏng không thể hoạt động. Chẳng cứ thanh niên mà người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu cũng kẽo kẹt dốc sức leo cầu thang mười mấy tầng rồi lại vã mồ hôi để xuống mặt đất. Họ bảo nhau nếu để giữ sức sống thì làm gì, mua gì cũng phải tính toán chỉ phải đi lại 1-2 lần trong ngày nếu không có thể đột quỵ ngay giữa cầu thang. Chuyện thật mà như đùa ấy đã diễn ra nhiều ngày, dù hàng tháng các cư dân vẫn đóng tiền phí dịch vụ đầy đủ và liên tục phản ánh, đề nghị được giải quyết. Cuối cùng ngày 4/4, đại diện công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cùng với đại diện Ban quản trị chung cư 4F đã có buổi họp để giải đáp một số kiến nghị của cư dân tại toà nhà 4F. Tuy nhiên, việc sửa chữa thang máy vẫn còn phải chờ sau khi họp bàn với người dân vào ngày 7/4. Ông Chữ Văn Tráng, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ khai thác khu Đô thị, cho biết trên báo Lao Động, dù có họp xong cũng phải chờ ngày 15/4 mới có báo giá cụ thể để ban quản trị quyết. Nghĩa là sau 2 tháng đi bộ người dân cũng chưa biết bao giờ được “tái ngộ” với cái thang máy.
 
Trong khi ở nước ngoài, với những khu chung cư cao cấp thì căn hộ càng ở tầng cao lại càng đắt giá, thì ở Việt Nam, người ở thường né mua nhà trên cao. Tâm lý này cũng là dễ hiểu khi xảy ra những sự cố như ở tòa nhà 4F Trung Yên này, hay những vụ hỏa hoạn xảy ra ở các khu chung cư cao tầng trong bối cảnh hệ thống cứu hỏa của thành phố chưa thể “leo cao”.
 
Mà chẳng riêng gì chuyện tháng máy, chuyện chống thấm, chống ngập cũng là nỗi lo canh cánh của nhiều dân chung cư. Ngay như ở chung cư 4F, mỗi khi mưa to là bảo vệ liên tục phải dùng xô, chổi để đẩy nước ra ngoài tránh ngập nặng trong nhà xe. Hay câu chuyện những hầm xe chìm nghỉm trong nước trong trận Hà Nội ngập năm nào cũng khiến cho nhiều người phải tháo chạy khỏi cuộc sống chung cư. Đến như những tòa nhà cao cấp cũng không thoát khỏi những vấn nạn này. Báo Người Đưa Tin cho biết, chất lượng dịch vụ và nhiều cơ sở vật chất tại tại chung cư The Manor hoàn toàn “lộn chiều” với cái danh hiệu tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam. Dù trong 7 năm qua, người dân vẫn đóng phí đầy đủ cho chủ đầu tư Bitexco và đơn vị chịu trách nhiệm việc bảo trì, bảo dưỡng là công ty quản lý Bình Minh Thăng Long. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống máy móc của tòa nhà này đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Hệ thống thang máy của tòa nhà đã bị tổn hại; hệ thống nước thải, báo cháy, bơm nước sạch… cũng rơi vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng; 308/368 đèn cứu hỏa (tính hồi tháng 8/2013) không hoạt động; thiết bị cứu hỏa tại 21 thang máy của tòa nhà cũng chỉ được lắp đặt vào tháng 8/2013 sau 7 năm vận hành…
 
Chưa hết, người dân còn đau đầu với nạn độc quyền gas, dịch vụ viễn thông… khi nhiều chung cư còn chỉ đích danh duy nhất một hãng được phép hoạt động. Không phải lo đối thủ tranh giành, khách hàng có kêu cũng không được gì, các đơn vị cung ứng tiếp tục ung dung tận thu mà không lo bị phạt. Rồi những vụ việc chưa thể thống nhất giữa người mua căn hộ với đơn vị quản lý về mức phí dịch vụ khiến hoạt động tại nhiều chung cư như CT4A Bắc Linh Đàm, hay việc tăng hàng loạt giá dịch vụ ăn theo chung cư tăng giá… xảy ra khá đều đặn, thường xuyên mà chưa thấy được giải quyết ổn thỏa.
 
Trên thực tế, vẫn có nhiều chung cư giành được điểm với khách hàng nhờ dịch vụ quản lý, chăm sóc chuyên nghiệp, tuy nhiên, hầu hết lại nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại. Phú Mỹ Hưng hay Ciputra là ví dụ điển hình. Bên cạnh việc tiếp nhận, và xử lý thông tin trực tiếp qua văn phòng mà những tòa nhà này còn có sinh hoạt cộng đồng trên trang web, người dân có thể cập nhật thông tin thường xuyên trên chính trang web này. Chính vì thế, trong khi thị trường BĐS trầm lắng, giá căn hộ ở đây vẫn có thể giữ được ở mức cao mà không lo “ế”. Sự chênh lệch giữa hai bức tranh này tất yếu sẽ dẫn đến giảm sức cạnh tranh của các khu đô thị Việt Nam và hàng phế phẩm sẽ phải chấp nhận lui vào trong hậu trường.  
 

Tố cáo tham nhũng, có thể được thưởng tiền tỉ!

09/04/2014 07:47 (GMT + 7)
TT - Thanh tra Chính phủ (TTCP) và các cơ quan chức năng đang soạn thảo hai thông tư mới quy định về khen thưởng và sử dụng quỹ khen thưởng về phòng chống tham nhũng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngô Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng, TTCP, cho biết:
- TTCP và các cơ quan liên quan đang tiến hành soạn thảo hai thông tư gồm Thông tư Liên tịch (TTLT) giữa TTCP và Bộ Nội vụ về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng và TTLT giữa TTCP – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính quy định việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng về PCTN.
"Mức thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng có thể lên đến nhiều tỉ đồng, tùy theo số tiền thu hồi được từ việc tố cáo hành vi tham nhũng đó."
Ông Ngô Mạnh Hùng - phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Ảnh: M.Q
Quy định về khen thưởng người tố cáo tham nhũng trước đây đã được TTCP và Bộ Nội vụ ban hành tại thông tư liên tịch số 03 năm 2011, trong đó quy định cụ thể việc khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Thông tư 03 đã quy định các hình thức thưởng và mức thưởng khá đặc biệt so với quy định chung về thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, qua hơn hai năm thực hiện, TTCP tiến hành sơ kết và thấy rằng hiệu quả thực hiện công tác này còn thấp. Theo báo cáo của các bộ ngành, địa phương, số người được khen thưởng chưa nhiều.
Tổng số mới có 35 cá nhân được khen thưởng. Hình thức khen chủ yếu là giấy khen của đơn vị cơ sở và bằng khen của cấp tỉnh, bộ. Chưa có cá nhân nào được khen tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Huân chương Dũng cảm do có thành tích trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Qua đánh giá, TTCP nhận thấy một số quy định về trình tự khen thưởng đặt ra ở thời điểm đó có những nội dung chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn khi tổ chức thực hiện.
Ví dụ như thủ tục khen thưởng là công khai, chưa quy định cụ thể việc giữ bí mật thông tin để bảo vệ người tố cáo. Hoặc để động viên về vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN thì phải có quỹ nhưng gần 3 năm qua kể từ khi có thông tư vẫn chưa lập được quỹ.
Theo quy định trước đây, quỹ khen thưởng về PCTN do Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN quản lý, nhưng mới đây Nghị định của Chính phủ đã giao việc quản lý, sử dụng quỹ cho TTCP, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo TTCP chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, chức năng khẩn trương hoàn thiện các quy định có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng về PCTN.
Một điểm nữa là mức thưởng quy định trong thông tư 03 mặc dù đã khá cao so với mặt bằng khen thưởng chung nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức thưởng còn thấp, chưa thực sự khuyến khích động viên được người tố cáo hành vi tham nhũng nên có nhiều ý kiến kiến nghị nâng mức thưởng cao hơn nữa. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên nên TTCP triển khai xây dựng hai thông tư mới nhằm khắc phục hạn chế của quy định hiện hành, đưa chính sách vào cuộc sống để làm sao việc khen thưởng trong PCTN trở thành động lực, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong PCTN.
* Dự thảo mới đã đưa ra những hình thức khen thưởng như thế nào thưa ông?
- Theo dự thảo thì có 3 hình thức khen thưởng chính liên quan đến việc sử dụng quỹ khen thưởng PCTN gồm Bằng khen của Tổng TTCP, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương dũng cảm.
Thực ra ba hình thức khen thưởng này không phải là mới mà đã được quy định trong TTLT số 03 năm 2011. Dự thảo chỉ cụ thể hóa việc khen thưởng gắn với Quỹ khen thưởng PCTN do TTCP quản lý.
Theo thông tư 03 năm 2011, các bộ, ngành, địa phương có quyền tặng bằng khen; lãnh đạo đơn vị cơ sở được tặng giấy khen. Hiện nay dự thảo đang xây dựng theo hướng các bộ, ngành, địa phương khen thưởng theo quy định chung về khen thưởng người tố cáo.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc về tố cáo hành vi tham nhũng được Trung ương xét khen thưởng và trích thưởng từ Quỹ khen thưởng về PCTN vì quỹ này do TTCP quản lý.
* Vậy mức thưởng cụ thể được quy định như thế nào?
- Các mức khen thưởng hiện hành đã được quy định cụ thể trong TTLT số 03 năm 2011. Ví dụ như Huân chương Dũng cảm được thưởng 4,5 lần lương cơ sở, ngoài ra còn được động viên về vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN với mức 30 lần lương cơ sở. Bằng khen của cấp bộ, tỉnh thì được thưởng 1 lần lương cơ sở, động viên bằng vật chất từ quỹ khen thưởng về PCTN thêm 10 lần lương cơ sở…
Tuy nhiên do quỹ này chưa được hình thành nên các quy định này cũng chưa đi vào cuộc sống, vì vậy mà phải lập được quỹ thì mới có nguồn để thưởng. Trong dự thảo thông tư mới có nhiều ý kiến đề nghị nâng mức thưởng. Do đó, chúng tôi đã đề xuất thưởng gấp 3 lần mức thưởng cũ. Ngoài ra đối với hình thức khen thưởng cao đang nghiên cứu có thể đề xuất trích thưởng trong số tiền mà người có thành tích giúp thu hồi được, tính theo tỉ lệ phần trăm và có quy định mức trần tiền thưởng. Theo đó, mức thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng có thể lên đến nhiều tỉ đồng tùy theo số tiền thu hồi được từ việc tố cáo hành vi tham nhũng đó.
* Thực tế có một vấn đề là có những vụ tố cáo tham nhũng số tiền vi phạm thấp nhưng sức ảnh hưởng của việc tố cáo tham nhũng rất lớn. Điển hình là việc tố cáo tham nhũng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dư luận thấy rằng mức khen thưởng đó quá ít ỏi, thưa ông?
- Đối với vụ việc tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, tại thời điểm Sở Y tế khen thưởng mới chỉ là khen thưởng người tố cáo nói chung và áp dụng như vậy là đúng quy định.
Điều kiện để được khen thưởng theo quy định về PCTN là người có thành tích phát hiện các vụ việc tham nhũng trong phạm vi cơ sở. Lúc đó chưa biết được các đối tượng trong vụ án có phải có hành vi tham nhũng hay không.
Chúng tôi cũng đã tính toán đến việc có hình thức khen thưởng hợp lý đối với những trường hợp tố cáo tham nhũng mà số tiền thu hồi nhỏ nhưng vụ việc lại có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội.
Việc thu hồi bao nhiêu tiền là một trong những căn cứ để xác định thành tích nhưng có những vụ việc không nhất thiết phải thu hồi được tiền mà thành tích đó là sự dũng cảm, tích cực, thậm chí họ đã hi sinh tính mạng, phải chịu thương tật… thì cũng được xem xét để khen thưởng.
Khi xét thành tích phải xét trên góc độ ảnh hưởng, nêu gương trong phạm vi cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức khen thưởng cho phù hợp.
* Việc khen thưởng thường gắn với công khai danh tính cá nhân có thành tích. Như vậy việc bảo vệ đối với người tố cáo hành vi tham nhũng sẽ được thực hiện như thế nào thưa ông?
- Một nguyên tắc xuyên suốt của chính sách thi đua khen thưởng hiện nay là công khai, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt phải áp dụng hình thức khen thưởng không công khai.
Ví dụ như việc khen thưởng về an ninh quốc gia. Đối với việc khen thưởng người tố cáo nói chung và người tố cáo hành vi tham nhũng nói riêng cũng xác định phải thực hiện nguyên tắc bảo vệ bí mật cho người tố cáo. Hình thức bảo vệ trong trường hợp này là phải giữ bí mật về tài liệu, bút tích, thông tin của người tố cáo.
Dự thảo thông tư đưa ra 2 hình thức xét và trao tặng khen thưởng. Một là khen thưởng công khai, áp dụng đối với người có thành tích sẵn sàng chấp nhận việc khen thưởng công khai và việc công khai đó xét thấy không ảnh hưởng đến người được khen thưởng.
Ví dụ thực tế như trường hợp của chị Nguyệt ở Bệnh viện Hoài Đức là người tố cáo đã được khen thưởng công khai. Hai là, khen thưởng không công khai, áp dụng đối với trường hợp cần phải bảo mật thông tin về người tố cáo.
Ngay cả khi người tố cáo đề nghị khen thưởng công khai nhưng cơ quan chức năng xét thấy việc khen thưởng công khai có thể xâm hại đến người tố cáo thì vẫn sẽ quyết định hình thức khen thưởng không công khai. Thực tế có những trường hợp người tố cáo cũng không nhận thức hết được nguy hiểm mà họ phải đối mặt khi họ công khai nhận khen thưởng.
MINH QUANG thực hiện
Không được khen thưởng nên không tố cáo tham nhũng (!)
Năm 2012, TTCP phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện khảo sát xã hội học về tham nhũng. Tại cuộc khảo sát này, có một thực tế là khi hỏi người dân, cán bộ, công chức có sẵn sàng tố giác với cơ quan chức năng khi biết rõ về một hành vi tham nhũng hay không, thì có 42,9% số người được hỏi trả lời rằng ít có khả năng họ sẽ tố cáo. Họ đưa ra nhiều lý do như không tin tưởng ở người có thẩm quyền, người tố cáo không được bảo vệ… nhưng cũng có lý do là không được khen thưởng.

Hàng rong “bao vây” trường học: Mối họa đe dọa học sinh

Thứ tư 09/04/2014 07:23
ANTĐ - Những quầy hàng di động bán bánh mỳ, xúc xích, thịt xiên nướng, trái cây gọt sẵn, sirô đủ màu… được bày bán tràn lan khắp các cổng trường học trên địa bàn Hà Nội, là những món ăn khoái khẩu của học sinh. Tuy nhiên, loại thức ăn đường phố này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức 
khỏe…


Các em học sinh thưởng thức món ăn vỉa hè một cách ngon lành sau giờ tan học

Mua và ăn ngay trên đường

Có mặt tại cổng trường Tiểu học Trần Quốc Toản, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm vào 16h chiều 7-4, chúng tôi đã thấy chủ quầy hàng xúc xích đang tất bật chuẩn bị những xiên xúc xích nướng thơm lừng phục vụ học sinh sau giờ tan học. Ngay sát đó là quầy hàng bán bánh kẹo, những chai nước sirô, bánh đủ mầu sắc được người bán hàng bày trong một chiếc giỏ nhựa đặt trên chiếc bàn nhỏ kê sát vỉa hè. Để thu hút sự chú ý của các em học sinh, chủ quầy hàng này còn treo đầy những dây bim bim, kẹo các loại với mầu sắc xanh đỏ, bắt mắt ngay trên bờ tường. Chưa đầy 15 phút đã thấy gần chục em học sinh mua những món quà vặt này và thưởng thức chúng một cách ngon lành. Nhiều bậc phụ huynh dừng xe để mua cho con những món đồ ăn vặt và cho chúng ăn ngay trước cổng trường, bất chấp khói, bụi từ các phương tiện qua lại.

Tại cổng trường Tiểu học Điện Biên, phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm), chúng tôi bắt gặp không ít hàng quán bày bán các loại bánh kẹo ghi toàn bằng tiếng Trung Quốc như những túi nhỏ kẹo bi xanh, đỏ, kẹo vỉ ngậm, kẹo cao su... Cầm trên tay một gói nhỏ bên ngoài in chữ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, thấy chúng tôi tỏ ý băn khoăn, người bán hàng nhanh nhảu giải thích: “Đây là bánh que cay, 2.000 đồng/ gói”. Tuy nhiên, khi hỏi nguồn gốc của gói bánh này, chúng tôi chỉ nhận được cái lắc đầu, kèm theo câu giải thích: “Những món quà vặt như thế này rất hợp với khẩu vị và túi tiền của học sinh. Thấy bọn trẻ thích nên nhập về bán”.  Cách đó không xa, ngay trước cửa số nhà 48 Quán Sứ là quầy thịt xiên nướng, nhiều em học sinh nữ đang đứng vây quanh. Với giá 8.000 đồng/xiên, những miếng thịt được người bán nướng trực tiếp trên những viên than hồng trông rất mất vệ sinh.

 Dạo qua một số trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận Long Biên như Trường THCS Ngọc Thụy, Trường Tiểu học Ngọc Lâm… chúng tôi cũng thấy khá nhiều túi kẹo xanh đỏ,... không rõ nguồn gốc được bày bán công khai tại một số quầy hàng bán đồ ăn vặt trước cổng trường.

Chỉ cần ngon và rẻ

Còn tại khu vực cổng trường tiểu học Chu Văn An (đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ), quầy bán hàng ăn di động mang tên “Hotdog” vào giờ tan trường khá đông khách. Nhiều món ăn nhanh như xúc xích, pizza, hamburger… không nhãn mác với giá chỉ từ 7.000-20.000 đồng được nhiều em học sinh lựa chọn. Cầm trong tay miếng pizza còn bốc khói có màu sắc khá hấp dẫn, em N.Đ.T – một học sinh lớp 4 cho biết: “Ngày nào bố mẹ cháu cũng cho 15.000 đồng để ăn quà chiều vì sau giờ học ở trường cháu còn phải đi học thêm. Các món ăn ở cổng trường vừa ngon vừa rẻ nên cháu mua luôn cho tiện”. Đối diện cổng trường là một quầy bán thịt xiên nướng nằm ngay trên vỉa hè. Những xiên thịt có giá 6.000 đồng không được che đậy phủ đầy khói bụi luôn thu hút sự chú ý nhiều phụ huynh và học sinh. Điều đáng nói là có không ít em còn hồn nhiên ăn món quà vặt này ngay dưới lòng đường, gây cản trở giao thông.

Tình trạng bán hàng rong ở khu vực cổng trường còn xuất hiện tại trường THCS Thống Nhất (đường Đội Cấn, quận Ba Đình). Ngoài bánh mỳ, hoa quả tẩm muối ớt, xúc xích, bim bim… quầy bán hàng rong di động ở khu vực này còn bán các loại trà sữa, nước trái cây có giá từ 5.000-7.000 đồng/cốc. Nguyên liệu chủ yếu là những loại nước xanh, đỏ, hồng… đựng trong các chai nhựa không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng. Khi được hỏi về vấn đề này, chủ quầy hàng cười trừ: “Nước trái cây là do gia đình sản xuất nên không có nhãn mác nhưng chất lượng thì hoàn toàn yên tâm” ?! Không biết chất lượng của mặt hàng “nhà trồng được” này đến đâu nhưng chúng được tiêu thụ khá mạnh, bởi phần lớn khách hàng là các em học sinh chỉ quan tâm chủ yếu đến vấn đề “ngon và rẻ”.

Nếu như ở các trường khác, hàng rong thường cách cổng chính vài ba mét thì tại trường THCS Ba Đình (đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) vài người bán hàng rong lại ngang nhiên bán hàng ngay cổng trường. Theo đó, vào giờ tan học, các em học sinh thường tập trung tại những quầy hàng này. Do đây là tuyến đường có mật độ giao thông cao, đặc biệt là vào buổi chiều nên hiện tượng trên là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại khu vực này. Ông Vũ Đình Toàn – một người dân sống tại khu vực chia sẻ: “Sự tồn tại của hàng rong ở cổng trường không chỉ tạo ra hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm và tai nạn giao thông. Tuy vậy, lỗi không chỉ thuộc về sự thiếu ý thức của người bán hàng mà còn do chính phụ huynh, học sinh và Ban Giám hiệu các trường”…

(Còn nữa)
Nhóm PV Bạn đọc

Bị đánh thuốc mê, cướp tiền trên máy bay?

09/04/2014 09:04 (GMT + 7)

           Nạn nhân N.T.T. vật vã tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương tối 8-4 - Ảnh: G.Minh

TT - Một nữ hành khách đi máy bay từ sân bay Vinh (Nghệ An) tới Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trên chuyến bay BL521 của Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) ngày 8-4 khai báo bị chuốc thuốc mê, sau đó bị mất 900 triệu đồng.

Cho tới tối, hành khách này vẫn đang nằm tại khoa nhiễm Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để theo dõi và chờ kết quả xét nghiệm về nghi vấn bị “đầu độc” trên chuyến bay để cướp tài sản.

Nạn nhân khai báo bị đầu độc

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, lúc 10g35 ngày 8-4, khi máy bay Airbus A320 của JP hạ cánh và chạy vào chỗ đậu, chị N.T.T. (28 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) vẫn ngủ mê man, phải có người gọi dậy.

Theo một tiếp viên, khi chị T. ra khỏi máy bay thì thấy chị T. khóc. Tại nhà ga sân bay, nhân viên mặt đất của JP cũng thấy chị T. ngồi khóc, đến hỏi thăm thì chị T. không trả lời mà chỉ biết khóc.

Mãi cho đến khi người nhà của chị T. tới mới biết chị T. bị mất tiền để trong túi xách mang theo người khi ngồi trên máy bay.

Nguồn tin từ lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc chị T. bị đánh thuốc mê, cướp tài sản trên máy bay, lực lượng an ninh sân bay nhanh chóng chuyển hồ sơ cho Công an P.2, Q.Tân Bình thụ lý.

Tuy nhiên, khi lực lượng an ninh sân bay cùng thân nhân của chị T. tới trụ sở công an phường, chị T. có thái độ không muốn vào trụ sở.

Người thân của chị phải dìu từ xe vào trụ sở, vào tới nơi chị T. kêu mệt, lại quay ra xe nằm ngủ.

Sau khi ngủ, chị T. trở vào, theo các cán bộ công an là rất tỉnh táo. Các cán bộ công an đề nghị chị T. hợp tác, khai báo diễn biến việc bị chuốc thuốc mê hay đầu độc.

Ngoài việc khai báo lúc trên máy bay có hai người đàn ông ngồi bên cạnh mời chị T. uống một chai nước suối, sau khi uống xong không còn biết gì nữa, chị T. chỉ có câu trả lời “No biết! No trả lời!” cho mọi câu hỏi khác, sau đó khóc lóc, kêu buồn ngủ và lại ra ôtô nằm.

Nhiều điều khó hiểu

Các cán bộ của Công an P.2 và cảnh sát hình sự Công an Q.Tân Bình cùng người nhà đưa chị T. tới Bệnh viện Q.Tân Bình, Bệnh viện Thống Nhất, cuối cùng là Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để làm các xét nghiệm.

Trong suốt hành trình từ trụ sở Công an P.2 tới các bệnh viện, chị T. thường xuyên kêu người thân đưa về nhà, không có bệnh gì nên không phải vào viện.

Tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, một điều dưỡng cho biết chị T. có thái độ không hợp tác với các bác sĩ, không chịu lấy mẫu xét nghiệm và luôn miệng đòi đưa thuốc để uống cho... chết luôn.

Chiều qua, anh Đ. (chồng chị T.) cho biết vợ chồng anh chị dự định mua một ngôi nhà tại Đông Hòa (thị xã Dĩ An, Bình Dương), chị T. về quê để mang tiền vào thanh toán tiền nhà.

“Giờ vợ tôi còn hoang mang lắm, không tỉnh táo nên không thể trả lời gì được. Nhưng việc vợ chồng tôi mất 900 triệu đồng là rõ rồi đó, mong công an sớm tìm ra” - anh Đ. nói.

Theo tìm hiểu, chị T. làm thủ tục hàng không, ngồi tại số 7B (ghế ngồi ở giữa), bên cạnh hai người đàn ông. Hai nam hành khách này đều là người trước đó mua vé máy bay từ TP.HCM ra Vinh và ngày 8-4 quay trở lại.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an Q.Tân Bình liên lạc qua điện thoại và trực tiếp trao đổi với hai hành khách trên.

Hầu hết các kết quả xác minh cho thấy đây là những hành khách có uy tín, địa vị và kinh tế ổn định, không có dấu hiệu nghi vấn.

Bộ phận an ninh soi chiếu sân bay Vinh cũng báo cho đại diện JP về việc xem lại hình ảnh lưu trên hệ thống, qua đó xác định không có dấu hiệu nào cho thấy trong các hành lý xách tay giống như của chị T. có nhiều tiền.

Hơn 20g cùng ngày, nguồn tin từ Công an Q.Tân Bình cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể chị T. không có bất kỳ loại chất độc, chất gây mê nào.

GIA MINH - LÊ NAM

Một lần tội, hai lần tù

09/04/2014 09:52 (GMT + 7)

Đỗ Minh Toàn làm việc nhà sau khi ra tù - Ảnh: Tâm Lụa
TT - Sau khi được Chủ tịch nước đặc xá, anh Đỗ Minh Toàn (23 tuổi, ngụ tại xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) vẫn tiếp tục bị xét xử và bị bắt đi tù khi hành vi phạm tội đã được xét xử và chấp hành xong án phạt.
Khi phát hiện vụ việc này, Viện KSND tối cao đã quyết định trả tự do cho anh Toàn và xác định bản án phúc thẩm của TAND TP Hà Nội tuyên phạt án tù với anh Toàn là trái pháp luật.
Tiếp tục đi tù sau khi được đặc xá
"Tôi không hiểu nổi cho về rồi lại bắt người ta đi tiếp. Gia đình Toàn rất “hoàn cảnh”. Địa phương đang tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa để anh Toàn hòa nhập với cộng đồng "
Ông Phan Huy Tòng 
(phó trưởng Công an xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ)
Năm 2009, Đỗ Minh Toàn cùng bạn bè rủ nhau lên thị xã Sơn Tây chơi và có sự va chạm, đánh nhau. Sau đó, anh Toàn bị TAND thị xã Sơn Tây xử phạt 54 tháng tù giam về hai tội “cố ý gây thương tích” và “gây rối trật tự công cộng”. Ngay sau khi tòa tuyên phạt, anh Đỗ Minh Toàn có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Vụ án tiếp tục được đưa ra xét xử phúc thẩm tại TAND TP Hà Nội vào ngày 22-3-2011, HĐXX tuyên giảm án cho anh Đỗ Minh Toàn còn 42 tháng tù giam. Ngày 27-4-2011, Đỗ Minh Toàn bị bắt đi thi hành án tù tại trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình).
Ông Đỗ Văn Khang (51 tuổi, bố ruột của anh Toàn) cho biết sau khi Toàn bị bắt đi chấp hành án tù được vài tháng thì ông nhận được quyết định giám đốc thẩm của TAND tối cao gửi về gia đình tuyên hủy án phúc thẩm của TAND TP Hà Nội. Như vậy, theo trình tự tố tụng, vụ án sẽ phải được xét xử lại. Tuy nhiên, TAND TP Hà Nội chưa đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm lại nên anh Toàn vẫn phải chấp hành hình phạt tù. Trong khi đó, trong quá trình cải tạo, anh Đỗ Minh Toàn đã chấp hành nghiêm nội quy của trại giam, có tinh thần phấn đấu để tái hòa nhập cộng đồng nên được giảm án, tha tù theo quyết định ngày 29-8-2013 của Chủ tịch nước.
Sau khi được đặc xá và trở về nhà được 10 ngày thì anh Toàn nhận được quyết định của TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Lúc này, cả hai bố con anh Toàn đều ngạc nhiên, không hiểu tại sao vì anh Toàn chấp hành xong hình phạt tù, được trả tự do rồi nhưng TAND TP Hà Nội vẫn tiếp tục đưa vụ án ra xét xử.
Tại phiên xét xử phúc thẩm lần 2 ngày 25-9-2013, TAND TP Hà Nội tuyên y án sơ thẩm 54 tháng tù đối với anh Toàn. Ngày 28-1-2014, Công an huyện Phúc Thọ đến bắt anh Toàn đi thi hành án theo án phúc thẩm. Do thời điểm này gần Tết Nguyên đán nên gia đình anh Toàn xin hoãn thi hành án đến ra tết và được chấp thuận. Đến ngày 14-2-2014, anh Toàn đến Công an huyện Phúc Thọ để chấp hành hình phạt tù, sau đó được chuyển đến trại tạm giam số 1 (Công an TP Hà Nội) để chờ chuyển trại.
Cùng thời gian này, ông Đỗ Văn Khang liên tục gửi đơn khiếu nại đến Viện KSND tối cao và TAND tối cao khiếu nại về việc con ông bị bắt thi hành hình phạt tù sau khi được đặc xá. Nhận được đơn của gia đình, cán bộ Viện KSND tối cao vào trại tạm giam số 1 làm việc với anh Đỗ Minh Toàn và xác định việc khiếu nại của ông Khang là đúng. Do đó, ngày 4-4-2014, Viện KSND tối cao có quyết định trả tự do cho anh Đỗ Minh Toàn. Quyết định do ông Vũ Huy Thuận, vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự Viện KSND tối cao, ký nêu rõ: trả tự do cho Đỗ Minh Toàn vì bản án hình sự phúc thẩm số 751 ngày 25-9-2013 của TAND TP Hà Nội xét xử sau khi có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước là trái luật, vi phạm quy định tại khoản 6, điều 107 và điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Viện KSND tối cao yêu cầu giám thị trại tạm giam số 1 trả tự do cho Đỗ Minh Toàn nếu Đỗ Minh Toàn không bị tạm giữ về một tội khác.
Không hiểu vì sao
Chiều 4-4-2014, trại tạm giam số 1, Công an Hà Nội công bố quyết định trả tự do cho anh Đỗ Minh Toàn và làm các thủ tục để anh Toàn về với gia đình.
Chiều 8-4, chúng tôi gặp anh Toàn tại nhà riêng. Sau khi anh bị bắt đi lần thứ hai, ngôi nhà anh ở Sen Chiểu vốn đã buồn nay lại càng buồn hơn vì cả bố lẫn anh trai anh Toàn đều phát bệnh nặng. “Em biết em có tội chứ không oan, nhưng em đã đi thi hành hình phạt tù, được đặc xá trở về rồi lại bị bắt đi thi hành án tiếp. Cả em, cả gia đình, bà con lối xóm đều không hiểu lý do tại sao em lại bị bắt đi một lần nữa. Đúng là một lần tội hai lần tù. Mấy lần em cũng hỏi TAND TP Hà Nội nhưng họ chỉ nói xử theo quyết định giám đốc thẩm. Giờ em được ra tù là mừng rồi, không mong muốn gì hơn nữa...” - Toàn nói với vẻ mệt mỏi.
“Tôi thấy con tôi đã chấp hành án tù về rồi mà còn bắt đi nữa thì ngạc nhiên lắm. Tôi nghĩ họ bắt con tôi đi như thế là sai, tôi làm đơn rồi đạp xe đi gửi khắp nơi. Mà tôi không còn sống được bao lâu nữa rồi, tôi vừa phát hiện mình bị ung thư gan. Anh trai thằng Toàn sau khi em bị bắt lần 2 thì tự dưng cũng bị tâm thần, nằm li bì cả ngày, không ăn uống...” - ông Khang vừa nói tới đó thì Toàn ngắt lời: “Bố, bố đừng nói nữa...”, rồi òa khóc. “Gia đình đưa đi khám, bác sĩ nói anh bị mất trí nhớ do suy nghĩ nhiều quá. Ăn tết xong anh ấy vẫn còn bình thường, thế mà em đi về đã thấy anh bị thế này!” - Toàn nói trong nước mắt.
Cho đến thời điểm này, gia đình và cá nhân anh Toàn đều không nắm được những thủ tục này, họ chỉ biết rằng người được về, được tự do là mừng rồi.
Lãnh đạo TAND TP Hà Nội không biết vụ việc
Chiều 8-4, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Đức Bình - chánh án TAND TP Hà Nội - và ông Nguyễn Hữu Chính - phó chánh án TAND TP Hà Nội - để hỏi vì sao lại có bản án phúc thẩm lần 2 đối với anh Đỗ Minh Toàn, vì sao lại có quyết định thi hành án sau khi anh Toàn đã chấp hành xong bản án thì cả hai vị lãnh đạo này đều trả lời chưa biết gì về sự việc. Khi được thông tin về nội dung này, lãnh đạo TAND TP Hà Nội cho biết sẽ kiểm tra lại sau.
TÂM LỤA - MINH QUANG

Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ


cuhuyhavu-04072014-600
TS Cù Huy Hà Vũ và vợ LS Nguyễn Thị Dương Hà, cùng cô Jenifer L Neidhart de Ortiz, đặc trách nhân quyền của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặt chân xuống phi trường Dulles International Airport, ngày 7 tháng 4, 2014.
Courtesy BPSOS
Phát ngôn viên Spencer Cryder của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm nay nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ.
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam đã được trả tự do và đến Hoa Kỳ chữa bệnh.
Tin tức cho hay ông Vũ, 57 tuổi, và vợ là bà Nguyễn Thị Dương Hà đến Washington ngày hôm qua. Có tin nói rằng ông được đưa từ trại giam Thanh Hóa ra phi trường Nội Bài, Hà Nội, để đi Mỹ.
Một người thân của ông ở Hoa Kỳ cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết ông Vũ khá mệt sau chuyến bay dài giờ từ Việt Nam sang Mỹ, nên rất tiếc, chưa thể tiếp xúc với báo chí trong lúc này.
Hiện vẫn chưa rõ ông bà Cù Huy Hà Vũ có ý định xin ở lại Mỹ hay không?
Đáng lý ra, một nhà tranh đấu như ông Cù Huy Hà Vũ không bị giam cầm, vì những gì ông Vũ đã làm chỉ nhằm bày tỏ quan điểm, sử dụng quyền được tự do phát biểu.

Phil Robertson, HRW
Đón nhận tin này, từ Bangkok, ông Phil Robertson, đại diện của Tổ Chức Quan Sát Nhật Quyền Human Rights Watch cũng lên tiếng bày tỏ sự vui mừng trước tin ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, nói thêm rằng đặc biệt đối với trường hợp một người bị bệnh nặng trong lúc bị nhà nước bỏ tù một cách oan ức.
Ông Robertson còn nói thêm là đáng lý ra, một nhà tranh đấu như ông Cù Huy Hà Vũ không bị giam cầm, vì những gì ông Vũ đã làm chỉ nhằm bày tỏ quan điểm, sử dụng quyền được tự do phát biểu.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt ngày mùng 5 tháng 11 năm 2010 ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó bị đưa ra tòa và bị kêu án 7 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước khi bị bắt giữ, ông đã cho phổ biến các bài viết kêu gọi dân chủ hóa Việt Nam, chống khai thác bauxite và đòi sửa lại bản hiến pháp không dành độc quyền cai trị cho đảng cộng sản.
Ông còn tố cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật khi cho lệnh khai thác bauxite và một số vụ việc khác.

Bắt giữ đường dây buôn lậu xăng, dầu bằng đường biển

(LĐO) C.TÙNG - 3:44 PM, 08/04/2014

Khoản 22h30 đêm 7.4, lực lượng CSGT đường thủy đã bắt giữ một tàu buôn lậu hơn 100.000 lít dầu FO ngay tại phao số 4, luồng hàng hải, vùng biển Vũng Tàu.
Con tàu được xác định đã tham gia vào việc buôn lậu dầu, có tên là Vina BunKer 02 của Công ty Cổ phần cung ứng tàu biển Vina do thuyền trưởng Nguyễn Văn Tập (sinh năm 1955, thường trú tại Thủy Nguyên, Hải Phòng) điều khiển. Khi kiểm tra, thuyền trưởng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số dầu trên.

Trước đó, chiều 7.4, Cơ quan ANĐT Bộ Công an cũng đã công bố thông tin về vụ án buôn lậu xăng dầu quy mô lớn trên vùng biển Thanh Hóa. Theo thông báo, qua công tác trinh sát, Cục An ninh Kinh tế tổng hợp phát hiên, tại vùng biển Thanh Hóa diễn ra hoạt động buôn lậu xăng dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh kinh tế.

Từ những thông tin đã thu thập được, vào lúc 4 giờ ngày 17.12.2013, tại cửa Hới - Thanh Hóa, Tổng cục An ninh II đã huy động trên 170 cán bộ, trinh sát bắt quả tang 2 tàu An Bình 126 và An Bình 01 cùng 10 thuyền viên đang thực hiện hành vi buôn lậu 1.640 tấn dầu.

Ngay sau khi bắt giữ tang vật, cơ quan điều tra đã làm rõ đối tượng chính điều hành đường dây này là Nguyễn Trường Sơn (biệt danh “Sơn sắt”) Giám đốc Cty TNHH Hoàng Sơn, có trụ sở tại Thanh Hóa và vợ là Nguyễn Thanh Phương. Nguyễn Trường Sơn đã móc nối mua dầu lậu của những đối tượng người nước ngoài.

Sau khi thống nhất số lượng, chủng loại và giá, các đối tượng người nước ngoài vận chuyển xăng, dầu vào vùng biển Thanh Hóa. Sơn và Phương tiến hành chuyển tiền và tổ chức giao, nhận hàng trên biển theo một tọa độ mà hai bên đã định trước.

Để thực hiện được vận chuyển xăng dầu trên biển và che mắt các cơ quan chức năng, hai vợ chồng Sơn - Phương đã thành lập thêm Công ty TNHH Thương mại và Vận tải xăng dầu An Bình và thuê Hoàng Kiếm Bình làm Giám đốc với nhiệm vụ là điều các tàu đi nhận hàng.

Các đối tượng thường xuyên sử dụng 1 tàu có trọng tải 5.300 tấn và 1 tàu quốc tịch nước ngoài để vận chuyển về VN mỗi lần từ 2.000 - 5.000 tấn xăng hoặc dầu. Mỗi tháng trung bình vợ chồng Sơn - Phương vận chuyển về VN 2 chuyến

Tàu vận chuyển xăng, dầu từ nước ngoài về được neo đậu tại vùng biển giáp ranh giữa Nam Định và Thanh Hóa để từ đó chuyển sang những tàu nhỏ để vận chuyển vào bờ.

Sơn tiếp tục sử dụng pháp nhân của Cty TNHH Hoàng Sơn để hợp thức hóa chứng từ và xuất bán cho các công ty xăng dầu tại các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Nghệ An.

Theo ước tính của cơ quan điều tra, trung bình mỗi tháng nhóm đối tượng trên nhập lậu vào thị trường nội địa khoảng 5.000 - 10.000 tấn xăng, dầu và đã trốn số tiền thuế nhập khẩu xăng dầu khoảng 20 - 25 tỉ đồng/tháng.

Cơ quan ANĐT cũng đã đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với các đối tượng: Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Văn Tha về tội buôn lậu.

Riêng đối tượng Hoàng Kiếm Bình do không có mặt tại địa phương, nên đã ra quyết định truy nã và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an Thanh Hóa tiến hành truy bắt.

Cũng theo thông báo của cơ quan ANĐT thì các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội và khai báo về nhiều vụ việc buôn lậu trót lọt trước đó.

PICS& VIDEO : BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TP IRVINE KẾT NGHĨA VỚI TP NHA TRANG





















CẢM ƠN ANH CHỊ BÊN FB ..KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ & VỮNG CHÍ ĐẤU TRANH .