Tuesday, August 18, 2015

Chiến công tưởng tượng của nữ biệt động Sài Gòn năm 1963?

Châu Văn Thi
DL - Vào ngày 25/3/1963, nữ biệt động Sài Gòn Lê Thị Thu Nguyệt mưu trí gài bom khiến máy bay Boeing 707 của Hoa Kỳ phát nổ ở Honolulu - Hawai, theo các báo nhà nước cho biết. Ngày 5/6/2015, bà được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, khi tác giả tìm hiểu danh sách các chuyến bay gặp nạn trong lịch sử thế giới trên Internet hoàn toàn không có chuyến bay Boeing 707 nào bị nạn tại Honolulu vào năm 1963.

“CHIẾN CÔNG” LỪNG LẪY

Bà Lê Thị Thu Nguyệt, sinh năm 1944, một nữ biệt động Sài Gòn được các báo nhà nước ca ngợi là một chiến sĩ cách mạng gan dạ hoạt động trong nội thành Sài Gòn.
Năm 1958, lúc 14 tuổi bà Nguyệt tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ giao liên, đưa người vào chiến khu, mang tài liệu công văn, vận chuyển vũ khí vào nội thành, báo điện tử VnExpress cho biết.
Ngày 26/10/1962, bà ném lựu đạn vào cuộc triển lãm những chiến lợi phẩm thu được của bộ đội, khiến 3 người chết và hai người bị thương, phá huỷ một chiếc trực thăng HU1A.
Ngày 25/3/1963, bằng mưu trí của mình bà đã gài được bom trên chuyến bay Boeing 707 chở 80 cố vấn người Mỹ từ Sài Gòn đến San Francisco, quá cảnh ở sân bay Honolulu thuộc quần đảo Hawai, Hoa Kỳ. Nhưng do tiết kiệm tiền bà mua đồng hồ rẻ, sau 2 phút quá cảnh ở sân bay Honolulu máy bay mới phát nổ. 80 cố vấn Hoa Kỳ thoát chết trong gang tấc.

NHỮNG NGHI VẤN ĐẶT RA

Trong câu chuyện của bà về việc đánh bom máy bay có những điểm gây nghi ngờ cho nhiều người, tuy nhiên vì điều kiện thông tin trước đây nên khó có thể kiểm chứng được. Nhưng với sự phát triển của Internet ngày nay những thông tin như vậy có thể dễ dàng biết được thật, giả.
Bà Lê Thị Thu Nguyệt (trái) nói chuyện với những người lính trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Hùng.
Thứ nhất việc quá cảnh ở sân bay Honolulu chỉ trong vòng 2 phút, 80 cố vấn Hoa Kỳ không biết có bom trên máy bay nhưng có thể nhanh chóng đi ra khỏi máy bay quả là một điều kỳ diệu?!
Thứ hai, tác giả đã có được danh sách các chuyến bay gặp nạn trong lịch sử thế giới, đặc biệt với máy bay Boeing 707 và hoàn toàn không có chuyến bay nào gặp nạn vào tháng 3/1963.
Duy chỉ có chuyến bay Boeing 707 Pan Am 214 gặp nạn vào ngày 8/12/1963 ở gần Maryland, Hoa Kỳ do sét đánh khiến 81 người chết. Tai nạn này đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness thế giới vào năm 2005 như là “Cú sét đánh chết người tệ nhất”.
Chưa dừng lại ở đó, tác giả có được danh sách các chuyến bay gặp nạn ở Honolulu được ghi nhận từ trước đến nay, nhưng hoàn toàn không có chuyến bay nào gặp nạn vào năm 1963.

NHỮNG CHIẾN CÔNG TRONG TƯỞNG TƯỢNG

Người đọc chắc hẳn không quên với chiến công của ông Bùi Minh Kiểm tay không ghì càng trực thăng UH-1 xuống sát mặt đất để tiêu diệt vào năm 1972. Trọng lượng của chiếc UH-1 không tải là 2365 kg và có tải là 4100 kg, để làm được việc “ghì càng trực thăng xuống” chắc hẳn chỉ có “siêu nhân” trong điện ảnh Hollywood!
“Anh hùng thiếu niên” Lê Văn Tám tự mình làm bó đuốc sống chạy 50 mét đốt kho xăng nhà bè, sau này được giáo sư sử học Phan Huy Lê xác nhận là nhân vật hư cấu.
Với những nghi vấn và bằng chứng chứng minh, tôi xin được để cho độc giả toàn quyền nhận định về nhân vật “biệt động Sài Gòn” với “chiến công lừng lẫy” này.
Thời đại hiện nay thông tin Internet bùng nổ, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng Internet, nhà cầm quyền hiện nay không thể nào dễ dàng tiếp tục bưng bít thông tin hoặc tuyên truyền dối trá về một sự việc nào đó nữa rồi!
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150818/chau-van-thi-chien-cong-tuong-tuong-cua-nu-biet-dong-sai-gon-nam-1963#sthash.L39pKj7q.lIeYVG87.dpuf

Dân chủ hóa sẽ bớt đút lót tham nhũng

Nam Nguyên, RFA
2015-08-18
Tham nhũng trên báo chí
 Tham nhũng trên báo chí- RFA file

Sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp thể hiện tình trạng nền kinh tế. Việt Nam được các chuyên gia cho rằng nếu bớt được tình trạng nhũng nhiễu thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nâng cao năng lực cạnh tranh cho họ.

Nhiêu khê sinh nhũng nhiễu

Có thể nói nạn hối lộ, đút lót là đầu cuối của thể chế, khi thể chế thiếu công khai minh bạch, thủ tục hành chính nhiêu khê thì đẻ ra các chi phí bôi trơn.
Các chuyên gia kinh tế nhiều lần nêu ra vấn đề, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam khi mà kết quả điều tra cho thấy, để kiếm được 1 đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải sử dụng 1 đồng đút lót bôi trơn. Điều này được TS Lê Đăng Doanh nêu ra trong Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2015 tổ chức ở Vinh hồi tháng 4 vừa qua. Gần đây ngày 8/8/2015 tại cuộc hội thảo ở Đà Nẵng, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng đã lập lại điều này.
Trước đây mức độ tham nhũng nhũng nhiễu được coi là thông thường là 30%.  Sau đó được nâng lên thậm chí có lúc tới 50%.
TS Phạm Chí DũngTP.HCM
Trao đổi với chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từ Hà Nội nhận định:
“Một đồng lợi nhuận phải bỏ ra 1,02 đồng chi phí  bôi trơn. Tất cả những hệ lụy, những mặt trái, mặt tiêu cực này xã hội đều đã nhìn thấy và chính phủ cũng tỏ quyết tâm giải quyết vấn đề này. Nhưng thực tế giải quyết được đến đâu thì phải chờ xem, có biến lời nói thành hành động có kiên quyết hay không.”
Có vẻ như tình trạng kinh tế tụt hậu của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác bắt nguồn từ nhiều vấn đề, như không thực sự có kinh tế thị trường, tài nguyên nguồn lực quốc gia được ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là chính đất đai. Tuy vậy các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam nói chung không phát triển lên được, do tình trạng tham nhũng hối lộ trầm kha và là bi kịch của đất nước.
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập một tổ chức tự phát không phụ thuộc chính quyền, nhận định:
“Trước đây tôi chỉ nghe mức độ tham nhũng nhũng nhiễu được coi là thông thường là 30%. Tỷ lệ này thường được áp dụng trong xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước và được coi là bình thường, có nghĩa là cứ 100 đồng thì phải cắt ra 30 đồng để coi là hoa hồng, lại quả, hối lộ cho một số quan chức. Sau đó tỷ lệ 30% đó được nâng lên thậm chí có lúc tới 50% và đáng chú ý là tỷ lệ này chừng mực nào đó lại được áp dụng vào trong lãnh vực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA.”

Đút lót, hối lộ: Chuyện thường ngày ở huyện

Đút lót hối lộ trở thành một chuyện thường tình, không một doanh nghiệp nào ở Việt Nam lại không từng sử dụng phí bôi trơn. Đút lót từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn vì mọi thủ tục quá rườm rà và để công việc có thể chạy được doanh nghiệp phải chấp nhận đút lót.
Có những chuyện không thể nào hiểu nổi, một thí dụ nhỏ là một doanh nghiệp xuất khẩu muốn xuất khẩu 1 container hàng ra nước ngoài, chủ doanh nghiệp đã lên danh mục phí bôi trơn tới từng chi tiết.
Ngay cả đi thuê container để vô hàng cũng phải hối lộ cho nhân viên phụ trách ở cảng để không phải chờ đợi, được giao container tốt, rồi hải quan kiểm hóa, kết thúc hồ sơ thông quan… mỗi khâu đều có phí bôi trơn thì công việc mới chạy.
Tại Hội thảo Đà Nẵng ngày 8/8/2015, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan dẫn kết quả điều tra đáng tin cậy đã nói, ở Việt Nam trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải mất 1,02 đồng bôi trơn. Giả dụ nếu bớt tham nhũng được 50% thì doanh nghiệp được tăng lợi nhuận 50%. Báo chí trích lời bà Phạm Chi Lan nói rằng, đó là lý do doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ đi so với trước.
Bài toán này Việt Nam đang xử lý và đang giải quyết, nhưng xử lý đến đâu và giải quyết có hiệu quả hay không thì phụ thuộc vào sự quyết tâm, quyết liệt và sự nghiêm minh của pháp luật và của nhà cầm quyền.
TS Ngô Trí Long, Hà Nội

Cần phải dân chủ hóa

Trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận định, điểm chính là vấn đề cải cách đổi mới thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính, cơ cấu đội ngũ cán bộ và những thủ tục hành chính. Hiện nay do thủ tục hành chính phức tạp gây ảnh hưởng môi trường đầu tư, vì vậy đã làm cho những chi phí bôi trơn hay, phí hay lệ phí tăng lên, những mặt đó là tiêu cực.
Trong hai năm 2014 và 2015, trọng tâm của chính phủ trong thời gian này là cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2014 cố gắng bằng ASEAN-6 và 2015 cố gắng cải thiện môi trường đầu tư bằng ASEAN-4, tức nhóm 4 nước phát triển nhất của ASEAN. Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhấn mạnh:
“Chính phủ đưa ra những biện pháp hết sức cụ thể nhưng thực tế triển khai và kết quả thực hiện cũng chưa là bao, cần phải giải quyết sao cho có hiệu quả hơn. Hay nói cách khác là lời nói và hành động phải đi đôi với nhau và có sự kiểm soát, giám sát một cách chặt chẽ và phải có chế tài thực sự nghiêm minh xử lý những vấn đề còn nhũng nhiễu gây ra những chuyện không tốt đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đây là một trong những biện pháp rất tốt để giải quyết vấn đề vấn nạn tham nhũng hiện nay. Bài toán này Việt Nam đang xử lý và đang giải quyết, nhưng xử lý đến đâu và giải quyết có hiệu quả hay không thì phụ thuộc vào sự quyết tâm, quyết liệt và sự nghiêm minh của pháp luật và của nhà cầm quyền Việt Nam.”
Một chuyên gia Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) ông  Olin McGill từng nhận định là thu nhập đầu người của Việt Nam đáng lẽ có thể tăng gấp 5 lần. Nhưng Việt Nam không đạt được điều này là vì điều hành không hiệu quả. Theo lời ông McGill, thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam không thông thoáng, với lượng thời gian kéo dài 21 ngày như hiện nay, ước tính Việt Nam đang thất thoát khoảng 15% tổng kim ngạch thương mại hằng năm.
Ví dụ nhỏ của ông McGill đủ làm mọi người giật mình. Nếu môi trường kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện, thì tất nhiên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Môi trường kinh doanh tốt thường được thể hiện ở những nước có nền dân chủ pháp trị. Xem ra con đường cải tổ ở Việt Nam vẫn còn dài dằng dặc.

Giang Trạch Dân đã lạm dụng quyền lực như thế nào để đàn áp Pháp Luân Công?

Tác giả: Khám Thần Châu | Dịch giả: Minh Minh6 Tháng Tám , 2015

Ảnh: Luis Novaes/Epoch Times
Ảnh: Luis Novaes/Epoch Times

Nhiều người khó có thể hiểu được tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân lại phát động một cuộc đàn áp tàn khốc lên một nhóm người thiền định ôn hòa môn tập Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp không chỉ khiến mạng sống của hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công lâm vào nguy hiểm mà nó còn là giọt nước tràn ly đối với nhiều người Trung Quốc. Kinh sợ trước sự tàn bạo gần đây nhất của Đảng, đến tháng 4 năm 2015, đã có hơn 200 triệu người thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Điều gì đã thúc đẩy Đảng phát động một kế hoạch hủy diệt như vậy? Đơn giản, cuộc đàn áp là do lãnh đạo Đảng ép buộc thực hiện. Nhìn lại những hồ sơ lịch sử từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, chúng ta có thể rút ra những trường hợp rõ ràng về sự lạm dụng quyền lực của Giang. Giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Giang sẽ không ngừng làm bất cứ điều gì để đạt được những mục tiêu chính trị cá nhân.

Can thiệp vào Hội đồng Nhà nước
Sau khi các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam tại Thiên Tân vào ngày 23 tháng 4 năm 1999 trong lúc họ đang cố gắng thỉnh nguyện ôn hòa về việc một số quan chức địa phương đối xử thô bạo với họ, các học viên này được thông báo rằng họ cần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.

Vì Văn phòng Kháng cáo Trung ương chịu sự giám sát của Hội đồng Nhà nước, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp những người đại diện cho các học viên vào ngày 25 tháng 4 và đảm bảo rằng họ được tự do theo tín ngưỡng của mình. Những lời này cho thấy rằng các quan chức đã đơn phương hành xử sai trái.

Một phát ngôn viên của Văn phòng Kháng cáo Trung ương thậm chí còn ra một thông báo, lặp lại chính sách tự do tín ngưỡng của Trung Quốc.

Nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã đưa tin về việc này và xem đây là một sự cải thiện của chính phủ Trung Quốc. Không may thay, Giang đã không hài lòng với kết quả này.

Theo một tài liệu do Đại Kỷ Nguyên công bố, Giang đã gửi một bức thư cho mỗi thành viên của Bộ Chính trị Trung ương vào đêm đó để công kích Pháp Luân Công.

Trong một cuộc họp vào ngày hôm sau, Thủ tướng Chu Dung Cơ nói rằng các học viên Pháp Luân Công chỉ muốn cải thiện đạo đức và sức khỏe của họ.

“Không có lý khi cho rằng họ có mục đích chính trị”, ông Chu nói. “Chúng ta hãy để cho họ được tập luyện đi”.

Nhưng Giang đã giẫy nảy lên và chỉ tay vào mặt ông Chu Dung Cơ mà nói:

“Hồ đồ! Hồ đồ! Đây là vấn đề tồn vong của Đảng và nhà nước. Một số đồng chí của chúng ta thật sự không có sự nhạy bén về chính trị”, ông ta nói.

Sau đó ông ta đã ra lệnh cho La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), điều tra chi tiết về Pháp Luân Công.

“Đây phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta! Chúng ta phải điều tra mọi thứ và không để sót bất kỳ kẻ hở nào!”, Giang hét lên.

Biết được bản chất phi chính trị của Pháp Luân Công, tất cả sáu thành viên còn lại trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị – ngoại trừ Giang – đều từ chối đàn áp Pháp Luân Công. Giang là thành viên thiểu số duy nhất trong Ban Thường vụ muốn đàn áp Pháp Luân Công.

Nhưng điều đó đã không ngăn được ông ta. Trong một động thái gợi nhớ người tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Giang đã thành lập một lực lượng đặc biệt đặt tên là “Phòng 610”, dựa vào ngày thành lập của lực lượng này – ngày 10 tháng 6. Cơ quan này hoạt động như một tổ chức ngoài vòng pháp luật với quyền lực vượt trên các cơ quan hành pháp và tư pháp tại mỗi cấp của chính phủ, và là đơn vị thực thi ý muốn đàn áp Pháp Luân Công của Giang.

Chiếm đoạt hệ thống lập pháp
Dù Giang đã ra lệnh bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhưng lại không có cơ sở pháp lý cho một cuộc đàn áp quy mô như vậy. Vì thế, ông ta đã quyết định ngụy tạo một cái cớ cho quyết định của mình.

Dưới chỉ đạo của ông ta, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua một đạo luật “chống tà giáo” vào ngày 30 tháng 10 năm 1999. Dù cho luật hồi tố như vậy thường bị cấm trong cộng đồng luật pháp thế giới, nhưng Giang và tay chân của ông ta đã dùng nó để chống lại các học viên Pháp Luân Công.

Theo đạo luật giả tạo này, ông Vương Trị Văn và ba thành viên khác của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã bị kết án 18 năm tù. La Cán đã chọn chiến lược xử án vào ngày 26 tháng 12 năm 1999 – ngày chủ nhật sau Lễ Giáng sinh, khi đó hầu hết các nhà báo phương Tây đều nghỉ lễ.

Hơn 300 học viên Pháp Luân Công đã đến nơi xử án như những người đứng ngoài xem theo quy định của phòng xử án, nhưng tất cả đều bị bắt giữ và sau đó bị chuyển đến các trại giam hay trại lao động.

Giang thậm chì còn không tuân theo luật riêng của mình khi thi hành luật. Dù luật chỉ liệt kê ra những hành động nhất định là phi pháp – luật mà các học viên không vi phạm ngay từ đầu – Giang và bộ máy tuyên truyền truyền thông của ông ta đã lạm dụng luật pháp bằng cách tuyên bố rằng tất cả học viên Pháp Luân Công đều là tội phạm.

Trong 16 năm qua, hầu hết các học viên mà thụ nhận một bản án chính thức đều bị kết án theo Điều luật 300 của Luật Hình sự Trung Quốc. Dù Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc đã công bố giải thích tư pháp để chụp mũ Pháp Luân Công, nhưng những hành động như vậy mới là phi pháp thật sự vì theo luật  phápTrung Quốc, biện giải như vậy cần được ban hành bởi cơ quan lập pháp.

Hơn nữa, Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc quy định rõ ràng là bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Điều đó có nghĩa là đàn áp các học viên Pháp Luân Công bởi niềm tin của họ là không có cơ sở pháp lý ngay từ đầu.

Lạm dụng quyền lực quân đội

Là Chủ tịch của Quân ủy Trung ương từ năm 1989 đến 2004, Giang đã lạm dụng quyền lực quân đội để phát động và gia tăng cuộc đàn áp.

Sau khi sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị từ chối đề xuất đàn áp Pháp Luân Công của Giang, ông ta đã quay sang Liệu Tích Long, Tư lệnh Quân khu Thành Đô kiêm Phó Bí thư Quân ủy. Liệu đã làm việc với Cục Tình báo ở Quân khu Thành Đô và bịa đặt thông tin, thêu dệt rằng Pháp Luân Công sẽ lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giang đã lợi dụng thông tin này để ép các ủy viên thường trực Bộ Chính trị ủng hộ quyết định đàn áp Pháp Luân Công của mình.

Không lâu sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, Giang cũng ra lệnh cho Trương Vạn Niên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, lập tức chuẩn bị quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc để phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Tổng Cục Tham mưu và Tổng Cục Chính trị đã ban bố một lệnh khẩn cấm các cán bộ đương nhiệm, cán bộ quân đội về hưu và người nhà không được tập Pháp Luân Công. Lệnh này được liên tục nhấn mạnh trong hệ thống Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Mặc dù cuộc đàn áp được tiến hành rộng rãi vào năm 1999, nhưng hầu như chiến dịch này đã gặp phải sự phản đối vào năm 2000 khi ngày càng nhiều người trở nên chán ghét cuộc đàn áp bất công này.

Sau đó Giang và chế độ của ông ta đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trong đó miêu tả các học viên Pháp Luân Công tự tẩm xăng lên người và tự thiêu với danh nghĩa tín ngưỡng của họ. Trò tuyên truyền giả dối khủng khiếp này đã triệt để tẩy não nhiều người Trung Quốc và đưa cuộc đàn áp lên một cấp độ mới.

Bên ngoài Trung Quốc, sự kiện này đã sớm bị tiết lộ là một trò lừa bịp, như bộ phim tài liệu “Lửa giả” (từng đạt giải thưởng danh giá) đã miêu tả. Khi nhiều học viên đột phá kênh truyền thông tuyên truyền do quốc gia kiểm soát để phát sóng sự thật này tại Trường Xuân vào ngày 05 tháng 3 năm 2002, Giang đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến đấu cấp độ hai. Cả Tư lệnh tiểu Quân khu Trường Xuân và Cảnh sát Vũ trang Cát Lâm được lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp độ một.

Lưu Kinh, trưởng Phòng 610 kiêm Thứ trưởng Bộ Công an của Trung Quốc, đã đích thân đến Trường Xuân để giám sát vụ việc. Chỉ trong vài ngày, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, và bảy người đã chết vì bị tra tấn tàn bạo trong trại giam.

Ngoài ra, lực lượng quân đội cũng giữ vai trò chính trong vấn nạn mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm còn sống, kiểm duyệt Internet và nỗ lực ám sát ông Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Thăng chức cho những nhân vật chủ chốt trong cuộc đàn áp
Sau khi Liệu cung cấp thông tin tình báo giả cho Giang, ông ta đã được thăng làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần của Quân đội Giải phóng Nhân dân và trở thành một thành viên của Quân ủy Trung ương. Sau này, ông ta còn đóng vai trò chính trong việc thành lập chuỗi cung ứng nội tạng thông qua hỗ trợ quân sự.

Một ví dụ khác về những người thăng tiến con đường chính trị bằng cách tham gia vào cuộc đàn áp là Bạc Hy Lai, Thị trưởng  Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh khi Giang đến thăm thành phố này vào tháng 8 năm 1999.

“Cứng rắn với Pháp Luân Công, anh sẽ được thăng quan tiến chức”, Giang nói.

Bạc đã khắc cốt ghi tâm thông tin này. Ông ta lập tức ra lệnh mở rộng nhiều nhà tù và trại lao động để có thể chứa một lượng lớn các học viên. Những chiến thuật tẩy não của ông ta tại Trại lao động Mã Tam Gia được ca ngợi là một mẫu hình học tập cho toàn quốc.

Bạc đã sớm được thăng lên chức Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.

Vai trò chính của Bạc trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống và cuộc triển lãm nhựa hóa cơ thể người đã dấn đến những thời khắc đen tối nhất của văn minh nhân loại.

Trước khi Giang rời ghế Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 2004, ông ta đã thăng chức cho những hầu cận thân cận nhất lên các chức vụ cao hơn bằng việc mở rộng từ bảy thành viên lên chín thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Bằng cách này, ông ta có thể tiếp tục ảnh hưởng đến các chính sách của Trung Quốc và duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Nhiều kẻ giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đàn áp gần đây đã bị hạ bệ trong những cuộc đấu đá chính trị nội bộ. Sau khi Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, bị kết án vào tháng 9 năm 2012, Bạc Hy Lai đã bị kết tội tham nhũng và chịu án tù chung thân. Lý Đông Sinh, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Phòng 610, đã liên tục bị điều tra vào tháng 12 năm 2013. Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3 năm 2015 khi đang đối mặt với một tòa án quân sự.

Thậm chí Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Giám đốc của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC, 2007-2012), cũng bị buộc tội hối lội, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.

Mặc dù tội mà các quan chức này bị kết không kể đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công hay buôn bán nội tạng trái phép, nhưng không lâu nữa sự thật sẽ được phơi bày.

Ngay khi cấm Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Giang đã tuyên bố: “Tôi không tin rằng ĐCSTQ không thể chiến thắng Pháp Luân Công!”.

16 đã trôi qua, hơn 200 triệu người đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Sự ngạo mạn và khinh rẻ của Giang đối với các nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý liên kết với các giá trị truyền thống và điều thiện lành, sẽ dẫn đến kết cục sụp đổ cho chính ông ta và Đảng.

Mô hình kinh tế Trung Quốc không còn tác dung?

Tác giả: Ren Ze | Dịch giả: Hannah19 Tháng Tám , 2015
A man walks past a poster outside a construction site in Beijing on July 28,2015. (WANG ZHAO/AFP/Getty Images)
Một người đàn ông đi ngang một tấm áp phích bên ngoài một công trường xây dựng ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 7, năm 2015. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tập trung vào một gói kích cầu kinh tế khổng lồ, nhưng không bền vững. (WANG Triệu / AFP / Getty Images)

Hơn 35 năm qua, mô hình kinh tế do chính phủ kiểm soát của Trung Quốc và phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của chính phủ đã trải qua nhiều cải cách. Bắt đầu từ một hệ thống kế thừa từ Liên Xô cũ, Trung Quốc chuyển sang hệ thống chỉ số GDP theo tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm 1970. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đều là do chính sách kích cầu của chính phủ. Đây là một việc làm không bền vững. Chúng ta đang bắt đầu thấy được hậu quả.

Tôi tốt nghiệp năm 1981 ngành kinh tế và trở thành giáo viên giảng dạy môn thống kê của trường đại học mà tôi tốt nghiệp. Các số liệu thống kê dạy ở Trung Quốc vào thời điểm đó được sao chép từ Liên Xô cũ và dựa trên lý thuyết Mác-xít. Nó chỉ thừa nhận giá trị hàng hóa được sản xuất và được gọi là Hệ thống Vật liệu Sản phẩm (MPS). MPS không tính đến ngành thương mại dịch vụ vì cho rằng ngành này không làm ra vật chất của cải cho xã hội.

Hệ thống trước đây của chính quyền cộng sản chỉ tính tổng giá trị sản xuất
Ở thời điểm đó, Liên Hiệp Quốc đặc biệt sử dụng hệ thống MPS này để công bố dữ liệu kinh tế của Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc và một số nước khác. Chỉ số cốt lõi của MPS là tổng giá trị sản xuất. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp chi 70 NDT cho nguyên liệu (bao gồm nguyên liệu thô, năng lượng, chi phí khấu hao, v.v), 20 NDT tiền lương, và 10 NDT lợi nhuận thì giá trị sản xuất của họ là 100 NDT.

Chỉ số MPS có hai vấn đề. Một là định nghĩa khái niệm: tổng giá trị sản xuất bị tính nhiều lần. Ví dụ, tổng giá trị sản xuất của một doanh nghiệp khai thác than đá được tính vào tổng giá trị sản xuất của một nhà sản xuất máy móc sử dụng than đá, có tổng giá trị sản xuất được tính vào tổng giá trị sản xuất của một công ty thực phẩm sử dụng máy móc của nhà sản xuất máy móc, có tổng giá trị sản xuất một lần nữa được tính vào tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp bán thức ăn, và giá trị sản xuất cứ bị tính trùng lặp như vậy.

"Hậu quả của gói kích cầu kinh tế 4 nghìn tỷ NDT đã trở nên hiển hiện: một số lượng lớn các dự án bất động sản bỏ không, sản xuất dư thừa, và các khoản nợ rất lớn của chính quyền địa phương."

Vấn đề thứ hai là định nghĩa hoạt động: Một sản phẩm được hạch toán giá trị sau khi nó được “kiểm tra và lưu trữ trong hàng tồn kho”. Nó không liên quan gì đến việc liệu sản phẩm có bán ra được hay không. Điều này làm cho ngành công nghiệp có kết quả sản xuất tốt, nhưng kết quả kinh doanh lại kém. Nhà máy sản xuất báo cáo giá trị hàng hóa phát sinh khi sản phẩm về đến kho. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu sản phẩm không thể bán ra.

Nền kinh tế do chính phủ kiểm soát sẽ sử dụng giá trị sản xuất như là chỉ số cốt lõi. Nhưng giá trị sản xuất làm biến dạng hình ảnh thực sự của nền kinh tế. Để loại bỏ những thiếu sót của hệ thống kinh tế chỉ huy này, cải cách kinh tế bắt đầu vào năm 1978.

Hệ thống toàn cầu tính Sản lượng ròng

Khi cải cách theo hướng thị trường, Trung Quốc từ bỏ hệ thống MPS và sử dụng Hệ thống thống kê (SNA) đang được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Theo phương pháp này, các doanh nghiệp chỉ tính sản lượng ròng bao gồm tiền lương cộng với lợi nhuận, được gọi là giá trị gia tăng. Cụ thể, nó là giá trị sản lượng hàng hóa bán ra trừ đi các chi phí vật liệu sử dụng. Quốc gia sẽ tổng hợp sản lượng ròng của tất cả các doanh nghiệp, bao gồm các ngành công nghiệp thương mại dịch vụ. Đây là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Từ quan điểm chi tiêu, GDP cũng bằng với tổng lượng tiêu thụ, cộng với tổng vốn đầu tư, cộng với chi tiêu nhà nước, cộng với tổng xuất khẩu ròng.

Cải cách này đã có ý nghĩa lớn, đưa ra một thước đo phù hợp cho các hoạt động thị trường của Trung Quốc và kết nối số liệu thống kê của Trung Quốc với các tiêu chuẩn quốc tế. Tiến bộ kinh tế của Trung Quốc cũng nhờ vào cơ chế thị trường, cụ thể là các ngành xuất khẩu.

Mô hình Trung Quốc

Việc sử dụng hệ thống chỉ số GDP là một bước đi đúng hướng. Nhưng sau đó chính quyền Trung Quốc bắt đầu tính GDP như MPS. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh tung ra gói kích cầu kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ NDT. Một lượng tiền lớn cuối cùng lại rót vào các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương, thông qua tài trợ và vốn vay ngân hàng. GDP duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt được mục tiêu của Bắc Kinh trong một vài năm. Tất nhiên, số liệu từ Cục Thống kê cần phải được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền trung ương chấp thuận.

Mô hình Trung Quốc dưới sự kiểm soát của chính phủ “có vẻ” tốt hơn so với nền kinh tế thị trường của phương Tây.

Tuy nhiên, hiện tại, hậu quả của gói kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ NDT đã trở nên hiển hiện: một số lượng lớn các dự án bất động sản bỏ hoang, dư thừa công suất sản xuất, các khoản nợ rất lớn của chính quyền địa phương, v.v. GDP kích cầu này tương tự với giá trị sản lượng sản phẩm không thể bán ra dưới hệ thống kinh tế chỉ huy.

Điều này không thể áp dụng cho các quốc gia tiên tiến hơn, mặc dù không bao giờ các quốc gia dân chủ với cơ chế thị trường tiến bộ thực hiện một kế hoạch kích cầu kinh tế như Trung Quốc đã làm. Chính phủ các nước đó cũng không thể nhanh chóng và tùy tiện phân bổ số tiền lớn như vậy. Cơ quan lập pháp và các phương tiện truyền thông tất cả đều theo dõi hoạt động của chính phủ. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cho việc sản xuất và có trách nhiệm đối với nhà đầu tư trong một hệ thống thị trường.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính phủ Mỹ đã mạnh tay giải cứu thị trường tài chính và một số doanh nghiệp, nhưng không phải để cứu thị trường chứng khoán. Khi cuộc khủng hoảng qua đi, thị trường trở lại hoạt động bình thường và đã trải qua quá trình điều chỉnh, phục hồi và tăng trưởng.

Hiện nay, so với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ đã mạnh mẽ và năng động hơn. Tình hình chung ở châu Âu cũng khả quan hơn Trung Quốc.

Chúng ta có thể thấy rõ rằng GDP của Trung Quốc không thể so sánh với GDP của các quốc gia tiên tiến này. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng không tương đương với tốc độ tăng trưởng của các nước đó. Sự ưu việt của mô hình Trung Quốc với kế hoạch kích cầu kinh tế 4 nghìn tỷ NDT nằm ở đâu?

Khủng hoảng thị trường chứng khoán

Thật không may, sự can thiệp của chính phủ và các quy định kiểm soát lại áp dụng một lần nữa trên thị trường chứng khoán trong năm nay. Để ngăn đà tăng trưởng GDP giảm tốc và để giải quyết tình hình kinh tế khó khăn, Bắc Kinh kích thích thị trường chứng khoán thông qua một loạt các chính sách và đòn bẩy tài chính. Vì vậy, 9 nghìn tỷ NDT, hoặc nhiều hơn, đã rót vào thị trường chứng khoán, đẩy chỉ số chứng khoán lên trên 5.000.

Khi thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến sụp đổ vào ngày 12 tháng 6, Bắc Kinh tung ra gói cứu hộ tích cực thông qua một loạt các biện pháp quyết liệt, bao gồm cả cảnh sát điều tra để ngăn chặn bán cổ phiếu, mệnh lệnh hành chính cấm các cổ đông lớn không được bán cổ phiếu trong vòng sáu tháng, và thúc đẩy giá cổ phiếu blue-chip lên trong khi một nửa số công ty niêm yết vẫn ngưng giao dịch.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc không còn là một thị trường chứng khoán hoạt động theo cơ chế thị trường của nền kinh tế. Chỉ số thị trường chứng khoán không còn phản ánh biến động thị trường chứng khoán bởi vì tất cả mọi thứ được quyết định bởi chính phủ. Chính phủ có quyền lực không giới hạn để thực hiện mục tiêu riêng của mình. Sự can thiệp và kiểm soát như vậy có thể tạm thời ổn định thị trường chứng khoán, nhưng nó cũng gây thiệt hại cho thị trường chứng khoán và tài sản tài chính và niềm tin của các nhà đầu tư. Mức độ thiệt hại sẽ dần dần lộ diện.

Đây là một bản dịch tóm tắt từ bài viết của Ren Ze được xuất bản trên China in Perspective . Ren Ze trước đây là một nhà thống kê ở Trung Quốc và là một nhà báo chuyên viết về các vấn đề thời sự.

Theo Vietdaikynguyen

Nguy cơ hóa chất độc hại rò rỉ sau vụ nổ ở Thiên Tân

Tác giả: Jenny Li, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung19 Tháng Tám , 2015
Rescuers work at the site of the explosions in Tianjin on Aug. 14, 2015. (STR/AFP/Getty Images)
Lực lượng cứu hộ làm việc tại khu vực vụ nổ ở Thiên Tân vào ngày 14 tháng 8, 2015. (STR / AFP / Getty Images)

Hàng trăm tấn hóa chất độc hại có thể đã bị tràn ra sau các vụ cháy và hai vụ nổ lớn tại thành phố cảng Thiên Tân của Trung Quốc vào ngày 11 tháng 8. Các vụ nổ mạnh mẽ đến mức đã phá hủy nhiều xe cộ và làm các mảnh kính cửa văng xa ít nhất là khoảng một dặm.

Nhiều loại hóa chất được cho là đã bị tràn ra, bị đốt cháy, hoặc bốc lên hoà vào không khí, chúng được biết đến như các dung môi hữu cơ, và thường được sử dụng trong các quy trình công nghiệp. Chúng rất độc hại đối với con người, và một số sẽ kích hoạt các phản ứng khi gặp nước, theo các báo cáo từ Trung Quốc.

Báo cáo từ các chi nhánh truyền thông của Trung Quốc cho thấy không khí xung quanh hiện trường vẫn đầy chất độc hoá học bị trộn cùng bụi và sức nóng. Khẩu trang phẫu thuật không ngăn ngừa được cơn buồn nôn và chóng mặt.

Tờ Paper, một trang tin tức trực tuyến do nhà nước tài trợ, đã cử một phóng viên đến khu vực vụ nổ vào ngày 13. Trong vòng một vài trăm mét quanh tâm chấn, cá nhân này đã “nôn mửa liên tục.”

Điều này đã không ngăn được báo cáo chính thức của Sina Weibo về khu vực mới Tân Hải ở Thiên Tân (nơi xảy ra vụ nổ) tuyên bố chất lượng không khí là “tuyệt vời”, vào lúc 4:30 chiều cùng ngày, chỉ 20 phút sau tình tiết người phóng viên bị nôn mửa.

Sự không khớp giữa các tuyên bố chính thức và thực tiễn đã hình thành một dòng cuồng lưu thất vọng hướng tới các nhà chức trách do cách mà họ xử lý vụ việc.

Các nhà chức trách vẫn không thể xác định những chất nào đã gây ra vụ nổ, và rất ít tin tức về việc công ty liên đới – công ty kho vận Thụy Hải quốc tế – nhận trách nhiệm về việc này.

Một buổi phát thanh của đài Tin tức Trung Hoa đã trích dẫn lời một kỹ sư cao cấp của Viện hàn lâm về Khoa học Môi trường của Thiên Tân, người không nêu tên, nói rằng có nghi ngờ là có 700 tấn natri xyanua trong số các hoá chất tại hiện trường. Một khi tiếp xúc với nước, nó sẽ biến thành khí ga hydrogen cyanide, rất độc hại và dễ cháy – một viễn cảnh bất an, do dự đoán sẽ có mưa trong những ngày tới.

Theo Vietdaikynguyen

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh tiết lộ số người tử vong trong Cách mạng Văn hóa: quá sức kinh hoàng!

Dương Nhất Phàm (Đại Kỷ Nguyên) - Dịch giả: Daniel Nguyen - Cuộc Cách mạng Văn hóa (Văn Cách) là một hoạt động chính trị kéo dài 10 năm do Mao Trạch Đông phát động nhằm thanh trừ các thành phần đối lập trong nội bộ đảng, được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Nguyên soái quân đội ĐCSTQ trong một cuộc hội nghị nội bộ từng tiết lộ số người chết trong thời kỳ này, con số quá sức khủng khiếp khiến ai cũng phải vã mồ hôi lạnh.

Phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã kiêm cựu tổng biên tập tờ báo Viêm Hoàng Xuân Thu Dương Tục Thằng trong bài viết có tựa đề “Con đường - Lý luận - Chế độ: suy nghĩ của tôi đối với Cách mạng Văn hóa”, được xuất bản trong kỳ thứ 104 của loạt bài “Ký ức” vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là bài tham luận của ông trong hội thảo “Viết về thời đại Mao Trạch Đông” do trung tâm Stanford tại Đại học Bắc Kinh tổ chức vào ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Bài viết nói rằng, “con đường Trung Quốc” do Mao Trạch Đông chỉ dẫn đã tạo ra một địa ngục trần gian thật sự trong những tháng năm đói kém. Mục đích của cuộc Văn Cách là quét sạch chướng ngại trên con đường này, lại một lần nữa đọa đày nhân thế, tạo ra một địa ngục khủng khiếp hơn nữa. Nếu nhìn nhận theo quan niệm truyền thống, đạo đức xã hội trong thời kỳ ấy đã bị rớt xuống tận giới hạn.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, phái “cách mạng” tự ý tàn sát quần chúng. Đây là một bức ảnh chụp hiện trường của một vụ hành quyết (Ảnh mạng)

Văn Cách phê phán tất cả, phủ định tất cả, cổ động trào lưu phản kháng, phá vỡ những trật tự cũ. Trong toàn bộ quá trình Văn Cách, các cơ tầng cao cấp của trung ương sung mãn khí thế đấu đá quyền lực, mức độ tàn khốc, tính dã man của những cuộc thành trừng chính trị đều biểu hiện vô cùng ác liệt.

Trong cuộc Văn Cách, hình thái ý thức của ĐCSTQ đã mê hoặc toàn thể dân chúng, đầu độc tâm lý cả xã hội, phủ định đạo đức truyền thống. Hình thái ý thức đó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy xay đối với những “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.

Dưới thì quét “tiện dân chính trị”, trên thì đánh “tập đoàn quan liêu”. Từng giai tầng, từng đơn vị, từng địa phương, từng gia đình đều bị cuốn vào cỗ máy xay khổng lồ đó. Vợ chồng chửi mắng nhau vì bất đồng quan điểm, cha con trở mặt vì không chung cách nhìn, bạn bè hại nhau vì không cùng chí hướng. Bất cứ kẻ “điên cuồng” nào không theo phương hướng của thứ hình thái ý thức này đều bị đám động cuồng loạn xay nát như tương.

Dưới thứ hình thái ý thức này của ĐCSTQ, những hành động chỉ điểm và bán rẻ lẫn nhau đều là quang vinh: con bán rẻ cha, vợ bán rẻ chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý hơn!”. Thứ hình thái ý thức này thổi bùng lên tất cả những gì hung ác nhất trong nhân tính con người lại còn khoác bên ngoài tấm áo chính nghĩa tối cao. Sự tàn sát các “tiện dân chính trị” không được coi là phạm tội trong thời kỳ Văn Cách.

Bài viết còn nói, người Trung Quốc đã trả một cái giá quá nặng nề cho Văn Cách.

Trong Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương nhiệm kỳ thứ 12, ông Diệp Kiếm Anh đã báo cáo về số người thiệt mạng trong Cách Mạng văn hóa như sau: 

1. Các sự kiện đấu tố quy mô có hơn 4.300 sự kiện, số người chết 123.700 người; 

2. 500.000 cán bộ bị đấu tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt bớ phi pháp, hơn 115.500 cán bộ tử vong bất bình thường. 

3. Ở thành thị có 4.180.000 nhân sĩ các giới bị chụp mũ là từng phản cách mạng, đang phản cách mạng, phần tử chống đối giai cấp, phần tử chủ nghĩa xét lại, phản động học thuật, số người tử vong bất bình thường có hơn 630.000 người. 

4. Nông thôn có hơn 5.200.000 gia đình địa chủ, phú nông (bao gồm cả bộ phận thượng – trung nông) bị bức hại, có 1.200.000 địa chủ, phú nông cùng gia đình tử vong bất bình thường. 

5. Có tới hơn 130.000.000 người hứng chịu các xâm hại mang tính chất chính trị theo nhiều mức độ khác nhau, hơn 557.000 người mất tích. 

Bài viết còn nói, những con số về các nạn nhân tử vong trong cuộc Cách mạng Văn hóa có nhiều nguồn khác nhau, trên thực tế không có cách nào thống kê hết những người bị hại trong cuộc vận động chính trị này, nhưng chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều, đây chính là một đại kiếp nạn khủng khiếp đối với dân chúng Trung Quốc.

Giản lược về “thảm họa mười năm Văn Cách”

Đây là cuộc vận động chính trị do lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Mao Trạch Đông phát khởi, nhằm thanh trừ những thành phần bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng. Về sau, cuộc vận động này được ĐCSTQ gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử tri thức, quan chức cấp cao trong đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong sự kiện này cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, các nhà sử học dự tính con số có thể đạt đến 2 triệu người. Cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư rằng: “Lúc đó có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gầm 1/10 dân số Trung Quốc”.

Trong cuốn sách “Sự thật về vận động chính trị từ lúc kiến quốc cho đến nay” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Trung ương Đảng tiết lộ: 

“Tháng 5 năm 1984, Trung ương Đảng đã từng có cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm 7 tháng, một lần nữa thống kê, xác nhận những con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa: 

- Hơn 4.200.000 người bị bắt giữ và thẩm tra; 

- Hơn 1.728.000 người tử vong bất bình thường; 

- Hơn 135.000 người bị hành quyết vì bị khép tội phản cách mạng; 

- Số người chết trong những cuộc đấu tố có hơn 237.000 người, 

- Hơn 7.030.000 người bị tàn phế; 

- Hơn 71.200 gia đình tan nát”. 

Các chuyên gia còn căn cứ trên những ghi chép tại các huyện thị địa phương, ước đoán những các trường hợp tử vong bất bình thường ít nhất cũng đạt đến con số 7.730.000 người.

Trừ số người chết ra, lúc cuộc Cách mạng Văn hóa vừa mới bắt đầu, Trung Quốc còn nổi lên phong trào tự sát, rất nhiều phần tử tri thức nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Xá, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Ngô Hàm, Chư An Bình đều bị dồn đến đường cùng trong thời kỳ đầu Văn Cách. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ phe “cực tả” điên cuồng nhất, tàn sát những “kẻ địch của giai cấp” một cách dã man nhất.


PA 88 công an tỉnh Quảng Nam đang khủng bố gia đình mục sư Lưu Văn Kiều

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Liên tục 4 ngày qua, công an tỉnh Quảng Nam khủng bố gia đình mục sư Lưu Văn Kiều. Hôm nay, dù cả ngày mục sư Lưu Văn kiều bị câu lưu tại công an Huyện nhưng khi ông về nhà thì vẫn có 8 an ninh đang canh gác trước nhà. Hàng xóm của mục sư Kiều rất bất bình vì 8 an ninh cứ quần tới quần lui khiến chó sủa om sòm cả chòm xóm. Khi chúng tôi liên lạc về Quảng Nam trò chuyện thì hàng xóm của mục sư Kiều cho biết là hiện còn 7 an ninh đang đứng trước nhà của mục sư Kiều.

Phòng PA 88 công an tỉnh Quảng Nam là phòng chống khủng bố, chống phản động nhưng cách hành xử của họ thì tàn bạo còn hơn khủng bố Hồi Giáo dù đối tượng được "mời" của họ là một mục sư Tin lành, cũng là một thương binh trở về từ cuộc chiến vô nghĩa của họ ở chiến trường Cambodia.

Phòng chống khủng bố, chống phản động là PA 88 công an tỉnh Quảng Nam với các an ninh côn đồ như Nghĩa, Xuân, Thành, Minh, Hùng liên tục tấn công mục sư Lưu Văn Kiều vì họ nghi ngờ mục sư Kiều tham gia hội Anh Em Dân Chủ. Các câu hỏi chất vấn kể cả khủng bố tin thần, đe dọa tính mạng, côn an PA 88 hăm he sẽ cho xe cán chết mục sư Kiều sau khi rời trụ sở. "Mời" làm việc từ sáng sớm đến chiều tối nhưng không cho ăn. 11 giờ 30 trưa đói quá thì mục sư Kiều lao đi mua bịch sữa uống nhưng họ ngăn cản cướp chìa khóa xe, giam xe.

Hôm nay thứ Ba ngày 18.8.2015 mục sư Kiều cũng bị PA 88 bắt đi làm việc. Mục sư Kiều đến phòng PA 88 này mong tìm được "người Việt Nam" nơi trụ sở công an tỉnh vì với mục sư Kiều cách hành xử của nhóm người khủng bố ông y hệt côn đồ của nước LẠ chứ họ không phải là người Việt. Dù giọng nói của nhóm côn an côn đồ này đặc sệt giọng Quảng Nam.

Mục sư Lưu Văn Kiều còn cần hoàn tất các môn thần học trong chương trình Cao học mục vụ ông đang theo học nhưng côn an PA 88 ngăn cản ông đến Bangkok hoàn thành các bài thi cuối khóa.

Lúc 20 giờ tối ngày 18.8.2015 chúng tôi liên lạc về thì côn an PA 88 vẫn còn lảng vảng trước nhà của mục sư Kiều, tiếng chó sủa inh ỏi. Côn an tỉnh Quảng Nam yêu cầu mục sư Kiều ngày mai thứ tư 19.8.2015 tiếp tục đến trụ sở công an tỉnh để "làm việc" tiếp.

Xin các cơ quan truyền thông độc lập liên lạc và hỗ trợ tinh thần cho mục sư Lưu Văn Kiều lúc này. Số phone của ông là +84 97 499 4957. 

18/8/2015


Lạm bàn về hai chữ 'đức và tài'

Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) - Nhìn lại bao nhiêu năm, đảng CSVN lãnh đạo đất nước này, chúng ta đã quá rõ chân tướng các vị lãnh đạo ấy có đủ tài đức hay không? Sự cuồng tín với cái lý tưởng CS, đã làm họ như những người mù không còn nhìn ra thế giới, thành người câm khi đứng trước quân thù, thành người điếc không còn nghe tiếng rên siết của nhân dân. Người có tài là phải có trí tuệ thông minh sáng suốt hơn người, người có đức là tâm sáng hơn người, biết quên mình, hy sinh và yêu thương đồng loại nòi giống. Họ bất tài cho nên cuồng si, cứ mơ về cái thế giới đại đồng, mơ về cái XHCN viển vông, cứ chăm chăm làm cách mạng vô sản chuyên chính (cuộc cách mạng mà các vị ấy đang làm đó là cuộc cách mạng nhân dân vô sản nhưng các vị ấy có vô số tài sản). Rõ ràng họ là những kẻ vô đức bất tài.

*

Đức và tài là hai vế trong sự suy nghĩ và nhận định về nhân cách của một con người tạo hóa đã ban cho, có khi nó nằm chung trong một nhân thể, nhưng có khi nó tách rời, có nghĩa là có người có tài nhưng không có đức, và có người có cả đức lẫn tài. Người có một trong hai thứ ấy, chắc chắn họ đã hơn người bình thường rồi, nếu có được cả hai thì họ trở thành một con người hoàn hảo đáng quý. Giữa tài và đức, có lẽ, đức được người đời trân trọng hơn dù người ấy chỉ có đức nhưng kém tài, ngược lại người có tài nhưng không có đức, có thể họ sẻ trở thành một con người xảo quyệt. 

Con người có tài, lãnh đạo điều hành một doanh nghiệp, có khả năng doanh nghiệp ấy sẽ phát triển, nhưng nếu thiếu đức, chắc chắn sự phát triển ấy sẽ không bền vững. Nếu người lãnh đạo một đất nước có đủ tài đức, chắc chắn đất nước ấy sẽ phồn vinh, nhân dân sẽ ấm no hạnh phúc. 

Nhìn lại bao nhiêu năm, đảng CSVN lãnh đạo đất nước này, chúng ta đã quá rõ chân tướng các vị lãnh đạo ấy có đủ tài đức hay không? Sự cuồng tín với cái lý tưởng CS, đã làm họ như những người mù không còn nhìn ra thế giới, thành người câm khi đứng trước quân thù, thành người điếc không còn nghe tiếng rên siết của nhân dân. Người có tài là phải có trí tuệ thông minh sáng suốt hơn người, người có đức là tâm sáng hơn người, biết quên mình, hy sinh và yêu thương đồng loại nòi giống. Họ bất tài cho nên cuồng si, cứ mơ về cái thế giới đại đồng, mơ về cái XHCN viển vông, cứ chăm chăm làm cách mạng vô sản chuyên chính (cuộc cách mạng mà các vị ấy đang làm đó là cuộc cách mạng nhân dân vô sản nhưng các vị ấy có vô số tài sản). Rõ ràng họ là những kẻ vô đức bất tài. 

Đã hơn 2/3 thế kỷ rồi, dân tộc này đã bị gông cùm dưới bàn tay của lũ vô tài vô đức ấy. Vô tài vô đức nhưng chúng có súng đạn, có nhà tù, có quân đội, có công an, đến mức dân tộc này phải giả vờ như người mù đui câm điếc, mặc tình cho chúng cứ rao giảng những thứ láo khoét thối tha, nào là: "Đảng là hạnh phúc, là văn minh, là dân chủ, là hòa bình, là ấm no"... Cái thế giới đại đồng (không có) cái XHCN (không bao giờ có) là đỉnh cao trí tuệ (dóc khoét)... đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân (láo khoét quá trắng trợn, thô lỗ, bỉ ổi)... Ai cũng biết lý thuyết CS là vô thần, thế mà bây giờ nào là TBT, CT, TTg v.v... đến ngày cúng HCM cứ vái lạy, vái lạy (rõ ràng là nhổ ra rồi tự liếm lại)... Loa đài ngày nào cũng rao giảng, ca ngợi HCM là bậc vĩ nhân, là thánh, là thần, là phật là chúa v.v... cả cuộc đời vì nước vì non (bài hát)... sống đạm bạc, không vợ, không con, thế thì bà Tăng Tuyết Minh ở Trung Cộng là bà nào? bà Nông Thị Xuân là bà nào? (còn nhiều bà nữa). Nguyễn Tất Trung hay Hồ Chí Trung ông Vũ Kỳ nuôi là con ai?... Láo khoét, lừa đảo, mị dân đến thế thì thử hỏi loại người như vậy có phải là có ĐỨC hay không? Xin thưa: Lãnh đạo CSVN hoàn toàn không có đức và bất tài. 

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại công nghệ thông tin, các nước họ đã tiến xa và tiến sâu ở mọi ngành, mọi nghề, tiến trình văn minh của nhân loại đã biết cung trăng, sao hỏa có cái gì trên ấy (dù không biết tất cả). Thế mà bây giờ đây, CSVN vẫn cứ đem những chuyện không có, không thật ra lừa dối nhân dân, lừa dối cả dân tộc một cách khốn nạn, họ cứ rao giảng những thứ ấy một cách trơ trẽn, không hề biết ngượng là gì. Họ xem dân tộc này như thú vật, là con lừa, con ngựa, con bò, con trâu, nếu có là con người thì cũng là loại mù đuôi câm điếc, cho nên họ mặc tình, họ bảo quanh là quanh, họ bảo quẹo là quẹo, mèo là chuột, chuột là mèo... phải vậy... phải vậy. Như thế, hỏi đức độ của người CSVN có hay không? 

Chỉ còn vài ngày nữa (2/9) CSVN kỷ niệm 70 năm ngày thống trị, bần cùng hóa từ vật chất đến tinh thần dân tộc VN. Nếu lãnh đạo CSVN có thực tài thì thật là phước đức cho dân tộc này biết là bao, đất nước đâu phải thế này. Chúng cứ tự sướng rao giảng thành tựu này thành tựu kia, chúng có biết có gần 120 tỷ Dollar (nợ nước ngoài) một anh nông dân sẽ xây dựng VN to đẹp hơn không? Một quốc gia đâu cần phải có kiểu lãnh đạo bày đàn (BCT, BCH trung ương đảng, một bộ máy đảng lại thêm một bộ máy chính quyền), đó chỉ là một bộ máy cồng kềnh theo kiểu CS chủ nghĩa, chỉ thêm tốn hao bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của nhân dân, è cổ ra mà đóng thuế để phục vụ cho chúng, cao sang bổng lộc, ăn trên ngồi trước, nhưng hoàn toàn một lũ bày đàn vô đức bất tài. Hãy nhìn chỉ một Lý Quang Diệu của Singapore. Ước gì 16 ủy viên BCT là 16 ông Lý Quang Diệu, ước gì mấy trăm UV trung ương là mấy trăm ông Lý Quang Diệu, có thể VN này sẽ thống trị thế giới. So sánh như vậy ta mới hỏi rằng: Tài đức của lãnh đạo CSVN ở đâu? Nhìn Singapore và Việt Nam, ta sẽ thấy rõ "Đỉnh cao trí tuệ" của bầy đàn lãnh đạo CSVN, rõ ràng là chúng cứ tự sướng để bịp bợm, lừa dối dân tộc. 

Cả Giang Sơn tổ quốc này đang nằm trong tay bọn thảo khấu, chúng đã dùng mọi thủ đoạn lừa lọc xảo trá chiếm đoạt, đảng trưởng của chúng lúc còn sống cũng bịp bợm: "Vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Có đúng vậy không các bạn? Hay là về mặt tinh thần chúng đã bán cho CNCS, giang sơn biển đảo cứ mẻ dần, mẻ dần vào tay đàn anh CS Tàu Cộng? Có lẽ cái lý tưởng CS, cái triết lý Mac-Le, đã trói buộc những con người CS chỉ biết thực hiện những gì chúng đã vạch ra, bất kể cả nhân nghĩa đạo đức, miễn sao chúng đạt được mục đích đúng cái đường lối mà chủ nghĩa CS đã đề ra, chúng sẵn sàng xuống tay giết chết hàng triệu triệu con người, cụ thể như cuộc cách mạng Xô Viết ở Liên Xô, cải cách ruộng đất ở miền Bắc VN và diệt Tư sản mại bản ở miền Nam VN. 

Lúc này hơn lúc nào hết, đất nước này, tổ quốc này, rất cần những con người đủ tài đủ đức đứng ra lãnh đạo đất nước, bên trong thì dân tình oan ức kêu than từ Nam ra Bắc, tham nhũng thì càng ngày càng phình to, vô phương cứu chữa (cũng chúng không chứ dân lào rào dây) chúng đục khoét xé bầm đất nước này tan hoang, kinh tế thì tụt hậu, lãnh đạo CSVN cứ u mê tự sướng lên là thành tựu, thành tựu, đã có những ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu qua châu Âu châu Mỹ, như ngành may mặc chẳng hạn, nhưng kỳ thật bên trong là làm thuê cho Tàu Cộng, vì 80-90% nguyên vật liệu phải nhập siêu từ Tàu Cộng, như thế là làm thuê cho chúng rồi còn gì? (ở đây chỉ nêu một việc cụ thể là vậy). Còn bên ngoài, biên cương, bờ cõi, biển đảo Tàu Cộng đã dùng mọi mưu mô xảo quyệt, gậm nhấm và chiếm lấy dần dần. Khổ nỗi, người tài đức muốn ra giúp nước thì phải vào khuông, vào nguồn của đảng, không phải là đảng viên thì đừng mong lên đến chức trưởng thôn chứ nói chi đến làm lãnh tụ, mà một khi vào khuông vào nguồn CS rồi thì... (như trên tôi đã nói). 

Hỡi những người CSVN, hãy nhìn lại quê hương tổ quốc mình, và hãy nhìn lại chính mình tài đức ở đâu???

18/8/2015

Sinh Nguyễn Pr
danlambaovn.blogspot.com

Lãnh đạo chóp bu CSVN về hưu được lấy luôn “xe công”

HÀ NỘI (NV) .-“Tứ trụ triều đình” khi về hưu được lấy luôn “xe công” mà các ông vẫn sử dụng khi còn đương chức, một quy định quyền lợi khá đặc biệt không biết có ở các nước khác hay không.

 
Điều 3 của Quyết định cho “tứ trụ triều đình” lấy luôn “xe công” về nhà xài riêng dù đã nghỉ hưu. (Hình: chụp lại từ Facebook)

Theo một “Quyết định” mới được ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 4/8/2015 thì bốn ông thường được gọi “tứ trụ triều đình” là tổng bí thư đảng CSVN, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội, sau khi nghỉ hưu, được mang theo về với mình chiếc xe hơi vẫn dùng khi còn đương chức, và cái xe đó “không quy định mức giá cụ thể”.

Điều này nằm ở điều 3 Chương II về “Tiêu chuẩn, định mức, chế độ trang bị, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác” của bản Quyết Định mang số 32/2015/QĐ-TTg “Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Cái xe của các ông “tứ trụ triều đình” không quy định giá cụ thể nên có thể là Mercedes, Lexus, Acura,  Rolls Royce hay một thứ xe xịn gì khác trong khi những ông bà ở những vị thế trong đảng và nhà nước CSVN thấp hơn đều có quy định cụ thể. Những người này được ấn định là được quyền sử dụng xe công  chỉ trong thời gian còn ở chức vụ đó và giá chiếc xe tối đa cũng được ấn định.

Cũng vì vậy mà những năm qua người ta thấy có nhiều lời tố cáo một số ông bà có chức có quyền của chế độ đã “mua xe công vượt tiêu chuẩn” và cũng có những lời đe dọa thu hồi, nhưng “hô hào nhiều, xử phạt ít” như một bản tin trên báo điện tử VNExpress trước đây.

Cái quyết định số 32 do ông thủ tướng Dũng ký ban hành nói trên không những tham chiếu “Luật tổ chức chính phủ”, “Luật ngân sách nhà nước”, “Luật quản lý tài sản nhà nước” mà còn tham chiếu cả “Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013”.

Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy báo chí tại Việt Nam, từ trung ương đến các tỉnh thị địa phương vẫn đăng tải các bản tin về học tập “gương chống tham ô lãng phí” của ông Hồ, hay những phiên họp về thực hiện “phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

Các đảng bộ khắp các tỉnh thị đều phải “tổ chức học tập, quán triệt  đến toàn thể Cán bộ, đảng viên, CCVC Văn phòng UBND tỉnh, xây dựng chương trình hành động cho toàn khoá. chỉ đạo sát sao việc nghiên cứu, học tập và chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

Như cái “quyết định” nói trên mà ông Nguyễn Tấn Dũng ký thì “tứ trụ triều đình” được mang xe công “không quy định mức giá cụ thể” về nhà xài riêng vĩnh viễn, không được coi là tham nhũng.

Người ta chỉ thấy quyết định đó quy định “chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô” cho các quan chức tại “các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án và công ty nhà nước” mà các tốn kém “tổ chức hạch toán và công khai chi phí sử dụng...”

Không thấy nói tiền xăng, tiền sửa chữa bào trì xe, tiền thuế xe “không quy định mức giá cụ thể” ai sẽ trả khi 'tứ trụ' về hưu. Mục này thấy không được đề cập trong “Quyết định”.

Lạm dụng xe công rất phổ biến tại Việt Nam. Các quan lấy xe công đi chợ, đi lễ hội thấy báo chí chụp bảng số xe phơi trên mặt báo khá nhiều. Thậm chí xe cứu thương được dùng làm xe cho quan y tế đi họp. (TN)
08-17-2015 5:26:25 PM

Gà Mỹ cười chính phủ Việt Nam

SÀI GÒN (NV) - Sau nhiều lần hân hoan khoe bản lĩnh và năng lực, bởi thương thuyết thành công nhiều Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA), nay, chưa thấy chính phủ Việt Nam nói gì về trách nhiệm từ các FTA. 


Gà Mỹ trên thị trường Việt. (Hình: VnExpress)

Cuối tuần trước, tại buổi làm việc với Cục Quản Lý cạnh tranh của Bộ Công Thương Việt Nam, Hiệp Hội Chăn Nuôi Đông Nam Bộ loan báo, mỗi doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội này đang lỗ trung bình 10,000 đồng/con gà. Trong 11 tháng vừa qua, tổng thiệt hại của họ vào khoảng 1,376 tỷ đồng.

Không riêng doanh nghiệp chuyên nuôi gà mà nông dân nuôi gà tại nhà để kiếm thêm chút tiền cũng lỗ “sặc máu.” Lý do cả doanh giới chuyên nuôi gà và nông dân cùng thua lỗ là vì gà nhập cảng quá nhiều và quá rẻ.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam thì trong cả năm 2014, Việt Nam nhập cảng 80,000 tấn thịt gà. Con số này trong sáu tháng đầu năm nay là 66,000 tấn, trong đó khoảng 70% là từ Hoa Kỳ. Tính toán của Hiệp Hội Chăn Nuôi Đông Nam Bộ cho thấy, giá gà Mỹ rẻ hơn giá gà Việt Nam khoảng 15,000 đồng/ký nên thịt gà Việt Nam ế.

Ngoài viễn cảnh các doanh nghiệp chăn nuôi gà tại Việt Nam phá sản hàng loạt, Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam còn cảnh báo rằng, các thành viên của hiệp hội này đang làm chủ 5,000 trang trại nuôi gà. Những trang trại này vay ngân hàng đến 15,000 tỷ đồng, nếu những trang trại này phá sản thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ khốn khổ.

Trước viễn cảnh vừa kể, hồi đầu tháng này, thủ tướng Việt Nam yêu cầu điều tra xem thịt gà đưa từ Hoa Kỳ vào Việt Nam có bán phá giá hay không (?). Đến thượng tuần tháng 8, Cục Chăn Nuôi của Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam báo cáo, chưa thấy dấu hiệu thịt gà Mỹ bán phá giá. Cùng thời điểm này, ông Jim Sumner, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Cảng Trứng và Gia Cầm Hoa Kỳ (USAPEEC), khẳng định thịt gà Mỹ bán tại Việt Nam đúng với quy định của WTO.

Gà Mỹ tràn vào Việt Nam nhờ những thỏa thuận về thương mại tự do. Mục tiêu của các FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các FTA mà Việt Nam đã ký với nhiều quốc gia hay các khối quốc gia đã mở toang cửa thị trường cho các loại hang hóa chảy vào Việt Nam nhưng ngoài chuyện khoe thành tích ký FTA, chính phủ Việt Nam không làm gì để hang hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.

Trò chuyện với Bloomberg, ông Vũ Tú Thành, người đứng đầu bọ phận đại diện Việt Nam tại Hội Đồng Doanh Nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN, thú thật, nhiều người vẫn chưa ý thức được các FTA có ý nghĩa thế nào với cả đất nước và nền kinh tế!

Hồi thượng tuần tháng này, trong một cuộc trò chuyện với doanh giới tại “Hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa,” diễn ra ở Đà Nẵng, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế tâm tình rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết FTA, nhằm mở đường cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị rường của nhiều quốc gia nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn - khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên phân tích 73% này thì phần lớn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đó là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam!

Thực tế đó đã khiến các chuyên gia kinh tế Việt Nam phải nêu thắc mắc với Bộ Công Thương Việt Nam rằng, tại sao doanh nghiệp Việt Nam không biết để xin hưởng ưu đãi (?). Họ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương phải xem lại cả chuyện phổ biến thông tin cho doanh nghiệp lẫn việc cung cung cấp các chứng nhận ưu đãi. Doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán - nhượng bộ - ký kết các FTA làm gì?

Bà Lan nhấn mạnh, tham gia các FTA không chỉ là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà đó còn là cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước về thể chế, môi trường kinh doanh, năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mô...

Tại buổi nói chuyện vừa kể, bà Lan than rằng, khó khăn của doanh giới Việt Nam là chuyện muôn thuở. Năm, bảy năm qua, lần nào các cuộc khảo sát do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới thực hiện cũng vạch ra chừng đó khó khăn nhưng chúng còn hoài. Bà Lan bảo rằng bà cảm thấy rất đau khi các chuyên gia của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, thắc mắc, tại sao Việt Nam kỳ lạ thế, bởi những góp ý được nêu ra hoài mà không sửa được, không thay đổi được (?).

Bà Lan lưu ý, đã từng có những cuộc khảo sát xác định, ở Việt Nam, để có một đồng lợi nhuận thì trung bình, doanh nghiệp phải mất 1,02 đồng để “bôi trơn.” Bà dẫn nhận xét của ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, theo đó, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng... li ti hóa, tức là càng ngày càng nhỏ.

Kết quả một cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam xác nhận, so với cách nay mười năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn bằng một nửa. Rồi nhận định, nguyên nhân chính của thực trạng đó là phần tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Cứ như vậy thì doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng hoạt động? Doanh giới đương nhiên sẽ thu hẹp hoạt động vì làm được một thì có những “ông” không làm gì cả tước đoạt của họ hơn một. Tội gì họ phải làm nữa.

Thay vì là cơ hội, dường như các FTA là một thứ đại họa tiềm ẩn.

Nếu doanh giới Việt Nam tan nát, thất nghiệp tràn lan thì chính phủ Việt Nam có nhận lỗi chăng? Chắc là rất khó. Không phải tự nhiên mà trong nhiều thập niên, dân chúng Việt Nam vẫn ngậm ngùi kháo với nhau rằng: Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài đảng ta! (G.Đ)

08-17- 2015 3:38:29 PM 

Kho hóa chất TQ 'hoạt động không phép'?

Theo BBC-18 tháng 8 2015

Công ty Trung Quốc có nhà kho bị nổ tại Thiên Tân hồi tuần trước, là sự cố giết chết ít nhất 114 người, mới chỉ nhận được giấy phép xử lý hóa chất nguy hiểm cách đây hai tháng, Tân Hoa Xã nói.
Hãng tin chính thức của nhà nước cũng nói tám tháng trước thời điểm tháng Sáu, công ty Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải đã quản lý, vận chuyển hóa chất nguy hiểm mà không được cấp phép.
Gần 700 người bị thương trong các vụ nổ kinh hoàng hôm thứ Tư tuần trước.
Hôm thứ Ba, các lễ tưởng niệm đã diễn ra tại thành phố cảng để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng.
Các tàu hàng hụ còi, còn người dân lặng lẽ tụ tập bên nhau.
Cư dân địa phương đã biểu tình phản đối và đòi chính quyền phải bồi thường cho các thiệt hại nhà cửa.
Hàng ngàn người đã phải rời nhà đi sơ tán sau khi các hóa chất độc hại được phát hiện là có trong không khí sau vụ nổ ở cảng biển tấp nập hàng thứ mười trên thế giới.
Chừng 17 ngàn ngôi nhà đã bị hư hỏng do vụ nổ và các dư chấn sau đó.
Khu nhà kho là nơi chứa hàng trăm tấn sodium cyanide, nhiều hơn nhiều so với mức được phép.
Nhà kho cũng được đặt cách nhà dân chưa tới 500m, vi phạm quy định theo đó nói khoảng cách tối thiểu phải là 1km.
Hôm thứ Ba, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức cao cấp không nêu tên từ công ty này, nói: "Công ty đã xử lý hóa chất nguy hiểm trong một thời gian mà không có giấy phép."
Tân Hoa Xã nói các tài liệu cho thấy công ty đã được phê chuẩn cho xử lý hóa chất nguy hiểm trong thời gian từ tháng Tư tới tháng Mười năm ngoái.