Wednesday, September 3, 2014

Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu

(ĐSPL) - Rất nhiều hộ dân sinh sống tại xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa đang rất bức xúc vì đã nhiều năm nay người dân xã này đã phải oằn mình gánh hàng chục khoản thu khác nhau, trong đó có những khoản thu rất vô lý.

Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu  - Ảnh 1
Vợ anh Hoàng Văn Quy đang trao đổi với PV về các khoản thu khiến gia đình chị phải oằn mình ra để đóng góp.
"Đè cổ" dân thu hàng chục khoản thu khác nhau.
Thực tế này đang khiến người nông dân nghèo ở xã thuần nông như Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa rất bất bình, bức xúc. 
Theo phản ánh của người dân, họ đang phải è cổ đóng các loại như phí làm đường, phí xây nhà văn hóa, phí vệ sinh đường, quỹ văn hóa, quỹ bê tông nhà văn hóa, quỹ thiết chế nhà văn hóa, quỹ khuyến học,... mỗi khẩu phải đóng hàng chục khoản phí, với mức đóng lên đến cả tiền triệu/vụ mà trong đó các khoản cao nhất là khoản xây dựng nông thôn mới. 
Qua tìm hiểu được biết, việc thu phí vụ 5 (vụ chiêm, dân địa phương thường gọi vụ chiêm là vụ 5 (tháng 5) và vụ 10 là vụ mùa (tháng 10)- PV) năm 2014, riêng UBND xã Thiệu Công tiến hành thu 4 khoản phí gồm: khoản thu phí 20kg lúa/sào/năm (thu kích cầu xây dựng nông thôn); quỹ người cao tuổi/khẩu/năm; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp, xã Thiệu Công tiến hành thu phí quản lý HTX và các khoản thu dịch vụ nông nghiệp khác gồm có: Khuyến nông, xây dựng kênh mương và bảo vệ thực vật với tổng của ba khẩu thu là 11,5kg/sào. Địa bàn toàn xã Thiệu Công cũng tiến hành thu nhiều khoản thu khác nhau với mục đích để duy trì hoạt động của xã và thôn. Trong đó có nhiều khoản thu mà người dân trong toàn xã không được biết là thu để làm gì, nhưng họ vẫn phải đóng như: phí xây dựng nông thôn, khoản thu này xã đã tiến hành thu (thu kích cầu xây dựng nông thôn) với số tiền là 381.000đ, nhưng ở các thôn lại vẫn tiếp tục tiến hành thu, với số tiền của khoản phí này là 458.600đ.
Anh Hoàng Văn Quy, trú ở thôn Liên Minh, xã Thiệu Công cho biết, nhà anh có 4 khẩu, với 1 sào ruộng, tuy chỉ có một sào nhưng vụ này nhà anh Quy cũng phải đóng góp mất hơn 1 triệu đồng tiền các khoản cho xã và thôn. “Các anh thấy đó, như vụ này là được mùa may ra sào ruộng đó được hơn 3 tạ lúa, tính ra làm 5 tháng trời mỗi tháng được 60kg lúa, nào là tiền phân, giống, công cày bừa thì lỗ to anh à. Những các khoản của xã và thôn vẫn bắt buộc phải đóng, nếu không thì cả ngày bị rêu rao trên loa truyền thanh của cả thôn và xã thì nhục lắm", chị vợ anh Quy đang bế đứa bé khóc thét chia sẻ với PV.
Khi tìm hiểu vụ 5 vừa qua, nhà anh Quy phải đóng những khoản sau: Phí quản lý HTX 630.300đ, thu xây dựng nông thôn 381.000đ, thu xây dựng thôn 458.600đ + 60.000đ tiền rác, quỹ đền ơn 22.000đ, giao thông 110.000đ, CSNCT 20.000đ, quốc phòng 40.000đ (tổng cộng là 1.154.900 đồng), cộng với 4 khoản thu của xã như đã nêu ở trên.
Trong đó chưa kể đến hàng loạt các khoản thu dịch vụ của HTX. Có một điều đặc biệt là khi tiến hành thu thì ở các phiếu thu của cả xã và thôn thu số tiền lên đến cả tiền trăm nghìn nhưng đó chỉ là một phiếu thu thông thường không hề có đóng dấu của đơn vị thu.
Ở thôn Liên Minh, khi PV tìm hiểu được biết, gia đình anh Kỳ Lân cũng đóng góp các khoản tương tự như gia đình anh Quy với số tiền lên đến cả triệu đồng trong vụ 5 này, nhưng trong phiếu thu của hộ gia đình này có những khoản thu khiến người dân cũng không hiểu đó là khoản thu gì như: thu thiết chế nhà văn hóa 37.750đ (trong khi đó gia đình anh cũng phải đóng cả hai lần quỹ xây dựng nhà văn hóa cho cả xã và cả thôn ở mức 381.000đ và 458.600đ). Tổng số tiền hộ anh Kỳ phải đóng cho phiếu thu này là 532.450đ, cộng với một khoản thu ở phiếu thu khác là thu đất sản thôn vụ 5/2014 là 330.000đ thì tổng số tiền hộ anh Kỳ Lân phải đóng là 862.450đ.
"Có nhiều khoản đóng góp vô lý, chúng tôi có biết và có ý kiến nhưng thôn lại tiến hành họp thôn và lấy ý kiến rồi lại thống nhất nhưng chúng tôi cũng không đồng ý nhưng có được đâu, cuối cùng rồi lại phải đồng ý theo kiểu gượng ép, mặc cho đa số các thành viên trong cuộc họp hôm đó không đồng ý nhưng thôn vẫn ký là 'các thành viên thống nhất cao' với khoản thu đó nêndân nghèo chúng tôi vẫn phải đóng", bác Phạm Văn G. một người dân thôn Xuân Quan 2 cho biết.
Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu  - Ảnh 2

Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu  - Ảnh 3
Phiếu thu sản vụ 5/2014 của hộ anh Kỳ Lân nhưng không có dấu của UBND xã Thiệu Công.
Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu  - Ảnh 4
Trong khi đó ở một phiếu thu khác thì lại có dấu của UBND xã đóng.
Một hộ gia đình ở thôn Nhân Mỹ cho biết, diện tích ruộng chính của gia đình chỉ có 2 sào lúa, nhưng trong vụ 5 vừa rồi gia đình này cũng phải đóng hơn chục khoản thu khác nhau. Trong đó nhiều khoản mà thôn đứng ra thu, mỗi khoản thu đều ghi vào phiếu thu nhưng ở phiếu thu này lại không có đóng dấu của UB xã, mà chỉ ghi là phiếu thu.
“Dân chúng tôi chỉ biết è cổ ra đóng là đóng chứ có biết là thu thế nào là đúng là sai đâu”, một hộ dân thắc mắc. Ở một hộ dân khác của thôn này thống kê, trong vụ 5 vừa qua hộ gia đình bác phải đóng 15 khoản thu khác nhau với số tiền gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, thu nhập từ 2 sào lúa mà gia đình ông làm cũng không được là bao nhiêu. “Với những khoản thu trên, gia đình tôi phải cố gắng lắm mới có thể đóng nổi, vì là hộ nghèo có hai ông bà già với nhau nhưng vẫn phải chắt chiu để có tiền đóng đầy đủ các khoản nếu không đóng thì cũng bị bêu tên trên loa truyền thanh”.
"Không thu thì lấy gì làm nông thôn mới?" (!)
Tại chỉ thị 24/2007/CT-TTg ngày 1/11/2007, về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các qui định của pháp luât về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, Thủ tướng chỉ đạo: "Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện. HĐND, UBND các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng".
Mang những điều người dân nơi đây đang bức xúc tìm đến trao đổi với ông Tạ Minh Hoàn – Chủ tịch UBND xã Thiệu Công thì được ông Hoàn cho biết: "Tất cả các khoản thu đó là do thôn thu chứ xã chúng tôi không liên quan. Những khoản thu như các anh phản ánh là có thật nhưng, đó là các khoản đã nằm trong phương án đã được UBND xã và HĐND xã thông qua, đồng ý cho các thôn thu nên các thôn mới thu như thế. Xã chúng tôi không thu thêm khoản gì ngoài 4 khoản thu là; phí 20kg lúa/sào/năm (thu kích cầu xây dựng nông thôn); quỹ người cao tuổi 5.000 đồng/khẩu/năm; quỹ đền ơn đáp nghĩa 22.000đ; quỹ an ninh quốc phòng 40.000đ/năm. Chúng tôi thu thế là để xây dựng cho dân, và để tiến hành xây dựng nông thôn mới vì đến nay chúng tôi mới đạt có 14 tiêu chí thôi".
Thanh Hóa: Dân nghèo oằn lưng gánh cả chục khoản thu  - Ảnh 5
Ông Tạ Minh Hoàn – Chủ tịch UBND xã Thiệu Công đang trao đổi với PV.
Khi PV hỏi ông Hoàn về tổng số các khoản mà cả thôn và xã thu của dân như thế là bao nhiêu khoản tất cả thì ông Hoàn ấp úng và nói: “Làm sao tôi biết được, vì đó là các khoản thu của thôn và của HTX nên tôi không thể biết hết được”.
Theo điều tra PV được biết, vừa qua trên địa bàn xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa người dân nơi đây đang phải gánh tổng các khoản thu là trên 15 khoản thu với những khoản thu “trời ơi, đất hỡi”. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn phải đóng cho xong "chứ nếu không khi gia đình có việc xin con dấu họ lại gây khó khăn cho con em" (?).
Trong khi đó, cũng trao đổi về vấn đề này thì ông Trịnh Đình Thai -  Bí thư Đảng bộ xã Thiệu Công nói: "Anh em chúng tôi rất quan tâm đến các khoản thu này, đó là thu để làm cho dân chứ chúng tôi có làm gì đâu. Tất cả các khoản thu đó đều đã được bàn bạc và thống nhất trong Đảng ủy, UBND, có ý kiến đến các anh đó chỉ là những trường hợp cá biệt, tôi thừa nhận là có thật đó là những trường hợp muốn hưởng lợi nhưng lại không muốn đóng góp ấy mà! Trong đó có một số hộ họ cố tình chống đối nhưng anh em chúng tôi làm tất cả đều vì phong trào của địa phương cả chứ chúng tôi cũng không tơ hào gì ở đây cả".
 07:10 AM, 04-09-2014
PHONG TRẦN - TRẦN THỦY

Tổng Thống Obama cho tăng cường lính bảo vệ tòa Ðại Sứ Mỹ ở Iraq

WASHINGTON (AFP) - Tổng Thống Barack Obama ra lệnh đưa thêm 350 lính tới Baghdad để bảo vệ các cơ sở và nhân viên ngoại giao Mỹ ở thủ đô Iraq, theo Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Ba.

Lời loan báo này được đưa ra chỉ ít giờ sau khi lực lượng Quốc Gia Hồi Giáo (IS hay còn gọi là ISIL) phổ biến một đoạn video cho thấy một phiến quân bịt mặt, nói giọng Anh, cắt đầu một nhà báo Mỹ.


Tổng thống Obama ra về sau khi diễn thuyết về tình bang giao giữa Hoa Kỳ và Estonia tại Estonia, hôm 3 tháng Chín, 2014. ((Hình: SAUL LOEB/AFP/Getty Images)

Nhóm IS đã tuyên bố thành lập một lãnh thổ Hồi Giáo trong khu vực do họ kiểm soát tại biên giới Syria và Iraq, sau khi đã tràn qua phần lớn khu vực của người giáo phái Sunni nằm về phía Bắc thủ đô Baghdad rồi sau đó tiến tới vùng sinh sống của người theo Thiên Chúa Giáo và người thiểu số Yazidi.

Quân đội Mỹ đã mở ra các cuộc không tập nhắm vào vị trí của IS tại Iraq và gửi hàng trăm binh sĩ nhằm bảo vệ an ninh cho giới chức ngoại giao ở Iraq.

“Tổng thống ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng đáp ứng yêu cầu của Bộ Ngoại Giao là gửi thêm khoảng 350 quân nhân đến Baghdad để bảo vệ các cơ sở và nhân viên ngoại giao của chúng ta,” theo một bản thông cáo của Tòa Bạch Ốc.

“Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ Iraq nhằm chống lại ISIL, vốn là mối đe dọa không chỉ cho Iraq, nhưng cũng cho cả vùng Trung Ðông cùng là nhân sự và quyền lợi của Mỹ trong vùng.”

Ông Obama, ghé đến Estonia rồi đến dự cuộc họp thượng đỉnh của NATO ở Wales, “sẽ tham khảo với các đồng minh NATO về việc có thêm các biện pháp đối phó với ISIL và thành lập một liên minh quốc tế nhằm thi hành chiến lược bảo vệ dân chúng cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống ISIL,” theo bản thông cáo.

Việc tăng cường nhân sự an ninh ở Baghdad sẽ nâng lực lượng bảo vệ tại đây lên khoảng 820 người, theo phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, Phó Ðô Ðốc John Kirby. (V.Giang)
09-03-2014 5:25:37 PM
Theo Người Việt

PICS:Năm phụ nữ trong nội các mới của Nhật Bản

PNO - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 3/9 đã đề cử năm phụ nữ vào nội các mới của mình, một động thái nhằm sử dụng tốt hơn những phụ nữ có chuyên môn cao nhưng chưa có điều kiện phát huy năng lực.

    Tân nội các Nhật Bản với 5 nữ bộ trưởng - Ảnh: Xinhua
    Năm tân thành viên nữ chiếm gần một phần tư của nội các 18 người của Nhật Bản và tiến đến gần mục tiêu ông Abe đã tuyên bố về tỷ lệ phụ nữ ở các vị trí cấp cao. "Một xã hội trong đó những phụ nữ xuất sắc là một trong các trụ cột lớn của chính phủ", Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga phát biểu tại cuộc họp báo trước khi công bố danh sách thành viên tân chính phủ.
    Thủ tướng Abe đã nhiều lần nói về sự cần thiết phải đưa thêm phụ nữ vào lực lượng lao động để thu hẹp khoảng cách về giới đang tăng lên trong thị trường lao động. Ông nói rằng ông muốn đến năm 2020, phụ nữ phải chiếm 30% các vị trí cấp cao trong kinh doanh và và chính trị, để giảm thiểu sự thiếu hụt lực lượng lao động do số lượng về hưu ngày càng tăng.
    "Chúng tôi phải xem xét lại ý tưởng nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của nam giới”, ông Abe nói trong một bài phát biểu đầu năm nay. "Nguồn lực chúng ta chưa sử dụng lớn nhất là sức mạnh của phụ nữ", ông Abe nói và khẳng định: "Nhật Bản phải là một nơi để phụ nữ có cơ hội tỏa sáng". Số liệu của chính phủ cho thấy chỉ có 11% các chức vụ quản lý đang nằm trong tay phụ nữ Nhật, 43% ở Hoa Kỳ và 39% ở Pháp.
    Ba bộ trưởng nữ trong tân nội các của Nhật: Yuko Obuchi (trên), Midori Matsushima (giữa) và Haruko Arimura - Ảnh: Getty, ProgresoWeekly, Kidzania Journal  
    Các nhà quan sát nói rằng đảng LDP cầm quyền, pháo đài thâm niên cố cựu đã cai trị Nhật Bản trong gần 60 năm qua, nay cần phải “thay máu”, dù mới chỉ ở các cấp thấp. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm các thành viên nữ - trong nội các trước chỉ có hai người - đánh dấu một thay đổi quan trọng cho một chính phủ bị chi phối bởi những người đàn ông lớn tuổi, nơi việc xuất hiện của phụ nữ chỉ như một sự tô điểm.
    Một phụ nữ được trao ghế Bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp là bà Yuko Obuchi, 40 tuổi, con gái của cựu Thủ tướng Keizo Obuchi. Trước đây, khi mới 34 tuổi (năm 2008), bà từng làm Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và bình đẳng giới trong nội các của Thủ tướng Taro Aso, và giữ kỷ lục là nữ bộ trưởng trẻ nhất của Nhật Bản.
    Các nữ chính khách khác được đề cử lần này đáng chú ý còn có Midori Matsushima, 58 tuổi, vào chức vụ Bộ trưởng Tư pháp, và Haruko Arimura, 43 tuổi, sẽ làm Bộ trưởng phụ trách các hoạt động của phụ nữ.
    Năm phụ nữ trong nội các mới của Nhật Bản (từ trái sang phải): Midori Matsushima, Eriko Yamatani, Yuko Obuchi, Haruko Arimura và Sanae Takaichi - Ảnh: AFP
    CẨM HÀ (Theo AFP, Kyodo)

    Bánh Trung Thu, niềm mơ ước của trẻ em nghèo

    QUẢNG NAM (NV) - Với trẻ em, đặc biệt là trẻ em nhà nghèo, Trung Thu bao giờ cũng ẩn chứa phép màu huyền nhiệm nào đó. Những phép màu ấy đôi khi nằm gói gọn trong chiếc lồng đèn ông sao hoặc chiếc bánh Trung Thu của cha mẹ mua cho.


    Vui múa lân Trung Thu tại một miền quê miền Trung. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

    Thế nhưng một số trẻ em nghèo ở huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chưa bao giờ biết mùi vị bánh Trung Thu, tất cả những gì các em cảm nhận được chỉ là màu sắc rực rỡ của những hộp bánh bỏ đi.

    Nỗi lo đầu mùa mưa

    Bé Bảo Trâm, ở xã Trà Bui, Trà My, tỉnh Quảng Nam kể, “Nhà cháu chưa bao giờ có bánh Trung Thu, chỉ có bánh chưng thôi, bánh chưng của nhà nước phát cho đó!”

    “Thì cứ tới Trung Thu thì nhà nước tổ chức múa lân tập thể ở sân trụ sở thôn, sau đó tổ chức phát quà cho trẻ em, ngồi xếp hàng vậy đó, đến lượt ông thôn trưởng gọi tên cha mẹ cháu thì cháu giơ tay lên, sau đó ổng phát cho hai cái bánh chưng, bánh ngon lắm, có lát thịt heo mỡ ở giữa nữa!”

    “Thì sau màn múa lân tập thể, múa thi, đội nào thắng được thưởng 100 ngàn đồng và hai chục cái bánh chưng, mấy đội không được chấm giải nhất thì được cho hai chục cái bánh chưng thôi. Ở đây mà có được hai chục cái bánh chưng là quí lắm. Còn bánh Trung Thu thì tụi cháu có lần nhặt được một cái hộp ngoài đường, mang về cất dành để đựng bánh chưng...”


    Ðẩy trống đi múa lân. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

    Một em bé khác tên Liếu, cho biết thêm, “Vì nhà nào ở đây cũng nghèo, nên chẳng có con lân nào chịu tới đây để múa, vì múa lân thì nhà nào cũng thích hết nhưng chỉ cho năm ngàn đồng nên lân họ lỗ, họ không đến đây. Lân trong xã thì ra xã khác múa kiếm tiền, không có múa trong xã, có múa thì cũng múa mấy nhà có tiền thôi!”

    “Ở đây Trung Thu cũng là bắt đầu sắp mùa mưa đó mấy chú, mà mưa thì ghê lắm, không đi học được vì đường sá sạt lở, sợ lũ quét, sợ nhiều thứ lắm. Mà mùa mưa thì không đi rừng được nên nhà nào cũng thiếu ăn hết á! Thường làm mùa nắng để dành ăn mùa mưa. Nhà nào kỹ nữa thì dầm măng rừng thành một hủ lớn để mùa mưa vớt ra ăn với cơm.”

    “Chính vì nhà nào cũng lo cho mùa mưa nên cháu nghĩ là nhiều khi Trung Thu lại làm người ta lo hơn là mừng, bởi thường thì năm nào sau Trung Thu cũng có lụt hoặc mưa to, có năm bị lũ quét nữa, cha mẹ cháu cũng lo lắm. Nhất là đêm rằm Tháng Tám nếu ngắm trăng thấy có một cái vòng màu vàng quanh mặt trăng thì ai cũng sợ, vì chắc chắn năm đó thời tiết rất xấu...”

    “Nhất là gần đây, huyện Trà My của cháu hay có tiếng sấm động đất, nhiều bữa đang ăn cơm, một tiếng nổ rền vang kéo dài cả vài chục giây đồng hồ, nhà thì nứt tường, mặt đất rung chuyển, ai mà không sợ chứ? Không biết mùa mưa năm nay ra sao nữa đây?!”
    Tuổi thơ bị đánh cắp

    Có thể nói rằng phần đông trẻ em miền núi không có mùa Tết Trung Thu, tuổi thơ của chúng chỉ biết đến hái lượm phụ giúp gia đình và những chén cơm độn khoai sắn, những lớp học mà trường không ra trường, chuồng bò không ra chuồng bò, ngay cả cô giáo, thầy giáo cũng đói rát cả ruột thì lấy đâu cho học sinh ấm bụng mà học tập.


    Với trẻ em nơi đây, bánh Trung Thu là một thứ gì đó rất xa lạ... (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

    Không thiếu những thầy cô giáo rủ học sinh cải thiện bữa ăn bằng cách tranh thủ nghỉ trưa sớm một chút rồi xuống suối bắt cá, bắt nhái về luộc, hấp, xào... Ðã có nhiều cái chết thương tâm do lũ quét...

    Một học sinh tên Phí, 10 tuổi, đã học hai năm lớp 1 tiểu học mà vẫn không muốn được lên lớp, kể, “Học lớp một sướng hơn học mấy lớp trên cao, sướng là mình biết hết rồi nên luôn đạt điểm học sinh giỏi, sướng nữa là ít phải góp gạo vì mình ăn theo tiêu chuẩn lớp một và ít bị ra suối bắt cá...”

    “Ra suối bắt cá dễ sợ lắm, bình thường thì vui nhưng đến lúc có lũ quét thì chỉ có chết thôi, có mấy đứa trong xóm bị chết bởi lũ quét rồi. Thì đi bắt ốc, bắt cá đó. Nhưng chết rồi thì cha mẹ đem chôn, đâu có ai biết gì mà đăng báo. Ở trên núi này cả trăm đứa chết mới có một đứa được đăng báo. Nói chung là chết vì kiếm ăn cả thôi!”

    “Chỉ kiếm ăn mà còn phải vất vả như rứa thôi thì chuyện vui Trung Thu nghe xa quá xá là xa, tụi cháu chưa bao giờ biết bánh Trung Thu là cái chi cả, chỉ có thằng bạn ở đầu xóm hắn ra phố chơi, lượm được cái hộp đựng bánh ở nhà bà con mang về chứa bánh chưng, đứa nào có bánh chưng thì sang nó mượn để đựng một chút rồi trả lại, gọi là bánh Trung Thu đó!”

    Một em bé khác, tên Diếc, kể thêm, “Trung Thu năm nay nhà em có để dành một ang nếp, mẹ sẽ nấu chè nếp, xôi nếp đường và bánh chưng. Chủ yếu là nấu xôi nếp đường, em sẽ mang ra chợ bán trong dịp Trung Thu, bán như vậy kiếm cũng được ít tiền. Có cái để dành mà ăn mấy ngày mùa Ðông. Nói chung là trẻ con cũng phải biết làm phụ giúp gia đình, chứ nếu không làm thì lấy chi mà ăn!”

    Câu chuyện Trung Thu, Tết của trẻ em miền núi còn dài lắm, không biết kể từ đâu và kể đến bao giờ cho hết. Chỉ nhớ một điều là những trẻ em ở miền núi hình như không có Trung Thu, chúng chỉ biết quần quật phụ giúp gia đình bởi cha mẹ của chúng quá nghèo khó, việc học của các em nhỏ cũng chẳng đến đâu bởi cái nghèo!
    08-31-2014 4:31:16 PM
    Phi Khanh/Người Việt

    Phôi nấm bào ngư chết, nông dân miền Tây khóc ròng

    TIỀN GIANG (NV) - Hàng trăm trại trồng nấm bào ngư ở các tỉnh miền Tây như đang lao đao vì mua phải bịch phôi nấm chết, trong khi tiền lãi từ vốn vay mượn để sản xuất cứ “ lãi mẹ đẻ lãi con.” 

    Tiền phôi, công sức mấy tháng trời, trại nấm bỏ không vì cạn tiền để đầu tư phôi mới khiến nhiều nông dân lao đao. Thế nhưng nơi cung cấp phôi, meo nấm lại đùn đẩy trách nhiệm, không thống nhất phương án đền bù.

     
    Anh Khoa thất vọng trước hàng ngàn bịch phôi nấm chết. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

    Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Trần Ðăng Khoa ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết mình là một trong nhiều người dân bị thiệt hại nặng do 14,000 bịch phôi nhập về không cho nấm, bao nhiêu vốn liếng gồm tiền cưới và vay mượn thêm được hơn 120 triệu đồng để xây nhà trồng và mua phôi, nhưng nay đã đổ bỏ đến 90%, số còn lại vẫn không bịch nào ra nấm.

    Mới chập chững bước vào nghề nấm chưa kịp thấy được đồng lời, ông Nguyễn Văn Minh ở Mỏ Cày Bắc, Bến Tre đã nhận một vố đau. Theo ông Minh, để mua được 10,000 phôi ông phải đi vay nóng hơn 50 triệu đồng.

    “10,000 phôi nhưng phải đổ bỏ gần hết nên thu chưa được 5kg nấm, trong khi năng suất nấm trung bình đợt đầu phải trên 400kg. Với giá nấm hiện nay khoảng 35,000 đồng/kg, tôi đã mất một khoản tiền lớn,” ông Minh chua chát nói với ký giả báo Tuổi Trẻ.

    Hầu hết hộ nông dân có phôi bị hư hỏng thiệt hại ở Tiền Giang, Bến Tre, Long An... đều lấy nguồn của Trung Tâm Nghiên Cứu ƯÔng Dụng và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang.

    Không chỉ có nông dân, nhiều cơ sở sản xuất cung ứng phôi, cơ sở sản xuất phôi nấm đang khóc ròng vì lượng phôi bị thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn bịch.

    Mất hơn 400 triệu đồng vào mười lứa phôi thất bại với hơn 100,000 bịch phôi đổ bỏ, ông Nguyễn Thanh Nhàn, thành phố Tân An, Long An cho biết, meo lấy của trung tâm này chết từ đầu năm nhưng trung tâm không nhận trách nhiệm khiến cơ sở tin tưởng nhập meo tiếp. Thế nhưng các tháng tiếp theo meo vẫn chết với số lượng ngày càng nhiều...

    Theo ông Nhàn, hiện nơi cung cấp meo cho biết chỉ bồi thường tiền meo từ tháng 5 đến tháng 7, ông và nhiều cơ sở khác có thể chấp nhận số lượng meo bị thiệt hại dù thực tế lớn hơn rất nhiều, nhưng không đồng ý với cách tính của Trung Tâm Nghiên Cứu ƯÔng Dụng và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang.

    Trong khi đó, với hơn 220,000 bịch phôi bỏ cho nông dân bị hư hại, ông Nguyễn Văn Tân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, dù chỉ làm đại lý trung gian nhưng mấy ngày qua không dám nghe điện thoại bởi hàng chục khách hàng ở các tỉnh phẫn nộ. (N.T)
    09-03-2014 3:48:04 PM
    Theo Người Việt

    Minh Ước NATO chuyển hướng



    Tuần này, nguyên thủ các quốc gia thành viên của Minh Ước Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương NATO có thượng đỉnh tại thành phố Newport của Công quốc Wales trong Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (United Kingdom) - mà chúng ta thường gọi là nước Anh. Trong hai ngày mùng 4 và mùng 5 Tháng Chín, lãnh đạo của 28 thành viên NATO thảo luận về tương lai của một minh ước quân sự hình thành từ 65 năm trước và nay phải xác định lại mục tiêu trước mối đe dọa của Liên Bang Nga tại Ukraine. “Hồ Sơ Người Việt” tổng hợp lại các sự kiện đáng chú ý của sự xoay chuyển này.

    Nói mà không làm mới là giỏi

    Ðã có một giai đoạn dài, tới nửa thế kỷ, Minh Ước NATO bị châm biếm là “no action, talk only” - chỉ nói mà không làm. Thật ra đấy mới là sự thành công của một liên minh phòng thủ quân sự.

    Ra đời từ năm 1949 để bảo vệ phân nửa miền Tây Âu Châu trước đà bành trướng của Liên Bang Xô Viết và các chư hầu trong khối quân sự Warsaw, Minh Ước NATO có mục tiêu phòng vệ chứ không phải là tấn công. Tổ chức quân sự này hoàn thành mục tiêu đó khi gìn giữ được hòa bình để các nước Tây Âu có thể phát triển mạnh về kinh tế sau Thế Chiến II (1939-1945). Nền móng của công cuộc phát triển này là dân chủ về chính trị và tự do về kinh tế. Sức mạnh bảo vệ đến từ vai trò trọng yếu của Hoa Kỳ và từ một yếu tố cực kỳ quan trọng trước đó chưa hề có: cả hai phe đều có võ khí hủy diệt tuyệt đối là nguyên tử (atomic), sau này là hạch tâm (nuclear).

    Trong tương quan lực lượng mà thời ấy người ta gọi là Ðông-Tây, với phía Ðông của Âu Châu là khối Cộng Sản Xô Viết và phía Tây là các nước Âu Châu tự do, khối tự do đã thắng vì những nhược điểm nội tại của chủ nghĩa cộng sản khiến Liên Xô kiệt sức, suy sụp và tan rã.

    Sau khi Liên Xô tiêu vong vào năm 1991, khủng hoảng bùng nổ trong khối Xô Viết cũ, kết tụ vào vùng đất có nhiếu mâu thuẫn nhất là Liên Bang Nam Tư (Yugoslavia). Sự tan rã của Nam Tư trong khu vực Balkan dẫn tới xung đột về sắc tộc và tôn giáo giữa các thành viên cũ với quốc gia mạnh nhất là Serbia vẫn cố gắng bảo vệ lợi thế và sự thống nhất của mình.

    Kế thừa sự nghiệp của Liên Xô, cường quốc giàu mạnh nhất là Liên Bang Nga khi ấy bị 10 năm khủng hoảng trầm trọng, từ 1991 đến 2001, và không thể làm gì trước đà tan rã của hệ thống cũ.

    Ðấy là lúc Minh Ước NATO lần đầu tiên ra quân, vào năm 1999, để bảo vệ người dân Kosovo bị quân đội Serbia tấn công và tàn sát. Kosovo là một khu tự trị của Cộng Hòa Serbia, bên trong, đa số người dân theo Hồi Giáo và thuộc sắc tộc Albania. Còn Serbia khi đó nằm dưới chế độ độc tài của Slobodan Milosevic, một đồng minh của Nga, và đa số người dân thuộc sắc tộc Nga La Tư (Slav) theo Chính Thống Giáo.

    Do quyết định của chính quyền Bill Clinton trước sự hậm hực mà bất lực của Nga, Minh Ước NATO không kích các đơn vị tác chiến Serbia để cứu dân Kosovo. Sau đó, Liên Hiệp Âu Châu còn vận động tiếp để Kosovo ly khai khỏi Serbia thành một nước độc lập. Cuối cùng thì chính người dân Serbia cũng nổi lên lật đổ chế độ độc tài sắt máu của Milosevic và đưa Cộng Hòa Serbia vào khối dân chủ thân Tây phương (Âu và Mỹ), với hy vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

    Lãnh đạo nước Nga sau trận khủng hoảng, Tổng Thống Vladimir Putin khó quên nổi kinh nghiệm đó. Với Putin, Minh Ước NATO hết là tấm khiên phòng thủ của thời Chiến Tranh Lạnh vì sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, NATO biến thành lá chắn cứ lăn về hướng Ðông để bành trướng ảnh hưởng của các nước dân chủ vào khu vực Ðông Âu và Trung Âu xưa kia thuộc quỹ đạo Nga.

    Lối suy nghĩ và phản ứng đó của Putin từ 15 năm trước mới giải thích chuyện Ukraine ngày nay, biến cố đang khiến lãnh đạo NATO phải rà soát lại mục tiêu của minh ước.

    Trước khi nói đến những chuyển biến sắp tới của NATO, “Hồ Sơ Người Việt” cần nhìn lại minh ước này trong giai đoạn giao thời, khi Liên Xô tan rã và Putin chưa quật khởi.

    NATO như chong chóng hết gió

    Minh ước NATO tồn tại chủ yếu là nhờ sự góp quân và góp tiền của Hoa Kỳ.

    Trong thời Chiến Tranh Lạnh từ 1949 đến 1991, Hoa Kỳ là quốc gia mở rộng khả năng quân sự trên cả khu vực Tây Âu với các đơn vị tác chiến, cả trăm căn cứ quân sự và một lượng quân cụ lớn lao hơn sức cung ứng của các nước
    Tây Âu. Hệ thống quân sự ấy trải rộng quanh “Bức màn sắt” của Liên Xô. Chiến lược của Hoa Kỳ là có được mạng lưới võ trang bao vây Liên Xô để làm chức năng gián chỉ và báo động. Gián chỉ là can gián và cấm chỉ những toan tính phiêu lưu của Liên Xô, và báo động là khi Liên Xô có thể vượt tường mà tung quân vào Tây Âu.

    Nhưng khi Liên Xô suy sụp vào năm 1989 rồi tan rã năm 1991, Minh ước NATO thực tế lại quay trong chân không như cái chong chóng. Sau đó, minh ước là cái chong chóng hết gió.

    Trước tiên, các thành viên NATO không còn thấy nhu cầu gia tăng quân phí cho việc phòng thủ nữa. Ngoài trường hợp Luxembourg tí xíu và Tây Ban Nha, từ năm 1990, không xứ nào chấp hành điều kiện của NATO là dành 2% Tổng sản lượng cho quốc phòng. Tới năm 2012 thì chỉ có bốn nước còn đáp ứng đòi hỏi đó, và Hoa Kỳ đành chi tiền để trám vào khoảng trống. Chẳng những cắt giảm quân phí, các nước còn giảm bớt cấp số quân đội.

    Ngoài khối Tây Âu, các nước Ðông Âu vừa thoát khỏi ách Xô viết cũng đi theo trào lưu này. Lý do chính thức là “binh quý hồ tinh,” coi sự tinh nhuệ và hỏa lực là chính, chứ bất quý hồ đa. Chuyển biến thứ ba là NATO còn huy động sự tham gia của các nước xưa kia nằm trong hệ thống Xô Viết và nâng cấp số thành viên lên gấp đôi.

    Kết quả là Minh Ước NATO có ít phương tiện hơn xưa, mà đảm nhiệm thêm chức năng mới để có nhiều đơn vị hay căn cứ nằm bên “Bức màn sắt mới.” Ðấy là lúc NATO với ít tiền ít quân hơn, mà lại mở ra nhiều hoạt động nằm ngoài mục tiêu nguyên thủy là ngăn chặn Liên Xô.

    Vì hiến chương của NATO quy định là mọi quyết định của Minh ước đều phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên, người ta thấy ra một nghịch lý là NATO bị tê liệt trong khi nhận thêm nhiệm vụ mới.

    Sau vụ không tập Kosovo năm 1999, đến năm 2001 NATO đã căn cứ vào điều 5 của hiến chương (tấn công một thành viên là tấn công cả tập thể nên tập thể có nhiệm vụ bảo vệ) mà can thiệp vào chiến trường Afghanistan - nằm ngoài Âu Châu - vì Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công. Song song, NATO cũng có mặt trong vùng Balkan, ngoài biển Ðịa Trung Hải, tại vịnh Aden và cả Somalia hay Sudan và Nam Sudan ở Phi Châu, v.v...

    Trong khi đó, Liên Bang Nga dần dần ra khỏi khủng hoảng và chuẩn bị tổng phản công, bước đầu tiên là đưa quân vào Georgia năm 2008.

    Từ năm 2001 trở đi cho tới gần đây, NATO mới là cái chong chóng xoay theo ba hướng.

    Các nước phía Bắc Âu Châu, từ Vương quốc Anh trở lên, thì còn giữ gìn mục tiêu bảo vệ Bắc Ðại Tây Dương nên có lập trường gần với Hoa Kỳ. Các nước Tây Âu quanh Ðịa Trung Hải thì quan tâm đến mối nguy xuất phát từ miền Nam, từ Trung Ðông, nên muốn NATO là lực lượng quân sự canh chừng Nam Âu cho mình. Trong khi đó, các thành viên mới của NATO tại khu vực Ðông Âu và Trung Âu thì không quên được mối đe dọa từ miền Ðông, từ Liên Bang Nga sau vụ Georgia.

    Vì vậy, NATO không thể có một chiến lược thống nhất và tập trung vào một mục tiêu ưu tiên. Ngày nay, nhờ Putin với bàn tay thọc sâu vào miền Ðông của Ukraine, NATO đang điều chỉnh lại tọa độ.

    NATO dàn trận

    Từ đầu năm nay, khi vụ khủng hoảng Ukraine bùng nổ vì sự can thiệp của Putin - xâm lấn hay xâm lược là tùy cách gọi - NATO đã tái phối trí lại phương tiện và nghiền ngẫm lại mục tiêu.

    Về phương tiện, minh ước ra sức yểm trợ quân sự cho chính quyền Ukraine tại Kyiv (tên thủ đô theo cách gọi của dân Ukraine thay cho chữ Kiev thông dụng, vốn là tiếng Nga) bằng nhiều biện pháp, kể cả thông tin tình báo hay quỹ tài trợ các lực lượng võ trang của Ukraine. Nhiều thành viên khác của NATO thì kêu gọi cung cấp thêm võ khí cho quân đội chính quy của Kyiv. Riêng có ba nước thì đã thi hành điều này, là Hoa Kỳ, Hung và Croatia.

    Hôm 29 vừa qua, Thủ Tướng Arseny Yatsenyuk của Ukraine còn yêu cầu Quốc Hội thông qua một quyết định là xin gia nhập Minh Ước NATO. Diễn giải cho dễ hiểu: Ukraine chưa là thành viên NATO, mà đã được minh ước này bảo vệ. Vấn đề ấy khiến NATO phải suy ngẫm lại mục tiêu và hợp thức hóa các quyết định chiến lược trước đà bành trướng của Putin.

    Trong thực tế và chìm sâu dưới những bản tin của thời sự, Minh Ước NATO đã tái phối trí lại phương tiện quân sự và cần những văn kiện pháp lý cho phép sự chuyển hướng đó.

    Thí dụ như NATO đang chuẩn bị ký kết một hiệp ước dài hạn cho phép đưa quân vào Thụy Ðiển và Phần Lan nếu được yêu cầu. Mục đích là để khai triển khả năng cấp cứu hay bảo vệ khi hai xứ này, hoặc nhiều xứ khác, có lời kêu gọi. Cũng vì tính toán đó của NATO mà Putin đã cho chiến đấu cơ ba lần xâm phạm không phận của xứ Phần Lan trong Tháng Tám vừa qua.

    Một thí dụ khác là NATO lặng lẽ củng cố hệ thống phòng thủ chung quanh bức Màn sắt mới của Putin, tại các nước Ðông Âu xưa kia là thành viên của tổ chức Warsaw. Vì vậy, Hoa Kỳ gia tăng công tác huấn luyện cho quân lực Romania, Bulgaria và quanh khu vực Hắc Hải trong khi bố trí lại các đơn vị tác chiến (Lữ Ðoàn Không Kỵ 173 và Sư Ðoàn I Thiết Giáp) vào Ba Lan và ba nước trong vùng biển Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia. Bên cạnh đó, Anh, Pháp, Ðức và Canada cũng đã nâng cao khả năng không chiến trong khu vực.

    Ngoài ra, NATO đang trù tính lập ra các căn cứ thường trực tại Ba Lan và vùng Baltic để khi hữu sự thì có sẵn những đầu cầu đổ quân, và trước hết là để các nước bị đe dọa thấy rõ ý chí bảo vệ của minh ước.

    Ngày nay, lãnh đạo của minh ước đang ở vào giai đoạn “ngôn hành hợp nhất,” là hành động đi đôi với lời nói.

    Kết luận ở đây là gì?

    Các nước dân chủ Tây phương đang gặp hai mối nguy đồng quy - cùng nhắm vào một tâm điểm - là sự bành trướng của chế độ Putin độc tài và sự đe dọa của các lực lượng Hồi Giáo cuồng tín tại Trung Ðông.

    Minh Ước NATO kết tụ nỗ lực phòng thủ của Tây phương trước hành động phiêu lưu của Putin. Nhưng nhiều thành viên NATO cũng nằm tại vùng bản lề của cả hai mối nguy nói trên, điển hình là vùng Hắc Hải bên cạnh Ukraine và Romania, hay là xứ Turkey, thành viên NATO, tiếp giáp với Iraq và Syria.

    Sau Tổng Thống Barack Obama, lãnh đạo Hoa Kỳ phải nhìn ra mối quan hệ này và đề xướng với các nước một mục tiêu chiến lược và thiết thực hơn cho Minh Ước NATO. Thế mới là lãnh đạo.
    09-03-2014 2:51:20 PM
    Hùng Tâm
    Theo Người Việt

    Hậu vụ Vinalines: Những con tàu giá triệu đô thành 'tàu ma'

    QUẢNG NINH (NV) - Hàng chục con tàu trị giá cả trăm tỉ đồng của Vinalines nay mục nát, hoen rỉ, như “cái xác hoang tàn” nằm trôi nổi trên Vịnh Hạ Long do bị chủ nhân bỏ hoang.

    Có giá trị sổ sách hơn 1,000 tỉ đồng (tương đương $50 triệu), đầu tư gốc 1,600 tỉ đồng nhưng hiện nhiều con tàu có xác “hoành tráng” của tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang chờ bán với giá sắt vụn.

    Những con “tàu ma” của tập đoàn tham nhũng Vinalines giờ như đóng sắt vụn. (Hình: VNExpress)

    Theo báo Người Lao Ðộng, hơn 3 năm kể từ khi chuyển từ tập đoàn Vinashin về Vinalines, đội tàu Vinashinlines với hơn 10 chiếc, có tải trọng lên đến trên 200,000 tấn đến nay chỉ còn 4 chiếc đang hoạt động.

    Số còn lại đã phải tạm dừng khai thác do xuống cấp nghiêm trọng phải neo đậu vạ vật tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Sài Gòn, thậm chí sang tận Cambodia trong suốt hai năm qua.

    Vinashinlines thừa nhận hệ thống tàu Lash (chuyên dùng để chở sà lan, có thể nhận và trả hàng sâu trong nội thủy) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, đã dừng khai thác.

    Các con tàu có nguy cơ thành sắt vụn của Vinashinlines gồm:

    Tàu Sông Gianh: một trong những tàu thuộc đội tàu Lash từng được miêu tả là “tàu ma.” Theo giá trị sổ sách đến cuối tháng 4 năm 2014, có giá trên 365 tỉ đồng. Nhưng dư nợ gốc mua tàu tại ngân hàng đã vượt con số 300 tỉ đồng; số nợ gốc phải trả công ty công nghiệp tàu thủy (VFC) là hơn 4.4 triệu Mỹ kim.

    Tàu Green Sea: Ðây là tàu già nhất của Vinashinlines nhưng cũng là tàu có tải trọng lớn nhất. Tàu đóng năm 1983, sức chở 76,000 tấn. 

    Tàu này vẫn neo đậu dù nhiều lần bị cảng vụ Quảng Ninh trong tình trạng mất an toàn nghiêm trọng. Giá trị còn lại vào khoảng 235 tỉ đồng, trong khi nợ gốc chưa trả xấp xỉ $19.5 triệu.

    Tàu Vinashin Liner 2: Có tuổi đời hơn 20 năm. Tàu hết hợp đồng cho thuê hồi tháng 8. Nợ gốc của tàu này còn 8.7 triệu Mỹ kim trong khi giá trị đến thời điểm tháng 4 năm 2014 là 93.8 tỉ đồng.

    Tàu Cái Lân 4: Tàu Cái Lân 4 vừa kết thúc hợp đồng với một đói tác nước ngoài. Là tàu nhỏ nhất có trọng tải 6,500 tấn, nhưng là tàu mới nhất của Vinashinlines đóng năm 2006. 

    Tàu New Sun: Giá trị còn lại trên sổ sách của tàu là 62.3 tỉ đồng. Hai năm qua tàu đã neo đậu tại biển Hải Phòng trong tình trạng không có nhiêu liệu để vận hành các thiết bị tối thiểu như chiếu sáng, cảnh báo an toàn.

    Ngoài các con tàu kể trên, số tàu nhỏ thuộc “tập đoàn tham nhũng” Vinalines đang bỏ hoang không thể nhớ hết. Vinashinlines từng rao bán các tàu này hơn một năm trước nhưng hiện chưa có người mua. 

    Ngoài ra, riêng tiền trông coi bảo quản tối thiểu cho mỗi con tàu cũng đã ngốn thêm trên dưới 400 triệu đồng mỗi tháng.

    Do không còn nguồn thu để duy trì tình trạng an toàn tối thiểu nên các giấy chứng nhận an toàn cho các con tàu trên sẽ hết hiệu lực. Khi đó chỉ có thể bán dưới dạng thanh lý, giải bản với giá sắt vụn chứ không thể bán với giá tàu còn hoạt động.

    Từ khi vụ án điển hình “Ụ nổi 83M,” với bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng Cục Hàng Hải CSVN nâng giá mua ụ nổi khoảng hơn $14 triệu lên $19.5 triệu, nhằm tham nhũng ăn chia với “nhóm lợi ích” dưới sự chỉ đạo của “đồng chí X” (ám chỉ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng), Vinalines đã trở nên nổi tiếng. 

    Cũng từ đây, những khoản nợ ngàn tỉ của “nhóm lợi ích” này gây ra đổ hết lên đầu người dân Việt. (N.T)
    09-03-2014 3:50:21 PM 
    Theo Người Việt

    Thế giới phẫn nộ sau vụ nhà báo Mỹ thứ 2 bị chặt đầu



    Thứ Năm, ngày 04/09/2014 05:30 AM (GMT+7)
    Các lãnh đạo thế giới bày tỏ sự phẫn nộ đối với vụ phiến quân IS chặt đầu nhà báo Mỹ Sotloff.
    Ngày 3/9, Nhà Trắng cho biết họ đã phân tích và đi đến kết luận rằng đoạn video rùng rợn quay cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ Steven Sotloff là xác thực. Đoạn video này do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên mạng hôm thứ Ba, chỉ 2 tuần sau khi nhà báo Mỹ James Foley bị sát hại với thủ đoạn tương tự.
    Vụ chặt đầu nhà báo Sotloff đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trên khắp thế giới về mức độ tàn bạo và dã man của nhóm phiến quân IS.
    Thế giới phẫn nộ sau vụ nhà báo Mỹ thứ 2 bị chặt đầu - 1
    Nhà báo Sotloff bị chặt đầu trên một sa mạc hoang vắng
    Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi đây là một hành động “đáng ghê tởm” của phiến quân IS, trong khi Tổng thống Barack Obama lập tức ra lệnh điều thêm 350 binh sĩ nữa tới Iraq để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của Mỹ ở nước này.
    Cho tới nay, Mỹ đã tiến hành hơn 120 cuộc không kích nhắm vào lực lượng phiến quân ở miền bắc Iraq để giúp các lực lượng người Kurd ngăn chặn đà tiến quân của IS.
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon thì gọi hành động này của phiến quân IS là một “tội ác hèn hạ”. Phát biểu trong lúc đang công du ở New Zealand, ông Ban nói: “Chúng ta đều phẫn nộ trước thông tin từ Iraq về những vụ sát hại dân thường dã man của IS, trong đó có vụ chặt đầu man rợ một nhà báo nữa”.
    Thế giới phẫn nộ sau vụ nhà báo Mỹ thứ 2 bị chặt đầu - 2
    Mỹ điều thêm 350 lính đặc nhiệm tới Iraq sau vụ chặt đầu
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc nói tiếp: “Tôi mạnh mẽ lên án những tội ác hèn hạ như vậy và không chấp nhận rằng cộng đồng thế giới lại bị đe dọa bởi những tội ác hung bạo chỉ vì sắc tộc hay tín ngưỡng”.
    Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đã triệu tập ủy ban khẩn cấp Cobra của nước này để thảo luận về vấn đề trên. Ông Cameron mô tả vụ chặt đầu nhà báo Sotloff là một “hành động vô cùng kinh tởm và hèn hạ”.
    Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Cameron đã biết cách đây nhiều tháng rằng có một công dân Anh đang nằm trong nhóm con tin bị IS bắt cóc. Tuy nhiên các quan chức Anh từ chối bình luận về điều này, và họ vẫn đang giữ liên lạc chặt chẽ với gia đình của con tin.
    Gia đình nhà báo Sotloff cho hay họ đã nhận được thông tin về thảm kịch trên và đang rất đau buồn. Hiện gia đình này chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào trong thời điểm khó khăn này. Còn ông Bill Roggio, biên tập viên của tờ Long War Journal thì mô tả nhà báo Sotloff là một “con người phi thường”.
    Thế giới phẫn nộ sau vụ nhà báo Mỹ thứ 2 bị chặt đầu - 3
    Thủ tướng Anh David Cameroon
    Theo chuyên gia phân tích an ninh Frank Gardner, việc phiến quân IS tung video về vụ chặt đầu thứ hai này vẫn là một sự kiện gây chấn động, mặc dù nó đã được dự đoán từ trước. Vụ việc này cho thấy các cuộc không kích gần đây của Mỹ đã thực sự gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho phiến quân và hủy hoại kế hoạch dùng vũ lực đàn áp cộng đồng người Kurd của chúng.
    Ông Gardner cho rằng vì không có khả năng chống lại máy bay ném bom của Mỹ, phiến quân IS đã tìm cách đáp trả bằng một cuộc chiến tranh thông tin mà chúng biết rõ là sẽ gây khiếp sợ đối với đa số người dân phương Tây.
    Với việc đe dọa sẽ tiếp tục sát hại con tin người Anh trong phần cuối đoạn video trên, phiến quân IS muốn thể hiện rằng chúng coi Mỹ và Anh đều là kẻ thù giống nhau, bất chấp việc Anh đã hạn chế hoạt động quân sự ở Iraq và không tham gia vào các cuộc không kích vào lực lượng phiến quân.
    Trí Dũng (Theo BBC) (Khampha.vn)

    'Đinh tặc' lại lộng hành trên đường phố Sài Gòn


    “Đinh tặc” lại lộng hành trên đường phố Sài Gòn khiến hàng chục phương tiện dính bẫy và bị gạ vá xe với giá “cắt cổ”.
    Chiều 2/9, trên tuyến đường quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn TP.HCM, hàng chục người đi đường đã dính bẫy đinh tặc phải khổ sở dắt bộ và chèo kéo vá xe, thay săm xe máy với giá “cắt cổ”.
    Phóng viên có mặt trên truyến đường quốc lộ 1 bắt đầu từ đường số 14 đến trước cổng Khu chế xuất Linh Trung, thuộc khu phố 3 (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM).
    Tại giao lộ quốc lộ 1 đường số 14, chỉ trong khoảng 10 mét nhưng hàng chục mảnh kim loại hình thoi, tứ giác có các góc nhọn, sắc được rải khắp trên làn xe 2 bánh.
    Phóng viên nhặt được hàng chục miếng kim loại hình thoi có cạnh sắc nhọn 
    Chị Phương, nạn nhân bị dính bẫy đinh tặc kể lại: “Tôi chạy đến đoạn đường này thì chiếc xe loạng choạng, không kiểm soát được tay lái nên đã ngã nhào. Chiếc xe trượt trên đường, còn tôi văng ra đường, khắp người xây xát.
    Sau khi hoàn hồn, tôi kiểm tra chiếc xe máy thì phát hiện bánh sau xẹp lép vì cán phải một miếng kim loại hình thoi sắc nhọn. May mà lúc đó trên cầu ít ô tô, nếu có chiếc nào đi tới thì chẳng biết tính mạng tôi ra sao nữa.”
    Đinh nhọn được vứt vương vãi 
    Ngay sau đó, chị Phương được một người đàn ông chạy xe máy đến gạ vá xe. Chị Phương nhận định, mình đã đụng phải “đinh tặc”.
    “Do sợ mấy tiệm sửa xe nghỉ lễ 2/9 nên tôi đành để người đàn ông này vá xe với giá 30.000 đồng cho một lỗ thủng.” – Chị Phương nói.
    Một phụ nữ bán quán cơm gần đường số 14 cho biết: “Từ sáng đến chiều tối, tôi chứng kiến nhiều phương tiện chạy đến khu vực này phải dắt bộ. Tôi cũng đã nhặt được nhiều mảnh đinh nhọn nằm khắp đường nhưng không bắt được tận tay ai rải đinh.”
     Người đi đường một khi đã cán phải đinh và đem vào những tiệm này thì “bị chém đẹp”.
    Khảo sát của phóng viên ở hiện trường, chỉ trên một đoạn đường ngắn ở khu vực này nhưng có đến 10 tiệm sửa và vá xe bên đường.
    Được biết, những tiệm này đều có quan hệ “họ hàng” với nhau. Người đi đường một khi đã cán phải đinh và đem vào những tiệm này sẽ “bị chém đẹp” hoặc phải thay săm xe máy với giá từ 80 đến 100 ngàn đồng.

    Cải tổ chính phủ Nhật: Trọng tâm kinh tế và quan tâm bình đẳng giới



    Thủ tướng Shinzo Abe và 5 nữ Bộ trưởng trong nội các mới, Tokyo, 03/09/2014
    Thủ tướng Shinzo Abe và 5 nữ Bộ trưởng trong nội các mới, Tokyo, 03/09/2014

    Anh Vũ / Đỗ Thông Minh
    Hôm nay 03/09/2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo cải tổ nội các sau hơn 20 tháng hoạt động. Đây là thời gian tồn tại lâu nhất của một nội các tại Nhật kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và cũng là chính phủ có 5 nữ Bộ trưởng.

    Số thành viên chính phủ nữ đông nhất từ trước tới nay ở Nhật cũng nói lên nhiều ý nghĩa. Điều này thể hiện sự thay đổi vai trò và đóng góp của người phụ nữ trong xã hội Nhật, vốn vẫn tồn tại những định kiến phân biệt về vai trò phụ nữ.
    Thông tín viên Đỗ Thông Minh tại Tokyo tường trình :

    TTV Đỗ Thông Minh - Tokyo- 03/09/2014
     
    03/09/2014
     
     

    Chứng khoán chiều 3/9: Choáng với vốn ngoại đổ vào mua



    Con số tổng kết giao dịch chiều nay mới thực sự gây bất ngờ: Gần 410 tỷ đồng đã vào thị trường chỉ riêng khớp lệnh ở HSX...

    Chứng khoán chiều 3/9: Choáng với vốn ngoại đổ vào mua
    VN-Index đã suy yếu chiều nay do áp lực chốt lời ở blue-chips.
    LAN NGỌC
    Sáng nay giao dịch mua của khối ngoại đã khá lớn, nhưng con số tổng kết giao dịch chiều nay mới thực sự gây bất ngờ: Gần 410 tỷ đồng đã vào thị trường chỉ riêng khớp lệnh ở HSX.

    Đích đến chủ yếu của dòng vốn này vẫn là rổ VN30 trên HSX, nhưng cũng có một số cổ phiếu ngoài rổ này được mua lớn. Mức mua vào hôm nay chỉ xếp sau phiên cân bằng danh mục ETF ngày 20/6 vừa qua, còn lại đều lớn hơn tất cả các phiên mua thông thường. 

    Khoảng 409,8 tỷ đồng mua đã đổ vào sàn HSX, trong đó 77%, tức 315,4 tỷ đồng được rót vào riêng rổ VN30. Các giao dịch mua trị giá trên 10 tỷ đồng xuất hiện tại DPM, FLC, HAG, HPG, HSG, PVD, VIC, VSH. Ngoài ra các mã không thuộc VN30 cũng được mua với mức độ tương tự là GAS, HT1, PET. Trong số này có HSG được mua gần 12,7 tỷ đồng nhưng bị bán còn lớn hơn, tới 18,8 tỷ đồng nên vị thế vẫn là bán ròng.

    Các giao dịch mua ròng là gần như tuyệt đối trong rổ VN30. Chỉ có 6 mã bị bán ròng, trong đó 3 mã lớn nhất là HSG (-6 tỷ), KDC (-8 tỷ) và MSN (-3,2 tỷ). Rổ VN30 tính chung được mua ròng 177,7 tỷ đồng, mức lớn nhất trong 10 tuần.

    Tính theo khối lượng, nhưng cổ phiếu được mua lớn nhất chiều nay là FLC, VIC, HPG, OGC, DPM, PVT, CTG, HAG… Gần 5,1 triệu cổ phiếu đã được khối này mua mới, chiếm xấp xỉ 15% thanh khoản của rổ riêng phiên chiều.

    Trên sàn Hà Nội, các giao dịch mua không lớn. Khớp lệnh mua đáng chú ý chỉ có PVS, PVC, PGS, VND và một giao dịch thỏa thuận 2,5 triệu SCR. Sàn này nhận được khoảng 22,7 tỷ đồng vốn ròng riêng khớp lệnh. HSX cũng có một lệnh bán ròng 215,1 tỷ đồng với VIC.

    Chiều nay thị trường tiếp tục nhận được dòng vốn khá lớn, khoảng 1.805 tỷ đồng chỉ riêng khớp lệnh. Giao dịch này đẩy quy mô khớp cả phiên lên tới 4.060,4 tỷ đồng. Suốt từ tháng 3 năm nay, thị trường mới lại chứng kiến phiên giao dịch mạnh mẽ như vậy.

    Tuy nhiên chiều nay áp lực tăng giá lại không thực sự rõ ràng và lực chốt lời khá mạnh tập trung trong số các cổ phiếu lớn. VN30-Index đóng cửa chỉ còn tăng 0,31%, tương đương giảm 0,46% so với cuối phiên sáng. 

    Độ rộng của rổ này đã thu hẹp đáng kể với 12 mã giảm giá, 15 mã tăng, do đó việc suy yếu ở chỉ số là điều không tránh khỏi. Ngay so sánh giá đóng cửa với thời điểm cuối phiên sáng, rổ này cũng có 15 mã sụt giảm, dù có mã vẫn tăng so với tham chiếu. Hiện tượng suy yếu là rất rõ. 

    Những cổ phiếu suy yếu đáng kể là DPM, EIB, FPT, GMD, HCM, HSG, KDC, MSN, PVD, REE, SSI. VIC tuy giảm giá lúc đóng cửa nhưng thực tế là không thay đổi so với cuối phiên sáng. Do GAS, MSN, VNM không có cải thiện giá nào nên VN-Index cuối phiên chiều lại giảm 0,19% so với cuối phiên sáng, chủ yếu là tác động từ rổ VN30.

    Sàn HNX cũng suy yếu đáng kể với việc giảm giá mạnh của PVS, giảm 1,99%. SHB tăng 2,11%, VCG tăng 3,42%, VND tăng 1,16%, SHS tăng 3,88% và khá nhiều mã khác tăng giá cũng chỉ giúp HNX-Index không rơi xuống dưới tham chiếu. Chỉ số này chốt phiên tăng nhẹ 0,33% so với tham chiếu, thực chất là giảm tới 0,78% so với cuối phiên sáng. HNX30-Index thậm chí mất tới 1,12% so với phiên sáng.

    Các cổ phiếu nhỏ vẫn tiếp tục giao dịch tích cực trong phiên chốt lời blue-chips. Vẫn là những gương mặt giao dịch nóng từ phiên sáng MHC, KSA, QCG, FCM, DRH, KDH, KSS, PTK, BGM, HBS, KHL, HDO, KSD, ORS… tăng giá kịch trần.